Quyết định 572/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 572/QĐ-BNN-TT

Quyết định 572/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:572/QĐ-BNN-TTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/03/2014
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 572/QĐ-BNN-TT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 572/QĐ-BNN-TT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 572/QĐ-BNN-TT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 572/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan, các thành viên Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát;
- Các thành viên Ban điều phối;
- Lưu: VT, BĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

 

QUY CHẾ

Hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định 572/QĐ-BNN-TT ngày 28 tháng 3 năm 2014

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Ban Điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban điều phối) được thành lập theo Quyết định số 1729/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Coffee Coordination Board.

- Tên viết tắt: VCCB.

Văn phòng của Ban điều phối đặt tại Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có trụ sở tại số 02 Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điều 2. Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Tổ chức và hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê thực hiện theo các quy định của Quy chế này, Quy chế làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế có liên quan.

 

Chương 2

NHIỆM VỤ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI

 

Điều 4. Nhiệm vụ của Ban điều phi

1. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và môi trường.

2. Giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình phát triển ngành hàng cà phê, quy hoạch phát triển bền vững ngành cà phê theo Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động và nguồn lực của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch sản xuất, chế biến, thương mại, tiêu thụ và kinh doanh cà phê theo quy định của pháp luật.

4. Cung cấp, chia sẻ thông tin, tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến hp tác công - tư và nâng cao năng lực cho các đối tác trong ngành cà phê theo sự phân công của Bộ trưởng.

5. Tham gia Tổ chức Cà phê Thế giới theo phân công của Bộ trưởng.

 

Chương 3

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 5. Cơ cấu tổ chức

1. Ban Điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam gồm Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban và các thành viên.

a) Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách lĩnh vực trồng trọt.

b) Phó Trưởng Ban: Cục trưởng Cục Trồng trọt; Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.

c) Ủy viên Ban điều phối:

- 01 đại diện Vụ Kế hoạch;

- 01 đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế;

- 01 đại diện Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối.

d) Mời đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây tham gia làm Ủy viên Ban điều phối:

- 01 đại diện Lãnh đạo y ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk;

- 01 đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng;

- 01 đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA);

- 02 đại diện Doanh nghiệp cà phê trong nước trên cơ sở kết quả bầu đại diện của các doanh nghiệp trong nước, 2 năm một lần;

- 02 đại diện Doanh nghiệp cà phê ngoài nước trên cơ sở kết quả bầu đại diện của các doanh nghiệp ngoài nước, 2 năm một ln;

- 01 đại diện người sản xuất cà phê tỉnh Đắc Lắc trên cơ sở kết quả bầu đại diện người sản xuất cà phê tại tỉnh, 2 năm một lần;

- 01 đại diện người sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở kết quả bầu đại diện người sản xuất cà phê tại tỉnh, 2 năm một ln.

2. Các tiểu ban chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam có 3 tiểu ban giúp việc:

- Tiểu ban Sản xuất;

- Tiểu ban Chế biến và Thương mại;

- Tiểu ban Chính sách và Bền vững;

b) Nhân sự tiểu ban:

- Lãnh đạo tiểu ban

+Tiểu ban Sản xuất: do Cục trưởng Cục trồng trọt làm Trưởng Tiểu ban và đại diện của công ty Nestle Việt Nam làm Phó trưởng Tiểu ban.

+ Tiểu ban Chế biến và Thương mại: do lãnh đạo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối làm Trưởng Tiểu ban và đại diện của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam làm Phó trưởng Tiểu ban;

+ Tiểu ban Chính sách và Bền vững: do Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn làm Trưởng Tiểu ban và đại diện của Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan làm Phó trưởng Tiểu ban.

- Các thành viên trong Tiểu ban: do các Trưởng Tiểu ban đề xuất và được Ban điều phối mời dựa trên sự tham gia tự nguyện của các thành viên. Các thành viên có thể bao gồm đại diện không thuộc Ban điều phối như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...

3. Giúp việc cho Ban điều phối có Văn phòng.

4. Thành viên Ban điều phối có thể được điều chỉnh, bổ sung hàng năm theo điều kiện tình hình thực tế và được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê chuẩn.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban điều phối

1. Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam.

2. Phê duyệt Quy chế hoạt động, Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban điều phối; ủy quyền cho 02 Phó trưởng Ban quyết định thành lập Văn phòng Ban điều phối; ban hành các văn bản triển khai thực hiện Kế hoạch của Ban.

3. Thực hiện công tác Hợp tác quốc tế.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưng Ban

1. Nhiệm vụ chung của các Phó Trưởng ban:

a) Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo các hoạt động thường xuyên của Ban điều phối theo Kế hoạch hoạt động hàng năm đã được phê duyệt;

b) Thành lập Văn phòng điều phối.

2. Cục trưởng Cục Trồng trọt:

a) Phụ trách, theo dõi hoạt động của Tiểu ban Sản xuất và Tiểu ban Chế biến và Thương mại;

b) Chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Ban điều phối.

3. Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Phụ trách, theo dõi hoạt động của Tiểu ban Chính sách và Bền vững.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban điều phối

1. Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Trưởng Tiểu ban phân công, không giới hạn ở các nhiệm vụ sau:

a) Đại diện Vụ Kế hoạch: theo dõi, điều phối công tác lập đề án, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến phát triển ngành hàng cà phê;.

b) Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế: theo dõi, đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hoạt động của Ban điều phối về hợp tác quốc tế trong ngành hàng cà phê;

c) Đại diện Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối - Trưởng Tiểu ban Chế biến và Thương mại: theo dõi, điều phối các hoạt động liên quan đến chế biến và thương mại ngành hàng cà phê;

d) Đại diện Lãnh đạo y ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk: chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của Ban điều phối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

e) Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng: chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của Ban điều phối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

f) Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA): theo dõi, đề xuất, điều phối thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Ban điu phối tại Hiệp hội và các đơn vị thành viên;

g) Đại diện doanh nghiệp cà phê trong nước: kết nối các doanh nghiệp cà phê trong nước; đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển ngành hàng cà phê;

h) Đại diện doanh nghiệp cà phê ngoài nước: kết nối các doanh nghiệp cà phê ngoài nước; đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển ngành hàng cà phê;

i) Đại diện người sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng: kết nối những người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp kỹ thuật phát triển ngành hàng cà phê.

2. Thu thập, tổng hợp thông tin, ý kiến của các đối tác có liên quan nhằm đề xuất cơ chế, chính sách, các mô hình phát triển bền vững, các nội dung cụ thể liên quan đến lĩnh vực và khu vực phụ trách.

3. Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, hoạt động liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Tiểu ban trực thuộc Ban điều phối

1. Giúp việc cho Ban điều phối trong những lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách.

2. Đề xuất, thảo luận các vấn đề thuộc Tiểu ban phụ trách với các nhóm tác nhân; tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai hoạt động của tiểu ban và báo cáo lên Ban điều phối.

3. Phản ánh đề xuất, kiến nghị của các nhóm tác nhân về các vấn đề phụ trách.

Điều 10. Văn phòng Ban Điều phối

1. Văn phòng Ban điều phối bao gồm: một số công chức, viên chức của Cục Trồng trọt và Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và chuyên gia hỗ trợ khi cần thiết, được phân công nhiệm vụ theo quyết định của Ban điều phối.

Số lượng thành viên và chuyên gia của Văn phòng Ban điều phối có thể thay đổi theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

2. Nhiệm vụ của Văn phòng Ban điều phối

a) Thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông, hợp tác quốc tế;

b) Thực hiện các công việc hành chính (công văn, hồ sơ, tổ chức họp, hội thảo...);

c) Tổng hp báo cáo và kế hoạch về hoạt động và tài chính của Ban;

d) Quản lý các nguồn tài chính theo đúng quy định pháp luật về tài chính, kế toán.

 

Chương 4

HOẠT ĐỘNG BAN ĐIỀU PHỐI

 

Điều 11. Sử dụng con dấu

1. Đối với các văn bản do Trưởng Ban điều phối ký, được sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục trưởng Cục Trồng trọt sử dụng con dấu của Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT sử dụng con dấu của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT trong các hoạt động của Ban điều phối theo phân công trách nhiệm của Trưởng Ban.

3. Ban được phép mở tài khoản theo các chương trình dự án mà Ban điều phối thực hiện.

Điều 12. Nguyên tắc hoạt động

1. Ban điều phối làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bàn bạc tập thể các vấn đề liên quan trên cơ sở kết luận được trên 50 % thành viên tán thành. Mỗi thành viên hoặc đại diện chính thức sẽ có 01 phiếu bầu trong các quyết định của Ban

a) Mỗi năm, Ban tổ chức họp các thành viên 02 lần để báo cáo kết quả hoạt động, phê duyệt Kế hoạch 6 tháng tiếp theo; có thể triệu tập họp bất thường theo yêu cầu của Trưởng Ban; Thời gian họp sẽ được thông báo trước ít nhất 02 tuần để các thành viên sắp xếp tham gia hoặc cử người thay thế phù hp;

b) Trước cuộc họp của Ban, các thành viên của Ban tổ chức họp với nhóm tác nhân do mình đại diện và các tiểu ban tổ chức họp với đại diện liên quan trong lĩnh vực để thảo luận, thống nhất trước nội dung, đồng thời có ý kiến trực tiếp tại cuộc họp của Ban, nếu phát sinh yêu cầu mới;

c) Tài liệu cuộc họp Ban được gửi trước ít nhất 01 tuần cho các thành viên trước khi cuộc họp diễn ra.

2. Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban dựa trên kinh phí lồng ghép của Bộ, Cục, Vụ, Viện và các cơ quan có đại diện tham gia Ban điều phối, hỗ trợ của các thành viên, nhà tài trợ...

3. Các tiểu ban chủ động bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên khi cần thiết.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi