Quyết định 3918/QĐ-BNN-KHCN 2001 ban hành 12 Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-34-2001 đến 04-TCN-45-2001

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3918/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 3918/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành 12 Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-34-2001 đến 04-TCN-45-2001
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3918/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành:22/08/2001Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 3918/QĐ-BNN-KHCN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

Số: 3918/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2001

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành 12 Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-34-2001 đến 04-TCN-45-2001

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Cục trưởng Cục Phát triển Lâm nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Nay ban hành 12 Tiêu chuẩn ngành về chất lượng sinh lý hạt giống cây trồng lâm nghiệp (04-TCN-34-2001 đến 04-TCN-45-2001).

- Hạt giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth) dùng để gieo ươm tạo cây con.

- Hạt giống Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) dùng để gieo ươm tạo cây con.

- Hạt giống Lát hoa (Churkasia tabularis A. Juss.) dùng để gieo ươm tạo cây con. 

- Hạt giống Mỡ (Manglietia glauca BL.) dùng để gieo ươm tạo cây con.

- Hạt giống Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) dùng để gieo ươm tạo cây con.

- Hạt giống Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

- Hạt giống Tếch (Tectona grandis L. F.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

- Hạt giống Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex. Gordon) dùng để gieo ươm tạo cây con. 

- Hạt giống Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

- Hạt giống Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

- Hạt giống Thông nhựa vùng cao (Pinus merkusii Jungh. & de Vriese) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

- Hạt giống Thông nhựa vùng thấp (Pinus merkusii Jungh. & de Vriese) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

Điều 2. Mười hai Tiêu chuẩn chất lượng sinh lý hạt giống cây trồng lâm nghiệp trên được áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đẳng

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-34-2001

HẠT GIỐNG KEO LÁ TRÀM (TRÀM BÔNG VÀNG)
(Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Keo lá tràm dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Keo lá tràm có chất lượng sinh lý phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Keo lá tràm có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Keo lá tràm được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Keo lá tràm được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Keo lá tràm trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Keo lá tràm

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

90

80

70

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

55

45

35

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

6

6

6

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-35-2001

HẠT GIỐNG KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Wild)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Keo tai tượng dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Keo tai tượng có chất lượng sinh lý phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Keo tai tượng có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Keo tai tượng được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Keo tai tượng được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Keo tai tượng trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Keo tai tượng

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

90

80

70

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

60

50

40

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

6

6

6

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-36-2001

HẠT GIỐNG LÁT HOA
(Churkasia tabularis A. Juss.)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Lát hoa (Churkasia tabularis A. Juss.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Lát hoa dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt Lát hoa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Lát hoa có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Lát hoa được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Lát hoa được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Lát hoa trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Lát hoa

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

75

65

55

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

45

40

35

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

8

8

8

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

90

85

80

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-37-2001

HẠT GIỐNG MỠ
(Manglietia glauca BL.)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Mỡ (Manglietia glauca BL.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Mỡ dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt Mỡ có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Mỡ có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Mỡ được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Mỡ được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Mỡ trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Mỡ

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

75

65

55

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

35

25

15

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

25

25

25

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

95

90

85

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-38-2001

HẠT GIỐNG PHI LAO
(Casuarina equisetifolia L.)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Phi lao dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt Phi lao có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Phi lao có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Phi lao được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Phi lao được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Phi lao trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Phi lao

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

45

35

25

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

30

25

20

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

90

85

80

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-39-2001

HẠT GIỐNG SA MỘC
(Cunninghamia lanceolata Hook)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Sa mộc dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt Sa mộc có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Sa mộc có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Sa mộc được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Sa mộc được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Sa mộc trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Sa mộc

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

30

25

20

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

20

15

10

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

10

10

10

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

95

90

85

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-40-2001

HẠT GIỐNG TẾCH (GIÁ TỴ)
(Tectona grandis Linn F.)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Tếch (Tectona grandis Linn F.) dùng để gieo ươm tạo cây con trồng rừng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Tếch dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Tếch có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Tếch có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Tếch được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Tếch được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Tếch trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Tếch

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

50

40

30

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

35

25

15

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

10

10

10

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

95

90

85

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-41-2001

HẠT GIỐNG THÔNG BA LÁ
(Pinus kesiya Royle ex. Gordon)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex. Gordon) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Thông ba lá dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Thông ba lá có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Thông ba lá có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Thông ba lá được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Thông ba lá được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Thông ba lá trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Thông ba lá

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

85

75

65

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

50

40

30

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-42-2001

HẠT GIỐNG THÔNG CARIBÊ
(Pinus caribaea Morelet)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Thông Caribê dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Thông Caribê có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Thông Caribê có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Thông Caribê được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Thông Caribê được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Thông Caribê trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Thông Caribê

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

80

70

60

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

65

55

45

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-43-2001

HẠT GIỐNG THÔNG MÃ VĨ
(Pinus massoniana Lamb.)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Thông mã vĩ dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Thông mã vĩ có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Thông mã vĩ có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Thông mã vĩ được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Thông mã vĩ được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Thông mã vĩ trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Thông mã vĩ

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

90

80

70

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

65

55

45

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-44-2001

HẠT GIỐNG THÔNG NHỰA VÙNG CAO
(Pinus merkusii Jungh. & de Vriese)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Thông nhựa vùng cao (Pinus merkusii Jungh. & de Vriese) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Thông nhựa vùng cao dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Thông nhựa vùng cao có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Thông nhựa vùng cao có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Thông nhựa vùng cao được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Thông nhựa vùng cao được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Thông nhựa vùng cao trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Thông nhựa vùng cao

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

85

75

65

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

50

40

30

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04-TCN-45-2001

HẠT GIỐNG THÔNG NHỰA VÙNG THẤP
(Pinus merkusii Jungh. & de Vriese)

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SINH LÝ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống Thông nhựa vùng thấp (Pinus merkusii Jungh. & de Vriese) dùng để gieo ươm tạo cây con hoặc trồng rừng bằng hạt gieo thẳng.

 

1. Quy định chung

1.1. Mọi lô hạt giống Thông nhựa vùng thấp dùng để gieo trồng đều phải được kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền cấp.

1.2. Chỉ cấp giấy chứng nhận phẩm chất hạt giống cho những lô hạt giống Thông nhựa vùng thấp có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn này.

1.3. Không được trao đổi, lưu thông, nhập nội, gieo trồng những lô hạt giống Thông nhựa vùng thấp có phẩm chất thấp (dưới mức quy định của tiêu chuẩn này), mang mầm mống sâu bệnh hại và cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch của Nhà nước Việt Nam.

2. Yêu cầu chất lượng

2.1. Chất lượng sinh lý của hạt giống Thông nhựa vùng thấp được quy định trong bảng phân loại dưới đây.

2.2. Chất lượng lô hạt giống Thông nhựa vùng thấp được xếp theo loại chất lượng thấp nhất mà lô hạt giống ấy đạt được ở chỉ tiêu tỷ lệ nẩy mầm và thế nẩy mầm. Nếu hai chỉ tiêu này đạt loại 1 hoặc 2 nhưng chỉ tiêu độ thuần thấp hơn tiêu chuẩn trong bảng dưới đây thì hạt được xếp vào loại thấp hơn.

2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý cho hạt giống Thông nhựa vùng thấp trong tiêu chuẩn này được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33-2001.

3. Bảng các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống Thông nhựa vùng thấp

Chỉ tiêu chất lượng

Loại

Loại 1

Loại 2

Loại 3

1. Tỷ lệ nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

85

75

65

2. Thế nẩy mầm, không thấp hơn…. (% số hạt)

50

40

30

3. Hàm lượng nước của hạt, không cao hơn …. (%)

7

7

7

4. Độ thuần của hạt giống, không thấp hơn … (% trọng lượng)

96

93

90

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi