Quyết định 895/QĐ-TTg 2024 Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 895/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 895/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 24/08/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đến 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần
Ngày 24/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1. Đến 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần; đồng thời mục tiêu cụ thể của quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 như sau:
- Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có;
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030;
- Trồng rừng sản xuất bình quân 238 nghìn ha/năm. Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8,6 nghìn ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22,5 nghìn ha/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1,0 triệu ha;
- Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;...
2. Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 895/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 895/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _____________ Số: 895/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050
______________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Báo cáo số 01/BC-HĐTĐQH ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thẩm định Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5704/TTr-BNN-LN ngày 06 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm một số đảo và quần đảo.
b) Đối tượng quy hoạch:
Đất lâm nghiệp (gồm đất có rừng, đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển rừng), các công trình kết cấu hạ tầng lâm nghiệp như: hệ thống vườn ươm, đường vận chuyển lâm sản, các công trình phục vụ bảo vệ rừng như trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường băng cản lửa.
2. Quan điểm
- Rừng được quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động lâm nghiệp.
- Tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan đến ngành Lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.
- Trồng rừng sản xuất bình quân 238 nghìn ha/năm. Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8,6 nghìn ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22,5 nghìn ha/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1,0 triệu ha.
- Sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030.
- Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.
- Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp, đặc biệt là hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng được đầu tư đồng bộ.
- Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
c) Tầm nhìn đến năm 2050
- Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống mất rừng, suy thoái rừng, suy thoái đất, giảm thiểu tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các nghĩa vụ cam kết quốc tế.
4. Định hướng quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đến năm 2030
a) Về diện tích rừng, đất lâm nghiệp
Quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp thời kỳ 2021 - 2030 là 15.848,5 nghìn ha. Trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng là 2.454,9 nghìn ha, chiếm 15,5%; đất rừng phòng hộ là 5.229,6 nghìn ha, chiếm 33%; đất rừng sản xuất là 8.164,0 nghìn ha, chiếm 51,5%. Diện tích đất có rừng 14.696,8 nghìn ha, chiếm 92,7% diện tích đất lâm nghiệp.
(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).
Trong đó, chia theo ba loại rừng:
- Đất, rừng đặc dụng:
Tổng diện tích đất, rừng đặc dụng đến năm 2030 là 2.454,9 nghìn ha, tăng 126,5 nghìn ha so với năm 2020. Diện tích đất có rừng đạt 2.371,5 nghìn ha, chiếm 96,6% tổng diện tích đất rừng đặc dụng.
Tổng số khu rừng đặc dụng đến 2030 là 225 khu, với tổng diện tích là 2.649.523 ha (bao gồm cả hợp phần biển).
(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).
- Đất, rừng phòng hộ:
Tổng diện tích đất rừng phòng hộ đến năm 2030 là 5.229,6 nghìn ha, giảm 282,5 nghìn ha so với năm 2020.
Diện tích đất có rừng đạt 4.769,2 nghìn ha, chiếm 91,2% tổng diện tích đất rừng phòng hộ.
- Đất, rừng sản xuất:
Tổng diện tích đất rừng sản xuất đến năm 2030 là 8.164,0 nghìn ha.
Diện tích đất có rừng đạt 7.556,1 nghìn ha, chiếm 92,6% tổng diện tích đất rừng sản xuất.
(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).
b) Về phát triển sản xuất lâm nghiệp
- Bảo vệ rừng: Tổng diện tích rừng được bảo vệ thời kỳ 2021 - 2030 là 138.812 nghìn lượt ha (không gồm: diện tích rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư và diện tích khoanh nuôi tái sinh), bình quân 13.881 nghìn ha/năm.
- Phát triển rừng:
+ Phát triển giống cây trồng lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm. Quản lý chặt chẽ nguồn cung giống, đảm bảo tỷ lệ nguồn cây giống cho trồng rừng được kiểm soát đạt tối thiểu 95% vào năm 2030. Hỗ trợ xây dựng các khu rừng giống, trung tâm giống công nghệ cao dựa trên nhu cầu giống cây lâm nghiệp của từng vùng, với các sản phẩm giống cây trồng chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng từ 5 đến 7 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong mỗi khu có phân khu sản xuất giống công nghệ cao, công suất khoảng 200 triệu cây/năm;
+ Trồng rừng: 2.467,2 nghìn ha, trong đó: giai đoạn 2021 - 2025, trồng 1.178,4 nghìn ha, bình quân 235,7 nghìn ha/năm (trồng mới 178,4 nghìn ha, bình quân 35,7 nghìn ha/năm); giai đoạn 2026 - 2030, trồng 1.288,8 nghìn ha, bình quân 257,8 nghìn ha/năm (trồng mới là 88,8 nghìn ha, bình quân 17,8 nghìn ha/năm). Diện tích trồng rừng gỗ lớn đến năm 2030 dự kiến đạt 1,0 triệu ha, trong đó trồng khoảng 700 nghìn ha, chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn khoảng 300 nghìn ha;
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 934,4 nghìn lượt ha, bình quân 93,4 nghìn ha/năm; chia ra: Giai đoạn 2021 - 2025 là 687,2 nghìn lượt ha và giai đoạn 2026 - 2030 là 247,2 nghìn lượt ha. Diện tích khoanh nuôi thành rừng thời kỳ 2021 - 2030 là 280,9 nghìn ha;
+ Phát triển cây trồng phân tán: giai đoạn 2021 - 2025 là 690.000 nghìn cây, bình quân 138.000 nghìn cây/năm. Giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu đạt 80% mức trồng cây phân tán của giai đoạn 2021 - 2025.
- Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị, các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng; khai thác hợp lý và bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; hình thành các vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ, tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường; tập trung ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm.
- Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng: Đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500 nghìn ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.
- Khai thác gỗ từ rừng trồng, cây lâm nghiệp trồng phân tán, vườn nhà, vườn cây cao su thanh lý: đến năm 2025 đạt 35 triệu m3 gỗ và 50 triệu m3 gỗ vào năm 2030.
- Chế biến, thương mại gỗ và lâm sản: Ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá. Khuyến khích phát triển công nghệ tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đổi mới nội dung chương trình đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn; đào tạo trên cơ sở đặt hàng và nhu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị đào tạo. Ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ tại các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng 01 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quốc tế; xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
- Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp:
+ Bảo trì hệ thống đường lâm nghiệp hiện có và mở mới đường lâm nghiệp khoảng 6.000 km, trong đó: Vùng trung du và miền núi phía Bắc khoảng 3.000 km; vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 100 km; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung khoảng 1.100 km; vùng Tây Nguyên khoảng 1.000 km; vùng Đông Nam Bộ khoảng 500 km; vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 300 km;
+ Phát triển các công trình, cơ sở hạ tầng: Xây dựng, đảm bảo vận hành ổn định trụ sở văn phòng làm việc của khoảng 400 ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ; xây dựng mới khoảng 350 trạm bảo vệ rừng và trạm Kiểm lâm, khoảng 5.400 km đường băng cản lửa tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các công trình cơ sở hạ tầng khác phục vụ công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng.
- Phát triển dịch vụ môi trường rừng:
Tiếp tục thực hiện các loại dịch vụ môi trường rừng hiện có; nghiên cứu, mở rộng thêm các loại hình, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, như:
+ Duy trì nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ điều tiết cung cấp nước cho các công trình thuỷ điện, nước sinh hoạt, nước công nghiệp;
+ Nghiên cứu, mở rộng các loại dịch vụ, đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng như: dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và nuôi trồng thủy sản...
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng:
Rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hiện hành, tạo điều kiện để phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương; huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Diện tích 3.744,6 nghìn ha, gồm: đất có rừng là 2.890,1 nghìn ha và đất chưa có rừng là 854,5 nghìn ha.
(Chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo).
c) Định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 là 6.065,1 nghìn ha, gồm: 572,4 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 2.220,9 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 3.258,2 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,4% vào năm 2030.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 là 491,8 nghìn ha, gồm 104,2 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 141,5 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 246,1 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 20,6% vào năm 2030.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 là 5.819,2 nghìn ha, gồm 983,7 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 2.048,6 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 2.786,8 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,6 % vào năm 2030.
- Vùng Tây Nguyên: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030 là 2.730,4 nghìn ha, gồm 524,7 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 579,3 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 1.626,4 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,7 % vào năm 2030.
- Vùng Đông Nam Bộ: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030 là 464,9 nghìn ha, gồm 194,4 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 151,0 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 119,5 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 18,9% vào năm 2030.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030 là 290,7 nghìn ha, gồm 75,5 nghìn ha đất rừng đặc dụng; 88,2 nghìn ha đất rừng phòng hộ và 127,0 nghìn ha đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 5,6% vào năm 2030.
(Chi tiết tại Phụ lục V kèm theo).
5. Nguồn vốn
Khái toán nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch: 217.305 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, khoảng 106.960 tỷ đồng (Ngân sách nhà nước khoảng 27.517 tỷ đồng, chiếm 26%, các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 79.443 tỷ đồng, chiếm 74%).
Việc bố trí vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và các quy định về quản lý tài chính hiện hành.
6. Giải pháp
a) Về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển lâm nghiệp; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững; xây dựng chính sách, quy định trong việc truy xuất nguồn gốc để đảm bảo các nguồn gỗ khai thác hợp pháp từ các đối tượng rừng trồng, cây phân tán trên đất ngoài quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp được tham gia chuỗi cung ứng cho nguyên liệu chế biến, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Tiếp tục ưu tiên thực hiện chính sách giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với các diện tích hiện đang do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để phát huy hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân miền núi.
b) Về đầu tư, tài chính
Nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên và các hoạt động điều tra, kiểm kê, phát triển giống cây lâm nghiệp. Khuyến khích, huy động các nguồn vốn hợp pháp tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển rừng.
c) Về khoa học và công nghệ
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các hoạt động của ngành lâm nghiệp, như: công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng, phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
d) Về tuyên truyền và nâng cao nhận thức
Nâng cao nhận thức của xã hội về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân.
đ) Về đào tạo, tăng cường năng lực
Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp trong thời kỳ mới, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên sâu của một số lĩnh vực quan trọng như giống, lâm sinh, chế biến gỗ... Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho công tác đào tạo lâm nghiệp.
e) Về hợp tác quốc tế
Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp, tham gia chủ động, tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế mới lâm nghiệp, tài chính khí hậu và chủ động hợp tác chặt chẽ với các thể chế tài chính đa phương (WB, ADB, GEF, GCF), đối tác phát triển, tổ chức lâm nghiệp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
g) Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
Thực hiện việc công khai quy hoạch lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện và giám sát quy hoạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, giải quyết kịp thời các kiến nghị liên quan đến thực hiện quy hoạch các cơ chế, chính sách và pháp luật về lâm nghiệp.
7. Danh mục lĩnh vực ưu tiên đầu tư
a) Lĩnh vực nhà nước ưu tiên đầu tư
(1) Quản lý bảo vệ, trồng mới và phục hồi rừng phòng hộ và đặc dụng. (2) Xây dựng hệ thống thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng trên phạm vi toàn quốc và các địa phương. (3) Điều tra, kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. (4) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm. (5) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về lâm nghiệp. (6) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. (7) Xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên do nhà nước quản lý. (8) Giao rừng cho các tổ chức và cá nhân, cắm mốc; thẩm định ranh giới rừng để xác định lâm phận ổn định. (9) Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo vệ, cứu hộ và bảo tồn các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (10) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp. (11) Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng. (12) Nhân giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô, phôi sinh dưỡng; tạo giống mới bằng công nghệ gen. (13) Phát triển, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sinh học, sử dụng vật liệu mới và nâng cao hiệu quả, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất cây giống quy mô công nghiệp, trồng và chăm sóc rừng. (14) Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng; phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. (15) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. (16) Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
b) Lĩnh vực nhà nước ưu tiên hỗ trợ đầu tư
(1) Chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp. (2) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất. (3) Hệ thống kết cấu hạ tầng trong trồng rừng sản xuất. (4) Sản xuất giống cây rừng chất lượng cao. (5) Các mô hình hợp tác, liên kết trong bảo vệ và phát triển rừng tại những vùng đặc biệt khó khăn. (6) Các hoạt động bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. (7) Hỗ trợ phát triển cộng đồng phát triển sinh kế và cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng. (8) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. (9) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường.
8. Bản đồ, sơ đồ quy hoạch
Bản đồ, sơ đồ quy hoạch gồm bản đồ, sơ đồ in và bản đồ, sơ đồ số:
- Bản đồ, sơ đồ in và bản đồ, sơ đồ số trên phạm vi toàn quốc:
+ Tỷ lệ 1/1.000.000, gồm: Bản đồ hiện trạng rừng; Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho phát triển lâm nghiệp; Bản đồ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; Sơ đồ định hướng dụng đất cho phát triển lâm nghiệp;
+ Tỷ lệ 1/50.000: Bản đồ quy hoạch khu rừng đặc dụng.
- Bản đồ số theo phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tỷ lệ 1/100.000, gồm: Bản đồ hiện trạng rừng; Bản đồ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp.
(Chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch bảo đảm thống nhất với nội dung của Quyết định này, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định có liên quan; lưu trữ, lưu giữ hồ sơ quy hoạch được duyệt theo đúng quy định.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, hoàn thành việc bàn giao cho các địa phương có rừng bản đồ số, tỷ lệ 1/100.000 (gồm: Bản đồ hiện trạng rừng, Bản đồ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; Sơ đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
b) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch; cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định; tham mưu đề xuất thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cần thiết theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật liên quan.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Định kỳ tổ chức báo cáo, đánh giá tình hình triển khai quy hoạch khi kết thúc từng giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030; đồng thời rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu Quy hoạch để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn trong từng thời kỳ.
d) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án phối hợp hỗ trợ, phù hợp với yêu cầu của Quy hoạch.
đ) Trường hợp chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có sự thay đổi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch ba loại rừng cho phù hợp và tích hợp vào Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương để thực hiện các nội dung của Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì quản lý thống nhất về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phù hợp, thống nhất với quản lý đất đai.
5. Các bộ, ngành khác có liên quan
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ chuyên ngành trong quy hoạch lâm nghiệp. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đảm bảo phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành theo chức năng nhiệm vụ.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật trong phạm vi của địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.
b) Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch này; cập nhật nội dung các quy hoạch, đề án, dự án liên quan đang thực hiện trên địa bàn bảo đảm tuân thủ các định hướng về phát triển lâm nghiệp tại địa phương theo Quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Trong quá trình lập, triển khai các quy hoạch liên quan, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải bảo đảm khả năng tích hợp đồng bộ với Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
d) Bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp khác để tổ chức triển khai các nội dung của Quy hoạch này, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu VT, NN (2). |
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang |
Phụ lục I
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số: 895/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị tính: 1.000 ha
TT |
Hạng mục |
Hiện trạng năm 2020 |
Quy hoạch đến năm 2030 |
||||||
Tổng |
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
Cộng |
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
I |
Diện tích đất lâm nghiệp |
16.348,51 |
2.328,36 |
5.511,82 |
16.348,51 |
15.848,5 |
2.454,9 |
5.229,6 |
8.164,0 |
1 |
Diện tích có rừng |
14.677,22 |
2.173,85 |
4.687,14 |
14.677,22 |
14.696,8 |
2.371,5 |
4.769,2 |
7.556,1 |
a |
Diện tích rừng tính tỷ lệ che phủ |
13.919,56 |
2.164,74 |
4.609,73 |
13.919,56 |
13.978,1 |
2.369,9 |
4.757,7 |
6.850,5 |
|
Rừng tự nhiên |
10.279,19 |
2.081,42 |
4.070,53 |
10.279,19 |
10.385,3 |
2.246,6 |
4.086,7 |
4.052,0 |
|
Rừng trồng |
3.640,37 |
83,32 |
539,20 |
3.640,37 |
3.592,8 |
123,3 |
671,0 |
2.798,5 |
b |
Diện tích mới trồng (chưa thành rừng) |
757,66 |
9,11 |
77,41 |
757,66 |
718,7 |
1,6 |
11,6 |
705,6 |
2 |
Diện tích chưa có rừng |
1.671,29 |
154,52 |
824,67 |
1.671,29 |
1.151,7 |
83,4 |
460,4 |
607,9 |
II |
Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
42,01 |
|
|
|
42,7 |
|
|
|
Phụ lục II
DANH SÁCH CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 895/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
______________
Đơn vị tính: ha
STT |
Tên khu rừng đặc dụng |
Tỉnh |
Phân hạng 2020 |
Phân hạng 2030 |
Diện tích |
|
Hiện trạng |
Quy hoạch 2021 - 2030 |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
2.455.268 |
2.649.523 |
A. |
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HIỆN CÓ |
|
|
|
2.455.268 |
2.575.445 |
I. |
Vùng trung du và miền núi phía Bắc |
|
|
|
535.794 |
583.277 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
167.449 |
176.571 |
1 |
VQG Mường Nhé |
Điện Biên |
DTTN |
VQG |
36.847 |
46.731 |
2 |
VQG Hoàng Liên |
|
VQG |
VQG |
28.509 |
28.509 |
|
|
Lào Cai |
|
|
21.009 |
21.009 |
|
|
Lai Châu |
|
|
7.500 |
7.500 |
3 |
VQG Bát Xát |
Lào Cai |
DTTN |
VQG |
18.637 |
18.637 |
4 |
VQG Du Già - CN đá Đồng Văn |
Hà Giang |
VQG |
VQG |
15.006 |
15.006 |
5 |
VQG Xuân Sơn |
Phú Thọ |
VQG |
VQG |
15.048 |
14.651 |
6 |
VQG Tam Đảo |
|
VQG |
VQG |
32.761 |
32.396 |
|
|
Thái Nguyên |
|
|
11.442 |
11.442 |
|
|
Tuyên Quang |
|
|
6.112 |
6.112 |
|
|
Vĩnh Phúc |
|
|
15.207 |
14.842 |
7 |
VQG Phia oắc - Phia Đén |
Cao Bằng |
VQG |
VQG |
10.594 |
10.594 |
8 |
VQG Ba Bể |
Bắc Kạn |
VQG |
VQG |
10.048 |
10.048 |
|
2. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
299.964 |
330.154 |
9 |
Khu DTTN Mường Tè |
Lai Châu |
DTTN |
DTTN |
33.775 |
33.775 |
10 |
Khu DTTN Mường La |
Sơn La |
DTTN |
DTTN |
15.736 |
18.811 |
11 |
Khu DTTN Sốp Cộp |
Sơn La |
DTTN |
DTTN |
16.552 |
17.568 |
12 |
Khu DTTN Tà Xùa |
Sơn La |
DTTN |
DTTN |
16.673 |
17.002 |
13 |
Khu DTTN Xuân Nha |
Sơn La |
DTTN |
DTTN |
15.593 |
18.173 |
14 |
Khu DTTN Thuận Châu |
Sơn La |
DTTN |
DTTN |
9.614 |
16.236 |
15 |
Khu DTTN Hang Kia - Pà Cò |
Hòa Bình |
DTTN |
DTTN |
5.303 |
5.303 |
16 |
Khu DTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông |
Hòa Bình |
DTTN |
DTTN |
15.155 |
15.155 |
17 |
Khu DTTN Phu Canh |
Hòa Bình |
DTTN |
DTTN |
5.060 |
5.060 |
18 |
Khu DTTN Thượng Tiến |
Hòa Bình |
DTTN |
DTTN |
6.272 |
6.272 |
19 |
Khu DTTN Hoàng Liên Văn Bàn |
Lào Cai |
DTTN |
DTTN |
24.939 |
44.939 |
20 |
Khu DTTN Nà Hầu |
Yên Bái |
DTTN |
DTTN |
16.040 |
12.623 |
21 |
Khu DTTN Bắc Mê |
Hà Giang |
DTTN |
DTTN |
8.902 |
8.792 |
22 |
Khu DTTN Bát Đại Sơn |
Hà Giang |
DTTN |
DTTN |
5.039 |
5.039 |
23 |
Khu DTTN Chí Sán |
Hà Giang |
DTTN |
DTTN |
5.431 |
5.431 |
24 |
Khu DTTN Phong Quang |
Hà Giang |
DTTN |
DTTN |
8.560 |
8.557 |
25 |
Khu DTTN Tây Côn Lĩnh |
Hà Giang |
DTTN |
DTTN |
15.019 |
15.019 |
26 |
Khu DTTN Na Hang |
Tuyên Quang |
DTTN |
DTTN |
21.616 |
21.616 |
27 |
Khu DTTN Kim Hỷ |
Bắc Kạn |
DTTN |
DTTN |
15.715 |
15.053 |
28 |
Khu DTTN Thần Sa -Phượng Hoàng |
Thái Nguyên |
DTTN |
DTTN |
18.705 |
18.705 |
29 |
Khu DTTN Hữu Liên |
Lạng Sơn |
DTTN |
DTTN |
8.293 |
8.293 |
30 |
Khu DTTN Tây Yên Tử |
Bắc Giang |
DTTN |
DTTN |
11.972 |
12.732 |
|
3. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
46.072 |
53.001 |
31 |
Khu BTL-SC Mù Cang Chải |
Yên Bái |
BTL-SC |
BTL-SC |
20.108 |
20.080 |
32 |
Khu BTLSC Cham Chu |
Tuyên Quang |
BTL-SC |
BTL-SC |
14.543 |
14.543 |
33 |
Khu BTL - SC Vượn Cao Vít (Trùng Khánh) |
Cao Bằng |
BTL-SC |
BTL-SC |
2.608 |
9.574 |
34 |
Khu BTL - SC Nam Xuân Lạc |
Bắc Kạn |
BTL-SC |
BTL-SC |
3.994 |
3.985 |
35 |
Khu BTL-SC Bắc Sơn |
Lạng Sơn |
BTL-SC |
BTL-SC |
937 |
937 |
36 |
Khu BTL-SC Mẫu Sơn |
Lạng Sơn |
BTL-SC |
BTL-SC |
3.883 |
3.883 |
|
4. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
20.847 |
22.153 |
37 |
Khu BVCQ Mường Phăng |
Điện Biên |
BVCQ |
BVCQ |
2.825 |
4.437 |
38 |
Khu BVCQ Mã Pì Lèng |
Hà Giang |
BVCQ |
BVCQ |
298 |
298 |
39 |
Khu BVCQ Kim Bình |
Tuyên Quang |
BVCQ |
BVCQ |
235 |
235 |
40 |
Khu BVCQ di tích lịch sử Tân Trào |
Tuyên Quang |
BVCQ |
BVCQ |
3.856 |
3.856 |
41 |
Khu BVCQ di tích lịch sử Đá Bàn |
Tuyên Quang |
BVCQ |
BVCQ |
116 |
116 |
42 |
Khu Rừng quốc gia Đền Hùng |
Phú Thọ |
BVCQ |
BVCQ |
538 |
240 |
43 |
Khu rừng cảnh quan núi Nả |
Phú Thọ |
BVCQ |
BVCQ |
670 |
670 |
44 |
Khu rừng văn hóa lịch sử huyện Yên Lập |
Phú Thọ |
BVCQ |
BVCQ |
330 |
330 |
45 |
Khu BVCQ Hồ Thăng Then |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
481 |
481 |
46 |
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
1.385 |
1.385 |
47 |
Khu Di tích văn hóa lịch sử Lam Sơn |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
75 |
75 |
48 |
Khu Di tích văn hóa lịch sử Núi Lăng Đồn |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
1.149 |
1.149 |
49 |
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
1.156 |
1.156 |
50 |
Khu BVCQ Thác Bản Dốc |
Cao Bằng |
BVCQ |
BVCQ |
566 |
566 |
51 |
Khu BVCQ ATK Định Hoá |
Thái Nguyên |
BVCQ |
BVCQ |
5.505 |
5.505 |
52 |
Khu BVCQ Suối Mỡ |
Bắc Giang |
BVCQ |
BVCQ |
1.065 |
1.058 |
53 |
Khu BVCQ Thác Giềng |
Bắc Kạn |
BVCQ |
BVCQ |
594 |
594 |
|
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
1.462 |
1.398 |
54 |
Viện KHLNVN - Trung tâm KHLN Tây Bắc |
Sơn La |
NCKH |
NCKH |
410 |
405 |
55 |
Viện KHLNVN - Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ (Yên Bái) |
Yên Bái |
NCKH |
NCKH |
338 |
338 |
56 |
Viện KHLNVN - Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ (Phú Thọ) |
Phú Thọ |
NCKH |
NCKH |
714 |
655 |
II. |
Đồng bằng sông Hồng |
|
|
|
127.014 |
127.619 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
72.367 |
72.107 |
57 |
VQG Bái Tử Long (gồm cả hợp phần biển) |
Quảng Ninh |
VQG |
VQG |
15.783 |
15.783 |
58 |
VQG Cát Bà (gồm cả hợp phần biển) |
|
VQG |
VQG |
17.363 |
17.363 |
|
|
Hải Phòng |
|
|
15.996 |
15.996 |
|
|
Quảng Ninh |
|
|
1.367 |
1.367 |
59 |
VQG Ba Vì |
|
VQG |
VQG |
9.702 |
9.702 |
|
|
Hà Nội |
|
|
7.173 |
7.173 |
|
|
Hòa Bình |
|
|
2.529 |
2.529 |
60 |
VQG Xuân Thủy (gồm cả hợp phần biển) |
Nam Định |
VQG |
VQG |
7.110 |
7.110 |
61 |
VQG Cúc Phương |
|
VQG |
VQG |
22.409 |
22.149 |
|
|
Ninh Bình |
|
|
11.440 |
11.440 |
|
|
Thanh Hóa |
|
|
4.999 |
4.739 |
|
|
Hòa Bình |
|
|
5.970 |
5.970 |
|
2. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
34.654 |
34.654 |
62 |
Khu DTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng |
Quảng Ninh |
DTTN |
ĐTTN |
15.594 |
15.594 |
63 |
Khu BTTN đất ngập nước Thái Thụy (gồm cả hợp phần biển) |
Thái Bình |
DTTN |
DTTN |
6.560 |
6.560 |
64 |
Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải (bao gồm cả mặt nước và đất khác) |
Thái Bình |
DTTN |
ĐTTN |
12.500 |
12.500 |
|
3. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
2.481 |
2.548 |
65 |
Khu BTL-SC Vân Long |
Ninh Bình |
BTL-SC |
BTL-SC |
2.481 |
2.548 |
|
4. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
16.266 |
17.069 |
66 |
Khu BVCQ Yên Tử |
Quảng Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
2.553 |
3.323 |
67 |
Khu BVCQ Yên Lập (khu dừng chân của bác Hồ tại thị xã Quảng Yên) |
Quảng Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
34 |
34 |
68 |
Khu BVCQ chùa Lôi Âm tại thành phố Hạ Long |
Quảng Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
373 |
373 |
69 |
Khu BVCQ Vịnh Hạ Long |
Quảng Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
5.032 |
5.032 |
70 |
Khu BVCQ VH - LS - MT Côn Sơn Kiếp Bạc |
Hải Dương |
BVCQ |
BVCQ |
1.238 |
1.235 |
71 |
Khu BVCQ VH-LS- MT thị xã Kinh Môn |
Hải Dương |
BVCQ |
BVCQ |
309 |
310 |
72 |
Khu BVCQ Chùa Thầy |
Hà Nội |
BVCQ |
BVCQ |
17 |
17 |
73 |
Khu BVCQ Đền Và |
Hà Nội |
BVCQ |
BVCQ |
10 |
10 |
74 |
Khu BVCQ Hương Sơn |
Hà Nội |
BVCQ |
BVCQ |
3.498 |
3.760 |
75 |
Khu BVCQ K9 - Lăng Hồ Chí Minh |
Hà Nội |
BVCQ |
BVCQ |
234 |
234 |
76 |
Khu BVCQ Vật Lại |
Hà Nội |
BVCQ |
BVCQ |
7 |
7 |
77 |
Khu BVCQ Hoa Lư |
Ninh Bình |
BVCQ |
BVCQ |
2.961 |
2.733 |
|
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
1.246 |
1.241 |
78 |
Viện KHLNVN - Trung tâm Khoa học LN Đông Bắc Bộ |
Vĩnh Phúc |
NCKH |
NCKH |
730 |
737 |
79 |
Viện KHLNVN - Trung tâm NC LS Ngoài gỗ (Quảng Ninh) |
Quảng Ninh |
NCKH |
NCKH |
228 |
225 |
80 |
Rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; Vườn thực vật quốc gia Trường ĐHLN |
Hà Nội |
NCKH |
NCKH |
74 |
74 |
81 |
Viện KHLNVN - Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học LN |
Hà Nội |
NCKH |
NCKH |
215 |
205 |
III. |
Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung |
|
|
|
975.239 |
980.292 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
491.839 |
491.558 |
82 |
VQG Bến En |
Thanh Hóa |
VQG |
VQG |
14.305 |
13.937 |
83 |
VQG Xuân Liên |
Thanh Hóa |
DTTN |
VQG |
23.816 |
23.782 |
84 |
VQG Pù Mát |
Nghệ An |
VQG |
VQG |
93.127 |
93.127 |
85 |
VQG Vũ Quang |
Hà Tĩnh |
VQG |
VQG |
52.733 |
52.733 |
86 |
VQG Phong Nha Kẻ Bàng |
Quảng Bình |
VQG |
VQG |
121.325 |
121.325 |
87 |
VQG Bạch Mã |
|
VQG |
VQG |
37.423 |
37.423 |
|
|
Quảng Nam |
|
|
3.160 |
3.160 |
|
|
Thừa Thiên Huế |
|
|
34.263 |
34.263 |
88 |
VQG Sông Thanh |
Quảng Nam |
VQG |
VQG |
76.955 |
77.076 |
89 |
VQG An Toàn |
Bình Định |
DTTN |
VQG |
22.682 |
22.682 |
90 |
VQG Núi Chúa (gồm cả hợp phần biển) |
Ninh Thuận |
VQG |
VQG |
29.865 |
29.865 |
91 |
VQG Phước Bình |
Ninh Thuận |
VQG |
VQG |
19.608 |
19.608 |
|
2. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
388.306 |
392.077 |
92 |
Khu DTTN Pù Hu |
Thanh Hóa |
DTTN |
DTTN |
24.201 |
24.201 |
93 |
Khu DTTN Pù Luông |
Thanh Hóa |
DTTN |
DTTN |
17.006 |
16.986 |
94 |
Khu DTTN Pù Hoạt |
Nghệ An |
DTTN |
DTTN |
34.590 |
34.827 |
95 |
Khu DTTN Pù Huống |
Nghệ An |
ĐTTN |
DTTN |
40.187 |
40.168 |
96 |
Khu DTTN Kẻ Gỗ |
Ha Tĩnh |
DTTN |
DTTN |
21.768 |
21.644 |
97 |
Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong |
Quảng Bình |
DTTN |
DTTN |
22.128 |
22.350 |
98 |
Khu DTTN Bắc Hướng Hóa |
Quảng Trị |
DTTN |
VQG |
23.457 |
22.763 |
99 |
Khu DTTN Đắk Rông |
Quảng Trị |
DTTN |
VQG |
37.666 |
36.993 |
100 |
Khu DTTN Phong Điền |
Thừa Thiên Huế |
DTTN |
DTTN |
40.789 |
40.789 |
101 |
Khu DTTN Sao La |
Thừa Thiên Huế |
DTTN |
DTTN |
15.324 |
19.412 |
102 |
Khu DTTN Bà Nà - Núi Chúa |
Đà Nẵng |
DTTN |
DTTN |
28.587 |
28.587 |
103 |
Khu DTTN Bà Nà Núi Chúa |
Quảng Nam |
DTTN |
DTTN |
2.068 |
2.068 |
104 |
Khu DTTN Ngọc Linh, Quảng Nam |
Quảng Nam |
DTTN |
DTTN |
14.883 |
14.883 |
105 |
Khu DTTN KrôngTrai |
Phú Yên |
DTTN |
DTTN |
13.767 |
13.767 |
106 |
Khu DTTN Hòn Bà |
Khánh Hòa |
DTTN |
DTTN |
19.286 |
20.374 |
107 |
Khu DTTN Núi Ông |
Bình Thuận |
DTTN |
DTTN |
24.355 |
23:857 |
108 |
Khu DTTN Ta kou |
Bình Thuận |
DTTN |
DTTN |
8.245 |
8.408 |
|
3. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
44.879 |
48.352 |
109 |
Khu BTL- SC Nam Động |
Thanh Hóa |
BTL-SC |
BTL-SC |
647 |
647 |
110 |
Khu BTL- SC Sến Tam Quy |
Thanh Hóa |
BTL-SC |
BTL-SC |
519 |
519 |
111 |
Khu BTL - SC Bán đảo Sơn Trà |
Đà Nẵng |
BTL-SC |
BTL-SC |
3.497 |
3497 |
112 |
Khu BTL- SC Pơ Mu |
Quảng Nam |
BTL-SC |
BTL-SC |
5.720 |
5.650 |
113 |
Khu BTL - SC Sao La |
Quảng Nam |
BTL-SC |
BTL-SC |
15.520 |
19.076 |
114 |
Khu BTL- SC Voi |
Quảng Nam |
BTL-SC |
BTL-SC |
18.977 |
18.964 |
|
4. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
49.244 |
47.335 |
115 |
Khu DTLSVH đền Bà Triệu |
Thanh Hóa |
BVCQ |
BVCQ |
397 |
384 |
116 |
Khu DTLSVH Hàm Rồng |
Thanh Hóa |
BVCQ |
BVCQ |
207 |
207 |
117 |
Khu DTLSVH Lam Kinh |
Thanh Hóa |
BVCQ |
BVCQ |
143 |
143 |
118 |
Khu DTLSVH núi Trường Lệ |
Thanh Hóa |
BVCQ |
BVCQ |
122 |
122 |
119 |
Khu BVCQ Săng Lẻ Tương Dương |
Nghệ An |
BVCQ |
BVCQ |
242 |
239 |
120 |
Khu BVCQ Nam Đàn |
Nghệ An |
BVCQ |
BVCQ |
2.957 |
2.061 |
121 |
Khu BVCQ Yên Thành |
Nghệ An |
BVCQ |
BVCQ |
1.020 |
25 |
122 |
Khu BVCQ Núi Thần Đinh (Chùa Non) |
Quảng Bình |
BVCQ |
BVCQ |
126 |
126 |
123 |
Khu BVCQ Đường HCM |
Quảng Trị |
BVCQ |
BVCQ |
5.680 |
5.680 |
124 |
Khu BVCQ Rú Lịnh |
Quảng Trị |
BVCQ |
BVCQ |
270 |
270 |
125 |
Khu BVCQ Bắc Hải Vân |
Thừa Thiên Huế |
BVCQ |
BVCQ |
7.906 |
7.906 |
126 |
Khu BVCQ Nam Hải Vân |
Đà Nẵng |
BVCQ |
BVCQ |
2.270 |
2.270 |
127 |
Khu BVCQ Chiến thắng Núi Thành |
Quảng Nam |
BVCQ |
BVCQ |
105 |
105 |
128 |
Khu BVCQ Mỹ Sơn |
Quảng Nam |
BVCQ |
BVCQ |
1.092 |
1.092 |
129 |
Khu BVCQ Cù Lao Chàm (bao gồm cả hợp phần biển) |
Quảng Nam |
BVCQ |
BVCQ |
9.755 |
9.755 |
130 |
Khu BVCQ Nam Trà My |
Quảng Nam |
BVCQ |
BVCQ |
40 |
38 |
131 |
Khu rừng lịch sử, văn hóa cảnh quan Núi Bà |
Quảng Nam |
BVCQ |
BVCQ |
8.308 |
8.308 |
132 |
Khu rừng lịch sử cảnh quan Quy Hòa - Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn |
Bình Định |
BVCQ |
BVCQ |
2.163 |
2.163 |
133 |
Khu rừng lịch sử, văn hóa, cảnh quan Vườn Cam – Nguyễn Huệ, huyện Vĩnh Thạnh |
Bình Định |
BVCQ |
BVCQ |
752 |
752 |
134 |
Khu BVCQ Đèo Cả - Hòn Nưa |
Phú Yên |
BVCQ |
BVCQ |
5.689 |
5.689 |
|
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
970 |
970 |
135 |
Viện KHLNVN - TT KHLN Bắc Trung Bộ (Quảng Trị) |
Quảng Trị |
NCKH |
NCKH |
809 |
809 |
136 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ (Bình Thuận) |
Bình Thuận |
NCKH |
NCKH |
161 |
161 |
IV. |
Tây Nguyên |
|
|
|
555.335 |
592.422 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
447.668 |
460.465 |
137 |
VQG Chư Mom Ray |
Kon Tum |
VQG |
VQG |
56.257 |
55.923 |
138 |
VQG Kon Ka Kinh |
Gia Lai |
VQG |
VQG |
42.057 |
42.057 |
139 |
VQG Bidoup - Núi Bà |
Lâm Đồng |
VQG |
VQG |
56.436 |
56.527 |
140 |
VQG EaSô |
Đắk Lắk |
DTTN |
VQG |
26.887 |
28.954 |
141 |
VQG Chư Yang Sin |
Đắk Lắk |
VQG |
VQG |
59.484 |
59.478 |
142 |
VQG Yok Đôn |
|
VQG |
VQG |
115.545 |
113.854 |
|
|
Đắk Lắk |
|
|
112.564 |
110.873 |
|
|
Đắk Nông |
|
|
2.981 |
2.981 |
143 |
VQG Tà Đùng |
Đắk Nông |
VQG |
VQG |
19.814 |
20.899 |
144 |
VQG Cát Tiên |
|
VQG |
VQG |
71.188 |
82.771 |
|
|
Lâm Đồng |
|
|
27.260 |
27.260 |
|
|
Đồng Nai |
|
|
39.545 |
51.117 |
|
|
Bình Phước |
|
|
4.383 |
4.394 |
|
2. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
89.435 |
117.488 |
145 |
Khu DTTN Ngọc Linh |
Kon Tum |
DTTN |
DTTN |
38.010 |
38.561 |
146 |
Khu DTTN Kon Chư Răng |
Gia Lai |
DTTN |
DTTN |
15.425 |
38.484 |
147 |
Khu DTTN Nam Ka |
Đắk Lắk |
DTTN |
DTTN |
20.395 |
18.148 |
148 |
Khu DTTN Nam Nung |
Đắk Nông |
DTTN |
DTTN |
15.605 |
22.294 |
|
3. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
727 |
660 |
149 |
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy |
Kon Tum |
BTL-SC |
BTL-SC |
660 |
531 |
150 |
Khu BTL - SC Thông Nước |
Đắk Lắk |
BTL-SC |
BTL-SC |
67 |
129 |
|
4. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
11.986 |
11.571 |
151 |
Khu BVCQ Hồ Lắk |
Đắk Lắk |
BVCQ |
BVCQ |
10.326 |
10.035 |
152 |
Khu Bảo vệ cảnh quan Đraysap |
Đắk Nông |
BVCQ |
BVCQ |
1.639 |
1.515 |
153 |
Khu di tích Vườn mít - Cánh đồng cô Hầu |
Gia Lai |
BVCQ |
BVCQ |
21 |
21 |
|
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
5.519 |
2.239 |
154 |
Viện KHLNVN – Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Lâm Đồng) |
Lâm Đồng |
NCKH |
NCKH |
453,2 |
453,2 |
155 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Gia Lai) |
Gia Lai |
NCKH |
NCKH |
1785,96 |
1785,96 |
156 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Đắk Nông) |
Đắk Nông |
NCKH |
NCKH |
3280 |
0 |
V. |
Đông Nam Bộ |
|
|
|
152.987 |
154.315 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
75.505 |
75.486 |
157 |
VQG Côn Đảo (gồm cả hợp phần biển) |
Bà Rịa Vũng Tàu |
VQG |
VQG |
19.883 |
19.890 |
158 |
VQG Bù Gia Mập |
Bình Phước |
VQG |
VQG |
25.598 |
25.598 |
159 |
VQG Lò Gò Xa Mát |
Tây Ninh |
VQG |
VQG |
30.023 |
29.998 |
|
2. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
73.484 |
75.538 |
160 |
Khu DTTN Văn hóa Đồng Nai |
Đồng Nai |
DTTN |
DTTN |
63.200 |
64.752 |
161 |
Khu DTTN Bình Châu Phước Bửu |
Bà Rịa Vũng Tàu |
DTTN |
DTTN |
10.284 |
10.786 |
|
3. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
3.237 |
2.417 |
162 |
Khu BVCQ Núi Bà Rá |
Bình Phước |
BVCQ |
BVCQ |
1.203 |
854 |
163 |
Khu BVCQ Núi Bà Đen |
Tây Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
1.812 |
1.340 |
164 |
Khu BVCQ Căn cứ Đồng Rùm |
Tây Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
32 |
32 |
165 |
Khu BVCQ Căn cứ huyện ủy Châu Thành |
Tây Ninh |
BVCQ |
BVCQ |
190 |
191 |
|
4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
761 |
874 |
166 |
Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo thuộc BQL rừng PH Bình Chánh - Củ Chi |
Hồ Chí Minh |
NCKH |
NCKH |
30 |
30 |
167 |
Vườn thực vật thành phố Hồ Chí Minh |
Hồ Chí Minh |
NCKH |
NCKH |
40 |
161 |
168 |
Viện KHLNVN-Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ (Đồng Nai) |
Đồng Nai |
NCKH |
NCKH |
86 |
86 |
169 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Bộ -Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ (Bình Dương - Bầu Bàng) |
Bình Dương |
NCKH |
NCKH |
191 |
183 |
170 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ (Bình Dương - Thiện Nghiệp) |
Bình Dương |
NCKH |
NCKH |
68 |
68 |
171 |
Viện KHLNVN – Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam Bộ (Bình Phước) |
Bình Phước |
NCKH |
NCKH |
63 |
63 |
172 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Bộ |
Bình Phước |
NCKH |
NCKH |
282 |
282 |
VI. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
|
108.898 |
137.519 |
|
1. Vườn quốc gia |
|
|
|
94.876 |
123.728 |
173 |
VQG Tràm Chim |
Đồng Tháp |
VQG |
VQG |
7.313 |
7.313 |
174 |
VQG Phú Quốc (gồm cả hợp phần biển) |
Kiên Giang |
VQG |
VQG |
29.135 |
57.987 |
175 |
VQG U Minh Thượng |
Kiên Giang |
VQG |
VQG |
8.038 |
8.038 |
176 |
VQG Mũi Cà Mau (gồm cả hợp phần biển) |
Cà Mau |
VQG |
VQG |
41.862 |
41.862 |
177 |
VQG U Minh Hạ |
Cà Mau |
VQG |
VQG |
8.528 |
8.528 |
|
2. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
1.345 |
1.363 |
178 |
Khu BTL - SC Ấp Canh Điền |
Bạc Liêu |
BTL-SC |
BTL-SC |
152 |
152 |
179 |
Khu BTL - SC Vườn chim Bạc Liêu |
Bạc Liêu |
BTL-SC |
BTL-SC |
126 |
126 |
180 |
Khu BTL - SC Phú Mỹ |
Kiên Giang |
BTL-SC |
BTL-SC |
940 |
958 |
181 |
Khu BTL - SC Sân chim Đầm Dơi |
Cà Mau |
BTL-SC |
BTL-SC |
127 |
127 |
|
3. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
10.846 |
10.597 |
182 |
Khu BVCQ Thạnh Phú |
Bên Tre |
BVCQ |
BVCQ |
2.584 |
2.584 |
183 |
Khu BVCQ Núi Sam |
An Giang |
BVCQ |
BVCQ |
171 |
171 |
184 |
Khu BVCQ Thoại Sơn |
An Giang |
BVCQ |
BVCQ |
232 |
371 |
185 |
Khu BVCQ di tích văn hóa lịch sử đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn |
An Giang |
BVCQ |
BVCQ |
233 |
50 |
186 |
Khu BVCQ rừng tràm Trà Sư |
An Giang |
BVCQ |
BVCQ |
1.050 |
1.050 |
187 |
Khu BVCQ rừng tràm Tân Tuyến |
An Giang |
BVCQ |
BVCQ |
256 |
256 |
188 |
Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen |
Long an |
BTL-SC |
BTL-SC |
1.970 |
1.820 |
189 |
Khu BTL-SC Lung Ngọc Hoàng |
Hậu Giang |
BTL-SC |
BTL-SC |
2.805 |
2.751 |
190 |
Khu BVCQ Hòn Chông |
Kiên Giang |
BVCQ |
BVCQ |
965 |
965 |
191 |
Khu BVCQ cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối |
Cà Mau |
BVCQ |
BVCQ |
.579 |
579 |
|
4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
1.832 |
1.832 |
192 |
Viện KHLNVN – Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ (Bạc Liêu) |
Bạc Liêu |
NCKH |
NCKH |
20 |
20 |
193 |
Viện KHLNVN - Viện KHLN Nam Bộ - Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ (Cà Mau) |
Cà Mau |
NCKH |
NCKH |
282 |
282 |
194 |
Viện KHLNVN-Viện KHLN Nam Bộ (Long An) |
Long an |
NCKH |
NCKH |
501 |
501 |
195 |
Khu bảo tồn đa dạng sinh học - Cây Dược liệu Đồng Tháp Mười |
Long an |
NCKH |
NCKH |
1.029 |
1.029 |
B. |
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG MỞ MỚI |
|
|
|
|
74.078 |
I. |
Vùng trung du và miền núi phía Bắc |
|
|
|
|
4.117 |
|
1. Khu Bảo tồn loài sinh cảnh |
|
|
|
|
1.666 |
196 |
Khu BTL-SC Vọoc mũi hếch (Cao Tả Tùng - Hà Giang) |
Hà Giang |
|
BTL-SC |
|
1.666 |
|
2. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
|
1.249 |
197 |
Khu BVCQ đền Lê Thánh Tông |
Sơn La |
|
BVCQ |
|
16 |
198 |
Khu BVCQ rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Sơn La |
|
BVCQ |
|
269 |
199 |
Khu BVCQ núi Hàm Rồng |
Lào Cai |
|
BVCQ |
|
124 |
200 |
Khu BVCQ xã Cốc Ly |
Lào Cai |
|
BVCQ |
|
264 |
201 |
Khu BVCQ xa Tả Van Chư |
Lào Cai |
|
BVCQ |
|
548 |
202 |
Khu BVCQ xã Nậm Chảy |
Lào Cai |
|
BVCQ |
|
29 |
|
3. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
|
1.203 |
203 |
Viện KHLNVN - Trung tâm NC LS Ngoài gỗ |
Lào Cai |
|
NCKH |
|
105 |
204 |
Viện KHLNVN-Viện NC Sinh thái và MT rừng |
Hòa Bình |
|
NCKH |
|
306 |
205 |
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc |
Lạng sơn |
|
NCKH |
|
482 |
206 |
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ |
Phú Thọ |
|
NCKH |
|
309 |
II. |
Đồng bằng sông Hồng |
|
|
|
|
21.110 |
|
1. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
|
20.117 |
207 |
Khu BTL - SC Quảng Nam Châu |
Quảng Ninh |
|
BTL-SC |
|
16.935 |
208 |
KhuBTL-SC Voọc mông trắng huyện Kim Bảng |
Hà Nam |
|
BTL-SC |
|
3.182 |
|
2. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
|
75 |
209 |
Khu BVCQ Thác Khe Vằn tại xã Hoành Mô, Bình Liêu |
Quảng Ninh |
|
BVCQ |
|
75 |
|
3. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
|
918 |
210 |
Khu rừng đặc dụng phục vụ nghiên cứu khoa học Kiểm lâm vùng I |
Quảng Ninh |
|
NCKH |
|
64 |
211 |
Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc |
Quảng Ninh |
|
NCKH |
|
854 |
III. |
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung |
|
|
|
|
46.591 |
|
1. Khu dự trữ thiên nhiên |
|
|
|
|
41.209 |
212 |
Khu DTTN Tây Ba Tơ |
Quảng Ngãi |
|
DTTN |
|
17.977 |
213 |
Khu DTTN huyện Vĩnh Thạnh |
Bình Định |
|
DTTN |
|
23.233 |
|
2. Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
|
4.977 |
214 |
Khu BTL - SC voọc gáy trắng huyện Tuyên Hóa |
Quảng Bình |
|
BTL-SC |
|
509 |
215 |
Khu BTL - SC Lim xanh |
Quảng Nam |
|
BTL-SC |
|
2.082 |
216 |
Khu BTL - SC Vọoc chà vá chân xám |
Quảng Nam |
|
BTL-SC |
|
60 |
217 |
Khu BTL - SC Cà Đam |
Quảng Ngãi |
|
BTL-SC |
|
2.325 |
|
3. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
|
142 |
218 |
Khu BVCQ bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đảo Cồn Cỏ |
Quảng Trị |
|
BVCQ |
|
142 |
|
4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
|
263 |
219 |
Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ |
Bình Định |
|
NCKH |
|
263 |
IV. |
Tây Nguyên |
|
|
|
|
1.155 |
|
1. Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
|
1.155 |
220 |
Các khu BVCQ cảnh quan, danh lam thắng cảnh tỉnh Đắk Lắk |
Đắk Lắk |
|
BVCQ |
|
588 |
|
2. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học |
|
|
|
|
567 |
221 |
Khu rừng thực nghiệm Trường ĐHLN |
Gia Lai |
|
NCKH |
|
518 |
222 |
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ |
Kon Tum |
|
NCKH |
|
49 |
V. |
Đông Nam Bộ |
|
|
|
|
727 |
|
Khu Bảo vệ cảnh quan |
|
|
|
|
727 |
223 |
Khu BVCQ Kiến An |
Bình Dương |
|
BVCQ |
|
210 |
224 |
Khu di tích lịch sử văn hoá Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết |
Bình Phước |
|
BVCQ |
|
517 |
VI. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
|
|
378 |
|
Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh |
|
|
|
|
|