Quyết định ban hành Quy chế về giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 217-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 217-HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Mười |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/08/1985 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 217-HĐBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 217-HĐBT NGÀY 8-8-1985
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ GIAO THẦU VÀ NHẬN THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị định số 232-CP ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Căn cứ nghị quyết số 166-HĐBT ngày 15-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến quản lý xây dựng cơ bản;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Những quy định trước đây về giao thầu và nhận thầu trong xây dựng cơ bản trái với quy chế này đều bãi bỏ.
VỀ GIAO THẦU VÀ NHẬN THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 217-HĐBT
ngày 8-8-1985)
Việc khảo sát, lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, xây - lắp công trình xây dựng (bao gồm các công trình xây dựng mới mở rộng, cải tạo) thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở các cấp đều phải tiến hành thông qua giao, nhận thầu bằng hợp đồng kinh tế (gọi là hợp đồng giao, nhận thầu xây dựng).
Khi chưa có hợp đồng giao, nhận thầu xây dựng hợp lệ thì quan hệ kinh tế giữa các bên giao thầu và nhận thầu chưa bị ràng buộc.
Việc giao thầu và nhận thầu xây dựng có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
Chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những việc của mình như: lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng cho tổng thầu xây dựng.
Chủ đầu tư giao thầu từng phần cho:
- Một tổ chức xây dựng nhận thầu lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật của công trình (bao gồm cả việc điều tra, khảo sát để lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật).
- Một tổ chức thiết kế nhận thầu khảo sát, thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán đến bước lập bản vẽ thi công và làm dự toán hạng mục công trình (gọi tắt là tổng thầu thiết kế).
- Một tổ chức xây dựng nhận thầu tất cả công tác chuẩn bị xây - lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công) được duyệt (gọi tắt là tổng thầu xây - lắp).
- Nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng phần với chủ đầu tư như: xây - lắp từng nhóm hạng mục công trình độc lập; từng phần công tác khảo sát, thiết kế; cả khảo sát, thiết kế và xây - lắp một nhóm hạng mục công trình độc lập (gọi tắt là nhận thầu trực tiếp).
Chủ đầu tư và những tổ chức nhận thầu được quyền lựa chọn (kể cả thông qua đấu thầu) hình thức giao nhận thầu thích hợp theo sự thoả thuận của các bên.
Kết quả lựa chọn hình thức giao, nhận thầu và tổ chức xây dựng nhận thầu (trong trường hợp đấu thầu) được đưa vào kế hoạch giao, nhận thầu xây dựng các cấp. Trường hợp không lựa chọn được thì giao cho cấp có thẩm quyền quyết định và đưa vào kế hoạch giao, nhận thầu xây dựng.
Các tổ chức tổng thầu và nhận thầu trực tiếp được quyền giao thầu lại những phần việc cho các tổ chức xây dựng khác và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về những phần công việc đó.
- Bên giao thầu phải có đủ vốn đầu tư và điều kiện vật chất bảo đảm việc thực hiện phương án giao thầu dự kiến; bên dự thầu phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chuyên môn, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất và có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm thực hiện phương án dự thầu. Bên dự thầu có thể là các tổ chức: khảo sát, thiết kế, xây - lắp quốc doanh hoặc công tư hợp doanh, hợp tác xã xây dựng, nhà máy chế tạo thiết bị, cung ứng thiết bị, vật tư, cấu kiện cho xây dựng...
- Hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của công trình, hạng mục công trình hoặc của từng công việc xây dựng dưa ra đấu thầu được công bố trước, để các bên dự thầu có căn cứ và thời gian tính toán phương án nhận thầu.
- Việc xác định giá đặt thầu, được tính toán trên cơ sở: vốn đầu tư trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật (đối với tổng thầu xây dựng và tổng thầu thiết kế), tổng dự toán xây - lắp công trình (đối với tổng thầu xây - lắp), dự toán từng phần trong tổng dự toán (đối với nhận thầu trực tiếp), dự toán xây - lắp hạng mục công trình, dự toán khảo sát, thiết kế (đối với giao thầu lại). Tuỳ theo trường hợp cụ thể, giá đặt thầu có thể tăng trong khuôn khổ các nguồn vốn của bên đặt thầu theo những quy định Nhà nước.
- Thời hạn hoàn thành, phải khớp với tổng tiến độ xây dựng công trình được duyệt.
- Chất lượng công việc, quy định cho từng đối tượng cụ thể theo quy phạm xây dựng hiện hành và theo yêu cầu của bên giao thầu (nếu có).
- Hợp đồng xây - lắp toàn bộ công trình giữa chủ đầu tư với tổng thầu xây - lắp.
- Hợp đồng thiết kế giữa chủ đầu tư (hoặc tổng thầu xây dựng) với tổng thầu thiết kế.
- Hợp đồng khảo sát, thiết kế, xây - lắp từng phần giữa chủ đầu tư với các tổ chức xây dựng.
Đối với các hợp đồng có giá trị thực hiện nhiều năm thì hàng năm (kể từ năm thứ 2 trở đi) các bên phải ký kết hợp đồng năm để cụ thể hoá khối lượng công việc, trách nhiệm, quyền lợi của từng bên trong năm hợp đồng và bảo đảm thực hiện mục tiêu của tổng tiến độ xây dựng.
Khi có những khối lượng công việc phát sinh hợp lý hoặc Nhà nước thay đổi giá cả, tiền lương... thì các bên được ký bổ xung vào hợp đồng những điều khoản thích hợp.
Giá thanh toán hợp đồng được tính theo dự toán hạng mục công trình lập theo thiết kế bản vẽ thi công để thống nhất giữa bên giao thầu và bên nhận thầu theo quy định về quản lý đơn giá và dự toán của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.
Bên nhận thầu có quyền từ chối ký hợp đồng nếu bên giao thầu chưa có đủ điều kiện bảo đảm. Trường hợp chưa có đủ điều kiện mà phải ký hợp đồng và triển khai công việc thì bên giao thầu phải thanh toán những chi phí do thiếu điều kiện đó gây nên.
- Nếu được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép triển khai công tác chuẩn bị xây dựng công trình trước khi luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt, thì chủ đầu tư được ký hợp đồng thực hiện các công việc đó với các tổ chức nhận thầu.
- Chủ quản đầu tư phải trao đổi với các Bộ, Tổng cục chủ quản xây lắp và các tỉnh, thành phố liên quan để kiến nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định hình thức giao, nhận thầu xây dựng thích hợp với công trình. Trên cơ sở đó các ngành, các địa phương giải quyết những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của mình và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc ký kết hợp đồng theo kế hoạch được giao.
- Hợp đồng xây - lắp toàn bộ công trình có thể được ký kết trên những vấn đề chủ yếu để kịp thời triển khai. Hàng năm hai bên lập và ký kết hợp đồng cụ thể bảo đảm tiến độ được duyệt.
- Công trình có thể được lập đơn giá riêng theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước để làm căn cứ điều chỉnh giá ghi trong hợp đồng và để thanh toán. Đối với các hạng mục công trình chưa có đầy đủ thiết kế bản vẽ thi công, hoặc chưa lập xong dự toán thì có thể ký kết hợp đồng cụ thể theo thiết kế và dự toán của các bộ phận thuộc hạng mục công trình được thực hiện trong năm kế hoạch.
Trách nhiệm và quyền hạn của các bên đối với công xưởng phục vụ xây - lắp, vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ, thiết bị thi công nhập theo thiết bị toàn bộ đều phải ghi cụ thể trong hợp đồng theo những quy định trong bản quy chế này.
Đối với mọi hình thức giao, nhận thầu xây dựng, chủ đầu tư có những trách nhiệm và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Lập và giao cho tổ chức thiết kế hoặc tổng thầu xây dựng bản yêu cầu thiết kế công trình phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt để làm căn cứ thiết kế.
- Tiếp nhận hồ sơ thiết kế, dự toán, kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt kèm theo ý kiến của tổ chức nhận thầu.
- Theo dõi chất lượng vật liệu, cấu kiện, chất lượng xây - lắp để làm cơ sở nghiệm thu công trình.
- Tổ chức công tác nghiệm thu theo đúng quy phạm nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước.
- Nhận bàn giao công trình (hoặc hạng mục công trình) đưa vào khai thác cùng với hồ sơ hoàn thành công trình. Trường hợp xây - lắp không đạt yêu cầu về chất lượng, được quyền không ký vào biên bản nghiệm thu hoặc chưa nhận bàn giao và yêu cầu xử lý.
- Lập và trình duyệt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình, theo dõi thực hiện theo đúng quy định Nhà nước.
- Theo dõi và giải quyết những chi phí phát sinh hợp lý khi thanh toán sản phẩm xây - lắp đã hoàn thành và làm các thủ tục để xin bổ sung vốn theo các chế độ Nhà nước nhằm bảo đảm đủ vốn thanh toán cho bên nhận thầu.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho tổng thầu xây dựng những công việc sau:
- Theo dõi việc tiếp nhận, chuyên chở vật tư, thiết bị công nghệ (thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ) cho sản xuất, kiểm nhận và ký vào biên bản khi phân giao bảo quản tại công trường và khi mở hòm trước khi lắp đặt vật tư, thiết bị đó.
- Bảo quản những thiết bị công nghệ không phải lắp đặt và những vật tư dự trữ dành cho việc khai thác công trình.
- Giải quyết các thủ tục về giấy phép sử dụng đất và giải phóng mặt bằng xây dựng.
Tuỳ theo hình thức giao, nhận thầu xây dựng, chủ đầu tư có thêm những trách nhiệm và quyền hạn, ngoài các quy định ở Điều 11, sau đây:
XÂY - LẮP
- Các thiết bị phải lắp đặt và các loại vật tư dùng cho lắp đặt kèm theo các thiết bị đó, giao cho các tổ chức nhận thầu lắp đặt bảo quản, sử dụng.
- Các thiết bị không phải lắp đặt vào công trình và các loại vật tư, phụ tùng, đồ nghề, phương tiện vận tải... dành cho việc khai thác công trình hoặc làm dự trữ thay thế, thì giao cho chủ đầu tư trực tiếp bảo quản và sử dụng.
Tổng hợp và lập thiết kế biện pháp thi công, kế hoạch tiến độ xây - lắp thống nhất trên toàn công trình và phối hợp điều hành việc thực hiện kế hoạch đó.
Trách nhiệm và quyền hạn của tổng thầu xây dựng trong quá trình chuẩn bị điều kiện cho xây - lắp và xây - lắp toàn bộ công trình được thực hiện như trách nhiệm và quyền hạn của tổng thầu xây - lắp quy định ở các Điều 14, 15, 16, 17 và 18 (trừ điểm 1, Điều 18 của Quy chế này).
- Bảo quản thiết bị công nghệ, vật tư - kỹ thuật do mình nhận thầu lắp đặt, chịu trách nhiệm với bên giao thầu nếu để hư hỏng, mất mát.
- Tham gia hiệu chỉnh, chạy thử (không tải và có tải) đồng bộ thiết bị của dây chuyền công nghệ hoặc thử nghiệm tính năng sử dụng của công trình (phần do mình xây - lắp).
Các trường hợp sau đây đều coi là vi phạm chế độ hợp đồng:
- Kéo dài hoặc từ chối việc chuẩn bị và ký hợp đồng khi đã được Nhà nước giao kế hoạch xây dựng cơ bản và các điều kiện bảo đảm khác theo quy định của Quy chế này.
- Thực hiện không đầy đủ, đúng hạn những nghĩa vụ và trách nhiệm trong các hợp đồng đã ký.
- Thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng: thay đổi chủ trương đầu tư, địa điểm đặt công trình, tổ chức nhận thầu hoặc cơ quan chủ đầu tư, thời hạn hiệu lực thi hành hợp đồng hoặc một bên tự ngừng việc thi hành hợp đồng.
- Từ chối hoặc kéo dài việc thanh toán mà không có lý do chính đáng.
Khuyến khích áp dụng hình thức tổng thầu và tiến hành đấu thầu rộng rãi. Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước có trách nhiệm cùng các ngành, địa phương tiến hành thí điểm việc đấu thầu và ban hành quy định về tổ chức đấu thầu để cụ thể hoá những nguyên tắc trong quy chế này.
Đối với việc giao thầu và nhận thầu xây dựng với nước ngoài, kể cả đối với các liên doanh của nước ta với nước ngoài, thì Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước căn cứ vào nguyên tắc của quy chế này trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định riêng cho từng đối tượng cụ thể.
Các cơ quan kế hoạch, tài chính, ngân hàng, cung ứng vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng... theo chức năng và quyền hạn của mình, phải bảo đảm đầy đủ và kịp thời tiền vốn, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng và các điều kiện khác cho chủ đầu tư cũng như trong tổ chức xây dựng thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký kết.
Đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện bản quy chế này và báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.