Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV 2023 công bố TTHC sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV

Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:174/QĐ-BNN-BVTVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành:09/01/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bãi bỏ nội dung thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Ngày 09/1/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, bãi bỏ các nội dung công bố đối với 04 thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 4756/QĐ-BNN-BVTV bao gồm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón và Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Đồng thời, bãi bỏ các nội dung công bố đối với 03 thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 151/QĐ-BNN-TT gồm có: Cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Số: 174/QĐ-BNN-BVTV

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ TRỒNG TRỌT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

__________________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ- CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Cục trưởng Cục Trồng trọt.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có danh mục kèm theo).
Các thủ tục hành chính công bố sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này được quy định tại Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
1. Bãi bỏ các nội dung công bố đối với 04 thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 4756/QĐ-BNN-BVTV ngày 12/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
2. Bãi bỏ các nội dung công bố đối với 03 thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 151/QĐ-BNN-TT ngày 09/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:
- Cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
- Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại;
- Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng).
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cơ quan, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (bản PDF);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ;
- Trung tâm Tin học và Thống kê;
- Lưu: VT, TT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ TRỒNG TRỌT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-BNN-BVTV ngày     tháng     năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1.

1.005346

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Nghị định số 130/2022/NĐ- CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật

2.

1.005341

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Nghị định số 130/2022/NĐ- CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật

3.

1.007998

Cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Trồng trọt

Cục Trồng trọt

4.

1.007994

Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại.

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Trồng trọt

Cục Trồng trọt

5.

1.007999

Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng).

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Trồng trọt

Cục Trồng trọt

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1.

1.005336

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính

2.

2.001523

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

Bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập biên bản kiểm tra.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm.

h) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón): 6.000.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 3.000.000 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP);

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón (Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

- Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

- Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 41 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 4, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 17, Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

                 Số: ………..

, ngày ……… tháng ……… năm ………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Tên cơ sở : …………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ………………Fax: ……………E-mail: ….………………………………

4. Địa điểm sản xuất phân bón:……………………………………………………………

5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số ............ngày……….. Nơi cấp…………………………………………………………

6. Văn bản chứng minh có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (ghi cụ thể tên, số ký hiệu, thời gian ban hành văn bản):

……………………………………………………………………………………………….…..

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

                  □ Sản xuất phân bón

                  □ Đóng gói phân bón

Hình thức cấp:

                  □ Cấp mới

                  □ Cấp lại (lần thứ: ………)

Lý do cấp lại……………………………………………………...………………………

Hồ sơ gửi kèm: …………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)


 

 

Mẫu số 09

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ……… tháng ……… năm

 

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên tổ chức, cá nhân:..................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ..........................................Fax: ....................................................................

E-mail: ........................................... Website: .................................................................

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

Họ và tên: .......................................................................................................................

Chức danh:......................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:...ngày cấp:…/…/…nơi cấp:..

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ............................... Fax: ............................ E-mail: ......................................

3. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:

Họ và tên: .......................................................................................................................

Chức danh:......................................................................................................................

Điện thoại: ..........................Fax: ................................. E-mail: ......................................

II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng:

- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)

- Diện tích nhà xưởng (m2): trong đó:

+ Khu vực sản xuất (m2):................................................................................................

+ Khu vực kho nguyên liệu (m2): ...................................................................................

+ Khu vực kho thành phẩm (m2): ..........................................................................

2. Thống kê dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón:

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Nguồn gốc

I

Dây chuyền 1

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

II

Dây chuyền 2

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

....

 

 

 

3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)

4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất:.......................................................................

5. Lao động trực tiếp sản xuất phân bón (dự kiến):.........................................................

6. Loại phân bón, công suất đăng ký sản xuất

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Công suất

Phương thức sử dụng

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

….

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

7. Kiểm soát chất lượng

□ Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025

□ Có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (Tên tổ chức thử nghiệm…………………………)

8. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (Tên tổ chức chứng nhận………………………………………)

9. Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh (nếu có): ………………………………………

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu số 10

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

 

Điều kiện sử dụng Giấy chứng nhận

1. Lưu Giấy chứng nhận tại trụ sở chính và xuất trình Giấy chứng nhận khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận.

3. Không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận.

4. Không được sản xuất ngoài địa điểm sản xuất đã được quy định.

5. Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật khi có sự thay đổi điều kiện hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất phân bón.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Số: ………/GCN-…………….

 

Ngày …… tháng …… năm ……

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

........, ngày ......... tháng ….. năm …..

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Số: ………/GCN-…………….
…………….…………(1)

 

Tên tổ chức cá nhân: …………….…………….…………….…………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………….…………….…………….………………

Điện thoại: ………………. Fax: ……………. Email: …………………..

Địa chỉ sản xuất: …………….…………….…………….………………….

Mã số doanh nghiệp: …………….…………….…………….…………….

 

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

1. Hình thức sản xuất

□ Sản xuất phân bón

□ Đóng gói phân bón

2. Công suất sản xuất

Tổng công suất: ……………………………………………………………

Phân bón vô cơ: ……………………………………………………………

Phân bón hữu cơ: …………………………………………………………

Phân bón sinh học: ……………………………………………………….

 

3. Loại phân bón sản xuất:

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng …… năm … đến ngày …… tháng …… năm ………

Giấy chứng nhận này hủy bỏ và thay thế Giấy chứng nhận/Giấy phép sản xuất phân bón số ……… ngày …… tháng …… năm ………

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (2);
- Lưu: VT, ……………

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)




 

 

 

_____________

(1) Cấp lại lần thứ …… (nếu có)

(2) Lãnh đạo cơ quan cấp (trường hợp cấp lại)

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

Hồ sơ gồm:

(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn:

* Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

* Trường hợp hồ sơ không thay đổi: Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).

(iii) Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

(iv) Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

(v) Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP;

- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết:

- 25 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

- 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Thời hạn hiệu lực:

+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón: Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm.

+ Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận: Thời hạn Giấy chứng nhận theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.

h) Phí, lệ phí:

- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón): 2.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.

- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 1.200.000 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón (Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:

- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

- Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

- Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

- Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 41 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 4, Điều 13, Điều 16, Điều 17, Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

, ngày …… tháng …… năm ………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Tên cơ sở : …………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………

3. Điện thoại: ………………Fax: ……………E-mail: ….………………………………

4. Địa điểm sản xuất phân bón:……………………………………………………………

5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số ............ngày……….. Nơi cấp…………………………………………………………

6. Văn bản chứng minh có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (ghi cụ thể tên, số ký hiệu, thời gian ban hành văn bản):

……………………………………………………………………………………………….…..

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Loại hình sản xuất:

                  □ Sản xuất phân bón

                  □ Đóng gói phân bón

Hình thức cấp:

                  □ Cấp mới

                  □ Cấp lại (lần thứ: ………)

Lý do cấp lại……………………………………………………...………………………

Hồ sơ gửi kèm: …………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)


 

 

Mẫu số 09

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày …… tháng …… năm

 

BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tên tổ chức, cá nhân:..................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ..........................................Fax: ....................................................................

E-mail: ........................................... Website: .................................................................

2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

Họ và tên:........................................................................................................................

Chức danh:......................................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:...ngày cấp:…/…/…nơi cấp:..

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại: ...............................Fax: ............................ E-mail: ......................................

3. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:

Họ và tên:........................................................................................................................

Chức danh:......................................................................................................................

Điện thoại: ..........................Fax: ................................. E-mail: ......................................

II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT

1. Nhà xưởng:

- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)

- Diện tích nhà xưởng (m2): trong đó:

+ Khu vực sản xuất (m2):................................................................................................

+ Khu vực kho nguyên liệu (m2): ...................................................................................

+ Khu vực kho thành phẩm (m2): ..........................................................................

2. Thống kê dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón:

STT

Tên máy móc, thiết bị

Công suất

Nguồn gốc

I

Dây chuyền 1

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

….

 

 

 

II

Dây chuyền 2

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

....

 

 

 

3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)

4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất:.......................................................................

5. Lao động trực tiếp sản xuất phân bón (dự kiến):.........................................................

6. Loại phân bón, công suất đăng ký sản xuất

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Công suất

Phương thức sử dụng

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

….

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

7. Kiểm soát chất lượng

□ Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025

□ Có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (Tên tổ chức thử nghiệm …………………………)

8. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (Tên tổ chức chứng nhận ………………………………………)

9. Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh (nếu có): ..........................................

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu số 10

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

 

Điều kiện sử dụng Giấy chứng nhận

1. Lưu Giấy chứng nhận tại trụ sở chính và xuất trình Giấy chứng nhận khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận.

3. Không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận.

4. Không được sản xuất ngoài địa điểm sản xuất đã được quy định.

5. Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật khi có sự thay đổi điều kiện hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất phân bón.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Số: ………/GCN-…………….

 

Ngày …… tháng …… năm ……

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..........., ngày .......... tháng …. năm ….

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

 

Số: ………/GCN-…………….
…………….…………(1)

 

Tên tổ chức cá nhân: …………….…………….…………….…………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………….…………….…………….………………

Điện thoại: ………………. Fax: ……………. Email: …………………..

Địa chỉ sản xuất: …………….…………….…………….………………….

Mã số doanh nghiệp: …………….…………….…………….…………….

 

Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

1. Hình thức sản xuất

□ Sản xuất phân bón

□ Đóng gói phân bón

2. Công suất sản xuất

Tổng công suất: ……………………………………………………………

Phân bón vô cơ: ……………………………………………………………

Phân bón hữu cơ: …………………………………………………………

Phân bón sinh học: ……………………………………………………….

 

3. Loại phân bón sản xuất:

STT

Loại phân bón

Dạng phân bón

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng …… năm … đến ngày …… tháng …… năm ………

Giấy chứng nhận này hủy bỏ và thay thế Giấy chứng nhận/Giấy phép sản xuất phân bón số ……… ngày …… tháng …… năm ………

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (2);
- Lưu: VT, ……………

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)




 

 

 

_____________

(1) Cấp lại lần thứ …… (nếu có)

(2) Lãnh đạo cơ quan cấp (trường hợp cấp lại)

II. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

- Bước 3: Cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

(i) Trường hợp cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ của cơ sở. Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm theo Mẫu số 03.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP; trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

(ii) Trường hợp cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 04.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ- CP. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Hồ sơ cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:

+ Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 01.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

+ Bản sao văn bng, chứng chỉ của người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm.

+ Tài liệu chứng minh địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.

- Hồ sơ cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:

+ Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 02.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;

+ Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức khảo nghiệm trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trường hợp cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm: Thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ của cơ sở.

- Trường hợp cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 03.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;

- Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (cấp lại) theo Mẫu số 04.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ- CP;

- Đăng tải Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng trên Website của Cục Trồng trọt.

h) Lệ phí: Chi phí thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (Mẫu số 01.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ- CP);

- Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (Mẫu số 02.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về cây trồng, bảo vệ thực vật, sinh học;

- Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp để thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng đối với loài cây trồng được khảo nghiệm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 21 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

Mẫu số 01.KN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

..., ngày... tháng ... năm ...

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tên tổ chức đề nghị: ............ ........................... .....................................

Địa chỉ: .......................................................................................................

Điện thoại:.............. Fax:.............. ............E-mail: ....................................

2. Loài cây trồng đề nghị được tiến hành khảo nghiệm:

3. Nội dung khảo nghiệm

- Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định: □

- Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng diện hẹp trên đồng ruộng: □

- Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng diện rộng trên đồng ruộng: □

- Khảo nghiệm có kiểm soát: □

4. Vùng khảo nghiệm:

5. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:

a) Đất đai

- Địa điểm.................................................................................................

- Diện tích (ha) ..........................................................................................

- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê...) .......................................

- Địa hình: (dốc, đồi núi, đồng bằng, ven biển...) .....................................

- Loại đất, thành phần cơ giới: (đất ruộng, đất bãi, đất đồi) ......................

- Tưới tiêu: (tự chảy, bằng máy) ...............................................................

b) Nhà lưới

- Địa điểm..................................................................................................

- Diện tích (ha) ...........................................................................................

c) Nhà kính

- Địa điểm................................................................................................

- Diện tích (ha) .........................................................................................

d) Trang thiết bị

- Thiết bị chung: ........................................................................................

- Thiết bị chuyên ngành: ..........................................................................

đ) Nhân viên kỹ thuật

TT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Thời gian, công tác chuyên môn

1

Tiến sỹ

 

 

2

Thạc sỹ

 

 

3

Kỹ sư

 

 

4

Cán bộ kỹ thuật (Trung cấp)

 

 

5

Công nhân kỹ thuật

 

 

Tổng số

 

 

6. Văn bản gửi kèm hồ sơ gồm:

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin nêu trên và thông tin trong các văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng./.

 

 

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và đóng dấu)


 

 

Mẫu số 02.KN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

..., ngày ... tháng... năm ...

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Tên tổ chức đề nghị: ............................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................

Điện thoại:................ Fax: ........................ E-mail:......................................

2. Số Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đã cấp:... ngày ... tháng... năm... (kèm theo bản photo Quyết định nếu có):....

3. Lý do đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:.............

4. Văn bản kèm theo (đối với trường hợp cấp lại do thay đổi thông tin ghi trong Quyết định) gồm:

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin nêu trên và thông tin trong các văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng./.

 

 

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và đóng dấu)


 

 

Mẫu số 03.KN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-TT-...

Hà Nội, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm

CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT

Căn cứ Quyết định số ... /QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân tại văn bản số...................... ngày ... tháng ... năm...;

Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận tổ chức ...................................................... đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng.

Loài cây trồng khảo nghiệm:............................

Nội dung khảo nghiệm:........................

Vùng khảo nghiệm:...............................

Điều 2. Tổ chức khảo nghiệm có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều...;
- ...;
- Lưu: VT,....

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)


 

 

Mẫu số 04.KN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-TT-...

Hà Nội, ngày tháng năm

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm

CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT

Căn cứ Quyết định số ... /QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ...;

Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của...,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp lại Quyết định công nhận tổ chức ……………………………………… đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng.

Loài cây trồng khảo nghiệm:....................

Nội dung khảo nghiệm:.....................

Vùng khảo nghiệm:........................

Điều 2. Tổ chức khảo nghiệm có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều...;
- ...;
- Lưu: VT,....

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)


 

2. Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Đăng tải Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo Phụ lục III Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

- Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.

- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng trên Website của Cục Trồng trọt.

- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng: 12 tháng kể từ ngày cấp

h) Lệ phí: Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo Phụ lục III Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02 XK Phụ lục VIII Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 28 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

- Điều 11 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

, ngày tháng năm

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt

1. Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống: …………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại ………..………. Fax ………………. Email ……………………….............

2. Mã số doanh nghiệp/mã số dự án đầu tư/ số căn cước công dân:

3. Thông tin về giống xuất khẩu:

TT

Tên giống

Tên khoa học

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...)

Đơn vị Tính

Số lượng xuất

Nơi nhập

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

- Lần xuất khẩu: □ Lần đầu         □ Lần thứ ……..

- Mục đích xuất khẩu:

Nghiên cứu              

Khảo nghiệm

Quảng cáo

Triển lãm

Trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại

□ Mục đích khác: ………………………………………………………………..

- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập danh sách kèm theo):….

- Cửa khẩu xuất: ………………………………………………………………………...

- Thời hạn xuất khẩu ………………………..…………………………………………..

Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)


 

 

Mẫu số 02.XK

TỜ KHAI KỸ THUẬT

(Kèm theo Đơn đề nghị xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống: ……………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………

- Điện thoại/Fax/Email: ……………………………………………………..

2. Thông tin về giống

- Tên giống:

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa: ……………………

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………….

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu:

+ □ Cây trồng lâu năm

+ □ Cây trồng hàng năm

+ Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả...); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:

- Bộ phận sử dụng:

Thân □ Lá □ Rễ □ Củ □ Hoa □ Quả □ Hạt

- Giá trị sử dụng:

Làm lương thực, thực phẩm

Làm dược liệu

Thức ăn chăn nuôi

Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Cải tạo môi trường

Các giá trị khác (ghi rõ):

3. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng xuất khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có).

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

 

 

…, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu số 03.XK

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /GPX/NK-TT-…

Hà Nội, ngày … tháng … năm

 

GIẤY PHÉP XUẤT/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng số ... ngày ... tháng ... năm ... của ………………………………………………..

Cục Trồng trọt đồng ý để xuất/nhập khẩu giống cây trồng như sau:

TT

Tên giống

Tên khoa học

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...)

Đơn vị tính

Số lượng nhập/xuất

Nơi xuất/ nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Mục đích xuất/nhập khẩu: …………………………………………….

Địa điểm xuất/nhập khẩu: ……………………………………………….

Ghi chú: ……………………………………………………………………

- Việc xuất/nhập khẩu giống trên, ………………….. phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.

- …………………………… có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất/nhập khẩu và sử dụng giống trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).

* Giấy phép chỉ có giá trị đối với lô hàng đề nghị cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn 12 tháng.

 

 

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)


 

3. Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế (bao gồm cả cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng).

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt.

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 4: Đăng tải Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.

- Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng trên Website của Cục Trồng trọt.

- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng: 12 tháng kể từ ngày cấp.

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX Nghị định số 94/2019/NĐ-CP.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 29 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 12 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

                            

Mẫu số 01.NK

TÊN TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

, ngày tháng năm

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống: …..………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………

- Điện thoại/Fax/Email: …………….…………………………………………...

- Thông tin về giống nhập khẩu:

TT

Tên giống

Tên khoa học

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...)

Đơn vị tính

Số lượng nhập

Nơi xuất

Tổng

 

 

 

 

 

- Lần nhập khẩu:

Lần đầu         □ Lần thứ ...

- Mục đích nhập khẩu:

Nghiên cứu               □ Khảo nghiệm              □ Quảng cáo

Triển lãm                   □ Trao đổi quốc tế

□ Mục đích khác: ……………………………………………….

- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập danh sách kèm theo):

- Cửa khẩu nhập: ..………………………………………………………………

- Thời hạn nhập khẩu …………………………………………………………….

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan:

Tờ khai kỹ thuật

Giấy chứng nhận ĐKKD

Giấy tờ khác

- Chúng tôi xin cam kết:

+ Giống cây trồng đề nghị nhập khẩu trên không thuộc nhóm cây có chứa chất ma túy; không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt. Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.

 

 

…, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu số 02.NK

TỜ KHAI KỸ THUẬT

(Kèm theo Đơn đề nghị nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...)

1. Thông tin về tổ chức, cá nhân

- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu: ………………………………..

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………

- Điện thoại, Fax, Email: ………………………………………………………

2. Thông tin về giống cây trồng

- Tên giống:

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về: .........

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………….

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu:

+ □ Cây trồng lâu năm                                       + □ Cây trồng hàng năm

+ Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả...); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:

- Bộ phận sử dụng:

Thân □ Lá □ Rễ □ Củ □ Hoa □ Quả □ Hạt

- Giá trị sử dụng:

Làm lương thực, thực phẩm                           □ Làm dược liệu

Thức ăn chăn nuôi                  □ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Cải tạo môi trường

Các giá trị khác (ghi rõ):

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)

- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...): ………..….……

- Thời vụ trồng: ……………………………………………………………

- Mật độ, lượng giống/ha: ………………...……………………………….

- Sâu bệnh hại chính: ……………...………………………………………

4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có).

Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.

 

 

…, ngày … tháng … năm …
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

Mẫu số 03.XK

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /GPX/NK-TT-…

Hà Nội, ngày … tháng … năm

 

GIẤY PHÉP XUẤT/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng số ... ngày ... tháng ... năm ... của ………………………………………………..

Cục Trồng trọt đồng ý để xuất/nhập khẩu giống cây trồng như sau:

TT

Tên giống

Tên khoa học

Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...)

Đơn vị tính

Số lượng nhập/xuất

Nơi xuất/ nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Mục đích xuất/nhập khẩu: …………………………………………….

Địa điểm xuất/nhập khẩu: ……………………………………………….

Ghi chú: ……………………………………………………………………

- Việc xuất/nhập khẩu giống trên, ………………….. phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.

- …………………………… có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất/nhập khẩu và sử dụng giống trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).

* Giấy phép chỉ có giá trị đối với lô hàng đề nghị cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn 12 tháng.

 

 

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)


 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện thủ tục hành chính

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 500.00 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Điều 4, Điều 13, Điều 15, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130 /2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………..

…………, ngày …… tháng …… năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: ………………………………………1

1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật: ................................................................

Điện thoại: .......................... Fax:...........................E-mail: ............................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: số............ ngày cấp: .............. nơi cấp: ......

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):..............................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số……….…….ngày ………………………… Nơi cấp …………………………………………………………………………………….

4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: số…………ngày……….Nơi cấp: ………………………………………2

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp               □ Cấp lại (lần thứ: )

Lý do cấp lại ...................................................................................................................

Hồ sơ gửi kèm: ……………………………………………………………………….

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)


 

___________________

1 Tên cơ quan có thẩm quyền

2 Không phải kê khai nội dung này đối với trường hợp trong thành phần hồ sơ đã có bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

 

Mẫu số 11

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
…………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……………, ngày …… tháng …… năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Số: ……………/GCN-BBP

Tên tổ chức, cá nhân: ...................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ....................................... Fax. ........................................................

Mã số doanh nghiệp (nếu có):......................................................................

Người đại diện của tổ chức, cá nhân:...........................................................

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:..... ngày cấp: .........Nơi cấp:.....

Được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

 

 

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)


 

____________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).

- Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.

Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hồ sơ gồm:

(i) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).

(ii) Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

(iii) Trường hợp thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

Quy định về các loại thành phần hồ sơ:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

d) Thời hạn giải quyết:

- 13 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).

- 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện thủ tục hành chính.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.

h) Phí, lệ phí:

Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 200.00 đồng/01 cơ sở/lần.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;

- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018;

- Điều 4, Điều 13, Điều 16, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;

- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỀ NGHỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

…………, ngày ……… tháng ……… năm

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Kính gửi: …………………………3

1. Tên cơ sở: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Tên chủ cơ sở/người đại diện theo pháp luật: ................................................................

Điện thoại: .......................... Fax:...........................E-mail: ............................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: số............ ngày cấp: .............. nơi cấp: ......

2. Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón (nếu có):..............................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/ Giấy chứng nhận tổ chức Khoa học và Công nghệ: số……….…….ngày Nơi

cấp……………………………………………………………………………………………….

4. Giấy chứng nhận tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón của người trực tiếp buôn bán phân bón: số…………ngày……….Nơi cấp: ………………………………………4

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

□ Cấp               □ Cấp lại (lần thứ: )

Lý do cấp lại ...................................................................................................................

Hồ sơ gửi kèm: ……………………………………………………………………….

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký số)


 

____________________

3 Tên cơ quan có thẩm quyền

4 Không phải kê khai nội dung này đối với trường hợp trong thành phần hồ sơ đã có bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

 

Mẫu số 11

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
…………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……………, ngày …… tháng …… năm

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN

Số: …………../GCN-BBP

Tên tổ chức, cá nhân:.............................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................

Điện thoại: ........................................... Fax. ..............................................................

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ...............................................................................

Người đại diện của tổ chức, cá nhân: ....................................................................

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ........... ngày cấp: ...........Nơi cấp: ......

Được chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

 

 

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu)


 

___________________

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền

I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi