Thông tư 01/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 01/2007/TT-BNV

Thông tư 01/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2007/TT-BNVNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành:02/02/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/2007/TT-BNV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 01/2007/TT-BNV NGÀY 02 THÁNG  02 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XII VÀ BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009  

 

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 1077/2007/NQ/UBTVQH11 ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII;

Căn cứ Chỉ thị số 02/2007/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII;

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CUỘC BẦU CỬ

1. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII được tổ chức nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cả nước tại cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Thông qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo mỗi công dân sử dụng và phát huy quyền làm chủ của mình, lựa chọn, giới thiệu và bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội khoá XII.

3. Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân.

4. Quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Kịp thời phê phán, uốn nắn những biểu hiện mất dân chủ, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

II. TỔ CHỨC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1. Các tổ chức phụ trách bầu cử

1.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử:

Căn cứ quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các địa phương thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử gồm Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo đúng thành phần, số lượng quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.

 Việc thành lập Uỷ ban bầu cử được tiến hành chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 14 tháng 02 năm 2007.

Sau khi thành lập Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử và Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ) về danh sách thành viên Uỷ ban bầu cử kèm theo số điện thoại, số FAX, địa chỉ công tác cụ thể của từng thành viên.

Việc thành lập Ban bầu cử được tiến hành chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 21 tháng 3 năm 2007.

Việc thành lập Tổ bầu cử được tiến hành chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 20 tháng 4 năm 2007.

Các cơ quan có trách nhiệm thành lập tổ chức phụ trách bầu cử cần lựa chọn những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử tham gia Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử. Sau khi thành lập, các tổ chức phụ trách bầu cử phải tổ chức quán triệt những nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức phụ trách bầu cử đã được Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định; thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

1.2. Thay đổi thành viên tổ chức phụ trách bầu cử:

Trong trường hợp tổ chức phụ trách bầu cử bị khuyết thành viên do bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chết hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục tham gia thành viên tổ chức phụ trách bầu cử thì Thường trực Hội đồng nhân dân sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định việc thay đổi hoặc bổ sung thành viên tổ chức phụ trách bầu cử nếu thấy cần thiết.

2. Lập danh sách cử tri

Việc lập danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo từng khu vực bỏ phiếu. Để làm tốt công tác này, Uỷ ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cần cử những người có kinh nghiệm, nắm vững pháp luật tham gia công tác lập danh sách cử tri theo quy định tại Chương IV của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình lập danh sách cử tri, cần lưu ý đến các trường hợp không được quyền bầu cử, bị tước quyền bầu cử hoặc được khôi phục quyền bầu cử theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Nghị quyết số 1078/2007/NQ/UBTVQH11 ngày 29/01/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành "Hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII’’.

Đối với trường hợp cử tri đi bỏ phiếu nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri theo quy định tại Điều 27 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chỉ huy đơn vị vũ trang cần chú ý ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên cử tri "Đi bỏ phiếu nơi khác" sau khi đã cấp giấy chứng nhận cho cử tri đó đi bỏ phiếu nơi khác; tránh nhầm lẫn dẫn đến khiếu nại, tố cáo hoặc một cử tri có tên trong hai danh sách cử tri ở hai khu vực bỏ phiếu khác nhau.

Danh sách cử tri phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, những nơi công cộng chậm nhất 30 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 20 tháng 4 năm 2007. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân theo dõi, kiểm tra, giám sát danh sách cử tri, tuỳ tình hình cụ thể ở từng địa phương, từng khu vực bỏ phiếu, có thể kết hợp việc niêm yết danh sách cử tri với việc họp cử tri giới thiệu danh sách cử tri của từng thôn, tổ dân phố, đơn vị vũ trang nhân dân.

3. Về phân chia khu vực bỏ phiếu

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, cử tri và điều kiện cụ thể của địa phương để phân chia khu vực bỏ phiếu và trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê chuẩn.

Trong việc phân chia khu vực bỏ phiếu, hạn chế tối đa việc chia nhỏ quá nhiều khu vực bỏ phiếu trong một đơn vị bầu cử, gây khó khăn cho việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

4. Ứng cử và hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

Việc ứng cử và hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định tại Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Nghị quyết liên tịch số 618/NQLT/UBTVQH-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 24 tháng 01 năm 2007 giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành "Quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội".

5. Tổ chức công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử

5.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công chức và nhân dân về ý nghĩa chính trị to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc lựa chọn, giới thiệu và trực tiếp cầm lá phiếu bầu cử người đại diện cho nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; phổ biến rộng rãi trong nhân dân Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử của Đảng, Nhà nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hướng dẫn tổ chức bầu cử. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, từng nơi để tổ chức các hình thức, cách thức tuyên truyền bầu cử phù hợp.

5.2. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tuyên truyền, cổ động cho cuộc bầu cử, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bầu cử theo đúng quy định của Luật. Theo đặc điểm, tình hình cụ thể, các địa phương, đơn vị và cơ quan hữu quan tổ chức giới thiệu những nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và các văn bản hướng dẫn bầu cử của cơ quan có thẩm quyền nhằm quán triệt, phổ biến ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.

5.3. Các địa phương tổ chức việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền dưới nhiều hình thức để đưa thông tin về công tác bầu cử đến với các tầng lớp nhân dân, cử tri ở địa phương, đặc biệt chú trọng những địa bàn trọng điểm, xung yếu, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và những nơi sinh sống của người dân các dân tộc ít người.

5.4.Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng các hình thức niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi công cộng, các khu vực bỏ phiếu và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cấp xã, thôn, tổ dân phố hoặc các tuyên truyền viên.

6. Tổ chức ngày bầu cử

Việc khai mạc và kết thúc ngày bầu cử đại biểu Quốc hội phải được tiến hành đúng thời gian quy định, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày Chủ nhật 20 tháng 5 năm 2007 và kết thúc vào 19 giờ cùng ngày. Tuỳ tình hình cụ thể và đặc thù của mỗi địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được tổ chức bỏ phiếu trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không đựơc quá 22 giờ ngày Chủ nhật 20 tháng 5 năm 2007. Tuy nhiên, cần chú ý trường hợp đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.

Trong cuộc bỏ phiếu, cần lưu ý khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử phải đóng dấu "đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri của cử tri đã bỏ phiếu nhằm tránh xảy ra khiếu nại, tố cáo việc bỏ phiếu hoặc lợi dụng để bỏ phiếu nhiều lần.

Trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức thực hiện công tác bầu cử. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên Tổ bầu cử phải đeo phù hiệu của Tổ bầu cử và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Trường hợp đặc biệt, khu vực bỏ phiếu nào cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ban bầu cử sau khi lấy ý kiến của Tổ bầu cử ở khu vực bầu cử đó báo cáo ngay với Uỷ ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định. Trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, kiểm phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu, giấy tờ có liên quan; thực hiện biện pháp dự phòng để cuộc bỏ phiếu, kiểm phiếu được tiếp tục, đồng thời kịp thời báo cáo Ban bầu cử để có hướng giải quyết.

Các địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang trọng, tiết kiệm và thuận tiện cho cử tri đến bầu cử. Tại các địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu cử thực hiện việc niêm yết danh sách cử tri, danh sách và tiểu sử của người ứng cử, nội quy địa điểm bỏ phiếu và bố trí đầy đủ bàn, ghế, bút viết và các vật dụng cần thiết khác để tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri đến thực hiện quyền bầu cử theo đúng quy định của Luật.

III. TỔ CHỨC BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009

1. Điều kiện tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân

Theo quy định tại Điều 68 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các địa phương tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 đối với các đơn vị bầu cử còn khuyết đại biểu và các đơn vị hành chính mới chia tách, sáp nhập hoặc đơn vị hành chính thay đổi cấp có số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chưa đủ theo quy định của pháp luật.

Việc bầu cử bổ sung chỉ được tiến hành trong trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu được ấn định.

2. Thể thức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân

Thể thức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành.

Các văn bản của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009  vào ngày 25 tháng 4 năm 2004 được áp dụng trong cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009.

Riêng về quy trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các địa phương sử dụng biểu mẫu bầu cử, mẫu báo cáo bầu cử và con dấu của cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 vào ngày 25 tháng 4 năm 2004 cho cuộc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Các vấn đề cần lưu ý trong tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân

Để tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cùng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, các địa phương có đơn vị bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cần lưu ý những vấn đề sau:

3.1. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, ra nghị quyết về việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cùng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.

3.2. Ở các đơn vị cấp huyện có tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cùng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3.3. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII ở địa phương có thể kiêm nhiệm công việc của tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân như thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009 để thống nhất chỉ đạo chung; Tổ bầu cử làm nhiệm vụ chung thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân.

3.4. Các địa phương bố trí phòng bỏ phiếu chung bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân. Riêng đối với phiếu bầu cử cần chuẩn bị phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khác màu phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII. Chuẩn bị hòm phiếu riêng cho việc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân. Trên mỗi hòm phiếu ghi rõ: "Hòm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII", "Hòm phiếu bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân".

3.5. Tại mỗi địa điểm bỏ phiếu chung cho bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân, các Tổ bầu cử cần cử người phụ trách, hướng dẫn cụ thể cách thức bỏ phiếu cho cử tri để tránh trường hợp bỏ nhầm phiếu bầu cử vào các hòm phiếu.

IV. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẦU CỬ, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO, CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT – KỸ THUẬT VÀ TỔNG KẾT BẦU CỬ

1. Chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử

1.1. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

1.2. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bầu cử ở địa phương theo hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

2. Chế độ thông tin báo cáo

2.1. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo tiến độ về tình hình chuẩn bị, triển khai và tổ chức thực hiện công tác bầu cử lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

2.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ) theo tiến độ từng giai đoạn của cuộc bầu cử theo đúng tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII.

3. Chuẩn bị các điều kiện vật chất – kỹ thuật cho cuộc bầu cử

Kinh phí phục vụ cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội  khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 do ngân sách nhà nước bảo đảm. Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Uỷ ban nhân dân các cấp và các tổ chức phụ trách bầu cử cần tận dụng các phương tiện vật chất – kỹ thuật các cuộc bầu cử trước đây phục vụ cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này.

Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Tài chính tham mưu giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc chuẩn bị và đảm bảo kinh phí cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và kinh phí bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nếu có) ở địa phương, đảm bảo kinh phí bầu cử được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Tổng kết công tác bầu cử

Việc tổng kết công tác bầu cử có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộc bầu cử, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức cuộc bầu cử. Vì vậy, việc tổng kết công tác bầu cử cần được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc, thiết thực và có hiệu quả.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức việc tổng kết, đánh giá kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương (đối với các địa phương có đơn vị bầu cử bổ sung).

Báo cáo tổng kết công tác bầu cử được gửi về Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ) để tổng hợp kết quả bầu cử chung và tiến hành tổng kết bầu cử trong phạm vi cả nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ và các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử Trung ương nghiên cứu giải quyết./.

 

BỘ TRƯỞNG

Đỗ Quang Trung

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi