Quyết định 3780/QĐ-BKHCN 2018 Danh mục nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia 2019

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3780/QĐ-BKHCN

Quyết định 3780/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2019
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3780/QĐ-BKHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phạm Công Tạc
Ngày ban hành:10/12/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu về động vật có xương sống nguy cấp ở Việt Nam

Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2019 được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định 3780/QĐ-BKHCN.

Theo đó, Bộ đã phê duyệt 03 nhiệm vụ khoa học công nghệ sau:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài động vật có xương sống trên cạn đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác bảo tổn;

Một trong những yêu cầu của nhiệm vụ này là xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về động vật có xương sống (> 50 loài) đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam thuộc 4 lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú (gồm các thông tin: vùng phân bố; hình thái; sinh thái; di truyền; tiến hóa…)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của những loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ bảo tổn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Quyết định này được ban hành, có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.

Xem chi tiết Quyết định 3780/QĐ-BKHCN tại đây

tải Quyết định 3780/QĐ-BKHCN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

--------------

Số:  3780/QĐ-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

      Hà Nội, ngày 10  tháng 12 năm 2018

                                                                       

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ

cấp Quốc gia để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2019

------------

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 – 2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 3585/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt định hướng nghiên cứu ưu tiên Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 – 2025 tầm nhìn 2030;

Xét kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia đối với 03 đề tài thuộc Chương trình 562 – Lĩnh vực Khoa học sự sống để tuyển chọn bắt đầu thực hiện từ năm 2019 (chi tiết tại phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên phối hợp với Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính: tổ chức thông báo nội dung nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn; tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ nhiệm vụ đăng ký tham gia tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn.

Điều 3. Các ông/bà Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu: VT, KHTC.

           

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

      

                                  

 

 

Phạm Công Tạc

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

TUYỂN CHỌN BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ KẾ HOẠCH NĂM 2019

 (Kèm theo Quyết định số 3780 /QĐ-BKHCN ngày 10  tháng 12  năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

TT

 

Tên nhiệm vụ

 

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu

đối với

kết quả

Phương thức

 tổ chức

 thực hiện

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài động vật có xương sống trên cạn đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu khoa học và công tác bảo tồn.

- Làm chủ được các phương pháp phân loại học hiện đại.

- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về hình thái, sinh thái, di truyền, tiến hóa, phân bố và tình trạng bảo tồn một số loài động vật có xương sống đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam phục vụ công tác phân loại, nghiên cứu và bảo tồn ở cả mức độ hệ sinh thái, mức độ loài và mức độ sinh học phân tử

- Góp phần để Việt Nam tham gia Sáng kiến phân loại học toàn cầu của Công ước đa dạng sinh học (GTI-CBD) và trong vai trò là thành viên GBIF.

 

- Bộ cơ sở dữ liệu về động vật có xương sống (> 50 loài) đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam thuộc 4 lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú (bao gồm thông tin về vùng phân bố trước đây và bây giờ, hình thái, sinh thái, di truyền, tiến hóa và tình trạng bảo tồn; dữ liệu về trình tự DNA một số đoạn gen ty thể của mỗi loài). Phần mềm cơ sở dữ liệu tương thích với cơ sở dữ liệu GBIF.

- Hệ gen (genome) 10 loài động vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam đại diện cho 4 lớp (lưỡng cư, bò sát, chim, thú) thuộc phân ngành động vật có xương sống ở trên cạn được đăng ký ở GenBank.

- Phương pháp và quy trình nghiên cứu phân loại và điều tra động vật có xương sống theo tiêu chuẩn quốc tế (dưới dạng bản thảo sách hướng dẫn kỹ thuật).

- Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo tồn, nhân nuôi và quản lý bền vững nguồn gen của các loài đặc hữu, quý, hiếm dựa trên các kết quả thu được của đề tài.

- Báo cáo thử nghiệm sử dụng cơ sở dữ liệu của một đơn vị về quản lý bảo tồn.

- Công bố 02 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế ISI.

- Đào tạo 01 Thạc sĩ hoặc hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Tuyển chọn

 

 

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu

về phân loại học, phân bố của những loài thực vật  đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học phát triển bền vững.

- Làm chủ được các phương pháp phân loại học hiện đại.

 - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu chuẩn hóa về phân loại học, phân bố và giá trị khoa học, kinh tế-xã hội, môi trường của 200 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam.

- Góp phần để Việt Nam tham gia Sáng kiến phân loại học toàn cầu của Công ước đa dạng sinh học (GTI-CBD) và trong vai trò là thành viên GBIF.

- Cung cấp các luận cứ khoa học có tính khả thi cao cho công tác bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam.

- Danh lục trên 600 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trong hệ Thực vật Việt Nam (Tên khoa học, tên Việt Nam và phân bố).

- Bộ cơ sở dữ liệu chuẩn của 200 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Việt Nam (bao gồm danh pháp; các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái; dữ liệu về trình tự DNA một số đoạn gen nhân, lục lạp; phân bố của mỗi loài; các giá trị khoa học, kinh tế, xã hội; ảnh màu hoặc hình vẽ hoặc ảnh tiêu bản của mỗi loài). Phần mềm cơ sở dữ liệu tương thích với cơ sở dữ liệu GBIF.

- Báo cáo đề xuất giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm;

- Biên soạn Atlat 100 loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị cao đối với khoa học ở Việt Nam (Bản thảo sách chuyên khảo với chất lượng tốt, đáp ứng các điều kiện xuất bản).

- 02 bài báo đăng trên tạp chí trong danh mục ISI.

- Đào tạo 01 Thạc sĩ hoặc hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

Tuyển chọn

 

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân loại học, phân bố của một số loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

- Làm chủ được các phương pháp phân loại học hiện đại.

- Xây dựng được bộ dữ liệu chuẩn hóa về phân loại học (hình thái, sinh học phân tử), phân bố của các loài côn trùng (Insecta) đặc hữu ở Việt Nam

- Góp phần để Việt Nam tham gia Sáng kiến phân loại học toàn cầu của Công ước đa dạng sinh học (GTI-CBD) và trong vai trò là thành viên GBIF.

 

  • Danh lục (kèm theo bộ mẫu tiêu bản/ảnh màu) của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu của Việt Nam đã thu thập được trong thời gian thực hiện đề tài.

- Bộ dữ liệu chuẩn hóa về hình thái, sinh học phân tử (mã vạch ADN) phân bố của ít nhất 200 loài côn trùng đặc hữu ở Việt Nam đã ghi nhận được khi thực hiện đề tài. Phần mềm cơ sở dữ liệu tương thích với cơ sở dữ liệu GBIF.

- Báo cáo đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý những loài côn trùng đặc hữu phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

- Báo cáo thử nghiệm sử dụng cơ sở dữ liệu của một đơn vị về quản lý bảo tồn.

- 02 bài báo đăng trên tạp chí trong danh mục ISI.

- Đào tạo 01 Thạc sĩ hoặc hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh.

 

Tuyển chọn

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi