Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2012 của “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh v

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2012 của “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020”
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:895/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:05/05/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 895/QĐ-BNN-KHCN PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________

Số: 895/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KHCN đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ

năm 2012 của “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”

_____________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2012 của “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Việc tuyển chọn, xét chọn được thực hiện theo hình thức công khai theo Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006) và Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007).

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2012 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 895/QĐ-BNN-KHCN ngày 05 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Kết quả dự kiến

Dự kiến thời gian thực hiện

Ghi chú

A

ĐỀ TÀI

 

 

 

 

1.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt và kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử.

- Bộ chỉ thị phân tử gắn kết với gen kháng bạc lá (≤5cM);

- 2-3 giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá, được khảo nghiệm quốc gia có triển vọng;

- 1-2 giống lúa được công nhận, có năng suất 6-7 tấn/ha/vụ, có hàm lượng amylose 18-21%, kháng bệnh bạc lá (điểm 0-3), có TGST từ 100 - 110 ngày ở vụ mùa.

2012-2015

 

2.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu lạnh bằng chỉ thị phân tử cho vùng đồng bằng sông Hồng

Tạo được giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu lạnh bằng chỉ thị phân tử cho vùng ĐBSH

- Bộ chỉ thị phân tử gắn kết với gen chịu lạnh (≤5cM)

- Quy trình quy tụ QTL/gen chịu lạnh vào các giống lúa;

- 3-5 giống lúa mang QTL/gen chịu lạnh từ giống phổ biến, vẫn giữ cơ bản đặc tính nông sinh học của giống.

2012-2015

 

3.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn bền vững bằng công nghệ gen-đối-gen và chỉ thị phân tử

Tạo được giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và kháng bệnh đạo ôn bền vững bằng công nghệ gen - đối - gen và chỉ thị phân tử cho một số vùng trồng lúa chính

- 10-20 mẫu nấm bệnh đạo ôn đặc trưng của các vùng trồng lúa chính;

- Bộ chỉ thị liên kết chặt với gen kháng đạo ôn (≤5cM);

- Quy trình công nghệ gen-đối-gen (gene-for-gene) và chỉ thị phân tử trong xác định gen kháng bệnh đạo ôn;

- 2-3 giống lúa khảo nghiệm quốc gia có triển vọng, năng suất (6-7 tấn/ha), chất lượng cao và kháng đạo ôn bền vững.

2012-2015

 

4.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy lưng trắng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc

Tạo được giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và kháng rầy lưng trắng (cấp độ 1-3) bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc.

- Dữ liệu phân tích di truyền tính kháng rầy lưng trắng;

- Quần thể lập bản đồ (RIL6 hoặc RIL7), với ít nhất 300 cá thể;

- Bản đồ di truyền tính kháng rầy lưng trắng ≥ 2000cM, khoảng cách giữa các chỉ thị ≤10cM;

- 3-5 chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen/QTL kháng rầy lưng trắng, khoảng cách giữa các chỉ thị ≤5cM;

- 2-3 giống lúa khảo nghiệm Quốc gia có triển vọng, năng suất cao, kháng rầy lưng trắng (cấp độ 1-3)

2012-2015

 

5.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp chất lượng cao, cảm ôn, kháng bệnh bạc lá miền Bắc bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống lúa nếp ngắn ngày, cảm ôn, năng suất cao, chất lượng tốt (dẻo thơm) và kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử cho vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ

- Bộ dữ liệu ngân hàng gen các giống lúa nếp về khả năng kháng bệnh bạc lá;

- 3 bộ chỉ thị phân tử liên kết gen với tính trạng mùi thơm, gen waxy và gen kháng bệnh bạc lá hữu hiệu Xa4, xa5 và Xa7 ở lúa nếp (2 chỉ thị/gen mục tiêu);

- Quy trình chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, cảm ôn, chất lượng cao và kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử;

- Ít nhất 2 giống lúa nếp khảo nghiệm quốc gia, 01 giống lúa nếp được công nhận, chất lượng cao (dẻo, thơm), kháng bệnh bạc lá, ngắn ngày, cảm ôn.

2012-2015

 

6.

Nghiên cứu tạo dòng ngô bố mẹ có năng suất cao bằng công nghệ gen

Tạo được dòng ngô bố mẹ có năng suất từ 50 - 60 tạ/ha để phục vụ công tác tạo giống ngô chuyển gen năng suất cao.

- Ít nhất 2 gen liên quan đến năng suất được chuyển vào cây ngô;

- 2-3 véc tơ mang gen đích có hiệu quả cao;

- Quy trình chuyển gen năng suất cao vào dòng ngô bố mẹ;

- 2-3 dòng ngô bố mẹ có năng suất từ 50 - 60 tạ/ha;

- 1-2 tổ hợp lai từ các dòng bố mẹ chuyển gen, có năng suất ≥ 12 tấn/ha.

2012-2015

 

7.

Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chín chậm và kháng vi rút xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống cà chua năng suất cao, chất lượng tốt, chín chậm/không chín và kháng virut xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử cho vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ.

- Bộ chỉ thị phân tử ADN liên quan đến gen chín chậm/không chín và kháng virut xoăn vàng lá (ít nhất 2 chỉ thị/tính trạng);

- 2-3 giống/tổ hợp cà chua lai, năng suất đạt trên 50 tấn/ha, chứa gen chín chậm hoặc không chín và kháng bệnh virut xoăn vàng lá cho vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ.

2012-2015

 

8.

Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc

Tạo được giống khoai lang có năng suất cao (trên 25 tấn/ha) và hàm lượng tinh bột đạt trên 22% bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng hàm lượng tinh bột cao;

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao;

- 1-2 giống khoai lang được khảo nghiệm/công nhận, năng suất đạt trên 25 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt trên 22%, thích hợp cho các tỉnh phía Bắc.

2012-2015

 

9.

Nghiên cứu chọn giống khoai tây kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc

Tạo được giống khoai tây có năng suất cao (trên 20 tấn/ha), kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Bắc.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng kháng bệnh mốc sương;

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh mốc sương;

- 1-2 giống khoai tây được khảo nghiệm/công nhận, kháng bệnh mốc sương, năng suất trên 20 tấn/ha, tỷ lệ chất khô đạt trên 18%, thích hợp cho các tỉnh phía Bắc.

2012-2015

 

10.

Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn bằng kỹ thuật chỉ thị ADN

Tạo được giống lạc có năng suất cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) bằng kỹ thuật chỉ thị ADN

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn;

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn;

- 1-2 giống lạc được khảo nghiệm/công nhận, năng suất trên 3,5 tấn/ha, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn;

2012-2015

 

11.

Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống đậu tương có năng suất cao, kháng bệnh phấn trắng (Microsohaera diffusa) bằng kỹ thuật chỉ thị ADN cho các tỉnh phía Bắc.

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng kháng bệnh phấn trắng;

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng;

- 1-2 giống đậu tương khảo nghiệm/công nhận, năng suất trên 2,5 tấn/ha, kháng bệnh phấn trắng.

2012-2015

 

12.

Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm muộn bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống lạc có năng suất cao (trên 3,5 tấn/ha), kháng bệnh đốm muộn bằng chỉ thị phân tử.

- Bản đồ QTL liên kết với tính kháng bệnh đốm muộn;

- 2-3 chỉ thị liên kết với tính trạng kháng bệnh đốm muộn;

- Quy trình ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm muộn;

- 1-2 giống lạc được khảo nghiệm/công nhận, năng suất trên 3,5 tấn/ha, kháng bệnh đốm muộn.

2012-2015

 

13.

Nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay kháng bệnh thán thư bằng chỉ thị phân tử

Tạo được giống ớt cay có năng suất, giá trị thương phẩm cao và kháng bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) bằng chỉ thị phân tử

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng kháng bệnh thán thư;

- Quy trình tạo giống ớt cay kháng bệnh thán thư bằng chỉ thị phân tử;

- 1-2 giống ớt cay khảo nghiệm/công nhận, kháng bệnh thán thư có giá trị thương phẩm cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

2012-2015

 

14.

Nghiên cứu chọn tạo giống chè có năng suất, chất lượng cao và khả năng chịu hạn tốt bằng chỉ thị phân tử

Tạo được các giống chè năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử, phục vụ sản xuất chè đen/ chè xanh

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng chịu hạn ở chè;

- Quy trình chọn tạo giống chè chịu hạn bằng chỉ thị phân tử;

- 02 giống chè triển vọng/khảo nghiệm, có năng suất cao, chất lượng và khả năng chịu hạn tốt

2012-2015

 

15.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh nấm trên cây chè

Xây dựng quy trình công nghệ và sản xuất được chế phẩm vi sinh phòng trừ có hiệu quả bệnh thán thư, đốm nâu và thối búp trên cây chè.

- 4-5 chủng vi sinh vật phòng trừ bệnh nấm trên cây chè (thán thư, đốm nâu và thối búp) có hiệu lực ≥ 80%;

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm quy mô 30kg/mẻ;

- 100kg chế phẩm có mật độ vi sinh vật ≥109/g, có hiệu lực phòng trừ nấm bệnh ≥ 70% trên cây chè;

- 03 mô hình trình diễn hiệu lực, hiệu quả kinh tế của chế phẩm quy mô 2ha/mô hình ở 3 tỉnh.

2012-2014

 

16.

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý sinh học nước thải nhà máy chế biển cao su

Xây dựng được quy trình công nghệ xử lý sinh học nước thải nhà máy chế biến mủ cao su

- 05 chủng vi sinh vật đáp ứng yêu cầu xử lý sinh học nước thải chế biến mủ cao su;

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm quy mô 100 lít (kg)/mẻ;

- Quy trình công nghệ xử lý sinh học nước thải chế biến mủ cao su đạt tiêu chuẩn cột B theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành;

- 01 mô hình xử lý nước thải tại cơ sở chế biến mủ cao su công suất ≥ 200m3/ngày đêm.

2012-2014

 

17.

Nghiên cứu chọn giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử

Chọn tạo được giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử

- 20 chỉ thị phân tử SSR có tương quan với tính trạng sinh trưởng nhanh;

- Tối thiểu 5 cặp bố mẹ lai thích hợp;

- Tối thiểu 5 dòng keo lai, có năng suất tối thiểu 30m3/ha/năm;

- Quy trình nhân giống và trồng rừng cho các giống được chọn;

- 5-10 ha mô hình rừng khảo nghiệm.

2012-2016

 

18.

Nghiên cứu nhân giống mới một số loài keo và bạch đàn bằng công nghệ tế bào thực vật

Xây dựng được quy trình nhân giống mới 1 số loài keo và bạch đàn được công nhận trong 5 năm gần đây bằng công nghệ tế bào thực vật

- Quy trình nhân nhanh cho 10 giống bạch đàn mới và 10 giống keo mới;

- 5-10 ha mô hình rừng trồng giống mới.

2012-2015

 

19

Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tóc Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) làm vật liệu cho nuôi cấy bioreactor

Tạo được sinh khối rễ Sâm Ngọc Linh chuyển gen có chứa hàm lượng saponin cao bằng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes làm vật liệu cho nuôi bioreactor

- Chủng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes dạng dại chứa gen rol;

- 2 vertor chuyển gen có chứa 2 -3 gen rol liên kết;

- Tối thiểu 10 dòng rễ Sâm Ngọc Linh chuyển gen có sinh khối lớn, chứa hàm lượng saponin cao;

- Quy trình chuyển gen tạo rễ tóc Sâm Ngọc Linh;

- Quy trình nuôi cấy bioreactor quy mô 50 lít;

- Ít nhất 5 kg sinh khối rễ khô.

2012-2015

 

20.

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) sinh trưởng nhanh bằng công nghệ chuyển gen

Xây dựng được quy trình chuyển gen mục tiêu GS1, GA20 qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và tạo được giống Bạch đàn urô chuyển gen sinh trưởng nhanh.

- Vector mang gen GS1 và gen GA20;

- Quy trình chuyển gen mục tiêu GS1 và GA20 qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens;

- 4 dòng Bạch đàn urô chuyển gen có sức sinh trưởng nhanh hơn giống gốc 15-20%, 4000 cây con chuyển gen.

2012-2016

 

21.

Nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử để chọn và lai giống bạch đàn E. urophylla với E. exerta và E. camaldulensis

Tạo được giống bạch đàn lai giữa E. urophylla với E. exerta và E. camaldulensis có khả năng sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử.

- Tối thiểu 20 chỉ thị SSR mới;

- 5 cặp bố mẹ lai thích hợp;

- 6 dòng bạch đàn lai có khả năng sinh trưởng nhanh;

- 5-10 ha mô hình khảo nghiệm bạch đàn lai.

2012-2015

 

22.

Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma spp. gây bệnh trên gia súc ở Việt Nam và đề xuất phác đồ điều trị bệnh hiệu quả

Có được quy trình sản xuất và sản xuất các bộ Kit CATT, Kit ELISA, drop stick từ kháng nguyên tái tổ hợp để chẩn đoán nhanh bệnh do Trypanosoma spp. ở gia súc, nhằm xây dựng phác đồ điều trị bệnh do Trypanosoma spp. đạt hiệu quả điều trị trên 98%

- Báo cáo về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh do Trypanosoma spp. gây ra ở một số loài gia súc Việt Nam (trâu, bò, ngựa, chó).

- Kit CATT: 5000 bộ, Kit ELISA: 1000 bộ, drop stick: 1000 bộ. Các bộ Kit này có độ nhạy và độ đặc hiệu đạt trên 98%

- 01 quy trình sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp.

- 01 quy trình sản xuất Kit CATT chẩn đoán bệnh do Trypanosoma spp. trên gia súc.

 - 01 quy trình sản xuất Kit ELISA chẩn đoán bệnh do Trypanosoma spp. trên gia súc.

- 01 quy trình sản xuất drop stick chẩn đoán bệnh do Trypanosoma spp. trên gia súc.

- 03 quy trình chẩn đoán bệnh tiên mao trùng bằng Kit CATT và Kit ELISA, drop stick.

- 01 phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho gia súc với hiệu quả điều trị trên 98%

-

 

23.

Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hormone somatotropin tái tổ hợp nhằm tăng sản xuất sữa ở bò sữa

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất hormone tăng trưởng somatotropin (BST) tái tổ hợp nhằm tăng sản lượng sữa ở bò sữa.

- Chủng tái tổ hợp sản xuất hormone somatotropin;

- Quy trình công nghệ sản xuất hormone somatotropin;

- Sản xuất 100 ml hormone somatotropin đạt tiêu chuẩn;

- Quy trình kiểm nghiệm hormone somatotropin;

- Quy trình bảo quản và sử dụng hormone somatotropin;

2012-2015

 

24.

Nghiên cứu xác định trước giới tính tinh trùng bò sữa và bò thịt

Xây dựng được quy trình công nghệ xác định trước giới tính tinh trùng bò phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt.

- Quy trình công nghệ xác định trước giới tính tinh trùng bò, chính xác ≥90%;

- 500 liều tinh được xác định trước giới tính;

- Tạo ra được ít nhất 100 bê (50 bê đực, 50 bê cái) sinh ra từ tinh đã phân biệt giới tính.

2012-2014

 

25.

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử để đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam

Đánh giá được tiềm năng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và duy trì giống lợn nội

- Cơ sở dữ liệu ADN về đa dạng di truyền của một số giống lợn nội;

- Đề xuất hướng sử dụng, phát triển và bảo tồn một số giống lợn nội;

2012-2014

 

B

NHIỆM VỤ HTQT

 

 

 

 

26.

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm Chaetomium trừ nấm gây bệnh trên cây chè, cà phê và cao su

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm Chaetomium của Thái Lan tại Việt Nam để phòng trừ có hiệu quả nấm gây bệnh trên cây chè, cà phê và cao su.

- 2-3 chủng nấm Chaetomium có hoạt lực trừ nấm gây bệnh trên 90%;

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm Chaetomium, quy mô 200 kg/mẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- 01 tấn chế phẩm có mật độ bào tử ≥ 109/g, có hiệu lực phòng trừ nấm gây bệnh trên 80%;

- 03 mô hình trình diễn/ 3 loại cây, quy mô 2ha/mô hình

2012-2014

- Viện KHKT Miền núi phía bắc

- Thái Lan

27.

Nghiên cứu chức năng gen quy định phát triển bộ rễ lúa, phục vụ chọn tạo giống lúa chịu hạn bằng công nghệ gen

Xác định được vai trò của các gen quy định sự phát triển bộ rễ lúa và promoter có phản ứng với điều kiện khô hạn của môi trường, phục vụ chọn tạo giống lúa chịu hạn bằng công nghệ gen

- 2-3 gen kiểm soát sự phát triển bộ rễ lúa liên quan đến tính chịu hạn;

- 2-3 promoter cảm ứng với điều kiện hạn của môi trường bên ngoài phục vụ mục đích chuyển gen;

- Quy trình đánh giá khả năng chống chịu hạn của lúa bằng phương pháp cải tiến;

- Ít nhất 40 mẫu giống lúa được đánh giá sự phát triển của bộ rễ và khả năng chịu hạn.

- 2-3 alen mới liên quan đến sự phát triển của bộ rễ và khả năng chịu hạn của lúa

2012-2015

- Viện truyền Nông nghiệp - Viện phát triển IRD (Pháp)

C

DỰ ÁN SXTN

 

 

 

 

28.

Sản xuất thử nghiệm giống lúa DT 45 được chọn tạo bằng công nghệ sinh học cho các tỉnh phía Bắc

Hoàn thiện quy trình sản xuất giống, quy trình thâm canh và sản xuất thử nghiệm giống lúa DT 45 được chọn tạo bằng công nghệ sinh học, phục vụ cho sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc

- Quy trình kỹ thuật duy trì giống gốc, nhân giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng giống lúa DT 45;

- Quy trình thâm canh giống lúa DT 45 cho các vùng sinh thái phía Bắc, có năng suất từ 65-75 tạ/ha;

- Sản xuất 2,0 tấn giống siêu nguyên chủng, 100 tấn nguyên chủng và 300 tấn giống xác nhận;

- Mô hình thâm canh, tổng diện tích 30 ha.

2012-2013

Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam

29.

Sản xuất thử nghiệm một số giống nấm mới phục vụ nuôi trồng nấm cho vùng Nam Trung Bộ

Hoàn thiện được quy trình công nghệ duy trì, nhân giống một số loại giống nấm và nấm dược liệu mới phục vụ cho sản xuất nấm thương phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ.

- Quy trình công nghệ duy trì, nhân giống các loại nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ và nấm linh chi có chất lượng cao;

- Ít nhất 2 tấn/năm giống nấm cấp 2, cấp 3 cho sản xuất;

- Mô hình sản xuất nấm thương phẩm, quy mô 10 tấn nguyên liệu/chủng loại nấm, đạt hiệu suất tối thiểu 25%.

2012-2013

Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm

30.

Hoàn thiện công nghệ nhân giống và sản xuất thử nghiệm một số loài lan bản địa có giá trị kinh tế cao bằng nuôi cấy mô

Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân nhanh giống bằng nuôi cấy mô và nuôi trồng thương phẩm cho 5 loài lan bản địa Đai châu (Rhynchostylis gigantea), Hoàng thảo (Dendrobium anosium) Hoàng vũ (Cymbidium), Trần mộng (Terrestrial Cymbidium), Hài vệ nữ hoa vàng (Paphiopedibium concorlor).

- Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô cho 5 loài lan bản địa;

- Quy trình nuôi trồng cho 5 loài lan bản địa;

- Ít nhất 1 triệu cây giống (5 loại);

- Mô hình nuôi trồng cho 5 loài lan bản địa.

2012-2013

Trung tâm Khoa học & Sản xuất nông lâm nghiệp Quảng Ninh

31.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và sản xuất thử môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày qua mô 10.000 - 15.000 lít sản phẩm/năm

- 01 quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N, quy mô 10.000 - 15.000 lít sản phẩm/năm, được chuyển giao cho ít nhất 01 cơ sở SX;

- 20.000 - 30.000 lít môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày L.V.C.N tương đương với 450,000 liều tinh lợn;

- 2-3 mô hình sử dụng loại môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn dài ngày.

2012-2013

- Viện Chăn nuôi

32.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc

Hoàn thiện được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn và ứng dụng thành công trong kiểm soát bệnh héo xanh trên lạc.

- Quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn, quy mô 50 kg/mẻ, được áp dụng tại ít nhất 01 cơ sở sản xuất;

- Quy trình sử dụng chế phẩm VSV phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn được ứng dụng tại 03 địa phương trồng lạc tập trung;

- 10 tấn chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn có mật độ vi sinh vật ≥ 108 CFU/g, đảm bảo hiệu lực phòng trừ bệnh đạt trên 70%.

2012-2013

- Viện thổ nhưỡng Nông hóa, Viện KHNN Việt Nam

33.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi rắn làm phân bón hữu cơ sinh học qui mô công nghiệp

Hoàn thiện được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi rắn quy mô công nghiệp và ứng dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại các trang trại chăn nuôi tập trung.

- Quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi rắn quy mô 10 tấn/năm, được áp dụng tại ít nhất 1 cơ sở sản xuất;

- Quy trình sử dụng chế phẩm VSV xử lý phế phải chăn nuôi rắn làm phân bón hữu cơ sinh học, quy mô trang trại tập trung, được ứng dụng tại ít nhất 2 cơ sở chăn nuôi;

- 10 tấn chế phẩm VSV xử lý phế thải chăn nuôi rắn có mật độ vi sinh vật ≥ 108 CFU/g;

- 1000 tấn phân hữu cơ sinh học bảo đảm tiêu chuẩn VN

2012-2013

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

34.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu che phủ đất

Hoàn thiện được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh và ứng dụng để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu che phủ đất thay thế nilon trong sản xuất nông nghiệp cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm vi sinh vật, quy mô 100 kg/mẻ, được ứng dụng tại ít nhất 01 cơ sở sản xuất;

- 05 tấn chế phẩm VSV có mật độ > 109 CFU/ml (g);

- Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu che phủ đất thay thế nilon;

- 04 mô hình sử dụng chất che phủ sinh học trong SX nông nghiệp trên đối tượng cây trồng: dưa hấu, lạc, ớt và cà chua, đảm bảo hiệu quả kinh tế tăng 20-30% so với che phủ nilon.

2012-2013

Viện KHKT Duyên Hải Nam Trung bộ, Viện KHNN Việt Nam

35.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học SH-1 phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê

Hoàn thiện quy trình sản xuất và sản xuất thử chế phẩm sinh học SH-1 để phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ cây hồ tiêu, cà phê tại Tây Nguyên

- Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm sinh học SH-1 quy mô 01 tấn/mẻ, được ứng dụng tại ít nhất 01 cơ sở sản xuất;

- 50  tấn chế phẩm sinh học SH-1 có mật độ VSV > 109 CFU/g, hiệu quả phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ đạt ≥70%;

- Quy trình sử dụng chế phẩm SH-1;

- Mô hình trình diễn, quy mô 2ha/mô hình/cây, tăng hiệu quả kinh tế 20-30%.

2012-2013

Viện Bảo vệ thực vật, Viện KHNN Việt Nam

36.

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất enzyme tái tổ hợp Vietzyme M, chất lượng cao dùng bổ sung thức ăn chăn nuôi

Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng có hiệu quả enzyme tái tổ hợp Vietzyme M trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất enzyme tái tổ hợp Vietzyme M, quy mô 100kg chế phẩm enzyme/mẻ, được ứng dụng lại ít nhất 01 cơ sở sản xuất;

- 05 tấn chế phẩm enzyme tái tổ hợp Vietzyme M có tác dụng tăng năng suất vật nuôi ≥ 10%, giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn ≥ 12%.

- 02 mô hình sử dụng enzyme tái tổ hợp Vietzyme M, quy mô 500 đầu lợn/cơ sở chăn nuôi hoặc tương đương.

2012-2013

- Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi