Quyết định 4440/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4440/QĐ-BNN-TCTL

Quyết định 4440/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:4440/QĐ-BNN-TCTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hà Công Tuấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/10/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4440/QĐ-BNN-TCTL

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 4440/QĐ-BNN-TCTL DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

------------------

Số:  4440/QĐ-BNN-TCTL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

 Hà Nội, ngày  28  tháng 10  năm 2016

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi

---------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;

Quyết định 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 14 thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực thủy lợi, gồm:

- Thủ tục hành chính cấp Trung ương: 8

- Thủ tục hành chính cấp tỉnh: 6

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ  và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:

-Như Điều 3;

- Bộ trưởng (để b/c);

- TTr- Hoàng Văn Thắng;

- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Nông nghiệp VN;
- Lưu: VT, TCTL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Hà Công Tuấn

 

 

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Quyết định  số  4440 /QĐ-BNN-TCTL  ngày 28 tháng 10  năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành

chính chuẩn hóa)

 

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

  1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA

TT

Tên TTHC

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

A.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

 

  1.  

Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

- Khoản 9 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

 

  1.  

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 4, 9, 10 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Điểm a khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

  1.  

Cấp giấy phép cho việc khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

- Khoản 4 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

 

  1.  

Cấp giấy phép cho các hoạt động  xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có; khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Khoản 1, 2, 10 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

  1.  

Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đối với các trường hợp xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 1000m3/ngày đêm.

- Khoản 1 Điều 8 Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Điều 2, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

  1.  

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đối với các trường hợp xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 1000m3/ngày đêm.

- Khoản 1, Điều 8 Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Điều 2, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

  1.  

Thẩm định các hoạt động sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt liên quan đến đê điều.

Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thẩm định, chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

  1.  

Chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III (cắt xẻ đê; khoan, đào; xây dựng công trình đặc biệt, bãi sông, lòng sông) và các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều mà vi phạm từ hai tỉnh trở lên.

Khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thẩm định, chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều.

Tổng cục Thủy lợi

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

B.

 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

 

1

Cấp giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc rễ ăn sâu trên 1m trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- Khoản 3 Điều 1, Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

2

Cấp giấy phép cho hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường hợp sau: a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.

- Khoản 5 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

3

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 2, 3, 5, 6, 7, 8 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Điểm b, khoản 1, Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

4

Cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng kho, bến bãi, bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản; chôn phế thải, chất thải.

- Khoản 6, 7, 8 Điều 1, Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

5

Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý; hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ngày đêm.

- Khoản 2 Điều 8, Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

6

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý; hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ngày đêm.

- Khoản 2 Điều 8, Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thay đổi tên TTHC so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016

 

 

II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ

 

TT

Tên TTHC

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

A

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

 

1

Cấp giấy phép cho hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường hợp sau: a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.

- Khoản 9 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

-Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Tổng cục Thủy lợi

TTHC này thuộc thẩm quyền ở địa phương (căn cứ khoản 5 Điều 1, điểm b khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN)

B

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1

Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và hoạt động gây nổ không gây tác hại trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

-Điều 7, Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTHC này thuộc thẩm quyền ở TW (căn cứ khoản 9 Điều 1, điểm a khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN)

2

Cấp giấy phép cho việc khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi công trình thủy lợi

-Điều 7, Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Điều 1, Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TTHC này thuộc thẩm quyền ở TW (căn cứ khoản 9 Điều 1, điểm a khoản 1 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN)

           

 

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG LĨNH VỰC THỦY LỢI

 

I. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao công chứng hộ chiếu nổ mìn;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời  hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại  phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4  năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

II. Tên thủ tục hành chính:  Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 4, 9, 10 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 4,9 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết.

Nếu đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 10  Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết.

Nếu đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

 3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn cấp giấy phép:

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 4, 9 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: thời hạn cấp giấy phép là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 10 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: thời hạn cấp giấy phép là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép không vượt quá thời hạn của giấy phép đã được cấp.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại  phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

 

Phụ lục 2: Mẫu đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

( Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06  tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm.....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG)  GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã....)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:............................................ Số Fax: .................................

Đang tiến hành các hoạt động........ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ..... đến.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động xin gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung:.........

- Vị trí của các hoạt động ............

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày..: tháng... năm..., đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

           Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

III. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho việc khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời  hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại  phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4   năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

    Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

IV. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động  xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có; khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn cấp giấy phép: là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại  phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4   năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

    Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

V. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đối với các trường hợp xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 1000m3/ngày đêm.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

- Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;

- Bản sao công chứng về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn cấp giấy phép: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép là 5 năm

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi tại  phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

Phụ lục 3: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

XẢ NƯỚC THẢI  VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi).

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:...........................Fax..................................

Đề nghị được cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi (Tên  hệ thống công trình thuỷ lợi) do (tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí.............thuộc xã (phường, thị trấn)............., huyện (quận).........., tỉnh (thành phố)................ với các nội dung sau:

- Lưu lượng xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi:

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ  ... đến ....

- Chất lượng nước thải (có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép) được phép xả nước thải vào vị trí nói trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

Tên cơ quan xin cấp giấy phép

                                                          (kí  tên, đóng dấu)

 

VI. Tên thủ tục hành chính: Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đối với các trường hợp xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 1000m3/ngày đêm.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trường hợp đề nghị gia hạn thì phải nộp hồ sơ trước khi giấy phép đã cấp hết hạn ba (3) tháng.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

- Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép);

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép: không quá 3 năm.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi tại  phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

            - Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

Phụ lục 4. Mẫu đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày  06  tháng  4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm.....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG)

GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi).

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:...........................Fax..................................

Đang xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi (Tên hệ thống công trình thuỷ lợi ) do (tổ chức,  cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí.............thuộc xã (phường, thị trấn)............., huyện (quận).........., tỉnh (thành phố)................theo giấy phép số .....ngày ....tháng....năm do (tên cơ quan cấp giấy phép), thời hạn sử dụng giấy phép từ .......đến...........

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục xả nước thải vào vị trí nói trên với các nội dung sau:

- Lưu lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi: ..............

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ  ... đến ....

- Chất lượng nước thải (Có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

Tên cơ quan xin cấp giấy phép

         (kí  tên, đóng dấu)

 

 

 

VII. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định các hoạt động sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt liên quan đến đê điều.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Thuỷ lợi có thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thuỷ lợi xem xét hồ sơ, có ý kiến thẩm định bằng văn bản và trả kết quả tại Tổng cục Thuỷ lợi hoặc qua hệ thống bưu chính.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp;

- Theo đường bưu điện;

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về đề nghị của Chủ đầu tư;

- Hồ sơ dự án gồm: Thuyết minh, thiết kế cơ sở, phụ lục tính toán, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệtkết quả tính toán đáp ứng theo yêu cầu về an toàn đê điều, thoát lũ theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều và Điều 5 Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);

- Văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, cụ thể về sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình;

- Đối với công trình mà phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh trở lên phải có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan;

b) Số lượng: 02 bộ (1 bộ bản chính, 1 bộ bản sao).

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn cấp giấy phép: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Cơ quan;

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và PTNT

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Quản lý Đê điều thuộc Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp:  Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Văn bản thẩm định

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/06/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Luật Đê điều và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

 

PHỤ LỤC

Ban hành kèm theo Thông tư số  46 /2011/ TT-BNNPTNT  ngày   26   tháng  07 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH …

 

             Số: ……/……

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 .........., ngày....... tháng..... năm......

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng

sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng

 

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

            Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

            Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2003 và Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2006 của  Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;

Căn cứ các quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết; quy hoạch đê điều; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Các căn cứ pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh …… đề nghị Bộ Nông nghiệp thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập dự án:

4. Chủ nhiệm lập dự án:

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

7. Địa điểm xây dựng:

8. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

9. Loại, cấp công trình:

10. Giải pháp kỹ thuật và kết cấu công trình:

11. Sự phù hợp về quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan (nếu có):

12. Tổng mức đầu tư của dự án:

13. Nguồn vốn đầu tư:

14. Hình thức quản lý dự án:

15. Thời gian thực hiện dự án:

16. Các nội dung khác:

17. Kết luận:

18. Hồ sơ kèm theo gồm:

+ Văn bản đề nghị của chủ đầu tư (bản chính)

+ Hồ sơ dự án: (Thuyết minh dự án, Thiết kế cơ sở)

+ Biên bản nghiệm thu tài liệu khảo sát của chủ đầu tư

+ Ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành (cấp Sở) về đê điều, phòng chống lụt bão; tài nguyên môi trường; xây dựng và các cơ quan khác có liên quan (nếu có).

+ Văn bản thẩm tra về an toàn đê điều và thoát lũ của cơ quan có đủ tư cách pháp nhân (đối với công trình có khả năng ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ).

+ Các tài liệu liên quan (nếu có).

Ủy ban nhân dân tỉnh….. đề nghị Bộ NN-PTNT thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng … làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo./.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Tổng cục Thủy lợi;

- ……….

- Lưu VT.

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

( Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

VIII. Tên thủ tục hành chính: Chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III (cắt xẻ đê; khoan, đào; xây dựng công trình đặc biệt, bãi sông, lòng sông) và các hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều mà vi phạm từ hai tỉnh trở lên.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Thuỷ lợi có thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thuỷ lợi xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Thuỷ lợi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản và trả kết quả tại Tổng cục Thủy lợi hoặc qua hệ thống bưu chính; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, Tổng cục Thuỷ lợi có văn bản thông báo việc không chấp thuận xây dựng công trình và trả kết quả tại Tổng cục Thuỷ lợi hoặc qua hệ thống bưu chính.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp;

- Theo đường bưu điện;

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị của UBND cấp tỉnh;

- Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND cấp tỉnh về đề nghị của Chủ đầu tư;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Thuyết minh, bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt cắt đại diện, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;

- Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);

- Đối với công trình mà phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh trở lên phải có ý kiến bằng văn bản của UBND cấp tỉnh liên quan;

- Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy công trình có ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ thì cơ quan trực tiếp xử lý hồ sơ thông báo bổ sung một hoặc các tài liệu sau: Văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông (sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình); ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan; tài liệu khảo sát địa hình, địa chất để phục vụ cho việc kiểm tra, tính toán làm cơ sở xem xét, chấp thuận.

b) Số lượng: 02 bộ (1 bộ bản chính, 1 bộ bản sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Cơ quan;

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và PTNT

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Tổng cục Thủy lợi

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Quản lý Đê điều thuộc Tổng cục Thủy lợi

d) Cơ quan phối hợp:  Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Văn bản chấp thuận

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Không

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Luật Đê điều và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trình tự thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

 

 

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH LĨNH VỰC THỦY LỢI

 

I. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc rễ ăn sâu trên 1m trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giái quyết UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân  nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3:  Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp giấy phép: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW  phân cấp theo điểm b khoản 1- khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004; Quyết định 62/QĐ-BNN ngày 28/6/2007.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4  năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

    Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

II. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường hợp sau: a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân  nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau:  Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

-  Bản sao chụp Sổ đăng kiểm xe mang theo bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp giấy phép: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW  phân cấp theo điểm b khoản 1- khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004; Quyết định 62/QĐ-BNN ngày 28/6/2007.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4  năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

    Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

III. Tên thủ tục hành chính: Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 2, 3, 5, 6, 7, 8 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân  nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 2  Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết. Nếu đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 3, 5 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết. Nếu đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 1 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết. Nếu đủ điều kiện, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn cấp giấy phép:

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 2 : thời hạn cấp giấy phép là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 3, khoản 5: thời hạn cấp giấy phép là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

- Đối với hoạt động quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8: thời hạn cấp giấy phép là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW  phân cấp theo điểm b khoản 1- khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004; Quyết định 62/QĐ-BNN ngày 28/6/2007.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

            - Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

Phụ lục 2: Mẫu đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

( Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06  tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm.....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG)  GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã....)

 

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:............................................ Số Fax: .................................

Đang tiến hành các hoạt động........ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ..... đến.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động xin gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung:.........

- Vị trí của các hoạt động ............

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày..: tháng... năm..., đến ngày... tháng... năm....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

    Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

IV. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng kho, bến bãi, bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản; chôn phế thải, chất thải.

1. Trình tự thực hiện  

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân  nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

 Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

- Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời  hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW  phân cấp theo điểm b khoản 1- khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004; Quyết định 62/QĐ-BNN ngày 28/6/2007.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

 

Phụ lục 1: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng  4  năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi.  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)

 

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ..........................

- Vị trí của các hoạt động...................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép

(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

V. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý; hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ngày đêm.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân lập và gửi hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau: Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

- Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;

- Bản sao công chứng về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn cấp giấy phép: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND các tỉnh có thẩm quyền  cấp với trường hợp  xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ ngày đêm nhưng phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép là 5 năm

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

Phụ lục 3: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày 06 tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

XẢ NƯỚC THẢI  VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi).

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:...........................Fax..................................

Đề nghị được cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi (Tên  hệ thống công trình thuỷ lợi) do (tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí.............thuộc xã (phường, thị trấn)............., huyện (quận).........., tỉnh (thành phố)................ với các nội dung sau:

- Lưu lượng xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi:

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ  ... đến ....

- Chất lượng nước thải (có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép) được phép xả nước thải vào vị trí nói trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

Tên cơ quan xin cấp giấy phép

(kí  tên, đóng dấu)

VI. Tên thủ tục hành chính: Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý; hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ngày đêm.

1. Trình tự thực hiện   

Bước 1: Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Tổng cục Thủy lợi

Bước 2: Hoàn chỉnh hồ sơ:

- Trường hợp đề nghị gia hạn thì phải nộp hồ sơ trước khi giấy phép đã cấp hết hạn ba (3) tháng.

- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hiện trường và cấp giấy phép.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.

- Nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện

Hồ sơ gửi bằng hình thức sau:  Trực tiếp.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi theo mẫu (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

- Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép);

b) Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

4. Thời hạn giải quyết:

+ Thời hạn cấp giấy phép: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

- Tổ chức;

- Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND các tỉnh có thẩm quyền  cấp với trường hợp  xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng xả nhỏ hơn 1000m3/ ngày đêm nhưng phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Cơ quan phối hợp: Không

7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép

- Thời hạn của giấy phép: Không quá 3 năm.

8. Phí, lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Có (Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT).

10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

            - Quyết định 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 27/11/2004;

- Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày có hiệu lực 21/5/2011.

 

Phụ lục 4. Mẫu đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số  21 /2011/TT-BNNPTNT  ngày  06  tháng  4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên tổ chức, cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm.....

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG)

GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi).

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại:...........................Fax..................................

Đang xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi (Tên hệ thống công trình thuỷ lợi ) do (tổ chức,  cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí.............thuộc xã (phường, thị trấn)............., huyện (quận).........., tỉnh (thành phố)................theo giấy phép số .....ngày ....tháng....năm do (tên cơ quan cấp giấy phép), thời hạn sử dụng giấy phép từ .......đến...........

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục xả nước thải vào vị trí nói trên với các nội dung sau:

- Lưu lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thuỷ lợi: ..............

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ  ... đến ....

- Chất lượng nước thải (Có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

Tên cơ quan xin cấp giấy phép

(kí  tên, đóng dấu)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi