Quyết định 1572/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước về việc quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1572/QĐ-KTNN
Cơ quan ban hành: | Kiểm toán Nhà nước | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1572/QĐ-KTNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/12/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1572/QĐ-KTNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ______________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________ |
Số: 1572/QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp
_____________
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 592/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Tổng hợp;
Căn cứ Quyết định số 1567/QĐ-KTNN ngày 30/12/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phòng Ngân sách trung ương trực thuộc Vụ Tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ tổng hợp, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của toàn ngành; tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán năm và báo cáo việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương; chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương; đầu mối chủ trì việc kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước; quản lý các hoạt động chung của Vụ.
Phòng Ngân sách trung ương tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu việc xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương; tổng hợp, xây dựng mục tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu của toàn ngành; tham mưu việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm; thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm toán ngân sách trung ương và kế hoạch kiểm toán của toàn ngành; chuẩn bị nội dung lấy ý kiến các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước; tổng hợp, lập kế hoạch kiểm toán năm trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và báo cáo Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện;
2. Tham mưu việc phân giao nhiệm vụ kiểm toán cho các đơn vị theo kế hoạch đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của toàn ngành; căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
3. Tham mưu việc phân giao nhiệm vụ kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
4. Tham mưu việc kiểm toán theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và theo đề nghị của các đơn vị được quy định tại Khoản 12, Điều 63 Luật Kiểm toán nhà nước và các đơn vị không nằm trong kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước;
5. Đề xuất việc thành lập các ban chỉ đạo để thực hiện các cuộc kiểm toán có quy mô rộng cần có sự tham gia của toàn ngành hoặc của nhiều đơn vị kiểm toán trong toàn ngành;
6. Thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm và kế hoạch từng cuộc kiểm toán của các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm toán ngân sách trung ương; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm toán ngân sách trung ương; căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
7. Thẩm định báo cáo kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ để lãnh đạo Vụ đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ để lãnh đạo đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trưng cầu giám định chuyên môn đối với báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
8. Tham mưu việc thành lập Hội đồng kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
9. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương; tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán năm và báo cáo việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
10. Đề xuất việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
11. Tham gia xây dựng và đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương;
12. Tổng hợp các ý kiến của các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực về dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; tham mưu và chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương;
13. Tổng hợp các ý kiến của các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực về báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đầu mối chủ trì công tác kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước;
14. Quản lý việc phát hành báo cáo kiểm toán; tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Điều 58 và 59 Luật Kiểm toán nhà nước;
15. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm toán và cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 8, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước;
16. Tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính – ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước;
17. Tổng hợp, lập kế hoạch cụng tỏc của Vụ; theo dừi, quản lý việc thực hiện kế hoạch cụng tỏc của Vụ; tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất của Vụ;
18. Thực hiện cụng tỏc tổ chức cỏn bộ, văn thư, lưu trữ của Vụ;
19. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng;
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lã́nh đạo Vụ giao.
Điều 2. Phòng Ngân sách địa phương trực thuộc Vụ Tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
Phòng Ngân sách địa phương tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu việc xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm; thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của các đơn vị; căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán;
2. Đề xuất việc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán;
3. Thẩm định kế hoạch kiểm toán của từng cuộc kiểm toán;
4. Thẩm định báo cáo kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ để lãnh đạo Vụ đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ để lãnh đạo đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trưng cầu giám định chuyên môn;
5. Tham mưu việc thành lập Hội đồng kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước;
6. Tham gia với Phòng Ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
7. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán năm đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
8. Đề xuất việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán;
9. Tham gia xây dựng và đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
10. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Vụ giao.
Điều 3. Phòng Đầu tư - Dự án trực thuộc Vụ Tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư – dự án và chương trình mục tiêu quốc gia.
Phòng Đầu tư - Dự án tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu việc xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm; thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của các đơn vị; căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán;
2. Thẩm định kế hoạch kiểm toán của từng cuộc kiểm toán;
3. Thẩm định báo cáo kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ để lãnh đạo Vụ đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ để lãnh đạo đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trưng cầu giám định chuyên môn;
4. Tham mưu việc thành lập Hội đồng kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước;
5. Phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương và Phòng Ngân sách địa phương để thẩm định nội dung chi đầu tư trong báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương;
6. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán năm đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
7. Tham gia với Phòng Ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
8. Đề xuất việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán;
9. Tham gia xây dựng và đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
10. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Vụ giao.
Điều 4. Phòng Doanh nghiệp và tổ chức tài chính – ngân hàng trực thuộc Vụ Tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực kiểm toán các tổ chức tài chính – ngân hàng.
Phòng Doanh nghiệp và tổ chức tài chính – ngân hàng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu việc xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm; thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của các đơn vị; căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán;
2. Thẩm định kế hoạch kiểm toán của từng cuộc kiểm toán;
3. Thẩm định báo cáo kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ để lãnh đạo Vụ đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ để lãnh đạo đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trưng cầu giám định chuyên môn;
4. Tham mưu việc uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;
5. Tham mưu việc thành lập Hội đồng kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước;
6. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán năm đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
7. Tham gia với Phòng Ngân sách trung ương thực hiện nhiệm vụ kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và nhiệm vụ tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
8. Đề xuất việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán;
9. Tham gia xây dựng và đề xuất ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán được giao quản lý;
10. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Vụ giao.
Điều 5. Việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng phòng do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 6. Quyết định này cú hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp , các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ |