Quyết định 05/2000/QĐ-BNN-KHCN tiêu chuẩn ngành 04TCN-21-2000, 04TCN22-2000, 04TCN23-2000

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 05/2000/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 05/2000/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 04TCN-21-2000, 04TCN22-2000, 04TCN23-2000
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:05/2000/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/01/2000
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 05/2000/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 05/2000/QĐ-BNN-KHCN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Số: 05/2000/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2000

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành tiêu chuẩn ngành 04TCN-21-2000, 04TCN22-2000, 04TCN23-2000

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/95 của Chính phủ qui định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá.

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1 : Nay ban hành tiêu chuẩn ngành sau:

04TCN - 21 - 2000. Qui phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng.

04TCN - 22 - 2000. Qui phạm kỹ thuật trồng Phi lao.

04TCN - 23 - 2000. Qui phạm kỹ thuật trồng Quế.

Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG



 Nguyễn Văn Đẳng

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 22- 2000QUI PHẠM KỸ THUẬT TRỒNG

VÀ KHAI THÁC CÂY LUỒNG

(Dendrocalamus membranaceus Munro)

(Ban hành theo Quyết định số : 05 /2000/QĐ-BNN/KHCN, ngày25/01/2000

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

 

Chương 1

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

Điều 1. Nội dung, mục tiêu

Qui phạm này qui định những nguyên tắc về yêu cầu và nội dung kĩ thuật từ khâu xác định điều kiện gây trồng, tạo giống, trồng chăm sóc nuôi dưỡng quản lý bảo vệ đến khai thác rừng luồng để cung cấp nguyên liệu.

Điều 2. Nội dung

1. Qui phạm này áp dụng để trồng luồng theo phương thức toàn diện và cục bộ, có kết cấu thuần loài hoặc hỗn loài.

2. Đối với việc trồng luồng cục bộ vận dụng các điều khoản thích hợp.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Quy phạm này định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng luồng quy định ở Điều 27 được áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trồng rừng luồng bằng vốn ngân sách , vốn vay ưu đãi.

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

1. Cành chiết là cành giống được chiết từ trên cây mẹ.

2. Mắt cua là chồi ngủ nằm ở gốc cành, đây chính là mắt sinh ra thế hệ sau của cành giống.

4. Gốc cành là phần cành giáp với thân cây, phình to.

5. Cành thứ cấp là cành được sinh ra từ cành chính.

6. Giống gốc là cành giống được chiết và đã qua nuôi dưỡng ở vườn ươm đủ tiêu chuẩn để đem trồng rừng (đã có từ một thế hệ trở lên).

7. Khóm (búi): Từ một hom giống hoặc một gốc đem trồng qua quá trình sinh trưởng sinh ra nhiều cây, nhiều thế hệ thì tất cả các cây, các thế hệ này được gọi là một búi.

 

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

 

Điều 5. Điều kiện gây trồng.

1. Khí hậu : cây luồng thích hợp với các vùng có đặc trưng khí hậu như sau :

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 220C ( mùa mưa từ 240C đến 280C);

+ Độ ẩm không khí trung bình hàng năm trên80%;

+ Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1500 mm, trong năm có mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10.( Không trồng được ở Miền nam vì có mùa khô kéo dài).

2.  Địa hình : Độ cao tuyệt đối dưới 400 m, độ dốc dưới 300.

3. Đất đai : độ dày tầng đất trên 60 cm, đất ẩm, thoát nước; độ pHkcl của đất từ 3,8 đến 7; thảm thực bì là cây bụi, cây gỗ; không trồng Luồng trên những nơi đất ngập úng, đất mặn, đất phèn, đất đã bị đá ong hoá.

 

Chương 3:

TẠO GIỐNG

 

Điều 6. Giống trồng rừng

1. Rừng Luồng được trồng bằng giống gốc, hom thân, hom chét, cành chiết.

2. Trồng rừng Luồng bằng cành chiết là hiệu quả nhất.

Điều 7. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ và cành làm giống

1. Chọn cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, trong búi không có hiện tượng khuy, tuổi cây mẹ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

2. Cành làm giống phải được lấy ở khu rừng giống đã được công nhận, tuổi rừng lấy giống phải trên 3 năm tuổi.

3. Chọn cành làm giống: Cành có gốc mắt cua không bị sâu thối, đường kính cành ở nơi giáp với gốc cành trên 0,7 cm; cành thứ cấp đã đủ lá.

Điều 8. Thời vụ chiết cành

Có hai vụ chiết cành chính là vụ xuân (tháng 1 đến tháng 3) và vụ thu (tháng 7 đến tháng 9).

Điều 9. Kỹ thuật tạo giống

1. Ngả cây mẹ: chỉ chặt 2 phần 3 đường kính thân cây mẹ ở vị trí cách gốc 50 đến 70 cm, vít cây nằm ngang để hai hàng cành chĩa sang hai bên.

2. Không được làm tổn thương mắt cua, gốc cành, không chặt ngọn cây mẹ.

3. Cắt bớt ngọn cành chỉ để lại từ 30 đến 40 cm.

4. Cưa 4 phần 5 phần tiếp giáp giữa gốc cành và thân cây mẹ theo hướng từ trên xuống; phía dưới gốc cành cưa mớm sâu 0,3 cm, hướng vuông góc với thân cây.

5. Cành được bó ở gốc cành bằng hỗn hợp bùn ao hoặc bùn ruộng với rơm băm nhỏ, tỷ lệ 2 bùn : 1 rơm theo thể tích; trọng lượng bầu bó từ 150 đến 200 gam. hỗn hợp bó cành phải đủ ẩm, dùng nilông kích thước 12 cm x 60 cm bọc kín hỗn hợp.

6. Khoảng 20 ngày sau; chọn những cành đã ra rễ màu vàng, đang hình thành rễ thứ cấp để giâm tại vườn ươm

Điều 10. Nuôi dưỡng cành giống tại vườn ươm

1.  Chọn vị trí vườn ươm:

- Đất làm vườn ươm là đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, không bị ngập úng, độ dốc dưới 5o;

- Vườn ươm phải đủ ánh sáng, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc vận chuyển.

2. Luống ươm: làm luống nổi, rộng 1,1 m đến 1,2 m, dài không quá 10 m, rãnh giữa hai luống rộng 40 cm.

3. Bón phân:

- Dùng phân chuồng hoai bón lót trước khi giâm cành từ 10 đến 15 ngày; lượng bón: từ 1 kg đến 3 kg trên 1 m2 mặt luống;

- Bón thúc cành giâm bằng phân NPK 2 lần vào thời điểm sau khi giâm 1 và 3 tháng; lượng bón từ 100 đến 200 gam hoà vào 5 lít nước tưới cho 1 m2.

4. Giâm cành: cành được giâm theo rạch, cự ly 40 cm x 25 cm; đặt cành hơi nghiêng một góc từ 700 đến 750 so với mặt luống, lấp và lèn thật chặt đất; tưới nước ngay sau khi giâm; lượng nước tưới từ 10 đến 15 lít trên 1 m2 mặt luống.

5. Tạo giàn che cao khoảng 60 cm, độ che sáng 60% đến 70%; thời gian che sáng 30 đến 40 ngày kể từ lúc giâm cành.

6. Tưới nước: tháng đầu từ 4 đến 5 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới từ 8 lít đến 10 lít trên 1 m2 mặt luống; tháng thứ 2 trở đi khoảng 10 đến 12 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới từ 13 lít đến 15 lít trên 1 m2 mặt luống.

Phân NPK dùng trong qui phạm này có tỷ lệ 5 N : 10 P2O5 : 3 K2O

(kí hiệu NPK 5 -10 - 3).

Điều 11. Tiêu chuẩn giống xuất vườn để trồng

1. Giống được nuôi dưỡng ở vườn ươm không dưới 4 tháng, đã có một thế hệ mới ra đã đủ cành đủ lá.

2. Đường kính gốc thế hệ mới ra phải trên 0,7 cm.

3. Giống không bị sâu bệnh.

 

Chương 4:

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG

 

Điều 12. Thiết kế trồng rừng

1. Các đơn vị quốc doanh trồng luồng phải có thiết kế được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty hoặc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt).

2. Thiết kế phải thể hiện rõ: diện tích, địa điểm, phương thức, mật độ, thời vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 13: Phương thức và mật độ trồng

1. Trồng rừng toàn diện:

a. Trồng rừng thuần loài: áp dụng cho rừng sản xuất nguyên vật liệu; mật độ trồng 200 khóm/ha (Cự ly 10 m x 5 m);

b. Trồng rừng hỗn loài áp dụng cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ:

- Trồng rừng hỗn loài theo băng áp dụng cho rừng phòng hộ; mật độ 125 khóm/ha (Cự ly 16 m x 5 m).

- Trồng rừng hỗn loài theo hàng áp dụng cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ; mật độ trồng 375 cây/ha trong đó có 125 khóm luồng/ha + 125 cây keo tai tượng/ha + 125 cây gỗ bản địa/ha (Cự ly luồng 16 m x 5m, keo tai tượng 16 m x 5m, cây gỗ bản địa 16 m x 5 m, có sơ đồ kèm theo)

2. Trồng rừng cục bộ:

a. Trồng luồng bao đồi: trồng trên diện tích được qui hoạch là rừng khoanh nuôi, rừng làm giàu hoặc rừng đã trồng cây lá rộng bản địa lâu năm; Luồng được trồng theo hàng ở dưới chân đồi, khóm cách khóm 4 m.

b. Trồng luồng theo đám: trồng ở những khu đất trống trong rừng khoanh nuôi cây lá rộng; không trồng dưới tán rừng; cự ly trồng là 7 m x 7 m;

c. Trồng Luồng phân tán trong dân: trồng ở trong vườn của các hộ gia đình, ven sông suối.

Điều 14. Thời vụ trồng

1. Trồng vào đầu mùa mưa cho đến trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng :

- Miền Bắc có hai vụ trồng chính là vụ xuân (tháng 1 đến tháng 3)

 và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10 ).

2. Trồng vào những ngày thời tiết dâm mát, đất đủ ẩm ; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.

Điều 15. Xử lý thực bì

1. Xử lý toàn diện: áp dụng cho trồng rừng thuần loài, trồng theo đám, trồng hỗn loài theo hàng; phát dọn tươi, không được đốt.

2. Xử lý cục bộ:

a. Trồng bao đồi: Dưới chân đồi phát băng rộng 6 m chạy vòng quanh đồi, phát và dọn tất cả các cây trong lòng băng, không được đốt;

b. Trồng rừng theo băng: Băng chặt rộng 6 m, băng chừa rộng 10 m; phát dọn tất cả các cây trong lòng băng chặt, không được đốt; loại bỏ những cây gỗ có chiều cao trên 6 m trong băng chừa.

Điều 16. Kỹ thuật làm đất

1. Phải chuẩn bị đất xong trước khi trồng 1 tháng.

2. Phương pháp làm đất theo hố:

- Cuốc hố kích thước 60 cm x 60 cm x 50 cm;

- Lấp hố và bón lót: lấp đất 2 phần 3 hố bằng lớp đất mặt nhỏ mịn; trộn đều đất trong hố với một trong các loại phân có thứ tự ưu tiên: từ 8 kg đến 10 kg phân chuồng hoai hoặc 1 kg đến 2 kg phân vi sinh hoặc 0,5 kg đến 1 kg phân NPK.

Điều 17. Kỹ thuật trồng

1. Giống phải đủ tiêu chuẩn.

2. Bứng giống ở vườn ươm không được để vỡ bầu đất.

3. Vận chuyển và bảo quản giống: cắt bớt phần ngọn của các thế hệ mới chừa lại 50 cm đến 60 cm; vận chuyển đi xa phải bó bầu bằng vật liệu sẵn có tại địa phương (như rơm, bẹ chuối, ni lông...); không được để giống bị dập, vỡ bầu đất hoặc bị héo; chưa trồng được ngay phải tập kết giống nơi dâm mát, phủ một lớp đất mỏng và tưới giữ ẩm.

- Trồng: khơi đất giữa hố lên, đặt giống ngay ngắn vào giữa hố, lấp đất xung quanh và lèn chặt đất.

 

Chương 5:

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ BẢO VỆ RỪNG

 

Điều 18. Chăm sóc

1. Trồng dặm: được tiến hành đồng thời với lần chăm sóc thứ nhất.

2. Số lần và thời vụ: chăm sóc 5 năm đầu mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2 đến tháng 3; tháng 7 đến tháng 8; tháng 10 đến tháng 11. Riêng năm thứ 1 nơi trồng vụ xuân và hè chăm sóc 2 lần vào tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11; nơi trồng vụ thu chăm sóc 1 lần vào tháng 10 đến tháng 11

3. Nội dung chăm sóc:

- Nội dung chăm sóc vào tháng 2 - 3 và tháng 10 - 11 gồm phát dây leo cây bụi, cuốc quanh gốc sâu 10 - 15 cm theo hình vành khuyên rộng 0,5 m đối với năm thứ nhất, rộng 1 m đối với năm thứ 2 đến năm thứ 5; đối với cây gỗ cuốc quanh gốc đường kính từ 1 m đến 1,2 m.

- Nội dung chăm sóc của tháng 7 - 8 gồm phát dây leo cây bụi quanh gốc.

4. Bón phân vào tháng 2 đến tháng 3, lượng bón từ 0,5 kg đến 1 kg phân NPK đối với luồng; 0,05 kg đến 0,1 kg đối với cây gỗ bản địa; bón theo rạch vòng quanh gốc cây từ năn thứ 2 đến năm thứ 5 mỗi năm một lần.

Điều 19. Chặt vệ sinh

1. Đối tượng chặt vệ sinh là rừng cuối tuổi 4, cây chặt là những cây luồng 4 tuổi, cây bị bệnh gẫy ngọn và tất cả các cây keo tai tượng. (Trong rừng hỗn loài luồng + keo tai tượng)

2.Thời vụ chặt vệ sinh vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau ).

3. Kỹ thuật chặt: chặt sát gốc, dọn sạch cành nhánh sau chặt vệ sinh; cấm không được chặt lạm dụng.

Điều 20. Bảo vệ rừng

1. Phòng trừ sâu bệnh:

- Bệnh chổi xể: chặt bỏ cây ở những búi bị bệnh đem ra xa đốt; phun thuốc Boócđô 1% vào gốc với lượng từ 2 đến 3 lít trên một búi bị sâu bệnh.

- Sâu vòi voi hại măng: cuốc xung quanh gốc theo hình vành khuyên tất cả các búi luồng trong lâm phần, cuốc rộng 1m, sâu 20 cm đến 25 cm kết hợp với lần chăm sóc vào tháng 10, tháng 11.

2. Phòng chống lửa rừng và bảo vệ rừng:

- Dọn sạch cành nhánh sau khi chặt vệ sinh hoặc khai thác rừng;

- Ngăn chặn mọi hành động phá hoại của người và gia súc.

 

Chương 6:

 KHAI THÁC VÀ CHĂM SÓC RỪNG SAU KHAI THÁC.

 

Điều 21. Thiết kế khai thác

1. Các đơn vị quốc doanh khi khai thác luồng phải có thiết kế khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty hoặc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt).

2. Phải đánh dấu cây bài chặt.

3. Thiết kế phải thể hiện rõ: diện tích, địa điểm theo tiểu khu, khoảnh, lô, phương thức, cường độ khai thác, định mức kinh tế - kỹ thuật.

Điều 22. Đối tượng và phương thức khai thác

1. Đối tượng là rừng 6 tuổi trở lên, chỉ khai thác những cây từ 3 năm tuổi trở lên.

2. áp dụng phương thức khai thác chọn từng cây, chỉ đươc phép khai thác trắng khi rừng bị khuy hàng loạt hoặc rừng tàn kiệt để trồng loài cây khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều 23. Thời vụ khai thác

Rừng Luồng được khai thác vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau).

Điều 24. Cường độ khai thác

1. Luân kỳ khai thác từ 1 đến 2 năm tuỳ theo trình độ thâm canh.

2. Nếu luân kỳ 1 năm thì cường độ chặt không quá 30% số cây trong búi.

3. Luân kỳ 2 năm thì cường độ chặt dưới 40% số cây trong búi.

Điều 25. Kỹ thuật khai thác

1. Chiều cao gốc chặt khoảng 7 cm; không được làm ảnh hưởng đến cây khác.

2. Phải thu dọn cành nhánh mang ra khỏi rừng.

3. Rừng sau khi khai thác phải được nghiệm thu, bàn giao giữa bên thi công và chủ rừng, đóng cửa rừng.

Điều 26. Chăm sóc rừng sau khai thác

1. Rừng sau khi khai thác phải tiến hành cho chăm sóc ngay; phải chăm sóc xong trước tháng 2 năm sau.

2. Nội dung chăm sóc gồm cuốc đất xung quanh theo hình vành khuyên rộng 1m, sâu 20 cm đến 25 cm; bón phân ngay sau khi chăm sóc, lượng bón là 1 kg phân NPK trên 1 khóm luồng, không bón cho cây gỗ.

 

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 27. Xây dựng Quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng luồng

1. Trên cơ sở qui phạm này, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng qui trình cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, với sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Căn cứ Quy phạm hay Quy trình trồng rừng luồng đã được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để áp dụng cho công tác trồng rừng luồng.

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Kể từ ngày Quy phạm này có hiệu lực, mọi quy định trước đây trái với Quy phạm này đều bãi bỏ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 21- 2000

 QUY PHẠM KỸ THUẬT TRỒNG PHI LAO

(Casuarina equisetifolia Forst )

(Ban hành theo Quyết định số: 05/2000/QĐ-BNN/KHCN, ngày 25/01/2000

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

 

Chương I :

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

Điều 1. Nội dung, mục tiêu

Quy phạm này quy định những nguyên tắc về yêu cầu và nội dung kỹ thuật trồng rừng phi lao từ khâu xác định điều kiện gây trồng, giống, tạo cây con, trồng, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ rừng đến khi rừng có tác dụng phòng hộ và kết hợp cung cấp lâm sản.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Quy phạm này áp dụng cho trồng rừng phi lao tập trung thuần loài hoặc hỗn loài tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.

2. Đối với trồng phi lao phân tán có thể vận dụng những điều khoản thích hợp của quy phạm.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Quy phạm này định mức kinh tế - kỹ thuật trồng Phi lao quy định tại Điều 23 được áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trồng Phi lao bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi.

 

Chương II :

 ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

 

Điều 4. Điều kiện gây trồng Phi lao

1. Khí hậu:

- Phi lao phù hợp với hầu hết những vùng khí hậu ven biển và vùng đồng bằng có ảnh hưởng của gió biển, nhưng thích hợp nhất là những vùng nóng ẩm, không có sương giá.

- Nhiệt độ bình quân năm 23 OC -27OC

- Lượng mưa trung bình năm trên 700mm, thích hợp nhất là 1500mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm không dưới 80%.

2. Địa hình và thực bì:

a. Độ cao: dưới 100m so với mực nước biển, thích hợp dưới 20 m.

b. Độ dốc: dưới 10o, thích hợp dưới 5o.

c. Địa thế: dạng bãi cồn hoặc gò đồi, thích hợp từ bằng phẳng đến lượn sóng;

d. Thực bì: từ đất trống đến thảm cỏ thưa hoặc dày hay cây bụi rải rác.

3. Đất đai:

- Phi lao có thể trồng trên các loại đất cát ven biển, đất phù sa đồng bằng, ven sông và đất bồi tụ chân đồi;

- Phân chia theo mức độ khó khăn cho trồng rừng như sau:

a. Rất khó khăn: đất cát di động hoặc bán di động, đất cát ngập nước trong mùa mưa;

b. Khó khăn: đất cát ven suối cát, đất cát cố định.

c.  Thuận lợi: đất phù sa đồng băng ven sông, ven đường sá mương máng, đất cát trắng có chiều rộng khoảng 100m chạy dọc theo mép biển phía trong đất liền.

 

Chương III :

GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON

 

Điều 5. Nguồn giống

1. Cây mẹ lấy hạt được tuyển chọn từ rừng giống chuyển hoá hay rừng giống, vườn giống được xây dựng theo QPN 15-93 hoặc từ rừng trồng tập trung hay những hàng cây trồng phân tán sinh trưởng tốt đối với những nơi chưa có rừng giống, vườn giống.

2. Tiêu chuẩn cây mẹ từ 10 tuổi trở lên, tán đều xum xuê, thân thẳng, có độ vượt về đường kính và chiều cao lớn hơn giá trị bình quân lâm phần hoặc các cây xung quanh (đối với cây trồng phân tán) ít nhất 30%; không chọn cây mẹ cụt ngọn, cây chồi xoè cành ngang sớm, cây rỗng ruột hoặc bị sâu bệnh.

Điều 6. Nhân giống

1. Việc nhân giống có thể bằng hạt và hom.

2. Chỉ dùng giống hom cành cây trội hoặc các xuất xứ đã được khảo nghiệm và công nhận

3. Nhân giống bằng hom phải áp dụng Quy trình riêng.

Điều 7. Thu hái, bảo quản hạt giống

1. Thu hái khi quả có màu vàng mơ hay cánh gián; chọn quả to chắc, mẩy, mắt to ở gốc cành của các cành giữa tán.

2. Bảo quản: ủ quả 2 ngày đến 3 ngày sau khi thu hái cho chín đều; phơi trên nong, nia dưới nắng nhẹ và thu hạt trong 2 nắng đầu; làm sạch hạt, phơi thêm 2 nắng nhẹ và cho vào chum, lọ, vại đậy kín để bảo quản; nơi có điều kiện nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 40C - 50C

Điều 8. Thời vụ gieo ươm

Thời vụ chính là vụ xuân và vụ thu, trước khi trồng 6 hoặc 12 tháng.

Điều 9. Đất gieo ươm

1. Chọn nơi thấp ẩm, bằng nhưng thoát nước, thành phần cơ giới cát pha nhẹ, thịt nhẹ.

2. Không gieo trên đất sét nặng, đất cát trắng rời rạc, đất úng nước, chua phèn.

3. Cày bừa phơi ải kỹ, làm luống nổi hoặc chìm tuỳ nơi khô hạn hoặc ẩm ướt theo kích cỡ thông dụng (rộng 1 m - 1,2 m, dài không quá 10 m).

4. Bón lót 5 kg -10 kg phân chuồng hoai cho 1m2 luống đất gieo.

Điều 10. Xử lý hạt

1. Xử lý theo phương pháp thông dụng ngâm hạt vào nước ấm 400C - 500C (2 sôi 3 lạnh) trong 6 giờ, rửa chua và để ráo nước.

2. ủ khoảng 2 ngày đến 3 ngày cho tới khi hạt nứt nanh thì đem gieo; trong khi ủ phải rửa chua và thay túi hàng ngày.

Điều 11. Gieo hạt

1. Trộn hạt đã xử lý với cát mịn, gieo vãi đều lên mặt luống, lượng hạt 1 kg cho 80 m2 đến 100m2.

2. Sàng 1 lớp đất dày phủ kín hạt.

3. Che tủ luống gieo và thường xuyên tưới để đảm bảo độ ẩm.

4. Dỡ bỏ che tủ khi cây bắt đầu nảy mầm.

5. Cắm ràng hoặc làm dàn bảo đảm che 40% - 50% ánh sáng.

6. Khi cây nhú lá, sàng đất và phân chuồng hoai đập nhỏ để bón phủ mặt luống dày 2 mm - 3 mm, định kỳ 10 ngày đến 15 ngày bón 1 lần.

7. Thường xuyên bắt diệt côn trùng gây hại, phòng trừ kiến và nấm.

8. Nhổ cỏ phá váng định kỳ cho cây gieo.

Điều 12. Cấy cây

1. Cây rễ trần:

Cây gieo được 50 ngày đến 60 ngày, cao 10 cm đến 12 cm, nhổ tỉa cấy lên luống đã được chuẩn bị như luống gieo quy định ở Điều 9 của Quy phạm này.

2. Cây có bầu:

a. Vỏ bầu: có kích cỡ 8 cm x 15 cm với cây trồng 6 tháng tuổi và 12 cm x 18 cm với cây trồng 12 tháng tuổi;

b. Ruột bầu: Hỗn hợp đất mặt cát pha + 10% phân chuồng hoai + 1% Supe lân; những nơi có điều kiện có thể trộn thêm 10% - 20% đất mặt sét pha ( phần trăm tính theo trọng lượng ruột bầu).

c. Kỹ thuật đóng và xếp bầu lên luống, nhổ cây, hồ rễ và cấy cây theo cách thường dùng; nơi có điều kiện khuyến khích dùng chế phẩm frankia để hồ rễ;

d. Cắm ràng hoặc làm dàn che 30% - 40% ánh sáng.

Điều 13. Chăm sóc cây con

1. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.

2. Dặm cây chết sau khi cấy.

3. Dỡ bỏ dàn che sau khi cấy cây sinh trưởng ổn định được một thời gian tuỳ từng vùng khí hậu.

4. Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, làm cỏ phá váng định kỳ 15 ngày đến 20 ngày 1 lần.

5. Bón thúc định kỳ 1 tháng đến 2 tháng 1 lần: sàng 3kg - 5kg phân chuồng hoai đập nhỏ cho 1m2 hoặc phân NPK nồng độ 2% - 3% hoà nước, tưới 2 lít/m2.

6. Ngừng chăm sóc trước khi trồng 1 tháng.

Điều 14. Tiêu chuẩn cây đem trồng

Tuổi cây

( tính từ lúc gieo)

6 tháng

12 tháng

Chiều cao (m)

0,8-1,0

1,2-1,5

Đường kính cổ rễ (cm)

0,5-1,0

1,0-1,5

Sinh lực:

Sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.

 

Chương IV :

TRỒNG RỪNG

 

Điều 15. Phương thức trồng và cách bố trí cây trồng

Tuỳ theo mục đích và điều kiện lập địa cụ thể mà chọn lựa phương thức:

1. Phòng hộ chắn gió và cố định cát:

a. Đất cát di động hoặc bán di động:

- Phương thức trồng thuần loài, nơi có điều kiện khuyến khích trồng kết hợp với một số cây bụi chịu hạn và gío cát ( dứa dại, dứa bà, xương rồng,...).

- Cách bố trí trồng theo đai như sau: Đai chính vuông góc với hướng gió hại, bề rộng tối thiểu trên 30m, cự ly đai chính 100 m - 150 m

 - Đai phụ vuông góc với đai chính, bề rộng tối thiểu 20 m, cự ly đai phụ 50 m - 100 m

 - ở các cồn cát di động cao hơn 10 m nằm trên đai chỉ trồng 1/3 chân cồn phía đón gió, sau khi ổn định sẽ trồng tiếp.

- ở nơi có trồng cây bụi chịu hạn và gió cát kết hợp có thể chỉ trồng 1 hàng đến 2 hàng ở phía đón gió với tỷ lệ cây cách cây trên hàng là 1:1 hoặc 1: 2 (1 phi lao + 1 hoặc 2 cây chịu hạn).

b. Đất cát cố định:

- Phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài trong đai với những loài cây gỗ chịu hạn (các loại keo, bạch đàn, ...) kích cỡ, cự ly đai như đối với đất cát di động.

- Cách bố trí trồng theo lưới đai như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện; bố trí trường hợp trồng hỗn loài: cây cách cây trên hàng, hàng cách hàng hoặc hàng cách giải( 2 hàng - 3 hàng) tỷ lệ hỗn loài phi lao với loài cây khác tối thiểu là 1: 1, tốt nhất là 2:1 tuỳ điều kiện cụ thể (1 phi lao hoặc 2 phi lao + 1 loài cây khác).

c. Đất cát ven suối cát:

- Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn loài với cây gỗ khác theo giải hoặc đai.

- Cách bố trí trồng theo giải hoặc đai có chiều rộng tối thiểu 2 m - 3 m song song với suối cát hoặc bao quanh nhà; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định.

d. Đất cát ngập nước trong mùa mưa:

- Phương thức trồng thuần loài hoặc hỗn loài với cây gỗ khác;

- Cách bố trí trồng theo lưới đai như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện nhưng phải tạo thành bờ cát hoặc trên các mô đất để trồng theo hàng hoặc giải; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định;

2. Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng:

a. Phương thức trồng hỗn loài với các cây lá rộng mọc nhanh (bạch đàn, các loại keo...) hoặc thuần loài theo hàng hoặc đai trên đất có thể lợi dụng được như mương máng, đường sá...

b. Cách bố trí trồng: hướng, chiêù rộng, cự ly, khoảng cách hàng hoặc đai tuỳ thuộc đất đai được tận dụng để quyết định; cách trồng hỗn loài là cây cách cây hoặc hàng cách hàng cự ly 2 m x 2 m hoặc 2 m x 1,5m với tỷ lệ cây hỗn loài tối đa là 1:1

3. Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp:

a. Phương thức trồng: thuần loài hoặc hỗn loài theo lưới đai bao ô vuông bàn cờ nhằm bảo vệ cho đất được chừa lại để trồng cây nông nghiệp ngắn ngày ở giữa các ô; áp dụng cho đất cát cố định có độ cao dưới 10m so với mực nước biển;

b. Cách bố trí trồng: đai bao có chiều rộng ít nhất trồng được 2 hàng đến 3 hàng cây; cự ly giữa các đai bao rộng từ 50 m - 100 m; trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định; nơi thấp trũng có mực nước ngầm nông hoặc ngập nước đai bao phải đắp thành bờ cát để trồng có chiều cao 0,8 m - 1,2 m, rộng ít nhất 1m.

Điều 15. Thời vụ trồng

Vùng ven biển phía Bắc: vụ xuân có thể mở sang vụ thu.

Vùng có gió Lào: vụ thu đông.

Vùng vùng khô hạn: vụ đông.

Vùng còn lại: vụ hè .

Điều 16. Mật độ

Mật độ tính theo diện tích thực trồng quy định như sau:

1. Phòng hộ chắn gió và cố định cát: theo mức độ xung yếu:

a. Vùng rất xung yếu:                 10.000cây/ha (1 m x 1 m);

b. Vùng xung yếu:                       5.000 cây/ha (1 m x 2 m);

 c. Vùng ít xung yếu:                   3.300 cây/ha (1,5 m x 2 m);

2. Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng:

a. Vùng đất xấu:                        3.300 cây/ha (1,5 m x 2 m);

b. Vùng đất tốt:              2.500 cây/ha (2 m x 2 m);

3. Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp:

                                    10.000 cây/ha - 20.000 cây/ha (1 m hoăc 0,5 m x 1 m).

Điều 17. Làm đất

1. Làm đất cục bộ theo hố, đào hố so le( hình nanh sấu ) theo kích cỡ sau đây:

a. Trồng rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát: hố đào 30cmx30cmx60cm (sâu); nơi đất trũng cần lên líp cao ít nhất 1m rộng 1m hoặc tạo thành các mô đất ở vị trí trồng cây, đảm bảo thoát nước;

b. Trồng rừng phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng: hố đào 30cmx30cmx30cm.

c. Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp: hố đào 30cmx30cmx60cm (sâu), nơi thấp đắp bờ cát như khoản 3 Điều 14 của quy phạm này;

2. Đào hố và lấp đất trước lúc trồng 5 ngày đến 7 ngày.

Điều 18. Bón lót

1. Tuỳ điều kiện cho phép có thể bón lót 1 kg phân chuồng hoai + 50 gam phân NPK hay phân lân vi sinh cho 1 cây.

2. Bón vào lúc đào hố lấp đất bằng cách trộn đều với đất ở độ sâu giữa hố sau đó lấy đất lấp lên trên.

3. Nơi có điều kiện khuyến khích dùng rong, rêu để bón lót trước khi trồng.

Điều 19. Kỹ thuật trồng

1. Chọn những ngày mưa phùn hoặc mưa nhỏ liên tục, tiết trời râm mát, không có gió heo may để trồng bằng cây co rễ trần hoặc có bầu.

2. Với cây con rễ trần: đặt cây con cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố. Lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất 2cm - 3cm.

3. Với cây con có bầu: xé vỏ bầu, đặt cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố; lấp đất đầy hố dậm thật chặt, vun thêm đất cao trên mặt đất 2cm - 3cm.

4. Đối với vùng cát phải đảm bảo độ sâu hố ngập 1/3 chiều cao cây và sau khi lấp đất phải lèn thật chặt.

5. Sau khi trồng xong ở đất cát di động, nơi có điều kiện khuyến khích rải đều một lớp cỏ lá khô dày 2cm - 3cm trên bề mặt đất để giữ ẩm và chống cát bay.

 

Chương V :

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, BẢO VỆ RỪNG

 

Điều 20. Chăm sóc

1. Trồng dặm : Sau khi trồng 1 tháng phải tiến hành kiểm tra nếu tỷ lệ cây sống dưới 90% phải trồng dặm theo qui định của quy trình nghiệm thu trồng rừng;

2. Chăm sóc trong thời gian 3 năm liền :

- Năm thứ nhất chăm sóc 1 đến 2 lần tuỳ thời vụ trồng; chăm sóc lần đầu sau khi trồng 1 đến 2 tháng; lần 2 vào cuối mùa mưa áp dụng cho trồng vụ xuân hè;

- Năm thứ 2 và năm thứ 3 chăm sóc 2 lần mỗi năm, vào cuối mùa mưa và cuối mùa khô;

- Nội dung chăm sóc gồm xới vun đất quanh gốc cây, đường kính rộng 1m, cao 5 cm đến 10 cm, tận dụng cỏ rác tủ quanh gốc cây;

3. Bón thúc: đối với rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát, nơi có điều kiện khuyến khích bón thúc phân chuồng hoai hoặc phân NPK hay phân lân vi sinh với lượng, thời gian và cách bón thích hợp với từng vùng.

Điều 21. Nuôi dưỡng và bảo vệ rừng

1. Nuôi dưỡng :

a. Đối với rừng chắn gió cố định cát không tỉa thưa; những cây bị khô phần ngọn hay thân, ở tuổi 3 đến 4 thì chặt bỏ phần thân bị khô để nuôi dưỡng các chồi ngang kích thích phát triển và nuôi dưỡng các chồi đứng.

b. Đối với rừng chắn gió kết hợp lấy gỗ củi tỉa thưa 1 lần ở tuổi 4 đến 5, giữ lại 1500 cây/ha - 2000 cây/ha; chỉ chặt những cây sinh trưởng kém, tán nhỏ hẹp, cong queo, sâu bệnh kết hợp nuôi chồi, sau khi chặt phải đảm bảo cây chừa lại phân bố đều.

2. Bảo vệ rừng:

a. Cấm chăn thả trâu bò trong thời gian từ sau khi trồng tới sau khi rừng có chiều cao bình quân hơn 3 m.

b. Cấm người quét vơ lá rụng và chặt phá cây cành, chỉ được tận dụng cành khô làm củi.

c. Có biện pháp phòng lửa rừng theo quy phạm QPN 8-86.

d. Thường xuyên có người tuần tra canh giữ bảo vệ rừng, phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 22. Nghiệm thu, lập và lưu giữ hồ sơ

1. Tiến hành nghiệm thu theo qui định của quy trình nghiệm thu trồng rừng và chăm sóc rừng trồng.

2. Phải lập và lưu trữ hồ sơ lý lịch rừng trồng theo lô khoảnh cho đến khi phải thay thế rừng mới theo quy định chung.

 

Chương VI :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 23. Xây dựng Quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật trồng Phi lao

1. Trên cơ sở qui phạm này, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng qui trình cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, với sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Căn cứ Quy phạm hay Quy trình trồng Phi lao đã được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để áp dụng cho công tác trồng Phi lao.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Kể từ ngày Quy phạm này có hiệu lực, mọi quy định trước đây trái với Quy phạm này đều bãi bỏ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 23- 2000

QUY PHẠM KỸ THUẬT TRỒNG QUẾ

(Cinamomum Cassia BL)

(Ban hành theo Quyết định số : 05 /2000/QĐ-BNN/KHCN, ngày 25/01/2000

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

 

Chương 1 :

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

 

Điều 1. Nội dung, mục tiêu

Quy phạm này quy định những nguyên tắc về yêu cầu kỹ thuật trồng quế (Cinnamomum Cassia BL) từ khâu chọn đất, lấy giống, tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đến tuổi thành thục công nghệ 15 năm trở lên nhằm mục tiêu lấy sản phẩm kết hợp với phòng hộ.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Quy phạm áp dụng cho trồng rừng quế tập trung thuần loài hoặc hỗn loài tuỳ theo yêu cầu, điều kiện cụ thể.

2. Đối với trồng quế phân tán có thể vận dụng những điều khoản thích hợp của Quy phạm này.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Quy phạm này định mức kinh tế - kỹ thuật trồng quế quy định ở Điều 22 được áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trồng quế bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi.

 

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG

 

Điều 4. Điều kiện gây trồng

1. Khí hậu:

- Nhiệt độ bình quân năm 20 O C - 21O C;

- Lượng mưa hàng năm trên 1800 mm;

- Độ ẩm không khí trên 80% ;

- Độ cao so với mặt biển:

ở miền Bắc : 200 m .

ở miền Trung: 500 m

ở miền Nam : 700 m;

2. Đất đai : Có thể trồng quế trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng); có độ dầy tầng đất trên 50 cm; đất ẩm nhưng thoát nước tốt ; đất nhiều mùn ( > 3%); độ pHKCL = 4.0 - 5.5.

3. Trạng thái thực bì thích hợp với việc trồng Quế là các dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác, nương rẫy mới ; không trồng quế nơi đất đồi núi trọc, nơi chỉ còn thảm cỏ cây bụi chịu hạn, cỏ tranh xấu, nơi không còn hoàn cảnh rừng.

 

Chương 3 :

THU HÁI VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG

 

Điều 5. Chọn cây lấy giống.

1. Chọn cây mẹ ở những rừng giống đẫ được chuyển hoá;

2. Những nơi chưa có rừng giống, có thể chọn cây mẹ từ các cây mọc phân tán và phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau đây:

- Tuổi : 15 tuổi đến 30 tuổi;

- Sinh trưởng tốt, có tán đều, cành lá xum xuê và chưa bị bóc, vỏ thân thẳng cân đối;

- Cây không bị sâu bệnh.

Điều 6. Thu hái hạt giống.

1. Thời gian thu hái quả chín từ tháng 1 đến tháng 3, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu tím sẫm .

2. Có thể thu hái bằng nhiều cách như trèo cây hái quả, dùng dụng cụ thu hái hoặc phát dọn sạch xung quanh tán cây giống trước mùa thu hoạch 1 tháng để thu nhặt hạt rơi rụng.

3. Không chặt cành và cây để lấy quả, không thu hái quả non; không để chim thú ăn và phá hoại quả trong mùa thu hái.

4.   Sử dụng giống để trồng:

- Quế Yên bái trồng ở phía Bắc.

- Quế Thanh hoá - Nghệ an trồng ở Thanh hoá - Quảng bình.

 - Quế Quảng nam - Quảng ngãi trồng ở phía Nam

Điều 7. Chế biến và bảo quản hạt

1. Quả quế thu hái về được ủ 1 đến 3 ngày để vỏ thịt ngoài mềm ra, đập bỏ vỏ thịt ngoài ở trong nước để thu hạt, phải hong hạt nơi thoáng mát, để ráo nước rồi bảo quản hoặc đem gieo.

2. Thu hái hạt giống xong nên đem gieo ngay.

3. Nếu chưa gieo ngay phải bảo quản bằng cát ẩm (cát ẩm khi nắm lại không chảy nước khi thả tay ra còn in lằn ngón tay trên nắm cát) cứ 2 phần cát trộn lẫn 1 phần hạt để nơi thoáng mát, thường xuyên đảo hạt tối thiểu 1 ngày 2 lần và bổ sung độ ẩm khi thấy cát bị khô.

4. Không phơi hạt ra ngoài nắng, không để hạt trên gác bếp, không để hạt trong các bao tải hoặc vun thành đống cao quá 30cm.

 

Chương 4 :

TẠO CÂY CON

 

Điều 8. Chọn và lập vườn ươm.

1. Chọn vườn ươm :

- Gần nơi trồng và thuận tiện cho việc vận chuyển cây con;

- Phải đào hào và có hàng rào bảo vệ;

- Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, thoát nước.

2. Làm đất vườn ươm:

- Đối với vườn ươm mới phải được dọn sạch cỏ đánh gốc cây còn lại, cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước khi lên luống;

- Lên luống:

+ Có 3 loại luống là luống gieo, luống cấy và luống đặt bầu;

+ Với luống gieo và luống cấy phải làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ mới tiến hành lên luống, luống có kích thước rộng 1 m - , dài 10m ,cao 12 cm - 15cm, rãnh luống rộng 50 - 60cm tính từ mép mặt luống, khi lên luống cần bón lót cho đất bằng phân chuồng hoai, lượng bón 4-5 kg cho 1m2.

+ Với luống đặt bầu phải làm đất nhỏ trước khi lên luống; luống có kích thước nhưq luống gieo, mặt luống phải bằng phẳng; luống làm theo hướng Đông - Tây để giàn che bóng cho cây được che đều suốt ngày.

Điều 9. Tạo cây con.

1. Cây con có bầu:

- Ruột bầu nên chọn đất ở tầng B với hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ tính theo trọng lượng bầu :

95% đất + 4 % phân chuồng đã ủ hoai và sàng nhỏ + 1% phân NPK;

- Vỏ bầu có kích thước 6 cm x 13cm cho cây 1 năm và 9 cm x 18cm cho cây 2 năm.

2. Tạo cây con rễ trần: Phải được tạo trên luống cấy, rạch nọ cách rạch kia không dưới 5 cm; cây nọ cách cây kia 5 cm - 8cm.

Điều 10. Xử lý hạt

1. Rửa sạch hạt loại bỏ hạt thối, hạt lép; ngâm hạt bằng nước ấm 30OC trong 3 giờ, vớt ra để ráo nước; ngâm tiếp vào thuốc tím nồng độ 0,01% trong 15 phút hoặc dung dịch Boócđô nồng độ 1% trong 3 - 4 phút.

2. Hong hạt cho ráo nước rồi đem gieo; khi gieo rải hạt đều trên mặt luống với số lượng 3kg hạt /m2, dùng cát mịn phủ kín hạt (0,3 cm - 0,5 cm); thường xuyên tưới phun đủ ẩm cho luống gieo đến khi hạt nẩy mầm dài 1cm đem cấy vào bầu hoặc cấy vào luống ươm để tạo cây rễ trần.

Điều 11. Cấy hạt mầm

1. Tưới nước cho luống cấy và luống bầu đủ ẩm trước khi cấy hạt từ 1 đến 2 giờ; độ sâu cấy hạt từ 0,5 cm - 1cm, chú ý đặt phần chóp mầm của hạt xuống phía dưới; lấp hạt mầm bằng đất mịn dày 0,3 cm - 0,5cm..

2. Che tủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc cỏ tranh đã phơi khô, tẩy trùng bằng Ceresan hoặc thuốc tím 0,05%.

3. Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho luống cấy, luống bầu; khi hình thành cây mầm trên mặt đất thì dỡ bỏ vật liệu che phủ.

4. Có thể áp dụng gieo hạt trực tiếp vào bầu; hạt sau khi xử lý được ủ trong bao vải mỗi ngày rửa chua 1 đến 2 lần; khi hạt nứt nanh thì gieo vào mỗi bầu 1 hạt, lấp hạt bằng đất mịn dầy 0,3 cm - 0,5cm.

Điều 12. Chăm sóc cây con

1. Che bóng:

- Từ 1 đến 3 tháng đầu che bóng 70% - 80% tránh ánh sáng trực xạ;

- Từ 4 đến 6 tháng tuổi che bóng 40% - 50%;

- Từ tháng thứ 7 cần dỡ bỏ dàn che dần cho đến trước khi đem cây con đi trồng 1 tháng phải dỡ bỏ hết dàn che.

Điều 13. Tưới nước, làm cỏ, bón thúc:

- Trong khoảng 15 ngày đầu sau khi cấy hạt mầm phải tưới nước đều đặn và luôn giữ ẩm cho luống cây, lượng nước tưới từ 3 đến 4 lít/m2 sau đó giảm dần; Vào những ngày âm u, có mưa nhiều cần đánh rãnh thoát nước và mở bớt dàn che .

- Sau 1 tháng tiến hành nhổ cỏ và phá váng trên mặt bầu, đồng thời kết hợp với việc chỉnh trang cho cây mầm đứng thẳng;

- Bón thúc: Nếu cây sinh trưởng chậm cần bón thúc bằng phân chuồng hoai từ tháng thứ 4, về sau có thể thêm phân NPK nồng độ 0,5% ( tưới 2 đến 3 lít cho 1m2);

- Trước khi trồng 1 tháng thì không tiến hành bón thúc và giảm lượng nước tưới .

Điều 14. Phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Cóc, nhái, chuột, dế, sâu xám phá mầm hạt, cắn chết cây; có thể dùng các loại bả độc để tiêu diệt;

+ Bệnh đốm lá và khô lá thường xuất hiện ở các tháng khô, nóng, có thể phòng trừ bằng các loại thuốc diệt nấm thông thường;

+ Bệnh nấm cổ rễ, xuất hiện vào thời kỳ cây con 2 đến 5 tháng tuổi, dùng Boócđô nồng độ 1% hoặc Benlat nồng độ 0,05% phun 0,5 lít / m2 theo định kỳ 15 ngày 1 lần.

+ Sâu đục thân xuất hiện vào cuối xuân và hè dùng biện pháp bẫy bướm để diệt hạn chế mức độ lây lan của sâu;

Sâu xám trực tiếp bắt hoặc dùng thuốc Malathion nồng độ 0,1% tưới 1 lít cho 4 đến 5m2;

- Bệnh tua mực, trong điều kiện hiện nay tốt nhất là nhổ và đốt các cây bị bệnh để tránh lây lan.

Điều 15. Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

a/ Đảo bầu và phân loại cây con

- Trước khi đem cây con đi trồng từ 2 - 3 tháng phải đảo bầu cắt đứt các rễ cây ăn sâu xuống đất và giãn mật độ của bầu cho cây phát triển cân đối ;

- Cùng với việc đảo bầu là phân loại cây con; cây có cùng chiều cao và mức độ sinh trưở ng thì xếp riêng vào một khu vực; những cây sinh trưở ng kém, còi cọc thì xếp riêng để có biện pháp chăm sóc kỹ hơn.

b/ Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

- Nếu trồng rừng tập trung:

+ Tuổi cây 18 đến 24 tháng

+ Chiều cao cây :                       25 cm - 30 cm ;

+ Đường kính cổ rễ :                  0,4 cm - 0,5 cm ;

+ Cây sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh và đã được mở bớt dàn che;

- Nếu trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình, chọn cây sau 18 đến 24 tháng tuổi, tiêu chuẩn cần đạt được như sau:

+ Chiều cao cây :                       50 cm - 60 cm ;

+ Đường kính cổ rễ :                  0,6 cm - 0,8 cm ;

+ Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

 

Chương 5:

TRỒNG RỪNG

 

Điều 16. Phương thức trồng

Quế được trồng theo 3 phương thức sau:

1. Trồng quế dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy có độ tàn che 0,3 - 0,4; mật độ trồng 1.000 đến 2.000 cây / ha; sau 2 đến 4 năm ken dần các cây gỗ tạp kém giá trị .

2. Trồng quế theo phương thức nông lâm kết hợp:

- Quế + Lúa nương,

- Quế + Sắn ( hoặc Ngô, ý dĩ ...),

- Quế + cây cải tạo đất ( Đậu triều, Cốt khí ...);

Mật độ trồng 3.300 đến 5.000 cây / ha;

Năm đầu làm đất trồng lúa nương và kết hợp trồng quế ngay;

Năm thứ hai trồng Sắn lưu đến năm thứ ba để che cho Quế;

Với cách trồng này sau 7 đến 10 năm có thể chặt tỉa và sau 15 đến 20 năm cho khai thác.

3. Trồng quế kết hợp với cây ăn quả trong các vườn rừng: quế xen với cây ăn quả theo hàng cách nhau 5m, cây cách cây từ 3m - 4m tuỳ thuộc vào từng loài cây ăn quả; với phương thức này nên trồng bằng cây con 2 tuổi.

Điều 17. Xử lý thực bì

1. Xử lý thực bì trên nguyên tắc phải để độ tàn che ban đầu cho quế là 0,3-0,4;

2. Với đối tượng thực bì chủ yếu là rừng nghèo kiệt không còn giá trị kinh tế, rừng phục hồi sau nương rẫy, thảm cây bụi có cây gỗ rải rác, công tác xử lý thực bì bao gồm các nội dung sau:

- Luỗng phát toàn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, đối với rừng thứ sinh, rừng phục hồi chừa lại cây tái sinh làm tàn che ban đầu, sẽ xử lý trong quá trình chăm sóc và điều chỉnh độ tàn che sau này; cây chặt phải hạ sát gốc, băm nhỏ cành nhánh xếp gọn theo đường đồng mức và tận dụng lâm sản triệt để;

- Phát dọn theo băng: đối với các đối tượng thực bì là cây bụi cao dưới 3m thì phát băng rộng 1m để chừa 1m song song với đường đồng mức (băng chừa có thể để rộng hơn nếu trồng mật độ thấp); trên băng chặt phát dọn toàn bộ cây cỏ, gốc chặt không cao quá 15cm.

Điều 18. Làm đất, đào hố, lấp hố

1. Cuốc lật hoặc xới đất rẫy cỏ cục bộ 1m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn(trên 2cm).

2. Đào hố kích thước 40cm x 40cm x 40cm; khi đào chú ý để riêng lớp đất mặt một bên phía trên dốc, chặt đứt toàn bộ rễ cây có trong lòng hố; hoàn thành việc đào hố trước khi trồng 1 tháng.

3. Lấp hố trước khi trồng 15 ngày, lấp toàn bộ lớp đất mặt đã nhặt hết rễ cây, đất đá xuống hố, hố lấp xong phải cao hơn mặt đất tự nhiên 2 cm - 3 cm.

Điều 19. Thời vụ trồng

1. ở phía Bắc:

- Mùa xuân là mùa trồng chính vào các tháng 1 đến tháng 3.

- Mùa thu vào các tháng 8 và tháng 9.

2. ở phía Nam vào mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 12.

Điều 20. Kỹ thuật trồng

1. Trồng bằng cây có bầu:

- Dùng cuốc hoặc bay khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt bầu cây, có chiều sâu cao hơn chiều cao của túi bầu 1 cm - 2 cm;

- Rạch bỏ vỏ bầu (nếu vỏ bầu bằng nylon), đặt bầu cây ngay ngắn trong lòng hố, lấp đất và lèn chặt, vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt đất tự nhiên 5 cm - 10 cm.

2. Trồng bằng cây rễ trần:

- Dùng cuốc hoặc bay cắm vào lòng hố và ép đất về một bên, đặt cây con vào chỗ đất vừa mới được đào, dùng cuốc hay bay ép đất lại về phía rễ cây vừa đặt xuống; dùng chân hoặc bàn tay dẫm nhẹ phần đất xung quanh cổ rễ cây con; chỉnh trang lại cho cây đứng thẳng, vun gốc cây mới trồng bằng đất mịn;

- Khi đặt cây xuống hố trồng cần chú ý không để cong rễ .

 

Chương 6 :

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG

 

Điều 21. Chăm sóc rừng mới trồng

1. Nếu trồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì khi chăm sóc cho cây nông nghiệp cũng là chăm sóc cho quế; phải luôn luôn chú ý không để cây nông nghiệp và cây phù trợ khác cạnh tranh với quế về ánh sáng và độ ẩm đất; một năm chăm sóc ít nhất là 2 lần.

2. Nếu trồng Quế trong băng, rạch hoặc dưới tán cây tái sinh tự nhiên thì cần chăm sóc cho cây theo chế độ sau đây:

- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần;

- Từ năm thứ 4 cho đến khi khép tán chăm sóc mỗi năm 1 lần.

Điều 22. Nội dung chăm sóc

- Trồng dặm các cây quế đã chết từ năm thứ 1 và thứ 2, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át quế, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại.

- Xới xáo xung quanh gốc cây thành 1 vòng tròn có đường kính 0,8m - 1m cho những lần chăm sóc từ năm thứ nhất đến năm thứ 3.

- Bón thúc cho cây 50 g phân bón NPK, bón trong các rạch vòng tròn cách gốc 0,3 m - 0,4 m; mỗi năm bón 1 lần trong 3 năm đầu.

- Trong quá trình chăm sóc phải điều chỉnh độ tàn che đến năm thứ 4 cây quế được phơi ra ánh sáng hoàn toàn.

Điều 20. Chăm sóc rừng khi khép tán

1. Tỉa cành: năm đầu khi rừng mới khép tán,cần xúc tiến tỉa cành nhân tạo

2. Tỉa thưa: tuỳ theo mật độ trồng quế mà từ năm thứ 3 trở lên bắt đầu tiến hành tỉa thưa đến năm thứ 5 mật độ còn 2.000 đến 2.500 cây/ha, năm thứ 8 mật độ còn 1.500 đến 2.000 cây/ha, năm thứ 15 còn 800 đến 1.000 cây/ha và từ năm thứ 20 trở đi còn 500 đến 800 cây/ha.

Điều 21. Bảo vệ rừng quế

1. Phòng trừ sâu bệnh:

- Sâu ăn lá thường xuất hiện phá hoại; dùng các biện pháp diệt trừ bằng cách phun dung dịch Trebon nồng độ 0,2% .

- Sâu đục thân dùng đèn bẫy bướn để bắt và diệt

- Bệnh tua mực phải chặt bỏ và đốt ngay cây bị bệnh.

- Cần tuân thủ các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây quế theo các điều khoản trong Quy phạm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây rừng đã được Bộ ban hành.

2. Phòng chống cháy rừng và tác hại khác:

- Triệt để phòng chồng cháy rừng, những nơi dễ gây hoả hoạn phải có đường ranh cản lửa; tuyệt đối cấm việc đun nấu hoặc đốt ong trong rừng quế;

- Không được để người và súc vật vào phá hoại rừng trồng; phải có bảng nội quy bảo vệ rừng bên ngoài mỗi khu vực trồng quế.

 

Chương 7 :

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 22. Xây dựng Quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật trồng Quế

1. Trên cơ sở qui phạm này, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng qui trình cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, với sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Căn cứ Quy phạm hay Quy trình trồng quế đã được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để áp dụng cho công tác trồng quế.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Kể từ ngày Quy phạm này có hiệu lực, mọi quy định trước đây trái với Quy phạm này đều bãi bỏ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

 

 

 

Nguyễn Văn Đẳng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi