Chỉ thị 27/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác hộ đê, phòng lụt năm 1998
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 27/1998/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/1998/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/07/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 27/1998/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 27/1998/CT-TTG
NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HỘ ĐÊ, PHÒNG CHỐNG LỤT NĂM 1998
Do mưa to ở thượng
nguồn nên đã xảy ra lũ lớn trên sông Đà, sông Lô, sông Hồng, hệ thống sông Thái
Bình và hiện tượng sạt lở, mạch đùn, mạch sủi và các sự cố khác đã và đang xảy
ra trên các tuyến đê thuộc thành phố Hà Nội, các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Tây và một số địa phương khác.
Tình hình thời tiết,
mưa lũ năm nay còn diễn biến rất phức tạp, để chủ động, tăng cường công tác hộ
đê, phòng chống lụt bão năm 1998, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố có đê và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện một số việc
cấp bách sau:
1. Củng số, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và lực lượng hộ đê, phòng chống lụt bão các cấp, các ngành và các địa phương; phân công nhiệm vụ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy để giám sát, theo dõi và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương (đặc biệt đối với chính quyền cấp xã) để tổ chức chỉ đạo kiên quyết, giữ vững vào bảo vệ an toàn các trọng điểm đê xung yếu trên địa bàn; đối với những đoạn đê xung yếu, đang có sự cố cần thành lập riêng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão cho đoạn đê đó, để chỉ đạo trực tiếp công tác hộ đê, bảo vệ nghiêm ngặt, xử lý kịp thời các tình huống bất trắc xẩy ra.
2. Theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của đê, kè, cống, xử lý mọi sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu bảo đảm an toàn đê điều. Tăng cường và tổ chức chỉ đạo nghiêm túc công tác trực ban, tuần tra, canh gác bảo vệ đê 24/24 giờ tại các đoạn đê xung yếu (đặc biệt chú ý các ngày lễ, ngày nghỉ chủ nhật và ban đêm).
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê trích một phần kinh phí dự phòng, quỹ phòng chống lụt bão của địa phương để hỗ trợ thêm cho đội chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng cach gác, tuần tra.
3. Tổ chức ngay việc kiểm tra, thống kê số lượng, chủng loại vật tư phòng chống lụt bão hiện có trên địa bàn, có biện phát xử lý bổ sung đảm bảo đủ cơ số để huy động kịp thời khi sự cố xảy ra.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, nắm lại và tổ chức tốt lực lượng hộ đê bao gồm: Lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích và các lực lượng khác trên địa bàn; trang bị các phương tiện cần thiết để hộ đê, phòng lụt có hiệu quả; tổ chức diễn tập tại các đoạn đê đặc biệt xung yếu, dự kiến các tình huống xấu và phương án ứng cứu.
4. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo chặt chẽ việc điều tiết hồ Hoà Bình để bảo đảm an toàn đê điều và thực hiện đúng quy trình vận hành công trình này.
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp phải đảm bảo thông tin thông suất, nắm bắt kịp thời diễn biến của mưa lũ và các sự cố đê điều, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất theo quy định.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê và các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.