Quyết định 236/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 236/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 236/2005/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 26/09/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Tách Bưu chính khỏi Viễn thông - Ngày 26/9/2005 , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg của phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo quyết định này sẽ phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 với các mục tiêu: Phát triển bưu chính Việt Nam theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực... Quyết định cũng quy định tách Bưu chính khỏi Viễn thông, hoạt động độc lập có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km, đạt 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính hoạt động... Về phát triển công nghiệp bưu chính, quyết định nhấn mạnh: khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp bưu chính, các hình thức đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài...
Xem chi tiết Quyết định 236/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 236/2005/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
236/2005/QĐ-TTG
NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH,
PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định
số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn
thông;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu
chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định
số 157/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông
về bưu chính;
Căn cứ Quyết định
số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
Xét đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông tại
Tờ trình số 2075/BBCVT-VCL ngày 27 tháng 10 năm 2004 và ý
kiến thẩm định của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn
số 4543/BKH-TĐ&GSĐT ngày 08 tháng 7 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt
"Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam
đến năm 2010" với những nội dung
chủ yếu sau:
a) Phát triển mạng
lưới bưu chính
Phát triển bưu chính Việt
Nam theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá,
tin học hoá, nhằm đạt trình độ hiện
đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu
vực. Tổ chức tách bưu chính và viễn thông,
hoạt động độc lập có hiệu quả,
cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Năm 2010 đạt mức
độ phục vụ bình quân dưới 7.000
người dân trên một điểm phục vụ, bán
kính phục vụ bình quân dưới 3 km, số
lượng điểm phục vụ trên toàn quốc
đạt hơn 13.000 điểm gồm nhiều hình
thức bưu cục, đại lý, điểm bưu
điện văn hóa xã, Kiốt hoạt động ổn
định trên toàn quốc. Đạt 100% số xã có
điểm phục vụ bưu chính hoạt động
(Phụ lục số 1).
b) Phát triển dịch vụ
Phát triển Bưu chính theo
hướng nâng cao chất lượng dịch vụ,
kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với
các dịch vụ thương mại; đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ; phát triển nhiều dịch
vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và chuyển đổi bưu chính
trở thành ngành kinh tế hoạt động độc
lập có hiệu quả.
c) Phát triển thị
trường
Phát huy mọi nguồn lực
của đất nước, tạo điều kiện
cho nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển
dịch vụ chuyển phát thư trong môi trường
cạnh tranh công bằng, minh bạch. Phát triển nhanh,
chiếm lĩnh và đứng vững ở thị
trường trong nước, đồng thời chủ
động vươn ra hoạt động kinh doanh trên
thị trường quốc tế.
Tích cực khai thác thị
trường trong nước, đồng thời
vươn ra hoạt động trên thị trường
quốc tế. Chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế theo lộ trình đã được
cam kết đa phương và song phương.
d) Phát triển công nghiệp
bưu chính
Khuyến khích các thành phần kinh
tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công
nghiệp bưu chính; các hình thức đầu tư
nước ngoài có chuyển giao công nghệ cao, kể
cả hình thức 100% vốn nước ngoài.
Tăng cường tiếp
thụ chuyển giao công nghệ hiện đại;
từng bước tiến tới làm chủ công nghệ
cả phần cứng và phần mềm, sản xuất
các sản phẩm có chất lượng quốc tế. Nâng
cao năng lực sản xuất thiết bị trong
nước, năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010
đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị
bưu chính, viễn thông và tin học của Việt Nam.
Đẩy nhanh tiến trình nâng cao hàm lượng giá
trị lao động Việt Nam trong các sản phẩm:
năm 2005 đạt 30 - 40%, năm 2010 đạt 60 - 70%.
Tăng cường hợp tác trao đổi, tham gia
thị trường phân công lao động quốc tế,
thực hiện chuyên môn hoá sản xuất một số
sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh
thị trường xuất khẩu ra nước
ngoài.
đ) Phát triển nguồn nhân
lực
Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm
chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện
đại; vững vàng về quản lý kinh tế.
Năm 2010, đạt chỉ tiêu
về năng suất, chất lượng lao động
phục vụ bưu chính Việt Nam ngang bằng trình
độ trung bình các nước tiên tiến trong khu
vực.
2. Nội dung và quy mô các yếu
tố chính của quy hoạch
a) Mạng bưu chính
Xây
dựng mạng, điểm phục vụ bưu chính
rộng khắp có bán kính phục vụ ngày càng giảm.
Ưu tiên phát triển các hình thức đại lý đa
dịch vụ, điểm bưu điện văn hóa xã,
hạn chế phát triển Bưu cục, tạo
điều kiện giảm lao động chính thức,
tận dụng lao động xã hội, nâng cao năng
suất lao động bưu chính.
-
Mạng vận chuyển trong nước và quốc tế
Nâng
cao năng lực mạng vận chuyển trong nước
và quốc tế, đầu tư phương tiện
vận chuyển chuyên ngành đáp ứng nhu cầu vận
chuyển bưu chính và chuyển phát thư.
Nhà
nước ưu tiên, hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam vận chuyển bưu chính trong nước,
quốc tế bằng máy bay và tiến tới có chuyến
bay riêng cho bưu chính thông qua sự hợp tác, đóng góp
cổ phần với các hãng hàng không trong nước và
nước ngoài.
-
Trung tâm khai thác chia chọn:
Tự
động hóa các khâu chia chọn và khai thác bưu chính,
phấn đấu đến 2005 có 2 trung tâm chia chọn
tự động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, đến 2010 có từ 3 đến 5 trung tâm chia
chọn tự động phân theo vùng địa lý và phù
hợp với vùng lưu lượng. Các bưu gửi trên
toàn quốc được xử lý chia chọn tự
động đến cấp quận, huyện.
Duy trì tốc độ tăng
trưởng sản lượng bình quân 10 - 12%/năm
đối với dịch vụ bưu phẩm
thường trong nước, 8-10%/năm đối với
dịch vụ bưu phẩm quốc tế, 10 - 15%/năm
đối với dịch vụ bưu kiện trong
nước, 10 - 12%/năm đối với dịch vụ
bưu kiện quốc tế và 4 - 6 thư/01 đầu
người/năm.
- Dịch vụ bưu chính
cộng thêm
Dịch vụ bưu chính cộng
thêm ngày càng chiếm tỷ trọng cao và được
cung cấp kèm theo các dịch vụ bưu chính cơ
bản, có tốc độ tăng trưởng hàng năm
từ 10 đến 20%.
- Dịch vụ bưu chính công ích
và thực hiện nhiệm vụ công ích khác.
Giai đoạn
từ nay đến năm 2010, đảm bảo cung
cấp dịch vụ bưu chính công ích đến tất
cả các điểm phục vụ, đáp ứng nhu
cầu sử dụng dịch vụ của mọi
người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ
phục vụ thông tin của Đảng, Nhà nước,
Chính phủ và chính quyền các cấp. Căn cứ vào yêu
cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh
tế - xã hội và bưu chính trong từng thời kỳ,
Nhà nước quy định cụ thể việc cung
cấp dịch vụ bưu chính công ích.
Nhiệm vụ
công ích: Đến 2010, đạt chỉ tiêu 100% số xã
đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo
Đảng đến trong ngày. Điểm bưu
điện văn hóa xã đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích và
thực hiện các nhiệm vụ công ích khác góp phần
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của
người dân. Căn cứ tình hình phát triển kinh
tế - xã hội và bưu chính trong từng thời kỳ,
Bộ Bưu chính, Viễn thông trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định cụ thể về các
loại dịch vụ bưu chính công ích.
Từ nay đến năm 2010,
tăng cường phát triển các dịch vụ bưu
chính mới có khả năng mang lại lợi nhuận
như bưu phẩm chuyển phát nhanh, Datapost, bưu chính
uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng
cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận, cụ
thể:
+ Dịch vụ chuyển phát
nhanh: dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước
tăng trưởng sản lượng bình quân từ 15
đến 20%/năm, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế tăng trưởng bình quân từ 15
đến 20%/năm.
+ Dịch vụ Datapost: Đầu
tư thiết bị Datapost cho khu vực miền Trung,
miền Nam để mở rộng kinh doanh dịch
vụ. Giai đoạn từ nay đến 2010, mục tiêu
tăng trưởng doanh thu dịch vụ bình quân là từ
40 đến 50 %/năm.
+ Dịch vụ bưu chính uỷ
thác: tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh
dịch vụ ở trong nước đến tất
cả các bưu cục cấp II, một số bưu
cục cấp III và ra thị trường quốc tế.
Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc
phát triển dịch vụ thương mại điện
tử. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân
từ nay đến 2010 đạt từ 15% đến 18%
mỗi năm.
+ Dịch vụ bưu phẩm
không địa chỉ: phát triển dịch vụ bưu
phẩm không địa chỉ đáp ứng nhu cầu khu
vực thị trường doanh nghiệp. Tốc
độ tăng trưởng sản lượng bình quân
đạt 40 - 50%/năm.
+ Dịch
vụ tài chính: Đầu tư trang thiết bị,
mạng lưới, đặc biệt là công nghệ thông
tin nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các
dịch vụ tài chính như dịch vụ tiết
kiệm bưu điện, dịch vụ chuyển
tiền. Dịch vụ chuyển tiền truyền
thống trong nước và quốc tế duy trì tốc
độ tăng trưởng sản lượng bình quân
10 - 12% hàng năm, dịch vụ chuyển tiền nhanh
tăng trưởng hàng năm 15 - 20%, dịch vụ
tiết kiệm bưu điện trở thành kênh thu hút
tiền gửi trong dân quan trọng tốc độ
tăng trưởng 20 - 25%/năm.
Giai đoạn
từ nay đến 2010 thực hiện mục tiêu ưu
tiên tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhằm hỗ
trợ cho việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công
ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác, tiến
tới cân bằng thu chi các dịch vụ và có lãi.
Đưa vào cung cấp các dịch vụ mới như:
dịnh vụ thanh toán, bảo hiểm, các dịch vụ
đại lý cho ngân hàng, dịch vụ mua, bán hàng qua
mạng bưu chính; đại lý cung cấp dịch vụ
cho viễn thông; các dịch vụ bưu chính lai ghép (E-post)…
Điều 2. Định hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy
hoạch được duyệt
1.
Định hướng
a) Đổi mới tổ
chức và phát triển mạng và dịch vụ bưu chính
Tách bưu chính và viễn thông vào
năm 2007; bưu chính hoạt động độc
lập có hiệu quả.
Phát triển các điểm
phục vụ bưu chính, bưu cục, điểm
Bưu điện văn hóa xã, chú trọng phát triển hình
thức đại lý nhằm giảm chi phí đầu
tư, chi phí nhân công và huy động các nguồn lực
nhàn rỗi trong xã hội tham gia phát triển bưu chính.
Phát triển mạng khai thác và
vận chuyển tối ưu và phi địa giới hành
chính. Tiếp tục đầu tư, phát triển bưu
chính theo hướng cơ giới hoá, tự động
hoá, tin học hoá, đảm bảo tăng năng suất
lao động năm 2010 lên gấp đôi so với năm
2003.
Nâng cao chất lượng các
dịch vụ bưu chính hiện có và phát triển các
dịch vụ bưu chính mới bao gồm các dịch
vụ trọn gói hàng hoá (chia chọn, đóng gói, xắp
xếp), dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chu
trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ mua bán hàng hóa qua
bưu chính tạo ra kênh phân phối và thanh toán hàng hoá phù
hợp với nhu cầu phát triển thương mại
của đất nước và góp phần thúc đẩy
phát triển thương mại điện tử.
Phát triển các dịch vụ tài
chính như: dịch vụ trả lương hưu,
dịch vụ thanh toán; dịch vụ nhờ thu, phát cho các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo
hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện
thoại, nước)…
Tham gia cung cấp các dịch
vụ viễn thông thông qua các hình thức bán lại
dịch vụ, đại lý cho viễn thông như: phát hóa
đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung
cấp dịch vụ, cung cấp các dịch vụ
viễn thông giá trị gia tăng, dịch vụ Internet.
Sử dụng mạng bưu chính
công cộng để kinh doanh các dịch vụ tài chính,
tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các
dịch vụ khác theo quy định của Pháp lệnh
Bưu chính, Viễn thông.
Tiếp tục cung cấp cho
người sử dụng các dịch vụ bưu chính
chất lượng cao, an toàn với giá cước
thấp hơn hoặc tương đương mức
bình quân của các nước trong khu vực.
Nâng cao chất lượng tem
bưu chính phục vụ cho việc thanh toán cước
phí các dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công
cộng; phát triển thị trường tem bưu chính
đáp ứng nhu cầu sưu tập tem nhằm tạo
lập một thị trường tem lành mạnh và
khuyến khích phong trào sưu tập tem lành mạnh trong
nước và ngoài nước.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ bưu chính công ích
Nhà nước áp dụng chính sách
hỗ trợ cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
thực hiện cung cấp các dịch vụ bưu chính
công ích và thực hiện một số nhiệm vụ công
ích khác thông qua cơ chế dịch vụ bưu chính dành
riêng, và các cơ chế hỗ trợ khác.
Trong giai đoạn đầu
của quá trình đổi mới Bưu chính, dịch
vụ chuyển phát thư trong nước và quốc
tế đến 2kg với mức cước do Bộ
Bưu chính, Viễn thông quy định được xác
định là dịch vụ bưu chính dành riêng cho Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam. Phạm vi dịch vụ
bưu chính dành riêng sẽ được điều
chỉnh giảm dần để từng bước
mở cửa thị trường chuyển phát thư. Các
doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ
chuyển phát thư nằm ngoài phạm vi dịch vụ
bưu chính dành riêng trên cơ sở giấy phép của
Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Kể từ khi thành lập,
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ được
hỗ trợ kinh phí từ Tập đoàn Bưu chính,
Viễn thông Việt Nam (cơ sở là Tổng công ty
Bưu chính Viễn thông Việt Nam). Phần hỗ trợ
này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo. Mức
hỗ trợ và thời gian hỗ trợ sẽ
được thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
c) Ứng dụng khoa học công
nghệ
Ứng dụng công nghệ
mới trước tiên phải nhằm mục đích
đổi mới hệ thống quản lý, khai thác
để nâng cao năng suất lao động và giảm
giá thành như: ứng dụng mã địa chỉ bưu
chính, mã vạch trong việc chia chọn, các hệ thống
truy tìm, định vị và các hệ thống thông tin
quản lý bưu chính.
Ứng dụng khoa học công
nghệ trong bưu chính phải kết hợp
được điểm mạnh về mạng phục
vụ rộng khắp của bưu chính với sự linh
hoạt và tốc độ của phương tiện
điện tử để cung cấp các dịch vụ
bưu chính lai ghép mới như: lập hóa đơn và
thanh toán điện tử, dịch vụ tra cứu thông
tin, e-mail an toàn …
Thực hiện chuẩn hóa các
loại bao bì bưu chính như phong bì, túi gói bưu chính
để đảm bảo khả năng chia chọn
tự động, phổ biến và hoàn thiện áp
dụng mã địa chỉ bưu chính, sử dụng mã
vạch trong khai thác các dịch vụ bưu phẩm,
bưu kiện.
Ứng dụng công nghệ thông
tin để phát triển mạng tin học bưu chính
đến tất cả các bưu cục và điểm phục
vụ. Sử dụng các phần mềm phục vụ khai
thác, kinh doanh, tra cứu, truy tìm bưu gửi. Xây dựng và
áp dụng các chương trình phần mềm phục
vụ công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tất cả các
dịch vụ, xây dựng hệ thống theo dõi,
định vị, triển khai cung cấp dịch vụ
bưu chính và các dịch vụ khác trên mạng Internet.
Phát triển công nghiệp bưu
chính theo hướng đảm bảo cung cấp tốt
các sản phẩm công nghiệp phục vụ nhu cầu
bưu chính trong nước kết hợp với phát
triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm
chất tốt; làm chủ công nghệ hiện đại;
vững vàng về quản lý kinh tế.
Coi trọng đào tạo
đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tinh
thần trách nhiệm cao để đáp ứng nhu cầu
phát triển ngành, đặc biệt chú trọng đào
tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giỏi
để đáp ứng nhu cầu phát triển bưu chính
trong nước và hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế trong lĩnh vực bưu chính.
Đổi mới hoạt
động sản xuất, kinh doanh bưu chính theo
hướng không tăng lao động, có chế
độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở
năng suất, hiệu quả, xây dựng chế
độ sát hạch, thi nâng bậc, nâng ngạch
để nâng cao chất lượng lao động.
Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực cho
phù hợp với việc phát triển các dịch vụ bưu
chính mới nhằm thỏa mãn và đáp ứng tối
đa nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính
của xã hội.
đ) Định hướng
thị trường chuyển phát, chuyển phát thư
Phát triển thị trường
chuyển phát theo hướng mở cửa, khuyến khích
nhiều thành phần kinh tế tham gia, thống nhất và
nâng cao vai trò quản lý nhà nước.
Mở cửa thị
trường chuyển phát thư theo hướng cạnh
tranh, khuyến khích đầu tư phát triển mạng
chuyển phát thư với trang thiết bị, công nghệ
hiện đại và cung cấp các dịch vụ chất
lượng cao, chú trọng ứng dụng tin học và
tự động hóa làm tăng thị phần khai thác các
dịch vụ chuyển phát thư trong tương lai.
Nhà nước cho phép và tạo
điều kiện để nhiều thành phần kinh
tế tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát thư
trong nước theo tinh thần Pháp lệnh Bưu chính,
Viễn thông và Nghị định số 157/2004/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn
thông về bưu chính, đảm bảo quyền lợi
người sử dụng. Mở cửa thị
trường chuyển phát thư theo cam kết hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cho phép
các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung cấp dịch
vụ chuyển phát thư quốc tế thông qua các hình
thức đầu tư như liên doanh, hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC), đại lý.
a) Hoàn thiện cơ chế chính
sách quản lý
-
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật
về bưu chính.
Ban
hành văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp
lệnh Bưu chính, Viễn thông và Nghị định
số 157/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính theo
những nội dung cơ bản sau:
+
Chính sách hỗ trợ cung cấp dịch vụ bưu chính
công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác:
Trong
năm 2005 ban hành các văn bản về phạm vi dịch
vụ bưu chính công ích, phạm vi dịch vụ bưu
chính dành riêng; xác định các cơ chế hỗ trợ
khác: bù đắp chi phí, ưu đãi thuế, vốn
đầu tư... tạo thuận lợi cho Tổng công
ty Bưu chính Việt Nam thực hiện tốt nghĩa
vụ cung cấp dịch vụ bưu chính và thực
hiện một số nhiệm vụ công ích khác.
+
Chế độ hạch toán các dịch vụ bưu chính
đối với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Trong
hai năm 2006 và 2007, Bộ Tài chính và Bộ Bưu chính,
Viễn thông hướng dẫn Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam xây dựng và ban hành chế độ hạch
toán các dịch vụ bưu chính theo hướng: Đảm
bảo khả năng hạch toán riêng các dịch vụ,
đặc biệt là dịch vụ bưu chính công ích,
dịch vụ bưu chính dành riêng, xác định
được chi phí, giá thành các dịch vụ bưu chính
công ích, các dịch vụ bưu chính tiến tới xác
định được giá thành công đoạn của
từng dịch vụ.
-
Phát triển thị trường chuyển phát thư
Khuyến
khích nhiều thành phần kinh tế tham gia cung cấp
dịch vụ chuyển phát thư, đảm bảo
sự cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi
của người sử dụng dịch vụ. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được phép tham gia thị trường chuyển
phát thư phù hợp với lộ trình mở cửa
thị trường chuyển phát của Việt Nam và các
cam kết của Việt Nam trong các hiệp định
song phương và đa phương.
- Chính sách giá cước bưu
chính.
Đối với các dịch
vụ bưu chính công ích do Nhà nước quy định giá
cước, mức cước các dịch vụ
được xác định trên cơ sở giá thành,
đến 2007 điều chỉnh mức cước các
dịch vụ bưu chính hiện nay còn thấp hơn giá
thành đảm bảo hiệu quả kinh doanh lĩnh
vực bưu chính. Nhà nước có cơ chế hỗ
trợ và bù lỗ cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ
bưu chính công ích và các nhiệm vụ công ích khác.
- Đổi mới tổ
chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam
Đổi
mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
bưu chính trên cơ sở mở rộng quyền hạn
và trách nhiệm của các đơn vị thành viên, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng
phục vụ, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng giữa các doanh nghiệp. Mở rộng
lĩnh vực kinh doanh, tăng cường liên kết
dịch vụ với các đối tác trong và ngoài
nước phù hợp với môi trường kinh doanh trong
cơ chế thị trường.
Tiến
hành đa sở hữu một số doanh nghiệp trong
Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam thông qua
hình thức cổ phần hóa, liên doanh, liên kết theo
hướng vốn Nhà nước đóng vai trò chủ
đạo với mức
độ và bước đi thích hợp.
-
Đổi mới quản lý và kinh doanh tem
Quy hoạch chủ đề,
đề tài phát hành tem bưu chính nhằm kế hoạch
hóa công tác phát hành tem bưu chính, khai thác một cách khoa
học các chủ đề, đề tài và phục vụ
mục đích tuyên truyền chính trị của
Đảng và Nhà nước.
Đa dạng hóa mẫu mã tem
bưu chính đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Nâng cao giá trị và uy tín tem bưu
chính Việt Nam trên thị trường quốc tế thông
qua việc đầu tư công nghệ sản xuất tem
bưu chính và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường quản lý
nhà nước và trách nhiệm phối hợp các Bộ,
ngành và địa phương.
Tăng
cường sự phối hợp với các ngành, các
địa phương triển khai đồng bộ quy
hoạch phát triển bưu chính với các quy hoạch phát
triển của các ngành khác (đặc biệt là ngành giao
thông vận tải, xây dựng) và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của các địa phương.
b)
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
vốn đầu tư cho bưu chính
Nhà
nước có cơ chế hỗ trợ vốn
đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và
có cơ chế khuyến khích việc đầu tư phát
triển dịch vụ bưu chính và chuyển phát thư.
Khuyến
khích đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh
doanh, liên doanh (trong lĩnh vực chuyển phát thư), mua
cổ phần của doanh nghiệp chuyển phát thư,
đặc biệt đối với các dự án phát
triển dịch vụ mới.
Đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư trong nước
bằng các hình thức phát triển mạnh hình thức
đại lý, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ
phiếu (đối với doanh nghiệp chuyển phát
thư) hay các hình thức phù hợp khác.
c)
Triển khai thực hiện các đề án, dự án
trọng điểm
Triển
khai các đề án, dự án đầu tư trọng
điểm nhằm tạo động lực và nền
tảng phát triển lĩnh vực bưu chính (Phụ
lục số 2).
Chủ
động hợp tác với các hãng bưu chính quốc
tế mở dịch vụ mới, đặc biệt các
dịch vụ phục vụ thương mại
điện tử. Tăng cường hợp tác liên
kết dịch vụ bưu chính song phương,
đặc biệt là đối với các nước ASEAN.
Tăng cường việc tiếp xúc và quảng bá về
hình ảnh của bưu chính Việt Nam đối với
bưu chính các nước và các đối tác.
Điều 3.
Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
Xây dựng trình Chính phủ
hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính
sách nhằm thực hiện thành công quy hoạch phát
triển bưu chính Việt Nam đến 2010.
Phối hợp với Bộ
Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn và chỉ
đạo xây dựng Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
trở thành doanh nghiệp hạch toán độc lập
trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo
Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2005
của Thủ Tướng Chính phủ, hoàn thành tách bưu
chính và viễn thông vào năm 2007 và đảm bảo thu bù
chi vào năm 2010.
Phối hợp với Bộ Tài
chính xây dựng và ban hành quy định chế độ
hạch toán đối với các dịch vụ bưu chính
công ích và các chính sách tài chính, cơ chế hỗ trợ
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cung cấp dịch
vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm
vụ công ích khác.
Xây dựng hệ thống chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả cung cấp dịch vụ
bưu chính công ích hợp lý trên cơ sở lợi ích kinh
tế xã hội để có cơ sở đánh giá
hiệu quả đầu tư lĩnh vực bưu chính
công ích.
Chỉ đạo việc
triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thành lập
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam theo Quyết định
số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ.
Phối hợp với Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ chuyển phát và các Bộ, ngành liên quan xây dựng
lộ trình mở cửa thị trường chuyển phát
thư.
Tổ chức tốt công tác
thực thi pháp luật nhằm đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực
chuyển phát thư.
2. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ
Kế hoạch và §ầu tư phối hợp với
Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ đạo Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty
Bưu chính Việt Nam triển khai thực hiện các
đề án, dự án trọng điểm nêu ở Phụ
lục số 2. Nghiên cứu, xem xét cơ chế hỗ
trợ vốn cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
thực hiện các đề án, dự án phát triển
mạng lưới cung cấp dịch vụ bưu chính
công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác.
Bộ
Tài chính phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn
thông hướng dẫn Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam xây dựng hệ thống hạch toán theo
lĩnh vực, theo dịch vụ, đảm bảo phân
tách hoạt động kinh doanh dịch vụ công ích,
dịch vụ bưu chính dành riêng và dịch vụ bưu
chính thương mại, tiến tới xác định giá
thành của từng dịch vụ bưu chính.
Bộ
Tài chính phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn
thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính, Viễn
thông Việt Nam nghiên cứu xây dựng, thẩm
định giá cước dịch vụ bưu chính công
ích, dịch vụ bưu chính dành riêng và cơ chế bù
đắp, hỗ trợ Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.
Bộ
Tài chính phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn
thông và Bộ Kế hoạch vµ Đầu tư nghiên
cứu xây dựng giới hạn mức vốn
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
chuyển phát thư.
Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng
dẫn Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam
xây dựng cơ chế lương thưởng phù
hợp.
Các
ngành, các địa phương chịu trách nhiệm theo
chức năng, nhiệm vụ được giao và tùy
theo đặc điểm cụ thể của ngành mình,
địa phương mình phối hợp với Bộ
Bưu chính, Viễn thông, Tập đoàn Bưu chính,
Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam thực hiện quy hoạch phát triển ngành.
Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố thông qua Sở Bưu chính,
Viễn thông, chỉ đạo xây dựng và triển khai
thực hiện quy hoạch bưu chính trên địa bàn
tỉnh, thành phố phụ trách, quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực bưu chính và chuyển
phát thư đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tạo
điều kiện để Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam (cơ sở là VNPT) phát triển mạng
lưới, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và
thực hiện nhiệm vụ công ích, đặc biệt đối
với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ưu
tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho xe
bưu chính đi, đến, đỗ ở những
nơi có điểm giao dịch bưu chính đảm
bảo cung cấp dịch vụ bưu chính phổ cập
đến mọi người dân. Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam được ưu tiên thiết lập
điểm phục vụ, lắp đặt các thùng
thư, hộp thư tại nơi công cộng và khu dân
cư, các công trình xây dựng chung cư có vị trí lắp
đặt các hộp thư cho từng hộ ở
tầng 1.
Hàng
không Việt Nam ưu tiên vận chuyển thư, bưu
phẩm bưu kiện, đảm bảo đáp ứng nhu
cầu chuyển phát dịch vụ bưu chính của
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và các doanh nghiệp
chuyển phát thư.
4.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Xây dựng kế hoạch phát
triển bưu chính phù hợp với quy hoạch phát
triển bưu chính Việt Nam đến năm 2010.
Triển khai các dự án trọng điểm nêu trong Phụ
lục số 2.
Áp dụng và xây dựng tiêu
chuẩn, chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
bưu chính phù hợp với các tiêu chuẩn ngành do Bộ
Bưu chính, Viễn thông ban hành. Thực hiện nhiệm
vụ hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ
Bưu chính, Viễn thông.
Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam thực hiện việc tách bưu chính và
viễn thông và xây dựng đề án thành lập Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam theo Quyết định số
58/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phñ, xây dựng phương án giá thành các
dịch vụ bưu chính và báo cáo Chính phủ vào năm 2007
làm cơ sở quyết định giá cước các
dịch vụ bưu chính công ích và áp dụng cơ chế
hỗ trợ tài chính cho Tổng công ty Bưu chính Việt
Nam.
5. Các doanh
nghiệp chuyển phát thư
Xây dựng kế hoạch phát
triển dịch vụ chuyển phát thư phù hợp
với quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam
đến năm 2010.
Các doanh nghiệp chuyển phát
thư có quyền và nghĩa vụ tham gia cung cấp
dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu và chính sách
của Nhà nước.
Điều
4. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo.
Điều
5. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Chủ tịch Tập đoàn
Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, Tổng giám đốc
Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Giám đốc doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và
Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Thủ tướng
Phan Văn Khải - đã ký
Phụ
lục số 1
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ)
1. Chỉ tiêu phát triển mạng
bưu chính
TT |
Chỉ
tiêu |
Đơn
vị |
2005 |
2010 |
1 |
Tổng số điểm
phục vụ |
điểm |
12.500 |
13.500 |
2 |
Bán kính phục vụ bình
quân/điểm phục vụ |
km |
3,85 |
3,00 |
3 |
Số dân phục vụ bình
quân/điểm phục vụ |
người |
<8500 |
<7000 |
4 |
Số xã có báo đến trong
ngày |
xã |
|
|
5 |
Tỷ lệ số xã có báo
Đảng đến trong ngày |
% |
90 |
98 |
2. Chỉ tiêu phát triển mạng
phục vụ theo vùng
Vùng |
Bán
kính phục vụ bình quân/1 điểm phục vụ (km) |
|
2005 |
2010 |
|
Đồng bằng sông Hồng |
2,33 |
2,28 |
Đông Bắc |
3,63 |
3,60 |
Tây Bắc |
5,43 |
5,27 |
Bắc Trung Bộ |
3,53 |
2,95 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
3,14 |
2,96 |
Tây Nguyên |
4,89 |
4,81 |
Đông Nam Bộ |
3,30 |
2,23 |
Đồng bằng sông Cửu
Long |
3,37 |
2,22 |
Phụ
lục số 2
CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG
ĐIỂM
(Ban
hành kèm theo quyết định số 236/2005/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ)
1. Danh mục dự án đầu
tư giai đoạn 2006 - 2010
TT |
Tên dự án |
Mục tiêu của
dự án |
Thời
gian |
Kinh
phí (tỷ đồng) |
A. Danh mục các dự án đầu tư cứng |
||||
1 |
Dự án phát triển
cơ sở hạ tầng dài hạn giai đoạn 1. |
Đầu tư xây
dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Trung
tâm dữ liệu - công nghệ Bưu chính. Đầu tư hạ tầng
mạng, phần cứng và các thiết bị chuyên
dụng cho toàn bộ các điểm khai thác thuộc
Bưu cục 1, 2 và 500 Bưu cục cấp 3. |
2005
- 2007 |
145 |
2 |
Dự án phát triển
cơ sở hạ tầng dài hạn giai đoạn 2. |
Đầu tư hạ
tầng mạng, phần cứng và các thiết bị
chuyên dụng cho khoảng 2000 Bưu cục cấp 3 còn
lại. |
2006
- 2010 |
174 |
3 |
Mạng các điểm
phục vụ |
Phát triển các
điểm phục vụ bưu chính trên toàn quốc |
2006
- 2010 |
150 |
4 |
Mạng vận
chuyển |
Đầu tư hệ
thống quản lý và phương tiện chuyên ngành
chất lượng cao để phục vụ vận
chuyển. |
2006
- 2010 |
200 |
B. Danh mục các dự án đầu tư mềm |
||||
1 |
Dự án xây dựng
mạng và chương trình máy tính, phục vụ kinh doanh
khai thác dịch vụ chuyển tiền. |
Đầu tư phát
triển mạng bưu chính đến mức huyện
dựa trên mạng điều hành sản xuất kinh
doanh. Phát triển hệ
thống chuyển tiền theo quy định mới thay
thế toàn bộ các hệ thống IT cung cấp các
dịch vụ chuyển tiền. |
2005
- 2006 |
125 |
2 |
Dự án phát triển
hệ thống tự động hoá giao dịch |
Phát triển mới
một hệ thống tự động hoá giao dịch. Triển khai cho các
quầy giao dịch thuộc Bưu cục cấp 1,2 và
500 Bưu cục cấp 3 có sản lượng cao. Thay
thế các hệ thống đơn lẻ đang được
khai thác tại một số điểm giao dịch
của các thành phố lớn như thµnh phè Hồ Chí Minh. |
2005
- 2007 |
132 |
3 |
Dự án phát triển
hệ thống theo dõi định vị và quản lý
chuyến thư. |
Phát triển mới
một hệ thống theo dõi, định vị và
quản lý đóng chuyến thư
triển khai thay thế toàn bộ các hệ thống
có liên quan. Triển khai cho toàn
bộ các Trung tâm chia chọn. |
2005
- 2007 |
68 |
4 |
Dự án phát triển
chương trình quản lý tiết kiệm bưu
điện. |
Phát triển mới
chương trình quản lý tiết kiệm bưu
điện. Triển khai cho các
quầy giao dịch đã được triển khai
hệ thống tự động hoá giao dịch thay
thế toàn bộ các hệ thống đơn lẻ
đang hoạt động. |
2007
- 2008 |
30 |
5 |
Dự án phát triển
chương trình quản lý phát hành báo chí. |
Triển khai cho các
quầy giao dịch đã được triển khai
hệ thống tự động hoá. Thay thế các
hệ thống cũ đang hoạt động, cung
cấp giao diện giao tiếp với hệ thống
quản lý dữ liệu tập trung. |
2005
- 2006 |
40 |
6 |
Dự án phát triển
hệ thống kế toán tập trung |
Xây dựng các giao
diện giao tiếp với các hệ thống cung cấp
dịch vụ đang được khai thác, cung cấp
dữ liệu cho hệ thống TKBĐ'98. Triển khai tại
tất cả các bưu điện quận/huyện. |
2008
- 2010 |
40 |
7 |
Dự án phát triển
hệ thống thông tin quản lý. |
Khảo sát tập
hợp các yêu cầu về quản lý, từ đó
đề xuất và phát triển các báo cáo, thống kê
phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh
của tỉnh/thành phố, các công ty dọc và toàn ngành
Bưu chính. Triển khai tại
tất cả các Trung tâm tỉnh/thành phố. |
2006
- 2010 |
15 |
8 |
Dự án triển khai tin
học hoá bưu chính cho toàn quốc. |
Triển khai các sản
phẩm dịch vụ đã được phát triển
cho toàn bộ các Bưu cục cấp 3 đã
được đầu tư hạ tầng mạng
trong giai đoạn 2. Khoảng 2000 Bưu cục 3. |
2007
- 2010 |
190 |
9 |
Dự án phát triển
hệ thống quản lý doanh nghiệp bưu chính (ERP) |
Phát triển phần
mềm nhằm tích hợp với hệ các hệ
thống phần mềm đã được phát
triển trong các dự án phát triển phần mềm
đã triển khai trước đó như phần
mềm quản lý nhân sự, quản lý đối tác,
quản lý công văn,... |
2006
- 2010 |
28 |
10 |
Đầu tư nghiên
cứu triển khai các dịch vụ mới |
Đầu tư nghiên
cứu ứng dụng, đổi mới phương
thức sản xuất, triển khai các dịch vụ
mới |
2006
- 2010 |
50 |
Tổng
kinh phí cho toàn bộ các dự án đầu tư (Bằng chữ : một nghìn ba
trăm tám mươi bảy tỷ đồng chẵn) |
1.387 |
2. Danh mục đề án
đầu tư giai đoạn 2006 - 2010
TT |
Tên
đề án |
Nội
dung |
Thời
gian thực hiện |
Chủ
trì |
Phối
hợp |
Cấp
phê duyệt |
1 |
Đề án mô hình
tổ chức và hoạt động Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam |
- Xây dựng mô hình
tổ chức, hoạt động và đề xuất
triển khai thành lập Tổng công ty Bưu chính |
2005
- 2006 |
Tập
đoàn BCVT VN |
|
Bộ
BCVT |
2 |
Đề án bóc tách chi
phí từng khâu trong chu trình khai thác các dịch vụ
bưu chính |
- Thực hiện
hạch toán độc lập theo dịch vụ công
đoạn khai thác dịch vụ bưu chính |
2006 |
Tập
đoàn BCVT VN |
|
Bộ
TC, Bộ
BCVT |
3 |
Đề án cải cách
nội dung, chương trình đào tạo các cấp trình
độ bưu chính |
- Xây dựng
chương trình đào tạo các cấp bậc và
chức danh lao động bưu chính |
2006
- 2007 |
Tập
đoàn BCVT VN |
|
|
4 |
Đề án cơ
chế hỗ trợ tài chính cho bưu chính đến 2010 |
- Xây dựng chính sách
hỗ trợ dÞch vụ bưu chính công ích |
2006 |
Bộ
BCVT |
Tập
đoàn BCVT VN |
Chính
phủ |
5 |
Đề án sản
phẩm và cơ chế phân chia cước giữa các
đơn vị trong khối hạch toán tập trung |
- Xác định
đơn giá, tỷ lệ đóng góp của các
đơn vị hạch toán phụ thuộc vào giá thành
tổng thể dịch vụ. |
2006 |
Tập
đoàn BCVT VN |
|
Tập
đoàn BCVTVN |