Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 07/2025/TT-BKHĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/02/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Ngày 13/02/2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này.
1. Căn cứ phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế tương ứng căn cứ vào tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau:
- Quy định của pháp luật hiện hành;
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu;
- Đặc thù của mỗi loại hình kinh tế.
2. Nguyên tắc phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
- Bảo đảm phản ánh quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế; tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Bảo đảm một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế.
- Bảo đảm tính khả thi, kế thừa và được mã hóa thống nhất.
3. Danh mục phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm 02 cấp: cấp 1 gồm 04 loại hình kinh tế được mã hóa lần lượt từ 1 đến 4; cấp 2 gồm 17 loại hình kinh tế; mỗi loại hình kinh tế cấp 2 được mã hóa bằng hai chữ số theo cấp 1 tương ứng. Cụ thể:
- Loại hình kinh tế Nhà nước gồm:
- Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn;
- Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn;
- Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất;
- Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất.
- Loại hình kinh tế tập thể gồm:
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác;
- Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất;
- Hội;
- Tổ chức kinh tế tập thể khác…
4. Nội dung của phân loại thống kê theo loại hình kinh tế quy định
- Các đơn vị kinh tế được xác định trong loại hình kinh tế.
- Các đơn vị kinh tế được loại trừ trong loại hình kinh tế này nhưng được xác định trong loại hình kinh tế khác.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2025.
Xem chi tiết Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT tại đây
tải Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 07/2025/TT-BKHĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2025 |
THÔNG TƯ
Quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
___________
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mục đích, căn cứ, nguyên tắc, danh mục và nội dung của phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, sản xuất và sử dụng thông tin thống kê theo loại hình kinh tế.
Điều 2. Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
1. Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được ban hành để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước.
2. Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là cơ sở để xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng.
Điều 3. Căn cứ phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế tương ứng căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
3 . Đặc thù của mỗi loại hình kinh tế.
Điều 4. Nguyên tắc phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
1. Bảo đảm phản ánh quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế; tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm một đơn vị kinh tế chỉ được xếp vào một loại hình kinh tế.
3. Bảo đảm tính khả thi, kế thừa và được mã hoá thống nhất.
Điều 5. Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
1. Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là bảng phân loại các đơn vị kinh tế theo các loại hình kinh tế.
2. Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm danh mục và nội dung được quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm 02 cấp:
a) Cấp 1 gồm 04 loại hình kinh tế được mã hóa lần lượt từ 1 đến 4.
b) Cấp 2 gồm 17 loại hình kinh tế; mỗi loại hình kinh tế cấp 2 được mã hóa bằng hai chữ số theo cấp 1 tương ứng.
4. Nội dung của phân loại thống kê theo loại hình kinh tế quy định:
a) Các đơn vị kinh tế được xác định trong loại hình kinh tế.
b) Các đơn vị kinh tế được loại trừ trong loại hình kinh tế này nhưng được xác định trong loại hình kinh tế khác.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 1 có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm:
a) Biên soạn các chỉ tiêu thống kê được phân công có phân tổ theo loại hình kinh tế.
b) Tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2025.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục
PHÂN LOẠI THỐNG KÊ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2025/TT-BKHĐT ngày 13 tháng 02 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. Danh mục
Mã số | Tên loại hình kinh tế | |
Cấp 1 | Cấp 2 |
|
1 |
| Loại hình kinh tế Nhà nước |
| 11 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn |
| 12 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
| 13 | Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
| 14 | Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất |
2 |
| Loại hình kinh tế tập thể |
| 21 | Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác |
| 22 | Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất |
| 23 | Hội |
| 24 | Tổ chức kinh tế tập thể khác |
3 |
| Loại hình kinh tế tư nhân |
| 31 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ 100% vốn |
| 32 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
| 33 | Tổ chức do tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
| 34 | Hộ sản xuất |
| 35 | Tổ chức tư nhân khác |
4 |
| Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài |
| 41 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn |
| 42 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn |
| 43 | Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất |
| 44 | Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khác |
II. Nội dung
I. Loại hình kinh tế Nhà nước
11. Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
Nhóm này gồm:
- Các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước Việt Nam, bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc 05 tổ chức chính trị - xã hội sau: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân và cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn thành lập và tỷ lệ nắm giữ vốn là 100%.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn.
12. Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn
. Nhóm này gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn.
13. Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất
Nhóm này gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc Tổ chức do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần; nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
14. Tổ chức khác mà kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất
- Nhóm này gồm các tổ chức mà kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp kinh phí hoạt động hằng năm.
- Nhóm này loại trừ các tổ chức quy định tại mã 11.
2. Loại hình kinh tế tập thể
21. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác
Nhóm này gồm:
- Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
- Liên hiệp hợp tác xã là các tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tham gia thị trường, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
- Tổ hợp tác là các tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
22. Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất
Nhóm này gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập.
- Doanh nghiệp do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần, trong đó tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất.
Nhóm này loại trừ các trường hợp sau:
- Tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã bằng tỷ lệ vốn góp của Nhà nước và tỷ lệ góp vốn là lớn nhất.
- Tỷ lệ vốn góp của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất nhưng Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
23. Hội
- Nhóm này gồm các tổ chức tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam cùng lĩnh vực, ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hội có các tên gọi khác nhau: Hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật.
- Nhóm này loại trừ: Các cơ quan, đơn vị thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
24. Tổ chức kinh tế tập thể khác
Nhóm này gồm các tổ chức kinh tế tập thể khác chưa được phân vào nhóm nào, như các tổ chức hoạt động không vì lợi,...
3. Loại hình kinh tế tư nhân
31. Tổ chức do tư nhân nắm giữ 100% vốn
Nhóm này gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh là công ty độc lập do tư nhân nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Các tổ chức khác do tư nhân nắm giữ 100% vốn (các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập 100% vốn tư nhân,...).
32. Tổ chức do tư nhân nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn
Nhóm này gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh là công ty độc lập do tư nhân nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ.
Nhóm này loại trừ các trường hợp:
- Tỷ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước bằng 50% hoặc tỷ lệ nắm giữ vốn của tập thể bằng 50%.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
33. Tổ chức do tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất
Nhóm này gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh do nhà đầu tư tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
Nhóm này loại trừ các trường hợp:
- Tỷ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước bằng tỷ lệ nắm giữ vốn của tư nhân, dưới 50% và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Tỷ lệ nắm giữ vốn của của tập thể bằng tỷ lệ nắm giữ vốn của tư nhân, dưới 50% và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
34. Hộ sản xuất
Nhóm này gồm:
- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản: Gồm các hộ kinh doanh phi nông, lâm nghiệp, thủy sản do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.
- Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Gồm các hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ là lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Các thành viên của hộ tự tổ chức sản xuất, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất của hộ.
35. Tổ chức tư nhân khác
Nhóm này gồm các tổ chức, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo do cá nhân, nhóm cá nhân thành lập, quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
41. Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn
Nhóm này gồm các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn điều lệ.
42. Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn
Nhóm này gồm:
- Các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần và tỷ lệ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn.
Nhóm này loại trừ các trường hợp:
- Tỷ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước bằng 50% hoặc tỷ lệ nắm giữ vốn của tập thể bằng 50% hoặc tỷ lệ nắm giữ vốn của tư nhân bằng 50%.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
43. Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất
Nhóm này gồm:
- Các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn hoặc tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nắm giữ từ 50% đến dưới 100% vốn thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần; nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân được Tổ chức do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất thành lập, liên kết thành lập, góp vốn, mua cổ phần; và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất.
Nhóm này loại trừ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
44. Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khác
Nhóm này gồm các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài ở Việt Nam; hội do cá nhân, nhóm cá nhân người nước ngoài thành lập, trong đó tỷ lệ vốn do cá nhân, nhóm cá nhân người nước ngoài nắm giữ là lớn nhất./.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây