Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 84-KH/ĐU TP.HCM 2024 thực hiện Quy định 131-QĐ/TW
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 84-KH/ĐU
Cơ quan ban hành: | Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 84-KH/ĐU | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Huỳnh Long |
Ngày ban hành: | 09/04/2024 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Kế toán-Kiểm toán, Tiết kiệm-Phòng, chống tham nhũng, lãng phí |
tải Kế hoạch 84-KH/ĐU
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẢNG ỦY SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO * Số: 84-KH/ĐU | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM _______________________ TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 324-KH/TU của Thành ủy về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
Thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Quy định số 131-QĐ/TW), Kế hoạch 324-KH/TU ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát và công tác thanh tra nâng cao kỷ luật, kỷ cương và thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.
- Nâng cao hiệu qua lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và đảng viên về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.
- Việc thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cụ thể hóa thực hiện gắn với việc thực hiện Kết luận số 567-KL/TU ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (Kết luận số 567-KL/TU); xử lý nghiêm minh hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Đảng ủy Sở, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo lãnh đạo, chi đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 131-QĐ/TW và các văn bản của Đảng và Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra; chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng
Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng phải gương mẫu, không lợi dụng quyền hạn, chức vụ, trách nhiệm, ảnh hưởng cá nhân thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 4, Quy định số 131-QĐ/TW, đồng thời có trách nhiệm:
2.1 . Đối với cấp ủy đảng bộ, chi bộ trực thuộc
- Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra.
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; phối hợp chặt chẽ giữa đoàn kiểm tra, giám sát của cấp ủy với ủy ban kiểm tra Đảng ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
- Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng thuộc thẩm quyền quản lý; các bộ phận tham mưu, giúp việc của cấp ủy và ủy ban kiểm tra của cấp ủy thực hiện nghiêm quy định của Đảng, chỉ đạo của Đảng ủy Sở, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, kịp thời chấn chỉnh hạn chế, khuyết điểm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
2.2. Đối với ủy ban kiểm tra các đảng bộ trực thuộc
- Chỉ đạo cụ thể hóa hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
- Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên của tổ chức mình và cấp dưới thực hiện đầy đủ quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỳ luật. Kịp thời chẩn chỉnh hạn chế, khuyết điểm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Không bố trí theo dõi lĩnh vực hoặc tham gia, chỉ đạo các đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với người có quan hệ gia đình hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đối tượng kiểm tra.
- Điều động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với người đã phụ trách, theo dõi một lĩnh vực từ đủ 2 năm đến 5 năm theo đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc khi thấy cần thiết.
- Bảo vệ, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
2. Tổ chức đảng lãnh dạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật, chương trình, kế hoạch và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra.
- Chỉ đạo hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hoạt động thanh tra và các quy định khác có liên quan, bảo đảm kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
- Phối hợp với cấp ủy cùng cấp trong việc tự kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh hạn chế, khuyết điểm và xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Chỉ đạo việc bảo vệ, khen thương tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong hoạt động thanh tra; thường xuyên chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra.
- Điều động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với người đã phụ trách, theo dõi thanh tra tại một địa bàn, lĩnh vực từ đủ 2 năm đến 5 năm theo đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc khi thấy cần thiết.
3. Đối với người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng
3.1. Đối với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng
- Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.
- Triệu tập đầy đủ, đúng thành phần, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong thảo luận và quyết định các vấn đề theo thẩm quyền; không được vận động, dẫn dắt, thao túng, áp đặt ý kiến chủ quan, tác động, gây sức ép để người khác nhận xét, đánh giá, biểu quyết, quyết định theo ý mình.
- Báo cáo kịp thời, trung thực, khách quan, đầy đủ ý kiến của tập thể lãnh đạo với cấp có thẩm quyền, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
- Công khai thông báo, kết luận về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra theo quy định. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3.2. Thành viên cấp ủy, tổ chức đảng
- Chấp hành các nghị quyết, quyết định của tập thể; cùng chịu trách nhiệm với tập thể về các quyết định được thảo luận, biểu quyết. Được kiến nghị, đề xuất và bảo lưu ý kiến.
- Chịu trách nhiệm về kiến nghị, đề xuất thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm liên quan đến kiểm soát quyền lực, tham nhũng, tiêu cực thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra và cá nhân có liên quan
Không thực hiện hành vi quy định tại Điều 4 Quy định số 131-QĐ/TW, đồng thời có trách nhiệm:
4.1. Đối với lãnh đạo ủy ban kiểm tra
- Thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình theo quy định và quy chế làm việc. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến lĩnh vực, địa bàn mà cá nhân được phân công phụ trách, quản lý, theo dõi. Thể hiện rõ chính kiến, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình và được bảo lưu ý kiến.
- Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
- Chịu trách nhiệm về đề xuất kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong việc nhận xét, đánh giá, kiến nghị thuộc thẩm quyền. Cùng tập thể chịu trách nhiệm đối với quyết định, kết luận không đúng trong kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng (trừ trường hợp không đồng ý với quyết định, kết luận không đúng của tập thể).
- Tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan khi có cổ phần, có người thân là người có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được phân công chỉ đạo.
4.2. Đối với lãnh đạo cơ quan thanh tra
- Thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điển trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.
- Người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị thanh tra theo thẩm quyền.
+ Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.
+ Công khai, minh bạch nội dung về hoạt động thanh tra cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
+ Ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
+ Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn thanh tra được phân công chỉ đạo.
4.3. Đối với đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra
- Thành viên đoàn:
Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và xin không làm thành viên đoàn khi: Có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng kiểm tra; có quan hệ gia đình với đối tượng kiểm tra hoặc cùng là thành viên đoàn.
Chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và pháp luật về hoạt động thanh tra: quy định của ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác.
Thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của đoàn; kịp thời báo cáo trưởng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của đoàn.
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn về nội dung báo cáo công việc được phân công và được bảo lưu ý kiến của mình.
Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra dưới mọi hình thức.
- Trưởng đoàn: ngoài việc thực hiện quy định đối với thành viên đoàn, trưởng đoàn còn chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về:
Việc điều hành hoạt động của đoàn theo chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, quy trình của ngành, cơ quan.
Tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra; các đề xuất, kiến nghị của đoàn.
Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong đoàn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra.
5.4. Đối với cán bộ làm công tác tham mưu: ngoài việc chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra và quy định, quy chế, quy trình của cơ quan, đơn vị còn phải:
- Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khi có quan hệ gia đình với người đứng đầu địa bàn, lĩnh vực, có cổ phần tại doanh nghiệp được phân công theo dõi, phụ trách.
- Chịu trách nhiệm về kiến nghị, đề xuất của mình đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách.
- Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn, lĩnh vực mình được phân công theo dõi, phụ trách dưới mọi hình thức.
5. Đối với tổ chức, cá nhân khác
5.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
- Không thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi nằm ngoài nội dung kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra. Kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin để xử lý hoặc báo cáo cơ quan có liên quan về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong khi đảng được kiểm tra, giám sát, thanh tra, bị thi hành kỷ luật đảng.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu và thực hiện nghiêm yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình được kiểm tra, giám sát, thanh tra, bị thi hành kỷ luật đảng.
- Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo đúng hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm người tố cáo sai làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra.
+ Thiết lập quan hệ để hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết về kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra không đúng bản chất sự việc.
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; thanh tra.
+ Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra.
5.2. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực để kịp thời báo cáo, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt Quy định số 131-QĐ/TW và Kế hoạch này, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa gắn với việc thực hiện Kết luận số 567-KL/TU phù hợp với tình hình thực tiễn, theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi được giao phụ trách; kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Đảng ủy Sở (qua Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy).
2. Đảng ủy Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra; thường xuyên rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hoạt động thanh tra và các quy định khác có liên quan, bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; thường xuyên chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra.
3. Công đoàn ngành giáo dục Thành phố trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát thường xuyên việc thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW: kịp thời đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các trường hợp vi phạm được phát hiện qua giám sát và phán ánh của công đoàn, truyền thông, báo chí, cán bộ, đảng viên và đội ngũ.
4. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở
- Tham mưu ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
- Chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Đảng ủy, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Đảng ủy Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW và Kế hoạch này; đồng thời, chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Sở kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định số131-QĐ/TW; xử lý kỷ luật, đề nghị xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm Quy định số 131-QĐ/TW; định kỳ tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy sơ kết, tổng kết và báo cáo Thường trực Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy theo quy định.
Nơi nhân: - Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, - Ban Thường vụ Đảng ủy, - Ban Chấp hành Đảng bộ Sở, - Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, - Ban Tuyên giáo Đảng ủy Sở, - Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, - Sở Giáo dục và Đào tạo, - Công đoàn ngành giáo dục Thành phố, - Lưu Văn phòng Đảng ủy. | T/M BAN THƯỜNG VỤ PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Huỳnh Long |
-