Thông tư 186/2011/TT-BQP Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 186/2011/TT-BQP

Thông tư 186/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:186/2011/TT-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
24/10/2011
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 186/2011/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 186/2011/TT-BQP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 186/2011/TT-BQP ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG

------------

Số: 186/2011/TT-BQP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 24  tháng 10  năm 2011

 

 

THÔNG T­Ư

Ban hành Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng

--------------------------------

 

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 củaChính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 củaChính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 củaChính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

Điều 1.Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng”.

Điều 2.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 12 năm 2011.

Điều 3.Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng BQP;

- Cục Kiểm soát TTHC/VPCP;

- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;

- Các cục: Tác chiến, Quân lực,

DQTV, Nhà trường/BTTM;

- Các cục: Cán bộ, Chính sách,

Tuyên huấn/TCCT; BHXHBQP;

- VPBQP: Thủ trưởng VP (05),

các phòng, ban, trung tâm;

- Vụ Pháp chế BQP;

- L­ưu: VT, CCHC (03), Hg 105b.

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ QUỐC PHÒNG

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------

 

 

QUY CHẾ

Kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 186/2011/TT-BQP  ngày 24  tháng 10  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

----------------------------------

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, quy trình, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng, bao gồm: Đánh giá tác động, lấy ý kiến quy định về thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng.

2. Quy chế này không áp dụng đối với: Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan, đơn vị, giữa các cơ quan, đơn vị với nhau không liên quan đến việc giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; thủ tục xử lý vi phạm hành chính, thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước; hoạt động tiếp nhận khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1.“Thủ tục hành chính”là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

2.“Trình tự thực hiện”là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

3.“Hồ sơ”là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

4.“Yêu cầu, điều kiện”là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm trước khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.

5.“Kiểm soát thủ tục hành chính”là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

6.“Quy định hành chính”là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

7.“Phản ánh”là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.

8.“Kiến nghị”là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 7 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Điều 4. Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính

1. Kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, gây phiền hà; bảo đảm quy định thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, chi phí tuân thủ thấp.

2. Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện.

3. Phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

4.Huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tổ chức, cá nhân vào quá trìnhkiểm soát thủ tục hành chính.

5. Công khai, minh bạch trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

 

Chương II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, LẤY Ý KIẾN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

Điều 5. Đánh giá tác động của thủ tục hành chính

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luậtcó quy định về thủ tục hành chínhtổ chức đánh giá tác động đối với từngthủ tục hành chínhđược quy định tại dự thảo văn bảntheo các tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả.

2. Việc đánh giá tác động củathủ tục hành chính được thực hiện theo các biểu mẫu do Văn phòng Chính phủ ban hành:

- Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính;

- Biểu mẫu đánh giá tính hợp lý của thủ tục hành chính;

- Biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính;

- Biểu mẫu tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảođiền các biểu mẫuđánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủthủ tục hành chính.

3. Cơ quan, đơn vịchủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động và các tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính.

Điều 6. Lấy ý kiến quy định về thủ tục hành chính

1. Trước khi gửi cơ quan chức năng thẩm định, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến quy định về thủ tục hành chính, cụ thể như sau:

a) Lấy ý kiến Văn phòng Bộ Quốc phòng (đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính) quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;

b) Lấy ý kiến Văn phòng Chính phủ (cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính) quy định về thủ tục hành chính trong dự án văn bản quy phạm pháp luật doChính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, cơ quan ngang bộ;

c)Thời điểm gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính cùng với thời điểm gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến gồm có:

a) Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả của thủ tục hành chính. Trường hợp sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính, cần thuyết minh rõ tính đơn giản cũng như những ưu điểm của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung;

b) Dự án, dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính;

c) Bản đánh giá tác động theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

3.Cơ quan, đơn vịchủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính; trường hợp không tiếp thu, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.

Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối vớiquy định về thủ tục hành chínhtrong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình. Văn bản tiếp thu, giải trình phải được gửi cho cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính.

4. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính khi chưa có ý kiến của Văn phòng Bộ Quốc phòng.

Điều 7. Tham gia ý kiến quy định về thủ tục hành chính

1.Văn phòng Bộ Quốc phòngkiểm tra hồ sơ lấy ý kiến docơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi đến. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy địnhtại khoản 2, Điều 6 của Quy chế nàythì yêu cầu cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử lý thì trả lại hồ sơ cho cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo.

2. Văn phòng Bộ Quốc phòngtổ chức nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản, cụ thể như sau:

a) Nghiên cứu dự thảo văn bản, thống kê số lượngthủ tục hành chính(xác định rõ số lượngthủ tục hành chínhđược quy định mới, số lượngthủ tục hành chínhđược sửa đổi, bổ sung); đối chiếu với số lượngthủ tục hành chínhvà việc điền đầy đủ các biểu mẫu về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính toán chi phí tuân thủ đối với từngthủ tục hành chínhdocơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị.

Trường hợp cơ quan, đơn vịchủ trì soạn thảothống kê số lượngthủ tục hành chính,điền các biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ chưa đủ,Văn phòng Bộ Quốc phòngyêu cầu cơ quan, đơn vị đó bổ sung các biểu mẫu và tính toán chi phí còn thiếu. Thời hạn tham gia ý kiến được tính từ khi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi đầy đủ biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ.

b) Nghiên cứu sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, tính hiệu quả của từngthủ tục hành chínhđược quy định trong dự thảo văn bản thông qua việc nghiên cứu dự thảo văn bản và các biểu mẫu đánh giá tác động do cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị, ý kiến của các cá nhân, tổ chức đối với quy định vềthủ tục hành chínhtrong dự thảo văn bản.

Trường hợp cần thiết,Văn phòng Bộ Quốc phòngcó thểtổ chức đánh giá độc lập để phản biện kết quả đánh giá tác động của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động củathủ tục hành chính thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến.

3. Thời hạn tham gia ý kiến không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo. Trong trường hợp hồ sơ lấy ý kiến có nhiều nội dung phức tạp, cần phải tổ chức tham vấn, hội nghị, hội thảo thì thời hạn tham gia ý kiến không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.

 

Chương III

CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

Điều 8. Dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính

Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có trách nhiệm:

1. Thống kê thủ tục hành chính, xác định các bộ phận cấu thành của từng thủ tục hành chính. Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung phải ghi chú cụ thể những nội dung sửa đổi, bổ sung so với quy định cũ.

2. Dự thảo Tờ trình, Quyết định công bố thủ tục hành chính (Quyết định công bố thủ tục hành chính thực hiện theo mẫu ban hành tại Phụ lục I của Quy chế này).

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra, ký duyệt hồ sơ trình (ký Tờ trình; ký tắt vào dự thảo Quyết định và các trang kèm theo dự thảo Quyết định).

4. Chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành, phải gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo các tài liệu, văn bản có liên quan (cả bản giấy và file điện tử) đến Văn phòng Bộ Quốc phòng để kiểm soát trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành.

Điều 9. Kiểm soát chất lượng và công bố thủ tục hành chính

1. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm kiểm soát chất lượng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính, cụ thể như sau:

a)Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, xác định số lượng thủ tục hành chính trong dự thảo Quyết định công bố; nếu chưa đầy đủ, chính xác, yêu cầu cơ quan, đơn vị dự thảo bổ sung, chỉnh sửa.

b) Kiểm tra chất lượng nội dung dự thảo Quyết định công bố; nếu chưa đạt yêu cầu, đề nghị cơ quan, đơn vịdự thảobổ sung, hoàn chỉnh.

c)Kiểm tra tài liệu đính kèm, bao gồm các văn bản quy định thủ tục hành chính, mẫu đơn, tờ khai, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính, phí, lệ phí và các văn bản liên quan khác(cả bản giấy và file điện tử). Nếu thiếu tài liệu đính kèm, yêu cầu cơ quan, đơn vị dự thảo gửi bổ sung.

2. Chậm nhất trước 10 (mười) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành, Văn phòng Bộ Quốc phòng trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính.

Quyết định công bố thủ tục hành chính sau khi được ban hành phải gửi 01 bản về Cục Kiểm soát thủ tục hành chính/Văn phòng Chính phủ, kèm theo văn bản có quy định về thủ tục hành chính do Bộ Quốc phòng ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 10. Cập nhật, công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định công bố thủ tục hành chính có hiệu lực, Văn phòng Bộ Quốc phòng thực hiện việc tạo mới hồ sơ văn bản và tạo mới hoặc sửa đổi hồ sơ thủ tục hành chính trên phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (ở chế độ chờ công khai); đồng thời, có văn bản đề nghị Cục Kiểm soát thủ tục hành chính/Văn phòng Chính phủ công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

2. Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính được tạo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

 

Chương IV

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

 

Điều 11. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính do cá nhân, tổ chức gửi đến Bộ Quốc phòng. Việc tiếp nhận được thực hiện như sau:

a) Đối vớiphản ánh, kiến nghịbằng văn bản:Văn thư tiếp nhận, đóng dấu và vào sổ công văn đến;

b) Đối vớiphản ánh, kiến nghị gửiqua thư điện tử: Đơn vị kiểm soát thủ tục hành chínhtiếp nhận, inra bản giấynội dungphản ánh, kiến nghị,chuyển cho Văn thư để đóng dấu và vào sổ công văn đến;

c) Đối với phản ánh, kiến nghị qua điện thoại: Cán bộ kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận có trách nhiệm ghi chép trung thực và đầy đủ thông tinvàoPhiếu tiếp nhậnphản ánh, kiến nghị(Phiếu tiếp nhậnphản ánh, kiến nghị qua điện thoại thực hiệntheo mẫu ban hành tại Phụ lục II của Quy chế này),chuyểncho Văn thư để đóng dấu và vào sổ công văn đến;

d) Đối với phản ánh, kiến nghị trực tiếp:Đơn vị kiểm soát thủ tục hành chínhcó trách nhiệm hướng dẫncá nhân, tổ chức điềnvào Phiếu phản ánh, kiến nghị (nội dung tương tựmẫu Phiếu tiếp nhậnphản ánh, kiến nghị qua điện thoại), sau đó chuyển cho Văn thư để đóng dấu và vào sổ công văn đến;

đ) Tất cả các văn bản có nội dung phản ánh, kiến nghị sau khiđóng dấu và vào sổ công văn đến, được chuyển đến đơn vị kiểm soát thủ tục hành chínhđể phân loại xử lý.

2.Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính do cá nhân, tổ chức trực tiếp gửi đến cơ quan, đơn vị.

a) Trường hợp phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý thì cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý, báo cáo Thủ trưởng Bộ kết quả xử lý;

b) Trường hợp phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý thì cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chuyển phản ánh, kiến nghị đó đến Văn phòng Bộ Quốc phòng trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;

c) Văn phòng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm giúp người chỉ huy tiếp nhận phản ánh, kiến nghị; tham mưu với người chỉ huy giải quyết trong các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

Điều 12. Phân loại phản ánh, kiến nghị

Sau khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, Văn phòng Bộ Quốc phòng (đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính) tiến hành những công việc cụ thể sau:

1. Xác minh, làm rõ thông tin phản ánh, kiến nghị.

2. Đánh giá, phân loại phản ánh, kiến nghị:

a) Phản ánh, kiến nghị không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủvề việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính (Nghị định số 20/2008/NĐ-CP), Văn phònglưu hồ sơđể theo dõi;

b)Phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Văn phòng có văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị tới nơi có thẩm quyền xử lý trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận; đồng thời, thông báo cho tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị biết;

c) Phản ánh, kiến nghị về hành vi chậm trễ,gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính củacán bộ, nhân viên,cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Văn phòng chuyển phản ánh, kiến nghị tớicơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

d)Phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính thuộcphạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Văn phòng báo cáo Thủ trưởng Bộ giao cho cơ quan, đơn vị chức năng xem xét, xử lý.

Điều 13. Xử lý phản ánh, kiến nghị

1. Đối với phản ánh, kiến nghị về hành vi chậm trễ,gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý tổ chức xem xét,xử lýtheo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.

2. Đối với phản ánh, kiến nghị vềnội dung quy định hành chính, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tổ chức xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 14, Điều 15 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP.

3. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo Thủ trưởng Bộ các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xử lýphản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

 

Chương V

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

Điều 14. Trách nhiệm rà soát, đánh giá

1. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo kế hoạch, theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ, để xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

2. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng;

b) Hướng dẫn cơ quan, đơn vị thống kê, rà soát thủ tục hành chính theo biểu mẫu do Văn phòng Chính phủ quy định;

c) Tổng hợp kết quả rà soát, trình Bộ trưởng quyết định phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này.

3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có trách nhiệm:

a) Tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý theo kế hoạch, theo phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ;

b) Báo kết quả thực hiện và các đề xuất, kiến nghị sau khi rà soát thủ tục hành chính, gửi Văn phòng Bộ Quốc phòng để tổng hợp.

Điều 15. Nội dung, cách thức rà soát, đánh giá

1. Nội dung rà soát, đánh giá bao gồm:

a) Sự cần thiết của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá;

b) Sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá với mục tiêu quản lý nhà nước và những thay đổi về kinh tế - xã hội, công nghệ và các điều kiện khách quan khác;

c) Các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Điều 12 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Cách thức rà soát, đánh giá

a) Việc rà soát, đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở thống kê, tập hợp đầy đủ các thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá để xem xét theo những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Kết quả rà soát, đánh giá là cơ sở để thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính;

b) Đối với các thủ tục hành chính có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện thủ tục hành chính này là tiền đề để thực hiện thủ tục hành chính tiếp theo thì việc rà soát, đánh giá cần tiến hành theo nhóm thủ tục hành chính và nhóm các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính;

c) Văn phòng Bộ Quốc phòng thực hiện việc rà soát, đánh giá độc lập thủ tục hành chính thông qua việc chủ trì tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hoặc xem xét kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.

 

Chương VI

PHỐI HỢP KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

Điều 16. Phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính

1. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Quốc phòng:

a)Giúp Bộ Quốc phòng quan hệ công tác với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng;

c) Tham gia các cuộc họp, hội thảo góp ý về thủ tục hành chính quy định trong các văn bản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng, do các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức;

d) Tham gia thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của cơ quan thẩm định;

đ) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đầu mối của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

e) Tham gia phối hợp công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:

a) Trước ngày 30 tháng 10 hàng năm, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính gửi dự kiến chương trình, kế hoạch soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị đến Văn phòng Bộ Quốc phòng để tổng hợp;

b) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng trong việc thẩm định về thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

c)Cục Tài chínhBộ Quốc phòngcó trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính; thống nhất quản lý các khoản kinh phí hỗ trợ cho các chương trình, dự án về kiểm soát thủ tục hành chính; kiểm tra, xét duyệt quyết toán kinh phí các chương trình, dự án trên theo quy định của pháp luật;

d)Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực do cơ quan, đơn vị mình phụ trách; chủ động phối hợp công tác khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ.

3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, nếu các cơ quan, đơn vị có ý kiến khác nhau thì Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng chủ trì, trao đổi với các cơ quan, đơn vị; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Bộ trưởng xem xét giải quyết.

Điều 17. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ, các cơ quan, đơn vị theo phạm vi chức năng quản lý có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị mình (Báo cáo của các cơ quan, đơn vị thực hiện theo mẫu ban hành tạiPhụ lục III của Quy chế này).

2. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tiến độ, kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Quốc phòng.

3. Các cơ quan, đơn vị có quan hệ phối hợp trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm thông tin cho nhau về kết quả thực hiện công việc phối hợp đó.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Văn phòng Bộ Quốc phòng để báo cáo Bộ trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

 

Đại tướng  Phùng Quang Thanh

 

 

FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi