Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2011/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:06/05/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 33/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2011

Căn cứ Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 04 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.
Ký hiệu: QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y.
Ký hiệu: QCVN 01 - 40: 2011/BNNPTNT
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật.
Ký hiệu: QCVN 01 - 41: 2011/BNNPTNT
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y.
Ký hiệu: QCVN 01 - 42: 2011/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ (để b/c);
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
Chi cục Thú y các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Công báo, Website Chính phủ;
Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

QCVN 01-39:2011/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ VỆ SINH NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

National technical regulation on water hygiene criteria

using in livestocks husbandry

Lời nói đầu:

QCVN 01 - 39:  2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số  33 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6  tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ VỆ SINH NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

National technical regulation on water hygiene criteria

using in livestocks husbandry

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng cho gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi tập trung.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

1.3.1. BOD (Biochemical Oxygen Demand) - Nhu cầu ôxy sinh hoá: là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật ôxy hoá các hợp chất hữu cơ trong 1 lít nước, được tính bằng mg/l.

1.3.2. COD (Chemical Oxygen Demand) - Nhu cầu ôxy hoá học: là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các hợp chất hoá học trong 1 lít nước, được tính bằng mg/l.

1.3.3. Tổng chất rắn (TS) là tổng lượng chất rắn có trong một thể tích nước, được tính bằng mg/l.

1.3.4. Độ cứng là tổng lượng muối canxi và magiê có trong một thể tích nước, được tính bằng mg/l.

1.3.5. Sắt tổng số là lượng muối sắt hoà tan trong một thể tích nước, được tính bằng mg Fe2O3/l.

1.3.6. Tổng số vi khuẩn hiếu khí (VKHK) bao gồm tất cả các vi khuẩn cần có ôxy để có thể sống và phát triển được ở nhiệt độ 30oC - 35oC, được tính bằng CFU/ml.

1.3.7. Coliforms là những vi khuẩn hình que, Gram-âm, không sinh nha bào, có khả năng lên men đường lactose và sinh hơi ở nhiệt độ 35 oC – 37 oC, được tính bằng MPN/100ml.

1.3.8. Feacal coliforms là những vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, hình que, Gram-âm, không sinh nha bào. Chúng có thể phát triển với sự có mặt của muối mật, oxidase âm tính, có khả năng lên men đường lactose và sinh hơi ở nhiệt độ 44oC ± 0,5 oC trong vòng 48h, được tính bằng MPN/100ml.

1.3.9. CFU/ml (Colony Forming Unit): Đơn vị tính số khuẩn lạc trong một mililit nước, tương đồng với tổng số vi khuẩn/ml nước.

1.3.10. MPN/100ml (Most Probable Number per 100 liters): Mật độ khuẩn lạc trong 100ml, tương đương với tổng số vi khuẩn/100ml nước.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I. Hoá học

1

pH trong khoảng

-

6,0-8,5

TCVN 6492 :1999

A

2

Độ cứng

mg/l

350

TCVN 6224 :1996

A

3

Nitrat (NO3-)

mg/l

50

TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988)

A

4

Nitrit (NO2-)

mg/l

3

TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984)

A

5

Clorua (Cl)

mg/l

300

TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989)

A

6

Sắt (Fe)

mg/l

0,5

TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988)

A

7

COD

mg/l

10

TCVN 6491:1999

(ISO 6060:1989)

A

8

BOD

mg/l

6

TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003);

TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2 : 2003)

A

9

Tổng số chất rắn (TS)

mg/l

3000

TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997)

 

B

10

Đồng (Cu)

mg/l

2

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

11

Xyanua (CN-)

 

mg/l

0,07

TCVN 6181:1996 (ISO 6703:1984)

B

12

Florua (F)

mg/l

1,5

TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992)

B

13

Mangan (Mn)

mg/l

0,5

TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986)

B

14

Kẽm (Zn)

mg/l

5

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

15

Chì (Pb)

mg/l

0,1

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

16

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,1

TCVN 7877:2008 (ISO 5666: 1999)

B

17

Asen (As)

mg/l

0,05

TCVN 6182:1996 (ISO 6595:1982)

A

18

Cadmi (Cd)

 

mg/l

0,05

TCVN 6193:1996

(ISO 8288:1996)

B

II. Vi sinh vật

1

Vi khuẩn hiếu khí

CFU/ml

10000

FAO 14/4 hoặc

ISO 6222:1999

A

2

Coliforms tổng số

MPN/100ml

30

TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)

A

3

Feacal Coliforms

MPN/100ml

0

TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)

A

2.2. Chế độ giám sát nguồn nước

2.2.1. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng

Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B.

2.2.2. Giám sát định kỳ:

- Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng.

- Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm.

2.2.3. Giám sát đột xuất trong các trường hợp sau:

- Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.

- Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chế độ giám sát

3.1.1. Thực hiện chế độ giám sát theo mức độ A, B đối với nguồn nước trước khi bắt đầu đưa vào sử dụng và nguồn nước sử dụng thường xuyên.

3.1.2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Trách nhiệm của các cơ sở chăn nuôi

3.2.1.1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.

3.2.1.2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2.2. Trách nhiệm của Chi cục thú y các tỉnh: Chi cục thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ sở chăn nuôi.

3.2.3. Trách nhiệm của Cục Thú y: Cục Thú y có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.2.4. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. 

QCVN 01-40:2011/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y

National Technical Regulation on veterinary hygiene requirement for a veterinary drug trading establishment

Lời nói đầu

QCVN 01 - 40: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 33 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng  5  năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.’

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y

National Technical Regulation on veterinary hygiene requirement for a veterinary drug trading establishment

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, xuất nhập khẩu, tồn trữ, bảo quản thuốc thú y; cửa hàng, đại lý bán thuốc thú y.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này qui định các yêu cầu vệ sinh thú y đối với nơi kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản; nguyên liệu làm thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản (sau đây gọi chung là thuốc thú y).

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Thuốc thú y: là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng chất, hoá chất được dùng phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh cải thiện các chức năng của cơ thể động vật bao gồm dược phẩm, hoá chất, vắc xin, hocmôn, một số chế phẩm sinh học và một số vi sinh vật dùng trong thú y.

1.3.2. Chế phẩm sinh học dùng trong thú y: là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, tác động vào quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật, xử lý môi trường chăn nuôi.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

2.1.1. Địa điểm, cơ sở vật chất

2.1.1.1. Địa điểm xây dựng: cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

2.1.1.2. Có địa chỉ cố định; có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp; có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh.

2.1.1.3. Yêu cầu về xây dựng.

                                                                                                                                                                           - Diện tích cửa hàng bán lẻ tối thiểu 10m2.

- Sàn nhẵn nhưng không trơn, không bị rạn nứt, không bị thấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, chịu được hóa chất khử trùng, tiêu độc.

- Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc chắn và kín để kiểm soát tác động xấu từ môi trường và động vật gây hại.

2.1.1.4. Có khu vực trưng bày sản phẩm.

2.1.1.5. Nếu cơ sở được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi cùng với thuốc thú y: phải có khu vực riêng dành cho kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

2.1.1.6. Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có khu vực riêng hoặc kho chứa hàng và có đủ diện tích.

2.1.1.7. Đối với công ty kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y: phải có kho để hàng.

2.1.2. Trang thiết bị

2.1.2.1. Có đủ quầy, tủ, giá kệ để bảo quản và trưng bày sản phẩm.

2.1.2.2. Tủ, quầy, giá kệ phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.

2.1.2.3. Có quạt thông gió.

2.1.2.4. Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi.

2.1.2.5. Đối với công ty nhập khẩu, kinh doanh vắc xin, chế phẩm sinh học; cửa hàng, đại lý thuốc thú y có kinh doanh vắc xin, chế phẩm sinh học:

- Phải có thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ phù hợp với yêu cầu của sản phẩm kinh doanh.

- Có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện.

2.1.2.6. Công ty nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có phương tiện vận chuyển chuyên dùng đảm bảo yêu cầu bảo quản khi vận chuyển và phân phối sản phẩm.

2.1.3. Hệ thống kho

2.1.3.1. Công ty kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y phải có kho chứa hàng.

2.1.3.2. Diện tích kho phù hợp với quy mô và sản lượng kinh doanh.

2.1.3.3. Có khu vực riêng hoặc phòng để bảo quản các loại dung môi, các nguyên liệu dễ gây cháy, nổ và đảm bảo dễ dàng, thuận tiện cho việc xử lý khi có sự cố xảy ra.

2.1.3.4. Có  nơi biệt trữ các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm bị loại bỏ.

2.1.3.5. Có máy phát điện dự phòng và đủ công suất. 

2.1.3.6. Có sổ sách theo dõi việc xuất, nhập hàng (Phụ lục 1, 2, 3).

2.1.3.7. Có thiết bị theo dõi nhiệt độ và ẩm độ, ghi chép thường xuyên các thông số kỹ thuật (Phụ lục 4: Phiếu theo dõi nhiệt độ, ẩm độ ).

2.1.3.8. Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ, có quạt thông gió, có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ.

2.1.3.9. Có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu trong bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học.

2.1.3.10. Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo đúng quy định của nhà sản xuất.

2.1.3.11. Hàng hóa phải được sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc;

2.1.3.12. Hàng hoá trong kho phải sắp xếp gọn gàng, dễ lấy và tránh nhầm lẫn.

2.1.4. Hồ sơ, quản lý

 2.1.4.1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do các cấp có thẩm quyền cấp.

2.1.4.2. Chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề thú y do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về thú y cấp.

2.1.4.3. Có đầy đủ hồ sơ theo dõi về thời gian, số lượng, tình trạng đối với từng loại thuốc thú y khi xuất, nhập.

2.1.4.4. Cơ sở phải có đầy đủ các hồ sơ của từng mặt hàng kinh doanh. Tất cả các loại mặt hàng kinh doanh phải nằm trong danh mục được phép lưu hành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2.1.4.5. Cơ sở phải thiết lập đầy đủ về cơ cấu tổ chức, trong đó quy định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân.

2.1.4.6. Có văn bản quy định sự sắp xếp, bảo quản hàng, chế độ kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình bảo quản.

2.2. Kiểm soát động vật gây hại

2.2.1. Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để chống các loài gặm nhấm, côn trùng và động vật gây hại khác trong khu vực.

2.2.2. Những hóa dược để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm gây hại phải được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ hoặc trong kho riêng có khoá. Chỉ người được giao nhiệm vụ; có hiểu biết về chuyên môn mới được phép sử dụng để chống động vật gây hại.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng  nhận hợp quy và công bố hợp quy

3.1.1Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở kinh doanh thuốc thú y phù hợp với quy định được thực hiện theo Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.1.2. Cơ sở kinh doanh thuốc thú y phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009  của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Kiểm tra giám sát

3.2.1Cơ sở kinh doanh thuốc thú y phải chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

3.2.2. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.3. Tổ chức thực hiện

3.3.1. Trách nhiệm của Cục Thú y

Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát đã thực hiện.

3.3.2. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y

Chi cục Thú y các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y thuộc địa bàn quản lý.

3.3.3. Trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh thuốc thú y

Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, mẫu phục vụ kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC 1

THẺ KHO

Tên:..................................................................Quy cách:..............................................

Lô:.....................................................................Đơn vị:..................................................

Ngày

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 2

 PHIẾU NHẬP KHO

Ngày..............tháng..........năm.......

 

            Họ tên người giao:............................................................Số chứng từ:...............................................Ngày nhận:.....................................

 

            Giao từ kho:............................................Nhập vào kho:...............................................Nhà sản xuất:......................Ngày nhận:..................

 

Stt

Tên sản phẩm

Quy cách

Mã số

Sô lượng hợp đồng

Số lượng thực nhận

Số lô

Ngày sản xuất

Ngày hết hạn dùng

Ghi chú

SL bán

SL Kmại

SL lấy mẫu

SL bán

SL Kmại

SL lấy mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

 BIÊN BẢN NHẬN HÀNG

 

Số hoá đơn:.................................................................................Số hợp đồng:.......................................................................................................

Giao từ kho:.................................................................................Nhập vào kho:......................................................................................................

Ngày nhận:..................................................................................Giờ nhận:..........................................Nơi nhận:....................................................

Ngày kiểm:...................................................................................Giờ kiểm:..............................................................................................................

Kết quả kiểm:............................................................................................................................................................................................................

Tên sản phẩm

Quy cách

Số lô

Khối lượng

Số thùng

Số lượng

Số lượng thực nhận

Tình trạng kiện hàng

Ghi chú

Thùng

Thực tế

Hoá đơn

Thực tế

Thừa

Thiều

Hư hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày

Ngày

Ngày

Người giao:

Người kiểm nhận

Thủ kho:

                              

PHỤ LỤC 4

 PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM

 

Khu vực:                                                             Nhiệt độ chuẩn: ≤ 25oC

Tháng:                                                                 Độ ẩm: ≤ 70

Ngày

Nhiệt độ

Độ ẩm

Người kiểm tra

(Ký và ghi rõ tên)

Ghi chú

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QCVN 01-41:2011/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ YÊU CẦU XỬ LÝ VỆ SINH ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

National Technical Regulation for treatment  requirements on veterinary hygieneon of the disposal of animals and animal products

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 41: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 33 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ YÊU CẦU XỬ LÝ VỆ SINH ĐỐI VỚI VIỆC TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

National Technical Regulation for treatment  requirements on veterinary hygieneon of the disposal of animals and animal products  .

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật mắc bệnh, xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch mà theo quy định phải tiêu hủy.

1.1.2. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

1.1.3. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các điểm tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật.

1.2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lãnh thổ Việt Nam có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Động vật mắc bệnh: là động vật có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh  hoặc đã xác định được mầm bệnh.

1.3.2. Khử trùng tiêu độc: là sự kết hợp các biện pháp cơ học, vật lý và hoá học để tiêu diệt hoặc loại trừ các loại mầm bệnh trên đối tượng cần xử lý.

1.3.3. Tiêu huỷ: là quá trình chôn lấp hoặc thiêu đốt gia súc, gia cầm, phân rác và sản phẩm của chúng, nhằm tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, hạn chế lây lan bệnh ra môi trường xung quanh.

1.3.4. Điểm tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật bắt buộc: là nơi tiến hành các biện pháp chôn lấp, đốt hoặc luộc chín đối với động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

 

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Việc tiêu huỷ cần hoàn thành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa cơ hội phát tán của mầm bệnh.

2.1.2. Trong trường hợp chưa kịp tiêu hủy ngay, xác động vật và sản phẩm động vật phải được phun thuốc sát trùng. 

2.1.3. Ưu tiên cho việc tiêu huỷ tại chỗ, chỉ vận chuyển đi xa khi không có đủ điều kiện tiêu huỷ tại chỗ.

2.1.4. Xác động vật, sản phẩm động vật tiêu huỷ phải được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các loài vật nuôi, côn trùng, động vật hoang dã phát tán mầm bệnh ra môi trường.

2.1.5. Động vật tiêu hủy phải được làm chết trước khi tiêu huỷ.

2.2. Phương pháp tiêu huỷ

2.2.1. Chôn

2.2.1.1. Địa điểm

2.2.1.1.1. Địa điểm chôn lấp phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.1.1.2. Địa điểm chôn lấp phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.2.1.1.3. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, địa điểm chôn phải ở cuối khu giết mổ và cuối hướng gió chính.

2.2.1.1.4. Không chôn động vật và sản phẩm động vật ở vùng ngập nước hoặc có mực nước ngầm nông.

2.2.1.1.5Bãi chôn lấp phải xa các đô thị, các thành phố, khu đông dân cư, công trình văn hoá, khu du lịch, đền chùa, bệnh viện, trạm y tế.

2.2.1.1.6. Nên chôn xác gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật trong khu vực có nhiều cây xanh (cây lấy gỗ, lấy nhựa,...) để quá trình vô cơ hoá trong hố chôn xẩy ra nhanh chóng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

2.2.1.2. Quy định hố chôn (phụ lục 1, 2)

2.2.1.2.1. Ở khu vực đất cát, đáy và xung quanh thành hố chôn cần có vật liệu chống thấm để bảo vệ nguồn nước ngầm.

2.2.1.2.2. Quy định chung về kích thước hố: chiều rộng không quá 03m để dễ thao tác, chiều dài có thể 9 – 12m, chiều sâu 1,2 – 1,5m.

2.2.1.2.3. Trường hợp lượng chất chôn lấp trên 10 tấn/hố, vị trí hố chôn gần khu vực khai thác nước ngầm, sông, hồ, hố chôn cần được lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố.

2.2.1.2.4. Nếu lượng chất chôn lấp ít (dưới 10 tấn/hố), ví trí hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm sâu và không có vật liệu chống thấm thì chôn trực tiếp.

2.2.1.2.5. Sau khi chôn lấp, bề mặt hố chôn và xung quanh khu vực chôn phải được rải vôi bột, phun khử trùng để diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác.

2.2.1.2.6. Phải đặt biển báo ở khu vực chôn lấp động vật và sản phẩm động vật.

2.2.1.3. Kiểm tra sau khi chôn lấp.

2.2.1.3.1. Khu vực chôn lấp phải được kiểm tra 1 tuần/lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp. Nếu có hiện tượng bất thường như hố chôn bị sụt, lún, vỡ bề mặt...cần có biện pháp xử lý kịp thời, đó là phủ thêm đất, lấp lại, phun hóa chất khử trùng.

2.2.1.3.2. Các hộ gia đình hoặc các trang trại cách hố chôn < 100m,="" cần="" lấy="" mẫu="" kiểm="" tra="" nguồn="" nước="" sau="" khi="" chôn="" lấp="" từ="" 3="" -="" 4="" tuần="" và="" kiểm="" tra="" lại="" 6="" tháng/lần="" để="" kịp="" thời="" phát="" hiện="" sự="" ô="" nhiễm="" nguồn="" nước="" và="" có="" biện="" pháp="" xử="">

2.2.2. Đốt

2.2.2.1. Địa điểm đặt giàn đốt phải đảm bảo hơi nóng, khói, bụi và mùi do chất đốt tạo ra không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm hay trên cao, đường đi và khu dân cư xung quanh.

2.2.2.2. Địa điểm đốt phải thuận tiện cho việc vận chuyển nhiên liệu, xác động vật và sản phẩm động vật hoặc các chất cần đốt khác.

2.2.2.3. Nhiên liệu, các chất dùng để thiêu đốt động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo đủ để hoàn tất việc đốt.

2.2.2.4. Có thể tạo khoảng không cho không khí lưu thông nhằm rút ngắn thời gian đốt bằng cách đào các rãnh dưới giàn thiêu hoặc nâng cao giàn lửa.

2.2.3. Khử trùng tiêu độc

2.2.3.1. Việc tiêu độc khử trùng phải bảo đảm tiêu diệt được mầm bệnh trên quần áo, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, nền chuồng và môi trường xung quanh; Phải thực hiện việc làm sạch cơ học trước khi tiêu độc khử trùng (phụ lục 3, 4, 5, 6)

2.2.3.2. Sử dụng thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.2.3.3. Người thực hiện tiêu độc, khử trùng phải tuân thủ quy trình tiêu độc, khử trùng (phụ lục 7).

2.2.3.4. Cấm những người không có nhiệm vụ vào khu vực tiêu huỷ. Cán bộ thú y, những người tham gia tiêu huỷ động vật bệnh phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động .

2.3. Quy định đối với phương tiện, dụng cụ.

2.3.1. Xác động vật, sản phẩm động vật mang đi tiêu hủy phải được vận chuyển trong xe có sàn kín, được che phủ bằng các tấm polyethylene ở trên nóc, không để phân, xác gia súc, gia cầm hoặc sản phẩm động vật rơi trên đường vận chuyển.

2.3.2. Xác động vật hoặc sản phẩm động vật mang đi tiêu hủy phải được chứa trong các túi, hoặc bọc kín trong các tấm được làm bằng vật liệu polyethylene, không được chất đầy vượt quá thành của thùng xe.

2.3.3. Phải vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và tại khu vực chôn lấp sau khi dỡ hết động vật, sản phẩm động vật cần tiêu hủy (phụ lục 5).

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Tổ chức thực hiện

3.1.1. Trách nhiệm của Cục Thú y: hướng dẫn các Chi cục Thú  y các tỉnh, thành phố phương pháp tiêu huỷ động vật và sản phẩm động vật.

3.1.2. Trách nhiệm của Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố

3.1.2.1. Chủ trì việc lập kế hoạch và tổ chức tiêu huỷ gia súc, gia cầm khi có dịch xảy ra.

3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường khu vực chôn lấp, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố xảy ra.

3.1.2.3. Tổng hợp, báo cáo cho Cục Thú y về tình hình xử lý xác gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật  trong khu vực có dịch .

3.1.2.4. Phối hợp với Sở Tài  nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh Thú y Trung ương đánh giá tác động môi trường ở các khu cực chôn lấp.

3.2. Trách nhiệm của tổ chức, các nhân có động vật, sản phẩm động vật bị buộc phải tiêu hủy.

3.2.1. Phải chấp hành việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật theo quy định của Chi cục Thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền.

3.2.2. Phải tuân thủ những quy định về tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật và tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và các vật dụng khác.

QCVN 01- 42:2011/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI

CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, KHẢO NGHIỆM THUỐC THÚ Y

Veterinary hygiene conditions of  Trial establishment  for

 testing of veterinary drugs

 

Lời nói đầu

QCVN 01 - 42: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày  6 tháng  5 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI

CƠ SỞ THỬ NGHIỆM, KHẢO NGHIỆM THUỐC THÚ Y

Veterinary hygiene conditions of  Trial establishment  for

 testing of veterinary drugs

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thuỷ sản (sau đây gọi thuốc thú y).

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y trong lãnh thổ Việt Nam.

1.3 Giải thích từ ngữ

Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân về thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi, quản lý con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, dịch bệnh, công tác thú y, chăn nuôi nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

1.3.2. Tiêu độc khử trùng: Là các biện pháp cơ học, vật lý, hoá học, sinh học được sử dụng để làm sạch, vệ sinh, khử trùng loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác của vật nuôi, bệnh lây giữa người và vật nuôi.

 

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung đối với cơ sở chăn nuôi động vật thử nghiệm, khảo nghiệm

2.1.1. Địa điểm xây dựng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2.1.2. Xây dựng cách biệt, cách xa  trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính; nhà máy chế biến, giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật.

2.1.3. Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở.

2.1.4. Có nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và đủ trữ lượng cho chăn nuôi.

 2.1.5. Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu  thử nghiệm  (khảo nghiệm).

2.1.6. Có khu hành chính riêng biệt với khu chăn nuôi động vật thí nghiệm.

2.1.7. Có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, xác động vật, bệnh phẩm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

2.1.8.  Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách tham quan.

2.1.9. Có kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn nuôi, thiết kế đáp ứng yêu cầu bảo quản. Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại.

2.1.10. Có chương trình kiểm soát , diệt trừ loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.

2.1.11. Áp dụng quy trình thực hành tốt chăn nuôi, quy trình thực hành tốt nuôi trồng thủy sản trong chăn nuôi, nuôi trồng động vật thử nghiệm, khảo nghiệm.

2.2. Yêu cầu về chuồng nuôi 

2.2.1. Phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 01-14 : 2010/BNNPTNT: Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học ; QCVN 01-15 : 2010/BNNPTNT: Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

2.2.2. Phải được xây dựng, thiết kế phù hợp với số lượng, loài vật nuôi, mục đích thử nghiệm, khảo nghiệm, dễ thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

2.2.3. Khoảng cách giữa các khu chuồng nuôi phù hợp, có sự ngăn cách giữa các khu chăn nuôi động vật khác nhau. Bảo đảm thời gian để trống chuồng phù hợp sau mỗi đợt thử nghiệm, khảo nghiệm.

2.2.4. Các thiết bị, dụng cụ chứa đựng thức ăn, nước uống, dụng cụ vệ sinh phải làm bằng vật liệu đảm bảo không gây độc, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tẩy rửa.

2.2.5.  Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ khác phải bảo đảm an toàn cho người chăn nuôi và vật nuôi.

2.2.6. Cống rãnh thoát nước thải phải có độ dốc thích hợp, không bị ứ đọng nước.

2.3 Yêu cầu về ao nuôi, bể nuôi

2.3.1. Phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong nuôi trồng thủy sản.

2.3.2. Phải được xây dựng, thiết kế phù hợp với số lượng, loài thủy sản nuôi trồng, mục đích thử nghiệm, khảo nghiệm, dễ thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

2.3.4. Có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi; bảo đảm thời gian xử lý ao nuôi, bể nuôi phù hợp sau mỗi đợt thử nghiệm, khảo nghiệm. 

2.3.5. Các thiết bị, dụng cụ chứa đựng thức ăn, dụng cụ vệ sinh và các dụng cụ khác phải làm bằng vật liệu đảm bảo không gây độc, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tẩy rửa và an toàn cho người chăn nuôi và vật nuôi.

2.3.6. Có khu vực vệ sinh cá nhân cách biệt với ao, đầm nuôi cho cán bộ, công nhân, khách tham quan; nhà vệ sinh cá nhân tại khu chăn nuôi phải được thiết kế chống thẩm lậu ra môi trường nuôi.

2.4. Yêu cầu về động vật thử nghiệm, khảo nghiệm 

2.4.1. Có loài, giống, tính biệt, lứa tuổi, trọng lượng, kích thước phù hợp với yêu cầu của việc thử nghiệm, khảo nghiệm.

2.4.2. Khỏe mạnh về lâm sàng.

2.4.3. Đáp ứng yêu cầu của nội dung thử nghiệm, khảo nghiệm.

 

2.5. Yêu cầu về chất lượng thức ăn, nước uống

2.5.1. Chất lượng thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi, tính biệt đối với từng loài vật nuôi. Đạt tiêu chuẩn theo quy định, không chứa hoạt chất ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm.

2.5.2. Nước uống phải cung cấp đầy đủ và đạt chỉ tiêu vệ sinh thú y theo QCVN 01 -39: 2011/BNNPTNT. Chất lượng nguồn nước vùng nuôi thủy sản phải đáp ứng theo yêu cầu tại Phụ lục 1.

2.6. Yêu cầu về vệ sinh thú y

2.6.1. Có hố khử trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi, chuồng nuôi và định kỳ thay thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trước cổng có biển báo một số điều cấm hoặc hạn chế đối với khách ra vào trại.

2.6.2. Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng,  phòng chống lây nhiễm chéo giữa các khu chăn nuôi. Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua.

2.6.3. Định kỳ vệ sinh, phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.6.4. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

2.6.5. Không vận chuyển vật nuôi, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc phương tiện vận chuyển ngay trước và sau khi vận chuyển.

2.6.6. Phải vệ sinh dụng cụ chứa đựng thức ăn, nước uống hàng ngày.

2.6.7. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.

2.6.8. Sau mỗi đợt nuôi thử nghiệm, khảo nghiệm phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, ao, bể nuôi, dụng cụ chăn nuôi theo quy định trước khi đưa vật nuôi mới đến.

2.7. Yêu cầu về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

2.7.1. Phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi. Hệ thống xử lý chất thải phải được bố trí, thiết kế phù hợp với yêu cầu về quy mô chăn nuôi, mục đích thử nghiệm, khảo nghiệm.

2.7.2. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

2.7.3. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn quy định tại QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT: Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học; QCVN 01-15: 2010/BNNPTNT: Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước thải theo quy định.

2.7.4. Có lò đốt chất thải rắn đáp ứng theo quy định tại QCVN 02:2008/BTNMT -Quy định kĩ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế (Phụ lục 2). Trong trường hợp cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm không có lò đốt xác đáp ứng quy định thì có thể ký hợp đồng với cơ sở có đủ tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải y tế.

 
3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại Quy chuẩn này.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải thực hiện công bố và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Tổ chức thực hiện 

3.3.1. Chủ cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y được quy định  tại điểm 1.2. của  quy chuẩn này có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

3.3.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này  

3.3.3. Trong trường hợp các quy định tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành.

 

Phụ lục 1

Giá trị giới hạn một số chỉ tiêu chính trong nguồn nước vùng nuôi thủy sản

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nuôi cá tra

nước ngọt

Nuôi tôm

nước mặn lợ

pH

 

6,5 – 8,5

6,5 – 8,5

BOD5

mg/l

25

10

Ôxy hòa tan

mg/l

3

5

NH3-N

mg/l

1

0,5

NO2-N

mg/l

0,01

-

Sắt (Fe)

mg/l

2

0,1

Sulfua (S)

mg/l

0,01

0,005

Asen (As)

mg/l

0,1

0,1

Chì (Pb)

mg/l

0,1

0,05

Cadimi (Cd)

mg/l

0,02

0,005

Xianua

mg/l

0,05

0,01

Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,005

0,005

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật

mg/l

0,15

0,01

Tổng Coliform

(MPN/100ml)

5000

1000

 

 

Phụ lục 2

Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế theo QCVN 02:2008/BTNMT

 

Thông số

Công thức và ký hiệu hóa học

Đơn vị

Giới hạn cho phép

1. Bụi

 

Mg/Nm3

115

2. Axit flohydric

HF

Mg/Nm3

2

3. clohydric

HCL

Mg/Nm3

100

4. Carbon monoxyt

CO

Mg/Nm3

100

5. Nito oxyt

NOX

Mg/Nm3

250

6. Lưu huỳnh dioxit

SO2

Mg/Nm3

300

7. Thủy ngân

Hg

Mg/Nm3

0,55

8. Cadimi

Cd

Mg/Nm3

0,16

9. Chì

Pb

Mg/Nm3

1,2

10. Tổng Dioxin/Furan

Dioxin

Furan

 

C12H8-n*Cln*O2

C12H8-n*Cln*O

 

 

Ng-TEQ/Nm3

 

2,3

CHÚ THÍCH:

n: Số nguyên tử clo và 2 ≤ n ≤ 8.

TEQ là tổng độ đọc tương đương theo 2,3,7,8-tetraclo dibenzo-p-dioxin dựa vào hệ số độ độc tương đương quốc tế (TEFs), 1969

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi