Quyết định 394/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về Ban hành Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 394/QĐ-KTNN
Cơ quan ban hành: | Kiểm toán Nhà nước | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 394/QĐ-KTNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đoàn Xuân Tiên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/03/2014 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 394/QĐ-KTNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 394/QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước
___________
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội Vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Chương trình và Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Trưởng Ban xây dựng Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước”.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban xây dựng Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ và các đơn vị, cá nhân có liên quan trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 394 /QĐ-KTNN ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Công chức, viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng (Trưởng phòng và tương đương, Phó Trưởng phòng và tương đương) và công chức, viên chức được quy hoạch lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước.
II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho những người đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng hoặc được quy hoạch lãnh đạo cấp phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu và làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo phòng; các đặc điểm của lãnh đạo phòng thuộc KTNN; trang bị kỹ năng phân tích nhiệm vụ để giúp học viên xác định đúng đắn vai trò của mình trong KTNN; qua đó có nhận thức đầy đủ về công tác quản lý của mình đối với nhiệm vụ được phân công.
- Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo thiết yếu trong công tác của cấp phòng, qua đó giúp học viên thấy được vai trò, tầm quan trọng và vận dụng được một số kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo vào công tác của cấp phòng.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung chương trình bám sát nhiệm vụ, chức trách của lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước; thiết thực, cụ thể để sau khi học xong học viên có thể vận dụng vào thực tiễn.
2. Bố trí khoa học và hợp lý giữa các khối kiến thức, cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
3. Kết cấu chương trình theo hướng mở, dễ cập nhật, bổ sung trong các giai đoạn sau này cho phù hợp.
IV. PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức, bao gồm kiến thức chung đến các kỹ năng chuyên sâu đối với từng công tác, nhiệm vụ cụ thể của lãnh đạo cấp phòng; bao gồm học lý thuyết và thảo luận, thực hành.
V. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 2 phần:
- Phần I - Kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo chung của cấp phòng: gồm 7 chuyên đề.
- Phần II - Kiến thức và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước: gồm 3 chuyên đề.
b) Thời gian bồi dưỡng
- Tổng thời gian: 160 tiết
- Phân bổ thời gian
+ Thời gian lý thuyết: 48 tiết
+ Thảo luận, thực hành: 68 tiết
+ Đi thực tế: 16 tiết
+ Khai giảng, phổ biến quy chế học tập: 01 tiết
+ Ôn tập, kiểm tra từng phần: 04 tiết
+ Ôn tập, viết thu hoạch cuối khóa: 22 tiết
+ Bế giảng: 01 tiết
2. Cấu trúc chương trình
Phần I
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHUNG CỦA CẤP PHÒNG
|
|
Số tiết |
||
STT |
Chuyên đề, hoạt động |
Tổng số |
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành |
1 |
Lãnh đạo cấp phòng trong tổ chức bộ máy quản lý của Kiểm toán Nhà nước |
8 |
4 |
4 |
2 |
Kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước |
8 |
4 |
4 |
3 |
Kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo của cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước |
16 |
6 |
10 |
4 |
Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước |
16 |
6 |
10 |
5 |
Kỹ năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước |
12 |
4 |
8 |
6 |
Kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước |
10 |
4 |
6 |
7 |
Chuyên đề báo cáo: Thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước các nước về quản lý, lãnh đạo của cấp phòng |
8 |
4 |
4 |
8 |
Ôn tập, kiểm tra |
2 |
|
|
|
Tổng |
80 |
32 |
46 |
Phần II
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
|
|
Số tiết |
||
STT |
Chuyên đề, hoạt động |
Tổng số |
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành |
1 |
Kỹ năng, công cụ, mô hình trong phân tích và dự báo kinh tế - tài chính phục vụ công tác kiểm toán |
16 |
6 |
10 |
2 |
Phân cấp quản lý trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước |
14 |
6 |
8 |
3 |
Chuyên đề báo cáo: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong cải cách tài chính công và bài học kinh nghiệm. |
8 |
4 |
4 |
4 |
Ôn tập, kiểm tra |
2 |
|
|
|
Tổng |
40 |
16 |
22 |
Phần III
ĐI THỰC TẾ, TỔNG HỢP, ÔN TẬP VÀ VIẾT ĐỀ ÁN/THU HOẠCH
STT |
Hoạt động |
Số tiết |
1 |
Đi thực tế: Tìm hiểu thực tiễn công tác lãnh đạo cấp phòng của một số đơn vị |
16 |
2 |
Tổng hợp chương trình và ôn tập |
4 |
3 |
Viết đề án/thu hoạch cuối khóa và bế giảng |
16 |
Tổng số |
36 |
VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Biên soạn tài liệu
a) Tài liệu được biên soạn một cách đơn giản, đi thẳng vào các nội dung cần truyền đạt.
b) Nội dung chuyên đề phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước.
c) Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở, dễ bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các thời gian sau; biên soạn câu hỏi, bài tập nhóm, bài tập tình huống để bảo đảm thời gian thảo luận, thực hành.
2. Giảng dạy
a) Giảng viên
Giảng viên là công chức, viên chức trong và ngoài cơ quan Kiểm toán Nhà nước tham gia giảng dạy bồi dưỡng chương trình này phải đạt tiêu chuẩn sau:
+ Am hiểu sâu về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
+ Là lãnh đạo từ cấp Trưởng phòng trở lên
b) Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp tích cực lấy học viên làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên; tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên.
3. Học tập của học viên
a) Nắm bắt được yêu cầu về vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu hiểu biết đối với lãnh đạo cấp phòng.
b) Sau khi tham gia khoá bồi dưỡng, học viên có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đặt ra để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng.
VII. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP
1. Đánh giá học tập của học viên thông qua đánh giá ý thức của người học, học viên vi phạm quy chế học tập của cơ sở đào tạo bồi dưỡng thì bị xử lý theo quy định.
2. Đánh giá khóa học:
Kết thúc phần I và phần II, học viên làm 01 bài kiểm tra trắc nghiệm (2 tiết), chấm thang điểm 10. Kết thúc phần III, học viên phải viết đề án/bài thu hoạch, chấm thang điểm 10. Học viên đạt khóa học là người có điểm thi của mỗi bài kiểm tra và kết quả chấm đề án/bài thu hoạch từ 5 điểm trở lên, được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng; học viên không đạt là người có một trong hai bài kiểm tra hoặc đề án/bài thu hoạch dưới điểm 5. Học viên nào không đạt phải ôn tập và thi lại.
VIII. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1
LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của cấp phòng trong tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nước
a) Vị trí và vai trò của cấp phòng
b) Nhiệm vụ
c) Các loại cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo cấp phòng trong quản lý cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước
a) Nhiệm vụ (Trưởng phòng, phó trưởng phòng)
- Nhiệm vụ của Trưởng phòng:
+ Chỉ đạo hoạt động của phòng
+ Điều hành hoạt động của phòng
+ Tham mưu công tác cho lãnh đạo
+ Quản lý công chức, viên chức trong phòng
- Nhiệm vụ của Phó trưởng phòng:
+ Giúp Trưởng phòng trong điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao
+ Thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công
b) Quyền hạn (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng)
- Yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin và những tài liệu cần thiết, liên quan
- Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với các công chức, viên chức trong phòng
- Kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo cấp trên các biện pháp giải quyết đối với những đơn vị
- Thực hiện một số quyền khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo cấp trên
3. Những yêu cầu về kiến thức đối với lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của lãnh đạo cấp phòng ở KTNN
- Đặc điểm nguồn nhân lực của KTNN
- Đặc thù công việc của Kiểm toán Nhà nước
b) Những yêu cầu về kiến thức đối với lãnh đạo cấp phòng thuộc KTNN
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
+ Đối với các phòng nghiệp vụ kiểm toán
+ Đối với các phòng thực hiện chức năng tham mưu
- Yêu cầu về kiến thức khoa học quản lý
4. Vai trò và trách nhiệm của Lãnh đạo cấp phòng trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của các công chức, kiểm toán viên nhà nước
a) Khái niệm văn hóa ứng xử của công chức, kiểm toán viên nhà nước
b) Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của công chức, kiểm toán viên nhà nước
c) Vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo cấp phòng trong xây dựng văn hóa ứng xử của công chức, kiểm toán viên nhà nước
5. Các câu hỏi, bài tập tình huống
Chuyên đề 2
KỸ NĂNG CẬP NHẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Mục đích cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác
b) Xác định một số luật và văn bản pháp luật mới liên quan tới công tác của lãnh đạo cấp phòng:
- Luật và văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kiểm toán
- Luật Cán bộ, công chức
- Luật Viên chức
- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- Các văn bản pháp luật có liên quan khác
2. Nguyên tắc, yêu cầu khi cập nhật và áp dụng pháp luật trong công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Nguyên tắc cập nhật pháp luật
- Nguyên tắc thường xuyên
- Nguyên tắc kịp thời
- Nguyên tắc đồng bộ
b) Nguyên tắc áp dụng pháp luật
- Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc khách quan
- Nguyên tắc công bằng
c) Các yêu cầu khi cập nhật pháp luật
- Nguồn thông tin pháp luật cập nhật phải tin cậy
- Bảo đảm tính hệ thống khi cập nhật pháp luật
d) Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật
- Bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng pháp luật
- Bảo đảm tính đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật
- Không có ngoại lệ khi áp dụng pháp luật
- Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
- Ngăn chặn kịp thời và xử lý mọi hành vi vi phạm
3. Kỹ năng cập nhật pháp luật
4. Các kỹ năng cụ thể khi áp dụng pháp luật trong công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Bước 1: Phân tích tình huống công việc
b) Bước 2: Lựa chọn văn bản pháp luật
c) Bước 3: Quyết định áp dụng pháp luật
d) Bước 4: Tổ chức thực hiện quyết định
5. Tổ chức công tác cập nhật, phổ biến và áp dụng pháp luật
a) Tổ chức công tác cập nhật pháp luật
b) Tổ chức phổ biến pháp luật
c) Tổ chức áp dụng pháp luật
6. Các câu hỏi, bài tập tình huống áp dụng pháp luật
Chuyên đề 3
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO CỦA CẤP PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Những vấn đề chung về quản lý hành chính nhà nước
a) Khái niệm về quản lý
b) Các phương pháp quản lý
- Khái niệm
- Các phương pháp quản lý
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp quản lý
- Vai trò của phương pháp quản lý
2. Phong cách lãnh đạo
a) Khái niệm
b) Các phong cách lãnh đạo
c) Các phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo, quản lý
d) Tâm lý quản lý, lãnh đạo
3. Một số kỹ năng quản lý, điều hành của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Khái niệm kỹ năng quản lý, lãnh đạo
b) Một số kỹ năng chung của lãnh đạo cấp phòng
- Kỹ năng điều hành hoạt động của phòng
- Kỹ năng điều hành tư duy và quan hệ con người
- Kỹ năng triển khai các hoạt động (lập kế hoạch công việc, phân công công việc, triển khai công việc và kiểm tra công việc)
- Kỹ năng hướng dẫn, huấn luyện
- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc và năng lực nhân viên
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tổ chức và điều hành họp của cấp phòng
- Kỹ năng lãnh đạo nhóm
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo
- Kỹ năng soạn thảo văn bản
c) Một số kỹ năng đối với lãnh đạo cấp phòng của các phòng nghiệp vụ kiểm toán
- Kỹ năng chỉ đạo, điều hành đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán
- Kỹ năng trao đổi thông tin trong nội bộ và với bên ngoài
- Kỹ năng kiểm tra, kiểm soát
- Kỹ năng báo cáo (viết báo cáo, báo cáo trực tiếp)
- Kỹ năng lập kế hoạch chi tiết của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán
- Kỹ năng lập, thẩm định báo cáo kiểm toán
- Kỹ năng tổng hợp kết quả kiểm toán
4. Kỹ thuật phân tích thực trạng (ưu, nhược điểm) trong quản lý và lãnh đạo cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước
a) Kỹ thuật phân tích
b) Bài tập vận dụng
5. Câu hỏi và bài tập tình huống
Chuyên đề 4
KỸ NĂNG LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Tổng quan về lập kế hoạch
a) Vai trò, ý nghĩa của kế hoạch
b) Thành phần của kế hoạch
c) Phân loại kế hoạch
d) Các nguyên tắc lập kế hoạch
đ) Các yêu cầu đối với lập kế hoạch công tác của cấp phòng
2. Các kỹ thuật, công cụ chủ yếu trong lập kế hoạch công tác
a) Giới thiệu kỹ thuật, công cụ
b) Vận dụng kỹ thuật, công cụ trong lập kế hoạch công tác
3. Kỹ năng lập kế hoạch công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Những căn cứ lập kế hoạch công tác
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lập kế hoạch công tác
c) Quy trình lập kế hoạch công tác của cấp phòng
4. Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Phổ biến, quán triệt
b) Bố trí nguồn lực
- Nhân lực
- Tài lực
- Vật lực
- Nguồn lực khác
c) Phân công, phối hợp công tác, làm việc nhóm
d) Hướng dẫn thực hiện kế hoạch
đ) Theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch
5. Báo cáo thực hiện kế hoạch trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước
a) Khái niệm
b) Yêu cầu báo cáo
c) Quy trình xây dựng báo cáo
d) Cấu trúc nội dung báo cáo
6. Giải quyết xung đột nhóm khi thực hiện kế hoạch
a) Xung đột trong nhóm và nguyên nhân
- Khái niệm
- Nguyên nhân
b) Cách thức giải quyết xung đột
7. Các câu hỏi, bài tập tình huống
Chuyên đề 5
KỸ NĂNG THAM MƯU CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Tổng quan về tham mưu
a) Khái niệm “tham mưu”
b) Yêu cầu tham mưu
c) Các nguyên tắc tham mưu
d) Phương pháp và kỹ năng tham mưu
đ) Hình thức tham mưu
e) Sự khác biệt giữa vai trò tham mưu và quản lý, lãnh đạo
2. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Khái niệm “thông tin”, “dữ liệu”
b) Quy trình thu thập thông tin, dữ liệu
c) Vận dụng kỹ năng
- Nghiên cứu tài liệu
- Khảo sát thực địa
- Kiểm tra thực tế
- Phỏng vấn
- Phiếu điều tra
d) Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu
- Tổng hợp thông tin, dữ liệu
- Phân tích thông tin, dữ liệu
- Xử lý thông tin, dữ liệu để đưa ra những quyết định
3. Kỹ năng soạn thảo và quản lý văn bản của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Kỹ năng soạn thảo văn bản
- Khái niệm văn bản
- Soạn thảo văn bản
b) Kỹ năng quản lý văn bản
- Quản lý văn bản đến
- Quản lý văn bản đi
- Lập hồ sơ
4. Kỹ năng trình bày và thuyết phục
a) Kỹ năng trình bày
- Trình bày bằng văn bản
- Trình bày bằng lời nói
b) Kỹ năng thuyết phục
- Khái niệm thuyết phục
- Các yếu tố thuyết phục
- Các quy tắc thuyết phục
- Một số kỹ xảo thuyết phục
5. Các câu hỏi, bài tập tình huống
Chuyên đề 6
KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Tổng quan về quản lý nguồn nhân lực
a) Khái niệm “nguồn nhân lực” và “quản lý nguồn nhân lực”
b) Mục đích quản lý và phát triển nguồn nhân lực
c) Vai trò quản lý và phát triển nguồn nhân lực
d) Đặc điểm, nguyên tắc và yêu cầu quản lý nguồn nhân lực
2. Quản lý nhân sự của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Đặc điểm nguồn nhân sự của Kiểm toán Nhà nước
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhân sự
c) Phân công công việc
- Khái niệm và các yếu tố tác động đến việc phân công công việc
- Tổ chức công việc
- Phương pháp tổ chức công việc
3. Phát triển nhân sự của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên
- Một số khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- Các nội dung chủ yếu trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
b) Hướng dẫn nhân viên
- Khái niệm, lợi ích của hoạt động hướng dẫn nhân viên
- Quy trình và phương pháp
4. Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ công tác của lãnh đạo cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Kỹ năng phối hợp
- Khái niệm phối hợp
- Hình thức phối hợp
+ Phối hợp dọc
+ Phối hợp ngang
- Kỹ năng phối hợp công tác của phòng
b) Kỹ năng chia sẻ thông tin
c) Kỹ năng quản lý xung đột
5. Các câu hỏi, bài tập tình huống
Chuyên đề báo cáo
THỰC TIỄN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CÁC NƯỚC VỀ QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO CỦA CẤP PHÒNG
Phần II
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TRONG LĨNH VỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Chuyên đề 1
KỸ NĂNG, CÔNG CỤ, MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ - TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
1. Một số vấn đề chung về phân tích, dự báo
a) Khái quát về phân tích, dự báo
b) Phân loại
c) Ứng dụng của hoạt động phân tích, dự báo
d) Chức năng của phân tích, dự báo
đ) Nguyên tắc phân tích, dự báo
e) Phương pháp phân tích, dự báo
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp định tính
- Phương pháp mô hình
2. Mô hình phân tích, dự báo
a) Khái quát về mô hình dự báo
b) Một số mô hình thường sử dụng
- Mô hình chuỗi thời gian
- Mô hình cân bằng tổng thể tính toán được
- Mô hình kinh tế lượng vĩ mô
c) Cơ sở lý thuyết cho xây dựng mô hình dự báo
d) Một số yêu cầu khi tiến hành công tác phân tích, dự báo theo mô hình
- Cơ sở thông tin dữ liệu
- Mô hình phân tích dự báo
- Đưa ra các giả định
- Chọn biến số
- Sử dụng đồ thị
- Chương trình phần mềm
3. Xây dựng mô hình phân tích, dự báo
a) Một số vấn đề chung
b) Các nội dung cơ bản khi xây dựng mô hình
c) Ví dụ về mô hình phân tích, dự báo
d) Một số mô hình dự báo trong lĩnh vực kinh tế - tài chính
4. Sử dụng các kết quả phân tích, dự báo trong hoạt động kiểm toán của cấp phòng thuộc Kiểm toán Nhà nước
a) Phục vụ việc tham gia ý kiến về các chính sách.
b) Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
c) Củng cố và điều chỉnh các công cụ khác
d) Định hướng các hoạt động trong nội bộ phòng
đ) Mở rộng quan hệ hợp tác
e) Đề xuất
5. Các câu hỏi, bài tập tình huống.
Chuyên đề 2
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong phân cấp
- Khái niệm
- Mục đích, yêu cầu
- Nguyên tắc trong phân cấp
2. Khái quát về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Kiểm toán Nhà nước
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
- Nguyên tắc tổ chức
3. Nội dung phân cấp
3.1. Phân cấp trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Vụ trưởng (đơn vị tham mưu, hành chính, sự nghiệp) và Kiểm toán trưởng (đơn vị KTNN chuyên ngành, khu vực)
- Trưởng phòng
3.2. Phân cấp trong hoạt động quản lý chuyên môn (kiểm toán)
- Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Vụ trưởng (đơn vị tham mưu)
- Kiểm toán trưởng (đơn vị KTNN chuyên ngành, khu vực)
- Trưởng đoàn kiểm toán
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán
4. Các câu hỏi, bài tập tình huống.
Chuyên đề báo cáo
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM