Quyết định 2982/QĐ-BTP 2023 công nhận hiệu quả áp dụng của sáng kiến cho cá nhân khối các đơn vị
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 2982/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2982/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/12/2023 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2982/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 2982/QĐ-BTP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến
cho cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2023
_______________
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Hội đồng Sáng kiến ngành Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong ngành Tư pháp của 08 sáng kiến cho 07 cá nhân khối các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Hội đồng sáng kiến ngành Tư pháp, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải); - Lưu: VT, TCCB. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Tịnh |
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH
CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
CHO CÁ NHÂN KHỐI ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: 2982/QĐ-BTP ngày 22 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
____________________
STT | HỌ VÀ TÊN, CHỨC VỤ, NƠI CÔNG TÁC | TÊN SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | NỘI DUNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG |
1. | Ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý | Đề xuất Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự | Nội dung: Các nội dung cơ bản của sáng kiến Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự lần đầu tiên được đề xuất và ban hành a. Về phạm vi thực hiện, hình thức, nhân lực, thời gian trực TGPL: Lần đầu tiên, Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, áp dụng với tất cả các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) và toàn bộ hệ thống Cơ quan điều tra của Công an nhân dân (cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an, thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan trinh sát điều tra thuộc Bộ Công an, thuộc Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện), các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, hệ thống cơ sở giam giữ thuộc Công an nhân dân (Trại giam, Trại tạm giam Bộ Công an, Trại tạm giam Công an cấp tỉnh, Nhà tạm giữ Công an cấp huyện), Công an cấp xã. Hình thức trực TGPL qua điện thoại 24/24 giờ. Người trực là trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL theo hợp đồng ký với Trung tâm. Người hỗ trợ trực là chuyên viên của Trung tâm, có đủ năng lực để tiếp nhận, hướng dẫn về thủ tục yêu cầu TGPL. b. Về cơ chế tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực hiện trực: - Đặt ra cơ chế cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ, Công an cấp xã: Khi phát hiện người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người thuộc diện được TGPL hoặc do họ tự nhận là người thuộc diện được TGPL thì gọi điện thông báo ngay cho người trực hoặc người hỗ trợ trực; cung cấp họ tên, số điện thoại, địa chỉ của người thân thích của họ (nếu có) cho người trực hoặc người hỗ trợ trực. - Sau khi tiếp nhận thông tin, người trực hoặc người hỗ trợ trực có trách nhiệm liên hệ ngay với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ để xác minh thông tin, hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục để được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý: + Trường hợp người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can không bị tạm giam, bị hại, đương sự trong vụ án hình sự, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể người trực hoặc người hỗ trợ trực hướng dẫn người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý. + Trường hợp người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam và không thuộc trường hợp quy định bào chữa từ khi kết thúc điều tra theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người trực phối hợp với Điều tra viên, cán bộ điều tra đang thụ lý, giải quyết vụ việc, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ để kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý. Phạm vi ảnh hưởng: Lần đầu tiên thiết lập cơ chế phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự trên toàn quốc từ cơ quan điều tra cấp Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, công an cấp xã, hệ thống cơ sở giam giữ và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Hiệu quả áp dụng: Sáng kiến đã được chấp nhận, ngày 24 tháng 11 năm 2023, Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự đã được Bộ Tư pháp và Bộ Công an tổ chức ký kết trực tiếp (Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA ngày 27/11/2023) thể hiện các nội dung của sáng kiến. |
2. | Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật. | Đề xuất giải pháp tổ chức rà soát hệ thống văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. | Nội dung: Trên cơ sở Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 11/8/2023 về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, tôi đã tập trung chỉ đạo Cục Kiểm tra văn bản QPPL tham mưu, xây dựng để trình Lãnh đạo Bộ trình Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ Công tác Kế hoạch hoạt động của Tổ, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Tổ, đồng thời chủ trì các cuộc họp của Tổ Công tác với sự tham dự của Lãnh đạo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, các thành viên Tổ Công tác, Lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan để triển khai, xem xét và hoàn thiện kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15. + Xác định đúng đắn và rõ ràng phạm vi, đối tượng rà soát, bao gồm: Các văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật (trừ Hiến pháp) còn hiệu lực đến thời điểm rà soát (gồm cả các văn bản đã được ban hành nhưng đến thời điểm rà soát chưa có hiệu lực, các văn bản có dự thảo văn bản thay thế hoặc sửa đổi đang trình Quốc hội, Chính phủ nhưng chưa được thông qua hoặc ký ban hành). + Xác định căn cứ, nguyên tắc, phương pháp rà soát + Đảm bảo sự tham gia, phối hợp hiệu quả, đồng bộ của các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương cấp tỉnh, các tổ chức, hiệp hội có liên quan trong quá trình rà soát và lấy ý kiến, hoàn thiện kết quả rà soát để xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Phạm vi ảnh hưởng: Việc tổ chức rà soát văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã huy động được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương. Quá trình rà soát có sự phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan. Các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương đã tổ chức rà soát cơ bản đầy đủ đối với những văn bản thuộc đối tượng và phạm vi rà soát. Việc tổng hợp, phân loại, nghiên cứu, cho ý kiến độc lập và việc đề xuất xử lý đối với kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, hiệp hội và phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp cơ bản được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, bài bản. Tiến độ rà soát, báo cáo Quốc hội đảm bảo đúng yêu cầu. Báo cáo của Chính phủ kết quả rà soát văn bản QPPL Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã được Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, được UBTVQH và các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả, Hiệu quả áp dụng: Các đề xuất đã được Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là Tổ trưởng) chấp thuận, chỉ đạo triển khai thực hiện trong quá trình tổ chức nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội và xây dựng Báo cáo số 587/BC-CP ngày 20/10/2023 của Chính phủ trình Quốc hội về Kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. |
3. | Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước | Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 vừa đảm bảo hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác đề ra”. | Nội dung: Thành lập Tổ thường trực phòng, chống Covid-19 gồm Cục trưởng, Chánh Văn phòng và luân phiên một số công chức, viên chức, người lao động nhằm đảm bảo tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao một cách phù hợp, linh hoạt. Bên cạnh đó, trên cơ sở chủ động, kịp thời nắm bắt, xác định mức độ nghiêm trọng và diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tôi đã chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid, chủ động làm việc tại nhà và xử lý công việc thông qua điện thoại, hòm thư công vụ, địa chỉ mail và các nền tảng công nghệ khác... đảm bảo bám sát chất lượng, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác. - Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành trong triển thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2021, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với điều kiện giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Với ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã đề ra, tôi đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục linh hoạt trong phương thức thực hiện các nhiệm vụ được giao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, hạn chế các hoạt động có tính chất tiếp xúc đông người, đảm bảo yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí. Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch công tác năm 2021, tôi đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục rà soát toàn bộ các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác, đề ra phương án triển khai phù hợp với từng nhiệm vụ: Đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về giãn cách xã hội; đối với các nhiệm vụ đặc thù, buộc phải tổ chức thực hiện tại địa phương như công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ tại chỗ... thì chỉ đạo các đơn vị rà soát, đề ra phương án phù hợp như ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện hoặc điều chỉnh thời gian triển khai khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát... - Đổi mới phương thức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong điều kiện phải giãn cách xã hội. Theo đó, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xây dựng Bộ công cụ, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các địa phương thông qua nền tảng công nghệ trực tuyến Zoom. Đến nay, hoạt động này đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút đông đảo cán bộ, công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước các Sở, ngành địa phương tham dự. Chủ động, tăng cường trao đổi, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm nắm bắt các thông tin về quản lý nhà nước, giải quyết bồi thường nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Phạm vi ảnh hưởng: Áp dụng trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước nhằm phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác bồi thường tại các Sở, ngành, địa phương. Hiệu quả áp dụng: Năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về việc hoãn, tạm dừng tổ chức các hoạt động tại địa phương nên một số nhiệm vụ được điều chỉnh thời gian hoàn thành đến đầu tháng 12 năm 2021. Tính đến nay, Cục Bồi thường nhà nước cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác năm 2021 với những kết quả tích cực |
4. | Ông Hà Ánh Bình, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam | Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Mạng xã hội Báo Pháp luật Việt Nam | Nội dung: Tham gia xây dựng đề án thành lập Trung tâm Mạng xã hội Báo Pháp luật Việt Nam; có sáng kiến giúp toà soạn mua được tên miền congdongphapluat.vn làm tên miền hoạt động của Mạng xã hội Báo Pháp luật Việt Nam. Phạm vi ảnh hưởng: Toàn ngành Tư pháp. Hiệu quả áp dụng: Trung tâm Mạng xã hội sau khi ra đời và hoạt động đã xây dựng được nhiều kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho Báo trên nhiều nền tảng Facebook, Tiktok, Youtube. Trong đó đáng chú ý Mạng xã hội Báo Pháp luật Việt Nam trên nền tảng Tiktok có hàng triệu lượt người theo dõi, tạo ra hàng triệu lượt xem. |
5. | Bà Hoàng Hải Yến, Trưởng phòng, Phòng Tổ chức - Hành chính, Văn phòng Bộ; | Sáng kiến “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hành chính của Văn phòng Bộ Tư pháp” | Nội dung: Công tác Tổ chức hành chính là thực hiện công tác quản lý công chức, người lao động, thi đua khen thưởng của Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ. Để công tác tổ chức hành chính trong Văn phòng đạt được hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao đòi hỏi phải thực hiện một số giải phải trọng tâm Mỗi cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan phải có ý thức và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, góp phần thực hiện các nhiệm vụ đã được Lãnh đạo Văn phòng giao .Với số lượng biên chế có hạn, khối lượng công việc nhiều muốn công tác tổ chức của Văn phòng nâng cao thì mỗi đồng chí phải đảm nhiệm nhiều công việc và tốc độ làm việc phải được tăng cường, phải tận tâm với công việc, hết việc chứ không hết giờ. Khi số lượng biên chế thấp hơn số lượng biên chế được giao, khi đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao của từng cán bộ, công chức và người lao động, luôn có ý thức và chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Công tác tổ chức hành chính của Văn phòng muốn làm tốt phải cần những cán bộ năng động, tận tâm, trách nhiệm đảm nhiệm được nhiều công việc. Công tác Tổ chức - Hành chính hiện nay trong các cơ quan là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao của đơn vị Văn phòng. Trong năm vừa qua, trong bối cảnh đại dịch Covid diễn biến phức tạp, công tác Tổ chức - Hành chính của Văn phòng chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid do cán bộ, công chức phải nghỉ giãn cách, thay phiên nhau đi làm trong khi khối lượng công việc được giao ngày càng nhiều, chính vì thế khi thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn nên cần có giải pháp nâng cao đổi mới công tác tổ chức hành chính để nâng cao hiệu quả công việc. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi đã xây dựng sáng kiến “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hành chính của Văn phòng Bộ Tư pháp” Phạm vi ảnh hưởng: Toàn ngành Tư pháp. Hiệu quả hiệu áp dụng: Thực hiện công việc hiệu quả, khoa học và chủ động trong công việc. |
|
| Giải pháp ứng dụng số hóa trong công tác lưu trữ tại Văn phòng Bộ Tư pháp | Nội dung: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Bộ Tư pháp đã sản sinh ra một khối lượng lớn tài liệu, trong khi hàng năm lượng tài liệu luôn tăng, nhu cầu tra cứu những hồ sơ tài liệu về các lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp quản lý hiện nay lại rất lớn, với đòi hỏi thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tra cứu thông tin dữ liệu đều được quy định cụ thể thời gian giải quyết nhanh, chính xác. Nếu tài liệu lưu trữ ở dạng lộn xộn, bó gói chưa được hệ thống, sắp xếp, chỉnh lý khoa học và số hoá thì không những gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng tài liệu mà còn khó khăn cho công tác bảo quản an toàn cho tài liệu; gây lãng phí về diện tích kho tàng và trang thiết bị bảo quản tài liệu. Đặc biệt, tình trạng tài liệu lưu trữ tồn đọng, tích đống không được tổ chức quản lý khoa học và bảo quản đúng quy định dẫn đến bị mất mát, mối mọt và côn trùng phá hủy gây tổn thất nghiêm trọng đối với việc thực thi pháp luật về lưu trữ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chính trị và thực chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, đặc biệt đối với những tài liệu quý hiếm, có độ mật và giá trị cao. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tôi xây dựng sáng kiến “ Giải pháp ứng dụng số hóa trong công tác lưu trữ tại Văn phòng Bộ Tư pháp ” một cách khoa học nhằm đưa tài liệu ra phục vụ khai thác, sử dụng, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và hiện đại là việc làm có ý nghĩa cấp bách và rất quan trọng đối với công tác lưu trữ, đây là công việc có tính quyết định đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 về việc tăng cường lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Chậm nhất đến hết năm 2021, các ngành, các cấp giải quyết dứt điểm tài liệu được hình thành từ năm 2015 trở về trước đang bó gói, tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức ”. Do vậy, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về Lưu trữ, thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, giải quyết dứt điểm tình trạng tồn tại, hạn chế của công tác lưu trữ tài liệu là góp phần đẩy nhanh công cuộc cải cách thủ tục hành chính nhà nước, từng bước tiếp cận với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự đầu tư đúng hướng và hiệu quả của sáng kiến này Phạm vi ảnh hưởng: Toàn ngành Tư pháp. Hiệu quả áp dụng: Tạo điều kiện để quản lý và lưu trữ tài liệu lưu trữ bằng công nghệ số, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của việc quản lý thông tin, tài liệu lưu trữ trong bối cảnh Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính. - Thiết lập hệ thống quản lý tài liệu điện tử hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan. - Đồng nhất các loại hình tài liệu, kéo dài tuổi thọ của tài liệu lưu trữ nền giấy, giảm bớt thời gian, tăng độ chính xác khi xử lý thông tin, tự động cập nhật thay đổi thông tin, nâng cao hiệu quả trong xử lý các quy trình nghiệp vụ về công tác lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh thông qua việc quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử. - Tận dụng và phát huy tối đa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có của các cơ quan trong quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử. |
6. | Ông Ninh Văn Sinh, Thẩm tra viên Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự. | Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo cấp trên giao trong công tác Thi hành án dân sự, theo dõi Thi hành án hành chính. | Nội dung: - Nhiệm vụ, quyền hạn theo dõi, đôn đốc: (i) Văn phòng: theo dõi, đôn đốc và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc; phối hợp tham mưu, đề xuất phương án giải quyết những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ; (ii) các cơ quan, đơn vị trong Hệ thống THADS: chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. - Nội dung theo dõi, đôn đốc: Theo dõi, đôn đốc việc cập nhật nội dung thông tin các nhiệm vụ trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi; Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; Theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; Theo dõi, đôn đốc việc tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ. - Hình thức theo dõi, đôn đốc: Thông qua Hệ thống văn bản và điều hành, Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, Qua tin nhắn SMS, điện thoại, thư điện tử, fax..., qua làm việc trực tiếp, kiểm tra. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ: Định kỳ tại các cuộc họp giao ban của đơn vị hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Cục, Chi cục, Văn phòng/công chức kiêm nhiệm công tác văn phòng xây dựng báo cáo rà soát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị. - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ: thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo Quy chế về kiểm tra công tác THADS (ban hành kèm theo Quyết định số 171/QĐ-TCTHADS ngày 25/01/2019 của Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS) và kế hoạch kiểm tra hằng năm của đơn vị. Phạm vi ảnh hưởng:Toàn ngành Tư pháp. Hiệu quả áp dụng: Góp phần đảm bảo các nhiệm vụ lãnh đạo cấp trên giao được triển khai nghiêm túc, kịp thời, đúng hạn, công khai, minh bạch bảo đảm tuân thủ Quy chế làm việc và các quy định có liên quan; bảo đảm tính chủ động, phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cá nhân có liên quan trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp được liên tục, thông suốt; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương. |
7. | Bà Phạm Thị Ngọc Diễm, Kế toán viên, Phòng Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Luật Hà Nội | Giải pháp Cải tiến một số quy trình trong công tác chuyên môn. | Nội dung: Vận dụng ứng dụng công nghệ trong thanh toán dịch vụ công (năm 2021); số hóa dữ liệu trong kiểm soát chứng từ (năm 2022); cải tiến quy trình thanh toán và hạch toán chứng từ thanh toán qua tài khoản thanh toán tại BIDV (năm 2023). Phạm vi ảnh hưởng: Toàn ngành Tư pháp. Hiệu quả áp dụng: Năm 2021, Nhờ sử dụng được ứng dụng này, việc thanh toán dịch vụ công đã giảm tải được công tác chuyển các chứng từ giấy ra kho bạc giúp cho công tác thanh toán được nhanh chóng hơn rất nhiều. Việc thanh toán qua kho bạc có sự thay đổi lớn - đó là áp dụng hình thức thanh toán qua dịch vụ công. Năm 2022, số lượng chứng từ thanh toán qua chuyển khoản (qua cả ngân hàng và kho bạc) tăng rất nhiều do quy định hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Để kiểm soát chặt chẽ chứng từ nộp thanh toán, việc thanh toán cho đơn vị đối tác, đã được thực hiện số hóa dữ liệu từ khâu nhận chứng từ. Qua công tác số hóa này, có thể kiểm tra được số lượng chứng từ nộp, thời gian thanh toán và rất thuận tiện trong việc truy vấn thanh toán, rút ngắn được thời gian kiểm soát chu trình thanh toán của hồ sơ đã nhận. Năm 2023, để thuận tiện cho việc thanh toán, đã làm việc và đặt hàng với bên cung cấp dịch vụ phần mềm cài đặt và liên kết giữa việc lập lệnh Ủy nhiệm chi và chuyển hạch toán ủy nhiệm chi thành chứng từ kế toán. Qua đó, có thể hạch toán ghi sổ được nhanh chóng, rút ngắn được thời gian nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. |