Quyết định 4098/QĐ-BKHCN 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ KHCN

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4098/QĐ-BKHCN

Quyết định 4098/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4098/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành:31/12/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định 4098/QĐ-BKHCN về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 31/12/2015.

Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Các thủ tục hành chính được công bố theo quyết định này được ban hành tại:

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch;

- Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân;

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;...

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Quyết định này làm hết hiệu lực của Quyết định 1518/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Xem chi tiết Quyết định 4098/QĐ-BKHCN tại đây

tải Quyết định 4098/QĐ-BKHCN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
----------
Số:  4098/QĐ-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính

thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

-----------

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
Các thủ tục hành chính được công bố theo quyết định này được ban hành tại:
1. Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch;
2. Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân;
3. Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
4. Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;
5. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
6. Thông tư số 22/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
7. Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
8. Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;
9. Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;
10. Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
11. Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;
12. Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệquy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
13. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
14. Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;
15. Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
16. Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường;
17. Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;
18. Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
19. Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
20. Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường;
21. Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn;
22. Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
23. Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp;
24. Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 1491/QĐ-BKHCN ngày 18/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Quyết định số 1518/QĐ-BKHCN ngày 10/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 1635/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Quyết định số 1950/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng).
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Cục KSTTHC;
- Trung tâm Tin học (để cập nhật);
- Lưu: VT, PC. TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đã ký

 

Chu Ngọc Anh

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI

CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4098/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ )

nhay02 thủ tục hành chính cấp Trung ương: Thủ tục cấp mã số, mã vạch; Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý Nhà nước và 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh: Thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia bị bãi bỏ bởi Điều 2 và được quy định trong Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 1662/QĐ-BKHCN.nhay

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 

1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

 

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp trung ương

1.

Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

2.

Thủ tục đăng ký lại cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

3.

Thủ tục điều chỉnh, bổ sung cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

4.

Trình tự, thủ tục công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

5.

Thủ tục công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

6.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nướccho tổ chức tư vấn

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

7.

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

8.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

9.

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

10.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

11.

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

12.

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận và thẻ cho chuyên gia trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

13.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

14.

Thủ tục đăng ký lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

15.

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

16.

Thủ tục đăng ký cấp bổ sung thẻ chuyên gia tư vấn, thẻ chuyên gia đánh giá cho tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

17.

Thủ tục Chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

18.

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng do vi phạm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

19.

Thủ tục chứng nhận lại, điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng 

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

20.

Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

21.

Thủ tục chỉ định lại,  thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

22.

Thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

23.

Thủ tục điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

24.

Thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

25.

Thủ tục điều chỉnh quyết định chỉ định, chỉ định lại tổ chức hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

26.

Thủ tục Chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

27.

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

28.

Thủ tục chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

29.

Thủ tục điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, cấp lại thẻ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

30.

Thủ tục đề nghị được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

31.

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

32.

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

33.

Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

34.

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

35.

Thủ tục gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

36.

Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

37.

Thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

38.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

nhay"Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay
39.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

nhay"Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay
40.

Thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng sản xuất lần đầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

nhay"Thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng sản xuất lần đầu" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay
41.

Thủ tục phê duyệt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

42.

Thủ tục chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

43.

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

44.

Thủ tục đề nghị chỉ định lại tổ chức giữ chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

45.

Thủ tục đăng ký tham dự, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

46.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

47.

Thủ tục cấp thay đổi, bổ sung  Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

48.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

49.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

50.

Thủ tục đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

51.

Thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức thử nghiệm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

52.

Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý Nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

53.

Thủ tục cấp và quản lý mã số, mã vạch

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

54.

Thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

55.

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

56.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

57.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

58.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1.

Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

2.

Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

3.

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

4.

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

5.

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

6.

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

7.

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

8.

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo phân cấp

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

9.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

10.

Thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

11.

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1. Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn thẩm định thực tế tại thương nhân đầu mối. Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định của chuyên gia hoặc đoàn thẩm định do thương nhân đầu mối chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản thẩm định thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu (nếu có), trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho thương nhân đầu mối

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

- Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

- Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế xăng dầu gồm các thông tin cơ bản sau:

+ Tên xăng dầu thành phẩm;

+ Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố của loại xăng dầu thành phẩm được pha chế tại cơ sở;

+ Phương pháp pha chế được sử dụng và hệ thống bồn bể, thiết bị tương ứng;

+ Bảng kê khai chủng loại, chất lượng và xuất xứ các nguyên liệu, phụ gia dùng trong quá trình pha chế các loại xăng dầu thành phẩm;

+ Năng lực phòng thử nghiệm hiện có tại cơ sở pha chế;

+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng xăng dầu pha chế.

Số lượng: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc;

- Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

h. Lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;

- Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

 

 

 

Mẫu 3. ĐĐK

                        15/2015/TT-BKHCN

TÊN DOANH NGHIỆP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày......tháng.......năm...........

 

                                             ĐĂNG KÝ CƠ SỞ PHA CHẾ XĂNG DẦU                                            

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

            Tên doanh nghiệp: ........................................................................................

            Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

            Số điện thoại:………….……………… Số fax:…………………………...

            Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số…… do …… cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu)

            Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………… do ………….. cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân sản xuất xăng dầu).

            Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, (tên doanh nghiệp) đăng ký pha chế xăng dầu tại các cơ sở:

            1. Danh sách các cơ sở đăng ký pha chế xăng dầu        

STT

Tên cơ sở pha chế

Địa chỉ

Loại xăng dầu pha chế

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2. Văn bản, tài liệu kèm theo bao gồm:

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

b) Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

c) Tài liệu thuyết minh năng lực của từng cơ sở điểm pha chế xăng dầu.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu./.

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

2. Thủ tục đăng ký lại cơ sở pha chế xăng dầu

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu hết hiệu lực 03 tháng, nếu có nhu cầu đăng ký lại, thương nhân đầu mối chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại cơ sở pha chế xăng dầu gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn thẩm định thực tế tại thương nhân đầu mối. Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định của chuyên gia hoặc đoàn thẩm định do thương nhân đầu mối chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản thẩm định thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu (nếu có), trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu

Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho thương nhân đầu mối

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần Hồ sơ:

- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

- Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

- Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế xăng dầu gồm các thông tin cơ bản sau:

+ Tên xăng dầu thành phẩm;

+ Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố của loại xăng dầu thành phẩm được pha chế tại cơ sở;

+ Phương pháp pha chế được sử dụng và hệ thống bồn bể, thiết bị tương ứng;

+ Bảng kê khai chủng loại, chất lượng và xuất xứ các nguyên liệu, phụ gia dùng trong quá trình pha chế các loại xăng dầu thành phẩm;

+ Năng lực phòng thử nghiệm hiện có tại cơ sở pha chế;

+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng xăng dầu pha chế.

Số lượng: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc;

- Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cónhu cầu tiếp tục thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

h. Lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;

- Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

 

 

 

Mẫu 3. ĐĐK

                        15/2015/TT-BKHCN

TÊN DOANH NGHIỆP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày......tháng.......năm...........

 

                                             ĐĂNG KÝ CƠ SỞ PHA CHẾ XĂNG DẦU                                            

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

            Tên doanh nghiệp: ........................................................................................

            Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

            Số điện thoại:………….……………… Số fax:…………………………...

            Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số…… do …… cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu)

            Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………… do ………….. cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân sản xuất xăng dầu).

            Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, (tên doanh nghiệp) đăng ký pha chế xăng dầu tại các cơ sở:

            1. Danh sách các cơ sở đăng ký pha chế xăng dầu        

STT

Tên cơ sở pha chế

Địa chỉ

Loại xăng dầu pha chế

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2. Văn bản, tài liệu kèm theo bao gồm:

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

b) Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

c) Tài liệu thuyết minh năng lực của từng cơ sở điểm pha chế xăng dầu.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu./.

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

           

 

3. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Thương nhân đầu mối có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung cơ sở pha chế xăng dầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gửi đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2:Xử lý Hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân đầu mối, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn thẩm định thực tế tại thương nhân đầu mối. Chi phí phục vụ hoạt động thẩm định của chuyên gia hoặc đoàn thẩm định do thương nhân đầu mối chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản thẩm định thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu (nếu có), trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho thương nhân đầu mối

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

- Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

- Bản thuyết minh năng lực của từng cơ sở pha chế xăng dầu gồm các thông tin cơ bản sau:

+ Tên xăng dầu thành phẩm;

+ Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố của loại xăng dầu thành phẩm được pha chế tại cơ sở;

+ Phương pháp pha chế được sử dụng và hệ thống bồn bể, thiết bị tương ứng;

+ Bảng kê khai chủng loại, chất lượng và xuất xứ các nguyên liệu, phụ gia dùng trong quá trình pha chế các loại xăng dầu thành phẩm;

+ Năng lực phòng thử nghiệm hiện có tại cơ sở pha chế;

+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng xăng dầu pha chế.

Số lượng: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc;

- Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải thẩm định thực tế, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cónhu cầu điều chỉnh, bổ sung cơ sở thực hiện hoạt động pha chế xăng dầu.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

h. Lệ phí thực hiện thủ tục hành chính:Không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

- Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống;

- Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

 

 

Mẫu 3. ĐĐK

                        15/2015/TT-BKHCN

TÊN DOANH NGHIỆP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày......tháng.......năm...........

 

                                             ĐĂNG KÝ CƠ SỞ PHA CHẾ XĂNG DẦU                                            

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

            Tên doanh nghiệp: ........................................................................................

            Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

            Số điện thoại:………….……………… Số fax:…………………………...

            Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu số…… do …… cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu)

            Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………… do ………….. cấp ngày … tháng … năm … (đối với thương nhân sản xuất xăng dầu).

            Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, (tên doanh nghiệp) đăng ký pha chế xăng dầu tại các cơ sở:

            1. Danh sách các cơ sở đăng ký pha chế xăng dầu        

STT

Tên cơ sở pha chế

Địa chỉ

Loại xăng dầu pha chế

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2. Văn bản, tài liệu kèm theo bao gồm:

a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp sản xuất xăng dầu) hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công Thương cấp (đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

b) Bản sao Đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;

c) Tài liệu thuyết minh năng lực của từng cơ sở điểm pha chế xăng dầu.

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu./.

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

4. Trình tự, thủ tục công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở đào tạo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật và nộp hồ sơ về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục tiến hành thẩm xét hồ sơ, ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo cho cơ sở nếu cơ sở đáp ứng yêu cầu.

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả xử lý trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ sở đào tạo.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

-Bản công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo.

-Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp gửi qua đường bưu điện, cơ sở đào tạo phải nộp bản sao có chứng thực);

-Các tài liệu chứng minh việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001đối với phạm vi đào tạo;

- Chương trình và đề cương chi tiết đối với từng khóa đào tạo;

-Danh sách giảng viên đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 4, Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN đối với từng khóa đào tạo và các tài liệu chứng minh năng lực kèm theo.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 15 ngày.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 15 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ sở đào tạo đề nghị công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo.

h. Lệ phí: Không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Chương trình đào tạo đánh giá Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn/chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (Mẫu kèm theo).

- Bản công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo(Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Đối với cơ sở đào tạo

Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận phải được đào tạo bởi cơ sở đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo;

- Đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với phạm vi đào tạo;

- Luôn có ít nhất 01 giảng viên thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên) đối với khóa đào tạo đánh giá hệ thống hoặc khóa đào tạo đánh giá chứng nhận sản phẩm và đáp ứng năng lực quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

Trong trường hợp cần thiết, cơ sở đào tạo có thể thuê giảng viên có năng lực đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

- Đã xây dựng chương trình và đề cương đào tạo chi tiết đối với khóa đào tạo đáp ứng nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tổ chức khóa đào tạo.

Đối với giảng viên

- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đào tạo;

- Có năng lực tối thiểu tương đương chuyên gia đánh giá trưởng đối với tiêu chuẩn đào tạo;

- Có thâm niên công tác từ 07 (bảy) năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và đã thực hiện tối thiểu 30 cuộc đánh giá với tư cách là trưởng đoàn đánh giá.

Yêu cầu đối với chương trình và đề cương của khóa đào tạo

- Cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo và đề cương đào tạo chi tiết, tối thiểu phải bảo đảm các nội dung cơ bản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BKHCN đối với từng khóa đào tạo.

- Thời lượng khóa đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý hoặc chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm tối thiểu là 05 (năm) ngày, trong đó thời lượng đào tạo về kỹ năng đánh giá tối thiểu là 03 (ba) ngày.

- Yêu cầu đối với việc kiểm tra giữa khóa, thi cuối khóa và cấp chứng chỉ đào tạo:

+ Kiểm tra giữa khóa được tiến hành bằng bài kiểm tra ngắn, trắc nghiệm hoặc thông qua thảo luận nhóm để đánh giá;

+ Thi cuối khóa bằng bài kiểm tra viết gồm phần tự luận và trắc nghiệm hoặc kết hợp. Bài kiểm tra cuối khóa được chấm theo thang điểm 100. Bài kiểm tra đạt yêu cầu khi đạt từ 70 điểm trở lên;

+ Cuối khóa đào tạo, cơ sở đào tạo căn cứ vào quá trình tham gia đào tạo, kết quả kiểm tra giữa khóa và cuối khóa để cấp chứng chỉ đào tạo cho người đạt yêu cầu.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN/CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN

1. Giới thiệu chung về khóa đào tạo:

a) Mục tiêu của khóa đào tạo

b) Giới thiệu Tiêu chuẩn (về hệ thống quản lý/ sản phẩm)

c) Phương pháp đào tạo

d) Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo

2. Yêu cầu về kiến thức của học viên trước khi tham dự khóa học

3. Mục tiêu học tập của học viên

4. Kiến thức và kỹ năng thu được sau khóa đào tạo

5. Phương pháp đào tạo

6. Nội dung khóa đào tạo:

a) Mục đích cơ bản của các tiêu chuẩn trong khóa đào tạo, giải thích nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá,

b) Giải thích về mục đích, nội dung:

- Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc hệ thống bảo đảm chất lượng (đối với các khóa đào tạo về chứng nhận sản phẩm)

- Thực tế áp dụng

- Quy trình áp dụng tiêu chuẩn

- Khung pháp lý có liên quan đến hoạt động chứng nhận

- Kỹ năng đánh giá

c) Giải thích vai trò của người đánh giá trong các quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011.

d) Giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn

đ) Cách thức và phương thức thực hiện lấy mẫu (đối với khóa đào tạo về chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm)

e) Lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo một cuộc đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011 và các tiêu chuẩn có liên quan

g) Các nội dung khác (nếu có)

7. Thời gian của khóa đào tạo

8. Yêu cầu đối với giảng viên:

a) Quy định năng lực, kỹ năng đối với giảng viên

b) Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa học

c) Số lượng giảng viên phù hợp với số lượng học viên của một khóa học

9. Đánh giá học viên và tổ chức thi:

a) Đánh giá hoàn thành khóa học

b) Quản lý và đánh giá khóa học

c) Quản lý và tổ chức thi

d) Quy định về việc cấp chứng chỉ

10. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho khóa đào tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU BẢN CÔNG BỐ NĂNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN CÔNG BỐ NĂNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Tên tổ chức:.............................................................................................................

Địa chỉ liên lạc:........................................................................................................

Điện thoại:…………………… Fax:………………… E-mail:...........................

CÔNG BỐ:

Đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý / chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn: ……………………….………….(tên tiêu chuẩn cụ thể).

Chúng tôi xin cam kết bảo đảm năng lực và chịu trách nhiệm về hoạt động đào tạo theo các yêu cầu có liên quan của pháp luật./.

 

 

………, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ NĂNG LỰC

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/ 2014

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:            /TB-TĐC

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20

 

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện hoạt động đào tạo

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và/hoặc đánh giá chứng nhận sản phẩm của: …………………………….. (tên cơ sở đào tạo)………………………….địa chỉ: ………………………………. Điện thoại/Fax: ……………………… E-mail: ………………………… đối với tiêu chuẩn: ………………………………………… (ghi rõ tên tiêu chuẩn). Thông báo này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.

Thông báo này ghi nhận sự cam kết của (Tên cơ sở đào tạo) ……………………….. trong việc tuân thủ các yêu cầu đối với việc thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá.

(Tên cơ sở đào tạo)…………………………. phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các khóa đào tạo theo các quy định hiện hành./.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, HCHQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

5. Thủ tục công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở đào tạo đã được thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo có nhu cầu công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo của Thông báo tiếp nhận chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ về Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục tiến hành thẩm xét hồ sơ, ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo cho cơ sở nếu cơ sở đáp ứng yêu cầu. 

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả xử lý trực tiếptại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện cho cơ sở đào tạo.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo theo Mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BKHCN.

- Chương trình và đề cương chi tiết đối với từng khóa đào tạo;

- Danh sách giảng viên đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 4, Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN đối với từng khóa đào tạo và các tài liệu chứng minh năng lực kèm theo.

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 15 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 15 ngày

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đào tạo đã được thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực đào tạo có nhu cầuđề nghị công bố bổ sung, điều chỉnh đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố đủ năng lực hoạt động đào tạo.

h. Lệ phí: Không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Chương trình đào tạo đánh giá Hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn/chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn (Mẫu kèm theo).

- Bản công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Đối với cơ sở đào tạo

Chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận phải được đào tạo bởi cơ sở đào tạo đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực đào tạo;

- Đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với phạm vi đào tạo;

- Luôn có ít nhất 01 giảng viên thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên) đối với khóa đào tạo đánh giá hệ thống hoặc khóa đào tạo đánh giá chứng nhận sản phẩm và đáp ứng năng lực quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

Trong trường hợp cần thiết, cơ sở đào tạo có thể thuê giảng viên có năng lực đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

- Đã xây dựng chương trình và đề cương đào tạo chi tiết đối với khóa đào tạo đáp ứng nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-BKHCN;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tổ chức khóa đào tạo.

Đối với giảng viên

- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đào tạo;

- Có năng lực tối thiểu tương đương chuyên gia đánh giá trưởng đối với tiêu chuẩn đào tạo;

- Có thâm niên công tác từ 07 (bảy) năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và đã thực hiện tối thiểu 30 cuộc đánh giá với tư cách là trưởng đoàn đánh giá.

Yêu cầu đối với chương trình và đề cương của khóa đào tạo

- Cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo và đề cương đào tạo chi tiết, tối thiểu phải bảo đảm các nội dung cơ bản quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với từng khóa đào tạo.

- Thời lượng khóa đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý hoặc chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm tối thiểu là 05 (năm) ngày, trong đó thời lượng đào tạo về kỹ năng đánh giá tối thiểu là 03 (ba) ngày.

- Yêu cầu đối với việc kiểm tra giữa khóa, thi cuối khóa và cấp chứng chỉ đào tạo:

+ Kiểm tra giữa khóa được tiến hành bằng bài kiểm tra ngắn, trắc nghiệm hoặc thông qua thảo luận nhóm để đánh giá;

+ Thi cuối khóa bằng bài kiểm tra viết gồm phần tự luận và trắc nghiệm hoặc kết hợp. Bài kiểm tra cuối khóa được chấm theo thang điểm 100. Bài kiểm tra đạt yêu cầu khi đạt từ 70 điểm trở lên;

+ Cuối khóa đào tạo, cơ sở đào tạo căn cứ vào quá trình tham gia đào tạo, kết quả kiểm tra giữa khóa và cuối khóa để cấp chứng chỉ đào tạo cho người đạt yêu cầu.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN/CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN

 

1. Giới thiệu chung về khóa đào tạo:

a) Mục tiêu của khóa đào tạo

b) Giới thiệu Tiêu chuẩn (về hệ thống quản lý/ sản phẩm)

c) Phương pháp đào tạo

d) Phương pháp đánh giá kết quả khóa đào tạo

2. Yêu cầu về kiến thức của học viên trước khi tham dự khóa học

3. Mục tiêu học tập của học viên

4. Kiến thức và kỹ năng thu được sau khóa đào tạo

5. Phương pháp đào tạo

6. Nội dung khóa đào tạo:

a) Mục đích cơ bản của các tiêu chuẩn trong khóa đào tạo, giải thích nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá,

b) Giải thích về mục đích, nội dung:

- Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc hệ thống bảo đảm chất lượng (đối với các khóa đào tạo về chứng nhận sản phẩm)

- Thực tế áp dụng

- Quy trình áp dụng tiêu chuẩn

- Khung pháp lý có liên quan đến hoạt động chứng nhận

- Kỹ năng đánh giá

c) Giải thích vai trò của người đánh giá trong các quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011.

d) Giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn

đ) Cách thức và phương thức thực hiện lấy mẫu (đối với khóa đào tạo về chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm)

e) Lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo một cuộc đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011 và các tiêu chuẩn có liên quan

g) Các nội dung khác (nếu có)

7. Thời gian của khóa đào tạo

8. Yêu cầu đối với giảng viên:

a) Quy định năng lực, kỹ năng đối với giảng viên

b) Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa học

c) Số lượng giảng viên phù hợp với số lượng học viên của một khóa học

9. Đánh giá học viên và tổ chức thi:

a) Đánh giá hoàn thành khóa học

b) Quản lý và đánh giá khóa học

c) Quản lý và tổ chức thi

d) Quy định về việc cấp chứng chỉ

10. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho khóa đào tạo.

 

 

 

MẪU BẢN CÔNG BỐ NĂNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN CÔNG BỐ NĂNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Tên tổ chức:.............................................................................................................

Địa chỉ liên lạc:.......................................................................................................

Điện thoại:………………… Fax:…………..…… E-mail:...........................

CÔNG BỐ:

Đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý / chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn: ……………………….………….(tên tiêu chuẩn cụ thể).

Chúng tôi xin cam kết bảo đảm năng lực và chịu trách nhiệm về hoạt động đào tạo theo các yêu cầu có liên quan của pháp luật./.

 

 

………, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ CÔNG BỐ NĂNG LỰC

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:            /TB-TĐC

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20

 

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện hoạt động đào tạo

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ công bố năng lực thực hiện đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và/hoặc đánh giá chứng nhận sản phẩm của: …………………………….. (tên cơ sở đào tạo)………………………….địa chỉ: ………………………………. Điện thoại/Fax: ……………………… E-mail: ………………………… đối với tiêu chuẩn: ………………………………………… (ghi rõ tên tiêu chuẩn). Thông báo này có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.

Thông báo này ghi nhận sự cam kết của (Tên cơ sở đào tạo) ……………………….. trong việc tuân thủ các yêu cầu đối với việc thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá.

(Tên cơ sở đào tạo)…………………………. phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các khóa đào tạo theo các quy định hiện hành./.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, HCHQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

 

 

6. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nướccho tổ chức tư vấn

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức tư vấn có nhu cầu tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễnghỉ )

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, tổ chức, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho tổ chức tư vấn, và cấp thẻ cho các chuyên gia tư vấn. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tư vấn;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 3. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký hoạt động;

- Bản sao chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Danh sách chuyên gia tư vn theo Mu 4. DSCGTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và các chứng chỉ, tài liệu liên quan sau đây đối với mỗi chuyên gia:

+ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động và kèm theo bằng chứng chứng minh việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

+ Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 5. TTKNTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn của chuyên gia;

+ 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm);

- Báo cáo quá trình hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức theo Mẫu 6. BCQTTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn của tổ chức.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, tổ chức tư vấn phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước  và chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức tư vấn này

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Danh sách chuyên gia tư vấn (Mẫu kèm theo);

- Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Báo cáo quá trình hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng;

- Có chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi tư vấn, đang còn hiệu lực và được cấp bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tư vấn cho ít nhất 10 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

- Thường xuyên có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có chứng chỉ đào tạo về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia tư vấn theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước  và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

+ Có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 05 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận nhận bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia tư vấn khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của 01 tổ chức tư vấn tương ứng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 Mẫu 3. GĐKTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

THAM GIA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ............................................................................................................

Điện thoại: …….………. Fax: ……………… E-mail:................................................

3. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức) số: …….., Cơ quan cấp: ………… cấp ngày ……. tại ...................................................

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu về hoạt động tư vấn/đánh giá quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ………..(tên tổ chức/cá nhân).... nhận thấy đáp ứng yêu cầu để hoạt động trong lĩnh vực ...(tư vấn/đánh giá)... Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu

(nếu là tổ chức)

 

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC

TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC

HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu 5. TTKNTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

1. Họ và tên:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại, Fax, E-mail:

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:

TT

Thời gian

Tổ chức, doanh nghiệp đã tư vấn/đánh giá

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác:

.......................................................................................................................................

Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

  

Mẫu 6. BCQTTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001 CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 STT

Tên tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn/ đánh giá

Thuộc Bộ/ngành /tỉnh/thành phố

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Thời gian tư vấn/đánh giá

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

7. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy xác nhận 02 (hai) tháng nếu tổ chức tư vấn có nhu cầu tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, tổ chức, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho tổ chức tư vấn, và cấp thẻ cho các chuyên gia tư vấn. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tư vấn;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 9. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản báo cáo tình hình hoạt động tư vấn của tổ chức, hoạt động duy trì, nâng cao năng lực tư vấn trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận và kèm theo bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn;

- Bản sao chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Danh sách chuyên gia tư vấn:

+ Đối với chuyên gia đã được cấp thẻ:Bản sao thẻ chuyên gia tư vấn đã được cấp, 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm), bằng chứng chứng minh kinh nghiệm tư vấn.

+ Đối với chuyên gia chưa được cấp thẻ: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động và kèm theo bằng chứng chứng minh việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 5. TTKNTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn của chuyên gia; 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm);

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, tổ chức tư vấn phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước  và chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức tư vấn này.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Danh sách chuyên gia tư vấn (Mẫu kèm theo);

- Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi tư vấn, đang còn hiệu lực và được cấp bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN) và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN).

- Đã thực hiện tư vấn cho ít nhất là 05 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận; chuyên gia tư vấn thực hiện tư vấn cho ít nhất là 03 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của thẻ chuyên gia.

- Thường xuyên có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đối với các chuyên gia đã được cấp thẻ: Đã thực hiện tư vấn cho ít nhất là 03 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận.

+ Đối với các chuyên gia chưa được cấp thẻ:

Đã tốt nghiệp đại học;

Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

Có chứng chỉ đào tạo về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư 26/2014/TT-BKHCN. Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia tư vấn theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

Có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 05 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận nhận bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia tư vấn khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của 01 tổ chức tư vấn tương ứng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

Mẫu 9. GĐKCLTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.............................................................................................................

Điện thoại: …………………. Fax: ………………. E-mail:.....................................................

3. Ngày …/…/…, … tên tổ chức/cá nhân.... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước số .../TĐC-HCHQ.

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ...(tên tổ chức/cá nhân)... nhận thấy đáp ứng các yêu cầu để được cấp lại Giấy xác nhận.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC

TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC

HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu 5. TTKNTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

1. Họ và tên:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại, Fax, E-mail:

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:

TT

Thời gian

Tổ chức, doanh nghiệp đã tư vấn/đánh giá

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác:

.......................................................................................................................................

Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

  

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

8. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động tư vấn độc lập Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho cho chuyên gia tư vấn độc lập. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tư vấn;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn độc lập. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 3. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 5. TTKNTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn của chuyên gia;

- 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm);

Đối với cán bộ, công chức đáp ứng các yêu cầu quy định nêu trên, nếu có nhu cầu đăng ký là chuyên gia tư vấn độc lập phải được sự đồng ý bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan nơi công tác (trường hợp là lãnh đạo cơ quan, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên) và phải thực hiện theo quy định chung của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, cá nhân phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các chuyên gia tư vấn độc lập Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn độc lập

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Chuyên gia tư vấn độc lập là chuyên gia tư vấn không thuộc bất kỳ tổ chức tư vấn hoặc tổ chức chứng nhận nào được thực hiện tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan;

- Đã tốt nghiệp đại học;

- Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

- Có chứng chỉ đào tạo về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia tư vấn theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

- Có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 05 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận nhận bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

- Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đối với cán bộ, công chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN có nhu cầu đăng ký là chuyên gia tư vấn độc lập phải được sự đồng ý bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan nơi công tác (trường hợp là lãnh đạo cơ quan, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên) và phải thực hiện theo quy định chung của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

Mẫu 3. GĐKTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

THAM GIA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ............................................................................................................

Điện thoại: …….………. Fax: ………………E-mail:.............................................................

3. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức) số: …….., Cơ quan cấp: ………… cấp ngày ……. tại ...........................................................................................................

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu về hoạt động tư vấn/đánh giá quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ………..(tên tổ chức/cá nhân).... nhận thấy đáp ứng yêu cầu để hoạt động trong lĩnh vực ...(tư vấn/đánh giá)... Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)

 

 

Mẫu 5. TTKNTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

1. Họ và tên:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại, Fax, E-mail:

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:

TT

Thời gian

Tổ chức, doanh nghiệp đã tư vấn/đánh giá

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác:

.......................................................................................................................................

Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

9. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy xác nhận 02 (hai) tháng nếu cá nhân có nhu cầu cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên giatham gia hoạt động tư vấn độc lập Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho cho chuyên gia tư vấn độc lập. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tư vấn;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn, nếu cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia tư vấn độc lập. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 9. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản báo cáo tình hình hoạt động tư vấn trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận và kèm theo bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn;

- 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm);

- Bản sao thẻ chuyên gia tư vấn đã được cấp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chuyên gia tư vấn độc lập đã được cấp Giấy xác nhận và có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn độc lập

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Chuyên gia tư vấn độc lập đã được cấp Giấy xác nhận và thực hiện tư vấn cho ít nhất là 03 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

 

 

Mẫu 9. GĐKCLTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.............................................................................................................

Điện thoại: …………………. Fax: ………………. E-mail:.....................................................

3. Ngày …/…/…, … tên tổ chức/cá nhân.... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước số .../TĐC-HCHQ.

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ...(tên tổ chức/cá nhân)... nhận thấy đáp ứng các yêu cầu để được cấp lại Giấy xác nhận.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)

 

 

 

10. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức chứng nhận có nhu cầu tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễnghỉ).

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, tổ chức, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho tổ chức chứng nhận, và cấp thẻ cho các chuyên gia đánh giá. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia đánh giá, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia đánh giá. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 3. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký hoạt động;

- Danh sách chuyên gia đánh giá theo Mẫu 4. DSCGTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và các chứng chỉ, tài liệu liên quan sau đây đối với mỗi chuyên gia:

+ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động và kèm theo bằng chứng chứng minh việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

+ Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 5. TTKNTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia;

+ 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm);

- Báo cáo quá trình hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức theo Mẫu 6. BCQTTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của tổ chức.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các tổ chức chứng nhận được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có nhu cầu tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước  và chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức đánh giá này

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Danh sách chuyên gia đánh giá (Mẫu kèm theo);

- Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (Mẫu kèm theo);

- Báo cáo quá trình hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận;

- Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN;

- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng cho ít nhất 20 tổ chức, doanh nghiệp);

- Thường xuyên có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có chứng chỉ đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia đánh giá theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

+ Có thâm niên công tác từ 05 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng với tư cách là trưởng đoàn đánh giá cho ít nhất 10 tổ chức, doanh nghiệp);

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia đánh giá khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức chứng nhận tương ứng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

 

Mẫu 3. GĐKTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

THAM GIA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ............................................................................................................

Điện thoại: …….………. Fax: ………………E-mail:.............................................................

3. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức) số: …….., Cơ quan cấp: ………… cấp ngày ……. tại ...........................................................................................................

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu về hoạt động tư vấn/đánh giá quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ………..(tên tổ chức/cá nhân).... nhận thấy đáp ứng yêu cầu để hoạt động trong lĩnh vực ...(tư vấn/đánh giá)... Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)

 

 

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC

TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC

HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu 5. TTKNTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

1. Họ và tên:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại, Fax, E-mail:

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:

TT

Thời gian

Tổ chức, doanh nghiệp đã tư vấn/đánh giá

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác:

.......................................................................................................................................

Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu 6. BCQTTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001 CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

STT

Tên tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn/ đánh giá

Thuộc Bộ/ngành /tỉnh/thành phố

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Thời gian tư vấn/đánh giá

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

11. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi hết hạn hiệu lựccủa giấy xác nhận 02 (hai) tháng, nếu tổ chức chứng nhận có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước chuẩn bị 01 hồ sơ theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, tổ chức, cá nhân đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cho tổ chức chứng nhận, và cấp thẻ cho các chuyên gia đánh giá. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận;

+ Tính xác thực của các hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia đánh giá, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia đánh giá. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận tham gia hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Mẫu 9. GĐKTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN;

- Bản báo cáo tình hình hoạt động đánh giá của tổ chức, hoạt động duy trì, nâng cao năng lực đánh giá trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận và kèm theo bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá;

- Danh sách chuyên gia đánh giá, kèm theo bản sao thẻ chuyên gia đánh giá đã được cấp, 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm), bằng chứng chứng minh kinh nghiệm đánh giá đối với các chuyên gia đã được cấp thẻ và các chứng chỉ, tài liệu liên quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN đối với các chuyên gia chưa được cấp thẻ.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước  và chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức chứng nhận này

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia đánh giá.

h. Lệ phí (nếu có):

Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước (Mẫu kèm theo);

- Danh sách chuyên gia đánh giá (Mẫu kèm theo);

- Báo cáo quá trình hoạt động đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Tổ chức chứng nhận thường xuyên có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+Có chứng chỉ đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia đánh giá theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

+ Có thâm niên công tác từ 05 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng với tư cách là trưởng đoàn đánh giá cho ít nhất 10 tổ chức, doanh nghiệp);

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia đánh giá khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức chứng nhận tương ứng.

- Đã thực hiện đánh giá cho ít nhất là 10 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận; chuyên gia đánh giá thực hiện đánh giá cho ít nhất là 05 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực của thẻ chuyên gia

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành 0nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

 

Mẫu 9. GĐKCLTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức/cá nhân.....................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.............................................................................................................

Điện thoại: …………………. Fax: ………………. E-mail:.....................................................

3. Ngày …/…/…, … tên tổ chức/cá nhân.... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước số .../TĐC-HCHQ.

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận theo quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ...(tên tổ chức/cá nhân)... nhận thấy đáp ứng các yêu cầu để được cấp lại Giấy xác nhận.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước và thẻ chuyên gia.

(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức)

 

 

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC

TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC

HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

 

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu 6. BCQTTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001 CỦA

TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

STT

Tên tổ chức, doanh nghiệp được tư vấn/ đánh giá

Thuộc Bộ/ngành /tỉnh/thành phố

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Thời gian tư vấn/đánh giá

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

---

---------

---------

--------

----

----

--------

--------

----

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

 

12. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận và thẻ cho chuyên gia trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia do bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc, lập 01 bộ hồ sơ đăng ký theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp lại Giấy xác nhận, thẻ chuyên gia nếu tổ chức, chuyên gia đáp ứng yêu cầu với thời hạn hiệu lực theo Giấy xác nhận đã được cấp; trường hợp không đáp ứng yêu cầu, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận và thẻ cho các chuyên gia. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị cấp lại, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại;

- Bản sao Giấy xác nhận đã được cấp (nếu có);

- Danh sách chuyên gia và kèm theo bản sao thẻ chuyên gia đã được cấp (nếu có), 02 ảnh màu (cỡ 2x3 cm).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp lại Giấy xác nhận, thẻ chuyên gia nếu tổ chức, chuyên gia đáp ứng yêu cầu với thời hạn hiệu lực theo Giấy xác nhận đã được cấp; trường hợp không đáp ứng yêu cầu, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn, thẻ chuyên gia tư vấn độc lập, thẻ chuyên gia đánh giá.

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Danh sách chuyên gia (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia do bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

13. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở đào tạo có nhu cầu đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, đánh giá, chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 27 Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo nếu cơ sở đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của cơ sở đào tạo trong lĩnh vực đào tạo;

+ Tính xác thực của hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cơ sở đào tạo đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp, cấp lại Giấy xác nhận nếu cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định cơ sở đào tạo được thông báo lý do bằng văn bản.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo.

Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký tham gia hoạt động đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, đánh giá theo Mẫu 13. GĐKĐT, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký hoạt động;

- Các tài liệu chứng minh việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi đào tạo;

- Kế hoạch đào tạo và 01 bộ giáo trình đào tạo được biên soạn phù hợp với quy định tại Điều 29 hoặc Điều 30 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014, đã được Người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt;

- Danh sách đội ngũ giảng viên theo Mẫu 14. DSGV, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo các tài liệu sau: bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại các điểm a và b Khoản 4 Điều 24 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014; lý lịch của giảng viên theo Mẫu 15. LLGV, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 và bằng chứng chứng minh kinh nghiệm hoạt động tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, cơ sở đào tạo phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo có nhu cầu đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký tham gia hoạt động đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, đánh giá theo Mẫu 13. GĐKĐT (Mẫu kèm theo);

- Danh sách đội ngũ giảng viên Mẫu 14. DSGV (Mẫu kèm theo);

- Lý lịch của giảng viên theo Mẫu 15. LLGV (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Cơ sở đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng đào tạo;

- Có kế hoạch đào tạo; giáo trình đào tạo đã được Người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và phù hợp với quy định tại Điều 29 và Điều 30 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014;

- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi đào tạo;

- Có đủ số lượng giảng viên theo kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Giảng viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Ngoài các yêu cầu trên, giảng viên đào tạo về tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng phải có thâm niên công tác từ 05 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 10 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận, công bố); giảng viên đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng phải có thâm niên công tác từ 07 năm trở lên và có kinh nghiệm đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng với tư cách là trưởng đoàn đánh giá cho ít nhất 20 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

Mẫu 13. GĐKĐT
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VỀ TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 CHO CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ ĐÁNH GIÁ

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên cơ sở đào tạo:.......................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.............................................................................................................

Điện thoại: ……………... Fax: …………….. E-mail:............................................................

3. Quyết định thành lập số:...............................................................................................

Cơ quan cấp: ……….... cấp ngày …………….. tại..............................................................

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ... tên cơ sở đào tạo... nhận thấy đáp ứng các yêu cầu để hoạt động trong lĩnh vực đào tạo về tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/đánh giá thực hiện tư vấn/đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn/đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/đánh giá.

... tên cơ sở đào tạo... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động đào tạo về tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/đánh giá.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

 

 

 

Mẫu 14. DSGV
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN

STT

Họ và tên

Năm sinh

Đơn vị công tác

Chức vụ, học hàm, học vị

Trình độ

(ghi rõ chuyên ngành đào tạo)

Kinh nghiệm nghề nghiệp

(ghi rõ số năm công tác)

Địa chỉ liên hệ

Giảng các chuyên đề

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

…………………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

…………

(Tên cơ sở đào tạo)….. cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu

 

 

 

Mẫu 15. LLGV
26/2014/TT-BKHCN

LÝ LỊCH CỦA GIẢNG VIÊN

1. Họ và tên:

Địa chỉ:

Đơn vị công tác:                        Chức vụ:

Điện thoại liên hệ:                      Cơ quan:                      Email:

2. Quá trình công tác:

TT

Thời gian

Nhiệm vụ chuyên môn

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kinh nghiệm giảng dạy:

3.1. Những khóa đào tạo tham gia giảng dạy (nếu có):

TT

Tên khóa đào tạo

Thời gian

Nội dung tham gia giảng dạy

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Những khóa đào tạo về kỹ năng sư phạm đã tham dự (nếu có):

TT

Tên khóa đào tạo

Thời gian

Đơn vị tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng:

TT

Thời gian

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã tư vấn/đánh giá

Địa chỉ liên hệ, ĐT, Fax, người đại diện

Kết quả tư vấn/đánh giá

Đơn vị chứng nhận/tư vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin khác:

.......................................................................................................................................


XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI KHAI LÝ LỊCH
Ký, ghi rõ họ tên

 

 

14. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy xác nhận 02 (hai) tháng, nếu có nhu cầu tiếp tục đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, đánh giá, cơ sở đào tạo, chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp phải đánh giá thực tế quy định tại Khoản 3 Điều 27 Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo theo Mẫu 16. GXNĐT, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này nếu cơ sở đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Đối với trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế theo các nội dung sau:

+ Sự tuân thủ quy định pháp luật của cơ sở đào tạo trong lĩnh vực đào tạo;

+ Tính xác thực của hồ sơ đăng ký;

+ Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cơ sở đào tạo đăng ký cấp Giấy xác nhận bảo đảm.

Căn cứ hồ sơ đăng ký và Biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục cấp, cấp lại Giấy xác nhận nếu cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu. Giấy xác nhận có hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày cấp.

- Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định cơ sở đào tạo được thông báo lý do bằng văn bản.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo.

Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động đào tạo theo Mẫu 17. GĐKCLĐT, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản báo cáo tình hình hoạt động đào tạo trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận;

- Các tài liệu chứng minh việc áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi đào tạo.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo có nhu cầu đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện thực hiện hoạt động đào tạo theo Mẫu 17. GĐKCLĐT, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014;

- Bản báo cáo tình hình hoạt động đào tạo theo Mẫu 18.BCĐT trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Cơ sở đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng cho chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng đào tạo;

2- Có kế hoạch đào tạo; giáo trình đào tạo đã được Người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và phù hợp với quy định tại Điều 29 và Điều 30 Thông tư 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014;

- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với phạm vi đào tạo;

- Có đủ số lượng giảng viên theo kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Giảng viên đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Ngoài các yêu cầu trên, giảng viên đào tạo về tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng phải có thâm niên công tác từ 05 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 10 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận, công bố); giảng viên đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng phải có thâm niên công tác từ 07 năm trở lên và có kinh nghiệm đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng với tư cách là trưởng đoàn đánh giá cho ít nhất 20 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

Mẫu 17. GĐKCLĐT
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO

VỀ TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 CHO CHUYÊN GIA

TƯ VẤN/ ĐÁNH GIÁ

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên cơ sở đào tạo:.......................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.............................................................................................................

Điện thoại: …………….. Fax: ……………. E-mail:..............................................................

3. Ngày …/…/…, …tên cơ sở đào tạo... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/đánh giá số ……./TĐC-HCHQ.

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, ... tên cơ sở đào tạo.... đã thực hiện theo đúng các quy định về hoạt động đào tạo về tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/đánh giá.

... Tên cơ sở đào tạo.... gửi kèm theo bản báo cáo tình hình hoạt động đào tạo trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp lại Giấy xác nhận.

….. Tên cơ sở đào tạo... cam kết thực hiện theo đúng các quy định về hoạt động đào tạo về tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn/ đánh giá.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

 

 

 

 

 

Mẫu 18. BCĐT
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

1. Thời gian khóa đào tạo:................................................................................................

2. Địa điểm đào tạo:.........................................................................................................

3. Danh sách giảng viên và các chuyên đề đã giảng của từng giảng viên:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

4. Số lượng học viên:.......................................................................................................

Số lượng học viên đạt:.....................................................................................................

Số lượng học viên không đạt:...........................................................................................

5. Danh sách học viên:

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức vụ

Đơn vị công tác

Số chứng chỉ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Tên cơ sở đào tạo)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

 

15. Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, cơ sở đào tạo có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy xác nhận do bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc, cơ sở đào tạo, chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp lại Giấy xác nhận nếu cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu với thời hạn hiệu lực theo Giấy xác nhận đã được cấp; trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ sở được thông báo lý do bằng văn bản.

Tổng cục ra quyết định cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo.

Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, cơ sở đào tạo được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị cấp lại(có ký tên của lãnh đạo, đóng dấu), trong đó nêu rõ lý do là mất, hỏng hoặc thay đổi địa chỉ liên lạc;

- Bản sao Giấy xác nhận đã được cấp (nếu có).

- Danh sách chuyên gia và kèm theo bản soa thẻ chuyên gia đã được cấp (nếu có), 02 ảnh màu (cỡ 2x3cm).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo có nhu cầu đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia do bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

 

16. Thủ tục đăng ký cấp bổ sung thẻ chuyên gia tư vấn, thẻ chuyên gia đánh giá cho tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp bổ sung thẻ cho các chuyên giahoạt động đánh giá, tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, lập  hồ sơ đăng ký theo quy định

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, tổ chức đăng ký sẽ được thông báo đề nghị bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được thông báo đề nghị bổ sung mà hồ sơ đăng ký không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp thẻ cho các chuyên gia đáp ứng yêu cầu với thời hạn hiệu lực theo Giấy xác nhận của tổ chức tư vấn, chứng nhận tương ứng; trường hợp không đáp ứng yêu cầu, tổ chức được thông báo lý do bằng văn bản.

Tổng cục cấp thẻ cho các chuyên giađáp ứng yêu cầu với thời hạn theo Giấy xác nhận của tổ chức tư vấn, chứng nhận tương ứng. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn quy định, tổ chức, cá nhân được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ gồm:

- Giấy đăng ký cấp bổ sung thẻ chuyên gia theo Mẫu 10. GĐKBSCGTV/ĐG, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN;

- Danh sách chuyên gia đề nghị cấp thẻ kèm theo các chứng chỉ và tài liệu liên quan theo Mẫu 4. DSCGTV/ĐG Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, tổ chức tư vấn, chứng nhận phải nộp bản sao có chứng thực.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp sau:

Trường hợp cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước  và chuyên gia.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp Giấy xác nhận và thẻ chuyên gia tư vấn, thẻ chuyên gia đánh giá.

h. Lệ phí (nếu có):Không

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Giấy đăng ký cấp thẻ bổ sung cho các chuyên gia tư vấn/đánh giá (Mẫu kèm theo);

- Danh sách chuyên gia tư vấn/đánh giá (Mẫu kèm theo);

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trong thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận

- Đối với tổ chức tư vấn: chuyên gia tư vấn thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có chứng chỉ đào tạo về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia tư vấn theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN) và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN) sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

+ Có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng (đã tham gia tư vấn chính cho ít nhất 05 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng và đã được chứng nhận nhận bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN);

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia tư vấn khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của 01 tổ chức tư vấn tương ứng.

- Đối với tổ chức chứng nhận: chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

+ Đã tốt nghiệp đại học;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính nhà nước chương trình tương đương ngạch chuyên viên trở lên hoặc chương trình do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia được miễn yêu cầu này;

+ Có chứng chỉ đào tạo về đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại Chương IV Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN;

Trường hợp đã được cấp thẻ chuyên gia đánh giá theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BKHCN và Thông tư số 09/2011/TT-BKHCN sẽ được xem xét miễn yêu cầu này;

+ Có thâm niên công tác từ 05 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và có kinh nghiệm đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (đã thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng với tư cách là trưởng đoàn đánh giá cho ít nhất 10 tổ chức, doanh nghiệp);

+ Có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Cá nhân chỉ được xem xét, cấp thẻ chuyên gia đánh giá khi thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức chứng nhận tương ứng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

- Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 Mẫu 10. GĐKBSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 GIẤY ĐĂNG KÝ

CẤP THẺ BỔ SUNG CHO CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức:..................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc:.........................................................................................

Điện thoại: ………………….. Fax: ……………… E-mail:..............................

3. Ngày …/…/…, …tên tổ chức... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước số ……/TĐC-HCHQ.

4. Sau khi nghiên cứu các yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn/đánh giá theo quy định tại Thông tư số: 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ...(tên tổ chức)... nhận thấy đáp ứng các yêu cầu để được cấp bổ sung thẻ cho các chuyên gia trong hồ sơ kèm theo. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp bổ sung thẻ cho các chuyên gia này.

(Tên tổ chức)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động tư vấn/đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

 

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu

 

 

 

 

Mẫu 4. DSCGTV/ĐG
26/2014/TT-BKHCN

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC

TƯ VẤN/CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN/ĐÁNH GIÁ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC

HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Chức danh

Trình độ

Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động

Chứng chỉ được cấp

HTQLCL

QLHCNN

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

-

------

------

------

------

------

------

------

-

------

------

------

------

------

------

------

(Tên tổ chức)... cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm về các khai báo nói trên.

 

…, ngày ... tháng ... năm ....
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

17. Thủ tục Chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá tại cơ sở thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Văn bản của người đứng đầu cơ sở quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

+ Hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, hồ sơ kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường khác theo quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 15 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn:

Đối với tổ chức sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;

b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu quy định.

3. Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường quy định.

4. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận theo quy định được cơ sở thuê thực hiện).

Đối với tổ chức nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn. 

 

 

Mẫu 2. ĐNCN

21/2014/TT-BKHCN

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

 

Số: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

……….., ngày  tháng  năm 20…

 

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

 

Kính gửi: (Tên cơ quan chứng nhận)

 

1. Cơ sở đề nghị: …………………. (tên cơ sở đề nghị) thuộc: ……………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính([1]): ……………………………………

- Điện thoại: ……………………………………………………

- Fax: ………………………………………..; E-mail: …………………

- Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………

- Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khu: ………………………………………………………………………………….

- Đăng ký kinh doanh số……..…... Ngày cấp ………… Nơi cấp ………

2. Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây khi (sản xuất hoặc nhập khẩu) ([2]):

 

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

3. Danh sách phương tiện đo dùng để xác định lượng của hàng đóng gói sẵn:

 

TT

Tên thiết bị, phương tiện đo

Nơi sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ/HC

Hiệu lực KĐ/HC đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho đóng gói, xác định lượng hàng đóng gói sẵn: ………………………………………

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm,...)

Các điều kiện khác: (nếu có)

5. Danh sách nhân viên kỹ thuật

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Kinh nghiệm công tác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

6. (Tên cơ sở đề nghị) cam kết bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đo lường và chấp hành đầy đủ các quy định về việc chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN./.

 

Hồ sơ kèm theo:

Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của phương tiện đo, thiết bị định lượng.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT;…

Người đứng đầu cơ sở đề nghị
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

18. Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng do vi phạm

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hờ sơ

Tổ chức đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng do vi phạm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục kiểm tra về nội dung đã khắc phục hậu quả của cơ sở (tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở).

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thực hiện lại việc khắc phục hậu quả.

- Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ hoặc tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra thông báo bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng.

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ;

+ Hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 15 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức bị đình chỉnh hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Thông báo hủy bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng.

h. Lệ phí: Không.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011;

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn. 

 

 

19. Thủ tục chứng nhận lại, điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá tại cơ sở thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Văn bản của người đứng đầu cơ sở quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

+ Hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, hồ sơ kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường khác theo quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở (nếu có): 30 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 15 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn:

Đối với tổ chức sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;

b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu quy định.

3. Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường quy định.

4. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận theo quy định được cơ sở thuê thực hiện).

Đối với tổ chức nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11/11/2011

- Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường

- Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa

- Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn. 

 

 

Mẫu 2. ĐNCN

21/2014/TT-BKHCN

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

 

Số: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

……….., ngày  tháng  năm 20…

 

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

 

Kính gửi: (Tên cơ quan chứng nhận)

 

1. Cơ sở đề nghị: …………………. (tên cơ sở đề nghị)………………………….. thuộc: …………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính([3]): ………………………………………………………..

- Điện thoại: ……………………………………………………………………

- Fax: ………………………………………..; E-mail: ………………………..

- Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ………………………………………

- Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khu: ...............

- Đăng ký kinh doanh số…………... Ngày cấp …………… Nơi cấp …………..

2. Đề nghị chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây khi (sản xuất hoặc nhập khẩu) ([4]):

 

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

3. Danh sách phương tiện đo dùng để xác định lượng của hàng đóng gói sẵn:

 

TT

Tên thiết bị, phương tiện đo

Nơi sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ/HC

Hiệu lực KĐ/HC đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho đóng gói, xác định lượng hàng đóng gói sẵn: ………..

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm,...)

Các điều kiện khác: (nếu có)

5. Danh sách nhân viên kỹ thuật

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Kinh nghiệm công tác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

6. (Tên cơ sở đề nghị) cam kết bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đo lường và chấp hành đầy đủ các quy định về việc chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN./.

 

Hồ sơ kèm theo:

Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của phương tiện đo, thiết bị định lượng.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT;…

Người đứng đầu cơ sở đề nghị
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

20.  Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức Đánh giá sự phù hợp chuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực theo quy định và nộp hồ sơ về Tổng cục.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục xử lý hồ sơ, đánh giá thực tế (nếu cần). Thời gian xử lý hồ sơ là 60 ngày (khi yêu có yêu cầu bổ sung hồ sơ thì thời gian xử lý là 30 ngày). 

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký chỉ định;

+ Công văn giới thiệu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng;

+ Công hàm giới thiệu của Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc cơ quan ngoại giao tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động;

+ Tài liệu về việc xây dựng, áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý

+ Danh sách và tài liệu về nhân sự;

+ Mẫu Phiếu kết quả đánh giá sự phù hợp;

+ Bản tổng hợp kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Anh và 01 bộ bằng tiếng Việt)

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 30 ngày

- Thời hạn đánh giá thực tế: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 60 ngày

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đề nghị tham gia phục vụ quản lý sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo tổ chức(Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận

Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 (Đánh giá sự phù hợp – yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Luôn có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm đánh giá từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểuvềquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứngvà các yêu cầuliên quanđể thực hiện đánh giáchứng nhận theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm

Tổ chức thử nghiệm nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Có đủ năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử tương ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thử nghiệm từ 03 năm trở lên và ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểu về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các yêu cầu liên quan để thực hiện thử nghiệm theo quy định của Nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức giám định

Tổ chức giám định nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh giám định theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17020 (Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

 4. Luôn có ít nhất 02 giám định viên ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động giám định sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm giám định từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểuvềquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứngvà các yêu cầuliên quanđể thực hiện giám định theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

 

                                                                                         

 

MẪU

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH ĐÁNH GIÁSỰ PHÙHỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN

 ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo tổ chức, gồm đầy đủ các thông tin sau:

- Tên tổ chức đăng ký;

- Địa chỉ;

- Số điện thoại, Fax;

- Email, Website;

- Lĩnh vực đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định;

- Lĩnh vực sản phẩm hàng hóa (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng) đăng ký chỉ định.

 

 

 

21. Thủ tục chỉ định lại, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu chỉ định lại hoặc khi có nhu cầu, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợpnước ngoài được chỉ địnhchuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực theo quy định và nộp hồ sơ về Tổng cục.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục xử lý hồ sơ, đánh giá thực tế (nếu cần). Thời gian xử lý hồ sơ là 60 ngày (khi yêu có yêu cầu bổ sung hồ sơ thì thời gian xử lý là 30 ngày). 

Bước 3: Trả kết quả Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

* Đối với hồ sơ đăng ký chỉ định lại:

+ Đơn đăng ký chỉ định;

+ Công văn giới thiệu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng;

+ Công hàm giới thiệu của Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc cơ quan ngoại giao tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động;

+ Báo cáo về sự thay đổi trong hệ thống quản lý (hệ thống tài liệu, nhân sự).

* Đối với hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định:

+ Đơn đăng ký chỉ định

+ Tài liệu về việc xây dựng, áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý;

+ Bản tổng hợp kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Anh và 01 bộ bằng tiếng Việt)

d.  Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 30 ngày

- Thời hạn đánh giá thực tế: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 60 ngày

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đề nghị tham gia phục vụ quản lý sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đăng ký chỉ định lại, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ địnhchỉ định đánh giá sự phù hợp có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo tổ chức(Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận

Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 (Đánh giá sự phù hợp – yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Luôn có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm đánh giá từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểuvềquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứngvà các yêu cầuliên quanđể thực hiện đánh giáchứng nhận theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm

Tổ chức thử nghiệm nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Có đủ năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử tương ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

3. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thử nghiệm từ 03 năm trở lên và ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểuvềquy chuẩn kỹ thuậtquốc gia tương ứng và các yêu cầuliên quanđể thực hiện thử nghiệm theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức giám định

Tổ chức giám định nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh giám định theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17020 (Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

 4. Luôn có ít nhất 02 giám định viên ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động giám định sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm giám định từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểuvềquy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứngvà các yêu cầuliên quanđể thực hiện giám định theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

MẪU

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN

 ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo tổ chức, gồm đầy đủ các thông tin sau:

- Tên tổ chức đăng ký;

- Địa chỉ;

- Số điện thoại, Fax;

- Email, Website;

- Lĩnh vực đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định;

- Lĩnh vực sản phẩm hàng hóa (nêu cụ thể tên sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng) đăng ký chỉ định.

 

 

22. Thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký

- Trường hợp phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực.

+ Văn bản của người đứng đầu tổ chức đăng ký cam kết bảo đảm điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

+ Văn bản quy định về nội dung, hình thức, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

+ Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký thực hiện

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: 7 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 20 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết trường hợp phải đánh giá tại cơ sở:

+ Thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

+ Thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp báo cáo đánh giá: 30 ngàylàm việc.

+ Xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở: 10 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Giấy chứng nhận đăng ký

h. Lệ phí: Không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải đáp ứng các điều kiện hoạt động sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng đối với lĩnh vực đăng ký hoạt động.

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng phải phù hợp với khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Tổ chức kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan.

b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại điểm a.

c) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Các chuẩn đo lường và phương tiện này được định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn theo quy định; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị.

3. Có ít nhất hai (02) nhân viên (viên chức, lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên, lao động hợp đồng không xác định thời hạn) thuộc biên chế chính thức của tổ chức cho mỗi lĩnh vực đăng ký hoạt động. Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;

b) Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực đăng ký hoạt động do Tổng cục tổ chức thực hiện.

4. Đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan sau đây:

a) Tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng và không chịu tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.

b) Ban hành và thực hiện đúng quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm: nội dung, hình thức của chứng chỉ, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ. Nội dung và hình thức của chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không được gây nhầm lẫn với chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định.

5. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

6. Phải đăng ký hoạt động.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

 

 

 

Mẫu 1. ĐKCCDV

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đăng ký: ......................... (tên tổ chức) ......................................

Địa chỉ trụ sở chính (1): ................................................................................

Điện thoại: ......................; Fax: .......................; Email:................................

2. Đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:

 

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm

vi đo

Cấp/độ chính xác

Tên dịch vụ (2)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm thực hiện: ...........................................................................

Điện thoại: .......................; Fax: .......................; Email:...........................

Kính đề nghị Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

(Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

(2): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký cung cấp.

 

 

Mẫu 2. BCCSVC

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (1)

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phải nộp kèm bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng ký) các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công bố áp dụng không phải là quy trình do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ hoặc HC

Thời hạn giá trị đến

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .....................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…..)

Các điều kiện khác: (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường.....)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:  .................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...................................................

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Loại hợp đồng lao động đã ký

Kinh nghiệm công tác

Chứng chỉ đào tạo kiểm định,hiệu chuẩn,thử nghiệm

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

                 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định.

2. Bản sao giấy chứng nhận đào tạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

                                                                       

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

23. Thủ tục điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có nhu cầu điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký

- Trường hợp phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Giấy chứng nhận đăng ký (bản chính);

- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (chỉ báo cáo những nội dung liên quan đến lĩnh vực đề nghị điều chỉnh);

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện năm gần nhất;

- Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: 7 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 20 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết trường hợp phải đánh giá tại cơ sở:

+ Thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

+ Thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp báo cáo đánh giá: 30 ngày làm việc.

+ Xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở: 10 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải đáp ứng các điều kiện hoạt động sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng đối với lĩnh vực đăng ký hoạt động.

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng phải phù hợp với khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Tổ chức kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan.

b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại điểm a.

c) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Các chuẩn đo lường và phương tiện này được định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn theo quy định; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị.

3. Có ít nhất hai (02) nhân viên (viên chức, lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên, lao động hợp đồng không xác định thời hạn) thuộc biên chế chính thức của tổ chức cho mỗi lĩnh vực đăng ký hoạt động. Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;

b) Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực đăng ký hoạt động do Tổng cục tổ chức thực hiện.

4. Đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan sau đây:

a) Tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng và không chịu tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.

b) Ban hành và thực hiện đúng quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm: nội dung, hình thức của chứng chỉ, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ. Nội dung và hình thức của chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không được gây nhầm lẫn với chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định.

5. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

6. Phải đăng ký hoạt động..

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

 

 

Mẫu4. ĐNĐC

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng …. năm 20…

ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị: ...........(tên tổ chức)..............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:........................

2. Giấy chứng nhận đăng ký số:............. Ngày cấp:.............................

3. Nội dung đề nghị điều chỉnh (1):

a) Tên tổ chức: ...........(tên tổ chức).......................................................

b) Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................

c) Địa điểm thực hiện hoạt động: ...........................................................

    Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:........................

d) Lĩnh vực hoạt động:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm

vi đo

Cấp/độ chính xác

Tên dịch vụ (2)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Kính đề nghị Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

(Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Chỉ ghi những nội dung đề nghị điều chỉnh.

(2): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký cung cấp.

 

Mẫu 2. BCCSVC

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (1)

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phải nộp kèm bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng ký) các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công bố áp dụng không phải là quy trình do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ hoặc HC

Thời hạn giá trị đến

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .....................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…..)

Các điều kiện khác: (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường.....)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:  .................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...................................................

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Loại hợp đồng lao động đã ký

Kinh nghiệm công tác

Chứng chỉ đào tạo kiểm định,hiệu chuẩn,thử nghiệm

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

                 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định.

2. Bản sao giấy chứng nhận đào tạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

                                                                       

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu 5. BCHĐ

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:  ..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

...., ngày… tháng …. năm 20…

 

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

(Thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm từ ngày...... đến ngày.......)

 

Kính gửi:

      - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

 - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố…….

 

- Tên tổ chức lập báo cáo: .......(tên tổ chức)............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

- Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

Giấy chứng nhận đăng ký số (hoặc quyết định chỉ định số):...............................

Ngày cấp: ……………………...... Ngày hết hạn (nếu có):.................................

1. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

1.1 Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

 

STT

Tên phương

tiện đo, chuẩn đo lường

Số lượng

Ghi chú

Đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Đạt yêu cầu

I.

Kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có):

..........................................................................................................................

2. Quản lý chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

2.1 Danh sách các chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ, HC

Thời hạn có giá trị KĐ,HC đến

Số quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

(1)

                 

2.2 Danh sách các chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hiện không còn sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường:

..........................................................................................................................

3. Quản lý nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

3.1 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Ngày chứng nhận

(1)

Ngày hết hạn

(1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không còn tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .............................................................................

4. Thực hiện quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

4.1 Tình hình quản lý, sử dụng:

 

STT

Tên chứng chỉ

Tổng số chế tạo

Số lượng đã sử dụng

Số lượng hư hỏng

Số lượng tồn kho

Ghi chú

1

Tem

 

 

 

 

 

2

Dấu

 

 

 

 

 

3

Giấy chứng nhận …..

 

 

 

 

 

4.2  Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: ....................................

5. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có):

..............................................................................................................................

6. Kiến nghị: ......................................................................................................

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Áp dụng đối với tổ chức kiểm định được chỉ định.

 


 

 

 

24. Thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Xem xét hồ sơ, quyết định về sự phù hợp của lĩnh vực hoạt động của tổ chức đề nghị với yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trên phạm vi cả nước.

- Trường hợp không phù hợp, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp nhưng hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá tại cơ sở thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra quyết định chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

+ Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực.

+ Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện năm gần nhất

+ Văn bản của người đứng đầu tổ chức đề nghị quy định về nội dung, hình thức, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Văn bản của người đứng đầu tổ chức đề nghị cam kết:

a) Tuân thủ các văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành và không chịu tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện;

b) Không trực tiếp trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực đề nghị được chỉ định (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với  hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đề nghị chỉ định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết trường hợp phải đánh giá tại cơ sở:

+ Thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp báo cáo đánh giá: 30 ngày làm việc.

+ Xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở: 10 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

h. Lệ phí: Không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

Trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2, bổ sung thêm 02 mẫu:

- Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường (Mẫu kèm theo).

- Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

1. Có lĩnh vực hoạt động được chứng nhận phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam.

3. Chuẩn công tác, chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn, thử nghiệm tại tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định và được duy trì, bảo quản, sử dụng (đối với trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

4. Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do Tổng cục tổ chức thực hiện phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

5. Có đủ văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

6. Chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định pháp luật.

7. Bảo đảm các điều kiện về độc lập, khách quan sau đây:

a) Có con dấu riêng, có tài khoản riêng; người đứng đầu có quyền xem xét quyết định về việc tuyển dụng, điều động, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức theo quy định của pháp luật;

b) Không trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực đề nghị được chỉ định (đối với trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

8. Lĩnh vực đề nghị chỉ định phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương, trên phạm vi cả nước.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. 

 

 

 

Mẫu 6. ĐNCĐ

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng …. năm 20…

ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị:............. (tên tổ chức).....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:................................

2. Giấy chứng nhận đăng ký số: .................; ngày cấp: ...............................

2. Đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm vi đo

Cấp/độ

chính xác

Tên hoạt động (1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

 

Kính đề nghị Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, chỉ định.

(Tên tổ chức đề nghị) xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

(1): Ghi rõ tên hoạt động (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đề nghị chỉ định.

 

Mẫu 2. BCCSVC

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

 

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (1)

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phải nộp kèm bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng ký) các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công bố áp dụng không phải là quy trình do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ hoặc HC

Thời hạn giá trị đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .....................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…..)

Các điều kiện khác: (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường.....)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:  .................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...................................................

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Loại hợp đồng lao động đã ký

Kinh nghiệm công tác

Chứng chỉ đào tạo kiểm định,hiệu chuẩn,thử nghiệm

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

                 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định.

2.  Bản sao giấy chứng nhận đào tạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

                                                                       

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu5. BCHĐ

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:  ..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

...., ngày… tháng …. năm 20…

 

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

(Thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm từ ngày...... đến ngày.......)

 

Kính gửi:

      - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

      - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố…….

 

- Tên tổ chức lập báo cáo: .......(tên tổ chức)............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

- Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

Giấy chứng nhận đăng ký số (hoặc quyết định chỉ định số):...............................

Ngày cấp: ……………………...... Ngày hết hạn (nếu có):.................................

1. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

1.1 Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

 

STT

Tên phương

tiện đo, chuẩn đo lường

Số lượng

Ghi chú

Đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Đạt yêu cầu

I.

Kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có):

..........................................................................................................................

2. Quản lý chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

2.1 Danh sách các chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ, HC

Thời hạn có giá trị KĐ,HC đến

Số quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

(1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2 Danh sách các chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hiện không còn sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường:

..........................................................................................................................

3. Quản lý nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

3.1 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Ngày chứng nhận

(1)

Ngày hết hạn

(1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không còn tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: ..........................................

4. Thực hiện quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

4.1 Tình hình quản lý, sử dụng:

STT

Tên chứng chỉ

Tổng số chế tạo

Số lượng đã sử dụng

Số lượng hư hỏng

Số lượng tồn kho

Ghi chú

1

Tem

 

 

 

 

 

2

Dấu

 

 

 

 

 

3

Giấy chứng nhận …..

 

 

 

 

 

4.2  Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: ......................

5. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có):

..............................................................................................................................

6. Kiến nghị: ......................................................................................................

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Áp dụng đối với tổ chức kiểm định được chỉ định.

 

 

Mẫu11. ĐNCNCĐL

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

 

Số:..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng … năm 20…

 

 

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CHUẨN ĐO LƯỜNG

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1. Tổ chức đề nghị:..... (tên tổ chức)........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .............................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ................ Email:................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: ..........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:.........................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận các chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo sau đây:

 

TT

Tên chuẩn đo lường

Số sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất

Kiểu, ký hiệu, đặc trưng

kỹ thuật đo lường chính

Phạm vi

áp dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu 12. ĐNCNKĐVĐL

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……………

…., ngày …. tháng …. năm 20….

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN, CẤP THẺ
KIỂM ĐỊNH VIÊN ĐO LƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị (tên tổ chức) ...........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: ..........................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho các nhân viên kiểm định có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Lĩnh vực hoạt động

Hình thức chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT; … (đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

25. Thủ tục điều chỉnh quyết định chỉ định, chỉ định lại tổ chức hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định,chỉ định lại chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Xem xét hồ sơ, quyết định về sự phù hợp của lĩnh vực hoạt động của tổ chức đề nghị với yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trên phạm vi cả nước.

- Trường hợp không phù hợp, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp nhưng hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Trường hợp phù hợp và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá tại cơ sở thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra quyết định chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

+ Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực.

+ Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện năm gần nhất

+ Văn bản của người đứng đầu tổ chức đề nghị quy định về nội dung, hình thức, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Văn bản của người đứng đầu tổ chức đề nghị cam kết:

a) Tuân thủ các văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành và không chịu tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện;

b) Không trực tiếp trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực đề nghị được chỉ định (trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

+ Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đã thiết lập và duy trì đối với  hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đề nghị chỉ định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết trường hợp phải đánh giá tại cơ sở:

+ Thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp báo cáo đánh giá: 30 ngày làm việc.

+ Xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở: 10 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định lại hoặc quyết định điều chỉnh tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị đề nghị điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định hoặc đề nghị chỉ định lại của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm(Mẫu kèm theo).

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực(Mẫu kèm theo)..

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm(Mẫu kèm theo).

Trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2, bổ sung thêm 02 mẫu:

- Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường (Mẫu kèm theo).

- Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

1. Có lĩnh vực hoạt động được chứng nhận phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam.

3. Chuẩn công tác, chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn, thử nghiệm tại tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định và được duy trì, bảo quản, sử dụng (đối với trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

4. Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do Tổng cục tổ chức thực hiện phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

5. Có đủ văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực đề nghị chỉ định.

6. Chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định pháp luật.

7. Bảo đảm các điều kiện về độc lập, khách quan sau đây:

a) Có con dấu riêng, có tài khoản riêng; người đứng đầu có quyền xem xét quyết định về việc tuyển dụng, điều động, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức theo quy định của pháp luật;

b) Không trực tiếp kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua sử dụng phương tiện đo nhóm 2 thuộc lĩnh vực đề nghị được chỉ định (đối với trường hợp đề nghị chỉ định kiểm định phương tiện đo nhóm 2).

8. Lĩnh vực đề nghị chỉ định phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương, trên phạm vi cả nước.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-  Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

-  Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

-  Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường 

 

Mẫu 6. ĐNCĐ

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng …. năm 20…

ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị:............. (tên tổ chức).....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:................................

2. Giấy chứng nhận đăng ký số: .................; ngày cấp: ...............................

2. Đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sau đây:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm vi đo

Cấp/độ

chính xác

Tên hoạt động (1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

 

Kính đề nghị Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, chỉ định.

(Tên tổ chức đề nghị) xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các quy định có liên quan của pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

(1): Ghi rõ tên hoạt động (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đề nghị chỉ định.

 

Mẫu 2. BCCSVC

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

 

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (1)

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phải nộp kèm bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng ký) các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công bố áp dụng không phải là quy trình do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ hoặc HC

Thời hạn giá trị đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .....................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…..)

Các điều kiện khác: (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường.....)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:  .................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...................................................

 

 

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Loại hợp đồng lao động đã ký

Kinh nghiệm công tác

Chứng chỉ đào tạo kiểm định,hiệu chuẩn,thử nghiệm

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

                 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định.

2.  Bản sao giấy chứng nhận đào tạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

                                                                       

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu 5. BCHĐ

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:  ..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

...., ngày… tháng …. năm 20…

 

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

(Thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm từ ngày...... đến ngày.......)

 

Kính gửi:

      - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

      - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố…….

 

- Tên tổ chức lập báo cáo: .......(tên tổ chức)............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

- Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

Giấy chứng nhận đăng ký số (hoặc quyết định chỉ định số):...............................

Ngày cấp: ……………………...... Ngày hết hạn (nếu có):.................................

1. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

1.1 Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

 

STT

Tên phương

tiện đo, chuẩn đo lường

Số lượng

Ghi chú

Đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Đạt yêu cầu

I.

Kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có):

..........................................................................................................................

2. Quản lý chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

2.1 Danh sách các chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ, HC

Thời hạn có giá trị KĐ,HC đến

Số quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

(1)

                 

2.2 Danh sách các chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hiện không còn sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường:

..........................................................................................................................

3. Quản lý nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

3.1 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Ngày chứng nhận

(1)

Ngày hết hạn

(1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không còn tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .......................................

4. Thực hiện quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

4.1 Tình hình quản lý, sử dụng:

STT

Tên chứng chỉ

Tổng số chế tạo

Số lượng đã sử dụng

Số lượng hư hỏng

Số lượng tồn kho

Ghi chú

1

Tem

 

 

 

 

 

2

Dấu

 

 

 

 

 

3

Giấy chứng nhận …..

 

 

 

 

 

4.2  Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .......................

5. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có):

..............................................................................................................................

6. Kiến nghị: ......................................................................................................

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Áp dụng đối với tổ chức kiểm định được chỉ định.

 

 

Mẫu 11. ĐNCNCĐL

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

 

Số:..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng … năm 20…

 

 

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CHUẨN ĐO LƯỜNG

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1. Tổ chức đề nghị:..... (tên tổ chức).............................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: .................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận các chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo sau đây:

 

TT

Tên chuẩn đo lường

Số sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất

Kiểu, ký hiệu, đặc trưng

kỹ thuật đo lường chính

Phạm vi

áp dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu 12. ĐNCNKĐVĐL

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……………

…., ngày …. tháng …. năm 20….

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN, CẤP THẺ
KIỂM ĐỊNH VIÊN ĐO LƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị (tên tổ chức) ...........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: ..........................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho các nhân viên kiểm định có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Lĩnh vực hoạt động

Hình thức chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT; … (đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

26. Thủ tục Chứng nhận chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp gửi cùng hồ sơ đề nghị chỉ định, hồ sơ được xử lý theo trình tự thực hiện ở TTHC chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

- Trường hợp hồ sơ được gửi không cùng thời gian với hồ sơ đề nghị chỉ định:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hiệu chuẩn của chuẩn công tác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 hoặc giấy chứng nhận thử nghiệm hoặc so sánh của chất chuẩn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Thông tư24/2013/TT-BKHCN.

+ Ảnh chụp của chuẩn đo lường, chất chuẩn bao gồm một (01) ảnh tổng thể và 01 ảnh nhãn mác. Ảnh màu cỡ (15 × 20) cm, phải bảo đảm sắc nét, rõ ràng (đối với trường hợp lần đầu tiên đề nghị chứng nhận).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d.  Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ gửi cùng hồ sơ đề nghị chỉ định: xử lý theo trình tự thực hiện ở TTHC chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

2. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ được gửi không cùng thời gian với hồ sơ đề nghị chỉ định:

- Thời hạn xem xét tính đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: 15 ngày làm việc.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức kiểm định được chỉ định.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Chuẩn công tác của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2:

a) Đã được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định theo quy định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị;

b) Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;

c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN;

d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường):

a) Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư này hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài; giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị;

b) Độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.

c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN;

d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

 

 

 

Mẫu 11. ĐNCNCĐL

24/2013/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

 

Số:..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng … năm 20…

 

 

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CHUẨN ĐO LƯỜNG

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1. Tổ chức đề nghị:..... (tên tổ chức).............................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: .................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận các chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo sau đây:

 

TT

Tên chuẩn đo lường

Số sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất

Kiểu, ký hiệu, đặc trưng

kỹ thuật đo lường chính

Phạm vi

áp dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

27. Thủ tục Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị điểu chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định chứng nhận điều chỉnh chuẩn đo lường

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị điều chỉnh;

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hiệu chuẩn của chuẩn đo lường theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này);

+ Ảnh chụp của chuẩn đo lường bao gồm một (01) ảnh tổng thể và một (01) ảnh nhãn mác; ảnh màu cỡ (15 x 20) cm, phải bảo đảm sắc nét, rõ ràng (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này);

+ Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ gửi cùng hồ sơ đề nghị chỉ định: xử lý theo trình tự thực hiện ở TTHC chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

2. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ được gửi không cùng thời gian với hồ sơ đề nghị chỉ định:

- Thời hạn xem xét tính đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: 15 ngày làm việc.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh chứng nhận chuẩn đo lường

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Chuẩn công tác của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2:

a) Đã được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định theo quy định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị;

b) Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;

c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN;

d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường):

a) Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư này hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài; giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị;

b) Độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.

c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư 24/2013/TT-BKHCN;

d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

1. Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

2. Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

3. Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

 

 

28. Thủ tục chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

+ Sơ yếu lý lịch của từng nhân viên kiểm định.

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên của nhân viên kiểm định (đối với trường hợp lần đầu tiên đề nghị chứng nhận, cấp thẻ).

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định.

+ Hai (02) ảnh màu cỡ (2 x 3) cm, chụp trên nền trắng (đối với trường hợp lần đầu tiên đề nghị chứng nhận, cấp thẻ).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ nhân viên kiểm định được gửi cùng với hồ sơ đề nghị chỉ định: xử lý theo trình tự thực hiện ở TTHC chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

2. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ nhân viên kiểm định không gửi cùng thời gian với hồ sơ đề nghị chỉ định:

- Thời hạn xem xét tính đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: 15 ngày làm việc.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức kiểm định được chỉ định.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường (Mẫu kèm theo)

- Sơ yếu lý lịch (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nhân viên kiểm định của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường:

  • Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
  • Hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định do Tổng cục tổ chức thực hiện tương ứng với lĩnh vực được chỉ định.

- Có ít nhất mười hai (12) tháng kinh nghiệm hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực được chỉ định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

 

Mẫu 12.ĐNCNKĐVĐL
24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……………

…., ngày …. tháng …. năm 20….

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN, CẤP THẺ
KIỂM ĐỊNH VIÊN ĐO LƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị (tên tổ chức) ...........................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

2. Địa điểm thực hiện hoạt động: ..........................................................................

- Điện thoại: ………………… Fax: …………………… Email: ...................................

3. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường cho các nhân viên kiểm định có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Lĩnh vực hoạt động

Hình thức chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT; … (đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Mẫu 13.SYLL
24/2013/TT-BKHCN

SƠ YẾU LÝ LỊCH

I. Thông tin chung

Họ và tên: ………………………………………………………….. Nam/ Nữ ..............

Ngày tháng năm sinh: ........................................................................................

Nguyên quán: ...................................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................

.........................................................................................................................

Đơn vị công tác: ................................................................................................

II. Tóm tắt quá trình công tác và đào tạo (1)

1. Trình độ học vấn (phổ thông trung học, trung cấp, đại học ...):

2. Đã hoàn thành các khóa đào tạo kiểm định viên đo lường sau:

TT

Tên khóa đào tạo

Thời gian đào tạo

Nơi đào tạo

Từ

Đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Quá trình công tác:

TT

Nội dung và nơi làm việc

Thời gian

Ghi chú

Từ

Đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực.


NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

…., ngày …. tháng … năm …
Người khai
(Ký, ghi rõ tên)

____________

(1): Chỉ khai những thay đổi so với lần khai trước, liền kề.

 

 

29. Thủ tục điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, cấp lại thẻ

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị điều chỉnh nội dung của Quyết địnhchứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục sẽ ra quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Trường hợp điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

+ Công văn đề nghị điều chỉnh.

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đề nghị bổ sung đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư 24 (đối với trường hợp đề nghị bổ sung lĩnh vực kiểm định cho kiểm định viên đo lường).

+ Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.

Trường hợp cấp lại thẻ

+ Công văn đề nghị cấp lại thẻ.

+ Hai (02) ảnh màu cỡ (2 x 3) cm, chụp trên nền trắng.

.- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ nhân viên kiểm định được gửi cùng với hồ sơ đề nghị chỉ định: xử lý theo trình tự thực hiện ở TTHC chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

2. Thời hạn giải quyết trong trường hợp hồ sơ nhân viên kiểm định không gửi cùng thời gian với hồ sơ đề nghị chỉ định:

- Thời hạn xem xét tính đầy đủ, hợp lệ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: 15 ngày làm việc.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm định được chỉ định.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chứng nhận, thẻ kiểm định viên đo lường.

h. Lệ phí: không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nhân viên kiểm định của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường:

- Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.

- Hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định do Tổng cục tổ chức thực hiện tương ứng với lĩnh vực được chỉ định.

- Có ít nhất mười hai (12) tháng kinh nghiệm hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực được chỉ định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

30. Thủ tục đề nghị được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2Xử lý hồ sơ

Tổng cục kiểm tra về nội dung đã khắc phục hậu quả của cơ sở (tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở).

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thực hiện lại việc khắc phục hậu quả.

- Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ hoặc tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra quyết định bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Bước 3. Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

+ Hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra tại cơ sở: 20 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 07 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo hủy bỏ thông báo đình chỉ cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

31. Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận chuẩn đo lườngchuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2Xử lý hồ sơ

Tổng cục kiểm tra về nội dung đã khắc phục hậu quả của cơ sở.

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thực hiện lại việc khắc phục hậu quả.

- Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ hoặc tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra quyết định bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận chuẩn đo lường.

Bước 3Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực cửa quyết định đình chỉ và nêu rõ lý do đề nghị;

+ Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 07 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức bị đình quyết định chứng nhận chuẩn đo lường.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bãi bỏ quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

32. Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ so

Tổ chức đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2Xử lý hồ sơ

Tổng cục kiểm tra về nội dung đã khắc phục hậu quả của cơ sở.

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thực hiện lại việc khắc phục hậu quả.

- Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục ra quyết định bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường chuẩn.

Bước 3. Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực cửa quyết định đình chỉ và nêu rõ lý do đề nghị;

+ Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 07 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bãi bỏ quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường.

h. Lệ phí: Không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

33. Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nộp Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định phê duyệt mẫu.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

+ Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo.

+ Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu.

Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).

+ Bộ ảnh mầu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này.

Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặctính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.

Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm × 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm × 297 mm, được gắn hoặc in mầu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.

+Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).

+ Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu.

Trường hợp cơ sở có đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo, bộ hồ sơ gồm các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thử nghiệm theo quy định.

+Danh mục tài liệu về việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật để bảo đảm phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩuphù hợp với mẫu đã phê duyệt.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 20 ngày làm việc. Trong thời hạn 20 ngày, nếu cơ sở chưa đủ hồ sơ để bổ sung, cơ sở phải có văn bản gửi Tổng cục nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành. Việc xử lý hồ sơ chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 10 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo.

h. Lệ phí:150.000 đồng

(Một trăm năm mươi ngàn đồng)

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không     

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

   

Mẫu 1. ĐKPDM

   23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:.............................

.....,ngày       tháng       năm ...

 

ĐĂNG KÝ PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Tên cơ sở:…………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính (1):……………………………………………………..

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):……………………………………..

Điện thoại:…………………………. Fax:………..…… Email:…………..

Đăng ký kinh doanh số: ………..…Ngày cấp............... Nơi cấp..............…

Đề nghị Tổng cục phê duyệt mẫu để (sản xuất hoặc nhập khẩu(2)  phương tiện đo sau:

Tên phương tiện đo:

Đặc tính kỹ thuật đo lường chính: (ghi rõ tên hãng sản xuất, tên nước sản xuất, ký hiệu, kiểu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường quan trọng khác)

Đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo: (3)

Lý do đề nghị miễn/giảm thử nghiệm mẫu:

Tài liệu kèm theo(4):

 

CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

             (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu ...

(1) : Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

(2) Ghi rõ sản xuất hoặc nhập khẩu.

(3) Ghi rõ đề nghị được miễn/giảm thử nghiệm mẫu theo quy định tại điều, khoản, điểm cụ thể của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN.

(4)Ghi tên hồ sơ nộp kèm (Ví dụ: Hồ sơ liên quan đến đề nghị miễn, giảm thử nghiệm mẫu; tờ khai hải quan đối với trường hợp nhập khẩu...).


34. Thủ tục Điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo (sau đây gọi tắt là cơ sở)chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị đề nghị điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu theo quy định của pháp luật.

Cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 1: Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ:

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở.

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục sẽ ra quyết định điều chỉnh nội dung quyết định phê duyệt mẫu của cơ sở.

Cơ sở nộp phí (theo quy định của Bộ Tài chính) và nhận quyết định phê duyệt mẫu.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

+Văn bản đề nghị điều chỉnh

+ Các hồ sơ có liên quan

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 10 ngày làm việc.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

h. Lệ phí: 150.000 đồng

(Một trăm năm mươi ngàn đồng)

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

35. Thủ tục gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo (sau đây gọi tắt là cơ sở)chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu theo quy định của Pháp luật

Một (01) tháng trước khi quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực, nếu có như cầu cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho cơ sở.

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục sẽ ra quyết định gia hạn hiệu lực quyết định phê duyệt mẫu của cơ sở.

Cơ sở nộp phí (theo quy định của Bộ Tài chính) và nhận quyết định phê duyệt mẫu.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đề nghị gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở) quyết định phê duyệt mẫu.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ:07 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

h. Lệ phí: 150.000 đồng

(Một trăm năm mươi ngàn đồng)

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đề nghị gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.


Mẫu 5. ĐNGHPDM

23/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.............................

....., ngày       tháng       năm ...

ĐỀ NGHỊ GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Tên cơ sở:………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính (1):…………………………………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có):………………………………….

Điện thoại:…………………...Fax:………..…… Email:………….......

Đăng ký kinh doanh số: ………..…. Ngày cấp............... Nơi cấp..............

 

Đề nghị Tổng cục gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo số............ ngày......tháng.......năm........

 

Thay đổi đặc tính kỹ thuật và đặc tính đo lường so với mẫu đã phê duyệt (nếu có thay đổi về kiểu ký hiệu, phạm vi đo, cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật và đo lường khác)

 

 

             CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ

       (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu…

(1): Ghi rõ theo đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

36. Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có nhu cầu điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký

- Trường hợp phải đánh giá tại cơ sở, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở

Bước 3: Đoàn đánh giá thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký

- Nếu kết quả đánh giá tại cơ sở đạt yêu cầu quy định, Tổng cục cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

- Giấy chứng nhận đăng ký (bản chính);

- Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực (chỉ báo cáo những nội dung liên quan đến lĩnh vực đề nghị điều chỉnh);

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện năm gần nhất;

- Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: 7 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 90 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ và không phải đánh giá tại cơ sở: 20 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết trường hợp phải đánh giá tại cơ sở:

+ Thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở: 30 ngày làm việc.

+ Thực hiện đánh giá tại cơ sở và nộp báo cáo đánh giá: 30 ngày làm việc.

+ Xử lý kết quả đánh giá tại cơ sở: 10 ngày.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký

h. Lệ phí: không.    

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực (Mẫu kèm theo)

- Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:

Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải đáp ứng các điều kiện hoạt động sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng đối với lĩnh vực đăng ký hoạt động.

Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng phải phù hợp với khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (OIML), tiêu chuẩn của Tổ chức kỹ thuật điện quốc tế (IEC), tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn của nước ngoài, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan.

b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm quy định tại điểm a.

c) Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Các chuẩn đo lường và phương tiện này được định kỳ kiểm định/hiệu chuẩn theo quy định; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị.

3. Có ít nhất hai (02) nhân viên (viên chức, lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên, lao động hợp đồng không xác định thời hạn) thuộc biên chế chính thức của tổ chức cho mỗi lĩnh vực đăng ký hoạt động. Nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;

b) Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực đăng ký hoạt động do Tổng cục tổ chức thực hiện.

4. Đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan sau đây:

a) Tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã công bố áp dụng và không chịu tác động bên ngoài làm thay đổi kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.

b) Ban hành và thực hiện đúng quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm gồm: nội dung, hình thức của chứng chỉ, việc chế tạo, quản lý và sử dụng chứng chỉ. Nội dung và hình thức của chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không được gây nhầm lẫn với chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định.

5. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

6. Phải đăng ký hoạt động..

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Mẫu4. ĐNĐC

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

..., ngày … tháng …. năm 20…

ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị: ...........(tên tổ chức)..............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:........................

2. Giấy chứng nhận đăng ký số:............. Ngày cấp:.............................

3. Nội dung đề nghị điều chỉnh (1):

a) Tên tổ chức: ...........(tên tổ chức).......................................................

b) Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................

c) Địa điểm thực hiện hoạt động: ...........................................................

    Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:........................

d) Lĩnh vực hoạt động:

TT

Tên phương tiện đo, chuẩn đo lường

Phạm

vi đo

Cấp/độ chính xác

Tên dịch vụ (2)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Kính đề nghị Tổng cụcTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

(Tên tổ chức đăng ký) xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Chỉ ghi những nội dung đề nghị điều chỉnh.

(2): Ghi rõ tên dịch vụ (kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm) đăng ký cung cấp.

 

Mẫu 2. BCCSVC

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

…, ngày … tháng …. năm 20….

 

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, NHÂN LỰC

1. Danh mục quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng (1)

TT

Tên quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Số, ký hiệu

Năm ban hành

Cơ quan, tổ chức ban hành

 

 

 

 

 

(1): Trường hợp đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, phải nộp kèm bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đăng kýcác quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công bố áp dụng không phải là quy trình do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

2. Danh sách chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

TT

Tên chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ hoặc HC

Thời hạn giá trị đến

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường:

Tổng diện tích dùng cho việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .....................

Điều kiện môi trường: (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất…..)

Các điều kiện khác: (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường.....)

4. Danh sách nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

- Tên bộ phận trực tiếp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:  .................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...................................................

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ học vấn

Loại hợp đồng lao động đã ký

Kinh nghiệm công tác

Chứng chỉ đào tạo kiểm định,hiệu chuẩn,thử nghiệm

Tổ chức đào tạo

Lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

                 

 

Hồ sơ kèm theo:

1. Bản sao giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định.

2. Bản sao giấy chứng nhận đào tạo của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Sơ đồ mặt bằng làm việc.

                                                                       

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu 5. BCHĐ

24/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC

 

 

Số:  ..........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

...., ngày… tháng …. năm 20…

 

 

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

(Thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm từ ngày...... đến ngày.......)

 

Kính gửi:

      - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

 - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố…….

 

- Tên tổ chức lập báo cáo: .......(tên tổ chức)............................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

- Địa điểm thực hiện hoạt động: .........................................................

- Điện thoại: .......................Fax: ....................... Email:...............................

Giấy chứng nhận đăng ký số (hoặc quyết định chỉ định số):...............................

Ngày cấp: ……………………...... Ngày hết hạn (nếu có):.................................

1. Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

1.1 Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:

 

STT

Tên phương

tiện đo, chuẩn đo lường

Số lượng

Ghi chú

Đã kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Đạt yêu cầu

I.

Kiểm định

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thử nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn báo cáo (nếu có):

..........................................................................................................................

2. Quản lý chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

2.1 Danh sách các chuẩn đo lường và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:
 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Nơi KĐ, HC

Thời hạn có giá trị KĐ,HC đến

Số quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

(1)

                 

2.2 Danh sách các chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hiện không còn sử dụng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

TT

Tên chuẩn và phương tiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Nước sản xuất

Số sản xuất

Phạm vi đo

Cấp/độ chính xác

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường:

..........................................................................................................................

3. Quản lý nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

3.1 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đang tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

Ngày chứng nhận

(1)

Ngày hết hạn

(1)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2 Danh sách các nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không còn tham gia hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Số hiệu kiểm định viên (1)

Lý do

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

3.3 Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: ...........................................

4. Thực hiện quy định về chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:

4.1 Tình hình quản lý, sử dụng:

STT

Tên chứng chỉ

Tổng số chế tạo

Số lượng đã sử dụng

Số lượng hư hỏng

Số lượng tồn kho

Ghi chú

1

Tem

 

 

 

 

 

2

Dấu

 

 

 

 

 

3

Giấy chứng nhận …..

 

 

 

 

 

4.2  Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm: .................

5. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có):

..............................................................................................................................

6. Kiến nghị: ......................................................................................................

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu VT;...(đơn vị soạn thảo).

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

(1): Áp dụng đối với tổ chức kiểm định được chỉ định.

37. Thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng phục vụ quản lý nhà nước cần lập hồ sơ đăng ký và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ so với quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN

Nếu đáp ứng yêu cầu, Tổng cục ra quyết định chỉ định. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần đánh giá thực tế thì thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá tại tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ và biên bản đánh giá thực tế, kết quả thực hiện hành động khắc phục, ra quyết định chỉ định.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký chỉ định thử nghiệm xác định hàm lượng vàng

+ Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm

+ Danh sách thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 9 (theo Mẫu 3.DSTNV quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN)

+ Danh mục tài liệu, tiêu chuẩn phục vụ thử nghiệm vàng trang sức, mỹ nghệ theo Mẫu 4.DMTL-TC quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN) kèm theo quy trình thử nghiệm xác định hàm lượng vàng

+ Danh mục máy móc, thiết bị và chất chuẩn phục vụ việc thử nghiệm xác định hàm lượng vàng (theo Mẫu 5.DMTB-CC quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN) và kèm theo bản sao bản chính giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận chất chuẩn, kết quả tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo so sánh liên phòng (đối với thử nghiệm hàm lượng vàng) và các tài liệu khác liên quan (nếu có)

+ Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d.  Thời hạn giải quyết:

15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng. Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định chỉ định

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định chỉ định

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Giấy đăng ký Chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN;

- Phải đáp ứng các yêu cầu về đo lường quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

1. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

2. Luật Đo lường  ngày 11 tháng 11 năm 2011;

3. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

4. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

5. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

6. Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

7. Thông tư 22/2013/TT-BKHCN Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.

 

Mẫu 2. ĐKCĐ

                                    22/2013/TT-BKHCN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

.........., ngày..........tháng...........năm.........

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CHỈ ĐỊNH

THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀNG

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1. Tên tổ chức thử nghiệm:...…....................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………................

            Điện thoại:………….....  Fax: ………………. E-mail: …………..............

3. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tưsố:............... Cơ quan cấp: .................... cấp ngày ......……. tại ...................................

4. Hồ sơ kèm theo:

- .....

- .....

5. Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng (tên chỉ tiêu chất lượng cụ thể có đủ năng lực xin chỉ định thử nghiệm).

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét để chỉ định (tên tổ chức thử nghiệm) được hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng.

Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thử nghiệm được chỉ định và chịu trách nhiệm về các khai báo nêu trên./.

Đại diện Tổ chức thử nghiệm

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm xét hồ sơ, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, chế biến. Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến LPG.

- Bản sao của các loại:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận kiểm định đối với các phương tiện đo sử dụng trong mua bán, thanh toán LPG;

+ Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng các loại máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp còn hiệu lực;

+ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/TS 29001 : 2007. Trong trường hợp chưa có chứng chỉ, thương nhân cần gửi bản sao các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng;

+ Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 : 2005 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 (nếu có). Trong trường hợp chưa có chứng chỉ, thương nhân cần gửi bản sao các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng;

+ Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng, đo lường LPG trong kinh doanh của cán bộ, nhân viên.

- Bản thuyết minh năng lực sản xuất, chế biến gồm các thông tin cơ bản sau:

+ Tên LPG thành phẩm; Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng và chứng chỉ chất lượng phù hợp với bản công bố; Chứng chỉ chất lượng phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

+ Sản lượng hàng năm, hệ thống bồn bể, công nghệ thiết bị sản xuất, chế biến tương ứng;

+ Bảng kê khai chủng loại, chất lượng và xuất xứ các nguyên liệu, phụ gia dùng trong quá trình sản xuất, chế biến LPG;

+ Sơ đồ hệ thống sản xuất, đặc tính kỹ thuật thiết bị công nghệ;

+ Năng lực phòng thử nghiệm, trong trường hợp sử dụng phòng thử nghiệm bên ngoài cần liệt kê đầy đủ tên tổ chức thử nghiệm và chỉ tiêu thử nghiệm mà tổ chức đó cung cấp dịch vụ;

+ Mẫu nhãn hàng hóa đối với mỗi loại sản phẩm LPG chai.

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng LPG trong quá trình sản xuất và trước khi đưa sản phẩm LPG ra lưu thông.

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

d.  Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG):

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: trong 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm xét hồ sơ, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, chế biến. Nếu thương nhân đáp ứng đủ yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, Tổ chức                                                                 

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chế biến LPG.
- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoàn 2 Điều 5 Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

 

 

 

MẪU

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN

 ngày 30 tháng 7 năm 2010  của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

......, ngày.... tháng.... năm .....

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

KỸ THUẬT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG)

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG:..........................................................................

Trực thuộc...(Tên cơ quan chủ quản):.....................................................................

Địa chỉ trụ sở chính tại:...........................................................................................

Địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: ............................................................................

Điện thoại:..............................................Fax:..........................................................

E-mail:.....................................................................................................................

       ... (tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG) .......... đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

    Hồ sơ đính kèm bao gồm:

1/ ...................................................................................................................

2/ ...................................................................................................................

3/ ...................................................................................................................

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng, đo lường trong sản xuất, chế biến LPG./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể của "Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay

39. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG trước khi Giấy chứng nhận cũ hết hạn 01 tháng, thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

-Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm xét hồ sơ, tổ chức việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, chế biến (nếu cần). Sau đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp lại Giấy chứng nhận.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

-Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo từ chối cấp lại Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến.

- Bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, chế biến và kiểm soát chất lượng LPG trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp;

- Bản thuyết minh về định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất trong 03 năm tiếp theo.

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

d.  Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG):Trong thời hạn ít nhất 01 tháng trước khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG hết hiệu lực, thương nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất, chế biến LPG, cần nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm xét hồ sơ, tổ chức việc kiểm tra thực tế (nếu cần thiết) và cấp lại Giấy chứng nhận.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cá nhân, tổ chức

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Mẫu  Giấy đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) (Phụ lục III, ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2010/TT-BKHCNngày 30/7/ 2010  của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

- Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoàn 2 Điều 5 Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

 

 

 

 

MẪU

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN

 ngày 30  tháng 7 năm 2010  của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

......, ngày.... tháng.... năm .....

 

GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN

KỸ THUẬT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG)

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

   Tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG:.......................................................................

   Tên cơ quan chủ quản:..........................................................................................

   Trụ sở chính tại:....................................................................................................

   Điện thoại:............................................Fax:.........................................................

   E-mail:..................................................................................................................

            Ngày ... tháng ... năm ... , ...tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG... đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) số ........./TĐC-HCHQ.

            Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, ...tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG... đã thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng, quản lý đo lường trong sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

           Trong thời gian tới, để tiếp tục sản xuất, chế biến sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng hiệu quả, ...tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG... đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

            Tài liệu gửi kèm:

1. Bản báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, chế biến LPG trong thời gian hiệu lực của Giấy  chứng nhận đã được cấp.

2. Bản thuyết minh về định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất trong 03 năm tới.

         ...tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG... cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng, đo lường trong sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng./.

 

 ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN LPG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

nhayNội dung cụ thể của "Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay

40. Thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) sản xuất lần đầu

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Thương nhân sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có nhu cầu đăng ký cấp Giấy xác nhận chất lượng sản phẩm LPG sản xuất lần đầu lập hồ sơ gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

-Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm xét hồ sơ, thẩm định hồ sơ, tổ chức việc đánh giá chất lượng sản phẩm LPG. Sau đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy xác nhận.

-Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

-Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, thương nhân sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đề nghị cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này).

- Các thông tin kỹ thuật về sản xuất LPG gồm:

+ Bản thuyết minh về dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến; sản lượng hàng năm; hệ thống bồn bể chứa;

+ Nguồn nguyên liệu và mức chất lượng của nguyên liệu;

+ Năng lực phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất;

+ Tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm;

+Phiếu kết quả thử nghiệm LPG theo tiêu chuẩn công bố do phòng thử nghiệm đủ năng lực cấp. Phòng thử nghiệm đủ năng lực là phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Bản sao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng, đo lường LPG trong kinh doanh của cán bộ, nhân viên.

b) Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

d.  Thời hạn giải quyết:

+ Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ, tổ chức việc đánh giá chất lượng sản phẩm LPG.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Thương nhân

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận chất lượng sản phẩm LPG sản xuất lần đầu.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Giấy đề nghị cấp Giấy xác nhận

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

- Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoàn 2 Điều 5 Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
 

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

 (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ)

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày.... tháng.... năm .....

GIẤY ĐĂNG KÝ XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

 KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG) SẢN XUẤT LẦN ĐẦU

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG:........................................................................

Trực thuộc...(Tên cơ quan chủ quản):....................................................................

Địa chỉ trụ sở chính tại:...........................................................................................

Địa chỉ cơ sở sản xuất: ..........................................................................................

Điện thoại:..............................................Fax:..........................................................

E-mail:.....................................................................................................................

.....(tên cơ sở sản xuất, chế biến LPG) kính đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, cấp Giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas - LPG) sản xuất lần đầu.

Hồ sơ đính kèm bao gồm:

1/ ...................................................................................................................

2/ ...................................................................................................................

3/ ...................................................................................................................

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng, đo lường trong sản xuất, chế biến LPG./.
 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN

 

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 
nhayNội dung cụ thể của "Thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng sản xuất lần đầu" bị bãi bỏ bởi Mục 2 Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-BKHCN theo quy định tại Điều 2.nhay

41. Thủ tục phê duyệt chuẩn quốc gia

Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cùng với đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tại chỗ

Bước 3: Hội đồng đánh giá thực hiện đánh giá tại chỗ đối với từng chuẩn đo lường và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục lập hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

Bước 5: Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

Bước 6: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cùng với đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia:

Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia.

Tài liệu kỹ thuật của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt gồm: thuyết minh kỹ thuật; hướng dẫn duy trì, bảo quản, sử dụng; giấy chứng nhận hiệu chuẩn, thử nghiệm... do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cung cấp (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 02 thứ tiếng).

Bộ ảnh gồm

- Ảnh phối cảnh tổng thể;

- Ảnh khác của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;

Các ảnh phải cùng kích cỡ, cỡ nhỏ nhất 90 mm x 120 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, gắn trên giấy khổ A4 cùng với chú thích cho mỗi ảnh. Các ảnh chụp phải là ảnh màu, rõ ràng và phải thể hiện được hình dáng, tên và thông tin về các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.

- Đĩa CD chứa các ảnh nêu trên.

Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị gồm:

- Văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn được đề nghị phê duyệt;

- Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

- Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn;

- Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d.  Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.

2. Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia.

- Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia;

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn được đề nghị phê duyệt

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định giữ chuẩn quốc gia:

1. Có tư cách pháp nhân;

2. Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt);

3. Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng;

4. Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên tai; bảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;

5. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

b) Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên;

c) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường.

6. Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

7. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.

Điều kiện để được phê duyệt là chuẩn quốc gia

1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường quy định tại Điều 11 của Luật Đo lường;

2. Phù hợp với quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

3. Được lưu giữ, duy trì, bảo quản và sử dụng tại tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011

-Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia.

Mẫu 1a. ĐNCĐPD

14/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.....................

....., ngày       tháng       năm 20...

 

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA,

PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

1. Tổ chức đề nghị...............................(tên tổ chức)................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

2. Đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia

a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo

b) Tên chuẩn đo lường

c) Số hiệu

d) Ký mã hiệu của chuẩn đo lường

đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất

e) Phạm vi đo, độ chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác

3. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia tại:

        - Tên bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng: ........:

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

 

Kính đề nghị Tổng cục xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ,...

Thủ trưởng tổ chức đề nghị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu 2. BCCS

14/2013/TT-BKHCN

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG CHUẨN QUỐC GIA

1. Tổ chức đề nghị: ................(tên tổ chức)........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................

- Điện thoại: ........................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:................................................

            2. Bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng:

......(tên bộ phận) ....................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...............................................

3.  Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Phòng thí nghiệm

- Diện tích dùng cho việc duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia: .............................

- Điều kiện môi trường tại nơi duy trì, bảo quản:

Nhiệt độ:.............................     Biến động về nhiệt độ: ...............................;

Độ ẩm tương đối:..................   Biến động về độ ẩm: ..................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

            - Diện tích nơi sử dụng chuẩn quốc gia:  ............................................................

- Điều kiện môi trường tại nơi sử dụng:

Nhiệt độ:................................   Biến động về nhiệt độ: ..............................;

Độ ẩm tương đối:..................    Biến động về độ ẩm: .................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

b) Các điều kiện kỹ thuật khác tại nơi duy trì, bảo quản, sử dụng (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường...).

c)  Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp.

d) Phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

TT

Tên phương tiện, trang thiết bị

Số lượng

Đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính

Mục đích sử dụng

(*)

 

 

 

 

 

(*): Ghi cụ thể mục đích sử dụng (ví dụ: duy trì, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí; duy trì, kiểm soát điện áp, tần  số; bảo đảm an toàn khi vận chuyển chuẩn; hiệu chuẩn hoặc  so sánh chuẩn; ...)

4. Về nhân viên kỹ thuật

TT

 

Họ và tên

 

Năm 
sinh

Thời gian
công tác (**)

Chứng chỉ ngoại
ngữ

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

                                                          

(**): Ghi thời gian thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường trong lĩnh vực đo.

Hồ sơ kèm theo:

- Bản sao  (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của các phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học của nhân viên kỹ thuật.

                                                                                                                                                                                                            ...., ngày....tháng ...năm 20... 

Thủ trưởng tổ chức đề nghị

Nơi nhận:                                                                                 (Ký, họ tên, đóng dấu)   

- Như trên;

- Lưu: VT,... .

42. Thủ tục chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc giachuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tại chỗ

Bước 3: Hội đồng đánh giá thực hiện đánh giá tại chỗ đối với tổ chức đề nghị chỉđịnh giữ chuẩn đo lường quốc gia và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục lập hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định chỉ định giữ chuẩn quốc gia

Bước 5: Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định chỉ định giữ chuẩn quốc gia

Bước 6: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Hồ sơ đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, gồm:

+ Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia;

+ Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị;

+ Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;

+ Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định;

+ Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường;

+ Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

* Số lượng 01 bộ.

d.  Thời hạn giải quyết:

1. Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.

2. Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia;

- Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn được đề nghị phê duyệt

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Có tư cách pháp nhân;

- Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt);

- Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng;

- Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên tai; bảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;

- Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên;

+ Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường.

- Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

- Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011

-Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia.

Mẫu 1b. ĐNCĐ

14/2013/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.....................

....., ngày       tháng       năm 20...

 

ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức đề nghị...............................(tên tổ chức)........................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

2. Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia sau đây:

a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo

b) Tên chuẩn quốc gia

c) Số hiệu

d) Ký mã hiệu của chuẩn quốc gia

đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất

e) Phạm vi đo, độ chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác

3. Bộ phận trực tiếp giữ chuẩn quốc gia

        - Tên bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng: ........:

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:............................................

Kính đề nghị Tổng cục xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ,....

Thủ trưởng tổ chức đề nghị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu 2. BCCS

14/2013/TT-BKHCN

BÁO CÁO VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG CHUẨN QUỐC GIA

1. Tổ chức đề nghị: ................(tên tổ chức)........................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................

- Điện thoại: ........................................................................................................

- Fax: ....................................................... Email:................................................

            2. Bộ phận trực tiếp duy trì, bảo quản, sử dụng:

......(tên bộ phận) ....................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................................

- Điện thoại :  ............................................; Fax : ...............................................

3.  Về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Phòng thí nghiệm

- Diện tích dùng cho việc duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia: .............................

- Điều kiện môi trường tại nơi duy trì, bảo quản:

Nhiệt độ:.............................     Biến động về nhiệt độ: ...............................;

Độ ẩm tương đối:..................   Biến động về độ ẩm: ..................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

            - Diện tích nơi sử dụng chuẩn quốc gia:  ............................................................

- Điều kiện môi trường tại nơi sử dụng:

Nhiệt độ:................................   Biến động về nhiệt độ: ..............................;

Độ ẩm tương đối:..................    Biến động về độ ẩm: .................................;

Áp suất không khí:..............     Biến động về áp suất:.................................;

b) Các điều kiện kỹ thuật khác tại nơi duy trì, bảo quản, sử dụng (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, về chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường...).

c)  Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp.

d) Phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

TT

Tên phương tiện,

trang thiết bị

Số lượng

Đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính

Mục đích

sử dụng

(*)

 

 

 

 

 

(*): Ghi cụ thể mục đích sử dụng (ví dụ: duy trì, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí; duy trì, kiểm soát điện áp, tần  số; bảo đảm an toàn khi vận chuyển chuẩn; hiệu chuẩn hoặc  so sánh chuẩn; ...)

4. Về nhân viên kỹ thuật

TT

 

Họ và tên

 

Năm

sinh

Thời gian

công tác (**)

Chứng chỉ ngoại ngữ

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

                                          

(**): Ghi thời gian thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường trong lĩnh vực đo.

Hồ sơ kèm theo:

- Bản sao  (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) giấy chứng nhận hiệu chuẩn, kiểm định của các phương tiện, trang thiết bị được dùng để duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học của nhân viên kỹ thuật.

                                                                                                                                                                                                                        ...., ngày....tháng ...năm 20... 

Thủ trưởng tổ chức đề nghị

Nơi nhận:                                                                                 (Ký, họ tên, đóng dấu)   

- Như trên;

- Lưu: VT,... .                                                                                          

43.  Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị điều chỉnh quyết định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hoặc qua đường bưu điện

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ chuyên môn và Lãnh đạo Vụ chuyên môn sẽ giao cán bộ xử lý hồ sơ

Cán bộ được giao xử lý hồ sơ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu hồ sơ đúng quy định, Tổng cục sẽ ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tại chỗ

Bước 3: Hội đồng đánh giá thực hiện đánh giá tại chỗ đối với từng chuẩn đo lường và nộp kết quả đánh giá về Tổng cục

Bước 4: Tổng cục xem xét kết quả đánh giá.

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục lập hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia

Bước 5: Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia

Bước 6: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

 

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Trường hợp đề nghị điều chỉnh tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia. Bộ hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị điều chỉnh;

- Cam kết không có sự thay đổi về chuẩn quốc gia và các điều kiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia đã được phê duyệt;

- Tài liệu khác có liên quan.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung khác của quyết định phê duyệt, chỉ định liên quan đến việc thay đổi năng lực của tổ chức được chỉ định hoặc thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia. Bộ Hồ sơ gồm:

- Công văn nêu rõ nội dung đề nghị điều chỉnh;

- Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi về năng lực của tổ chức được chỉ định, thay đổi về đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d.  Thời hạn giải quyết:

Trường hợp đề nghị điều chỉnh tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 05 ngày làm việc.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung khác của quyết định phê duyệt, chỉ định liên quan đến việc thay đổi năng lực của tổ chức được chỉ định hoặc thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 30 ngày

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

h. Lệ phí:Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đâyđược chỉ định giữ chuẩn quốc gia:

- Có tư cách pháp nhân;

- Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt);

- Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng;

- Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên taibảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt;

- Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên;

+ Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường.

- Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

- Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt.

Điều kiện để được phê duyệt là chuẩn quốc gia

1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường quy định tại Điều 11 của Luật Đo lường;

2. Phù hợp với quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

3. Được lưu giữ, duy trì, bảo quản và sử dụng tại tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011

-Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia.

 

 

44. Thủ tục đề nghị chỉ định lại tổ chức giữ chuẩn quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức đề nghị chỉ định lại tổ chức giữ chuẩn quốc gia chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục kiểm tra về nội dung đã khắc phục hậu quả của cơ sở (tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở).

- Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị thực hiện lại việc khắc phục hậu quả.

- Nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục lập hồ sơ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

Bước 3: Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

Bước 4: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị chỉ định lại;

+ Các tài liệu, hồ sơ về việc đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 07 ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 07 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức bị đình chỉ quyết định giữ chuẩn quốc gia.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:Quyết định chỉ định lại tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không

k. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính: không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia.

 

 

 

45. Thủ tục đăng ký tham dự, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ         

- Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 5 và nộp hồ sơ tham dự trước ngày 15 tháng 6 hàng năm tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Hội đồng sơ tuyển (do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Tiến hành xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

+ Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng sơ tuyển.

Căn cứ và kết quả đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) trước ngày 01 tháng 8 hàng năm.

- Hội đồng quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) có nhiệm vụ xem xét và thẩm định hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được Hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các hồ sơ liên quan của Hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quốc gia cử đoàn đánh giá tiến hành đánh giá, thẩm định tại chỗ đối với doanh nghiệp để bổ sung các thông tin làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng quốc gia quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để hiệp y trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản trả lời trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y.

- Hội đồng quốc gia và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải và lập hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Vụ Thi đua Khen thưởng – Bộ Khoa học và Công nghệ) hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Bước 3: Trả kết quả

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm thông báo kết quả trao giải cho Hội đồng sơ tuyển và các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

  - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia vào tháng 12 hằng năm sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp.

+ Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan).

+ Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao).

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao).

+ Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao).

+ Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).

- Số lượng: 05 bản in và 01 đĩa CD.

d. Thời hạn giải quyết:            

- Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia trước ngày 01 tháng 8 hằng năm.

- Hội đồng quốc gia và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải và lập hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Lễ trao giải cho tổ chức, doanh nghiệp đạt giải vào tháng 12 hằng năm sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.

- Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố.

- Hội đồng sơ tuyển.

- Hội đồng quốc gia.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.                                                                                     

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ:

+ Giải Vàng Chất lượng Quốc gia.

+ Giải Bạc Chất lượng Quốc gia.

- Cúp và Giấy chứng nhận.

h. Lệ phíkhông.            

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đâythì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Thông tư số 07/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

 

 

 

 

Mẫu

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số  17/2011 /TT-BKHCN

ngày  30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 20......

 

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp:..........................................................................................................

    Tên giao dịch:.............................................................................................................................

    Tên tiếng Anh:.............................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.....................................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:...............................................................................

    Email:.....................................................  Website:.........................................................................

    Mã số thuế:.................................................................................................................................

    Số tài khoản:...............................................................................................................................

    Tại Ngân hàng:............................................................................................................................

3. Họ và tên Tổng giám đốc/Giám đốc:.............................................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:........................................................................

    Fax:........................................................   Email: ...........................................................................

4. Họ và tên người liên hệ:...............................................................................................................

    Chức vụ:................................................. Đơn vị:...........................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:........................................................................

    Fax:........................................................   Email: ...........................................................................

5. Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6. Nếu tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc một tổ chức, doanh nghiệp khác, xin cung cấp
    các thông tin sau:

    Tên tổ chức, doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc:..........................................................................

    Địa chỉ:.......................................................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:...............................................................................

    Email:.....................................................  Website:.........................................................................

7. Số lượng nhân viên chính thức trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự (có hợp đồng lao động từ  01 năm trở lên):

    Năm 20..................            Năm 20..................           Năm 20..................

8. Các năm đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam / Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:

......................................................................................................................................................

9. Doanh thu trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự:

    Năm 20.................. triệu VNĐ                Năm 20.................. triệu VNĐ    

    Năm 20.................. triệu VNĐ (ước tính của năm tham dự)

10. Các địa điểm sản xuất, kinh doanh chính:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

11. Các hệ thống quản lý đang áp dụng:

ISO 9001 £          ISO 14001  £         ISO 22000  £           GMP                £

      HACCP   £          ISO 17025  £         SA 8000      £          OHSAS 18001 £

      Khác:........................................................................................................................................

 

Chúng tôi cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn chính xác.

Ngày        tháng        năm

TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

46.Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuậtnộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động công nhận cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Nộp hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng .

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập đoàn thẩm định để thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận. Việc thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Thời hạn thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận đối với tổ chức công nhận quy định tại khoản này là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Giấy xác nhận cấp trong trường hợp này có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngphải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức công nhậnđã nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                  

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký hoạt động công nhận (Kèmtheo mẫu);

+ Bản sao Quyết định thành lập;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

+ Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan) để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

+ Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức.

+ Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện (nếu có) chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với chương trình công nhận đăng ký.

+ Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau:

○ Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp tài liệu chứng minh kèm theo chương trình và lĩnh vực công nhận tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau;

○ Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập.

+ Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4 theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm đánh giá thực tế.

+ Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.

+ Kết quả hoạt động công nhận đã thực hiện gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: 07 ngày làm việc.

- Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức công nhận.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

h. Lệ phí:Không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký hoạt động công nhận (Kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.

- Có cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.

- Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm.

- Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau:

+ Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF);

+ Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.

- Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu chung:

○ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

○ Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó:

Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

○ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.

○Về kinh nghiệm đánh giá:

Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

+ Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 21/2010/TT-BKHCN, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

○ Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký.

Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư 21/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam.

 

 

Phụ lục I

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN

ngày 29  tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm 200….

GIẤY ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

                                               

1. Tên tổ chức:............... .……......................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….…….........……..

                Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:..................…….....

3. Quyết định thành lập số.................. .........................................................

4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ:.................

Cơ quan cấp: ........................................................Ngày cấp ...................

5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ công nhận đối với các chương trình công nhận sau:

TT

Tên chương trình công nhận

Phạm vi công nhận

  1.  

 

 

  1.  

 

 

 

6. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận, dấu (logo) công nhận được gửi kèm theo.

7. Các tài liệu kèm theo:

-

-

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận và các quy định có liên quan của pháp luật./.

Đại diện Tổ chức....

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,

CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN TỔ CHỨC:….

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN

1. Danh sách chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật)

Kinh nghiệm công tác (ghi sổ năm)

Kinh nghiệm đánh giá (ghi số cuộc)

Loại hợp đồng lao động đã ký

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Tiêu chuẩn đánh giá

Lĩnh vực công nhận

Thời gian đánh giá

Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá

Người giám sát

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.

 

 

……., ngày …. tháng …. năm 200…
Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Phụ lục V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên tổ chức công nhận) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Ngày … tháng … năm 200…

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

(Từ ngày …./…./200 …. đến ngày …./…./200 ….)

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 
(Bộ Khoa học và Công nghệ)  

1. Tên tổ chức công nhận: ......................................................................................

2. Địa chỉ: ..............................................................................................................

3. Điện thoại: ............................... Fax:................................ E-mail:......................

4. Tình hình hoạt động ….. (tên tổ chức công nhận) báo cáo tình hình hoạt động công nhận từ ngày …./…../20 …. đến ngày …./…../20…như sau:

a) Đơn vị được công nhận trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Lý do

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) ………… (tên tổ chức công nhận) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

  

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

47. Thủ tục cấp thay đổi, bổ sung  Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động công nhận cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập đoàn thẩm định để thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận. Việc thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Thời hạn thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận đối với tổ chức công nhận quy định tại khoản này là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Giấy xác nhận cấp trong trường hợp này có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức công nhậnđã nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

 

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                  

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký thay đổi, bổ sung hoạt động công nhận;

+ Bản sao Quyết định thành lập;

+ Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan) để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

+ Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức.

+ Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện (nếu có) chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với chương trình công nhận đăng ký.

+ Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau:

○ Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp tài liệu chứng minh kèm theo chương trình và lĩnh vực công nhận tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau;

○ Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập.

+ Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4 theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm đánh giá thực tế.

+ Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.

+ Kết quả hoạt động công nhận đã thực hiện gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: 07 ngày làm việc.

- Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: 30 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức công nhận.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

h. Lệ phí: Không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký thay đổi, bổ sung hoạt động công nhận (Kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.

- Có cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.

- Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm.

- Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau:

+ Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF);

+ Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.

- Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu chung:

○ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

○ Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó:

Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

○ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.

○Về kinh nghiệm đánh giá:

Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.

+ Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).

○ Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.

Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký.

Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư 21/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam.

 

 

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,

CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN TỔ CHỨC:….

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN

1. Danh sách chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật)

Kinh nghiệm công tác (ghi sổ năm)

Kinh nghiệm đánh giá (ghi số cuộc)

Loại hợp đồng lao động đã ký

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:

STT

Họ và tên chuyên gia

Tiêu chuẩn đánh giá

Lĩnh vực công nhận

Thời gian đánh giá

Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá

Người giám sát

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai.

 

 

……., ngày …. tháng …. năm 200…
Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Phụ lục IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG

HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

………., ngày …. tháng …. năm 200…

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tên tổ chức: ......................................................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ..................................................................................................

Điện thoại: ................................. Fax:................................ E-mail:......................

3. Hoạt động công nhận đã đăng ký theo Giấy xác nhận đăng ký số …. ngày … tháng … năm 20…. Do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp.

4. Hoạt động công nhận đề nghị thay đổi, bổ sung:

TT

Tên chương trình công nhận

Lĩnh vực công nhận

1.

 

 

2.

 

 

Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung chương trình, lĩnh vực hoạt động công nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

 

 

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục V

MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên tổ chức công nhận) 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Ngày … tháng … năm 200…

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN

(Từ ngày …./…./200 …. đến ngày …./…./200 ….)

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 
(Bộ Khoa học và Công nghệ)  

1. Tên tổ chức công nhận: ......................................................................................

2. Địa chỉ: ..............................................................................................................

3. Điện thoại: ............................... Fax:................................ E-mail:......................

4. Tình hình hoạt động ….. (tên tổ chức công nhận) báo cáo tình hình hoạt động công nhận từ ngày …./…../20 …. đến ngày …./…../20…như sau:

a) Đơn vị được công nhận trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Tiêu chuẩn đánh giá công nhận

Lĩnh vực được công nhận

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận

Phạm vi công nhận

Lý do

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) ………… (tên tổ chức công nhận) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

  

Đại diện Tổ chức…
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

48. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức chứng nhận nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ-

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nhiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nghiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điệntổ chức phải nộp bản sao có chứng thực.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                   

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo mẫu quy định.

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

Danh sách chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng (có ít nhất 05 chuyên gia thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn)) đáp ứng các yêu cầu sau:

Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;

Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;

Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)”.

+ Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận, cụ thể như sau:

Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC- The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.Top of Form

 

Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể: Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận; Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

+ Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.

+ Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

- Căn cứ hồ sơđăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, hoạt động chứng nhận/thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận (Mẫu kèm theo).

- Danh sách chuyên gia đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận;

- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;

+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

- Luôn có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;

+ Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;

+ Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)”.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

 

MẪU

GIẤY ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

……….., ngày …… tháng ……. năm 200….

GIẤY ĐĂNG KÝ

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN

 

  Kính gửi: ......(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)             

1. Tên tổ chức:............... .……......................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….…….........……..

            Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:..................…….....

3. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số........... Cơ quan cấp:..........cấp ngày ......tại.......................4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm/chứng nhận đối với lĩnh vực........................................................(tên lĩnh vực chuyên ngành).

5. Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận, Dấu chứng nhận được gửi kèm theo.

Đề nghị .............(tên cơ quan đầu mối doBộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm/chứng nhận trong lĩnh vực nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và các quy định có liên quan của pháp luật./.

Đại diện Tổ chức....

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:  Đăng ký lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)


 

 
TÊN TỔ CHỨC  :.......

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ

đào tạo hệ thống quản lý

Đánh giá năng lực của chuyên gia

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật...)

Kinh nghiệm đánh gi¸

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......năm.....

Đại diện Tổ chức....

                                                                       (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

 

 

Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 

THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

Kính gửi: - .......(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định)

                 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:..........................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

- Tên lĩnh vực chuyên ngành

- Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp.

5. Các kiến nghị, đề xuất

            a) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

........(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để ..... (tên cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:Báo cáo lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

         Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

                        Kính gửi:           Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…...

2. Địa chỉ:............................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:.............................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ báo cáo

 

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

…………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức chứng nhận

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

49. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức thử nghiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nhiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nghiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhânphải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.

- Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải thực hiện việc thay đổi, bổ sung theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điệntổ chức phảinộpbảnsaocó chứngthực.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                  

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo mẫu quy định.

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

+ Danh sách thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn.

+ Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm, cụ thể như sau:

  • Đối với tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á -Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.
  • Đối với tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể:Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;  Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.

+ Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.

+ Kết quả hoạt động thử nghiệm đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

- Căn cứ hồ sơđăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, hoạt động chứng nhận/thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận (Mẫu kèm theo).

- Danh sách chuyên gia đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;

- Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.

Trong trường hợp có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức thử nghiệm chuyên ngành, tổ chức thử nghiệm chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

 

 

Mẫu

GIẤY ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm 200….

GIẤY ĐĂNG KÝ

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN

 

  Kính gửi: ......(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)             

1. Tên tổ chức:............... .……......................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….…….........……..

            Điện thoại: …………...Fax: ………………. E-mail:..................…….....

3. Quyết định thành lập (nếu có)/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số........... Cơ quan cấp:..........cấp ngày ......tại..........................4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm/chứng nhận đối với lĩnh vực........................................................(tên lĩnh vực chuyên ngành).

5. Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận, Dấu chứng nhận được gửi kèm theo.

Đề nghị .............(tên cơ quan đầu mối doBộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm/chứng nhận trong lĩnh vực nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và các quy định có liên quan của pháp luật./.

Đại diện Tổ chức....

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:  Đăng ký lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

 

Mẫu

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 
TÊN TỔ CHỨC  :.......

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ

đào tạo hệ thống quản lý

Đánh giá năng lực của chuyên gia

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật...)

Kinh nghiệm đánh gi¸

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......năm.....

Đại diện Tổ chức....

                                                                       (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 

THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

Kính gửi: - .......(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định)

                 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:..........................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

- Tên lĩnh vực chuyên ngành

- Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp.

5. Các kiến nghị, đề xuất

            a) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

........(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để ..... (tên cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú:Báo cáo lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
 
 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 

 

         Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

                        Kính gửi:           Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…...

2. Địa chỉ:............................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:.............................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ báo cáo

 

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

…………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức chứng nhận

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

50. Thủ tục đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng ký đối với tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức chứng nhận khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng kýnộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nhiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nghiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhânphải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.

- Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải thực hiện việc thay đổi, bổ sung theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điệntổ chức phảinộpbảnsaocó chứngthực.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                  

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng kýthay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận theo mẫu quy định.

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

Danh sách chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng (có ít nhất 05 chuyên gia thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn)) đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;
  • Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;
  • Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)”.

+ Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận, cụ thể như sau:

  •  Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC- The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.Top of Form

 

  • Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể: Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận; Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

+ Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.

+ Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

- Căn cứ hồ sơđăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, hoạt động chứng nhận/thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp..

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận (Mẫu kèm theo).

- Danh sách chuyên gia đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận;

- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:

+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;

+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

- Luôn có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận;

+ Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;

+ Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)”.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

 

 

Mẫu

GIẤY DANG KÝ THAY DỔI, BỔ SUNG

LINH VỰC HOẠT DỘNG DANH GIA SỰ PHU HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm 200….

 

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN

 

Kính gửi: ....(tên cơ quan đầu mối doBộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)

                                               

1. Tên tổ chức:...............……….....................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….…...........……..

            Điện thoại: ……………...Fax: ………………. E-mail:..................……..

3. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký số.........ngày.../.../200... do (tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) cấp.

4. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận đề nghị thay đổi, bổ sung:.......................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị ........................(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

 

Đại diện Tổ chức....

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

 

Ghi chú:  Bổ sung đăng ký lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
TÊN TỔ CHỨC  :.......

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ

đào tạo hệ thống quản lý

Đánh giá năng lực của chuyên gia

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật...)

Kinh nghiệm đánh gi¸

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......năm.....

Đại diện Tổ chức....

                                                                       (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 

THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

Kính gửi: - .......(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định)

                 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:..........................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

- Tên lĩnh vực chuyên ngành

- Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp.

5. Các kiến nghị, đề xuất

            a) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

........(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để ..... (tên cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi chú:Báo cáo lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

         Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

                        Kính gửi:           Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…...

2. Địa chỉ:............................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:.............................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ báo cáo

 

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

…………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức chứng nhận

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

 

51. Thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức thử nghiệm

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức thử nghiệm khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nhiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nghiệm cho tổ chức.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhânphải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trườnghợphồsơ được gửi qua bưu điệntổ chức phảinộpbảnsaocó chứngthực.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:                                                  

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận theo mẫu quy định.

+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư.

+ Danh sách thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn.

+ Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm, cụ thể như sau:

Đối với tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á -Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.

Đối với tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể:Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;  Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.

+ Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.

+ Kết quả hoạt động thử nghiệm đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

- Căn cứ hồ sơđăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, hoạt động chứng nhận/thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận (Mẫu kèm theo).

- Danh sách chuyên gia đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định (Mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;

- Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm.

Trong trường hợp có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức thử nghiệm chuyên ngành, tổ chức thử nghiệm chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

 

 

Mẫu

GIẤY DANG KÝ THAY DỔI, BỔ SUNG

LINH VỰC HOẠT DỘNG DANH GIA SỰ PHU HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm 200….

 

GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

THỬ NGHIỆM /CHỨNG NHẬN

 

Kính gửi: ....(tên cơ quan đầu mối doBộ Khoa học và Công nghệ chỉ định)

                                               

1. Tên tổ chức:...............……….....................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….…...........……..

            Điện thoại: ……………...Fax: ………………. E-mail:..................……..

3. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký số.........ngày.../.../200... do (tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) cấp.

4. Lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận đề nghị thay đổi, bổ sung:.................................................................

Đề nghị ........................(tên cơ quan đầu mối do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định) xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm/chứng nhận nêu trên.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./.

 

Đại diện Tổ chức....

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

 

Ghi chú:  Bổ sung đăng ký lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

 

Mẫu

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 
TÊN TỔ CHỨC  :.......

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ

CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

STT

Họ và tên

Chứng chỉ đào tạo chuyên môn

Chứng chỉ

đào tạo hệ thống quản lý

Đánh giá năng lực của chuyên gia

Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật...)

Kinh nghiệm đánh gi¸

Loại hợp đồng lao động đã ký

Ghi chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........., ngày........tháng......năm.....

Đại diện Tổ chức....

                                                                       (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 

THỬ NGHIỆM/GIÁM ĐỊNH/KIỂM ĐỊNH

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

Kính gửi: - .......(tên cơ quan đầu mối do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định)

                 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:..........................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

- Tên lĩnh vực chuyên ngành

- Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp.

5. Các kiến nghị, đề xuất

            a) Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

b) Đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hoạt động đánh giá sự phù hợp

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

            ................................................................................................................................

........(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để ..... (tên cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức đánh giá sự phù hợp

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi chú:Báo cáo lĩnh vực hoạt động nào thì ghi tên lĩnh vực đó.

 

Mẫu

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

(Tên cơ quan chủ quản)

(Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

         Ngày…… tháng ……. năm 200….

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN

(Từ ngày..../..../200... đến ngày..../..../200....)

 

                        Kính gửi:           Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

(Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp:……………………………………….................…...

2. Địa chỉ:............................................................................................................................

3. Điện thoại:..........................Fax:.............................E-mail:.............................................

4. Tình hình hoạt động

………..(tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp từ ngày.../..../200... đến ngày..../..../200... như sau:

a) Đơn vị được chứng nhận trong kỳ báo cáo

 

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo

TT

Tên

đơn vị

Địa chỉ

(ghi địa danh tỉnh/thành phố)

Lĩnh vực/đối tượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

(ghi năm hết hiệu lực)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

…………..(tên tổ chức chứng nhận sự phù hợp) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./.

Tổ chức chứng nhận

(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)

52. Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý Nhà nước

  1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận  hồ sơ

Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý nhà nước nộp hồ sơ đề nghị đăng ký chỉ địnhtổ chức đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ).

Bước 2:Xử lý hồ sơ

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

+ Trường hợp từ chối ra quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhânphải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký.

- Ba tháng trước khi quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại theo quy định.

- Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung (đăng ký mới) theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp theo mẫu quy định.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận.

+ Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại các khoản 1.1.2, 1.2.1.2 Mục II, theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN.

+ Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường đăng ký chỉ định theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN.

+ Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm, Chứng thư giám định, Giấy chứng nhận kiểm định, Giấy chứng nhận.

+ Các tài liệu chứng minh việc đáp ứng yêu cầu khác quy định tại điểm 1.2.2 khoản 1 Mục II (nếu có).

+ Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận cấp quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II (nếu có).

+ Kết quả hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d.Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đầu mối tiến hành xem xét hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ra quyết định chỉ định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

h. Lệ phí: không.

i.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp (mẫu kèm theo).

Danh sách cán bộ, nhân viên/chuyên gia đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận (mẫu kèm theo).

Danh mục tài liệu phục vụ thử nghiệm/ giám định/kiểm định/chứng nhận (mẫu kèm theo).

- Báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp (mẫu kèm theo).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với tổ chức chứng nhận

Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

+ Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức, có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên;

+ Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Đối với tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định, tổ chức kiểm định

Yêu cầu chung:

Tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định, tổ chức kiểm định đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

+ Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

+ Trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa tương ứng và có kinh nghiệm công tác từ 03 năm trở lên;

+ Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Yêu cầu khác:

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung, phải đáp ứng các yêu cầu khác mang tính đặc thù chuyên ngành do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp có chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các Hiệp hội Công nhận quốc tế và khu vực tương ứng cấp, sẽ được ưu tiên xem xét, chỉ định.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư 11/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

53. Thủ tục cấp mã số, mã vạch

a. Trình tự thực hiệnvà thời hạn giải quyết:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là tổ chức/doanh nghiệp) có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch (MSMV) theo chuẩn của tổ chức MSMV quốc tế (GS1) vớiđầu mã quốc gia 893 chuẩn bị hồ sơ để nộp hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ).

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Bước 2:Xử lý hồ sơ:

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ:Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.

- Nếu hồ sơ  đầy đủ:Tổ chức tiếp nhận hồ sơ lập hồ sơ đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định:

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Tổ chức tiếp nhận đề nghị tổ chức/doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ lập hồ sơ đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngcấp mã số; vào sổ đăng kí, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngcấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

Bước 3:Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện vềtổ chức tiếp nhận hồ sơ, (Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3).

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định( 02 bản).

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) (01 bản).

+ Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN(02 bản).

Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:

+ Nếu hồ sơ  hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV. Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

h. Lệ phí:

+ Sử dụng một (01) mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số:

  • Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng: 1.000.000 đồng.
  • Phí duy trì hằng năm: 1.000.000 đồng.

+ Sử dụng một (01) mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số:

  • Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng: 1.000.000 đồng.
  • Phí duy trì hằng năm: 500.000 đồng.

+ Sử dụng mã GLN (một mã số):

  • Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng: 300.000 đồng.
  • Phí duy trì hằng năm: 200.000 đồng.

+ Sử dụng mã EAN - 8 (một mã số):

  • Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng: 300.000 đồng.
  • Phí duy trì hằng năm: 200.000 đồng.

+ Đăng ký xác nhận sử dụng mã nước ngoài:

  • Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng: 500.000 đồng.

Trường hợp mã số được cấp sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Mẫu kèm theo).

- Bản đăng ký Danh mục sản phẩm sử dụng  mã GTIN (Mẫu kèm theo).

Mẫu có thể thay đổi và được cập nhật trên website www.gs1vn.org.vn.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV biết để nộp. Nếu sau một năm tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không nộp phí duy trì sử dụng MSMV, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi trên phương tiện truyền thông hoặc các cơ quan có liên quan.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.

- Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

 

 

 

 

Mẫu

BẢN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

BẢN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH

Quyết định 4098/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tên Tổ chức /Doanh nghiệp bằng tiếng Việt:

(Organization’s Name in Vietnamese)

 

 

 

Tên Tổ chức /Doanh nghiệp bằng tiếng Anh:

(Organization’s Name in English)

 

 

Địa chỉ bằng tiếng Việt:

(Address in Vietnamese)

 

 

Địa chỉ bằng tiếng Anh:

(Address in English)

 

 

 

Điện thoại (Tel) …………………………..  Fax: ………………………………….

Website: ………………………………….   E-mail: ……………………………….

Tài khoản (Account): ………………………………………………………………..

Ngân hàng (Bank):   …………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập (Business Registration Certificate/ Certificate of Establishment): Số (No).........  Ngày cấp (date of issue) ...........

Cơ quan cấp (Issued by) ..........................................................................................

Lĩnh vực hoạt động (Điền P vào ô trống)

Field of activities (Please tick P)

* Sản xuất (Manufacturing)       * Thương mại (Trading)             * Bán lẻ (Retail)

* Dịch vụ (Service)        * Khác (others) …………………………………

Phân ngành (Branch classification): ……………………………...

Tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng MSMV (Total number of registered products/services:  …………………………………...................

Chúng tôi xin đăng ký sử dụngloại mã (Điền P vào ô trống):

We register for (Please tick P):

*    Mã doanh nghiệp (Company Prefix)

Type of Company Prefix registrated (Please tick P)

* 7 chữ số (7 - digit) * 8 chữ số (8 - digit) * 9 chữ số (9 - digit). * 10 chữ số (10 - digit).

*  Mã số địa điểm toàn cầu GLN (Global Location Number)

  • Mã số rút gọn EAN -8 (Short Number):

Đại diện Tổ chức /Doanh nghiệp(Leader)

 

Chức danh (Title)

Họ và tên (Name)

Chức vụ, đơn vị (Position, Section)

Điện thoại /fax

(Tel/Fax)

Hòm thư điện tử

(E-mail)

Đại diện

có thẩm quyền

(CEO, Director…)

 

 

 

 

 

Người liên lạc chính

(Contact person)

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản thuộc "Quy định về cấp, sử dụng và quản lý MSMV " ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BKHCN, ngày  23  tháng  6  năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN, ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghê, các quy định về phí của Bộ Tài chính (Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007) và các điều khoản sau đây:

- Chỉ sử dụng mã số đã được cấp cho các sản phẩm, dịch vụ của mình;

- Thực hiện đúng các quy định về nộp phí và nộp phí duy trì trước 30/6 hàng năm;

- Khi vì lý do nào đó (bị giải thể hoặc phá sản) không còn nhu cầu sử dụng mã số đã được cấp thì chúng tôi sẽ thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL trong thời gian một tháng kể từ ngày giải thể hoặc phá sản;

- Nếu đổi tên hoặc đổi tư cách pháp nhân, hoặc địa chỉ chúng tôi sẽ thông báo cho Tổng cục TCĐLCL trong thời gian một tháng kể từ ngày có thay đổi để làm thủ tục đổi giấy chứng nhận .

 

We certify that the above information is true. We have read the Regulation issued by MOST with Decision No: 16/2006/QD-BKHCN dated August 8th, 2006 and the Fee Regulation issued by MOF (Circular No. 36/2007/TT-BTC dated 11 April 11st, 2007) and on behalf of our company agree to abide by the said Regulations, as well as the following clauses:

- Using the allocated number only for our own products and services;

- Complying with the fees requirements, paying the annual fee before June 30th annually;

- In case we have no need to use the allocated number (due to dissolving or bankruption), we will inform the Directorate for Standards and Quality within one month from the date of dissolving or bankruption in written form;

- If the name or legal status or address of our organization  is changed, we will  inform the Directorate for Standards and Quality within one month from the date of this change for getting an updated Certificate.

Doanh nghiệp không điền vào ô này.

(For GS1 Vietnam office use)

Mã M (Company Prefix):

Mã GLN (Global Location Number):

Số GCN (Registered No): ………………

Số VS (Reference No)   …………………

Ngày cấp (Date of issue): ………………..

 

…(Place), ngày (DD) …. tháng(MM)... năm (YY)...

Đại diện tổ chức /Doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

(Leader’s Signature and Stamp)

 

Mẫu

BẢNG ĐĂNG KÝ DANH MỤC SẢN PHẨM SỬ DỤNG MÃ GTIN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

BẢNG ĐĂNG KÝ DANH MỤC SẢN PHẨM SỬ DỤNG MÃ GTIN

(List of registered products with GTIN)

Tên Tổ chức /Doanh nghiệp (Organization’s name)         ................................................................ ........

Mã doanh nghiệp (Company Prefix):                              893 ..................................................................

Số giấy chứng nhận:(Registered Number)                       ............................... .........................................

TT

No

Tên sản phẩm

(Name of products)

Mã vật phẩm / thùng

(Item/box or case reference)

Mã thương phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number - GTIN)

Mô tả sản phẩm (Product Description)

(Đặc điểm, loại sản phẩm, bao gói,

số lượng, khối lượng, kích thước …)

(Characteristics, types, package, weight, size .etc)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: ....................... loại vật phẩm .............. loại thùng.                                …(Place), ngày (DD) …. tháng(MM)... năm (YY)...

Total: ……………………. type of item …….type of boxe or case.                          Đại diện Tổ chức /Doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

            (Leader’s Signature and Stamp)

54. Thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đến Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

1) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu; vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu bản đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.

2) Tiến hành kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

* Trường hợp hàng hoá không đáp ứng yêu cầu về nhãn, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầugửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hoá trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục nhãn hàng hóa của lô hàng.

* Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, đồng thời xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan Hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra liên quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

3) Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm tra phát hiện thấy hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong Thông báo nêu rõ các nội dung cần tiếp tục kiểm tra gửi người nhập khẩu, đồng thời tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra xử lý theo trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp quy định tại phần 2) trên đây.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: 

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (04 bản).

+Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hoá (nếu có) kèm theo (Packing list).

+ Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

+Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan kiểm tra tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

h. Lệ phí kiểm tra: 150.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn thì người nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệquy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Mẫu

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi :………………….(Tên Cơ quan kiểm tra)...........................................................................

Người nhập khẩu:..........................................................................................................................

Địa chỉ :........................................................................................................................................

Điện thoại :...................................................................................... Fax:......................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa,  nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

 

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian

nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tập kết hàng hóa :

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây:  .................................................................................

‚Hợp đồng (Contract) số :

‚Danh mục hàng hoá (Packing list): ................................................................................................

‚Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: .........do Tổ chức...  ........ cấp ngày: ...... / ....... / .............. tại: ........................

‚Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số : .........................................................................................

do Tổ chức chứng nhận : …....... cấp ngày: ...... /....... / .............. tại: ..................................................

‚Hóa đơn (Invoice) số: ...............................................................................................................

‚ Vận đơn (Bill of Lading) số: ..........................................................................................................

‚Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ...................................................................................................

‚Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ....................................................................................

‚Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):

‚nh hoặc bản mô tả hàng hoá, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô hàng hoá nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật………………………..……………… .................................(hoặc tiêu chuẩn ………).

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

Vào sổ đăng ký: số:..../(Tên viết tắt của Cơ quan KT)

Ngày…… tháng…… năm 20...

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu) 

.., ngày… tháng …năm…20.

(NGƯỜI NHẬP KHẨU)

( ký tên, đóng dấu)

55. Thủ tục đăng ký kiểm tra nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1 :Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở nhập khẩu lập hồ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2Cơ quan kiểm tra tổ chức xử lý hồ sơ

Lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu vào bản đăng ký kiểm tra của cơ sở nhập khẩu:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu.

Bước 3: Thực hiện việc kiểm tra

Bước 4: Ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường”;

+ Bản chính hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu: Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; danh mục hàng hóa (packing list); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có); thuyết minh kỹ thuật của phương tiện đo (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt hoặc cả hai thứ tiếng) (trường hợp nhập khẩu phương tiện đo).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký và vào sổ đăng ký: ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 05 ngày làm việc

- Thời hạn ra thông báo về việc kiểm tra sau khi hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc.

- Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường: 10 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở nhập khẩu: phương tiện đo phải phê duyệt mẫu thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2; hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2. Phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có thông báo của cơ quan thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng về việc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị tăng cường kiểm tra khi nhập khẩu;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;

- Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường có nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân khác;

- Kết quả khảo sát về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn trên thị trường, trong sử dụng phát hiện sự không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường

h. Lệ phí (nếu có):

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường

- Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.

i. Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.

56. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm xét hồ sơ vàcấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo từ chối cấp Giấy xác nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức);

- Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có);

- Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động);

- Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng;

- Quy chế xét thưởng;

- Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn);

- Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức chi cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng;

- Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện quy định, đơn vị tổ chức xét thưởng được cấp Giấy xác nhận.

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định để được cấp Giấy xác nhận, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức, cá nhân  có nhu cầu tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau:

+ Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm. Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp lại Giấy xác nhận.

+ Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng.

h. Lệ phí: Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa gốc (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hoạt động đối với đơn vị tổ chức xét thưởng:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập.

- Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập.

- Có đủ năng lực tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng.Trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đơn vị tổ chức xét thưởng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tặng giải thưởng bằng văn bản và việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng giải thưởng phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

- Có đủ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Hoạt động xét thưởng phải đáp ứng các nguyên tắc xét thưởng quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN.

- Đã xây dựng kế hoạch và xác định thời gian tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng.

- Có Quy chế xét thưởng phù hợp đối với lĩnh vực xét thưởng, gồm các nội dung chính sau:

+ Tên của giải thưởng, mục đích xét thưởng;

+ Đối tượng xét thưởng;

+ Mức thưởng và hình thức tặng thưởng;

+ Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng;

+ Tiêu chí xét thưởng;

+ Nhiệm vụ của Hội đồng xét thưởng;

+ Trình tự, thủ tục xét thưởng;

+ Nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chí xét thưởng;

+ Quy định về chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

+ Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 

- Hội đồng xét thưởng bao gồm các chuyên gia có trình độ, năng lực về lĩnh vực xét thưởng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21/11/2007.

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp.

- Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân.

 

Mẫu 

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số:    06 /2009/TT - BKHCN ngày  03 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày …… tháng ……. năm ..….

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNGGIẢI THƯỞNG

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ ……

 

1. Tên tổ chức/cá nhân ………...................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………..

                Điện thoại: …………………     Fax: ………………. E-mail: …………..

            3. Hộ khẩu thường trú tại (đối với cá nhân):

4. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức): số.........., Cơ quan cấp: ................. cấp ngày ..........…………..tại......................

5. Hồ sơ kèm theo:

- .....

- .....

6. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Thông tư số: 06/2009/TT-BKHCN ngày   03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ……(tên tổ chức/cá nhân).… nhận thấy có đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động xét tặng đối với giải thưởng sau:

- ……………… (tên giải thưởng)

- ……………… (thời gian xét tặng giải thưởng)

Đề nghị (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ …) xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

…(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Đại diện Tổ chức/Cá nhân

Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu là tổ chức)

57. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

- Thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of  Free Sale, sau đây viết tắt là CFS), nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:

  Hồ sơ đề nghị cấp CFS chỉ được xem xét, thẩm định khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm các thành phần theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg về việc Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngtổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp CFS cho sản phẩm, hàng hóa.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người đề nghị cấp CFS bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp thẩm xét hồ sơ nhận thấy chưa đủ căn cứ để cấp CFS, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thể tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện việc đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Chi phí kiểm tra, đánh giá do người đề nghị cấp CFS chi trả. Sau khi có kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành:

+ Cấp CFS theo quy định nếu hồ sơ đề nghị cấp CFS bổ sung đầy đủ và hợp lệ.

+ Ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS về việc từ chối cấp CFS nếu sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng điều kiện cấp CFS hoặc hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung hoặc hồ sơ có chứng từ giả mạo.

Bước 3: Trả kết quả              

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp CFS.

+Tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính) kèm theo bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa đó phù hợp tiêu chuẩn đã công bố.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngtổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp CFS cho sản phẩm, hàng hóa.CFS có giá trị hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người đề nghị cấp CFS bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký và biên bản đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp CFS.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 Tổ chức, cá nhân gồm: thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ có đề nghị cấp CFS.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ).

h. Lệ phí: Không.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hoạt động đối với tổ chức cá nhân đề nghị cấp CFS:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp CFS phải đăng ký hồ sơ thương nhân (đối với trường hợp đề nghị cấp CFS lần đầu). Hồ sơ thương nhân bao gồm các thành phần theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg về việc Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.

- thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa đó phù hợp tiêu chuẩn đã công bố.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

- Thông tư số 22/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mẫu

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 22/2010/TT-BKHCN ngày 29  tháng 12 năm 2010  của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Cơ quan chủ quản

Tên Công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm ....

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

            Tên công ty:……………………………………………………………......

           Địa chỉ: ……………………………………………………………………

           Số điện thoại: ………………………………  Số Fax: ……………………

           Website (nếu có): ……………….................          E-mail:......…………………

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do - (Certificate of Free Sale - CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của Công ty chúng tôi như sau:

 

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký (*)

Số hiệu tiêu chuẩn

Thành phần hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo:

  • ………..
  • ……….

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được

 ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (*) là số hiệu các bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn đã công bố như số Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn/hợp quy hoặc số phiếu kết quả thử nghiệm hoặc số chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy hoặc số kết quả giám định.

58. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

- Thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệcó nhu cầu được cấp lạiGiấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of  Free Sale, sau đây viết tắt là CFS), nộp hồ sơ đề nghị cấp lạiGiấy chứng nhận trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận, xem xét, thẩm định theo hồ sơ cấp lại CFS:

2.1. Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực, thương nhân có nhu cầu cấp lại bản sao chứng thực CFS do bản gốc CFS bị mất hoặc thất lạc hoặc bị hư hỏng, người đề nghị cấp CFS nộp đơn đề nghị cấp lại bản sao chứng thực của CFS gốc.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra, xác thực thông tin và cấp lại bản sao của CFS nếu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS xác thực và hợp lệ so với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc.

Trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra thông báo bằng văn bản về việc từ chối cấp lại bản sao có chứng thực của CFS gốc.

2.2. Trường hợp CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực, thương nhân có nhu cầu cấp lại CFS phải nộp hồ sơ xin cấp lại CFS. Trình tự xử lý hồ sơ xin cấp lại CFS như đối với hồ sơ xin cấp mới CFS, cụ thể như sau:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: : Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngtổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp CFS cho sản phẩm, hàng hóa.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người đề nghị cấp CFS bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp thẩm xét hồ sơ nhận thấy chưa đủ căn cứ để cấp CFS, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thể tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện việc đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Chi phí kiểm tra, đánh giá do người đề nghị cấp CFS chi trả. Sau khi có kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành:

+ Cấp CFS theo quy định nếu hồ sơ đề nghị cấp CFS bổ sung đầy đủ và hợp lệ.

+ Ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS về việc từ chối cấp CFS nếu sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng điều kiện cấp CFS hoặc hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung hoặc hồ sơ có chứng từ giả mạo.

Bước 3: Trả kết quả              

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực, thương nhân chỉ cần nộp đơn đề nghị cấp lại bản sao chứng thực của CFS gốc.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Trường hợp CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực, thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp CFS.

+Tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính) kèm theo bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa đó phù hợp tiêu chuẩn đã công bố.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp bản sao chứng thực của CFS gốc nếu thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS xác thực và hợp lệ so với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc lưu tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Bản sao này mang ngày cấp và thời hạn hiệu lực của bản CFS gốc. Trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp lại CFS có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất với thông tin trong hồ sơ cấp CFS gốc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra thông báo bằng văn bản về việc từ chối cấp lại bản sao có chứng thực của CFS gốc.

- Trường hợp CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực: Khi CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực, nếu có nhu cầu cấp lại CFS, người đề nghị cấp CFS nộp hồ sơ và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời hạn giải quyết như trường hợp cấp mới.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 Tổ chức, cá nhân gồm: thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ có đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận CFS.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ).

h. Lệ phí: Không.

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Trường hợp CFS còn thời hạn hiệu lực:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Mẫu kèm theo).

- Trường hợp CFS đã cấp hết thời hạn hiệu lực:

Đơn đề nghị cấpGiấy chứng nhận lưu hành tự do (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hoạt động đối với tổ chức cá nhân đề nghị cấp lại CFS:

- thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân xuất khẩuhoặcnhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa đó phù hợp tiêu chuẩn đã công bố.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

- Thông tư số 22/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI BẢN SAO CHỨNG THỰC

CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO GỐC

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 22/2010/TT-BKHCN

 ngày 29  tháng 12  năm 2010  của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Cơ quan chủ quản

Tên Công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày … tháng … năm ....

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

            Tên công ty: ……………………………………………………………......

           Địa chỉ: ……………………………………………………………………

           Số điện thoại: ………………………………  Số Fax: ……………………

           Website (nếu có): ……………….......        ..........  Email:......……………

            Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của Công ty chúng tôi như sau:

 

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký (*)

Số hiệu tiêu chuẩn

Thành phần hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

Số tham chiếu của CFS gốc

Ngày tháng năm cấp CFS gốc

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

Do ..... (đánh mất hoặc thất lạc hoặc làm hư hỏng) ....... các CFS bản gốc đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp trên nên Công ty chúng tôi đề nghị Quý Tổng cục cấp lại bản sao chứng thực của CFS gốc cho các sản phẩm, hàng hóa trên.

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên.

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được

 ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: (*) là số hiệu các bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn đã công bố như số Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn/hợp quy hoặc số phiếu kết quả thử nghiệm hoặc số chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy hoặc số kết quả giám định...

Mẫu

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 22/2010/TT-BKHCN

ngày 29  tháng 12 năm 2010  của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Cơ quan chủ quản

Tên Công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm ....

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

            Tên công ty:……………………………………………………………......

           Địa chỉ: ……………………………………………………………………

           Số điện thoại: ………………………………  Số Fax: ……………………

           Website (nếu có): ……………….................          E-mail:......…………………

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do - (Certificate of Free Sale - CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của Công ty chúng tôi như sau:

 

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký (*)

Số hiệu tiêu chuẩn

Thành phần hàm lượng hoạt chất (nếu có)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo:

  • ………..
  • ……….

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được

 ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: (*) là số hiệu các bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn đã công bố như số Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn/hợp quy hoặc số phiếu kết quả thử nghiệm hoặc số chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy hoặc số kết quả giám định.

Phần III: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở sử dụng dấu định lượng nộp bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký trụ sở chính.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước2 : Xử lý hồ sơ

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:

+ Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào bản công bố của cơ sở.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn

- Số lượng hồ sơ: 01 bản

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 30 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 05 ngày làm việc.

đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

e, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn nhóm 1.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn

h. Lệ phí: Không 

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

Đối với cơ sở sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Đã thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý định lượng theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

3. Kết quả đánh giá tại cơ sở đối với lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông 21/2014/TT-BKHCN.

Đối với cơ sở nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

l. căn cứ pháp lý:

-  Luật Đo lường ngày 11/11/2011

-  Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường

-  Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa

Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

 

 

 

Mẫu 1. CBDĐL
21/2014/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

 

 

 

 

 

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng tỉnh …….. đã tiếp nhận bản
công bố. Lần tiếp nhận: ……………

……….., ngày ... tháng ... năm ...
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

……….., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ sở sản xuất

(nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

 

 

 

 

2. Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở sử dụng dấu định lượng khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố đã được tiếp nhận nộp bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi đăng ký trụ sở chính.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ xem xét, thẩm định theo quy định:

+ Nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đúng quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký xác nhận, đóng dấu tiếp nhận vào bản công bố của cơ sở.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bản

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 30 ngày

- Thời hạn hủy bỏ xử lý hồ sơ sau khi tổ chức đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định kể từ ngày thông báo: 30 ngày

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 05 ngày làm việc.

đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn nhóm 1.

g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

h. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn

i. Lệ phí: Không 

k. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (Mẫu kèm theo).

l.  Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đáp ứng các điều kiện sau đây được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn của hàng đóng gói sẵn

Đối với cơ sở sản xuất

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Đã thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý định lượng theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

3. Kết quả đánh giá tại cơ sở đối với lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.

Đối với cơ sở nhập khẩu

1. Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2.

2. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

m, căn cứ pháp lý:

-  Luật Đo lường ngày 11/11/2011

-  Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường

-  Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa

Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn.

 

 

Mẫu 1. CBDĐL

21/2014/TT-BKHCN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ SỬ DỤNG DẤU ĐỊNH LƯỢNG
TRÊN NHÃN HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN

Số: ………………

Tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại: ………………………; Fax: ……………………; Email: ……………………………

Địa chỉ văn phòng giao dịch (nếu có): ……………………………………………………………

Địa chỉ nơi sản xuất (nếu khác với trụ sở chính) hoặc nơi nhập khẩu: ………………………

………………………………………………………………………………………………………..

CÔNG BỐ

Sử dụng dấu định lượng “V” trên nhãn hàng đóng gói sẵn sau đây:

TT

Tên hàng đóng gói sẵn

Lượng danh định (Qn)

Khối lượng bao bì

 

 

 

 

 

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng tỉnh …….. đã tiếp nhận bản
công bố. Lần tiếp nhận: ……………

……….., ngày ... tháng ... năm ...
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

……….., ngày ... tháng ... năm ...
Người đứng đầu cơ sở sản xuất

(nhập khẩu)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: Bản công bố này gồm 02 bản, Cơ sở giữ 01 bản và Chi cục lưu 01 bản.

3. Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Cơ sở nhập khẩu lập hồ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu theo quy định của pháp luật

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2Xử lý hồ sơ

Cơ quan kiểm tra tổ chức xử lý hồ sơ

Lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu vào bản đăng ký kiểm tra của cơ sở nhập khẩu:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu.

Bước 3: Thực hiện việc kiểm tra

Bước 4: Ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước

Bước 5: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường”;

+ Bản chính hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu: Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; danh mục hàng hóa (packing list); giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có); thuyết minh kỹ thuật của phương tiện đo (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt hoặc cả hai thứ tiếng) (trường hợp nhập khẩu phương tiện đo).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký và vào sổ đăng ký: ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 05 ngày làm việc

- Thời hạn ra thông báo về việc kiểm tra sau khi hồ sơ hợp lệ: 03 ngày làm việc.

- Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường: 10 ngày làm việc.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở nhập khẩu: phương tiện đo phải phê duyệt mẫu thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2; hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2. Phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có thông báo của cơ quan thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng về việc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị tăng cường kiểm tra khi nhập khẩu;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;

- Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường có nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân khác;

- Kết quả khảo sát về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn trên thị trường, trong sử dụng phát hiện sự không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường

h. Lệ phí (nếu có):

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường

- Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.

i. Tên mẫu đơn, mẫu t khai:

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường (Mẫu kèm theo)

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l. Căn cứ pháplý của thủ tục hành chính:

- Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;

- Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường.

 

 

Mẫu 1. ĐKKT

28/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Kính gửi: ……………………… (Tên Cơ quan kiểm tra) ………………………

Cơ sở nhập khẩu: …………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………. Fax: …………………………

Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với (phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn) sau:

Số TT

Tên đối tượng, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm lưu giữ (phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn):………………………………

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao (có xác nhận sao y bản chính của cơ sở nhập khẩu) sau đây:

□ Hợp đồng (Contract) số:

□ Danh mục hàng hóa (Packing list): ………………………………………………

□ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: …………………………………………………

□ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) số: …………………………………………………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm các đối tượng nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.

 

 Vào sổ đăng ký: số:….. / (1)
Ngày ... tháng ... năm ...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỀM TRA
(ký tên, đóng dấu)

…, ngày... tháng ... năm....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

 (1): Viết tắt tên cơ quan kiểm tra.

4. Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng, nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngnơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản công bố hợp chuẩn.

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.

+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

d. Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn.

h. Lệ phí:150.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

Bản công bố hợp chuẩn (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuậtngày 29 tháng 6 năm 2006.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

Mẫu

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… ………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………..………………………………….

Điện thoại: ………………………………Fax: ……………………………………………..

E-mail: ……………………………………………………..………………………………

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

……………………………………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

5. Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản công bố hợp chuẩn.                                                                                                  

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+  Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thông quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

+ Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ  (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

d. Thời hạn giải quyết:

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Ðối với hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ theo quy định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn.

h. Lệ phí:150.000 đồng

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

- Bản công bố hợp chuẩn (Mẫu kèm theo).

- Kế hoạch kiểm soát  chất lượng (Mẫu kèm theo).

- Mẫu báo cáo đánh giá hợp chuẩn (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuậtngày 29 tháng 6 năm 2006.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

Mẫu

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)


 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..………………………………….

Điện thoại: ………………………………Fax: ………………………………………………..

E-mail: ……………………………………………………..………………………………

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..…………………………………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

……………………………………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

Mẫu

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát

Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ..….
Đại diện tổ chức
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……...........

………, ngày … tháng …. năm …..

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

1. Ngày đánh giá:.....................................................................................................................

2. Địa điểm đánh giá:................................................................................................................

3. Tên sảnphẩm:......................................................................................................................

4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:....................................................................

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:.......................................................................................

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụngvà hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:..........................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

7. Các nội dung khác (nếu có):..................................................................................................

8. Kết luận:

Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Sản phẩm không phùhợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

 

Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

6. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngnơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: 

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản công bố hợp quy.

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục; 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

d. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố  hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

h. Lệ phí: 150.000 đồng

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản công bố hợp quy (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuậtngày 29 tháng 6 năm 2006.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Mẫu

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… ………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………..………………………………….

Điện thoại: ………………………………Fax: ……………………………………………..

E-mail: ……………………………………………………..………………………………

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..……………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

……………………………………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân


(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

7. Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

a. Trình tự thực hiện

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: 

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản công bố hợp quy.

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Ðăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

+ Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

+ Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan; trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ nộp cho Chi cục, 01 bộ do tổ chức, cá nhân lưu).

d. Thời hạn giải quyết:

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố  hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy,  Chi cục thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Chi cục gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Chi cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Chi cục phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Chi cục ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Chi cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

h. Lệ phí: 150.000 đồng

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

-Bản công bố hợp quy(Mẫu kèm theo).

- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu kèm theo).

- Mẫu báo cáo đánh giá hợp quy (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuậtngày 29 tháng 6 năm 2006.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

Mẫu

Bản công bố hợp chuẩn/hợp quy

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

 
 
 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… …………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..………………………………….

Điện thoại: ………………………………Fax: ………………………………………………..

E-mail: ……………………………………………………..………………………………

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,... )

…………………………..………………………………………..………………………………………………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..……………………………

……………………………………………………………………..……………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

……………………………………………………..……………………………………………

.....(Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

…………., ngày …… tháng …… năm ….
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

Mẫu

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)

 

KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ/quá trình/môi trường: ……………………………….

Các quá trình sản xuất cụ thể

Kế hoạch kiểm soát chất lượng

Các chỉ tiêu giám sát/kiểm soát

Tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật

Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu

Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra

Phương pháp thử/kiểm tra

Biểu ghi chép

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………., ngày …… tháng …… năm ..….
Đại diện tổ chức
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012)
 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: ……...........

………, ngày … tháng …. năm …..

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

1. Ngày đánh giá:.....................................................................................................................

2. Địa điểm đánh giá:................................................................................................................

3. Tên sảnphẩm:......................................................................................................................

4. Số hiệu tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:....................................................................

5. Tên tổ chức thử nghiệm sản phẩm:.......................................................................................

6. Đánh giá về kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn /quy chuẩn kỹ thuật áp dụngvà hiệu lực việc áp dụng, thực hiện quy trình sản xuất:..........................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

7. Các nội dung khác (nếu có):..................................................................................................

8. Kết luận:

Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật.

 

Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức, cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)

8. Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo trình tự sau:

1) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu; vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu bản đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.

2) Tiến hành kiểm tra hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

Trường hợp hàng hoá không đáp ứng yêu cầu về nhãn, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầugửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hoá trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục nhãn hàng hóa của lô hàng.

* Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008.

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Cơ quan kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, đồng thời xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, Cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan Hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra liên quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

3) Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm tra phát hiện thấy hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong Thông báo nêu rõ các nội dung cần tiếp tục kiểm tra gửi người nhập khẩu, đồng thời tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

- Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra xử lý theo trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp quy định tại phần 2) trên đây.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượnghoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: 

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm tra.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (04 bản).

+Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hoá (nếu có) kèm theo (Packing list).

+ Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.

+Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan kiểm tra tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ các loại hàng hóa thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa).

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

h. Lệ phí kiểm tra: 150.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn thì người nhập khẩu phải đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệquy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

 

 

Mẫu

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi :………………….(Tên Cơ quan kiểm tra)...........................................................................

Người nhập khẩu:..........................................................................................................................

Địa chỉ :........................................................................................................................................

Điện thoại :...................................................................................... Fax:......................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa,  nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

 

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian

nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tập kết hàng hóa :

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây:  .................................................................................

‚Hợp đồng (Contract) số :

‚Danh mục hàng hoá (Packing list): ................................................................................................

‚Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: .........do Tổ chức...  ........ cấp ngày: ...... / ....... / .............. tại: ........................

‚Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số : .........................................................................................

do Tổ chức chứng nhận : …....... cấp ngày: ...... /....... / .............. tại: ..................................................

‚Hóa đơn (Invoice) số: ...............................................................................................................

‚ Vận đơn (Bill of Lading) số: ..........................................................................................................

‚Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ...................................................................................................

‚Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ....................................................................................

‚Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):

‚nh hoặc bản mô tả hàng hoá, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô hàng hoá nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật………………………..……………… .................................(hoặc tiêu chuẩn ………).

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

Vào sổ đăng ký: số:..../(Tên viết tắt của Cơ quan KT)

Ngày…… tháng…… năm 20...

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu) 

.., ngày… tháng …năm…20.

(NGƯỜI NHẬP KHẨU)

( ký tên, đóng dấu)

 

9. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) có hàng nguy hiểm gồm các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn (loại 5 và loại 8 theo Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ) cần vận chuyển hoặcdoanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nộp hồ sơ xin cấp phép.

Nộp tạiSở Khoa học và Công nghệ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp kèm theo báo hiệu nguy hiểm.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ nhưng không đáp ứng yêu cầu quy định, Sở Khoa học và Công nghệ từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (tên hàng hoá phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2008/NĐ-CP).

+ Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

+ Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải.

+ Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

+ Bản cam kết vận chuyển hàng nguy hiểm.                                             

+ Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm).

+ Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

+ Phiếu an toàn hóa chất.

+ Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

+ Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

+ Bản sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy  hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển thì phải nộp kèm bản sao hợp lệ của hợp đồng thuê vận chuyển trong đó ghi chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm bản sao hợp lệ các tài liệu sau: Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;  Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

h. Lệ phí: không.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển và tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (Mẫu kèm theo).

- Bản cam kết vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

- Lệnh điều động vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với hàng nguy hiểm được gửi:

+ Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận. Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:Nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.+ Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Đối với phương tiện vận chuyển:

+ Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

+ Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;

Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

+ Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.

- Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải:

+ Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

+Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

 

 

Mẫu

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

 

Số:..............................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..........ngày.......tháng......năm..............

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

vận chuyển các chất ôxi hóa/các hợp chất ôxit hữu cơ/các chấtăn mòn

(Vận chuyển loại hàng hoá nào thì ghi tên loại hàng hoá đó)

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố.............

                                               

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép: ..............................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Điện thoại:...............................................................................................................

Fax: ...............................................  - E-mail:..........................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số:...................Ngày cấp:........................Nơi cấp:..........

Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN):...

Thời gian bắtđầu vận chuyển:................................................................................

Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn): ...........................................…

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

3.

...........................................................................(tên doanh nghiệpđề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầyđủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

 

 

Mẫu

DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN,  NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

DANH SÁCH

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

 

TT

Tên chủ phương tiện

Loại xe

Trọng tải

(ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký)

Biển kiểm soát

Tên người điều khiển

Tên người áp tải

Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )
 

 

 

Mẫu

LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN

VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN

 

TT

Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất

Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng

Tên hàng, nhóm hàng, mã UN

Hành trình vận chuyển (ghi tên các tỉnh, thành phố nơi hàng hóa sẽ vận chuyển đi qua)

Tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (tấn/năm)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

............

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

....

Tổng cộng:

.............

 

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

 

 

Mẫu

BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số  25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày......tháng.......năm......

 

 

BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

 

Kính gửi:           Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố..............

 

 

            - Họ và tên (của giám đốc doanh nghiệp):....................................................

            - Chức vụ: Giám đốc.........(tên doanh nghiệp)..............................................

            - Địa chỉ:........................................................................................................

            - Điện thoại:........................................Fax:...................................................

            (tên doanh nghiệp).......................... cam kết thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển theo giấy phép vận chuyển và mỗi chuyến hàng vận chuyển hàng nguy hiểm đều làm Lệnh điều động vận chuyển theo mẫu kèm theo và có sổ theo dõi việc vận chuyển hàng nguy hiểm.

            2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng  nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thông báo tới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố.

 

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )


 

 

 

Mẫu

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

 ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:............/LĐĐ....

............, ngày......tháng.......năm......

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM

 

            - Họ và tên (của Lãnh đạo doanh nghiệp):...................................................

            - Chức vụ: ....................................................................................................

- Hôm nay, ngày.......tháng.......năm....., .......................(tên doanh nghiệp) điều động vận chuyển hàng nguy hiểm theo giấy phép vận chuyển đã được cấp như sau:

  1. Loại phương tiện, biển kiểm soát:...........................................................
  2. Tên người điều khiển phương tiện:..........................................................
  3. Tên người áp tải:......................................................................................
  4. Tên hàng hóa vận chuyển (tên hàng hóa, nhóm hàng, mã UN):..............
  5. Trọng lượng hàng hóa vận chuyển:..........................................................
  6. Hoá đơn số, ngày, tháng, năm:.................................................................
  7. Lý do vận chuyển:....................................................................................
  8. Địađiểm lấy hàng hóa:............................................................................
  9. Địađiểm giao hàng hoá:..........................................................................
  10. Hành trình vận chuyển:...........................................................................
  11. Thời gian vận chuyển:.............................................................................
  12. Tên, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp:..........

 

 

Nơi nhận:

- ........(nơi nhận hàng);

- ........(nơi giao hàng);

- ........(tên UBND tỉnh/thành phố nơi hàng nguy hiểm được vận chuyển đi qua) (để phối hợp);

- ......(người điều khiển phương tiện) (để thực hiện);

- ........(người áp tải) (để thực hiện);

- Lưu............

Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

10. Thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 5 và nộp hồ sơ tham dự trước ngày 15 tháng 6 hàng năm tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Hội đồng sơ tuyển (do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp.

+ Tiến hành xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

+ Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng sơ tuyển.

Căn cứ và kết quả đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) trước ngày 01 tháng 8 hàng năm.

- Hội đồng quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) có nhiệm vụ xem xét và thẩm định hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được Hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các hồ sơ liên quan của Hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quốc gia cử đoàn đánh giá tiến hành đánh giá, thẩm định tại chỗ đối với doanh nghiệp để bổ sung các thông tin làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng quốc gia quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để hiệp y trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản trả lời trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y.

- Hội đồng quốc gia và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải và lập hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ) hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Bước 3: Trả kết quả

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm thông báo kết quả xét thưởng cho Hội đồng sơ tuyển và các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

  - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia vào tháng 12 hằng năm sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp.

+ Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

+ Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan).

+ Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao).

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao).

+ Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao).

+ Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).

- Số lượng: 05 bản in và 01 đĩa CD.

d. Thời hạn giải quyết:            

- Hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho Hội đồng quốc gia trước ngày 01 tháng 8 hằng năm.

- Hội đồng quốc gia và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải và lập hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Lễ trao giải cho tổ chức, doanh nghiệp đạt giải vào tháng 12 hằng năm sau khi có quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ.

đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố.

- Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố.

- Hội đồng sơ tuyển.

- Hội đồng quốc gia.

- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.                                                                                     

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định trao giải của Thủ tướng Chính phủ:

+ Giải Vàng Chất lượng Quốc gia.

+ Giải Bạc Chất lượng Quốc gia.

- Cúp và Giấy chứng nhận.

h. Lệ phíkhông.            

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian ít nhất 36 tháng, tính đến ngày 01 tháng 5 của năm tham dự.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện trên đâythì sau 03 năm kể từ năm được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia tiếp tục được tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

- Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên thì được tiếp tục tham dự lại Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

 

 

Mẫu

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số  17/2011 /TT-BKHCN

ngày  30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

 

BẢN ĐĂNG KÝ THAM DỰ
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 20......

 

1. Tên tổ chức, doanh nghiệp:..........................................................................................................

    Tên giao dịch:.............................................................................................................................

    Tên tiếng Anh:.............................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính:.....................................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:...............................................................................

    Email:.....................................................  Website:.........................................................................

    Mã số thuế:.................................................................................................................................

    Số tài khoản:...............................................................................................................................

    Tại Ngân hàng:............................................................................................................................

3. Họ và tên Tổng giám đốc/Giám đốc:.............................................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:........................................................................

    Fax:........................................................   Email: ...........................................................................

4. Họ và tên người liên hệ:...............................................................................................................

    Chức vụ:................................................. Đơn vị:...........................................................................

    Điện thoại:...............................................; di động:........................................................................

    Fax:........................................................   Email: ...........................................................................

5. Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

6. Nếu tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc một tổ chức, doanh nghiệp khác, xin cung cấp
    các thông tin sau:

    Tên tổ chức, doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc:..........................................................................

    Địa chỉ:.......................................................................................................................................

    Điện thoại:..............................................  Fax:...............................................................................

    Email:.....................................................  Website:.........................................................................

7. Số lượng nhân viên chính thức trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự (có hợp đồng lao động từ  01 năm trở lên):

    Năm 20..................            Năm 20..................           Năm 20..................

8. Các năm đạt Giải thưởng Chất lượng Việt Nam / Giải thưởng Chất lượng Quốc gia:

......................................................................................................................................................

9. Doanh thu trong 3 năm gần nhất, kể cả năm tham dự:

    Năm 20.................. triệu VNĐ                Năm 20.................. triệu VNĐ    

    Năm 20.................. triệu VNĐ (ước tính của năm tham dự)

10. Các địa điểm sản xuất, kinh doanh chính:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

11. Các hệ thống quản lý đang áp dụng:

ISO 9001 £          ISO 14001  £         ISO 22000  £           GMP                £

      HACCP   £          ISO 17025  £         SA 8000      £          OHSAS 18001 £

      Khác:........................................................................................................................................

 

Chúng tôi cam đoan những thông tin trên là hoàn toàn chính xác.

Ngày        tháng        năm

TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

11. Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

a. Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt cấp Giấy xác nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ (đối với các giải thưởng do tổ chức, cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh, thành phố).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm xét hồ sơ vàcấp Giấy xác nhận.

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo từ chối cấp Giấy xác nhận và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Sở Khoa học và Công nghệ hoặc theo đường bưu điện.

b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức);

- Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có);

- Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động);

- Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng;

- Quy chế xét thưởng;

- Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn);

- Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức chi cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng;

- Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thẩm xét hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện quy định, đơn vị tổ chức xét thưởng được cấp Giấy xác nhận.

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định để được cấp Giấy xác nhận, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức, cá nhân  có nhu cầu tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chínhSở Khoa học và Công nghệ.

g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau:

+ Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm. Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp lại Giấy xác nhận.

+ Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng.

h. Lệ phí: Không

i. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa gốc (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện hoạt động đối với đơn vị tổ chức xét thưởng:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập.

- Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập.

- Có đủ năng lực tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng.Trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đơn vị tổ chức xét thưởng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tặng giải thưởng bằng văn bản và việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng giải thưởng phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

- Có đủ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Hoạt động xét thưởng phải đáp ứng các nguyên tắc xét thưởng quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN.

- Đã xây dựng kế hoạch và xác định thời gian tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng.

- Có Quy chế xét thưởng phù hợp đối với lĩnh vực xét thưởng, gồm các nội dung chính sau:

+ Tên của giải thưởng, mục đích xét thưởng;

+ Đối tượng xét thưởng;

+ Mức thưởng và hình thức tặng thưởng;

+ Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng;

+ Tiêu chí xét thưởng;

+ Nhiệm vụ của Hội đồng xét thưởng;

+ Trình tự, thủ tục xét thưởng;

+ Nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chí xét thưởng;

+ Quy định về chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng.

+ Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 

- Hội đồng xét thưởng bao gồm các chuyên gia có trình độ, năng lực về lĩnh vực xét thưởng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21/11/2007.

- Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005.

- Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp.

- Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân.

 

Mẫu 

GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNG

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số:    06 /2009/TT - BKHCN

ngày  03 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

……….., ngày …… tháng ……. năm ..….

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG XÉT TẶNGGIẢI THƯỞNG

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

 

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ ……

 

1. Tên tổ chức/cá nhân ………...................................................................

2. Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………..

                Điện thoại: …………………     Fax: ………………. E-mail: …………..

            3. Hộ khẩu thường trú tại (đối với cá nhân):

4. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức): số.........., Cơ quan cấp: ................. cấp ngày ..........…………..tại......................

5. Hồ sơ kèm theo:

- .....

- .....

6. Sau khi nghiên cứu các điều kiện tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định tại Thông tư số: 06/2009/TT-BKHCN ngày   03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ……(tên tổ chức/cá nhân).… nhận thấy có đủ các điều kiện để tổ chức hoạt động xét tặng đối với giải thưởng sau:

- ……………… (tên giải thưởng)

- ……………… (thời gian xét tặng giải thưởng)

Đề nghị (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng/Sở Khoa học và Công nghệ …) xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

…(Tên tổ chức/cá nhân)... cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Đại diện Tổ chức/Cá nhân

Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu là tổ chức)

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

----------

Số:  4098/QĐ-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính

thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

-----------

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủsửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

Các thủ tục hành chính được công bố theo quyết định này được ban hành tại:

1. Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch;

2. Thông tư số 06/2009/TT-BKHCN ngày 03/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân;

3. Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

4. Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

5. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

6. Thông tư số 22/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

7. Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

8. Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

9. Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

10. Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch" ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

11. Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

12. Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệquy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

13. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

14. Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;

15. Thông tư số 15/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;

16. Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường;

17. Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;

18. Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

19. Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu, trình tự và thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

20. Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường;

21. Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng hóa đóng gói sẵn;

22. Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;

23. Thông tư số 36/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp;

24. Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 1491/QĐ-BKHCN ngày 18/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Quyết định số 1518/QĐ-BKHCN ngày 10/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 1635/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Quyết định số 1950/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn đo lường chất lượng).

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;

- Cục KSTTHC;

- Trung tâm Tin học (để cập nhật);

- Lưu: VT, PC. TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Đã ký

 

 

 

Chu Ngọc Anh

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4098/QĐ-BKHCN

 ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ )

 

 
   
 

 

 

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

 

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp trung ương

  1.  

Thủ tục đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký lại cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh, bổ sung cơ sở pha chế xăng dầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Trình tự, thủ tục công bố đủ năng lực thực hiện hoạt động đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục công bố bổ sung, điều chỉnh phạm vi đào tạo chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý và chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nướccho tổ chức tư vấn

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho chuyên gia tư vấn độc lập

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước cho tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận và thẻ cho chuyên gia trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá thực hiện tư vấn, đánh giá tại cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo về tư vấn, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho chuyên gia tư vấn, đánh giá trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ liên lạc

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký cấp bổ sung thẻ chuyên gia tư vấn, thẻ chuyên gia đánh giá cho tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục Chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng do vi phạm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chứng nhận lại, điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng 

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định lại,  thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh quyết định chỉ định, chỉ định lại tổ chức hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục Chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, cấp lại thẻ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hóa lỏng.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp giấy xác nhận chất lượng sản phẩm khí dầu mỏ hóa lỏng sản xuất lần đầu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục phê duyệt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức  giữ chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị chỉ định lại tổ chức giữ chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký tham dự, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp thay đổi, bổ sung  Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức thử nghiệm

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý Nhà nước

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp và quản lý mã số, mã vạch

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thủ tục hành chính cấp tỉnh

  1.  

Thủ tục công bố sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu

chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ theo phân cấp

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

  1.  

Thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

  1.  

Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hoá của tổ chức, cá nhân

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Sở Khoa học và Công nghệ

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi