Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP 2023 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước của BNNPTNT

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP

Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1343/QĐ-BNN-VPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
04/04/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 04/4/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, các thủ tục hành chính cấp Trung ương được công bố bao gồm: trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật: thủ tục công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;…

Cụ thể, đối với thủ tục công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được thực hiện trong các trường hợp như là: Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật từ hai tỉnh trở lên; phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;…

Đồng thời, trong lĩnh vực Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có các thủ tục sau: Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi; Thẩm định đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP tại đây

tải Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1343/QĐ-BNN-VP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

________

Số: 1343/QĐ-BNN-VP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Quyết định số 4075/QĐ-BNN-VP ngày 26/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Lãnh đạo Bộ;

- Các đơn vị thuộc Bộ;

- Cổng Thông tin điện tử của Bộ;

- Báo Nông nghiệp Việt Nam;

- Lưu: VT, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hoàng Hiệp

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

_____________

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Căn cứ pháp lý

Trang

A.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

12

I.

Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

 

 

 

12

1

Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Điều 4, 5 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

12

2

Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 19 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Điều 6 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

20

3

Tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 35 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Điều 8, 10, 11, 12

Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

25

4

Tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 35 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Điều 9, 11, 13 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

26

5

Quyết định việc hỗ trợ chống dịch hại thực vật và triển khai việc hỗ trợ chống dịch

Bảo vệ thực vật

Thủ tướng

Chính phủ

Điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

27

6

Quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch

Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 20 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

28

7

Quyết định về số lượng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia

Bảo vệ thực vật

Thủ tướng

Chính phủ

Điều 20 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

29

II.

Lĩnh vực Chăn nuôi

 

 

 

30

1

Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 3 Điều 5 Luật Chăn nuôi

30

2

Đánh giá, xếp hạng, công bố năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi của các tổ chức

Chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

Điều 13 Thông tư

20/2019/TT-BNNPTNT

30

3

Kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.

Chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 5 Nghị định

13/2020/NĐ-CP

31

4

Cập nhật, công bố giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng

Chăn nuôi

Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khoản 2 Điều 76

Luật Chăn nuôi

32

5

Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu

Chăn nuôi

Thủ tướng Chính phủ

Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

32

III.

Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

34

1

Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương

Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điểm đ, e khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP

34

IV.

Lĩnh vực Nông thôn mới

 

 

 

35

1

Công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 2 Điều 3; Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

35

2

Công nhận và công bố cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 2 Điều 3; Điều 17, 18, 19, 20 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

65

3

Thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ

Điều 26, 27, 28 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

79

4

Thu hồi quyết định công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ

Điều 29, 30, 31 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

89

V.

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

96

1

Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

Lâm nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

- Điều 12 Luật Lâm nghiệp;

- Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về quy hoạch;

- Nghị định số

37/2019/NĐ-CP

96

2

Thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

Lâm nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP

99

3

Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

Lâm nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 3, 4 Điều 17

Nghị định số

156/2018/NĐ-CP

102

4

Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Lâm nghiệp

Thủ tướng Chính phủ

Điều 33 Nghị định

số 156/2018/NĐ-CP

104

VI.

Lĩnh vực Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

105

1

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi

Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Khoản 1 Điều 16 Thông tư số

31/2015/TT-BNNPTNT

105

2

Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn

Điều 10 Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015

110

3

Thẩm định đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương

Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Bộ Nông nghiệp và

Phát triển

nông thôn

Chương III Quyết định số 4070/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015

111

VII.

Lĩnh vực Thủy lợi; Đê điều và Phòng, chống thiên tai

118

1

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Thủ tướng

Chính phủ

Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai

118

2

Cập nhật, điều chỉnh Chiến lươc quốc gia về phòng, chống thiên tai kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Thủ tướng

Chính phủ

Khoản 1, khoản 4 Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai

118

3

Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Thủ tướng

Chính phủ

- Điểm c khoản 7 Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai;

- Điểm c khoản 10 Điều 1 Luật phòng, chống thiên tai và đê điều sửa đổi 2020

119

4

Phê duyệt quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Thủy lợi; Đê điều và phòng, chống thiên tai

Thủ tướng

Chính phủ

- Khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Luật Đê điều;

- Khoản 6, 11 Điều

13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Thủy lợi;

- Luật Quy hoạch;

- Khoản 3, 4, 5 Điều

5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Nghị định số 53/2019/NĐ-CP;

120

5

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Thủy lợi; Đê điều và phòng, chống thiên tai

Thủ tướng Chính phủ

- Khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Luật Đê điều;

- Khoản 6, 11 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Thủy lợi;

- Luật Quy hoạch;

- Điều 17, 18, 19 Nghị định số 53/2019/NĐ-CP;

124

6

Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước

Thủy lợi;

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn

- Luật Quy hoạch;

- Luật Thủy lợi;

- Khoản 1, 2 Điều 5;

6, 7, 8 Nghị định số

53/2019/NĐ-CP.

129

7

Phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn

- Điều 2 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP;

- Khoản 1, 2 Điều 11

Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT;

- Công văn số

620/TCTL ngày

27/6/2011 của Tổng cục Thủy lợi

131

8

Điều chỉnh phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn

- Điều 2 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP;

- Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT;

- Công văn số 620/TCTL ngày 27/6/2011 của Tổng cục Thủy lợi.

131

9

Chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 3 Thông tư số

04/2021/TT-BNNPTNT

132

10

Thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao nơi chưa có công trình xây dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đê điều và phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 4 Thông tư số

04/2021/TT-BNNPTNT

134

11

Phê duyệt chiến lược thủy lợi

Thủy lợi

Thủ tướng

Chính phủ

Khoản 3 Điều 10 Luật Thủy lợi năm 2017

136

12

Quyết định hỗ trợ kinh phí ngân sách trung ương cho các địa phương bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

Thủy lợi

Thủ tướng Chính phủ

Điểm l khoản 1 Điều

31 Nghị định số

114/2018/NĐ-CP

136

13

Lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 9 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP

137

14

Lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 9 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP

138

VIII.

Lĩnh vực Thủy sản

140

1

Phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Thủy sản

Thủ tướng Chính phủ

- Khoản 3 Điều 11 Luật Thủy sản; khoản 2 Điều 16;

- Điều 16, 38, 39, 40 Luật Thủy sản;

- Khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch;

- Nghị định 37/2019/NĐ-CP

140

2

Phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Thủy sản

Thủ tướng Chính phủ

Điểm a khoản 3 điều 13 Luật Thủy sản

143

3

Phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 05 năm và cụ thể hằng năm

Thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT

143

4

Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

Thủy sản

Thủ tướng Chính phủ

Điểm a khoản 3 Điều 16 Luật Thủy sản

144

5

Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh

Thủy sản

Thủ tướng Chính phủ

Điểm b khoản 3

Điều 16 Luật Thủy sản

145

6

Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia

Thủy sản

Thủ tướng Chính phủ

- Khoản 3 Điều 77 Luật Thủy sản;

- Khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch;

- Nghị định 37/2019/NĐ-CP

145

7

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản

Thủy sản

Cục Thủy sản

- Điều 21 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT và khoản 9 Điều 5 Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT

149

8

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản

Thủy sản

Cục Thủy sản

Điều 22 Thông tư số 23/2018 và điểm a, b, c khoản 10 Điều 5 Thông tư số 01/2022

157

9

Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản

Thủy sản

Cục Thủy sản

Điều 23 Thông tư số 23/2018, khoản 11

Điều 5 Thông tư số

01/2022

160

IX.

Lĩnh vực Thú y

166

1

Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật

Thú y

Thủ tướng

Chính phủ

Điểm a Khoản 4 Điều 18 Luật thú y

166

2

Quyết định số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia

Thú y

Thủ tướng

Chính phủ

Khoản 1 Điều 22 Luật thú y

166

3

Quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dữ trữ quốc gia để phòng, chống dịch bệnh động vật

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khoản 2 Điều 22 Luật Thú y

167

4

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điểm d khoản 3 Điều 27 Luật Thú y

167

5

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 tỉnh trở lên

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khoản 5 Điều 26 Luật Thú y

168

6

Ban bố tình trạng khẩn cấp trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội

Thú y

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khoản 6 Điều 26 Luật Thú y

169

7

Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 tỉnh trở lên

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT;

- Điều 31 Luật Thú y

169

8

Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 23 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT;

- Điều 36 Luật Thú y

171

9

Cấp, cấp lại thẻ kiểm dịch động vật

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 15, Điều 16 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT

172

10

Quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

Thú y

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều 61 Luật Thú y;

- Điều 10 Nghị định

số 35/2016/NĐ-CP

173

X.

Lĩnh vực Trồng trọt

175

1

Phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt

Trồng trọt

Thủ tướng Chính phủ

Khoản 3 Điều 5 Luật

Trồng trọt

175

2

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc

Trồng trọt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP

175

3

Xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Trồng trọt

Cấp có thẩm quyền

Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP

178

4

Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt của các tổ chức

Trồng trọt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 14 Thông tư 18/2019/TT-BNNPTNT

178

B.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

180

I.

Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

180

1

Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bảo vệ thực vật

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 17 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Điều 4, 5 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

180

2

Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bảo vệ thực vật

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 19 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Điều 6 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP

187

II.

Lĩnh vực Chăn nuôi

191

1

Quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến

Chăn nuôi

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Điểm h khoản 1 Điều 80 Luật Chăn nuôi

191

2

Quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương

Chăn nuôi

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 4 Điều 22 Nghị định 13/2020/NĐ-CP

191

III.

Lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường

193

1

Phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương

Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 83/2018/NĐ-CP

193

IV.

Lĩnh vực Nông thôn mới

194

1

Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nông thôn mới

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 3; Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

194

2

Thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Nông thôn mới

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 23, 24, 25 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg

217

V.

Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

226

1

Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương

Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP

226

VI.

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

227

1

Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP

227

2

Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 17 Nghị định

số 156/2018/NĐ-CP

229

3

Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 33 Nghị định

số 156/2018/NĐ-CP

231

4

Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều 35 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP

233

VII.

Lĩnh vực Thủy sản

236

1

Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy sản;

- Điều 8,9,10 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT

236

2

Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 10a Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT;

- Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTN

242

3

Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương

Thủy sản

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Khoản 2, 3 Điều 32

Luật Thú y;

- Khoản 10 Điều 6, điểm b khoản 2 Điều

9 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT

247

VIII.

Lĩnh vực Thú y

 

 

 

248

1

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điểm b khoản 4 Điều 26 Luật Thú y

248

2

Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 31; điểm b khoản 4 Điều 26 Luật Thú y;

- Điều 11 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT

248

3

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 34 Luật Thú y;

- Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT

249

4

Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 2 Điều 28 Luật Thú y

250

5

Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Điều 36 Luật Thú y;

- Điều 23 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT

251

6

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điểm d khoản 4 Điều 27 Luật Thú y

253

7

Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 6 Thông tư số

04/2016/TT-BNNPTNT

253

IX.

Lĩnh vực Trồng trọt

255

1

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh

Trồng trọt

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP

255

2

Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh

Trồng trọt

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 1 Điều 5

Thông tư liên tịch số

22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT

257

3

Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung

Trồng trọt

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 2 Điều 62 Luật Trồng trọt

257

4

Xác định, công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa

Trồng trọt

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 4 Điều 71 Luật Trồng trọt

258

C.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

259

I.

Lĩnh vực Thú y

259

1

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Điểm a khoản 4 Điều 26 Luật Thú y

259

2

Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Điều 31, điểm a khoản 4 Điều 26 Luật Thú y;

- Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT

259

3

Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

Thú y

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Điểm đ khoản 5 Điều 27 Luật Thú y

261

II.

Lĩnh vực Trồng trọt

 

 

 

262

1

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn huyện

Trồng trọt

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP

262

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo tình hình sinh vật gây hại

Căn cứ điều kiện công bố dịch hại thực vật quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP, Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch.

- Bước 2: Quyết định công bố dịch hại thực vật

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật quyết định công bố dịch trong trường hợp sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật khi dịch xảy ra nguy cơ lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng từ hai tỉnh trở lên và trường hợp phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật; phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, nguy cơ lây lan, đồng thời báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.

- Bước 3: Công khai Quyết định công bố

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố dịch ở Trung ương (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố dịch hại theo mẫu Phụ lục 11 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố dịch ở Trung ương (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp sau đây:

- Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật từ hai tỉnh trở lên;

- Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;

- Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, nguy cơ lây lan.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

- Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;

- Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV quy trình công bố dịch và công bố hết dịch ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-BVTV-KH ngày 16/01/2018 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục 9

Tờ trình đề nghị công bố dịch ở trung ương

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

_______

Số: …./TTr-BVTV-TV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

            …, ngày….tháng….năm 20…

           

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố dịch (tên dịch hại)….trên (tên cây trồng)…..trên địa bàncác tỉnh/ vùng……

_____________

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Nội dung Tờ trình bao gồm 3 phần chính:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất (trong đó có đề xuất các phương án chống dịch).

Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện việc chống dịch hiệu quả).

(Báo cáo chi tiết kèm theo)

Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng phê duyệt và ra quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Vụ Tài chính;

- Vụ Kế hoạch;

- Lưu: VT, BVTV.

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục 10

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

______
Số: …/
BVTV-TV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…, ngày …. tháng …năm 20….

 

 

BÁO CÁO

Tình hình (tên sinh vật gây hại) ... (tên cây trồng) ... trên địa bàn….

(Kèm theo Tờ trình số .... Ngày ... tháng ... năm ... của Cục Bảo vệ thực vật)

 

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

1. Thời tiết (tỉnh/vùng): Tình hình thời tiết hiện tại có liên quan đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dịch hại.

2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Báo cáo tổng diện tích gieo trồng, giống, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng trong thời điểm hiện tại.

3. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại: Thống kê diện tích nhiễm, mật độ, tỷ lệ của dịch hại, so sánh với cùng kỳ 2 năm trước liền kề (bảng thống kê kèm theo)

II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

1. Các biện pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo đã thực hiện

(Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng để xử lý, thời gian áp dụng các biện pháp xử lý, các văn bản chỉ đạo phòng trừ đã thực hiện)

2. Kết quả phòng trừ.

III. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến phát sinh, hình thành dịch

- Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng;

- Các yếu tố canh tác, mật độ gieo trồng;

- Yếu tố thời tiết;

- Tuổi sâu, tỷ lệ/cấp bệnh;

- Diện tích, mức độ môi giới truyền bệnh (nếu là dịch hại có môi giới truyền bệnh),.;

- Nguồn dịch hại trên ký chủ phụ có khả năng lan truyền.

2. Dự kiến:

- Diện tích nhiễm, mức gây hại của dịch hại trong thời gian tới;

- Khoảng thời gian (cao điểm) bùng phát dịch hại;

- Địa điểm bùng phát dịch hại;

- Khả năng thiệt hại năng suất (%).

Nơi nhận:

- Như trên;

- Vụ Tài chính;

- Vụ Kế hoạch;

- Lưu: VT, BVTV.

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NHIỄM
(tên dịch hại)…..hại (tên cây trồng)…..

Đến ngày          tháng    năm ...

(Kèm theo Tờ trình số :. ngày…. tháng ... năm…. của Cục Bảo vệ thực vật)

STT

Tỉnh/Huyện/Xã

Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích nhiễm dự kiến (ha)

Ghi chú

Tổng số

Nặng

Mất trắng

Diện tích nhiễm hiện tại

(ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha) *

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại

(ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha)

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại (ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha)

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*)Tổng diện tích nhiễm của 02 năm liền kề chia trung bình
 

Phụ lục 11

Quyết định công bố dịch ở Trung ương

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

_______
Số: …/QĐ-BVTV-TV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…., ngày … tháng …năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc công bố dịch (tên dịch hại)…hại (tên cây trồng)….trên địa bàn ……

____________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, ngày 25 tháng 11 năm 2013

Căn cứ Nghị định 116/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;

Xét đề nghị của Cục Bảo vệ thực vật tại Tờ trình số…./TTr-BVTV ngày…tháng…năm 20...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố dịch (tên dịch hại)…..hại (tên cây trồng) ….. trên phạm vi ... Bắt đầu từ (ngày, tháng, năm) ...

Điều 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tên)............... có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo công tác giám sát để phát hiện kịp thời, công bố và khoanh vùng dịch (tên dịch hại)... trên địa bàn của địa phương; thành lập Ban chỉ đạo các cấp.

2. Tổ chức thực hiện công tác phòng, trừ dịch bệnh tại địa phương theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, huy động sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp, tổ chức chính quyền và hệ thống chính trị các cấp và chủ động nguồn kinh phí địa phương để phòng, trừ dịch.

3. Tổ chức tuyên truyền cho nông dân về tác hại và biện pháp phòng trừ phòng trừ dịch.

4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, trừ dịch theo quy định.

5. Báo cáo thường xuyên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan về tình hình dịch tại địa phương và kết quả công tác phòng, trừ dịch.

Điều 3. Các Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp tổ chức tốt công tác dự tính dự báo tình hình phát sinh, diễn biến dịch hại và thông báo kịp thời, hướng dẫn các cấp và nông dân biết để chủ động phòng, trừ và dập tắt dịch; kiểm tra công tác phòng, trừ dịch tại các địa phương.

2. Cục Trồng trọt phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nông dân các biện pháp về sử dụng giống, bố trí mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, quản lý dinh dưỡng, quản lý nước tưới để giúp cây trồng chống, chịu bệnh tốt.

3. Các tổ chức khoa học và chuyển giao công nghệ có liên quan có trách nhiệm:

- Tham gia xác định bệnh và thực hiện các nghiên cứu (đối với dịch hại lạ);

- Thực hiện công tác khuyến nông trong phòng chống dịch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh
văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

 - Như điều 5;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tài chính;

- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;

- Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở NN PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Chi cục BVTV/ Trồng trọt và BVTV các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ NN PTNT;

- Lưu: VT, BVTV.

BỘ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

2. Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch

Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì Cục Bảo vệ thực vật báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Quyết định công bố hết dịch hại thực vật

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật quyết định công bố hết dịch.

- Bước 3: Công khai Quyết định công bố hết dịch

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người có thẩm quyền ký Quyết định công bố hết dịch, Quyết định phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 13 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

- Báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 14 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch ở trung ương (Phụ lục 15 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công bố hết dịch hại theo mẫu Phụ lục 15 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 13 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

- Báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Phụ lục 14 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch ở trung ương (Phụ lục 15 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661:2018/BVTV).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định công bố hết dịch.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV quy trình công bố dịch và công bố hết dịch ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-BVTV-KH ngày 16/01/2018 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục 13

Tờ trình đề nghị công bố hết dịch ở trung ương

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

________
Số: …./TTr-BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…, ngày … tháng …năm 20…..

 

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố hết dịch (tên dịch hại)….hại (tên cây trồng)…..trên địa bàn….

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Nội dung Tờ trình gồm 3 phần chính:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên.

(Báo cáo chi tiết kèm theo)

Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng phê duyệt và quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Vụ Tài chính;

- Vụ Kế hoạch;

- Lưu: VP, TV.

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục 14

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

________
Số: …./BVTV-TV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…, ngày … tháng …năm 20…..

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHỐNG DỊCH

(tên sinh vật gây hại) ... hại (tên cây trồng) .... trên địa bàn….

(Kèm theo Tờ trình số:   /TTr-BVTVngày của Cục Bảo vệ thực vật)

 

I. KẾT QUẢ CHỐNG DỊCH

1. Nhận định tình hình dịch hại (Thời tiết, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thống kê diện tích nhiễm của dịch hại).

2. Các biện pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo thực hiện.

3. Kết quả chống dịch.

4. Dự báo xu hướng phát sinh của dịch hại.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị công bố hết dịch trên địa bàn ...;

- Giải pháp quản lý dịch hại bền vững.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Vụ Tài chính;

- Vụ Kế hoạch;

- Lưu: VT, BVTV.

 

CỤC TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Phụ lục 15
Quyết định công bố hết dịch ở Trung ương

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

_________
Số: …/QĐ-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

…, ngày … tháng ….năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc công bố hết dịch (tên dịch hại)….hại (tên cây trồng)….trên địa bàn các tỉnh/ vùng….

______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định 116/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;

Xét đề nghị của Cục Bảo vệ thực vật tại Tờ trình số /TTr-BVTV ngày ... tháng ... năm....,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố hết dịch (tên dịch hại) trên phạm vi... từ thời gian …

Điều 2. Giao các cơ quan, ban, ngành chịu trách nhiệm:

Một số nội dung tham khảo:

Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định công bố hết dịch; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch hại trên đồng ruộng, thực hiện các biện pháp phòng, trừ, ngăn ngừa sự bùng phát trở lại của dịch hại; Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc dự báo dịch hại, duy trì chế độ báo cáo và báo cáo ngay khi dịch có nguy cơ bùng phát trở lại.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 5;

- …;

- Lưu: VT, BVTV.

BỘ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

3. Tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo về tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể)

Căn cứ vào quy định tại Điều 8 và Điều 10 của Nghị định số 116/2014/NĐ-CP, Cục Bảo vệ thực vật xác định cụ thể loại vật thể phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật để xem xét, trong trường hợp cần thiết tổ chức họp lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan trước khi quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể. Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể phải quy định cụ thể các nội dung sau:

+ Tên vật thể bao gồm cả tên khoa học;

+ Tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà từ đó vật thể được xuất khẩu sang Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Việt Nam;

+ Nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học;

- Bước 3: Công bố Quyết định

Quyết định có hiệu lực sau 02 tháng (60 ngày) kể từ ngày ký và trong thời hạn 24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Tạm ngừng xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:

- Vật thể có nguy cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và chưa có biện pháp xử lý triệt để;

- Vật thể đã bị vi phạm quy định của nước nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu.

* Tạm ngừng nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:

- Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để;

- Vật thể nhập khẩu từ một quốc gia, vùng lãnh thổ bị phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương đã có thông báo về việc không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Việt Nam;

- Vật thể từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có thông tin chính thức về sự bùng phát đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

* Cấm xuất khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:

- Vật thể thuộc Danh mục cấm nhập khẩu của nước nhập khẩu;

- Vật thể không có biện pháp xử lý đáp ứng quy định của nước nhập khẩu.

* Cấm nhập khẩu vật thể trong các trường hợp sau đây:

- Vật thể nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định có nguy cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật, đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an ninh lương thực quốc gia mà không có biện pháp xử lý triệt để;

- Vật thể nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp xử lý tạm ngừng nhập khẩu nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng được các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

4. Tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo về tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi tắt là vật thể).

Căn cứ vào quy định tại Điều 9 của Nghị định 116/2014/NĐ-CP, Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật xem xét để quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

- Bước 3: Công bố Quyết định

Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể có hiệu lực kể từ ngày ký và trong thời hạn 24 giờ phải được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Điều kiện để tiếp tục xuất khẩu vật thể:

- Vật thể đã được áp dụng đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;

- Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục được các nguy quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 116/2014/NĐ-CP.

* Điều kiện để tiếp tục nhập khẩu vật thể

- Vật thể đã được cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu báo cáo xác định nguyên nhân bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật và đã áp dụng các biện pháp xử lý triệt để;

- Vật thể đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận hiệu quả thực hiện các biện pháp khắc phục được các nguy quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 116/2014/NĐ-CP.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

5. Quyết định việc hỗ trợ chống dịch hại thực vật và triển khai việc hỗ trợ chống dịch

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo Quyết định việc hỗ trợ chống dịch và triển khai việc hỗ trợ chống dịch.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định việc hỗ trợ chống dịch.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

6. Quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có dịch và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước.

- Bước 2: Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo với Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo Quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

- Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13.

7. Quyết định về số lượng, danh mục thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Dự thảo Quyết định danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13

II. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1. Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Chiến lược phát triển chăn nuôi.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về Chăn nuôi.

2. Đánh giá, xếp hạng, công bố năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi của các tổ chức

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cục Chăn nuôi tổng hợp kết quả thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt của các tổ chức.

- Bước 2: Cục Chăn nuôi thực hiện đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt và công bố công khai kết quả đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

3. Kế hoạch về việc bảo tồ n nguồn gen giống v ật nuôi.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện.

- Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới.

- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi.

- Bước 4: Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ban hành kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

4. Cập nhật, công bố giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng

a) Trình tự thực hiện: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo        yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cập nhật, công bố giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về Thú y.

5. Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, lập hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

- Bước 2: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu bao gồm các thành phần sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Chăn nuôi và các đơn vị liên quan; Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; Chuyên gia về lĩnh vực giống vật nuôi.

- Bước 3: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kết quả thẩm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu theo trình tự, thủ tục rút gọn.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Kết quả rà soát, đánh giá về Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;

- Đơn của tổ chức, cá nhân đề nghị giống vật nuôi đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu (nếu có);

- Bản thông tin về tên giống và địa điểm phân bố của giống vật nuôi cần đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;

- Bản thuyết minh tính cần thiết của việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn, Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

III. LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách Trung ương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố khảo sát lập đề xuất dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gửi về cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

- Bước 2: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện.

- Bước 3: quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Đề xuất dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

 

IV. LĨNH VỰC NÔNG THÔN MỚI

1. Công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao (của huyện), xây dựng NTM (của thị xã, thành phố); gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND các xã trên địa bàn; báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của cấp huyện trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi và tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân.

UBND cấp huyện bổ sung, hoàn thiện báo cáo khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và UBND các xã trên địa bàn cấp huyện.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp huyện tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện và đại diện lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp tỉnh.

- Bước 3: Gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận

UBND cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 4: Tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến

UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm tra hồ sơ, đánh giá thực tế kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao đối với từng đơn vị cấp huyện đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh (trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách) xây dựng báo cáo và báo cáo UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ: Đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao (đối với từng huyện); hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố).

Trường hợp huyện, thị xã, thành phố chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND cấp huyện và nêu rõ lý do.

- Bước 5: Công bố và xin ý kiến góp ý rộng rãi

UBND cấp tỉnh công bố huyện đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi và tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân.

UBND cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao (đối với từng huyện), hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố) để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; bổ sung hoàn thiện báo cáo khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn cấp huyện đối với việc đề nghị công nhận: Huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp tỉnh tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh - viết tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao (đối với từng huyện), hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố); hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối NTM Trung ương).

- Bước 7: Tổ chức thẩm định, công nhận

Trường hợp huyện, thị xã, thành phố chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định Trung ương xét, đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (viết tắt là Hội đồng thẩm định Trung ương), gồm đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương có liên quan, chuyên gia về một số lĩnh vực liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG.

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương thành lập Đoàn công tác liên ngành đi khảo sát, kiểm tra thực tế tại địa phương.

- Bước 8: Họp Hội đồng thẩm định

Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian đi khảo sát, kiểm tra thực tế), Văn phòng Điều phối NTM Trung ương rà soát hồ sơ của từng huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định, chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Hội đồng thẩm định Trung ương tổ chức họp, đánh giá, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng thẩm định Trung ương dự họp).

- Bước 9: Đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Trường hợp Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua và đề nghị công nhận (khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên), UBND cấp tỉnh nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối NTM Trung ương).

Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo tiếp thu, giải trình của UBND cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trường hợp Hội đồng thẩm định Trung ương đề nghị chưa công nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

- Bước 10: Thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng Chính phủ thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

- Bước 11: Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Bước 12: Công bố quyết định

Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM được công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thời hạn tổ chức công bố không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận (trừ trường hợp địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, hoặc địa phương thực hiện khắc phục thiệt hại do thiên tai).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

(ii) Hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Tổng hợp danh sách: Các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao; các phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 29, Mẫu số 30, Mẫu số 31, Mẫu số 32 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao (bản chính, theo: Mẫu số 09, Mẫu số 10 kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 11 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của cấp huyện, UBND các xã trên địa bàn cấp huyện đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao của cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn cấp huyện (bản chính);

- Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện: Xây dựng NTM, NTM nâng cao của huyện; xây dựng NTM của thị xã, thành phố.

(ii) Hồ sơ gửi Văn phòng Điều phối NTM Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

- Tờ trình của UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp tỉnh đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo: Mẫu số 24, Mẫu số 25 kèm theo biểu chi tiết thẩm tra kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 26 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 28 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của các sở, ngành cấp tỉnh (được giao phụ trách các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM, NTM nâng cao đối với huyện, xây dựng NTM đối với thị xã, thành phố) đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách đối với từng huyện, thị xã, thành phố (bản chính);

- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn cấp huyện đối với việc đề nghị công nhận: Đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về giải trình, tiếp thu ý kiến kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh sau khi tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị công nhận: Đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính);

- Kèm theo hồ sơ của UBND cấp huyện đã gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- UBND cấp tỉnh trả lời tính hợp lệ của hồ sơ khi tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- UBND cấp tỉnh công bố huyện đủ điều kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cấp tỉnh: 15 ngày;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét, công nhận do UBND tỉnh gửi: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời UBND cấp tỉnh sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM: 25 ngày làm việc;

- Hội đồng thẩm định Trung ương tổ chức họp, đánh giá, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM: 20 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM;

- Trình Thủ tướng Chính phủ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo tiếp thu giải trình của UBND tỉnh.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Công nhận huyên đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo mẫu số 34.2 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg;

- Công nhận thị xã, thành phố (trực thuộc cấp tỉnh) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo mẫu số 34.3 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Tổng hợp danh sách: Các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao; các phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 29, Mẫu số 30, Mẫu số 31, Mẫu số 32 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao (bản chính, theo: Mẫu số 09, Mẫu số 10 kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 11 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của cấp huyện, UBND các xã trên địa bàn cấp huyện đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao của cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Tờ trình của UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp tỉnh đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo: Mẫu số 24, Mẫu số 25 kèm theo biểu chi tiết thẩm tra kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 26 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao đối với từng huyện, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo Mẫu số 28 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM khi:

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện và mức đạt chuẩn theo yêu cầu của: Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với huyện NTM); Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (đối với huyện NTM nâng cao); quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với thị xã, thành phố);

- Không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn;

- Có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM của cấp huyện đáp ứng yêu cầu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện………. đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ..............; thị xã/thành phố... hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm...

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...........

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ......./......./20...... của UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận: Huyện……….. đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm.............; thị xã/thành phố.............. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ………

UBND huyện/thị xã/thành phố ................ kính trình UBND tỉnh/thành phố .............. thẩm tra, đề nghị xét, công nhận: Huyện……….. đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm............; thị xã/thành phố................... hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……..

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Tổng hợp danh sách: Các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các phường, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố ............. (bản chính).

2. Biên bản cuộc họp của UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận: Huyện………. đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm.............; thị xã/thành phố .............. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm........... (bản chính).

3. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới/xây dựng nông thôn mới nâng cao năm ............. của huyện ............; xây dựng nông thôn mới năm .......... của thị xã/thành phố ............. (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao đối với huyện).

4. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố đối với kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới/xây dựng nông thôn mới nâng cao năm........... của huyện ............; xây dựng nông thôn mới năm .......... của thị xã/thành phố ............. (bản chính).

5. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố………. về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố ............. (bản chính).

6. Hình ảnh minh họa, clip về kết quả thực hiện: Xây dựng nông thôn mới/xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện ............; xây dựng nông thôn mới của thị xã/thành phố …………..

Kính đề nghị UBND tỉnh/thành phố ................ xem xét, thẩm tra.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm ........ của huyện ..............

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Huyện .............. đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm ................. (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

2. ..................... (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn huyện).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về huy động nguồn lực (từ khi huyện được công nhận đạt chuẩn NTM đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới

1. Số xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: ..../....xã, chiếm....%.

2. Đánh giá mức độ không đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Tổng số tiêu chí nông thôn mới của huyện ..................... đã được UBND tỉnh/thành phố .................. đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm đánh giá (tháng..../20...) là: ....../……. tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể):

2.1. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2.n. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện:

- ………………………………………

- ………………………………………

V. Kết luận (cần khẳng định rõ huyện đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- ………………………………………

- ………………………………………

VI. Kiến nghị

- ………………………………………

- ………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NĂM .................
của huyện .............................

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày... tháng...năm 20... của UBND tỉnh/TP...)

 

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với huyện NTM)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ..........................

 

 

1.2. ..........................

 

 

.....

 

 

2

 

2.1. ..........................

 

 

2.2. ..........................

 

 

...

 

 

...

 

...

 

 


 

Mẫu số 09

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ........... của huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ............

 

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………………………………………………………..

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............ của huyện/thị xã/thành phố ..............

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/thành phố

……………………………………………………………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ......... của tỉnh/thành phố ............

 

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/thành phố tổ chức lấy ý kiến tham gia

- …………………………………………………………………………………………………….

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh/TP ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

4. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/thành phố

- …………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

            Mẫu số 11

ỦY BAN NHÂN DÂN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(thuộc huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP .................) 

 

TT

Tên xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Năm đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Quyết định thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ghi chú

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định thu hồi

Cấp ban hành Quyết định thu hồi

Trích yếu nội dung Quyết định thu hồi

1

Xã ....................

 

 

 

 

 

2

Xã ....................

 

 

 

 

 

...

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM/tổng số.... xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM thuộc huyện/thị xã/thành phố, chiếm ....%

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 14

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP.....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm ........ trên địa bàn huyện/thị xã/TP ........, tỉnh/TP ............

 

I. Tóm tắt quá trình UBND huyện/thị xã/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

……………………………………………………………………………………………………….

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ........... trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện/thị xã/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của UBND các xã trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

4. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện/thị xã/thành phố

………………………………………………………………………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 18

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận huyện ............ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố ............... hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../........... của UBND huyện/thị xã/thành phố …………. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ………..

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../......... của UBND huyện/thị xã/thành phố ………… về kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm xây dựng nông thôn mới năm ……..

Hôm nay, vào hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../....... tại ............, UBND huyện/thị xã/thành phố .......... (tỉnh/thành phố .........) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- ……………………………………………

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND huyện/thị xã/thành phố báo cáo kết quả: Tự đánh giá kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..............; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm …….

2. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận huyện …………... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố           ………….. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

- ……………………………………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………………………………………..

3. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận huyện .............. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............. là ......./tổng số ............. thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ........./....../......., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành ..........bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND huyện/thị xã/thành phố lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gửi UBND tỉnh ............ bản.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 19

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận huyện ………… đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố……… hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm …….

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../........... của UBND tỉnh/thành phố ............ về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm…….. đối với huyện/thị xã/thành phố…………..

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../........... của UBND tỉnh/thành phố ............. về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm............ đối với huyện/thị xã/thành phố…………

Hôm nay, vào hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../....... tại ............, UBND tỉnh/thành phố…………. tổ chức họp đề nghị xét, công nhận huyện .......... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố ........... hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ……………………….. - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ……………………….. - Chức vụ, đơn vị công tác;

- …………………………………………………………..        

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND tỉnh/thành phố trình bày Báo cáo kết quả: Thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm .......... đối với huyện/thị xã/thành phố………..; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ......... đối với huyện/thị xã/thành phố …………….

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh/thành phố ............. trình bày Báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố ............ đối với việc công nhận huyện .......... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố ........ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ...........

3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận huyện ............ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố .............. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

- …………………………………………………….

- …………………………………………………….

4. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận huyện ............ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố ............ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm…….. là ......./tổng số ............. thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày..../..../......, đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành ..........bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND tỉnh/thành phố lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..........bản.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 24

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm ........... đối với huyện .........., tỉnh/thành phố ............

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND huyện ........ tại Tờ trình số .........../TTr-UBND ngày ...../....../......... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện ............ đạt chuẩn nông thôn mới năm ……….

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng huyện nông thôn mới trên địa bàn huyện .........., UBND tỉnh/thành phố ......... báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm .......... đối với huyện .........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ......./..../...... đến ngày..../..../......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới

3. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

3.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số xã trên địa bàn huyện:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

3.2. Số thị trấn đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện:

- Số thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh:

- Tỷ lệ số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh:

4. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã (cần đánh giá chung cho tất cả các xã về từng chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM; so sánh với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM):

4.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch:

4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Về giao thông:

- Về thủy lợi:

- Về điện:

- Về trường học:

- Về cơ sở vật chất văn hóa:

- Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

- Về thông tin và truyền thông:

- Về nhà ở dân cư:

4.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo:

- Về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản:

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:

- Phản ánh một số kết quả chính: Thu nhập bình quân đầu người/năm và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của huyện.

- Về lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

- Về tổ chức sản xuất:

4.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

- Về giáo dục và đào tạo:

- Về y tế:

- Về văn hóa:

- Về môi trường và an toàn thực phẩm:

4.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:

5. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới

5.1. Tiêu chí số .......... về ....................:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………..

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng thực hiện: …………………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

5.n. Tiêu chí số .......... về .....................:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………… (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới

………………………………………..

7. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao

………………………………………..

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

………………………………………..

2. Về hiệu quả hoạt động của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới huyện

3. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

………………………………………..

4. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã

………………………………………..

5. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới

………………………………………..

6. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới

………………………………………..

III. KIẾN NGHỊ

1. ………………………………………..

n. ………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM……….
đối với huyện .........................., tỉnh/thành phố ...................

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày.... tháng ... năm 20.... của UBND tỉnh/thành phố....)

 

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể áp dụng đối với huyện NTM)

Kết quả tự đánh giá của huyện

Kết quả thẩm tra của tỉnh/TP

1

 

1.1. ........................

 

 

 

1.2. ........................

 

 

 

...

 

 

 

2

 

2.1. ........................

 

 

 

2.2. ........................

 

 

 

...

 

 

 

...

 

...

 

 

 

 
 

Mẫu số 25

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm ........ đối với huyện .............., tỉnh/thành phố ...................

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND huyện ......... tại Tờ trình số .........../TTr-UBND ngày ...../....../......... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận huyện …………... đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm .........

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện .........., UBND tỉnh/thành phố .......... báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm ........... đối với huyện .........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ......./..../....... đến ngày..../..../......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

3. Huyện ............ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm .....(cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

4. Về số xã, thị trấn đã đạt chuẩn theo quy định

4.1. Số xã đã đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số xã trên địa bàn huyện:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

4.2. Số thị trấn đã đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số thị trấn trên địa bàn huyện:

- Số thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh:

Tỷ lệ số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh:

5. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã (cần đánh giá chung cho tất cả các xã về từng chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM nâng cao; so sánh với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM nâng cao):

5.1. Về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch:

5.2. Về giao thông:

5.3. Về thủy lợi và phòng chống thiên tai:

5.4. Về điện:

5.5. Về giáo dục:

5.6. Về văn hóa:

5.7. Về dịch vụ, thương mại:

5.8. Về thông tin và truyền thông:

5.9. Về nhà ở dân cư:

5.10. Về thu nhập:

5.11. Về hộ nghèo:

5.12. Về lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

5.13. Về tổ chức sản xuất:

5.14. Về y tế:

5.15. Về hành chính công:

5.16. Về tiếp cận pháp luật:

5.17. Về môi trường:

5.18. Về chất lượng môi trường sống:

5.19. Về quốc phòng và an ninh:

6. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

6.1. Tiêu chí số .......... về …………...........:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng thực hiện: ……………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6.n. Tiêu chí số .......... về ....................:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí …………………. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

7. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

…………………………………………

8. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao

…………………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

- ……………………………………..

- ……………………………………..

2. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

- ……………………………………..

- ……………………………………..

3. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã

- ……………………………………..

- ……………………………………..

4. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

- ……………………………………..

- ……………………………………..

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

- ……………………………………..

- ……………………………………..

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………..

n. ……………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM...
đối với huyện ..........................., tỉnh/thành phố...................

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày.... tháng... năm 20.... của UBND tỉnh/thành phố....)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể áp dụng đối với huyện NTM nâng cao)

Kết quả tự đánh giá của huyện

Kết quả thẩm tra của tỉnh/TP

1

 

1.1. ...........................

 

 

 

1.2. ...........................

 

 

 

...

 

 

 

2

 

2.1. ...........................

 

 

 

2.2. ...........................

 

 

 

...

 

 

 

...

 

...

 

 

 

 

 

Mẫu số 26

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng năm ........ đối với thị xã/thành phố .........., tỉnh/thành phố .............

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND thị xã/thành phố ........... tại Tờ trình số .........../TTr-UBND ngày ...../....../......... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận thị xã/thành phố ........... hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm....

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã/thành phố ............., UBND tỉnh/thành phố ............ báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đối với thị xã/thành phố ............., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ..../..../..... đến ngày..../..../......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

3. Về số xã, phường đạt chuẩn theo quy định

3.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số xã trên địa bàn thị xã/thành phố:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

3.2. Số phường đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số phường trên địa bàn thị xã/thành phố:

- Số phường đã được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh:

Tỷ lệ số phường đạt chuẩn đô thị văn minh:

4. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã (cần đánh giá chung cho tất cả các xã về từng chỉ tiêu, tiêu chí xã NTM; so sánh với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng NTM):

4.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch:

4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Về giao thông:

- Về thủy lợi:

- Về điện:

- Về trường học:

- Về cơ sở vật chất văn hóa:

- Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

- Về thông tin và truyền thông:

- Về nhà ở dân cư:

4.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo:

- Về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản:

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:

- Phản ánh một số kết quả chính: Thu nhập bình quân đầu người/năm và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của thị xã/thành phố.

- Về lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

- Về tổ chức sản xuất:

4.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

- Về giáo dục và đào tạo:

- Về y tế:

- Về văn hóa:

- Về môi trường và an toàn thực phẩm:

4.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:

5. Về đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn thị xã/thành phố (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện):

6. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã/thành phố

…………………………………………..

7. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao

…………………………………………..

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

- …………………………………………..

- …………………………………………..

2. Về số xã, phường đạt chuẩn theo quy định

- …………………………………………..

- …………………………………………..

3. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã

- …………………………………………..

- …………………………………………..

4. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã/thành phố

- …………………………………………..

- …………………………………………..

III. KIẾN NGHỊ

1. …………………………………………..

n. …………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- …………;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 28

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao năm ....... đối với huyện ..........., hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm .............. đối với thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ............

 

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………….

- ……………………………………………………….

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao năm ……. đối với huyện ........, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............ đối với thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ............

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………………..

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………..……

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………………..

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………..……

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………………………………..

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………..……

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/TP

- …………………………………………………..

- …………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 29

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(thuộc huyện/thị xã/TP .............., tỉnh/TP .......)

 

TT

Tên xã đã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Năm công bố xã đạt chuẩn NTM

Ghi chú

1

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

2

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

....

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã đạt chuẩn/tổng số .... xã thuộc huyện/thị xã/thành phố, đạt....%

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 30

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
(thuộc huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ...................)

 

TT

Tên xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Năm công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Ghi chú

1

Xã ...................

 

 

 

 

 

 

2

Xã ..................

 

 

 

 

 

 

....

Xã ..................

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã đạt chuẩn NTM nâng cao/tổng số .... xã thuộc huyện/thị xã/thành phố, đạt ....%

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 31

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(thuộc huyện .............., tỉnh/thành phố .......................)

 

TT

Tên thị trấn đã đạt chuẩn đô thị văn minh

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Ghi chú

1

Thị trấn .......................

 

 

 

 

 

2

Thị trấn .......................

 

 

 

 

 

...

 .......................

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh/tổng số .... thị trấn thuộc huyện, đạt ....%

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND HUYỆN...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 32

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(thuộc thị xã/thành phố .........., tỉnh/thành phố ....................)

 

TT

Tên phường đã đạt chuẩn đô thị văn minh

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Ghi chú

1

Phường ...................

 

 

 

 

 

2

Phường ...................

 

 

 

 

 

........

 ...................

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... phường đạt chuẩn đô thị văn minh/tổng số .... phường thuộc thị xã/thành phố, đạt ....%

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

2. Công nhận và công bố cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) của cấp tỉnh (trên cơ sở báo cáo của các sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn các nội dung, tiêu chí cấp huyện được giao phụ trách); gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn; báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi và tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân.

UBND cấp tỉnh bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với việc đề nghị công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp tỉnh tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện trên địa bàn) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 3: Gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận

UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTMqua bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối NTM Trung ương).

- Bước 4: Tổ chức thẩm tra, thành lập Hội đồng

Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định Trung ương xét, đề nghị công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (viết tắt là Hội đồng thẩm định Trung ương), gồm đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương có liên quan, chuyên gia về một số lĩnh vực liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương thành lập Đoàn công tác liên ngành đi khảo sát, kiểm tra thực tế tại địa phương, đảm bảo thực chất, tinh gọn, hiệu quả.

- Bước 5: Rà soát hồ sơ, đánh giá, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian đi khảo sát, kiểm tra thực tế), Văn phòng Điều phối NTM Trung ương rà soát hồ sơ của từng đơn vị cấp tỉnh đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

+ Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định, chậm nhất 20 ngày kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Hội đồng thẩm định Trung ương tổ chức họp, đánh giá, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng thẩm định Trung ương dự họp).

- Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trường hợp Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua và đề nghị công nhận (khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên), UBND cấp tỉnh nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối NTM Trung ương). Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo tiếp thu, giải trình của UBND cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trường hợp Hội đồng thẩm định Trung ương đề nghị chưa công nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do.

- Bước 7: Trình ban hành Quyết định công nhận

Văn phòng Chính phủ thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

- Bước 8: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Bước 9: Công bố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Thủ tướng Chính phủ công bố cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Thời hạn tổ chức công bố cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận (trừ trường hợp địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, hoặc địa phương thực hiện khắc phục thiệt hại do thiên tai).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

- Tờ trình của UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Tổng hợp danh sách: Các huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao; các thị xã, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 30, Mẫu số 33 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp tỉnh đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của các sở, ngành cấp tỉnh (được giao phụ trách các nội dung, tiêu chí: Xây dựng NTM, NTM nâng cao đối với huyện; xây dựng NTM đối với thị xã, thành phố) đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách (bản chính);

- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với việc đề nghị công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về giải trình tiếp thu ý kiến kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh sau khi tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với việc đề nghị công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn (bản chính);

- Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, thành phố giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

- Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh.

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời UBND cấp tỉnh sau khi nhận được báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Hội đồng thẩm định Trung ương tổ chức họp, đánh giá, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM: 35 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM;

- Trình Thủ tướng Chính phủ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo tiếp thu giải trình của UBND tỉnh.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo mẫu số 34.4 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình của UBND cấp tỉnh đề nghị thẩm định, xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Tổng hợp danh sách: Các huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao; các thị xã, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 30, Mẫu số 33 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp tỉnh đề nghị xét, công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (bản chính, theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM khi:

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của Quy định cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025;

- Không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn;

- Có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM của cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

 

Mẫu số 05

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: .../TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận tỉnh/thành phố………….. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm……….

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh/thành phố).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ......./......./20...... của UBND tỉnh/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ...............

UBND tỉnh/thành phố ................ kính trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố…….. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm……..

Hồ sơ kèm theo Tờ trình này, gồm có:

1. Tổng hợp danh sách: Các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các thị xã, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh/thành phố.... (bản chính).

2. Biên bản cuộc họp của UBND tỉnh/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố……….. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............... (bản chính).

3. Báo cáo của UBND tỉnh/thành phố ............. về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới năm……. của tỉnh/thành phố ............. (bản chính).

4. Báo cáo của UBND tỉnh/thành phố…….. tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới năm…….. của tỉnh/thành phố.... (bản chính).

5. Báo cáo của các sở, ngành tỉnh/thành phố .............. (được giao phụ trách: các nội dung, tiêu chí xây dựng: huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao; thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới) đánh giá mức độ đạt chuẩn các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách (bản chính).

6. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc tỉnh/thành phố ............. về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh/thành phố đối với việc công nhận tỉnh/thành phố………… hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............... (bản chính).

7. Báo cáo của UBND tỉnh/thành phố………. giải trình tiếp thu ý kiến, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc tỉnh/thành phố sau khi tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh/thành phố ............. (bản chính).

8. Báo cáo của UBND tỉnh/thành phố……….. về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/thành phố ............. (bản chính).

9. Báo cáo của UBND tỉnh/thành phố………… về tình hình, kết quả chỉ đạo thực hiện cam kết khắc phục những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới đối với các đơn vị cấp huyện trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (bản chính).

10. Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, thành phố giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

11. Hình ảnh minh họa, clip về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh/thành phố ...............

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 12

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

..., ngày ... tháng ... năm 20...

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm…….. của tỉnh/thành phố................

 

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (diện tích, dân số, dân tộc, cơ cấu kinh tế,...) khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh/thành phố.

2. Thuận lợi

3. Khó khăn (trong đó cần nêu cụ thể khó khăn khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM như: bình quân tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn;.....)

II. Căn cứ triển khai thực hiện xây dựng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/thành phố

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của tỉnh/thành phố.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

- Công tác truyền thông.

- Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/thành phố

Tổng kinh phí đã thực hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố là ………. triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Ngân sách tỉnh/thành phố: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Ngân sách cấp huyện: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Ngân sách xã: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: ................ triệu đồng, chiếm ....%.

- Vốn tín dụng: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Doanh nghiệp: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Nhân dân đóng góp: ................. triệu đồng, chiếm .........%.

- Vốn huy động khác (nếu có): ................. triệu đồng, chiếm .........%.

IV. Kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh/thành phố

1. Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh/thành phố………….. đã được Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố thông qua tại ………… (cần nêu cụ thểsố, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của văn bản thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh/thành phố)

2. Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định

2.1. Số huyện đạt chuẩn theo quy định:

- Tổng số huyện trên địa bàn tỉnh/thành phố:

- Số huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ số huyện đạt chuẩn nông thôn mới:

- Số huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

- Tỷ lệ số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

2.2. Số thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định:

- Tổng số thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh/thành phố:

- Số thị xã/thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:

- Tỷ lệ số thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:

3. Số xã đạt chuẩn theo quy định

- Tổng số xã trên địa bàn tỉnh/thành phố:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới:

- Số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao:

4. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã (cần đánh giá chung cho tất cả các xã về từng chỉ tiêu, tiêu chí)

4.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch:

4.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Về giao thông:

- Về thủy lợi:

- Về điện:

- Về trường học:

- Về cơ sở vật chất văn hóa:

- Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

- Về thông tin và truyền thông:

- Về nhà ở dân cư:

4.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo:

- Về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản:

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ:

- Phản ánh một số kết quả chính: Thu nhập bình quân đầu người/năm và tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của tỉnh/thành phố.

- Về lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

- Về tổ chức sản xuất:

4.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

- Về giáo dục và đào tạo:

- Về y tế:

- Về văn hóa:

- Về môi trường và an toàn thực phẩm:

4.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội:

5. Kết quả xây dựng huyện nông thôn mới (cần đánh giá chung cho tất cả các huyện về từng chỉ tiêu, tiêu chí)

5.1. Công tác lập, tổ chức thực hiện quy hoạch:

5.2. Về giao thông:

5.3. Về thủy lợi:

5.4. Về điện:

5.5. Về y tế - văn hóa - giáo dục:

5.6. Về kinh tế:

5.7. Về môi trường:

5.8. Về chất lượng môi trường sống:

5.9. Về an ninh trật tự - hành chính công:

6. Số lượng, tỷ lệ (%) km đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn được trồng cây xanh dọc tuyến (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện):

7. Đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện):

8. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh/thành phố quản lý (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện):

VI. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được:

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

3. Bài học kinh nghiệm:

VII. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

1. Quan điểm:

2. Mục tiêu:

3. Nội dung, giải pháp

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Đối với phần “Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã”: Cần đánh giá cụ thể, chi tiết kết quả thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới và đối chiếu với quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, đánh giá chung cho tất cả các xã về: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn; so sánh với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (để thấy rõ mức tăng trưởng của từng chỉ tiêu, tiêu chí). Trong đó, cần làm rõ một số nội dung có liên quan trực tiếp đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: (1) Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha; (2) Hiệu quả của các mô hình sản xuất điển hình của từng xã: Trồng trọt (nêu rõ địa điểm, quy mô diện tích, loại cây trồng cụ thể, doanh thu bình quân/ha/năm, lợi nhuận bình quân/ha/năm); Chăn nuôi/thủy sản (nêu rõ địa điểm, quy mô, vật nuôi cụ thể, doanh thu bình quân/năm, lợi nhuận bình quân/năm); (3) Tình hình, kết quả phát triển các sản phẩm OCOP; (4) Hiệu quả hoạt động cụ thể của HTX điển hình ở từng xã (lĩnh vực hoạt động, quy mô, số thành viên tham gia, doanh thu bình quân/năm, thu nhập bình quân của thành viên HTX/tháng, giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động và mức thu nhập bình quân của người lao động/tháng); (5) Hiệu quả của mô hình điển hình về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của từng xã (tên mô hình, đơn vị/cá nhân chủ trì, địa điểm, quy mô, sản phẩm chủ lực, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thu hút lao động và mức thu nhập bình quân của người lao động...); (6) Hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa và chất lượng hoạt động văn hóa tại các khu dân cư, cộng đồng; việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch; (7) Môi trường, an toàn thực phẩm; (8) Các mô hình an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả; việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn các xã;...

 

Mẫu số 15

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm ............ trên địa bàn tỉnh/thành phố ......................

 

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/thành phố tổ chức lấy ý kiến tham gia

- .…………………………………………………………………………………………………….

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/thành phố ...............

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………..

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………..

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………..

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

4. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/thành phố

……………………………………………………………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 20

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố .................. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm....

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của tỉnh/thành phố);

Căn cứ Báo cáo số ....... ngày ..../..../..... của UBND tỉnh/thành phố ............. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ......

Căn cứ Báo cáo số ....... ngày ..../..../..... của UBND tỉnh/thành phố .......... về kết quả thực hiện xây dựng tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm xây dựng nông thôn mới năm ..........

Hôm nay, vào hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../...../....... tại ............, UBND tỉnh/thành phố tổ chức họp, đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp.

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác.

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác.

- ………………………………………………………………….

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND tỉnh/thành phố báo cáo: Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới năm ......... của tỉnh/thành phố; kết quả tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả xây dựng nông thôn mới năm ........ của tỉnh/thành phố; tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/thành phố.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh/thành phố ....... báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn tỉnh/thành phố đối với việc công nhận tỉnh/thành phố ............ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........

3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố ........ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ..........., cụ thể như sau:

- …………………………………………..

- …………………………………………..

4. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố .............. hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ……… là ......./tổng số ............. thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ......./....../......., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành ..........bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND tỉnh/thành phố lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận tỉnh/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......... bản.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 30

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
(thuộc huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ...................)

 

TT

Tên xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Năm công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Ghi chú

1

Xã ...................

 

 

 

 

 

 

2

Xã ..................

 

 

 

 

 

 

....

Xã ..................

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã đạt chuẩn NTM nâng cao/tổng số .... xã thuộc huyện/thị xã/thành phố, đạt ....%

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 33

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(thuộc tỉnh/thành phố .........)

TT

Tên đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Năm được công nhận

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định công nhận

Cấp ban hành Quyết định

Trích yếu nội dung Quyết định

Năm công bố đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Ghi chú

I

HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

1

Huyện ..............

 

 

 

 

 

 

2

Huyện ..............

 

 

 

 

 

 

...

..............

 

 

 

 

 

 

II

HUYỆN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1

Huyện ..............

 

 

 

 

 

 

2

Huyện ..............

 

 

 

 

 

 

...

 ..............

 

 

 

 

 

 

III

THỊ XÃ/THÀNH PHỐ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1

Thị xã/thành phố...

 

 

 

 

 

 

2

Thị xã/thành phố ...

 

 

 

 

 

 

...

 ..............

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... huyện, thị xã, thành phố (đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM)/tổng số .... huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh, đạt ....%

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

3. Thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao (đối với từng huyện), không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố); gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận; báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi đến Nhân dân.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp tỉnh bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao (đối với từng huyện), không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố) khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận; gửi hồ sơ đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao (đối với từng huyện), thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đối với từng thị xã, thành phố) về Văn phòng Điều phối NTM Trung ương trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Bước 3: Tổ chức thẩm định, thu hồi quyết định công nhận

Trường hợp huyện, thị xã, thành phố chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Văn phòng Điều phối NTM Trung ương xây dựng báo cáo và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định hồ sơ đối với từng huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện để đề nghị thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương và Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

c) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

d) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

- Tổng hợp danh sách các xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM trên địa bàn cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 11 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả đánh giá mức độ: Không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao đối với từng huyện; không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo: Mẫu số 04, Mẫu số 05 kèm theo biểu chi tiết đánh giá mức độ không đạt chuẩn các tiêu chí huyện NTM, NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 06 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận (bản chính, theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi quyết định huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tổng hợp danh sách các xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM trên địa bàn cấp huyện (bản chính, theo Mẫu số 11 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về kết quả đánh giá mức độ: Không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao đối với từng huyện; không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đối với từng thị xã, thành phố (bản chính, theo: Mẫu số 04, Mẫu số 05 kèm theo biểu chi tiết đánh giá mức độ không đạt chuẩn các tiêu chí huyện NTM, NTM nâng cao (đối với huyện); Mẫu số 06 (đối với thị xã, thành phố) tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận (bản chính, theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao bị thu hồi quyết định công nhận khi:

- Có từ 30% số xã trở lên bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM;

- Có từ 30% đến dưới 50% số tiêu chí huyện (trong đó có một trong các tiêu chí: Kinh tế; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Hệ thống chính trị - An ninh, trật tự - Hành chính công; An ninh, trật tự - Hành chính công) hoặc có từ 50% số tiêu chí huyện trở lên không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của: Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với huyện NTM); Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (đối với huyện NTM nâng cao).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

 

Mẫu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm ........ của huyện ..............

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Huyện .............. đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm ................. (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới).

2. ..................... (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn huyện).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về huy động nguồn lực (từ khi huyện được công nhận đạt chuẩn NTM đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới

1. Số xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: ..../....xã, chiếm....%.

2. Đánh giá mức độ không đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới

Tổng số tiêu chí nông thôn mới của huyện ..................... đã được UBND tỉnh/thành phố .................. đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm đánh giá (tháng..../20...) là: ....../……. tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể):

2.1. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2.n. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện:

- ………………………………………

- ………………………………………

V. Kết luận (cần khẳng định rõ huyện đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- ………………………………………

- ………………………………………

VI. Kiến nghị

- ………………………………………

- ………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NĂM .................
của huyện .............................

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày... tháng...năm 20... của UBND tỉnh/TP...)

 

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với huyện NTM)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ..........................

 

 

1.2. ..........................

 

 

.....

 

 

2

 

2.1. ..........................

 

 

2.2. ..........................

 

 

...

 

 

...

 

...

 

 


 

Mẫu số 05

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm ............ của huyện ..............

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Huyện ............ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ............. (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

2. ................ (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao trên địa bàn huyện).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về huy động nguồn lực (từ khi huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao

1. Số xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: ..../....xã, chiếm....%.

2. Đánh giá mức độ không đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

Tổng số tiêu chí nông thôn mới nâng cao của huyện ................ đã được UBND tỉnh/thành phố ............... đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tính đến thời điểm đánh giá (tháng.../20...) là: ....../....tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể):

2.1. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………….

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2.n. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………….

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện:

- …………………………………………….

- …………………………………………….

V. Kết luận (cần khẳng định rõ huyện đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- …………………………………………….

- …………………………………………….

VI. Kiến nghị

- …………………………………………….

- …………………………………………….

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ HUYỆN NTM NÂNG CAO NĂM...
của huyện .............................

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày... tháng .... năm 20... của UBND tỉnh/TP....)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với huyện NTM nâng cao)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ............................

 

 

1.2. ............................

 

 

...

 

 

2

 

2.1. ............................

 

 

2.2. ............................

 

 

...

 

 

...

 

...

 

 

 
 

 

Mẫu số 06

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm .......... của thị xã/thành phố ..............

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Thị xã/TP .................. đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ........... (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận thị xã/TP hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới).

2. ....................... (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã/TP; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn thị xã/TP).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thị xã/TP

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về huy động nguồn lực (từ khi thị xã/TP được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đến thời điểm đánh giá).

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của thị xã/TP

1. Số xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: ..../....xã, chiếm....%.

2. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã/TP:

- ………………………………………..

- ………………………………………..

V. Kết luận (cần khẳng định rõ thị xã/TP đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- ………………………………………..

- ………………………………………..

VI. Kiến nghị

- ………………………………………..

- ………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 09

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ........... của huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP ............

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………………………………………………………..

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn huyện nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ............ của huyện/thị xã/thành phố ..............

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………..….

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/thành phố

……………………………………………………………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 11

ỦY BAN NHÂN DÂN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(thuộc huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP .................) 

TT

Tên xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Năm đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Quyết định thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ghi chú

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định thu hồi

Cấp ban hành Quyết định thu hồi

Trích yếu nội dung Quyết định thu hồi

1

Xã ....................

 

 

 

 

 

2

Xã ....................

 

 

 

 

 

...

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM/tổng số.... xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM thuộc huyện/thị xã/thành phố, chiếm ....%

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

4. Thu hồi quyết định công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tổ chức xây dựng báo cáo đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) của cấp tỉnh; gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh; báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi đến Nhân dân.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp tỉnh bổ sung hoàn thiện báo cáo đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cấp tỉnh khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn cấp tỉnh; gửi hồ sơ đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận cấp tỉnh không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM về Văn phòng Điều phối NTM Trung ương trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Bước 3: Tổ chức thẩm định, thu hồi quyết định công nhận

Trường hợp đơn vị cấp tỉnh chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh và nêu rõ lý do, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Văn phòng Điều phối NTM Trung ương xây dựng báo cáo và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định hồ sơ đối với từng đơn vị cấp tỉnh đủ điều kiện để đề nghị thu hồi quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

- Tổng hợp danh sách: Các huyện bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM; các thị xã, thành phố bị thu hồi quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; các xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM trên địa bàn cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 11, Mẫu số 12 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện đối với kết quả đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi quyết định công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tổng hợp danh sách: Các huyện bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM; các thị xã, thành phố bị thu hồi quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; các xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM trên địa bàn cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 11, Mẫu số 12 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp tỉnh về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện đối với kết quả đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM của cấp tỉnh (bản chính, theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cấp tỉnh đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM bị thu hồi quyết định công nhận khi có từ 30% số xã và 30% số đơn vị cấp huyện trở lên bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
 

Mẫu số 07

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm... của tỉnh/thành phố...........

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Tỉnh/TP ................. đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ........... (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu của quyết định công nhận tỉnh/TP hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM).

2. ................ (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh/TP; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh/TP).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM/NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh/TP

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về huy động nguồn lực (từ khi tỉnh/TP được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM đến thời điểm đánh giá).

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh/TP

1. Số xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: ..../....xã, chiếm....%.

2. Số đơn vị cấp huyện bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM: ..../....huyện/thị xã/TP, chiếm....%.

3. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh/TP:

- ……………………………………………

- ……………………………………………

V. Kết luận (cần khẳng định rõ tỉnh/TP đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- ……………………………………………

- ……………………………………………

VI. Kiến nghị

- ……………………………………………

- ……………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 10

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm ......... của tỉnh/thành phố ............

I. Tóm tắt quá trình UBND tỉnh/thành phố tổ chức lấy ý kiến tham gia

- …………………………………………………………………………………………………….

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả rà soát, đánh giá mức độ không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh/TP ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: …………………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

4. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND tỉnh/thành phố

- …………………………………………………………………………………………………….

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 11

ỦY BAN NHÂN DÂN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
(thuộc huyện/thị xã/TP ..........., tỉnh/TP .................) 

TT

Tên xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Năm đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Quyết định thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ghi chú

Số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định thu hồi

Cấp ban hành Quyết định thu hồi

Trích yếu nội dung Quyết định thu hồi

1

Xã ....................

 

 

 

 

 

2

Xã ....................

 

 

 

 

 

...

Xã ....................

 

 

 

 

 

 

Tổng số: .... xã bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM/tổng số.... xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM thuộc huyện/thị xã/thành phố, chiếm ....%

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 12

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI/HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(thuộc tỉnh/thành phố ........................)

TT

Tên đơn vị cấp huyện bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Năm đã được công nhận đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Quyết định thu hồi quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM, thị xã/thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Ghi chú

Số, ký hiệu, ngày tháng của Quyết định thu hồi

Cấp ban hành Quyết định thu hồi

Trích yếu nội dung Quyết định thu hồi

I

HUYỆN BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NTM

 

1

Huyện ....................

         

2

Huyện ....................

         

...

....................

         

II

THỊ XÃ/THÀNH PHỐ BỊ THU HỒI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NTM

 

1

Thị xã/thành phố ....

         

2

Thị xã/thành phố ....

         

....

....................

         
 

Tổng số: .... huyện, thị xã, thành phố bị thu hồi quyết định công nhận (đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM)/tổng số .... huyện, thị xã, thành phố đã được công nhận (đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM) thuộc cấp tỉnh, chiếm....%

         

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. UBND TỈNH/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

V. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Lập quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

- Bước 2: Lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.

Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch trong thời gian ít nhất 30 ngày tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.

+ Việc lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Cụ thể: Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Cụ thể:

(i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch;

(ii) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn;

(iii) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan;

(iv) Trường hợp cần thiết, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội

nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

- Bước 3: Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

+ Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan tổ chức lập quy hoạch.

- Bước 4: Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý:

quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi trình thẩm định quy hoạch.

- Bước 5: Thẩm định quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch lựa chọn tư vấn phản biện độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch

Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch;

Quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.

- Bước 6: Phê duyệt quy hoạch

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.

- Bước 7: Công bố quy hoạch

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn bộ nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai, trừ những trường hợp thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí nật nhà nước.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình;

- Báo cáo quy hoạch;

- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Báo cáo thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; báo cáo phản biện của tư vấn phản biện độc lập (nếu có);

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc được lấy ý kiến quy hoạch: 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.

- Hội đồng thẩm định gửi ý kiến tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch: 35 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch từ cơ quan lập quy hoạch.

- Tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch: 10 ngày, kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia về quy hoạch.

- Công bố quy hoạch: 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia của thủ tướng Chính phủ.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về quy hoạch;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

2. Thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng.

- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;

- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Kết quả thẩm định.

d) Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc kể từ ngày gửi lấy ý kiến.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng của Thủ tướng Chính phủ.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành:

- Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:

(i) Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

(ii) Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

- Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

(iii) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

(iv) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:

- Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;

- Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

(v) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;

- Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.

(vi) Vườn thực vật quốc gia:

Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.

(vii) Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;

- Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

3. Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ.

- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Tờ trình thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;

- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Kết quả thẩm định.

d) Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc kể từ ngày gửi lấy ý kiến.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu rừng phòng hộ của Thủ tướng Chính phủ.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:(i) Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;

- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;

- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.

(i) Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư

Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.

(ii) Rừng phòng hộ biên giới

Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.

(iii) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;

- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.

(iv) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;

- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;

- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;

- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

4. Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên theo quy định tại điểm a khoản 2 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

VI. LĨNH VỰC CHẤT LƯỢNG, CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

1. Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ quan giám sát (Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) thực hiện Điều tra, thu thập thông tin, khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản; xác định đối tượng thủy sản nuôi, vùng nuôi cần giám sát.

- Bước 2: Cơ quan giám sát xây dựng kế hoạch triển khai của năm tiếp theo tại địa bàn quản lý và báo cáo Cơ quan kiểm tra (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) trước ngày 10/12 hàng năm.

- Bước 3. Cơ quan kiểm tra (Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Kế hoạch triển khai của năm tiếp theo.

- Bước 4: Cơ quan kiểm tra thông báo kế hoạch triển khai của năm tiếp theo trên phạm vi cả nước đến Cơ quan giám sát và các cơ quan khác có liên quan để triển khai trước ngày 31/12 hàng năm.

b) Cách thức thực hiện: không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tổng hợp tình hình nuôi trồng thủy sản thuộc tỉnh/thành phố và đề xuất kế hoạch lấy mẫu hàng năm (theo mẫu Phụ lục I Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: 21 ngày.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục I - Tổng hợp tình hình nuôi trồng thủy sản và đề xuất kế hoạch triển khai hàng năm

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

 

Phụ lục I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HÀNG NĂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỞ NN&PTNT TỈNH/TP……….
…… (TÊN CƠ QUAN GIÁM SÁT)……
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

----------------

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THUỘC TỈNH/THÀNH PHỐ ........

VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH LẤY MẪU NĂM ...........

 

I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

Tên/Mã số vùng nuôi (nếu có)

Tên vùng nuôi

Loài thủy sản

(bao gồm cả tên khoa học)

Diện tích nuôi

(ha)

Sản lượng nuôi (tấn)

Thời gian nuôi

(tính từ khi thả giống đến khi thu hoạch )

(tháng)

Thời điểm thu hoạch

(tháng)

Ghi chú

Nuôi không cho ăn, không phòng trị bệnh

Nuôi có cho ăn, có phòng trị bệnh

Năm…. (thực tế)

Năm…. (dự kiến)

Năm…. (thực tế)

Năm…. (dự kiến)

Năm…. (thực tế)

Năm…. (dự kiến)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

Sú/pen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôm sú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôm thẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá rô phi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)

Ghi chú:

- Các cột (10), (11) cần nêu rõ thời gian nuôi và thời vụ thu hoạch (tính theo tháng trong năm)

- Kết quả ở cột (4), (6): nếu có sai lệch nhiều so với kế hoạch thì cần phải nêu rõ nguyên nhân.

II. KẾ HOẠCH LẤY MẪU GIÁM SÁT:

Mã số vùng nuôi

Đối tượng lấy mẫu

Sản lượng thủy sản nuôi (tấn)

Dự kiến tháng lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy

Dự kiến nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm nghiệm

CCĂTB

KCCĂTB

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

S

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

36/01

Tôm sú

300

 

 

 

 

 

 

2

1

 

 

 

 

 

3

Tháng 6: 1 mẫu kiểm nhóm B3a; 1 mẫu kiểm nhóm B3c.

Tháng 7: 1 mẫu kiểm nhóm B3c

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36/02

Tôm thẻ

1500

 

 

 

 

 

1

2

4

4

4

 

 

 

15

Tháng 5: 1(A6)

Tháng 6: 1(B2a); 1( Sulf,)

Tháng 7: 1(B3a); 1(Trime), 1(Qui,), 1 (A6);

Tháng 8: 1(Qui), 1(Sulf), 1(B3d); 1( B3e);

Tháng 9: 1 (B3a), 1(B3d); 1(B3c); 1(A6);

….

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôm sú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôm thẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá rô phi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Chú thích: Các nội dung ghi trên bảng là ví dụ minh họa)

Ghi chú:

- Các cột (4) – (16): ghi rõ số mẫu lấy từng vùng nuôi theo từng tháng

- Cột (17): Ghi rõ nhóm chỉ tiêu chỉ định kiểm cho từng mẫu/tháng

- Các chữ viết tắt : Tetra. : Nhóm Tetracycline; Sulfo : Nhóm Sulfonamides; Quino. : Nhóm Quinolones

- Căn cứ vào các thông tin tập hợp từ thực tế khảo sát vùng nuôi (đặc biệt là hiện trạng sử dụng các loại hóa chất, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản) để chỉ định các chỉ tiêu kiểm nghiệm trong các Nhóm chỉ tiêu nêu trên.

 

 

 

.........., ngày ....tháng ......năm ......

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký tên, đóng dấu)

 

2. Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Vào đầu quý IV hàng năm, Cơ quan kiểm soát (Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) tổ chức thu thập thông tin, thống kê số liệu cần thiết về vùng thu hoạch để xây dựng/điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát phù hợp với thực tế bao gồm:

Cập nhật diện tích vùng thu hoạch và đối tượng NT2MV cần kiểm soát để đề xuất với Cơ quan kiểm tra (Cục qurn lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung Bộ, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ) điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (nếu có thay đổi);

Lập kế hoạch lấy mẫu giám sát; dự trù kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước gửi Cơ quan kiểm tra trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

- Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện thẩm tra, điều chỉnh kế hoạch theo quy định tại Điều 11 Thông tư này (nếu có), tổng hợp kế hoạch lấy mẫu và dự trù kinh phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt Kế hoạch triển khai của năm tiếp theo.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Cơ quan kiểm tra gửi văn bản thông báo kế hoạch lấy mẫu giám sát kèm theo dự trù kinh phí tới các Cơ quan kiểm soát để tổ chức triển khai thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản nếu địa phương chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

3. Thẩm định đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các nội dung quy định trong Quyết định số 4070/QĐ-BNNP-QLCL, tự đánh giá chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm trong năm (thời gian triển khai tính từ ngày 1/12 của năm trước đến 30/11 của năm) và hoàn thiện hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Sở NN&PTNT các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

- Bước 3: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương.

- Bước 4: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tờ trình về việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương (Kết quả thẩm định của Hội đồng chậm nhất 30/01 của năm tiếp theo).

- Bước 5: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét kết quả đánh giá, xếp hạng triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các địa phương; Thông báo Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và đăng tải trên Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

(i) Hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) thẩm định:

- Văn bản báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Phụ lục kết quả tự đánh giá, chấm điểm theo hướng dẫn nêu tại phụ lục của Quyết định số 4070/QĐ-BNNP-QLCL, kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh liên quan.

(ii) Hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả xếp hạng:

- Tờ trình về kết quả thẩm định và đề xuất xếp hạng;

- Bảng tổng hợp tự chấm điểm của địa phương và kết quả thẩm định, xếp hạng của Hội đồng.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo Kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (của năm).

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 4070/QĐ-BNNP- QLCL ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương.

 

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4070/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tiêu chí

Hướng dẫn đánh giá, chấm điểm

Tài liệu chứng minh

Chấm điểm

Tổng điểm tối đa

I

Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý an toàn thực phẩm

10

1

Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch triển khai theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Các văn bản yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Liệt kê các văn bản (công văn hướng dẫn, chỉ đạo; kế hoạch triển khai) đã ban hành theo yêu cầu văn bản tương ứng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nêu trên).

- 05 điểm: Ban hành đầy đủ;

- Thiếu 01 văn bản bị trừ 0,5 điểm (trừ không quá 5 điểm)

5

2

Báo cáo định kỳ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Liệt kê các báo cáo Công tác quản lý vật tư nông nghiệp và chất lượng an toàn thực phẩm (báo cáo tháng, 6 tháng, năm).

- Các văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Liệt kê các báo cáo đột xuất theo yêu cầu tại văn bản tương ứng của Bộ.

- 05 điểm: Báo cáo đầy đủ;

- Thiếu 01 lần báo cáo trừ 0,5 điểm (trừ không quá 05 điểm).

5

II

Tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm

15

3

Phổ biến, tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn vận động, các tổ chức, cá nhân áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP về đảm bảo an toàn thực phẩm

- Liệt kê các văn bản (công văn, kế hoạch tổ chức lớp, tài liệu ấn phẩm phát hành...) đã ban hành để minh chứng cho các việc đã triển khai đến các nhóm đối tượng: Sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh; người tiêu dùng.

- Liệt kê các khóa tập huấn hướng dẫn cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả sơ chế, chế biến) áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP (nội dung tập huấn, địa điểm tập huấn; đối tượng tập huấn...)

- 02 điểm: có phổ biến, tuyên truyền đến các nhóm đối tượng sản xuất kinh doanh (sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh; người tiêu dùng); thiếu 01 nhóm đối tượng trừ 0,5 điểm (trừ không quá 2 điểm).

- 03 điểm: có hướng dẫn áp dụng VIETGAP, GMP, HACCP đến các đối tượng yêu cầu áp dụng (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng; sơ chế, chế biến; kinh doanh); thiếu 01 nhóm đối tượng trừ 0,5 điểm (trừ không quá 03 điểm)

5

4

Công khai kết quả kiểm tra, phân loại A/B/C; kết quả ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản) quảng bá sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn.

- Liệt kê: Lịch phát sóng; số báo đăng (biên bản ghi nhớ, hợp đồng...) địa chỉ trang Website đăng tải; và các hình thức công khai khác theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT để minh chứng các công việc đơn vị đã triển khai các hình thức công khai;

- Liệt kê danh sách các sản phẩm đã quảng bá (tên sản phẩm; hình thức quảng bá; địa điểm/địa chỉ quảng bá...)

- 07 điểm công khai đầy đủ các công đoạn: Sản xuất ban đầu; sơ chế, chế biến; kinh doanh. Thiếu 01 công đoạn trừ 0,5 điểm.

- 03 điểm quảng bá đầy đủ các hình thức (website, báo, đài, nơi bán, tham gia hội chợ/hội nghị khách hàng). Thiếu 01 một hình thức trừ 0,5 điểm.

10

III

Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

60

5

Tỷ lệ % thống kê cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh tai địa phương theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.

- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký kinh doanh tại địa phương (từ các nguồn cung cấp: Sở kế hoạch đầu tư, phòng kinh tế...); danh sách cơ sở đã được thống kê ( thể hiện tại văn bản nào).

- Danh sách các cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh tại địa phương (từ các nguồn cung cấp: Sở kế hoạch đầu tư, phòng kinh tế...); danh sách các cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh đã được thống kê (thể hiện tại văn bản nào)

- 03 điểm nếu 100 % cơ sở có đăng ký kinh doanh được thống kê; thống kê thiếu 20% trên tổng số các cơ sở sẽ bị trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60% trừ 1,5 điểm;... )

- 02 điểm nếu 100% cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh được thống kê; thống kê thiếu 20% trên tổng số các cơ sở sẽ bị trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60 % trừ 1,5 điểm;... )

5

6

Tỷ lệ % cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được kiểm tra, phân loại trên tổng số cơ sở đã được thống kê nêu tại mục III số thứ tự 5.

Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau:

- Danh sách số cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh được thống kê (nêu tại mục 5); Danh sách cơ sở có đăng ký kinh doanh được kiểm tra đánh giá phân loại.

- Danh sách cơ sở sơ chế, chế biến chưa có đăng ký kinh doanh được thống kê (nêu tại mục 5); Danh sách cơ sở sơ chế, chế biến chưa có đăng ký kinh doanh được kiểm tra đánh giá phân loại.

- 07 điểm nếu 100 % cơ sở có đăng ký kinh doanh được kiểm tra; kiểm tra thiếu 10% trừ 1 điểm; không thực hiện trừ 7 điểm.

- 03 điểm nếu 100% cơ sở sơ chế, chế biến chưa đăng ký kinh doanh được kiểm tra; thiếu 20 % trừ 0,5 điểm (khung trừ tiếp theo từ 21-40% trừ 1 điểm; 41-60% trừ 1,5 điểm;... )

10

7

Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trừ các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014).

Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau:

- Danh sách các cơ sở được kiểm tra đánh giá phân loại (trích yếu quyết định kiểm tra);

- Danh sách số cơ sở đạt A, B được cấp giấy (trích yếu số hiệu giấy nơi cấp ngày cấp, cơ quan cấp...)

05 điểm nếu 100% cơ sở đạt A, B được cấp giấy; thiếu dưới 20% cơ sở kiểm tra đạt A, B nhưng không cấp giấy trừ 01 điểm (tương tự khung: từ 20 đến dưới 40% trừ 02 điểm; từ 40 đến dưới 60% trừ 03 điểm;...)

5

8

Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trừ các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ) loại C được tái kiểm tra (theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014) và xử lý, khắc phục tái kiểm tra vẫn xếp loại C.

Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau:

- Danh sách các cơ sở có kết quả kiểm tra đánh giá phân loại xếp loại C;

- Danh sách các cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra.

- Thống kê các trường hợp xử lý cơ sở tái kiểm tra.

- 05 điểm nếu 100% cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra, thiếu dưới 10% cơ sở loại C không được tái kiểm tra trừ 0,5 điểm (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...).

- 05 điểm nếu 100% cơ sở tái kiểm tra xếp loại C được xử lý, khắc phục; thiếu dưới 10% cơ sở tái kiểm tra vẫn xếp loại C không được xử lý trừ 0,5 (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...).

10

9

Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất sản phẩm an toàn trên tổng số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thống kê (theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014).

Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau:

- Danh sách tổng hợp các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ được thống kê (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở...);

- Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu được ký cam kết (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở; ngày ký; đơn vị tổ chức ký cam kết...);

05 điểm nếu 100% cơ sở được thống kê ký cam kết; thiếu dưới 10% cơ sở được thống kê nhưng không ký cam kết trừ 0,5 điểm (tương tự khung trừ: từ 10% đến dưới 20%; trừ 01 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...).

5

10

Tỷ lệ % các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ tuân thủ theo cam kết sản xuất sản phẩm an toàn trên tổng số cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết (theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014)

Cung cấp tài liệu chứng minh các số liệu sau: (danh sách liệt kê các cơ sở có xác nhận)

- Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đã ký cam kết (mục 8 nêu trên)

- Danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đã tuân thủ theo cam kết (tên cơ sở loại hình sản xuất, địa chỉ cơ sở; ngày kiểm tra tại cơ sở; đơn vị tổ chức kiểm tra xác nhận sự tuân thủ cam kết của cơ sở...);

05 điểm nếu 100% cơ sở tuân thủ so với nội dung cơ sở đã ký cam kết; dưới 10% cơ sở không tuân thủ trừ 0,5 điểm (các khung tương tự: từ 10% đến dưới 20% trừ 1 điểm; từ 20% đến dưới 30% trừ 1,5 điểm;...).

5

11

Thực hiện lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh

- Danh sách các sản phẩm chủ lực của địa phương (thể hiện được xác nhận tại một trong những văn bản của địa phương)

- Kế hoạch lấy mẫu của địa phương được phê duyệt (số kế hoạch, số mẫu,...)

- Kết quả phân tích mẫu của địa phương (thể hiện tại báo cáo). So sánh với kết quả năm trước.

- Báo cáo xử lý vi phạm. Thông báo/cảnh báo, điều tra nguyên nhân truy xuất nguồn gốc và hành động khắc phục.

- 03 điểm nếu thực hiện lấy mẫu giám sát 100% sản phẩm chủ lực tại địa phương; thực hiện thiếu 01 sản phẩm chủ lực trừ 0,5 điểm.

- 03 điểm nếu kết quả giám sát giảm dưới 3% được 01 điểm từ 3% đến dưới 6% được 02 điểm; trên 6% được 03 điểm)

- 04 điểm thực hiện đầy đủ các nội dung thông báo/cảnh báo, điều tra nguyên nhân khắc phục vi phạm; thiếu 01 nội dung trừ 1 điểm (nhưng không quá 04 điểm)

10

12

Thực hiện thanh tra chuyên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

- Danh sách các cơ sở được lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành được phê duyệt (tên cơ sở, địa chỉ, loại hình sản xuất,...);

- Danh sách các cơ sở được thanh tra chuyên ngành theo quyết định thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra được phê duyệt (Tên cơ sở, địa chỉ, trích yếu quyết định số; thời gian kiểm tra...).

- Lập bản báo cáo tóm tắt các kết quả thanh tra chuyên ngành các cơ sở: Tên cơ sở; có vi phạm hay không; nếu có xử lý thế nào.

- 03 điểm nếu thực hiện thanh tra 100% cơ sở sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và theo quy định; thực hiện thiếu 1 cơ sở trừ 0,5 điểm.

- 02 điểm nếu không phát hiện cơ sở vi phạm hoặc phát hiện xử lý đầy đủ các cơ sở vi phạm. Không xử lý hoặc thiếu 01 cơ sở trừ 0,5 điểm.

5

13

Xử lý sự cố an toàn thực phẩm theo quy định của Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT; cung cấp kịp thời thông tin kiểm chứng cho người tiêu dùng.

- Liệt kê các sự cố xảy ra trên địa bàn do thông tin đại chúng cung cấp; do yêu cầu của Bộ; do tự phát hiện.

- Các văn bản chỉ đạo điều hành việc điều tra truy xuất, xử lý sự cố;

- Văn bản thông báo về kết quả điều tra truy xuất xử lý sự cố trên thông tin đại chúng...

- Không có sự cố được 05 điểm.

- Thực hiện 01 yêu cầu về điều tra truy xuất và xử lý sự cố được 01 điểm (nhưng tổng số không quá 03 điểm).

- Thực hiện 01 lần cung cấp thông tin kiểm chứng kịp thời cho người tiêu dùng được 01 điểm (nhưng tổng số không quá 02 điểm).

5

IV

Tăng cường năng lực công tác quản lý an toàn thực phẩm;

10

14

Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra.

- Lập danh sách các các bộ trực tiếp làm công tác quản lý về an toàn thực phẩm trong đó nêu cụ thể cán bộ đã được đào tạo theo yêu cầu về chuyên môn; đào tạo tại thời điểm nào ; đơn vị tổ chức.

05 điểm nếu tổ chức đào tạo 100% cho cán bộ được giao làm công tác quản lý an toàn thực phẩm; thiếu dưới 20% trừ 0,5 điểm (theo khung: từ 20% đến dưới 40% trừ 01 điểm; từ 40% đến dưới 60% trừ 1,5 điểm;...).

5

15

Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường.

- Lập danh sách các trang thiết bị cơ bản (máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, thiết bị lấy mẫu, vận chuyển mẫu, các test kiểm tra nhanh) cần có để phục vụ Công tác thanh tra/kiểm tra; công tác giám sát;

- Danh sách các thiết bị đã được trang bị tại cơ quan có nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm.

05 điểm nếu đầu tư 100% trang thiết bị cơ bản và cần thiết cho hoạt động kiểm tra, giám sát; thiếu dưới 20% trừ 0,5 điểm (theo khung: từ 20% đến dưới 40% trừ 01 điểm; từ 40% đến dưới 60% trừ 1,5 điểm;...).

5

V

Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn

5

16

Số chuỗi nông lâm thủy sản được xây dựng hoặc phát triển.

Danh sách các chuỗi đã triển khai thực hiện (tên chuỗi, tên các tác nhân tham gia chuỗi, địa điểm triển khai, thời gian triển khai ...)

03 điểm nếu có ít nhất 01 chuỗi được xây dựng hoàn thiện hoặc phát triển hoàn thiện; có hơn 01 chuỗi được tính 05 điểm; không có chuỗi nào không được tính điểm.

5

 

 

VII. LĨNH VỰC THỦY LỢI; ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Dự thảo Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về Phòng chống thiên tai.

2. Cập nhật, điều chỉnh Chiến lươc quốc gia về phòng, chống thiên tai kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương cập nhật, điều chỉnh Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Dự thảo Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về Phòng chống thiên tai.

3. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Dự thảo Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia, gồm:

+ Đánh giá, cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng trên quy mô toàn quốc;

+ Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển của các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước;

+ Xác định nội dung, biện pháp tổng thể, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;

+ Xác định nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

+ Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai;

+ Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về Phòng chống thiên tai;

- Luật số 60/2020/QH14 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai Luật Đê điều.

4. Phê duyệt quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn trẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch

quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch và tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch và tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

- Bước 2: Gửi lấy ý kiến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch; cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng hình thức đăng tải dự thảo quy hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật) trong thời gian ít nhất 30 ngày tính từ ngày đăng tải hồ sơ lấy ý kiến.

Trường hợp phương án quy hoạch có liên quan tới biên giới, hải đảo, quốc phòng, an ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.

- Bước 3: Trả lời ý kiến

Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch

- Bước 4: Giải trình, tiếp thu ý kiến

quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước khi trình thẩm định quy hoạch.

- Bước 5: Thành lập Hội đồng thẩm định

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 53/2019/NĐ-CP:

(i) Hội đồng thẩm định quy hoạch có ít nhất 11 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phó chủ tịch hội đồng;

- Các thành viên của hội đồng bao gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch, đại diện cơ quan lập quy hoạch và một số cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia về quy hoạch, trong đó có 02 thành viên là ủy viên phản biện.

(ii) Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định

- Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định; báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch;

- Ủy viên phản biện có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định trước khi họp Hội đồng thẩm định;

- Thành viên Hội đồng thẩm định tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định; nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; chuẩn bị ý kiến bằng văn bản tại các cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch hội đồng giao; được quyền bảo lưu ý kiến.

(iii) Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, cung cấp hồ sơ trình thẩm định quy hoạch cho các thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến; tổ chức họp Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; dự thảo biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định, dự thảo Báo cáo thẩm định quy hoạch.

- Bước 6. Thẩm định quy hoạch

quan lập quy hoạch gửi hồ sơ thẩm định quy hoạch đến Hội đồng thẩm định thông qua Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để gửi đến các thành viên hội đồng thẩm định quy hoạch.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định quy hoạch các ủy viên phản biện phải gửi ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng thẩm định thông qua Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để tổ chức họp.

Trường hợp cần thiết, hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo hội đồng thẩm định quy hoạch; hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin và giải trình về các nội dung có liên quan.

- Bước 7. Hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hội đồng thẩm định họp, hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch.

- Bước 8. Hoàn thiện hồ sơ

Trường hợp quy hoạch được hội đồng thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp quy hoạch không được hội đồng thẩm định thông qua, trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 9: Phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

- Bước 10: Công bố quy hoạch

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện:

- Lấy ý kiến quy hoạch: Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ gửi lấy ý kiến về quy hoạch:

- Báo cáo quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện phương án quy hoạch.

(ii) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch:

- Báo cáo tóm tắt; báo cáo tổng hợp quy hoạch; hệ thống bản đồ quy hoạch.

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch.

- Báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn thẩm tra.

- Tài liệu khác (nếu có).

(iii) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch:

- Tờ trình phê duyệt quy hoạch.

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, nội dung chủ yếu gồm: Thời kỳ quy hoạch, phạm vi quy hoạch, quan điểm, mục tiêu, giải pháp quy hoạch, kinh phí thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện.

- Báo cáo thẩm định quy hoạch.

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến hội đồng thẩm định về nội dung quy hoạch.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong phạm vi quy hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch.

- Báo cáo thuyết minh quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện.

- Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ về quy hoạch.

d) Thời hạn giải quyết:

- Các cơ quan trả lời ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

- Hội đồng thẩm định thông qua: 20 ngày kể từ ngày họp thẩm định;

- Hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hội đồng thẩm định họp, hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch.

- Hoàn thiện hồ sơ:

+ Trường hợp quy hoạch được hội đồng thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Trường hợp quy hoạch không được hội đồng thẩm định thông qua, trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Công bố, công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch: 15 ngày kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng chống lũ của tuyến sông có đê.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về Đê điều;

- Luật số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội về Thủy lợi;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

- Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 của Nghị định Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

5. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

a) Trình tự thực hiện:

(i) Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch:

- Bước 1: Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn trẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch.

quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch và tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch và tổ chức tư vấn thẩm tra quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

- Bước 2: Gửi lấy ý kiến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch; cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng hình thức đăng tải dự thảo quy hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật) trong thời gian ít nhất 30 ngày tính từ ngày đăng tải hồ sơ lấy ý kiến.

Trường hợp phương án quy hoạch có liên quan tới biên giới, hải đảo, quốc phòng, an ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.

- Bước 3: Trả lời ý kiến

Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.

- Bước 4: Giải trình, tiếp thu ý kiến

quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến trước khi trình thẩm định quy hoạch.

- Bước 5: Thành lập Hội đồng thẩm định

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 53/2019/NĐ-CP:

Hội đồng thẩm định quy hoạch có ít nhất 11 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Phó chủ tịch hội đồng;

- Các thành viên của hội đồng bao gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch, đại diện cơ quan lập quy hoạch và một số cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia về quy hoạch, trong đó có 02 thành viên là ủy viên phản biện.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thẩm định:

- Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định; báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch;

- Ủy viên phản biện có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định trước khi họp Hội đồng thẩm định;

- Thành viên Hội đồng thẩm định tham dự cuộc họp của Hội đồng thẩm định; nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch; chuẩn bị ý kiến bằng văn bản tại các cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch hội đồng giao; được quyền bảo lưu ý kiến.

Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, cung cấp hồ sơ trình thẩm định quy hoạch cho các thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến; tổ chức họp Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; dự thảo biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định, dự thảo Báo cáo thẩm định quy hoạch.

- Bước 6. Thẩm định quy hoạch

quan lập quy hoạch gửi hồ sơ thẩm định quy hoạch đến Hội đồng thẩm định thông qua Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để gửi đến các thành viên hội đồng thẩm định quy hoạch.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định quy hoạch các ủy viên phản biện phải gửi ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng thẩm định thông qua Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để tổ chức họp.

Trường hợp cần thiết, hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo hội đồng thẩm định quy hoạch; hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin và giải trình về các nội dung có liên quan.

- Bước 7. Hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hội đồng thẩm định họp, hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch.

- Bước 8. Hoàn thiện hồ sơ

Trường hợp quy hoạch được hội đồng thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp quy hoạch không được hội đồng thẩm định thông qua, trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 9: Phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

- Bước 10: Công bố quy hoạch

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

(ii) Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch đã được phê duyệt:

- Bước 1: Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Bước 3: Công bố quy hoạch

Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện:

- Lấy ý kiến quy hoạch: Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch:

* Hồ sơ gửi lấy ý kiến về quy hoạch:

- Báo cáo quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện phương án quy hoạch.

* Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch:

- Báo cáo tóm tắt; báo cáo tổng hợp quy hoạch; hệ thống bản đồ quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn thẩm tra.

* Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch:

- Tờ trình phê duyệt quy hoạch;

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, nội dung chủ yếu gồm: Thời kỳ quy hoạch, phạm vi quy hoạch, quan điểm, mục tiêu, giải pháp quy hoạch, kinh phí thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện;

- Báo cáo thẩm định quy hoạch;

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến hội đồng thẩm định về nội dung quy hoạch;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong phạm vi quy hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo thuyết minh quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;

- Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ về quy hoạch.

(ii) Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch đã được phê duyệt:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch;

- Báo cáo thuyết minh điều chỉnh và tài liệu khác (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết:

(i) Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch:

- Các cơ quan trả lời ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

- Các Ủy viên phản biện gửi ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng thẩm định thông qua Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định để tổ chức họp: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định quy hoạch;

- Hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hội đồng thẩm định họp, hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch;

- Hoàn thiện hồ sơ:

+ Trường hợp quy hoạch được hội đồng thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Trường hợp quy hoạch không được hội đồng thẩm định thông qua, trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Công bố, công khai điều chỉnh quy hoạch: 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt.

(ii) Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch đã được phê duyệt:

- Công bố, công khai điều chỉnh quy hoạch: 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

(i) Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(ii) Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch đã được phê duyệt: Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về Đê điều;

- Luật số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội về Thủy lợi;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

- Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

6. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ lập quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho quan lập quy hoạch.

- Bước 2: Trình thẩm định

quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ lập quy hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

- Bước 3: Thành lập Hội đồng thẩm định

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch trong thời hạn không quá 30 ngày khi có đủ hồ sơ thẩm định.

Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch có ít nhất 09 thành viên, thành phần hội đồng gồm Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên của hội đồng; Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên Hội đồng là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia về quy hoạch.

- Bước 4: Hoàn thiện biên bản

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hội đồng thẩm định họp, hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch.

- Bước 5: Trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;

- Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;

- Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;

- Thời hạn lập quy hoạch;

- Quy định về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch;

- Chi phí lập quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:

- Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Tài liệu khác (nếu có).

(ii) Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch:

- Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch kèm theo nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Biên bản họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;

- Tài liệu khác (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết: 55 ngày kể từ ngày có đủ hồ sơ thẩm định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan lập quy hoạch.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về Đê điều;

- Luật số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội về Thủy lợi;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;

- Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 của Nghị định Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.

7. Phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn theo quy định.

- Bước 2: Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo ủy quyền của Chính phủ.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kèm theo phụ lục chi tiết từng tuyến đê và các tiêu chí theo hướng dẫn phân cấp đê đi kèm;

- Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo thuyết minh trong quá trình và cách thức thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị cấp đê;

- Bản đồ Đê điều hoặc Bình đồ địa hình trong đó thể hiện rõ các tuyến đê đề nghị phân cấp;

- Hồ sơ kèm theo khác (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phân cấp đê.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê;

- Công văn số 620/TCTL ngày 27/6/2011 của Tổng cục Thủy lợi về việc hướng dẫn hồ sơ đề nghị phân cấp đê.

8. Điều chỉnh phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa bàn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp, hàng năm rà soát theo các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT.

- Bước 2: Trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh cấp đê nếu không phù hợp theo các tiêu chí rà soát hàng năm.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kèm theo phụ lục chi tiết từng tuyến đê và các tiêu chí theo hướng dẫn phân cấp đê đi kèm;

- Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo thuyết minh trong quá trình và cách thức thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị cấp đê;

- Bản đồ Đê điều hoặc Bình đồ địa hình trong đó thể hiện rõ các tuyến đê đề nghị phân cấp;

- Hồ sơ kèm theo khác (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh phân cấp đê.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 54/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê;

- Công văn số 620/TCTL ngày 27/6/2011 của Tổng cục Thủy lợi về việc hướng dẫn hồ sơ đề nghị phân cấp đê.

9. Chấp thuận các hoạt động liên quan đến đê điều

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị chấp thuận.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy công trình có ảnh hưởng đến an toàn đê điều và thoát lũ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các tài liệu để phục vụ cho quá trình xem xét, chấp thuận bao gồm: văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông (sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình); ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chức năng liên quan; tài liệu khảo sát địa hình, địa chất phục vụ cho việc kiểm tra, tính toán.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu quy định để phục vụ cho quá trình xem xét, chấp thuận, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét có ý kiến chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, có văn bản thông báo, nêu rõ lý do việc không chấp thuận và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 bộ, cụ thể:

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Hồ sơ kỹ thuật công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Thuyết minh và Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt cắt đại diện, trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;

- Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nội dung xem xét chấp thuận bao gồm:

- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều;

- Sự phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc bảo đảm an toàn đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;

- Giải pháp phòng, chống lũ trong quá trình thi công và đảm bảo an toàn cho đê trong quá trình quản lý, sử dụng công trình;

- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên đê trong quá trình thi công;

- Các vấn đề liên quan khác (nếu có).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 04/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

10. Thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao nơi chưa có công trình xây dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thẩm định.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định hoặc cần bổ sung tài liệu, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thẩm định bằng văn bản và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 bộ, cụ thể:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng trong đó thể hiện những nội dung liên quan đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được phê duyệt và kết quả tính toán đáp ứng theo yêu cầu về an toàn đê điều, thoát lũ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều, khoản 13 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 5 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện dự án (nếu có);

- Văn bản thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập về sự ảnh hưởng của công trình đến an toàn đê điều và thoát lũ lòng sông, cụ thể về sự giảm lưu lượng lũ thiết kế; tăng mực nước lũ thiết kế; ảnh hưởng đến dòng chảy khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu; ổn định lòng dẫn; ổn định thân đê, nền đê khu vực xây dựng công trình;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Nội dung xem xét chấp thuận bao gồm:

- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều;

- Sự phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc bảo đảm an toàn đê điều, thoát lũ khi xây dựng công trình;

- Giải pháp phòng, chống lũ trong quá trình thi công và đảm bảo an toàn cho đê trong quá trình quản lý, sử dụng công trình;

- Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên đê trong quá trình thi công;

- Các vấn đề liên quan khác (nếu có).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 04/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc chấp thuận, thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều.

11. Phê duyệt chiến lược thủy lợi

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, xây dựng chiến lược thủy lợi cho chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 năm hoặc dài hơn hoặc khi có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc khi có biến động lớn do thiên tai.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Dự thảo chiến lược thủy lợi.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt chiến lược thủy lợi.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội về Thủy lợi.

12. Quyết định hỗ trợ kinh phí ngân sách trung ương cho các địa phương bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổng hợp, đề xuất hỗ trợ kinh phí ngân sách trung ương cho các địa phương bảo đảm an toàn đập.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí ngân sách trung ương cho các địa phương.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

13. Lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước ngày 31 tháng 3 năm trước năm kế hoạch, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Trung ương quản lý xây dựng hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của năm kế hoạch trong phạm vi công trình thủy lợi được giao quản lý gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Trên cơ sở phương án nhận được, trước ngày 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch và gửi Bộ Tài chính để quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác năm kế hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá;

- Hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc định giá, điều chỉnh giá:

Trường hợp đã có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm;

Trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng giải trình tính toán chi tiết các khoản mục chi phí, hồ sơ chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm;

Trường hợp cần làm rõ các nội dung trong hồ sơ phương án giá do các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng; cơ quan có thẩm quyền định giá đề nghị các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi báo cáo, giải trình cụ thể các nội dung liên quan.

- Văn bản thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định;

- Các tài liệu khác có liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Trung ương quản lý.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đề nghị Bộ Tài chính quy định Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

14. Lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước ngày 31 tháng 3 năm trước năm kế hoạch, trên cơ sở hồ sơ phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch do chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ở địa phương xây dựng sau khi có ý kiến của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) gửi phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi năm kế hoạch của địa phương trong phạm vi công trình thủy lợi do địa phương quản lý theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Trên cơ sở phương án của địa phương gửi, trước 30 tháng 6 năm trước năm kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp phương án giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ Tài chính để quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác năm kế hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá;

- Hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc định giá, điều chỉnh giá:

Trường hợp đã có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm;

Trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do quan có thẩm quyền ban hành: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng giải trình tính toán chi tiết các khoản mục chi phí, hồ sơ chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền, thủ trưởng đơn vị chứng thực và chịu trách nhiệm;

Trường hợp cần làm rõ các nội dung trong hồ sơ phương án giá do các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng; cơ quan có thẩm quyền định giá đề nghị các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi báo cáo, giải trình cụ thể các nội dung liên quan.

- Văn bản thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định.

- Các tài liệu khác có liên quan.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ở địa phương.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản gửi Bộ Tài chính để quy định và thông báo giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác năm kế hoạch.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

VIII. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

- Bước 2: Lấy ý kiến về quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến về quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản từ các đối tượng sau: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

+ Việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan. Trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.

- Bước 3: Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi văn bản góp ý tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 4: Tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến và hoàn thiện quy hoạch. Đối với việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thì cần công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ trước khi trình thẩm định.

- Bước 5: Thẩm định quy hoạch

+ Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm Chủ tịch Hội đồng (là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ) và các thành viên của Hội đồng (bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác). Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.

+ Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch lựa chọn tư vấn phản biện độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.

+ Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.

Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

+ Hội đồng thẩm định quy hoạch ra quyết định: Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch;

Quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.

- Bước 6: Phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Bước 7: Công bố quy hoạch

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch theo quy định tại Điều 40 Luật Quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch bao gồm:

- Tờ trình;

- Báo cáo quy hoạch;

- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc được lấy ý kiến quy hoạch: 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.

- Hội đồng thẩm định gửi ý kiến tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch: 35 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch từ cơ quan lập quy hoạch.

- Tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch: 10 ngày, kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia về quy hoạch.

- Công bố quy hoạch: 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Quy hoạch;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

2. Phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản.

3. Phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 05 năm và cụ thể hằng năm

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 05 (năm) năm và cụ thể hằng năm.

- Bước 2: Cục Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thủy sản.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 05 năm và cụ thể hằng năm.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

4. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản.

5. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh.

- Bước 2: Lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 3: Sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu bảo tổn biển có diện tích thuộc địa bàn quản lý.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ

g) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn quản lý của tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản.

6. Phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia.

- Bước 2: Lấy ý kiến về quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến về quy hoạch từ các đối tượng sau: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch.

+ Việc lấy ý kiến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện việc lấy ý kiến về quy hoạch; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về quy hoạch đến Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan. Trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể lấy ý kiến về quy hoạch thông qua việc niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, tổ chức hội nghị, hội thảo, phát phiếu điều tra, phỏng vấn thông qua đại diện cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân.

Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.

- Bước 3: Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;

Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi văn bản góp ý tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 4: Tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến và hoàn thiện quy hoạch. Đối với việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy hoạch thì cần công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ trước khi trình thẩm định.

- Bước 5: Thẩm định quy hoạch

+ Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm Chủ tịch Hội đồng (là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ) và các thành viên của Hội đồng (bao gồm đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và tổ chức, cá nhân khác). Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.

+ Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch lựa chọn tư vấn phản biện độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.

quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.

+ Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.

Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

+ Hội đồng thẩm định quy hoạch ra quyết định: Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch;

Quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.

- Bước 6: Phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Bước 7: Công bố quy hoạch

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch theo quy định tại Điều 40 Luật Quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch bao gồm:

- Tờ trình;

- Báo cáo quy hoạch;

- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.

d) Thời hạn giải quyết:

- Trả lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc được lấy ý kiến quy hoạch: 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.

- Hội đồng thẩm định gửi ý kiến tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch: 35 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch từ cơ quan lập quy hoạch.

- Tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch: 10 ngày, kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia về quy hoạch.

- Công bố quy hoạch: 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Luật số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Quy hoạch;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

7. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Thủy sản có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản, Cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

* Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;

- Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

* Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Bản chính Giấy tờ chuyển quyền sở hữu tàu theo quy định;

- Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.

* Hồ sơ đối với tàu nhập khẩu gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;

- Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;

- Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Hồ sơ đối với tàu thuộc diện thuê tàu trần gồm:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);

- Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;

- Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;

- Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;

- Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tàu công vụ thủy sản

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản (Mẫu số 05.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT).

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

 

Mẫu số 02.ĐKT

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

................, ngày....... tháng...... năm........

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..........................................................................................

 

Họ tên người đứng khai:.............................................................................

Thường trú tại: .............................................................................................

Số CCCD/CMND:…………………….........................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản(*) với nội dung sau:

2. Đặc điểm cơ bản của tàu như sau:

Tên tàu: …...................................; Công dụng (nghề):….............................

Năm, nơi đóng: ….........................................................................................

Cảng đăng ký: …...........................................................................................

Thông số cơ bản của tàu (m): Lmax=….....…; Bmax=…...…..; D=………

                                                 Ltk =……..; Btk…=……....; d=….....…

Vật liệu vỏ: …....................................; Tổng dung tích (GT): ….................

Trọng tải toàn phần, (DW): ….....................Số thuyền viên, người…...............

Nghề chính: …..........................................Nghề phụ:….................................

Vùng hoạt động:…..........................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, kW

Vòng quay định mức, rpm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 2. Họ tên, địa chỉ của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

 

 

Mẫu số 03.ĐKT

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XƯỞNG

CƠ SỞ ĐÓNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /GCNXX

…….., ngày… tháng … năm 20..

 

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XƯỞNG

Tên sản phẩm:…………………………………………………………......

Nơi đóng:………….……………………………………………………....

Địa chỉ:………………………………………………………………..........

Năm đóng:………………………………………………………….............

Ký hiệu thiết kế:………………………………………………………........

Đơn vị thiết kế thiết kế:……………………………………………….........

Cơ sở đăng kiểm: .........................................................................................

Thông số cơ bản của tàu: Lmax=………; Bmax=……..; D=…………

                                          Ltk =……...; Btk...=….......; d=………….

Vật liệu vỏ:………………………; cấp tàu:……………...………………

Công dụng (nghề): .....................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất (kW)

Năm chế tạo

Nơi chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đã hoàn thành việc đóng mới, đủ điều kiện xuất xưởng./.

 

CƠ SỞ ĐÓNG TÀU

 

Mẫu số 04.ĐKT

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CẢI HOÁN, SỬA CHỮA TÀU

CƠ SỞ ĐÓNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /GCNXX

…….., ngày… tháng … năm ...

 

GIẤY CHỨNG NHẬN CẢI HOÁN, SỬA CHỮA TÀU

 

Tên sản phẩm:…………………………………………………………

Nơi cải hoán, sửa chữa:………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………

Thời gian thực hiện: từ ngày ... tháng ... năm.. đến ngày ... tháng ...năm…

Ký hiệu thiết kế:………………………………………………………

Đơn vị thiết kế:……………………………………………………………..

Cơ sở đăng kiểm phê duyệt thiết kế: ………....……………………………

Thông số cơ bản trước cải hoán/sửa chữa (m):

Lmax=……; Bmax=……..;

D=…………… Ltk =……...; Btk...=….......; d=…………......

Vật liệu vỏ:…………………, Cấp tàu:………………………………….

Công dụng (nghề): .......................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất (kW)

Năm chế tạo

Nơi chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông số cơ bản sau cải hoán/ sửa chữa (m):

Lmax=………; Bmax=…….;

D=…………… Ltk =……...; Btk...=….......; d=…………...

Vật liệu vỏ:…………………, Cấp tàu:………………………………….

Công dụng (nghề): .......................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất (kW)

Năm chế tạo

Nơi chế tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã hoàn thành việc cải hoán/ sửa chữa, đủ điều kiện xuất xưởng./.

 

CƠ SỞ ĐÓNG TÀU

 

Mẫu số 05.ĐKT

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

N0 ...............

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

REGISTRATION CERTIFICATE OF FISHING VESSEL/SHIPS DUTY FISHERIES(*)
......(**).....

 

Chứng nhận tàu công vụ thủy sản(*) có các thông số dưới đây đã được đăng ký vào Sổ Đăng ký tàu công vụ Việt Nam:

Hereby certifies that the ship duty fisheries(*) with the following specifications has been registered into The Vietnam National Vessel Registration Book:

Tên tàu:

Name of Vessel

 

Hô hiệu:

Signal Letters

 

Chủ tàu:

Vessel owner

 

Nơi thường trú:

Residential Address

 

Kiểu tàu:

Type of Vessel

 

Công dụng (nghề):

Used for (fishing gear)

 

Tổng dung tích, GT:

Gross Tonnage

 

Trọng tải toàn phần: tấn

Dead weight

 

Chiều dài Lmax, m:

Length overal

 

Chiều rộng Bmax, m:

Breadth overal

 

Chiều dài thiết kế Ltk, m:

Length

 

Chiều rộng thiết kế Btk, m:

Breadth

 

Chiều cao mạn D, m:

Draught

 

Chiều chìm d, m:

Depth

 

Vật liệu vỏ:

Materials

 

Tốc độ tự do hl/h:

Speed

 

Năm và nơi đóng:

Year and Place of Build

 

 

 

Số lượng máy:

Number of Engines

 

Tổng công suất (kW):

Total power

 

Ký hiệu máy

Type of machine

.............................

Số máy

Number engines

.............................

Công suất (kW)

Power

.............................

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

.............................

Cảng đăng ký:

Port Registry

 

Cơ sở đăng kiểm tàu cá:

Register of Vessels

 

Số đăng ký:

Number or registry

 

 

 

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến(***):

………

This certificate is valid until

Cấp tại …, ngày ….tháng…năm…….

Issued at… Date

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU

THÔNG TIN VỀ CHỦ SỞ HỮU TÀU(***)

TTT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân

Tỷ lệ cổ phần (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú (note):

(*) Xóa bỏ chỗ không phù hợp (Remove the wrong place).

(**) Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản (the provincial fisheries management agency is the Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Department of Fisheries).

(***) Ghi thời hạn theo thời hạn thuê tàu trần đối với trường hợp thuê tàu trần, không thời hạn đối với các trường hợp khác.

(****) Đối với trường hợp tàu thuộc sở hữu nhiều chủ. 

 

 8. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax)

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản Cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Bước 3: Cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 07.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản cũ;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tàu công vụ thủy sản

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản Mẫu số 07.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

- Bị mất, bị rách nát, hư hỏng;

- Tàu đã được cấp Giấy xác nhận đã đăng ký

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

 

 Mẫu số 07.ĐKT

MẪU TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

................, ngày....... tháng...... năm........

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Kính gửi: ..............................................................................................

 

Họ tên người khai:.......................................................................................

Thường trú tại: .............................................................................................

Số CCCD/CMND:……………………………..........................................................

Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản với nội dung sau:

1. Đặc điểm cơ bản của tàu:

Tên tàu: ...........................................; Số đăng ký:…………................................

Năm, nơi đóng:....................................................................................................

Nơi đăng ký:........................................................................................................

Thông số cơ bản của tàu: Lmax=………; Bmax=……..; D=…………………….

Ltk =……...; Btk...=….......; d=………….

Vật liệu vỏ: .....................................; Tổng dung tích (GT): ........................

Trọng tải toàn phần, tấn: ................................Số thuyền viên,người....................

Nghề chính: ........................................Nghề kiêm:.....................................

Vùng hoạt động:...........................................................................................

Máy chính:

TT

Ký hiệu máy

Số máy

Công suất định mức, kW

Vòng quay định mức, rpm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Họ tên, địa chỉ của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

Giá trị cổ phần

 

 

 

 

 

 3. Lý do đề nghị cấp lại: ..................................................................................

Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

 

9. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 09.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản, Cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

b) Cách thức thực hiện:

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 08.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bản sao có chứng thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam, gồm: Văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, hợp đồng đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp;

- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tàu công vụ thủy sản

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thủy sản

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản (Mẫu số 09.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT)

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 08.ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Tàu công vụ thủy sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:

- Tàu chưa có biên lai nộp lệ phí trước bạ;

- Tàu đóng mới để di chuyển về nơi đăng ký chính thức;

- Tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

 

Mẫu số 08.ĐKT

MẪU TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TẠM THỜI TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)

Declaration for temporary registration of ships duty fisheries(*)

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản)(**)
To:(Name of competent authority registration of ships duty fisheries)

 

Người đề nghị:...................................................................................................................

Applicant

Nơi thường trú: .................................................................................................................

Residential Address:

Số CCCD/CMND:……………………………..............................................................

Identity card/citizen identity card:……………………………………………………..

Số Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá………….…Cơ quan cấp……………………

Number of certificate of deregistration of fishing vessel……Granting agencies………

Mã số doanh nghiệp (nếu có):…………………………………………………………..

Business code (if any):……………………………………………………………………………

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu công vụ thủy sản với nội dung dưới đây:

Kindly for temporary registration of ships duty fisheries with the following particulars:

1. Các thông số kỹ thuật cơ bản của tàu:

Basic specifications of ship

Tên tàu: ...............................................

Name of Vessel

Hô hiệu: .............................................

Call sign

Kiểu tàu: .............................................

Type of Vessel

Vật liệu: ...........................................

Materials

Công dụng/nghề: .....................................................................................................

Used for/fishing gears

Năm và nơi đóng ....................................................................................................

Year and Place of Build

Chiều dài lớn nhất Lmax …………………

Length overall

Chiều dài thiết kế Ltk ……………………

Length

Chiều rộng lớn nhất Bmax ……………

Breadth overall

Chiều rộng thiết kế Btk …………………

Breadth

Chiều cao mạn D ………………………

Draught

Chiều chìm d ……………………………

Depth

Tổng dung tích: ...............................

Gross tonage (GT)

Trọng tải toàn phần: ..................................

Deadweight (DW)

Số lượng máy …………………………

Number of engines

Tổng công suất…………………………

Total Power

Kiểu máy

Type

Số máy

Number

Công suất

Power

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

 

 

 

 

 

 

 

 

         

2. Họ tên, địa chỉ và giá trị cổ phần của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):

The name, address and value of shares of each ownership

TT

Họ và tên

Full name

Địa chỉ

Address

Chứng minh nhân dân

Identification card

Gía trị cổ phần

Equity value

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lý do xin đăng ký tạm thời tàu: ...............................................................................

Reasons to temporary registration of ship

Tôi xin cam đoan sử dụng tàu đúng nội dung đã đăng ký và chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

I pledge to use the vessel in accordance with the registered content and strictly comply with the provisions of the law of the Vietnammese.

......., ngày .... tháng .... năm ......
Date..............................

 

CHỦ TÀU
Shipowner
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(sign, full name and stamp)

Ghi chú (note):

* Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản (the provincial fisheries management agency is the Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Department of Fisheries).

 

Mẫu số 09.ĐKT

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TẠM THỜI
TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

N0 ...............

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TẠM THỜI
TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

Certificate of temporary registration of import Fishing Vessel/ships duty fisheries(*)
......(**).....

 

Chứng nhận tàu công vụ thủy sản có các thông số dưới đây đã được đăng ký:

Hereby certifies that the ship duty fisheries with the following specifications has been temporarily registered

Tên tàu:

Name of Vessel

 

Hô hiệu:

Signal Letters

 

Chủ tàu:

Vessel owner

 

Nơi thường trú:

Residential Address

 

Kiểu tàu:

Type of Vessel

 

Công dụng (nghề):

Used for (fishing gear)

 

Tổng dung tích, GT:

Gross Tonnage

 

Trọng tải toàn phần: tấn

Dead weight

 

Chiều dài Lmax, m:

Length overal

 

Chiều rộng Bmax, m:

Breadth overal

 

Chiều dài thiết kế Ltk, m:

Length

 

Chiều rộng thiết kế Btk, m:

Breadth

 

Chiều cao mạn D, m:

Draught

 

Chiều chìm d, m:

Depth

 

Vật liệu vỏ:

Materials

 

Tốc độ tự do hl/h:

Speed

 

Năm và nơi đóng:

Year and Place of Build

 

 

 

Số lượng máy:

Number of Engines

 

Tổng công suất (kW):

Total power

 

Ký hiệu máy

Type of machine

.............................

Số máy

Number engines

.............................

Công suất (kW)

Power

.............................

Năm và nơi chế tạo

Year and place of manufacture

.............................

Nơi đăng ký:

Place Registry

 

Cơ sở đăng kiểm tàu cá:

Register of Vessels

 

Số đăng ký:

Number or registry

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày: .........

This certificate is valid until

 

Cấp tại …, ngày ….tháng…năm…….
Issued at… Date

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU
(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú (note):

*Cơ quan quản lý thủy sản của tỉnh là Chi cục Thủy sản(Sub-department of Fisheries);Cơ quan quản lý thủy sản trung ương là cục Thủy sản (the central fisheries management agency is the Department of Fisheries).

 

IX. LĨNH VỰC THÚ Y

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Dự thảo chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

2. Quyết định số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Danh mục chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Danh mục số lượng, chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định danh mục chủng loại thuốc thú y dự trữ quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

3. Quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dữ trữ quốc gia để phòng, chống dịch bệnh động vật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có thiên tai, dịch bệnh động vật và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia để phòng, chống dịch bệnh động vật có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước.

- Bước 2: Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc thú y dự trữ quốc gia.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xuất, cấp thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

4. Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Bước 2: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

 5. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 tỉnh trở lên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cục thú y đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thú y.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

6. Ban bố tình trạng khẩn cấp trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.

- Bước 2: Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Báo cáo dịch bệnh động vật.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ban bố tình trạng khẩn cấp.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

7. Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 tỉnh trở lên

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có văn bản đề nghị Cục Thú y thẩm định điều kiện công bố hết dịch xảy ra từ 02 tỉnh trở lên.

- Bước 2: Sau khi thẩm định điều kiện công bố hết dịch, Cục Thú y có văn bản chấp thuận và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

(i) Hồ sơ Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh gửi Cục Thú y thẩm định điều kiện công bố hết dịch: Văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật.

(ii) Hồ sơ Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hết dịch:

- Văn bản chấp thuận công bố hết dịch của Cục Thú y;

- Biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của Cục Thú y tại địa phương.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thú y.

- Người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện sau đây:

- Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;

- Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

 8. Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sau ít nhất 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xử lý xong ổ dịch cuối cùng mà không phát sinh ổ dịch mới và đã thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 36 của Luật thú y, Chi cục Thú y có báo cáo bằng văn bản và đề nghị Cục Thú y thẩm định điều kiện công bố hết dịch.

- Bước 2: Cục Thú y trực tiếp hoặc ủy quyền cho quan Thú y vùng tổ chức thẩm định điều kiện công bố hết dịchtrong thời gian không quá 48 giờ đối với các xã thuộc vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y.

- Bước 3: Ngay sau khi hoàn thành việc thẩm định điều kiện công bố hết dịch, Cục Thú y hoặc Cơ quan Thú y vùng được ủy quyền có văn bản trả lời Chi cục Thú y để tổng hợp báo cáo và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật thú y; trường hợp điều kiện công bố hết dịch chưa bảo đảm, Cục Thú y hoặc Cơ quan Thú y vùng được ủy quyền hướng dẫn Chi cục Thú y thực hiện các biện pháp cần thiết đáp ứng điều kiện công bố hết dịch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ đề nghị Cục Thú y thẩm định: Văn bản đề nghị công bố hết dịch của Chi cục Thú y.

* Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch:

- Văn bản trả lời của Cục Thú y;

- Báo cáo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thú y.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;

- Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch bệnh động vật trong vùng có dịch;

- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

9. Cấp, cấp lại thẻ kiểm dịch động vật

a) Trình tự thực hiện:

(i) Trường hợp Cấp thẻ:

- Bước 1: Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Cục Thú y (Cơ quan đề nghị cấp thẻ) gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Thú y bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Thú y Quyết định cấp thẻ kiểm dịch động vật. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

(ii) Trường hợp cấp lại thẻ:

- Bước 1: Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Cục Thú y (Cơ quan đề nghị cấp thẻ) gửi 01 bộ hồ sơ cấp thẻ theo quy định về Cục Thú y bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Thú y Quyết định cấp thẻ kiểm dịch động vật. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, Qua dịch vụ bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ cấp thẻ:

- Văn bản nghị của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Cục Thú y (sau đây gọi là cơ quan đề nghị), kèm theo danh sách người làm công tác kiểm dịch động vật đề nghị được cấp thẻ;

- Bản sao (có xác nhận của cơ quan đề nghị cấp thẻ) giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch động vật;

- Mỗi người 02 ảnh 2x3cm (chụp chân dung mang trang sắc phục kiểm dịch động vật).

(ii) Hồ sơ cấp lại thẻ:

- Văn bản đề nghị của cơ quan đề nghị cấp lại thẻ kiểm dịch động vật kèm theo danh sách đề nghị cấp lại;

- Mỗi người 02 ảnh 2x3cm (chụp chân dung mang trang sắc phục kiểm dịch động vật).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Cấp thẻ: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ;

- Cấp lại thẻ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Cục Thú y.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Thú y.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ kiểm dịch động vật.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 11/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

10. Quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 9 của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP, Cục Thú y xác định cụ thể loại động vật, sản phẩm động vật phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu; nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ báo cáo của Cục Thú y để xem xét trước khi quyết định việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Quyết định việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật phải ghi cụ thể các nội dung sau:

+ Tên động vật, sản phẩm động vật (bao gồm cả tên khoa học);

+ Tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà từ đó động vật, sản phẩm động vật được xuất khẩu sang Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Việt Nam;

+ Nguyên nhân phải tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học).

- Bước 3: Việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật kể từ ngày quyết định có hiệu lực; công bố ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải thông báo cho quan liên quan của Việt Nam, quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản của Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Dự thảo Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật (hoặc dự thảo văn bản của Bộ trưởng gửi phía nước xuất khẩu về việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thú y

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật (hoặc dự thảo văn bản của Bộ trưởng gửi phía nước xuất khẩu về việc tạm ngừng hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật).

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y (Điều 61);

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thú y (Điều 7, 8, 9, 10, 11).

X. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Chiến lược phát triển trồng trọt.

- Bước 2: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về Trồng trọt.

 2. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc.

- Bước 2: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

Mẫu số 01.CĐ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

Hà Nội, ngày  tháng  năm 

 

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN ……….

 

Căn cứ Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa toàn quốc giai đoạn ………………. như sau:

Đơn vị: ha

TT

Vùng/Tỉnh, thành phố

Tổng số

Trong đó chia theo các năm

Năm ……

Năm ……

Năm ......

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Trồng lúa kết hợp NTTS

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Trồng lúa kết hợp NTTS

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Trồng lúa kết hợp NTTS

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Trồng lúa kết hợp NTTS

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Vùng ………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh. Thành phố……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm 2 (lần), (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa).

Cây HN: Cây hàng năm, trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; Cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.

Nơi nhận:
-
-

BỘ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

3. Xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trình cấp có thẩm quyền.

- Bước 2: Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cấp có thẩm quyền.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt đề án, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

4. Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt của các tổ chức

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cục Trồng trọt tổng hợp kết quả thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt của các tổ chức.

- Bước 2: Cục Trồng trọt thực hiện đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt và công bố công khai kết quả đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt;

- Công bố công khai kết quả đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 18/2019/TT-BNNPTNT quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Công bố dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo tình hình sinh vật gây hại

Căn cứ điều kiện công bố dịch hại thực vật quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2014/NĐ-CP, Chi cục Bảo vệ thực vật/Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch.

- Bước 2: Quyết định công bố dịch hại thực vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch đối với trường hợp sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.

- Bước 3: Công bố Quyết định

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố dịch hại theo mẫu Phụ lục 4 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị công bố dịch của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Công bố dịch hại thực vật trong trường hợp: Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

- Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;

- Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

* Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 của Quốc hội về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV quy trình công bố dịch và công bố hết dịch ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-BVTV-KH ngày 16/01/2018 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục 2

Tờ trình đề nghị công bố dịch trên địa bàn xã/huyện/tỉnh

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ...

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

_______

Số: ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

.., ngày…tháng ….năm 20….   

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố dịch (tên dịch hại)….trên (tên cây trồng)…. trên địa bàn ….

___________

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh            

Nội dung tờ trình gồm 3 phần như sau:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất (trong đó có các phương án chống dịch khả thi).

Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện việc chống dịch hiệu quả).

(Đính kèm Báo cáo tình hình dịch hại thực vật đề nghị công bố dịch tại địa phương của Chi cục Bảo vệ thực vật/Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố phê duyệt và ra quyết định./.

Nơi nhận:

 - Như trên;

- Lưu:

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)


 

Phụ lục 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ...

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

_______

Số: ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

.., ngày…tháng ….năm 20….   

 

BÁO CÁO

Tình hình (tên sinh vật gây hại) .. (tên cây trồng) .. trên địa bàn ….

(Kèm theo Tờ trình số .... Ngày .... của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh..

I. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

1. Thời tiết (tỉnh/vùng): Tình hình thời tiết hiện tại có liên quan đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dịch hại.

2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Báo cáo tổng diện tích gieo trồng, giống, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng trong thời điểm hiện tại.

3. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại: Thống kê diện tích nhiễm, mật độ, tỷ lệ của dịch hại, so sánh với cùng kỳ 2 năm trước liền kề (bảng thống kê kèm theo)

II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐÃ THỰC HIỆN

1. Các biện pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ đạo đã thực hiện

(Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng để xử lý, thời gian áp dụng các biện pháp xử lý, các văn bản chỉ đạo phòng trừ đã thực hiện)

2. Kết quả phòng trừ.

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến phát sinh, hình thành dịch

Gồm: Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng; Các yếu tố canh tác, mật độ gieo trồng; Yếu tố thời tiết; Tuổi sâu, tỷ lệ/cấp bệnh; Diện tích, mức độ môi giới truyền bệnh (nếu là dịch hại có môi giới truyền bệnh); Nguồn dịch hại trên ký chủ phụ có khả năng lan truyền.

2. Dự kiến:

- Diện tích nhiễm, mức gây hại của dịch hại trong thời gian tới;

- Khoảng thời gian (cao điểm) bùng phát dịch hại;

- Địa điểm bùng phát dịch hại;

- Khả năng gây thiệt hại năng suất (%).

Nơi nhận:

- Như trên; (ký tên, đóng dấu)

- Cục Bảo vệ thực vật;

- Trung tâm BVTV vùng;

- ….

- Lưu: VT, BVTV.

GIÁM ĐỐC

 

 

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

BẢNG THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NHIỄM
(tên dịch hại)   hại (tên cây trồng)….

Đến ngày          tháng    năm ...

(Kèm theo Tờ trình số :. ngày. tháng ... năm. của Sở Nông nghiệp và PTNT)

STT

Tỉnh/Huyện/Xã

Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích nhiễm dự kiến (ha)

Ghi chú

Tổng số

Nặng

Mất trắng

Diện tích nhiễm hiện tại (ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha) *

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại

(ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha)

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

Diện tích nhiễm hiện tại

(ha)

Diện tích TB 02 năm trước liền kề (ha)

So với TB 02 năm trước liền kề (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*)Tổng diện tích nhiễm của 02 năm liền kề chia trung bình

 

Phụ lục 4

Quyết định công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH/THÀNH PHỐ ...

_______

Số:      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

.., ngày…tháng ….năm 20….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố dịch (tên dịch hại) ... hại (tên cây trồng) ….trên địa bàn (xã/huyện/tỉnh) …..

______________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ….

Các căn cứ Pháp lý;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: …. ngày … tháng … năm ...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố dịch (tên dịch hại)... hại (tên cây trồng) …. trên phạm vi (xã/huyện/tỉnh)…. từ ngày …..

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể)

Một số nội dung tham khảo:

- Khẩn trương thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành khi có công bố dịch. Báo cáo thường xuyên về diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả chỉ đạo chống dịch;

- Tham mưu xây dựng dự toán kinh phí chống dịch; bố trí kinh phí đầy đủ để tổ chức chống dịch bệnh; khôi phục sản xuất;

- Tổ chức tuyên truyền cho nông dân về tác hại ... và biện pháp chống dịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các cơ quan đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- ….;

- Lưu:.

 

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

 

2. Công bố hết dịch hại thực vật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch

Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì Chi cục Bảo vệ thực vật/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Bước 2: Quyết định công bố hết dịch hại thực vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hết dịch đối với trường hợp sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật.

- Bước 3: Công bố Quyết định

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người có thẩm quyền ký Quyết định công bố hết dịch, Quyết định phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch trên địa bàn xã / huyện/ tỉnh (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố dịch hại theo mẫu Phụ lục 7 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình đề nghị công bố hết dịch hại thực vật của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV);

- Dự thảo Quyết định công bố hết dịch trên địa bàn xã / huyện/ tỉnh (Phụ lục 7 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì người có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định công bố hết dịch.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 của Quốc hội về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

- Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

- Tiêu chuẩn cơ sở 661: 2018/BVTV quy trình công bố dịch và công bố hết dịch ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-BVTV-KH ngày 16/01/2018 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục 6

Tờ trình đề nghị công bố hết dịch trên địa bàn xã/huyện/tỉnh

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

_______

Số:      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

.., ngày…tháng ….năm 20….

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị công bố hết dịch (tên dịch hại)….hại (tên cây trồng) ….trên địa bàn …

_______________

Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nội dung Tờ trình gồm 3 phần chính:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung và căn cứ các vấn đề cần đề xuất.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên.

(Đính kèm báo cáo kết quả chống dịch và đề xuất công bố hết dịch của Chi cục Bảo vệ thực vật/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch phê duyệt và ra quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- ….;

- Lưu:

 

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục 7
Quyết định công bố hết dịch trên địa bàn xã/huyện/tỉnh

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ ...

 _______

Số: …/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

.., ngày…tháng ….năm 20….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố hết dịch (tên dịch hại) …. hại (tên cây trồng) …..trên địa bàn (xã/huyện/tỉnh)….

_____________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ …..

Các căn cứ Pháp lý;

Căn cứ khả năng và tình hình thực tế của (tên dịch hại)….hại (tên cây trồng)…. hiện nay trên địa bàn toàn (xã, huyện, tỉnh)

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: .. ngày ….tháng … năm ….,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố hết dịch (tên dịch hại).trên phạm vi . từ (thời gian) ….

Điều 2. Giao các sở, ban, ngành (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm:

Một số nội dung tham khảo:

- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định công bố hết dịch;

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch hại trên đồng ruộng, thực hiện các biện pháp phòng, trừ, ngăn ngừa sự bùng phát trở lại của dịch hại;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc dự báo dịch hại, duy trì chế độ báo cáo; báo cáo ngay khi dịch có nguy cơ bùng phát trở lại.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các cơ quan, đơn vị tại địa phương (nêu tên cụ thể) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Cục Bảo vệ thực vật;

- …;

- Lưu.

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu)

 

II. LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1. Quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về Chăn nuôi.

2. Quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương

a) Trình tự thực hiện: Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi và môi trường sinh thái, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mật độ chăn nuôi của địa phương nhưng không vượt quá mật độ chăn nuôi vùng quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

 

III. LĨNH VỰC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương

a) Trình tự thực hiện: Căn cứ chủ trương, định hướng phát triển của địa phương và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh chương trình khuyến nông địa phương.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

 

IV. LĨNH VỰC NÔNG THÔN MỚI

1. Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) xã tổ chức xây dựng báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã; gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã; báo cáo được thông báo, công bố công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các thôn, bản, ấp và trên hệ thống truyền thanh của xã ít nhất 05 lần trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi và tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân.

UBND xã bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND xã tổ chức họp (gồm các thành viên Ban quản lý xã, các Ban phát triển thôn) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp huyện.

- Bước 3: Gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận

UBND cấp xã gửi hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến UBND cấp huyện.

- Bước 4: Tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến

Trường hợp xã chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND xã và nêu rõ lý do.

UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra hồ sơ, đánh giá thực tế kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận; xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; thông báo rộng rãi dự thảo báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện; bổ sung hoàn thiện báo cáo đối với từng xã khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.

Mặt trận Tổ quốc cấp huyện chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

- Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp huyện tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp huyện - viết tắt là Ban Chỉ đạo cấp huyện) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp tỉnh.

- Bước 6: Tổ chức thẩm định, công nhận

Trường hợp xã chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND cấp huyện và nêu rõ lý do.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh xây dựng báo cáo và báo cáo UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận (trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách).

Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (gọi chung là Hội đồng thẩm định cấp tỉnh), gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là một lãnh đạo UBND cấp tỉnh phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.

Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh dự họp). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

- Bước 7: Công bố

Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp huyện công bố xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; thời hạn tổ chức công bố không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận (trừ trường hợp địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, hoặc địa phương thực hiện khắc phục thiệt hại do thiên tai).

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

(i) Hồ sơ gửi UBND cấp huyện:

- Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND xã đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND xã về kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã (bản chính, theo Mẫu số 06, Mẫu số 07, Mẫu số 08 kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND xã về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã (bản chính, theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND xã về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã (bản chính);

- Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã.

(ii) Hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh:

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 21, Mẫu số 22, Mẫu số 23 kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 27 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính).

- Kèm theo hồ sơ của UBND xã đã gửi UBND cấp huyện.

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- UBND cấp huyện trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- UBND cấp tỉnh trả lời trả lời UBND cấp huyện về hồ sơ hợp lệ để xét, công nhận: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Công bố quyết định: 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo mẫu số 34.1 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 18/2022/QĐ-TTg.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND xã về kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã (bản chính, theo Mẫu số 06, Mẫu số 07, Mẫu số 08 kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND xã về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã (bản chính, theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND xã đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Biên bản cuộc họp của UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 21, Mẫu số 22, Mẫu số 23 kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 27 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu khi:

- Đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của: Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM); Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM nâng cao); Quy định xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM kiểu mẫu);

- Không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn;

- Có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã đáp ứng yêu cầu theo quy định;

- Xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

 

Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: .../TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã ..................... đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm ...............

_________

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố ............., tỉnh/thành phố................

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ......./......./20...... của UBND xã.............. đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................

UBND xã ............ kính trình UBND huyện/thị xã/thành phố.............. thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm..............

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Biên bản cuộc họp của UBND xã…............. đề nghị xét, công nhận xã…............... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm.............. (bản chính).

2. Báo cáo của UBND xã…………. về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm …….. của xã ............... (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu).

3. Báo cáo của UBND xã………….. tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức chính trị - xã hội của xã và nhân dân trong xã đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............. của xã ................... (bản chính).

4. Báo cáo của UBND xã…………. về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã………… (bản chính).

5. Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu của xã…………

Kính đề nghị UBND huyện/thị xã/thành phố ............., tỉnh/thành phố ....................... xem xét, thẩm tra.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã ................... đạt chuẩn nông thôn mới/đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm .............

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...........

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ......./......./20........ của UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận xã .............. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................

UBND huyện/thị xã/thành phố ................ kính trình UBND tỉnh/thành phố ...................... thẩm định, xét công nhận xã ...................... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Biên bản cuộc họp của UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận xã .............. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ (bản chính).

2. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ................. (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt từng tiêu chí xã: nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã).

3. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............. đối với xã ................. (bản chính).

4. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã ............... đối với việc công nhận xã ................ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ (bản chính).

(Kèm theo hồ sơ của UBND xã ……………. nộp để thẩm tra)

Kính đề nghị UBND tỉnh/thành phố ................ xem xét, thẩm định.

 Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm……. của xã..........., huyện/thị xã/thành phố ............, tỉnh/thành phố ..............

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới

Tổng kinh phí đã thực hiện: ……………… triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách cấp tỉnh: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

Ngân sách cấp huyện: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách xã: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: ... triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn tín dụng: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Doanh nghiệp: …………….. triệu đồng, chiếm .........%;

- Nhân dân đóng góp: …………… triệu đồng, chiếm .........%.

- Vốn huy động khác (nếu có): ……………. triệu đồng, chiếm .........%.

IV. Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là ......./....... (tổng số) tiêu chí, đạt .........%, cụ thể (cần đánh giá cụ thể: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần phải thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu):

1. Tiêu chí số …………… về …………….

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

n. Tiêu chí số …..………. về ……………………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………….

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): …………… triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………… (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

V. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

3. Nội dung, giải pháp

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ ...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM.......

của xã ......., huyện/thị xã/thành phố ........., tỉnh/thành phố ..........

(Kèm theo Báo cáo số ...../BC-UBND ngày...tháng...năm 20... của UBND xã .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Yêu cầu đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả thực hiện

Kết quả tự đánh giá của xã

1

 

1.1. ..........................

 

 

 

1.2. ..........................

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. ..........................

 

 

 

2.2. ..........................

 

 

 

....

 

 

 

...

 

....

 

 

 

 

Mẫu số 07

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …/BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm ….. của xã ........., huyện/thị xã/thành phố ........., tỉnh/thành phố ............

 

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Tổng kinh phí đã thực hiện: …………. triệu đồng, trong đó: .................. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

1. Xã ………… đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm ……… (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới).

2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định là ......./....... (tổng số) tiêu chí, đạt .........%, cụ thể (cần đánh giá cụ thể: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần phải thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu):

2.1. Tiêu chí số …….... về …………..…..:

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………..

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): …………….. triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………… (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2.n. Tiêu chí số ………….. về …………………:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………….

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): …………….. triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

V. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

3. Nội dung, giải pháp

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ ...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM .......
của xã ............, huyện/thị xã/thành phố ........., tỉnh/thành phố ..........

(Kèm theo Báo cáo số ..../BC-UBND ngày ...tháng... năm 20... của UBND xã.....)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Yêu cầu đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả thực hiện

Kết quả tự đánh giá của xã

1

 

1.1. .......................

 

 

 

1.2. .......................

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. .......................

 

 

 

2.2. .......................

 

 

 

....

 

 

 

....

 

....

 

 

 

 

Mẫu số 08

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: .../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về ………… đến năm ... của xã ....., huyện/thị xã/thành phố ....., tỉnh/thành phố .......

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

Tổng kinh phí đã thực hiện: …………… triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thểsố kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

1. Xã ………… đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao năm…… (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao).

2. Thu nhập bình quân đầu người của xã.

3. Có ……. mô hình thôn thông minh (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện từng mô hình).

4. Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về…….. (cần nêu cụ thể lĩnh vực kiểu mẫu của xã: về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự,...)

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo lĩnh vực……….. là ......./....... (tổng số) tiêu chí, đạt .........%, cụ thể (cần đánh giá cụ thể: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần phải thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu):

4.1. Tiêu chí số  ……….. về …………………..:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ……………….. triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4.n. Tiêu chí số.…………. về ……………….………:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): …………………… triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………… (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

V. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

3. Nội dung, giải pháp

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ ...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU VỀ... ĐẾN NĂM...
của xã……….., huyện/thị xã/thành phố ............., tỉnh/thành phố ................

(Kèm theo Báo cáo số...../BC-UBND ngày:.. tháng ... năm 20... của UBND xã.....)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Yêu cầu đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể UBND cấp tỉnh quy định )

Kết quả thực hiện

Kết quả tự đánh giá của xã

1

 

1.1. ........................

 

 

 

1.2. ........................

 

 

 

...

 

 

 

2

 

2.1. ........................

 

 

 

2.2. ........................

 

 

 

...

 

 

 

...

 

...

 

 

 

 

Mẫu số 13

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

…, ngày ... tháng ... năm 20...

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu đến năm... trên địa bàn xã..., huyện/thị xã/thành phố..., tỉnh/thành phố...

 

I. Tóm tắt quá trình UBND xã tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………………………………………..

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ trên địa bàn xã ..........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………..

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của các tổ chức khác trên địa bàn xã (các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã,....)

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………..

Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn xã

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND xã

- ……………………………………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 16

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận xã ............. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm …

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND xã………. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã.

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND xã ........... về kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã.

Hôm nay, vào hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../....... tại ............, UBND xã ............. (huyện/thị xã/thành phố ............., tỉnh/thành phố ................ ) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- …………………………………………………..

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND xã báo cáo kết quả: Tự đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu của xã; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu của xã.

2. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị, xét công nhận xã................. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........, cụ thể như sau:

- …………………………………………..

3. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã ........... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ………. là ......./tổng số ............. thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../......., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành.......... bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND xã lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND huyện/thị xã/thành phố…......... bản.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 17

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận xã............... đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ...

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND huyện/thị xã/thành phố …………. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ………….

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ……..

Hôm nay, vào hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../....... tại ............, UBND huyện/thị xã/thành phố .......... (tỉnh/thành phố .........) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã ………. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- ………………………………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND huyện/thị xã/thành phố trình bày Báo cáo: Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ………….; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ………….

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện/thị xã/thành phố trình bày Báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc công nhận xã ................ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............

3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận xã ............ đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............., cụ thể như sau:

- …………………………………………

- …………………………………………

4. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã ............. đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ……… là ......./tổng số ............ thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../........, đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành ..........bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND huyện/thị xã/thành phố lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu gửi UBND tỉnh/thành phố ........ bản.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 21

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm ........ đối với xã ............., huyện/thị xã/TP ........., tỉnh/TP ............

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND  …………... tại Tờ trình số ........./TTr-UBND ngày ...../....../....... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm........

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn xã ..........., UBND huyện/thị xã/thành phố ………….. báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới năm……. đối với xã ..........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ...../....../....... đến ngày ...../....../.......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới

3. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể)

3.1. Tiêu chí số .......... về ...................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ……………………………………………………….

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng thực hiện: ……………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3.n. Tiêu chí số .......... về ......................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………..

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới

- ……………………………………………

5. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới

- ……………………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới

- Tổng số tiêu chí nông thôn mới của xã ………………… đã được UBND huyện/thị xã/thành phố .............. thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm thẩm tra là: ....../19 tiêu chí, đạt .........%.

- ……………………………………………

3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới

- ……………………………………………

- ……………………………………………

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………………

n. ……………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM.......
đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh/thành phố ..........

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày.... tháng.... năm 20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả tự đánh giá của xã

Kết quả thẩm tra của huyện/thị xã/TP

1

 

1.1. ........................

 

 

 

1.2. ........................

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. ........................

 

 

 

2.2. ........................

 

 

 

....

 

 

 

....

 

....

 

 

 

 
 

Mẫu số 22

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm .......... đối với xã ……..., huyện/thị xã/TP ......., tỉnh/TP ..........

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND ………... tại Tờ trình số .........../TTr-UBND ngày ...../....../....... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ........

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã ..........., UBND huyện/thị xã/thành phố ......... báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm ......... đối với xã ..........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ...../....../....... đến ngày ...../....../.......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

3. Xã ………….. đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm …….. (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới).

4. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể)

4.1. Tiêu chí số .......... về ...................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………..

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………… (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4.n. Tiêu chí số .......... về ...................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí …………………. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

……………………………………

6. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

……………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

- Tổng số tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao của xã ........................ đã được UBND huyện/thị xã/thành phố .............. thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tính đến thời điểm thẩm tra là: ....../19 tiêu chí, đạt .........%.

- ……………………………………

3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

- ……………………………………

- ……………………………………

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………

n. ……………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM……
đối với xã ........, huyện/thị xã/thành phố ......, tỉnh/thành phố ..........

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày ...... tháng.... năm 20.... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

 

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả tự đánh giá của xã

Kết quả thẩm tra của huyện/thị xã/TP

1

 

1.1. .........................

 

 

 

1.2. ........................

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. .........................

 

 

 

2.2. ........................

 

 

 

....

 

 

 

....

 

....

 

 

 

 
 

Mẫu số 23

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về ........năm ..........đối với xã .........., huyện/thị xã/TP ......, tỉnh/TP ..........

 

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND xã………….. tại Tờ trình số .........../TTr-UBND ngày ...../....../....... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về ......... năm ..............;

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu về ........ trên địa bàn xã ..........., UBND huyện/thị xã/thành phố .......... báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về ........năm ..........đối với xã ..........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ...../....../....... đến ngày ...../....../.......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

3. Xã ……….. đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ……… (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

4. Về thu nhập bình quân đầu người của xã.

5. Về mô hình thôn thông minh (cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện từng mô hình).

6. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về ................ (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể)

6.1. Tiêu chí số .......... về ....................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………..

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………… (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6.n. Tiêu chí số .......... về ..................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tình hình tổ chức triển khai thực hiện: ………………………………………………………

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng thực hiện: ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ……………… (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

7. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu về ………..

……………………………………………

8. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu

……………………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về ................

- Tổng số tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về ........ của xã ................... đã được UBND huyện/thị xã/thành phố .............. thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về ........... tính đến thời điểm thẩm tra là: ....../tổng số .......... tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, đạt .........%.

- ……………………………………..

3. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu về ...........

……………………………………..

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………..

n. ……………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU VỀ... ĐẾN NĂM...
đối với xã ............., huyện/thị xã/thành phố ........, tỉnh/thành phố.........

(Kèm theo Báo cáo số.../BC-UBND ngày.... tháng ...... năm 20..... của UBND huyện/thị xã/TP....)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể UBND cấp tỉnh quy định)

Kết quả tự đánh giá của xã

Kết quả thẩm tra của huyện/thị xã/TP

1

 

1.1. ....................

 

 

 

1.2. ....................

 

 

 

....

 

 

 

2

 

2.1. ....................

 

 

 

2.2. ....................

 

 

 

....

 

 

 

....

 

....

 

 

 

 

 

Mẫu số 27

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm.... đối với xã ......., huyện/thị xã/TP ......, tỉnh/TP ..........

I. Tóm tắt quá trình UBND huyện/thị xã/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới/xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm .... đối với xã ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện/thị xã/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………….

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………….

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………….

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): …………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện/thị xã/thành phố

- …………………………………………………………………………………………………

- …………………………………………………………………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- …………;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

2. Thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện tổ chức xây dựng báo cáo kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND xã trên địa bàn cấp huyện bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận; báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của cấp huyện trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi đến Nhân dân.

- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

UBND cấp huyện bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và UBND xã trên địa bàn cấp huyện bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận; gửi hồ sơ đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận đối với từng xã không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Bước 3: Tổ chức thẩm định, thu hồi quyết định công nhận

Trường hợp xã chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thì UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho UBND cấp huyện và nêu rõ lý do, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh xây dựng báo cáo và báo cáo UBND cấp tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị thu hồi quyết định công nhận (trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ không đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách).

Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; công khai trên báo, đài phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử của cấp tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: 01 bộ.

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 kèm theo biểu chi tiết đánh giá mức độ không đạt chuẩn từng tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND xã bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận (bản chính, theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

d) Thời hạn giải quyết:

- Lấy ý kiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: 15 ngày;

- UBND cấp tỉnh trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 kèm theo biểu chi tiết đánh giá mức độ không đạt chuẩn từng tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg);

- Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, UBND xã bị đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận (bản chính, theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu bị thu hồi quyết định công nhận khi có từ 30% đến dưới 50% số tiêu chí xã (trong đó có một trong các tiêu chí: Thu nhập; Môi trường và an toàn thực phẩm; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Quốc phòng và An ninh) hoặc có từ 50% số tiêu chí xã trở lên không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của: Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM); Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (đối với xã NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

 

Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn xã nông thôn mới năm ....... của xã ..............

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Xã............... đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm ...... (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM).

2. ………………. (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Về nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Về huy động nguồn lực (từ khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới

1. Tổng số tiêu chí nông thôn mới của xã ....................... đã được UBND huyện/thị xã/thành phố .................... đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm đánh giá (tháng..../20...) là: ....../19 tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí):

1.1. Tiêu chí số .................. về …………………………………………………………………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………………………………………………………

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ....................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

1.n. Tiêu chí số .................. về ………………………………………………………………..

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………………………………………………….

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí …………………. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã:

- …………………………………………………….

- …………………………………………………….

V. Kết luận (cần khẳng định rõ xã đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- …………………………………………………….

- …………………………………………………….

VI. Kiến nghị

- …………………………………………………….

- …………………………………………………….

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT .............

TM. UBND HUYỆN/TX/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NĂM ......
của xã ..............................

(Kèm theo Báo cáo số ........./BC-UBND ngày... tháng ... năm 20... của UBND huyện/TX/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ............................

 

 

1.2. ............................

 

 

...

 

 

2

 

2.1. ............................

 

 

2.2. ............................

 

 

...

 

 

...

 

...

 

 


 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm .......... của xã .............

 

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Xã ............ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ............ (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao).

2. ……………. (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM nâng cao).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Về nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Về huy động nguồn lực (từ khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1. Tổng số tiêu chí nông thôn mới nâng cao của xã ............... đã được UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tính đến thời điểm đánh giá (tháng..../20...) là: ....../19 tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí):

1.1. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ……………………………….

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………..

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………..

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ....................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

1.n. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………….

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: ……………………………………………………………………

- Khối lượng đã thực hiện: ………………………………………………………………………

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ........................ (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã:

- …………………………………………

- …………………………………………

V. Kết luận (cần khẳng định rõ xã đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- …………………………………………

- …………………………………………

VI. Kiến nghị

- …………………………………………

- …………………………………………

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/TX/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO NĂM....
của xã .......................

(Kèm theo Báo cáo số .........../BC-UBND ngày ... tháng... năm 20... của UBND huyện/TX/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ...........................

 

 

1.2. ...........................

 

 

...

 

 

2

 

2.1. ...........................

 

 

2.2. ...........................

 

 

...

 

 

...

 

...

 

 

 
 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã .............

I. Khái quát đặc điểm tình hình

1. Xã ............ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm ............ (cần nêu cụ thể: số, ký hiệu, ngày tháng năm, trích yếu, cấp có thẩm quyền quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).

2. .................. (cần nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã; thuận lợi, khó khăn trong thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM nâng cao/kiểu mẫu).

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu

1. Về chỉ đạo, điều hành

2. Về truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Về chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Về nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Về huy động nguồn lực (từ khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đến thời điểm đánh giá)

Tổng kinh phí đã thực hiện: ................. triệu đồng, trong đó: .............. (cần nêu cụ thể: số kinh phí, tỷ lệ (%) của từng nguồn vốn).

IV. Kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1. Tổng số tiêu chí nông thôn mới nâng cao của xã .................. đã được UBND huyện/thị xã/thành phố ................ đánh giá không đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tính đến thời điểm đánh giá (tháng..../20...) là: ....../19 tiêu chí, chiếm .........%, cụ thể (cần đánh giá từng chỉ tiêu, tiêu chí):

1.1. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: ………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………….

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………….

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ....................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

1.n. Tiêu chí số .................. về ....................

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………..

b) Kết quả thực hiện:

- Các nội dung đã thực hiện: …………………………………………………………………..

- Khối lượng đã thực hiện: ……………………………………………………………………..

c) Đánh giá: Mức độ không đạt tiêu chí ...................... (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2. Đánh giá tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã:

- ………………………………………..

- ………………………………………..

V. Kết luận (cần khẳng định rõ xã đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đề nghị xét, thu hồi quyết định công nhận theo quy định)

- ………………………………………..

- ………………………………………..

VI. Kiến nghị

- ………………………………………..

- ………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/TX/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔNG ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO NĂM...
của xã ...............................

(Kèm theo Báo cáo số .........../BC-UBND ngày ... tháng... năm 20... của UBND huyện/TX/TP ...)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn (Cần ghi rõ từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể quy định áp dụng đối với vùng)

Kết quả đánh giá

1

 

1.1. ..........................

 

 

1.2. ..........................

 

 

....

 

 

2

 

2.1. ..........................

 

 

2.2. ..........................

 

 

...

 

 

....

 

....

 

 

 

Mẫu số 08

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn xã nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã………….

I. Tóm tắt quá trình UBND huyện/thị xã/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ………………………………………………………………………………

- ………………………………………………………………………………

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả đánh giá mức độ không đạt chuẩn nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ của xã ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện/thị xã/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………………….

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố

- Ý kiến tham gia: ……………………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện/thị xã/thành phố

- ………………………………………………………………………………………………..

- ………………………………………………………………………………………………..

 Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;

- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

V. LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh khảo sát lập đề xuất dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

- Bước 2: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm, kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện.

- Bước 3: quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

- Bước 4: quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở địa phương được giao kinh phí hỗ trợ, xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Đề xuất dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

 

VI. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Bước 2: Lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng.

- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Dự án thành lập khu rừng dặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;

- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Kết quả thẩm định.

d) Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc kể từ ngày gửi lấy ý kiến.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:

(i) Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

(ii) Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

- Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.

(iii) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

(iv) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:

- Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;

- Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

(v) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;

- Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.

(vi) Vườn thực vật quốc gia:

Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.

(vii) Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;

- Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

2. Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ.

- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Tờ trình thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;

- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Kết quả thẩm định.

d) Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc kể từ ngày gửi lấy ý kiến.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu rừng phòng hộ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:

(i) Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;

- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;

- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.

(ii) Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư

Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.

(iii) Rừng phòng hộ biên giới

Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.

(iv) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;

- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.

(v) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;

- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;

- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;

- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

3. Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng hoặc mở cửa rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên trên địa bàn.

- Bước 4: Công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên

Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên, nội dung bao gồm:

+ Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;

+ Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;

+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;

+ Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;

+ Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.

d) Thời hạn giải quyết:

Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng: 10 ngày làm việc, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

4. Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

+ Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; có văn bản thông báo về việc đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian có văn bản thông báo xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng tiến hành đồng thời với thời gian xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã được tổng hợp theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

- Bước 2: Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện.

- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng chưa hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện.

- Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng hàng năm của cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.

- Bước 6: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng giao, cho thuê trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình;

- Bảng tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

- Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng;

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp;

- Bản đồ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.

d) Thời hạn giải quyết:

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng.

- Thẩm định hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bảng tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;

 - Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

  Mẫu số 01

UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số:       /UBND-

…………, ngày……. tháng…… năm……..

 

TỔNG HỢP

KẾ HOẠCH GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG NĂM …………..

STT

Thôn, bản

Tiểu khu

Khoảnh

Thông tin về lô rừng

Loại rừng1

Dự kiến giao (ha)

Dự kiến cho thuê (ha)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Diện tích (ha)

Trạng thái2

Trữ lượng3 (m3)

Diện tích (ha)

Loài cây

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- UBND huyện ….;
- ………

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký tên và đóng dấu)

_______________

(1) Loại rừng: Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất

(2) Trạng thái: Theo số liệu diễn biến rừng hằng năm

(3) Trữ lượng: Theo số liệu Kiểm kê rừng trong kỳ

 

 VII. LĨNH VỰC THỦY SẢN

1. Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức điều tra, lấy ý kiến dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và lập dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh và lấy ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển thông qua hình thức biểu quyết hoặc phiếu lấy ý kiến đối với dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

- Bước 2: Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

- Bước 3: Thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định. Hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch; các thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.

- Bước 4: Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sau khi có văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh của Hội đồng thẩm định liên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn biển để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến chính thức bằng văn bản trước khi quyết định thành lập.

- Bước 5: Bộ Nông nghiệp trả lời về dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đồng thuận bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đồng thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 6: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh

Sau khi nhận được ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn biển.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ thẩm định dự án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Tờ trình đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh;

- Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

(ii) Hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Dự án thành lập khu bảo tồn biển;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan;

- Ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển;

- Văn bản thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn biển Hội đồng thẩm định liên ngành.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Dự án thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày18/1/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

 

Mẫu số 01

MẪU DỰ ÁN THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN

 

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đặt vấn đề, giới thiệu tính cấp thiết phải thành lập khu bảo tồn biển

2. Căn cứ pháp lý

3. Căn cứ khoa học

 

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT

1. Đặc điểm địa lý

2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn

3. Đặc điểm hiện trạng môi trường

4. Đặc điểm hệ sinh thái

5. Đặc điểm nguồn lợi và giá trị đa dạng sinh học

6. Đặc điểm các giá trị văn hóa - lịch sử liên quan đến khu bảo tồn biển

 

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Dân số, giáo dục và y tế

2. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương

3. Vai trò của địa phương trong công tác bảo tồn

 

CHƯƠNG III

CHÍNH SÁCH VÀ NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1. Chính sách, thể chế của địa phương có liên quan đến bảo tồn

2. Mức độ ưu tiên và cam kết hỗ trợ khu bảo tồn biển

3. Năng lực cán bộ quản lý về bảo tồn biển và yêu cầu đào tạo

 

CHƯƠNG IV

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Tác động của các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương

2. Các vấn đề ngoại cảnh tác động đến khu bảo tồn biển

2.1. Các ngành kinh tế trong khu vực

2.2. Các dự án đang và sẽ thực hiện

2.3. Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ

3. Các tác động khác

 

CHƯƠNG V

MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG

1. Tên khu bảo tồn biển

2. Kiểu loại khu bảo tồn biển

3. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn biển

3.1. Mục tiêu chung

3.2. Mục tiêu cụ thể

4. Phạm vi địa lý: vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển

5. Phân khu chức năng và vùng đệm trong khu bảo tồn biển

 

CHƯƠNG VI

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN

CHƯƠNG VII

PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN VÀ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ

1. Phương án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên

2. Phương án chuyển đổi sinh kế cho các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản liên quan đến khu bảo tồn biển

Chương VIII

CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ

1. Chương trình bảo tồn

2. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng

3. Chương trình phát triển cộng đồng

4. Chương trình giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái

5. Chương trình nghiên cứu khoa học

6. Chương trình phục hồi hệ sinh thái và các loài nguy cấp

7. Chương trình đào tạo nâng cao năng lực

Chương IX

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Hiệu quả về bảo tồn

2. Hiệu quả về kinh tế

3. Hiệu quả về xã hội

Chương X

TÀI CHÍNH CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Mẫu số 02

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN CẤP TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/THÀNH PHỐ (1)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../QĐ-..(2)....

.....(3)........, ngày.......tháng.....năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển........(4)............

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 5 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị định số …./…../NĐ-CP ngày … tháng …. năm  của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Thông tư số …/2018/TT-BNNPTNT ngày … tháng …. năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Xét đề nghị của…(5)… tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Khu bảo tồn biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:

1. Tên gọi:

- Tên tiếng Việt: Khu bảo tồn biển....(4)......;

- Tên tiếng Anh: ......;

2. Loại hình khu bảo tồn:…(6)…..

3. Mục tiêu, đối tượng bảo tồn.

4. Phạm vi, quy mô khu bảo tồn:

a) Phạm vi khu bảo tồn:

b) Tọa độ khu bảo tồn:

- Kinh độ:

- Vĩ độ:

c) Tổng diện tích:

d) Các phân khu chức năng (ghi rõ tọa độ và diện tích):

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

- Phân khu phục hồi sinh thái;

- Phân khu dịch vụ - hành chính;

đ) Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích).

(Bản đồ kèm theo)

5. Chương trình, dự án đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu.

- Chương trình, dự án truyền thông, chuyển đổi sinh kế và phát triển cộng đồng.

- Chương trình, dự án phục hồi hệ sinh thái.

- Chương trình nghiên cứu khoa học, giáo dục.

- Chương trình, dự án khác (nếu có).

6. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn biển.

7. Nội dung khác (nếu có).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(7).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành có liên quan;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND;
- ...........
- Lưu VT,...(8)…. (9).

CHỦ TỊCH

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Tên khu bảo tồn biển.

(5) Tên cơ quan đề nghị thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

(6) Loại hình khu bảo tồn biển: Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.

(7) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).

(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

 

2. Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ban quản lý khu bảo tồn biển chủ trì xây dựng dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển và có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.

- Bước 2: quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu bảo tồn biển về phương án điều chỉnh, bảo đảm tối thiểu 70% ý kiến cộng đồng dân cư và có văn bản lấy ý kiến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản.

- Bước 3: quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.

- Bước 4: Thành lập hội đồng thẩm định

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định liên ngành gồm ít nhất 07 thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, đa dạng sinh học do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch hội đồng và tổ chức thẩm định theo quy định.

- Bước 5: Xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến bằng văn bản.

- Bước 6: Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển

Căn cứ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển. Trường hợp không ban hành quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ Ban quản lý khu bảo tồn biển gửi Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh bao gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn.

(ii) Hồ sơ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;

- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

(iii) Hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến:

- Văn bản thẩm định;

- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển;

- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh;

- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

d) Thời hạn giải quyết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Khu quản lý bảo tồn biển.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;

- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

 

Mẫu số 03

MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

Phần I. SỰ CẦN THIẾT

I. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CĂN CỨ THỰC TIỄN

1. Căn cứ pháp lý

2. Căn cứ thực tiễn

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT

1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN (TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH)

1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước

2. Phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước

3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn trong thời gian tới

PHẦN II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Quan điểm điều chỉnh

2. Mục tiêu điều chỉnh

3. Nhiệm vụ

II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Về vị trí, tọa độ địa lý

2. Về diện tích

3. Các phân khu chức năng

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến nguồn tài nguyên thiên nhiên

2. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến kinh tế - xã hội của địa phương

3. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích đến công tác quản lý

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ./.

 

Mẫu số 04

MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../QĐ-..(2)....

.....(3)........, ngày.......tháng.....năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển........(4)............

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……(1)………

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 5 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Thông tư …………….. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Căn cứ……(quyết định thành lập khu bảo tồn biển…..);

Xét đề nghị của…(5)… tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh diện tích, ranh giới khu bảo tồn biển…..(4)….., gồm những nội dung sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc điều chỉnh diện tích, ranh giới:

2. Vị trí, tọa độ địa lý Khu bảo tồn biển……(4)…..sau khi điều chỉnh

a) Vị trí địa lý:

b) Tọa độ khu bảo tồn: Kinh độ:   Vĩ độ:

3. Diện tích Khu bảo tồn……(4)…….. sau khi điều chỉnh là:……ha.

4. Các phân khu chức năng như sau:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

- Phân khu phục hồi sinh thái:

- Phân khu dịch vụ - hành chính:

5. Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích), (Bản đồ kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện...(6).... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành có liên quan;
- TT Tỉnh ủy, thành ủy; TT HĐND tỉnh, thành phố (báo cáo);
- CT, các PCT UBND;
- ...........
- Lưu VT,...(7)…. (8).

CHỦ TỊCH

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức trình văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Tên khu bảo tồn biển.

(5) Tên cơ quan đề nghị điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.

(6) Tên địa phương cấp huyện có khu bảo tồn biển.

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì lập đề nghị và số lượng bản lưu (nếu cần).

(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

3. Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chi cục Thủy sản chủ trì và phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan liên quan xây dựng, điều chỉnh Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều chỉnh và bố trí kinh phí triển khai thực hiện.

- Bước 3: Chi cục Thú y gửi Kế hoạch đã được phê duyệt, điều chỉnh đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

 

VIII. LĨNH VỰC THÚ Y

1. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

2. Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra từ 02 huyện trở lên trong phạm vi tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch bệnh động vật.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hết dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;

- Văn bản chấp thuận công bố hết dịch của Cục Thú y;

- Biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của Cục Thú y.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

e) Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện sau đây:

- Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;

- Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

3. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

d) Thời hạn giải quyết: 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch bệnh động vật.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch bệnh động vật thủy sản.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;

- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

4. Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố vùng dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định .

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố vùng dịch bệnh động vật trên cạn bị uy hiếp.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;

- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

5. Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sau ít nhất 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xử lý xong ổ dịch cuối cùng mà không phát sinh ổ dịch mới và đã thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 36 của Luật Thú y, Chi cục Thú y có báo cáo bằng văn bản và đề nghị Cục Thú y thẩm định Điều kiện công bố hết dịch.

- Bước 2: Cục Thú y trực tiếp hoặc ủy quyền cho quan Thú y vùng tổ chức thẩm định Điều kiện công bố hết dịch trong thời gian không quá 48 giờ đối với các xã thuộc vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y.

- Bước 3: Ngay sau khi hoàn thành việc thẩm định Điều kiện công bố hết dịch, Cục Thú y hoặc Cơ quan Thú y được ủy quyền có văn bản trả lời Chi cục Thú y để tổng hợp báo cáo và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật thú y; trường hợp Điều kiện công bố hết dịch chưa bảo đảm, Cục Thú y hoặc Cơ quan Thú y được ủy quyền hướng dẫn Chi cục Thú y thực hiện các biện pháp cần thiết đáp ứng Điều kiện công bố hết dịch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ Chi cục Thú y gửi Cục Thú y thẩm định: Văn bản đề nghị thẩm định Điều kiện công bố hết dịch.

- Hồ sơ Chi cục Thú y đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố hết dịch:

+ Văn bản trả lời của Cục Thú y;

+ Tổng hợp báo cáo thẩm định Điều kiện công bố hết dịch.

d) Thời hạn giải quyết: Thẩm định Điều kiện công bố hết dịch trong vòng 48 giờ đối với các xã thuộc vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- quan phối hợp, thẩm định: Cục Thú y.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch bệnh động vật thủy sản.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:

- Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;

- Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch bệnh động vật trong vùng có dịch;

- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

6. Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

7. Phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Hằng năm, Chi cục Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bước 2: Trình phê duyệt kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí trước ngày 30/11 hằng năm.

- Bước 3: Gửi kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

d) Thời hạn giải quyết: Trước ngày 30/11 hằng năm.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

IX. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Bước 2: Trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

 

Mẫu số 02.CĐ

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Cấp tỉnh/huyện)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

, ngày  tháng  năm 

 

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA (TỈNH/HUYỆN) GIAI ĐOẠN ……

Căn cứ quy định tại Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày ... tháng … năm ... của Chính phủ.

Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của ………………………………

Ủy ban nhân dân ………… thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu nămtrồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa giai đoạn …….. như sau:

TT

Huyện (hoặc xã)

Tổng số

Trong đó chia theo các năm

Năm …..

Năm …..

Năm …..

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện/xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm 2 (lần); (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa)

Cây HN: Cây hàng năm, Trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.

Nơi nhận:
-
-

CHỦ TỊCH UBND…….
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

2. Ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

- Bước 3: Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để tổng hợp.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn tỉnh.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.

3. Lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung

a) Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với quy hoạch.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch, đề án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

4. Xác định, công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa

a) Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố vùng và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố vùng sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

I. LĨNH VỰC THÚ Y

1. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của Cơ quan chuyên ngành thú y cấp huyện;

- Văn bản chấp thuận công bố hết dịch của Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh;

- Biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Người có thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công bố dịch bệnh động vật trên cạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

2. Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn xảy ra trong phạm vi huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố hết dịch bệnh động vật.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố hết dịch khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thú y.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp huyện;

- Văn bản chấp thuận công bố hết dịch của Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp huyện;

- Biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Người có thẩm quyền quyết định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện sau đây:

- Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;

- Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

- Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y;

- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y;

- Thông tư số 07/2016/BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

3. Quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn vượt quá khả năng của địa phương

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về Thú y.

II. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

1. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn huyện

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

- Bước 2: Trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa địa bàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Mẫu số 02.CĐ

ỦY BAN NHÂN DÂN
(Cấp tỉnh/huyện)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

, ngày  tháng  năm 

 

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA (TỈNH/HUYỆN) GIAI ĐOẠN ……

Căn cứ quy định tại Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày ... tháng … năm ... của Chính phủ.

Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của ………………………………

Ủy ban nhân dân ………… thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu nămtrồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa giai đoạn …….. như sau:

TT

Huyện (hoặc xã)

Tổng số

Trong đó chia theo các năm

Năm …..

Năm …..

Năm …..

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng số

3 vụ lúa

2 vụ lúa

1 vụ lúa

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện/xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Trồng cây hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm 2 (lần); (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa)

Cây HN: Cây hàng năm, Trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.

Nơi nhận:
-
-

CHỦ TỊCH UBND…….
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi