Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13 2012 tổng biên chế và số lượng kiểm sát viên, điều tra viên
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 522e/NQ-UBTVQH13 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 16/08/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN THƯỜNG VỤ Số: 522e/NQ-UBTVQH13 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ TỔNG BIÊN CHẾ VÀ SỐ LƯỢNG KIỂM SÁT VIÊN, ĐIỀU TRA VIÊN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ CÁC CẤP
---------------
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 34/2002/QH10;
Căn cứ Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân số 03/2002/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 15/2011/UBTVQH12;
Căn cứ Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự số 05/2002/PL-UBTVQH11;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Tổng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp là 15.860 người, bao gồm 13.743 người theo quy định tại Nghị quyết số 821/2009/UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và 2.117 người được bổ sung mới, trong đó bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 103 người và bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 2.014 người.
2. Tổng số Kiểm sát viên các cấp của Viện kiểm sát nhân dân là 10.424 người, bao gồm 8.925 Kiểm sát viên các cấp theo quy định tại Nghị quyết số 821/2009/UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và 1.499 Kiểm sát viên trung cấp được bổ sung mới, cụ thể như sau:
- Số luợng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 170 người;
- Số lượng Kiểm sát viên trung cấp là 4.039 người;
- Số lượng Kiểm sát viên sơ cấp là 6.215 người.
3. Số lượng Điều tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 35 người, bao gồm 14 người theo quy định tại Nghị quyết số 821/2009/UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và 21 người được bổ sung mới.
Điều 2.
Giữ nguyên biên chế của Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định tại Nghị quyết số 821/2009/UBTVQH12 ngày 17/9/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Điều 3.
Việc thực hiện biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết này phải bảo đảm đúng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn và thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ động tạo nguồn, phối hợp với các cơ quan có liên quan hỗ trợ tạo nguồn tuyển dụng, bổ nhiệm đủ số biên chế được phân bổ; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các tiêu chí xác định, phân bổ biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cho phù hợp với tình hình mới làm cơ sở cho việc xây dựng Đề án điều chỉnh biên chế khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội; việc đề nghị điều chỉnh biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải gắn với yêu cầu công việc thực tế và việc hoàn thiện tổ chức bộ máy theo tinh thần cải cách tư pháp.
2. Hằng năm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 5.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |