Quyết định 33/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 33/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 33/2002/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/02/2002 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 33/2002/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 33/2002/QĐ-TTG
NGÀY 08 THÁNG 02 NĂM 2002 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN INTERNET VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số
58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị
nói trên;
Căn cứ Nghị định số
55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử
dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Quyết định số
158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
"Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020";
Xét đề nghị của Tổng cục Bưu điện tại tờ trình số
1261/TCBĐ ngày 25 tháng 10 năm 2001
về Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát:
- Đẩy nhanh việc phổ cập Internet trong mọi hoạt động của nền kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng với chất lượng tốt, giá cả thấp hơn hoặc tương đương các nước trong khu vực.
- Phát triển hạ tầng Internet thành môi trường ứng dụng thuận lợi cho các loại hình dịch vụ điện tử về thương mại, hành chính, báo chí, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo từ xa, y tế qua mạng... phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối (IXP), dịch vụ truy nhập (ISP), dịch vụ ứng dụng (OSP).
2. Các chỉ tiêu phát triển cụ thể
a) Về phổ cập Internet :
Năm 2002-2003: tất cả các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề được kết nối Internet;
Đến năm 2005: đạt mật độ bình quân 1,3-1,5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ số dân sử dụng Internet là 4-5%, tiến tới đạt tỷ lệ này ở mức trung bình khu vực vào năm 2010; khoảng 50% số trường phổ thông trung học, 100% số bệnh viện trung ương và trên 50% số bệnh viện tỉnh được kết nối Internet; tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet và mạng diện rộng của Chính phủ; hầu hết cán bộ, công chức được sử dụng Internet phục vụ công tác chuyên môn và hành chính công điện tử.
Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phát triển thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan v.v...
b) Mở rộng thị trường có cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet: đến năm 2005 có từ 3 đến 5 IXP, 30 đến 40 ISP và nhiều OSP được cấp giấy phép hoạt động.
II. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Internet
a) Tổ chức thực hiện tốt Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet:
- Công khai hoá chính sách, đơn giản hoá thủ tục cấp phép trong lĩnh vực Internet: năm 2002 công bố điều kiện, qui trình cấp phép, số lượng giấy phép các dịch vụ kết nối, truy cập, ứng dụng Internet; quy định pháp lý cho các dịch vụ điện tử quan trọng về thanh toán, chứng thực trên Internet...
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng công nghệ thông tin, mạng lưới và dịch vụ Internet; chuẩn hoá tiếng Việt trên mạng máy tính và phần mềm hiển thị, trang Web tiếng Việt.
- Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, phòng chống tin tặc, vi rút nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới và dịch vụ Internet, hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ kết nối vào mạng Internet; xây dựng cơ chế mã hoá và giải mã thông tin; hoàn thiện các quy định pháp lý xử phạt các hành vi phạm tội liên quan đến máy tính, Internet.
b) Quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên Internet: Nâng cao năng lực của Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC); hiện đại hoá các hệ thống quản trị tài nguyên, máy chủ tên miền quốc gia (DNS); đảm bảo chủ quyền, sử dụng hiệu quả tài nguyên tên miền, địa chỉ Internet Việt Nam.
c) Thực hiện chính sách
giá cước phù hợp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm:
- Từ năm 2002, giảm giá, cước truy cập Internet tới mức bình quân của khu vực; giảm cước viễn thông phục vụ phát triển Internet tới mức giá thành; đổi mới chính sách quản lý giá, cước theo cơ chế thị trường; thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giảm giá thành các dịch vụ Internet.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông; khuyến khích lắp ráp, sản xuất trong nước các thiết bị đầu cuối truy nhập Internet (như: máy tính, Web TV, Palm...) giá rẻ, chất lượng phù hợp; khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế phát triển công nghiệp phần mềm; hỗ trợ các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội sử dụng Internet, thụ hưởng lợi ích của công nghệ thông tin; thực hiện chương trình tiết kiệm, thu gom máy cũ cung cấp miễn phí cho các trung tâm giáo dục cộng đồng, cho người dân có thu nhập thấp tái sử dụng.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển Internet
- Đầu tư phát triển hợp lý và sử dụng có hiệu quả mạng lưới viễn thông; đạt mức trung bình của khu vực về dung lượng cổng kết nối Internet quốc tế; đáp ứng đủ số lượng, chất lượng đường truyền, kênh thuê riêng phục vụ Internet cho toàn xã hội với độ tin cậy, an toàn cao, đặc biệt các mạng cộng đồng như: giáo dục, y tế, ngân hàng, tài chính, hải quan...; phục vụ sử dụng hiệu quả mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CP.net).
- Đến năm 2005, phát triển mạng điện thoại công cộng có khả năng truy nhập Internet tới tất cả các xã; mở rộng các điểm truy nhập Internet trực tiếp (POP) ở tất cả các tỉnh, thành phố; áp dụng công nghệ mới để nâng dung lượng mạng cáp đồng, cáp quang hoá từng phần để truy cập Internet tốc độ cao tại các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung; mở rộng khả năng truy cập Internet ngoài mạng viễn thông (như: truyền hình cáp, điện lực...); phát triển dịch vụ Internet trong thông tin di động, các điểm truy cập Internet công cộng, đại lý Internet với giá cả phù hợp.
3. Phát triển các dịch vụ ứng dụng truy nhập Internet
a) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, nội dung thông tin điện tử tiếng Việt:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành phục vụ tin học hoá quản lý, điều hành của Chính phủ theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước điện tử hoá các thư viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, hình thành các kho thông tin điện tử công cộng của quốc gia.
- Ưu tiên tạo lập nguồn thông tin điện tử nội dung tiếng Việt phong phú, phục vụ nhu cầu trong nước truy nhập Internet; khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ Internet tổ chức nguồn cơ sở dữ liệu thông tin điện tử đa dạng; từng bước xã hội hoá việc cung cấp nội dung thông tin lên mạng, chú trọng thông tin phục vụ hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phổ biến kiến thức cho nông dân.
b) Đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng Internet:
- Ứng dụng qui trình công nghệ thông tin và Internet phục vụ "nền hành chính công điện tử", trước tiên là các dịch vụ về cấp phép, quản lý nhân khẩu, đất đai, đăng ký ô tô, xe máy, hải quan, thuế v.v...
- ứng dụng trong môi trường Internet các dịch vụ điện tử về báo chí, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo trên mạng, y tế qua mạng; từng bước phát triển thương mại điện tử, hình thành thói quen hoạt động mua, bán trên Internet giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, tiến tới điện tử hoá rộng rãi mọi hoạt động thương mại.
4. Nâng cao nhận thức,
thói quen sử dụng công nghệ thông tin và Internet
- Đưa công nghệ thông tin và Internet thành chương trình bắt buộc tại các cấp học, tạo cơ sở tri thức cần thiết cho xã hội; xây dựng các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin, các cơ sở Internet cộng đồng.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng dịch vụ Internet cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành, các doanh nghiệp; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin và Internet trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
III. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
- Khuyến khích mọi thành
phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng, truy nhập Internet, đại lý
Internet công cộng. Các doanh nghiệp viễn thông đầu tư hợp lý phát triển mạng
viễn thông phục vụ phổ cập Internet (có sự hỗ trợ cần thiết của Nhà nước cho
những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn).
- Đầu tư theo tỷ lệ thích hợp từ các nguồn vốn ngân sách, ODA, vốn của doanh nghiệp cho các mạng truy nhập Internet phục vụ cộng đồng như: giáo dục và đào tạo (Edu.net), y tế (Health.net); mạng tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước trong đó ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cho đề án về xây dựng thể chế, cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giáo dục đào tạo...
Điều 2. Phân công nhiệm vụ triển khai Kế hoạch:
1. Tổng cục Bưu
điện làm đầu mối phối hợp triển khai thực hiện KƠ hoạch này, tổng
kết đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất kế hoạch và biện pháp thực hiện cho giai
đoạn tiếp theo;
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới phục vụ phổ cập dịch vụ Internet; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới truy cập Internet ngoài mạng viễn thông;
Xây dựng, trình
Thủ tướng ChƯnh phủ đ̉ án "Đổi mới chƯnh sách quản lư
giá, cước viễn thông và Internet đƠn 2005"; triển khai thực hiện
đ̉ án "Nâng cao năng lực quản lư nguồn tài nguyên tên mỉn,
đ̃a chỉ Internet Việt Nam 2002 - 2004"; xây dựng và ban hành hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng mạng lưới và d̃ch vụ Internet.
2. Đến hết quí II năm 2002, các Bộ, ngành có liên quan ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
3. Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn công nghệ
thông tin; thống nhất tiêu chuẩn hoá tiƠng Việt trên mạng máy tƯnh;
phối hợp với Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an đ̉ xuất các biện pháp
phòng chống tin tặc, vi rút trên diện quốc gia.
4. Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và thực hiện đ̉ án phát triển mạng và các d̃ch vụ
giáo dục - đào tạo ứng dụng trên Internet (Edu.net).
5. Bộ Y tƠ xây dựng và thực hiện đ̉ án phát triển mạng và
các d̃ch vụ y tƠ ứng dụng trên Internet (Health.net).
6. Bộ Thương mại
trình Thủ tướng ChƯnh phủ các đ̉ án, chương trình thúc đẩy phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam.
7. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bổ sung các quy
đ̃nh xử phạt đối với các hành vi phạm tội liên quan đƠn máy tƯnh
và Internet.
8. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng các cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phổ biƠn kiƠn thức
qua mạng cho nông dân.
9. Bộ Tài
chƯnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, triển khai chương
trình "Tái tiƠt kiệm sử dụng" phục vụ phổ cập Internet.
10. Các doanh nghiệp viễn thông và Internet că trách nhiệm phát triển
nhanh cơ sở hạ tầng mạng lưới, d̃ch vụ phục vụ việc đẩy nhanh phát triển
và phổ cập d̃ch vụ Internet theo đ̃nh hướng chung được phê duyệt tại
KƠ hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.