Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH thủ tục hành chính về bảo hiểm tai nạn lao động, BNN

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH

Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1107/QĐ-LĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/09/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Hành chính, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trợ cấp 01 lần đối với người suy giảm khả năng lao động từ 5-30%

Ngày 16/9/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Theo đó, người lao động sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau: bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp; suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định.

Ngoài ra, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% được hưởng trợ cấp một lần, từ 31% trở lên hưởng trợ cấp hàng tháng. Thân nhân người lao động hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và hưởng chế độ tử tuất nếu người lao động bị chết thuộc 1 trong các trường hợp: Đang làm việc bị chết do tai nạn lao động; Trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động; Trong thời gian điều trị thương tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH tại đây

tải Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1107/QĐ-LĐTBXH PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

_________

Số: 1107/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

_________

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động và Chánh Văn phòng Bộ.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục An toàn lao động và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng,

- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);

- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Lưu: VT, CCHC, Cục ATLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Tấn Dũng

 

 

 

 

Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI B

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1107/QĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương: không

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

An toàn, vệ sinh lao động (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc)

Cơ quan Bảo hiểm xã hội

2

Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc)

Cơ quan Bảo hiểm xã hội

3

Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hàng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng

An toàn, vệ sinh lao động (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội

4

Thủ tục hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc)

 

 

 

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung:

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương: không

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

2.000111

(BLĐ-TBVXH-286397)

Hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

An toàn, vệ sinh lao động (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội

 

 

 

3. Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ:

STT

Số hồ Sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương: không

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

 

Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016

An toàn vệ sinh lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Do được thay thế bởi các TTHC số thứ tự từ 1 đến 4 tại bảng 1 “Danh mục TTHC mới ban hành“

 

 

 

 

Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1107/QĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

I. Thủ tục hành chính mới ban hành

1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

1.1.   Trình tự, cách thức thực hiện:

1.1.1.   Trình tự thực hiện

Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản.

1.1.2.    Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.2.      Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.2.1.   Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:

-   Sổ bảo hiểm xã hội.

-   Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

-   Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

-   Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

-    Sổ bảo hiểm xã hội.

-   Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã diều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

-   Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

-   Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành.

1.2.2.   Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.3.   Thời hạn giải quyết:

-   Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp cho người lao động.

1.4.   Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động.

1.5.   Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: cơ quan Bảo hiểm xã hội.

1.6.    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

1.7.   Phí, lệ phí: không.

1.8.   Tên Mẫu đơn, Mẫu tờ khai: theo mẫu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

1.9.   Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

+ Bị tai nạn một trong các trường hợp sau:

-    Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc và trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

-   Ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

-   Trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.

+ Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

+ Người lao động đủ các điều kiện sau đây thì được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

-   Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

-   Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc danh mục nêu trên.

+ Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

Giám định mức suy giảm khả năng lao động:

+ Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

-   Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

-   Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

-   Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị n định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

+ Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

-   Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp.

-   Bị tai nạn lao động nhiều lần.

-   Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

+ Người lao động sau khi bị thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trợ cấp một lần:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Trợ cấp hàng tháng:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền đề mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

Trợ cấp phục vụ:

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng thì hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau:

-    Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

-   Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

-   Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

1.10.    Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-    Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015.

-    Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

2. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, gồm: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.    Trình tự, cách thức thực hiện:

2.1.1 Trình tự thực hiện:

-    Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

-    Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ. Nếu không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

-    Bước 3: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.

2.1.2.    Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2.2.       Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.2.1.    Thành phần hồ sơ

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:

-   Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

-   Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

-   Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

-   Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.

-   Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.

-   Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.

2.2.2.    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.3.    Thời hạn giải quyết:

-    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ.

-   Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động.

2.4.    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động.

2.5.    Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội.

2.6.    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định việc hỗ trợ kinh phí và thực hiện hỗ trợ kinh phi.

2.7.    Phí, lệ phí: không.

2.8.    Tên Mẫu đơn, Mẫu tờ khai:

-   Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 5 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Mẫu số 07 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

-   Văn bản đề nghị hỗ trợ huấn luyện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

2.9.    Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp:

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

-   Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

-   Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;

-   Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

-   Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

-   Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.

- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trơ kinh phí phục hồi chức năng

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động có đủ các điều kiện sau:

-   Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

-   Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

-   Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.10.    Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-   Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015.

-   Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

3. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

3.1.    Trình tự, cách thức thực hiện:

3.1.1 Trình tự thực hiện:

-    Bước 1: Người lao động, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết hưởng chế độ theo quy định.

-    Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.1.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

3.2.    Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.2.1.    Thành phần hồ sơ:

-    Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản cúa người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác.

-    Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

3.2.2.     Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.3.    Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.

3.4.    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động, người lao động.

3.5.    Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: cơ quan Bảo hiểm xã hội.

3.6.    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ, nếu không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.7.    Phí, lệ phí: không.

3.8.    Tên Mẫu đơn, Mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020.

3.9.    Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

-    Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

-    Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm nghề, công việc gây ra bệnh nghề nghiệp.

-    Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

3.10.    Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-    Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015.

-    Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

4. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

4.1.    Trình tự, cách thức thực hiện:

4.1.1.    Trình tự thực hiện:

-   Bước 1: Người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

-   Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận thẩm định hồ sơ và quyết định việc hỗ trợ. Nếu không hỗ trợ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

-   Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định kèm danh sách dữ liệu hỗ trợ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ theo quyết định.

4.1.2.    Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

4.2.       Thành phần, số lượng hồ sơ:

4.2.1.    Thành phần hồ sơ:

-   Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc theo Mẫu số 5 của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 và bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác.

-   Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp và bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

-   Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp.

-   Bản chính chứng từ thanh toán các chi phí khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.

4.2.2.    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.3.    Thời hạn giải quyết:

-    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết dịnh việc hỗ trợ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

-   Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

4.4.    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người sử dụng lao động, người lao động.

4.5.    Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi