Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY 2022 tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY

Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:7473/CT-BNN-TYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Lê Minh Hoan
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
08/11/2022
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm

Ngày 08/11/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 7473/CT-BNN-TY về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Theo đó, để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

Cụ thể, bố trí nguồn lực rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Bộ, hướng dẫn của Cục Thú y; chủ động triển khai giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng.

Ngoài ra, Bộ cũng thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở NNPTNT, Lãnh đạo UBND các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Xem chi tiết Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY tại đây

tải Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Chỉ thị 7473/CT-BNN-TY PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 7473/CT-BNN-TY

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2022

 

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2033

__________

 

Từ đầu năm 2022 đến nay, dịch bệnh động vật đã cơ bản được kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, một số dịch bệnh nguy hiểm ở động vật đang có chiều hướng gia tăng mạnh, cụ thể: (i) Có 40 ổ dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 21 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy hơn 93.000 con gia cầm; (ii) Trên 1.150 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 51 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 53.000 con lợn; (iii) Trên 240 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 16 tỉnh, với 2.255 con trâu, bò mắc bệnh, 442 con bị chết và tiêu hủy; (iv) Có 16 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại 7 tỉnh với 518 con gia súc mắc bệnh; (v) Có 135 ổ dịch bệnh Dại động vật, buộc tiêu hủy 174 con chó, mèo tại 16 tỉnh; đặc biệt bệnh Dại đã làm 52 người tử vong tại 21 tỉnh, thành phố .

Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023 là rất cao, do: (i) Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh nêu trên còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở nhiều địa phương; (ii) Tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn (trên 500 triệu con gia cầm, gần 28 triệu con lợn, khoảng 10 triệu con trâu, bò, dê, cừu,..); tổng đàn gia súc, gia cầm tái đàn tăng mạnh, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi an toàn sinh học còn rất hạn chế; (iii) Nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật gia tăng mạnh; (iv) Thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh; (v) Một số nơi có tình trạng chủ quan, lơ là, nhiều khó khăn trong việc triển khai phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh đạt tỷ lệ thấp.

Để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể:

1. Tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 204, cụ thể: “Chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc thú y; phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên ngành thú y, kiểm dịch động vật; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh”; Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

2. Chủ động tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025; Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030).

3. Bố trí nguồn lực tổ chức triển khai ngay các giải pháp kỹ thuật sau:

a) Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi (như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Viêm da nổi cục,...) tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng;

c) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; bảo đảm quản lý, kiểm soát thú y tại các cơ sở, điểm giết mổ động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam;

d) Tổ chức triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh, đặc biệt tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh, có nguy cơ cao.

4. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức , nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

5. Thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc triển khai các biện pháp kỹ thuật nêu trên.

6. Khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương trong năm 2023 và các năm tiếp theo; trong đó cần bố trí kinh phí triển khai các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục, Dại; kinh phí mua vắc xin, thuốc sát trùng và chi trả tiền công cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

7. Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 414/QĐ -TTg ngày 22/3/2021 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2021); văn bản số 409- BC/ĐĐQH15 ngày 07/12/2021 của Đảng đoàn Quốc hội gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư về duy trì, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật; đặc biệt mới đây nhất là Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y: (i) Thành lập các đoàn công tác đi hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung của các Đề án, Chương trình, Kế hoạch quốc gia; (ii) Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình dịch bệnh, giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng; (iii) Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh động vật; (iv) Thông tin, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông Trung ương; (v) Hợp tác quốc tế và huy động nguồn lực triển khai các Đề án, Chương trình, Kế hoạch quốc gia; (vi) Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp để tổ chức nghiên cứu, sản xuất, cung ứng vắc xin phòng bệnh trên động vật, bảo đảm phù hợp, hiệu quả; (vii) Phân công Lãnh đạo, cán bộ trực phòng, chống dịch bệnh động vật trong các ngày nghỉ cuối tuần, ngày Lễ, Tết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (để b/c);
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục (để t/h);
- Tổng cục Thủy sản; Cục Chăn nuôi; Trung tâm KNQG (để t/h);
- Sở NN&PTNT, Cơ quan QLCN thú y các tỉnh, TP (để t/h);
- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi