Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 27/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng tàu biển
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 27/2019/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2019/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Văn Công |
Ngày ban hành: | 07/08/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Giao thông Vận tải ban hành 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Ngày 07/8/2019, Bộ Giao thông Vận tải ra Thông tư 27/2019/TT-BGTVT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở mới, sửa chữa tàu biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Sửa đổi 3:2018.
Theo đó, ban hành 05 Quy chuẩn quốc gia sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở mới, sửa chữa tàu biển: QCVN 101: 2018/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển: QCVN 67: 2018/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ: QCVN 22: 2018/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển: QCVN 102: 2018/BGTVT…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 31/3/2020.
Xem chi tiết Thông tư 27/2019/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 27/2019/TT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Sửa đổi 3: 2018
______________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển; Quy kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Sửa đổi 3: 2018.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Công |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 101:2018/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU BIỂN
National Technical Regulation
on Building, Repairing Yards for Sea-going Ships
HÀ NỘI 2018
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, mã số QCVN 101: 2018/BGTVT, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2019.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này thay thế các yêu cầu đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu biển quy định tại 1.1.1 Chương 1, 3.2(2) Chương 3 Phần 1, Chương 3 Phần 2, các mẫu ĐT-01, ĐT-02 Phụ lục của QCVN 65:2015/BGTVT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU BIỂN
National Technical Regulation
on Building, Repairing Yards for Sea-going Ships
MỤC LỤC
Trang
I QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi điều chỉnh
2 Đối tượng áp dụng
3 Tài liệu viện dẫn
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1 Quy định chung
1.1 Quy định chung
Chương 2 Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.1 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển
2.2 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của cơ sở sửa chữa tàu biển
III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1 Trách nhiệm của các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển
2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
3 Kiểm tra thực hiện của Bộ Giao thông vận tải
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU BIỂN
National Technical Regulation
on Building, Repairing Yards for Sea-going Ships
I QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là "Quy chuẩn") quy định về năng lực kỹ thuật của cơ sở thực hiện hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển phải đăng kiểm theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Nghị định số 111/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển (sau đây gọi tắt là "cơ sở"), trừ các cơ sở chỉ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tàu cá.
2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại -1 trên.
3 Tài liệu viện dẫn
(1) QCVN 56: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh, ban hành theo Thông tư số 06/2013/TT-BGTVT ngày 02 tháng 5 năm 2013.
(2) QCVN 81: 2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng du thuyền, ban hành theo Thông tư số 82/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014.
(3) QCVN 21: 2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, ban hành theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(4) QCVN 54: 2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc, ban hành theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016.
(5) QCXDVN 05: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe.
(6) TCVN 4604: 2012: Tiêu chuẩn quốc gia về Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế.
(7) TCVN 4514: 2012: Tiêu chuẩn quốc gia về Xí nghiệp công nhiệp - Tổng mặt bằng - Tiêu chuẩn thiết kế.
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Quy định chung
1.1.1 Phần này đưa ra các quy định về năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển.
1.1.2 Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển phải có đủ năng lực kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
2.1 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển
2.1.1 Yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị
2.1.1.1 Mặt bằng làm việc và sản xuất
(1) Văn phòng làm việc, công trình công cộng để thực hiện công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường liên quan đến đóng mới, hoán cải tàu biển phải thỏa mãn QCXDVN 05: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe.
(2) Nhà xưởng để gia công chi tiết phục vụ các công đoạn đóng mới, hoán cải tàu biển, kho để lưu trữ bảo quản vật tư, trang thiết bị, mặt bằng thi công phải đủ diện tích để bố trí đóng mới, hoán cải tàu biển thỏa mãn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604: 2012 và TCVN 4514: 2012.
(3) Triền đà, hoặc ụ, hoặc sàn nâng hoặc biện pháp tương đương để phục vụ hoạt động đóng mới, hoán cải tàu biển phải phù hợp theo kích cỡ, kiểu loại tàu dự kiến thi công đảm bảo độ bền, an toàn theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
(4) Cầu cảng hoặc bến phao phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu dự kiến thi công phải đảm bảo độ bền theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
(5) Nguồn cung cấp điện và trạm biến áp đủ công suất phục vụ sản xuất phải đảm bảo an toàn, ổn định theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
2.1.1.2 Quy trình công nghệ
Các quy trình công nghệ đóng mới, hoán cải tàu biển phải phù hợp theo vật liệu, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở dự kiến thi công nhằm đảm bảo chất lượng đóng mới, hoán cải tàu biển.
2.1.1.3 Quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng
(1) Quy trình kiểm tra chất lượng
Các quy trình kiểm tra chất lượng về gia công chế tạo, lắp ráp, thử, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm trong quá trình đóng mới, hoán cải tàu biển phải đầy đủ và phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(2) Thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng
Các thiết bị (các dụng cụ đo, kiểm tra không phá hủy, thử áp lực, thử kín, thử công suất điện) để phục vụ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công như sau:
- Các thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải tàu biển vật liệu kim loại theo quy định tại Bảng 1
- Các thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải tàu biển bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo quy định tại Bảng 2.
(3) Sử dụng đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng
Nếu không đáp ứng được các yêu cầu quy định tại 2.1.1.3(2), cơ sở có thể sử dụng các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng theo quy định.
2.1.2 Yêu cầu về năng lực thi công
2.1.2.1 Thi công phần thân tàu, trang thiết bị
(1) Phương tiện phóng dạng (sàn hoặc máy tính) để triển khai đóng mới, hoán cải tàu biển theo thiết kế phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(2) Thiết bị làm sạch bề mặt và sơn bảo vệ vỏ tàu và kết cấu thân tàu phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(3) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển bằng vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn, quy trình hàn được duyệt phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu của tổ chức đăng kiểm tàu.
2.1.2.2 Thi công phần máy, điện tàu
(1) Thiết bị gia công chế tạo các chi tiết cơ khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(2) Thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng, máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
2.1.2.3 Các máy, trang thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải tàu biển
(1) Các máy, trang thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải tàu biển bằng vật liệu kim loại theo quy định tại Bảng 1.
(2) Các máy, trang thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải tàu biển bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo quy định tại Bảng 2.
2.1.3 Sử dụng nhà thầu phụ
Trong trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu tại 2.1.2 thì có thể sử dụng các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ phù hợp mà cơ sở còn thiếu để bảo đảm chất lượng sảm phẩm theo quy định.
2.2 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của cơ sở sửa chữa tàu biển
2.2.1 Yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị
2.2.1.1 Mặt bằng làm việc và sản xuất
(1) Văn phòng làm việc và công trình công cộng để thực hiện công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường liên quan đến sửa chữa tàu biển thỏa mãn QCXDVN 05: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe.
(2) Nhà xưởng để gia công chi tiết phục vụ các công đoạn sửa chữa tàu biển, kho để lưu trữ bảo quản vật tư, trang thiết bị, mặt bằng thi công phải đủ diện tích để sửa chữa tàu biển thỏa mãn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604: 2012 và TCVN 4514: 2012.
(3) Triền đà, hoặc ụ, hoặc sàn nâng hoặc biện pháp tương đương để phục vụ hoạt động sửa chữa tàu biển phải phù hợp theo kích cỡ, kiểu loại tàu dự kiến thi công đảm bảo độ bền, an toàn theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
(4) Cầu cảng hoặc bến phao phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu dự kiến thi công phải đảm bảo độ bền theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
(5) Nguồn cung cấp điện và trạm biến áp đủ công suất phục vụ sản xuất phải đảm bảo an toàn, ổn định theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định pháp luật liên quan.
2.2.1.2 Quy trình công nghệ
Các quy trình công nghệ sửa chữa tàu biển theo vật liệu, kích cỡ, kiểu loại tàu biển phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công nhằm đảm bảo chất lượng sửa chữa tàu biển.
2.2.1.3 Quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng
(1) Quy trình kiểm tra chất lượng
Các quy trình kiểm tra chất lượng về sửa chữa, lắp ráp, thử, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm trong quá trình sửa chữa tàu biển phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(2) Thiết bị kiểm tra chất lượng
Các thiết bị (các loại dụng cụ đo, kiểm tra không phá hủy, thử áp lực, thử kín) để phục vụ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công như sau:
- Các thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển bằng vật liệu kim loại theo quy định tại Bảng 1
- Các thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo quy định tại Bảng 2.
(3) Sử dụng đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng
Nếu không đáp ứng được các yêu cầu quy định tại 2.2.1.3(2), có thể sử dụng các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng theo quy định.
2.2.2 Yêu cầu về năng lực thi công
2.2.2.1 Thi công phần thân tàu, trang thiết bị
(1) Đối với cơ sở sửa chữa tàu bằng vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn, quy trình hàn được duyệt phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu của tổ chức đăng kiểm tàu.
(2) Thiết bị làm sạch bề mặt và sơn bảo vệ vỏ tàu và kết cấu thân tàu phù hợp với kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
2.2.2.2 Thi công phần máy, điện tàu
(1) Thiết bị gia công chế tạo các chi tiết cơ khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
(2) Thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu phù hợp với quy trình công nghệ, kích cỡ, kiểu loại tàu mà cơ sở thi công.
2.2.2.3 Các máy, trang thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển
(1) Các máy, trang thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển bằng vật liệu kim loại theo quy định tại Bảng 1.
(2) Các máy, trang thiết bị phục vụ sửa chữa tàu biển bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo quy định tại Bảng 2.
2.2.3 Sử dụng nhà thầu phụ
Trong trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu tại 2.2.2 thì có thể sử dụng các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ phù hợp mà cơ sở còn thiếu để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo quy định.
Bảng 1: Trang thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển bằng vật liệu kim loại
(đơn vị: chiếc)
STT |
Trang thiết bị |
Cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển loại 1 |
Cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển loại 2 |
Cơ sở sửa chữa tàu biển |
||
1 |
Cần trục |
Sức nâng tối thiểu 50 tấn |
3 |
- |
- |
|
Sức nâng tối thiểu 20 tấn |
- |
1 |
- |
|||
Sức nâng tối thiểu 5 tấn |
1 |
1 |
1 |
|||
2 |
Quạt thông gió (loại đứng hoặc di động) Lưu lượng mỗi quạt không nhỏ hơn 50% lưu lượng thông gió cho khu vực làm việc |
4 |
3 |
2 |
||
3 |
Palăng xích |
Sức nâng tối thiểu 10 tấn |
01 |
- |
- |
|
Sức nâng tối thiểu 5 tấn |
01 |
01 |
01 |
|||
Sức nâng tối thiểu 2 tấn |
03 |
02 |
01 |
|||
Sức nâng tối thiểu 0,5 tấn |
02 |
01 |
01 |
|||
4 |
Máy tiện |
01 |
01 |
01 |
||
5 |
Máy khoan |
02 |
01 |
01 |
||
6 |
Máy phay |
01 |
01 |
- |
||
7 |
Máy mài 2 đá |
02 |
02 |
01 |
||
8 |
Máy lốc |
02 |
01 |
01 |
||
9 |
Kích thủy lực |
Sức nâng tối thiểu 50 tấn |
01 |
- |
- |
|
Sức nâng tối thiểu 10 tấn |
03 |
02 |
02 |
|||
10 |
Máy hàn tự động |
02 |
- |
- |
||
11 |
Máy hàn bán tự động và hàn tay |
10 |
05 |
05 |
||
12 |
Máy cắt tự động |
2 |
- |
- |
||
13 |
Thiết bị làm sạch và sơn vỏ tàu |
02 |
01 |
01 |
||
14 |
Máy cắt cầm tay |
10 |
08 |
05 |
||
15 |
Máy nén khí |
02 |
01 |
01 |
||
16 |
Đèn phòng nổ |
03 |
01 |
01 |
||
17 |
Thiết bị phát hiện khí cháy và khí độc |
02 |
02 |
01 |
||
18 |
Thiết bị đo, kiểm tra (đồng hồ so, panme, thước cặp, thước lá, bộ lá căn, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, bút thử điện, vôn kế, ampe kế, ampe kìm, điện trở kế) |
01 bộ |
01 bộ |
01 bộ |
||
19 |
Dụng cụ tháo, lắp, sửa chữa (kìm, cờ lê, mỏ lết, êtô, thiết bị tháo chân vịt, bàn máp, thiết bị đo áp lực vòi phun) |
01 bộ |
01 bộ |
01 bộ |
||
20 |
Thiết bị thử kín nước, thử thủy lực, thử áp lực |
01 bộ |
01 bộ |
01 bộ |
||
21 |
Thiết bị thử công suất điện |
01 bộ |
01 bộ |
|
||
22 |
Thiết bị kiểm tra, thử không phá hủy (siêu âm, thẩm thấu, chụp phim) |
01 bộ |
01 bộ |
01 bộ |
Bảng 2: Trang thiết bị phục vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thủy tinh
STT |
Các yêu cầu |
Cơ sở đóng mới, hoán cải tàu biển (chiều dài tới 30 mét) |
Cơ sở sửa chữa tàu biển (chiều dài tới 30 mét) |
Ghi chú |
|
1 |
Cẩu |
Sức nâng tối thiểu 5 tấn |
1 |
1 |
|
2 |
Quạt thông gió (loại đứng hoặc di động) Lưu lượng mỗi quạt không nhỏ hơn 50% lưu lượng thông gió cho khu vực làm việc |
2 |
2 |
|
|
3 |
Palăng xích |
Sức nâng tối thiểu 2 tấn |
02 |
01 |
|
Sức nâng tối thiểu 0,5 tấn |
01 |
01 |
|
||
4 |
Máy tiện |
01 |
01 |
|
|
5 |
Máy mài 2 đá |
01 |
01 |
|
|
6 |
Thiết bị đo đạc, kiểm tra (đồng hồ so, panme, thước cặp, thước lá, bộ lá căn, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, bút thử điện, vôn kế, ampe kế, ampe kìm, điện trở kế) |
01 |
01 |
|
|
7 |
Dụng cụ tháo, lắp, sửa chữa (kìm, cờ lê, mỏ lết, êtô, thiết bị tháo chân vịt, bàn máp, thiết bị đo áp lực vòi phun) |
01 |
01 |
|
|
8 |
Thiết bị thử kín nước, thử thủy lực, thử áp lực |
01 |
01 |
|
|
9 |
Trang bị thi công phần vỏ |
|
|
|
|
- |
Máy cưa đĩa |
01 |
- |
|
|
- |
Máy cưa cầm tay |
03 |
02 |
|
|
- |
Máy bào phẳng gỗ |
02 |
- |
|
|
- |
Máy đục gỗ |
01 |
- |
|
|
- |
Máy khoan cầm tay |
03 |
02 |
|
|
- |
Kích các loại |
04 |
02 |
|
|
- |
Dàn uốn gỗ (bộ) |
01 |
- |
|
1 Trách nhiệm của các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
1.1 Thực hiện đầy đủ các quy định liên quan nêu trong Quy chuẩn này. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thi công tại cơ sở.
1.2 Cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
2.1 Tổ chức thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các cơ sở; các chủ tàu; các chi cục đăng kiểm trong phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.2 Tổ chức in ấn, phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy chuẩn này.
2.3 Căn cứ yêu cầu thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
3 Kiểm tra thực hiện của Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị có hoạt động liên quan.
IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Khi các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2 Trường hợp có điều khoản công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Quy chuẩn này thì áp dụng quy định của điều khoản công ước quốc tế đó.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 67:2018/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC TRÊN BIỂN
National Technical Regulation
on Pressure Vessels of Means of Transportation
and Offshore Installations
Hà Nội - 2018
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển QCVN 67:2018/BGTVT thay thế cho QCVN 67:2017/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2019.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC TRÊN BIỂN
QCVN 67:2018/BGTVT
National Technical Regulation
on Pressure Vessels of Means of Transportation
and Offshore Installations
QCVN 67:2018/BGTVT
MỤC LỤC |
Trang |
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG |
|
1 Phạm vi điều chỉnh |
|
2 Đối tượng áp dụng |
|
3 Giải thích từ ngữ |
|
4 Tài liệu viện dẫn |
|
PHẦN II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT |
|
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG |
|
I Quy định về thiết kế bình chịu áp lực |
|
II Quy định về chế tạo bình chịu áp lực |
|
III Quy định về vật liệu chế tạo bình chịu áp lực |
|
IV Quy định về hàn và kiểm tra không phá hủy (NDT) |
|
V Quy định riêng đối với bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông |
|
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CÁC LOẠI BÌNH CHỊU ÁP LỰC LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ |
|
I Thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
1 Quy định chung |
|
2 Yêu cầu về thiết kế bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
3 Bình chịu áp lực thân hình trụ |
|
4 Bình chịu áp lực thân hình cầu |
|
5 Bình chịu áp lực hai vỏ |
|
6 Bình chịu áp lực phi kim loại |
|
II Bình chịu áp lực dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
III Thiết kế, chế tạo các bộ phận chi tiết của bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
IV Thiết kế, chế tạo các thiết bị an toàn và phụ kiện của bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
V Thử nghiệm, kiểm tra bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
|
CHƯƠNG 3 BÌNH CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT |
|
I Quy định chung |
|
II Quy định về thiết kế, chế tạo |
|
III Quy định về kiểm tra |
|
IV Quy định về hiệu chuẩn các thiết bị an toàn, đo lường |
|
CHƯƠNG 4 BÌNH CHỊU ÁP LỰC LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN BIỂN |
|
I QUY ĐỊNH CHUNG |
|
II YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO |
|
III KIỂM TRA TRONG SỬ DỤNG, SỬA CHỮA VÀ HOÁN CẢI |
|
PHẦN III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ |
|
PHẦN IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN |
|
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
|
PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT BÌNH CHỊU ÁP LỰC, LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI |
|
VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC
TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÀ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC TRÊN BIỂN
National Technical Regulation
on Pressure Vessels of Means of Transportation
and Offshore Installations
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động tối thiểu trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh như sau:
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận thử nghiệm các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh.
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Một vùng trong phạm vi CML được xác định bởi vòng tròn có đường kính không lớn hơn 75 mm đối với các bình. CMLs có thể bao gồm nhiều điểm kiểm tra, ví dụ như một vòi của bình có thể là 1 CML và có nhiều điểm kiểm tra (ví dụ một điểm kiểm tra trong tất cả 4 góc phần tư của CML trên vòi bình).
- TCVN 8366:2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo
- TCVN 7466:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Bộ phận của Hệ thống nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới
- TCVN 7704: Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, và sửa chữa
- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng sửa chữa
- TCVN 6156:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng sửa chữa - Phương pháp thử
- TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- QCVN 71:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu và hàn bình chịu áp lực trong giao thông vận tải
- ISO 11439:2000 - Gas cylinders - High pressure cylinders for the on-board storage of natural gas as a fuel for automotive vehicles
- IEC 60529(2001) - Degrees of protection provided by enclosures (IP Code)
- ECE/324/R.67 - Agreement Concerning the Adoption of Uniform Technical Prescriptions for Wheeled Vehicles, Equipment and Parts which can be Fitted and/or be Used on Wheeled Vehicles and the Conditions for Reciprocal Recognition of Approvals Granted on the Basis of these Prescriptions*
- AS/NZS 3509:1996 - LP Gas fuel vessels for automotive use
- ASME - American Society of Mechanical Engineers
- Quy định UNECE No.110 “Quy định thống nhất về việc phê duyệt của:
(i) Phê duyệt linh kiện của xe lắp động cơ sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG) hoặc khí thiên nhiên lỏng (LNG);
(ii) Xe với các yêu cầu lắp đặt các linh kiện đã được phê duyệt kiểu loại sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) và/hoặc khí thiên nhiên lỏng (LNG) trong động cơ của chúng”
Uniform provisions concerning the approval of:
(i) Specific components of motor vehicles using compressed natural gas (CNG) and/or liquefied natural gas (LNG) in their propulsion system;
(ii) Vehicles with regard to the installation of specific components of an approved type for the use of compressed natural gas (CNG) and/or liquefied natural gas (LNG) in their propulsion system).
- API 510 - Pressure Vessel Inspection Code: In-service Inspection, Rating, Repair, and Alteration
- API 572 - Inspection of Pressure Vessels (Towers, Drums, Reactors, Heat Exchangers, and Condensers)
- API 579-1/ASME FFS-1 2007 - Fitness-For-Service
- API 580 - Risk-based Inspection
- API 581 - Risk-Based Inspection Technology
Với các bình chịu tăng áp bởi khí có thể hóa lỏng, áp suất thiết kế trong trường hợp không có các yêu cầu thiết kế trong tiêu chuẩn ứng dụng tương ứng phải lớn hơn các giá trị sau:
(1) Áp suất tại điều kiện vận hành khắc nghiệt nhất, ngoại trừ cháy và các tình huống bất thường khác.
(2) Áp suất hơi của chất lỏng chứa bên trong tại nhiệt độ làm việc cao nhất theo nhiệt độ làm việc cao nhất cho bình chịu áp lực chứa khí hóa lỏng. Phải tính dự phòng áp suất riêng phần của các khí khác hoặc tạp chất trong thiết bị áp lực có thể làm tăng áp suất tổng.
Chú thích: Thiết kế cũng cần đảm bảo rằng tại nhiệt độ làm việc cao nhất, tỉ lệ điền đầy phải sao cho pha lỏng trong quá trình giãn nở nhiệt sẽ không hoàn toàn làm đầy bình chịu áp lực và không gian hơi phải không bị nén đến mức áp suất riêng phần của các khí trơ gây ra rò lọt qua các van an toàn.
Nhiệt độ làm việc cao nhất phải lấy bằng giá trị lớn trong các giá trị sau:
(1) Nhiệt độ lớn nhất theo đó môi chất chứa phải chịu được bởi quá trình công nghệ dưới điều kiện hoạt động khắc nghiệt nhất.
(2) Nhiệt độ cao nhất mà chất lỏng chứa bên trong có thể đạt được do điều kiện môi trường.
- Tên cơ sở chế tạo;
- Năm sản xuất;
- Ký hiệu và nhãn hiệu;
- Dung tích thiết kế;
- Áp suất và nhiệt độ thiết kế;
- Áp suất và nhiệt độ làm việc.
Vật liệu sử dụng chế tạo bình chịu áp lực phải phù hợp thiết kế được thẩm định, các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng áp dụng để chế tạo bình chịu áp lực trong từng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.
Các phương pháp kiểm tra |
Khuyết tật |
Đo chiều dày |
|
Bề mặt |
Bên trong |
||
Kiểm tra bằng mắt thường |
x |
|
|
Kiểm tra từ tính |
x |
|
|
Kiểm tra thẩm thấu chất lỏng |
x |
|
|
Kiểm tra siêu âm |
|
x |
x |
Kiểm tra chụp tia bức xạ |
|
x |
|
Kiểm tra bằng dòng điện xoáy |
|
x |
|
VT: Visual Testing - Kiểm tra bằng trực quan
RT: Radiographic Testing - Kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ
UT: Ultrasonic Testing - Kiểm tra bằng siêu âm
MT: Magnetic particle Testing - Kiểm tra bằng từ tính
PT: Penetrant Testing - Kiểm tra bằng thẩm thấu
ET: Eddy current Testing - Kiểm tra bằng dòng điện xoáy
(1) Trên hai bên sườn và đáy sau bình chịu áp lực phải ghi chữ "CẤM LỬA". Chiều cao chữ không được nhỏ hơn 200 mm.
(2) Các bình chịu áp lực phải được trang bị bình cứu hỏa.
(3) Các bình chịu áp lực chứa, chuyên chở xăng dầu phải có xích tiếp đất. Xích tiếp đất phải đủ dài, có thể điều chỉnh được sao cho luôn luôn có ít nhất 2 mắt chạm đất. Vật liệu làm xích và kích thước của xích phải đảm bảo sự tích điện ở bình chịu áp lực khi vận hành dưới mức nguy hiểm cho phép.
Trường hợp không có cửa quan sát riêng thì phải bố trí cửa nhập hợp lý để làm được cả chức năng của cửa quan sát.
Các tải trọng được xem xét trong thiết kế bình chịu áp lực phải bao gồm những tải trọng có liên quan sau:
(1) Áp suất thiết kế trong hoặc ngoài (hay cả hai).
(2) Cột áp tĩnh lớn nhất của môi chất chứa bên trong dưới điều kiện hoạt động bình chịu áp lực thường.
(3) Lực do trọng lực tiêu chuẩn tác động lên khối lượng của bình chịu áp lực và phần chứa thông thường trong thời gian hoạt động và trong các điều kiện thử nghiệm bao gồm các điều kiện của áp suất giảm và áp suất không, nếu có thể áp dụng.
(4) Tải trọng tăng thêm do các bình chịu áp lực khác, lớp lót, bảo ôn, thiết bị vận hành, sàn thao tác, tuyết, nước, băng và những thứ khác.
(5) Tải trọng gió.
Chú thích: Trong tính toán sự phù hợp của thiết kế cho thử áp lực thủy tĩnh, chỉ cần tính 75% tải trọng do gió gây ra cần được tính hoạt động đồng thời với các tải trọng khác.
(1) 700 kPa; và
(2) Áp suất hóa hơi của môi chất tại nhiệt độ làm việc lớn nhất của môi chất được quy định áp suất hóa hơi tại 50°C cho các bình có dung tích lớn hơn 500 lít và tại 46°C cho các bình có dung tích lớn hơn 2000 lít.
(1) 170 kPa; và
(2) Áp suất hóa hơi của môi chất tại nhiệt độ làm việc lớn nhất của môi chất, thường được xác định bởi áp suất đặt của thiết bị xả áp (van an toàn).
Không được bố trí các lỗ khoét trên vòng ngoài của thành hình trụ trong khu vực 30° bên trên đường tâm nằm ngang, trừ khi lỗ được bố trí trong hốc lõm. Hốc lõm này phải đảm bảo rằng tất cả các van an toàn và các phụ kiện khác nằm trong đường bao thân trụ được bảo vệ khỏi phá hủy do lăn bình.
Các bình chứa clo hoặc các chất độc hại hơn chỉ được phép có một cửa chui người. Cửa chui người và nắp cửa phải nằm bên trong phần bao bọc của bình.
Tính toán phải tính đến tác động kết hợp của các tải trọng áp suất (cả ứng suất theo chiều dọc và theo chu vi), các tải xoắn, cắt, uốn và tải trọng gia tốc của bình (cả phía trước và phía sau). Cần xem xét đến các ảnh hưởng của độ biến thiên nhiệt và độ mỏi.
Thiết kế bình phải bao gồm việc tính toán các ứng suất tương đương được tạo ra bởi áp lực thiết kế, trọng lượng môi chất, trọng lượng của các kết cấu được đỡ bởi thành bình, các tải trọng và ảnh hưởng của sự biến thiên nhiệt độ gây ra từ các môi chất chứa trong bình và mức lớn nhất nhiệt độ xung quanh. Khi sử dụng các vật liệu không giống nhau, thì các hệ số nhiệt của chúng phải được sử dụng trong tính toán ứng suất nhiệt, các ứng suất xuất hiện tại chân đế, bệ đỡ hoặc các kết cấu đỡ khác.
Các ứng suất tương đương từ các tải trọng tĩnh hoặc động dưới đây, hoặc sự kết hợp của chúng khi có thể xảy ra cùng thời điểm phải được kiểm tra theo quy trình.
(1) Ứng suất theo chu vi được tạo ra bởi áp lực trong hoặc ngoài (hoặc cả hai).
(2) Ứng suất kéo theo chiều dọc được tạo ra bởi áp suất trong.
(3) Ứng suất kéo hoặc nén được tạo ra bởi tải dọc trục do lực giảm tốc bằng hai lần trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải, tác động độc lập với hệ thống giảm xóc trên mặt đường.
(4) Ứng suất kéo hoặc nén được tạo ra bởi mômen uốn do lực giảm tốc bằng hai lần trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải, tác động độc lập với hệ thống giảm xóc tại mặt đường.
Đối với các bình có tấm ngăn bên trong, lực giảm tốc có thể giảm ‘0,25g’ cho mỗi tấm ngăn nhưng không có trường hợp nào tổng lượng giảm của lực giảm tốc vượt quá ‘1g’.
(5) Ứng suất kéo hoặc nén được tạo ra bởi tải trọng dọc trục do lực gia tốc bằng trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải, tác động lên trục ngang của bánh xe thứ năm đỡ bình, nếu có sử dụng.
(6) Ứng suất kéo hoặc nén được tạo ra bởi mômen uốn do lực gia tốc bằng trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải, tác động lên trục ngang của bánh xe thứ năm đỡ bình, nếu có sử dụng.
(7) Ứng suất kéo hoặc nén được tạo ra bởi mômen uốn do lực thẳng đứng bằng ba lần trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải.
(8) Ứng suất cắt được tạo ra bởi lực thẳng đứng bằng ba lần trọng lượng tĩnh của bình và môi chất trong bình.
(9) Ứng suất cắt bên được tạo ra bởi lực gia tốc bên có thể tạo ra đảo lật, nhưng không nhỏ hơn 0,75 lần trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải tác động trên mặt đường.
(10) Ứng suất cắt xoắn được tạo ra bởi lực gia tốc bên có thể tạo ra đảo lật, nhưng không nhỏ hơn 0,75 lần trọng lượng tĩnh của bình chứa đầy tải tác động trên mặt đường.
Chiều dày tối thiểu của các thân hình trụ và các bộ phận hình trụ của bình chịu áp lực bên trong phải không nhỏ hơn các giá trị được xác định trong mục 3.7, 3.4.3 và 3.8 của tiêu chuẩn TCVN 8366:2010.
Chiều dày tối thiểu của các thân hình cầu và các bộ phận hình cầu của bình chịu áp lực bên trong phải không nhỏ hơn các giá trị được xác định trong mục 3.7, 3.4 và 3.8 của tiêu chuẩn TCVN 8366:2010.
Các bình hai vỏ phải được thiết kế, chế tạo theo các yêu cầu đưa ra trong mục 3.23 của tiêu chuẩn TCVN 8366:2010 và các yêu cầu liên quan trong Quy chuẩn này.
Các loại bình chịu áp lực hai vỏ có phần vỏ bao gồm các bình được bao bọc bởi thân hoặc đáy như minh họa trong Hình 1. Các phần vỏ, như chỉ ra trong Hình 1 phải không đứt quãng theo chu vi bình đối với kiểu 1, 2, 4 và 5; và phải tròn theo mặt cắt ngang đối với kiểu 3.
Cho phép sử dụng kết hợp các kiểu này trên bình đơn miễn là đáp ứng được các yêu cầu riêng biệt cho mỗi loại. Các vỏ dập sóng không đề cập trong mục này.
Phần vỏ của bình được xác định gồm thành trong và thành ngoài, các vành chặn vỏ, và tất cả các chi tiết xuyên qua hoặc các bộ phận khác trong phần vỏ chịu ứng suất. Các bộ phận như các ống nhánh, các phần tử chặn, các vòng tăng cứng, vòng đỡ cũng thuộc phạm vi phần vỏ.
Phần này áp dụng cho các bình chịu áp lực bình phi kim loại hoặc cho các bộ phận chịu áp lực của bình làm bằng chất dẻo (plastic), chất dẻo được tăng cứng bằng sợi, thủy tinh hoặc bất cứ vật liệu phi kim nào khác, trừ gioăng đệm.
Các bình phi kim loại phải thỏa mãn các quy định chung của Quy chuẩn này và chúng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Các yêu cầu của Quy chuẩn có liên quan;
(2) Thiết kế kỹ thuật cụ thể và tiêu chuẩn, quy chuẩn có thể áp dụng;
(3) Tất cả các điều kiện được thống nhất bởi các bên liên quan.
Loại |
Các cửa tròn (đường kính) |
Các cửa elip (trục lớntrục nhỏ) |
Chiều sâu lớn nhất của lỗ khoét (xem chú thích 1) |
Lỗ quan sát |
30 40 50 |
- - - |
30 40 50 |
Lỗ thò tay |
75 100 125 150 200 |
90 63 115 90 150 100 180 120 225 180 |
50 50 63 75 100 |
Lỗ thò đầu |
Lớn nhất = 300 Nhỏ nhất = 290 |
Lớn nhất = 320220 Nhỏ nhất = 310 210 |
100 |
Lỗ chui người(2) |
400 450 500 |
400300 450400 - |
150 245 300 |
Các giá đỡ cho các bình chịu áp lực có khả năng vận chuyển phải được thiết kế để chịu được các lực thích hợp và đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
(1) Các bình, tạo ra trên toàn bộ hoặc một phần bình các phần tử chịu ứng suất được sử dụng thay cho khung, phải được đỡ bằng bệ đỡ ngoài đỡ liên tục trên một cung ít nhất là 1200 theo đường chu vi của thân, hoặc được đỡ bởi các phương tiện khác được chứng minh là có khả năng chịu va đập và chịu mỏi tương đương.
(2) Các bình không được cấu tạo liền với khung, hoặc không được hàn trực tiếp vào khung của phương tiện vận chuyển, phải có các đai ốc xiết hoặc các thiết bị có chức năng tương tự để chằng chặt bình vào khung. Ngoài ra, các móc neo hoặc các vấu chặn thích hợp phải được gắn vào khung hoặc bình (hoặc cả hai) để ngăn cản sự chuyển dịch tương đối giữa chúng khi dừng, khởi hành hoặc rẽ. Các thiết bị dùng để chằng các bình chịu áp lực phải buộc chặt bình vào phương tiện vận chuyển một cách an toàn mà không tạo ra ứng suất quá mức trong bình.
(3) Tải trọng phải được áp dụng dọc theo đường tâm bình và được giả thiết là được phân phối một cách đồng đều.
Các giá đỡ bình chịu áp lực và các điểm néo được gắn cố định vào thành bình nên được gắn bằng các miếng táp được làm bằng cùng vật liệu với thành bình.
Các miếng táp phải:
(1) Có chiều dày không vượt quá 1,5 lần chiều dày của thân hoặc đáy và không nhỏ hơn 5mm (chiều dày chân mối hàn góc nối miếng táp với thân bình chịu áp lực phải không lớn hơn chiều dày thân bình);
(2) Rộng ít nhất 4 lần chiều dày của miếng táp theo mỗi hướng tính từ chân mối hàn gắn giá đỡ;
(3) Có các góc được vê tròn với bán kính bằng ít nhất bốn lần chiều dày của miếng táp;
(4) Có lỗ thăm, được khoan hoặc đục trước khi gắn vào bình chịu áp lực và sau đó được điền đầy để ngăn cản hơi ẩm xâm nhập vào;
(5) Được gắn với bình chịu áp lực bởi mối hàn góc liên tục;
(6) Được thiết kế sao cho trước tiên mối gắn kết các phụ kiện tới miếng tán và tiếp theo là miếng táp, sẽ bị hỏng hoàn toàn mà không làm hư hại thân hoặc đáy bình chịu áp lực; và
(7) Được đặt cách xa các mối hàn nối chính của bình.
Tai móc cáp hoặc lỗ treo cho các bồn, bình di động phải được thiết kế để cho phép nâng cao an toàn bình chịu áp lực. Mỗi tai móc của bình di động được sẽ được thiết kế để chịu được lực tĩnh trong bất kỳ hướng nào bằng hai lần lực do trọng lượng bình và môi chất chứa trong nó.
Các van xả áp an toàn phải đảm bảo cho bình chịu áp lựcđược cô lập hoàn toàn trong các tai nạn và trong trường hợp hỏa hoạn, phải tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng liên quan. Phải bố trí để bảo vệ các van an toàn khỏi bị hư hại do sự cố lật bình.
Mỗi bình chịu áp lực phải được trang bị các thiết bị bảo vệ và các phụ kiện khác theo các yêu cầu trong chương này.
Số lượng, kích thước, kiểu, vị trí và tính năng của các thiết bị bảo vệ và các phụ kiện khác được yêu cầu bởi Quy chuẩn này và cho sự hoạt động an toàn của bình phải được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Các thiết bị bảo vệ và các phụ kiện khác phải có thiết kế và công nghệ chế tạo cho phép các thiết bị đó thực hiện chức năng yêu cầu của chúng với các điều kiện vận hành dự kiến.
Bình chịu áp lực phải được bảo vệ với một hoặc nhiều thiết bị xả áp an toàn. Mỗi khoang hoặc phần của bình chịu áp lực nhiều khoang phải được coi như là bình riêng biệt và phải được kết nối một cách phù hợp tới thiết bị xả áp an toàn, trừ khi phần bình đó được nối liền với nhau.
Mỗi bình chịu áp lực phải được bảo vệ bằng thiết bị xả áp an toàn, các thiết bị phải ngăn không cho áp suất tăng hơn 110% áp suất thiết kế của bình trừ các trường hợp sau đây:
(1) Khi nhiều thiết bị xả áp an toàn được cung cấp và cài đặt, chúng phải ngăn không cho áp suất trong bình tăng hơn 116% áp suất thiết kế, với điều kiện là các thiết bị xả áp an toàn cài đặt thấp hơn có khả năng loại bỏ mọi điều kiện tăng áp suất được định trước trong khi hoạt động bình thường;
(2) Khi sự quá áp xảy ra do tiếp xúc với lửa hoặc các nguồn nhiệt khác, các thiết bị xả áp an toàn phải thỏa mãn “Xả áp an toàn trong các điều kiện cháy”;
(3) Khi tiêu chuẩn áp dụng liên quan chỉ ra các yêu cầu khác.
Khi có một hiểm họa phát sinh có thể được tạo ra bởi việc bình chịu áp lực bị tiếp xúc với lửa hoặc nguồn nhiệt không mong muốn tương tự khác, các thiết bị xả áp an toàn phải có khả năng ngăn không cho áp suất tăng hơn 121% áp suất thiết kế của bình.
Bình chịu áp lực mà khi hoạt động chứa đầy chất lỏng phải được lắp các van xả chất lỏng trừ khi có cách khác để bảo vệ chống lại quá áp.
Các bình chịu áp lực hoặc khoang trong bình chịu áp lực được kết nối cùng nhau trong hệ thống bởi các ống dẫn có dung tích phù hợp, có thể được xem như một bình chịu áp lực trong việc xác định số lượng và lưu lượng của các thiết bị xả áp an toàn, miễn là không có van nào lắp vào mà có thể cô lập bất kỳ bình nào khỏi các thiết bị xả an toàn, trừ khi bình đó được mở một cách đồng thời ra không khí.
Dưới các điều kiện làm việc đặc biệt và với sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, các bình chịu áp lực chứa môi chất gây chết người hoặc các môi chất đặc biệt khác có thể được miễn tuân theo yêu cầu của phần này.
Các thiết bị xả áp an toàn là các thiết bị được thiết kế để làm ngăn ngừa sự quá áp và trong tiêu chuẩn này chúng gồm các kiểu sau:
Van an toàn hay van xả như định nghĩa trong (1) hoặc (2):
(1) Van an toàn là van xả môi chất một cách tự động ra ngoài khí quyển để ngăn ngừa không cho áp suất vượt quá giá trị được định trước. Van này thường được sử dụng cho các môi chất có thể nén được mà yêu cầu xả quá áp nhanh. Nó được kích hoạt bởi tác động áp suất tĩnh của van. Các van này cũng có thể được đề cập đến như các van xả an toàn khi chúng thích hợp cho việc sử dụng làm van an toàn hoặc van xả, tùy thuộc vào ứng dụng.
(2) Van xả là van mà việc xả môi chất được thực hiện một cách tự động ra ngoài khí quyển hoặc hệ thống áp suất giảm để ngăn không cho áp suất vượt quá giá trị định trước. Nó được sử dụng trước tiên cho các môi chất không chịu nén (như các chất lỏng). Nó được kích hoạt bởi tác động áp suất tĩnh của van.
Các van trong (1) và (2) được thiết kế đóng lại sau khi các điều kiện bình thường đã được khôi phục.
Thiết bị xả áp kiểu có phần hoạt động dưới dạng đĩa hoặc màng ngăn thường là kim loại, mà ban đầu nó chặn đường xả trên bình, nhưng sẽ nổ tại áp suất định trước để xả môi chất ra ngoài. Nó không đóng lại một cách tự động.
Các thiết bị xả áp không có khả năng đóng lại bao gồm các thiết bị chốt cắt, chốt cong và các van xả áp không có khả năng đóng lại chịu tải bằng lò xo.
Khi bình thông với không khí qua ống thông hơi, thì ống thông hơi có thể được coi như là thiết bị xả áp an toàn, nếu hệ thống cửa thông hơi được kết nối trực tiếp có thể tới không khí, được sử dụng chỉ cho mục đích này và không bị đóng hoặc bị chặn bởi băng đá hoặc các chất kết tủa.
Các van an toàn thích hợp hơn trong việc bảo vệ bình chịu áp lực chống lại quá áp, hoặc thiết bị xả áp không có khả năng đóng lại khác cũng có thể được sử dụng như được thỏa thuận.
Các van an toàn phải là kiểu chịu tải lò xo, tuy nhiên các van kiểu đối trọng cũng có thể được sử dụng cho các bình tĩnh tại bởi thỏa thuận đặc biệt giữa các bên liên quan. Các kiểu van trọng lượng và đòn bẩy không được sử dụng.
Điều khiển bằng van tự động hoặc điều khiển gián tiếp khác của các van an toàn không được phép là bộ phận của hệ thống van xả áp được yêu cầu và góp phần vào dung lượng xả được yêu cầu, trừ khi:
(1) Thiết kế này được chấp nhận bởi người đặt hàng và người kiểm tra;
(2) Môi chất được xả là hơi sạch;
(3) Thiết kế sao cho van chính sẽ mở tự động tại áp suất không vượt quá áp suất cài đặt và sẽ xả toàn bộ công suất của nó nếu một số bộ phận thiết yếu của hệ tự động hoặc thiết bị phụ trợ không hoạt động được, hoặc van hoàn chỉnh được thiết kế để có các đặc tính tin cậy đạt tới các tính năng của kiểu hệ thống trên.
Đối với các chất lỏng độc hoặc dễ cháy, van xả và van an toàn phải đáp ứng các yêu cầu về độ kín khít không rỉ.
Khi có thể xảy ra áp suất trong bình thấp hơn áp suất khí quyển (bao gồm áp suất bị giảm do làm lạnh môi chất trong bình) và bình không có khả năng chịu các điều kiện như vậy, thiết bị xả chân không phải được lắp để ngăn ngừa biến dạng bình.
Dung lượng và cài đặt các thiết bị xả chân không phải phù hợp để cung cấp mức cần thiết của dòng khí, để áp suất tuyệt đối phải không nằm dưới giá trị mà bình được thiết kế.
Thiết bị xả chân không được lắp đặt giống như cách lắp đặt thiết bị xả áp an toàn, được sửa đổi phù hợp cho các điều kiện chân không.
Cần quan tâm đặc biệt trong thiết kế và lắp đặt đầu vào không khí tới thiết bị đó để ngăn ngừa khả năng bị chặn.
Nút nóng chảy là một bộ phận hoạt động, thường có dạng một cái nút làm từ vật liệu có điểm nóng chảy thấp phù hợp (thường là hợp kim), mà ban đầu chặn lỗ xả trong bình dưới điều kiện bình thường, nhưng sẽ nóng chảy hoặc tan chảy tại nhiệt độ được định trước để xả môi chất ra để xả áp.
Với sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, một hoặc nhiều nút nóng chảy có thể được sử dụng thay cho các thiết bị xả áp an toàn chỉ trong các ứng dụng đặc biệt, ví dụ để bảo vệ trong trường hợp cháy xung quanh bình đã được cách ly khỏi van an toàn và dưới các điều kiện dưới đây:
(1) Thiết bị xả áp an toàn được yêu cầu chỉ cho việc bảo vệ bình khỏi cháy hoặc nguồn nhiệt ngoài không mong đợi khác;
(2) Các điều kiện phục vụ và lắp đặt phù hợp để các chất cặn phải không chặn thiết bị đó (gây lên tăng nhiệt độ cần thiết để nấu chảy nút đó) hoặc không hạn chế việc xả;
(3) Các vật chứa trong bình là không độc và không dễ cháy và dung tích nước của bình không vượt quá 500 lít, hoặc vật chứa trong bình là độc và dễ cháy và dung tích nước của bình không vượt quá 100 lít;
(4) Các nút này tuân theo các yêu cầu của phần này.
Trong trường hợp đặc biệt và có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, mối hàn thiếc hoặc hàn đồng mềm với nhiệt độ nóng chảy thích hợp được sử dụng thay cho nút nóng chảy.
Các nút nóng chảy phải có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất (nghĩa là nhiệt độ nóng chảy được chỉ định cộng thêm 3°C) không vượt quá nhiệt độ có thể gây nên sự tăng áp suất trong bình tới 120% áp suất thiết kế của bình chịu áp lực.
Đối với các bình chứa các khí hóa lỏng dễ cháy hoặc độc hại tại nhiệt độ xung quanh, nhiệt độ nóng chảy được chỉ định phải tuân theo yêu cầu trên và phải không nhỏ hơn 5°C trên nhiệt độ được sử dụng làm cơ sở cho áp suất thiết kế.
Đối với bình chứa các khí vĩnh cửu (thường xuyên ở thể khí) tại nhiệt độ xung quanh, nhiệt độ nóng chảy phải không vượt quá 80°C và không nhỏ hơn 70°C.
Các nút nóng chảy phải được kết nối tới khoang chứa hơi và đặt tại các vị trí có nhiệt độ cao nhất của bình và môi chất chứa trong bình.
Khi độ dài bình vượt quá 750 mm, ít nhất một nút nóng chảy được lắp đặt tại mỗi đáy bình và mỗi nút phải có dung lượng đủ theo yêu cầu để bảo vệ bình.
Việc lắp đặt phải tuân theo quy định của chương này khi bình đặt trong vị trí mà việc tích tụ các khí được xả có thể gây nguy hiểm như khí độc, dễ cháy hoặc cacbon dioxide, thì khuyến nghị rằng việc đào thải từ nút nóng chảy nên được dẫn bằng ống ra khí quyển. Việc kết nối ống dẫn phải được thiết kế để giảm thiểu ảnh hưởng tới nhiệt độ nóng chảy của nút.
Khi các thiết bị chỉ thị mức chất lỏng được yêu cầu, các phần tử duy trì áp suất của các thiết bị chỉ thị này phải tuân theo các yêu cầu thiết kế chung và các yêu cầu sản xuất của tiêu chuẩn TCVN 8366:2010 và thiết bị chỉ thị phải có khả năng chỉ thị mức chất lỏng với độ chính xác cần thiết.
Thiết bị chỉ thị thủy tinh dạng ống và tất cả các đường ống dẫn phải được cấu tạo để các dụng cụ làm sạch có thể đi qua chúng.
Chúng phải được bảo vệ thích hợp chống bị phá hủy, và được che chắn một cách hợp lý để ngăn ngừa thương tích cho người vận hành trong trường hợp bị hỏng.
Các thiết bị chỉ thị thủy tinh dạng ống này không được sử dụng cho các môi chất độc hại hay gây chết người, hoặc cho các bình có khả năng vận chuyển.
Các thiết bị này phải tuân theo các yêu cầu:
(1) Được mở hoàn toàn tại áp suất cài đặt;
(2) Có dung sai áp suất cài đặt không lớn hơn ±5%;
(3) Bị hạn chế nhiệt độ hoạt động từ -30°C tới 150°C đối với các có cấu chốt cong;
(4) Được bảo vệ một cách phù hợp khỏi bị làm bẩn hoặc can thiệp từ bên ngoài.
Trừ khi có chỉ định khác trong tiêu chuẩn áp dụng liên quan, phải tính toán đối với việc thải hoàn toàn của bình chịu áp lực mà các môi chất chứa trong bình có chứa hoặc có thể chứa các môi chất có khả năng ăn mòn bình như nước trong bình khí nén hoặc các môi chất độc hại hoặc dễ cháy.
Do đó, cần thiết bị thoát phù hợp đặt tại phần thấp nhất của bình chịu áp lực và một van đóng mở hoàn toàn. Kích cỡ của van này ít nhất phải từ 20 mm, trường hợp đặc biệt cũng không nhỏ hơn 10 mm.
Khi van thoát được yêu cầu để xả thải chất độc hoặc dễ cháy, đường ống xả thải phải được nối vào van và phải dẫn tới vị trí an toàn.
Việc xả thải phải được thực hiện theo cách để ngăn chặn sự nguy hiểm cho người hoặc sự phá hủy thiết bị và môi trường và tốt nhất là sao cho nhìn thấy việc xả thải đó.
Thiết bị phụ trợ phải được cung cấp để thông khí từ các phần cao nhất của bình chịu áp lực trong quá trình thử thủy lực.
Khi các lỗ khoét được bố trí để phục vụ các mục đích khác là không phù hợp, thì phải cung cấp các lỗ khoét riêng và phải được bịt kín bằng bất kỳ phương tiện thích hợp nào sau khi thử nghiệm.
Các van an toàn và các thiết bị xả không có khả năng đóng lại phải được kết nối vào bình chịu áp lực trong khoảng chứa hơi phía trên bất kỳ chất lỏng được chứa nào, hoặc vào đường ống được kết nối tới khoảng chứa hơi trong bình cần được bảo vệ.
Các van an toàn phải được gắn với trục van thẳng đứng và hướng lên phía trên, riêng đối với các van có đường kính lỗ thoát định mức không vượt quá 32 mm có thể sử dụng các tư thế khác của trục, miễn là việc lắp đặt tuân thủ khuyến nghị của người chế tạo van. Với các bình chịu áp lực chứa chất lỏng nhớt, phải đặc biệt chú ý để đặt van an toàn trong tư thế mà việc tiếp xúc với chất lỏng đó không ngăn cản van làm việc một cách thỏa đáng.
Các van xả làm việc với chất lỏng phải được kết nối dưới mức chất lỏng hoạt động bình thường.
Kết nối giữa thiết bị xả và bình chịu áp lực phải là ngắn nhất có thể, phải có diện tích lỗ thoát ít nhất bằng với diện tích của đầu vào thiết bị xả và không được giảm dung lượng xả của thiết bị xả dưới dung lượng được yêu cầu cho bình. Khi thiết bị xả không gắn với bình, thì phải tính đến sự giảm áp suất từ bình tới lỗ tiết lưu của thiết bị xả và phải bố trí sao cho sự giảm áp suất không vượt quá 3% áp suất cài đặt dựa trên lưu lượng thực tế của van, miễn là thiết bị đó phải là loại có thể ngăn ngừa khả năng mở và đóng nhanh.
Lỗ khoét trên thành bình chịu áp lực phải được thiết kế để cung cấp dòng chảy trực tiếp và thông suốt giữa bình và thiết bị xả áp an toàn. Vê tròn các cạnh của đường vào sẽ giúp hạn chế sự giảm áp suất tới thiết bị.
Khi hai hay nhiều thiết bị xả áp an toàn được yêu cầu đặt trên một đầu nối, thì diện tích mặt cắt trong của kết nối này phải ít nhất bằng các diện tích kết hợp của đầu vào các thiết bị xả được kết nối tới nó, và trong tất cả các trường hợp phải đủ để không làm hạn chế dòng chảy kết hợp của các thiết bị được gắn vào.
Kết nối đầu vào phải được bố trí để ngăn ngừa sự tích tụ các tạp chất hoặc chất lỏng tại đầu vào của thiết bị xả và cần được đặt tại nơi mà dòng không vượt quá sự chảy rối.
Không được kết nối nào giữa bình chịu áp lực và thiết bị xả của nó (trừ các kết nối sẽ không sinh ra dòng chảy, chẳng hạn như nối áp kế).
Giá trị hiệu chỉnh van an toàn: Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá giá trị dưới đây:
- Plv + 0,5 bar - Khi áp suất làm việc đến 3 bar.
- Plv +15% Plv - Khi áp suất làm việc trên 3 bar đến 60 bar.
- Plv +10% Plv - Khi áp suất làm việc trên 60 bar.
- Đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) áp suất đặt của van an toàn bằng áp suất thiết kế.
Khi nhiệt độ của phần chứa áp suất của bình chịu áp lực có thể vượt quá nhiệt độ thiết kế tối đa trong khi vẫn phải chịu áp suất thiết kế (hoặc khi ứng suất tối đa trong một bộ phận vượt quá độ bền thiết kế đối với nhiệt độ của phần đó) do sự hỏng hóc thật sự của một thiết bị điều khiển nhiệt độ, mức chất lỏng hoặc lưu lượng, thì phải xem xét đến việc gắn một hoặc nhiều thiết bị an toàn có thể hạn chế nhiệt độ tại áp suất làm việc, hoặc xem xét đến việc gắn các thiết bị được kích hoạt bằng nhiệt độ có khả năng xả áp.
Các thiết bị an toàn này phải độc lập và bổ sung vào thiết bị điều khiển đơn, có thiết kế tin cậy và phải được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Trong khi nhiều thiết bị xả áp an toàn không thể bảo vệ bình chịu áp lực khỏi nhiệt độ vượt quá trong trường hợp cháy thì tại các khu vực quan trọng, cần xem xét đến việc lắp hệ thống giảm áp để tránh nổ các bình chứa khí dễ cháy hoặc gây chết người hoặc lắp các hệ thống phun nước hoặc chống cháy có khả năng hạn chế nhiệt độ của bình.
Các thiết bị xả áp an toàn, các thiết bị an toàn khác và các phụ kiện quan trọng của bình chịu áp lực phải được bố trí và lắp đặt sao cho có thể tiếp cận một cách dễ dàng để vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và tháo bỏ.
Khi việc cài đặt áp suất hoặc các điều chỉnh khác thực hiện ở phía ngoài thiết bị an toàn, sự điều chỉnh đó phải chốt lại hoặc niêm phong (kẹp chì), trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên liên quan.
Các thiết bị và phụ kiện này phải được lắp đặt và bảo vệ sao cho chúng không thể dễ dàng bị làm cho vô hiệu và bị can thiệp, và sao cho có thể giảm thiểu được sự xâm nhập của bụi bẩn, nước, vật lạ hoặc vật liệu độc hại vào đầu ra của van.
Các thiết bị phải được bảo vệ và bố trí để ngăn ngừa sự đóng băng do thiết bị không hoạt động.
Tất cả các van an toàn và phụ kiện trên bình chịu áp lực phải được bố trí, khi có thể, để hỗ trợ tối đa khả năng bảo vệ chống lại các phá hủy do tai nạn.
Áp suất thiết kế (bar) |
Áp suất thử thủy lực (bar) |
Ptk 5 |
2 Ptk nhưng không nhỏ hơn 2 |
Ptk > 5 |
1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 10 |
Các bình chịu áp lực đúc và các chai không phụ thuộc áp suất |
1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 5 |
Áp suất thiết kế của bình chịu áp lực hoặc áp suất tính toán của các phần bình, mà độ bền của nó không thể được tính với sự đảm bảo thỏa mãn độ chính xác, phải được thiết lập theo các yêu cầu khác của Điều này.
Các thử nghiệm được mô tả trong điều này có thể được sử dụng chỉ cho mục đích thiết lập áp suất tính toán của các phần của bình chịu áp lực mà độ dày không thể xác định bởi các yêu cầu thiết kế của Quy chuẩn này.
Chỉ áp dụng khi các bình chịu áp lực làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ và các bình chịu áp lựccó lắp thiết bị chuyên dụng bên trong không thể thử bằng nước hoặc không thể kiểm tra bên trong.
Trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên liên quan, áp suất thử nghiệm phải bằng 1,25 lần áp suất thiết kế hoặc bằng áp suất làm việc.
Bình chịu áp lực phải chịu được áp suất thử trong thời gian 5 phút, sau đó giảm dần đến áp suất làm việc và tiến hành kiểm tra độ kín các mối nối bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác.
Khi áp suất thiết kế hoặc áp suất tính toán được xác định bởi thử nghiệm nổ thủy tĩnh, thì phải sử dụng mẫu nguyên cỡ của bình chịu áp lực hoặc phần bình được xem xét. Áp suất thủy tĩnh phải được đưa vào từ từ, đều đặn và phải xác định áp suất mà tại đó xảy ra đứt gãy.
Tất cả các thành phần và các mối hàn của bình chịu áp lực phải được kiểm tra bằng các phương pháp NDT phù hợp với các yêu cầu được chỉ định cho từng loại bình chịu áp lực.
Việc kiểm tra phải do các kỹ thuật viên và các cơ sở thử nghiệm có năng lực thực hiện.
Loại bình chịu áp lực |
Áp suất làm việc cho phép plv (bar) |
Áp suất thử thủy lực (bar) |
---|---|---|
Các bình chịu áp lực (trừ bình đúc) |
Plv ≤ 5 |
1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 2 |
Các bình chịu áp lực (trừ bình đúc) |
Plv > 5 |
1,25 Plv nhưng không nhỏ hơnPlv + 3 |
Các bình chịu áp lực đúc và các chai |
Không phụ thuộc áp suất |
1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 3 |
Loại bình chịu áp lực |
Áp suất thử (bar) |
Môi chất thử |
---|---|---|
Các loại bình chịu áp lực |
Plv |
Không khí hoặc khí trơ |
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) |
7,5 |
Không khí hoặc khí trơ |
Thiết bị áp lực phải được kiểm định bất thường nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
Các thiết bị áp lực sử dụng trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhập khẩu phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu quy định của Quy chuẩn này.
BÌNH CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Bình chịu áp lực được thiết kế, chế tạo sử dụng cho phương tiện giao thông đường sắt phải thỏa mãn các yêu cầu về thiết kế, chế tạo trong TCVN 8366:2010 Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo.
Áp suất thiết kế (bar) |
Áp suất thử thủy lực (bar) |
Ptk ≤ 5 |
2 Ptk nhưng không nhỏ hơn 2 |
Ptk > 5 |
1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 10 |
Các bình đúc và chai không phụ thuộc áp suất |
1,5 Ptk nhưng không nhỏ hơn 5 |
Loại bình chịu áp lực |
Áp suất làm việc cho phép (bar) |
Áp suất thử thủy lực (bar) |
---|---|---|
Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) |
Plv < 5 |
1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 2 |
Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) |
Plv ≥ 5 |
1,25 Plv nhưng không nhỏ hơn Plv+ 3 |
Các bình đúc và các chai |
Không phụ thuộc áp suất |
1,5 Plv nhưng không nhỏ hơn 3 |
Giá trị hiệu chỉnh van an toàn: Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá giá trị dưới đây:
- Plv + 0,5 bar - Khi áp suất làm việc đến 3 bar.
- Plv +15% Plv - Khi áp suất làm việc trên 3 bar đến 60 bar.
- Plv +10% Plv - Khi áp suất làm việc trên 60 bar.
- Đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) áp suất đặt của van an toàn bằng áp suất thiết kế.
BÌNH CHỊU ÁP LỰC LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
1. Bình chịu áp lực lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển phải thỏa mãn các yêu cầu về thiết kế và chế tạo trong TCVN 8366 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo.
2. Các bản vẽ và tài liệu trình thẩm định
2.1. Các bản vẽ (có chỉ rõ loại và kích thước vật liệu):
(a) Bố trí chung;
(b) Các chi tiết về vỏ;
(c) Bố trí các thiết bị xả áp;
(d) Các chi tiết vòng đệm cho các phụ tùng và các họng để lắp phụ tùng;
(e) Các bản vẽ khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.
2.2. Tài liệu:
(a) Thuyết minh các đặc điểm chính;
(b) Đặc điểm kỹ thuật hàn (quy trình hàn, chất liệu hàn và điều kiện hàn);
(c) Các tài liệu khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết .
Loại bình chịu áp lực |
Áp suất làm việc tối đa cho phép Plv (bar) |
Áp suất thử (bar) |
- Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) |
nhỏ hơn 5 |
1,5Plv nhưng không nhỏ hơn 2 |
- Các bình, xitéc hoặc thùng (trừ bình đúc) |
từ 5 trở lên |
1,25 Plv nhưng không nhỏ hơn 3 + Plv |
- Các bình chịu áp lực đúc và các chai |
Không phụ thuộc áp suất |
1,5 Plv |
D/2h |
K1 |
---|---|
3,0 |
1,36 |
2,8 |
1,27 |
2,6 |
1,18 |
2,4 |
1,08 |
2,2 |
0,99 |
2,0 |
0,90 |
1,8 |
0,81 |
1,6 |
0,73 |
1,4 |
0,65 |
1,2 |
0,57 |
1,0 |
0,50 |
Lưu ý: Bán kính hình cầu tương đương bằng K1xD; tỉ số trục bằng D/2h. Phương pháp nội suy được phép sử dụng để xác định giá trị trung gian. |
Các bộ phận chịu áp lực bị hư hỏng mà có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của chúng (tải áp lực và các tải áp dụng khác như trọng lượng, gió theo API 579-1/ASME FFS-1) phải được đánh giá để tiếp tục hoạt động. Các đánh giá phù hợp cho hoạt động, nêu trong API 579-1/ASME FFS-1, có thể được sử dụng để đánh giá và phải được áp dụng cho hư hỏng riêng biệt xác định. Các phương pháp sau có thể được sử dụng để thay thế cho phương pháp ở mục 5.4.
(1) Để đánh giá lượng hao hụt kim loại của phần ăn mòn dự trữ, có thể thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 4, 5 hoặc 6 khi áp dụng.
(2) Để đánh giá rỗ khí, hư hỏng HIC/SOHIC và sự phân lớp, cần phải đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 7 và Phần 13.
(3) Để đánh giá độ lệch của mối hàn và biến dạng thân bình, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 8.
(4) Để đánh giá các vết rạn nứt, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 9. Khi thực hiện phương pháp siêu âm chùm góc để xác định kích thước vết nứt, người thực hiện phải được sát hạch UT phù hợp.
(5) Để đánh giá tác động của hư hỏng cháy nổ, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 10.
(6) Để đánh giá ảnh hưởng của hư hỏng do cháy, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 11.
(7) Để đánh giá hư hỏng do lõm, lỗ đục trên các bộ phận, cần phải đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 12.
Chiều dày yêu cầu phải căn cứ vào việc xem xét tới áp suất, cơ học và kết cấu mà có sử dụng công thức thiết kế phù hợp và ứng suất cho phép của bộ luật ASME. Đối với các hoạt động có hậu quả tiềm năng cao nếu có hư hỏng xảy ra, kỹ sư phải xem xét tăng chiều dày yêu cầu lớn hơn chiều dày tối thiểu được tính toán để dự phòng cho tải trọng bất ngờ hoặc tải chưa biết, hao hụt kim loại chưa rõ nguyên nhân, hoặc chống lại việc lạm dụng thông thường.
Đối với các bình chịu áp lực mà không có biển hiệu và có tối thiểu hoặc không có hồ sơ chế tạo, thiết kế, có thể thực hiện các bước sau để thẩm tra tính toàn vẹn hoạt động:
(1) Thực hiện kiểm tra để xác định tình trạng của bình, bao gồm việc kiểm tra kích thước toàn bộ các bộ phận cần thiết để xác định chiều dày yêu cầu tối thiểu và sự phù hợp của thiết kế của bình (như đáy bình, thân bình, các lỗ khoét, tấm gia cường);
(2) Xác định các thông số thiết kế và chuẩn bị bản vẽ;
(3) Thực hiện các tính toán thiết kế dựa vào các tiêu chuẩn, bộ luật ASME, tiêu chuẩn, quy chuẩn, áp dụng. Không được sử dụng thông số ứng suất cho phép của Bộ luật ASME hiện tại (dựa vào hệ số thiết kế 3,5) cho các bình được thiết kế theo phiên bản hoặc phụ chương của Bộ luật ASME trước các phụ lục 1999 và không được thiết kế theo Code Case 2290 hoặc ASME Code Case 2278. Đối với các bình được thiết kế theo phiên bản hoặc phụ chương của Bộ luật ASME trước các phụ lục 1999 và không được thiết kế theo Code Case 2290 hoặc ASME Code Case 2278, sử dụng giá trị ứng suất cho phép trong ASME Code trước 1999 (dựa vào hệ số thiết kế 4,0 hoặc 5,0).
Xem ASME Code, Section VIII, Division I, Mục UG-10(c) để có hướng dẫn trong việc đánh giá vật liệu không xác định. Nếu không tuân theo UG-10(c), thì đối với thép carbon, sử dụng ứng suất cho phép đối với SA-283 Cấp C; và đối với vật liệu là hợp kim hoặc kim loại màu, sử dụng phân tích huỳnh quang X-ray để xác định loại vật liệu mà giá trị ứng suất cho phép căn cứ.
Khi không rõ phạm vi chụp X-quang ban đầu, thì sử dụng hệ số mối nối 0,7 đối với đường hàn giáp mối, hoặc xem xét chụp X-quang nếu yêu cầu hệ số mối nối cao hơn. (thừa nhận rằng việc thực hiện chụp X-quang các đường hàn của bình có tối thiểu hoặc không có hồ sơ chế tạo, thiết kế có thể dẫn đến việc cần thiết cho đánh giá phù hợp cho hoạt động và các sửa chữa quan trọng).
(4) Gắn biển hiệu hoặc đóng dấu thể hiện áp lực và nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép, nhiệt độ làm việc nhỏ nhất và ngày tháng đánh giá.
(5) Thực hiện thử áp lực sớm nhất có thể, theo yêu cầu bởi bộ luật chế tạo được sử dụng trong các tính toán thiết kế.
Các hồ sơ của bình chịu áp lực và thiết bị xả áp lực phải bao gồm 4 loại thông tin thích ứng với sự toàn vẹn cơ học như sau:
(1) Thông tin về thiết kế và chế tạo: số chế tạo của thiết bị hoặc số nhận dạng khác, báo cáo dữ liệu của nhà chế tạo, dữ liệu kỹ thuật thiết kế, các tính toán thiết kế của bình, tính toán kích cỡ của van giảm áp và các bản vẽ chế tạo.
(2) Lịch sử kiểm định: các dữ liệu và báo cáo kiểm định của mỗi đợt kiểm định được thực hiện (như kiểm định bên trong, bên ngoài, đo chiều dày), và các khuyến nghị cho các báo cáo kiểm định sửa chữa phải ghi ngày của mỗi đợt kiểm định và/hoặc khám nghiệm, ngày kiểm định của đợt kiểm định kế tiếp, tên người thực hiện kiểm định và/hoặc khám nghiệm, số chế tạo hoặc số nhận dạng khác của thiết bị được kiểm định, mô tả cuộc kiểm định và/hoặc khám nghiệm được thực hiện, và kết quả của đợt kiểm định và/hoặc khám nghiệm. Các ghi chép RBI của bình phải phù hợp với API 580, Section 17.
(3) Thông tin về sửa chữa, hoán cải và đánh giá lại như:
(a) Các biểu mẫu sửa chữa và hoán cải.
(b) Các báo cáo mà chỉ ra rằng thiết bị vẫn đang hoạt động có các khiếm khuyết, sửa chữa tạm thời hoặc khuyến nghị được xác định để sửa chữa, là phù hợp cho hoạt động đến khi hoàn thành sửa chữa; và
(c) Hồ sơ đánh giá lại (bao gồm các tính toán đánh giá lại, điều kiện thiết kế mới và đóng dấu chứng thực).
(4) Các yêu cầu cho hồ sơ đánh giá phù hợp cho hoạt động được mô tả trong API 579-1/ASME FFS-1, Phần 2.8. Các yêu cầu về hồ sơ cho loại khuyết tật riêng biệt được nêu trong các phần tương ứng của API 579-1/ASME FFS-1.
Đăng kiểm viên phải thẩm định tất cả các công việc sửa chữa và hoán cải theo các điểm chính xác định và sau khi hoàn thành công việc thỏa mãn với bản vẽ sửa chữa.
Chiều sâu t của rãnh đường hàn thử nghiệm* |
Chiều sâu được chứng nhận của rãnh đường hàn sửa chữa* |
Chiều dày T của đường hàn mẫu thử nghiệm |
Chiều dày của vật liệu cơ bản được chứng nhận |
t |
< t |
< 50 mm |
< T |
t |
< t |
> 50 mm |
Từ 50 mm trở lên |
* chiều sâu rãnh đường hàn cho việc chứng nhận quy trình phải đủ sâu để cho phép loại bỏ của các mẫu thử yêu cầu. |
(1) Các tính toán, được nhà chế tạo hoặc chủ thiết bị (hoặc người đại diện) có kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo hoặc kiểm tra bình chịu áp lực thực hiện, phải đảm bảo được việc đánh giá lại.
(2) Việc đánh giá lại phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của bộ luật chế tạo bình chịu áp lực. Hoặc có thể lập các tính toán bằng việc sử dụng các công thức phù hợp theo phiên bản mới nhất của bộ luật chế tạo phù hợp với điều kiện là tất cả các chi tiết cơ bản của bình chịu áp lực thỏa mãn các yêu cầu của Chương này.
(3) Các báo cáo của cuộc kiểm tra hiện tại xác minh rằng bình chịu áp lực thỏa mãn cho các điều kiện hoạt động dự kiến và có lượng ăn mòn cho phép phù hợp. Việc tăng áp suất làm việc cho phép hoặc nhiệt độ thiết kế phải căn cứ vào dữ liệu chiều dày được xác định từ đợt kiểm định hoạt động hoặc kiểm định bên trong gần đây.
(4) Bình chịu áp lực phải được thử áp lực bằng việc sử dụng công thức thử áp lực phù hợp của bộ luật được sử dụng để tính toán đánh giá lại trừ khi thỏa mãn các điều sau:
(a) Bình chịu áp lực đôi khi được thử áp lực với áp lực tương đương hoặc lớn hơn áp lực thử mà bộ luật chế tạo yêu cầu; và
(b) Tính toán vẹn của bình chịu áp lực được xác nhận bởi phương pháp kiểm tra NDT riêng biệt để thay thế cho thử thủy lực.
(5) Việc đánh giá lại phải được kỹ sư chấp nhận.
Đánh giá lại bởi: Ngày đánh giá lại: Số SAP: MAWP: PSIG @ oC MDMT: oC @ PSIG Áp lực thử: PSIG |
Thủ tục về cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, trong thiết kế, chế tạo, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu và khai thác, sử dụng được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, ngày 06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải” (Thông tư 35/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT, ngày 19/4/2011, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển” (Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT).
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn bao gồm:
(1) Bơm thủy lực có khả năng đạt đến áp suất thử;
(2) Máy đo chiều dày kim loại bằng siêu âm (nếu áp dụng);
(3) Máy kiểm tra khuyết tật đường hàn bằng siêu âm (nếu áp dụng);
(4) Máy kiểm tra khuyết tật bằng nội soi (nếu áp dụng);
(5) Các loại thước đo;
(6) Thiết bị kiểm tra rò rỉ khí (nếu áp dụng);
(7) Đèn chiếu sáng có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 12 V.
Phụ lục 1
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT BÌNH CHỊU ÁP LỰC,
LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT
BÌNH CHỊU ÁP LỰC
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT
BÌNH CHỊU ÁP LỰC
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định an toàn kỹ thuật lần đầu, định kỳ và bất thường đối với các bình chịu áp lực lắp đặt trên phương tiện cơ giới đường bộ và phương tiện đường sắt thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200, bình có dung tích nhỏ hơn 25 lít.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại bình chịu áp lực trên nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng bình chịu áp lực nêu tại Mục 1.1 của Quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 8366:2010 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155:1996 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- TCVN 6156:1966 - Bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
- TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của bình theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của bình;
- Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (đối với bình cố định);
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ bình chịu áp lực;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi theo mẫu Biên bản kiểm định kèm theo quy trình này và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Bình chịu áp lực phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định bình chịu áp lực.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định bình chịu áp lực phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
6.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
6.1.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của bình.
6.1.2.Tháo môi chất, làm sạch bên trong và bên ngoài bình.
6.1.3. Tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bọc bảo ôn cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành bị hư hỏng. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh. (nếu có)
6.1.4. Chuẩn bị các công việc đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của bình.
6.1.5. Bình có những bộ phận đốt nóng bằng điện hoặc có các bộ phận chuyển động thì phải tách ra khỏi bình.
6.1.6. Đối với bình làm việc với môi chất độc, dễ cháy nổ phải tiến hành khử môi chất trong bình, đảm bảo không ảnh hưởng cho người khi tiến hành công việc kiểm tra.
6.1.7. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ bình chịu áp lực.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
6.2.1. Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
6.2.1.1. Kiểm tra hồ sơ của bình chịu áp lực theo quy định về hồ sơ kiểm định nêu tại Điều 12 của Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và lưu ý xem xét các tài liệu Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
6.2.1.2. Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
6.2.2. Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
6.2.2.1. Kiểm tra hồ sơ bình chịu áp lực, theo quy định về hồ sơ kiểm định nêu tại Điều 12 của Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
6.2.2.2. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
6.2.3.1. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Kiểm tra hồ sơ bình chịu áp lực, theo quy định về hồ sơ kiểm định nêu tại Điều 12 của Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và xem xét hồ sơ lắp đặt.
6.2.3.2. Trường hợp sau khi bình chịu áp lực không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
Đánh giá kết quả hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Hồ sơ các bình chịu áp lực đầy đủ, chính xác theo quy định.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
7.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt bình chịu áp lực.
7.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành.
7.1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo...
7.1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
7.1.5. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của bình chịu áp lực so với hồ sơ của bình.
7.1.6. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với hồ sơ thiết bị.
7.1.7. Các loại van lắp trên bình chịu áp lực về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với hồ sơ thiết bị.
7.1.8. Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của bình.
7.1.9. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
7.1.10. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt (nếu có).
7.1.11. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
(1) Thiết bị chịu áp lực sử dụng trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không có các hiện tượng nêu tại điểm 2, khoản B, mục V, chương 2, phần II của Quy chuẩn này;
(2) Thiết bị chịu áp lực sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt thỏa mãn các quy định nêu tại điểm 3.5, mục III, chương 3, Phần II của Quy chuẩn này.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong
7.2.1. Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình.
7.2.2. Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của bình chịu áp lực.
7.2.3. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
7.2.4. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
7.2.5. Trường hợp bình chịu áp lực có ống chùm, nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thì phải yêu cầu cơ sở tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra để kiểm tra.
7.2.6. Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của bình chịu áp lực, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể kiểm tra được.
7.2.7. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn…) cần giảm thông số làm việc của bình chịu áp lực. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
(1) Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối và trên thành thiết bị.
(2) Không có các chi tiết bắt xiết bị mòn, các mối nối bị hỏng;
7.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm
7.3.1. Bình chịu áp lực được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 12 tháng, được bảo quản tốt, khi vận chuyển, lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản thử xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).
7.3.2. Nếu bình có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và thử riêng cho từng phần.
7.3.3. Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.
7.3.4. Thử bền.
7.3.4.1. Môi chất thử là chất lỏng (nước, chất lỏng không ăn mòn, độc hại), chất khí (khí trơ, không khí). Nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC.
7.3.4.2. Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định tại bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử bền
Loại bình |
Áp suất làm việc (bar) |
Áp suất thử (bar) |
Thời gian duy trì (phút) |
---|---|---|---|
Các bình có nhiệt độ làm việc của thành đến 200oC. (Trừ bình đúc) |
< 5 |
1,5Plv nhưng không nhỏ hơn 2 bar |
5 |
≥ 5 |
1,25 Plv nhưng không nhỏ hơn Plv +3 bar |
5 |
|
Các bình có nhiệt độ thành trên 2000C đến 4000C |
Không phụ thuộc áp suất làm việc |
Không nhỏ hơn 1,5 Plv |
5 |
Các bình có nhiệt độ thành trên 4000C |
Không phụ thuộc áp suất làm việc |
Không nhỏ hơn 2 Plv |
5 |
Các bình đúc |
Không phụ thuộc áp suất làm việc |
1,5Plv nhưng không nhỏ hơn 3 bar |
5 |
Bình tráng men |
Không phụ thuộc áp suất làm việc |
Thử theo quy định của nhà chế tạo, nhưng không nhỏ hơn Plv |
5 |
Plv - Áp suất làm việc.
7.3.4.3. Trình tự thử bền:
7.3.4.3.1. Nạp môi chất thử: Nạp đầy môi chất thử vào bình. (lưu ý việc xả khí khi thử bằng chất lỏng)
7.3.4.3.2. Tăng áp suất lên đến áp suất thử (lưu ý tăng từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng bình và nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.
7.3.4.3.3. Duy trì áp suất thử theo quy định.
7.3.4.3.4. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.
7.3.4.4. Trường hợp không có điều kiện thử bằng chất lỏng do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả môi chất lỏng, do có lớp lót bên trong ngăn cản việc cho môi chất lỏng vào, cho phép thử bền bằng khí .
7.3.4.4.1. Việc thử khí chỉ cho phép khi có kết quả tốt về kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong và phải tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo đạc trực tiếp trên bình.
7.3.4.4.2. Khi thử khí phải áp dụng biện pháp an toàn sau:
- Van và áp kế trên đường ống nạp khí phải đưa ra xa chỗ đặt bình hoặc để ngoài buồng đặt bình;
- Trong thời gian bình chịu áp lực thử khí, người không có trách nhiệm phải tránh ra một chỗ an toàn.
7.3.4.4.3. Kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác. Nghiêm cấm gõ búa lên thành bình trong khi thử bằng áp lực khí.
Đánh giá kết quả: Kết quả thử đạt yêu cầu khi:
- Không có hiện tượng nứt;
- Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối;
- Không phát hiện có biến dạng;
- Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử, nếu do xì hở ở các van, mặt bích... mà áp suất thử giảm không quá 3% trong thời gian duy trì thì cũng coi như việc thử bền đạt yêu cầu.
7.3.5. Thử kín:
Chỉ áp dụng khi công nghệ đòi hỏi, các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ hoặc theo yêu cầu của nhà chế tạo.
7.3.5.1. Áp suất, môi chất, thời gian duy trì được quy định tại bảng 2.
Loại bình |
Áp suất thử (bar) |
Môi chất thử
|
Thời gian duy trì (phút) |
---|---|---|---|
Các loại bình |
Plv |
Không khí hoặc khí trơ |
Duy trì trong quá trình kiểm tra nhưng không nhỏ hơn 30 phút |
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) |
7,5 |
Không khí hoặc khí trơ |
Duy trì trong quá trình kiểm tra nhưng không nhỏ hơn 30 phút |
Plv - Áp suất làm việc.
7.3.5.2. Nạp môi chất thử vào bình và nâng đến áp suất thử.
7.3.5.3. Phát hiện các rò rỉ bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác.
Đánh giá kết quả: Thử kín đạt yêu cầu khi:
- Không phát hiện được sự rò rỉ khí;
- Độ sụt áp cho phép trong thời gian duy trì áp suất thử: ≤ 0,5% áp suất thử.
7.4. Kiểm tra vận hành.
7.4.1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể đưa bình vào vận hành.
7.4.2. Kiểm tra tình trạng làm việc của bình và các phụ kiện kèm theo; sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
7.4.3. Khi bình làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn (trừ bình làm việc với môi chất độc hại, dễ cháy nổ).
7.4.4. Van an toàn có thể hiệu chỉnh và niêm chì không cùng quá trình thử vận hành.
7.4.5. Giá trị hiệu chỉnh van an toàn: Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá giá trị dưới đây:
- Plv + 0,5 bar - Khi áp suất làm việc đến 3 bar.
- Plv + 15% Plv - Khi áp suất làm việc trên 3 bar đến 60 bar.
- Plv + 10% Plv - Khi áp suất làm việc trên 60 bar.
- Đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) áp suất đặt của van an toàn bằng áp suất thiết kế.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi bình chịu áp lực, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị thiết bị an toàn, đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với nội dung theo mẫu kèm theo .
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Sau khi hoàn thành Biên bản kiểm định, kiểm định viên thực hiện bước lập hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2 phần III của Quy chuẩn này.
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH:... ………………………………… ____________ Số:……..…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________ |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ÁP LỰC
Loại kiểm tra: |
Tên thiết bị: |
Năm, nơi sản xuất: |
Nhãn hiệu/Số loại: |
Địa điểm lắp đặt: |
Ký hiệu nhận dạng: |
Ngày, nơi kiểm tra: |
|
Loại phương tiện: |
|
Chủ phương tiện: |
Điện thoại: |
Địa chỉ: |
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CƠ BẢN, KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
1. Đặc tính kỹ thuật cơ bản
|
|
|
|
|
|
|
|
2.Kết quả kiểm tra và thử (*)
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
3. Kết luận:
4. Thời hạn kiểm định:
Chủ thiết bị (Ký, ghi rõ họ tên) |
|
…… ngày tháng năm.... Kiểm định viên (Ký, ghi rõ họ tên) |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 22:2018/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ
National technical regulation
for the construction and survey of lifting appliances
HÀ NỘI - 2018
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, mã số QCVN 22:2018/BGTVT thay thế cho QCVN 22:2010/BGTVT, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2019.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ
National technical regulation
for the construction and survey of lifting appliances
MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu
Mục lục
I Quy định chung
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn
1.4 Giải thích từ ngữ
II Quy định kỹ thuật
Chương 1 Quy định chung
Chương 2 Quy định về thiết kế
Chương 3 Quy định về vật liệu, xử lý nhiệt và hàn
III Quy định quản lý
IV Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
V Tổ chức thực hiện
Phụ lục A - Các quy định liên quan
A.1 - Thiết kế các mối ghép bằng bu lông có độ bền cao với lực kéo
A.2 - Yêu cầu an toàn trong sử dụng thiết bị xếp dỡ
A.3 - Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
A.4 - Tiêu chuẩn loại bỏ mâm quay
A.5 - Tiêu chuẩn loại bỏ trụ đỡ chân cần, chốt chân cần
A.6 - Tiêu chuẩn loại bỏ các chi tiết và thiết bị của các cơ cấu
A.7 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây xích treo hàng
A.8 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
A.9 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
A.10 - Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
A.11 - Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
A.12 - Tiêu chuẩn loại bỏ maní
A.13 - Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo hàng
A.14 - Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
A.15 - Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
A.16 - Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng và khung nâng hàng
A.17 - Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puli treo móc.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ
National technical regulation
for the construction and survey of lifting appliances
- Cần trục, cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, trục cáp các loại;
- Palăng, xe tời, tời kéo, bàn nâng, sàn nâng, vận thăng, thang cuốn, thang máy, băng tải, xe nâng hàng các loại, thiết bị nâng hạ, di chuyển người hoặc hàng;
- Các loại bộ phận mang tải (gầu ngoạm, dây, xà treo hàng, khung nâng di động, thùng chứa), búa đóng cọc, xe tời điện chạy trên ray;
- Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, nâng hạ công tác, nâng chuyển chuyên dụng và các phương tiện, thiết bị xếp dỡ khác.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, nhập khẩu, khai thác, quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với phương tiện, thiết bị xếp dỡ sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt; chuyên dùng trong các cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt.
Thiết bị cảnh báo là thiết bị tự động phát tín hiệu (âm thanh và ánh sáng) dùng để báo hiệu trạng thái làm việc có nguy cơ phát sinh sự cố.
Thiết bị bảo vệ tự động là thiết bị tạm dừng hoạt động của các máy để tránh khỏi tình trạng giới hạn.
QUY ĐỊNH CHUNG
Các thiết bị xếp dỡ phải được đóng dấu và gắn nhãn thiết bị như sau:
Sức nâng cho phép (và tầm với) sẽ được đóng dấu cố định ở một vị trí dễ nhìn thấy và có thể nhìn thấy rõ từ dưới mặt đất.
Trong trường hợp cần trục có sức nâng thay đổi theo tầm với thì phải lắp đặt một bảng chia độ phù hợp chỉ báo sức nâng và tầm với của cần.
Trong trường hợp cần trục có từ hai móc cẩu trở lên, thì sức nâng của mỗi một móc cẩu phải được chỉ rõ ngay trên cụm puly móc cẩu liên quan. Ngoài ra cần phải chỉ rõ sức nâng cho phép trên mỗi móc trong trường hợp tất cả các móc cẩu có thể được sử dụng đồng thời.
Nội dung ghi nhãn thiết bị xếp dỡ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn thiết bị. Nhãn phải được ghi rõ ràng và bền vững trên thiết bị xếp dỡ, với các thông tin tối thiểu sau:
- Tên thiết bị xếp dỡ;
- Tên và địa chỉ cơ sở chế tạo;
- Nhãn hiệu và số loại (Model);
- Thông số kỹ thuật;
- Năm chế tạo.
Phải có biển cảnh báo ở các khu vực nguy hiểm, các lối lên và được gắn ở vị trí thích hợp sao cho dễ nhìn thấy như "Không được đứng dưới tải nâng", "Người không có trách nhiệm không được lên thiết bị xếp dỡ", "Nguy hiểm - Thiết bị xếp dỡ".
Một tấm chắn bảo vệ phải được lắp đặt ở phía trên nóc cabin để đề phòng có vật rơi xuống cabin.
Việc bố trí cabin và thiết bị điều khiển phải được thiết kế sao cho tiện lợi nhất.
Các cabin bố trí trên cao phải có thiết bị thông tin liên lạc với mặt đất để nhận hay thông báo cho người điều khiển các thông tin từ người chỉ huy việc nâng hàng từ dưới mặt đất.
Nếu có một thiết bị chống rơi và chỉ có một cơ cấu treo, thì hệ số an toàn tối thiểu khi tính toán thiết kế phải lấy bằng 8 lần tải trọng làm việc lớn nhất.
Cáp dẫn động phải được thiết kế với sức bền tối thiểu theo nhóm cơ cấu M8. Đường kính của cáp không được nhỏ hơn 6 mm. Cáp dẫn động làm việc ngoài trời phải là loại cáp thép mạ kẽm.
Cabin phải có chuyển động độc lập với tải.
Trong trường hợp cabin va đập vào vật cản hoặc các cơ cấu treo bị lỏng, các chuyển động của thiết bị xếp dỡ sẽ tự động dừng. Các thiết bị để đưa thiết bị xếp dỡ trở lại hoạt động không phải là kiểu tự khởi động lại.
Lối vào cabin thường được sử dụng là từ sàn cùng mức với sàn cabin điều khiển và sàn phải có lan can bảo vệ. Lối vào qua sàn hoặc qua nóc cabin chỉ được sử dụng khi không gian thực tế bị hạn chế.
Khi lối vào cabin trực tiếp qua cầu thang, sàn hoặc hành lang, thì khe hở nằm ngang tới lối vào cabin không được vượt quá 0,15 m và mức chênh lệch giữa độ cao sàn và sàn cabin không được vượt quá 0,25 m.
Khoảng trống phía trên các lối đi ít được sử dụng được bố trí bên trong kết cấu của thiết bị xếp dỡ có thể được giảm xuống tối thiểu bằng 1,3 m, đồng thời chiều rộng phải được tăng lên bằng 0,7 m, thay đổi tuyến tính với sự giảm chiều cao. Khoảng trống phía trên các sàn chỉ dùng để bảo dưỡng thiết bị có thể được giảm xuống tới 1,3 m.
Đối với các lối đi dọc theo tường nhà xưởng hoặc kết cấu vách đặc, thì được phép dùng tay vịn thay cho lan can. Khoảng cách giữa các tay vịn không được lớn hơn 1 m.
Các thang có chiều cao lớn hơn 8 m phải có sàn nghỉ tại vị trí trung gian. Đối với các cầu thang cao hơn, thí dụ như đối với các cần trục tháp dùng trong xây dựng thì có thể bố trí thêm các sàn nghỉ trung gian mà khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa các sàn nghỉ không được lớn hơn 8 m. Nếu bị hạn chế về không gian thì có thể lắp đặt các thang liên tục đơn ở các sàn nghỉ dọc theo thang.
Độ nghiêng của các cầu thang không được vượt quá 65o, chiều cao của từng bậc thang không được vượt quá 0,25 m (0,2 m đối với các cần trục tháp) và chiều rộng của bậc thang không được nhỏ hơn 0,15 m.
Nếu có thể, tỷ lệ sau được áp dụng:
2 x chiều cao của bậc thang + 1 chiều rộng của bậc = 0,63 m
Khoảng cách giữa các bậc thang là đều nhau. Trong trường hợp các cầu thang chính, thì khoảng cách giữa các chấn song đứng của lan can theo chiều dọc không được nhỏ hơn 0,6 m, với các cầu thang khác thì khoảng cách giữa các chấn song đứng của lan can theo chiều dọc chỉ yêu cầu bằng 0,5 m là đủ.
Bề mặt bậc cầu thang phải là bề mặt chống trượt.
Các cầu thang phải lắp đặt lan can ở cả 2 bên; khi một bên của cầu thang có vách thì bên này chỉ cần lắp đặt tay vịn.
Chiều dài của thanh ngang giữa hai thành thang không được nhỏ hơn 0,3 m; khoảng cách giữa các thanh ngang phải đều nhau và không được lớn hơn 0,3 m. Các thanh ngang phải cách các bộ phận kết cấu cố định tối thiểu là 0,15 m. Thanh ngang phải chịu được một lực bằng 1200 N tác dụng tại giữa thanh mà không có biến dạng vĩnh cửu.
Các lỗ mà thang chui qua phải không nhỏ hơn 0,63 m x 0,63 m hoặc nhỏ hơn lỗ có đường kính 0,8 m.
Các thang cao hơn 5 m thì phải lắp đặt vòng bao an toàn từ độ cao 2,5 m.
Khoảng cách giữa các vòng bao an toàn phải không lớn hơn 0,9 m. Các vòng bao an toàn phải được liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc cách đều nhau.
Trong mọi trường hợp, một thanh dọc liên kết các vòng bao an toàn phải đặt tại điểm chính giữa đối diện với đường tâm thẳng đứng của thang.
Độ bền của các vòng bao an toàn được gia cường bằng các thanh dọc cần phải đủ để chịu được một lực bằng 1000 N phân bố trên đoạn 0,1 m tại bất kỳ điểm nào của vòng bao an toàn mà không bị biến dạng.
Vai thang phải được kéo dài tối thiểu 1 m ra phía trên thanh ngang trên cùng, trừ khi có bố trí một vài tay nắm thích hợp khác. Nếu không gian bị hạn chế, thì vai thang kéo dài 0,8 m được chấp nhận.
Các vòng bao an toàn không cần thiết phải bố trí trên những thang ở bên trong kết cấu mà chúng có thể tác dụng như bảo vệ an toàn và ở đó có khoảng cách từ 0,7 m đến 0,8 m giữa thang và mặt đối diện. Các bộ phận kết cấu có thể được xem như tương đương với các vòng bao an toàn với điều kiện các bộ phận kết cấu được bố trí sao cho khoảng cách vuông góc giữa các thanh ở khu vực nguy hiểm luôn nhỏ hơn 0,75 m và vòng tròn nội tiếp giữa thang và các thanh đứng nhỏ hơn 0,75 m.
Phải bố trí các sàn nghỉ cho các thang tại đoạn thứ nhất không cao hơn 10 m, còn các đoạn tiếp sau cách nhau 8 m.
Nếu có khả năng cáp bị chùng lỏng trên tang trong khi hoạt động hoặc quấn không chính xác thì phải lắp đặt một thiết bị phù hợp để phòng ngừa sự cố này.
Tang quấn cáp phải có thành ở hai bên, trừ khi có hệ thống chống xổ cáp.
Thành tang phải cao hơn lớp cáp trên cùng một khoảng không nhỏ hơn 1,5 lần đường kính cáp khi cáp được quấn đầy trên tang (bằng 2 lần đối với các cần trục dùng trong xây dựng).
Các quy định của mục này sẽ không áp dụng cho các cơ cấu hoạt động bằng xy lanh như kích thủy lực.
Cơ cấu phanh phải là kiểu dễ cho việc kiểm tra. Lò xo phanh phải là kiểu nén. Phanh phải là kiểu có thể hiệu chỉnh được và má phanh có thể thay thế được.
Hệ thống phanh phải được thiết kế để giữ được tải bằng 1,6 lần tải nâng và có khả năng giữ được tải thử động mà không mất hiệu quả phanh và không bị quá nhiệt cho phép.
Phanh của cơ cấu nâng phải được lắp đặt sao cho có mối liên kết cơ khí chắc chắn giữa các bộ phận của tời sao cho một mặt phát sinh mômen phanh, mặt khác giữ cố định tải trọng.
Cơ cấu kiểu cơ và kiểu điện phải có thể giữ được tốc độ hạ tải trong phạm vi giới hạn tốc độ cho phép.
Cơ cấu nâng các vật liệu nóng chảy phải được trang bị hai phanh kiểu cơ hoạt động độc lập với nhau, mỗi phanh phải đáp ứng các yêu cầu đã định; phanh thứ hai phải tác dụng trễ thời gian so với phanh thứ nhất.
Trong những trường hợp khẩn cấp khi có sự hư hỏng của thiết bị dẫn động thì phanh thứ hai sẽ tác động lên tang quấn cáp; phanh này phải được điều khiển sao cho tác động tự động, không chậm hơn tốc độ tức thời bằng 1,5 lần tốc độ hạ định mức. Trong trường hợp như vậy cơ cấu điều khiển của thiết bị xếp dỡ sẽ dừng khẩn cấp và tự kích hoạt phanh.
Phanh phải được thiết kế sao cho thiết bị xếp dỡ hoặc xe tời có thể dừng trong một thời gian thích hợp và giữ cố định trong mọi trạng thái hoạt động, dưới tác dụng của tải trọng gió cũng như trong trường hợp mất điện.
Cơ cấu di chuyển của thiết bị xếp dỡ và xe tời (xe con) trong điều kiện hoạt động có gió được trang bị phanh kiểu không tự động phải được trang bị thêm thiết bị kẹp ray.
Phanh tự động hoặc thiết bị chống bão của cơ cấu di chuyển phải được thiết kế với hệ số an toàn không nhỏ hơn 1,1 lần lực tác dụng lớn nhất trong điều kiện thiết bị xếp dỡ không hoạt động.
Cơ cấu phanh phải được thiết kế với một mômen phanh tối thiểu tương đương với 1,6 lần mômen do tải trọng dưới móc và trọng lượng bản thân của hệ thống cần cộng với 1,0 lần mômen do tải trọng gió trong trạng thái hoạt động bất lợi nhất (tải trọng gió lớn nhất trong điều kiện hoạt động).
Trong điều kiện thiết bị xếp dỡ không hoạt động thì mômen phanh thiết kế tối thiểu phải bằng 1,1 lần mômen do trọng lượng bản thân của hệ thống cần và do gió (gió bão lớn nhất trong điều kiện thiết bị xếp dỡ không hoạt động) ở vị trí bất lợi nhất của cần hoặc ở vị trí cần không hoạt động.
Với các dẫn động thủy lực kiểu khác, các chuyển động trên phải được dừng lại bằng các phanh tự động, được hoạt động bằng các điều khiển tự khởi động lại.
Phạm vi của cơ cấu nâng hoạt động điện phải được giới hạn tại các vị trí cao nhất và thấp nhất cho phép của tải nâng bằng công tắc giới hạn ngắt tự động (công tắc giới hạn sự cố), có liên quan đến khoảng cách yêu cầu phải giảm tốc. Sự chuyển động trở lại từ các vị trí giới hạn chỉ có thể thực hiện bằng thiết bị điều khiển. Nếu trong quá trình hoạt động bình thường mà chạm đến vị trí giới hạn, thì phải trang bị thêm một công tắc giới hạn phụ và hoạt động độc lập. Trong trường hợp này, khi công tắc giới hạn phụ đã được ngắt, có thể tác động phục hồi chuyển động trở lại bằng việc sử dụng thiết bị điều khiển, nhưng nếu công tắc giới hạn sự cố đã được ngắt thì không thể phục hồi chuyển động trở lại.
Cơ cấu nâng được truyền động từ động cơ đốt trong và khớp nối cơ khí mà không thông qua dẫn động điện, thủy lực hoặc khí nén trung gian thì có thể trang bị thiết bị báo động bằng âm hiệu hoặc đèn hiệu thay cho các công tắc giới hạn.
Thiết bị xếp dỡ và xe tời hoạt động điện phải được trang bị các thiết bị như phanh guốc, đệm giảm chấn kiểu cao su, lò xo hoặc thủy lực hoặc các thiết bị đặc biệt khác có khả năng hấp thụ một nửa động năng của các khối lượng đang chuyển động tại tốc độ di chuyển định mức và sao cho sự giảm tốc lớn nhất trong cabin điều khiển không được vượt quá 5 m/s2.
Nếu thường xuyên phải giới hạn tốc độ di chuyển trong quá trình hoạt động thông thường thì sự giảm tốc lớn nhất trong cabin điều khiển phải không vượt quá 2,5 m/s2.
Thiết bị xếp dỡ và xe tời được điều khiển từ xa, phải được trang bị công tắc ngắt giới hạn khi tốc độ di chuyển vượt quá 40 m/phút.
Khi điều kiện hoạt động của thiết bị xếp dỡ được yêu cầu đối với các điều kiện gió nhất định, thiết bị đo gió và thiết bị báo động phải được trang bị trên thiết bị xếp dỡ.
Cơ cấu di chuyển của thiết bị xếp dỡ phải được trang bị thiết bị gạt khi các chướng ngại vật có thể nằm trên ray.
Khi có hai hoặc nhiều thiết bị xếp dỡ chạy trên cùng một đường ray thì phải trang bị các thiết bị đặc biệt để phòng ngừa đâm va.
Trong phạm vi hoạt động của thiết bị xếp dỡ hoặc xe tời phải có biện pháp phù hợp bảo vệ an toàn cho người; như bằng việc sử dụng các tấm biển cảnh báo, đèn chớp, báo động âm thanh... hoặc nếu cần thiết, bằng thiết bị dừng tự động.
Với cơ cấu thay đổi tầm với của cần hoạt động điện thì chuyển động của cần tại vị trí giới hạn phải được giới hạn bằng các công tắc giới hạn ngắt tự động (công tắc giới hạn ngắt sự cố) có liên quan đến khoảng cách yêu cầu phải giảm tốc.
Sự chuyển động trở lại từ các vị trí giới hạn chỉ có thể thực hiện bằng thiết bị điều khiển.
Cơ cấu thay đổi tầm với của cần được truyền động từ động cơ đốt trong và khớp nối cơ khí mà không thông qua dẫn động điện, thủy lực hoặc khí nén trung gian thì có thể trang bị thiết bị báo động bằng âm hiệu hoặc đèn hiệu thay cho công tắc ngắt giới hạn hành trình.
Tương tự, cơ cấu quay cần được dẫn động điện với góc quay được giới hạn thì chuyển động quay phải được giới hạn bằng công tắc giới hạn ngắt khẩn cấp tự động.
Ngoài ra, các lực bất thường chẳng hạn như lực va chạm vào đệm giảm chấn, va chạm và lắp ráp sẽ không làm thiết bị xếp dỡ hoặc xe tời bị lật hoặc đổ.
Các thiết bị xếp dỡ có cần và xe tời có dầm chìa mà có thể bị lật do quá tải, và những thiết bị xếp dỡ có sức nâng không phụ thuộc vào tầm với của cần phải được trang bị công tắc ngắt bảo vệ quá tải; tuy nhiên, khi sức nâng thay đổi theo tầm với thì công tắc này cũng hoạt động như một công tắc giới hạn mômen tải. Các công tắc giới hạn nên có tác động đưa trở về phạm vi giới hạn cho phép của mômen tải bằng cách đảo chiều chuyển động hoặc khi xảy ra quá tải do tải nâng thì sẽ dùng thiết bị điều khiển để hạ tải xuống.
Các thiết bị xếp dỡ có cơ cấu nâng và cơ cấu thay đổi tầm với được truyền động từ động cơ đốt trong và khớp nối cơ khí mà không thông qua dẫn động điện, thủy lực hoặc khí nén trung gian thì có thể trang bị thiết bị báo động bằng âm hiệu hoặc đèn hiệu thay cho công tắc ngắt bảo vệ quá tải.
Các thiết bị xếp dỡ phải được trang bị các thiết bị phát tín hiệu ánh sáng và âm thanh khi các cơ cấu hoạt động có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh khi thiết bị xếp dỡ bắt đầu nâng hàng, khi thiết bị xếp dỡ đang di chuyển.
Đơn vị lắp đặt phải phổ biến cho những người tham gia lắp đặt quy trình công nghệ lắp ráp, tháo dỡ và các biện pháp an toàn phải thực hiện trong quá trình tháo, lắp thiết bị xếp dỡ.
- Dùng máy trục để nâng hạ người;
- Người ở phía dưới tải đang được nâng;
- Để tải treo ở móc khi máy trục ngừng hoạt động;
- Gia cố tạm các thành phần kết cấu riêng biệt không đủ số lượng bulông cần thiết;
- Nới lỏng cáp giữ kết cấu trước khi cố định hoàn toàn kết cấu vào vị trí;
- Tiến hành nâng tải khi cáp đang kẹt hoặc cáp bật khỏi rãnh ròng rọc;
- Vứt bất kỳ một vật gì từ trên cao xuống;
- Sử dụng lan can hoặc thiết bị phòng ngừa khác để làm điểm tựa cho kích hoặc treo palăng.
Khi thiết bị xếp dỡ làm việc ở gần đường dây tải điện phải đảm bảo trong suốt quá trình làm việc khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị xếp dỡ hoặc từ tải đến đường dây tải điện gần nhất không được nhỏ hơn giá trị sau:
- 1,5 m đối với đường dây có điện thế đến 1 kV;
- 2 m đối với đường dây có điện thế đến 1 - 20 kV;
- 4 m đối với đường dây có điện thế đến 35 - 110 kV;
- 5 m đối với đường dây có điện thế đến 150 - 220 kV;
- 6 m đối với đường dây có điện thế đến 330 kV;
- 9 m đối với đường dây có điện thế đến 500 kV.
Bảng 1.1. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
Độ sâu hào, hố (m) |
Khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các loại đất (m) |
||||
Cát sỏi |
Á cát |
Á sét |
Sét |
Hoàng thổ |
|
1 |
1,5 |
1,25 |
1 |
1 |
1 |
2 |
3 |
2,4 |
2 |
1,5 |
2 |
3 |
4 |
3,6 |
3,25 |
1,75 |
2,5 |
4 |
5 |
4,4 |
4 |
3 |
3 |
5 |
6 |
5,3 |
4,75 |
3,5 |
3,5 |
Nếu điều kiện mặt bằng không cho phép đảm bảo được khoảng cách quy định theo bảng trên, phải có biện pháp chống sụt lở hào, hố, rãnh trước khi đặt thiết bị xếp dỡ vào vị trí.
- Người lên, xuống thiết bị xếp dỡ khi thiết bị xếp dỡ đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của cần trục;
- Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị xếp dỡ mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc cẩu kép;
- Nâng tải bị vùi xuống đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bulông hoặc bằng bê tông với các vật khác;
- Dùng thiết bị xếp dỡ để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên;
- Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải;
- Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
- Nâng tải lớn hơn sức nâng cho phép tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của cần trục;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
- Phát hiện các vết nứt ở những vị trí quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giới hạn cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;
- Phát hiện đường ray của thiết bị xếp dỡ hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng phải tiến hành kiểm định và thử thiết bị xếp dỡ trước khi đưa vào sử dụng.
Ngoài tuân theo các quy định liên quan trong Quy chuẩn này còn phải tuân theo các quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng được nêu trong 1.3, phần I.
QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ
1 Bản thuyết minh chung; bản tính độ bền kết cấu, độ ổn định chống lật và dịch chuyển do gió; bản tính các cơ cấu hoạt động của thiết bị xếp dỡ.
2 Bản vẽ tổng thể có ghi các kích thước và thông số kỹ thuật chính.
3 Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống truyền động điện, thủy lực hoặc khí nén, thiết bị động lực, điều khiển và bố trí các thiết bị an toàn.
4 Bản vẽ các kết cấu kim loại.
5 Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu, sơ đồ mắc cáp.
6 Quy trình kiểm tra và thử tải.
1 Phương pháp phân nhóm chung
Trong thiết kế thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng, cần phải xét đến chế độ làm việc mà thiết bị xếp dỡ và các bộ phận cấu thành của chúng phải làm việc trong quá trình sử dụng; với mục đích này việc phân nhóm được thực hiện như sau:
- Phân nhóm thiết bị xếp dỡ theo tổng thể;
- Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể;
- Phân nhóm các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
Việc phân nhóm này được căn cứ theo:
- Tổng thời gian sử dụng của hạng mục đang xét;
- Tải dưới móc cẩu, phổ tải hoặc phổ ứng suất đối với hạng mục đang xét.
2 Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể
(1) Hệ thống phân nhóm
Việc phân nhóm thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được phân thành 8 nhóm, được ký hiệu tương ứng là: A1, A2,......., A8 tương ứng (xem 2.2.1.2.(4)), dựa trên 10 cấp sử dụng và 4 cấp phổ tải.
(2) Cấp sử dụng
Thời gian sử dụng của một thiết bị xếp dỡ là số các chu kỳ nâng mà thiết bị thực hiện. Một chu kỳ nâng là toàn bộ thời gian thực hiện các thao tác nối tiếp nhau bắt đầu từ thời điểm khi tải được nâng và kết thúc tại thời điểm khi thiết bị xếp dỡ ở trạng thái sẵn sàng nâng tải tiếp theo.
Tổng thời gian sử dụng của một thiết bị xếp dỡ là khoảng thời gian dự tính sử dụng thiết bị xếp dỡ, bắt đầu từ thời điểm đưa thiết bị xếp dỡ vào sử dụng và kết thúc tại thời điểm khi thiết bị xếp dỡ bị loại bỏ.
Trên cơ sở tổng thời gian sử dụng, thiết bị xếp dỡ được phân thành 10 cấp sử dụng được ký hiệu tương ứng là U0, U1, U2,... U9 và được xác định theo Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Cấp sử dụng thiết bị xếp dỡ
Ký hiệu |
Tổng thời gian sử dụng thiết bị xếp dỡ |
U0 U1 U2 U3 U4 U5 U6 U7 U8 U9 |
nmax £ 16 000 16 000 < nmax £ 32 000 32 000 < nmax £ 63 000 63 000 < nmax £ 125 000 125 000 < nmax £ 250 000 250 000 < nmax £ 500 000 500 000 < nmax £ 1 000 000 1 000 000 < nmax £ 2 000 000 2 000 000 < nmax £ 4 000 000 4 000 000 < nmax |
(3) Phổ tải
Phổ tải đặc trưng cho tổng số tải được nâng trong tổng thời gian sử dụng (xem mục 2.2.1.2.(2) của một thiết bị xếp dỡ. Phổ tải là một hàm số phân bố y = f(x), trong đó x (0 £ x £ 1) biểu thị cho tổng thời gian sử dụng mà trong đó tỷ số giữa tải nâng với tải trọng làm việc an toàn tối thiểu đạt được một giá trị y cho trước (0 £ y £ 1).
Ví dụ một phổ tải được cho trong Hình 2.1 - a và b.
Hình 2.1 - a |
Hình 2.1 - b |
mℓ: các tải;
mℓmax: tải trọng làm việc an toàn;
n: số các chu kỳ nâng, mà trong các chu kỳ đó tải nâng lớn hơn hoặc bằng tải mℓ;
nmax: số các chu kỳ nâng xác định tổng thời gian sử dụng thiết bị xếp dỡ.
Mỗi một phổ tải được đặc trưng bởi một hệ số phổ tải của thiết bị KP, được xác định bằng:
Để phân nhóm, số mũ d được quy ước lấy bằng 3.
Trong nhiều áp dụng, hàm số f(x) có thể được tính xấp xỉ bằng một hàm số bao gồm r bước xác định (xem Hình 2.2) tương ứng với n1, n2,....., nr chu kỳ nâng, thực tế tải nâng có thể được xem như không đổi và bằng mℓi trong các chu kỳ ni của bước thứ i. Nếu nmax biểu thị cho tổng thời gian sử dụng và mℓmax là tải lớn nhất trong số các tải nâng mℓi, có mối liên hệ sau:
hoặc dưới dạng gần đúng:
Hình 2.2
Theo phổ tải, một thiết bị xếp dỡ được xếp vào một trong bốn cấp phổ tải Q1, Q2, Q3, Q4 được xác định trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các cấp phổ tải của thiết bị xếp dỡ
Ký hiệu |
Hệ số phổ tải của thiết bị KP |
Q1 Q2 Q3 Q4 |
Kp £ 0,125 0,125 < Kp £ 0,250 0,250 < Kp £ 0,500 0,500 < Kp £ 1,000 |
(4) Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ
Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được xác định trong Bảng 2.3
Bảng 2.3. Phân nhóm các thiết bị xếp dỡ
Cấp phổ tải |
Cấp sử dụng |
|||||||||
U0 |
U1 |
U2 |
U3 |
U4 |
U5 |
U6 |
U7 |
U8 |
U9 |
|
Q1 Q2 Q3 Q4 |
A1 A1 A1 A2 |
A1 A1 A2 A3 |
A1 A2 A3 A4 |
A2 A3 A4 A5 |
A3 A4 A5 A6 |
A4 A5 A6 A7 |
A5 A6 A7 A8 |
A6 A7 A8 A8 |
A7 A8 A8 A8 |
A8 A8 A8 A8 |
(5) Hướng dẫn phân nhóm một thiết bị xếp dỡ
Phương pháp phân nhóm một thiết bị xếp dỡ được cho trong Bảng 2.4
Các thiết bị xếp dỡ cùng kiểu có thể được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau, việc phân nhóm nêu ra trong Bảng này chỉ có thể xem như một kiểu phân loại. Đặc biệt, trong đó có chỉ ra một kiểu thiết bị xếp dỡ được phân vào nhiều nhóm. Do vậy để xác định được thiết bị xếp dỡ thuộc nhóm nào cần phải xác định rõ thiết bị xếp dỡ thuộc cấp sử dụng và phổ tải nào trên cơ sở tổng thời gian sử dụng dự tính và phổ tải của thiết bị đó.
3 Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể
(1) Hệ thống phân nhóm
Việc phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được phân thành 8 nhóm, được ký hiệu tương ứng là: M1, M2,...., M8 (xem mục 2.2.1.3.(4)), dựa trên 10 cấp sử dụng và 4 cấp phổ tải.
(2) Cấp sử dụng
Thời gian sử dụng của một cơ cấu thiết bị xếp dỡ là khoảng thời gian thực tế cơ cấu hoạt động.
Tổng thời gian sử dụng của một cơ cấu thiết bị xếp dỡ là khoảng thời gian dự tính sử dụng cho tới thời điểm thay thế cơ cấu, được biểu thị bằng số giờ.
Trên cơ sở tổng thời gian sử dụng, các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ được phân thành mười cấp sử dụng T0, T1, T2,......, T9 và được xác định theo Bảng 2.5.
Bảng 2.4. Hướng dẫn phân nhóm thiết bị xếp dỡ
TT |
Kiểu và công dụng của thiết bị xếp dỡ |
Điều kiện sử dụng thiết bị xếp dỡ (1) |
Nhóm thiết bị xếp dỡ (xem 2.2.2.4) |
---|---|---|---|
1 |
Các thiết bị xếp dỡ dẫn động bằng tay |
|
A1 - A2 |
2 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong xây lắp |
|
A1 - A2 |
3 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng cho việc tháo, lắp và sửa chữa trong các nhà máy điện, trong các xưởng máy v.v... |
|
A2 - A4 |
4 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển vật liệu tại các bãi kho |
Dùng móc cẩu |
A5 |
5 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển vật liệu tại các bãi kho |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
A6 - A8 |
6 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong phân xưởng |
|
A3 - A5 |
7 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong nhà máy phá dỡ, bãi thải |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
A6 - A8 |
8 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển các gầu đúc rót trong xưởng luyện kim |
|
A6 - A8 |
9 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong hầm lò |
|
A8 |
10 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để dỡ thỏi đúc, mở đáy lò và nạp liệu cho lò luyện kim |
|
A8 |
11 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong xưởng rèn thép |
|
A6 - A8 |
12.a
12.b |
Các thiết bị xếp dỡ xếp dỡ hàng, vận chuyển Các thiết bị xếp dỡ khác trong bến cảng |
Dùng móc hoặc khung nâng côngtenơ. Dùng móc |
A5 - A6 A4 |
13 |
Các thiết bị xếp dỡ trong bến cảng |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
A6 - A8 |
14 |
Các thiết bị xếp dỡ trong xưởng đóng tàu, các thiết bị xếp dỡ dùng để tháo dỡ máy |
Dùng móc cẩu |
A3 - A5 |
15 |
Các cần trục tháp dùng trong xây dựng |
|
A3 - A4 |
16 |
Các cần trục đường sắt |
|
A4 |
(3) Phổ tải
Phổ tải đặc trưng cho độ lớn của các tải trọng tác động lên cơ cấu thiết bị xếp dỡ trong tổng thời gian sử dụng chúng. Phổ tải là một hàm số phân bố y = f(x), trong đó x (0 < x £ 1) biểu thị cho tổng thời gian sử dụng mà trong đó cơ cấu phải chịu tác động của một tải trọng tối thiểu bằng y (0 £ y £ 1) phần tải trọng lớn nhất (xem Hình 2.1- a và b).
Mỗi một phổ tải được đặc trưng bởi một hệ số phổ tải của cơ cấu Km, được xác định bằng:
Để phân nhóm, số mũ d được quy ước lấy bằng 3.
Trong nhiều áp dụng, hàm số f(x) có thể được tính xấp xỉ bằng một hàm số bao gồm r bước xác định (xem Hình 2.2) tương ứng với các thời gian t1, t2,....... tr; thực tế tải nâng S có thể được xem như không đổi và bằng Si trong khoảng thời gian ti. Nếu T biểu thị cho tổng thời gian sử dụng cơ cấu thiết bị xếp dỡ và Smax là tải nâng lớn nhất trong số các tải nâng S1, S2,......., Sr, có mối liên hệ sau:
Hoặc dưới dạng gần đúng:
Theo phổ tải, một cơ cấu thiết bị xếp dỡ được xếp vào một trong bốn cấp phổ tải L1, L2, L3, L4 được xác định trong Bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các cấp phổ tải của các cơ cấu thiết bị xếp dỡ
Ký hiệu |
Hệ số phổ tải của cơ cấu Km |
L1 L2 L3 L4 |
Km £ 0,125 0,125 < Km £ 0,250 0,250 < Km £ 0,500 0,500 < Km £ 1,000 |
(4) Phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể
Trên cơ sở cấp sử dụng và cấp phổ tải của chúng, các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ có thể được xếp vào một trong tám nhóm M1, M2,....., M8 được xác định trong Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Phân nhóm các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ
Cấp phổ tải |
Cấp sử dụng |
|||||||||
T0 |
T1 |
T2 |
T3 |
T4 |
T5 |
T6 |
T7 |
T8 |
T9 |
|
L1 L2 L3 L4 |
M1 M1 M1 M2 |
M1 M1 M2 M3 |
M1 M2 M3 M4 |
M2 M3 M4 M5 |
M3 M4 M5 M6 |
M4 M5 M6 M7 |
M5 M6 M7 M8 |
M6 M7 M8 M8 |
M7 M8 M8 M8 |
M8 M8 M8 M8 |
(5) Hướng dẫn phân nhóm các cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể
Hướng dẫn phân nhóm một cơ cấu riêng biệt của thiết bị xếp dỡ theo tổng thể được cho trong Bảng 2.8.
Các thiết bị xếp dỡ cùng kiểu có thể được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau, việc phân nhóm nêu ra trong bảng này chỉ có thể xem như một kiểu phân loại. Đặc biệt, trong đó có chỉ ra một kiểu cơ cấu được phân vào nhiều nhóm. Do vậy để xác định được cơ cấu thiết bị xếp dỡ thuộc nhóm nào (xem 2.2.1.3.(4)) cần phải xác định rõ cơ cấu thuộc cấp sử dụng (xem 2.2.1.3.(2)) và phổ tải nào (xem 2.2.1.3.(3)) trên cơ sở tổng thời gian sử dụng dự tính và phổ tải của cơ cấu đó.
Bảng 2.8. Hướng dẫn phân nhóm các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ
TT |
Kiểu và công dụng |
Điều kiện sử dụng thiết bị xếp dỡ (1) |
Phân nhóm các cơ cấu |
||||
Nâng |
Quay |
Thay đổi tầm với |
Di chuyển xe con |
Di chuyển thiết bị xếp dỡ |
|||
1 |
Các thiết bị xếp dỡ dẫn động bằng tay |
|
M1 |
- |
- |
M1 |
M1 |
2 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong xây lắp |
|
M2 - M3 |
M2 - M3 |
M1 - M2 |
M1 - M2 |
M2 - M3 |
3 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng cho việc tháo, lắp và sửa chữa trong các nhà máy điện, trong các xưởng máy v.v... |
|
M2 |
- |
- |
M2 |
M2 |
4 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển vật liệu tại các bãi kho |
Dùng móc cẩu |
M5 - M6 |
M4 |
- |
M4 - M5 |
M5 - M6 |
5 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển vật liệu tại các bãi kho |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
M7 - M8 |
M6 |
- |
M6 - M7 |
M7 - M8 |
6 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong phân xưởng |
|
M6 |
M4 |
- |
M4 |
M5 |
7 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong nhà máy phá dỡ, bãi thải |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
M8 |
M6 |
- |
M6 - M7 |
M7 - M8 |
8 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để vận chuyển các gầu đúc rót trong xưởng luyện kim |
|
M7 - M8 |
- |
- |
M4 - M5 |
M6 - M7 |
9 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong hầm lò |
|
M8 |
M6 |
- |
M7 |
M8 |
10 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng để dỡ thỏi đúc, mở đáy lò và nạp liệu cho lò luyện kim |
|
M8 |
M6 |
- |
M7 |
M8 |
11 |
Các thiết bị xếp dỡ dùng trong xưởng rèn thép |
|
M8 |
- |
- |
M5 |
M6 |
12.a 12.b |
Các thiết bị xếp dỡ xếp dỡ hàng, vận chuyển côngtenơ trong bến cảng. Các thiết bị xếp dỡ khác trong bến cảng |
Dùng móc hoặc khung nâng côngtenơ
Dùng móc |
M6 - M7
M4 - M5 |
M5 - M6
M4 - M5 |
M3 - M4
- |
M6 - M7
M4 - M5 |
M4 - M5
M4 - M5 |
13 |
Các thiết bị xếp dỡ trong bến cảng |
Dùng gầu ngoạm hoặc nam châm điện |
M8 |
M5 - M6 |
M3 - M4 |
M7 - M8 |
M4 - M5 |
14 |
Các thiết bị xếp dỡ trong xưởng đóng tàu, các thiết bị xếp dỡ dùng để tháo dỡ máy |
Dùng móc cẩu |
M5 - M6 |
M4 - M5 |
M4 - M5 |
M4 - M5 |
M5 - M6 |
15 |
Các cần trục tháp dùng trong xây dựng |
|
M4 |
M5 |
M4 |
M3 |
M3 |
16 |
Các cần trục đường sắt |
|
M3 - M4 |
M2 - M3 |
M2 - M3 |
- |
- |
Chú thích:
(1) Chỉ có một số trường hợp sử dụng điển hình được chỉ ra trong cột này để hướng dẫn.
4 Phân nhóm các bộ phận
(1) Hệ thống phân nhóm
Các bộ phận của kết cấu và cơ cấu thiết bị xếp dỡ được phân thành tám nhóm, được ký hiệu tương ứng là E1, E2,....., E8, dựa trên mười một cấp sử dụng và bốn cấp phổ ứng suất.
(2) Cấp sử dụng
Thời gian sử dụng của một bộ phận là số các chu kỳ ứng suất mà bộ phận chịu tác động.
Một chu kỳ ứng suất là một tập hợp các ứng suất liên tiếp, bắt đầu từ thời điểm khi ứng suất khảo sát vượt quá ứng suất sm được xác định trên Hình 2.3 và kết thúc tại thời điểm khi ứng suất này lại sắp sửa vượt qua ứng suất sm một lần nữa theo cùng một hướng. Vì vậy Hình 2.3 thể hiện phương chiều của ứng suất s trong một khoảng thời gian sử dụng bằng năm chu kỳ ứng suất.
Tổng thời gian sử dụng của một bộ phận là khoảng thời gian sử dụng dự tính, cho tới thời điểm thay thế bộ phận.
Trong trường hợp các bộ phận của kết cấu, số các chu kỳ ứng suất tỷ lệ với số chu kỳ nâng tải của thiết bị xếp dỡ với hệ số không đổi. Một số các bộ phận có thể phải chịu nhiều chu kỳ ứng suất trong khoảng thời gian một chu kỳ nâng tải tùy thuộc vào vị trí của bộ phận đó trong kết cấu. Vì vậy hệ số tỷ lệ của bộ phận này có thể sẽ khác với hệ số tỷ lệ của bộ phận khác. Khi biết hệ số tỷ lệ này, thì tổng thời gian sử dụng của bộ phận được lấy xuất phát từ tổng thời gian sử dụng đã dùng để xác định cấp sử dụng của toàn bộ thiết bị xếp dỡ.
Còn đối với các bộ phận của cơ cấu thiết bị xếp dỡ, tổng thời gian sử dụng được lấy từ tổng thời gian sử dụng của cơ cấu thiết bị xếp dỡ mà bộ phận đang xét thuộc cơ cấu đó, có tính đến tốc độ quay của bộ phận đó và/hoặc các tác động ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ phận đó.
Trên cơ sở tổng thời gian sử dụng, các bộ phận được phân thành mười một cấp sử dụng được ký hiệu tương ứng là B0, B1,....., B10 và được xác định trong Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Cấp sử dụng của các bộ phận
Ký hiệu |
Tổng thời gian sử dụng |
B0 B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 |
n £ 16 000 16 000 < n £ 32 000 32 000 < n £ 63 000 63 000 < n £ 125 000 125 000 < n £ 250 000 250 000 < n £ 500 000 500 000 < n £ 1 000 000 1 000 000 < n £ 2 000 000 2 000 000 < n £ 4 000 000 4 000 000 < n £ 8 000 000 8 000 000 < n |
Phổ ứng suất đặc trưng cho độ lớn của tải trọng tác động lên bộ phận trong suốt tổng thời gian sử dụng bộ phận đó. Phổ ứng suất là một hàm số phân bố y = f(x), trong đó x (0 £ x £ 1) biểu thị cho tổng thời gian sử dụng (xem 2.2.1.4.(2)), mà trong khoảng thời gian x đó bộ phận phải chịu ứng suất tối thiểu bằng y (0 £ y £ 1) phần của ứng suất lớn nhất.
Mỗi một phổ ứng suất được đặc trưng bởi một hệ số phổ ứng suất Ksp, được xác định bằng:
Trong đó số mũ c phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu, hình dáng và kích cỡ của bộ phận đang xét, độ nhám bề mặt và mức độ hao mòn của bộ phận (xem mục 2.4.1).
Trong nhiều áp dụng, hàm số f(x) có thể được tính xấp xỉ bằng một hàm số bao gồm r bước xác định tương ứng với n1, n2,......, nr chu kỳ ứng suất; ứng suất s có thể được xem như không đổi và bằng si trong các chu kỳ ni. Nếu n biểu thị cho tổng thời gian sử dụng và smax là ứng suất lớn nhất trong các ứng suất s1, s2,......., sr, có mối liên hệ sau:
hoặc dưới dạng gần đúng:
Theo phổ ứng suất, một bộ phận được xếp vào một trong 4 cấp phổ ứng suất P1, P2, P3, P4 được xác định trong Bảng 2.10.
Chú thích: Có các bộ phận của cả kết cấu và cơ cấu thiết bị xếp dỡ, chẳng hạn như các bộ phận chịu tải đàn hồi thì hầu như hoặc hoàn toàn độc lập với tải trọng làm việc. Cần đặc biệt chú ý khi phân loại các bộ phận như thế. Trong hầu hết các trường hợp KSP = 1 và chúng thuộc cấp P4.
Bảng 2.10. Các cấp phổ ứng suất
Ký hiệu |
Hệ số phổ ứng suất KSP |
P1 P2 P3 P4 |
KSP £ 0,125 0,125 < KSP £ 0,250 0,250 < KSP £ 0,500 0,500 < KSP £ 1,000 |
Đối với các bộ phận kết cấu, các ứng suất cần phải xét để xác định hệ số phổ ứng suất là độ chênh sSUP - sm giữa các ứng suất trên sSUP và ứng suất trung bình sm, các khái niệm này được xác định trên Hình 2.3 thể hiện sự biến đổi ứng suất trong khoảng thời gian năm chu kỳ ứng suất.
Hình 2.1.1.4.3. Sự biến đổi ứng suất như một hàm số
theo thời gian của 5 chu kỳ ứng suất
sSUP - ứng suất trên;
sSUP max - ứng suất trên lớn nhất;
sSUP min - ứng suất trên nhỏ nhất;
sinf - ứng suất dưới;
sm - trung bình cộng của tất cả các ứng suất trên và ứng suất dưới trong tổng thời gian sử dụng bộ phận của kết cấu.
Trong trường hợp các bộ phận của cơ cấu thiết bị xếp dỡ, có thể đặt sm = 0 các ứng suất phải được đưa vào trong tính toán hệ số phổ ứng suất chính là tổng các ứng suất xảy ra trên tiết diện liên quan của bộ phận.
(4) Phân nhóm các bộ phận
Trên cơ sở cấp sử dụng và phổ ứng suất của chúng, các bộ phận của kết cấu hoặc cơ cấu thiết bị xếp dỡ được phân vào một trong tám nhóm được ký hiệu E1, E2,......, E8 được xác định trong Bảng 2.11.
Bảng 2.11. Các nhóm bộ phận của cơ cấu hoặc kết cấu
Cấp phổ ứng suất |
Cấp sử dụng |
||||||||||
B0 |
B1 |
B2 |
B3 |
B4 |
B5 |
B6 |
B7 |
B8 |
B9 |
B10 |
|
P1 P2 P3 P4 |
E1 E1 E1 E1 |
E1 E1 E1 E2 |
E1 E1 E2 E2 |
E1 E2 E3 E4 |
E2 E3 E4 E5 |
E3 E4 E5 E6 |
E4 E5 E6 E7 |
E5 E6 E7 E8 |
E6 E7 E8 E8 |
E7 E8 E8 E8 |
E8 E8 E8 E8 |
5 Hài hòa các cấp sử dụng của các thiết bị xếp dỡ và các cơ cấu
Phần này trình bày một phương pháp mà trong nhiều trường hợp có thể xác định được cấp sử dụng của các cơ cấu thiết bị xếp dỡ từ cấp sử dụng của các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể và từ các thông số nhất định đặc trưng cho chế độ làm việc của thiết bị xếp dỡ.
Điểm xuất phát là thời gian trung bình tmc (giây) của một chu kỳ nâng như đã định nghĩa trong mục 2.2.1.2.(2). Vì vậy, đây là thời gian cần thiết để thực hiện toàn bộ các thao tác trong một chu kỳ như vậy.
Tổng thời gian sử dụng T(giờ) của thiết bị xếp dỡ có thể được xác định bằng công thức sau:
Trong đó: N - số các chu kỳ nâng được xác định theo cấp sử dụng của thiết bị xếp dỡ.
Bảng 2.12 cho các trị số của T đối với khoảng thời gian một chu kỳ từ 30 - 480 giây phù hợp với cấp sử dụng của thiết bị xếp dỡ. Số các chu kỳ nâng là số lớn nhất đối với cấp sử dụng này; Tuy nhiên, những trị số này được hiệu chỉnh tới 15.625, 31.250 và 62.500 tương ứng với cấp U0, U1, và U2, để giảm số các trị số khác nhau đối với T.
Bước tiếp theo là xác định đối với mỗi một cơ cấu của thiết bị xếp dỡ, tỷ số ai giữa thời gian sử dụng cơ cấu trong một chu kỳ nâng và thời gian trung bình tmc của một chu kỳ nâng.
Bảng 2.13 cho tổng thời gian sử dụng Ti của cơ cấu dựa trên tổng thời gian sử dụng của thiết bị xếp dỡ, và dựa trên các trị số quy ước khác nhau của tỷ số ai. Bảng này cũng cho biết cấp sử dụng của cơ cấu. Các cấp khác nhau được thể hiện bằng các vùng bậc thang.
Vì vậy đủ để xác định cấp sử dụng của thiết bị xếp dỡ bằng cách xem Bảng 2.13, thời gian trung bình của một chu kỳ nâng và các trị số của ai để xác định các cấp sử dụng của các cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
Từ các đường cong của Hình 2.4 - Toán đồ - các cấp sử dụng đối với các cơ cấu thiết bị xếp dỡ có thể xác định được trực tiếp nhờ ba thông số này.
Hình 2.4. Toán đồ - Các cấp sử dụng đối với thiết bị xếp dỡ và cơ cấu
2.2.2 Các tải trọng xét đến trong thiết kế kết cấu của thiết bị xếp dỡ
Các tính toán kết cấu sẽ được thực hiện bằng việc xác định các ứng suất phát sinh trong các kết cấu của thiết bị xếp dỡ khi nó đang làm việc. Những ứng suất này sẽ được tính toán dựa trên các tải trọng được xác định dưới đây:
a) Các tải trọng chính tác dụng lên kết cấu của thiết bị xếp dỡ, được giả định là tĩnh ở trạng thái chịu tải bất lợi nhất;
b) Các tải trọng gây ra bởi các chuyển động thẳng đứng;
c) Các tải trọng gây ra bởi các chuyển động ngang;
d) Các tải trọng gây ra bởi ảnh hưởng của thời tiết.
Các tải trọng biến đổi, các hệ số áp dụng và phương pháp thực hiện các tính toán được kiểm tra như dưới đây.
1 Các tải trọng chính
Các tải trọng chính bao gồm:
- Các tải trọng gây ra bởi trọng lượng bản thân của các bộ phận: SG
- Các tải trọng gây ra bởi tải trọng làm việc: SL
Tất cả các bộ phận chuyển động được giả định là đang ở vị trí bất lợi nhất.
Mỗi một bộ phận kết cấu sẽ được thiết kế đối với vị trí của thiết bị xếp dỡ và độ lớn của tải trọng làm việc (giữa 0 và tải trọng làm việc an toàn), mà với vị trí và tải trọng đó sẽ gây ra ứng suất lớn nhất trong bộ phận kết cấu đang xét.
Chú thích: Trong một số trường hợp nhất định, ứng suất lớn nhất có thể phát sinh khi thiết bị xếp dỡ không nâng tải trọng làm việc.
2 Các tải trọng gây ra bởi các chuyển động thẳng đứng
Các tải trọng này phát sinh do nâng tải trọng làm việc đột ngột, tăng tốc hoặc giảm tốc của chuyển động nâng tải, và các tải trọng xóc nảy thẳng đứng do di chuyển dọc theo đường ray.
(1) Các tải trọng gây ra khi nâng tải trọng làm việc
Phải xét đến các dao động gây ra khi nâng tải bằng cách nhân tải trọng do tải trọng làm việc gây ra với một hệ số gọi là "hệ số động lựcy".
(a) Giá trị của các hệ số động lựcy
Giá trị của hệ số động lực y được áp dụng cho tải trọng phát sinh do tải trọng làm việc được xác định bằng biểu thức sau:
y = 1 + x VL
Trong đó:
VL - tốc độ nâng tải, (m/s);
x - hệ số được xác định bằng thực nghiệm.
Chú thích: giá trị lấy đối với hệ số x này là kết quả của nhiều lần thực nghiệm được thực hiện trên các kiểu thiết bị xếp dỡ khác nhau.
Các giá trị sau sẽ được chấp nhận:
x = 0,6 đối với các cầu trục và cổng trục.
x = 0,3 đối với các cần trục có cần.
Giá trị lớn nhất được lấy đối với tốc độ nâng tải là 1 m/s khi áp dụng công thức này. Còn đối với các tốc độ nâng lớn hơn, hệ số động lực y sẽ không được lấy lớn hơn thêm.
Giá trị áp dụng đối với hệ số y trong các tính toán sẽ không được lấy nhỏ hơn 1,15 trong mọi trường hợp.
Các giá trị của hệ số y được biểu thị bằng các đường cong của Hình 2.5 theo tốc độ nâng tải VL.
Hình 2.5. Các giá trị của hệ số động lựcy
Chú thích:
Hệ số x đề cập ở trên là không như nhau đối với cầu trục và cổng trục và đối với cần trục có cần.
Sự khác nhau phát sinh do thực tế là hệ số động lực y nhỏ hơn khi nâng tải được thực hiện bởi một bộ phận kết cấu có tính mềm dẻo hơn, chẳng hạn như cần trục có cần ở đó cần không phải là bộ phận có độ cứng cao.
Theo cách tương tự, sử dụng hệ số động lực y như đã chỉ ra đối với các cần trục có cần cũng có thể áp dụng đối với các thiết bị khác, thí dụ như các băng tải đối với trường hợp thiết kế tương ứng với tải trên thanh cần; Giá trị hệ số động lực y đã chỉ ra đối với các cầu trục sẽ được sử dụng cho các trường hợp thiết kế mà ở đó tải trọng được đặt giữa các chân máy, vì độ cứng của kết cấu tại điểm đó thì tương ứng với độ cứng của dầm chính của cầu trục.
(2) Các tải trọng gây ra bởi tăng tốc hoặc giảm tốc của chuyển động nâng và các tải trọng xóc nảy thẳng đứng khi di chuyển dọc theo ray.
Vì hệ số y tính đến mức độ giật tác động lên tải trọng làm việc là tải trọng giật lớn nhất, nên các tải trọng do sự tăng tốc hoặc giảm tốc của chuyển động nâng và các phản lực thẳng đứng do di chuyển dọc theo đường ray được giả định không xảy ra đồng thời và được bỏ qua.
Chú thích:
Điều này giả định rằng các mối nối ray ở trong tình trạng tốt. Các ảnh hưởng bất lợi của tình trạng không tốt của đường ray lên kết cấu và cơ cấu của thiết bị xếp dỡ là rất lớn, do đó cần thiết phải quy định các mối nối ray phải được bảo đảm ở trong tình trạng tốt: không cho phép hư hỏng gây ra bởi các mối nối ray không tốt. Đối với các thiết bị xếp dỡ có tốc độ cao thì biện pháp tốt nhất là hàn giáp mối các đầu ray để loại hoàn toàn tải trọng giật xảy ra khi thiết bị xếp dỡ chạy qua các mối nối ray.
(3) Trường hợp đặc biệt
Đối với một số các thiết bị xếp dỡ, tải trọng do trọng lượng bản thân gây ra lại trái dấu với tải trọng do tải làm việc gây ra, trong trường hợp này cần phải so sánh giữa trị số tải trọng trong điều kiện "thiết bị xếp dỡ đang mang tải” cùng với hệ số động lực y được áp dụng đối với tải trọng làm việc và trị số tải trọng tác dụng trong điều kiện "thiết bị xếp dỡ không mang tải", có xét đến độ dao động khi đặt tải xuống như sau:
Gọi:
là trị số đại số của các tải trọng do tải trọng bản thân gây ra.
là trị số đại số của tải trọng do tải trọng làm việc gây ra.
Tổng tải trọng khuếch đại khi đặt tải xuống được xác định bằng biểu thức sau:
Tải trọng trên được so sánh với tải trọng tác dụng trong điều kiện "thiết bị xếp dỡ đang mang tải” được xác định bằng biểu thức sau:
Cuối cùng bộ phận sẽ được thiết kế trên cơ sở trị số nào bất lợi hơn trong hai trị số này.
Chú thích:
Công thức này dựa trên thực tế, hệ số động lực xác định biên độ lớn nhất của các dao động tác động lên các kết cấu khi tải được nhấc lên. Biên độ dao động được lấy bằng:
Giả định rằng độ lớn của dao động tác động lên các kết cấu khi tải được đặt xuống bằng một nửa biên độ dao động gây ra khi nhấc tải lên.
Vì vậy trạng thái tải trọng cuối cùng sẽ là:
Tải trọng trên cần phải so sánh với trạng thái tải trọng sau:
Hình 2.6. Đường cong nâng và hạ khi tải trọng SL và SG trái dấu
3 Các tải trọng gây ra do các chuyển động ngang SH
Các tải trọng gây ra do các chuyển động ngang sau:
- Các tác động quán tính gây ra do tăng tốc hoặc giảm tốc của chuyển động ngang, dọc, quay hoặc thay đổi tầm với. Các lực quán tính này có thể được tính toán theo giá trị của tăng tốc hoặc giảm tốc.
- Các tác động của lực ly tâm.
- Các phản lực ngang do chuyển động lăn.
- Các tác động của giảm chấn.
(1) Các tác động ngang gây ra do tăng tốc hoặc giảm tốc
Các tải trọng do tăng tốc hoặc giảm tốc được truyền đến các bộ phận chuyển động khi khởi động hoặc phanh được tính toán đối với các bộ phận kết cấu khác nhau.
(a) Chuyển động ngang và dọc
Đối với các chuyển động này việc tính toán được thực hiện bằng việc khảo sát lực nằm ngang tác động lên các bánh xe được dẫn động (bánh xe chủ động) song song với đường ray.
Các tải trọng sẽ được tính toán theo thời gian tăng tốc hoặc giảm tốc theo các điều kiện làm việc và tốc độ hoạt động.
Từ đó suy ra giá trị của gia tốc (m/s2) được dùng để tính toán lực nằm ngang theo các khối lượng tham gia vào chuyển động.
Nếu không biết giá trị của tốc độ và gia tốc, thì thời gian gia tốc tương ứng với các tốc độ đạt được có thể được chọn theo ba điều kiện làm việc sau đây:
- Các thiết bị xếp dỡ hoạt động ở tốc độ thấp và trung bình với hành trình di chuyển dài
- Các thiết bị xếp dỡ hoạt động ở tốc độ trung bình và tốc độ cao đối với sử dụng thông thường;
- Các thiết bị xếp dỡ hoạt động ở tốc độ cao với gia tốc lớn.
Bảng 2.14 cho các giá trị thời gian gia tốc và gia tốc đối với ba điều kiện hoạt động.
Tốc độ |
(a) |
(b) |
(c) |
|||
Thời gian |
Giá trị |
Thời gian gia tốc |
Giá trị |
Thời gian |
Giá trị |
|
4,00 3,15 2,5 2 1,60 1,00 0,63 0,40 0,25 0,16 |
9,1 8,3 6,6 5,2 4,1 3,2 2,5 |
0,22 0,19 0,15 0,12 0,098 0,078 0,064 |
8,0 7,1 6,3 5,6 5,0 4,0 3,2 2,5 |
0,50 0,44 0,39 0,35 0,32 0,25 0,19 0,16 |
6,0 5,4 4,8 4,2 3,7 3,0 |
0,67 0,58 0,52 0,47 0,43 0,33 |
Lực ngang tính toán sẽ không được nhỏ hơn 1/30 và không được lớn hơn 1/4 tải trọng tác dụng lên các bánh xe chủ động hoặc các bánh xe có bố trí phanh.
(b) Chuyển động quay và thay đổi tầm với
Đối với chuyển động quay và thay đổi tầm với các tính toán sẽ dựa trên mômen gia tốc hoặc giảm tốc đặt tại trục động cơ của cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
Mức độ gia tốc sẽ phụ thuộc vào thiết bị; đối với cần trục thông thường, theo tốc độ và tầm với giá trị gia tốc nằm giữa 0,1 m/s2 và 0,6 m/s2 có thể được chọn để tính toán đối với gia tốc tại đầu cần sao cho thời gian gia tốc trong khoảng từ 5 tới 10 giây.
(2) Tác động của lực ly tâm
Trong trường hợp cần trục có cần, cần phải tính đến lực ly tâm do chuyển động quay. Trong thực tế, có thể xác định được lực nằm ngang tác dụng vào đầu cần qua độ xiên của cáp treo tải và thông thường bỏ qua các tác động của lực ly tâm lên các bộ phận khác của cần trục.
(3) Các phản lực ngang do chuyển động lăn
Khi hai bánh xe hoặc hai cụm bánh xe lăn dọc trên một đường ray, một ngẫu lực được tạo bởi các lực nằm ngang vuông góc với đường ray phải được xét đến. Các lực thành phần của ngẫu lực này được xác định bằng cách nhân tải trọng thẳng đứng tác dụng lên các bánh xe (hoặc cụm bánh xe) với một hệ số l, hệ số này phụ thuộc vào tỷ số của khẩu độ p với cơ sở bánh xe a.
Chú thích:
"Cơ sở bánh xe” là khoảng cách tâm giữa cặp bánh xe ngoài cùng, hoặc trong trường hợp cụm bánh xe là khoảng cách tâm giữa chốt quay trên kết cấu của hai cụm bánh xe hoặc hệ thống cụm bánh xe của cần trục. Trong trường hợp có bố trí các bánh xe dẫn hướng nằm ngang, "cơ sở bánh xe” là khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc với ray của hai bánh xe dẫn hướng nằm ngang.
Như đã chỉ ra trên đồ thị, hệ số này nằm giữa 0,05 và 0,2 đối với các tỷ số của p/a giữa 2 và 8.
Hình 2.7. Đồ thị
(4) Tác động của giảm chấn ST
Cần phải xét đến trong trường hợp khi có sự va đập do đâm va với đệm giảm chấn tác động vào kết cấu và trường hợp khi va đập vào tải treo.
(a) Tác động của giảm chấn lên kết cấu
Cần phải chú ý phân biệt giữa:
- Trường hợp tải treo có thể lắc.
- Trường hợp có cơ cấu dẫn hướng cứng ngăn cản sự lắc của tải treo.
Trong trường hợp thứ nhất các quy định sau phải được áp dụng:
Đối với tốc độ ngang nhỏ hơn 0,7 m/s, không xét đến tác động của giảm chấn.
Đối với tốc độ lớn hơn 0,7 m/s, phải xét đến các phản lực tác dụng lên kết cấu do va chạm với đệm giảm chấn.
Giả thiết rằng đệm giảm chấn có khả năng hấp thụ động năng của thiết bị xếp dỡ (không mang tải làm việc) tại tốc độ bằng 0,7Vt (Vt là tốc độ định mức).
Các tải trọng tác động lên kết cấu sẽ được tính toán trên cơ sở hoãn xung truyền tới thiết bị xếp dỡ do sử dụng đệm giảm chấn.
Tuy nhiên, đối với các tốc độ cao (lớn hơn 1 m/s) được phép sử dụng các thiết bị giảm tốc hoạt động ngay khi chạm đến các đầu cuối của đường ray với điều kiện hoạt động của các thiết bị này là tự động và chúng làm cho thiết bị xếp dỡ giảm tốc đáng kể đạt tới giá trị tốc độ thấp được xác định trước, trước khi thiết bị xếp dỡ va vào đệm giảm chấn.
Trong trường hợp này tốc độ giảm đạt được sau khi giảm tốc được lấy làm giá trị của Vt khi tính toán tác động của giảm chấn.
Chú thích:
Phải nhấn mạnh rằng cần phải lắp đặt một thiết bị hoạt động có hiệu quả và tin cậy. Chỉ một công tắc giới hạn hành trình di chuyển để cắt điện cấp cho động cơ là không đủ để giả định tốc độ giảm đối với tác động của giảm chấn.
Trong trường hợp thứ hai mà ở đó tải không thể lắc, tác động của giảm chấn được tính toán theo cách tương tự nhưng cần xét đến giá trị của tải trọng làm việc.
(b) Tác động của giảm chấn lên tải treo
Các va đập do va chạm giữa tải nâng và các vật cố định phải được xét đến chỉ đối với các thiết bị xếp dỡ mà ở đó tải nâng được dẫn hướng cứng. Trong trường hợp như vậy, các tải trọng phát sinh do va chạm cần phải được xem xét.
Các tải trọng có thể được tính bằng việc xét một lực nằm ngang tương ứng với mức tải có thể nhấc hai trong số các bánh xe lên.
4 Các tải trọng gây ra bởi thời tiết
Các tải trọng gây ra bởi thời tiết là tác động của gió và sự thay đổi nhiệt độ.
(1) Tác động của gió
Các quy định này liên quan tới các tải trọng gió tác dụng lên kết cấu của thiết bị xếp dỡ.
Trong phần này sẽ đưa ra một phương pháp tính toán đơn giản và giả thiết rằng gió có thể thổi theo phương ngang từ hướng bất kỳ, gió thổi với tốc độ không đổi và có một phản lực tĩnh với các tải trọng tác dụng lên kết cấu của thiết bị xếp dỡ.
(a) Áp lực gió
Áp lực động của gió được tính theo công thức:
Trong đó:
q - áp lực động của gió (N/m2);
Vs - tốc độ gió thiết kế (m/s).
(b) Trạng thái gió thiết kế
Hai trạng thái gió thiết kế được xét đến trong tính toán tải trọng gió tác dụng lên thiết bị xếp dỡ.
- Trạng thái gió cho phép thiết bị xếp dỡ làm việc
Đây là trạng thái gió lớn nhất mà thiết bị xếp dỡ được thiết kế để hoạt động. Các tải trọng gió được giả định tác dụng theo hướng bất lợi kết hợp với các tải trọng khác trong điều kiện làm việc. Các áp lực gió thiết kế cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động và các tốc độ gió tương ứng được cho trong Bảng 2.15. Gió được giả định là không đổi trên cùng độ cao của thiết bị xếp dỡ.
Chú thích:
Thông thường chỗ lắp thiết bị đo tốc độ gió trên thiết bị xếp dỡ phải là chỗ cao nhất. Trong trường hợp tốc độ gió tại các độ cao khác nhau đáng kể đối với sự an toàn của thiết bị xếp dỡ, thì Nhà chế tạo phải định rõ độ cao lắp đặt thiết bị đo gió.
Giả thiết rằng các tốc độ hoạt động và các gia tốc định mức không cần thiết phải đạt đến khi có gió thổi mạnh.
Bảng 2.15. Áp lực gió thiết kế cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động
Kiểu thiết bị xếp dỡ |
Áp lực gió cho phép thiết bị xếp dỡ làm việc |
Tốc độ gió cho phép thiết bị xếp dỡ làm việc |
Thiết bị xếp dỡ dễ dàng được bảo vệ để chống lại tác động của gió hoặc được thiết kế dành riêng cho sử dụng trong gió nhẹ. Thiết bị xếp dỡ dùng trong lắp dựng. |
125 |
14 |
Tất cả các kiểu thiết bị xếp dỡ thông thường hoạt động ngoài trời. |
250 |
20 |
Các thiết bị xếp dỡ phải liên tục hoạt động trong gió lớn. (ví dụ như kiểu 12a, xem trong Bảng 2.4) |
500 |
28 |
Tác dụng của gió lên tải trọng nâng:
Tác dụng của gió lên tải treo dưới móc của thiết bị xếp dỡ cẩu hàng hỗn hợp sẽ được xác định bằng công thức sau:
F = 2,5 A x q
Trong đó:
F - lực gió tác dụng lên tải dưới móc (N);
q - áp lực gió cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động cho trong Bảng 2.15 (N/m2).
A - diện tích chịu gió lớn nhất của các phần kín của tải treo dưới móc (m2). Nếu không tính được diện tích chịu tải trọng gió của tải trọng nâng thì có thể lấy tối thiểu bằng 0,5 m2/tấn của tải trọng làm việc an toàn.
Nếu thiết bị xếp dỡ được thiết kế chỉ để cẩu các loại hàng có kích cỡ và hình dáng đặc biệt, tải trọng gió sẽ được tính toán đối với các kích cỡ và hình dáng thích ứng.
- Trạng thái gió không cho phép thiết bị xếp dỡ làm việc
Đây là gió mạnh nhất (bão) mà thiết bị xếp dỡ được thiết kế vẫn giữ được độ ổn định trong điều kiện không hoạt động, được Nhà thiết kế chỉ ra. Tốc độ gió biến đổi theo chiều cao của thiết bị xếp dỡ so với mặt đất, theo vị trí địa lý và mức độ chắn gió.
Đối với các thiết bị xếp dỡ sử dụng ngoài trời, áp lực gió lý thuyết quy định và tốc độ gió tương ứng đối với trạng thái thiết bị xếp dỡ không được phép hoạt động được cho trong Bảng 2.16.
Bảng 2.16. Áp lực gió thiết kế không cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động
Độ cao so với mặt đất |
Áp lực gió thiết kế không cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động |
Tốc độ gió thiết kế tương ứng không cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động |
0 tới 20 20 tới 100 > 100 |
800 1 100 1 300 |
36 42 46 |
Khi tính toán tải trọng gió trong điều kiện thiết bị xếp dỡ không được phép hoạt động, áp lực gió có thể lấy giá trị không đổi trong mỗi khoảng độ cao thẳng đứng như được cho trong Bảng 2.16. Nói cách khác, áp lực gió thiết kế tại điểm cao nhất của thiết bị xếp dỡ có thể được giả định là không đổi trên toàn độ cao của nó.
Nếu thiết bị xếp dỡ được lắp đặt cố định hoặc được sử dụng trong thời gian dài ở vùng mà có tốc độ gió đặc biệt lớn, thì các giá trị trên có thể được thay đổi bằng việc thỏa thuận giữa Đăng kiểm và Nhà thiết kế theo các dữ liệu khí tượng tại vùng đó.
Đối với một số kiểu thiết bị xếp dỡ có cần mà cần của nó có thể hạ xuống một cách nhanh chóng (ví dụ như cần trục tháp có thể hạ xuống một cách dễ dàng bằng một cơ cấu được lắp trên nó), thì trạng thái gió thiết bị xếp dỡ không được phép hoạt động không cần xét đến với điều kiện thiết bị xếp dỡ phải được thiết kế để hạ cần sau mỗi ngày làm việc.
(c) Tính toán tải trọng gió
Đối với hầu hết các cụm kết cấu, bộ phận kết cấu và các bộ phận riêng biệt được sử dụng trong kết cấu của thiết bị xếp dỡ, tải trọng gió được tính theo công thức:
F = A. q. Cf
Trong đó:
F - tải trọng gió (N);
A - diện tích chắn gió của bộ phận kết cấu đang xét, (m2);
q - áp lực gió tương ứng với điều kiện thiết kế, (N/m2);
Cf - hệ số hình dáng của bộ phận kết cấu đang xét theo hướng gió.
Tổng tải trọng gió tác dụng lên kết cấu được lấy bằng tổng của các tải trọng gió tác dụng lên các bộ phận cấu thành của nó.
Tổng tải trọng gió sẽ phải xét đến trong tính toán độ bền và độ ổn định của thiết bị xếp dỡ.
Độ lớn của tải trọng gió cho phép trong thiết kế cơ cấu thiết bị xếp dỡ, đối với việc xác định các yêu cầu về động cơ và phanh của cơ cấu và phải bảo đảm độ an toàn của thiết bị trong khi hoạt động được cho trong phần thiết kế các cơ cấu.
(d) Các hệ số hình dạng
- Các bộ phận riêng biệt, khung,....
Các hệ số hình dạng đối với các bộ phận riêng biệt, khung dàn đơn và buồng máy được cho trong Bảng 2.17. Các giá trị Cf đối với các bộ phận riêng biệt thay đổi theo độ mảnh khí động học, độ lớn của tiết diện hộp và với tỷ lệ mặt cắt. Độ mảnh khí động học và tỷ lệ mặt cắt được cho trên Hình 2.17.
Tải trọng gió tác dụng lên các khung dàn đơn có thể được tính toán dựa trên các hệ số hình dạng đối với các bộ phận riêng biệt được cho ở phần trên của Bảng 2.17. Trong trường hợp này độ mảnh khí động học của mỗi một bộ phận sẽ phải xét đến. Có thể sử dụng hệ số hình dạng toàn bộ khung dàn được tổng hợp từ các tiết diện phẳng và tròn được cho trong phần giữa của bảng.
Nếu khung dàn được chế tạo từ các kết cấu có tiết diện phẳng và tròn, hoặc các tiết diện tròn cho cả hai chế độ gió thổi, thì các hệ số hình dạng thích hợp được áp dụng cho các mặt chắn gió tương ứng.
Nếu khung dàn sử dụng các tấm bản mã liên kết hàn có kích thước tiêu chuẩn thì không cần thiết phải xét đến phần diện tích này, với điều kiện chiều dài của các bộ phận riêng biệt được lấy giữa các tâm điểm của nút liên kết.
Bảng 2.17. Các hệ số hình dạng Cf
Kiểu |
Đặc điểm |
Độ mảnh khí động học l/b hoặc l/D (1) |
|||||||
£ 5 |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
> 50 |
|||
Các bộ phận kết cấu riêng biệt |
Các tiết diện cán định hình L, U Các tiết diện rỗng vuông tới Tiết diện chữ nhật tới 254 x 457 mm. |
1,15 1,4 1,05 |
1,15 1,45 1,05 |
1,3 1,5 1,2 |
1,4 1,55 1,3 |
1,45 1,55 1,4 |
1,5 1,55 1,5 |
1,6 1,6 1,6 |
|
|
Các tiết diện khác |
1,30 |
1,35 |
1,60 |
1,65 |
1,70 |
1,80 |
1,80 |
|
Các tiết diện tròn, trong đó: D.VS < 6 m2/s D.VS ³ 6 m2/s |
0,60 0,60 |
0,70 0,65 |
0,80 0,70 |
0,85 0,70 |
0,90 0,75 |
0,90 0,80 |
0,90 0,80 |
||
Các tiết diện rỗng vuông lớn hơn 356 mm và tiết diện rỗng chữ nhật lớn hơn 254 x 457 mm.
|
b/d 2 1 0,5 0,25 |
1,55 1,40 1,0 0,80 |
1,75 1,55 1,20 0,90 |
1,95 1,75 1,30 0,90 |
2,10 1,85 1,35 1,0 |
2,20 1,90 1,40 1,0 |
|
|
|
Các khung dàn đơn |
Các tiết diện phẳng |
1,70 |
|||||||
Các tiết diện tròn, trong đó: D.VS < 6 m2/s D.VS ³ 6 m2/s |
1,10 0,80 |
||||||||
Các buồng máy... |
Kết cấu chữ nhật trên nền cứng hoặc nền đất. |
1,10 |
Chú thích:
(1) Xem Hình 2.8
D - Đường kính ngoài của tiết diện;
VS - Tốc độ gió thiết kế.
Hình 2.8. Xác định độ mảnh khí động học, tỷ lệ độ kín, tỷ lệ giãn cách và tỷ lệ tiết diện
Trong kết cấu dàn, chiều dài của các bộ phận riêng biệt được lấy giữa các tâm của các nút liên kết kề nhau. Xem hình vẽ dưới đây.
Đối với "a" lấy giá trị hình học nhỏ nhất của mặt chắn gió.
- Các khung dàn phức tạp, hệ số chắn gió
Sẽ có sự che chắn khi các khung hoặc bộ phận kết cấu được bố trí song song, các tải trọng gió tác dụng lên khung hoặc bộ phận phía có gió thổi và lên các bộ phận không bị chắn gió phía sau sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các hệ số hình dáng thích hợp. Tải trọng gió tác dụng lên các bộ phận được che chắn được tính bằng cách nhân với hệ số chắn gió h được cho trong Bảng 2.18, giá trị của h thay đổi theo hệ số độ kín và giãn cách được cho trên Hình 2.8.
Bảng 2.18. Các hệ số chắn gió
Hệ số giãn cách |
Hệ số độ kín A/Ae |
|||||
0,1 |
0,2 |
0,3 |
0,4 |
0,5 |
³ 0,6 |
|
0,5 1,0 2,0 4,0 5,0 6,0 |
0,75 0,92 0,95 1,0 1,0 1,0 |
0,40 0,75 0,80 0,88 0,95 1,0 |
0,32 0,59 0,63 0,76 0,88 1,0 |
0,21 0,43 0,50 0,66 0,81 1,0 |
0,15 0,25 0,33 0,55 0,75 1,0 |
0,10 0,10 0,20 0,45 0,68 1,0 |
Khi một số khung hoặc bộ phận kết cấu giống nhau được đặt cách đều nhau, thì hệ số chắn gió được giả định là tăng dần cho tới khung thứ chín và giữ không đổi cho những khung tiếp sau. Các tải trọng gió được tính toán như sau:
Trên khung thứ nhất: F1 = A. q.Cf (N)
Trên khung thứ hai: F2 = h.A.q.Cf (N)
Trên khung thứ n: Fn = h(n - 1).A.q.Cf (N)
(n có giá trị từ 3 tới 8)
Trên khung thứ 9 và các khung tiếp sau: F9 = h8.A.q.Cf (N)
Tổng tải trọng gió tác dụng bằng:
Khi có tới 9 khung:
Khi có lớn hơn 9 khung:
Få = [1 + h + h2 + h3 +... + h8 + (n - 9)h8 ] A.q.Cf = A.q.Cf.[() + (n-9)h8] (N)
Chú thích:
Số hạng hx sử dụng trong công thức trên được giả định có giới hạn dưới là 0,10. Nó được lấy bằng 0,10 khi hx < 0,10.
- Tháp dàn
Trong tính toán tải trọng gió tác dụng lên tháp giàn vuông, khi không thể tính toán kỹ lưỡng thì phần diện tích kín của mặt chắn gió của tháp được nhân với hệ số lực toàn bộ được xác định như sau:
Đối với tháp dàn tiết diện phẳng: 1,7. (1 + h)
Đối với tháp dàn có tiết diện tròn:
Khi D.VS < 6 m2/s : 1,1. (1 + h)
Khi D.VS ³ 6 m2/s : 1,4
Giá trị của h được lấy trong Bảng 2.18 đối với a/b = 1 theo hệ số độ kín của mặt chắn gió.
Tải trọng gió lớn nhất tác dụng lên tháp dàn vuông xảy ra khi gió thổi vào góc tháp. Khi không thể tính toán cụ thể thì tải trọng này có thể được lấy bằng 1,2 lần tải trọng tác dụng lên một mặt tháp.
- Các bộ phận kết cấu xiên so với hướng gió
Các bộ phận riêng biệt, các khung,...
Khi gió thổi xiên một góc so với trục dọc của bộ phận kết cấu hoặc bề mặt của khung, thì tải trọng gió theo hướng gió được tính bằng:
F = A.q.Cf.sinq (N)
Trong đó: F, A, q và Cf như đã được nêu trong mục 2.2.2.4.(1).(a) và q là góc tạo bởi hướng gió (q < 900) với trục dọc hoặc bề
mặt.
Dàn và Tháp dàn
Khi gió thổi xiên một góc so với trục dọc của dàn hoặc tháp dàn, tải trọng gió theo hướng gió được tính bằng:
F = A . q. Cf.K2 (N)
Trong đó:
F, A, q và Cf như đã được nêu trong 2.2.2.4.(1).(a) và
K2 = không được nhỏ hơn 0,35 và lớn hơn 1.
q - góc tạo bởi hướng gió với trục dọc của dàn hoặc tháp dàn, độ (q < 900);
SP - diện tích của các thanh giằng trong dàn hoặc tháp dàn chiếu lên mặt phẳng chắn gió (m2);
S - diện tích của tất cả các thanh (thanh giằng và thanh chính) của dàn hoặc tháp dàn chiếu lên mặt phẳng chắn gió (m2).
Giá trị của K2 được giả định có giới hạn dưới và giới hạn trên tương ứng là 0,35 và 1,0.
K2 được lấy bằng 0,35 khi giá trị tính toán < 0,35 và bằng 1,0 khi giá trị tính toán > 1,0.
(b) Biến đổi nhiệt độ
Các ứng suất gây ra do biến đổi nhiệt độ sẽ được xét đến chỉ trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi các bộ phận kết cấu không được giãn nở tự do.
5 Các tải trọng khác
Các lối đi, các cabin điều khiển và các tấm sàn phải được thiết kế để chịu được các tải trọng tập trung sau đây:
- 3000 N đối với các lối đi và các tấm sàn dùng để bảo dưỡng thiết bị, trên đó có thể đặt các nguyên vật liệu;
- 1500 N đối với các lối đi và các tấm sàn dự định chỉ để người đi;
- 300 N coi như lực nằm ngang tác dụng lên lan can và tấm bao chân.
Các tải trọng này không được dùng trong tính toán dầm chính.
Trong tính toán thiết kế thiết bị xếp dỡ phải xét đến ba trường hợp tải trọng sau:
- Trường hợp thiết bị xếp dỡ làm việc không có gió;
- Trường hợp thiết bị xếp dỡ làm việc có gió trong giới hạn cho phép làm việc.
- Trường hợp tải trọng bất thường.
Các tải trọng tác dụng vào thiết bị xếp dỡ đã được nêu trong mục 2.2.2. Để tính đến khả năng có thể vượt quá các ứng suất tính
toán do phương pháp tính chưa thật sự chính xác và những sự cố bất ngờ có thể xảy ra trong khi sử dụng, trong tính toán thiết kế thiết bị xếp dỡ sẽ áp dụng một hệ số khuếch đại gc và hệ số này sẽ thay đổi theo nhóm thiết bị xếp dỡ.
Các giá trị của hệ số gc được nêu trong mục 2.2.3.4.
1 Trường hợp tải trọng I: thiết bị xếp dỡ làm việc không có gió
Các tải trọng sau sẽ được xét đến: các tải trọng tĩnh gây ra do trọng lượng bản than SG ; các tải trọng gây ra do tải trọng làm việc SL được nhân với hệ số động lực Y và hai tác động ngang bất lợi nhất trong số các tác động SH, không xét đến lực giảm chấn.
Tất cả các tải trọng này được nhân với một hệ số khuếch đại gc được nêu trong mục 2.2.3.4, được viết dưới dạng tập hợp sau:
gC (SG + y SL + SH)
Trong các trường hợp mà thiết bị xếp dỡ di chuyển chỉ để đến một vị trí xác định nào đó và thường không dùng để di chuyển tải nâng thì tác động của chuyển động này sẽ không được kết hợp với các chuyển động ngang khác. Thí dụ với trường hợp này là các thiết bị xếp dỡ trên bến cảng, khi đã đến vị trí xác định thì thiết bị xếp dỡ chỉ làm hàng tại vị trí cố định đó.
2 Trường hợp tải trọng II: thiết bị xếp dỡ làm việc có gió trong giới hạn cho phép làm việc
Bao gồm các tải trọng trong trường hợp tải trọng 1, được bổ sung thêm các tải trọng do gió trong giới hạn cho phép làm việc SW được xác định theo mục 2.2.2.4.(1).(b) (Bảng 2.17) và khi có thể áp dụng tải trọng do biến đổi nhiệt độ, được viết dưới dạng tập hợp sau:
gC (SG + y SL + SH ) + SW
Chú thích:
Các ảnh hưởng động lực của việc tăng tốc và giảm tốc sẽ có giá trị khác nhau trong trường hợp tải trọng II và I, khi có gió thổi thì thời gian gia tốc hoặc phanh sẽ không giống như khi không có gió.
3 Trường hợp tải trọng III: thiết bị xếp dỡ chịu các tải trọng bất thường
Các tải trọng bất thường xảy ra trong các trường hợp sau:
- Thiết bị xếp dỡ không làm việc chịu tác động của tải trọng gió mạnh nhất;
- Thiết bị xếp dỡ đang làm việc và phải chịu tác dụng của lực giảm chấn;
- Thiết bị xếp dỡ dưới tác dụng của tải trọng thử tương ứng với mục 3.3.
Tải trọng kết hợp lớn nhất sau phải được xét đến:
(1) Các tải trọng SG do trọng lượng bản thân, kết hợp với tác dụng của tải trọng SWmax do tải trọng gió mạnh nhất như được nêu trong mục 2.2.2.4.(1).(b) (bao gồm cả phản lực của thiết bị chống bão).
(2) Các tải trọng SG do trọng lượng bản thân gây ra và SL do tải trọng làm việc kết hợp với tác dụng của lực giảm chấn lớn nhất ST như được nêu ở mục 2.2.2.3.(4).
(3) Các tải trọng SG do trọng lượng bản thân gây ra kết hợp với tải trọng cao nhất trong hai tải trọng yr1 SL và r2SL; r1 và r2 là các hệ số được nhân với tải làm việc an toàn cho phép tương ứng với điều kiện thử tải động (r1) và điều kiện thử tải tĩnh (r2) như được nêu trong mục 3.3.
Ba trường hợp này được biểu thị bằng tập hợp sau:
(1) SG + SW max
(2) SG + SL + ST
(3) SG + yr1 SL hoặc SG + r2SL
Chú thích:
Khi sử dụng thiết bị giảm tốc đặt trước đệm giảm chấn, lực va chạm được xác định trong điều kiện được nêu trong mục 2.2.2.3.(4).(a), ST sẽ được lấy giá trị lớn hơn trong hai giá trị tải trọng hoặc do sự giảm tốc gây ra bởi thiết bị giảm tốc hoặc gây ra do va chạm với đệm giảm chấn.
4 Lựa chọn hệ số khuếch đại gc
Giá trị của hệ số khuếch đại gc được xác định dựa trên việc phân nhóm thiết bị xếp dỡ.
Bảng 2.19. Các giá trị của hệ số khuếch đại gc
Nhóm thiết bị xếp dỡ |
A1 |
A 2 |
A 3 |
A 4 |
A 5 |
A 6 |
A 7 |
A 8 |
gc |
1.00 |
1.02 |
1.05 |
1.08 |
1.11 |
1.14 |
1.17 |
1.20 |
Thông thường các kết cấu của thiết bị xếp dỡ không phải kiểm tra đối với các ảnh hưởng của động đất ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu yêu cầu đặc biệt bắt buộc phải kiểm tra, thì có thể áp dụng các quy định hoặc các khuyến cáo riêng trong các khu vực chịu động đất.
Chú thích:
Các tải trọng do tải làm việc phải được xét đến trong tính toán nhưng các ảnh hưởng do tải trọng bị lắc do giật bỏ qua vì ảnh hưởng này chỉ tác dụng lên kết cấu khi các ảnh hưởng khác gần như đã được hấp thu. Khuyến nghị này không được áp dụng đối với tải được dẫn động cứng mà ở đó tải không thể lắc.
Các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ chịu hai loại tải trọng sau:
(1) Các tải trọng được ký hiệu SM, là các tải trọng phụ thuộc trực tiếp vào mômen quay của động cơ hoặc phanh tác dụng vào cơ cấu.
(2) Các tải trọng được ký hiệu SR, là các tải trọng không phụ thuộc tác động của động cơ hoặc phanh nhưng chúng lại được xác định bằng các phản lực tác dụng lên các bộ phận cơ cấu và không cân bằng với mômen quay tác dụng lên các trục dẫn động (*).
Chú thích:
(*) Ví dụ trong chuyển động di chuyển, các tải trọng do phản lực thẳng đứng lên các bánh xe chạy trên ray và các tải trọng ngang sẽ gây ứng suất trên trục bánh xe nhưng không tác dụng lên các bộ phận của cơ cấu dẫn động.
1 Các tải trọng loại SM
Các tải trọng loại này được xét đến như sau:
(1) Các tải SMG, tương ứng với sự chuyển động theo phương thẳng đứng của trọng tâm các bộ phận chuyển động của thiết
bị xếp dỡ, không xét đến tải trọng làm việc.
(2) Các tải SML, tương ứng với sự chuyển động theo phương thẳng đứng của tải trọng làm việc như đã được xác định trong mục 2.2.2 đối với kết cấu.
(3) Các tải SMF, tương ứng với các lực ma sát không được xét đến trong tính toán hiệu suất của cơ cấu.
(4) Các tải SMA, phát sinh do sự tăng tốc (hoặc phanh) của chuyển động.
(5) Các tải SMW, tương ứng với tác động của tải trọng gió cho phép thiết bị xếp dỡ làm việc.
2 Các tải trọng loại SR
Các tải trọng loại này được xét đến như sau:
(1) Các tải SRG, do trọng lượng bản han của các bộ phận thành phần tác dụng lên bộ phận đang xét.
(2) Các tải SRL, do tải trọng làm việc được xác định trong mục 2.2.2 đối với kết cấu.
(3) Các tải SRA, do sự tăng tốc hoặc giảm tốc của các chuyển động khác nhau của thiết bị xếp dỡ hoặc của các bộ phận của nó, như được tính toán trong mục 2.2.2.3.(1) đối với kết cấu.
(4) Các tải SRW, do tải trọng gió trong điều kiện làm việc SW hoặc do tải trọng gió lớn nhất SW max (xem mục 2.2.2.4.(1)).
Ba trường hợp tải trọng phải được xét đến trong tính toán các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ:
Trường hợp I : làm việc thông thường khi không có gió.
Trường hợp II : làm việc thông thường khi có gió.
Trường hợp III : các tải trọng bất thường.
Cần phải xác định tải trọng lớn nhất trong mỗi trường hợp tải trọng và sử dụng tải trọng đó trong các tính toán.
Các tải trọng xét đến đã được xác định trong mục 2.2.5. Để tính đến khả năng có thể vượt quá các ứng suất tính toán do phương pháp tính chưa thật sự chính xác và những sự cố bất ngờ có thể xảy ra trong khi sử dụng, trong tính toán thiết kế các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ sẽ áp dụng một hệ số khuếch đại gm và hệ số này sẽ thay đổi theo nhóm các cơ cấu.
Các giá trị của hệ số gm được cho trong Bảng 2.20.
Bảng 2.20. Giá trị của hệ số khuếch đại (gm)
Nhóm cơ cấu |
M1 |
M2 |
M3 |
M4 |
M5 |
M6 |
M7 |
M8 |
gm |
1,00 |
1,04 |
1,08 |
1,12 |
1,16 |
1,20 |
1,25 |
1,30 |
1 Trường hợp tải trọng I: làm việc thông thường khi không có gió
(1) Các tải trọng loại SM
Tải trọng lớn nhất SM max I của loại SM (xem mục 2.2.5) được xác định bằng việc phối hợp các tải trọng SMG, SML, SMF và SMA được xác định trong mục 2.2.5.1, và được biểu thị bằng công thức:
Chú thích:
Trong công thức này điều cần chỉ ra là đây không phải là sự phối hợp của giá trị lớn nhất của mỗi một tải trọng phải xét đến, mà chỉ là giá trị do sự phối hợp bất lợi nhất có thể xảy ra trong thực tế.
(2) Các tải trọng loại SR
Tải trọng lớn nhất SR max I của loại SR (xem mục 2.2.5) được xác định bằng việc phối hợp các tải trọng SRG, SRL và SRA được xác định trong mục 2.2.5.2, và được biểu thị bằng công thức:
Chú thích trong mục 2.2.1.6.(1).(a) ở trên cũng được áp dụng trong công thức này.
2 Trường hợp tải trọng II: làm việc thông thường khi có gió.
(1) Các tải trọng loại SM
Tải trọng lớn nhất SM max II của loại SM (xem mục 2.2.5) được xác định bằng việc phối hợp các tải trọng SMG, SML, và SMF được xác định trong mục 2.2.5.1 với một trong hai phối hợp sau:
(a) Tải trọng SMA và tải trọng SMW 8 tương ứng với áp lực gió 80 N/m2.
(b) Tải trọng SMW 25 tương ứng với áp lực gió 250 N/m2.
Giá trị cao nhất trong hai giá trị được biểu thị bằng các công thức dưới đây:
hoặc:
Chú thích
Trong mục 2.2.6.1.(1) cũng được áp dụng công thức này.
(2) Các tải trọng loại SR
Tải trọng lớn nhất SR max II của loại SM (xem mục 2.2.5) được xác định bằng việc phối hợp các tải trọng SRG, SRL, và SRA được xác định trong mục 2.2.5.2 với SRW 25 tương ứng với áp lực gió 250 N/m2, được biểu thị bằng công thức sau:
Chú thích trong mục 2.2.6.1.(1) cũng được áp dụng trong công thức này.
3 Trường hợp tải trọng III: các tải trọng bất thường
(1) Các tải trọng loại SM
Tải trọng lớn nhất SM max III của loại SM được xác định trong mục 2.2.5 được xác định bằng việc xét đến tải trọng lớn nhất mà thực tế động cơ có thể truyền cho cơ cấu, cho phép đối với các giới hạn do các điều kiện hoạt động thực tế.
Các giá trị của SM max III được xác định trong mục 2.2.6.4.
(2) Các tải trọng loại SR
Vì hậu quả của sự quá tải do va chạm với đệm giảm chấn hoặc các vật cản đối với cơ cấu ít nghiêm trọng hơn so với kết cấu, tải trọng bất thường được lấy để tính toán được cho trong phần (1) của mục 2.2.3.3:
Trong các trường hợp mà ở đó sử dụng các thiết bị chống bão để đảm bảo thiết bị xếp dỡ không bị dịch chuyển hoặc đối với sự ổn định trong điều kiện gió bão, ảnh hưởng của các thiết bị này lên các cơ cấu phải được xét đến trong tính toán.
4 Áp dụng các tính toán ở trên để tính toán tải trọng SM
Các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ thực hiện một trong các chức năng sau:
- Chuyển động thẳng đứng thuần túy của trọng tâm các khối lượng chuyển động (chuyển động nâng).
- Chuyển động nằm ngang thuần túy mà ở đó trọng tâm của các khối lượng chuyển động được xem như một khối chuyển động theo phương nằm ngang (chuyển động ngang, chuyển động dọc, quay hoặc thay đổi tầm với có cân bằng đối trọng).
- Các chuyển động phối hợp giữa chuyển động nâng trọng tâm của các khối lượng chuyển động với chuyển động nằm ngang (thay đổi tầm với không cân bằng đối trọng).
(1) Chuyển động nâng
Đối với các tải trọng loại SM, công thức được rút gọn về dạng sau:
Trường hợp tải trọng I và II:
Trong trường hợp này tải trọng do gia tốc nâng được bỏ qua vì tải trọng này nhỏ so với tải trọng SML.
Trường hợp tải trọng III:
Xem lại quy định chung trong mục 2.2.6.3.(1), được giả định các tải trọng lớn nhất có thể tác dụng vào cơ cấu nâng được giới hạn tới 1,6 lần tải trọng SM max I.
Chú thích:
Trong chuyển động nâng ở điều kiện làm việc bình thường thì không thể có tải trọng tác dụng nào lớn hơn tải trọng làm việc, vì ảnh hưởng của sự tăng tốc không đáng kể.
Tải trọng lớn hơn chỉ có thể xảy ra do đánh giá không đúng tải nâng.
Trên cơ sở kinh nghiệm thu được trong nhiều năm thực tế với các loại thiết bị xếp dỡ khác nhau, chấp nhận hệ số 1,6 lần là đủ để an toàn. Phải nhấn mạnh rằng nên tránh sử dụng các động cơ có công suất quá lớn.
(2) Các chuyển động ngang
Trường hợp tải trọng I: công thức được rút gọn về dạng sau:
Trường hợp tải trọng II: Lấy giá trị nào cao hơn trong hai giá trị sau:
hoặc
Trường hợp tải trọng III: Đối với SM max III, lấy tải trọng tương ứng với mômen lớn nhất của động cơ (hoặc phanh) trừ khi các điều kiện hoạt động được giới hạn mômen truyền thực tế qua sự trượt của bánh xe trên đường ray hoặc qua các thiết bị giới hạn thích hợp (thí dụ khớp nối thủy lực, cơ cấu giới hạn mômen...). Trong trường hợp này cần phải lấy giá trị mômen truyền thực tế.
Chú thích:
Trong trường hợp các chuyển động nâng tải thông thường các tải trọng truyền tới cơ cấu được giới hạn bởi tải nâng, trong các chuyển động ngang mômen lớn nhất của động cơ có thể luôn truyền tới cơ cấu nếu không có thiết bị giới hạn cơ khí. Điều này đã lý giải vì sao có sự khác nhau của giá trị SM max III đã được xác định theo chuyển động nâng hoặc chuyển động khác đang
được xét đến.
(3) Các chuyển động phối hợp
Trường hợp tải trọng I và II:
Đối với trường hợp tải trọng I và II, tải trọng SM max II (*) được xác định bằng cách áp dụng công thức tổng quát được xác định trong mục 2.2.6.1.(1) và 2.2.6.2.(1).
Chú thích:
(*) hoặc là SM max I trong trường hợp các thiết bị xếp dỡ không chịu tác dụng của tải trọng gió.
Trường hợp tải trọng III:
Tải trọng gây ra bởi mômen lớn nhất của động cơ SMC max có thể được lấy đối với giá trị lớn nhất SM max III. Điều này thường không thích hợp, giá trị cao luôn được chấp nhận vì nó tăng độ an toàn.
Giá trị SMC max phải được sử dụng khi công suất động cơ yêu cầu để nâng trọng tâm của các khối lượng chuyển động không đáng kể so với công suất cần thiết để thắng được các tác dụng do gia tốc hoặc gió gây ra.
Ngược lại, khi tác dụng của gia tốc hoặc gió không đáng kể so với tác dụng của chuyển động trọng tâm của các khối lượng chuyển động theo phương thẳng đứng, thì giá trị này lại quá cao và SM max III có thể được tính từ công thức sau:
SM max III = 1,6 SM max II
Giữa hai giá trị giới hạn này, mỗi một trường hợp riêng phải được kiểm tra theo động cơ đã chọn, phương pháp khởi động và độ lớn tương ứng của các tải trọng do tác động của quán tính và gió mặt khác còn do nâng các trọng tâm.
Không có ngoại lệ, khi các điều kiện hoạt động được giới hạn mômen truyền tới cơ cấu (xem mục 2.2.6.4.(2)), mômen giới hạn này sẽ được lấy như giá trị của SMC max nếu nó nhỏ hơn các giá trị được xác định ở trên.
Các ứng suất phát sinh trong các bộ phận kết cấu khác nhau được xác định đối với ba trường hợp tải trọng được xác định trong mục 2.2.3, và kiểm tra được thực hiện để đảm bảo đủ bền với hệ số an toàn đối với các ứng suất tới hạn, đồng thời xét đến ba trường hợp hư hỏng có thể xảy ra sau đây:
- Vượt quá giới hạn đàn hồi;
-NVượt quá tải trọng uốn dọc tới hạn hoặc tải trọng phá hủy;
- Vượt quá giới hạn mỏi.
Chất lượng của các loại thép được sử dụng cần phải được quy định và các đặc tính vật lý, các thành phần hóa học và chất lượng hàn cần phải được đảm bảo bởi cơ sở chế tạo vật liệu.
Các ứng suất cho phép đối với các loại vật liệu được sử dụng phải được xác định theo mục 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3 và 2.3.4 dưới đây, với sự xem xét tới các ứng suất tới hạn của vật liệu được sử dụng.
Các ứng suất tới hạn này là các ứng suất mà tương ứng với chúng hoặc là giới hạn đàn hồi (giới hạn đàn hồi trong thực tế được thiết lập tương ứng với giới hạn giãn dài tới hạn), hoặc là ứng suất uốn dọc tới hạn hoặc phá hủy, hoặc trong trường hợp mỏi thì tương ứng với ứng suất mà kết cấu vẫn còn khả năng tồn tại chưa bị phá hủy là 90%, theo kết quả thử nghiệm.
Các ứng suất trong các bộ phận kết cấu sẽ được tính toán dựa trên các trường hợp tải trọng khác nhau đã được nêu trong mục 2.2.3 bằng cách áp dụng các phương pháp tính toán sức bền vật liệu thông thường.
Các tiết diện xét đến sẽ là các tiết diện toàn bộ (nghĩa là không khấu trừ diện tích của các lỗ khoét trên tiết diện) đối với tất cả các bộ phận kết cấu chịu tải trọng nén, và sẽ là các tiết diện thực (nghĩa là có khấu trừ diện tích các lỗ khoét trên tiết diện) đối với tất cả các bộ phận kết cấu chịu tải trọng kéo.
Chú thích:
Diện tích của các lỗ trên tiết diện sẽ được tính vào diện tích tiết diện ngang chỉ khi các lỗ được lấp bằng các bulông hoặc bằng đinh tán.
Trong trường hợp bộ phận kết cấu chịu uốn, sẽ lấy diện tích tiết diện thực ở các điểm chịu kéo và lấy tiết diện toàn bộ ở các điểm chịu nén.
Đối với loại kiểm tra này, cần phân biệt giữa các bộ phận kết cấu thực và các mối liên kết kiểu đinh tán, kiểu bulông hoặc kiểu hàn.
1 Các bộ phận kết cấu ngoại trừ các mối liên kết
(1) Các bộ phận kết cấu chịu kéo hoặc nén thuần túy
(a) Trường hợp đối với các loại thép có tỷ số giữa giới hạn đàn hồi sE và giới hạn bền kéo sR nhỏ hơn 0,7.
Ứng suất tính toán s không được vượt quá ứng suất cho phép sa. Ứng suất cho phép sa được lấy bằng cách chia giới hạn đàn hồi sE cho một hệ số nE. Hệ số nE phụ thuộc vào các trường hợp tải trọng như được nêu trong mục 2.2.3.
Các giá trị của nE và các ứng suất cho phép được xác định theo Bảng 2.21 sau:
Bảng 2.21. Giá trị của nE và ứng suất cho phép
Các giá trị của nE |
Trường hợp I 1,5 |
Trường hợp II 1,33 |
Trường hợp III 1,1 |
Các ứng suất cho phép sa |
Đối với các loại thép các bon thông thường (A.37, A.42, A.52) thì ứng suất tới hạn sE được quy ước lấy tương ứng với độ giãn dài 0,2%.
(b) Trường hợp đối với các loại thép có giới hạn đàn hồi sE cao (sE/sR> 0,7).
Đối với loại thép có giới hạn đàn hồi sE cao, việc sử dụng các hệ số nE sẽ không bảo đảm độ dự phòng an toàn đầy đủ. Trong trường hợp này cần phải kiểm tra ứng suất tính toán không được vượt quá ứng suất cho phép sa được tính theo công thức sau:
Trong đó:
sE và sR - giới hạn đàn hồi và giới hạn bền kéo của loại thép được sử dụng;
sE.52 và sR.52 - các ứng suất tương ứng với thép A.52, tức là giới hạn đàn hồi bằng 360 N/mm2 và giới hạn bền kéo bằng 510 N/mm2;
sa.52 - ứng suất cho phép đối với thép A.52 trong trường hợp tải trọng được xét đến.
(2) Các bộ phận kết cấu chịu cắt
Ứng suất cắt cho phép ta được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
sa - ứng suất kéo cho phép.
(3) Các bộ phận kết cấu chịu tải trọng kết hợp - ứng suất tương đương
sX, sY,tXY - hai ứng suất pháp và ứng suất tiếp tương ứng tại điểm xem xét, cần phải kiểm tra:
(a) - Ứng suất pháp tính toán sX và sY phải nhỏ hơn ứng suất cho phép sa và ứng suất cắt tính toántXY phải nhỏ hơn ứng suất cắt cho phép ta.
(b) - Ứng suất tương đương sCP phải nhỏ hơn ứng suất cho phép sa:
Khi sử dụng công thức này, phương pháp đơn giản là lấy các giá trị lớn nhất của sX, sY và tXY. Nhưng trong thực tế, tính toán như thế dẫn tới ứng suất tương đương quá lớn vì không thể xảy ra đồng thời cả ba ứng suất cùng đạt tới giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, phương pháp tính toán này vẫn được chấp nhận vì lý do an toàn.
Nếu muốn tính toán chính xác hơn, thì cần phải xác định trạng thái ứng suất thực tế bất lợi nhất có thể xảy ra. Rồi thực hiện ba kiểm tra bằng cách tính toán ứng suất tương đương từ ba trạng thái ứng suất kết hợp sau đây:
sx max và các ứng suất sY và tXY tương ứng.
sY max và các ứng suất sX và tXY tương ứng.
tXY MAX và các ứng suất sX và sY tương ứng.
Chú thích:
Cần lưu ý khi hai trong ba giá trị ứng suất xấp xỉ bằng nhau, và lớn hơn một nửa giá trị ứng suất cho phép, thì trạng thái ứng suất kết hợp ba ứng suất bất lợi nhất có thể xảy ra trong các trường hợp tải trọng khác nhau do các ứng suất đó tương ứng với giá trị lớn nhất của mỗi loại ứng suất.
Trường hợp đặc biệt: kéo (hoặc nén) kết hợp với cắt.
Phải kiểm tra theo công thức sau đây:
2 Trường hợp các mối nối
(1) Các mối nối bằng đinh tán
(a) Các đinh tán chịu tải trọng cắt
Xét tác dụng của lực kẹp chặt, ứng suất cắt tính toán t không được vượt quá:
t = 0,6 sa trong trường hợp cắt một bậc (cắt đơn)
và t = 0,8 sa trong trường hợp cắt 2 bậc hoặc cắt nhiều bậc.
Trong đó sa là ứng suất kéo cho phép của vật liệu dùng làm đinh tán.
Hình 2.9. Mối nối bằng đinh tán
Cắt đơn hay cắt 1 bậc Cắt kép hoặc cắt nhiều bậc
(b) Các đinh tán chịu tải trọng kéo
Ứng suất kéo tính toán s phải không nhỏ hơn giá trị sau:
s = 0,2 sa
(c) Các đinh tán chịu tải trọng kéo và cắt
Các điều kiện sau đây cần phải được kiểm tra:
s £ 0,2 sa
và t £ 0,6 sa đối với trường hợp cắt một bậc.
hoặc t £ 0,8 sa đối với trường hợp cắt nhiều bậc.
(d) Giới hạn áp lực ép lên thành lỗ tán đinh
Áp lực ép lên thành lỗ tán đinh sn không được vượt quá:
sn £ 1,5 sa đối với trường hợp cắt một bậc.
sn £ 2 sa đối với trường hợp cắt nhiều bậc.
(e) Các lưu ý đối với các mối liên kết bằng đinh tán
- Cần tránh để các đinh tán chịu kéo, đặc biệt đối với các bộ phận kết cấu chính.
- Tất cả các mối nối ghép cần phải có ít nhất hai đinh tán thẳng hàng theo hướng của lực.
(2) Các mối nối bằng bu lông
(a) Khái quát
Các mối nối bằng bulông có thể phải chịu các ứng suất do các lực tác dụng vuông góc với mối nối, do các lực tác dụng song song với các bề mặt nối, và do các lực tác dụng đồng thời vuông góc và song song với bề mặt nối.
(b) Các mối nối bằng các bu lông chịu kéo với lực kéo được kiểm soát
1. Khái quát
Mối nối bằng bulông chịu kéo với lực kéo được kiểm soát là mối nối mà ở đó lực kéo chính theo hướng trục của bulông, đai ốc hoặc của đoạn bulông có ren và bulông phải chịu tác dụng của lực kéo kể cả khi không có tải trọng bên ngoài tác dụng. Mối nối này nên áp dụng cho các mối nối chịu tác dụng mỏi.
Cần chú ý bảo đảm các bulông được kéo chính xác và bảo đảm độ kéo không đổi (dung sai +/- 10%). Hệ số W = 1,1 có tính đến các dung sai độ kéo.
Trong khi áp đặt độ kéo ban đầu lên bulông, dưới tác dụng kết hợp của tải trọng kéo và xoắn thì ứng suất phát sinh không được lớn hơn 80% giới hạn đàn hồi của vật liệu làm bu lông có tính đến sự phân tán lực khi áp đặt độ kéo ban đầu.
2. Tính toán tải trọng cho phép lên các mối nối bằng bulông
a. Tính toán lực kéo ban đầu
a) Kéo có xoắn
Trong đó:
sp - ứng suất kéo lý thuyết dưới tác dụng lực xiết chặt;
tb - ứng suất xoắn dưới tác dụng lực xiết chặt;
d2 - đường kính đo tại chân ren bulông;
dt - đường kính danh nghĩa của bulông;
Pa - bước ren của bulông;
m - hệ số ma sát trên đường ren;
sE - giới hạn đàn hồi của kim loại làm bulông.
b) Kéo không có xoắn
sb £ 0,8sE
b. Tải trọng cho phép F1 tác dụng lên mối nối bằng bulông
Phải thực hiện hai kiểm tra sau:
a) Dưới tác dụng của tải trọng lớn nhất có tính đến hệ số an toàn k và k’, không được vượt quá giới hạn đàn hồi của bulông.
Xác định:
Kiểm tra:
Trong đó:
Sb - diện tích tiết diện ngang của chân ren < tiết diện thân bulông.
- độ co rút của bộ phận kết cấu bị ép dưới tác dụng của lực kéo;
- độ giãn của bulông dưới tác dụng của lực kéo.
Đối với các bộ phận thép được lắp ráp, diện tích phải được xét đến đối với :
Trong đó:
- diện tích tiết diện tương đương của bu lông xiết;
s1 - đường kính bị ép dưới đầu mũ bulông;
- chiều dài của bộ phận bị ép;
Dt - đường kính lỗ bulông.
Đối với các bulông mà đường kính thân chênh lệch nhiều so với đường kính chân ren và phần có ren nằm trong phần chịu ứng suất, thì cần phải được tính toán đầy đủ.
b) Dưới tác dụng của tải trọng lớn nhất có tính đến các hệ số W, K' và K" là hệ số an toàn chống tách rời các bộ phận kết cấu.
Trong đó:
K’ - hệ số an toàn liên quan tới giới hạn đàn hồi theo Bảng 2.22.
K” - hệ số an toàn chống tách rời các bộ phận kết cấu.
Bảng 2.22. Hệ số an toàn
Hệ số |
Trường hợp tải trọng |
Trường hợp tải trọng |
Trường hợp tải trọng |
K’ |
1,50 |
1,33 |
1,10 |
K’’ |
1,30 |
1 |
1 |
Chú thích:
Các hệ số K’ và K” phải được áp dụng trong điều kiện bất lợi nhất phát sinh do sự phân tán lực khi áp đặt độ căng kéo ban đầu.
c) Kiểm tra độ bền mỏi
Kiểm tra độ bền mỏi các bulông được thực hiện riêng cho trường hợp tải trọng I.
Dưới tác dụng của tải trọng làm việc F1, ứng suất kéo thực biến thiên trong khoảng giữa 2 giá trị sau:
Phải kiểm tra theo công thức sau:
sA - độ lớn của ứng suất mỏi cho phép lớn nhất được cho trong đồ thị, xem Hình 2.10.
Đối với bất kỳ loại bulông hoặc phương pháp thiết kế nào khác, thì giá trị ứng suất sA phải bảo đảm tối thiểu mức độ an toàn tương đương về độ bền mỏi.
Hình 2.10. Đồ thị độ lớn của ứng suất mỏi cho phép lớn nhất
Chú thích:
E1 ¸ E8 là nhóm các bộ phận kết cấu.
Đồ thị áp dụng cho các bulông theo tiêu chuẩn ISO
- Ren tiêu chuẩn.
- Các cấp 8.8, 10.9, 12.9
- Lăn răng nguội với xử lý nhiệt sau khi lăn răng.
(c) Các mối nối bằng bu lông chịu tác dụng của các lực song song với bề mặt nối
1. Các bulông chịu tác dụng cắt thuần túy
Các kiểm tra được thực hiện với giả định là các bulông ở trong điều kiện thích hợp, nghĩa là các bulông đã được lắp ráp với độ dung sai lắp ráp theo tiêu chuẩn ISO và đoạn thân bulông ép vào thành lỗ xỏ bulông theo suốt chiều dài của các bộ phận kết cấu được lắp ráp.
Các lỗ xỏ bulông phải là lỗ được gia công bằng cách khoan với độ dung sai theo tiêu chuẩn ISO.
Ứng suất tính toán t trên thân bulông phải không được vượt quá các giá trị đã cho đối với đinh tán được nêu trong mục 2.3.1.2.(1).(a).
Áp lực ép phải không vượt quá giá trị được nêu trong mục 2.3.1.2.(1).(d).
2. Các bu lông chịu kéo - cắt kết hợp
Phải kiểm tra theo công thức sau:
s £ 0,65 sa
và t £ 0,6 sa đối với trường hợp cắt một bậc
hoặc t £ 0,8 sa đối với trường hợp cắt nhiều bậc
và phải thỏa mãn:
Ứng suất cho phép trong một bulông được giới hạn tới:
sa = 0,7 sE (0,2) đối với kết cấu thông thường
sa = 0,8 sE (0,2) đối với kết cấu ngăn ngừa sự trờn ren
Trong đó: sE (0,2) là ứng suất chảy của vật liệu chế tạo bulông tương ứng với độ giãn dài 0,2%.
3. Các mối nối bằng các bulông có độ bền cao với độ căng kéo được kiểm soát
Kiểu mối nối này nên dùng trong các lắp ráp chịu mỏi và chịu các tải trọng chính song song với các bề mặt nối. Các bộ phận kết cấu được nối bằng các bulông có độ bền cao chịu tác dụng của các loại tải trọng sau:
a. Các tải trọng tác dụng nằm trong mặt phẳng nối (ký hiệu T)
Trong trường hợp này, các tải trọng tác dụng làm cho các bộ phận ghép nối bị trượt đi và lực được truyền bởi ma sát. Để xác định tải trọng cho phép đối với mỗi bulông Ta mà tải trọng đó có thể truyền bằng ma sát, thì lực căng kéo F trong bulông sau khi xiết chặt cần phải được xem xét. Lực kéo này được nhân với hệ số ma sát m của các bề mặt tiếp xúc trong mối nối, và hệ số an toàn nT có giá trị tương tự như các giá trị được nêu trong mục 2.3.1.1.(1) được áp dụng đối với lực giới hạn này.
nT = 1,5 đối với trường hợp tải trọng I.
nT = 1,33 đối với trường hợp tải trọng II.
nT = 1,1 đối với trường hợp tải trọng III.
Ta có thể được xác định theo công thức:
Trong đó: m - số lượng các bề mặt ma sát.
Lực kéo F trong một bulông phụ thuộc vào mômen xiết chặt; giá trị của hệ số ma sát m phụ thuộc vào vật liệu chế tạo các bộ phận kết cấu ghép nối, tình trạng của các bề mặt tiếp xúc, và phương pháp chuẩn bị mối ghép (xem Phụ lục A.1).
b. Các lực vuông góc với mặt phẳng nối (ký hiệu N)
Kiểm tra bằng tính toán các lực vuông góc với bề mặt mối nối sẽ được thực hiện theo mục 2.3.1.2.(2).(b).
Nếu mối nối bằng bulông chịu tác dụng của mômen ngoại lực M, thì tải trọng kéo phải được xác định tại bulông chịu tải trọng lớn nhất cộng thêm tải trọng kéo hiện tại N.
c. Tải trọng kết hợp của T, N và M
Cần phải thực hiện hai kiểm tra sau:
a) Đối với bulông chịu ứng suất cao nhất, tổng các lực kéo gây bởi tải trọng N và M phải nhỏ hơn lực kéo cho phép được nêu trong mục 2.3.1.2.(2).(c).3.
b) Tải trọng trung bình được truyền bởi ma sát phải nhỏ hơn giá trị sau:
d. Xác định các ứng suất trong các bộ phận của mối nối
Đối với các bộ phận chịu nén, ứng suất được tính toán trên mặt cắt toàn bộ (diện tích mặt cắt ngang của các lỗ bulông không bị khấu trừ).
Đối với các bộ phận chịu kéo, có 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Các bu lông được bố trí trên 1 hàng vuông góc với hướng tác dụng của tải trọng; cần phải kiểm tra theo các điều kiện sau đây:
a) Tải trọng tổng tác dụng lên tiết diện toàn bộ.
b) 60% tải trọng tổng tác dụng lên tiết diện thực (diện tích mặt cắt ngang của các lỗ bulông bị khấu trừ).
Hình 2.11. Bố trí bu lông trong mối nối
Trường hợp thứ hai: các bu lông được bố trí thành nhiều hàng vuông góc với hướng tác dụng của tải trọng.
Phần chịu tải nặng nhất (tương ứng với hàng 1 đối với chi tiết A - xem Hình 2.11) cần phải được phân tích và kiểm tra theo 2 điều kiện sau:
a) Tải trọng tổng tác dụng lên mặt cắt toàn bộ;
b) Lên mặt cắt thực được xét với tải trọng tổng từ hàng bu lông 2 và 3 (nghĩa là trong trường hợp của hình vẽ trên, 2/3 tải trọng tổng của mối nối) cộng với 60% tải trọng tác dụng lên hàng 1.
Việc kiểm tra này được giả định là tải trọng được phân chia đều cho tất cả các bulông và số hàng bulông là nhỏ, bởi vì nếu có quá nhiều hàng thì các bu lông ở hàng phía cuối sẽ chịu tải nhỏ. Vì vậy không nên bố trí nhiều hơn 2 hàng hoặc ngoại lệ 3 hàng.
e. Mối nối bằng bu lông có độ bền cao
Cần lưu ý, các tính toán ở trên dùng để kiểm tra các mối nối bằng bu lông có độ bền cao chỉ có hiệu lực khi các mối nối trong thực tế phải phù hợp với điều kiện yêu cầu về độ căng kéo và việc chuẩn bị các bề mặt tiếp xúc để đạt được các hệ số ma sát thích hợp (xem Phụ lục A.1).
(3) Các mối nối bằng hàn
Trong các mối nối bằng hàn, giả định rằng kim loại hàn tối thiểu có những đặc tính tốt như kim loại cơ bản.
Cần phải kiểm tra các ứng suất phát sinh, trong trường hợp kéo và nén không vượt quá ứng suất cho phép sa được nêu trong mục 2.3.1.1.(1).
Đối với trường hợp mối hàn bị cắt, ứng suất cho phép ta được xác định bằng:
Tuy nhiên đối với kiểu tải trọng nhất định, đặc biệt các ứng suất ngang trong các mối hàn thì ứng suất tương đương cho phép lớn nhất phải được giảm bớt.
Bảng 2.23 tóm tắt các giá trị không được vượt quá đối với một số loại thép thông dụng, theo kiểu tải trọng.
Phụ lục A.2: cho biết thêm một số thông tin về mối nối hàn.
Bảng 2.23
Các ứng suất tương đương cho phép lớn nhất trong các mối hàn (N/mm2)
Các loại thép A.37 - A.42 - A.52
Kiểu tải trọng |
A.37 |
A.42 |
A.52 |
||||||
I |
II |
III |
I |
II |
III |
I |
II |
III |
|
Các ứng suất tương đương dọc đối với mọi kiểu mối hàn |
160 |
180 |
215 |
175 |
195 |
240 |
240 |
270 |
325 |
Các ứng suất kéo ngang 1) Các mối hàn giáp mép và hàn chữ K chất lượng đặc biệt. 2) Các mối hàn chữ K chất lượng thường. 3) Các mối hàn góc |
160 140 113 |
180 158 127 |
215 185 152 |
175 153 124 |
195 170 138 |
240 210 170 |
240 210 170 |
270 236 191 |
325 285 230 |
Các ứng suất nén ngang 1) Các mối hàn giáp mép và hàn chữ K chất lượng đặc biệt. 2) Các mối hàn góc. |
160 130 |
180 146 |
215 175 |
175 142 |
195 158 |
240 195 |
240 195 |
270 220 |
325 265 |
Cắt toàn bộ dải mối hàn |
113 |
127 |
152 |
124 |
138 |
170 |
170 |
191 |
230 |
Chú thích: I, II, III tương ứng là các trường hợp tải trọng.
Nguyên tắc kiểm tra sẽ là các bộ phận kết cấu chịu uốn dọc cần phải được thiết kế theo cùng một hệ số an toàn như đã được chấp nhận đối với giới hạn đàn hồi; nói một cách khác, các ứng suất uốn dọc tính toán phải nhỏ hơn các ứng suất cho phép lớn nhất tương ứng như đã được nêu trong mục 2.3.1.1.(1).
Nhà thiết kế phải chỉ rõ nguồn gốc của phương pháp tính toán được lựa chọn.
Nếu phương pháp được chọn liên quan đến việc nhân ứng suất tính toán với một hệ số uốn dọc phụ thuộc vào hệ số độ mảnh của bộ phận kết cấu và sau đó kiểm tra ứng suất đã được khuếch đại này vẫn nhỏ hơn ứng suất cho phép xác định, giá trị được chọn cho ứng suất cho phép này sẽ là giá trị như đã được nêu trong mục 2.3.1.1.(1).
Chú thích:
Phụ lục A.3 chỉ ra cách áp dụng các phương pháp tính toán cổ điển khác nhau để thỏa mãn các yêu cầu trên.
Trong việc xác định các hệ số an toàn uốn ngang được cho dưới đây, cần phải xét rằng các tấm phẳng dưới tác dụng của các ứng suất nén được phân bố đều trên bề rộng tấm sẽ là trạng thái uốn ngang nguy hiểm hơn so với trường hợp các tấm chịu ứng suất biến đổi từ ứng suất nén sang ứng suất kéo trên bề rộng tấm.
An toàn uốn ngang phụ thuộc vào tỷ số của ứng suất tính toán tại hai mép tấm (xem Phụ lục A.4).
Ngoài ra cần phải xác định ứng suất uốn ngang tới hạn đối với các trụ tròn, khoảng cách đặt và mômen quán tính tiết diện của các gân gia cường để tránh sự chênh lệch quá lớn về độ an toàn thật sự do việc sử dụng các dữ liệu khác nhau trong các tài liệu kỹ thuật.
Phải kiểm tra các ứng suất tính toán không lớn hơn ứng suất uốn ngang tới hạn chia cho các hệ số nV theo Bảng 2.24:
Bảng 2.24. Hệ số an toàn uốn ngang
Loại tải trọng và kết cấu |
Trường hợp tải trọng |
Hệ số an toàn uốn ngang (nV) |
Uốn ngang các kết cấu tấm phẳng.
|
I II III |
1,70 + 0,175 (y - 1) 1,50 + 0,125 (y - 1) 1,35 + 0,075 (y - 1) |
Uốn ngang các kết cấu tấm cong; các trụ tròn (thí dụ như các ống) |
I II III |
1,70 1,50 1,35 |
Tỷ số ứng suất trên hai mép tấm Y biến đổi trong khoảng giữa +1 và - 1.
Chú thích:
Phụ lục A.4 đưa ra chỉ dẫn để xác định các ứng suất uốn ngang tới hạn.
Trong trường hợp này, các ứng suất trong các bộ phận kết cấu có thể không tương ứng với các lực gây ra chúng do biến dạng của kết cấu dưới tác dụng của các lực này.
Thí dụ, với các ứng suất phát sinh trong cột cần trục (xem sơ đồ minh họa trên Hình 2.12) ở đó rõ ràng là mômen uốn trong cột không tương ứng với lực tác dụng do biến dạng làm tăng cánh tay đòn mômen của chúng.
Trong trường hợp này tính toán được thực hiện như sau:
1. Trước hết thực hiện kiểm tra theo các yêu cầu của mục 2.3.1, 2.3.2 và 2.3.3. Tính toán các ứng suất phát sinh trong các trường hợp tải trọng khác nhau và kiểm tra xem có đủ độ dư an toàn liên quan tới các ứng suất tới hạn (giới hạn đàn hồi, uốn dọc, uốn ngang). Trong tính toán các ứng suất phải kể đến biến dạng gây ra do các tải trọng tác dụng lên kết cấu.
2. Kiểm tra tiếp theo cũng được thực hiện bằng tính toán các ứng suất gây ra do tác dụng của các tải trọng được nhân với hệ số n của trường hợp tải trọng được xét đến và có xét đến các biến dạng gây ra bởi tác dụng của các tải trọng đã được tăng lên và kiểm tra xem các ứng suất tính toán vẫn nhỏ hơn các ứng suất tới hạn đối với giới hạn đàn hồi, uốn dọc và uốn ngang.
Tuy nhiên xét đến trong thực tế, các tải trọng biến đổi SV (các tải trọng gây ra do tải nâng được nhân với y, do tải trọng gió và do các chuyển động nằm ngang) là nguy hiểm hơn so với tải trọng không đổi do trọng lượng bản than SG gây ra, trong thực tế việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách xem xét hai trường hợp sau:
a. Khi tác động của trọng lượng bản than SG và tải trọng biến đổi SV dẫn tới biến dạng ngược hướng:
Xác định ứng suất sG do tác dụng của trọng lượng bản thân SG (không khuếch đại) và ứng suất sV do tác dụng của các tải trọng biến đổi SV được nhân với hệ số n tương ứng với trường hợp đang xét (mục 2.3.1 - giới hạn đàn hồi, mục 2.3.2 - uốn dọc, mục 2.3.3 - uốn ngang) và kiểm tra xem ứng suất này nhỏ hơn ứng suất tới hạn, nghĩa là:
sgây ra bởi (SG + n.SV) £ scr
b. Khi trọng lượng bản thân và tải trọng biến đổi dẫn tới biến dạng cùng hướng: Xác định ứng suất do tác dụng của tải trọng biến đổi được nhân với hệ số n và của trọng lượng bản thân được nhân với hệ số n’ sau:
n’ = 1 + (n - 1) r
Trong đó được tính toán ở giai đoạn đầu của biến dạng.
Khi đó phải thỏa mãn: sgây ra bởi (n’ SG + nSV) £ scr
Sự nguy hiểm do mỏi xảy ra khi một bộ phận kết cấu chịu tác dụng của các tải trọng biến đổi và lặp lại.
Độ bền mỏi được tính toán bằng cách xem xét các tham số sau đây:
1 - Số các chu kỳ biến đổi tải trọng quy ước và phổ ứng suất mà bộ phận kết cấu phải chịu;
2 - Vật liệu sử dụng và sự tập trung ứng suất tại điểm đang xét;
3 - Ứng suất lớn nhất cực trị smax có thể xảy ra trong bộ phận kết cấu đang xét.
4 - Tỷ số K giữa các giá trị của ứng suất cực trị.
1 Số các chu kỳ tải trọng quy ước và phổ ứng suất
Số các chu kỳ biến đổi của tải trọng và phổ ứng suất phải được xét đến đã được nêu trong mục 2.2.1.4.(2) và 2.2.1.4.(3).
Hai tham số này được xét đến khi xét nhóm mà bộ phận kết cấu được phân vào phù hợp với mục 2.2.1.4.
2 Vật liệu sử dụng, sự tập trung ứng suất
Độ bền mỏi của một bộ phận kết cấu phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu sử dụng và phụ thuộc vào hình dạng và phương pháp liên kết. Hình dạng của các bộ phận được liên kết và các biện pháp gia công chế tạo có ảnh hưởng tới sự phát sinh tập trung ứng suất sẽ làm giảm đáng kể độ bền mỏi của bộ phận kết cấu.
3 Xác định ứng suất lớn nhất smax
Ứng suất lớn nhất smax là ứng suất cao nhất theo giá trị tuyệt đối (nghĩa là nó có thể là kéo hoặc nén) xảy ra trong bộ phận kết cấu trong trường hợp tải trọng I (xem mục 2.2.3.1) nhưng không áp dụng hệ số khuếch đại gC .
Khi kiểm tra độ bền mỏi của các bộ phận kết cấu chịu nén thì hệ số uốn dọc w được cho trong mục 2.3.2 không được áp dụng.
4 Tỷ số K giữa các ứng suất cực trị
Tỷ số này được xác định bằng cách tính toán các giá trị cực trị của các ứng suất mà bộ phận kết cấu phải chịu trong trường hợp tải trọng I.
Tỷ số này có thể thay đổi phụ thuộc vào các chu kỳ hoạt động, nhưng về mặt an toàn hệ số K này được xác định bằng cách lấy hai giá trị cực trị có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bộ phận trong trường hợp tải trọng I.
Nếu smax và smin là các giá trị đại số của các ứng suất cực trị, smax là ứng suất cực trị có giá trị tuyệt đối cao hơn, thì tỷ số K có thể được xác định:
hoặc trong trường hợp cắt.
Tỷ số này thay đổi trong khoảng từ +1 tới -1, là dương nếu cả hai ứng suất cực trị ở cùng hướng (các ứng suất dao động lên xuống cùng một dấu) và là âm khi cả hai ứng suất cực trị ngược hướng (các ứng suất đổi ngược dấu).
5 Kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu mỏi
Sử dụng các tham số được xác định trong các mục từ 2.3.5.1 tới 2.3.5.4. Sự thỏa mãn của các bộ phận kết cấu và các mối nối chịu mỏi được bảo đảm bằng việc kiểm tra ứng suất smax như đã được xác định trong mục 2.3.5.3 phải không lớn hơn ứng suất mỏi cho phép của bộ phận kết cấu đang xét đến.
Ứng suất mỏi cho phép được xác định từ ứng suất tới hạn tương ứng với 90% khả năng chưa bị phá hủy (trên cơ sở thử nghiệm bằng các mẫu thử) vì vậy:
sa đối với mỏi = 0,75 s tại 90% khả năng chưa bị phá hủy.
Việc xác định các ứng suất cho phép này là vấn đề phức tạp và nói chung nên tham khảo các tài liệu chuyên sâu về chủ đề này.
Các bộ phận của cơ cấu thiết bị xếp dỡ được thiết kế bằng cách kiểm tra để chúng đáp ứng đầy đủ độ an toàn để chống lại sự phá hủy do bị giòn gãy, bị mất ổn định, bị mỏi, hoặc bị mài mòn.
Các yếu tố khác cũng phải được xét đến và chúng đặc biệt quan trọng để tránh bị quá nhiệt hoặc sai lệch làm ảnh hưởng đến sự hoạt động chính xác của cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
1 Kiểm tra theo giới hạn bền
Các bộ phận của cơ cấu thiết bị xếp dỡ được kiểm tra theo giới hạn bền bằng cách tính nghiệm ứng suất tính toán không được vượt quá ứng suất cho phép phụ thuộc vào giới hạn bền kéo của vật liệu được sử dụng.
(1) Giá trị của ứng suất cho phép
Giá trị của ứng suất cho phép sa được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
sR - giới hạn bền kéo của vật liệu;
- hệ số an toàn tương ứng với từng trường hợp tải trọng (xem mục 2.4.1.1.(2)).
(2) Giá trị của hệ số
Các giá trị được chấp nhận đối với được cho trong Bảng 2.25
Bảng 2.25. Các giá trị của
Các trường hợp tải trọng |
I và II |
III |
Giá trị của |
2,2 |
1,8 |
Trong trường hợp gang xám, các giá trị của được tăng thêm 25%.
(3) Mối quan hệ giữa ứng suất tính toán và ứng suất cho phép
Theo loại tải trọng đang được xét đến, các mối quan hệ sau cần phải được kiểm tra.
Trong đó:
st - ứng suất kéo tính toán;
sc - ứng suất nén tính toán;
sf - ứng suất uốn tính tính toán;
t - ứng suất cắt tính toán.
1) Kéo thuần túy: 1,25 st £ sa
2) Nén thuần túy: sc £ sa
3) Uốn thuần túy: sf £ sa
4) Uốn và kéo kết hợp: 1,25 st + sf £sa
5) Uốn và nén kết hợp: sc + sf £ sa
6) Cắt thuần túy:
7) Kéo, uốn và cắt kết hợp:
8) Nén, uốn và cắt kết hợp:
2 Kiểm tra ổn định uốn dọc
Các bộ phận cơ cấu chịu uốn dọc được thiết kế thỏa mãn các quy định được nêu trong mục 2.3.2, kiểm tra ứng suất tính toán không vượt quá ứng suất giới hạn được xác định như là hàm của một ứng suất tới hạn, mà cao hơn ứng suất tới hạn này có thể xảy ra mất ổn định do uốn dọc.
Đối với việc kiểm tra này phải tính đến hệ số gm, giá trị của hệ số này phụ thuộc vào nhóm mà cơ cấu được phân loại (xem Bảng 2.20).
Kiểm tra các bộ phận cơ cấu chịu uốn dọc cho trong Phụ lục A.3.
3 Kiểm tra độ bền mỏi
Độ bền mỏi của một bộ phận cơ cấu thiết bị xếp dỡ chủ yếu được xác định theo:
- Vật liệu chế tạo bộ phận;
- Hình dáng, tình trạng bề mặt, trạng thái han gỉ, kích cỡ (ảnh hưởng của tỷ lệ) và các yếu tố khác phát sinh sự tập trung ứng suất;
- Tỷ số k giữa các ứng suất lớn nhất và nhỏ nhất xảy ra trong các chu kỳ ứng suất biến đổi;
- Phổ ứng suất;
- Số các chu kỳ ứng suất.
Độ bền mỏi của bộ phận cơ cấu được xác định chỉ trong những trường hợp ngoại lệ. Nói chung, độ bền mỏi có được là xuất phát từ các đặc tính của vật liệu và của bộ phận và các quy luật liên quan đến hoạt động của bộ phận cơ cấu.
Xuất phát điểm mà ta có là giới hạn bền mỏi dưới tác dụng của tải trọng kéo biến đổi (k = -1) của mẫu thử nhẵn được làm từ loại vật liệu đang xét đến. Sự giảm của độ bền mỏi này là do hình dạng, tình trạng bề mặt, trạng thái han gỉ và kích thước của bộ phận được tính đến bằng cách đưa ra các hệ số thích hợp.
Từ giới hạn bền mỏi dưới tác dụng của tải trọng biến đổi, xác định được một giới hạn tương ứng với các tỷ số k giữa các ứng suất cực trị khác với sự trợ giúp của đồ thị SMITH mà trong đó các giả thiết đã được áp dụng để tạo nên hình dạng của các đường cong độ bền.
Vì vậy giới hạn bền mỏi được xác định đối với bộ phận cơ cấu thiết bị xếp dỡ thực tế, và tỷ số k giữa các ứng suất cực trị được lấy làm cơ sở để vẽ đường cong WOHLER dựa trên những giả thuyết nhất định. Từ đường cong WOHLER (độ bền mỏi chỉ dưới tác động của các chu kỳ ứng suất có cùng tỷ số k giữa các ứng suất cực trị), có thể sử dụng giả thuyết PALMGREN-MINER về phá hủy do mỏi để xác định độ bền mỏi của bộ phận cơ cấu tương ứng với nhóm mà bộ phận được phân loại.
Kiểm tra độ bền mỏi chỉ cần phải thực hiện đối với trường hợp tải trọng I.
Ở những bộ phận có số chu kỳ ứng suất nhỏ hơn 8 000, thì không cần thiết phải kiểm tra mỏi.
4 Kiểm tra độ mòn
Trong trường hợp các bộ phận bị mài mòn, các yếu tố vật lý tác động đến sự mài mòn chẳng hạn như áp lực bề mặt hoặc tốc độ quay cần phải được xác định. Các số liệu cần phải dựa trên những kinh nghiệm thực tế để chúng không bị mòn quá mức.
1 Chọn các ổ đỡ chống ma sát
Để chọn các ổ đỡ chống ma sát, trước hết cần kiểm tra ổ đỡ có thể chịu được:
- Tải trọng tĩnh mà ổ đỡ có thể phải chịu trong trường hợp tải trọng bất lợi nhất, trong các trường hợp tải trọng I, II hoặc III, và
- Tải trọng động lớn nhất trong trường hợp tải trọng I hoặc II.
(1) Tuổi thọ lý thuyết
Các ổ đỡ chống ma sát không những phải chịu được tải trọng tĩnh và tải trọng động tác dụng mà còn phải được lựa chọn để có được tuổi thọ lý thuyết tính theo số giờ (xem Bảng 2.5) như là hàm của cấp hoạt động của cơ cấu dưới tác dụng của tải trọng trung bình không đổi như được xác định trong mục 2.4.2.1.(2) và 2.4.2.1.(3) dưới đây.
(2) Tải trọng trung bình của các ổ đỡ chịu tải trọng kiểu SM
Tính đến yếu tố thay đổi của các tải trọng kiểu SM trong các chu kỳ hoạt động, tải trọng trung bình tương đương SM mean được xác định với giả thiết tác dụng không đổi trong suốt tuổi thọ lý thuyết đã được xác định trong mục 2.4.2.1.(1).
SM mean được xác định bằng cách nhân SM max II (1) được xác định trong mục 2.2.6.4.(1) và 2.2.6.4.(2), với căn bậc ba của hệ số phổ tải Km được xác định trong mục 2.2.1.3.(3).
Chú thích: (*) hoặc SM max I đối với các bộ phận không chịu tải trọng gió.
Xác định tải trọng trung bình SM mean lên các ổ đỡ chống ma sát trong chuyển động kết hợp.
Trong trường hợp các chuyển động kết hợp nâng trọng tâm của các khối lượng đang chuyển động với chuyển vị nằm ngang (ví dụ thay đổi tầm với không cân bằng), tải trọng trung bình SM mean được xác định bằng cách kết hợp:
- Tải trọng trung bình gây bởi các chuyển động có gia tốc và tác động của gió như đã được xác định theo mục 2.4.2.1.(2), với
- Tải trọng trung bình gây bởi chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm của các khối lượng đang chuyển động, được xác định bằng công thức:
Trong đó: SM max và SM min - giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các tải trọng tương ứng.
(3) Tải trọng trung bình của các ổ đỡ chịu tác dụng của các tải trọng kiểu SR.
Các tải trọng cực trị SR max và SR min trong trường hợp tải trọng I đối với các thiết bị xếp dỡ không bị tác động của gió hoặc trong trường hợp tải trọng II bị tác động của gió (xem mục 2.2.6) được xem xét và ổ đỡ được thiết kế đối với tải trọng trung bình được xác định theo công thức sau:
Và được tác dụng trong suốt tuổi thọ lý thuyết theo mục 2.4.2.1.(1).
(4) Tải trọng trung bình của các ổ đỡ chịu tác dụng đồng thời các tải trọng kiểu SM và SR
Dựa trên cơ sở những điều được chỉ ra ở trên, các tải trọng trung bình tương đương được xác định đối với mỗi kiểu tải trọng SM và SR được giả thiết là tác dụng độc lập và ổ đỡ được lựa chọn đối với tải trọng trung bình tương đương từ sự kết hợp hai tải trọng trung bình SM và SR.
2 Chọn cáp
Dây cáp thép sử dụng trên các thiết bị xếp dỡ phải là loại không gỉ.
Các quy tắc sau nhằm mục đích xác định các yêu cầu tối thiểu đối với việc lựa chọn dây cáp được sử dụng trên các thiết bị xếp dỡ thuộc phạm vi của Quy chuẩn này.
Các phương pháp được trình bày dưới đây được giả thiết là dây cáp được bôi trơn đầy đủ, đường kính của puly và tang quấn dây cáp được chọn phù hợp với mục 2.4.2.3 và trong khi sử dụng dây cáp được bảo dưỡng, kiểm tra và định kỳ thay thế phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10837:2015 (ISO 4309:2010) Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ.
Việc lựa chọn đường kính dây cáp (và đường kính quấn dây cáp theo mục 2.4.2.3) được dựa trên nhóm cơ cấu nâng. Tuy nhiên, đối với các thiết bị xếp dỡ yêu cầu thường xuyên phải tháo lắp (chẳng hạn như cần trục tháp dùng trong xây dựng), dây cáp bị thay đổi thường xuyên thì cho phép chọn dây cáp nâng tải ở nhóm ngay dưới nhóm cơ cấu nâng nhưng không thấp hơn nhóm M3.
Đối với các thiết bị xếp dỡ được sử dụng để cẩu hàng nguy hiểm (thí dụ như thép nóng chảy, hàng hóa phóng xạ cao hoặc hàng hóa gây gỉ cao...), thì việc lựa chọn dây cáp và các puly cần phải lấy ở nhóm cơ cấu ngay trên nhóm mà thiết bị xếp dỡ được phân loại thông thường.
Nhóm M5 là nhóm thấp nhất để chọn dây cáp và puly được sử dụng để cẩu các loại hàng nguy hiểm.
Đối với cơ cấu vận chuyển người, nhóm M8 là nhóm thấp nhất để chọn dây cáp và puly được sử dụng.
(1) Chọn đường kính dây cáp
Hai phương pháp có thể được sử dụng để chọn:
- Phương pháp sử dụng hệ số an toàn thực tế tối thiểu ZP (xem mục 2.4.2.2.(1).(b)) được áp dụng đối với dây cáp chạy và dây cáp tĩnh (như dây cáp giằng).
- Phương pháp hệ số C (xem mục 2.4.2.2.(1).(c)) chỉ áp dụng cho dây cáp chạy.
(a) Cơ sở chung của hai phương pháp
1. Xác định lực kéo S lớn nhất trong dây cáp nâng (ngoại trừ dây cáp gầu ngoạm)
Lực kéo lớn nhất được xác định bằng cách tính đến các yếu tố sau:
- Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất của thiết bị xếp dỡ;
- Trọng lượng của cụm puly và của các thiết bị mang tải, trọng lượng bản thân của chúng được cộng vào tải nâng, làm tăng lực kéo dây cáp;
- Hiệu suất luồn dây cáp;
- Các tải trọng do gia tốc gây ra nếu các tải này lớn hơn 10% tải trọng thẳng đứng;
- Độ xiên của dây cáp tại vị trí cao nhất nếu góc xiên của dây cáp nâng so với trục nâng lớn hơn 22,50.
2. Xác định lực kéo lớn nhất S trong dây cáp, không phải dây cáp nâng tải
Xác định lực kéo lớn nhất S trong dây cáp khác nhau không phải dây cáp dùng để nâng tải thẳng đứng dựa trên các tải trọng được xác định trong các trường hợp tải trọng I hoặc II, có xét đến trường hợp bất lợi nhất có thể xảy ra lặp lại trong sử dụng thông thường.
Đối với dây cáp gây chuyển động ngang của tải cần phải xét đến tải trọng từ chuyển động lăn và ma sát, cùng với độ nghiêng lớn nhất của bệ đỡ mà tải được dịch chuyển trên đó, có thể được giả thiết là cục bộ dưới tác dụng của tải thông thường.
3. Xác định lực kéo lớn nhất S trong dây cáp gầu ngoạm (nâng và đóng - mở)
Trong trường hợp thiết bị cẩu ngoạm, mà ở đó trọng lượng của tải nâng không phải luôn luôn được phân bố đều giữa dây cáp dùng để đóng gầu ngoạm và dây cáp dùng để nâng gầu ngoạm trong một chu kỳ nâng, giá trị của lực kéo dây cáp S được xác định như sau:
1) Nếu hệ thống được sử dụng một cách tự động đảm bảo sự phân bố đều tải nâng giữa dây cáp đóng và dây cáp nâng gầu, hoặc bất kỳ độ chênh nào giữa các tải trong dây cáp đóng và dây cáp nâng được hạn chế trong khoảng thời gian ngắn tại thời điểm cuối của đóng gầu hoặc tại thời điểm bắt đầu mở gầu, thì S sẽ được xác định như sau:
a) Dây cáp đóng gầu: S = 66% trọng lượng của gầu có tải chia cho số đường dây cáp đóng gầu ngoạm.
b) Dây cáp dùng để nâng gầu: phần trăm tương tự.
2) Nếu hệ thống không đảm bảo phân bố đều tải một cách tự động giữa dây cáp đóng và dây cáp nâng gầu trong chuyển động nâng, và trong thực tế hầu hết các tải đều tác dụng lên dây cáp đóng gầu, lực kéo S sẽ được xác định như sau:
a) Dây cáp đóng gầu: S = tổng trọng lượng của gầu ngoạm có tải chia cho số đường dây cáp đóng gầu.
b) Dây cáp nâng gầu: S = 66% tổng trọng lượng của gầu ngoạm có tải chia cho số đường dây cáp nâng gầu.
(b) Phương pháp dùng hệ số an toàn thực tế tối thiểu ZP
Hệ số an toàn thực tế tối thiểu ZP là tỷ số giữa:
- Tải trọng kéo đứt nhỏ nhất F0 của dây cáp (tải kéo đứt nhỏ nhất phải được xác định khi thực hiện thử kéo đứt dây cáp).
- và lực kéo dây cáp lớn nhất S trong dây cáp.
1. Chọn dây cáp
Dây cáp được chọn cần phải có hệ số an toàn thực tế tối thiểu bằng giá trị tối thiểu ZP đối với nhóm cơ cấu (xem Bảng 2.26).
Bảng 2.26. Hệ số an toàn ZP
Nhóm cơ cấu |
Giá trị ZP tối thiểu |
|
Dây cáp chạy |
Dây cáp tĩnh |
|
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 |
3,15 3,35 3,55 4 4,5 5,6 7,1 9 |
2,5 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5 |
(c) Phương pháp hệ số C
Các định nghĩa:
C = hệ số chọn dây cáp;
S = lực kéo lớn nhất tác dụng lên dây cáp khi sử dụng;
d = đường kính danh nghĩa của dây cáp;
f = hệ số điền đầy của dây cáp;
k = hệ số tổn thất do xoắn gây ra do kết cấu của dây cáp;
R0 = Giới hạn bền kéo nhỏ nhất của sợi dây cáp;
k’ = hệ số kinh nghiệm đối với tải kéo đứt nhỏ nhất đối với kết cấu dây cáp đã biết.
1. Chọn dây cáp
Khi biết kết cấu, lực kéo đứt nhỏ nhất của dây cáp và nhóm cơ cấu, hệ số C có thể được xác định theo công thức sau:
Trong đó: ZP là giá trị tối thiểu đối với dây cáp chạy được xác định trong Bảng 2.26, tương ứng với nhóm cơ cấu được chọn cho dây cáp.
Đường kính danh nghĩa của dây cáp phải sao cho:
2. Tính toán hệ số bảo đảm C
Giá trị của C được tính toán trên cơ sở:
- Hệ số ZP tương ứng với nhóm cơ cấu thiết bị xếp dỡ;
- Giới hạn bền kéo đứt của thép làm sợi dây cáp;
- Hệ số k’ (hoặc hệ số k và f) được nhà sản xuất dây cáp bảo đảm nếu dây cáp có kết cấu đặc biệt. Trong trường hợp này giấy chứng nhận do nhà chế tạo dây cáp cấp phải ghi rõ các giá trị bảo đảm k’.
3 Chọn puly, tang quấn dây cáp và các thiết bị kẹp dây cáp
(1) Đường kính quấn dây cáp tối thiểu
Đường kính quấn dây cáp tối thiểu được xác định theo công thức sau:
D ³ H . d
Trong đó:
D - đường kính quấn trên puly, tang hoặc puly cân bằng được đo tới trục của dây cáp;
H - hệ số phụ thuộc vào nhóm cơ cấu;
d - đường kính danh nghĩa của dây cáp.
Chú thích: Tham khảo mục 2.4.2.2 đối với nhóm cơ cấu thiết bị xếp dỡ.
(a) Giá trị của H
Các giá trị tối thiểu của hệ số H phụ thuộc vào nhóm cơ cấu thiết bị xếp dỡ, được cho trong Bảng 2.27 đối với tang, puly và puly cân bằng.
Các hệ số trong Bảng phù hợp với các loại dây cáp thép thông dụng hiện nay và dựa trên kinh nghiệm liên quan đến điều kiện làm việc của chúng.
Bảng 2.27. Các giá trị của H
Nhóm cơ cấu |
Tang |
Puly |
Puly cân bằng |
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 |
11,2 12,5 14 16 18 20 22,4 25 |
12,5 14 16 18 20 22,4 25 28 |
11,2 12,5 12,5 14 14 16 16 18 |
(b) Lưu ý
Khi dùng công thức đã cho trong mục 2.4.2.2.(1) để xác định đường kính dây cáp tối thiểu mà từ đó xác định đường kính tối thiểu của tang và puly, thì dây cáp với đường kính lớn hơn đường kính dây cáp tính toán tối thiểu có thể được sử dụng nhưng với điều kiện đường kính dây cáp sử dụng không được lớn hơn đường kính dây cáp tối thiểu 25% và với điều kiện lực kéo dây cáp không được vượt quá giá trị lực kéo S đã dùng để tính toán đường kính dây cáp tối thiểu này.
(2) Bán kính đáy rãnh quấn dây cáp
Tuổi thọ hiệu dụng của dây cáp không chỉ phụ thuộc vào đường kính puly và tang mà còn phụ thuộc vào áp lực tác động giữa dây cáp và rãnh đỡ dây cáp.
Bán kính rãnh đỡ dây cáp r có thể được xác định theo công thức sau:
r = 0,53 d
Trong đó: d là đường kính danh nghĩa của dây cáp.
(3) Thiết bị kẹp giữ dây cáp
Các kẹp giữ dây cáp cần phải được thiết kế sao cho chịu được một lực kéo gấp 2,5 lần lực kéo dây cáp lớn nhất S mà không bị biến dạng vĩnh cửu.
Các trang bị kẹp giữ dây cáp trên tang quấn dây cáp cần phải được thiết kế sao cho chịu được lực kéo bằng 2,5 lần lực kéo lớn nhất S, có xét đến lực ma sát của các vòng quấn còn lại trên tang, tổng lực ma sát và lực giữ dây cáp.
Hệ số ma sát giữa dây cáp và tang quấn dùng trong tính toán được lấy bằng:
m = 0,1
Khi dây cáp được nhả hết khỏi tang quấn thì tối thiểu 2 vòng quấn trọn vòng phải còn lại trên tang ở trước đầu cuối bắt dây cáp cố định.
4 Chọn các bánh xe chạy trên ray
Để chọn bánh xe chạy trên đường ray, thì đường kính của nó được xác định bằng cách xem xét:
- Tải trọng tác dụng lên bánh xe;
- Chất lượng vật liệu chế tạo bánh xe;
- Loại đường ray mà bánh xe chạy trên đó;
- Tốc độ quay của bánh xe;
- Phân nhóm của cơ cấu.
(1) Kích cỡ bánh xe ray
Để xác định kích cỡ bánh xe ray cần phải thực hiện các kiểm tra sau:
- Bánh xe có khả năng chịu được tải trọng lớn nhất tác dụng lên theo tính toán;
- Bánh xe cho phép thiết bị xếp dỡ hoạt động bình thường mà không bị mài mòn bất thường.
Hai yêu cầu phải được kiểm tra bằng tính nghiệm theo 2 công thức sau:
Lấy c1 max = 1,2 và c2 max = 1,15
và
Trong đó:
D - đường kính bánh xe ray (mm);
b - bề rộng hiệu dụng của đường ray (mm);
PL - áp suất giới hạn phụ thuộc vào vật liệu chế tạo bánh xe (N/mm2);
c1 - hệ số phụ thuộc vào tốc độ quay của bánh xe;
c2 - hệ số phụ thuộc vào nhóm cơ cấu;
Pmean III - tải trọng trung bình bánh xe phải chịu trong trường hợp tải trọng III được tính theo công thức trong mục 2.4.2.4.(1).(a), (N);
Pmean I, II - tải trọng trung bình trong trường hợp tải trọng I hoặc II.
(a) Xác định tải trọng trung bình
Để xác định các tải trọng trung bình, quy trình là xem xét các tải trọng lớn nhất và nhỏ nhất mà bánh xe phải chịu trong các trường hợp tải trọng được xét đến, nghĩa là với thiết bị xếp dỡ hoạt động bình thường nhưng bỏ qua hệ số động lực y khi xác định Pmean I, II và với thiết bị xếp dỡ không hoạt động đối với Pmean III. Giá trị của Pmean trong ba trường hợp tải trọng I, II và III được xác định bằng công thức dưới đây:
(b) Xác định bề rộng hiệu dụng b của ray
Đối với các đường ray có bề mặt chịu tải phẳng và chiều rộng toàn bộ với các góc lượn tròn bán kính r tại mỗi bên, bề rộng hiệu dụng b được xác định theo công thức sau:
b = l - 2.r
Đối với các đường ray có bề mặt chịu tải cong lồi, b được xác định như sau:
(*)
Hình 2.13. Ray có bề mặt chịu tải cong lồi
Chú thích:
(*) Cùng chiều rộng đầu ray, nhưng công thức này cho bề rộng chịu tải hiệu dụng của ray có bề mặt chịu tải cong lồi lớn hơn so với ray có bề mặt chịu tải phẳng. Điều này cho thấy rằng ray có bề mặt cong lồi nhỏ phù hợp hơn đối với chuyển động lăn của bánh xe.
(c) Xác định áp lực giới hạn PL
Giá trị của PL được cho trong Bảng 2.28 như là hàm của giới hạn bền của vật liệu chế tạo bánh xe.
Bảng 2.28. Các giá trị của PL
Giới hạn bền của vật liệu chế tạo bánh xe |
PL (N/mm2) |
sR > 500 N/mm2 |
5,0 |
sR > 600 N/mm2 |
5,6 |
sR > 700 N/mm2 |
6,5 |
sR > 800 N/mm2 |
7,2 |
Chất lượng của vật liệu có liên quan tới thép đúc, thép rèn hoặc thép cán và gang cầu.
Trong trường hợp bánh xe ray được bọc vỏ, thì cần phải chú ý đến chất lượng của vỏ và vỏ phải có đủ độ dày để không tự lăn ra ngoài được.
Trong trường hợp các bánh xe ray được làm từ thép có độ bền cao và được xử lý để đảm bảo độ cứng bề mặt cao, trị số PL được giới hạn tới giá trị của thép làm bánh xe trước khi xử lý bề mặt theo Bảng 2.28 vì giá trị cao hơn sẽ làm đường ray bị mòn nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với tải trọng cho trước các bánh xe ray kiểu này sẽ có tuổi thọ lớn hơn so với các bánh xe có độ cứng bề mặt thấp hơn và được dùng trong trường hợp thiết bị xếp dỡ hoạt động với cường độ cao.
Nếu có thể nên dùng loại bánh xe ray được chế tạo từ gang đúc thông thường, đặc biệt gang đúc đã tôi có độ cứng bề mặt rất tốt. Cần phải lưu ý các bánh xe gang có tính giòn và khi sử dụng phải tránh để bánh xe chuyển động với tốc độ cao hoặc tránh các tải trọng xóc nẩy. Khi dùng loại bánh xe gang, đường kính của chúng được xác định bằng cách lấy PL = 5 N/mm2.
(d) Xác định hệ số C1
Các giá trị c1 phụ thuộc vào tốc độ lăn của bánh xe và được cho trong Bảng 2.29.a.
Các giá trị tương tự cũng được cho trong Bảng 2.29.b như là hàm của đường kính bánh xe và tốc độ di chuyển của bánh xe m/ph.
Bảng 2.29.a. Các giá trị của c1
Tốc độ quay |
C1
|
Tốc độ quay |
C1
|
Tốc độ quay |
C1
|
200 160 125 112 100 90 80 71 63 56 |
0,66 0,72 0,77 0,79 0,82 0,84 0,87 0,89 0,91 0,92 |
50 45 40 35,5 31,5 28 25 22,4 20 18 |
0,94 0,96 0,97 0,99 1 1,02 1,03 1,04 1,06 1,07 |
16 14 12,5 11,2 10 8 6,3 5,6 5 - |
1,09 1,1 1,11 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16 1,17 - |
Bảng 2.29.b. Các giá trị của C1 như là hàm của đường kính bánh xe và tốc độ di chuyển
Đường kính bánh xe (mm) |
Các giá trị của hệ số C1 đối với tốc độ di chuyển (m/ph) |
||||||||||||||
10 |
12,5 |
16 |
20 |
25 |
31,5 |
40 |
50 |
63 |
80 |
100 |
125 |
160 |
200 |
250 |
|
200 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
0,72 |
0,66 |
- |
- |
- |
250 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
0,72 |
0,66 |
- |
- |
315 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
0,72 |
0,66 |
- |
400 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
0,72 |
0,66 |
500 |
1,15 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
0,72 |
630 |
1,17 |
1,15 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
0,77 |
710 |
- |
1,16 |
1,14 |
1,13 |
1,12 |
1,1 |
1,07 |
1,04 |
1,02 |
0,99 |
0,96 |
0,92 |
0,89 |
0,84 |
0,79 |
800 |
- |
1,17 |
1,15 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
0,82 |
900 |
- |
- |
1,16 |
1,14 |
1,13 |
1,12 |
1,1 |
1,07 |
1,04 |
1,02 |
0,99 |
0,96 |
0,92 |
0,89 |
0,84 |
1000 |
- |
- |
1,17 |
1,15 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
0,87 |
1120 |
- |
- |
- |
1,16 |
1,14 |
1,13 |
1,12 |
1,1 |
1,07 |
1,04 |
1,02 |
0,99 |
0,96 |
0,92 |
0,89 |
1250 |
- |
- |
- |
1,17 |
1,15 |
1,14 |
1,13 |
1,11 |
1,09 |
1,06 |
1,03 |
1 |
0,97 |
0,94 |
0,91 |
(e) Xác định hệ số C2
Hệ số C2 phụ thuộc vào phân nhóm của cơ cấu và được cho trong Bảng 2.30
Bảng 2.30. Các giá trị của C2
Phân nhóm của cơ cấu |
C2 |
M1 tới M4 M5 M6 M7 tới M8 |
1,12 1 0,9 0,8 |
(2) Các lưu ý
Lưu ý 1:
Các công thức trên chỉ áp dụng cho các bánh xe mà đường kính của chúng không lớn hơn 1,25 m. Đối với đường kính lớn hơn, theo kinh nghiệm chỉ ra rằng áp lực cho phép giữa ray và bánh xe cần phải giảm xuống. Khuyến nghị không nên sử dụng bánh xe có đường kính lớn hơn.
Lưu ý 2:
Cần phải lưu ý áp lực giới hạn PL là áp lực tương đối được xác định bằng giả thiết rằng sự tiếp xúc giữa bánh xe và ray xảy ra trên bề mặt mà bề rộng của nó là bề rộng hiệu dụng của ray đã được xác định ở trên (mục 2.4.2.4.(1).(b)) và chiều dài của nó là đường kính của bánh xe. Phương pháp tính toán thiết lập ở trên xuất phát từ việc áp dụng công thức HERTZ được thiết lập như sau:
Trong đó:
scg - ứng suất nén trong bánh xe và ray (N/mm2);
E - môđun đàn hồi của vật liệu chế tạo (N/mm2);
P - tải trọng tác dụng lên bánh xe (N);
b - bề rộng hiệu dụng của đường ray (mm);
D - đường kính bánh xe (mm).
Đặt KL biểu thị cho giá trị có thứ nguyên là áp lực N/mm2, có mối quan hệ sau:
và KL đặc trưng cho áp lực của bánh xe tác dụng lên ray. Công thức trong mục 2.4.2.4.(1) được xác định bằng cách đặt:
KL = PL . C1 . C2
5 Thiết kế bánh răng
Việc lựa chọn phương pháp tính toán thiết kế đối với các bánh răng dành cho các nhà sản xuất là người có trách nhiệm chỉ ra căn nguyên của phương pháp được chọn, các tải trọng phải xét đến đã được xác định theo các chỉ dẫn trong mục 2.2.6.
Trong trường hợp tính toán có xét đến thời gian hoạt động thì phải dùng số giờ quy ước đã được xác định trong mục 2.2.1.3.(2).
1 Đặc tính của hệ thống cấp điện nguồn
(1) Điện áp
Các quy định này được áp dụng đối với các hệ thống cấp điện nguồn dòng xoay chiều điện áp thấp được tiêu chuẩn hóa (nhỏ hơn 1000 V).
(2) Sụt áp
Sự thay đổi điện áp tại điểm đấu nối lưới điện nguồn với hệ thống cấp điện nguồn của thiết bị xếp dỡ không được vượt quá 5% giá trị điện áp định mức của hệ thống trong các điều kiện làm việc bình thường.
2 Thiết bị đóng ngắt điện nguồn và các thiết bị an toàn giữa hệ thống cấp điện nguồn và lưới điện.
- Hệ thống cấp điện nguồn phải được ngắt bằng cầu dao nối với lưới điện; các cầu dao này phải được xác định phù hợp đối với lưới điện.
- Các cầu dao khu vực phải được bố trí tại các vị trí dễ tiếp cận trong phạm vi hoạt động của thiết bị xếp dỡ hoặc phải được điều khiển từ xa. Trong trường hợp cần thiết phải bố trí các lối đi nhanh tới chúng.
- Đối với các cổng trục có hệ thống dẫn điện kín hoặc cáp điện rải (sử dụng hệ thống tang quấn và rải cáp điện), thì không cần thiết phải bố trí cầu dao chính trên cổng trục. Trong trường hợp này các lối đi nhanh tới các vị trí cầu dao có thể được miễn giảm nếu có thể ngắt mạch từ dưới mặt đất.
- Trong trường hợp đối với hệ thống cấp điện nguồn có nhiều nhánh nối với cùng một lưới điện thì mỗi một nhánh cấp điện nguồn phải lắp một cầu dao và tất cả các nhánh này phải được nối với một cầu dao tổng để có thể ngắt đồng thời các mạch nhánh.
- Việc đóng trở lại mạch của hệ thống cấp điện nguồn nhiều nhánh chỉ có thể thực hiện tại một vị trí duy nhất. Các cầu dao của mỗi nhánh cùng với thiết bị điều khiển phải được đánh dấu. Thí dụ: cầu dao cấp điện nguồn cho thiết bị xếp dỡ Số: 3
- Các cầu dao và thiết bị điều khiển đối với đóng mạch trở lại phải được thiết kế để bảo vệ an toàn trong mọi trường hợp sai sót.
3 Hệ thống cấp điện nguồn
(1) Thanh dẫn điện - Tang quấn cáp điện
(a) Thanh dẫn điện và vành góp điện an toàn (tiếp mát)
Khi cấp điện bằng thanh tiếp xúc hoặc vành góp điện, thì các thanh dẫn điện và vành góp điện phải được nhận dạng rõ ràng để đảm bảo an toàn.
Thiết bị xếp dỡ phải được nối với thanh dẫn an toàn qua guốc trượt.
Không sử dụng các bánh xe và các con lăn như là vật nối thay cho thanh dẫn an toàn.
Bộ cảm biến dòng đối với thanh dẫn an toàn phải được thiết kế sao cho chúng không thể thay thế lẫn cho bộ cảm biến dòng của thanh dẫn điện.
(b) Bố trí
Các thanh dẫn điện phải được bố trí hoặc được bảo vệ bằng cách che chắn sao cho không thể tiếp xúc được do vô ý. Ví dụ: khi chạm phải các lối đi, hành lang, lan can hoặc các sàn của thiết bị xếp dỡ.
Các thanh dẫn điện phải được bố trí sao cho các pa lăng nâng không thể chạm vào chúng ngay cả khi tải trọng bị lắc.
(c) Các khe hở tối thiểu
Khe hở tối thiểu giữa các bộ phận có dòng điện chạy qua với nhau, và giữa các bộ phận có dòng điện chạy qua và các bộ phận tiếp mát phải được bảo đảm là 10 mm. Đối với các thiết bị được chế tạo và kiểm tra tại xưởng và đối với các thiết bị có điện áp làm việc nhỏ hơn hoặc bằng 500 V, thì khe hở nói trên là 6 mm.
(2) Cáp điện mềm
Cáp điện mềm phải được bố trí và chuyển động sao cho tránh được sự mài mòn và giật mạnh. Tang quấn cáp điện mềm phải được thiết kế sao cho đường kính trong của tang tối thiểu bằng 10 lần đường kính ngoài của cáp đối với cáp có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 21,5 mm và tối thiểu bằng 12,5 lần đường kính ngoài của cáp đối với cáp có đường kính ngoài lớn hơn 21,5 mm.
Trong trường hợp cáp điện mềm của xe con (xe tời) được mắc theo kiểu dây trượt treo dọc theo dầm, đối với cáp có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 8 mm thì đường kính uốn dây bên trong phải bằng 6,3 lần đường kính ngoài của cáp. Đối với cáp có đường kính ngoài lớn hơn 8 mm thì đường kính uốn dây bên trong tối thiểu phải bằng 8 lần đường kính ngoài của cáp. Đối với cáp có đường kính ngoài lớn hơn 12,5 mm thì đường kính uốn dây bên trong tối thiểu phải bằng 10 lần đường kính ngoài của cáp.
Trong trường hợp cáp dẹt, thì chiều dày của cáp tương ứng với đường kính của cáp tròn.
Lực kéo không đổi tác dụng lên cáp phải càng nhỏ càng tốt. Đối với cáp không được gia cường tăng bền và đối xứng, thì áp lực kéo tối đa tác dụng lên tổng các tiết diện lõi đồng của toàn bộ cáp là 20 N/mm2.
Khi cáp phải chuyển động nhanh hoặc có trọng lượng đáng kể thì phải có các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa cáp bị kéo căng quá mức.
Cáp phải được quấn vào tang một cách tự động.
(3) Tính toán các thanh dẫn điện
Tiết diện ngang của thanh dẫn điện được xác định:
- Như là hàm của cường độ nhiệt lớn nhất cho phép;
- Như là hàm của độ sụt áp lớn nhất cho phép.
Một trong hai điều kiện này sẽ cho một tiết diện thanh dẫn tối thiểu, tiết diện nào lớn hơn sẽ được chọn.
(a) Tính toán tiết diện ngang tối thiểu liên quan tới cường độ dòng điện và nhiệt dung của thanh dẫn điện.
Tiết diện ngang tối thiểu liên quan tới các cường độ dòng được quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
Khi tính toán tiết diện ngang liên quan đến cường độ dòng định mức cho phép IN đối với thanh dẫn cấp nguồn cho nhiều thiết bị xếp dỡ, thì sự hoạt động đồng thời của các động cơ điện dẫn động phải được xét đến. Trong trường hợp không có dữ liệu chính xác, xem Bảng 2.4.1.3.3.1.
Bảng 2.31
|
Đối với tất cả các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể (IN) |
|||
Động cơ thứ nhất |
Động cơ thứ hai |
Động cơ thứ ba |
Động cơ thứ tư |
|
Số lượng các thiết bị xếp dỡ được cấp nguồn trên cùng một thanh dẫn điện |
Động cơ có công suất lớn nhất (1) |
Các động cơ theo thứ tự giảm công suất (1) |
||
1 |
x |
x |
|
|
2 |
x |
x |
x |
|
3 |
x |
x |
x |
|
4 |
x |
x |
x |
|
5 |
x |
x |
x |
x |
Hai thiết bị xếp dỡ |
x |
x |
x |
x |
Chú thích:
(1) Đối với dẫn động bằng n động cơ mắc song song: IN = n x IN’
IN’ = dòng định mức đối với một động cơ.
(b) Tính toán tiết diện ngang có liên quan tới độ sụt áp cho phép
Khi tính toán độ sụt áp, vị trí bất lợi nhất của thiết bị xếp dỡ liên quan đến điểm cấp nguồn cần phải được xét đến.
Khi tính toán độ sụt áp cho phép trên lưới điện cấp nguồn cho nhiều thiết bị xếp dỡ, thì cường độ dòng khởi động và dòng định mức của các động cơ hoạt động đồng thời cần phải được xét đến. Trong trường hợp không có những dữ liệu chính xác, xem Bảng 2.32.
Bảng 2.32
Số lượng các thiết bị xếp dỡ được cấp nguồn trên cùng một thanh dẫn điện |
Đối với tất cả các thiết bị xếp dỡ theo tổng thể |
|||||||
Động cơ thứ nhất |
Động cơ thứ hai |
Động cơ thứ ba |
Động cơ thứ tư |
|||||
ID |
IN |
ID |
IN |
ID |
IN |
ID |
IN |
|
1 |
x |
|
|
x |
|
|
||
2 |
x |
|
|
x |
x |
|
||
3 |
x |
|
x |
|
|
|
||
4 |
x |
|
x |
|
x |
|
||
5 |
x |
|
x |
|
x |
x |
||
Hai thiết bị xếp dỡ cùng làm việc |
x |
|
x |
|
x |
x |
Đối với các động cơ rôto lồng sóc ID (cường độ dòng khởi động), tham khảo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
Đối với các động cơ rôto vành góp, xét ID xấp xỉ bằng 2 x IN.
Đối với dẫn động bằng n động cơ mắc song song, xét: n x ID hoặc n x IN.
Các động cơ cần phải được bố trí như trong bảng phù hợp với cường độ dòng khởi động của chúng (ID).
Tính toán tiết diện thanh dẫn điện 3 - pha:
(mm2) (1)
S - tiết diện ngang (mm2);
- chiều dài hiệu dụng của thanh dẫn (m);
Itot - tổng các cường độ dòng ID và IN (A);
- độ sụt áp cho phép (V);
k - độ dẫn điện ();
cosj - hệ số công suất.
Ghi chú: (1) Đối với thanh dẫn điện dài, trở kháng cần được xét đến.
1 Chọn dây dẫn điện
Dây dẫn điện phải được lựa chọn phù hợp với các đặc tính sử dụng thực tế.
Dây dẫn điện trần chỉ có thể được sử dụng trong các tủ điện trong nhà và trong những không gian được bao bọc cách điện đặc biệt.
2 Tính toán tiết diện ngang dây dẫn điện
Tiết diện ngang của dây dẫn điện phải được xác định để đáp ứng được độ bền cơ học yêu cầu và truyền tải điện.
Đối với dây dẫn sử dụng thường xuyên, độ sụt áp phải được xét đến.
Tiết diện ngang của dây dẫn phải được xác định khi xét đến:
- Nhiệt dung của dây dẫn phù hợp với Bảng 2.33.
Bảng 2.33
Diện tích tiết diện ngang |
Dòng điện cho phép đối với các dây dẫn điện được bọc cách điện tại nhiệt độ môi trường 400C đối với một hệ số sử dụng bằng: |
||
100% |
60% |
40% |
|
1,5 2,5 4 6 10 16 25 35 50 70 95 120 150 |
18 26 34 44 61 82 108 135 168 207 250 292 335 |
18 26 34 44 61 87 120 145 180 240 270 310 350 |
20 30 40 50 75 105 145 175 210 270 330 380 430 |
- Tính toán độ sụt áp:
Trong đó:
- độ sụt điện áp;
- chiều dài;
I - dòng khởi động của động cơ;
r - điện trở trên một đơn vị chiều dài;
x - trở kháng trên một đơn vị chiều dài;
Diện tích tiết diện ngang tối thiểu cho phép của dây dẫn đồng:
- 1,5 mm2 đối với dây dẫn điện nhiều tao;
- 0,75 mm2 đối với dây dẫn mềm được bọc bảo vệ;
- 0,25 mm2 đối với dây dẫn mềm nối giữa các bộ phận điện tử.
Không chấp nhận các dây dẫn điện lõi đặc.
3 Điều kiện lắp đặt
Kiểu bảo vệ đối với các thiết bị đấu nối và phân phối điện phải là kiểu thích hợp với các điều kiện môi trường xung quanh, cấp bảo vệ tối thiểu là IP 43 theo tiêu chuẩn IEC 144.
Các bảng đấu nối và kết nối phải được đặt trong các buồng hoặc tủ điện.
Các bảng đấu nối mà có thể nguy hiểm khi sự cố phải bố trí tách biệt với các bảng đấu nối khác trừ khi việc thiết kế đấu nối đã phòng ngừa trước nguy cơ này.
Để bảo đảm bảo vệ do va chạm cơ khí, dây dẫn điện được chui qua các ống bảo vệ được lắp kín ở đầu hoặc các thiết bị tương tự như thế.
Dây dẫn điện được lắp đặt trong mạch điện có điện áp định mức khác nhau có thể được bố trí trong một hộp kín riêng hoặc có thể được tách ra riêng biệt với điều kiện những dây dẫn này phải được cách điện phòng chống điện áp định mức cao nhất.
Các dây dẫn có bọc cách điện độc lập chỉ có thể được lắp đặt trong các máng dẫn hoặc trong các ống dẫn mà các đầu cuối của chúng được bảo vệ thích hợp.
1 Bảo vệ các động cơ điện
(1) Động cơ điện được sử dụng theo chế độ hoạt động liên tục hoặc theo chế độ thời gian ngắn hạn (S1 - S2 theo quy định IEC 341).
Trong trường hợp này, việc bảo vệ có thể bằng:
- Hoặc bằng các cảm biến nhiệt bố trí trong động cơ;
- Hoặc bằng các rơle từ thời gian biến đổi ngược hoặc bằng các rơle nhiệt định thời gian trên mỗi một pha nguồn.
(2) Động cơ điện được sử dụng theo chế độ hoạt động ngắn hạn (S3 - S8 theo quy định IEC 341)
Khi đã biết chu kỳ hoạt động, thời gian hoạt động và phụ tải và động cơ được định mức tương ứng, thì việc bảo vệ phòng chống quá tải là không cần thiết.
2 Bảo vệ dây điện
Tiết diện dây dẫn điện phải được xác định theo cường độ dòng điện mà dây điện phải chịu trong quá trình động cơ chạy bình thường và trong quá trình khởi động động cơ hoặc trong quá trình phanh.
Bất kể phụ tải có được bảo vệ hay là không, tất cả các dây dẫn điện phải được bảo vệ phòng chống quá dòng có thể gây ra do hậu qủa ngắn mạch hoặc bọc cách điện bị hư hỏng.
Thiết bị bảo vệ phải được xác định để thích hợp với mức độ ngắn mạch dự tính trước.
3 Bảo vệ phòng chống mất pha hoặc đảo pha
Khi khởi động, thứ tự pha đúng cần phải được bảo đảm. Nếu sự mất pha có thể gây nguy hiểm, thì phải áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp.
4 Hoạt động của các thiết bị bảo vệ
Khi có nhiều động cơ dẫn động cùng một chuyển động, thì hoạt động của thiết bị an toàn phải có khả năng dừng tất cả các động cơ dùng cho chuyển động này.
Sau khi thiết bị an toàn đã hoạt động, thì chỉ có thể khởi động lại bằng tay để cho động cơ điện hoạt động trở lại.
5 Bảo vệ phòng chống các tác động của sấm sét
Cần phải xem xét tác động của sấm sét lên:
- Các bộ phận kết cấu ở trên đỉnh của thiết bị xếp dỡ lắp dựng ngoài trời dễ bị tác động của sét (thí dụ: cáp đỡ cần);
- Các ổ đỡ kiểu chống ma sát hoặc các bộ phận chạy tạo thành sự kết nối giữa các bộ phận lớn của thiết bị xếp dỡ (ví dụ: vành mâm quay, các bánh xe di chuyển).
Khi thấy cần thiết, thì phải thực hiện việc bảo vệ phòng chống tác động của sấm sét theo các quy định của tiêu chuẩn IEC TC 81.
Để bảo vệ an toàn cho người, các đường ray của thiết bị xếp dỡ phải được nối đất.
1 Các công tắc giới hạn
Các chuyển động được dẫn động bằng động cơ điện của thiết bị xếp dỡ được nêu trong các mục từ 2.5.4.1.(1) đến mục 2.5.4.1.(4) phải được trang bị tối thiểu một công tắc giới hạn hành trình hoạt động ngắt tự động để ngăn ngừa chuyển động vượt quá giới hạn an toàn. Công tắc giới hạn tác động chỉ như một giới hạn an toàn và không như một phần tử dẫn động. Khi các công tắc giới hạn hoạt động theo nguyên lý mạch điện, thì đối với mỗi một cơ cấu chúng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Cơ cấu nâng tải
- Chuyển động nâng tải vượt quá vị trí nâng;
- Chuyển động hạ tải vượt quá vị trí hạ tải của cáp hoặc khi móc cẩu nằm trên mặt đất không đủ 2 vòng quấn cáp an toàn trên tang.
(2) Cơ cấu nâng hạ cần (cần chính, cần phụ, công son của cổng trục)
- Chuyển động nâng cần lên vị trí cao nhất cho phép;
- Chuyển động hạ cần xuống vị trí thấp nhất cho phép; trong trường hợp nhất định, chức năng này có thể được thực hiện bằng cơ cấu giới hạn mômen.
(3) Cơ cấu chuyển động ngang, chuyển động dọc và phân phối
Nếu chuyển động dọc hoặc chuyển động ngang được điều khiển từ vị trí điều khiển cố định hoặc bằng điều khiển từ xa, thì các chuyển động này cần phải được giới hạn một cách tự động.
Trong trường hợp thiết bị xếp dỡ được trang bị xe con chạy trên cần, thì chuyển động của xe con phải được giới hạn ngay trước khi xe con chạy tới các đầu cuối của cần. Những công tắc giới hạn này không cần thiết đối với dẫn động bằng ma sát, nếu tốc độ di chuyển của xe con nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 m/s và nếu tải trọng làm việc nhỏ hơn 1000 kg.
(4) Cơ cấu quay
Nếu sử dụng thiết bị xếp dỡ ngoài khu vực an toàn, thì thiết bị phải được trang bị công tắc giới hạn quay.
2 Cơ cấu giới hạn tải và mômen tải
Nếu các thiết bị xếp dỡ được lắp cơ cấu giới hạn tải hoặc mômen tải và nếu được thiết kế theo nguyên lý hoạt động điện, thì chúng phải thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật được nêu trong mục 2.5.4.3.
3 Các điều kiện vận hành kỹ thuật các cơ cấu giới hạn
Công tắc giới hạn vị trí hoặc công tắc giới hạn hoạt động không dừng các khối lượng đang chuyển động và cũng không gây ứng suất cho một bộ phận hoặc tổng thể thiết bị xếp dỡ.
Công tắc giới hạn sẽ ngắt chuyển động bằng cách ngắt mạch điện và giữ ở vị trí ngắt điện cho tới khi các điều kiện an toàn được phục hồi.
Công tắc giới hạn phải được lắp thiết bị an toàn.
Các thiết bị an toàn này phải là:
- Hoặc là cơ cấu hoạt động chủ động và được dẫn động bằng các bộ phận cơ cấu trung gian tối thiểu.
- Hoặc bằng các công tắc ngắt - nhanh. Trong trường hợp này, mạch điện có lắp công tắc ngắt nhanh phải được bảo vệ phòng chống đoản mạch để bảo đảm rằng các ngắt mạch không bị dính.
- Hoặc bằng hệ thống tĩnh (điện tử) ví dụ: các ngắt mạch sớm khi chuyển động gần tới điểm cuối.
Nếu không tránh khỏi phải mắc song song một thiết bị an toàn, hoạt động này chỉ có thể tác động với sự trợ giúp của một thiết bị mà khi thiết bị này không hoạt động nữa thì thiết bị an toàn sẽ được cài lại.
Sau khi hoạt động tự động cơ cấu giới hạn phải có khả năng chuyển động theo hướng ngược lại.
Các hộp cơ cấu giới hạn được lắp đặt tại những chỗ khô ráo tối thiểu phải có cấp bảo vệ IP 43. Các hộp cơ cấu giới hạn được lắp đặt tại những chỗ ẩm ướt hoặc ở ngoài trời ít nhất phải có cấp bảo vệ IP 55.
Nhiệt độ của môi trường không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ cấu giới hạn.
Khoảng nhiệt độ thay đổi là: 00C tới + 400C
1 Các bộ phận
(1) Rơ le và công tắc
Các rơle và công tắc cần phải phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng, đặc biệt là cấp sử dụng.
Trong trường hợp thiết bị xếp dỡ được sử dụng ở độ cao trên 1000 m, thì độ cao này phải được xem xét khi chọn các rơle và các công tắc.
Các công tắc chuyển mạch điện sẽ là kiểu khóa liên động dẫn động điện hoặc dẫn động cơ.
Thiết bị xếp dỡ chỉ có thể được kích hoạt khi tất cả các thiết bị điều khiển để ở vị trí ngắt. Vị trí ngắt này có thể được xác định hoặc bằng cách kiểm tra mạch điều khiển hoặc bằng lò xo phản hồi.
(2) Bộ điện trở
Bộ điện trở lắp đặt bên ngoài buồng điện của thiết bị xếp dỡ phải được đặt trong hộp bảo vệ thích hợp tối thiểu đạt cấp IP 10 khi bố trí trong nhà, cấp IP 13 khi bố trí ngoài trời như đã được xác định trong tiêu chuẩn IEC 144.
Không được sử dụng điện trở bằng chất lỏng.
Giới hạn nhiệt độ của các bộ điện trở được xác định bằng vật liệu điện trở. Khi thiết kế các bộ điện trở thì phải xét đến mômen tương đương, hệ số khoảng thời gian chu kỳ, loại chuyển mạch.
2 Các hộp điện và các tủ điện
Các thiết bị, cơ cấu chuyển mạch và bảng điện có thể được che chắn bảo vệ như sau:
- Trong các tủ điện hoặc trong các hộp điện;
- Trong các không gian được che chắn đặc biệt;
- Trong phần kết cấu (dầm dọc của cổng trục) của thiết bị xếp dỡ.
Nếu sử dụng các hộp điện và các tủ điện riêng, thì các hộp và tủ điện phải cứng vững và có cấp bảo vệ tối thiểu IP 43 khi hoạt động trong nhà và cấp bảo vệ IP 55 khi hoạt động ngoài trời.
Các hộp điện và các tủ điện phải bố trí cửa tủ hoặc nắp hộp.
Nếu trên cửa tủ điện có lắp trang bị điện, thì các cửa tủ điện phải được tiếp mát bằng các dây dẫn riêng.
Các cửa tủ điện hoặc các nắp hộp điện phải được khóa khi ở trạng thái đóng.
Phải có một khoảng trống phía trước của hộp điện hoặc các tủ điện ít nhất bằng 400 mm; các sàn tủ điện và hộp điện không có chướng ngại và đủ độ cứng vững.
3 Kiểu điều khiển
(1) Cắt điện
Thiết bị xếp dỡ phải được bố trí thiết bị cắt điện mà có thể khóa ở vị trí mở. Khi nhiều thiết bị xếp dỡ được cấp nguồn từ cùng một nguồn điện, thì mỗi thiết bị xếp dỡ phải lắp đặt một thiết bị cắt điện có thể khóa được.
(2) Tính năng của các hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển phải được thiết kế sao cho tải trọng tới 120% tải trọng định mức, thiết bị xếp dỡ có thể chuyển động an toàn.
Nâng 100% tải trọng làm việc tại 95% điện áp định mức cũng không dẫn đến trôi tải tại bất cứ vị trí điều khiển nào.
Hạ 100% tải trọng làm việc không được vượt quá 120% tốc độ định mức tại bất cứ vị trí điều khiển nào, trừ khi mạch điều khiển cho phép.
Đối với hệ thống điều khiển hành trình và điều khiển quay cần, thì điều khiển khởi động và điều khiển phanh sẽ tăng dần theo cả hai chiều.
(3) Mạch điều khiển
Nếu mạch điều khiển được cấp nguồn thông qua máy biến áp (hoặc máy biến áp với bộ nắn dòng), thì điện áp của cuộn thứ cấp không được vượt quá 250 V. Cần phải bảo đảm an toàn phòng chống điều khiển chuyển động không đúng do chập mạch.
Cực chung sẽ không được ngắt bằng cơ cấu chuyển mạch, bằng công tắc hoặc bằng cầu chì. Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ cực khác phòng chống quá tải hoặc ngắn mạch.
Nếu mạch điều khiển không được cấp từ máy biến áp, thì phải áp dụng các biện pháp an toàn tương đương.
4 Kiểu điều khiển
(1) Kích hoạt
Thiết bị xếp dỡ chỉ có thể được kích hoạt khi tất cả các thiết bị điều khiển để ở vị trí ngắt. Vị trí ngắt này có thể được xác định hoặc bằng mạch chặn hoặc bằng lò xo phản hồi.
(2) Điều khiển từ ca bin
- Các bộ điều khiển phải được bố trí sao cho người điều khiển có tầm quan sát đầy đủ toàn bộ khu vực làm việc của thiết bị xếp dỡ.
- Bộ điều khiển đối với các thiết bị xếp dỡ thường được bố trí ở phía tay phải chỗ ngồi của người điều khiển.
- Một công tắc kiểu nút nhấn màu đỏ để ngắt tất cả các chuyển động được bố trí tại vị trí dễ dàng tiếp cận trên bàn điều khiển. Công tắc ngắt nút nhấn này không được là kiểu khóa cơ.
(3) Điều khiển từ sàn
Các nút nhấn hoặc các thiết bị chuyển mạch khác phải tự động trở về vị trí ngắt ngay sau khi chúng được nhả ra phải được bố trí để điều khiển tất cả các chuyển động bằng thiết bị điều khiển kiểu dây treo. Ngoài các cơ cấu điều khiển các chuyển động, phải bố trí thêm một thiết bị để mở và đóng công tắc chính (như được mô tả trong quy định 2.5.5.4.(2)).
Ngoại trừ trường hợp điều khiển trực tiếp các động cơ, điện áp ở cơ cấu điều khiển kiểu treo không được vượt quá 250 V.
Bao bọc các bộ điều khiển kiểu treo phải là loại vật liệu hoàn toàn cách điện hoặc bằng vật liệu được bọc cách điện. Phần kim loại phía ngoài vật liệu cách điện phải được tiếp mát.
Bề mặt vỏ bọc phải có màu sặc sỡ. Cơ cấu điều khiển hoạt động trong nhà phải có cấp bảo vệ ít nhất là IP 43, và ở ngoài trời cấp bảo vệ ít nhất là IP 55 theo quy định IEC 144.
Bộ điều khiển phải được treo bằng cơ cấu giảm độ căng.
(4) Điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến
Đối với việc điều khiển thiết bị xếp dỡ bằng sóng vô tuyến, thì an toàn phải được đảm bảo:
- Hệ thống điều khiển phải là kiểu "an toàn - tin cậy”, và bộ phận thu sóng chỉ tương thích với một mã số của bộ phận phát tương ứng của mỗi thiết bị xếp dỡ.
- Ngoài những điều khiển cho các chuyển động, phải bố trí một thiết bị để chuyển mạch công tắc chính ở trạng thái đóng (ON) và ngắt (OFF).
- Các chuyển động được điều khiển bằng các nút nhấn hoặc cần gạt phải lắp lò xo hồi nguyên về vị trí "ngắt - OFF". Các cần gạt điều khiển được bố trí hoặc bằng thiết bị cơ để khóa ở vị trí "ngắt - OFF" hoặc bằng mạch điều khiển không cho hoạt động bằng tay.
Bộ phận phát sóng cần có cấp bảo vệ tối thiểu là IP 43 nếu dùng trong nhà và cấp IP 55 nếu dùng ngoài trời.
(5) Điều khiển kép
Khi điều khiển kép được bố trí cho thiết bị xếp dỡ, thì chỉ có một hệ điều khiển ở trạng thái hoạt động (thí dụ: điều khiển từ cabin hoặc điều khiển từ sàn cẩu).
5 Điều khiển phanh
(1) Phanh được nối trực tiếp với động cơ
Mạch điện điều khiển cơ cấu phanh phải được bảo vệ bằng một thiết bị ngắt động cơ và phanh trong trường hợp sự cố.
Nếu khoảng cách từ người điều khiển tới phanh £ 5 m, thì thiết bị bảo vệ phanh không cần thiết.
(2) Phanh được nối cách ly với động cơ
Phải áp dụng các biện pháp đề phòng sao cho không thể có bất kỳ chuyển động nào không kiểm soát được xảy ra trước khi phanh tác động trong quá trình khởi động và dừng.
Khi sử dụng phanh điện, thì phanh cơ chỉ tác dụng sau khi phanh điện tác dụng.
Ngoại trừ các trạng thái chuyển tiếp, cơ cấu phanh không được tác dụng khi động cơ được kích hoạt.
(3) Cơ cấu phanh phụ
Những thiết bị xếp dỡ có yêu cầu đặc biệt, thí dụ nâng các tải trọng nguy hiểm hoặc nâng những vật liệu đang nóng chảy, phải được bố trí một phanh phụ.
Ở trạng thái hoạt động bình thường, phanh phụ chỉ tác dụng sau khi chuyển động đã được giảm một nửa bởi phanh chính. Cơ cấu phanh phụ có thể điều chỉnh được độ trễ này.
Trong trường hợp dừng khẩn cấp, cơ cấu phanh phụ phải tác dụng ngay lập tức.
1 Rò rỉ dầu
Không có bộ phận nào của hệ thống dầu bôi trơn và hệ thống dầu thủy lực hoặc trang bị khác có chứa dầu được hoạt động hoặc được lắp đặt ở vị trí mà có thể gây ra rò rỉ dầu vào trang thiết bị điện trừ khi trang thiết bị điện được bảo vệ khỏi bị hư hỏng do nguyên nhân này.
2 Nhiệt độ môi trường
Tất cả các trang thiết bị điện phải thích hợp với sự hoạt động liên tục trong môi trường có nhiệt độ thiết kế cho phép. Khi trang thiết bị điện được lắp đặt trong những không gian kín (hoặc trong các dầm hộp của thiết bị xếp dỡ), thì phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ cho phép đối với chức năng hoạt động của trang thiết bị.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp hoặc cao được dự tính trước, thì người sử dụng sẽ chỉ ra nhiệt độ mà người sử dụng yêu cầu thiết bị xếp dỡ làm việc và trong những điều kiện này trang thiết bị điện có thể hoặc được thiết kế theo nhiệt độ đã chỉ ra hoặc bằng cách khác, nghĩa là bố trí thiết bị sưởi ấm hoặc làm mát.
3 Độ ẩm
Tất cả các trang thiết bị điện phải thích hợp để sử dụng trong bầu khí quyển với độ ẩm trung bình lên tới 80%. Nếu độ ẩm được dự kiến vượt quá mức độ ẩm này, thì phải áp dụng các biện pháp đề phòng đặc biệt kể cả việc bố trí thiết bị sấy và tẩm vecni chống ẩm các bộ phận điện dễ bị hư hỏng do nhạy cảm với độ ẩm.
4 Cấp bảo vệ
Cấp độ bảo vệ tối thiểu đã được chỉ ra trong các mục khác nhau của phần này đối với những hạng mục lắp đặt cụ thể. Trong trường hợp môi trường lắp đặt yêu cầu cấp bảo vệ cao hơn hoặc bảo vệ bổ sung để phòng chống bụi bẩn, thì cấp bảo vệ phải được thỏa thuận giữa Đăng kiểm và Nhà thiết kế.
1 Tổng quát
Tiêu chuẩn để lựa chọn động cơ điện (các định nghĩa theo tiêu chuẩn IEC 341):
- Công suất yêu cầu;
- Mômen quay lớn nhất;
- Hệ số khoảng thời gian chu kỳ (hệ số sử dụng động cơ);
- Cấp khởi động;
- Kiểu điều khiển (phanh điện);
- Điều chỉnh tốc độ;
- Kiểu cấp nguồn;
- Cấp bảo vệ;
- Nhiệt độ môi trường;
- Độ cao lắp đặt (độ cao về mặt địa lý).
2 Xác định công suất yêu cầu, mômen quay lớn nhất và mômen quay tương đương trung bình của các động cơ
(1) Động cơ nâng tải
(a) Các thông số
Đối với động cơ nâng tải, công suất lớn nhất cần thiết PN max (kW) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
L - lực nâng cho phép lớn nhất (N);
VL - tốc độ nâng (m/s);
h - hệ số hiệu suất đối với cơ cấu.
Từ công thức này mômen quay định mức lớn nhất cần thiết để nâng tải có thể xác định được:
Trong đó:
MN max = Mô men quay lớn nhất (Nm);
PN max = Công suất yêu cầu lớn nhất (kW);
n = tốc độ quay của động cơ (v/ph).
Để có thể tăng mômen quay trong trường hợp tăng tốc, trong thử tải hoặc để bù cho sự biến đổi điện áp và tần số chính, mômen quay của động cơ cần phải thỏa mãn điều kiện tối thiểu sau đây:
Đối với động cơ rôro lồng sóc:
Trong đó: Mmin- mômen quay nhỏ nhất của động cơ trong quá trình khởi động.
Đối với động cơ rôto vành trượt:
Trong đó: Mmax - mômen quay lớn nhất của động cơ.
Đối với các động cơ điện một chiều DC và được điều khiển bằng Thyristor:
An toàn được bảo đảm nếu mômen hãm của động cơ MF:
MF ³ 2 MN maxh2
(b) Tính toán phát nhiệt của động cơ
Mômen tương đương trung bình:
Để thực hiện tính toán phát nhiệt, cần phải tính mômen quay tương đương trung bình như là hàm của phổ tải trọng của thiết bị xếp dỡ bằng công thức sau:
Trong đó:
t1, t2 và t3 - các chu kỳ phát sinh các trị số mômen quay khác nhau: không xét đến các chu kỳ động cơ không hoạt động.
Sử dụng mômen quay tương đương trung bình, công suất tương đương trung bình được xác định theo công thức sau:
Vì vậy động cơ được xác định có thể được chọn cho các kiểu hoạt động sau đây:
- Chế độ hoạt động S3, với điều kiện công suất tương đương trung bình phải tính đến mômen quán tính của các khối lượng được dẫn động.
- Chế độ hoạt động S4 hoặc S5, có tính đến số lần khởi động thực tế hoặc số lần khởi động và phanh (phanh điện từ).
Công suất trung bình phải được hiệu chỉnh như là hàm của độ cao về mặt địa lý (Hình 2.14.a) và nhiệt độ môi trường làm mát động cơ (hình 2.14.b). Đối với những vị trí sử dụng cụ thể (xưởng thép, xưởng đúc) thì cấp bảo vệ phải được lựa chọn phù hợp.
Hình 2.14.a |
Hình 2.14.b |
Trong trường hợp dùng phanh điện từ, phải tính đến nhiệt phát sinh bổ sung (phụ thuộc vào kiểu phanh).
Trong trường hợp điều khiển công suất kiểu điện tử, thì cần phải tính đến kiểu điều khiển khoảng tốc độ và hệ thống làm mát động cơ.
Hệ số sử dụng động cơ:
Đối với kiểu sử dụng S4 và S5, thì hệ số sử dụng động cơ được tính theo công thức sau:
Công thức này chỉ được áp dụng khi thời gian của chu kỳ không vượt quá 10 phút.
Cấp khởi động động cơ:
Cấp khởi động được xác định bằng công thức tổng quát sau:
c = dc + q.di + r. f
Trong đó:
dc = số lần khởi động được trong 1 giờ;
di = số xung hoặc số lần khởi động không được;
f = số lần hoạt động của phanh điện từ;
q và r = các hệ số do nhà chế tạo động cơ lập và phụ thuộc kiểu động cơ, vào kiểu phanh điện từ,...
Các trị số thường được áp dụng cho các cấp khởi động là: 150, 300 và 600.
Công suất động cơ đối với các chế độ hoạt động S4 và S5 cần phải lớn hơn hoặc bằng công suất trung bình được xác định đối với hệ số sử dụng và cấp khởi động.
Thông thường, hệ số sử dụng và cấp khởi động có thể được lấy theo bảng 2.34.a:
Bảng 2.34.a
Nhóm |
Chuyển động nâng |
|
Cấp khởi động |
Hệ số sử dụng |
|
M1 |
90 |
15% |
M2 |
120 |
20% |
M3 |
150 |
25% |
M4 |
180 |
30% |
M5 |
240 |
40% |
M6 |
300 |
50% |
M7 |
360 |
60% |
M8 |
³ 360 |
60% |
Đối với các động cơ dẫn động có nhiều tốc độ, các trị số trong bảng trên áp dụng cho tổng các hệ số sử dụng và cấp khởi động đối với các tốc độ khác nhau.
Ví dụ, các tỷ số sau đây được áp dụng cho hệ thống 2 tốc độ:
Bảng 2.34.b
|
Tốc độ thấp |
Tốc độ cao |
Cấp khởi động |
2/3 |
1/3 |
Hệ số sử dụng |
1/3 |
2/3 |
(2) Động cơ dẫn động các chuyển động ngang
(a) Động cơ dẫn động chuyển động ngang không có chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm.
Để chọn được đúng các động cơ dẫn động di chuyển, thì trị số của tất cả các mômen quay cần thiết (hoặc công suất) cần phải được xét đến, có tính đến thời gian khởi động, số chu kỳ khởi động trong 1 giờ và hệ số sử dụng động cơ. Mômen quay của các động cơ dẫn động di chuyển được giới hạn bởi lực bám của các bánh xe chủ động trên ray.
Các thông số về cơ:
Xác định mômen quay lớn nhất cần thiết.
Mômen quay lớn nhất cần thiết được xác định từ các tải trọng:
- Trường hợp I - đối với các thiết bị xếp dỡ không chịu tác động của gió;
- Trường hợp II - đối với các thiết bị xếp dỡ chịu tác động của gió.
Tổng các lực (W) cần thiết để duy trì được tốc độ di chuyển phải được xét đến:
- Sức cản di chuyển gây ra bởi tải trọng tĩnh (trọng lượng bản thân) và các điều kiện hoạt động như:
+ Biến dạng của bề mặt chuyển động;
+ Hệ số ma sát giữa bánh xe với ray;
+ Lực gió thực tế;
+ Độ dốc của đường ray;
+ Độ căng của cáp quấn.
- Mômen gia tốc MA
Ngoài mômen quay cần thiết để duy trì tốc độ, các động cơ dẫn động di chuyển cần phải truyền mômen quay gia tốc (MA) cần thiết để chạy đạt tốc độ.
Đối với các trị số gia tốc, xem Bảng 2.14.
Mômen quay gia tốc trung bình của động cơ được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
a - gia tốc (m/s2);
mL - khối lượng tải nâng có ích (kg);
W - tổng lực cản di chuyển (N);
V - tốc độ di chuyển (m/s);
n - tốc độ động cơ (vòng/ph);
h - hiệu suất toàn bộ cơ cấu.
åmH - tổng các khối lượng (kg), ngoại trừ tải trọng làm việc.
Quán tính của động cơ đối với chuyển động thẳng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
JM - mômen quán tính của động cơ và phanh (kgm2);
n - tốc độ động cơ (v/ph);
V - tốc độ di chuyển (m/s);
h - hiệu suất toàn bộ cơ cấu.
Tính toán phát nhiệt
Xác định mômen tương đương trung bình:
Để tính toán nhiệt của động cơ, mômen quay tương đương trung bình cần được xác định như là hàm của phổ tải trọng của thiết bị xếp dỡ:
Nếu các chu kỳ làm việc của cơ cấu được dẫn động đã biết, hoặc nếu người sử dụng và người chế tạo thiết bị xếp dỡ thỏa thuận dùng chu kỳ làm việc đã cho là xấp xỉ với trường hợp bất lợi nhất, Mn med được tính toán bằng công thức:
Trong đó: t1, t2, t3 là các thời gian hoạt động đối với các trị số mômen quay khác nhau kể cả các trị số mômen quay khởi động và mômen phanh trung bình (phanh điện từ).
Động cơ phải được chọn sao cho mômen quay định mức của động cơ trong chế độ hoạt động S3 phải lớn hơn hoặc bằng mômen quay tương đương trung bình.
Thông thường, các hệ số sử dụng và cấp khởi động được chọn theo Bảng 2.35 dưới đây:
Bảng 2.35
Nhóm |
Chuyển động ngang |
|
Cấp khởi động |
Hệ số sử dụng |
|
M1 |
60 |
10% |
M2 |
90 |
25% |
M3 |
120 |
20% |
M4 |
150 |
35% |
M5 |
180 |
30% |
M6 |
240 |
40% |
M7 |
360 |
50% |
M8 |
³ 360 |
60% |
(b) Động cơ dẫn động chuyển động ngang có chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm.
Các nghiên cứu ở trên liên quan đến chuyển động ngang không có chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm có thể áp dụng bằng cách đưa các trị số tương ứng với chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm của các khối lượng chuyển động vào công thức tính mômen quay lớn nhất và công suất tương đương trung bình.
(c) Các chuyển động qua
Tính toán được thực hiện theo cách tương tự như mục 2.5.7.2.(2).(a), chỉ thay tốc độ dài bằng tốc độ góc.
(3) Phương pháp khác tính toán động cơ đối với bất kỳ chuyển động nào
Nếu chu kỳ làm việc của cơ cấu được dẫn động đã biết, hoặc nếu người sử dụng và người chế tạo thiết bị xếp dỡ thỏa thuận dùng chu kỳ đã biết xấp xỉ với trường hợp bất lợi nhất, thì mômen quay tương đương của động cơ Mn med có thể được tính theo các mục 2.5.7.2.(1) và 2.5.7.2.(2).
Trong hầu hết các trường hợp, người sử dụng không đưa ra được chi tiết chính xác của các chu kỳ làm việc. Trong trường hợp này, thì phương pháp tính toán sau được sử dụng:
Giả định rằng các trị số mômen quay tức thời của động cơ theo thời gian được cho trong đồ thị sau:
Hình 2.15. Đồ thị - Mômen quay động cơ như là hàm của thời gian
T = khoảng thời gian của chu kỳ (s);
fi = hệ số thời gian chu kỳ;
fi.T = thời gian động cơ hoạt động (s);
t = thời gian tác động của mômen quay.
Đặt tỷ số:
Khi đường cong thực tế này được vẽ bằng cách lấy fi.T như là một đơn vị của thời gian, thì công thức sau được xác định:
Trong đó:
Mmed = = mômen quay trung bình trong thời gian fi.T
Mmax = Trị số mômen quay lớn nhất;
Mn med = Km. Mmax
Mmax sẽ được tính toán như sau:
Đây là trị số mômen quay tức thời lớn nhất. Thông thường là:
- Đối với cơ cấu dẫn động chuyển động nâng khi tải nâng nặng nhất được tăng tốc nâng lên nhanh tới mức có thể được cộng với tất cả các tổn thất khác.
- Đối với cơ cấu dẫn động chuyển động di chuyển khi tải trọng lớn nhất được dẫn động có tác động của gió, hoặc khi sức cản chuyển động lớn nhất và mômen quán tính lớn nhất xuất hiện cùng với tất cả các tổn thất khác.
Sau đó Mmed sẽ được tính toán.
Đây là trung bình số học của các giá trị tuyệt đối của mômen quay động cơ trong các chu kỳ hoạt động.
Về nguyên tắc, Mmed là:
- Đối với cơ cấu nâng:
Trong đó:
Mf - mômen quay cần thiết để nâng tải định mức;
Km - hệ số tải nâng trung bình, phụ thuộc vào cấp dẫn động của thiết bị xếp dỡ (mục 2.2.1.3.(3));
fS - hệ số thời gian gia tốc và giảm tốc tương đối.
Bảng 2.36
Kiểu sử dụng |
fS |
||||||
|
Cơ cấu nâng |
Cơ cấu di chuyển |
Cơ cấu quay |
||||
Hãm |
Hãm động cơ |
Hãm cơ cấu |
Hãm động cơ |
Hãm cơ cấu |
Hãm động cơ |
||
Hàng thông thường |
M1 - M5 M6 M7, M8 |
0,03 0,05 0,1 |
0,1 0,2 0,3 |
0,2 0,3 0,4 |
0,3 0,5 0,6 |
0,2 0,3 0,4 |
0,3 0,5 0,6 |
Hàng rời |
M6 M7, M8 |
0,1 0,2 |
0,3 0,4 |
0,4 0,5 |
0,6 0,7 |
0,5 06 |
0,6 0,7 |
MX = trung bình số học của các trị số mômen quay động cơ trong quá trình gia tốc và giảm tốc.
- Đối với cơ cấu di chuyển:
Mmed = Mf med ( 1 - fS) + fS MX
Trong đó: Mf med - lực cản chuyển động di chuyển gây ra bởi tải trọng Km.Mf.
Khi tính toán Mmed thì không cần tính đến tác động của gió, độ dốc đường ray và sức căng của cáp trên tang, bởi vì khi dẫn động lùi và tiến chúng không còn ảnh hưởng đến sự tạo thành mômen trung bình.
Chọn động cơ:
Quy trình sau có tính đến khi khởi động và các tổn thất được hình thành trong quá trình dẫn động mà những tổn thất này phụ thuộc vào mômen quay của động cơ, nhưng ít phụ thuộc vào tốc độ quay.
Thông thường đối với các động cơ rô to vành trượt và động cơ điện một chiều.
Yêu cầu:
PN ³ Pn med
Trong đó:
PN = công suất định mức của động cơ theo hệ số sử dụng ED yêu cầu.
Pn med = (Mn med, xem 2.5.7.2.(3))
Đối với các động cơ rôto lồng sóc khi khởi động, hoặc đối với một số dẫn động được điều khiển điện tử, thì các tổn thất của động cơ phụ thuộc vào mômen tải và tốc độ quay.
Đối với các động cơ rôto lồng sóc thì được tính toán như sau:
và yêu cầu: Pa ³ Pn med
W - mômen khởi động yêu cầu
Wmax - trị số lớn nhất của mômen khởi động từ vị trí đứng yên.
Đối với các dẫn động điều khiển điện tử thì cần phải thảo luận với người chế tạo động cơ.
3 Các kiểu động cơ
(1) Động cơ điện một chiều
Động cơ phải được chọn bằng việc thỏa thuận với nhà chế tạo động cơ, có tính đến mômen quay và công suất được tính trong các mục trước và điều kiện hoạt động thực tế của động cơ.
(2) Động cơ điện xoay chiều
(a) Động cơ rôto vành trượt
Hệ số q và r xác định được trong công thức tính cấp khởi động trong mục 2.5.7.2.(1).(b) lấy bằng 0,1 và 0,8 tương ứng.
Đối với các chuyển động di chuyển, các trị số lực cản khởi động cần phải được xác định sao cho động cơ có mômen quay không bao giờ được nhỏ hơn 1,2 lần mômen quay tương ứng với tổng các lực yêu cầu để giữ được tốc độ di chuyển.
(b) Động cơ rôto lồng sóc
Hệ số q và r xác định được trong công thức tính cấp khởi động trong mục 2.5.7.2.(1).(b) lấy bằng 0,5 và 3 tương ứng.
4 Cấp bảo vệ động cơ (theo Tiêu chuẩn IEC 34-5)
(1) Cấp bảo vệ động cơ áp dụng trong nhà
Tối thiểu các động cơ cần phải thỏa mãn yêu cầu cấp bảo vệ IP 23.
Trong môi trường có nhiều bụi bẩn, tối thiểu các động cơ cần phải thỏa mãn yêu cầu cấp bảo vệ IP 44.
(2) Cấp bảo vệ động cơ áp dụng ngoài trời
Tối thiểu các động cơ cần phải thỏa mãn yêu cầu cấp bảo vệ IP 55.
(3) Cấp bảo vệ động cơ áp dụng riêng
Các động cơ có thể thỏa mãn cấp bảo vệ thấp hơn nếu chúng được bảo vệ một cách thích hợp đối với ứng dụng riêng cụ thể của chúng.
(4) Môi trường có nguy cơ nổ
Trong các môi trường làm việc có nguy cơ nổ, các động cơ cần phải là động cơ kiểu chống nổ (ví dụ như EN 50014 - EN 50020).
1 Hệ thống cấp nguồn
Vì chế độ sử dụng khắc nghiệt mà hệ thống cấp nguồn phải chịu, trang thiết bị điện cần phải được chọn và lắp đặt với sự cẩn thận đặc biệt.
- Cáp điện cấp nguồn có thể quấn được trên tang quấn cáp và độ bền cơ học chịu được các tác động bên ngoài và chịu nhiệt, cần phải thích hợp với các điều kiện khai thác sử dụng.
- Các biện pháp định vị cáp điện phải được chọn sao cho tránh được sự căng tại các mối đấu nối cáp và tránh làm hư hỏng cáp.
- Cáp điện phải được lắp đặt và được dẫn hướng sao cho loại trừ được khả năng làm hư hại cáp trong khai thác sử dụng bình thường.
2 Nam châm điện nâng tải
(1) Cuộn dây
Cấp cách điện của các cuộn dây phải được chọn theo tổn hao công suất, nhiệt độ môi trường và nếu cần theo nhiệt độ của tải được nâng.
(2) Chế độ sử dụng
Các nam châm điện dùng để nâng tải thông thường được thiết kế với hệ số sử dụng là 50%. Các hệ số sử dụng khác phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.
(3) Đặc tính
Sức nâng của nam châm điện nâng tải phải được chỉ ra đối với tải nâng chính xác tại điện áp định mức và nhiệt độ làm việc của cuộn từ.
(4) Hệ số an toàn
Lực hút của nam châm điện tối thiểu phải gấp đôi sức nâng.
(5) Điện cấp nguồn thường trực
Nếu có điện cấp nguồn thường trực từ các ắc quy, thì thời gian giữ được tải tối thiểu là 20 phút. Trong trường hợp này, phải bố trí một thiết bị nạp điện cho ắc quy và một đồng hồ chỉ báo mức nạp. Việc sử dụng điện cấp nguồn thường trực từ ắc quy phải được chỉ báo bằng âm hiệu và đèn hiệu. Nếu điện áp của ắc quy không đủ, thì phải có một thiết bị ngăn cản việc sử dụng điện nguồn thường trực.
3 Gầu ngoạm
(1) Dẫn động
Các động cơ dẫn động (dẫn động kiểu điện - thủy lực hoặc kiểu cơ - điện) phải được thiết kế đối với chế độ hoạt động S3, S4 hoặc S6 tùy thuộc vào kiểu áp dụng.
(2) Cấp bảo vệ
Trong điều kiện khai thác sử dụng bình thường, các động cơ và các trang bị điện tối thiểu cần phải thỏa mãn cấp bảo vệ IP55. Đối với gầu ngoạm dưới nước thì cấp bảo vệ ít nhất cần phải là IP57. Do điều kiện làm việc đặc biệt của thiết bị này, thì các xung giật và các chấn động cần phải chú ý đặc biệt.
4 Thiết bị quay tải
(1) Thiết kế
Thiết bị quay tải phải được thiết kế sao cho các tải bị quay gia tốc và bị hãm mà cáp không bị xoắn. Bố trí cáp nâng, bố trí tải, độ cao nâng tải, trọng tâm và mômen quán tính của tải nâng phải được tính đến trong việc thiết kế thiết bị quay.
Việc lắp đặt các dẫn hướng chẳng hạn như hệ thống mắt xoay hoặc khớp xoay có thể được sử dụng để phòng ngừa cáp bị xoắn.
(2) Điện cấp nguồn cho các bộ phận quay
Để cấp điện nguồn cho các bộ phận quay, thì hệ thống cấp nguồn phải được thiết kế phù hợp với phạm vi quay.
(3) Cấp bảo vệ
Nếu động cơ quay tải được lắp trên kết cấu của thiết bị xếp dỡ, thì tối thiểu nó cần phải thỏa mãn cấp bảo vệ như đối với các động cơ khác trên thiết bị xếp dỡ.
Nếu động cơ quay tải được lắp trên thiết bị xếp dỡ tải, thì tối thiểu cần phải thỏa mãn cấp bảo vệ IP44 đối với hoạt động trong nhà và cấp IP 55 đối với hoạt động ngoài trời.
1 Chiếu sáng
(1) Cabin điều khiển
- Một đèn chiếu sáng không chói mắt kiểu cố định được bố trí sao cho chỉ chiếu sáng thiết bị điều khiển.
- Khi mà sự chiếu sáng chung không đủ độ sáng để vào và ra khỏi cabin điều khiển an toàn, thì phải bố trí đèn chiếu sáng phụ kiểu cầm tay; trang bị chiếu sáng này cần phải hoạt động thậm chí mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ bị cắt.
(2) Khu vực làm việc
- Khi chiếu sáng khu vực làm việc bằng đèn của thiết bị xếp dỡ thì các đèn pha chiếu sáng sẽ được bố trí một cách thích hợp trên thiết bị xếp dỡ, sao cho đảm bảo độ sáng tối thiểu trên mặt đất là 30 lux.
- Mạch điện của đèn chiếu sáng sẽ là mạch độc lập với mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ.
- Phải áp dụng các biện pháp đề phòng để tránh sụt áp phát sinh bởi các động cơ khởi động làm tắt các bóng đèn kiểu phóng điện.
(3) Chiếu sáng buồng máy thiết bị xếp dỡ và lối vào buồng máy
Nếu chiếu sáng chung không cho phép chiếu sáng đầy đủ độ sáng, thì phải bố trí đèn chiếu sáng phụ độc lập với các mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ. Độ sáng tối thiểu sẽ là 30 lux.
(4) Chiếu sáng khi sự cố
Nếu chiếu sáng chung không đủ độ sáng để thoát khỏi thiết bị xếp dỡ an toàn, thì một đèn chiếu sáng bằng pin kiểu cầm tay được bố trí. Một bộ nạp pin cần phải được bố trí trong cabin lái.
2 Sưởi và điều hòa không khí
(1) Buồng máy
- Thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức phải được bố trí để phân tán năng lượng nhiệt tỏa ra từ máy móc và các trang thiết bị của nó.
- Ở những chỗ sử dụng thiết bị điện tử và các điều kiện làm việc không bảo đảm nhiệt độ môi trường cho sự hoạt động thích hợp của trang bị điện tử, thì máy điều hòa không khí phải được bố trí.
(2) Cabin điều khiển
Nếu cần thiết sẽ bố trí một thiết bị sưởi trong cabin.
Thiết bị sưởi này là kiểu nhiệt phát ra từ điện trở chưa nóng đỏ/không bức xạ sẽ được lắp cố định. Thiết bị sưởi cần có nhiệt kế kèm theo và có công suất sao cho để đảm bảo nhiệt độ tối thiểu là 150C, có tính đến nhiệt độ môi trường mà trong đó thiệt bị được lắp đặt. Máy sưởi này cần được cấp nguồn độc lập với mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ.
Nếu nhiệt độ môi trường yêu cầu, một máy điều hòa nhiệt độ phải được lắp đặt trong cabin điều khiển để duy trì nhiệt độ lớn nhất chấp nhận được. Máy điều hòa này cần được cấp nguồn độc lập với mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ.
(3) Mạch điện phụ
Nếu không thể cung cấp từ mạch điện chính, thì các mạch điện phụ cần phải được bố trí để làm các công việc bảo trì như sau:
- Một mạch điện dùng cho các đèn chiếu sáng cầm tay với công suất tối thiểu 200 W, nếu ánh sáng trời không đủ độ sáng để thực hiện công việc bảo trì.
- Một mạch điện dùng cho các thiết bị cầm tay với công suất tối thiểu 2 kW, điện áp 100 V hoặc 220 V. Mạch điện này cần phải được bảo vệ bằng bộ ngắt mạch với độ nhậy cao.
Các mạch này sẽ là mạch độc lập với các mạch điện chính của thiết bị xếp dỡ và điện áp cần được chỉ rõ ở gần ngay các ổ cắm lấy điện. Phải áp dụng tất cả các biện pháp để tránh sự nhầm lẫn giữa các ổ cắm điện áp thấp và điện áp rất thấp.
Ổn định chống lật phải được kiểm tra bằng tính toán, giả thiết rằng điểm lật đã đạt tới bằng việc tăng tải trọng làm việc và các tác động động lực và thời tiết bằng các hệ số được nêu trong Bảng 2.37, đường ray hoặc bệ đỡ của thiết bị xếp dỡ được giả thiết nằm ngang và cứng vững.
Nội dung kiểm tra |
Các tải trọng được xét đến |
Hệ số |
|
Kiểm tra tĩnh |
- Tải trọng làm việc an toàn - Các tác động ngang - Tải trọng gió |
1,6 0 0 |
|
Kiểm tra động |
Thiết bị xếp dỡ mang tải |
- Tải trọng làm việc an toàn - Hai tác động ngang (2) - Tải trọng gió trong giới hạn làm việc (1) |
1,35 1 1 |
Thiết bị xếp dỡ không mang tải |
- Tải trọng làm việc an toàn - Hai tác động ngang (2) - Tải trọng gió trong giới hạn làm việc (1) |
- 0,1 1 1 |
|
Kiểm tra khi gió mạnh nhất (gió bão) |
- Tải trọng làm việc an toàn - Các tác động ngang - Tải trọng gió lớn nhất |
0 0 1,1 |
|
Kiểm tra trong trường hợp bị đứt dây nâng hàng |
- Tải trọng làm việc an toàn - Hai tác động ngang với không tải (2) - Tải trọng gió trong giới hạn làm việc (1) |
- 0,3 (3) 1 1 |
Chú thích:
(1) Gió trong giới hạn làm việc có phương chiều bất lợi nhất.
(2) Các chuyển động di chuyển chỉ để xác định vị trí, phải được xem xét độc lập. Các tính toán ổn định đối với chuyển động này phải được làm riêng. Đối với trường hợp va chạm, các tính toán ổn định phải xét đến các thành phần động lực.
(3) Trừ khi tính toán chứng minh được giá trị thấp hơn.
1 Biện pháp đặc biệt:
Các thiết bị phụ như dây giằng hoặc neo giữ có thể được trang bị để đảm bảo ổn định khi thiết bị xếp dỡ không hoạt động.
Không phụ thuộc vào ổn định chống lật, phải kiểm tra thiết bị xếp dỡ không bị dịch chuyển do tác động của gió ở tốc độ lớn nhất được tăng lên 10%. Việc kiểm tra này phải được thực hiện với giả thiết hệ số ma sát bằng 0,14 đối với các bánh xe có phanh và lực cản lăn là 10 N/kN đối với các bánh xe không có phanh được lắp đặt trên các ổ lăn chống ma sát hoặc bằng 15 N/kN đối với các bánh xe không có phanh được lắp đặt trên các ổ trượt.
Khi sự dịch chuyển có thể gây nguy hiểm phải trang bị thiết bị neo như là xích, kẹp ray, chốt khóa bằng tay hoặc tự động,...
Đối với thiết kế kẹp ray, hệ số ma sát giữa kẹp và ray phải được lấy bằng 0,25.
Khi tính toán ổn định chống lật, các tải trọng tác dụng không được giảm bớt bởi các hệ số , và C được nêu trong mục 2.2.2.2.(1).(a), 2.2.2.3.(3) và 2.2.3.4.
Nếu thiết bị xếp dỡ được trang bị neo giữ, dây giằng, thiết bị khóa và các bố trí đặc biệt khác thì tác dụng của chúng trong các tính toán là các mômen giữ.
QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU, XỬ LÝ NHIỆT VÀ HÀN
Các phép tính kiểm tra được yêu cầu trong Quy chuẩn này đối với an toàn của kết cấu chống lại sự phá hủy do mất tính đàn hồi, do mất ổn định và do mỏi thì chưa bảo đảm an toàn kết cấu chống lại sự phá hủy do giòn gãy.
Để đạt được độ an toàn đầy đủ chống lại sự phá hủy do giòn gãy thì chất lượng của thép phải được chọn phụ thuộc vào các điều kiện tác động gây giòn gãy.
Những tác động quan trọng nhất đến độ nhạy gây giòn gãy trong kết cấu thép là:
A. Tác động kết hợp của các ứng suất kéo dọc còn dư với các ứng suất gây bởi tải trọng tĩnh (do trọng lượng bản thân).
B. Chiều dày của bộ phận kết cấu.
C. Tác động của nhiệt độ lạnh (được xét đến đối với các thiết bị xếp dỡ đặt ở nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 00C, ví dụ như các kho bảo quản lạnh).
Các tác động A, B, và C được đánh giá bằng điểm số. Chất lượng thép yêu cầu được lựa chọn theo tổng số điểm này.
1 Đánh giá các yếu tố tác động gây giòn gãy
Các tác động A, B, và C nêu trên được mô tả và xác định như sau:
(1) Tác động A: tác động phối hợp của các ứng suất kéo dọc còn dư với các ứng suất gây bởi tải trọng tĩnh.
ZA - hệ số đánh giá của tác động A, được xác định như sau:
Đồ thị đường I, II và III được cho trong Hình 3.1.
Đường I: không hàn, hoặc chỉ có mối hàn ngang.
(chỉ được áp dụng khi )
Đường II: mối hàn dọc
Đường III: chỗ tập trung các mối hàn Trong đó:
- ứng suất kéo cho phép đối với giới hạn đàn hồi, trong trường hợp tải trọng I;
- ứng suất kéo do tải trọng tĩnh.
Sự nguy hiểm của giòn gãy tăng lên do sự tập trung ứng suất, đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp ứng suất kéo theo 3 chiều, như là trường hợp tập trung các mối hàn.
Nếu các phần tử kết cấu với ứng suất thấp do được khử ứng suất sau khi hàn (xấp xỉ 6000C - 6500C) thì đường I có thể được sử dụng cho mọi kiểu mối hàn.
2) Tác động B: Chiều dày của bộ phận kết cấu t
t - chiều dày của bộ phận kết cấu;
ZB - hệ số đánh giá đối với tác động B.
Xét chiều dày: t = 5 mm tới 20 mm, ZB được xác định như sau:
Xét chiều dày: t = 20 mm tới 100 mm, ZB được xác định như sau:
Hình 3.2. Hệ số đánh giá ZB = f(t)
Đối với các tiết diện được cán định hình thì chiều dày lý tưởng t* thường được sử dụng như sau:
Đối với các tiết diện tròn:
Đối với các tiết diện vuông:
Đối với các tiết diện chữ nhật:
Trong đó: b là cạnh lớn hơn của tiết diện chữ nhật và tỷ số
Đối với thì lấy t* = t.
(3) Tác động C: tác động của nhiệt độ lạnh
Khi thiết bị xếp dỡ được đặt tại các nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 00C thì tác động của nhiệt độ lạnh phải được xét đến khi chọn nhóm chất lượng thép chế tạo.
Hình 3.3
Hệ số đánh giá ZC = f(T)
T - nhiệt độ tại nơi lắp đặt thiết bị xếp dỡ (0C ).
ZC - hệ số đánh giá đối với tác động C
Từ T = 00C tới T = - 300C, lấy:
Từ T = - 300C tới T = - 55 0C, lấy:
T 0C |
ZC |
T 0C |
ZC |
0 - 5 - 10 - 15 - 20 - 25 |
0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,3 |
- 30 - 35 - 40 - 45 - 50 - 55 |
3,4 4,5 5,6 6,7 7,9 9,0 |
2 Xác định nhóm chất lượng thép yêu cầu
Là tổng của các hệ số đánh giá trong mục 3.1.1.1. Tổng số này xác định chất lượng thép yêu cầu tối thiểu cho kết cấu thép.
Bảng 3.1 nêu rõ sự phân nhóm chất lượng thép có liên quan đến tổng các hệ số đánh giá.
Nếu tổng các hệ số đánh giá lớn hơn 16 hoặc nếu không thể đạt được chất lượng thép yêu cầu, thì cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn chống lại sự phá hủy do giòn gãy.
Bảng 3.1. Phân nhóm chất lượng thép liên quan đến tổng số điểm của các hệ số đánh giá
Tổng số điểm của các hệ số đánh giá theo mục 3.1.1.1 SZ = ZA + ZB + ZC |
Nhóm chất lượng thép |
£ 2 £ 4 £ 8 £ 16 |
1 2 3 4 |
3 Chất lượng của các loại thép
Chất lượng của các loại thép trong quy chuẩn này là đặc tính dẻo của thép tại các nhiệt độ xác định.
Các loại thép được chia thành bốn nhóm chất lượng. Việc phân nhóm chất lượng của thép được xác định bằng độ dai va đập đạt được trong các thử nghiệm và tại nhiệt độ xác định.
Bảng 3.2 bao gồm các giá trị của độ dai va đập và các nhiệt độ thử nghiệm đối với bốn nhóm chất lượng thép.
Các độ dai va đập được nêu trong Bảng là các giá trị tối thiểu và là giá trị trung bình của ba lần thử, không có giá trị nào nhỏ hơn 20 Nm/cm2.
Độ dai va đập được xác định bằng thử va đập trên mẫu thử khấc chữ - V phù hợp với tiêu chuẩn ISO148-1: 2016.
Thép trong các nhóm chất lượng khác nhau có thể hàn được với nhau.
TC là nhiệt độ thử đối với mẫu thử va đập khắc chữ - V.
T là nhiệt độ tại nơi lắp đặt thiết bị xếp dỡ.
TC và T không thể so sánh trực tiếp với nhau, vì mẫu thử va đập khấc chữ - V chịu nhiều điều kiện bất lợi hơn so với tải trọng tác dụng lên thiết bị xếp dỡ trong khi hoạt động hoặc không hoạt động.
Bảng 3.2. Các nhóm chất lượng thép
Nhóm chất lượng thép |
Độ dai va đập được đo trên mẫu thử chữ V theo ISO 148-1: 2016 (Nm/cm2) |
Nhiệt độ thử (Tc0c) |
Các loại thép tương ứng với nhóm chất lượng |
Tiêu chuẩn |
1 |
- |
- |
Fe 360 - A Fe 430 - A |
Euronorm 25 |
St 37 - 2 St 44 - 2 |
Din 17100 |
|||
E 24 - 1 |
NF A 35-501 |
|||
43 A 50 B |
BS 4360 |
|||
2 |
35 |
+20 |
Fe 360 - B Fe 430 - B Fe 510 - B |
Euronorm 25 |
R St 37 - 2 St 44 - 2 |
Din 17100 |
|||
E 24 (A37) - 2 E 26 (A42) - 2 E 36 (A52) - 2 |
NF A 35-501 |
|||
40 B 43 B |
BS 4360 |
|||
3 |
35 |
± 0 |
Fe 360 - C Fe 430 - C Fe 510 - C |
Euronorm 25 |
St 37 - 3U St 44 - 3U St 52 - 3U |
Din 17100 |
|||
E 24 (A37) - 3 E 26 (A42) - 3 E 36 (A52) - 3 |
NF A 35-501 |
|||
40 C 43 C 50 C 55 C |
BS 4360 |
|||
4 |
35 |
- 20 |
Fe 360 - D Fe 410 - D Fe 510 - D |
Euronorm 25 |
St 37 - 3N St 44 - 3N St 52 - 3N |
Din 17100 |
|||
E 24 (A37) - 4 E 26 (A42) - 4 E 36 (A52) - 4 |
NF A 35-501 |
|||
40 D 43 D 50 D 55 E |
BS 4360 |
4 Các quy định đặc biệt
Bổ sung vào các quy định ở trên đối với việc lựa chọn chất lượng thép, các quy định sau đây phải được tuân theo:
1 - Các loại thép không lắng của nhóm I được sử dụng cho các kết cấu chịu tải chỉ trong trường hợp thép cán định hình và ống có chiều dày không lớn hơn 6 mm.
2 - Các bộ phận kết cấu có chiều dày lớn hơn 50 mm sẽ không được sử dụng cho các kết cấu hàn chịu tải trừ khi Nhà chế tạo có kinh nghiệm đã được thừa nhận trong việc hàn các tấm dày.
3 - Nếu các bộ phận kết cấu được uốn nguội với tỷ số bán kính cong chia cho chiều dày tấm < 10 thì chất lượng của thép phải là loại thích hợp để uốn hoặc gấp mép ở trạng thái nguội.
1 Vật liệu sử dụng để chế tạo:
- Các bộ phận kết cấu chịu lực của thiết bị xếp dỡ;
- Các mã và các chi tiết tháo được không phải thử riêng biệt;
- Vành mâm quay của cần trục quay;
- Các xilanh thủy lực chịu tải;
- Các ống áp lực loại I;
- Trục tời;
- Các bộ phận có chức năng quan trọng hoặc tương tự các bộ phận được đề cập ở trên phải có chứng chỉ phù hợp theo quy định của Đăng kiểm.
2 Trong bất cứ trường hợp nào, nhà chế tạo phải nêu rõ cấp chất lượng thép sử dụng để chế tạo các chi tiết tháo được.
1 Các kết cấu chịu lực, các mã và các chi tiết tháo được của thiết bị xếp dỡ phải có tính hàn đảm bảo và phù hợp với các quy định về hàn.
2 Hàn phải được thực hiện theo quy trình hàn đã được duyệt, vật liệu hàn và các thợ hàn phải có chứng chỉ phù hợp theo quy định của Đăng kiểm.
3 Khi chưa có sự đồng ý của Đăng kiểm, không được phép thực hiện việc sửa chữa các đường hàn đã bị gãy, nứt, mòn. Trong bất cứ trường hợp nào, việc sửa chữa như vậy phải được thực hiện dưới sự giám sát của Đăng kiểm.
4 Thông thường kiểu mối hàn, kích thước và việc xử lý các mép của đường hàn phải được nêu rõ trên các bản vẽ kết cấu hàn trình Đăng kiểm.
1 Các đường hàn giáp mép nên tính theo chiều dày của tấm mỏng hơn, không chấp nhận các mối hàn ngấu một nửa.
2 Các mối hàn giáp mép có thể là kiểu chữ X, K hoặc V.
Khi hàn kiểu chữ V (chỉ hàn trên một mặt) thông thường được phép dũi và hàn mặt sau. Khi lỗ quan sát hoặc lỗ chui không thể thực hiện hàn mặt sau được thì cho phép hàn có tấm lót ở mặt sau.
3 Đối với mối hàn giáp mép giữa hai tấm có độ dày khác nhau, việc vát mép và trình tự hàn phải được thực hiện sao cho chiều cao đường hàn so với mặt phẳng của tấm là nhỏ nhất.
Tấm dày hơn phải được vát như được biểu diễn trên Hình 3.4(a) và 3.4(b) trong các trường hợp sau:
- Liên kết đối xứng (xem Hình 3.4(a))
Khi: t1 £ 10 mm nếu t2 > t1 + 6
Khi: 10 mm < t1 < 40 mm nếu t2 > t1 + 8
Khi: t1 ³ 40 mm nếu t2 > 1,20 t1
Hình 3.4(a). Độ vát của 2 tấm có độ dày khác nhau trong mối hàn giáp mép
(Liên kết đối xứng)
- Liên kết không đối xứng (xem Hình 3.4(b)):
Khi: t1 < 10 mm nếu t2 ³ t1 + 3
Khi: 10 mm £ t1 < 40 mm nếu t2 ³ t1 + 4
Khi: t1 ³ 40 mm nếu t2 > 1,1 t1
Hình 3.4(b). Độ vát của 2 tấm có độ dày khác nhau trong mối hàn giáp mép
(Liên kết không đối xứng)
Khuyến nghị nên áp dụng kiểu liên kết đối xứng.
1 Các mối hàn góc của các kết cấu chịu lực, các mã và các chi tiết tháo được của thiết bị xếp dỡ phải liên tục. Mối hàn góc có thể là mối hàn góc hai mặt không ngấu hoặc ngấu một nửa, hoặc các mối hàn ngấu hoàn toàn.
2 Chiều cao tính toán a của mối hàn góc được xác định như Hình 3.5(a) và (b) đối với mối hàn góc không vát mép và hàn ngấu một nửa vát mép.
3 Thông thường các mối hàn góc ngấu hoàn toàn kiểu chữ K hoặc V được yêu cầu đối với các cấu kiện chịu ứng suất lớn, đặc biệt độ dày của tấm bản thành phải lớn hơn 15 mm [xem Hình 3.6(a)] hoặc khi đường vào tới một mặt của tấm khó khăn hoặc không thể [xem Hình 3.6(b) và (c)].
4 Mối hàn góc ngấu một nửa trong một số trường hợp có thể được chấp nhận thay cho mối hàn góc ngấu hoàn toàn. Trong trường hợp như vậy, chiều cao tính toán của mối hàn được xác định như Hình 3.5(b) không được nhỏ hơn 0,5 lần độ dày của tấm bản thành.
5 Thông thường, chiều cao tính toán của mối hàn góc hai mặt phải không nhỏ hơn 3,5 mm và không lớn hơn 0,7 lần độ dày của tấm mỏng hơn trong mối ghép. Không cần thiết quy định chiều cao tính toán của mối hàn lớn hơn 0,5 lần độ dày của tấm bản thành, ngoại trừ đối với các trường hợp đặc biệt hoặc khi chiều cao tính toán được tăng thêm để chống ăn mòn hoặc khi hai đường hàn không đối xứng.
Khi cho phép hàn mối hàn xẻ rãnh hoặc mối hàn chồng, thông thường chiều cao tính toán của mối hàn phải bằng 0,7 lần độ dày của tấm có mép hàn.
Hình 3.6. Mối hàn góc ngấu hoàn toàn
6 Xem các quy định nêu trong mục 3.3.3.5, thông thường chiều cao tính toán a của mối hàn góc đối xứng hai mặt phải bằng với giá trị sau, thay đổi theo độ dày t của tấm có độ dày mỏng hơn trong mối ghép:
- a = 0,45 t đối với mối hàn các kết cấu chịu ứng suất lớn khi không yêu cầu hàn ngấu hoàn toàn (Ví dụ đối với các kết cấu chịu lực kéo mà tính liên tục về độ bền của chúng phải đảm bảo hoặc đối với các kết cấu chịu lực cắt lớn như là bản thành của dầm có chiều dày nhỏ hoặc trong mối ghép các mã).
- a = 0,40 t đối với hàn các giá đỡ hoặc các bản cánh của các dầm thân đơn (dầm chữ I).
- a = 0,35 t đối với hàn các bản thành của dầm hộp hoặc hàn các gân gia cường.
- Đăng kiểm sẽ giảm bớt các yêu cầu của phần này tùy thuộc vào tính chất hoặc mức độ của các ứng suất trong các kết cấu liên quan.
7 Khi hai đường hàn góc không đối xứng, thông thường chiều cao tính toán của đường hàn a1 và a2 phải sao cho a1 + a2 = 2a (trong đó a được nêu trong mục 3.3.3.6) với điều kiện a1 và a2 phù hợp với quy định nêu trong mục 3.3.3.5.
1 Quy định chung
(1) Nhà chế tạo thiết bị xếp dỡ phải tự kiểm tra chất lượng mối hàn và công việc hàn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản trình Đăng kiểm xem xét.
(2) Khi kiểm tra trong chế tạo, kiểm định viên phải giám sát các công việc hàn ở nhà máy đang được thực hiện bởi các thợ hàn có chứng chỉ và theo quy trình hàn đã được duyệt và với vật liệu hàn phù hợp.
(3) Kiểm tra cuối cùng các đường hàn phải được thực hiện khi công việc hàn trên các mối ghép, cụm lắp ráp hoặc các chi tiết của chúng đã hoàn thành, sau khi công việc xử lý nhiệt có thể đã được thực hiện và trước khi sơn.
(4) Kiểm tra cuối cùng các đường hàn bao gồm:
- Kiểm tra kích thước và kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra không phá hủy tổ chức bên trong và độ ngấu của các mối hàn bằng tia X hoặc và/hoặc bằng phương pháp siêu âm;
- Kiểm tra không phá hủy các khuyết tật bề mặt, đặc biệt phát hiện ra các vết nứt bên ngoài bằng thử thẩm thấu chất lỏng và/hoặc bằng hạt từ, phương pháp thử bằng hạt từ còn có thể phát hiện ra các vết nứt không nhìn thấy trên bề mặt (nhưng rất gần với bề mặt ngoài của mối hàn).
2 Kiểm tra kích thước và kiểm tra bên ngoài
(1) Chiều cao tính toán của mối hàn góc phải được kiểm tra bằng thước đo.
Kiểm định viên kiểm tra chiều cao của mối hàn so với kích thước được nêu trên các bản vẽ được duyệt. Việc kiểm tra này được thực hiện theo xác suất.
(2) Kiểm tra bên ngoài đối với tất cả các đường hàn trong kết cấu của thiết bị xếp dỡ hoặc bệ đỡ và các chi tiết của chúng.
Các đường hàn phải đều và không có vết lõm ở cuối đường hàn. Các mối hàn góc phải không được lồi và các mối hàn giáp mép phải không được rỗng hoặc lõm hoặc các khuyết tật bề mặt khác.
3 Kiểm tra không phá hủy
(1) Phạm vi và phương pháp kiểm tra không phá hủy phải được xác định thống nhất giữa nhà chế tạo và Đăng kiểm. Những điểm kiểm tra và phương pháp kiểm tra phải được xác lập trên các bản vẽ hoặc hồ sơ trình Đăng kiểm duyệt.
Trong các bản vẽ được duyệt, Đăng kiểm có thể yêu cầu kiểm tra không phá hủy những bộ phận đặc biệt ngoài những yêu cầu của nhà chế tạo thực hiện kiểm tra thông thường trên các bộ phận kết cấu khác.
(2) Các phương pháp và các tiêu chuẩn chấp nhận đối với thử tia X và siêu âm hoặc các phương pháp khác phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan được áp dụng.
(3) Đối với mối hàn giáp mép của các tiết diện ngang trong các kết cấu tĩnh định (liên kết không siêu tĩnh) hoặc các bộ phận chịu các ứng suất kéo, uốn hoặc xoắn lớn, tỷ lệ % tối thiểu sau theo chiều dài đường hàn phải được kiểm tra không phá hủy:
- 10% Kiểm tra tia X;
- 40% Kiểm tra siêu âm;
- 20% Kiểm tra bằng hạt từ hoặc thẩm thấu chất lỏng.
Đối với cột có SWL £ 25 t phạm vi của việc kiểm tra này có thể được giảm sau khi đã thỏa thuận với Đăng kiểm. Đối với các cần trục và đối với các cột có SWL ³ 25 t, kiểm tra tia X có thể được thay thế bằng kiểm tra siêu âm sau khi đã thỏa thuận với Đăng kiểm; tuy nhiên trong trường hợp này, kiểm tra siêu âm nên được thực hiện 100% trên chiều dài của mỗi đường hàn ngang.
(4) Phải kiểm tra tất cả các điểm giao nhau giữa đường hàn dọc và đường hàn ngang và các vùng chịu ảnh hưởng nhiệt bằng phương pháp không phá hủy phù hợp. Ngoài ra sự phát hiện các vết nứt theo hệ thống phải được thực hiện bằng kiểm tra thẩm thấu chất lỏng và/hoặc bằng hạt từ.
(5) Các đường hàn có mặt cắt ngang lớn, đặc biệt hàn trên thép đúc, thép rèn, các mối hàn chịu ứng suất lớn, các mối hàn nối các mã cũng như các mối hàn được thực hiện trong điều kiện khó khăn (ví dụ: các mối hàn trần) phải được kiểm tra sau khi thỏa thuận với Đăng kiểm.
(6) Trong một số trường hợp đặc biệt, Đăng kiểm có thể yêu cầu kiểm tra sau khi thử tải.
4 Sửa chữa khuyết tật và kết luận cuối cùng
(1) Kiểm định viên phải thông báo tất cả các khuyết tật được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Các khuyết tật không thể chấp nhận phải được loại bỏ và nếu số lượng các khuyết tật quá nhiều, đường hàn phải được hàn lại toàn bộ. Sau khi sửa chữa hàn lại việc kiểm tra được tiến hành theo quy định.
(2) Các sửa chữa quan trọng phải được thực hiện theo thỏa thuận với Đăng kiểm.
Những chỗ sửa chữa được quyết định bởi nhà chế tạo phải thông báo cho Đăng kiểm biết. Kết quả của kiểm tra ban đầu và kiểm tra sau sửa chữa phải được trình lên Đăng kiểm xem xét.
(3) Khi số lượng các khuyết tật nhiều hoặc các khuyết tật lặp lại được phát hiện, việc kiểm tra phải được thực hiện đến khi thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm để đưa ra các kết luận tin cậy đối với các đường hàn.
(4) Quyết định cuối cùng như là tăng tỷ lệ kiểm tra, các khuyết tật được loại bỏ, sửa chữa và sự chấp nhận cuối cùng về các đường hàn phải được thỏa thuận với Đăng kiểm.
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
(1) Tải trọng thử phù hợp theo quy định 3.3.2.3 và 3.3.2.4 về thử tải tĩnh và thử tải động thiết bị xếp dỡ.
(2) Đồng hồ đo thời gian.
(3) Dụng cụ, thiết bị đo kích thước.
(4) Máy kinh vĩ (nếu áp dụng).
(5) Thiết bị đo điện trở cách điện (nếu áp dụng).
(6) Thiết bị đo điện trở tiếp đất (nếu áp dụng).
(7) Thiết bị đo hiệu điện thế, cường độ dòng diện (nếu áp dụng).
1 Tất cả các công việc chuẩn bị cho việc kiểm định nêu trong Quy chuẩn này phải do Chủ thiết bị xếp dỡ hoặc đại diện thực hiện. Việc chuẩn bị bao gồm cả lối đi thuận tiện và an toàn và hồ sơ kiểm định theo quy định tương ứng với từng dạng kiểm định.
2 Chủ thiết bị xếp dỡ hoặc đại diện phải bố trí người giám sát có chuyên môn về các hạng mục dự định kiểm định để chuẩn bị cho việc kiểm định, giúp đỡ khi cần thiết cho kiểm định viên thực hiện nhiệm vụ.
Khi tiến hành kiểm định, Giấy chứng nhận do tổ chức kiểm định đã cấp cho thiết bị xếp dỡ phải được xuất trình cho kiểm định viên.
Kiểm định viên phải thông báo kết quả kiểm định cho Chủ thiết bị xếp dỡ.
- Kết cấu thép chịu lực của thiết bị xếp dỡ;
- Các thiết bị và chi tiết tháo được không phải thử riêng biệt;
- Chi tiết tháo được có SWL ≥ 50t;
- Xà nâng, khung nâng và các chi tiết tương tự;
- Xilanh thủy lực của cơ cấu thay đổi tầm với và quay của cần trục quay;
- Vành mâm quay của cần trục quay;
- Các thiết bị khóa được yêu cầu đối với ổn định của thiết bị xếp dỡ;
- Các tời;
- Các bộ phận khác có chức năng quan trọng hoặc tương tự như các bộ phận được liệt kê ở trên.
1 Kiểm tra cuối cùng trước khi xuất xưởng
(1) Trước khi xuất xưởng, kiểm tra cuối cùng phải được thực hiện tại Cơ sở chế tạo đối với các đối tượng sau:
- Các đối tượng được liệt kê trong 3.2.1 cùng với các chi tiết của chúng và thiết bị chính (ví dụ: mã đầu cần và chân cần);
- Tất cả các chi tiết tháo được và các chi tiết chuyển động khác;
- Dây cáp thép;
- Tời, động cơ và hộp giảm tốc;
- Động cơ và thiết bị điện;
- Bơm, động cơ và thiết bị thủy lực;
- Các bộ phận quan trọng khác hoặc các đối tượng tương tự như được liệt kê ở trên.
(2) Kiểm tra sự phù hợp của các kết cấu, kích thước với các bản vẽ thiết kế được thẩm định.
(3) Kiểm tra sự phù hợp của các chi tiết, thiết bị với các đặc tính thiết kế và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan.
(4) Kiểm tra việc lắp đặt các mắt xoay, các thiết bị treo và phải đảm bảo các chốt đã được khóa chống tháo lỏng. Nếu thấy cần thiết, Kiểm định viên có thể yêu cầu cải tiến các mối lắp ghép này.
(5) Khi các đối tượng quan trọng được yêu cầu thử (xem 3.2.6.2), Kiểm định viên giám sát thử và kiểm tra lại các bộ phận này đảm bảo chúng không bị hư hỏng hoặc biến dạng vĩnh cửu.
2 Thử trước khi xuất xưởng
Trước khi xuất xưởng, phải thử các đối tượng sau:
(1) Các chi tiết tháo được
- Thử các chi tiết mới chế tạo hoặc không có giấy chứng nhận thử được thực hiện theo Phụ lục (A7 ÷ A.19) theo từng hạng mục kiểm tra tương ứng nêu trong Quy chuẩn này.
- Thời gian chịu tải thử tĩnh phải không nhỏ hơn 10 phút. Sau khi thử, tiến hành kiểm tra các chi tiết.
- Việc thử kéo đứt các dây xích và cáp không có giấy chứng nhận thử phải được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành mà nó được chế tạo.
- Đối với các chi tiết tháo được, được thiết kế chịu tải nặng (thông thường có SWL ≥ 50 t) và khi trong thực tế không thể thực hiện được cuộc thử riêng biệt thì Đăng kiểm có thể chấp nhận bỏ cuộc thử này, nhưng kiểm tra tăng cường hoặc thử không phá hủy có thể được yêu cầu.
(2) Thiết bị khóa
Thông thường tải trọng thử của thiết bị khóa được thiết kế để đảm bảo tính ổn định của thiết bị xếp dỡ phải phù hợp với các quy định đối với chi tiết tháo được và/hoặc phải được thử phá hủy trong điều kiện tải tương tự với điều kiện tải làm việc.
(3) Các đối tượng sau phải được tiến hành thử theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành mà nó được áp dụng:
- Dây cáp thép (sử dụng làm cáp chạy và cáp tĩnh);
- Xilanh và thiết bị thủy lực;
- Động cơ và các thiết bị điện;
- Tời và các thiết bị của chúng
1 Mục đích của việc kiểm định thiết bị xếp dỡ nhằm xác định thiết bị xếp dỡ cùng với các chi tiết của chúng có phù hợp với Quy chuẩn không và đã ở trạng thái đảm bảo làm việc an toàn chưa.
2 Các Chủ thiết bị, Cơ sở chế tạo các thiết bị xếp dỡ phải thực hiện kiểm định theo quy định, phải tiến hành tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết cho việc thử. Các Kiểm định viên có quyền từ chối không kiểm định nếu thấy còn thiếu sót trong việc chuẩn bị trước khi thử cũng như trong mọi trường hợp phát hiện ra các hư hỏng làm ảnh hưởng đến an toàn khi thử.
3 Trước khi kiểm định các thiết bị xếp dỡ, Chủ thiết bị xếp dỡ cần phải báo cáo cho Kiểm định viên thực hiện công việc đó biết về việc thay thế các chi tiết tháo được và dây đã làm từ lần kiểm định trước.
4 Khi thiết bị xếp dỡ bị tai nạn, Chủ thiết bị xếp dỡ phải báo cáo cho tổ chức kiểm định biết để kiểm tra kịp thời thiết bị đó để xác định nguyên nhân tai nạn.
5 Kiểm định thiết bị xếp dỡ sau khi chế tạo, trang bị lại hoặc sửa chữa được tổ chức kiểm định thực hiện chỉ sau khi đã nhận được các hồ sơ văn bản nghiệm thu của cơ sở thực hiện các công việc đó.
6 Nếu khi kiểm định mà phát hiện các bộ phận kết cấu thép, các chi tiết và các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ không phù hợp với Quy chuẩn hoặc ở trạng thái không đảm bảo làm việc an toàn thì tổ chức kiểm định phải yêu cầu cấm hoạt động cho đến khi các thiết bị xếp dỡ đó được khắc phục đạt yêu cầu kỹ thuật.
1 Các thiết bị xếp dỡ phải được kiểm định theo các dạng sau:
(1) Kiểm định lần đầu.
(2) Kiểm định chu kỳ
(a) Kiểm định hàng năm
(b) Kiểm định định kỳ 3 năm
(4) Kiểm định bất thường.
2 Quy trình kiểm định đối với các thiết bị xếp dỡ được quy định tại phụ lục (A.29 A.35).
Khối lượng kiểm tra và thử tương ứng với từng dạng kiểm định thiết bị xếp dỡ được quy định trong Bảng III.1
Dạng kiểm định |
Thời gian thực hiện |
Kiểm tra và thử |
Lần đầu |
- Kiểm định lần đầu |
- Kiểm tra, xem xét - Thử tĩnh bằng 125% SWL và thử động bằng 110% SWL. |
Hàng năm |
12 tháng một lần |
- Kiểm tra, xem xét - Thử tĩnh và thử động bằng SWL. |
Định kỳ |
3 năm một lần |
- Kiểm tra, xem xét. - Thử tĩnh bằng 125% SWL và thử động bằng 110% SWL. |
Bất thường
|
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết. - Sau khi chuyển thiết bị xếp dỡ đến vị trí làm việc mới. - Sau khi sửa chữa sau tai nạn. |
- Kiểm tra, xem xét - Thử tĩnh bằng 125% SWL và thử động bằng 110% SWL. |
3 Nội dung chính của kiểm tra, xem xét thiết bị xếp dỡ:
(1) Kiểm tra hoạt động không tải các cơ cấu và thiết bị điện, thủy lực hoặc khí nén, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu;
(2) Kiểm tra kết cấu thép và các mối hàn, cabin, lan can và che chắn bảo vệ;
(3) Kiểm tra móc cẩu và các chi tiết treo cụm móc cẩu;
(4) Kiểm tra dây cáp và các liên kết với nó;
(5) Kiểm tra các puly, trục, chốt và các chi tiết liên kết khác;
(6) Kiểm tra sự phù hợp của đối trọng, việc nối đất của thiết bị có dẫn động điện;
(7) Kiểm tra sự phù hợp của đường ray cần trục (xem phụ lục A.5).
4 Nội dung chính của thử tải tĩnh:
(1) Thử tải tĩnh được thử bằng tải trọng thử để kiểm tra độ bền chung của thiết bị xếp dỡ và độ bền của các chi tiết riêng biệt.
Thử tải tĩnh phải được thực hiện trong điều kiện tĩnh bằng cách nâng tải trọng thử bằng với tải trọng làm việc (SWL) lên cách mặt đất một khoảng nhỏ và rồi bổ sung thêm tải trọng bằng 25%SWL mà không được gây xung giật lên tải trọng thử.
(2) Đối với các cần trục cần phải kiểm tra độ ổn định khi nâng hàng ở vị trí mà cần trục có độ ổn định nhỏ nhất, tải trọng thử được treo ở độ cao 100 - 200 mm.
(3) Khi thử tĩnh, cổng trục có công xon hoặc cầu trục được đặt trên các gối đỡ đường ray, còn xe con đặt ở vị trí có độ võng lớn nhất (giữa các gối đỡ và đầu mút công xon), tải trọng thử được treo ở độ cao 200-300 mm.
(4) Thời gian thử tải tĩnh tối thiểu 10 phút;
(5) Thiết bị xếp dỡ thử tải tĩnh đạt yêu cầu nếu trong khi thử tải trọng thử không bị rơi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu.
5 Nội dung chính của thử tải động:
(1) Thử tải động các thiết bị xếp dỡ được tiến hành ngay sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu để kiểm tra toàn bộ các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ và phanh, hãm của nó.
(2) Khi thử tải động, phải tiến hành thử tại mỗi cơ cấu công tác của thiết bị xếp dỡ tối thiểu 3 lần hoạt động và phải kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu và hiệu quả của phanh khi mang tải trọng thử.
6 Đối với các thiết bị xếp dỡ có trang bị từ hai cơ cấu nâng trở lên phải được thử ở mỗi một cơ cấu. Trị số của tải trọng thử tĩnh và động phải được xác định theo điều kiện làm việc của nó. Đối với các cần trục có một vài đặc tính về nâng hàng, việc kiểm định lần đầu phải được xác định phù hợp với từng đặc tính về nâng hàng ở các tầm với của cần.
7 Sau khi thay thế các dây cáp thép, trong mọi trường hợp phải tiến hành kiểm tra trữ lượng cáp và sự liên kết tin cậy của các đầu cáp cũng như sự dập, dãn của cáp khi chịu tải. Nếu các dây cáp thép có chứng chỉ thỏa mãn theo yêu cầu sử dụng thì không phải thử tải sau khi thay thế. Tuy nhiên phải được người chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng ghi vào Sổ tay sử dụng thiết bị xếp dỡ và phải lập biên bản về việc thay thế này.
1 Tất cả các xe nâng và cơ cấu mang tải của chúng (răng, khung nâng, bàn trượt được tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn dưới sự giám sát của Đăng kiểm, gồm các loại kiểm định sau đây: Kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ (trùng với kiểm định hàng năm) và kiểm định bất thường.
2 Chu kỳ, khối lượng và trình tự kiểm định được tiến hành như sau:
(1) Kiểm định lần đầu
(a) Thực hiện sau khi chế tạo mới, hoán cải và kiểm định lần đầu. Khối lượng kiểm tra gồm: Xem xét sự tin cậy và hoạt động tốt của cơ cấu và trang bị của máy, tay lái và hệ thống phanh, móc nối, hộp truyền động và cơ cấu lùi, cần dẫn động trước và trục lái phía sau, trục truyền động, thiết bị chiếu sáng và tín hiệu cũng như dụng cụ mang hàng của chúng.
(b) Ngoài ra trong lần kiểm định lần đầu xe nâng phải xem xét thiết bị sau đây:
Tay lái, phanh, sát xi: Kiểm tra trạng thái của ổ đỡ và khe hở làm việc của cặp trục lái, sự liên kết của tay lái; kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh; kiểm tra sự bắt chặt của các bu lông mặt bích, mối lối liên kết các đăng, bánh trục của cầu dẫn động (trục lắp cầu sau) và liên kết của cầu trước với cầu sau và khung máy; kiểm tra sự bắt chặt của ổ đỡ bánh xe điều khiển và dẫn động; kiểm tra trang thái của tấm nhíp, bu lông chỉnh tâm và sự bắt chặt của các quang treo nhíp; kiểm tra trạng thái của các mối hàn khung máy; kiểm tra các lốp xe.
Hệ thống khung nâng và thủy lực: Kiểm tra sự điều chỉnh sức căng của xích bàn trượt; kiểm tra mức dầu trong hệ thống thủy lực; kiểm tra phớt chắn dầu của xi lanh nâng và độ nghiêng nâng hàng khi làm việc toàn tải.
(c) Sau khi kiểm tra phải tiến hành thử tải tĩnh và thử tải động phù hợp với yêu cầu sau đây:
Thử tải tĩnh: Tải trọng thử bằng 125% SWL. Mục đích là để kiểm tra độ bền chung của xe nâng và độ bền riêng của các chi tiết cũng như độ ổn định dọc của xe nâng.
Khi thử tải tĩnh xe nâng, tải trọng thử được đặt ở cơ cấu nâng hàng sao cho trọng tâm của tải trọng thử phải phù hợp với chỉ dẫn trong lý lịch của xe nâng.
Tải trọng thử được nâng lên đến độ cao từ 100 - 200 mm. Xe nâng được xem như đạt yêu cầu nếu trong vòng 10 phút tải trọng thử không bị rơi, cũng như không có vết nứt hoặc biến dạng và các hư hỏng khác.
Thử tải động: Tải trọng thử lấy bằng sức nâng cho phép và được tiến hành ngay sau khi thử tải tĩnh đạt yêu cầu. Mục đích của việc thử động là kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu, phanh, các bộ phận điều khiển chuyển động trong phạm vi của vùng di chuyển làm việc.
(2) Kiểm định định kỳ 12 tháng/1 lần, khối lượng kiểm định gồm:
Xem xét sự tin cậy và hoạt động tốt của các cơ cấu và thiết bị thủy lực, cần dẫn động trước và trục lái phía sau, trục truyền động, thiết bị chiếu sáng và tín hiệu cũng như thiết bị mang hàng của chúng.
Kiểm tra tay lái, phanh và sát xi: Kiểm tra trạng thái của ổ đỡ và khe hở làm việc của cặp trục lái, sự liên kết của tay lái; kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh; kiểm tra sự bắt chặt các bu lông mặt xích, mối lối liên kết các đăng, bánh trục của cầu dẫn động (trục lắp cầu sau) và liên kết của cầu trước với cầu sau và khung máy; kiểm tra sự bắt chặt của ổ đỡ bánh xe điều khiển và dẫn động, kiểm tra trạng thái của các tấm nhíp, bu lông chỉnh tâm và sự bắt chặt của các quang treo nhíp, kiểm tra trạng thái của các mối hàn khung máy; kiểm tra các lốp xe.
Kiểm tra hệ thống khung nâng và thủy lực.
Thử tải tĩnh bằng 125% SWL và thử tải động bằng SWL.
(3) Kiểm định bất thường, thực hiện trong các trường hợp sau:
(a) Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết;
(b) Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa phần di chuyển, vỏ hoặc khung nâng hàng;
(c) Sau khi sửa chữa sau tai nạn.
Khối lượng kiểm tra và thử được tiến hành như khi kiểm định định kỳ.
1 Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu
2 Kiểm tra bên ngoài, kết cấu, kích thước và các trang thiết bị lắp đặt phù hợp với hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.
1 Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu.
2 Kiểm tra bên ngoài, kết cấu, kích thước và các trang thiết bị lắp đặt phù hợp với hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.
3 Kiểm tra và thử hoạt động không tải.
Các yêu cầu trong phần này áp dụng cho việc đóng dấu, chứng nhận và lập báo cáo kiểm tra.
1 Quy định chung
Đăng kiểm chứng nhận tải trọng làm việc an toàn cho các thiết bị xếp dỡ đã được kiểm tra và thử tải thỏa mãn.
2 Tải trọng khác với tải trọng làm việc an toàn
Theo yêu cầu của Chủ thiết bị, Đăng kiểm có thể chứng nhận những tải trọng làm việc khác nhỏ hơn tải trọng làm việc an toàn của thiết bị xếp dỡ.
1 Đóng dấu cho thiết bị xếp dỡ
(1) Trên thiết bị xếp dỡ, tải trọng làm việc an toàn, tầm với tối đa và các điều kiện hạn chế khác được xác định phải được đóng dấu tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần hoặc vị trí tương tự.
(2) Đối với thiết bị xếp dỡ sử dụng gàu ngoạm, dầm nâng hàng, lưới nâng hàng, nam châm nâng hàng và chi tiết tháo được tương đương khác có quy định tải trọng hàng tối đa, không kể trọng lượng bản thân, thì phải đóng dấu tương ứng với các điều kiện làm việc.
(3) Dấu đóng phải được sơn bằng sơn chống gỉ và viền khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(4) Trường hợp không thể đóng dấu trực tiếp lên thiết bị thì có thể đóng dấu lên tấm kim loại có kích thước phù hợp và gắn vào thiết bị bằng keo dán kim loại. Tấm kim loại do chủ thiết bị cung cấp và chịu trách nhiệm dán tấm kim loại đã có dấu đóng vào thiết bị.
(5) Trường hợp trên thiết bị xếp dỡ không có số chế tạo thì tổ chức kiểm định phải đóng số nhận dạng thiết bị theo số quản lý thiết bị của tổ chức.
(6) Ngoài việc đóng dấu theo quy định ở mục (1), (2) và (3), tầm với và tải trọng làm việc an toàn phải được ấn định trên thiết bị nâng bằng sơn với chiều cao của chữ và số không nhỏ hơn 77 mm, vị trí sơn trên thanh cần hoặc dầm chính hoặc cụm móc cẩu (nếu có kích thước phù hợp).
2 Đóng dấu cho các chi tiết tháo được
(1) Trên chi tiết tháo được, trừ dây cáp thép và cáp thảo mộc, phải đóng dấu tải trọng làm việc an toàn và các dấu hiệu phân biệt vào vị trí dễ thấy và không gây bất lợi cho cả độ bền và sự hoạt động của chúng. Trên gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, khung nâng công te nơ và các chi tiết tương đương khác, phải đóng thêm dấu trọng lượng bản thân của chúng.
(2) Các dấu đóng phải được sơn chống gỉ và đóng khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(3) Ngoài các yêu cầu trong mục (1), tải trọng làm việc an toàn, trọng lượng bản thân của gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, võng nâng hàng và các chi tiết tương đương khác phải được ấn định trên thiết bị bằng sơn với chiều cao của chữ và số không nhỏ hơn 77 mm.
1 Thiết bị xếp dỡ kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Tem kiểm định theo quy định tại phụ lục 1d của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
2 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải tuân theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
3 Sau khi kiểm tra, thử đối với thiết bị, chi tiết tháo được, bộ phận cấu thành của thiết bị xếp dỡ trong nhập khẩu, chế tạo, hoán cải, sửa chữa đạt yêu cầu kỹ thuật, Đăng kiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại phụ lục A.37.
Sau khi hoàn thành kiểm tra, thử đối với thiết bị, chi tiết tháo được, bộ phận cấu thành của thiết bị xếp dỡ trong nhập khẩu, chế tạo, hoán cải, sửa chữa, đăng kiểm viên phải lập báo cáo kiểm tra theo mẫu quy định tại phụ lục A.36.
Các hồ sơ do Đăng kiểm cấp và hướng dẫn sử dụng thiết bị xếp dỡ phải được bảo quản trên thiết bị hoặc do người có trách nhiệm của Chủ thiết bị lưu giữ.
Hướng dẫn sử dụng phải ghi các hạng mục quan trọng cần cho sự hoạt động và bảo dưỡng thiết bị xếp dỡ bao gồm những hạng mục dưới đây:
(1) Danh mục chi tiết tháo được;
(2) Hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả chức năng của hệ thống an toàn và hệ thống bảo vệ);
(3) Quy trình thử tải;
(4) Quy trình bảo dưỡng và kiểm tra.
Các chủ thiết bị xếp dỡ có trách nhiệm:
Thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kiểm thiết bị xếp dỡ nêu trong Quy chuẩn này khi chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, nhập khẩu và khai thác thiết bị xếp dỡ để đảm bảo và duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
Các cơ sở thiết kế thiết bị xếp dỡ, bao gồm thiết kế đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
Các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị xếp dỡ có trách nhiệm chịu sự kiểm tra giám sát của Đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị xếp dỡ.
Đăng kiểm có trách nhiệm:
(1) Thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải và phục hồi/hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định có liên quan khác của pháp luật;
(2) Kiểm tra, giám sát kỹ thuật đối với thiết bị xếp dỡ trong chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và trong khai thác theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định có liên quan khác của pháp luật;
(3) Căn cứ yêu cầu thực tế, Đăng kiểm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này hàng năm hoặc theo thời hạn quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
1 Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến thiết bị xếp dỡ thì áp dụng quy định của Quy chuẩn này.
2 Khi các tài liệu viện dẫn của Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Phụ lục A.1
Thiết kế các mối ghép bằng bu lông có độ bền cao với lực kéo được kiểm soát
Xác định các yêu cầu chung phải tuân theo khi tính toán các mối ghép bằng bu lông có độ bền cao được nêu trong mục 2.3.1.2.(2).(c).
Phụ lục này nêu ra một số cách chuẩn bị các bề mặt mối ghép, các hệ số ma sát đạt được và các phương pháp kéo.
A.1.1 Hệ số ma sát m
Hệ số ma sát sử dụng để tính toán lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu mối ghép và việc chuẩn bị các bề mặt.
Việc chuẩn bị tối thiểu các bề mặt trước khi nối ghép bao gồm làm sạch bụi bẩn, han gỉ, dầu và sơn bằng máy chải sắt. Những vết dầu cần phải được làm sạch bằng ngọn lửa hoặc bằng các hóa chất tẩy rửa thích hợp.
Việc chuẩn bị bề mặt mối ghép tốt sẽ làm tăng hệ số ma sát. Việc làm sạch có thể thực hiện bằng phun cát hoặc dùng ngọn lửa đèn hàn ôxy-axêtylen trong khoảng thời gian không dưới 5 giờ trước khi ghép; ngay trước khi nối ghép phải dùng bàn chải chải sạch bề mặt mối ghép.
Các hệ số ma sát được cho trong bảng dưới đây.
Bảng A.1.1. Các giá trị của m
Vật liệu được nối ghép |
Các bề mặt được chuẩn bị bình thường |
Các bề mặt được chuẩn bị tốt (dùng ngọn lửa làm sạch, phun cát) |
E-24 (A.37) Fe 360
E-26 (A.42)
E-36 (A.52) Fe 510 |
0,30
0,30
0,30 |
0,50
0,50
0,55 |
Cần phải lắp hai vòng đệm, một cái lắp dưới đầu mũ bulông còn cái kia lắp dưới đai ốc. Những vòng đệm này phải là đệm vênh tối thiểu là 450 và có vòng xoắn hướng về phía đầu bu lông hoặc đai ốc. Các vòng đệm phải được nhiệt luyện để sao cho độ cứng của chúng tối thiểu phải bằng độ cứng của kim loại làm bulông.
A.1.2 Xiết chặt bulông
Giá trị lực kéo phát sinh trong bulông cần phải đạt tới giá trị được xác định bằng tính toán.
Lực kéo này do việc xiết bu lông, có thể được xác định bằng cách tính mômen quay tác dụng lên bulông và được tính theo công thức sau:
Ma = 1,10 C.d.F
Trong đó:
Ma - mômen quay tác dụng (Nm);
d - đường kính danh nghĩa của bulông (mm);
F - lực kéo định mức phát sinh trong bulông (kN);
C - hệ số phụ thuộc vào kiểu ren, hệ số ma sát của các đường ren và giữa đai ốc và vòng đệm.
Đối với các bulông được ren theo hệ mét và với các vòng đệm có lớp dầu mỏng, không có gỉ hoăc bụi bẩn:
C = 0,18
Ứng suất kéo trong bulông không được vượt quá ứng suất cho phép được xác định theo mục 2.3.1.2.(2).(c).
A.1.3 Giá trị diện tích chịu ứng suất kéo của bulông
Khi xác định ứng suất trong bulông, diện tích chịu ứng suất kéo sẽ được tính bằng cách lấy trung bình số học của đường kính chân ren và đường kính ren hiệu dụng. Các giá trị này được cho trong bảng sau:
Đường kính danh nghĩa (mm) |
8 |
10 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
22 |
24 |
27 |
30 |
Diện tích chịu ứng suất kéo (mm2) |
36,6 |
58 |
84,3 |
115 |
157 |
192 |
245 |
303 |
353 |
459 |
561 |
A.1.4 Chất lượng của bulông
Bu long được sử dụng cho kiểu nối này có giới hạn đàn hồi cao.
Giới hạn bền kéo sR phải lớn hơn các giá trị được cho dưới đây:
sE 0,2 (N/mm2) |
sR (N/mm2) |
< 700 700 tới 850 > 850 |
> 1,15 sE > 1,12 sE > 1,10 sE |
Đường kính các lỗ bulông không được lớn hơn 2 mm so với đường kính bulông.
Bảng A.1.4 dưới đây cho các giá trị trên một bu lông và trên một mặt ma sát của các lực có thể truyền trong mặt phẳng song song với mặt phẳng nối đối với các bulông 1000 - 1200 N/mm2 với giới hạn đàn hồi sE = 900 N/mm2, đối với các hệ số ma sát khác nhau của các loại thép A.37, A.42 và A.52.
Áp dụng các hình vẽ này, số bề mặt ma sát hiệu dụng như đã chỉ ra trong hình vẽ cần phải được xác định.
Các bề mặt ma sát hiệu dụng
1 mặt ma sát: m = 1
2 mặt ma sát: m = 2
3 mặt ma sát: m = 3
Bảng A.1.4
Các lực có thể truyền được trong mặt phẳng của mối nối trên một bu lông và trên một mặt ma sát
Các bulông 1000/1200 N/mm2: sE = 900 N/mm2 với các biện pháp phòng ngừa cháy ren: sa = 0,8 sE
Đường kính bu lông
(mm) |
Diện tích chịu ứng suất kéo (mm2) |
Lực xiết
(kN) |
Mô men xiết tác dụng
(Nm) |
Bề mặt được chuẩn bị bình thường |
Bề mặt được chuẩn bị tốt |
|||||||
Thép A.37, A.42, A.52 m = 0,30 |
Thép A.37, A.42 m = 0,50 |
Thép A.52 m = 0,55 |
||||||||||
I kN |
II kN |
III kN |
I kN |
II kN |
III kN |
I kN |
II kN |
III kN |
||||
10
12
14
16
18
20
22
24
27
|
58,0
84,3
115,0
157,0
192,0
245,0
303,0
353,0
459,0 |
41,7
60,6
82,7
113,0
138,0
176,0
218,0
254,0
330,0 |
82,7
144,0
229,0
358,0
492,0
697,0
950,0
1200,0
1760,0 |
8,3
12,1
16,5
22,6
27,6
35,2
43,6
50,8
66,0 |
9,4
13,6
18,6
25,5
31,0
39,7
49,3
57,1
74,2 |
11,4
16,5
22,5
30,8
37,6
48,0
59,7
69,4
90,0 |
13,9
20,2
27,5
37,7
46,0
58,5
72,5
84,5
110,0 |
15,7
22,8
31,0
42,5
51,8
66,1
82,0
95,5
124,0 |
18,9
27,5
37,6
51,4
62,7
80,0
99,0
115,5
150,0 |
15,2
22,2
30,2
41,5
50,6
64,5
80,0
93,1
121,0 |
17,2
25,0
34,2
46,8
57,0
77,7
90,2
105,0
136,0 |
20,8
30,3
41,4
56,5
69,0
88,0
109,0
127,0
165,0 |
Chú thích: I, II, III tương ứng là trường hợp tải trọng I, II, III.
Đối với bulông có giới hạn đàn hồi sE’, giá trị của lực và mômen cho trong bảng trên phải được nhân với hệ số sE’/900.
Nếu không có biện pháp để phòng ngừa cháy ren (sa = 0,7 sE), các giá trị trên phải được chia cho 1,14.
Phụ lục A.2
Ứng suất trong các mối hàn
Xác định ứng suất trong các mối hàn là vấn đề rất phức tạp, các vấn đề liên quan đến hàn khó mà đưa hết vào phạm vi chung của Quy chuẩn này. Do đó Quy chuẩn chỉ bao gồm các chỉ dẫn chung sau:
1 - Tất cả các phương pháp tính toán được giả thiết là mối hàn được thực hiện một cách phù hợp, nghĩa là mối hàn ngấu và đẹp sao cho mối nối giữa các bộ phận kết cấu được lắp ráp và đường hàn liên tục hoặc tiết diện đường hàn không bị thay đổi đột ngột cũng như không có khuyết lõm hoặc vết khấc do bị cháy chân đường hàn.
Thiết kế mối hàn cần phải chịu được các lực được truyền qua nó, và nên tham khảo các tài liệu chuyên sâu về hàn.
Phải lưu ý rằng độ bền của mối hàn được cải thiện đáng kể nếu bề mặt mối hàn được hoàn thiện bằng việc mài cẩn thận.
2 - Không cần thiết phải xét đến sự tập trung ứng suất do thiết kế mối nối hoặc các ứng suất còn dư.
3 - Các ứng suất cho phép trong các mối hàn được xác định theo mục 2.3.1.2.(3). và ứng suất tương đương sCP trong trường hợp ứng suất kết hợp (kéo hoặc nén) s và ứng suất cắt t được xác định theo công thức sau:
Trong trường hợp chịu các cặp ứng suất sX và sY và ứng suất cắt tXY, thì áp dụng công thức sau:
4 - Trong mối hàn góc, bề rộng của tiết diện mối hàn được xem là chiều cao của mối hàn và chiều dài của nó là chiều dài hiệu dụng của mối hàn trừ đi các chỗ khuyết lõm.
Chiều dài mối hàn sẽ không cần phải giảm nếu mối nối đặt sát nhau hoặc áp dụng các biện pháp đặc biệt để hạn chế ảnh hưởng của những chỗ khuyết lõm.
Cần lưu ý trong thực tế hầu như các phá hủy do mỏi ở các liên kết nối hàn hiếm khi xảy ra ở trong đường hàn, mà thường xảy ra ở bên cạnh đường hàn thuộc kim loại cơ bản.
Các ứng suất smin và smax đối với các tính toán độ bền mỏi của kim loại cơ bản ở cạnh đường hàn có thể được tính bằng các phương pháp cổ điển đối với tính toán sức bền vật liệu.
Để kiểm tra độ bền mỏi của mối hàn, thì nói chung nên kiểm tra xem mối hàn có thể truyền được các tải trọng giống như kim loại cơ bản ở kế bên không.
Tuy nhiên, quy định này không bắt buộc nếu các bộ phận được hàn nối có kích thước đủ lớn phù hợp với các lực được truyền thực tế.
Trong mọi trường hợp cần phải nhấn mạnh rằng kích cỡ của mối hàn sẽ không thay đổi tương ứng với chiều dày của các bộ phận được hàn nối.
Các trường hợp đặc biệt: Trong một vài trường hợp ráp nối bằng hàn, đặc biệt khi có tải trọng ngang (nghĩa là tải trọng hướng vuông góc với đường hàn), các ứng suất cho phép cần phải được giảm thấp (xem mục 2.3.1.2.(3)).
Phụ lục A.3
Kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu uốn dọc
Có nhiều phương pháp để tính toán kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu uốn dọc, trong phần Phụ lục này sử dụng phương pháp thực tế đơn giản hơn bằng cách khuếch đại các ứng suất tính toán trong các trường hợp tải trọng khác nhau được xác định trong các mục 2.2.3.1, 2.2.3.2 và 2.2.3.3 bằng hệ số uốn dọc w phụ thuộc vào hệ số độ mảnh của bộ phận kết cấu, và kiểm tra trong mỗi trường hợp tải trọng ứng suất được tăng lên này vẫn còn nhỏ hơn các ứng suất cho phép.
Các giá trị w được cho trong các Bảng dưới đây đối với các trường hợp sau được xem như là hàm của hệ số độ mảnh l:
Bảng A.3.1 : Thép cán định hình St 37 (Fe 360);
Bảng A.3.2 : Thép cán định hình St 52 (Fe 510);
Bảng A.3.3 : Thép ống St 37 (Fe 360);
Bảng A.3.4 : Thép ống St 52 (Fe 510).
A.3.1 Xác định chiều dài hiệu dụng để tính toán hệ số độ mảnh l
1 - Trong trường hợp thông thường các thanh liên kết khớp bản lề tại 2 đầu và chịu tải chiều trục, thì chiều dài hiệu dụng được lấy bằng chiều dài giữa 2 trục bản lề.
2 - Đối với thanh chịu tải chiều trục bị ngàm tại một đầu và đầu kia tự do, thì chiều dài hiệu dụng được lấy bằng 2 lần chiều dài thanh.
A.3.2 Trường hợp các thanh chịu nén và uốn:
Trong trường hợp các thanh chịu tải lệch tâm hoặc đúng tâm cùng với mômen gây uốn trong thanh. Thanh sẽ được kiểm tra theo 2 công thức sau đây:
Trong đó:
F - tải trọng nén tác dụng lên thanh;
S - diện tích mặt cắt ngang của thanh;
Mf - là mômen uốn tại mặt cắt đang xét;
V - khoảng cách của thớ kim loại ngoài cùng của mặt cắt tới trục trung hòa;
I - mômen quán tính của mặt cắt.
Bảng A.3.1
Giá trị của hệ số uốn dọc w theo hệ số độ mảnh l
đối với thép cán định hình St 37 (Fe 360)
l |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
20 30 40 |
1,04 1,08 1,14 |
1,04 1,09 1,14 |
1,04 1,09 1,15 |
1,05 1,10 1,16 |
1,05 1,10 1,16 |
1,06 1,11 1,17 |
1,06 1,11 1,18 |
1,07 1,12 1,19 |
1,07 1,13 1,19 |
1,08 1,13 1,20 |
50 60 70 80 90 |
1,21 1,30 1,41 1,55 1,71 |
1,22 1,31 1,42 1,56 1,73 |
1,23 1,32 1,44 1,58 1,74 |
1,23 1,33 1,45 1,59 1,76 |
1,24 1,34 1,46 1,61 1,78 |
1,25 1,35 1,48 1,62 1,80 |
1,26 1,36 1,49 1,64 1,82 |
1,27 1,37 1,50 1,66 1,84 |
1,28 1,39 1,52 1,68 1,86 |
1,29 1,40 1,53 1,69 1,88 |
100 110 120 130 140 |
1,90 2,11 2,43 2,85 3,31 |
1,92 2,14 2,47 2,90 3,36 |
1,94 2,16 2,51 2,94 3,41 |
1,96 2,18 2,55 2,99 3,45 |
1,98 2,21 2,60 3,03 3,50 |
2,00 2,23 2,64 3,08 3,55 |
2,02 2,27 2,68 3,12 3,60 |
2,05 2,31 2,72 3,17 3,65 |
2,07 2,35 2,77 3,22 3,70 |
2,09 2,39 2,81 3,26 3,75 |
150 160 170 180 190 |
3,80 4,32 4,88 5,47 6,10 |
3,85 4,38 4,94 5,53 6,16 |
3,90 4,43 5,00 5,59 6,23 |
3,95 4,49 5,05 5,66 6,29 |
4,00 4,54 5,11 5,72 6,36 |
4,06 4,60 5,17 5,78 6,42 |
4,11 4,65 5,23 5,84 6,49 |
4,16 4,71 5,29 5,91 6,55 |
4,22 4,77 5,35 5,97 6,62 |
4,27 4,82 5,41 6,03 6,69 |
200 210 220 230 240 |
6,75 7,45 8,17 8,93 9,73 |
6,82 7,52 8,25 9,01 9,81 |
6,89 7,59 8,32 9,09 9,89 |
6,96 7,66 8,40 9,17 9,97 |
7,03 7,73 8,47 9,25 10,05 |
7,10 7,81 8,55 9,33 10,14 |
7,17 7,88 8,63 9,41 10,22 |
7,24 7,95 8,70 9,49 10,30 |
7,31 8,03 8,78 9,57 10,39 |
7,38 8,10 8,36 9,65 10,47 |
250 |
10,55 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng A.3.2
Giá trị của hệ số uốn dọc w theo hệ số độ mảnh l
đối với thép cán định hình St 52 (Fe 510)
l |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
20 30 40 |
1,06 1,11 1,19 |
1,06 1,12 1,19 |
1,07 1,12 1,20 |
1,07 1,13 1,21 |
1,08 1,14 1,22 |
1,08 1,15 1,23 |
1,09 1,15 1,24 |
1,09 1,16 1,25 |
1,10 1,17 1,26 |
1,11 1,18 1,27 |
50 60 70 80 90 |
1,28 1,41 1,58 1,79 2,05 |
1,30 1,43 1,60 1,81 2,10 |
1,31 1,44 1,62 1,83 2,14 |
1,32 1,46 1,64 1,86 2,19 |
1,33 1,48 1,66 1,88 2,24 |
1,35 1,49 1,68 1,91 2,29 |
1,36 1,51 1,70 1,93 2,33 |
1,37 1,53 1,72 1,95 2,38 |
1,39 1,54 1,74 1,98 2,43 |
1,40 1,56 1,77 2,01 2,48 |
100 110 120 130 140 |
2,53 3,06 3,65 4,28 4,96 |
2,58 3,12 3,71 4,35 5,04 |
2,64 3,18 3,77 4,41 5,11 |
2,69 3,23 3,83 4,48 5,18 |
2,74 3,29 3,89 4,55 5,25 |
2,79 3,35 3,96 4,62 5,33 |
2,85 3,41 4,02 4,69 5,40 |
2,90 3,47 4,09 4,75 5,47 |
2,95 3,53 4,15 4,82 5,55 |
3,01 3,59 4,22 4,89 5,62 |
150 160 170 180 190 |
5,70 6,48 7,32 8,21 9,14 |
5,78 6,57 7,41 8,30 9,24 |
5,85 6,65 7,49 8,39 9,34 |
5,93 6,73 7,58 8,48 9,44 |
6,01 6,81 7,67 8,58 9,53 |
6,09 6,90 7,76 8,67 9,63 |
6,16 6,98 7,85 8,76 9,73 |
6,24 7,06 7,94 8,86 9,83 |
6,32 7,15 8,03 8,95 9,93 |
6,40 7,23 8,12 9,05 10,03 |
200 210 220 230 240 |
10,13 11,17 12,26 13,40 14,59 |
10,23 11,28 12,37 13,52 14,71 |
10,34 11,38 12,48 13,63 14,83 |
10,44 11,49 12,60 13,75 14,96 |
10,54 11,60 12,71 13,87 15,08 |
10,65 11,71 12,82 13,99 15,20 |
10,75 11,82 12,94 14,11 15,33 |
10,85 11,93 13,05 14,23 15,45 |
10,96 12,04 13,17 14,35 15,58 |
11,06 12,15 13,28 14,47 15,71 |
250 |
15,83 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng A.3.3
Giá trị của hệ số uốn dọc w theo hệ số độ mảnh l
đối với thép ống St 37 (Fe 360)
l |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
20 30 40 |
1,00 1,03 1,07 |
1,00 1,03 1,07 |
1,00 1,04 1,08 |
1,00 1,04 1,08 |
1,01 1,04 1,09 |
1,01 1,05 1,09 |
1,01 1,05 1,10 |
1,02 1,05 1,10 |
1,02 1,06 1,11 |
1,02 1,06 1,11 |
50 60 70 80 90 |
1,12 1,19 1,28 1,39 1,53 |
1,13 1,20 1,29 1,40 1,54 |
1,13 1,20 1,30 1,41 1,56 |
1,14 1,21 1,31 1,42 1,58 |
1,15 1,22 1,32 1,44 1,59 |
1,15 1,23 1,33 1,46 1,61 |
1,16 1,24 1,34 1,47 1,63 |
1,17 1,25 1,35 1,48 1,64 |
1,17 1,26 1,36 1,50 1,66 |
1,18 1,27 1,37 1,51 1,68 |
100 110 |
1,70 2,05 |
1,73 2,08 |
1,76 2,12 |
1,79 2,16 |
1,83 2,20 |
1,87 2,23 |
1,90 |
1,94 |
1,97 |
2,01 |
Đối với l > 115 thì lấy các giá trị w trong Bảng A.3.1 |
Bảng A.3.4
Giá trị của hệ số uốn dọc w theo hệ số độ mảnh l
đối với thép ống St 52 (Fe 510)
l |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
20 30 40 |
1,02 1,05 1,11 |
1,02 1,06 1,11 |
1,02 1,06 1,12 |
1,03 1,07 1,13 |
1,03 1,07 1,13 |
1,03 1,08 1,14 |
1,04 1,08 1,15 |
1,04 1,09 1,16 |
1,05 1,10 1,16 |
1,05 1,10 1,17 |
50 60 70 80 90 |
1,18 1,28 1,42 1,62 2,05 |
1,19 1,30 1,44 1,66 |
1,20 1,31 1,46 1,71 |
1,21 1,32 1,47 1,75 |
1,22 1,33 1,49 1,79 |
1,23 1,35 1,51 1,83 |
1,24 1,36 1,53 1,88 |
1,25 1,38 1,55 1,92 |
1,26 1,39 1,57 1,97 |
1,27 1,41 1,59 2,01 |
Đối với l > 90 thì lấy các giá trị w trong Bảng A.3.2 |
Ghi chú: Các giá trị w trong Bảng A.3.3 và A.3.4 chỉ được áp dụng để tính toán trong trường hợp thanh chịu tải dọc trục đối với các ống đơn có đường kính tối thiểu bằng 6 lần chiều dày thành ống.
Phụ lục A.4
Kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu uốn ngang
Từ quan điểm lý thuyết, ứng suất uốn ngang tới hạn được xem như là bội số của ứng suất Ơle theo công thức sau:
Biểu thị ứng suất uốn ngang tới hạn đối với một tấm có chiều dày e và chiều rộng b, đây là kích thước của tấm được đo theo hướng vuông góc với các lực nén (xem hình vẽ dưới đây).
Trong công thức này, E là môđun đàn hồi và h là hệ số Poatxông.
Đối với thép thường: với E = 210 000 N/mm2 và h = 0,3, thì ứng suất Ơle trở thành:
Ứng suất uốn ngang tới hạn phải là bội số của giá trị này, khi đó:
+ Trong trường hợp nén, ứng suất tới hạn là:
+ Trong trường hợp cắt, ứng suất tới hạn là:
Các hệ số Ks và Kt là các hệ số uốn ngang, phụ thuộc vào:
- Tỷ số a = a/b của hai cạnh của tấm;
- Kiểu mà tấm được đỡ dọc theo các cạnh của tấm;
- Kiểu tải trọng tác dụng trong phạm vi của tấm;
- Sự gia cường của tấm bằng các gân.
A.4.1 Giá trị của các hệ số Ks và Kt
Bảng A.4.1 trong phần Phụ lục này chỉ đưa ra các giá trị của Ks và Kt đối với một số trường hợp đơn giản.
Trong các trường hợp phức tạp hơn, cần phải tham khảo thêm các tài liệu chuyên sâu.
A.4.2 Nén và cắt kết hợp
Lấy s và t là các ứng suất tính toán do nén và do cắt, thì ứng suất so sánh tới hạn được xác định từ công thức sau:
y được xác định trong Bảng A.4.1.
A.4.3 Lưu ý
Cần phải lưu ý rằng các công thức dùng để tính các ứng suất và ở trên chỉ được áp dụng khi các giá trị được xác định thấp hơn giới hạn tỷ lệ (nghĩa là 190 N/mm2 đối với thép A.37, 290 N/mm2 đối với thép A.52).
Tương tự, công thức tính chỉ được áp dụng khi giá trị thấp hơn giới hạn tỷ lệ.
Trong các trường hợp khi các công thức trên cho các giá trị cao hơn các giới hạn tỷ lệ này, thì cần phải chấp nhận một giá trị giới hạn được xác định bằng cách nhân giá trị tới hạn tính toán với hệ số r được cho trong Bảng A.4.2. Bảng này cũng chỉ ra các giá trị được giảm thấp tương ứng với các giá trị ứng suất tính toán khác nhau của và .
Bảng A.4.1
Giá trị của các hệ số uốn ngang Ks và Kt đối với các tấm
được đỡ tại bốn cạnh của tấm
Số TT |
Trường hợp |
Ks hoặc Kt |
|
1 |
|
a ³ 1
a £ 1 |
Ks = 4
Ks = (a + )2 |
2 |
Nén không đều: 0 < y < 1 |
a ³ 1
a £ 1 |
Ks =
|
3 |
|
|
Ks = 23,9
|
4 |
|
Ks = (1 + y) K’ - yK’’ + 10y (1 + y) Trong đó: K’ - giá trị của Ks đối với y = 0 trong trường hợp số 2. K’’ - giá trị của Ks đối với uốn thuần túy (trường hợp số 3). |
|
5 |
|
a ³ 1
a £ 1 |
Kt = 5,34 + Kt = 4 + |
Bảng A.4.2
Các giá trị của r và các ứng suất tới hạn được giảm thấp
và (N/mm2)
hoặc
tính toán |
tính toán |
r |
hoặc
giảm thấp |
giảm thấp |
hoặc
tính toán |
tính toán |
r |
hoặc
giảm thấp |
giảm thấp |
|
||||||||
Thép St 37 (Fe 360) |
Thép St 52 (Fe 510) |
|||||||||||||||||
190 |
110 |
1,00 |
190 |
110 |
290 |
168 |
1,00 |
290 |
168 |
|||||||||
200 |
116 |
0,97 |
194 |
113 |
300 |
173 |
0,98 |
294 |
169 |
|||||||||
210 |
121 |
0,94 |
197 |
114 |
310 |
179 |
0,96 |
297 |
172 |
|||||||||
220 |
127 |
0,91 |
200 |
116 |
320 |
185 |
0,94 |
300 |
174 |
|||||||||
230 |
133 |
0,88 |
202 |
117 |
330 |
191 |
0,92 |
303 |
175 |
|||||||||
240 |
139 |
0,85 |
204 |
118 |
340 |
196 |
0,90 |
306 |
176 |
|||||||||
250 |
145 |
0,82 |
206 |
119 |
350 |
202 |
0,88 |
308 |
177 |
|||||||||
260 |
150 |
0,80 |
208 |
120 |
360 |
208 |
0,86 |
309 |
178 |
|||||||||
280 |
162 |
0,76 |
212 |
122 |
380 |
220 |
0,82 |
312 |
180 |
|||||||||
300 |
173 |
0,72 |
215 |
124 |
400 |
231 |
0,79 |
316 |
182 |
|||||||||
340 |
197 |
0,65 |
221 |
128 |
440 |
254 |
0,73 |
322 |
185 |
|||||||||
A.4.4 Xác định các ứng suất uốn ngang cho phép
Sau khi các ứng suất uốn ngang tới hạn đã được xác định như được nêu ở trên, thì ứng suất uốn ngang cho phép được xác định bằng cách chia ứng suất tới hạn cho hệ số nV được xác định trong mục 2.3.3.
Sau đó các tính toán kiểm tra được thực hiện như sau:
Xác định các ứng suất trong mỗi trường hợp tải trọng phù hợp với mục 2.3.3, sau đó thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng các ứng suất tính toán không vượt quá các ứng suất cho phép được xác định như đã nêu trên.
Ghi chú:
Trong trường hợp nén và cắt kết hợp, ứng suất so sánh tới hạn cần phải được so sánh với ứng suất được tính từ công thức trong mục 2.3.1.1.(3).
A.4.5 Kiểm tra uốn ngang đối với trụ tròn:
Các trụ tròn thành mỏng (thí dụ như ống tròn đường kính lớn) phải được kiểm tra uốn cục bộ nếu:
Trong đó:
t - chiều dày thành ống;
r - bán kính đo tới giữa chiều dày thành ống;
sE - giới hạn đàn hồi của thép chế tạo ống;
E - mô đun đàn hồi của thép chế tạo ống.
Ứng suất uốn giả định có thể được xác định theo công thức sau:
Trong các trường hợp khi cao hơn giới hạn tỷ lệ của thép kết cấu, thì ứng suất uốn ngang giả định phải được giảm xuống tới bằng hệ số r.
Tại mỗi khoảng cách nhau lớn nhất 10r, phải bố trí các gân gia cường ngang với mômen quán tính tiết diện tối thiểu bằng:
Mômen quán tính tiết diện gân gia cường được tính toán theo công thức sau:
1 - Gân gia cường F bố trí đúng tâm (trọng tâm tiết diện ngang của gân gia cường nằm trong mặt phẳng ở giữa chiều dày thành).
2 - Gân gia cường F bố trí lệch tâm (trọng tâm tiết diện ngang của gân gia cường F2 nằm ngoài mặt phẳng ở giữa chiều dày thành 1).
Chấp nhận việc tính toán và tương ứng, có tính đến sự sai khác hình học giữa bề mặt trụ giả định và bề mặt trụ thực do độ hụt về kích thước kết cấu cục bộ tới t/2.
Phụ lục A.5
Các dung sai của thiết bị xếp dỡ và đường ray
Các dung sai quy định dưới đây được áp dụng đối với cầu trục, cổng trục và các cần trục có cần di chuyển, nhưng không áp dụng cho cần trục đường sắt. Đối với các cần trục được lắp dựng chỉ để sử dụng tạm thời (ví dụ như các cần trục dùng trong xây dựng) thì các quy định này chỉ được áp dụng tới mức có thể thi hành được và trong mỗi trường hợp riêng biệt phải được Đăng kiểm xem xét.
1.1 Phương pháp đo
Khi dùng thước dây để đo, phải sử dụng kiểu thước dây bằng thép có vạch chia. Các quy định đối với việc sử dụng kiểu thước đo này phải được xem xét. Các số liệu đo phải được hiệu chỉnh do độ chùng của thước dây cũng như độ chênh lệch của nhiệt độ môi trường so với nhiệt độ tiêu chuẩn. Toàn bộ các kích thước trên một thiết bị xếp dỡ phải được đo trên cùng một thước và cùng một lực căng thước.
1.2 Dung sai chế tạo đối với thiết bị xếp dỡ
1.2.1 Độ chênh lệch lớn nhất ΔS của khẩu độ cầu trục s so với kích thước trong bản vẽ thiết kế phải không vượt quá các giá trị sau:
Đối với s ≤ 15 m: ΔS = ± 2 mm
Đối với s > 15 m: ΔS = ± [2 + 0,15 . (s - 15)] mm (lớn nhất ±15 mm)
(xem Hình 1.2.1)
Hình 1.2.1
1.2.2 Các dầm dọc của thiết bị xếp dỡ được đỡ tự do tại 2 đầu dầm phải không có độ võng, ngay cả khi bản vẽ thiết kế không quy định độ vồng lên của dầm. điều kiện này có nghĩa là đường ray của xe con (xe tời) khi thiết bị xếp dỡ không mang tải (khi chưa lắp xe con) phải không được võng xuống so với mặt phẳng nằm ngang. Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các thiết bị xếp dỡ có khẩu độ lớn hơn 20 m.
1.2.3 Trong trường hợp sử dụng đầu ray phẳng, độ lệch của trục bánh xe so với đường nằm ngang khi thiết bị xếp dỡ không mang tải phải nằm trong khoảng +0,2% và -0,05%. (xem Hình 1.2.3).
Hình 1.2.3
Thiết bị xếp dỡ không mang tải có nghĩa là dầm dọc chưa lắp xe con, được đỡ tự do tại 2 đầu dầm.
1.2.4 Khoảng cách giữa 2 đường tâm ray di chuyển của xe con so với kích thước danh nghĩa s không được vượt quá ± 3mm (xem Hình 1.2.4).
Hình 1.2.4
1.2.5 Trong mặt phẳng vuông góc với phương di chuyển của xe con, chênh lệch độ cao của 2 điểm đối diện của đường ray xe con không được vượt quá 0,15% khoảng cách tâm 2 đường ray của xe con, độ chênh lệch lớn nhất cho phép là 10 mm (xem Hình 1.2.5).
Hình 1.2.5
1.2.6 Đường ray của xe con phải được lắp đặt sao cho bề mặt ray phải nằm trong mặt phẳng ngang và độ mấp mô lớn nhất cho phép của bề mặt ray phải không lớn hơn ± 3 mm đối với khoảng cách giữa 2 đường tâm ray tới 3 m và không lớn hơn ± 0,1% đối với khoảng cách giữa 2 đường tâm ray lớn hơn 3 m (xem Hình 1.2.6).
Hình 1.2.6
1.2.7 Trục thẳng đứng của đường ray xe con phải không được lệch so với trục thẳng đứng của bản thành dầm dọc đỡ ray một khoảng lớn hơn một nửa chiều dày của bản thành đó (xem Hình 1.2.7).
1.2.8 Trục dọc của đường ray xe con không được lệch so với trục dọc lý thuyết một khoảng lớn hơn ±1,0 mm trên một đoạn ray dài 2 m. Phải không có độ lệch trục tại các mối nối ray (xem Hình 1.2.8).
Hình 1.2.8
1.2.9 Trục của lỗ ổ trục bánh xe không được lệch so với trục lý thuyết một góc lớn hơn ± 0,04% trong mặt phẳng nằm ngang (xem Hình 1.2.9).
Hình 1.2.9
1.2.10 Trục của lỗ ổ trục bánh xe đối diện nhau trên hai đường ray, và nếu các bánh xe được lắp trong cụm chân thì trục của 2 lỗ trục cụm chân đối diện nhau phải có độ lệch trục trong mặt phẳng thẳng đứng nhỏ hơn 0,15% khoảng cách giữa 2 tâm bánh xe s, độ lệch trục lớn nhất cho phép là 2 mm (xem Hình 1.2.10).
Hình 1.2.10
1.2.11 Mặt phẳng tâm của các bánh xe lăn trên cùng một đường ray phải không được lệch lớn hơn ± 1 mm so với mặt phẳng tâm ray (xem Hình 1.2.11).
Hình 1.2.11
1.2.12 Nếu sử dụng các con lăn dẫn hướng nằm ngang, thì tâm của khoảng cách giữa các con lăn dẫn hướng ở một cụm không được lệch lớn hơn ± 1 mm so với trục của ray (xem Hình 1.2.12).
Hình 1.2.12
1.2.13 Dung sai đường kính của các bánh xe phải tương ứng với cấp dung sai h9 theo Tiêu chuẩn ISO. Nếu tốc độ của các bánh xe dẫn động được đồng bộ hóa, thì dung sai cao hơn có thể được yêu cầu. Dung sai đường kính bánh xe phải được xác định tùy từng trường hợp cụ thể. Các dung sai này cũng được áp dụng cho các bánh xe bị động, vì các bánh xe phải được thay thế lẫn cho nhau.
1.3 Dung sai đối với đường ray của thiết bị xếp dỡ
Các dung sai được nêu dưới đây áp dụng cho đường ray mới. Nếu trong quá trình sử dụng các dung sai này vượt quá 20%, thì đường ray phải được định tâm lại. Nếu sự di chuyển bị ảnh hưởng nhiều thì phải định tâm lại đường ray ngay cả khi dung sai vẫn chưa đạt đến 20%.
1 - Độ lệch lớn nhất ΔS so với khẩu độ s là:
Khi s £ 15 m: ΔS = ± 3 mm.
Khi s > 15 m: ΔS = ± [3 + 0,25 . (s - 15)] mm, Lớn nhất cho phép (25 mm).
(xem Hình 1.2.1)
Nếu các bánh xe dẫn hướng nằm ngang được trang bị chỉ trên một đường ray, thì dung sai đối với đường ray phía bên kia chỉ có thể được tăng lên ba lần các giá trị nêu trên, nhưng không được vượt quá 25 mm.
2 - Giả thiết rằng khi xe con ở giữa khẩu độ thì độ võng của cả hai đường ray xấp xỉ bằng nhau.
3 - Dung sai cho phép lớn nhất của mặt trên của ray so với độ cao lý thuyết là ±10 mm. Độ cao lý thuyết hoặc là vị trí nằm ngang, hoặc là độ cong vồng lý thuyết (nếu áp dụng). Độ cao của hai đường ray có thể chênh nhau tới 10 mm. Chênh lệch độ cao theo hướng dọc ray tại mỗi điểm cách nhau 2 m không được vượt quá ± 2 mm.
4 - Độ nghiêng của bề mặt ray không được vượt quá các giá trị sau đây so với vị trí lý thuyết: dọc 0,3 %; ngang 0,3%, xem Hình 1.3.a.
Hình 1.3.a
5 - Độ lệch ngang cho phép lớn nhất của mỗi bên ray trong mặt phẳng nằm ngang là ± 10 mm. Độ cong theo chiều dọc ray tại mọi điểm cách nhau 2 m không được vượt quá ± 1 mm (xem Hình 1.3.b).
Hình 1.3.b
Đối với thiết bị xếp dỡ được dẫn hướng cả hai bên ray bằng các con lăn nằm ngang, các giá trị trên cũng được áp dụng đối với bề mặt bên của ray.
Đối với thiết bị xếp dỡ được dẫn hướng chỉ một bên ray, thì yêu cầu về độ thẳng của đường ray không có con lăn dẫn hướng có thể được giảm xuống, theo thỏa thuận với nhà chế tạo.
6 - Không xét đến độ lệch trục tại các mối nối ray. Khuyến nghị nên sử dụng các mối nối ray kiểu hàn.
Phụ lục A.6
Tiêu chuẩn loại bỏ kết cấu kim loại
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Kết cấu |
Biến dạng, nứt |
Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào. |
Phải kiểm tra bằng mắt trên toàn bộ chiều dài để phát hiện biến dạng, nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ. |
2. Kết cấu |
Mòn gỉ |
- Chiều dày tấm: + Giảm 10% chiều dày tại mọi điểm; + Giảm 20% tại các khu vực bị hao mòn cục bộ, các khu vực này chỉ là một phần nhỏ của mặt cắt ngang của kết cấu. - Mặt cắt: + Giảm 10% diện tích mặt cắt ngang đối với các bộ phận quan trọng trong trường hợp sự hao mòn phân bố đều trên mặt cắt ngang xem xét. + Giảm 20% cục bộ khi mặt cắt xem xét chỉ là bộ phận kết cấu phụ - Các bộ phận có mặt cắt ngang hình tròn: + Giảm 3% đường kính tại mọi điểm trên các mặt cắt giống nhau. + Giảm 5% cục bộ. |
- Phải tiến hành đo chiều dày và so sánh với chiều dày ban đầu. - Đăng kiểm viên quyết định số điểm phải đo chiều dày phụ thuộc vào điều kiện thực tế. - Các điểm kiểm tra và các giá trị đo phải được ghi chép trên một bản vẽ phác thảo. |
3. Các mã |
Biến dạng, nứt |
Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào. |
Phải kiểm tra kỹ để có thể phát hiện biến dạng, nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ. |
4. Các mã trên cần, cột, cầu trục, cổng trục. |
Hao mòn |
10% tính theo chiều dày hoặc 5% tính theo đường kính bất kỳ. |
Phải kiểm tra sự hao mòn sau khi làm vệ sinh sạch phần gỉ bên ngoài. |
Phụ lục A.7
Tiêu chuẩn loại bỏ xích và dây xích treo hàng
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Xích/ Mắt cuối xích |
Mòn |
Mòn trên 5% tính theo đường kính |
Phải tiến hành kiểm tra xích và mắt cuối xích theo giới hạn hao mòn, đặc biệt ở những bề mặt chịu lực |
2. Xích và mắt nối |
Giãn dài |
Giãn dài trên 3% đo trên chiều dài 10 - 20 mắt xích |
Phải tiến hành đo chiều dài xích và so sánh với chiều dài ban đầu |
3. Xích/ mắt cuối |
Biến dạng |
Bất kỳ biến dạng xoắn hoặc uốn nào của mắt cuối. |
Phải tiến hành kiểm tra xích và mắt cuối xích theo tiêu chuẩn về biến dạng |
4. Xích/ mắt cuối |
Vết cắt, khía, rãnh |
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh có cạnh sắc nào |
Phải kiểm tra các vết cắt, khía hoặc rãnh của xích hoặc mắt cuối làm giảm độ bền của mắt xích |
5. Xích/ Mắt cuối xích |
Vết nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra xích hoặc mắt cuối xích để phát hiện vết nứt. Chú ý đặc biệt đến khu vực hàn xích. Khu vực treo tải phải dùng quy trình kiểm tra bằng bột từ |
6. Xích/ Mắt cuối xích |
Gỉ |
Bất kỳ chỗ gỉ nào thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính |
Phải kiểm tra xích và mắt cuối xích sau khi làm vệ sinh sạch lớp gỉ ở bên ngoài |
7. Xích và mắt nối |
Xoắn |
Loại bỏ dây xích treo hàng bị xoắn quá nửa vòng trên chiều dài 4 m |
Phải đo mức độ xoắn của xích, tốt nhất là khi đang được treo tải |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Phụ lục A.8
Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi tự nhiên
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Dây cáp |
Cơ khí |
Mọi khuyết tật nhìn thấy được |
Phải kiểm tra khuyết tật của thân cáp hoặc tai bắt cáp bằng mắt thường. |
2. Dây cáp |
Cháy |
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy |
Phải tiến hành kiểm tra dây cáp xem có bị hư hại do tiếp xúc với lửa hoặc vật liệu có nhiệt độ cao không |
3. Dây cáp |
Hóa chất |
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất |
Phải tiến hành kiểm tra dây cáp xem có bị hư hại do hóa chất gây ra không |
4. Dây cáp |
Mốc hoặc mục |
Bất kỳ sự mốc hoặc mục nào |
Phải tiến hành kiểm tra bên trong sợi cáp để phát hiện mốc hoặc mục. |
5. Dây cáp |
Giòn |
Bất kỳ sự giòn nào của sợi cáp |
Phải kiểm tra sự giòn của sợi cáp do ướt hoặc khô gây ra. |
6. Mắt nối đầu cáp |
Lỏng |
Bất kỳ sự lỏng nào của mắt nối đầu cáp. |
Phải kiểm tra đảm bảo rằng mắt nối đầu cáp ở trạng thái chặt |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Chú thích: Phải đặc biệt lưu ý đến các mối nối bằng tay, chỉ sử dụng mối nối “hàng hải”. |
Phụ lục A.9
Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi nhân tạo
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Dây cáp |
Hư hỏng cơ khí |
Bất kỳ sự hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt thường |
Phải kiểm tra hư hỏng bằng mắt thường cả thân cáp hoặc mắt nối đầu cáp. |
2. Dây cáp |
Đứt sợi |
Bất kỳ sự đứt nào trên thân hoặc mắt nối đầu cáp |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện sự đứt sợi cáp. |
3. Dây cáp |
Cháy |
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do cháy |
Phải tiến hành kiểm tra dây cáp xem có bị hư hại do tiếp xúc với lửa hoặc vật liệu có nhiệt độ cao không. |
4. Dây cáp |
Hóa chất |
Bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào do hóa chất |
Phải tiến hành kiểm tra xem dây cáp có tiếp xúc với hóa chất không. Điều này thể hiện ở sự nhạt màu, lỏng của vật liệu cáp (có thể dùng ngón tay làm tòe các sợi cáp). |
5. Dây cáp |
Hỏng do ma sát |
Bất kỳ sự hư hỏng nào do ma sát. |
Phải kiểm tra xem dây cáp có bị hư hỏng do ma sát bên ngoài tại các khu vực sáng bóng không. |
6. Dây cáp |
Nhiễm bẩn do dầu và mỡ gây ra |
Bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra. |
Phải kiểm tra phát hiện bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu và mỡ gây ra đối với dây cáp mà không thể dùng vải sạch để lau dầu được. |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Chú thích: 1. Các dây cáp treo hàng sợi nhân tạo hay bị hư hỏng phải được kiểm tra chặt chẽ mỗi khi sử dụng chúng. 2. Việc sử dụng dây cáp treo hàng sợi nhân tạo phải được hạn chế, chẳng hạn khi yêu cầu nâng nhẹ. |
Phụ lục A.10
Tiêu chuẩn loại bỏ dây cáp treo hàng sợi thép
Hạng mục |
Dạng khuyết tật |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Dây cáp |
Đứt |
1. Nếu biết số lượng sợi cáp: a/ 10% số sợi trên chiều dài = 8 lần đường kính. b/ Lớn hơn 3 sợi liền nhau. |
Phải kiểm tra toàn bộ chiều dài cáp để phát hiện sự đứt sợi cáp. |
2. Nếu không biết số lượng sợi cáp: a/ 5 sợi ở chiều dài = 5 lần đường kính. b/ Lớn hơn 3 sợi liền nhau. |
|||
2. Dây cáp |
Xoắn |
Bất kỳ sự xoắn vĩnh cửu nào |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các dạng xoắn. |
3. Dây cáp |
Mòn |
Bất kỳ sự hao mòn nào trên bề mặt của các sợi cáp bên ngoài ở chỗ cáp bị bẹp lớn hơn 3/4 đường kính ban đầu của sợi cáp. |
Phải tiến hành kiểm tra bên ngoài dây cáp xem có bị hao mòn ở các sợi bên ngoài không. |
4. Dây cáp |
Giảm đường kính |
- 1,2 mm đối với cáp ф < 19 mm; - 1,6 mm đối với cáp ф = 19 mm đến < 32 mm; - 2,4 mm đối với cáp ф = 32 mm đến < 38 mm; - 3,2 mm đối với cáp ф = 38 mm đến < 51 mm; - 4,0 mm đối với cáp ф > 51 mm. |
Phải tiến hành kiểm tra đo đạc đường kính dây cáp và so sánh với đường kính ban đầu. |
5. Dây cáp |
Hỏng do nhiệt |
Bất kỳ sự hỏng nào do nhiệt gây ra. |
Phải kiểm tra xem dây cáp có bị hư hỏng nhiệt do đèn khò, tia lửa điện... |
6. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác |
Biến dạng/ |
Tất cả các biến dạng hoặc hư hỏng sâu dưới |
Phải kiểm tra các đầu nối cáp để phát hiện các biến dạng hoặc hư hỏng như bẹp nát hoặc rạn nứt. |
7. Đầu cốt, mối bện hoặc các đầu nối cáp khác |
Lỏng |
Tất cả các chi tiết hoặc đầu nối cáp bị lỏng. |
Phải kiểm tra các khu vực sát kề đầu nối để phát hiện độ bền chặt của đầu nối với dây cáp. |
Phụ lục A.11
Tiêu chuẩn loại bỏ khuyên treo và các mắt nối khác
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Cụm chi tiết |
Biến dạng hoặc xoắn |
Bất kỳ biến dạng nào so với hình dạng ban đầu |
Phải kiểm tra biến dạng hoặc xoắn của cụm chi tiết so với hình dạng ban đầu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với khuyên treo hình tròn |
2. Cụm chi tiết |
Hao mòn |
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu |
Phải kiểm tra hao mòn của cụm chi tiết trên tất cả các bề mặt |
3. Cụm chi tiết |
Vết cắt, mẻ, rãnh |
Bất kỳ vết cắt, mẻ hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến độ bền của cụm chi tiết |
Phải kiểm tra cụm chi tiết bằng mắt thường để phát hiện các vết cắt, mẻ và rãnh, đặc biệt những vết có cạnh sắc |
4. Cụm chi tiết |
Vết nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện vết nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Phụ lục A.12
Tiêu chuẩn loại bỏ ma ní
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Ma ní, chốt |
Không đúng chủng loại |
Loại bỏ bất kỳ ma ní nào không đúng chủng loại |
Kích thước của chốt và ma ní sẽ được kiểm tra so với kích thước tiêu chuẩn tra bảng theo tải trọng làm việc an toàn đã được đóng (SWL) |
2. Ma ní, chốt |
Hao mòn |
Bất kỳ hao mòn đường kính nào vượt quá 5% kích thước ban đầu |
Phải đo kích thước ma ní và chốt so sánh với kích thước. Phải kiểm tra sự lắp ráp |
3. Ma ní, chốt |
Biến dạng |
Bất kỳ dấu hiệu biến dạng nào |
Phải tiến hành kiểm tra ma ní, chốt để phát hiện các biến dạng/méo hiện có |
4. Ma ní, chốt |
Vết cắt, |
Bất kỳ vết cắt, khía rãnh có cạnh sắc nào |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết cắt, khía, rãnh làm giảm độ bền của chi tiết |
5. Ren trục/ |
Mòn |
Bất kỳ hao mòn nào gây bẹt đỉnh ren |
Phải kiểm tra độ hao mòn ren của cả chốt và lỗ chốt |
6. Lỗ chốt/ |
Sự thẳng hàng |
Bất kỳ sự không thẳng hàng nào |
Phải kiểm tra đảm bảo rằng hai lỗ thẳng hàng |
7. Ma ní, chốt |
Vết nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra vết nứt tại khu vực chịu tải của chốt và ma ní theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Phụ lục A.13
Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Thân móc |
Hao mòn |
Lớn hơn chiều dày ban đầu 10% ở vùng A; 5% ở vùng B. (Xem Hình vẽ minh họa dưới đây) |
Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của móc treo |
2. Thân móc |
Xoắn |
Bất kỳ sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ |
Phải kiểm tra thân móc để phát hiện bất kỳ sự xoắn nào của móc so với trục móc |
3. Miệng móc treo |
Biến dạng |
Bất kỳ sự biến dạng nào của miệng móc treo |
Phải tiến hành đo khe hở miệng móc treo giữa hai điểm tâm quy định và so sánh với kích thước ban đầu |
4. Thân móc |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết nứt bằng mắt thường. Nếu phát hiện thấy vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ |
5. Thân móc |
Cơ khí/Hư hỏng |
Bất kỳ vết cắt, khía hoặc rãnh ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn |
Phải kiểm tra thân móc để phát hiện hư hỏng cơ khí |
6. Phần có ren trên thân móc |
Hao mòn |
Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính phần có ren là 5% đường kính ban đầu |
Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của phần có ren trên thân móc treo |
7. Khuyên móc |
Méo |
Bất kỳ sự biến dạng nào của khuyên móc |
Phải kiểm tra để phát hiện sự biến dạng của khuyên móc, nếu móc có khuyên treo |
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
|
||
Chú thích: Việc kiểm tra mỗi móc treo phải bao gồm các việc sau:
|
Phụ lục A.14
Quy trình thử móc treo kép
Móc treo kép phải được thử tải ở một trạng thái hoạt động (đồng bộ đối với điều kiện tải trọng thử (PL) được treo theo hình vẽ (a)).
Tùy theo cách chọn, có thể thử tải móc treo theo hai phần dưới đây:
1) Tải trọng thử (PL) được treo thẳng đứng, hình (b).
2) Tải trọng thử (PL) được đặt theo phương nằm ngang đồng thời cho mỗi móc, hình (c)
Phụ lục A.15
Các kiểu móc treo - các kích thước chính phải đo kiểm tra
Tiêu chuẩn loại bỏ mắt xoay
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Thân mắt xoay |
Biến dạng |
Bất kỳ biến dạng nào |
Phải kiểm tra sự biến dạng của mắt xoay so với hình dạng ban đầu |
2. Thân mắt xoay |
Hao mòn |
Bất kỳ hao mòn nào vượt quá 5% kích thước ban đầu |
Phải kiểm tra sự hao mòn so với kích thước ban đầu |
3. Thân mắt xoay |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải tiến hành kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện vết nứt. Nếu phát hiện được vết nứt thì phải kiểm tra lại theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
4. Thân mắt xoay |
Vết cắt, |
Bất kỳ vết cắt, mẻ hoặc rãnh nào ảnh hưởng đến an toàn của mắt xoay |
Phải tiến hành kiểm tra bề mặt mắt xoay để phát hiện các vết cắt, mẻ, rãnh |
Tải trọng thử (PL): Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Chú thích: Phải kiểm tra các chi tiết của mắt xoay bằng phương pháp thử không phá hủy theo chu kỳ không quá 2 năm |
Phụ lục A.17
Tiêu chuẩn loại bỏ tăng đơ và vít kéo
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Thân tăng đơ |
Biến dạng |
Bất kỳ biến dạng nào làm thân tăng đơ không thẳng hoặc cản trở chuyển động của phần có ren |
Phải kiểm tra để phát hiện bất kỳ sự biến dạng cơ khí nào hoặc sự không thẳng của thân tăng đơ |
2. Thân tăng đơ |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các vết nứt đặc biệt ở khu vực có ren. Nếu phát hiện được vết nứt thì phải kiểm tra lại theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
3. Thân tăng đơ |
Hao mòn hoặc hư hỏng |
Bất kỳ hao mòn hoặc hư hỏng nào của phần có ren |
Phải tiến hành kiểm tra phần có ren trên trục tăng đơ bằng mắt thường để phát hiện độ hao mòn hoặc hư hỏng ren |
4. Đầu tăng đơ |
Biến dạng |
Bất kỳ biến dạng nào làm đầu tăng đơ không thẳng |
Phải tiến hành kiểm tra từng đầu tăng đơ một để phát hiện biến dạng hoặc không thẳng |
5. Đầu tăng đơ |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra từng đầu tăng đơ bằng mắt thường để phát hiện vết nứt. Nếu phát hiện được vết nứt thì phải kiểm tra lại theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
6. Đầu tăng đơ |
Hao mòn hoặc hỏng ren |
Bất kỳ hao mòn hoặc hỏng ren nào. |
Phải kiểm tra ren của đầu tăng đơ để phát hiện hư hỏng hay mòn |
7. Thân và đầu tăng đơ |
Sửa chữa, thay đổi |
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào không được Đăng kiểm duyệt y |
Phải kiểm tra thân và đầu tăng đơ để phát hiện bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào không được Đăng kiểm duyệt y |
8. Thân và đầu tăng đơ |
Kích thước sai tiêu chuẩn |
Bất kỳ sự khai thác nào của hạng mục so với kích thước tiêu chuẩn theo SWL đã đóng |
Phải kiểm tra kích thước thân và đầu tăng đơ để so sánh với kích thước tiêu chuẩn theo tải trọng làm việc an toàn đã đóng |
Tải trọng thử (PL): - Vít kéo: + Khi SWL £ 25 t: PL = 1,5 SWL; + Khi SWL > 25 t: PL = 1,2 SWL. - Tăng đơ: PL = 2 x SWL (tấn). |
Phụ lục A.18
Tiêu chuẩn loại bỏ các kẹp hàng tấm và dầm
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Điểm |
Mòn, biến dạng, gỉ |
Bất kỳ dạng khuyết tật nào làm ảnh hưởng đến sự làm việc êm của thiết bị |
Biến dạng có thể biểu hiện do sự quá tải. Cần cấm sử dụng và tổng kiểm tra lại toàn bộ |
2. Thiết bị khoá |
Chùng hoặc quá chặt |
Bất kỳ dạng khuyết tật nào làm ảnh hưởng đến sự làm việc êm của thiết bị |
|
3. Bề mặt cam kẹp |
Mòn |
Mòn quá giới hạn cho phép |
Phải duy trì bề mặt tiêu chuẩn trên tất cả các bề mặt kẹp |
4. Đường hàn và kết cấu chính |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra bằng mắt thường các đường hàn và kết cấu chính để phát hiện vết nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
5. Các lỗ chốt |
Mòn, giãn dài |
Mòn hoặc giãn dài quá giới hạn |
|
6. Má kẹp và mắt xoay |
Chặt hoặc rít quá mức |
Bất kỳ khuyết tật nào làm ảnh hưởng đến sự làm việc êm của thiết bị |
Phải kiểm tra sự làm việc trơn của má kẹp và mắt xoay |
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Phụ lục A.19
Tiêu chuẩn loại bỏ dầm nâng hàng, khung nâng hàng
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
Hướng dẫn kiểm tra |
1. Dầm |
Biến dạng |
Bất kỳ sự biến dạng, uốn hoặc xoắn nào của dầm |
Phải kiểm tra trên toàn bộ chiều dài dầm để phát hiện biến dạng, uốn hoặc xoắn dầm |
2. Dầm |
Nứt |
Bất kỳ vết nứt nào |
Phải kiểm tra bằng mắt thường tình trạng của vật liệu dầm. Phải kiểm tra các vị trí treo và các mối hàn chịu lực để phát hiện vết nứt theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
3. Ngắt cuối |
Thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối |
Nếu thiếu hoặc biến dạng ngắt cuối thì phải dừng sử dụng cho đến khi sửa chữa hoặc lắp đủ |
Phải kiểm tra dầm nâng hàng xem có đủ và thoả mãn các yêu cầu kĩ thuật của ngắt cuối không |
4. Điểm treo |
Thiếu hoặc bu lông liên kết thiếu |
Loại bỏ khi thiếu bất kỳ một bu lông nào |
Kiểm tra sự đầy đủ của các bulông liên kết |
5. Điểm treo |
Nứt đường hàn |
Bất kỳ vết nứt nào |
Nếu hạng mục được liên kết hàn thì phải kiểm tra vết nứt đường hàn theo quy trình kiểm tra bằng bột từ |
Tải trọng thử (PL): - Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn). - Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn). |
Phụ lục A.20
Tiêu chuẩn loại bỏ móc treo có mắt xoay, khuyên treo và trục
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
1. Thân móc |
Mòn/gỉ |
Đối với vùng A, nếu bị mòn quá 10% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ. Đối với vùng B, nếu bị mòn quá 5% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ. (xem Phụ lục 9.1) |
2. Thân móc |
Xoắn |
Bất kỳ sự xoắn nào. |
3. Khuyên treo hoặc |
Biến dạng |
Bất kỳ sự biến dạng nào của khuyên treo hoặc mắt xoay đều phải loại bỏ |
4. Trục móc |
Mòn/gỉ |
Bất kỳ sự hao mòn nào lớn hơn 5% đường kính ban đầu |
5. Thân móc, ren và ma ní |
Nứt |
Bất kỳ có vết nứt nào đều bị loại bỏ |
6. Ê cu của trục treo móc |
Mòn/gỉ |
Nếu đường kính đỉnh ren bị mòn 5% so với đường kính ban đầu thì phải loại bỏ |
7. Chốt |
Mòn/gỉ |
Nếu chốt bị mòn 5% so với đường kính ban đầu thì phải loại bỏ |
8. Cóc bắt cáp |
Hư hỏng chung |
Phải xác định là cóc bắt cáp không có bất kỳ một dấu hiệu hư hỏng nào thì mới được sử dụng |
9. Thanh chống tuột cáp. |
|
Phải xác định thanh chống tuột cáp không có bất kỳ một dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu không có thanh này thì phải ghi rõ vào hồ sơ. Nếu thiếu thanh này thì phải loại bỏ hoặc sửa chữa |
Phụ lục A.21
Hướng dẫn kiểm tra móc treo có mắt xoay, khuyên treo và trục
1. Phải kiểm tra bằng mắt thường thân móc để phát hiện sự hao mòn hoặc gỉ. Bất kỳ sự phát hiện nào về hao mòn hoặc gỉ đều phải được ghi chép lại cùng với sự đánh giá về độ sâu, rộng.
2. Phải kiểm tra bằng mắt thường thân móc để phát hiện sự biến dạng xoắn.
3. Phải đo khoảng cách mở miệng của móc “t” qua khoảng cách nhỏ nhất của nó và so sánh với khoảng cách ban đầu. Việc mở rộng của miệng móc do mòn, biến dạng hoặc gỉ phải được ghi chép lại vào biên bản.
4. Bất kỳ vết cắt, rãnh, khía đều phải được mài hết. Phải tránh việc làm tăng nhiệt độ quá lớn và làm thay đổi tiết diện của chi tiết. Mọi công việc sửa chữa đều phải được ghi chép vào biên bản kiểm tra.
5. Phải kiểm tra chiều sâu của các vết nứt. Nếu chiều sâu của vết nứt nhỏ hơn chiều sâu cho phép do hao mòn thì được phép mài vết nứt với sự đồng ý của Đăng kiểm. Nếu chiều sâu của vết nứt lớn hơn chiều sâu cho phép do hao mòn thì phải loại bỏ.
6. Phải tiến hành kiểm tra bằng bột từ hoặc phương pháp không phá hủy khác theo quyết định của Đăng kiểm.
7. Phải đo và lập số liệu đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của trục treo móc tại vị trí có ren và không có ren. Nếu phát hiện hao mòn hoặc gỉ thì phải ghi lại vào biên bản. Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính đỉnh ren là 5% so với đường kính ban đầu.
8. "Sự hư hỏng" bao gồm hư hỏng cơ khí, gỉ hoặc mòn quá giới hạn cho phép, biến dạng hoặc hoạt động không trơn tru.
Chú thích:
Nếu các móc có ê cu được hàn vào trục treo móc thì phải loại bỏ sau 2 năm sử dụng.
Phụ lục A.22
Phương pháp bắt cóc cáp chuẩn
Bước 1: Bắt cóc cáp thứ nhất tại vị trí đầu cáp. Phần U cong quay về phía đầu cáp. Xiết chặt ê cu. Bước 2: Bắt cóc cáp thứ 2, càng gần khuyên cáp càng tốt. Phần U cong quay về phía đầu cáp. Xiết nhẹ ê cu, không được xiết chặt. Bước 3: Bắt cóc cáp còn lại. Khoảng cách giữa các cóc cáp cách đều nhau so với hai cóc cáp đầu. Bước 4: Kéo cáp và xiết chặt tất cả các cóc cáp theo đúng mômen xoắn quy định. Bước 5: Kiểm tra lại mômen xoắn ê cu sau khi cáp treo móc được đưa vào sử dụng. |
Phụ lục A.23
Các móc có mắt xoay hoặc khuyên treo hoặc trục treo
Phụ lục A.24
Hạng mục kiểm tra cụm puly đơn treo móc có ổ đỡ xoay
(Dùng theo hướng dẫn của Phụ lục A.25 và A.26)
1. Ổ đỡ bi xoay: Kiểm tra ổ bi hoạt động trơn tru.
2. Thanh chống tuột cáp: Kiểm tra phát hiện sự hư hỏng.
3. Phải loại bỏ hoặc sửa chữa móc treo thiếu thanh chống tuột cáp.
4. Thiết bị an toàn: Phải có đủ các thiết bị an toàn ở trạng thái hoạt động tốt.
Chú thích:
Khi lắp ráp lại đầu tự do của dây cáp có ổ nêm cáp thì phải:
1. Xiết lại cóc bắt cáp như hình vẽ nêu trong Phụ lục A.22, hoặc
2. Để đầu cáp tự do có chiều dài từ 150 - 225 mm.
Phụ lục A.25
Hướng dẫn kiểm tra cụm puly đơn treo móc có ổ đỡ xoay
1. Phải kiểm tra thân móc để phát hiện mòn hoặc gỉ. Nếu phát hiện thấy mòn hoặc gỉ thì phải ghi chép lại vào biên bản.
2. Phải kiểm tra bằng mắt thường thân móc để phát hiện biến dạng xoắn.
3. Phải đo khoảng cách mở miệng của móc "t" qua khoảng cách nhỏ nhất của nó và so sánh với khoảng cách ban đầu. Việc mở rộng của miệng móc do mòn, biến dạng hoặc gỉ phải được ghi chép lại vào biên bản.
4. Phải mài nhẵn các vết xước, vết cắt. Lưu ý tránh xảy ra hiện tượng quá nhiệt và thay đổi nhiều tiết diện của chi tiết. Mọi công việc sửa chữa đều phải được ghi chép lại vào biên bản.
5. Phải kiểm tra độ sâu của các vết nứt. Nếu chiều sâu của nó nhỏ hơn phạm vi hao mòn cho phép thì phải mài đến đáy vết nứt, với sự đồng ý của Đăng kiểm. Nếu chiều sâu của nó lớn hơn phạm vi hao mòn cho phép thì phải loại bỏ.
6. Phải tiến hành kiểm tra bằng bột từ hoặc các phương pháp kiểm tra không phá hủy khác theo quyết định của Đăng kiểm.
7. Phải đo và ghi chép đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của vị trí có ren và vị trí không có ren. Nếu có hiện tượng mòn hoặc gỉ thì phải ghi chép lại vào biên bản. Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính đỉnh ren là 5% sơ với đường kính ban đầu.
8. Phải tiến hành kiểm tra và đảm bảo rằng vú mỡ đã được lắp và hoạt động không bị tắc nghẽn. Phải đo và ghi chép vào biên bản chiều dày của má pu ly.
9. Phải đo và ghi đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của trục pu ly.
10. Phải tiến hành kiểm tra bằng bột từ má pu ly và chốt xoay.
11. Phải kiểm tra ổ bi đỡ xoay bằng mắt thường để phát hiện hư hỏng.
12. "Sự hư hỏng" bao gồm cả hư hỏng cơ khí, biến dạng hoặc hoạt động không trơn tru.
13. "Thiết bị an toàn" bao gồm cả chốt chẻ, bu lông, đai ốc... dùng để liên kết toàn bộ cụm pu ly treo móc. Tất cả các trục đều phải có chiều dài phù hợp và nếu cần thiết phải có bạc lót để chống mài mòn.
Chú thích:
Trong mọi trường hợp, không được phép mài vật liệu quá giới hạn hao mòn cho phép.
Phụ lục A.26
Cụm puly đơn treo móc có ổ đỡ xoay
Phụ lục A.27
Tiêu chuẩn loại bỏ cụm puly treo móc
Hạng mục |
Dạng |
Tiêu chuẩn loại bỏ |
1. Thân móc |
Mòn/Gỉ |
Đối với vùng A, nếu mòn quá 10% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ. Đối với vùng B, nếu mòn quá 5% chiều dày ban đầu thì phải loại bỏ. (xem Phụ lục 9.1) |
2. Trục ngang |
Mòn/Gỉ |
Nếu bị mòn quá 5% đường kính ban đầu thì phải loại bỏ. |
3. Thân móc |
Xoắn |
Bất kỳ sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ. |
4. Miệng móc |
Biến dạng |
Bất kỳ “Sự mở miệng móc” nào đo được đều phải loại bỏ |
5. Trục móc |
Mòn/Gỉ |
Bất kỳ sự hao mòn đường kính nào quá 5% đường kính ban đầu đều bị loại bỏ. |
6. Thân móc hoặc trục ngang |
Hư hỏng cơ khí |
Bất kỳ sự hư hỏng nào ảnh hưởng đến độ an toàn. |
7. Thân móc, trục ngang |
Nứt |
Nếu xuất hiện bất kỳ vết nứt nào đều phải loại bỏ. |
8. Ren trục/Đai ốc |
Mòn/Gỉ |
Nếu ren bị mòn quá 5% chiều cao ren ban đầu thì phải loại bỏ. |
9. Trục puly |
Mòn/Gỉ |
Nếu bị mòn quá 5% đường kính ban đầu thì phải loại bỏ. |
10. ổ bi đỡ và |
Mòn/Biến dạng |
Bất kỳ dấu hiệu khác thường về mòn hoặc biến dạng đều được thay thế |
11. Pu ly |
Mòn/Hư hỏng cơ khí |
Bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như vết lằn của cáp trên pu ly đều được thay thế (Xem hình vẽ trang sau) |
12. Má pu ly |
Mòn/Gỉ, hư hỏng cơ khí |
Nếu bị mòn quá 5% chiều dày ở bất kỳ vị trí nào cũng phải loại bỏ. |
13. Bu lông |
Nói chung |
Nếu bị mòn quá 5% đường kính ở bất kỳ vị trí nào cũng phải loại bỏ. |
14. Thanh chống tuột cáp. |
Nói chung |
Không được có dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu không có thanh chống tuột cáp thì phải loại bỏ hoặc sửa chữa. |
15. Thiết bị an toàn |
Nói chung |
Tất cả các thiết bị an toàn phải có đầy đủ và ở trạng thái tốt. |
Ba trường hợp mài mòn không bình thường của rãnh puly
Chú thích:
(a) Mài mòn đối xứng trên cả 2 mặt của rãnh: trường hợp này thường là do bán kính của rãnh puly nhỏ, nhưng cũng có thể do góc xiên của dây cáp quá lớn;
(b) Mài mòn đối xứng tập trung nhiều vào đáy rãnh puly: thông thường trường hợp này là do bán kính của rãnh puly quá lớn;
(c) Mài mòn không đối xứng trên một mặt: thường xảy ra khi mã treo của puly không được tự do, puly không được đặt tự do trong mặt phẳng được tạo bởi 2 chiều của dây (trong trường hợp không có mắt xoay). Trong trường hợp này, mã treo của puly phải được kiểm tra kỹ.
Phụ lục A.28
Hướng dẫn kiểm tra cụm puly treo móc
1. Phải kiểm tra thân móc bằng mắt thường để phát hiện mòn hoặc gỉ. Nếu phát hiện sự mòn hoặc gỉ thì phải ghi chép lại với mức độ đánh giá về chiều sâu/rộng.
2. Phải kiểm tra thân móc bằng mắt thường để phát hiện sự xoắn móc.
3. Phải đo khoảng cách mở miệng của móc "t" qua khoảng cách nhỏ nhất của nó và so sánh với khoảng cách ban đầu. Việc mở rộng của miệng móc do mòn, biến dạng hoặc gỉ phải được ghi chép lại vào biên bản.
4. Bất kỳ dấu hiệu vết nứt nào đều phải đo chiều sâu của nó. Nếu chiều sâu vết nứt nhỏ hơn độ hao mòn cho phép theo kích thước tương ứng thì phải mài sạch vết nứt cho đến đáy, với sự đồng ý của Đăng kiểm. Nếu chiều sâu vết nứt lớn hơn độ hao mòn cho phép thì phải loại bỏ.
5. Phải mài sạch bất kỳ vết cắt, rãnh khía nào. Cần phải thận trọng để tránh tình trạng quá nhiệt và phải tiến hành mài nghiêng để tránh gây biến đổi lớn tiết diện của chi tiết mài. Mọi công việc sửa chữa phải được ghi vào biên bản.
6. Phải đo đạc đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của cả hai vị trí trục có ren và không có ren rồi ghi vào biên bản. Độ mòn của ren được tính tối đa là 5% chiều cao ren ban đầu.
7. Phải kiểm tra ổ bi đỡ để phát hiện biến dạng hoặc hao mòn quá giới hạn cho phép. Phải kiểm tra hệ thống bôi trơn đảm bảo làm việc bình thường và các vú mỡ phải ở trạng thái thông.
8. Phải kiểm tra puly ở trạng thái quay trơn trước khi tháo. Phải kiểm tra các mép và đáy rãnh puly để phát hiện các mài mòn khác thường.
9. Các má puly, vòng cách ly, tấm giằng phải được kiểm tra hao mòn chiều dày do mòn, gỉ hoặc hư hỏng cơ khí. Chiều dày lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi hạng mục phải được đo và ghi chép lại.
10. "Hư hỏng" bao gồm cả hư hỏng cơ khí, biến dạng hoặc hoạt động không bình thường.
11. "Thiết bị an toàn" bao gồm chốt chẻ, bu lông, đai ốc... dùng để liên kết toàn bộ cụm puly treo móc với nhau. Tất cả các trục đều phải có chiều dài phù hợp và nếu cần thiết phải có bạc lót để chống mài mòn.
Chú thích:
Trong mọi trường hợp, không được phép mài vật liệu vượt quá giới hạn hao mòn cho phép.
Phụ lục A.29
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ
QTKĐ: 01-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN,
THIẾT BỊ XẾP DỠ
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với phương tiện, thiết bị xếp dỡ (“phương tiện, thiết bị xếp dỡ” sau đây trong quy trình này viết tắt là “thiết bị”) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Các thiết bị bao gồm: cần trục, cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, trục cáp, pa lăng, xe tời, xe nâng, búa đóng cọc...
Quy trình này không áp dụng cho các loại thiết bị sử dụng phương tiện thủy.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;
- Sau khi tháo rời thiết bị chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm tra và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
7.1.1. Kiểm tra vị trí mặt bằng đặt thiết bị, hàng rào bảo vệ, các khoảng cách, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
7.1.2. Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết thiết bị so với hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định.
7.1.3. Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
- Kết cấu kim loại của thiết bị nâng: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực, mối ghép bulông của mâm quay với khung cơ sở hoặc chân đế (thực hiện theo phụ lục A.6 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
- Móc và các chi tiết của ổ móc (kiểm tra và đánh giá theo phụ lục A.13, A.20, A.21 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
- Cáp và các bộ phận cố định cáp (theo quy định của nhà chế tạo hoặc Phụ lục A.10 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
- Các puly, trục và các chi tiết cố định trục puly (Phụ lục A.24, A.25, A.27, A.28 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
- Các thiết bị an toàn (Hạn chế quá tải; hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế nâng hạ cần, hạn chế ra vào cần).
- Các cơ cấu phanh.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh hưởng đến các cơ cấu, chi tiết, bộ phận của thiết bị và đáp ứng các yêu cầu trên.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:
7.2.1. Tiến hành thử không tải các cơ cấu và hệ thống, tuân theo mục 3.3.2 trong QCVN 22:2018/BGTVT, bao gồm:
- Cơ cấu nâng hạ móc, nâng hạ cần, ra vào cần, cơ cấu quay, cơ cấu chân chống, cơ cấu di chuyển thiết bị, di chuyển xe con.
- Các thiết bị an toàn: khống chế nâng hạ móc, khống chế nâng hạ cần, hệ thống hạn chế quá tải tại các vị trí (nếu có), chỉ báo tầm với và tải trọng tương ứng.
- Phanh, hãm của các cơ cấu.
- Các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
- Các hoạt động thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động tốt, đúng thông số và tính năng thiết kế.
7.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh:
- Tải trọng thử: theo quy định tại Bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Thử tải tĩnh (tuân theo quy định 3.3.2.3 và 3.3.3 trong QCVN 22:2018/BGTVT)
- Treo tải lần lượt tại hai vị trí có tầm với lớn nhất và tầm với có sức nâng lớn nhất theo đặc tính tải của cần trục.
- Treo tải lần lượt tại hai vị trí ở giữa khẩu độ và đầu mút công xôn (nếu có) đối với cầu trục và cổng trục.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút treo tải, tải không bị tụt, thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.
7.3.2. Thử tải động:
- Tải trọng thử: theo quy định tại Bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Thử tải động tuân theo quy định 3.3.2.4 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Cho từng cơ cấu hoạt động với tải thử trên móc, hoạt động trên toàn phạm vi làm việc của thiết bị.
- Các hoạt động thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
- Tải thử đối với xe nâng: tuân theo quy định 3.3.3 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải không trôi, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.
- Khi nâng tải, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống hạn chế quá tải (nếu có) tại các vị trí này. Thiết bị khống chế quá tải phải ngăn chặn được các cơ cấu tiếp tục hoạt động vượt quá giới hạn an toàn của thiết bị và chỉ cho phép các cơ cấu đó hoạt động theo chiều ngược lại để đưa tải về trạng thái an toàn hơn.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 8.1, 8.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi lần 1:2018 QCVN 22:2018/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: thanh cần, dầm, khung, bệ |
|
2 |
Các cơ cấu nâng tải, nâng cần, quay |
|
3 |
Các chi tiết: puly, móc cẩu, quang nối, ổ xoay móc cẩu, dây cáp và các phụ kiện |
|
4 |
Hệ thống chân chống |
|
5 |
Hệ thống điều khiển |
|
6 |
Thiết bị ngắt giới hạn: chiều cao nâng tải, góc nâng cần, ngắt quá tải, kim chỉ tầm với |
|
7 |
Thiết bị báo hiệu: chuông, còi… và thiết bị chiếu sáng |
|
8 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Tầm với/Khẩu độ (m) |
Tải trọng thử (Tấn) |
Sức nâng cho phép ứng với tầm với/ khẩu độ trong cột 1 (Tấn) |
|
Thử tĩnh |
Thử động |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.30
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY ĐIỆN
QTKĐ: 02-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY ĐIỆN
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với thang máy dẫn động điện loại I, II, III, IV phân loại theo TCVN 7628: 2007 (sau đây gọi tắt là thang máy) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thang máy trên phương tiện thủy. Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: thang máy trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, thang máy loại V được phân loại theo TCVN 7628:2007, thang máy có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15o.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thang máy điện nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thang máy điện nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 6395:2008, Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 6904:2001, Thang máy điện - Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 7628:2007 (ISO 4190), Lắp đặt thang máy;
- TCVN 5867: 2009. Thang máy, Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn;
- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy;
- Sau khi tháo rời thang máy chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thang máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải bao gồm:
+ Mã hiệu thang máy; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, tời kéo, cáp, độ bền.
+ Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng;
+ Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin;
+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt;
+ Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: bao gồm các công việc sau đây:
7.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, đánh giá theo điều 3.2 TCVN 6904: 2001.
7.1.2. Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
7.1.3. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
7.1.4. Kiểm tra, xem xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.
7.1.5. Kết cấu kim loại của thang máy: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực của thang máy (thực hiện theo phụ lục A.6 trong QCVN 22:2018/BGTVT).
Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.1.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải:
7.2.1. Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy:
- Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị trong buồng máy: đánh giá theo điều 5.1.1 và 5.1.2 TCVN 6395:2008;
- Kiểm tra lối vào buồng máy, các cao trình trong buồng máy: lan can, cầu thang, đánh giá theo mục 5.1;5.2-TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng và với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, đánh giá theo mục 5.3.2-TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra điện trở cách điện: thực hiện theo điều 11.1.5-TCVN 6395:2008;
- Kiểm tra cáp treo cabin - đối trọng: đường kính, độ mòn, cố định đầu cáp... đánh giá theo điều 7.9.1- TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra cáp của bộ khống chế vượt tốc, đánh giá theo mục 9.3.6 TCVN 6395-2008;
- Kiểm tra môi trường trong buồng máy: nhiệt độ, chiếu sáng, thông gió, đánh giá theo các mục 5.4.1, 5.4.2 và 5.4.3 -TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra cửa ra vào buồng máy: cánh cửa - khóa cửa, đánh giá theo mục 5.3.3 - TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra phanh điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh và đánh giá theo các mục 10.3.3.1, 10.3.3.2, 10.3.3.4, 10.3.3.7 - TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra các puli dẫn cáp, hướng cáp, che chắn bảo vệ, đánh giá theo mục 7.9.6.1 và 7.9.6.2 TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra việc bố trí các bảng điện, công tắc điện trong buồng máy, đánh giá theo mục 11.4.1, 11.4.2 và 11.4.3 - TCVN 6395: 2008;
- Kiểm tra việc đi đường điện từ bảng điện chính đến tủ điện, từ tủ điện đến các bộ phận máy và đánh giá theo các mục từ 11.5.1, 11.5.12 - TCVN 6395: 2008.
7.2.2. Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.
- Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin, đánh giá theo điều 7.5.4-TCVN 6395: 2008.
- Đối với cửa bản lề: kiểm tra và đánh giá theo mục 7.5.5 -TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của thiết bị chống kẹt cửa, đánh giá theo mục 7.5.10.2.3-TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin đánh giá theo mục 7.5.11.1 TCVN 6395:2008.
- Kiểm tra tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin đánh giá theo mục 7.7 TCVN 6395:2008.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng phải không lớn hơn 35mm.
7.2.3. Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan
- Kiểm tra khoảng không gian đỉnh giếng, đánh giá theo điều 4.6.1 TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra các đầu cố định cáp cả phía cabin và phía đối trọng.
- Kiểm tra cửa sập trên nóc cabin và tình trạng hoạt động của tiếp điểm an toàn điện kiểm soát việc đóng mở cửa sập đánh giá theo các mục 7.6.1, 7.6.3.1 và 5 TCVN 6395:2008.
- Kiểm tra lan can nóc cabin, đánh giá theo các mục 7.3.5.3.1 và 4 TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra khung đối trọng, trạng thái lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung.
- Kiểm tra ray dẫn hướng cabin và đối trọng, đánh giá theo điều 7.10.2 TCVN 6395:2008.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m.
7.2.4. Kiểm tra giếng thang.
- Kiểm tra các thiết bị khác lắp đặt trong giếng thang đánh giá theo điều 4.1.3 TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra việc bao che giếng thang, đánh giá theo điều 4.2.1 TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra, đánh giá theo điều 4.2.2 TCVN 6395: 2008.
- Thông gió giếng thang: tiết diện lỗ thông gió không nhỏ hơn 1% diện tích cắt ngang giếng.
- Kiểm tra việc lắp đặt và hoạt động của thiết bị hạn chế hành trình phía trên.
7.2.5. Kiểm tra các cửa tầng.
- Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không lớn hơn 10 mm.
- Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra tình trạng kỹ thuật, sự liên động của khóa cơ khí và tiếp điểm điện.
7.2.6. Kiểm tra hố thang.
- Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, vị trí lắp của bảng điện chính đáy hố bao gồm: công tắc điện đáy hố, ổ cắm.
- Kiểm tra việc lắp và tình trạng hoạt động của các thiết bị hạn chế hành trình dưới.
- Kiểm tra độ sâu hố và khoảng cách thẳng đứng giữa đáy hố và phần thấp nhất của đáy cabin, đánh giá theo mục 4.6.3.5 - TCVN 6395: 2008.
- Kiểm tra giảm chấn: Kiểm tra tiếp điểm điện kiểm soát vị trí (đối với giảm chấn hấp thụ năng lượng) và kiểm tra hành trình nén của giảm chấn (phụ lục L-TCVN 6395:2008).
- Kiểm tra puly, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:
+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;
+ Bảo vệ puly;
+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.
7.2.7. Thử không tải:
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
7.3. Các hình thức thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh
Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
Cabin thang ở vị trí thấp nhất, chất tải dàn đều trên sàn cabin, treo tải 10 phút và kiểm tra:
- Cabin có bị trôi không;
- Các bộ phận, chi tiết không bị hư hỏng và biến dạng;
7.3.2 Thử tải động ở mức 100% tải định mức:
Thử tải động chỉ được tiến hành khi bước thử tải tĩnh tại 7.3.1 đạt yêu cầu.
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:
- Đo dòng điện động cơ thang máy, đánh giá và so sánh với hồ sơ thiết bị;
- Đo vận tốc cabin, đánh giá theo mục 10.7.1-TCVN 6395: 2008;
- Thử bộ hãm bảo hiểm cabin (Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc hãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn): thử với tốc độ chạy kiểm tra, phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.3.1.2-TCVN 6904: 2001;
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các quy định tại mục 7.3.2.
7.3.3. Thử tải động:
Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
Chất tải dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống và kiểm tra:
- Thử phanh điện từ: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.1-TCVN 6904: 2001;
- Thử bộ khống chế vượt tốc: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.2-TCVN 6904: 2001;
- Thử bộ hãm bảo hiểm cabin: thử với tốc độ dưới tốc độ định mức (đối với bộ hãm bảo hiểm êm), phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.3.1.2-TCVN 6904: 2001;
- Thử kéo: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.4-TCVN 6904:2001;
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật khác, thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các quy định trên.
7.3.4. Đo độ sai lệch dừng tầng, đánh giá theo mục 8.7-TCVN 6395: 2008.
7.3.5. Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải: thực hiện và đánh giá theo mục 11.8.6-TCVN 6395:2008.
7.3.6. Thử bộ hãm bảo hiểm đối trọng (nếu có): phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.3.2.2-TCVN 6904:2001.
7.3.7. Thử bộ cứu hộ tự động (nếu có): thực hiện và đánh giá theo 4.2.6-TCVN 6904: 2001.
7.3.8. Thử thiết bị báo động cứu hộ: thực hiện và đánh giá theo mục 4.2.7-TCVN 6904:2001.
7.3.9. Thử các chương trình hoạt động đặc biệt của thang máy (nếu có):
- Hình thức hoạt động của thang máy khi có sự cố: hỏa hoạn, động đất;
- Hình thức chạy ưu tiên.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thang máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi lần 1: 2018 QCVN 22: 2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY ĐIỆN
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ, đường ray dẫn hướng |
|
2 |
Giếng thang |
|
3 |
Phòng máy |
|
4 |
Cụm truyền động nâng hạ cabin, đối trọng: động cơ, hộp số, phanh |
|
5 |
Puly dẫn hướng cáp, cáp treo cabin, đối trọng, các đầu cố định cáp |
|
6 |
Bộ khống chế vượt tốc |
|
7 |
Cabin |
|
8 |
Đối trọng |
|
9 |
Giảm chấn |
|
10 |
Bộ hãm bảo hiểm |
|
11 |
Hệ thống điều khiển, hệ thống điện |
|
12 |
Thiết bị hạn chế hành trình |
|
13 |
Cửa tầng - kiểm soát đóng mở cửa |
|
14 |
Khoảng cách giữa đáy hố và phần thấp nhất của cabin |
|
15 |
Khoảng cách giữa nóc cabin và phần thấp nhất của trần giếng |
|
16 |
Khoảng cách giữa cửa tầng và ngưỡng cửa cabin |
|
17 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử (Tấn) |
Kết luận |
1. Thử tải tĩnh |
|
|
- Kết cấu kim loại, cabin, các bộ phận, chi tiết |
|
|
- Phanh |
|
|
2. Thử tải động 100% tải trọng định mức |
|
|
- Tốc độ cabin |
|
|
- Dòng điện động cơ |
|
|
- Độ sai lệch dừng tầng lớn nhất |
|
|
- Bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc tức thời có giảm chấn |
|
|
3. Thử tải động |
|
|
- Phanh |
|
|
- Bộ hãm bảo hiểm êm |
|
|
- Tời kéo |
|
|
4. Thử hệ thống cứu hộ |
|
|
- Cứu hộ tự động (nếu có) |
|
|
- Cứu hộ bằng tay |
|
|
- Hệ thống thông tin liên lạc (chuông, điện thoại liên lạc ra ngoài) |
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.31
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY THỦY LỰC
QTKĐ: 03-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY THỦY LỰC
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với thang máy thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thang máy, phương tiện thủy. Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: thang máy trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, có tốc độ trên 1 m/s, có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15o.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thang máy nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thang máy nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 6396 - 2:2009, Thang máy thủy lực - yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 6905: 2001, Thang máy thủy lực - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 5867: 2009, Thang máy - Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng - Yêu cầu an toàn;
- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy;
- Sau khi tháo rời thang máy chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thang máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải bao gồm:
+ Mã hiệu thang máy; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, tời kéo, cáp, độ bền.
+ Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng;
+ Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin;
+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt;
+ Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: bao gồm các công việc sau đây:
7.1.1. Tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy, đánh giá theo điều 3.2 TCVN 6905:2001.
7.1.2. Sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo và lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
7.1.3. Các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
7.1.4. Kết cấu kim loại của thang máy: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực của thang máy (đánh giá theo phụ lục A.6 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.1.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải:
7.2.1. Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy:
- Kiểm tra các thiết bị lắp đặt trong buồng máy, đánh giá theo các mục 6.1.1, 6.1.2 và 6.1.3 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện trong buồng máy, đo đạc các khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, đánh giá theo mục 6.3.2- TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động, đánh giá theo điều 12.1- TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn thủy lực, đánh giá theo điều 12.3 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra việc bố trí bảng điện - công tắc chính, đánh giá theo mục 6.3.6, 6.4.7, 13.6 - TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra chiếu sáng buồng máy, đánh giá theo mục 6.3.6 TCVN 6396- 2:2009.
- Kiểm tra việc bố trí các đường dây dẫn điện, đánh giá theo các mục từ 13.1 đến 13.5 -TCVN 6396 - 2: 2009.
7.2.2. Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.
- Kiểm tra chiều cao trong lòng cabin và chiều cao thông thủy khoang cửa cabin, đánh giá theo điều 8.1 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra khe hở giữa 2 cánh cửa cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin, đánh giá theo mục 8.6.1 đến 8.6.3-TCVN 6396 - 2: 2009.
Đối với cửa bản lề, đánh giá theo mục 8.6.4 -TCVN 6396: 2009.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và hoạt động của các thiết bị chống kẹt cửa, đánh giá theo mục 8.7.2.1.1.3-TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra thiết bị điện an toàn kiểm soát trạng thái đóng mở cửa cabin, đánh giá theo điều 8.16 TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra tình trạng thông gió và chiếu sáng trong cabin, đánh giá theo điều 8.16 và 8.17 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng phải không lớn hơn 35 mm.
7.2.3. Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan:
- Đo khoảng cách an toàn giữa nóc cabin tới điểm thấp nhất của trần giếng thang đánh giá theo mục 5.7.1.1 TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra các đầu cố định cáp và và liên kết giữa đầu cán xilanh với cabin.
- Kiểm tra cửa sập trên nóc cabin và tình trạng hoạt động của tiếp điểm an toàn điện kiểm soát việc đóng mở cửa sập, đánh giá theo điều 8.12 TCVN 6396 - 2: 2009.
- Kiểm tra lan can nóc cabin, đánh giá theo mục 8.1.3 TCVN 6396-2: 2009.
- Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung (nếu có).
- Kiểm tra ray dẫn hướng cabin và đối trọng (nếu có).
- Kiểm tra việc cố định ray vào công trình.
- Kiểm tra khoảng cách giữa các kẹp ray (đối chiếu với hồ sơ lắp đặt).
- Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng (nếu có) kể cả các phần nhô ra của 2 bộ phận trên không nhỏ hơn 0,05 m.
7.2.4. Kiểm tra giếng thang:
- Kiểm tra việc bao che giếng thang, đánh giá theo mục 5.2.1 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra các cửa cứu hộ, cửa kiểm tra, đánh giá theo mục 5.2.2 TCVN 6396 - 2:2009.
- Thông gió giếng thang, đánh giá theo mục 5.2.3 TCVN 6396 - 2: 2009.
- Chiếu sáng giếng thang, đánh giá theo mục điều 5.9 TCVN 6396 - 2:2009.
- Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.
7.2.5. Kiểm tra các cửa tầng:
- Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10 mm.
- Kiểm tra thiết bị kiểm soát đóng mở cửa tầng: kiểm tra kỹ thuật và tình trạng hoạt động của khóa cơ khí và tiếp điểm điện.
7.2.6. Kiểm tra đáy hố thang:
- Kiểm tra môi trường hố thang: vệ sinh đáy hố, thấm nước, chiếu sáng.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, vị trí lắp của bảng điện chính đáy hố bao gồm: công tắc điện đáy hố, ổ cắm.
- Kiểm tra việc lắp và tình trạng hoạt động của các thiết bị hạn chế hành trình dưới.
- Kiểm tra độ sâu hố và khoảng cách thẳng đứng giữa đáy hố và phần thấp nhất của đáy cabin, đánh giá theo khoản b, mục 5.7.2.3 -TCVN 6396-2: 2009.
- Kiểm tra giảm chấn:
+ Kiểm tra hành trình nén của giảm chấn;
+ Kiểm tra tiếp điểm điện kiểm soát vị trí (đối với giảm chấn hấp thụ năng lượng).
- Kiểm tra puli, đối trọng kéo cáp bộ khống chế vượt tốc:
+ Tình trạng khớp quay giá đỡ đối trọng;
+ Trọng lượng đối trọng;
+ Bảo vệ puli;
+ Thiết bị kiểm soát độ chùng cáp.
7.2.7. Thử không tải:
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường.
7.3. Các hình thức thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh
Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
Cabin thang ở vị trí thấp nhất, chất tải dàn đều trên sàn cabin, treo tải 10 phút và kiểm tra:
- Cabin có bị trôi không;
- Các bộ phận, chi tiết không bị hư hỏng và biến dạng;
7.3.2 Thử tải động ở mức 100% tải định mức:
Thử tải động chỉ được tiến hành khi bước thử tải tĩnh tại 7.3.1 đạt yêu cầu.
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:
- Đo dòng điện động cơ bơm chính: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy;
- Đo vận tốc cabin: đánh giá theo mục 12.8.2 TCVN 6396-2:2009;
- Đo độ sai lệch dừng tầng: đánh giá theo mục 11.2.1 TCVN 6396-2: 2009;
- Thử van ngắt: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.6-TCVN 6905: 2001;
- Thử van hãm: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.7-TCVN 6905: 2001;
- Thử trôi tầng: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.9-TCVN 6905: 2001;
- Thử thiết bị điện chống trôi tầng: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.10- TCVN 6905: 2001;
- Thử phanh hãm bảo hiểm: (khi tải trọng định mức phù hợp với tải trọng ghi trong bảng 1 điều 8.2.1 TCVN 6396-2:2009), phương pháp thử và đánh giá theo 4.2.2.1-TCVN 6905: 2001.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thang máy hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.3.2
7.3.3. Thử tải động:
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
- Chất tải dàn đều trên sàn cabin tại điểm dừng trên cùng, cho thang chạy xuống và kiểm tra:
- Thử thiết bị chèn: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.3-TCVN 6905: 2001;
- Thử thiết bị chặn: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.4-TCVN 6905: 2001.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.3.3.
7.3.4. Thử cứu hộ thang máy (khi cabin đầy tải):
- Di chuyển cabin đi xuống: kiểm tra van thao tác bằng tay, mở van xả để hạ cabin xuống tầng gần nhất để người có thể ra ngoài.
- Di chuyển cabin đi lên (thang máy có bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn): kiểm tra bơm tay, kích bơm tay để di chuyển cabin đi lên.
Đánh giá: theo điều 12.9.1 và 12.9.2 TCVN 6396-2:2009.
7.3.5. Kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải: kiểm tra và đánh giá theo mục 14.2.5-TCVN 6396-2:2009.
7.3.6. Thử thiết bị báo động cứu hộ: phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.12 - TCVN 6905: 2001.
7.3.7. Thử áp lực: phương pháp thử và đánh giá theo 4.2.8 - TCVN 6905: 2001.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thang máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi lần 1: 2018 QCVN 22: 2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY THỦY LỰC
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ |
|
2 |
Giếng thang |
|
3 |
Phòng máy |
|
4 |
Puly dẫn hướng cáp |
|
5 6 7 |
Bộ khống chế vượt tốc Cáp treo cabin đối trọng Các đầu cố định cáp |
|
8 |
Cabin |
|
9 |
Đối trọng (nếu có) |
|
10 |
Giảm chấn |
|
11 |
Bộ hãm bảo hiểm |
|
12 |
Hệ thống điều khiển, hệ thống điện |
|
13 14 15 |
Bơm thủy lực, động cơ lai bơm Hệ thống đường ống, van thủy lực Xilanh thủy lực |
|
16 |
Cửa tầng - kiểm soát đóng mở cửa |
|
17 |
Khoảng cách giữa đáy hố và phần thấp nhất của cabin |
|
18 |
Khoảng cách giữa nóc cabin và phần thấp nhất của trần giếng |
|
19 |
Khoảng cách giữa cửa tầng và ngưỡng cửa cabin |
|
20 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... Kiểm định viên |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử (Tấn) |
Kết luận |
1. Thử tải tĩnh |
|
|
- Kết cấu kim loại, cabin, các bộ phận, chi tiết |
|
|
- Phanh, van hãm |
|
|
2. Thử tải động 100% tải trọng định mức |
|
|
- Tốc độ cabin |
|
|
- Dòng điện động cơ lai bơm |
|
|
- Độ sai lệch dừng tầng lớn nhất |
|
|
- Thử trôi tầng |
|
|
- Làm việc của các van |
|
|
- Bộ hãm bảo hiểm |
|
|
3. Thử tải động |
|
|
- Thiết bị chèn, hãm |
|
|
4. Thử hệ thống cứu hộ |
|
|
- Cứu hộ tự động (nếu có) |
|
|
- Cứu hộ bằng tay |
|
|
- Hệ thống thông tin liên lạc (chuông, điện thoại liên lạc ra ngoài) |
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.32
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY CHỞ HÀNG
QTKĐ: 04-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG MÁY CHỞ HÀNG
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với thang máy chở hàng dẫn động điện hoặc thủy lực (sau đây gọi tắt là thang máy) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thang máy trên phương tiện thủy. Không áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như: thang máy trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, thang máy có góc nghiêng của ray dẫn hướng so với phương thẳng đứng vượt quá 15o.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thang máy chở hàng nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thang máy chở hàng nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 6396 - 3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện - yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy - yêu cầu tối thiểu;
- TCVN 6905: 2001, Thang máy thủy lực - Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.2. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.3. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thang máy;
- Sau khi tháo rời thang máy chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thang máy, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải bao gồm:
+ Mã hiệu thang máy; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, tời kéo, cáp, độ bền.
+ Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng;
+ Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin;
+ Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt;
+ Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị hoặc Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
7.1. Thang chở hàng dẫn động điện
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: bao gồm các công việc sau đây:
7.1.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy.
7.1.1.2. Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
7.1.1.3. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy (nếu có).
7.1.1.4. Kiểm tra, xem xét tình trạng kỹ thuật của bộ phận, cụm máy.
7.1.1.5. Kết cấu kim loại của thang máy: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực của thang máy (thực hiện theo phụ lục A.6 trong QCVN 22: 2018/BGTVT).
Đánh giá: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.1.1.
7.1.2. Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải:
7.1.2.1. Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy.
- Kiểm tra các thiết bị lắp đặt trong buồng máy đánh giá theo điều 6.1 TCVN 6396 - 3: 2010.
+ Đối với buồng máy không vào được, đánh giá theo mục 6.2.2 TCVN 6396 - 3: 2010.
+ Đối với buồng máy vào được, đánh giá theo mục 6.2.3 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt các bảng, tủ điều khiển trong buồng máy, khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, đánh giá theo mục 6.3.2, 6.3.3 - TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra kỹ thuật cáp treo cabin - đối trọng, căn cứ theo hồ sơ nhà chế tạo, đánh giá theo điều 9.1 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện mạch động lực căn cứ theo cấp điện áp theo Bảng sau:
Điện áp định mức |
Điện áp thử |
Điện trở cách điện |
£ 250 |
250 |
≥0,25 |
£ 500 |
500 |
≥0,5 |
>500 |
1000 |
≥1,0 |
- Kiểm tra việc lắp đặt cụm máy đồng bộ lên bệ (giá) máy phải chắc chắn và trong tình trạng hoạt động tốt.
- Kiểm tra phanh cơ điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh, đánh giá theo các mục trong 12.2.3.2 - TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra các puli, tang dẫn cáp, hướng cáp và cố định đầu cáp/xích, đánh giá theo điều 9.2 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra việc bố trí các công tắc điện trong buồng máy, đánh giá theo điều 13.4, 13.5 TCVN 6396 - 3:2010.
7.1.2.2. Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.
- Kích thước cabin, đánh giá theo điều 1.4 TCVN 6396 - 3:2010.
- Cửa cabin (nếu có), đánh giá theo điều 8.6 TCVN 6396 - 3:2010.
- Khe hở giữa cabin và cửa tầng hoặc với khung cửa tầng khi cửa được mở hoàn toàn không được vượt quá 30 mm.
7.1.2.3. Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan
- Đối với giếng thang mà người bảo dưỡng có thể vào được thì nóc cabin của thang máy chở hàng được đánh giá theo mục 8.3.2.2 TCVN 6396- 3:2010
- Đối với giếng thang được coi là không vào được đối với nhân viên bảo trì thì, đánh giá theo 0.3.13.1 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra ray dẫn hướng cabin, đối trọng, đánh giá theo mục 5.6.1, 5.6.3 và 10.2 TCVN 6396 - 3:2010.
7.1.2.4. Kiểm tra giếng thang.
- Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị khác trong giếng thang, đánh giá theo điều 5.7 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra việc bao che giếng thang, đánh giá theo mục 5.2.1 TCVN 6396 - 3: 2010.
- Kiểm tra các cửa kiểm tra, cửa sập kiểm tra thẳng đứng có lắp bản lề, đánh giá theo các mục trong 5.2.2 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.
- Kiểm tra khung đối trọng, tình trạng lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các phiến trong khung, đánh giá theo điều 8.8 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ tầng dừng cao nhất tới khi cabin va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,2 m.
Lưu ý: Trong trường hợp có các không gian tiếp cận được ở bên dưới giếng thang của thang máy thì đánh giá theo điều 9.7, 9.8, 9.9 TCVN 6396 - 2:2010.
7.1.2.5. Kiểm tra các cửa tầng
- Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10 mm.
- Kiểm tra khống chế đóng mở cửa tầng, đánh giá theo 7.5 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra khóa cửa tầng, đánh giá theo 7.7.3.1 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra dẫn hướng cửa, đánh giá theo điều 7.4.2 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra tín hiệu “có cabin đỗ”, đánh giá theo điều 7.6.2 TCVN 6396 - 3:2010.
- Kiểm tra chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo tại ngưỡng cửa tầng phải có độ sáng ít nhất là 50 lux.
7.1.2.6. Kiểm tra đáy hố thang
- Kiểm tra môi trường đáy hố, đánh giá theo mục 5.6.4.1.
- Khi giếng thang có thể vào được, đánh giá theo mục 5.6.4.2 và 5.6.4.3 và 9.7 TCVN 6396 - 3:2010.
- Khi giếng thang không thể vào được: đánh giá theo mục 5.6.4.4.
7.1.2.7. Thử không tải
Cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ. Quan sát sự hoạt động của các bộ phận.
Đánh giá: Đạt yêu cầu khi không phát hiện hiện tượng bất thường.
7.1.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:
7.1.3.1. Thử tải tĩnh
Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
Cabin thang ở vị trí thấp nhất, chất tải dàn đều trên sàn cabin, treo tải 10 phút và kiểm tra:
- Cabin có bị trôi không;
- Các bộ phận, chi tiết không bị hư hỏng và biến dạng;
7.1.3.2. Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức
Thử tải động chỉ được tiến hành khi bước thử tải tĩnh tại 7.1.3.1 đạt yêu cầu.
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:
- Đo dòng điện động cơ thang máy: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.
- Đo vận tốc cabin: đánh giá theo mục 12.2.5 TCVN 6396 - 3:2010.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.1.3.2.
7.1.3.3. Thử tải động.
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
- Thử phanh điện từ: đánh giá, so sánh với hồ sơ nhà chế tạo.
7.1.3.4. Thử bộ khống chế vượt tốc (nếu có).
7.1.3.5. Thử phanh hãm bảo hiểm (nếu có).
7.2. Thang máy chở hàng dẫn động thủy lực:
Khi tiến hành kiểm định phải tiến hành theo trình tự sau:
7.2.1. Kiểm tra bên ngoài:
Việc kiểm tra bên ngoài được tiến hành theo các mục của phần 7.1.1 quy trình này.
7.2.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:
7.2.2.1. Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy
- Kiểm tra phần lắp đặt và các bộ phận máy: việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 7.1.2.1 quy trình này và đánh giá theo các mục 5.2; 5.3.2.1; 5.3.3.1; 5.4.3- TCVN 6396 -3: 2000.
- Kiểm tra máy dẫn động và các thiết bị thủy lực.
+ Kiểm tra việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động, đánh giá theo mục 12.3.1-TCVN 6396 - 3: 2000.
+ Kiểm tra việc lắp đặt hệ thống ống dẫn, đánh giá theo mục 12.3.3.1- TCVN 6396 - 3: 2000.
- Kiểm tra các bảng điện, đường điện, đầu đấu dây: việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 7.1.2.1 quy trình này.
7.2.2.2. Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin
- Việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 7.1.2.2 quy trình này.
7.2.2.3. Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan.
- Việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 7.1.2.3 quy trình này.
7.2.2.4. Kiểm tra các cửa tầng
- Việc kiểm tra được tiến hành theo các bước của phần 7.1.2.4 quy trình này.
7.2.2.5. Kiểm tra đáy hố thang.
- Việc kiểm tra đáy hố thang được thực hiện theo các bước của phần 7.1.2.5 quy trình này.
7.2.2.6. Thử không tải:
- Việc kiểm tra và thực hiện như mục 7.1.2.6 quy trình này.
7.2.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử.
7.2.3.1 Thử tải tĩnh:
- Thử tải được thực hiện như mục 7.1.3.1. quy trình này.
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22: 2018/BGTVT.
7.2.3.2. Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức.
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức, yêu cầu kiểm tra các thông số sau đây (tải trọng định mức của thang máy chở hàng không vượt quá 300 kg).
- Đo dòng điện của động cơ lai bơm thủy lực: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.
- Đo vận tốc cabin: đánh giá theo mục 12.3.8 TCVN 6396 - 3:2010.
- Thử van một chiều: đánh giá theo mục 12.3.5.2.2 TCVN 6396 - 3:2010.
- Thử van giảm áp: đánh giá theo mục 12.3.5.3 TCVN 6396 - 3:2010.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi: thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.2.3.2.
7.2.3.3. Thử tải động.
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Cho cabin chuyển động từ tầng trên cùng xuống, ngắt nguồn điện cung cấp: đánh giá là đạt yêu cầu khi: cabin không trôi, không xảy ra biến dạng, hư hỏng bất thường của các cơ cấu của thang máy.
- Thử bộ hãm bảo hiểm cabin (nếu có): phương pháp thử và đánh giá theo mục 4.2.2.1-TCVN 6905:2001.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thang máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi lần 1: 2018 QCVN 22:2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THANG MÁY CHỞ HÀNG
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ, đường ray dẫn hướng |
|
2 |
Giếng thang |
|
3 |
Phòng máy |
|
4 |
Cụm truyền động nâng hạ cabin, đối trọng: động cơ, hộp số, phanh |
|
5 |
Puly dẫn hướng cáp, cáp treo cabin, đối trọng, các đầu cố định cáp |
|
6 |
Bộ khống chế vượt tốc (nếu có) |
|
7 |
Cabin |
|
8 |
Đối trọng |
|
9 |
Giảm chấn |
|
10 |
Bộ hãm bảo hiểm (nếu có) |
|
11 12 |
Hệ thống điều khiển, hệ thống điện Hệ thống thủy lực: bơm, đường ống, van, xilanh |
|
12 |
Thiết bị hạn chế hành trình |
|
13 |
Khoảng cách giữa cửa tầng và ngưỡng cửa cabin |
|
17 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... Kiểm định viên |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử (Tấn) |
Kết luận |
1. Thử tải tĩnh |
|
|
- Kết cấu kim loại, cabin, các bộ phận, chi tiết |
|
|
- Phanh |
|
|
2. Thử tải động 100% tải trọng định mức |
|
|
- Tốc độ cabin |
|
|
- Dòng điện động cơ |
|
|
- Độ sai lệch dừng tầng lớn nhất |
|
|
- Bộ hãm bảo hiểm (nếu có) |
|
|
- Van thủy lực |
|
|
3. Thử tải động |
|
|
- Phanh |
|
|
- Bộ hãm bảo hiểm (nếu có) |
|
|
- Tời kéo |
|
|
4. Thử hệ thống cứu hộ |
|
|
- Van hạ khẩn cấp |
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.33
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG CUỐN, BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI
QTKĐ: 05-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT THANG CUỐN, BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với thang cuốn và băng tải chở người (sau đây gọi tắt là thiết bị) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thiết bị trên phương tiện thủy.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 6397:2010, Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 6906:2001, Thang cuốn và băng chở người - Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Thang cuốn: là hệ thống các bậc thang nối tiếp nhau được dẫn động cơ khí có quỹ đạo chuyển động theo vòng khép kín và liên tục để vận chuyển người đi lên hoặc đi xuống.
3.2. Băng tải chở người: là hệ thống các tấm nền nối tiếp nhau hoặc băng được dẫn động cơ khí có quỹ đạo chuyển động theo vòng khép kín và liên tục để vận chuyển người trên cùng một độ cao hoặc giữa các độ cao khác nhau.
3.3. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.4. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.5. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;
- Sau khi tháo rời thiết bị chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải bao gồm:
+ Phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; nơi chế tạo; năng suất vận chuyển, loại dẫn động, điều khiển, tốc độ, các kích thước chính và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, động cơ…)
+ Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;
+ Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố.
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;
+ Các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, điện trở cách điện động cơ.
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: bao gồm các công việc sau đây:
7.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thiết bị (đánh giá so với hồ sơ kỹ thuật của thiết bị).
- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận, cụm máy;
- Kiểm tra thông số kỹ thuật, tính đồng bộ của các cụm máy, các chỉ tiêu kỹ thuật (tốc độ, điện áp, kích thước lắp đặt).
7.1.2. Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu).
7.1.3. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy.
7.1.4. Kiểm tra bao che các cụm máy và các bộ phận của thiết bị, đánh giá theo mục 5.1- TCVN 6397:2010.
7.1.5. Kiểm tra các kết cấu gối đỡ, đánh giá theo mục 5.3-TCVN 6397:2010.
7.1.6. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, đánh giá theo mục 5.4-TCVN 6397:2010.
7.1.7. Kết cấu kim loại của thiết bị: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực của thiết bị (đánh giá theo phụ lục A.6 trong QCVN 22:2018/BGTVT).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị đầy đủ, đồng bộ, lắp đặt theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật, hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu của mục 7.1.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải:
7.2.1. Kiểm tra phần lắp đặt và độ chính xác các kích thước hình học:
- Khe hở giữa bậc thang, tấm nền hoặc băng và tấm chắn thành bên, đánh giá theo mục 11.2.1-TCVN 6397:2010;
- Khe hở giữa hai bậc thang hoặc tấm nền kế tiếp: đánh giá theo mục 11.1 TCVN 6397:2010;
- Khe hở giữa các tấm chắn thành lan can liền kề lắp tiếp nhau, đánh giá theo mục 5.1.5.4 -TCVN 6397:2010;
- Độ sâu ăn khớp của răng tấm lược với các rãnh mặt trên bậc thang hoặc tấm nền, đánh giá theo mục 11.3.1-TCVN 6397:2010;
- Khe hở giữa chân răng lược và mép trên của phần bề mặt bậc thang hoặc tấm nền, đánh giá theo mục 11.3.2 -TCVN 6397: 2010;
- Khe hở giữa tay vịn và dẫn hướng, đánh giá theo mục 7.3.1-TCVN 6397:2010;
- Khoảng cách theo phương ngang giữa mép ngoài của tay vịn với tường bên hoặc tấm chắn thẳng đứng, đánh giá theo mục 7.3.2 - TCVN 6397:2010;
- Kích thước lối vào và lối ra, đánh giá theo mục 5.2.1 và 5.2.2 -TCVN 6397:2010;
- Chiều cao thông thủy phía trên bậc thang hoặc tấm nền, đánh giá theo mục 5.2.3 - TCVN 6397:2010;
- Bảo vệ điểm vào tay vịn, đánh giá theo mục 7.5 -TCVN 6397:2010;
- Bao che thang cuốn và băng chở người, đánh giá theo các khoản của mục 5.1.1- TCVN 6397:2010;
- Cửa kiểm tra và cửa sập, đánh giá theo các khoản của mục 5.1.3-TCVN 6397: 2010;
- Biện pháp phòng ngừa tại các chỗ giao nhau với mặt sàn tầng, hoặc các thang đan chéo nhau, đánh giá theo mục 5.2.4 -TCVN 6397:2010;
- Khoảng cách theo phương ngang giữa mép ngoài tay vịn và tường bên hoặc các vật cản khác, đánh giá theo mục 7.3.2 -TCVN 6397:2010.
7.2.2. Kiểm tra và đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống, cơ cấu và thiết bị an toàn:
- Thiết bị chống kẹt tại điểm vào của tay vịn;
- Thiết bị tự động dừng thang khi có vật lạ kẹt vào tấm lược;
- Thiết bị an toàn chống đứt tay vịn (nếu có);
- Số lượng, vị trí, cấu tạo và công tắc dừng khẩn cấp;
- Thiết bị chống đảo pha, mất pha;
- Thiết bị an toàn ngăn ngừa chùng xích, đứt xích;
- Thiết bị an toàn chống vật lạ kẹt vào giữa tấm chắn dưới và mặt bên bậc thang;
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn;
- Đo điện áp, cường độ dòng điện, so sánh với hồ sơ thiết bị;
- Kiểm tra và đánh giá điện trở nối đất bảo vệ;
- Kiểm tra và đánh giá độ cách điện, đánh giá theo mục: 13.1.3-TCVN 6397-2010;
- Công tắc chính, đánh giá theo muc 13.4- TCVN 6397:2010;
- Công tắc an toàn, đánh giá theo mục 14.1.2.2-TCVN 6397:2010;
- Công tắc dừng thang;
- Thiết bị dừng khẩn cấp, đánh giá theo mục 14.2.2 -TCVN 6397:2010;
- Thiết bị tự động dừng - khởi động tự động (nếu có).
7.2.3. Thử không tải:
- Khởi động và cho thang chạy không tải theo cả hai hướng chuyển động, đánh giá theo mục 4.2.1-TCVN 6906:2001;
- Đánh giá khả năng hoạt động nếu thang cuốn và băng chở người đặt nối tiếp nhau không có lối ra trung gian theo mục 5.2.1-TCVN 6397:2010;
- Đo tốc độ của thang cuốn hoặc băng tải trở người, phải thoả mãn mục 12.2 - TCVN 6397:2010;
- Đo vận tốc tay vịn và so sánh với vận tốc tấm nền hoặc bậc thang, sai số cho phép không lớn hơn 2%;
- Thử phanh không tải thang cuốn: Cho thang chạy theo chiều xuống, dừng thang đột ngột, đo quãng đường phanh và đánh giá theo mục 12.4.4.2-TCVN 6397: 2010;
- Thử phanh không tải băng tải chở người: Cho băng tải chạy theo chiều xuống (hoặc ngang), dừng băng tải đột ngột, đo quãng đường phanh và đánh giá theo mục 12.4.4.4-TCVN 6397:2010.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các thông số kích thước, các thiết bị an toàn và các cơ cấu hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu của mục 7.2.
7.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh
Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
Chất tải dàn đều trên sàn thiết bị, treo tải 10 phút và kiểm tra:
- Sàn thiết bị có bị trôi không;
- Các bộ phận, chi tiết không bị hư hỏng và biến dạng;
7.3.2. Thử phanh chính:
- Thử phanh thang cuốn thực hiện theo mục 4.2.4.2-TCVN 6906:2001, đánh giá theo mục 12.4.4.2-TCVN 6397:2010;
- Thử phanh băng tải chở người thực hiện theo mục 4.2.7-TCVN 6906:2001, đánh giá theo mục 12.4.4.4 TCVN 6397:2010.
7.3.2. Thử phanh phụ (nếu có): Thực hiện theo mục 4.2.5-TCVN 6906:2001.
Đánh giá: Kết quả yêu cầu khi đáp ứng các yêu cầu của mục 7.3.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi 1:2018 QCVN 22:2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH THANG CUỐN/BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ |
|
2 |
Các tấm chắn dưới, vách che trong, vách che ngoài của lan can |
|
3 |
Các bậc thang, răng lược, sàn chiếu nghỉ, sàn băng tải |
|
4 |
Các băng tay vịn (khe hở - bảo vệ điểm vào) |
|
5 6 7 |
Khe hở giữa bậc thang, băng tải với tấm chắn thành bên Khe hở giữa bậc thang và răng lược Độ sâu ăn khớp của răng lược |
|
8 |
Khoảng cách an toàn với các bộ phận công trình xung quanh |
|
9 |
Hệ thống bôi trơn |
|
10 |
Độ cách điện động cơ |
|
11 |
Điện trở nối đất |
|
12 |
Dòng điện động cơ dẫn động |
|
13 14 15 |
Các công tắc dừng thang, công tắc an toàn Thiết bị chống kẹt tay Thiết bị dừng thang khi có vật lọt vào tấm lược |
|
16 |
Thiết bị chống chùng xích, đứt xích |
|
17 |
Thiết bị chống kẹt vật lạ giữa tấm chắn dưới và mặt bên bậc thang, băng tải |
|
18 |
Thiết bị chống đảo pha, mất pha |
|
19 |
Thiết bị dừng khi đứt tay vịn, hoặc gãy bậc thang |
|
20 |
Thiết bị tự động dừng và khởi động thang (nếu có) |
|
20 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... Kiểm định viên |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử (Tấn) |
Kết luận |
1. Thử tải tĩnh |
|
|
- Kết cấu kim loại, các bộ phận, chi tiết, bậc thang, sàn băng tải |
|
|
- Phanh |
|
|
2. Thử tải động theo mục 4.2.4.2 ; 4.2.5 ; 4.2.7 TCVN 6906:2001 |
|
|
- Quãng đường phanh chính |
|
|
- Quãng đường phanh phụ |
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.34
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT VẬN THĂNG CHỞ HÀNG CÓ NGƯỜI ĐI KÈM
QTKĐ: 06-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT VẬN THĂNG CHỞ HÀNG CÓ NGƯỜI ĐI KÈM
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với vận thăng chở hàng có người đi kèm (sau đây gọi tắt là thiết bị) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thiết bị trên phương tiện thủy.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;
- USAS A10.5-1969, Safety Requirements for Material Hoists;
- GB/T 10054-2005, Builder’s hoist - Thang máy xây dựng.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Vận thăng chở hàng có người đi kèm:
Là thiết bị nâng chuyên dùng để vận chuyển người và hàng hóa theo phương thẳng đứng. Cấu tạo gồm có cabin (lồng nâng) di chuyển theo dẫn hướng thẳng đứng là thân tháp qua bộ truyền bánh răng - thanh răng (có thể có hoặc không có đối trọng).
3.2. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.3. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.4. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;
- Sau khi tháo rời thiết bị chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải bao gồm:
+ Phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; nơi chế tạo; tải trọng làm việc, loại dẫn động, điều khiển, tốc độ, các kích thước chính và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, động cơ…).
+ Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố.
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;
+ Các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, điện trở cách điện động cơ.
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: bao gồm các công việc sau đây:
- Ngắt toàn bộ nguồn điện cấp vào thiết bị.
- Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ kỹ thuật.
- Vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, khoảng cách an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
- Kiểm tra liên kết giữa thân tháp và móng: phải được lắp đầy đủ các bu lông liên kết với phần móng của thiết bị (theo hướng dẫn của nhà chế tạo), phải có biện pháp chống bu lông tự nới lỏng; các mối hàn liên kết giữa thân tháp và đế (nếu có) phải đảm bảo tính nguyên vẹn, không bị nứt, bong tróc.
- Giảm chấn cabin phải được lắp đầy đủ, chắc chắn (theo đúng hồ sơ kỹ thuật).
- Vòng rào bao che thiết bị: phải cao tối thiếu 1,8 m trở lên và được lắp đặt chắc chắn với mặt nền, có cửa ra vào, cửa này phải có chốt khóa (khóa liên động loại điện - cơ) nhằm ngăn ngừa trường hợp cửa mở mà thiết bị vẫn hoạt động.
- Các cửa tầng: phải có đầy đủ sàn đỗ, cửa bao che hoặc thanh chắn và lan can ở vùng cửa tầng, được đánh số tầng. Cửa tầng phải được mở về phía trong công trình, việc mở cửa này chỉ được thực hiện từ phía cabin của thiết bị. Các lan can bảo hiểm vùng lân cận cửa tầng phải có chiều cao tối thiểu 1,15 m.
- Thân tháp: lắp đặt phải đúng theo hồ sơ kỹ thuật, các khung gông neo thân tháp chỉ được phép liên kết vào kết cấu chịu lực của công trình (sàn tầng, đà, cột, tường bê tông) không cho phép liên kết vào tường gạch, vách gạch. Thân tháp trên cùng phải được lắp gông neo và phải có thiết bị hạn chế hành trình cabin cả về điện và cơ khí . Nếu các khung gông neo thân tháp phải kéo dài hơn so với thiết kế ban đầu của nhà chế tạo thì phải có tính toán cụ thể và được phê duyệt của Đăng kiểm.
- Kiểm tra cabin (lồng nâng):
+ Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị trong cabin (tủ điện, máy dẫn động, vị trí điều khiển, phanh chống rơi);
+ Cửa cabin phải đảm bảo đóng mở nhẹ nhàng, có khóa liên động cơ điện;
+ Nóc cabin phải có lan can bảo hiểm chiều cao tối thiểu 1,15 m;
+ Bộ phận truyền chuyển động cho cabin: Kiểm tra kỹ thuật của các bánh răng - thanh răng; tình trạng bôi trơn;
- Bộ phòng rơi: phải được lắp đặt chắc chắn vào cabin và ở trạng thái sẵn sàng thử nghiệm, kiểm tra trạng thái tiếp điểm an toàn.
- Đối với loại sử dụng đối trọng: Khối lượng phải đầy đủ, hệ thống kẹp chặt đối trọng phải đảm bảo an toàn (Mục 3 TCVN 5206-1990).
- Đối trọng phải có bộ dẫn hướng và thiết bị che chắn đường làm việc của nó (Mục 6 TCVN 5206:1990).
- Bộ phận nối đất bảo vệ: Kết quả đo điện trở nối đất của thiết bị không được quá 4,0 Ω
- Kiểm tra hệ thống chống sét của thiết bị: giá trị đo không lớn hơn 10 Ω.
- Độ cách điện giữa mạch động lực và thiết bị: kết quả đo không dưới 0,5 M Ω (điện áp thử 500V).
- Các thiết bị an toàn (các hạn vị của thiết bị phải đầy đủ, bộ phòng rơi lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật).
- Các phanh, động cơ điện, hệ thống thủy lực của dẫn động thủy lực (nếu cụm truyền động cho cabin là truyền động thủy lực).
- Kết cấu kim loại của thiết bị: kiểm tra các kết cấu kim loại chịu lực của thiết bị (đánh giá theo phụ lục A.6 trong QCVN 22:2018/BGTVT).
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị đầy đủ,đồng bộ, lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật, hay hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu của mục 7.1.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:
- Cho thiết bị hoạt động lên, xuống 03 lần.
- Thực hiện kiểm tra trên nóc cabin: cho cabin di chuyển từ trên xuống, tiến hành kiểm tra hoạt động cụm truyền động, công tắc an toàn, thân tháp, gông neo, tình trạng làm việc của bánh răng - thanh răng, đo tốc độ cabin.
- Đối với loại thiết bị dùng mô tơ thủy lực việc thử thiết bị thủy lực về an toàn phải tuân theo TCVN 5179:1990.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số, tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu của mục 7.2.
7.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Cabin dừng ở vị trí thấp nhất, đáy cabin cách đỉnh giảm chấn tối đa 1,0 m, tải trọng thử được xếp đều trên mặt sàn.
Thời gian thử: 10 phút
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút thử tải, cabin không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
7.3.2. Thử tải động:
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Tải trọng thử được xếp đều trên mặt sàn.
- Di chuyển cabin lên xuống tối thiểu 3 lần, kết hợp phanh đột ngột thiết bị phải đảm bảo hoạt động ổn định và không có hiện tượng bất thường xẩy ra.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
7.3.3. Thử phanh phòng rơi của thiết bị:
- Tải thử: 100% SWL (tải trọng làm việc an toàn). Tải trọng thử được xếp đều trên mặt sàn.
- Người vận hành thao tác đưa cabin lên cao từ 4,0 m đến 6,0 m (tùy theo tốc độ di chuyển) và dùng thiết bị điều khiển chuyên dụng để tiến hành thử bộ phòng rơi.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi bộ phòng rơi làm việc giữ được cabin trên thân tháp.
7.3.4. Thiết bị bảo vệ quá tải:
Chất tải 100% SWL vào sàn cabin tại điểm dừng dưới cùng. Thiết bị bảo vệ quá tải phải hoạt động khi chất thêm không quá 10% SWL vào sàn cabin.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi 1:2018 QCVN 22: 2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG CHỞ HÀNG CÓ NGƯỜI ĐI CÙ
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ, thân tháp, cabin |
|
2 |
Cụm truyền động: động cơ - phanh - hộp số - bánh răng |
|
3 |
Thanh răng |
|
4 |
Neo giằng |
|
5 6 7 |
Thiết bị hạn chế hành trình cabin Cơ cấu lắp dựng Phanh phòng rơi |
|
8 |
Thiết bị cảnh báo còi/chuông |
|
9 |
Tiếp đất |
|
10 |
Chống sét |
|
11 |
Hàng rào an toàn |
|
12 13 |
Hệ thống điều khiển Hệ thống báo hiệu dừng tầng |
|
14 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
…… ngày..... tháng...... năm.... Kiểm định viên |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử tĩnh (Tấn) |
Tải trọng thử động (Tấn) |
Kết luận |
- Kết cấu kim loại chịu lực |
|
|
|
- Cụm truyền động (động cơ, phanh, hộp số, bánh răng) |
|
|
|
- Phanh chống rơi |
|
|
|
- Thiết bị bảo vệ quá tải |
|
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.35
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT VẬN THĂNG CHỞ HÀNG
QTKĐ: 07-2018/BGTVT
HÀ NỘI - 2018
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
KỸ THUẬT VẬN THĂNG CHỞ HÀNG
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật này áp dụng để kiểm định lần đầu, chu kỳ và bất thường đối với vận thăng chở hàng (sau đây gọi tắt là thiết bị) thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho thiết bị trên phương tiện thủy.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nêu tại Mục 1.1 của quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung;
- TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung;
- TCXDVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thủy lực về an toàn;
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Vận thăng chở hàng:
Là thiết bị nâng chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa theo phương thẳng đứng hoặc phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 150.
3.2. Kiểm định lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.3. Kiểm định chu kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
3.4. Kiểm định bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi hoán cải, phục hồi, sửa chữa có ảnh hưởng tới tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;
- Sau khi tháo rời thiết bị chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định và các giấy chứng nhận liên quan;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
5.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
5.2. Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
5.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết trong điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
5.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
6. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
6.1. Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định.
6.2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kiểm định:
Căn cứ vào các dạng kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
6.2.1. Đối với thiết bị kiểm định lần đầu:
6.2.1.1 Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT hoặc giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong trường hợp chuyển đổi tổ chức kiểm định thiết bị.
6.2.1.2 Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị được tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân lập đối với những thiết bị đang sử dụng không có các giấy chứng nhận theo quy định tại 6.2.1.1.
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải bao gồm:
+ Phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; nơi chế tạo; tải trọng làm việc, loại dẫn động, điều khiển, tốc độ, các kích thước chính và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, động cơ…).
+ Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố.
- Hồ sơ lắp đặt:
+ Hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;
+ Các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, điện trở cách điện động cơ.
6.2.2. Đối với thiết bị kiểm định chu kỳ:
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng: các kết quả kiểm tra điện trở nối đất bảo vệ, vận hành, bảo dưỡng; Các biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
6.2.3. Đối với thiết bị kiểm định bất thường:
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT và Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sản xuất, hoán cải theo mẫu tại Phụ lục VII Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT, nếu thiết bị có hoán cải, phục hồi, sửa chữa.
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và Biên bản kiểm định thiết bị của lần kiểm định trước.
6.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
6.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
7.1. Kiểm tra bên ngoài:
- Ngắt toàn bộ nguồn điện cấp vào vận thăng.
- Kiểm tra tính đồng bộ, đầy đủ, sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ kỹ thuật.
- Vị trí lắp đặt thiết bị, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, khoảng cách an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định.
- Kiểm tra liên kết giữa thân tháp và móng: phải được lắp đầy đủ các bu lông liên kết với phần móng của thiết bị (theo hướng dẫn của nhà chế tạo), phải có biện pháp chống bu lông tự nới lỏng; các mối hàn liên kết giữa thân tháp và đế (nếu có) phải đảm bảo tính nguyên vẹn, không bị nứt, bong tróc.
- Giảm chấn phải được lắp đầy đủ, chắc chắn (theo đúng hồ sơ kỹ thuật).
- Vòng rào bao che thiết bị: phải có chiều cao đảm bảo an toàn và được lắp đặt chắc chắn với mặt nền, có cửa ra vào. Cửa này phải có chốt khóa cơ và tiếp điểm điện an toàn.
- Các cửa tầng: phải có đầy đủ sàn đỗ, cửa bao che hoặc thanh chắn và lan can ở vùng cửa tầng. Cửa tầng phải được mở về phía trong công trình. Cửa này phải có chốt khóa cơ và tiếp điểm điện an toàn.
- Thân tháp: lắp đặt phải đúng theo hồ sơ kỹ thuật, các khung gông neo thân tháp chỉ được phép liên kết vào kết cấu chịu lực của công trình (sàn tầng, đà, cột, tường bê tông) không cho phép liên kết vào tường gạch, vách gạch. Thân tháp trên cùng phải được lắp gông neo và phải có thiết bị hạn chế hành trình về điện. Nếu các khung gông neo thân tháp phải kéo dài hơn so với thiết kế ban đầu của nhà chế tạo thì phải có tính toán cụ thể và được phê duyệt của Đăng kiểm.
- Kiểm tra động cơ, hộp giảm tốc, tang cáp, phanh điện, khớp nối....
- Móc và các chi tiết của ổ móc (Phụ lục A.13 trong QCVN 22:2018/BGTVT);
- Cáp và các bộ phận cố định cáp (Đáp ứng yêu cầu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục A.10, A.22 trong QCVN 22:2018/BGTVT);
- Puly, trục và các chi tiết cố định trục puly (Phụ lục A.24, A.25, A.27, A.28 trong QCVN 22:2018/BGTVT);
- Bộ hãm an toàn: Phải được lắp đặt theo đúng thiết kế và ở trạng thái sẵn sàng kiểm định.
- Đối với loại sử dụng đối trọng: Khối lượng phải đầy đủ, hệ thống treo đối trọng phải đảm bảo an toàn (Mục 3 TCVN 5206-90).
Đối trọng phải có bộ dẫn hướng và thiết bị che chắn vùng làm việc của nó (Mục 6 TCVN 5206: 90).
- Bộ phận nối đất bảo vệ: Kết quả đo điện trở nối đất của vận thăng không được quá 4 Ω
- Kiểm tra nối đất chống sét của thiết bị (đối với thiết bị lắp ngoài trời): giá trị đo không lớn hơn 10 Ω.
- Kiểm tra kết quả đo điện trở cách điện mạch động lực và thiết bị.
- Các thiết bị an toàn khác phải đầy đủ, lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 7.1.
7.2. Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:
7.2.1. Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị, bao gồm: các cơ cấu và thiết bị điện, các thiết bị an toàn, phanh cơ cấu nâng, bộ hãm an toàn và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu, âm hiệu.
7.2.2 Thử hoạt động không tải được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được vận hành đúng tính năng thiết kế, không phát hiện các hiện tượng bất thường và đáp ứng các yêu cầu tại mục 7.2.
7.3. Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:
7.3.1. Thử tải tĩnh:
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Tại vị trí bàn nâng thấp nhất, nâng bàn nâng đến độ cao từ 100mm - 200mm, chất tải phân bố đều trên bàn nâng và giữ bàn nâng tại độ cao này.
- Thời gian giữ bàn nâng: 10 phút.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút thử tải, bàn nâng không trôi; các cơ cấu, bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc hư hỏng.
7.3.2. Thử tải động:
- Tải trọng thử tuân theo quy định tại bảng III.1 trong QCVN 22:2018/BGTVT.
- Tại vị trí bàn nâng thấp nhất, chất tải phân bố đều trên bàn nâng rồi nâng bàn nâng lên; hạ bàn nâng xuống ít nhất 03 chu kỳ. Trong quá trình hạ bàn nâng xuống kết hợp phanh đột ngột để kiểm tra hiệu quả phanh của thiết bị.
Đánh giá: kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải bàn nâng không trôi; các cơ cấu, bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc hư hỏng.
7.3.2. Thử bộ hãm an toàn của thiết bị
- Tải thử: 100% SWL
- Tại vị trí bàn nâng thấp nhất, chất tải phân bố đều trên bàn nâng rồi nâng bàn nâng lên độ cao từ 2m đến 4m (tùy theo từng loại thiết bị). Dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để tác động bộ hãm an toàn và thử hiệu quả của bộ hãm an toàn.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình thử tải bộ hãm an toàn giữ được bàn nâng không trôi; các cơ cấu, bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc hư hỏng.
8. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
8.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục quy trình này.
8.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
8.3. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
8.4. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
8.4.1. Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị với thời hạn theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT.
8.4.2. Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở phải khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; nếu cơ sở không khắc phục các kiến nghị thì gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
9. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
9.1. Thời hạn kiểm định chu kỳ thiết bị tuân theo quy định tại 3.3.2.2 Sửa đổi 1: 2018 QCVN 22:2010/BGTVT.
9.2. Trường hợp cơ sở yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của cơ sở.
9.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH VẬN THĂNG CHỞ HÀNG
Loại hình kiểm định: |
Ngày kiểm định: |
Địa điểm kiểm định: |
|
Tên thiết bị: |
Số quản lý: |
Nhãn hiệu, mã hiệu thiết bị: |
Năm, nước sản xuất: |
Nơi lắp đặt: |
Số chế tạo: |
Chủ sở hữu: |
|
Địa chỉ: |
|
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết luận |
1 2 |
Kết cấu kim loại: dầm, khung, bệ, thân tháp, bàn nâng Cửa ra vào bàn nâng |
|
3 |
Cụm truyền động: động cơ - phanh - hộp giảm tốc - tang |
|
4 5 6 7 |
Cáp/xích nâng Puly Cụm treo bàn nâng, đối trọng Đối trọng |
|
8 |
Neo giằng |
|
9 10 11 |
Thiết bị hạn chế hành trình bàn nâng Cơ cấu lắp dựng Bộ hãm an toàn |
|
12 |
Thiết bị cảnh báo còi/chuông |
|
13 |
Tiếp đất |
|
14 |
Chống sét |
|
15 |
Hàng rào an toàn |
|
16 17 |
Hệ thống điều khiển Hệ thống báo hiệu dừng tầng |
|
18 |
Thử tải thiết bị |
|
Thiết bị đã được kiểm tra, thử phù hợp với Tiêu chuẩn/Quy chuẩn:
Kết luận:
Hạn kiểm định lần tới: Hạn kiểm định định kỳ:
Chủ sở hữu hoặc người đại diện |
……ngày..... tháng...... năm.... Kiểm định viên |
KIỂM TRA THỬ TẢI
Hạng mục thử |
Tải trọng thử tĩnh (Tấn) |
Tải trọng thử động (Tấn) |
Kết luận |
- Kết cấu kim loại chịu lực |
|
|
|
- Cụm truyền động (động cơ, phanh, hộp giảm tốc, tang) |
|
|
|
- Bộ hãm an toàn |
|
|
|
Ảnh thiết bị:
Phụ lục A.36
|
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM |
PSR |
Tôi là Đăng kiểm viên - Đăng kiểm Việt nam, theo yêu cầu của
ngày có mặt tại để thử và kiểm tra
Tên sản phẩm Số chế tạo
Năm, nơi chế tạo/cung cấp:
Công dụng/Nơi sử dụng
CÁC ĐẶC TÍNH CHÍNH, KẾT QUẢ THỬ VÀ KIỂM TRA
Sản phẩm đã được thử và kiểm tra phù hợp với Quy chuẩn, Tiêu chuẩn:
Kết luận
Được đóng dấu ấn chỉ và số kiểm tra có ký hiệu như sau:
|
Cấp tại Ngày |
Phụ lục A.37
|
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM |
CP |
Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận
Vietnam Register certifies that
Nơi chế tạo Số chế tạo
Place of Manufacture No of Manufacture
Công dụng
Purpose of use
Nơi sử dụng Ngày kiểm tra
Place of use Date of survey
CÁC ĐẶC TÍNH CHÍNH, KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ THỬ
PRINCIPAL PARTICULARS, RESULTS OF TESTING AND EXAMINATION
đã được thử và kiểm tra phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn(*)
was tested and surveyed according to the Standards, Rules
được đóng dấu ấn chỉ và số kiểm tra có ký hiệu như sau:
for identification inspection mark and test number were stamped as follows:
Cấp tại Ngày
Issued at Date
|
ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 102:2018/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT NỒI HƠI LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Safe Work of Boiler on Offshore installation
HÀ NỘI - 2018
Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển, QCVN 102:2018/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2019.
Mục lục
Phần 1 QUY ĐỊNH CHUNG 68
1.1. Phạm vi điều chỉnh 68
1.2. Đối tượng áp dụng 68
1.3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ 68
Chương 1. Vật liệu và hàn
1. Quy định chung
2. Vật liệu
3. Hàn
Chương 2. Yêu cầu về thiết kế
1. Quy định chung
2. Các bản vẽ và tài liệu trình thẩm định
Chương 3 Yêu cầu về kết cấu
1. Quy định chung
2. Thân hình trụ bao hơi, bao nước, ống góp, nồi hơi
3. Đáy
4. Mặt sàng ống
5. Hàn ống với thân hình trụ, với đáy
6. Ống lò ống lửa
7. Các lỗ chui người, lỗ chui đầu và lỗ thò tay
8. Mức nước
9. Nắp phòng nổ
10. Bộ hâm nước
11. Bộ quá nhiệt, tái quá nhiệt
12. Dàn ống sinh hơi
13. Thiết bị đo kiểm và an toàn
14. Thiết bị cấp nước cho nồi hơi
15. Yêu cầu về chất lượng nước cấp - nước ở bên trong nồi hơi
Chương 4. Tính độ bền các bộ phận chịu áp lực
1. Xác định nhiệt độ tính toán
2. Xác định ứng suất cho phép
3. Tính độ bền thân hình trụ, bao hơi, bao nước, ống góp, thân nồi hơi
4. Tính độ bền đáy
5. Tính độ bền các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi ống lò ống lửa như hợp lửa
6. Tính độ bền của ống
7. Tính gia cường lỗ khoét trên thân hình trụ, đáy
Chương 5. Các yêu cầu về chế tạo, thử nghiệm và lắp đặt
1. Quy trình công nghệ chế tạo
2. Giám sát chế tạo và thử nghiệm
3. Yêu cầu về lắp đặt
Chương 6. Yêu cầu về kiểm định, kiểm tra trong khai thác, sửa chữa và hoán cải
1. Quy định chung
2. Kiểm tra nhập khẩu
3. Kiểm tra trên cơ sở đánh giá rủi ro (RBI)
4. Kiểm tra trên cơ sở thời gian
5. Ghi, phân tích và đánh giá dữ liệu kiểm tra
6. Sửa chữa, hoán cải và đánh giá lại nồi hơi
Phần 3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Phần 4 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Phần 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT NỒI HƠI LẮP ĐẶT TRÊN
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Safe Work of Boiler
on Offshore Installation
Phần 1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về an toàn lao động và các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận đối với các nồi hơi có áp suất làm việc định mức của hơi cao hơn 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC được lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí trên biển.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các nồi hơi có áp suất lớn hơn 0,7 bar nhưng dung tích không lớn hơn 25 lít, và tích số giữa dung tích (l) với áp suất (bar) không lớn hơn 200.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận thử nghiệm các nồi hơi nêu tại 1.1 được lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí trên biển.
1.3. Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
1.3.1. Tài liệu viện dẫn
1.3.1.1. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
1.3.1.2. Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
1.3.1.3. ASME boiler and pressure vessel code (ASME BPVC) - Bộ luật về nồi hơi và và bình chịu áp lực của Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là bộ luật), các phần chính:
- ASME BPVC Section I: Các nguyên tắc chế tạo nồi hơi điện (Rules for construction of power boilers);
- ASME BPVC Section II: Vật liệu (Materials);
- ASME BPVC Section IV: Các nguyên tắc chế tạo nồi hơi nhiệt (Rules for construction of heating boilers);
- ASME BPVC Section V: Kiểm tra không phá hủy (Nondestructive examination);
- ASME BPVC Section VI: Các nguyên tắc khuyến nghị áp dụng cho việc bảo dưỡng, vận hành nồi hơi nhiệt (Recommended rules for the care and operation of heating boilers);
- ASME BPVC Section VII: Các hướng dẫn khuyến nghị áp dụng cho việc bảo dưỡng nồi hơi điện (Recommended guidelines for the care of power boilers).
1.3.1.4. API 510 - Bộ luật về kiểm tra nồi hơi trong khai thác, đánh giá, sửa chữa và hoán cải (Pressure vessel inspection code: in-service inspection, rating, repair and alteration)
1.3.1.5. API 581 - Ấn phẩm API 581 tài liệu cơ bản cho kiểm tra trên cơ sở rủi ro (Publication for base resource document - risk-based inspection).
1.3.1.6. TCVN 7704:2007 - Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
1.3.1.7. QCVN 48:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển.
1.3.1.8. QCVN 49:2017/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn cố định trên biển.
1.3.1.9. QCVN 70:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa nổi.
1.3.1.10. QCVN 21:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
1.3.1.11. TCVN 7229:2003 - Công trình biển cố định - quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn.
1.3.1.12. TCVN 6008:2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
1.3.2. Giải thích từ ngữ
1.3.2.1. Nồi hơi (boiler) là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước bằng nguồn nhiệt do đốt cháy nhiên liệu hữu cơ hoặc do nhiệt của các khí xả. Nồi hơi gồm nhiều bộ phận chịu áp lực khác nhau theo trạng thái vật lý của nước hay của hơi nước nhưng có liên hệ với nhau để tạo ra hơi nước, chúng bao gồm gồm phần sinh hơi, bầu hâm nóng, bộ quá nhiệt bộ tiết kiệm khí xả và các thiết bị tương đương khác.
1.3.2.2. Phần sinh hơi là các bộ phận của nồi hơi mà ở đây nước được bốc hơi. Sự chuyển động của hỗn hợp hơi nước trong phần sinh hơi có thể là sự chuyển động tuần hoàn tự nhiên hay có trợ lực hoặc là sự chuyển động cưỡng bước.
1.3.2.3. Bộ tiết kiệm khí thải (Exhaust gas economizer) là thiết bị tạo ra hơi nước hay nước nóng chỉ nhờ dùng nhiệt của khí thải của động cơ điêzen, không có buồng chứa hơi nước hoặc bình ngưng.
1.3.2.4. Bộ tiết kiệm (Economizer) là một bộ phận của nồi hơi sử dụng nhiệt của khói nồi hơi, để gia nhiệt cho nước cấp vào nồi hơi. Bộ hâm nước có thể làm việc ở trạng thái sôi (đã có sinh hơi), hoặc chưa sôi. Bộ hâm nước gọi là "không ngắt được" khi nó được nối với phần sinh hơi không qua van khóa và gọi là "ngắt được" khi có van khóa trên đường nối này.
1.3.2.5. Bộ quá nhiệt (Superheater) là một bộ phận của nồi hơi để quá nhiệt hơi bão hòa. Bộ quá nhiệt có thể có nhiều cấp tùy theo yêu cầu sử dụng nhiệt độ của hơi.
1.3.2.6. Bộ tái quá nhiệt (Re - Superheater) là một bộ phận của nồi hơi để gia nhiệt hơi quá nhiệt đã qua sử dụng.
1.3.2.7. Một bộ phận của nồi hơi (A part of boiler) là bộ phận của nồi hơi có thể gồm nhiều phần tử chịu áp lực: ống góp, bao hơi, bao nước, ống tiếp nhiệt, ống dẫn trong phạm vi nồi hơi.
1.3.2.8. Nồi hơi ống nước (Water - tube boiler) là nồi hơi trong đó nước và hơi đi trong ống còn nguồn đốt nóng ở ngoài ống.
1.3.2.9. Nồi hơi ống lò - ống lửa (Fire - tube boilers) là nồi hơi trong đó nước và hơi bao quanh bên ngoài ống còn nguồn đốt nóng ở bên trong ống. Ống làm nhiệm vụ buồng đốt nhiên liệu gọi là ống lò; ống dẫn khói để đốt nóng gọi là ống lửa. Buồng đốt có thể có dạng là hộp lửa
1.3.2.10. Nồi hơi tuần hoàn tự nhiên (Natural circulation boiler) là nồi hơi trong đó sự chuyển động tuần hoàn của nước và hỗn hợp hơi nước được tạo nên bởi sự chênh lệch trọng lượng cột nước giữa phần đi lên và phần đi xuống của vòng tuần hoàn
1.3.2.11. Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức hoặc có trợ lực (Forced or assisted circulation boiler) là nồi hơi ống nước trong đó sự chuyển động tuần hoàn của nước và hỗn hợp hơi nước được thực hiện nhờ tác động hoàn toàn hoặc một phần của bơm đẩy
1.3.2.12. Nồi hơi trực lưu là nồi hơi ống nước mà sự chuyển động của nước và hơi nước là chuyển động một chiều, được tạo ra bởi giáng áp giữa đầu vào nồi hơi là nước cấp và đầu ra nồi hơi là hơi. Giáng áp tạo ra bởi bơm.
1.3.2.13. Áp suất làm việc định mức (Norminal working perssure) là áp suất lớn nhất mà nồi hơi được phép làm việc lâu dài:
- Đối với nồi hơi chỉ sản xuất hơi bão hòa là áp suất hơi ra khỏi nồi hơi;
- Đối với nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt là áp suất hơi ra khỏi bộ quá nhiệt
1.3.2.14. Áp suất thiết kế (Design pressure) là áp suất làm việc lớn nhất cho phép:
1) Tại bao hơi đối với nồi hơi tuần hoàn tự nhiên hoặc có trợ lực;
2) Tại đầu ra cuối cùng của bộ quá nhiệt đối với nồi hơi trực lưu (trừ khi ở đây có đặt van khóa trung gian);
3) Tại đầu ra bộ tái quá nhiệt, bộ quá nhiệt được đốt độc lập, bộ hâm nước "ngắt được".
1.3.2.15. Áp suất tính toán (Calculation pressure) là áp suất thiết kế có tính đến chênh lệch áp suất và áp suất thủy tĩnh ứng với chế độ làm việc khắc nghiệt nhất; hoặc là áp suất mở của van an toàn đặt ở giá trị cao nhất trên bộ quá nhiệt hoặc trên đường ra của bộ tái quá nhiệt để bù cho sự giảm áp suất tương ứng với điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất.
1.3.2.16. Nhiệt độ thiết kế (Design temperature) là nhiệt độ thành kim loại làm căn cứ để lựa chọn độ bền thiết kế và xác định các kích thước của các bộ phận nồi hơi (xem Phụ lục B).
1.3.2.17. Chiều dày định mức của vật liệu (Nominal thickness) là chiều dày danh định của vật liệu.
1.3.2.18. Chiều dày thực (Actual thickness) là chiều dày của vật liệu chế tạo bộ phận chịu áp lực, được tính bằng chiều dầy định mức trừ (hoặc cộng) dung sai chế tạo.
1.3.2.19. Tuổi thọ thiết kế (design lifetime) là tuổi thọ được biểu thị bằng số giờ vận hành cho phép đối với các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi trong điều kiện làm việc của nồi hơi.
1.3.2.20. Công suất của nồi hơi (Boiler rate) là sản lượng hơi sinh ra trong một đơn vị thời gian, được đo bằng kg/h, tấn/h, kg/s hoặc tính theo đơn vị năng lượng (Watt, kW, MW), tương ứng với thông số hơi của nồi hơi.
1.3.2.21. Các ký hiệu và đơn vị
p - áp suất tác dụng, MPa;
σcp - ứng suất cho phép của kim loại, MPa;
σB20, σC20 - giới hạn bền kéo và giới hạn chảy ở nhiệt độ thí nghiệm trong phòng, MPa;
Dt, Dn - đường kính trong, ngoài của thân hình trụ, mm;
d, dmax, dmin - đường kính lỗ khoét (hình tròn), đường kính lớn, đường kính bé của lỗ hình elíp, mm;
S - chiều dày, mm;
jh, jl - hệ số làm yếu do hàn, do khoan lỗ;
td, tng, tch - bước dọc, ngang, chéo các dẫy lỗ khoan;
ttt, tmc - nhiệt độ tính toán, nhiệt độ môi chất, 0C;
C - hệ số hiệu chỉnh về chiều dày tấm thép do sai số chế tạo tấm
1.3.2.22. Hoán cải (Alteration) là thay đổi ở bất kỳ bộ phận nào làm cho thiết kế bị ảnh hưởng tới khả năng chịu áp lực của nồi hơi nằm ngoài khoảng giá trị được mô tả trong các báo cáo thông số hiện có.
1.3.2.23. Các vị trí kiểm soát trạng thái (Condition monitoring locations - CMLs) là các vị trí chỉ định trên nồi hơi, nơi mà các cuộc kiểm tra chu kỳ được thực hiện để đánh giá trực tiếp trạng thái của nồi hơi. CMLs có thể có một hoặc nhiều điểm kiểm tra và sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra căn cứ vào việc hư hỏng bộ phận được dự đoán trước để phát hiện ra hư hỏng ở xác suất cao nhất.
1.3.2.24. Hàn đắp có kiểm soát (Controlled-deposition welding - CDW): bất kỳ phương pháp hàn nào được sử dụng để đạt việc làm mịn hạt được kiểm soát và gia nhiệt bên dưới vùng ảnh hưởng nhiệt ở vật liệu cơ bản. Có nhiều phương pháp, ví dụ như gia nhiệt đường hàn (gia nhiệt lớp bên dưới đường hàn hiện tại sẽ ngưng đọng) và bao gồm nửa đường hàn (yêu cầu loại bỏ ½ lớp đầu). Xem 6.1.6-4(3).
1.3.2.25. Ăn mòn cho phép (Corrosion allowance) là chiều dày vật liệu bổ sung để cho phép kim loại hao hụt do thời gian khai thác của nồi hơi.
1.3.2.26. Tốc độ ăn mòn (Corrosion rate) là tốc độ hao hụt kim loại do xâm thực, xâm thực/ăn mòn, hoặc do phản ứng hóa học với môi trường bên trong và/hoặc bên ngoài nồi hơi.
1.3.2.27. Chuyên gia về ăn mòn (Corrosion specialist) là người của chủ thiết bị hoặc được chủ thiết bị thuê, có hiểu biết và kinh nghiệm trong ăn mòn hư hỏng cơ học, luyện kim, lựa chọn vật liệu và các phương pháp kiểm soát ăn mòn.
1.3.2.28. Ăn mòn dưới lớp bọc (Corrosion under insulation - CUI) là tất cả các dạng CUI bao gồm ăn mòn ứng suất nứt và ăn mòn bên dưới lớp cách nhiệt.
1.3.2.29. Hư hỏng cơ học (Damage mechanism) là bất kỳ loại hư hỏng nào bắt gặp trong công nghiệp hóa học và tinh chế mà có khẳ năng gây ra nứt/khuyết tật ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của nồi hơi (ví dụ như ăn mòn, nứt, xâm thực, lõm, và các hư hỏng cơ học, vật lý khác, hoặc các tác động hóa học).
1.3.2.30. Khuyết tật (Defect) là hư hỏng về hình dáng kích thước vượt quá tiêu chuẩn cho phép và do đó có thể loại bỏ.
1.3.2.31. Hồ sơ nồi hơi (Profile of boiler) là các tài liệu bao gồm: kiểu nồi hơi; Mô tả thiết kế nồi hơi; Phụ kiện và lắp đặt nồi hơi; nhiên liệu dùng cho nồi hơi; Vận hành, bảo dưỡng, hoán cải, đánh giá lại và các hoạt động thử áp lực, đánh giá phù hợp (FFS); Đào tạo nhân lực; Kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra; NDT; Các quy trình để thực hiện các hoạt động đó, hoặc bất kỳ thông tin thích hợp khác để duy trì tính toàn vẹn và đảm bảo của nồi hơi.
1.3.2.32. Điểm kiểm tra (Examination point) là điểm ghi, điểm đo đạc hoặc điểm thử nghiệm (điểm thử nghiệm là thuật ngữ không sử dụng thay thế cho thử nghiệm cơ học hoặc vật lý. Ví dụ như thử độ bền kéo hoặc thử áp lực).
Một vùng trong phạm vi CML được xác định bởi vòng tròn có đường kính không lớn hơn 75 mm đối với các nồi hơi. CMLs có thể bao gồm nhiều điểm kiểm tra, ví dụ như một vòi của nồi hơi có thể là 1 CML và có nhiều điểm kiểm tra (ví dụ một điểm kiểm tra trong tất cả 4 góc phần tư của CML trên vòi nồi hơi).
1.3.2.33. Kiểm tra bên ngoài (External inspection) là kiểm tra bằng mắt được thực hiện từ bên ngoài của nồi hơi để phát hiện các tình trạng mà có thể tác động tới khả năng duy trì tính toàn vẹn hoặc tình trạng của nồi hơi, bao gồm tính toàn vẹn của các kết cấu nâng đỡ (ví dụ như thang, bệ và kết cấu trợ giúp). Kiểm tra bên ngoài có thể được thực hiện khi nồi hơi đang hoặc ngừng hoạt động và có thể thực hiện đồng thời với kiểm tra hoạt động.
1.3.2.34. Kiểm tra bên trong (Internal inspection) là một cuộc kiểm tra được thực hiện từ bên trong nồi hơi bằng mắt thường và/hoặc các phương pháp NDT.
1.3.2.35. Đánh giá phù hợp cho hoạt động (Fitness for Service - FFS) là phương pháp mà các khuyết tật và hư hỏng khác hoặc các điều kiện hoạt động trong phạm vi nồi hơi được đánh giá để xác định tính toàn vẹn của nồi hơi cho tiếp tục hoạt động.
1.3.2.36. Ăn mòn tổng thể (General corrosion) là ăn mòn nhiều hay ít phân bố đều trên bề mặt kim loại.
1.3.2.37. Ăn mòn cục bộ (Location corrosion) là ăn mòn xảy ra trong vùng giới hạn hoặc vùng riêng biệt trên bề mặt kim loại của nồi hơi.
1.3.2.38. Vùng ảnh hưởng nhiệt (Heat-affected zone) là phần vật liệu cơ bản có các đặc tính cơ học hoặc cấu trúc vi mô bị thay đổi bởi nhiệt của đường hàn hoặc nhiệt khi cắt.
1.3.2.39. Trong khai thác (In service) là giai đoạn nồi hơi đã được đưa vào hoạt động, đối ngược với giai đoạn chế tạo mới trước khi đưa vào khai thác. Nồi hơi không hoạt động do ngừng sản xuất vẫn được coi là nồi hơi đang khai thác.
1.3.2.40. Kiểm tra trong khai thác (in-service inspection) là tất cả các hoạt động kiểm tra liên quan tới nồi hơi khi nó được đưa vào khai thác nhưng trước khi hết thời hạn sử dụng.
1.3.2.41. Kế hoạch kiểm tra (Inspection plan) là kế hoạch xác định thời gian và phương pháp kiểm tra nồi hơi hoặc thiết bị giảm áp được kiểm tra, sửa chữa, và/hoặc bảo dưỡng.
1.3.2.42. Sửa chữa lớn (Major repair) là bất kỳ công việc nào không được coi là hoán cải để loại bỏ hoặc thay thế một phần chính của thân nồi hơi (ví dụ thay vỏ nồi hơi hoặc đỉnh, đáy nồi hơi). Nếu bất kỳ công việc phục hồi nào làm thay đổi nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ cho phép nhỏ nhất (MAT), hoặc áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP), công việc đó phải được xem là hoán cải và phải thỏa mãn các yêu cầu về đánh giá lại.
1.3.2.43. Áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP) là áp suất đo tối đa cho phép trên đỉnh của nồi hơi tại vị trí hoạt động ở nhiệt độ xác định. Áp suất này được dựa vào các tính toán sử dụng chiều dày nhỏ nhất (hoặc chiều dày trung nồi hơi của các lỗ rỗ) đối với toàn bộ phần tử tới hạn của nồi hơi, (ngoại trừ chiều dày dự trữ ăn mòn) và được hiệu chỉnh bởi áp lực cột áp tĩnh áp dụng và các tải không áp (gió, động đất…). MAWP có thể xem trong thiết kế ban đầu hoặc được đánh giá lại thông qua đánh giá FFS.
1.3.2.44. Nhiệt độ vật liệu thiết kế nhỏ nhất/nhiệt độ cho phép nhỏ nhất (MDMT/MAT) là nhiệt độ vật liệu cho phép nhỏ nhất đối với vật liệu cho trước có chiều dày xác định dựa vào khả năng chống nứt của nó. Trong trường hợp MAT, nó có thể là một nhiệt độ đơn, hoặc là một dải nhiệt độ làm việc cho phép tương tự như áp lực. Nhìn chung, nhiệt độ tối thiểu mà tại đó tải đáng kể có thể được áp dụng cho nồi hơi như xác định trong tiêu chuẩn chế tạo áp dụng (ví dụ như ASME Code, Section VIII, Div.1, mục UG-20 b). Nó cũng có thể đạt được thông qua đánh giá FFS.
1.3.2.45. Thành phần không chịu áp lực (Nonpressure boundary) là các bộ phận của nồi hơi không chịu áp công nghệ.
1.3.2.46. Trạng thái hoạt động (On-stream) là tình trạng mà nồi hơi không sẵn sàng cho đợt kiểm tra bên trong. Xem kiểm tra ở trạng thái hoạt động.
1.3.2.47. Kiểm tra ở trạng thái hoạt động (On-stream inspection) là một cuộc kiểm tra được thực hiện từ bên ngoài nồi hơi trong khi nồi hơi đang hoạt động sử dụng các quy trình NDT để xác định sự phù hợp của thân nồi hơi cho tiếp tục hoạt động.
1.3.2.48. Xử lý nhiệt sau hàn (Postweld heat treatment - PWHT) là xử lý bao gồm việc gia nhiệt toàn bộ kết cấu hàn hoặc nồi hơi tới nhiệt độ được đánh giá xác định sau khi hoàn thiện hàn để giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi của nhiệt khi hàn, ví như giảm ứng suất dư, giảm độ cứng, tính ổn định hóa học và/hoặc thay đổi đặc tính.
1.3.2.49. Thành phần chịu áp lực (Pressure boundary) là phần của nồi hơi gồm các bộ duy trì áp lực được kết nối hoặc lắp ráp vào mối ghép của nồi hơi, nồi hơi chứa chất lỏng (ví dụ thân, đỉnh, đáy và vòi nồi hơi nhưng không bao gồm các hạng mục như giá đỡ, kẹp, ống bọc... mà không chịu áp).
1.3.2.50. Thử áp lực (Pressure test) là thử nghiệm được thực hiện trên nồi hơi trong khai thác và trải qua hoán cải hoặc sửa chữa thân nồi hơi để xác định rằng tính toàn vẹn của các bộ phận nồi hơi vẫn thỏa mãn với bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. Thử áp lực có thể là thủy lực, khí hoặc là kết hợp cả hai.
1.3.2.51. Sửa chữa (Repair) là công việc cần thiết để phục hồi nồi hơi về trạng thái phù hợp để hoạt động an toàn ở các điều kiện thiết kế. Nếu bất kỳ công việc phục hồi nào làm thay đổi nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ vật liệu thiết kế nhỏ nhất (MDMT), hoặc MAWP, thì phải xem công việc đó là hoán cải và phải thỏa mãn các quy định về đánh giá lại. Bất kỳ hoạt động hàn, cắt hoặc mài trên các bộ phận chịu áp lực không được xem là hoán cải thì được coi là sửa chữa.
1.3.2.52. Chiều dày yêu cầu (Reuired thickness) là chiều dày tối thiểu, không bao gồm dự trữ ăn mòn, của từng bộ phận của nồi hơi dựa vào các tính toán của bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế phù hợp và ứng suất cho phép của bộ luật mà xem xét tới các tải áp lực, cơ học và kết cấu. Hoặc chiều dày yêu cầu có thể được đánh giá và thẩm định lại bằng phân tích FFS thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1.
1.3.2.53. Đánh giá lại (Rerating) là thay đổi giá trị nhiệt độ thiết kế, MDMT hoặc MAWP của nồi hơi. Nhiệt độ thiết kế và MAWP của nồi hơi có thể tăng hoặc giảm do đánh giá lại. Việc giảm dưới các điều kiện thiết kế ban đầu là cách thức để tăng lượng ăn mòn dự trữ bổ sung.
1.3.2.54. Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (Risk-based inspection - RBI) là đánh giá nguy cơ và quy trình quản lý mà xem xét tới cả khả năng và hậu quả hư hỏng do hư hại vật liệu và được nêu trong kế hoạch kiểm tra về mất khả năng chứa của nồi hơi chịu áp trong hệ thống công nghệ do hư hại vật liệu. Các nguy cơ này được quản lý chủ yếu qua kiểm tra để tác động tới khả năng hư hỏng nhưng cũng có thể được quản lý thông qua nhiều phương pháp khác để kiểm soát khả năng và hậu quả của hư hỏng.
1.3.2.55. Hoạt động giống hoặc tương tự (Same or similar service) là bố trí mà có 2 hoặc nhiều hơn nồi hơi được lắp đặt song song, có thể so sánh được, hoặc hoạt động đồng nhất và các điều kiện môi trường và công nghệ của chúng nhất quán qua vài năm dựa vào các quy định kiểm tra để đánh giá rằng các hư hỏng cơ học mức độ hư hỏng có thể so sánh được.
1.3.2.56. Sửa chữa tạm thời (Temporary repairs) là các sửa chữa nồi hơi để phục hồi tính toàn vẹn cần thiết để tiếp tục hoạt động an toàn cho tới khi các sửa chữa cố định được thực hiện.
1.3.2.57. Thử nghiệm (Testing) là thử áp lực bằng khí hoặc thủy lực hoặc kết hợp khí/thủy lực, hoặc là thử cơ học để xác định các dữ liệu như độ cứng, độ bền và độ dai va đập của vật liệu. Thử nghiệm không bao gồm các phương pháp kiểm tra không phá hủy như kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ (RT), kiểm tra bằng siêu âm (UT), kiểm tra bằng từ tính (MT), kiểm tra bằng thẩm thấu (PT).
1.3.2.58. Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.3.2.59. Cơ quan đăng kiểm là Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các tổ chức được công nhận.
1.3.3. Các từ viết tắt
ASME American society of mechanical engineers (Hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ)
BPVC Boiler and pressure vessel code (Bộ luật về nồi hơi và bình chịu áp lực)
API American petroleum institute (Viện dầu khí Hoa Kỳ)
CDW Control drawn welded (Hàn đắp có kiểm soát)
NDT Non destructive testing (Kiểm tra không phá hủy)
MAWP Maximum allowable working pressure (áp suất làm việc cho phép lớn nhất)
Phần 1 QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Chương 1. Vật liệu và hàn
1. Quy định chung
1.1. Vật liệu dùng để chế tạo, sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, kể cả vật liệu hàn, dây hàn phải có tính dẻo, đủ độ bền theo yêu cầu của thiết kế, có tính hàn tốt, bảo đảm làm việc bền vững ở những điều kiện vận hành quy định.
1.2. Thép dùng cho nồi hơi phải là thép có chất lượng cao, gồm các loại thép tấm, thép cán, thép rèn có thành phần hóa học các nguyên tố chính trong giới hạn như sau:
1.2.1. Cacbon không lớn hơn 0,23% (có thể dùng thép có thành phần cacbon đến 0,25% nhưng phải chú ý khi thiết kế công nghệ hàn);
1.2.2. Phốt pho không lớn hơn 0,04%;
1.2.3. Lưu huỳnh không lớn hơn 0,04%;
1.2.4. Cacbon + mangan/6 không lớn hơn 0,45%.
Thành phần hóa học các nguyên tố, tính chất của các loại thép dùng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi được tham khảo trong các tiêu chuẩn chất lượng thép viện dẫn (xem Phụ lục B).
1.3. Trong mọi trường hợp, kim loại dùng để sửa chữa một bộ phận chịu áp lực nào đó của nồi hơi phải có các đặc tính và tính bền tương đương đặc tính và tính bền của kim loại dùng để chế tạo ra bộ phận đó.
1.4. Chất lượng và chủng loại vật liệu dùng khi chế tạo, sửa chữa phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Khi có nghi vấn về chất lượng hoặc chủng loại vật liệu thì phải đem phân tích kiểm nghiệm lại và xác định các đặc tính công nghệ trước khi sử dụng.
1.5. Chủng loại, các đặc tính vật liệu và tiêu chuẩn của nơi sản xuất vật liệu phải được ghi rõ vào trong lý lịch nồi hơi.
2. Vật liệu
2.1. Giới hạn bền kéo tính toán nhỏ nhất của thép ở nhiệt độ làm việc không được lớn hơn 450 MPa, nhiệt độ tính toán không được lấy thấp hơn 2500C.
2.2. Thép đúc chỉ được sử dụng làm các van và phụ tùng.
2.3. Không dùng gang để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, trừ bộ hâm nước bằng gang nêu trong 10.1.
2.4. Cho phép dùng gang để chế tạo van, nhưng áp suất làm việc của môi chất qua van phải không quá 2,2 MPa và nhiệt độ không quá 2500C. Nhà chế tạo van phải ghi rõ áp suất làm việc cho phép trên thân van.
2.5. Không sử dụng hợp kim đồng không chứa sắt để chế tạo các bộ phận chịu áp lực, trừ các van và phụ tùng đường ống có áp suất môi chất dưới 1,6 MPa và nhiệt độ môi chất không quá 2500C.
2.6. Vật liệu được dùng để chế tạo các chi tiết chịu áp suất của nồi hơi phải tuân theo các yêu cầu trong 3.2, 3.7, 4.1, 4.2, 4.4, 5.1, 5.4 hoặc 6.1 Phần 7A của Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT và các yêu cầu trong 4.4, 5.5, 6.7 của TCVN 7230 tùy theo công dụng và phải được thử nghiệm theo các yêu cầu trong Chương 1 và Chương 2 của Phần 7A của Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT. Tuy nhiên, các loại vật liệu khác với nêu trên có thể được sử dụng với điều kiện là các đặc tính kỹ thuật của vật liệu phải được Đăng kiểm chấp thuận.
2.7. Mặc dù có yêu cầu ở 2.6, nhưng các vật liệu được nêu trong các tiêu chuẩn đã được công nhận có thể được sử dụng cho các phụ tùng như các van, các vòi phun lắp trên nồi hơi nếu được Đăng kiểm chấp nhận sau khi xem xét các kích thước và điều kiện phục vụ.
2.8. Giới hạn sử dụng của vật liệu dùng làm các phụ tùng
1.2.5. Vật liệu của các miệng ống, gờ hay thanh giằng được gắn trực tiếp vào trống nồi hơi (kể cả các bầu góp) phải là thép thích hợp với nhiệt độ làm việc.
1.2.6. Trừ các quy định đã được nêu ở 2.8.1, vật liệu làm hộp van hay các phụ tùng được lắp trên nồi hơi và chịu áp suất phải thích hợp với nhiệt độ làm việc và phải là thép, trừ những trường hợp sau:
a) Vật đúc bằng hợp kim đồng có thể được sử dụng khi nhiệt độ làm việc tối đa không quá 210oC;
b) Vật đúc bằng gang xám có thể được sử dụng khi nhiệt độ làm việc tối đa không quá 210oC và áp suất thiết kế quy định không quá 1 MPa, trừ các van xả;
c) Gang đúc đặc biệt được chế tạo bởi nhà sản xuất được chấp nhận có thể được sử dụng khi nhiệt độ làm việc tối đa không quá 350oC và áp suất thiết kế quy định không quá 2,5 MPa.
2.9. Xử lý nhiệt thép tấm
Trong trường hợp xử lý nhiệt, như gia công tạo hình nóng hoặc khử ứng suất được thực hiện đối với thép tấm trong quá trình chế tạo nồi hơi, người chế tạo nồi hơi phải nêu rõ dự định cùng với đơn đặt hàng vật liệu. Trong trường hợp này, những nội dung cần thiết đối với nhà sản xuất thép tấm được nêu ở 3.2.4 Phần 7A của Sửa đổi 1:2016 QCVN21:2015/BGTVT.
2.10. Thử không phá hủy đối với thép đúc
Vật liệu thép đúc được dùng làm thân nồi hơi chịu áp suất trong phải được kiểm tra bằng chụp tia phóng xạ, kiểm tra bằng từ tính và phải được xác nhận rằng chúng không có khuyết tật có hại.
3. Hàn
Trình độ thợ hàn nồi hơi phải phù hợp với những quy định trong Chương 11, Phần 3 của Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT và TCVN 7229 - Công trình biển cố định - quy phạm phân cấp và chế tạo - Hàn. Mối hàn phải tuân theo các quy định của TCVN 6008 - Thiết bị áp lực - Mối hàn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Chương 2. Yêu cầu về thiết kế
1. Quy định chung
1.1. Thiết kế nồi hơi phải bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về kết cấu nồi hơi và các bộ phận của nó, chọn đúng vật liệu chế tạo, tính đảm bảo độ bền cho chúng cũng như thỏa mãn các yêu cầu khác đã nêu trong Quy chuẩn này và các tiêu chuẩn liên quan để bảo đảm nồi hơi vận hành an toàn, đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra.
1.2. Áp suất thiết kế của bộ tiết kiệm và bộ tiết kiệm khí xả
1.2.1. Áp suất thiết kế của bộ tiết kiệm không được nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất của bộ tiết kiệm, được xác định trên cơ sở áp suất làm việc lớn nhất của bơm cấp nước.
1.2.2. Áp suất thiết kế của bộ tiết kiệm khí xả không được nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất của bộ tiết kiệm khí xả, được xác định trên cơ sở áp suất làm việc lớn nhất của bơm tuần hoàn nước nồi hơi.
1.2.3. Chiều dầy tối thiểu của vật liệu tấm chế tạo các phần chịu áp lực phải tối thiểu bằng 6 mm. Có thể dùng vật liệu có chiều dầy nhỏ hơn 0,3 mm so với chiều dầy tính toán với điều kiện đặc tính của vật liệu cho phép. Chiều dầy ống không được nhỏ hơn chiều dầy tính toán.
1.2.4 Khi không có quy định về tính độ bền nồi hơi và các bộ phận của nó thì có thể xác định MAWP bằng cách thử toàn bộ mẫu thử.
1.5. Các lưu ý đối với độ bền kết cấu
1.5.1. Khi tác động của các ứng suất bổ sung như tập trung ứng suất cục bộ, tải trọng lặp lại và ứng suất nhiệt là đáng kể thì phải có các biện pháp thích hợp như tăng chiều dày nếu thấy cần thiết.
1.5.2. Những phần được cố định của ống lửa của nồi hơi kiểu đứng phải được thiết kế sao cho sự biến dạng của ống lửa do dãn nở nhiệt của lò đốt bán cầu không bị khống chế quá chặt.
1.5.3. Phải xem xét đầy đủ theo các quy định (1) và (2) dưới đây để ngăn ngừa trước sự quá nóng các ống nước của nồi hơi có sản lượng nhiệt của buồng cháy cao
(1) Nồi hơi phải đảm bảo tuần hoàn (trường hợp loại nồi hơi tuần hoàn);
(2) Phải trang bị hệ thống xử lý nước.
1.6. Các lưu ý đối với việc lắp đặt
1.6.1. Nồi hơi phải được lắp đặt sao cho tác động của các tải trọng hoặc ngoại lực sau đây là nhỏ nhất:
a) Các chuyển động hoặc chấn động của công trình biển do máy móc sinh ra;
b) Ngoại lực sinh ra do các ống và các chi tiết đỡ được lắp vào nồi hơi;
c) Sự dãn nở nhiệt do sự thay đổi nhiệt độ.
1.6.2. Bộ tiết kiệm khí xả loại khung sườn phải được lắp đặt sao cho có thể kiểm tra được dễ dàng tấm lắp ống vào thân vỏ.
1.7. Bảo vệ tránh ảnh hưởng của ngọn lửa
Khi phần bầu góp và ống góp là phần tiếp xúc với lửa hoặc khí có nhiệt độ cao thì phải có thêm cách nhiệt hoặc các biện pháp thích hợp khác. Đối với bộ tiết kiệm khí xả loại khung sườn, bọc cách nhiệt ở vị trí chu vi của tấm đầu ống phải sao cho có thể kiểm tra bằng siêu âm được đối với tấm lắp ống vào thân vỏ.
1.8. Lưu ý cháy muội
Đối với nồi hơi khí xả và bộ tiết kiệm khí xả phải lưu ý để tránh cho chúng khỏi bị hư hại do cháy muội.
2. Các bản vẽ và tài liệu nộp thẩm định
2.1. Các bản vẽ (có chỉ rõ vật liệu và kích thước):
a) Bố trí chung của nồi hơi;
b) Các chi tiết vỏ và ống góp (bao gồm cả các phụ tùng bên trong);
c) Các chi tiết của giá lắp phụ tùng và vòi phun của nồi hơi;
d) Bố trí và các chi tiết của các ống nồi hơi;
e) Bố trí bệ nồi hơi;
f) Bố trí hệ thống dầu nhiên liệu bao gồm cả buồng đốt;
g) Các hệ thống điều khiển và kiểm soát nồi hơi;
h) Bố trí và các chi tiết của các ống của bộ quá nhiệt và bầu hâm nóng;
i) Các chi tiết của bộ xả quá nhiệt trong;
j) Bố trí và các chi tiết của các ống của bộ tiết kiệm và bộ tiết kiệm khí xả;
k) Các chi tiết của bộ hâm nóng sơ bộ không khí;
l) Bố trí và các chi tiết phụ tùng của nồi hơi;
m) Bố trí các van an toàn (cùng với các thông số kỹ thuật);
n) Các bản vẽ khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.
2.2. Tài liệu:
a) Đặc tính kỹ thuật, thuyết minh tính toán nồi hơi;
b) Đặc tính kỹ thuật vật liệu;
c) Các đặc điểm kỹ thuật hàn (với quy trình hàn, vật liệu hàn và điều kiện hàn);
d) Các hướng dẫn vận hành (chỉ áp dụng với bộ tiết kiệm khí xả loại khung sườn).
Chương 3 Yêu cầu về kết cấu
1. Quy định chung
1.1. Kết cấu nồi hơi phải đảm bảo an toàn khi vận hành, đảm bảo đốt nóng đồng đều và giãn nở tự do của các chi tiết, bộ phận, cũng như phải thỏa mãn các yêu cầu về kiểm tra, xem xét, làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của nồi hơi.
1.2. Việc đưa nước cấp vào trong bao hơi hay thân nồi hơi phải tránh làm chênh lệch nhiệt độ đột ngột.
1.3. Các chi tiết bên trong các bộ phận nồi hơi không có điều kiện kiểm tra, xem xét, sửa chữa, làm sạch tại chỗ thì phải chế tạo theo kiểu tháo ra được.
1.4. Tất cả các thiết bị điện và hệ thống nối đất trong phạm vi nồi hơi phải thực hiện theo đúng yêu cầu về an toàn điện hiện hành.
1.5. Đối với nồi hơi đốt nhiên liệu lỏng hoặc khí phải được tự động hóa việc cung cấp nhiên liệu và khống chế áp suất, tự động cắt nhiên liệu khi cạn nước cũng như khi tăng quá trị số áp suất quy định
2. Thân hình trụ bao hơi, bao nước, ống góp, nồi hơi
2.1. Thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp, nồi hơi có thể được ghép bởi nhiều tấm kim loại khác nhau nhưng phải tránh tạo nên các mối ghép hình chữ thập. Khi nối bởi nhiều tấm kim loại khác nhau thì vật liệu của các tấm này phải cùng nhãn hiệu hoặc phải có đặc tính đồng nhất với nhau. Không cho phép trên một khoang hình trụ của thân có nhiều hơn 2 mối hàn dọc.
2.2. Tùy theo sức chịu bền của thân hình trụ, cho phép chế tạo thân hình trụ có hai chiều dày khác nhau. Tại phần nối tiếp giữa hai chiều dày khác nhau, phần dày hơn phải được vát thoải đều để có chiều dày bằng chiều dày của phần mỏng hơn (Hình 1).
a) Thân hình trụ có chiều dày đồng nhất b) Thân hình trụ có chiều dày khác nhau
R1 - bán kính trong thân dưới; R2 - Bán kính trong thân trên; Dtb - đường kính trung nồi hơi;
S1 - chiều dày thân trên; S2 - chiều dày thân dưới
Hình 1
2.3. Chiều dày của thân hình trụ phải bảo đảm chịu được áp suất tác dụng lên thành, được xác định theo 3, Chương 4.
2.4. Không cho phép đốt nóng thân hình trụ khi chiều dày của thành lớn hơn 22 mm. Nếu phải đốt nóng thân hình trụ có chiều dày của thành lớn hơn 22 mm thì phần bị đốt nóng phải được cách nhiệt tốt để bảo đảm nhiệt độ kim loại tại vùng đốt nóng không vượt quá 1000C so với nhiệt độ làm việc định mức.
2.5. Độ méo của thân hình trụ (sự sai khác giữa đường kính lớn nhất và bé nhất so với đường kính định mức) không vượt quá 1%.
2.6. Cho phép khoan, khoét các lỗ trên thân hình trụ với đường kính của lỗ khác nhau. Khoảng cách của các lỗ phải đáp ứng yêu cầu tính độ bền thân hình trụ (xem 3, Chương 4).
2.7. Các lỗ khoét để lắp cửa phải được gia cường cho thành hình trụ tại vị trí các lỗ. Việc gia cường có thể thực hiện bởi một trong các cách hay đồng thời nhiều cách sau đây:
a) Tăng thêm chiều dày của thành ở phần khoét lỗ;
b) Hàn thêm vòng gia cường hoặc ống nối;
c) Hàn thêm tấm bù chiều dày cho phần thành.
2.8. Khi thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp đặt nằm ngang có chiều dài trên 8 m phải có biện pháp chống uốn võng.
2.9. Không cho phép chế tạo ống góp không phải là ống hình trụ tròn.
2.10. Các quy định về thân hình trụ cho ống lò và thân nồi hơi ống lò ống lửa tuân thủ các quy định trong TCVN 6413:1998.
3. Đáy
3.1. Các loại đáy phẳng, đáy e líp, đáy cầu được sử dụng làm đáy cho thân hình trụ. Việc chọn loại đáy nào tùy thuộc vào đường kính của thân hình trụ và áp suất tác động lên thân và đáy.
3.2. Việc hàn nối đáy với thân hình trụ cho từng trường hợp có thể thực hiện theo các cấu tạo chỉ trên Hình 2.
Chú thích:
(1) Hằng số C1 là trị số dùng cho công thức ở 9.5.5;
(2) Kích thước các phần hàn là trị số nhỏ nhất;
(3) Đơn vị của các trị số ở các hình đều là mm;
(4) Kích thước của các ký hiệu đặc trưng ở các hình như sau (đơn vị: mm)
Ts: Chiều dày thực của tấm vỏ;
Th: Chiều dày thực của tấm đáy được tạo hình;
TE: Chiều dày thực của tấm đáy phẳng hoặc tấm nắp;
Tro: Chiều dày yêu cầu của vỏ không ghép nối;
Tp: Chiều dày thực của mặt sàng hoặc tấm đáy phẳng (tấm đáy được tạo hình);
Trf: Chiều dày yêu cầu của tấm vòng bệ lò;
Tk: Chiều dày thực của ống hay ống chằng;
Tn: Chiều dày thực của họng lắp phụ tùng;
tm: Giá trị nhỏ của tấm được hàn nhưng lớn nhất là 20 mm.
3.3. Đáy phẳng
3.3.1. Chỉ dùng đáy phẳng cho thân hình trụ có đường kính bé như ống góp (có đường kính trong của thân hình trụ ≤ 400 mm). Ngay cả trong trường hợp này cũng có thể dùng thêm các biện pháp gia cường để giảm chiều dày của đáy.
3.3.2. Có thể khoét lỗ trên đáy phẳng và chỉ được phép khoét một lỗ, đường kính của lỗ ≤ 0,5 đường kính đáy.
3.3.3. Chiều dày yêu cầu của đáy phẳng được xác định từ việc tính độ bền đáy phẳng (xem Error! Reference source not found., Chương 4).
3.3.4. Không sử dụng đáy phẳng để nối với thân hình trụ có đường kính trong lớn hơn 325 mm, trừ khi dùng đáy phẳng làm mặt sàng ống (xem 4 của Chương này).
3.4. Đáy elíp
3.4.1. Đáy elíp gồm hai phần cấu tạo: phần elíp và phần hình trụ (Hình 3)
3.4.2. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ chiều cao trên đường kính đáy (kích thước trong) phải nằm trong phạm vi: , Chiều cao của phần hình trụ h2 ≥ 40
Hình 3. Cấu tạo đáy elíp
3.4.3. Cho phép khoét lỗ trên đáy elíp. Các lỗ có thể khoét chính tâm hoặc lệch tâm so với tâm trục của đáy. Có thể là lỗ hình tròn hay hình elíp.
3.4.4. Các lỗ có thể gia cường nhờ hàn thêm vành gia cường, hàn thêm ống nối hoặc rèn gấp mép lỗ hoặc tăng chiều dày của đáy ở phần lỗ khoét (Hình 4). Đường kính của lỗ phải ≤ 0,7 đường kính trong của đáy. Đối với lỗ hình elíp, đường kính tính toán của lỗ là đường kính lớn của hình elíp.
a. Lỗ khoét được rèn gấp mép; b. Lỗ khoét được hàn thêm vành gia cường; c. Lỗ khoét được hàn thêm ống nối (c1, Không có miếng đệm; c2, Có miếng đệm một phía; c3, Có miếng đệm 2 phía)
Hình 4. Các dạng gia cường cho lỗ khoét trên đáy elíp
3.4.5. Khi gia cường lỗ khoét bằng cách tăng chiều dày của đáy ở phần lỗ khoét không phải bằng cách hàn thêm miếng đệm thì chiều dày của đáy phải được giảm thoải đều đến chỗ nối với thân hình trụ (Hình 5)
Hình 5. Gia cường cho lỗ khoét bằng cách tăng chiều dày phần đáy có khoét lỗ
3.5. Đáy cầu
Các yêu cầu về khoét lỗ trên đáy cầu, về kích thước phần hình trụ chuyển tiếp tương tự như đối với đáy elíp.
3.5.1. Các loại đáy dạng khác như đáy hộp, đáy cong không có dạng elíp không sử dụng cho các trường hợp chế tạo mới. Đối với các trường hợp đã được chế tạo từ trước, khi cần tính kiểm tra phải căn cứ vào dạng cụ thể của đáy để tính toán.
3.5.2. Tất cả các loại đáy (elíp, cầu, cong, phẳng cũng như mặt sàng ống) phải được chế tạo bằng một tấm liền. Cho phép tối đa có hai tấm kim loại ghép lại nhưng mối ghép phải cách tâm một khoảng không nhỏ hơn 0,2 Dt và phải được hàn nối bằng mối hàn giáp mép hai phía.
Phần 2 QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
4. Mặt sàng ống
4.1. Mặt sàng ống có thể là phẳng, cong, elíp, cầu. Chiều dày của kim loại làm mặt sàng ống khi núc ống phải ≥ 14 mm.
4.2. Các yêu cầu về nối ống với mặt sàng, về thanh giằng và các biện pháp gia cường cho phần mặt sàng không có ống và các yêu cầu khác tuân thủ các quy định trong Hình 2.
5. Hàn ống với thân hình trụ, với đáy
5.1. Đối với thân hình trụ của các nồi hơi áp suất thấp có chiều dày ≤ 18 mm thì có thể hàn ống trực tiếp với thân. Đối với thân hình trụ có chiều dày > 18 mm, các mối hàn ống với thân hình trụ phải được nhiệt luyện sau khi hàn. Thông thường tiến hành hàn trước một đoạn ống cụt với thân và được nhiệt luyện cùng với thân (hoặc đáy), sau đó mới hàn ống vào ống cụt. Việc hàn các ống với thân hình trụ hoặc đáy chỉ được hoàn nối qua đoạn ống cụt này, không được hàn trực tiếp với thân hay đáy nếu sau khi hoàn không có điều kiện nhiệt luyện.
5.2. Các ống hàn với thân hình trụ hoặc đáy có thể hàn đầy cả chiều dày thân, hoặc chỉ hàn vào một phần chiều dày thân hay đáy.
6. Ống lò ống lửa
Ống lò ống lửa phải tuân theo các quy định trong TCVN 6413: 1998.
7. Các lỗ chui người, lỗ chui đầu và lỗ thò tay
7.1. Lỗ khoét trên thân hình trụ, thân nồi hơi, trên đáy có thể là:
- Lỗ chui người;
- Lỗ chui đầu;
- Lỗ thò tay.
7.2. Nồi hơi tùy theo chủng loại phải có các lỗ thích hợp để chui người, chui đầu hoặc thò tay. Số lượng các loại lỗ phải đủ để cho phép đánh giá được chất lượng gia công khi chế tạo, làm vệ sinh và cạo rửa bề mặt bên trong các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi. Kích thước của các lỗ đáp ứng các quy định trong 7.7 ở dưới đây.
7.3. Thân nồi hơi có đường kính bằng hoặc lớn hơn 1.400 mm phải có ít nhất một lỗ chui người.
7.4. Thân nồi hơi có đường kính từ 800 mm đến dưới 1.400 mm phải có ít nhất một lỗ chui đầu.
7.5. Ngoài ra để làm vệ sinh và kiểm tra bên trong các bộ phận của nồi hơi phải trang bị một số lỗ thò tay.
7.6. Số lượng, kích thước và vị trí của lỗ chui người, lỗ chui đầu và lỗ thò tay do nhà thiết kế quy định sao cho có thể xem xét, kiểm tra và làm vệ sinh được toàn bộ hoặc nhiều nhất có thể bề mặt bên trong của các bộ phận.
7.7. Các lỗ chui người, chui đầu, thò tay có thể có dạng hình elíp hay tròn, với kích thước nhỏ nhất như sau:
a) Lỗ thò tay để làm vệ sinh hình elíp kích thước là 80 mm x 100 mm, lỗ hình tròn đường kính trong 100 mm. Lỗ thò tay để giám sát hình elíp kích thước 100 mm x 150 mm, lỗ hình tròn đường kính 120 mm. Chiều cao vòng gia cường không vượt quá 65 mm hoặc 100 mm nếu nó là hình côn;
b) Lỗ chui đầu hình elíp 220 mm x 320 mm, hình tròn đường kính trong 320 mm. Chiều cao của vòng gia cường không được vượt quá 100 mm hoặc 120 mm nếu nó là hình côn;
c) Các lỗ chui người: hình elíp kích thước 300 mm x 400 mm, hình tròn đường kính trong 400 mm.
7.8. Các lỗ chui người, lỗ chui đầu, lỗ thò tay phải có cấu tạo sao cho dễ dàng tháo lắp và thay thế nắp đậy lỗ. Bề mặt tiếp xúc của nắp đậy với lỗ phải được gia công kín khít, chiều rộng tối thiểu của tấm đệm là 15 mm.
7.9. Các nắp đậy có khối lượng lớn hơn 20 kg phải có phương tiện thích hợp để nâng lên, trừ trường hợp các nắp đặt thẳng đứng có thể có kết cấu bản lề.
8. Mức nước
8.1. Mức nước thấp nhất cho phép đối với các loại nồi hơi do nhà thiết kế quy định nhưng phải đảm bảo các trị số nhỏ nhất sau:
8.1.1. Đối với những nồi hơi có bao hơi bị đốt nóng trực tiếp: phải cao hơn đường lửa đốt 100 mm.
8.1.2. Đối với nồi hơi ống lò, ống lửa nằm ngang: phải cao hơn thành ống cao nhất 100 mm.
8.1.3. Đối với các nồi hơi ống lò, ống lửa đứng: phải cao hơn 2/3 chiều cao ống lửa tính từ dưới lên.
8.1.4. Đối với nồi hơi kiểu ống nước nằm nghiêng hay đứng tuần hoàn tự nhiên: mức nước thấp nhất do người thiết kế quy định dựa theo tính toán đảm bảo tuần hoàn ổn định của dòng môi chất trong hệ thống tuần hoàn.
8.1.5. Đối với những loại nồi hơi chưa được quy định trong 8.1.1 đến 8.1.4 thì mức nước thấp nhất do nhà thiết kế quy định, nhưng phải đảm bảo sao cho các thành của nồi hơi không bị đốt nóng quá nhiệt độ cho phép của vật liệu chế tạo các thành đó.
8.2. Mức nước cao nhất cho phép trong các nồi hơi do nhà thiết kế quy định nhưng phải tính toán sao cho đảm bảo đủ mặt thoáng bốc hơi và độ khô của hơi đi vào bộ quá nhiệt, ống dẫn hơi và các máy dùng nhiệt khác.
8.3. Mức nước trung nồi hơi do nhà thiết kế chọn để làm cơ sở tính toán thủy động, tính toán nhiệt của nồi hơi. Mức nước này nằm ở giữa hai mức nước thấp nhất và cao nhất cho phép và là mức làm việc thường xuyên của nồi hơi.
9. Nắp phòng nổ
9.1. Những nồi hơi đốt nhiên liệu lỏng, khí, than bột, than bùn, mùn cưa và các sản phẩm thực vật, nồi hơi có buồng đốt kiểu lớp sôi phải đặt nắp phòng nổ ở các vị trí sau:
a) Trên buồng đốt, tại đầu cuối đường khói của nồi hơi;
b) Trên đường khói của bộ hâm nước, bộ khử tro, trước và sau quạt khói.
9.2. Các nắp phòng nổ phải đặt ở phía mặt trên đường khói và ở vị trí tránh gây nguy hiểm cho người phục vụ.
9.3. Số lượng, kích thước nắp phòng nổ do người thiết kế quy định.
9.4. Các nồi hơi dùng nhiệt của khí xả phải trang bị thiết bị ngắt nhanh đường khói vào nồi hơi.
10. Bộ hâm nước
10.1. Bộ hâm nước bằng gang
10.1.1. Bộ hâm nước bằng gang được dùng để gia nhiệt nước cấp cho nồi hơi, chủ yếu bởi khói của nồi hơi, được sử dụng khi áp suất nước cấp tại đầu ra của bộ hâm nước ≤ 2,2 MPa.
10.1.2. Bộ hâm nước bằng gang phải là loại ngắt được với nồi hơi, nước ra khỏi bộ hâm nước phải có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi trong nồi hơi ít nhất 40 0C.
10.1.3. Tại đầu vào và đầu ra của bộ hâm nước bằng gang phải đặt các phương tiện đo kiểm sau:
- Van an toàn;
- Áp kế;
- Nhiệt kế.
10.1.4. Có thể đặt thêm đường tái tuần hoàn của bộ hâm nước để đưa nước trở lại đầu hút của bơm nước cấp mà không đưa vào nồi hơi.
10.2. Bộ hâm nước bằng thép
10.2.1. Bộ hâm nước bằng thép gồm các ống thép không hàn. Không cho phép dùng ống thép hàn giáp mí, hàn xoắn để chế tạo ống của bộ hâm nước.
10.2.2. Nước ra khỏi bộ hâm nước bằng thép có thể ở trạng thái sôi hoặc không sôi.
10.2.3. Phải có các biện pháp chống mài mòn do than và tro bay trong đường khói, chống ăn mòn bởi khói.
10.2.4. Phải có hệ thống tái tuần hoàn bộ hâm nước khi khởi động lò.
10.2.5. Cụm ống của bộ hâm nước bằng thép (ống ruột gà) cần chia thành từng phần có chiều cao không quá 1200 mm, giữa các phần là một khoảng trống có chiều cao 500 mm để dễ thao tác khi thi công hoặc trong khi sửa chữa.
11. Bộ quá nhiệt, tái quá nhiệt
11.1. Khi nồi hơi có trang bị bộ quá nhiệt, bộ tái quá nhiệt thì phải trang bị thiết bị đo kiểm nhiệt độ hơi quá nhiệt. Khi nhiệt độ hơi quá nhiệt lớn hơn 350 0C thì phải có trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt.
11.2. Có thể điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt bằng các thiết bị giảm ôn (bộ giảm ôn) để làm giảm nhiệt độ hơi quá nhiệt, bằng cách thay đổi lưu lượng hoặc nhiệt độ khói, hoặc phối hợp cả hai cách. Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt phải bảo đảm phối hợp nhịp nhàng việc điều chỉnh khi sử dụng đồng thời các biện pháp này.
11.3. Người thiết kế nồi hơi phải quy định giới hạn nhiệt độ làm việc định mức của hơi quá nhiệt. Các dao động làm tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt trong mọi trường hợp phải không lớn hơn + 100C.
12. Dàn ống sinh hơi
12.1. Ống sinh hơi là ống nước chịu áp suất bên trong. Các ống sinh hơi được chế tạo từ ống thép không hàn. Không cho phép dùng gang, đồng làm vật liệu chế tạo ống sinh hơi. Các ống sinh hơi được chế tạo thành dàn có hàn màng nối dọc theo ống phải bảo đảm giãn nở đều tự do cho tất cả các ống trong dàn.
12.2. Mặt trong ống sinh hơi có thể là trơn hay có rãnh xoắn. Chiều dày tối thiểu của ống sinh hơi phải theo đúng trị số ghi trong Bảng 5, Chương 4.
12.3. Trọng lượng của các ống và các vật liệu khác trên dàn ống phải được treo đỡ lên khung sườn lò, không được đặt trực tiếp vào các đầu nối với bao hơi, ống góp.
13. Thiết bị đo kiểm và an toàn
13.1. Các thiết bị đo kiểm và an toàn bắt buộc đối với nồi hơi
- Thiết bị đo áp suất (áp kế);
- Thiết bị đo mức nước (kính thủy, đồng hồ đo mức nước...);
- Thiết bị khống chế áp suất (van an toàn);
- Thiết bị đo nhiệt độ (nhiệt kế).
13.2. Áp kế
13.2.1. Mỗi nồi hơi phải có ít nhất một áp kế với phần chứa hơi của nồi hơi. Đối với nồi hơi trực lưu thì áp kế phải đặt trước van khóa đường hơi đến nơi tiêu thụ. Các nồi hơi có bộ quá nhiệt ngoài áp kế ở bao hơi còn phải đặt thêm ít nhất một áp kế tại ống góp ra của bộ quá nhiệt. Khi nồi hơi có thêm bộ tái quá nhiệt thì còn phải đặt thêm áp kế tại ống góp ra của bộ tái quá nhiệt. Không được trang bị van khóa giữa áp kế và nồi hơi, bộ quá nhiệt.
13.2.2. Phải lắp đặt van hoặc vòi gần với áp kế tại phần kết nối áp kế với nồi hơi. Có thể trang bị bổ sung van hoặc vòi gần nồi hơi với điều kiện nó không bị khóa hoặc kín khi ở vị trí mở. Không được trang bị van khóa nào khác giữa thiết bị đo và nồi hơi.
13.2.3. Phải đặt áp kế trên đường nước vào và ra khỏi bộ hâm nước loại ngắt được. Trên đường nước cấp vào nồi hơi cũng phải đặt áp kế tại đầu đẩy của bơm.
13.2.4. Áp kế đặt trên nồi hơi và bộ quá nhiệt, tái quá nhiệt phải có cấp chính xác không lớn hơn 1,5 và đường kính mặt áp kế không dưới 150 mm. Cho phép dùng áp kế có cấp chính xác 2,5 và đường kính mặt áp kế dưới 150 mm khi đặt áp kế cho nồi hơi có áp suất không quá 2,2 MPa và chiều cao tính từ sàn phục vụ đến vị trí đặt áp kế không quá 2 m, cũng như khi đặt tại bộ phận hâm nước bằng gang.
13.2.5. Áp kế phải nối qua ống xi phông hay một thiết bị tương tự có tiết diện bên trong đủ lớn để ống được điền đầy nước. Áp kế được nối với ống nối qua van ba ngả. Đối với nồi hơi có áp suất cao có thể thay van ba ngả bằng một ống nối và van khác dùng để lắp áp kế kiểm tra trong vận hành, cũng như khi thử thủy lực. Các phụ kiện và ống nối của áp kế phải chọn phù hợp với thông số của nồi hơi.
13.2.6. Áp kế của nồi hơi phải được kiểm định kỹ thuật an toàn (sau đây gọi tắt là kiểm định) và niêm chì mỗi năm một lần và sau mỗi lần sửa chữa áp kế tại nơi được phép kiểm định.
13.2.7. Thang đo của áp kế phải được chọn sao cho ở áp suất làm việc lớn nhất cho phép kim áp kế nằm trong phạm vi từ 1/2 đến 2/3 thang đo. Trên mặt áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc lớn nhất cho phép của nồi hơi.
13.2.8. Áp kế dùng để theo dõi trực tiếp áp suất phải được đặt như thế nào để dễ nhìn thấy tại sàn phục vụ: mặt áp kế đặt thẳng đứng khi ngang tầm mắt hoặc phải đặt nghiêng khoảng 300 khi đặt cao hơn tầm mắt.
Đường kính của mặt áp kế nên chọn như sau:
a) Không nhỏ hơn 150 mm khi đặt cao đến 3m so với sàn phục vụ;
b) Không nhỏ hơn 200 mm khi đặt cao 3m đến 4m so với sàn phục vụ;
c) Không nhỏ hơn 250 mm khi đặt cao trên 4m đến 5m so với sàn phục vụ.
Không đặt áp kế cao quá 5m so với sàn phục vụ.
13.2.9. Cấm sử dụng áp kế trong những trường hợp sau:
a) Chưa được kiểm định, mất niêm chì hoặc dấu niêm phong của đơn vị kiểm định; hoặc niêm chì, niêm phong không hợp lệ;
b) Quá hạn kiểm định;
c) Áp kế làm việc không chính xác;
d) Kính vỡ hoặc các hư hỏng khác có ảnh hưởng đến độ làm việc chính xác của áp kế.
13.2.10. Các nối ống phải có kích thước rộng và bố trí sao cho nó có thể được làm sạch bằng cách thổi ra. Đối với nồi hơi nước, thiết bị đo áp suất hoặc thiết bị kết nối phải có ống Si - Phông hoặc thiết bị tương đương để tạo và duy trì một nút kín nước ngăn không cho hơi xâm nhập vào ống thiết bị đo.
13.2.11. Các đầu nối cho thiết bị đo áp suất phải phù hợp với áp suất và nhiệt độ làm việc tối đa, nhưng nếu nhiệt độ vượt quá 208 °C thì không được sử dụng ống đồng hoặc ống đồng hoặc ống đồng thau.
13.2.12. Mỗi nồi hơi có nhiệt độ cao phải có thiết bị đo nhiệt độ để có vị trí và kết nối để dễ dàng đọc được. Thiết bị đo nhiệt phải được lắp đặt để nó luôn chỉ báo nhiệt độ ở độ F hoặc ºC của nước trong nồi hơi, tại hoặc gần các đầu nối ra.
13.2.13. Mỗi nồi hơi phải có đầu nối van để gắn thiết bị kiểm tra khi nồi hơi hoạt động sao cho xác định được tính chính xác của thiết bị đo áp suất của nồi hơi.
13.3. Đo mức nước
13.3.1. Thiết bị đo mức nước quy định trong Quy chuẩn này là thiết bị để đo trực tiếp mức nước trong bao hơi hay nồi hơi và là thiết bị hiển thị. Các thiết bị đo mức nước có thể là:
a) Kính thủy để đo trực tiếp mức nước theo nguyên lý nồi hơi thông nhau có vật liệu bằng thủy tinh trong suốt hay vật liệu trong suốt khác chịu được nhiệt độ và áp suất của nồi hơi;
b) Các đồng hồ đo mức nước là thiết bị đo mức nước gián tiếp nhờ sự biến đổi điện từ hay các dạng vật lý khác, lấy tín hiệu trực tiếp từ mức nước trong bao hơi hay nồi hơi.
13.3.2. Mỗi nồi hơi phải có ít nhất hai thiết bị chỉ mức nước độc lập, một trong số đó là kính thủy được nối trực tiếp vào thân bao hơi hay thân nồi hơi; cái thứ hai có thể là thiết bị đo mức nước gián tiếp.
13.3.3. Những nồi hơi có nhiều cấp bốc hơi và chia bao hơi thành các ngăn cho mỗi cấp bốc hơi thì tại mỗi ngăn phải đặt một kính thủy.
13.3.4. Những nồi hơi có nhiều bao hơi đặt trên cao thì ở bao hơi cần theo dõi mức nước phải đặt ít nhất hai thiết bị đo mức nước, các bao hơi còn lại khác phải đặt ít nhất một thiết bị đo. Những bao hơi chỉ chứa hơi, không chứa nước thì không cần đặt thiết bị đo mức nước.
13.3.5. Những nồi hơi có nhiều bao hơi đặt trên cao có liên thông nhau cả đường hơi và đường nước thì cho phép đặt 1 kính thủy cho mỗi bao hơi.
13.3.6. Các nồi hơi có công suất trên 2 tấn/giờ phải có thiết bị tự động báo hiệu mức nước và bảo vệ cạn nước. Được thay thiết bị tự động báo hiệu mức nước và bảo vệ cạn nước bằng một đinh chì khi diện tích tiếp nhiệt của nồi hơi (phần sinh hơi) đến 17 m2 và hai đinh chì khi diện tích tiếp nhiệt trên 17 m2. Kích thước và chất lượng đinh chì phải đảm bảo chảy được khi nồi hơi cạn nước và lượng môi chất thoát ra đủ để dập lửa trong buồng đốt.
13.3.7. Khi vị trí đặt thiết bị chỉ mức nước so với mặt sàn phục vụ chính cao hơn 6m thì phải đặt thêm đồng hồ chỉ mực nước ở phía dưới, ở chỗ mà ở sàn phục vụ có thể trông thấy được. Khi đó thì trên bao hơi cho phép đặt một kính thủy.
13.3.8. Các kính thủy phải có đủ van đóng mở và van xả, bảo đảm việc thông rửa và thay thế kính thủy tinh khi nồi hơi còn đang làm việc và phải có thiết bị cân bằng để tránh tạo mức nước giả trong kính thủy khi có hiện tượng sôi bồng trong bao hơi. Vòi xả hoặc van mở xả có đường kính trong không nhỏ hơn 6 mm (1/4 inch) để thuận lợi khi làm sạch. Khi MAWP của nồi hơi vượt quá 100 psi (700 kPa), kính thủy đo mức phải được nối tới một van xả để xả thoát nước đến vị trí an toàn. Các kính thủy tinh tròn phải có bao che nhưng không được cản trở cho việc theo dõi mức nước.
13.3.9. Các ống và phụ tùng của ống nối kính thủy phải càng ngắn càng tốt và phải thiết kế sao cho không tạo thành túi đọng nước giữa nồi hơi và ống dẫn. Trong mọi trường hợp đường kính trong của các ống dẫn không được nhỏ hơn 25 mm. Khi các ống nối được dùng chung với thiết bị báo hiệu và an toàn tự động thì đường kính trong không được nhỏ hơn 40 mm; mặt trong ống dẫn phải trơn nhẵn để tránh làm tắc ống dẫn. Không cho phép đặt bích nối trung gian, van khóa hay trích hơi, nước cho mục đích khác trên ống dẫn này.
13.3.10. Trên mặt kính thủy phải đánh dấu bằng vạch đỏ hay gắn tín hiệu dễ thấy chỉ mức nước cao nhất, thấp nhất cho phép và mức nước trung nồi hơi.
13.3.11. Tất cả các nồi hơi có mức nước cố định (mặt phân giới giữa hơi nước và nước) phải có ít nhất một kính thủy đo mức nước (một thiết bị trong suốt cho phép xác định mực nước bằng mắt). Không được phép sử dụng các thiết kế kính thủy đo mức sử dụng các phần tử kết cấu ngang (bản ngang) như là một cách để gia cường thân thanh đo, mà các phần tử đó không liên tục trên toàn bộ chiều dài thẳng đứng của thước mức thủy tinh. Mực nước thấp nhất nhìn thấy trong kính thủy đo mức ít nhất là 50 mm (2 inch) so với mực nước cho phép thấp nhất, được nhà sản xuất nồi hơi xác định.
13.3.12. Cụm kính thủy đo mức có nhiều phần, dạng hình ống hay kết cấu khác, phải được thiết kế sao cho chỗ nối đảm bảo chồng lấn lên nhau tối thiểu 25 mm trong vùng mực nước có thể nhìn thấy, trừ khi thiết bị đo hoặc thiết bị phản xạ sử dụng sự khúc xạ ánh sáng để hỗ trợ xác định mực nước, có thể bỏ qua yêu cầu về các phần chồng lấn.
13.3.13. Nồi hơi không có mực nước cố định, chẳng hạn như máy tạo áp suất hơi nước và nồi hơi nước nhiệt độ cao của kiểu tuần hoàn cưỡng bức, không bắt buộc phải có kính thủy.
13.3.14. Mỗi kính thủy báo mức hoặc thiết bị cảm biến mức nước hoặc thiết bị kiểm soát mực nước lắp bên ngoài phải được trang bị van ngắt trên và dưới để ngăn lắng đọng cặn.
13.4. Van an toàn
13.4.1. Mỗi nồi hơi phải có ít nhất hai van an toàn hoạt động độc lập, trừ các nồi hơi có tích số của áp suất tính bằng MPa với tổng thể tích của nồi tính bằng lít không vượt quá 1000 hoặc có diện tích hấp nhiệt nhỏ hơn 10 m2 thì được phép lắp một van an toàn.
13.4.2. Mỗi bộ quá nhiệt phải có ít nhất một van an toàn đặt ở phía đầu ra của hơi quá nhiệt. Khi một nồi hơi có một bộ quá nhiệt và nếu giữa nồi hơi và bộ quá nhiệt không có van khóa thì van an toàn đặt ở bộ quá nhiệt được coi là van an toàn thứ hai của nồi hơi.
13.4.3. Không được lắp các van khóa hoặc trổ lỗ trích hơi trên đường ống nối nồi hơi với van an toàn, cũng như trên ống thoát hơi của van an toàn.
13.4.4. Không được dùng van an toàn có đường kính trong của đế van nhỏ hơn 20 mm đặt trên các nồi hơi.
13.4.5. Các van an toàn đặt ở bất kỳ nồi hơi nào (kể cả van tại bộ quá nhiệt) phải có đủ khả năng thoát hơi nước được xả ra để không làm cho áp suất của nồi hơi tăng quá 10% áp suất làm việc định mức của nồi hơi.
13.4.6. Đối với bộ hâm nước bằng gang và bộ hâm nước ngắt được phải đặt ít nhất một van an toàn tại ống góp ra của bộ hâm nước.
13.4.7. Cho phép đặt các loại van an toàn kiểu sau đây cho các nồi hơi tùy thuộc vào thông số của hơi:
a) Kiểu đòn bẩy;
b) Kiểu lò so;
c) Kiểu xung lượng (là loại tác động gián tiếp).
13.4.8. Các nồi hơi áp suất thấp có hai loại van tác động trực tiếp: đòn bẩy hoặc lò xo. Trong các nồi hơi cao áp cần đặt van an toàn xung lượng. Cấm đặt van an toàn kiểu đòn bẩy trên các nồi hơi di động.
13.4.9. Các van an toàn phải được đặt trực tiếp với nồi hơi hay ống góp của bộ quá nhiệt hoặc dùng ống cụt với diện tích mặt cắt ngang của ống cụt ít nhất phải bằng tổng diện tích của các lỗ van lắp trên ống cụt.
13.4.10. Đường xả của van an toàn phải đủ lớn để tránh ảnh hưởng có hại của đối áp đến việc vận hành của van. Các van an toàn phải xả vào trong không gian đảm bảo an toàn cho người qua lại. Ống xả phải đặt gần như theo chiều thẳng đứng và phải có kết cấu sao cho không tích tụ chất lắng đọng hoặc nước ngưng làm hạn chế dòng thoát của hơi nước.
13.4.11. Cấu tạo và lắp đặt van an toàn phải bảo đảm sao cho:
a) Trong quá trình làm việc áp suất đã cân chỉnh không bị xê dịch;
b) Bảo đảm an toàn cho người vận hành khi van tác động;
c) Dễ dàng kiểm tra sự hoạt động của van khi nồi hơi đang làm việc.
13.4.12. Kết cấu của van an toàn và van xả áp phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Van an toàn và van xả áp phải có kết cấu sao cho lò so và van phải được đặt trong hộp van và chúng không thể bị quá tải do tác động cố tình từ bên ngoài và trong trường hợp lò xo bị hỏng cũng không thể bị rơi ra khỏi hộp van;
(2) Van an toàn và van xả áp phải được lắp vào vỏ nồi hơi, bầu góp hoặc đầu ống ra của bộ quá nhiệt bằng mối nối bích hoặc mối nối hàn. Hộp van an toàn và van xả áp không được làm chung với các hộp van khác. Tuy nhiên van an toàn của bộ quá nhiệt có thể được lắp bằng bích vào các ống lắp van được hàn vào đầu ống ra;
(3) Van an toàn và van xả áp phải có cơ cấu thuận tiện và tay van phải được bố trí sao cho có thể thao tác được từ chỗ dễ tiếp cận mà không bị nguy hiểm;
(4) Hộp chứa van an toàn, van xả áp hoặc ống hơi thải phải có hệ thống tiêu thoát nước được bố trí ở phần thấp nhất. Ống thoát nước phải được dẫn tới nơi an toàn ở xa nồi hơi hoặc bộ tiết kiệm khí xả và không được gây nguy hiểm cho người hoặc máy đồng thời phải đảm bảo nước có thể thoát liên tục. Không được lắp bất cứ van hoặc vòi nào trên ống thoát đó.
13.4.13. Ống hơi thải của van an toàn và van xả áp phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Đường ống hơi thải của van an toàn và van xả áp phải được kết cấu sao cho lực phản áp không gây trở ngại cho hoạt động của van. Đường kính trong của ống hơi thải không được nhỏ hơn đường kính cửa ra của van và phải được thiết kế ở áp suất bằng hoặc lớn hơn 1/4 áp suất đặt của van an toàn;
(2) Khi đường ống hơi xả được thiết kế chung cho hai hay nhiều van an toàn hoặc van xả áp thì diện tích tiết diện của ống không được nhỏ hơn tổng diện tích lỗ thoát hơi của từng van an toàn hoặc van xả áp đó. Các ống hơi xả của van an toàn cho nồi hơi phải được tách biệt với các đường ống mà có thể chứa lượng lớn hơi thải như các ống xả hơi nước ra khí quyển hay ống hơi nước thải của van an toàn của bộ tiết kiệm khí xả.
13.5. Nhiệt kế
13.5.1. Nhiệt kế phải được đặt bắt buộc ở đầu vào và ra của bộ hâm nước bằng gang, ở ống góp vào và ra mỗi cấp của bộ quá nhiệt và bộ tái quá nhiệt.
13.5.2. Tại những vị trí không thể đọc trực tiếp nhiệt độ tại chỗ phải dùng các nhiệt kế có dẫn truyền trị số đo đi xa.
14. Thiết bị cấp nước cho nồi hơi
14.1. Thiết bị cấp nước cho nồi hơi có thể là:
a) Bơm ly tâm hay bơm pitton truyền động bằng điện, bằng hơi nước hay cơ khí;
b) Bơm injectơ;
c) Các phương tiện có áp suất cao hơn áp suất nồi hơi có đủ khả năng đẩy nước vào nồi hơi khi nồi hơi làm việc ở áp suất lớn nhất cho phép.
14.2. Mỗi nồi hơi phải được trang bị ít nhất hai thiết bị cấp nước: một làm việc và một dự phòng, trừ các nồi hơi sau:
a) Đốt bằng nhiên liệu lỏng và khí làm việc không liên tục;
b) Có sản lượng nhỏ hơn 150 kg/h, áp suất nhỏ hơn 0,4 MPa. Công suất của một thiết bị cấp nước phải bằng 110% công suất định mức của nồi hơi.
14.3. Nồi hơi dùng hơi sinh lực không có hơi nước và đường nước cố định phải được trang bị nguồn cung cấp nước có khả năng cấp nước cho nồi hơi với áp suất không thấp hơn áp suất tối đa ở đầu vào của nồi hơi theo xác định của nhà sản xuất, tương ứng với hoạt động ở công suất sinh hơi tối đa được thiết kế tại áp suất làm việc tối đa cho phép tại cửa ra của bộ quá nhiệt.
14.4. Khi buồng đặt bơm nằm cách xa bảng điều khiển mà nồi hơi phải hoạt động liên tục thì giữa bơm làm việc với bơm dự phòng phải trang bị hệ thống liên động để khởi động bơm nước cấp dự phòng khi bơm làm việc bị ngừng đột ngột.
15. Yêu cầu về chất lượng nước cấp - nước ở bên trong nồi hơi
15.1. Chất lượng nước phải đảm bảo cho nồi hơi và hệ thống cấp nước hoạt động không bị sự cố do cáu cặn, bùn và gây ăn mòn kim loại.
15.2. Các loại nồi hơi sau đây phải được trang bị xử lý nước.
15.2.1. Nồi hơi trực lưu không giới hạn công suất;
15.5.2. Nồi hơi tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn có trợ lực, hoặc cưỡng bức có công suất từ 1 tấn/h trở lên.
Cho phép sử dụng mọi phương pháp xử lý đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Quy chuẩn này.
15.3. Đối với các nồi hơi có công suất dưới 1 tấn/giờ, chiều dày lớp cáu cặn tại các bề mặt tiếp nhiệt có cường độ tiếp nhiệt lớn không được lớn hơn 1 mm ở thời điểm ngừng nồi hơi để tiến hành vệ sinh.
15.4. Đối với các nồi hơi được trang bị hệ thống xử lý nước, không cho phép bổ sung nước chưa được xử lý vào nồi hơi.
Trong trường hợp thiết kế có tính đến cấp bổ sung nước chưa xử lý cho nồi hơi khi hệ thống xử lý nước có sự cố thì trên các đường dẫn nước chưa xử lý nối với đường dẫn nước đã xử lý, đường dẫn của thiết bị ngưng tụ, đường dẫn tới két nước cấp phải lắp hai van khóa. Giữa hai van khóa phải lắp van kiểm tra. Trong thời gian vận hành nồi hơi thường, van khóa phải đóng và được cặp chì, van kiểm tra phải mở.
Mỗi lần bổ sung nước chưa xử lý cho nồi hơi phải ghi rõ vào sổ xử lý nước hoặc nhật ký vận hành về số lượng và chất lượng nước bổ sung.
15.5. Khi sử dụng nồi hơi phải có các quy trình xử lý nước, vận hành hệ thống xử lý và các quy trình liên quan. Trong các quy trình phải quy định rõ:
15.5.1. Trách nhiệm cụ thể của những người được giao nhiệm vụ thực hiện;
15.5.2. Các thiết bị và thông số kỹ thuật cơ bản có liên quan tới hệ thống xử lý nước và tiêu thụ nước cấp;
15.5.3. Sơ đồ các điểm lấy mẫu nước, hơi, nước ngưng để phân tích;
15.5.4. Chỉ tiêu chất lượng nước bổ sung, nước cấp, nước nồi, hơi và nước ngưng;
15.5.5. Biểu đồ và phương pháp phân tích hóa nghiệm;
15.5.6. Chỉ dẫn tóm tắt hệ thống điều khiển, tự động, đo kiểm, tín hiệu;
15.5.7. Trình tự thao tác, kiểm tra các thiết bị trước khi đưa vào hoạt động, trong quá trình hoạt động và ngừng làm việc;
15.5.8. Trình tự thao tác hệ thống khử khí, hệ thống xả định kỳ, liên tục, vận hành và ngừng nồi hơi, chế độ xử lý nước;
15.5.9. Các hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục.
15.6. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp cho nồi hơi không được vượt quá trị số trong các bảng dưới đây
15.6.1. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp yêu cầu cho các nồi hơi ống lò ống lửa, được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp cho nồi hơi ống lò ống lửa
Các chỉ tiêu |
Loại nhiên liệu sử dụng |
|
Lỏng, khí |
Các loại khác |
|
Độ trong suốt không nhỏ hơn, cm |
40 |
20 |
Độ cứng toàn phần, µgđl/kg |
30 |
100 |
Hàm lượng oxy hòa tan (đối với nồi có công suất từ 2 t/h trở lên), µg/kg |
50 |
100 |
Đối với nồi hơi không có bộ hâm nước hoặc có bộ hâm nước bằng gang thì hàm lượng oxy hòa tan cho phép đến 100 µg/kg.
15.6.2. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp quy định cho lò hơi tuần hoàn tự nhiên có áp suất đến 4 MPa được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp cho nồi hơi tuần hoàn tự nhiên
Các chỉ tiêu |
Áp suất làm việc của nồi hơi, MPa |
|||
đến 0,9 |
đến 1,4 |
đến 2,4 |
đến 4,0 |
|
Độ trong suốt, không nhỏ hơn, cm |
30 |
40 |
40 |
40 |
Độ cứng toàn phần, µgđl/kg |
30* 40 |
15* 20 |
10* 15 |
5* 10 |
Hàm lượng các hợp chất sắt, µg/kg |
không quy định |
300* không quy định |
100* 200 |
50* 100 |
Hàm lượng các hợp chất đồng, µg/kg |
Không quy định |
10* Không quy định |
||
Hàm lượng ôxy hòa tan (đối với nồi hơi có công suất từ 2 t/h trở lên)**, µgdl/kg |
50* 100 |
30* 50 |
20* 50 |
20* 30 |
Trị số pH ở 25 oC*** |
8,5 ÷ 10,5*** |
|||
Hàm lượng các sản phẩm có nguồn gốc dầu lửa, mg/kg |
5 |
3 |
3 |
0,5 |
CHÚ THÍCH
* Trị số trên dùng cho nồi hơi sử dụng nhiên liệu lỏng, khí; trị số dưới dùng cho các loại nhiên liệu khác.
** Dùng cho nồi hơi không có bộ hâm nước hoặc có bộ hâm nước bằng gang, hàm lượng oxy hòa tan cho phép đến 100 µg/kg với nhiên liệu bất kỳ.
*** Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể hạ thấp trị số pH đến 7,0.
15.6.3. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp yêu cầu cho nồi hơi tuần hoàn tự nhiên có áp suất trên 4 MPa được nêu trong Bảng 3.
Bảng 3. Chất lượng nước cấp
TT |
Chỉ tiêu |
Áp suất từ 4 đến ≤ 10MPa |
Áp suất > 10MPa |
Ghi chú |
1 |
Tổng hàm lượng cation của các muối hòa tan quy đổi về cation natri, mg/kg |
- |
≤ 50 |
|
2 |
Độ cứng toàn phần, µgđl/kg |
5 |
3 |
|
3 |
Hàm lượng silic tính đổi về SiO32, µg/kg |
≤ 80 |
≤ 40 |
|
4 |
Oxy, µg/kg |
≤ 20 |
≤ 10 |
|
5 |
Hydrazin, µg/kg N2H4 |
30 - 100 |
30 - 100 |
|
6 |
pH |
9,1 ± 0,1 |
9,1 ± 0,1 |
|
7 |
Amoniac, µg/kg |
1000 |
1000 |
|
8 |
Các liên kết sắt tính đổi về Fe, µg/kg |
≤ 10 |
≤ 5 |
|
9 |
Tổng các liên kết nitrits và nitrat, µg/kg |
≤ 20 |
≤ 20 |
|
10 |
Các sản phẩm dầu, mg/kg |
≤ 0,3 |
≤ 0,3 |
|
11 |
Natri sulfit, mg/kg |
≤ 2 |
- |
|
15.6.4. Chỉ tiêu chất lượng nước cấp cho nồi hơi trực lưu ở tất cả các áp suất, khi nồi hơi sử dụng nước ngưng không có sắt và muối với các tỷ lệ nước ngưng 100% và 30 - 50% được nêu trong Bảng 4
Bảng 4. Chất lượng nước cấp cho nồi hơi trực lưu ở tất cả các áp suất
TT |
Chỉ tiêu |
Khi sử dụng 100% nước ngưng |
Khi sử dụng 30% - 50% nước ngưng với việc lọt nước làm mát dưới 0,006% |
1 |
Tổng hàm lượng cation của các muối hòa tan quy đổi về Na, mg/kg |
≤ 5 |
≤ 5 |
2 |
Độ cứng toàn phần, µgđl/kg |
≤ 0,2 |
≤ 0,3 |
3 |
Axit silic tính đổi về SiO32, µg/kg |
≤ 15 |
≤ 30 |
4 |
Oxy, µg/kg O2 |
≤ 10 |
≤ 10 |
5 |
Hydrazin, µg/kg N2H4 |
20 - 60 |
20 - 60 |
6 |
pH |
9,1 ± 0,1 |
9,1 ± 0,1 |
7 |
Amoniac, µg/kg |
800 |
800 |
8 |
Các liên kết sắt tính đổi về Fe, µg/kg |
≤ 10 |
≤ 15 |
9 |
Các liên kết đồng tính đổi về Cu, µg/kg |
< 5 |
< 7 |
10 |
Dầu |
vết |
vết |
15.7. Chỉ tiêu chất lượng nước nồi hơi (nước trong nồi hơi) của các loại nồi hơi tuần hoàn tự nhiên hay cưỡng bức, do nhà chế tạo nồi hơi quy định, tùy theo kết cấu nồi hơi, phương pháp tổ chức bốc hơi, phương pháp dùng hóa chất xử lý nước nồi hơi, v.v.
Chương 4. Tính độ bền các bộ phận chịu áp lực
1. Xác định nhiệt độ tính toán
1.1. Nhiệt độ tính toán (T) của thành được dùng để thiết kế tính toán độ bền các bộ phận nồi hơi và trong mọi trường hợp không được lấy thấp hơn 250°C.
1.2. Bao hơi, bao nước, thân nồi hơi, ống góp và các chi tiết chịu áp lực tương tự được chọn như sau:
1.2.1. Các bộ phận không bị đốt nóng bởi khí xả nóng và các bộ phận được bảo vệ đầy đủ đối với khí xả nóng thì nhiệt độ T phải bằng nhiệt độ lớn nhất của nước nóng hay hơi nước nằm bên trong;
CHÚ THÍCH: Việc đặt bên ngoài một lớp vật liệu chịu lửa hay cách nhiệt có khả năng bị bong tróc ra khỏi bề mặt cần bảo vệ không được coi là bảo vệ đầy đủ.
1.2.2. Các bộ phận bị đốt nóng bởi khói nóng thì T là nhiệt độ trung nồi hơi của thành do nhà chế tạo tính toán xác định, nhưng phải lấy lớn hơn nhiệt độ lớn nhất của nước hoặc hơi nước bên trong đó ít nhất là 250C.
Bao hơi và ống góp có chiều dày lớn hơn 22 mm không được tiếp xúc trực tiếp với khí xả nóng có nhiệt độ cao hơn 650°C, trừ khi có các biện pháp làm mát thích hợp.
1.2.3. Khi xác định nhiệt độ lớn nhất của hơi quá nhiệt phải tính đến các yếu tố sau đây:
(1) Lượng nhiệt lượng của khói dẫn vào các dàn ống của bộ quá nhiệt, sự chênh lệch nhiệt độ của hơi ở các dàn ống phía trước đưa vào và sự sai lệch so với điều kiện chạy lý tưởng;
(2) Sự không đồng đều về nhiệt độ và lưu lượng của khói nóng trong mặt cắt ngang bất kỳ nào của đường dẫn khói.
Khi nhiệt độ của hơi nước không quá 425°C thì sự chênh lệch từ 15°C trở xuống phải được bổ sung vào trị số nhiệt độ này, khi nhiệt độ của hơi nước cao hơn 425°C thì chỉ trong các trường hợp đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ dưới 15°C mới được bổ sung vào trị số nhiệt độ này.
1.3. Các ống nồi hơi
Đối với các ống nồi hơi nhiệt độ thành ống T phải được lấy:
1.3.1. Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt đối lưu, lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa ở áp suất tính toán một trị số nhỏ nhất là 25°C;
1.3.2. Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt bức xạ, lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa ở áp suất tính toán một trị số nhỏ nhất là 50°C.
1.4. Các ống của bộ quá nhiệt và tái quá nhiệt hơi thì nhiệt độ thành ống T phải được lấy:
1.4.1. Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt đối lưu, lớn hơn nhiệt độ của hơi ra khỏi bộ phận khảo sát một trị số ít nhất là 35°C;
1.4.2. Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt bức xạ, lớn hơn nhiệt độ hơi ra khỏi bộ phận khảo sát một trị số ít nhất là 50°C;
1.4.3. Đối với các ống của bộ quá nhiệt và tái quá nhiệt chịu tác dụng trực tiếp của nhiệt bức xạ từ buồng lửa, hoặc khi nhiệt độ của hơi đi ra khỏi bộ phận khảo sát vượt quá 425°C thì việc xác định nhiệt độ thành phải chú ý đến các yếu tố sau:
(1) Sự sai lệch lưu lượng hơi nước ở trong từng ống riêng biệt so với giá trị trung nồi hơi do điều kiện khác biệt chỗ hơi đi vào và đi ra, cũng như khác nhau về dung sai chiều dày và đường kính ống;
(2) Sự gia tăng dòng nhiệt cũng như độ tăng nhiệt độ hơi nước ở đường vào do sai lệch bề mặt đốt nóng phía trước và sai lệch về điều kiện cháy lý tưởng;
(3) Sự không đồng đều về nhiệt độ và lưu lượng của khói nóng tại mặt cắt ngang bất kỳ nào của đường dẫn khói.
1.5. Các ống của bộ hâm nước, nhiệt độ thành ống T được chọn theo trị số lớn hơn của hai trị số sau:
1.5.1. Nhiệt độ bão hòa của nước ứng với áp suất thiết kế của nồi hơi;
1.5.2. Nhiệt độ làm việc của nước bên trong ống ứng với áp suất thiết kế +25°C.
1.6. Các ống gắn liền với các bộ phận như ống liên thông, ống nối... không bị khói nóng đốt nóng thì nhiệt độ thành ống T được lấy là nhiệt độ lớn nhất của nước nóng bên trong ống.
1.7. Các bộ phận ở xa ống góp cuối cùng của bộ quá nhiệt hoặc bộ tái quá nhiệt do được bố trí kết cấu thích hợp nên các yếu tố chênh lệch về nhiệt độ và lưu lượng dòng khói trong mặt cắt ngang bất kỳ của đường dẫn khói không thể có ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt độ hơi nước thì nhiệt độ thành T của các bộ phận đó được lấy bằng nhiệt độ danh định của hơi ở đầu ra bộ quá nhiệt hoặc bộ tái quá nhiệt với điều kiện là trong làm việc:
1.7.1. Nhiệt độ trung nồi hơi trong một năm vận hành không được vượt quá nhiệt độ thiết kế, và
1.7.2. hoặc:
(1) Đối với các hệ thống có nhiệt độ danh định ≤ 380°C, độ dao động nhiệt độ không vượt quá trên 10% nhiệt độ thiết kế, hoặc
(2) Đối với các hệ thống có nhiệt độ danh định > 380°C:
(a) Độ dao động nồi hơi thường của nhiệt độ không vượt quá trên 8 °C nhiệt độ danh định, và
(b) Độ dao động không nồi hơi thường của nhiệt độ không vượt quá trên 20°C so với nhiệt độ danh định trong thời gian nhiều nhất là 400 giờ trong 1 năm, hoặc 30°C so với nhiệt độ danh định trong thời gian tối đa là 100 giờ trong 1 năm, hoặc 40°C so với nhiệt độ danh định trong thời gian tối đa là 60 giờ trong 1 năm.
Khi nhiệt độ lớn nhất vượt quá các giới hạn nói trên thì nhiệt độ thành phải được tăng lên một lượng bằng lượng vượt quá đó.
CHÚ THÍCH
1. Các giới hạn nêu trong 1.7.1 và 1.7.2 đưa ra dựa trên các giá trị thực tế của các hệ thống điều khiển hiện đại và nồi hơi đáp ứng các đòi hỏi của phụ tải nồi hơi thường. Trách nhiệm của nhà đặt hàng là phải báo cho nhà chế tạo về các trường hợp gây cản trở việc đạt được các giới hạn này khi đặt hàng. Trách nhiệm của nhà đặt hàng là phải đảm bảo nồi hơi vận hành trong các giới hạn nêu trên hoặc đã được thỏa thuận khác;
2. Nhiệt độ tính toán của thành các bộ phận của nồi hơi ống lửa - ống lò.
Nhiệt độ tính toán của thành các bộ phận của nồi hơi ống lửa - ống lò theo đúng chỉ dẫn trong 3.4 của TCVN 6413:1998.
2. Xác định ứng suất cho phép
2.1. Ứng suất cho phép đối với vật liệu mới chế tạo được xác định dựa theo chủng loại vật liệu sử dụng và theo nhiệt độ tính toán của vật liệu, được xác định theo các bảng đặc tính các loại thép. Xem Phụ lục B.
2.2. Đối với vật liệu của các nồi hơi cũ, độ bền của thép đã giảm đi do kim loại đã bị đốt nóng, bị ăn mòn, mài mòn thì cần lấy mẫu để kiểm tra cơ tính, từ đó xác định ứng suất cho phép. Chỗ cắt lấy mẫu thép để kiểm tra cơ tính phải là nơi đã chịu các điều kiện làm việc nặng nề nhất.
Khi đó ứng suất cho phép sẽ là trị số nhỏ trong hai trị số xác định sau:
Trong đó: nB, nC - hệ số dự trữ bền khi tính ứng suất cho phép theo độ bền kéo (σB) hoặc theo giới hạn chảy (σC) ở điều kiện nhiệt độ trong phòng (200C):
nB = 3,0
nC = 1,65
khi tính ứng suất cho phép theo độ bền kéo hoặc giới hạn chảy ở nhiệt độ làm việc thì hệ số nB và nC do người thiết kế xác định.
2.3. Khi không có các nhãn hiệu của thép dùng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi tương ứng ở phụ lục thì ứng suất cho phép cũng được xác định tương tự như trong 2.2 khi ấy các trị số giới hạn bền σB20, giới hạn chảy σC20 được xác định từ thí nghiệm mẫu thép mới trước khi chế tạo.
Việc thí nghiệm xác định giới hạn bền σB20 và giới hạn chảy σC20 được thực hiện cho tất cả các loại thép khi đặc tính của thép có những sai lệch so với đặc tính của các nhãn hiệu thép đã cho. (Xem các Bảng B.1 đến B.15, tại Phụ lục B) cũng như các loại thép không rõ hoặc nghi ngờ về nguồn gốc và nhãn hiệu.
2.4. Cho phép nội suy trị số ứng suất cho phép khi nhiệt độ tính toán nằm trong phạm vi hai trị số nhiệt độ cho trong các bảng đặc tính thép. Trị số làm tròn lấy về phía giảm.
3. Tính độ bền thân hình trụ, bao hơi, bao nước, ống góp, thân nồi hơi
3.1. Chiều dày tối thiểu của thân hình trụ chịu áp suất trong được xác định theo công thức sau:
hoặc
- Áp suất cho phép của môi chất trong thân hình trụ:
Trong mọi trường hợp, chiều dày thân hình trụ của bao hơi, bao nước, thân nồi hơi có đường kính trong trên 600 mm không nhỏ hơn 6 mm, khi đường kính trong dưới 600 mm - không nhỏ hơn 5 mm; của ống góp - không nhỏ hơn 4 mm.
3.2. Hệ số làm yếu do hàn được xác định tùy theo phương pháp hàn
- Khi hàn bằng tay một phía, lấy j = 0,7;
- Khi hàn bằng tay hai phía, lấy j = 0,95;
- Khi hàn bằng tay một phía có miếng lót, lấy j = 0,9;
- Khi hàn tự động một phía, lấy j = 0,8;
- Khi hàn tự động hai phía, lấy j = 1,0.
3.3. Hệ số làm yếu do khoét lỗ
3.3.1. Khi các dày lỗ đặt song song:
- Theo phương dọc trục: lấy jd =
- Theo phương ngang trục: jn =
3.3.2. Khi dẫy lỗ đặt so le, phải tính thêm hệ số làm yếu theo phương chéo:
3.3.3. Khi các lỗ có đường kính khác nhau, hệ số làm yếu bởi khoét lỗ có thể xác định theo các chỉ dẫn sau:
a) Nếu các lỗ trong cùng một dãy có đường kính khác nhau nhưng là xen kẽ khác nhau đều đặn thì xác định kích thước khoảng cách của một nhóm lỗ xen kẽ khác nhau đều đặn, được coi là bước t, còn đường kính lỗ là tổng các đường kính lỗ trong nhóm.
b) Giữa 2 dẫy lỗ có đường kính khác nhau, do đó các lỗ không thể đặt song song mà là so le nên phải tính hệ số làm yếu theo phương chéo theo cả 2 kích thước đường chéo nếu các kích thước này là khác nhau;
c) Trên đây chỉ là những quy định tổng quát, trong thực tế các lỗ khoét có vị trí, kích thước có thể rất khác nhau tùy theo mỗi nồi hơi, người thiết kế phải có những tính toán hệ số làm yếu cho từng trường hợp cụ thể.
Hình 6 giới thiệu về một số dạng bố trí lỗ trên thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp
3.3.4. Hệ số làm yếu do khoét lỗ được chọn là trị số nhỏ nhất trong các trị số được xác định từ j, 2j1, kcjc.
với kc - hệ số hiệu chỉnh cho phương chéo, được xác định như sau:
(các kích thước b, a được chỉ trên Hình 6 (b))
3.4. Các hệ số làm yếu do hàn, do khoét lỗ được kể đến như là một số hiệu chỉnh về độ giảm ứng suất cho phép của kim loại. Hệ số làm yếu tính toán là trị số nhỏ nhất trong hai trị số của hệ số làm yếu do hàn và trị số nhỏ nhất của hệ số làm yếu do khoét lỗ (xác định theo 3.3.4).
3.5. Hệ số hiệu chỉnh C
C = 1 mm khi thép tấm dùng để chế tạo có chiều dày < 20 mm.
C = 0 khi thép tấm chế tạo có chiều dày ≥ 20 mm.
3.6. Chiều dày của thân hình trụ chịu áp suất ngoài, trừ ống lò của lò hơi ống lò, lấy tăng thêm 1,4 lần so với chiều dày tính được khi chịu áp suất trong.
Hình 6. Một số dạng khoét lỗ
4. Tính độ bền đáy
4.1. Tính đáy elíp
4.1.1. Xác định chiều dày tối thiểu khi chịu áp suất trong:
trong đó
K là hệ số hiệu chỉnh về hình dạng đáy và có hay không có khoét lỗ xác định theo 4.1.2.
4.1.2. Xác định hệ số hiệu chỉnh K
Hệ số hiệu chỉnh K được xác định theo đồ thị chỉ trên Hình 7.
Hình 7. Xác định hệ số hiệu chỉnh K về hình dạng đáy
4.1.3. Tính đáy elíp chịu áp suất ngoài
Chiều dày tối thiểu của đáy elíp chịu áp suất ngoài lấy bằng 1,7 lần trị số tính được theo 4.1.1 khi chịu áp suất trong.
4.2. Tính đáy cầu
4.2.1. Chiều dày tối thiểu của đáy cầu khi chịu áp suất trong
4.2.2. Chiều dày tối thiểu của đáy cầu khi chịu áp suất ngoài lấy bằng 1,5 lần trị số tính được theo 4.2.1 khi chịu áp suất trong.
4.3. Tính độ bền đáy phẳng
Độ bền của đáy phẳng phụ thuộc vào dạng nối đáy phẳng với thân hình trụ (các dạng nối trên Hình 2). Chiều dày nhỏ nhất của đáy phẳng được xác định như sau:
4.3.1. Khi đáy không khoét lỗ:
4.3.2. Khi đáy có khoét lỗ ở tâm:
Với y - hệ số kể đến ảnh hưởng bởi việc khoét lỗ trên đáy, được xác định theo đồ thị trên Hình 8 tùy thuộc vào tỷ lệ đường kính lỗ khoét với đường kính đáy.
Hình 8. Xác định hệ số hiệu chỉnh y
4.3.3. Khi khoét lỗ không ở chính tâm:
4.3.4. Trong mọi trường hợp, chiều dày tính được của đáy phẳng phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày phần hình trụ.
5. Tính độ bền các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi ống lò ống lửa như hợp lửa, ống lò, buồng quạt, thanh giằng... Theo các quy định trong TCVN 6413:1998.
6. Tính độ bền của ống
6.1. Ống dùng cho nồi hơi là ống của các bề mặt trao đổi nhiệt như dàn ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, ống dẫn hơi, nước.
6.2. Tính độ bền của ống cũng tương tự như tính độ bền thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp.
6.3. Trong mọi trường hợp, chiều dày tính được của ống không được nhỏ hơn chiều dày tối thiểu theo Bảng 5.
Bảng 5. Chiều dày tối thiểu của ống, mm
Đường kính định mức của ống F, mm |
Khi chịu áp suất trong |
Khi chịu áp suất ngoài |
≤ 38 |
1,75 |
2,28 |
38 < F ≤ 51 |
2,16 |
2,81 |
51 < F ≤ 70 |
2,40 |
3,12 |
70 < F ≤ 76,1 |
2,60 |
3,38 |
76,1 < F ≤ 88,9 |
3,05 |
3,96 |
88,9 < F ≤ 101,6 |
3,28 |
4,26 |
101,6 < F ≤ 127,6 |
3,50 |
- |
7. Tính gia cường lỗ khoét trên thân hình trụ, đáy
7.1. Xác định đường kính lỗ lớn nhất cho phép không cần gia cường
7.1.1. Đối với thân hình trụ
7.1.2. Đối với đáy
7.2. Tính độ bền gia cường lỗ nhờ hàn thêm ống nối
Khi lỗ khoét có đường kính lớn hơn các trị số dmax xác định được trong 7.1.1 và 7.1.2 thì cần được gia cường.
7.2.1. Khi gia cường nhờ hàn thêm đầu ống nối
7.2.2. Khi gia cường nhờ hàn thêm ống nối có miếng đệm một phía ở mặt trong hay ngoài
7.2.3. Khi gia cường nhờ hàn thêm ống nối có miếng đệm hai phía.
Chương 5. Các yêu cầu về chế tạo, thử nghiệm và lắp đặt
1. Quy trình công nghệ chế tạo
Quy trình công nghệ chế tạo được lập phải có các nội dung sau đây:
1.1. Kiểm tra xác nhận các vật liệu được sử dụng để chế tạo các bộ phận. Phải sắp xếp có trật tự các vật liệu ở trong kho để tránh nhầm lẫn, đặc biệt khi sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau.
1.2. Việc tạo hình nguội đối với các tấm vật liệu
Quá trình tạo hình phải đảm bảo tránh làm chai bề mặt, cũng như gây ra các khuyết tật như rạn, nứt, tách lớp...
1.3. Khi tạo hình thân bao hơi, bao nước và các thân hình trụ cũng như các bộ phận hình trụ khác có thể dùng phương pháp rèn, cán, dập. Độ chênh lệch giữa đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong bất kỳ mặt cắt ngang nào cũng không được vượt quá 1%.
1.4. Khi gia công các thành phẳng như hộp lửa, mặt sàng phải tính đến bán kính cong chuyển tiếp, các phương pháp gia cường, các mối hàn nối, các lỗ khoan và yêu cầu chất lượng lỗ cũng như chất lượng của bề mặt công các tấm.
1.5. Ống góp và các bộ phận chịu áp lực tương tự
1.5.1. Phải kiểm tra bề mặt ngoài và đặc biệt bên trong ống góp. Trường hợp cần thiết phải dùng các phương pháp kiểm tra không phá hủy để kiểm tra chất lượng kim loại trước khi gia công các lỗ hay uốn ống.
1.5.2. Khi uốn ống phải đảm bảo trị số dung sai cho phép về độ méo đường kính và độ làm mỏng chiều dày thành ống.
1.6. Quá trình gia công chế tạo các ống bằng thép hay sử dụng các loại ống đã cán sẵn cần chú ý như sau:
1.6.1. Đối với công tác hàn
1.6.1.1. Gia công vát mép, chất lượng gia công mép vát và yêu cầu về lắp ghép để hàn;
1.6.1.2. Yêu cầu về tay nghề của thợ hàn;
1.6.1.3. Các nhãn hiệu que hàn, dây hàn, phương pháp hàn và thử đặc tính công nghệ hàn;
1.6.1.4. Trình tự hàn các đường hàn, cũng như bố trí các lớp hàn, đường hàn trong một tiết diện;
1.6.1.5. Các yêu cầu về chất lượng mối hàn.
1.6.2. Vấn đề nhiệt luyện các mối hàn, các chi tiết sau khi gia công xong; việc đốt nóng khi gia công cũng như đánh giá chất lượng sau khi nhiệt luyện.
1.6.3. Vấn đề nghiệm thu, thử nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thiết bị, bộ phận sau khi gia công và chế tạo xong.
2. Giám sát chế tạo và thử nghiệm
2.1. Giám sát chế tạo
2.1.1. Trước khi chế tạo, các bản vẽ thiết kế, tài liệu và quy trình công nghệ phải được thẩm định để làm căn cứ trong giám sát chế tạo.
2.1.2. Khi chế tạo mỗi nồi hơi hay nồi đun nước nóng đều phải qua giám sát trong quá trình chế tạo cho đến khi xuất xưởng để đảm bảo rằng các vật liệu dùng cho các bộ phận, việc chế tạo và các phương pháp thử phù hợp với các quy định trong Quy chuẩn này.
2.1.3. Công việc giám sát trong chế tạo gồm:
2.1.3.1. Đánh giá năng lực thợ hàn, quy trình hàn, nhân viên kiểm tra không phá hủy;
2.1.3.2. Các vật liệu và chất lượng đưa vào để chế tạo các bộ phận;
2.1.3.3. Các quá trình gia công chế tạo;
2.1.3.4. Các công việc kiểm tra trong chế tạo và kiểm tra lần cuối cùng (xuất xưởng);
2.1.3.5. Các tài liệu, bản vẽ và việc lập hồ sơ xuất xưởng.
2.1.4. Công việc giám sát vật liệu và chất lượng vật liệu gồm:
2.1.4.1. Nhãn hiệu của các loại vật liệu: thép tấm, thép ống, thép thanh, thép hình, vật liệu hàn... cũng như các kích thước của chúng so với yêu cầu trong quy trình chế tạo;
2.1.4.2. Tình trạng kỹ thuật và chất lượng của vật liệu như: mức độ gỉ mòn, rạn, phân lớp...
2.1.4.3. Việc bảo quản vật liệu ở trong kho, cũng như việc sắp xếp để tránh nhầm lẫn...
Trường hợp khi có nghi ngờ về nhãn hiệu hoặc chất lượng kim loại thì có thể yêu cầu nhà chế tạo tiến hành kiểm tra bằng các phương pháp kiểm tra thích hợp như: phân tích quang phổ, kiểm tra siêu âm, phân tích thành phần hóa học, thí nghiệm cơ tính... khi các kết quả kiểm tra nêu trên đạt yêu cầu thì mới đưa vật liệu đó vào gia công chế tạo.
2.1.5. Việc giám sát kiểm tra trong chế tạo có thể tiến hành thường xuyên, liên tục, nhưng đặc biệt phải tiến hành ở các giai đoạn sau:
2.1.5.1. Khi nhận các tấm về phải so sánh nhãn hiệu kim loại với hồ sơ vật tư, các thành phần hóa học và cơ tính. Tiến hành đo chiều dầy để so sánh dung sai và xem xét bề mặt kim loại;
2.1.5.2. Việc sắp xếp và bảo quản trong kho trước khi đưa vật liệu ra gia công;
2.1.5.3. Khi các tấm thân và đáy nồi hơi đã được tạo hình để đưa gá lắp hoặc hàn đính xong;
2.1.5.4. Trong giai đoạn hàn: kiểm tra vật liệu hàn, tiến hành thí nghiệm đặc tính công nghệ que hàn, việc đặt các mẫu thử của các mối hàn, bắt đầu hàn mối hàn và kết thúc mối hàn; kiểm tra kích thước hình học mối hàn;
2.1.5.5. Xem xét việc gia công các mẫu để thí nghiệm cơ tính, cũng như các kết quả siêu âm, chụp tia xuyên qua mối hàn;
2.1.5.6. Khi các lỗ khoan đã khoan xong xem xét kích thước các lỗ khoan so với bản vẽ, cũng như chất lượng của bề mặt lỗ khoan;
2.1.5.7. Xem xét công việc nhiệt luyện các mối hàn, biểu đồ nâng, duy trì nhiệt độ và làm nguội mối hàn;
2.1.5.8. Kiểm tra kích thước của nồi hơi khi đã chế tạo xong kiểm tra bề mặt bên trong và bên ngoài cũng như quá trình thử thủy lực;
2.1.5.9. Đóng biển và ghi thông số của nồi hơi;
2.1.5.10. Tập hợp tài liệu kỹ thuật, các chứng chỉ và lập hồ sơ xuất xưởng.
2.1.6. Việc hàn các mẫu thử để tiến hành thí nghiệm cơ tính các mối hàn thân nồi hơi, bao hơi, bao nước và các bộ phận hình trụ khác theo quy định của TCVN 6008:1995 hoặc theo quy trình công nghệ chế tạo khi quy trình này có quy định cao hơn.
2.1.7. Phải tiến hành kiểm tra bằng siêu âm hay chụp các tia xuyên qua 100% các mối hàn giáp mép, chồng mép của thân nồi hơi, bao hơi, bao nước, ống góp, các bộ phận hình trụ khác và các đáy. Đối với các mối hàn của hệ thống ống (trừ ống góp) phải kiểm tra bằng siêu âm hay chụp tia xuyên qua theo tỷ lệ sau:
2.1.7.1. 25% số lượng hay chiều dài mối hàn đối với các nồi hơi có áp suất dưới 3,9 MPa;
2.1.7.2. 50% số lượng hay chiều dài mối hàn đối với các nồi hơi có áp suất từ 3,9 đến 10,0 MPa;
2.1.7.3. 100% số lượng hay chiều dài mối hàn đối với các nồi hơi có áp suất trên 10,0 MPa.
2.1.8. Đối với các mối hàn góc hay chữ T của các đáy hoặc các ống vào bao hơi, bao nước, thân nồi hơi, các thành phẳng, mặt sàng không thực hiện được việc kiểm tra bằng siêu âm thì tiến hành chụp các tia xuyên qua.
2.1.9. Trước khi xuất xưởng nồi hơi phải được thử thủy lực sau khi hoàn chỉnh trọn bộ nồi hơi.
Đối với các nồi hơi lớn, có nhiều bộ phận riêng biệt và chỉ có thể hoàn chỉnh trọn bộ tại nơi lắp đặt thì phải thử thủy lực từng bộ phận riêng biệt tại nhà chế tạo và phải cấp chứng chỉ cho từng bộ phận riêng biệt đó.
2.2. Xác định áp suất thử thủy lực sau khi chế tạo
2.2.1. Căn cứ để xác định áp suất thử thủy lực là áp suất thiết kế nồi hơi và các bộ phận liên quan, ký hiệu là p cho tất cả các loại nồi hơi.
2.2.2. Áp suất thử thủy lực đối với nồi hơi sau khi chế tạo xong trọn bộ theo quy định trong Bảng 6.
Bảng 6. Áp xuất thử thủy lực nồi hơi
Áp suất thiết kế, MPa |
Áp suất thử thủy lực, MPa |
p ≤ 0,5 |
2p nhưng không nhỏ hơn 0,2 MPa |
p > 0,5 |
1,5 p nhưng không nhỏ hơn 1 MPa |
2.2.3. Khi thử riêng bộ hâm nước và bộ quá nhiệt thì áp suất thử thủy lực quy định trong Bảng 7.
Bảng 7. Áp suất thử thủy lực bộ hâm nước và bộ quá nhiệt
Tên bộ phận |
Áp suất thiết kế, MPa |
Áp suất thử thủy lực, MPa |
Bộ hâm nước ngắt được |
p |
1,5p |
Bộ hâm nước không ngắt được |
p |
2,0p |
Bộ quá nhiệt |
p |
1,5p |
2.3. Trình tự thử thủy lực sau chế tạo
2.3.1. Thử bằng nước đã được lắng trong có nhiệt độ dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường chung quanh quá 5oC.
2.3.2. Thời gian duy trì áp suất thử thủy lực là 30 min.
2.3.3. Việc tăng hoặc giảm áp suất phải làm từ từ để các bộ phận co giãn đều, đặc biệt khi nâng từ áp suất thiết kế đến áp suất thử.
2.3.4. Mọi việc kiểm tra, gõ búa lên thành các bộ phận hoặc mối nối chỉ được thực hiện khi đã hạ áp suất thử xuống bằng áp suất thiết kế.
2.3.5. Cấm dùng môi chất khí để thử thủy lực các nồi hơi.
2.4. Xác định kết quả thử thủy lực sau chế tạo
2.4.1. Thử thủy lực được coi là đạt chất lượng khi:
2.4.1.1. Không có hiện tượng nứt, rạn;
2.4.1.2. Không có các bụi nước, hạt nước chảy qua các mối núc, mối nối ren, bích, van;
2.4.1.3. Không có hiện tượng rịn mồ hôi, đọng sương trên các mối hàn;
2.4.1.4. Không có hiện tượng biến dạng;
Nếu có hiện tượng rịn nước qua các van, bích nối, ren nối với phụ kiện mà áp suất thử không bị giảm quá 3% trong thời gian duy trì áp suất thử (30 phút) thì cũng coi như đạt yêu cầu.
3. Yêu cầu về lắp đặt
3.1. Yêu cầu về chiếu sáng
3.1.1. Khu vực đặt nồi hơi phải đủ ánh sáng về ban ngày cũng như ban đêm. Những chỗ do điều kiện kỹ thuật không thể thực hiện chiếu sáng tự nhiên thì thực hiện chiếu sáng nhân tạo. Tiêu chuẩn về chiếu sáng không được thấp hơn tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng nơi làm việc trên các công trình biển.
3.1.2. Phải bố trí hệ thống chiếu sáng dự phòng cho những vị trí sau:
3.1.2.1. Tủ hoặc trung tâm điều khiển;
3.1.2.2. Mặt trước và lối đi giữa các nồi hơi, phía sau và phía trên nồi hơi;
3.1.2.3. Đặt thiết bị đo lường, đo mức nước;
3.1.2.4. Buồng thải tro xỉ;
3.1.2.5. Buồng đặt quạt gió, quạt hút khói;
3.1.2.6. Buồng đặt các két chứa nhiên liệu lỏng và thiết bị khử khí;
3.1.2.7. Đặt thiết bị xử lý nước, cấp nước;
3.1.2.8. Các sàn và cầu thang;
3.1.2.9. Buồng đặt bơm.
3.1.3. Thiết bị chiếu sáng chính và dự phòng, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn về điện.
3.2. Vị trí nồi hơi
3.2.1. Khoảng cách từ mặt trước nồi hơi đến phần nhô ra của buồng đốt nồi hơi đặt đối diện không được nhỏ hơn trị số sau đây:
3.2.1.1. 1 m đối với các nồi hơi dùng nhiên liệu lỏng và khí;
3.2.1.2. Đối với các nồi hơi có công suất hơi không lớn hơn 2 tấn/giờ, khoảng cách này có thể cho phép dưới 2 m trong các trường hợp cụ thể sau:
1) Đối với nồi hơi dùng nhiên liệu rắn đốt bằng phương pháp thủ công có khoảng cách thao tác không quá 1 m;
2) Đối với nồi hơi không cần phải thao tác buồng đốt từ mặt trước.
3.2.1.3. Các trường hợp khác khoảng cách này không được nhỏ hơn 3 m.
3.2.2. Ở mặt trước của nồi hơi được phép lắp đặt các thiết bị phụ trợ và bảng điều khiển với điều kiện chiều rộng lối đi lại giữa chúng không nhỏ hơn 1,5 m và không cản trở cho việc thao tác, vận hành nồi hơi.
3.2.3. Đối với các nồi hơi cần thao tác ở hai bên sườn (thổi bụi, vệ sinh mương khói, bao hơi, ống góp...) thì khoảng cách này phải đủ rộng, không gây trở ngại cho việc thao tác và không cho phép nhỏ hơn:
3.2.3.1 1,5 m đối với nồi hơi có công suất hơi đến 4 tấn/giờ;
3.2.3.2 2,0 m đối với nồi hơi có công suất hơi trên 4 tấn/giờ.
3.2.4. Đối với các nồi hơi không cần phải thao tác ở hai bên sườn thì chiều rộng các lối qua lại giữa các nồi hơi với nhau hay giữa nồi hơi với tường của nhà đặt nồi hơi phải không nhỏ hơn 1m.
Chiều rộng lối qua lại giữa các phần nhô ra riêng biệt của bộ phận được bảo ôn, hoặc giữa các phần nhô này với phần nhô của nhà đặt nồi hơi (giá đỡ, cột chống, thang, sàn...) phải không nhỏ hơn 0,7 m.
Trường hợp không bố trí lối đi lại đến bao hơi, bộ hâm nước, thì chiều cao từ chúng tới bộ phận thấp nhất của mái phía trên không được nhỏ hơn 0,7 m.
3.3. Yêu cầu về sàn thao tác và cầu thang
3.3.1. Cầu thang và sàn thao tác cố định phải có tay vịn và lan can vững chắc bằng vật liệu không cháy. Lan can cao không dưới 0,8 m, phía dưới lan can là thành kín cao ít nhất 100 mm.
Các sàn và cầu thang qua lại phải có lan can ở cả hai bên. Sàn có chiều dài lớn hơn 5 m phải có ít nhất hai cầu thang đặt ở hai đầu sàn.
3.3.2. Không được làm sàn và bậc cầu thang bằng một thanh kim loại tròn nhẵn hoặc tấm kim loại mặt nhẵn.
3.3.3. Các kích thước cơ bản của thang như sau:
3.3.3.1 Chiều rộng của cầu thang không nhỏ hơn 600 mm;
3.3.3.2 Chiều cao giữa hai bậc không lớn hơn 200 mm;
3.3.3.3 Chiều rộng của mỗi bậc không nhỏ hơn 80 mm.
Cầu thang có chiều cao lớn phải làm sàn nghỉ. Khoảng cách giữa các sàn nghỉ không lớn hơn 4 m. Cầu thang cao hơn 1,5 m phải có độ dốc không quá 50oC.
3.3.3.4 Chiều rộng của sàn thao tác các thiết bị phụ trợ, đo kiểm không được nhỏ hơn 800 mm; chiều rộng của các sàn ở các chỗ khác không được nhỏ hơn 600 mm.
Trên mặt sàn hoặc các bậc thang phải có khoảng trống cao ít nhất 2 m.
3.3.3.5 Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ sàn thao tác đến mức trung nồi hơi của thiết bị đo mức nước không được nhỏ hơn 1 m và không lớn hơn 1,5 m.
3.4. Hệ thống cấp nhiên liệu
3.4.1. Các két và thùng chứa nhiên liệu lỏng hay khí phải để ngoài buồng nồi hơi. Trường hợp đặc biệt, cho phép đặt thùng, két chứa không quá 0,5 tấn nhiên liệu lỏng hay khí hóa lỏng trong buồng nồi hơi.
3.4.2. Buồng chứa nhiên liệu lỏng phải có tường ngăn, trần làm bằng vật liệu không cháy và có cửa riêng đi ra ngoài. Nơi đặt các két và thùng phải được thông gió ra khí quyển; ngoài ra các két phải có thiết bị khống chế tràn dầu, ống dẫn dầu tràn phải luồn ra phía ngoài buồng.
3.4.3. Các ống dẫn nhiên liệu lỏng hoặc khí phải bố trí thuận tiện và an toàn cho việc sử dụng. Trên đường ống dẫn phải lắp đặt các van khóa để ngừng cấp nhiên liệu khi có sự cố hoặc cháy.
3.4.4. Cấm đặt các thùng, két chứa nhiên liệu lỏng hoặc khí phía trên nồi hơi. Các thùng, két chứa phải có các thiết bị báo mức môi chất chứa bên trong. Cấm dùng ống bằng thủy tinh để đo mức nhiên liệu lỏng trong két và thùng.
3.4.5. Phải có các phương tiện phòng chống cháy, nổ phù hợp với các tiêu chuẩn phòng chống cháy hiện hành.
3.5. Lắp đặt nồi hơi
3.5.1. Khi lắp đặt hoặc sửa chữa nồi hơi phải lập quy trình công nghệ lắp đặt và sửa chữa nồi hơi. Quy trình phải tuân thủ đúng những quy định của nhà chế tạo.
3.5.2. Mọi sự thay đổi về kết cấu nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi phải được sự thỏa thuận của nhà chế tạo và được Đăng kiểm thẩm định. Các thỏa thuận nói trên đều phải thể hiện bằng văn bản.
3.5.3. Quy trình công nghệ lắp đặt phải được lập dựa vào bản thiết kế lắp đặt đã được thỏa thuận của các bên liên quan và phải có các nội dung sau:
3.5.3.1. Kiểm tra và đánh giá chất lượng các vật liệu, bộ phận kể cả các phụ kiện như van, tê, cút... đưa vào lắp đặt.
3.5.3.2. Công nghệ gia công vật liệu, bộ phận cũng như chất lượng gia công và phương pháp đánh giá chất lượng gia công trong lắp đặt.
3.5.3.3. Công tác hàn các mối nối trong lắp đặt.
3.5.3.4. Dung sai trong lắp đặt các bộ phận.
3.5.3.5. Vấn đề nhiệt luyện các mối hàn, các chi tiết gia công khi lắp đặt, cũng như đánh giá chất lượng sau khi nhiệt luyện.
3.5.3.6. Vấn đề nghiệm thu, thử nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bộ phận và toàn bộ nồi hơi sau khi lắp đặt. Các kết quả nghiệm thu, thử nghiệm sau khi lắp đặt phải được lưu giữ trong hồ sơ lắp đặt.
3.5.4. Khi lắp đặt các bao hơi, bao nước, ống góp, hệ thống ống, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước... phải đảm bảo cho các bộ phận kim loại bị đốt nóng được giãn nở nhiệt một cách tự do.
Trong Bảng 8 giới thiệu độ giãn nở của ống thép ferit và austenít để tính toán cách bù trừ giãn nở khi thiết kế lắp đặt nồi hơi.
Bảng 8
1. Thép Ferit
Phạm vi nhiệt độ, oC |
Độ giãn nở nhiệt, % |
Phạm vi nhiệt độ, oC |
Độ giãn nở nhiệt, % |
15 đến 120 |
0,1289 |
15 đến 390 |
0,5141 |
15 đến 150 |
0,1680 |
15 đến 420 |
0,5642 |
15 đến 180 |
0,2081 |
15 đến 450 |
0,6132 |
15 đến 210 |
0,2491 |
15 đến 480 |
0,6632 |
15 đến 240 |
0,2912 |
15 đến 490 |
0,6801 |
15 đến 270 |
0,3342 |
15 đến 500 |
0,6971 |
15 đến 300 |
0,3782 |
15 đến 510 |
0,7142 |
15 đến 330 |
0,4232 |
15 đến 520 |
0,7314 |
15 đến 360 |
0,4692 |
15 đến 530 |
0,7487 |
15 đến 540 |
0,7661 |
15 đến 575 |
0,8280 |
15 đến 550 |
0,7837 |
15 đến 580 |
0,8369 |
15 đến 555 |
0,7925 |
15 đến 585 |
0,8459 |
15 đến 560 |
0,8013 |
15 đến 590 |
0,8549 |
15 đến 565 |
0,8102 |
15 đến 595 |
0,8639 |
15 đến 570 |
0,8191 |
15 đến 600 |
0,8730 |
2. Thép austenít
Nhiệt độ, oC |
Hệ số giãn nở * K-1 |
20 - 100 |
15,6 x 10-6 |
200 |
16,6 x 10-6 |
300 |
17,1 x 10-6 |
400 |
17,7 x 10-6 |
500 |
18,2 x 10-6 |
600 |
18,6 x 10-6 |
700 |
19,2 x 10-6 |
* Các giá trị trung nồi hơi.
3.5.5. Sau khi lắp đặt xong, nồi hơi phải được kiểm định và đăng ký trước khi sử dụng.
Chương 6. Yêu cầu về kiểm định trong khai thác, sửa chữa và hoán cải
1. Quy định chung
1.1. Nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển phải được kiểm định và thử trong sử dụng theo quy định để đảm bảo nồi hơi luôn ở trạng thái làm việc an toàn. Việc kiểm định và thử do Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động kiểm định thực hiện.
1.2. An toàn
Phải có các cảnh báo an toàn trong hoạt động bảo dưỡng và kiểm tra nồi hơi. Ngoài ra, các nồi hơi cũng là các không gian kín và các hoạt động bên trong đối diện với tất cả các hiểm họa khi vào không gian hạn chế này. Phải tuân theo các quy định và quy trình an toàn khi vào nồi hơi.
1.3. Thiết bị
Tất cả dụng cụ, thiết bị và thiết bị bảo vệ cá nhân sử dụng khi làm việc với nồi hơi (kiểm tra, NDT, thử áp lực, sửa chữa và hoán cải) phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Thiết bị NDT và thiết bị của tổ chức sửa chữa phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn của chủ thiết bị cho các thiết bị điện. Các thiết bị khác có thể cần thiết khi làm việc với nồi hơi như ván ốp, giàn giáo, thang di động phải được kiểm tra trước khi sử dụng. Phải mặc thiết bị bảo vệ cá nhân khi có yêu cầu bởi quy định, chủ giàn/người sử dụng hoặc tổ chức sửa chữa.
1.4. Xem xét hồ sơ
Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra nào mà Chương này yêu cầu, người kiểm tra phải kiểm tra lịch sử trước đây của nồi hơi. Trong thực tế, phải xem các kết quả kiểm tra, sửa chữa trước đó, kế hoạch kiểm tra hiện tại cũng như các tính toán kỹ thuật và/hoặc các cuộc kiểm tra hoạt động tương tự khác.
1.5. Các loại hình và thời hạn kiểm định
1.5.1. Các loại hình kiểm định
1.5.1.1. Kiểm định nhập khẩu
1.5.1.2. Kiểm định trên cơ sở thời gian
1) Kiểm định trong quá trình lắp đặt;
2) Kiểm định bên ngoài;
3) Kiểm định bên trong;
4) Thử thủy lực;
5) Kiểm định bất thường.
1.5.1.3. Kiểm định theo chương trình đánh giá rủi ro (RBI)
1.5.2. Thời hạn kiểm định
1.5.2.1. Kiểm định trên cơ sở thời gian
1) Kiểm định bên ngoài: một năm một lần.
2) Kiểm định bên ngoài, bên trong: 3 năm một lần.
3) Kiểm định bên ngoài, bên trong, thử thủy lực: 6 năm một lần.
1.5.2.2. Kiểm định theo RBI
(1) Đánh giá hàng năm: một năm một lần.
(2) Kiểm định theo kết quả của chương trình RBI.
2. Kiểm định nhập khẩu
2.1. Kiểm định hồ sơ nhập khẩu.
2.2. Kiểm định bên ngoài và đo chiều dày, kích thước, chất lượng mối hàn khi thấy cần thiết.
2.3. Thử hoạt động (đối với thiết bị trên phương tiện).
3. Kiểm định trên cơ sở đánh giá rủi ro (RBI)
3.1. Quy định chung
RBI có thể được sử dụng để xác định thời hạn, loại hình và phạm vi của các cuộc kiểm định/khám nghiệm trong khai thác. Đánh giá RBI xác định rủi ro bằng cách kết hợp xác suất và hậu quả của việc hư hỏng nồi hơi. Khi chủ thiết bị chọn thực hiện đánh giá RBI phải đánh giá hệ thống cả xác suất và hậu quả hư hỏng phù hợp với API 581.
3.2. Đánh giá xác suất
3.2.1. Đánh giá xác suất dựa trên tất cả các hình dạng hư hỏng mà có thể là lý do cho rằng ảnh hưởng tới nồi hơi trong bất kỳ hoạt động thực tế nào. Các loại hư hỏng cơ học bao gồm: hao hụt kim loại bên trong hoặc bên ngoài do ăn mòn cục bộ hoặc tổng thể, các dạng nứt, hư hỏng do luyện kim, ăn mòn, mỏi, giòn, rão.
3.2.2. Ngoài ra, tính hiệu quả của các cuộc kiểm định, nồi hơi và phương pháp được sử dụng để phát hiện ra các hư hỏng cơ học tiềm năng sẽ được đánh giá. Các hệ số khác mà sẽ được xem xét trong đánh giá xác suất bao gồm:
3.2.2.1 Sự phù hợp của vật liệu dùng để chế tạo;
3.2.2.2 Các điều kiện thiết kế nồi hơi, liên quan tới các điều kiện hoạt động;
3.2.2.3 Sự phù hợp của bộ luật và tiêu chuẩn chế tạo được áp dụng;
3.2.2.4 Tính hiệu quả của chương trình kiểm soát ăn mòn;
3.2.2.5 Chất lượng của chương trình QA/QC trong kiểm tra và bảo dưỡng;
3.2.2.6 Các yêu cầu về kết cấu và duy trì áp lực; và
3.2.2.7 Các điều kiện hoạt động, cả trong quá khứ và trong kế hoạch.
Thông số hư hỏng nồi hơi cũng sẽ là thông tin quan trọng cho việc đánh giá này.
3.3. Đánh giá hậu quả
Việc đánh giá hậu quả sẽ xem xét các tai nạn tiềm năng mà có thể xảy ra do áp suất, nhiệt độ, rò rỉ hơi nóng.... ảnh hưởng tới sức khỏe, tổn hại môi trường, hư hỏng nồi hơi và thời gian lãng phí của nồi hơi.
3.4. Hồ sơ
Đánh giá RBI phải được lập thành văn bản một cách chi tiết phù hợp với API 580, Mục 17, phải xác định rõ ràng tất cả các hệ số có ảnh hưởng tới xác suất và hậu quả của việc hư hỏng nồi hơi. Sau khi thực hiện đánh giá RBI, các kết quả có thể được sử dụng để xác định kế hoạch kiểm định nồi hơi và xác định tốt hơn các hạng mục sau:
3.4.1 Các phương pháp, nồi hơi và phương pháp kiểm tra và NDT phù hợp nhất;
3.4.2 Phạm vi NDT (phần trăm của nồi hơi cần phải kiểm tra);
3.4.3 Thời hạn kiểm định bên ngoài, bên trong và hoạt động;
3.4.4 Việc cần thiết phải thử áp lực sau khi xảy ra hư hỏng, sau khi hoàn thành sửa chữa/hoán cải nồi hơi; và
3.4.5 Có các bước phòng ngừa và hạn chế để giảm thiểu xác suất và hậu quả của việc hư hỏng nồi hơi (như sửa chữa, thay đổi công nghệ).
3.5. Đánh giá hàng năm
3.5.1. Đánh giá hàng năm được tiến hành nhằm xác nhận rằng nồi hơi liên tục thỏa mãn yêu cầu vận hành và mục tiêu đề ra.
3.5.2. Đánh giá hàng năm bao gồm các công việc sau:
3.5.2.1 Xem xét quá trình vận hành;
3.5.2.2 Xem xét các bản quy định kỹ thuật vận hành và các quy trình;
3.5.2.3 Xem xét các báo cáo kiểm định, bảo dưỡng đã được thực hiện trong năm;
3.5.2.4 Kiểm định bên ngoài.
3.6. Tần suất đánh giá RBI
Khi đánh giá RBI được sử dụng để xác định thời hạn kiểm định nồi hơi, thì đánh giá phải được cập nhật sau mỗi lần kiểm định như nêu ở API 580, Mục 15. Đánh giá RBI cũng phải được cập nhật sau mỗi lần thay đổi phụ tùng hoặc quá trình công nghệ mà có dấu hiệu ảnh hưởng tới mức độ hư hỏng hoặc hư hỏng cơ học và bất kỳ khi nào có hư hỏng không lường trước xảy ra gây hư hỏng cơ học.
4. Kiểm định trên cơ sở thời gian
4.1. Kiểm định trong quá trình lắp đặt
4.1.1. Các nồi hơi phải được kiểm định tại thời điểm lắp đặt để xác minh nồi hơi an toàn cho hoạt động, không có hư hỏng nào trong quá trình vận chuyển tới nơi lắp đặt, và có các báo cáo kiểm định lần đầu cho nồi hơi. Kiểm định lắp đặt phải tối thiểu các hạng mục sau:
4.1.1.1 Xác nhận thông tin biển tên phù hợp với các báo cáo dữ liệu của nhà sản xuất và các yêu cầu thiết kế;
4.1.1.2 Xác nhận nồi hơi được lắp đặt đúng, các kết cấu đỡ là thỏa đáng và đảm bảo, thiết bị bên ngoài như thang và bệ chắc chắn, lớp bọc được lắp đặt đúng, các bích nối và các mối nối cơ học khác được kết nối đúng và nồi hơi sạch sẽ, khô; và
4.1.1.3 Xác nhận các thiết bị giảm áp thỏa mãn các yêu cầu thiết kế (thiết bị đúng và áp lực cài đặt đúng) và được lắp đặt đúng.
4.1.2. Nếu xảy ra hư hỏng, phải ghi chép lại và khuyến nghị sửa chữa phù hợp hoặc có thể cần thiết đánh giá kỹ thuật để đảm bảo nồi hơi phù hợp cho hoạt động.
4.2. Kiểm định bên ngoài
4.2.1. Kiểm định bên ngoài được thực hiện để kiểm tra tình trạng bề mặt bên ngoài của nồi hơi, hệ thống cách ly, sơn và lớp phủ, các bộ phận hỗ trợ và kết cấu liên quan và kiểm tra rò rỉ, các vết đốm nóng, độ rung, độ giãn nở cho phép và tính đồng tâm của nồi hơi trên giá đỡ. Trong quá trình kiểm định bên ngoài, phải chú ý đặc biệt tới các mối hàn để kết nối các bộ phận (ví dụ như các tấm gia cường và gá kẹp) xem có bị nứt hoặc các khuyết tật khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu rò rỉ nào cũng phải điều tra xác định nguồn gây ra.
4.2.2. Các nồi hơi phải được kiểm tra bằng mắt xem có dấu hiệu lồi, độ không tròn, độ lõm và biến dạng. Nếu có nghi ngờ hoặc quan sát thấy có bất kỳ sự biến dạng của nồi hơi, thì phải kiểm tra các kích thước tổng thể của nồi hơi để xác định mức độ biến dạng.
4.2.3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn, thiết bị báo động và các thiết bị điều khiển đốt tự động.
4.2.4. Kiểm tra việc hiệu chuẩn các thiết bị an toàn, đo lường. Các thiết bị giảm áp lực phải được thử và sửa chữa bởi tổ chức sửa chữa được chứng nhận và có kinh nghiệm trong việc bảo dưỡng van giảm áp.
4.2.5. Các thiết bị an toàn, đo lường (van an toàn, áp kế) lắp trên các nồi hơi phải được kiểm tra, hiệu chuẩn hàng năm và thử hoạt động (pop test) 2 năm/lần. Việc kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị an toàn, đo lường phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
4.2.6. Kiểm tra tình trạng các chi tiết ráp ráp chính và các bu lông hoặc các vít cấy cố định.
4.2.7. Kiểm tra thang, cầu thang, bệ hoặc lối đi dẫn tới hoặc gá trên nồi hơi.
4.2.8. Kiểm tra bệ đỡ và kết cấu hỗ trợ, neo chốt bu lông, dây chằng, các vòi, hệ thống tiếp đất.
4.2.9. Kiểm tra số lượng và tình trạng các thiết bị phụ trợ như các thiết bị đo và van an toàn, tình trạng của lớp sơn và bọc bảo vệ.
4.2.10. Kiểm tra tình trạng ăn mòn cục bộ hoặc tổng thể trên bề mặt kim loại bên ngoài của nồi hơi, tình trạng lớp bọc.
4.3. Kiểm định bên trong
4.3.1. Phải kiểm tra kỹ càng các bề mặt thành bên trong nồi hơi để phát hiện hư hỏng. Việc kiểm tra thông qua lỗ chui hoặc cửa kiểm tra có thể thay thế cho kiểm tra bên trong khi kích thước của nồi hơi quá nhỏ để đảm bảo an toàn khi vào trong nồi hơi hoặc tất cả các bề mặt bên trong có thể nhìn rõ ràng và được kiểm tra thỏa đáng từ lỗ chui hoặc cửa kiểm tra.
4.3.2. Kiểm tra các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi
4.3.2.1. Phải kiểm tra bên trong có tháo các cửa người chui, cửa làm vệ sinh, của kiểm tra. Nếu thấy cần thiết phải kiểm tra bên ngoài thì lớp cách nhiệt xung quanh các chi tiết phải tháo ra để kiểm tra bên ngoài các chi tiết.
4.3.2.2. Phải kiểm tra bên trong buồng đốt và các buồng khí đốt khi các cửa được mở.
4.3.3. Kiểm tra mối hàn và bề mặt bên trong của bộ quá nhiệt, bầu hâm.
4.3.4 Đo chiều dầy khi thấy cần thiết.
4.4. Thử áp lực
4.4.1. Về cơ bản, thử áp lực được thực hiện trên nồi hơi nguyên vẹn. Tuy nhiên, vì lý do thực tế, có thể thử áp lực các bộ phận/phần của nồi hơi thay cho việc thử toàn bộ nồi hơi (như thử áp lực vòi mới lắp đặt).
4.4.2. Thử áp lực chỉ được tiến hành khi kiểm định bên trong và bên ngoài đạt yêu cầu.
4.4.3. Trước khi áp dụng thử áp lực, phải có các quy trình và phòng ngừa phù hợp để đảm bảo an toàn cho người tham gia thử áp lực. Không được kiểm tra tiếp cận các bộ phận của nồi hơi nếu áp lực lớn hơn MAWP.
4.4.4. Khi thử áp lực được thực hiện ở áp lực lớn hơn áp lực cài đặt của thiết bị giảm áp thì phải tháo bỏ thiết bị giảm áp. Có thể thay thế cho việc tháo bỏ thiết bị giảm áp bằng cách sử dụng các kẹp thử để giữ các đĩa van. Không được phép đặt tải bổ sung cho lò xo van bằng cách vặn vít nén. Các phụ tùng khác, như kính đo, thiết bị đo áp lực, đĩa nổ, mà có thể không có khả năng chịu được áp lực thử phải được tháo bỏ hoặc lót. Khi hoàn thành thử áp lực, các thiết bị giảm áp và phụ tùng được tháo bỏ hoặc làm cho không hoạt động trong quá trình thử phải được lắp đặt hoặc kích hoạt lại.
4.4.5. Nồi hơi phải được thử áp lực thủy tĩnh bằng cách sử dụng nước có nhiệt độ tối thiểu là 20oC. Các van an toàn không bao gồm trong việc thử áp lực thủy tĩnh cho nồi hơi này. Nhiệt độ kim loại không được vượt quá 50 oC trong quá trình thử áp lực thủy tĩnh.
4.4.6. Áp suất thử thủy tĩnh phải được tăng áp lực dần dần và không được nhỏ hơn 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép (MAWP) và không có bất kỳ một bộ phận nào của nồi hơi phải chịu một ứng suất kéo hoặc nén (Membrane stress) lớn hơn 90% ứng suất chảy của vật liệu chế tạo bộ phận tại nhiệt độ thử.
4.4.7. Áp kế phải được kết nối trên đỉnh nồi hơi để có thể đo được áp lực thử lớn nhất. Chia độ mặt chỉ báo số áp kế phải có dải phạm vi áp suất gấp hai lần áp suất thử nghiệm hoặc không có bất kỳ trường hợp nào nhỏ hơn 1,5 lần áp suất thử nghiệm.
4.4.8. Trước khi thử thủy lực, các kết cấu nâng đỡ và thiết kế bệ phải được xem xét để đảm bảo chúng phù hợp cho trọng tải của đợt thử thủy lực. Tất cả các nồi hơi và bộ phận khác mà có thể chịu toàn bộ áp lực thử thủy lực phải được kiểm tra để đảm bảo chúng phù hợp với áp lực thử, nếu không chúng phải được cách ly khỏi việc thử.
4.4.9. Nồi hơi phải chịu áp suất thử trong thời gian 5 phút, sau đó giảm dần đến áp suất làm việc và duy trì áp suất này trong suốt thời gian khám xét.
5. Ghi, phân tích và đánh giá dữ liệu kiểm định
5.1. Xác định tốc độ ăn mòn
5.1.1. Các nồi hơi hiện có
5.1.1.1 Tốc độ ăn mòn do hư hỏng cơ học được xác định bằng độ chênh lệch giữa hai lần đo chiều dày chia cho khoảng thời gian giữa hai lần đo. Việc xác định tốc độ ăn mòn có thể bao gồm các dữ liệu chiều dày được thu thập qua nhiều hơn 2 lần đo. Việc sử dụng tốc độ ăn mòn ngắn hạn hay dài hạn sẽ được người kiểm định xác định. Tốc độ ăn mòn ngắn hạn được xác định cơ bản bởi 2 lần đo gần nhất, trong khi tốc độ ăn mòn dài hạn được xác định giữa lần đo gần nhất và lần đo ban đầu của nồi hơi. Các tốc độ khác nhau này giúp xác định tốc độ ăn mòn hiện tại do các hoạt động trải qua dài hạn. Tốc độ ăn mòn dài hạn (LT) phải được tính toán theo công thức:
Trong đó:
+ tban đầu: Chiều dày ban đầu tại các vị trí kiểm soát ăn mòn (CML) như chiều dày hiện tại. Nó là chiều dày ban đầu tại các vị trí CML này hoặc là chiều dày bắt đầu trong môi trường có tốc độ ăn mòn mới, (mm).
+ thiện tại: Chiều dày hiện tại tại các vị trí kiểm soát ăn mòn, (mm), được đo trong đợt kiểm định gần nhất.
+ ttrước: Chiều dày được đo vào đợt kiểm định trước đó. Có cùng vị trí với chiều dày hiện tại, (mm).
5.1.1.2 Khi coi tốc độ ăn mòn là một phần của đánh giá dữ liệu, thì người kiểm định, kết hợp với chuyên gia về ăn mòn, sẽ lựa chọn tốt độ ăn mòn mà thể hiện chính xác nhất tình trạng hiện tại của nồi hơi. Các điều sau phải được xem xét khi dự tính tốc độ ăn mòn nào sẽ được sử dụng ở khu vực bị ăn mòn để tính toán tuổi thọ còn lại và hạn kiểm định tiếp theo của nồi hơi:
1) Ăn mòn cơ học cục bộ hay tổng thể;
2) Các vị trí chịu tác động của chất lỏng, chất lỏng xâm thực, hoặc tình trạng ăn mòn - xâm thực;
3) Xác định thời điểm ban đầu của sự cố ăn mòn (nếu nồi hơi không phải khai thác lần đầu) là cơ bản để đo độ hao hụt thành nồi hơi và khoảng thời gian phù hợp để xác định tốc độ ăn mòn;
4) Các điểm tiềm năng nơi mà các thay đổi quá trình xảy ra có thể là nguyên nhân dẫn tới ăn mòn (ví dụ như nước làm ẩm, chloride vào trong quá trình, hay độ PH thấp);
5) Tác dụng của việc hình thành cặn tới việc bảo vệ các bộ phận khỏi ăn mòn hoặc hao hụt lớp bảo vệ (ví dụ như tốc độ chất lỏng cao hơn loại bỏ lớp bảo vệ khỏi thành nồi hơi);
6) Các nguy cơ tiềm tàng gây ăn mòn nhanh tại các khu vực cố định (ví dụ như những nơi mà sunfua sắt có thể tích tụ);
7) Hoạt động liên tiếp trong phạm vi cửa sổ hoạt động an toàn.
5.1.2. Các nồi hơi được lắp đặt mới hoặc thay đổi điều kiện khai thác
5.1.2.1 Đối với nồi hơi mới hoặc nồi hơi mà sẽ được thay đổi điều kiện khai thác, một trong các phương pháp sau sẽ được sử dụng để xác định tốc độ ăn mòn có thể của nồi hơi. Tuổi thọ còn lại và thời hạn kiểm định có thể được xác định từ tốc độ ăn mòn này.
5.1.2.2 Tốc độ ăn mòn có thể được tính toán từ thông số được chủ giàn/người sử dụng tập hợp từ các nồi hơi đang hoạt động trong cùng điều kiện khai thác hoặc tương đương. Nếu không có thông số trên các nồi hơi đang hoạt động trong cùng điều kiện khai thác hoặc tương đương thì phải xem xét tới các lựa chọn khác.
5.1.2.3 Tốc độ ăn mòn có thể được xác định nhờ chuyên gia về ăn mòn.
5.1.2.4 Tốc độ ăn mòn có thể xác định từ các thông số được công bố trên các nồi hơi trong cùng điều kiện khai thác hoặc tương đương.
5.1.2.5 Nếu tốc độ ăn mòn không thể xác định được bằng bất kỳ phương pháp nào đã nêu ở trên, thì việc xác định khi nồi hơi hoạt động sẽ được thực hiện sau khoảng thời gian khai thác từ 03 đến 06 tháng có sử dụng các thiết bị kiểm soát ăn mòn phù hợp hoặc các phép đo chiều dày thực tế của nồi hơi. Các đợt xác định kế tiếp sẽ được thực hiện tại các khoảng thời gian phù hợp cho đến khi xác định được tốc độ ăn mòn tin cậy. Nếu sau này phát hiện ra rằng tốc độ ăn mòn giả định không chính xác thì tốc độ ăn mòn trong các phép tính tuổi thọ còn lại sẽ phải được thay đổi bằng tốc độ ăn mòn thực tế.
5.2. Tính tuổi thọ còn lại của nồi hơi
5.2.1. Tuổi thọ còn lại của nồi hơi (tính bằng năm) phải được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
+ thiện tại: Chiều dày hiện tại của CML, (mm), được đo trong đợt kiểm định gần nhất;
+ thiện tại: Chiều dày yêu cầu ở cùng CML hoặc bộ phận, (mm), như phương pháp đo cảm tính. Nó được ước tính bằng các công thức thiết kế (ví dụ như các công thức về áp lực và kết cấu) và không bao gồm chiều dày dự trữ ăn mòn cho phép hoặc sai số cho phép của nhà chế tạo.
5.2.2. Có thể sử dụng phân tích thống kê trong việc tính toán tốc độ ăn mòn và tuổi thọ còn lại cho các bộ phận của nồi hơi. Phương pháp tiếp cận thống kê này có thể được áp dụng để đánh giá việc thay thế kiểm định bên trong hoặc để xác định thời hạn kiểm định bên trong. Phải chú ý để đảm bảo rằng việc xử lý các thông số thống kê phản ánh được tình trạng thực tế các bộ phận của nồi hơi, đặc biệt là những bộ phận mà chịu ăn mòn cục bộ. Có thể không áp dụng phân tích thống kê cho các nồi hơi ngẫu nhiên nhưng có dấu hiệu ăn mòn cục bộ. Phải lập thành văn bản phương pháp phân tích áp dụng.
5.3. Xác định áp lực làm việc cho phép lớn nhất (MAWP)
5.3.1. MAWP để nồi hơi tiếp tục hoạt động phải căn cứ vào các phép tính toán mà được xác định trong phiên bản áp dụng mới nhất của Bộ luật ASME hay tiêu chuẩn chế tạo của nồi hơi. Kết quả MAWP từ các tính toán này phải không được lớn hơn MAWP ban đầu trừ phi việc đánh giá lại được thực hiện phù hợp với 6.2 của Chương này.
5.3.2. Các phép tính có thể chỉ được thực hiện nếu các chi tiết quan trọng sau phù hợp với các yêu cầu áp dụng của bộ luật được sử dụng: các thiết kế đỉnh, thân và gia cường vòi; các đặc tính kỹ thuật của vật liệu; ứng suất cho phép; hiệu quả của mối nối hàn; các tiêu chuẩn chấp nhận trong kiểm định; và các yêu cầu hoạt động theo chu kỳ.
5.3.3. Trong tính toán do ăn mòn, chiều dày thành nồi hơi sử dụng trong các phép tính phải là chiều dày thực tế trừ đi 2 lần tích của hao hụt ăn mòn tính toán với thời hạn tới đợt kiểm định kế tiếp, như xác định bởi công thức sau:
Trong đó:
+ C: Là tốc độ ăn mòn hàng năm, (mm)
+ I: Là thời hạn tới lần kiểm định bên trong hoặc kiểm định hoạt động kế tiếp, (năm)
+ t hiện tại: Là chiều dày thực tế, (mm), được đo trong đợt kiểm định gần nhất.
5.3.4. Phải đo chiều dày nhiều lần khi chiều dày thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều dày được ghi trong báo cáo thử vật liệu hoặc báo cáo thông số của nhà chế tạo, đặc biệt nếu bộ phận được chế tạo bằng phương pháp đúc. Quy trình đo chiều dày phải được người kiểm định thẩm định.
5.4. Đánh giá phù hợp cho hoạt động (FFS evaluation)
5.4.1. Các bộ phận chịu áp lực bị hư hỏng mà có thể ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của chúng (tải áp lực và các tải áp dụng khác như trọng lượng, gió theo API 579-1/ASME FFS-1) phải được đánh giá để tiếp tục hoạt động. Các đánh giá phù hợp cho hoạt động, nêu trong API 579-1/ASME FFS-1, có thể được sử dụng để đánh giá và phải được áp dụng cho hư hỏng riêng biệt xác định. Các phương pháp sau có thể được sử dụng:
5.4.1.1 Để đánh giá lượng hao hụt kim loại của phần ăn mòn dự trữ, có thể thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 4, 5 hoặc 6 khi áp dụng.
5.4.1.2 Để đánh giá rỗ khí, hư hỏng HIC/SOHIC và sự phân lớp, cần phải đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 7 và Phần 13.
5.4.1.3 Để đánh giá độ lệch của mối hàn và biến dạng thân nồi hơi, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 8.
5.4.1.4 Để đánh giá các vết rạn nứt, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 9. Khi thực hiện phương pháp siêu âm chùm góc để xác định kích thước vết nứt, người thực hiện phải được sát hạch UT phù hợp.
5.4.1.5 Để đánh giá tác động của hư hỏng cháy nổ, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 10.
5.4.1.6 Để đánh giá ảnh hưởng của hư hỏng do cháy, cần phải thực hiện đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 11.
5.4.1.7 Để đánh giá hư hỏng do lõm, lỗ đục trên các bộ phận, cần phải đánh giá phù hợp cho hoạt động thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 12.
6. Sửa chữa, hoán cải và đánh giá lại nồi hơi
6.1. Sửa chữa và hoán cải
6.1.1. Quy định chung
Tất cả các sửa chữa, hoán cải phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân sửa chữa phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này, hoặc bộ luật, tiêu chuẩn áp dụng trong sửa chữa hoặc chế tạo.
6.1.2. Thẩm định
Trước khi thực hiện sửa chữa hoặc hoán cải, tất cả các phương pháp dự định cho thiết kế, thi công, vật liệu, các quy trình hàn, NDT và thử nghiệm phải được thẩm định. Đăng kiểm viên xác định các điểm kiểm định chính được thực hiện trong quá trình thi công công việc. .
6.1.3. Thiết kế
Các mối nối, vòi hoặc các phần thay thế mới phải thỏa mãn các yêu cầu thiết kế của tiêu chuẩn chế tạo áp dụng. Thiết kế các phần thay thế và các vòi mới phải sử dụng các yêu cầu về ứng suất cho phép tương tự như sử dụng trong thiết kế của nồi hơi. Thiết kế, vị trí và phương pháp gắn thiết bị phải phù hợp với các yêu cầu của bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn chế tạo áp dụng. Khi có hư hỏng cho các phần của nồi hơi quá lớn mà việc sửa chữa không thể phục hồi thỏa mãn các yêu cầu thiết kế thì các phần này phải được thay thế.
6.1.4. Vật liệu
Vật liệu sử dụng trong sửa chữa, hoán cải phải phù hợp với tiêu chuẩn chế tạo áp dụng. Ký hiệu vật liệu, thực tiễn kiểm soát vật liệu và các báo cáo thử vật liệu được cung cấp cho chủ thiết bị phải thỏa mãn với bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn chế tạo. Vật liệu sử dụng trong sửa chữa, hoán cải bằng phương pháp hàn phải có đặc tính phù hợp với vật liệu ban đầu. Không được hàn thép carbon hoặc thép hợp kim có tỉ lệ carbon lớn hơn 0,35%, thép carbon có thành phần carbon lớn hơn 0,3% có thể cần phải chú ý đặc biệt và gia nhiệt để phòng tránh nứt đường hàn. Nếu đăng kiểm viên có bất cứ nghi ngờ gì về hồ sơ chứng nhận vật liệu thì phương pháp PMI (cắt mẫu thử) cần được thực hiện.
6.1.5. Sửa chữa khuyết tật
Việc sửa chữa các khuyết tật được phát hiện ở các bộ phận của nồi hơi được thực hiện bằng nhiều phương pháp phụ thuộc vào kích thước và bản chất của khuyết tật, vật liệu chế tạo và các yêu cầu thiết kế của nồi hơi. Kỹ thuật sửa chữa có thể được phân loại thành sửa chữa tạm thời hoặc cố định phụ thuộc vào thiết kế và sự phù hợp của chúng so với bộ luật, tiêu chuẩn chế tạo áp dụng.
6.1.5.1. Sửa chữa tạm thời
1) Quy định chung
Sửa chữa tạm thời phải được thực hiện tới khi đăng kiểm viên kiểm định và đồng ý việc sửa chữa này nồi hơi đủ điều kiện hoạt động tiếp tục cho tới khi có thể thực hiện sửa chữa cố định. Sửa chữa tạm thời phải được loại bỏ và thay thế bằng sửa chữa cố định phù hợp tại đợt bảo dưỡng kế tiếp. Sửa chữa tạm thời có thể được duy trì trong thời gian dài hơn nếu được đăng kiểm viên đánh giá, thẩm định và lập hồ sơ. Hồ sơ sửa chữa tạm thời phải bao gồm:
(1) Vị trí sửa chữa tạm thời;
(2) Mô tả chi tiết việc sửa chữa, như vật liệu chế tạo, chiều dày, kích thước mối hàn, phương pháp NDT được thực hiện;
(3) Chi tiết các phân tích được thực hiện;
(4) Các yêu cầu cho kiểm định về sau, và
(5) Thời hạn sửa chữa cố định.
(6) Các kế hoạch kiểm định phải bao gồm việc giám sát tính toàn vẹn của việc sửa chữa tạm thời cho tới khi hoàn thiện sửa chữa cố định. Tham khảo Điều 2.4 và 3.6, ASME PCC-2 để có hướng dẫn về hướng dẫn sửa chữa bịt lỗ rò rỉ bằng hộp hàn và kẹp cơ học.
2) Sửa chữa cục bộ bằng hàn đắp
(1) Có thể sử dụng phương pháp hàn đắp để sửa chữa tạm thời các khu vực hư hỏng, ăn mòn hoặc xói mòn của các bộ phận nồi hơi. Không được sửa chữa các vết nứt bằng phương pháp hàn đắp ngoại trừ khi xác định rằng các vết nứt sẽ không phát triển ở dưới mối hàn đắp này. Ở một số trường hợp có thể cần thiết thực hiện phân tích phù hợp cho hoạt động. Việc sửa chữa bằng phương pháp hàn đắp phải được thẩm định.
(2) Các mối hàn đắp yêu cầu xem xét tới thiết kế riêng biệt, đặc biệt liên quan tới tính hiệu quả mối nối hàn.
(3) Hàn đắp có thể được áp dụng ở bề mặt trong và ngoài của thân, đỉnh và đáy nồi hơi. Tốt hơn hết là áp dụng trên bề mặt bên ngoài để dễ dàng kiểm tra hoạt động.
(4) Các mối hàn đắp được thiết kế để hấp thụ biến dạng màng của các phần sao cho phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn chế tạo, với kết quả như sau:
a. Ứng suất màng cho phép không được vượt quá ở các phần của nồi hơi hoặc ở lớp hàn đắp;
b. Sự biến dạng ở các lớp hàn đắp không làm cho ứng suất của mối hàn đắp vượt quá ứng suất cho phép đối với các mối hàn đó.
c. Việc ngoại trừ áp dụng quy định này phải được đảm bảo bằng việc phân tích phù hợp cho hoạt động thích hợp.
(5) Có thể áp dụng Điều 2.12, ASME PCC-2 cho thiết kế mối hàn đắp.
(6) Hàn đắp không được thực hiện trên bề mặt của mối hàn đắp sẵn có ngoại trừ khi gia cường bổ sung các lỗ khoét nếu được tiêu chuẩn chế tạo cho phép. Khi hàn đắp kế cận một mối hàn đắp sẵn có, khoảng cách giữa chân mối hàn đắp không được nhỏ hơn:
Trong đó:
+ d: Khoảng cách tối thiểu giữa chân mối hàn của các mối hàn đắp kế cận, (mm);
+ R: Bán kính trong của nồi hơi, (mm);
+ t: Chiều dày hiện tại của thành nồi hơi ở dưới đường hàn, (mm).
Việc miễn áp dụng quy định này trong một số môi trường có hệ quả thấp (ví dụ như các hoạt động xói mòn do áp suất thấp) phải được bảo đảm bằng phân tích kết hợp rủi ro và FFS phù hợp.
(7) Các mối hàn đắp phải được làm tròn ở các chỗ lượn góc với bán kính tối thiểu là 25 mm.
3) Sửa chữa bằng nẹp phủ
Việc sửa chữa bằng nẹp phủ toàn bộ có thể được xem xét nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Được thẩm định thiết kế và lập hồ sơ;
(2) Việc sửa chữa không bao gồm vết nứt ở thân nồi hơi trừ khi được xác định rằng vết nứt sẽ không phát triển ở bên dưới nẹp phủ. Trong một số trường hợp cần phải phân tích FFS;
(3) Nẹp phủ được thiết kế chịu được áp suất thiết kế của nồi hơi;
(4) Toàn bộ đường hàn dọc ở vị trí nẹp phủ là đường hàn giáp mối xuyên thấu hoàn toàn có hiệu suất mối nối thiết kế và được kiểm định phù hợp với bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
(5) Chu vi mối hàn đắp gắn nẹp phủ với thành nồi hơi được thiết kế để truyền toàn bộ tải dọc ở thân nồi hơi, sử dụng hiệu suất mối nối bằng 0,45. Nếu cần thiết, phải xem xét ảnh hưởng về độ lệch tâm của nẹp phủ so với thân nồi hơi về kích thước của mối hàn đính kèm nẹp phủ;
(6) Phương pháp kiểm tra NDT bề mặt thích hợp được thực hiện ở tất cả các mối hàn giáp mép;
(7) Nếu có, phải xem xét độ bền mỏi của các mối hàn đính, ví dụ như độ bền mỏi do nẹp phủ có độ giãn nở khác so với thân nồi hơi;
(8) Vật liệu nẹp phủ và vật liệu hàn phải phù hợp cho tiếp xúc với chất lỏng ở các điều kiện thiết kế và nẹp phủ có lượng ăn mòn dự trữ phù hợp;
(9) Hư hỏng cơ học mà cần sửa chữa phải được xem xét để xác định việc cần thiết hay không việc giám sát bổ sung và kiểm tra tiếp theo của việc sửa chữa.
4) Các vòi không xuyên qua thân nồi hơi
Các vòi không xuyên qua thân nồi hơi (bao gồm cả nắp ống đính kèm) có thể được sử dụng như là sửa chữa cố định các khuyết tật không phải là các vết nứt khi thiết kế và phương pháp đính phù hợp với các yêu cầu áp dụng của bộ luật, tiêu chuẩn thích hợp. Thiết kế và gia cường cho các vòi như thế phải xem xét tới hao hụt vật liệu ban đầu của thân nồi hơi ở xung quanh vòi. Vật liệu của vòi phải phù hợp để tiếp xúc với chất lỏng được chứa ở các điều kiện thiết kế và phải có lượng ăn mòn dự trữ phù hợp. Hư hỏng cơ học mà cần sửa chữa phải được xem xét để xác định việc cần thiết hay không việc giám sát bổ sung và kiểm tra tiếp theo của việc sửa chữa.
6.1.5.2. Sửa chữa cố định
1) Các phương pháp sửa chữa cố định cơ bản bao gồm:
(1) Khoét khuyết tật, kết hợp với mài để bề mặt đồng mức thỏa mãn API 579-1/ASME FFS-1, Phần 5. Đồng thời tham khảo ASME PCC-2, Điều 3.4, hướng dẫn sửa chữa bằng khoét vết rạn nứt và hàn.
(2) Khoét khuyết tật và hàn sửa chữa hố khoét.
(3) Thay thế phần hoặc bộ phận chứa khuyết tật.
(4) Hàn che phủ khu vực bị ăn mòn.
(5) Bổ sung nẹp hoặc tấm lót vào bề mặt bên trong.
2) Các tấm chèn
Các tấm thân nồi hơi bị ăn mòn hoặc hư hỏng có thể được sửa chữa bằng cách loại bỏ một phần hoặc thay thế bằng miếng vá bổ sung (miếng vá phẳng) thỏa mãn bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng. Các tấm chèn có thể được sử dụng nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Sử dụng mối hàn vát mép ngấu hoàn toàn.
(2) Các đường hàn được chụp X-quang phù hợp với tiêu chuẩn chế tạo áp dụng. Kiểm tra siêu âm thỏa mãn ASME Code Case 2235 hoặc ASME Code, Section VIII, Division 2, mục 7.7.5 có thể được sử dụng để thay thế cho chụp X-quang nếu các quy trình kiểm tra NDT được người kiểm định thẩm định.
(3) Tất cả các góc của tấm chèn mà không mở rộng tới đường hàn ngang hay dọc hiện có phải được lượn góc với bán kính tối thiểu là 25 mm. Đường hàn lân cận với các đường hàn hiện có phải được thẩm định.
3) Độ bền vật liệu đệm đối với lớp phủ và sửa chữa các mối hàn hiện có
(1) Vật liệu đệm dùng cho sửa chữa mối hàn phải có độ bền kéo tối thiểu bằng hoặc lớn hơn độ bền kéo tối thiểu của vật liệu cơ bản.
(2) Nếu vật liệu đệm có độ bền kéo tối thiểu nhỏ hơn độ bền kéo tối thiểu của vật liệu cơ bản, việc so sánh thành phần hóa học giữa chúng phải được xem xét liên quan tới khả năng hàn và hư hỏng trong khai thác. Ngoài ra, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Chiều dày sửa chữa không được lớn hơn 50% chiều dày yêu cầu của vật liệu cơ bản (không bao gồm lượng ăn mòn dự trữ).
b) Chiều dày của vật liệu hàn sửa chữa phải được tăng bởi tỷ lệ của độ bền kéo tối thiểu của vật liệu cơ bản trên độ bền kéo tối thiểu của vật liệu đệm.
Trong đó:
+ Tđệm: Chiều dày của vật liệu hàn sửa chữa, (mm).
+ d: Chiều sâu hao hụt vật liệu cơ bản do ăn mòn và chuẩn bị mối hàn, (mm).
+ Scơ bản: Độ bền kéo của vật liệu cơ bản, (bar).
+ Sđệm: Độ bền kéo của vật liệu đệm, (bar).
c) Chiều dày tăng lên sau sửa chữa phải được mài cạnh và vát nghiêng thành một đoạn chuyển tiếp trên khoảng cách ít nhất là 3 lần độ chênh lệch giữa hai mặt tiếp giáp.
d) Việc sửa chữa phải được thực hiện với tối thiểu 2 đường hàn.
4) Sửa chữa lớp bọc và phủ của đường hàn kim loại không gỉ
(1) Quy trình sửa chữa để phục hồi các khu vực có lớp bọc hoặc phủ bị ăn mòn, bị gỡ bỏ hoặc thiếu phải được Đăng kiểm viên thẩm định trước khi thực hiện.
(2) Phải xem xét các yếu tố quan trọng mà có thể ảnh hưởng tới kế hoạch sửa chữa. Các yếu tố này bao gồm mức ứng suất, lượng P của vật liệu cơ bản, môi trường hoạt động, khả năng hydro bị hòa tan trước đây, loại lớp lót, sự xuống cấp các đặc tính của vật liệu cơ bản (giòn hóa của hợp kim chromium-molybdenum), nhiệt độ điều áp tối thiểu và việc cần thiết thực hiện kiểm định chu kỳ về sau.
(3) Đối với nồi hơi tiếp xúc với nguyên tử hydro di chuyển trong kim loại cơ bản (hoạt động trong môi trường hydro ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với các khu vực của vật liệu cơ bản bị ăn mòn), đăng kiểm viên phải xem xét các yếu tố bổ sung khi triển khai kế hoạch sửa chữa:
a) Sự nhả khí khỏi vật liệu cơ bản.
b) Sự hóa cứng của vật liệu cơ bản do hàn, mài hoặc khoét vòm.
c) Kiểm soát nhiệt độ khi gia nhiệt và trong khi hàn.
d) Xử lý nhiệt sau khi hàn để giảm sự hóa cứng và phục hồi các đặc tính cơ học.
Các việc sửa chữa này phải được kiểm tra, giám sát để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu sửa chữa. Sau khi làm mát tới nhiệt độ môi trường, phải kiểm tra bằng phương pháp PT tại vị trí sửa chữa theo ASME Code, Section VIII, Division I, Phụ lục 1.
(4) Đối với các nồi hơi được chế tạo bằng vật liêu cơ bản P-3, P-4, P-5, kim loại cơ bản tại vị trí sửa chữa phải được kiểm tra nứt bằng phương pháp siêu âm phù hợp với ASME Code, Section V, Điều 4, mục T-473. Cuộc kiểm tra này được thực hiện thích hợp nhất là cách tối thiểu 24 giờ sau khi hoàn thành sửa chữa đối với các hợp kim có đặc tính chậm nứt.
6.1.6. Hàn và gia nhiệt
6.1.6.1. Quy định chung
Tất cả các sửa chữa và hoán cải bằng hàn phải thỏa mãn các yêu cầu áp dụng của ASME Code hoặc bộ luật áp dụng trong sửa chữa hoặc chế tạo, ngoại trừ việc cho phép theo điều 6.1.5.1-3). của Chương này.
6.1.6.2. Quy trình, chứng nhận và báo cáo
1) Tổ chức, cá nhân sửa chữa phải sử dụng thợ hàn và quy trình hàn được chứng nhận phù hợp.
2) Tổ chức, cá nhân sửa chữa phải lưu giữ các báo cáo của quy trình hàn được chứng nhận và báo cáo chứng nhận quy trình. Các báo cáo này phải được trình cho Đăng kiểm viên trước khi bắt đầu hàn.
6.1.6.3. Gia nhiệt
Nhiệt độ gia nhiệt sử dụng trong hàn sửa chữa phải phù hợp với bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và quy trình hàn được chứng nhận. Việc miễn áp dụng gia nhiệt phải được thẩm định, và yêu cầu áp dụng đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn mới nếu nhiệt độ gia nhiệt nhỏ hơn nhiệt độ quy định trong WPS thực tế. Người kiểm tra phải đảm bảo rằng nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu được đo và duy trì. Có thể lựa chọn phương pháp gia nhiệt mối hàn truyền thống, tham khảo Điều 2.8, ASME PCC-2.
6.1.6.4. Xử lý nhiệt sau khi hàn (PWHT)
1) Quy định chung
PWHT trong sửa chữa hoặc hoán cải nồi hơi phải được thực hiện thỏa mãn các quy định liên quan của Quy chuẩn này, bộ luật, tiêu chuẩn chế tạo áp dụng hoặc quy trình PWHT khác được thẩm định như nêu ở 6.1.6-4(3). Tham khảo Điều 2.14, ASME PCC-1 về xử lý nhiệt vùng của nồi hơi.
2) Xử lý nhiệt sau khi hàn cục bộ
Xử lý nhiệt sau khi hàn cục bộ có thể được thay thế bằng nẹp 360o tại vị trí sửa chữa trên tất cả các vật liệu, với điều kiện thực hiện các phòng ngừa và thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Việc áp dụng được thẩm định, quy trình được trình bày bởi người có kinh nghiệm trong chuyên môn phù hợp;
(2) Quy trình phù hợp phải được đánh giá qua các hệ số sau:
a) Chiều dày vật liệu cơ bản;
b) Độ chênh lệch nhiệt;
c) Đặc tính của vật liệu (độ cứng, bền);
d) Các thay đổi do xử lý nhiệt sau khi hàn cục bộ;
e) Sự cần thiết cho các mối hàn xuyên thấu;
f) Kiểm tra bề mặt và thể tích khi xử lý nhiệt sau hàn cục bộ;
g) Các biến dạng cục bộ và tổng thể do nhiệt của vùng bị nén cục bộ của thân nồi hơi áp lực.
(3) Nhiệt độ gia nhiệt từ 150oC trở lên, mà được xác định bởi các quy trình hàn riêng biệt, phải được duy trình trong quá trình hàn;
(4) Nhiệt độ xử lý nhiệt sau hàn cục bộ yêu cầu phải được duy trì trong khoảng cách không ít hơn 2 lần chiều dày vật liệu cơ bản, được đo từ chân của đường hàn. Nhiệt độ xử lý nhiệt sau hàn cục bộ phải được kiểm soát bởi lượng cặp nhiệt phù hợp (tối thiểu là 2). Khi xác định số lượng cặp nhiệt cần thiết, phải xem xét tới kích thước và hình dáng của vùng được xử lý nhiệt;
(5) Việc kiểm soát nhiệt lượng phải được áp dụng cho các vòi bất kỳ hoặc bộ phận bất kỳ gắn với nồi hơi trong phạm vi vùng xử lý nhiệt sau hàn cục bộ;
(6) Khi xử lý nhiệt sau hàn được thực hiện để chống lại nứt do môi trường, phải xem xét đặc tính luyện kim để đánh giá quy trình có được chấp nhận hay không.
3) Các phương pháp gia nhiệt hoặc hàn đắp có kiểm soát (CDW) thay thế cho PWHT
(1) Quy định chung
a) Tham khảo điều 2.9, ASME PCC-2 để có thông tin bổ sung lựa chọn thay thế cho PWHT.
b) Gia nhiệt và CDW có thể được sử dụng để thay thế cho PWHT khi PWHT không thích hợp hoặc về mặt cơ học là không cần thiết. Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp thay thế nào, phải xem xét tính luyện kim để đảm bảo phương pháp lựa chọn thay thế là phù hợp. Việc xem xét phải chú ý tới các hệ số như nguyên nhân thực hiện PWHT ban đầu của thiết bị, khả năng nhạy cảm với ăn mòn ứng suất nứt, các ứng suất tại vị trí mối hàn, khả năng nhạy cảm với sự thâm nhập của hydrogen ở nhiệt độ cao, Đăng kiểm viên có trách nhiệm kiểm chứng rằng các phương pháp được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn của chủ thiết bị và các yêu cầu của phần này.
c) Việc lựa chọn phương pháp hàn phải căn cứ vào các quy định của tiêu chuẩn chế tạo áp dụng cho kế hoạch công việc song song với xem xét kỹ thuật phù hợp của mối hàn trong tình trạng vừa hàn xong ở các điều kiện thử áp lực và thử hoạt động.
d) Khi có dẫn chứng theo chỉ định của ASME, số P-No và số nhóm trong phần này cho các vật liệu, thì các yêu cầu của phần này áp dụng cho vật liệu sử dụng của bộ luật ban đầu trong chế tạo, hoặc ASME hoặc bộ luật khác phù hợp của các đặc tính cơ học và thành phần hóa học với các chỉ số nhóm và lượng P của ASME.
e) Các nồi hơi được chế tạo bằng thép khác với thép nêu ở (b) và (c) của mục này, mà ban đầu có yêu cầu xử lý nhiệt sau hàn, thì phải được xử lý nhiệt sau hàn nếu việc hoán cải hoặc sửa chữa bao gồm hàn thành nồi hơi áp lực. Khi một trong các phương pháp sau được sử dụng để thay thế cho PWHT, hệ số hiệu quả mối nối của PWHT có thể tiếp tục được sử dụng nếu hệ số đã từng được sử dụng trong thiết kế hiện đang đánh giá.
(2) Phương pháp gia nhiệt (không yêu cầu thử độ bền va đập)
a) Phương pháp gia nhiệt, khi thực hiện thay cho PWHT, phải được giới hạn cho các vật liệu và phương pháp hàn sau:
+ Phải giới hạn vật liệu cho P-№ 1, Nhóm 1, 2 và 3; và P-№ 3, Nhóm 1 và 2 (không bao gồm Mn-Mo ở Nhóm 2).
+ Phải giới hạn việc hàn là các phương pháp hàn hồ quang kim loại bảo vệ (SMAW), hàn hồ quang kim loại trong khí (GMAW) và hàn hồ quang vonfram (GTAW).
b) Phải thực hiện phương pháp gia nhiệt như sau:
+ Khu vực hàn phải được gia nhiệt và duy trì ở nhiệt độ tối thiểu là 150oC trong khi hàn.
+ Nhiệt độ 150 oC phải được kiểm tra để đảm bảo rằng một khoảng 100 mm vật liệu hoặc 4 lần chiều dày vật liệu (lấy giá trị nào lớn hơn) ở mỗi bên của mép đường hàn được duy trì ở nhiệt độ tối thiểu khi hàn. Nhiệt độ giữa các lớp hàn tối đa không được vượt quá 315oC.
+ Khi mối hàn không xuyên thấu toàn bộ chiều dày vật liệu, nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu và nhiệt độ giữa các lớp hàn tối đa chỉ cần duy trì ở khoảng 100 mm vật liệu hoặc 4 lần chiều sâu của mối hàn sửa chữa, lấy giá trị nào lớn hơn ở mỗi phía của mối nối.
Lưu ý: Không yêu cầu thử độ bền va đập khi sử dụng phương pháp gia nhiệt này thay thế cho PWHT.
6.1.6.5. Kiểm tra NDT mối hàn
1) API 577 đưa ra hướng dẫn kiểm tra NDT mối hàn và kết cấu hàn. Trước khi hàn, thông thường vùng được chuẩn bị hàn phải được kiểm tra bằng MT hoặc PT để xác định rằng không có khuyết tật sẵn có. Việc kiểm tra này đặc biệt quan trọng sau khi loại bỏ vết nứt hoặc các khuyết tật khác.
2) Sau khi hoàn thiện đường hàn, nó phải được kiểm tra lại bằng phương pháp NDT phù hợp để xác định rằng không có khuyết tật, sử dụng các tiêu chuẩn được người kiểm tra chấp nhận hoặc bộ luật áp dụng trong chế tạo.
3) Các đường hàn mới, là một phần của sửa chữa hoặc hoán cải nồi hơi mà tiêu chuẩn quy chuẩn, tiêu chuẩn chế tạo yêu cầu phải chụp X-quang (như các đường hàn chu vi hoặc dọc thân nồi hơi), thì phải được kiểm tra X-quang phù hợp với tiêu chuẩn chế tạo. Trong trường hợp không thể thực hiện kiểm tra X-quang, các bề mặt có thể tiếp cận được của mỗi đường hàn mới phải được kiểm tra toàn bộ bằng UT thay thế cho RT và/hoặc phương pháp NDT phù hợp khác để xác định rằng không tồn tại khuyết tật. UT thay thế cho RT phải tuân theo ASME Code Case 2235 hoặc ASME Code, Section VIII, Division 2, mục 7.5.5. Nếu phương pháp khác được sử dụng chứ không phải là UT để thay thế RT, tính hiệu quả mối nối phải được giảm tới giá trị phù hợp với không chụp X-quang. Nếu thực tế không thể sử dụng các phương pháp NDT theo quy định của tiêu chuẩn chế tạo, thì có thể lựa chọn các phương pháp NDT khác nếu chúng được thẩm định.
4) Các quy định chấp nhận cho việc sửa chữa hoặc hoán cải bằng hàn phải phù hợp với các phần áp dụng của ASME Code hoặc bộ luật cơ sở khác mà nồi hơi áp dụng.
6.1.6.6. Kiểm tra mối hàn cho các nồi hơi bị nứt vỡ (Brittle Fracture)
Đối với các nồi hơi được chế tạo bằng vật liệu mà có thể bị nứt vỡ (theo API 579-1/ASME FFS-1, Phần 3 hoặc theo phân tích khác) do hoạt động thông thường hay bất thường (bao gồm khởi động, dừng và thử áp lực), phải thực hiện các cuộc kiểm tra phù hợp sau khi hàn sửa chữa hoặc hoán cải. Các vết rạn nứt hoặc ứng suất khác có thể là khởi đầu của nứt vỡ khi nồi hơi hoạt động hoặc thử thủy lực. Phương pháp MT hoặc NDT bề mặt hiệu quả khác nên được xem xét sử dụng. Các kỹ thuật kiểm tra phải được lựa chọn để phát hiện các vết rạn nứt tới hạn như được xác định bởi đánh giá FFS.
6.2. Đánh giá lại
6.2.1. Việc đánh giá lại nồi hơi khi có thay đổi nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ thiết kế vật liệu tối thiểu hoặc MAWP có thể được thực hiện chỉ sau khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
1) Các tính toán, được nhà chế tạo hoặc chủ thiết bị (hoặc người đại diện) có kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo hoặc kiểm tra nồi hơi thực hiện, phải đảm bảo được việc đánh giá lại.
2) Việc đánh giá lại phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn chế tạo nồi hơi. Hoặc có thể lập các tính toán bằng việc sử dụng các công thức phù hợp theo phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn chế tạo phù hợp với điều kiện là tất cả các chi tiết cơ bản của nồi hơi thỏa mãn các yêu cầu của Chương này.
3) Các báo cáo của cuộc kiểm tra hiện tại xác minh rằng nồi hơi thỏa mãn cho các điều kiện hoạt động dự kiến và có lượng ăn mòn cho phép phù hợp. Việc tăng áp suất làm việc cho phép hoặc nhiệt độ thiết kế phải căn cứ vào dữ liệu chiều dày được xác định từ đợt kiểm tra hoạt động hoặc kiểm tra bên trong gần đây.
4) Nồi hơi phải được thử áp lực bằng việc sử dụng công thức thử áp lực phù hợp của bộ luật được sử dụng để tính toán đánh giá lại trừ khi thỏa mãn các điều sau:
(a) Nồi hơi đôi khi được thử áp lực với áp lực tương đương hoặc lớn hơn áp lực thử mà tiêu chuẩn chế tạo yêu cầu; và
(b) Tính toán vẹn của nồi hơi được xác nhận bởi phương pháp kiểm tra NDT riêng biệt để thay thế cho thử thủy lực.
5) Việc đánh giá lại phải được kỹ sư chấp nhận.
6.2.2. Việc đánh giá lại nồi hơi được xem là hoàn thiện khi gắn biển hiệu bổ sung hoặc đóng dấu bổ sung có các thông tin như ở Hình 9.
Đánh giá lại bởi: Ngày đánh giá lại: Số SAP: MAWP: PSIG @ oC MDMT: oC @ PSIG Áp lực thử: PSIG |
Hình 9. Biển hiệu bổ sung
Phần 3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1 Các nồi hơi phải được các cơ quan Đăng kiểm và tổ chức được công nhận kiểm tra, kiểm định, chứng nhận trong sản xuất, chế tạo, sử dụng phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này và các tiêu chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2 Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của nồi hơi có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong Quy chuẩn này.
3 Chất lượng các loại nồi hơi phải do nhân viên kiểm tra NDT, giám sát viên hàn và thợ hàn được chứng nhận thực hiện.
4 Các thiết bị an toàn, đo lường (van an toàn, áp kế) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đo lường. Việc kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị an toàn, đo lường phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
5 Kiểm định nồi hơi thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
6 Nồi hơi phải được thực hiện kiểm định theo Quy trình kiểm định nêu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.
7 Chứng nhận kết quả kiểm định:
Khi nồi hơi đạt được các yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và giấy chứng nhận theo mẫu tại Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT.
8 Thời hạn kiểm định nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí trên biển tuân theo quy định nêu tại Chương 6, Phần 2- Quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này.
9 Chỉ được chế tạo nồi hơi theo thiết kế đã được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp thiết bị đã được chế tạo ở nước ngoài thì nồi hơi có thể được chấp nhận nếu có chứng chỉ phù hợp và kiểm tra thỏa mãn yêu cầu Quy chuẩn này.
10 Đơn vị thực hiện kiểm định phải thỏa mãn các quy định tại Chương II, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Phần 4 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, chế tạo, hoán cải, nhập khẩu, thiết kế, khai thác sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nồi hơi phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Cơ sở thiết kế.
Cơ sở thiết kế phải tuân thủ các quy định, yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, Cơ sở chế tạo, Cơ sở thử nghiệm nồi hơi.
3.1. Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu các nồi hơi.
3.2. Xây dựng quy trình công nghệ, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng; đầu tư thiết bị kiểm tra, thử nghiệm,sản xuất phù hợp; thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3.3. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các nồi hơi nhập khẩu.
4. Trách nhiệm của Chủ thiết bị
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các nồi hơi giữa hai kỳ kiểm định để duy trì tình trạng kỹ thuật của chúng theo đúng các quy định của Quy chuẩn này.
5 Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, chủ thiết bị phải bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra, giấy chứng nhận đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
6 Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện Quy chuẩn này; Thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải và phục hồi/hiện đại hóa nồi hơi, kiểm tra, giám sát kỹ thuật theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định có liên quan khác của pháp luật; tham mưu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
7 Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị có hoạt động liên quan.
Phần 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức in ấn, phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện/áp dụng Quy chuẩn này.
2. Khi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tài liệu viện dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan đến Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
PHỤ LỤC A. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT NỒI HƠI LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ KHAI THÁC TRÊN BIỂN
1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại nồi hơi có áp suất làm việc của hơi lớn hơn 0,7 bar, nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 115oC thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Quy trình này không áp dụng cho:
- Nồi hơi có áp suất lớn hơn 0,7 bar nhưng dung tích chứa hơi và nước không quá 25 lít và tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200.
1.2. Đối tượng áp dụng
- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng nồi hơi, nồi đun nước nóng nêu tại Mục 1.1 của Quy trình này (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- TCVN 6008-2010 - Thiết bị áp lực - Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
Quy trình sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong 1.3, Phần 1 của Quy chuẩn này.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
Khi kiểm định nồi hơi phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
- Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
- Kiểm tra vận hành;
- Xử lý kết quả kiểm định.
5. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC VỤ KIỂM ĐỊNH
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
5.1. Thiết bị , dụng cụ phục vụ khám xét.
- Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12 V;
- Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;
- Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
- Dụng cụ đo khoảng cách, độ dài: Thước cặp, thước dây;
- Thiết bị kiểm tra được bên trong: Thiết bị nội soi.
5.2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền.
- Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
- Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín;
5.3. Thiết bị, dụng cụ đo lường:
Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.
5.4. Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):
- Thiết bị kiểm tra siêu âm chiều dầy;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy;
- Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Nồi hơi phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
6.2. Hồ sơ, tài liệu của nồi hơi phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi hơi.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
7.1. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
7.1.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của nồi hơi.
7.1.2. Vệ sinh trong, ngoài nồi hơi.
7.1.3. Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh.
7.1 4. Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi.
7.1.5. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
7.2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch nồi hơi.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi:
7.2.1. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
7.2.1.1. Kiểm tra lý lịch của nồi hơi, nồi đun nước nóng: Theo nội dung của Quy chuẩn này, lưu ý xem xét các tài liệu:
- Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
- Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực;
- Bản vẽ chế tạo;
- Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
7.2.1.2. Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi:
- Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
- Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
- Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
7.2.1.3. Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
7.2.1.4. Hồ sơ lắp đặt:
- Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
- Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
- Các biên bản kiểm định từng bộ phận của nồi hơi (nếu có);
- Các tài liệu về kiểm tra khác đối với các bộ phận nồi hơi, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 4500C.
7.2.2. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ (bên ngoài, bên trong, thử áp lực..):
7.2.2.1. Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
7.2.2.2. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản kiểm tra (nếu có).
7.2.3. Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
7.2.3.1. Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
7.2.3.2. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
7.2.3.3. Trường hợp sau khi nồi hơi và nồi đun nước nóng không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch: Kết quả đạt yêu cầu khi:
- Lý lịch của thiết bị đầy đủ và đáp ứng quy định của Quy chuẩn này.
- Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
7.3. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.4. Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
Yêu cầu tháo xả hết môi chất trong thiết bị, làm sạch bên trong và bên ngoài thiết bị trước khi thực hiện các bước kiểm định tiếp theo. Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
8.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt.
8.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành.
8.1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.
8.1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét (nếu có).
8.1.5. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của nồi hơi so với hồ sơ lý lịch.
8.1.6. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
8.1.7. Các loại van lắp trên nồi hơi về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
8.1.8. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của nồi hơi.
8.1.9. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
8.1.10. Tình trạng của lớp bảo ôn cách nhiệt.
8.1.11. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi đáp ứng yêu cầu thuộc Chương 6, Phần 2 của Quy chuẩn này.
- Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên ngoài thiết bị.
8.2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
8.2.1. Kiểm tra tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của nồi hơi.
8.2.2. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
8.2.3. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
8.2.4. Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của nồi hơi, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
8.2.5. Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, người sử dụng cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa hoặc cắt một số đoạn ống nước để kiểm tra.
8.2.6. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn) cần giảm thông số làm việc của nồi hơi. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi đáp ứng yêu cầu thuộc Chương 6, Phần 2 của Quy chuẩn này;
- Không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên trong thiết bị.
8.3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm:
8.3.1. Nồi hơi, nồi đun nước nóng được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thủy lực xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt.
8.3.2. Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.
8.3.3. Thử bền:
Thời hạn thử bền nồi hơi không quá 6 năm một lần và phải tiến hành thử bền với các yêu cầu sau:
8.3.3.1. Môi chất thử là nước. Nhiệt độ môi chất thử dưới 50oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5oC
8.3.3.2. Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định tại bảng A.1 dưới đây:
Bảng A.1: Áp suất, thời gian duy trì thử bền sau lắp đặt lần đầu
Áp suất thiết kế (bar) |
Áp suất thử (bar) |
Thời gian duy trì (phút) |
p 5 |
2 p nhưng không nhỏ hơn 2 bar |
30 |
p > 5 |
1,5 p nhưng không nhỏ hơn 10 bar |
30 |
Áp suất, thời gian duy trì thử bền khi kiểm định định kỳ, bất thường
Áp suất làm việc lớn nhất cho phép (MAWP) |
Áp suất thử (bar) |
Thời gian duy trì (phút) |
|
1,5 |
5 |
Áp suất, thời gian duy trì thử bền bộ hâm nước, bộ quá nhiệt, bộ tái nhiệt
Tên các bộ phận |
Áp suất thử (bar) |
Thời gian duy trì (phút) |
---|---|---|
Bộ hâm nước ngắt được |
1,5 |
30 |
Bộ hâm nước không ngắt được |
2,0 |
30 |
Bộ quá nhiệt, tái quá nhiệt |
1,5 |
30 |
8.3.3.3. Trình tự thử bền:
8.3.3.3.1. Nạp môi chất thử: Nạp đầy nước vào nồi hơi (lưu ý việc xả khí).
8.3.3.3.2. Tăng áp suất lên áp suất thử (lưu ý phải tiến hành từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng nồi hơi, nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.
8.3.3.3.3. Duy trì áp suất thử theo quy định.
8.3.3.3.4. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.
Đánh giá kết quả: Kết quả thử bền được coi là đạt yêu cầu khi:
- Không có hiện tượng nứt, rạn;
- Không có các bụi nước, hạt nước chảy qua các mối núc, mối nối ren, bích, van;
- Không có hiện tượng rịn mồ hôi, đọng sương trên các mối hàn;
- Không có hiện tượng biến dạng;
- Nếu có hiện tượng rịn nước qua các van, bích nối, ren nối với phụ kiện mà áp suất thử không bị giảm quá 3% trong thời gian duy trì áp suất thử thì coi như đạt yêu cầu.
8.4. Kiểm tra vận hành.
8.4.1. Kiểm tra các điều kiện để có thể đưa nồi hơi vào vận hành.
8.4.2. Kiểm tra tình trạng làm việc của nồi hơi và các phụ kiện kèm theo; thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn và sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
8.4.3. Khi nồi hơi làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn.
8.4.4. Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cao nhất cho phép của nồi hơi.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi nồi hơi, nồi đun nước nóng, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
9. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
9.1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo quy trình này.
9.2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
9.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của nồi hơi (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
9.4. Dán tem kiểm định: Kiểm định viên dán tem kiểm định khi thiết bị đạt yêu cầu.Tem được dán ở vị trí dễ quan sát.
9.5. Chứng nhận kết quả kiểm định:
9.5.1. Khi nồi hơi được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho nồi hơi, nồi đun nước nóng theo quy định.
9.5.2. Khi nồi hơi được kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 9.1, 9.2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do nồi không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo bằng văn bản về cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng nồi hơi.
10. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
10.1. Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng tuân theo Chương 6, Phần 2 của Quy chuẩn này.
10.2.Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
10.3. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
Phụ lục 01
MẪU BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
NỒI HƠI, NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG
(Cơ quan quản lý cấp trên) Số:............ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(NỒI HƠI, NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG)
Chúng tôi gồm:
1................................................. Số hiệu kiểm định viên:.........................................................
2................................................. Số hiệu kiểm định viên:.........................................................
Thuộc:.....................................................................................................................................
Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định:........................................................................
Đã tiến hành kiểm định (tên đối tượng kiểm định):......................................................................
Vị trí lắp đặt:............................................................................................................................
Đơn vị sử dụng:.......................................................................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính):................................................................................................................
Quy trình kiểm định áp dụng:....................................................................................................
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:............................................................................
1............................................. Chức vụ:..................................................................................
2............................................. Chức vụ:..................................................................................
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NỒI
Loại, mã hiệu:......................................... Áp suất thiết kế:.............................. bar
Số chế tạo:.............................................. Áp suất làm việc:............................ bar
Năm chế tạo:.......................................... Công suất:........................................ t/h
Nhà chế tạo:........................................... Nhiên liệu sử dụng:...............................
Nhiệt độ thiết kế hơi bão hòa:......... oC Nhiệt độ thiết kế hơi quá nhiệt:........... oC
Công dụng:.......................................................................................
Ngày kiểm định lần trước:............................, do................................... thực hiện.
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
.............................................
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra hồ sơ:
- Nhận xét:............................................................................................
- Đánh giá kết quả: Đạt £ Không đạt £
2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
Hạng mục kiểm tra |
Đạt |
Không đạt |
Khoảng cách |
|
|
Cửa |
|
|
Cầu thang, sàn thao tác |
|
|
Chiếu sáng vận hành |
|
|
Hệ thống chống sét |
|
|
Tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực |
|
|
Tình trạng mối hàn |
|
|
Tình trạng cáu cặn |
|
|
Hệ thống cấp nước |
|
|
Các thiết bị, bộ phận phụ trợ |
|
|
Van an toàn |
|
|
Áp kế |
|
|
Đo mức |
|
|
Các thiết bị bảo vệ, đo lường, tự động khác |
|
|
Đánh giá kết quả:
- Nhận xét:..............................................................................................................
- Đánh giá kết quả: Đạt £ Không đạt £
3. Thử nghiệm:
Nội dung thử |
Áp suất thử (bar) |
Thời gian duy trì (phút) |
Thử bền |
|
|
Thử vận hành |
|
|
Đánh giá kết quả:
- Nhận xét:...............................................................................................................................
- Đánh giá kết quả: Đạt £ Không đạt £
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN
1. Nồi hơi (hoặc nồi đun nước nóng) được kiểm định có kết quả:
Đạt £ Không đạt £;
2. Đã được dán tem kiểm định số:........................ Tại vị trí:...................................................
3. Áp suất làm việc cho phép:.......................... (bar)
4. Áp suất đặt của van an toàn::........................(bar)
5. Các kiến nghị (khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu):...................................................
Thời hạn thực hiện kiến nghị:..................................................................................................
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày...... tháng...... năm......
Lý do rút ngắn thời hạn (nếu có):.............................................................................................
Biên bản đã được thông qua ngày...... tháng...... năm......
Tại:...........................................................................................................................................
Biên bản được lập thành...... bản, mỗi bên giữ...... bản.
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
CHỦ CƠ SỞ(Ký tên và đóng dấu) |
KIỂM ĐỊNH VIÊN(Ký, ghi rõ họ, tên) |
Phụ lục B
(tham khảo)
Thành phần hóa học và cơ tính của một số mác thép tấm và ống thép theo các tiêu chuẩn ISO
Bảng B.1. Thành phần hóa học của thép tấm cácbon và hợp kim thấp dùng cho nồi hơi (ISO 9328-2:1991)
TT |
Mác thép |
Thành phần hóa học, % |
||||||||
C |
Si |
Mn |
P max |
S max |
AI (nhôm) tổng cộng |
Cr |
Mo |
Các thành phần khác |
||
1 |
P 235 |
< 0,17 |
<0,35 |
0,40 đến 1,20 |
0,035 |
0,030 |
> 0,020 |
< 0,30 |
<0,08 |
Cu < 0,30 Ni < 0,30 5) |
2 |
P 265 |
< 0,20 |
<0,35 |
0,50 đến 1,40 |
0,035 |
0,030 |
> 0,020 |
< 0,30 |
<0,08 |
Cu < 0,30 Ni <0,30 5) |
3 |
P 290 PH 290 |
< 0,20 0,14 đến 0,20 |
<0,40 |
0,09 đến 1,50 |
0,035 |
0,030 |
> 0,020 |
< 0,30 |
<0,08 |
Cu < 0,30 Ni < 0,30 5) |
4 |
P 315 PH 315 |
< 0,20 0,15 đến 0,22 |
0,10 đến 0,50 |
0,09 đến 1,60 |
0,035 |
0,030 |
> 0,020 |
< 0,30 |
<0,08 |
Cu < 0,30 Ni < 0,30 5) |
5 |
P 355 PH 355 |
< 0,22 0,15 đến 0,22 |
0,10 đến 0,50 |
0,09 đến 1,60 |
0,035 |
0,030 |
> 0,020 |
< 0,30 |
<0,08 |
Cu < 0,30 Ni <0,30 5) |
6 |
16 Mo 3 |
0,12 đến 0,20 |
< 0,35 |
0,40 đến 0,90 |
0,035 |
0,030 |
7) |
< 0,30 |
0,25 đến 0,35 |
Cu < 0,30 |
7 |
14CrMo45 |
0,08 đến 0,18 |
< 0,35 |
0,40 đến 1,00 |
0,035 |
0,030 |
7) |
0,70 đến 1,15 |
0,40 đến 0,60 |
Cu < 0,30 |
8 |
13CrMo910T1 |
0,08 đến 0,15 8) |
≤ 0,50 |
0,40 đến 0,70 |
0,035 |
0,030 |
7) |
2,00 đến 2,50 |
0,90 đến 1,10 |
Cu < 0,30 |
9 |
13CrMo910T2 |
0,08 đến 0,15 8) |
< 0,50 |
0,40 đến 0,70 |
0,035 |
0,030 |
7) |
2,00 đến 2,50 |
0,90 đến 1,10 |
Cu < 0,30 |
Bảng B.2. Cơ tính ở điều kiện nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ cao của thép tấm cácbon và hợp kim thấp dùng cho nồi hơi (ISO 9328-2: 1991)
Mác thép |
Cơ tính ở nhiệt độ phòng |
Ứng suất ở nhiệt độ cao |
Nhiệt luyện |
||||||||||
Chiều dày, mm |
Re(1)min, MPa |
Rm, MPa |
A(1) min % |
KV(1)min |
Rp (xem bảng) |
Ứng suất rão (xem bảng) |
Điều kiện nhiệt luyện thường dùng |
||||||
J |
°C |
Ký hiệu |
Tỏi hay anstenit hóa |
Làm nguội |
Ram, 0C |
Làm nguội |
|||||||
P 235 PH 235 |
> 3< 16 |
235 |
|
25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
>16 < 40 |
225 |
|
25 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
|
> 40 < 60 |
215 |
360 đến 480 |
25 |
27 |
0 |
36) |
4 + 56) |
N(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
|
|
|
> 60 < 100 |
200 |
|
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
185 |
350 đến 480 |
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
P 265 PH 265 |
> 3< 16 |
265 |
|
24 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
> 16 < 40 |
255 |
|
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
245 |
410 đến 530 |
23 |
27 |
0 |
36) |
4 + 56) |
N(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
|
|
|
> 60 < 100 |
215 |
|
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
200 |
400 đến 530 |
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
P 290 PH 290 |
> 3 < 16 |
290 |
|
22 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
>16 < 40 |
285 |
|
22 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
280 |
460 đến 580 |
22 |
27 |
0 |
36) |
4 + 56) |
N(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
|
|
|
> 60 < 100 |
255 |
|
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
230 |
440 đến 570 |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
P 315 PH 315 |
>3< 16 |
315 |
|
21 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
> 16 < 40 |
310 |
|
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
305 |
490 đến 610 |
21 |
27 |
0 |
36) |
4 + 56) |
N(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
|
|
|
> 60 < 100 |
280 |
|
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
255 |
470 đến 600 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
P 355 PH 355 |
> 3 < 16 |
355 |
|
21 |
|
|
|
|
|
|
|
- |
- |
> 16 < 40 |
345 |
510 đến 650 |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
335 |
|
21 |
27 |
0 |
36) |
4 + 56) |
N(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
|
|
|
> 60 < 100 |
315 |
500 đến 650 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
295 |
490 đến 640 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 Mo3 |
>3< 16 |
280 |
|
24 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 16 < 40 |
270 |
450 đến 600 |
24 |
31 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
260 |
|
23 |
|
|
3 |
4 + 5 |
N (+ T)(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
600 đến 650 |
Không khí |
|
> 60 < 100 |
240 |
430 đến 580 |
22 |
27 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
220 |
420 đến 570 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 CrMo 45 |
>3< 16 |
300 |
|
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
> 16 < 40 |
300 |
450 đến 600 |
20 |
31 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
> 40 < 60 |
300 |
|
19 |
|
|
3 |
4+5 |
N+T(1) |
890 đến 950 |
Không khí |
630 đến 730 |
Không khí |
|
> 60 < 100 |
275 |
440 đến 590 |
18 |
27 |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
> 100 < 150 |
255 |
430 đến 580 |
18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 CrMo9 10 T1 |
>3< 16 |
275 |
|
18 |
|
|
3 |
4+5 |
N+T(1) |
920 đến 980 |
Không khí |
680 đến 750 |
Không khí |
> 16 < 40 |
265 |
480 đến 620 |
18 |
31 |
20 |
||||||||
> 40 < 60 |
265 |
|
18 |
|
|
||||||||
> 60 < 100 |
260 |
470 đến 620 |
17 |
|
|
||||||||
> 100 < 150 |
250 |
460 đến 610 |
16 |
27 |
20 |
||||||||
> 150 < 300 |
240 |
450 đến 600 |
16 |
|
|
||||||||
13 CrMo9 10 T2 |
>3< 16 |
310 |
520 đến 670 |
18 |
31 |
20 |
3 |
- |
N+T(1) |
920 đến 980 |
Không khí |
700 đến 770 |
Không khí |
> 16 < 40 |
|||||||||||||
> 40 < 60 |
|||||||||||||
> 60 < 100 |
17 |
27 |
20 |
Re - Giới hạn chảy; Rm - giới hạn bền kéo; A - độ giãn dài tương đối (mẫu ngắn); KV - độ nén bẹp; N - thường hóa; N (+T) - thường hóa và có yêu cầu riêng thì ram; N + T - thường hóa và ram
Bảng B.3. Giới hạn chảy 0,2% ở nhiệt độ cao của các thép nêu trong Bảng B.1
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Chiều dầy, mm |
Rp 0,2 min, MPa |
|||||||||
Nhiệt độ, °C |
||||||||||||
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
400 |
450 |
500 |
550 |
600 |
|||
PH 235 |
N |
≤ 16 |
185 |
165 |
145 |
127 |
116 |
110 |
106 |
- |
- |
- |
> 16 ≤ 40 |
183 |
164 |
145 |
127 |
116 |
110 |
106 |
- |
- |
- |
||
> 40 ≤ 60 |
172 |
159 |
145 |
127 |
116 |
110 |
106 |
- |
- |
- |
||
> 60 ≤ 100 |
172 |
159 |
145 |
127 |
116 |
110 |
106 |
- |
- |
- |
||
> 100 ≤ 150 |
165 |
154 |
140 |
122 |
111 |
105 |
101 |
- |
- |
- |
||
PH 265 |
N |
≤ 16 |
216 |
194 |
171 |
152 |
141 |
134 |
130 |
- |
- |
- |
> 16 ≤ 40 |
213 |
192 |
171 |
152 |
141 |
134 |
130 |
- |
- |
- |
||
> 40 ≤ 60 |
204 |
188 |
171 |
152 |
141 |
134 |
130 |
- |
- |
- |
||
> 60 ≤ 100 |
204 |
188 |
171 |
152 |
141 |
134 |
130 |
- |
- |
- |
||
>100 ≤ 150 |
197 |
182 |
166 |
147 |
136 |
129 |
125 |
- |
- |
- |
||
PH 290 |
N |
≤ 16 |
247 |
223 |
198 |
177 |
167 |
158 |
153 |
- |
- |
- |
> 16 ≤ 40 |
242 |
220 |
198 |
177 |
167 |
158 |
153 |
- |
- |
- |
||
> 40 ≤ 60 |
236 |
217 |
198 |
177 |
167 |
158 |
153 |
- |
- |
- |
||
> 60 ≤ 100 |
236 |
217 |
198 |
177 |
167 |
158 |
153 |
- |
- |
- |
||
> 100 ≤ 150 |
223 |
205 |
187 |
167 |
157 |
148 |
144 |
- |
- |
- |
||
PH315 |
N |
≤ 16 |
265 |
240 |
213 |
192 |
182 |
173 |
168 |
- |
- |
- |
> 16 ≤ 40 |
260 |
237 |
213 |
192 |
182 |
173 |
168 |
- |
- |
- |
||
> 40 ≤ 60 |
256 |
234 |
213 |
192 |
182 |
173 |
168 |
- |
- |
- |
||
> 60 ≤ 100 |
256 |
234 |
213 |
192 |
182 |
173 |
168 |
- |
- |
- |
||
> 100 ≤ 150 |
243 |
222 |
203 |
182 |
172 |
163 |
158 |
- |
- |
- |
||
PH 355 |
N |
≤ 60 |
270 |
255 |
235 |
215 |
200 |
180 |
- |
- |
- |
- |
> 60 ≤ 100 |
255 |
240 |
220 |
200 |
190 |
175 |
- |
- |
- |
- |
||
> 100 ≤ 150 |
250 |
230 |
210 |
195 |
175 |
165 |
- |
- |
- |
- |
QCVN 102:2018/BGTVT
16 Mo 3 |
N(+T) |
≤ 60 |
237 |
224 |
205 |
173 |
159 |
155 |
150 |
145 |
- |
- |
> 60 ≤ 100 |
225 |
212 |
195 |
162 |
147 |
143 |
137 |
132 |
- |
- |
||
> 100 ≤ 150 |
219 |
207 |
189 |
156 |
140 |
135 |
130 |
125 |
- |
- |
||
14 CrMo 4 5 |
N + T |
≤ 60 |
240 |
230 |
218 |
194 |
181 |
176 |
172 |
167 |
160 |
155 |
> 60 ≤ 100 |
230 |
220 |
208 |
183 |
169 |
164 |
160 |
156 |
150 |
146 |
||
> 100 ≤ 150 |
220 |
210 |
200 |
172 |
158 |
153 |
150 |
146 |
140 |
136 |
||
13 CrMo9 10 T1 |
N + T |
≤ 60 |
241 |
233 |
224 |
219 |
212 |
207 |
194 |
180 |
160 |
137 |
> 60 ≤ 100 |
229 |
221 |
212 |
207 |
201 |
196 |
183 |
170 |
151 |
130 |
||
> 100 ≤ 150 |
217 |
209 |
200 |
195 |
190 |
185 |
172 |
160 |
142 |
124 |
||
> 150 ≤ 300 |
205 |
197 |
188 |
183 |
179 |
174 |
161 |
150 |
133 |
118 |
||
13 CrMo9 10 T2 |
N + T |
≤ 100 |
289 |
280 |
272 |
264 |
258 |
251 |
237 |
220 |
194 |
106 |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.4. Giới hạn kéo bền kéo ở nhiệt độ cao đối với thép nêu trong Bảng B.1
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian đứt, h |
Giới hạn bền kéo trung bình, MPa |
|||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
||||||||||||||
380 |
390 |
400 |
410 |
420 |
430 |
440 |
450 |
460 |
470 |
480 |
490 |
|||
|
|
10.000 |
213 |
197 |
181 |
166 |
151 |
138 |
125 |
112 |
100 |
89 |
78 |
67 |
|
|
30.000 |
192 |
176 |
161 |
147 |
133 |
120 |
107 |
95 |
84 |
73 |
63 |
52 |
PH 235 |
|
50.000 |
183 |
167 |
152 |
138 |
125 |
112 |
100 |
88 |
77 |
66 |
56* |
46* |
|
N |
100.000 |
171* |
155* |
141* |
127* |
114* |
102* |
90* |
78* |
67* |
57* |
47* |
36* |
|
|
150.000 |
164* |
149* |
134* |
121* |
108* |
96* |
84* |
73* |
62* |
52* |
41* |
29* |
PH 265 |
|
200.000 |
159* |
144* |
130* |
116* |
104* |
92* |
80* |
69* |
58* |
48* |
37* |
23* |
|
|
250.000 |
155* |
140* |
126* |
113* |
101* |
89* |
77* |
66* |
55* |
45* |
34* |
|
PH 290 |
|
10.000 |
291 |
266 |
243 |
221 |
200 |
180 |
161 |
143 |
126 |
110 |
96 |
84 |
|
|
30.000 |
262 |
237 |
214 |
192 |
171 |
151 |
132 |
115 |
99 |
86 |
74 |
65 |
|
|
50.000 |
248 |
223 |
200 |
177 |
156 |
136 |
118 |
102 |
87 |
75 |
65 |
57 |
PH315 |
N |
100.000 |
227 |
203 |
179 |
157 |
136 |
117 |
100 |
85 |
73 |
63 |
55 |
(47) |
|
|
150.000 |
215 |
190 |
167 |
144 |
124 |
105 |
89 |
78 |
65 |
56 |
(49) |
(42) |
PH 355 |
|
200.000 |
206* |
181* |
157* |
135* |
115* |
97* |
82* |
70* |
60* |
52* |
(44)* |
(37)* |
|
|
250.000 |
199* |
174* |
150* |
128* |
108* |
91* |
77* |
66* |
56* |
(48)* |
(41)* |
(32)* |
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
298 |
273 |
247 |
222 |
196 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
273 |
244 |
216 |
187 |
159 |
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
260 |
229 |
200 |
172 |
144 |
16 Mo 3 |
N(+T) |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
239* |
208* |
178* |
148 |
123 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
226* |
197* |
168* |
139* |
114* |
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
217* |
188* |
159* |
130* |
105* |
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
210* |
180* |
151* |
124* |
100* |
QCVN 102:2018/BGTVT
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(407) |
(371) |
(338) |
304 |
273 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(371) |
(336) |
(301) |
267 |
233 |
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(339) |
(307) |
(273) |
239 |
207 |
14 CrMo 4 5 |
N + T |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(326) |
(286) |
(247) |
210 |
177 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(312) |
(270) |
(210) |
194* |
161* |
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(298) |
(255) |
(197) |
180* |
148* |
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(292) |
(247) |
(186) |
170* |
139* |
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(309) |
(285) |
(263) |
240 |
219 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(276)* |
(254)* |
233* |
213 |
192 |
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
(257)* |
236* |
217* |
197* |
177* |
13 CrMo 9 10 T1 |
N +T |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
221* |
204* |
186* |
170* |
153* |
|
|
150 000 |
|
|
|
|
|
|
|
209* |
192* |
175* |
153* |
141* |
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
203* |
186* |
169* |
152* |
135* |
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
198* |
181* |
164* |
147* |
130* |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.4. Giới hạn bền kéo ở nhiệt độ cao đối với thép nêu trong Bảng B.1 (kết thúc)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian đứt, h |
Giới hạn bền kéo trung bình, MPa |
||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
|||||||||||||
500 |
510 |
520 |
530 |
540 |
550 |
560 |
570 |
580 |
590 |
600 |
|||
|
|
10.000 |
57 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
42 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 235 |
|
50.000 |
35* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 265 |
|
200 000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 290 |
|
10.000 |
74 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
57 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 315 |
N |
100.000 |
(41) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
(34) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 355 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.000 |
171 |
147 |
125 |
102 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
134 |
113 |
93 |
76 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
119 |
99 |
80 |
66 |
|
|
|
|
|
|
|
16 Mo 3 |
N (+T) |
100.000 |
101 |
81 |
66 |
53* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
91* |
74* |
60* |
48* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
84* |
69* |
55* |
45* |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
80* |
65* |
52* |
(42)* |
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
|
|
10.000 |
239 |
209 |
179 |
154 |
129 |
109 |
91 |
76 |
64 |
53 |
44 |
|
|
30.000 |
200 |
169 |
140 |
116 |
96 |
79 |
66 |
54 |
44 |
36 |
(29) |
|
|
50.000 |
177 |
149 |
124 |
101 |
82 |
68 |
55 |
45 |
|
|
|
14 CrMo 4 5 |
N +T |
100.000 |
146 |
121 |
99 |
81 |
67 |
54 |
43 |
35 |
|
|
|
|
|
150.000 |
132* |
108* |
87* |
71 |
57 |
46 |
38 |
(31) |
|
|
|
|
|
200.000 |
122* |
99* |
79* |
64* |
52* |
42* |
34* |
(28)* |
|
|
|
|
|
250.000 |
114* |
91* |
74* |
59* |
48* |
39* |
32* |
(26)* |
|
|
|
|
|
10.000 |
196 |
176 |
155 |
137 |
122 |
108 |
96 |
85 |
76 |
68 |
61 |
|
|
30.000 |
172 |
152 |
134 |
118 |
103 |
90 |
79 |
70 |
61 |
54 |
48 |
|
|
50.000 |
158* |
139* |
123* |
107 |
93 |
80 |
71 |
62 |
54 |
47 |
42 |
13 CrMo9 10 T1 |
N+T |
100.000 |
137* |
122* |
107* |
93 |
79 |
69 |
59 |
51 |
44 |
(38) |
(34) |
|
|
150.000 |
126* |
110* |
95* |
82* |
73* |
63* |
54* |
47 |
40 |
(35) |
(30) |
|
|
200.000 |
119* |
103* |
89* |
77* |
68* |
58* |
50* |
43* |
(37)* |
(32)* |
(28)* |
|
|
250.000 |
113* |
98* |
84* |
74* |
64* |
55* |
47* |
41* |
(35)* |
(30)* |
(26)* |
* Nhiệt độ nhiệt luyện và làm nguội theo Bảng B.2
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.5. Ứng suất rão 1% ở nhiệt độ cao đối với thép nêu trong Bảng B.1
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian đứt, h |
Ứng suất rão 1% trung bình, N/mm2 |
|||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
||||||||||||||
380 |
390 |
400 |
410 |
420 |
430 |
440 |
450 |
460 |
470 |
480 |
490 |
|||
|
|
10.000 |
164 |
150 |
136 |
124 |
113 |
101 |
91 |
80 |
72 |
62 |
53 |
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 235 |
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N |
100.000 |
118 |
106 |
95 |
84 |
73 |
65 |
57 |
49 |
42 |
35 |
30 |
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 265 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 290 |
|
10.000 |
195 |
182 |
167 |
150 |
135 |
120 |
107 |
93 |
83 |
71 |
63 |
55 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 315 |
N |
100.000 |
153 |
137 |
118 |
105 |
92 |
80 |
69 |
59 |
51 |
44 |
38 |
33 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 355 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
216 |
199 |
182 |
166 |
149 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 Mo 3 |
N (+T) |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
167 |
146 |
126 |
107 |
89 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
245 |
228 |
210 |
193 |
173 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 CrMo 4 5 |
N +T |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
191 |
172 |
152 |
133 |
116 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
240 |
219 |
200 |
180 |
163 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 CrMo9 10 T1 |
N +T |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
166 |
155 |
145 |
130 |
116 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.5 - Ứng suất rão 1% ở nhiệt độ cao đối với thép nêu trong Bảng B.1 (kết thúc)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian đứt, h |
Ứng suất rão 1% trung bình, N/mm2 |
||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
|||||||||||||
500 |
510 |
520 |
530 |
540 |
550 |
560 |
570 |
580 |
590 |
600 |
|||
|
|
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 235 |
N |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 265 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 290 |
|
10.000 |
49 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 315 |
N |
100.000 |
29 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PH 355 |
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.000 |
132 |
115 |
99 |
84 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 Mo 3 |
N (+T) |
100.000 |
73 |
59 |
46 |
36 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
|
|
10.000 |
157 |
139 |
122 |
106 |
90 |
76 |
64 |
53 |
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 CrMo 4 5 |
N + T |
100.000 |
98 |
83 |
70 |
57 |
46 |
36 |
30 |
24 |
|
|
|
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.000 |
147 |
132 |
119 |
107 |
94 |
83 |
73 |
65 |
57 |
50 |
44 |
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 CrMo9 10 T1 |
|
100.000 |
103 |
90 |
78 |
68 |
58 |
49 |
41 |
35 |
30 |
26 |
22 |
|
|
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.6. Thành phần hóa học của thép tấm austenit (ISO 9328-5: 1991)
TT |
Mác thép |
Thành phần hóa học, % |
||||||||
C |
Si max |
Mn max |
P max |
S max |
Cr |
Mo |
Ni |
Các thành phần khác |
||
1 |
X 2CrNi 18 10 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0.030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
9,00 đến 12,00 |
- |
2 |
X 2CrNiN 18 10 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
8,50 đến 11,50 |
N 0,12 đến 0,22 |
3 |
X 5CrNi 18 9 |
< 0,070 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
8,00 đến 11,00 |
|
4 |
X 7CrNi 18 9 |
0,04 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
8,00 đến 11,00 |
- |
5 |
X 6CrNiNb 18 10 |
< 0,08 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
9,00 đến 12,00 |
Nb > 10 x % C < 1,00 13) |
6 |
X 6CrNiTi 18 10 |
< 0,08 |
1,00 |
2,00 |
0.045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
9,00 đến 12,00 |
Ti > 5 x % C < 0,80 |
7 |
X 7CrNiTi 18 10 |
0,04 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
9,00 đến 12,00 |
Ti > 5 x % C < 0,80 |
8 |
X 7CrNiTi 18 10 |
0,04 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,00 đến 19,00 |
- |
9,00 đến 12,00 |
Nb > 10 x % C < 1,2013) |
9 |
X 2CrNiMo 17 12 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
11,00 đến 14,00 |
- |
10 |
X 2CrNiMoN 17 12 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
10,50 đến 13,50 |
N 0,12 đến 0,22 |
11 |
X 2CrNiMo 17 13 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,50 đến 3,00 |
11,50 đến 14,50 |
- |
12 |
X 2CrNiMoN 17 13 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16.50 đến 18,50 |
2,50 đến 3,00 |
11,50 đến 14,50 |
N 0,12 đến 0,22 |
13 |
X 2CrNiMoN 17 13 517) |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,025 |
16,50 đến 18,50 |
4,00 đến 5,00 |
12,50 đến 14,50 |
N 0,12 đến 0,22 |
14 |
X 5CrNiMo 17 12 |
< 0,07 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
10,50 đến 13,50 |
- |
15 |
X 5CrNiMo 17 13 |
< 0,07 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,50 đến 3,00 |
11,00 đến 14,00 |
- |
16 |
X 7CrNiMo 17 12 |
0,04 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
10,50 đến 13,50 |
- |
17 |
X 7CrNiMoB 17 12 |
0,04 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
10,50 đến 13,50 |
B 0,001 đến 0,005 |
18 |
X 6CrNiMoTi 17 12 |
< 0,080 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
11,00 đến 14,00 |
Ti > 5 x % C < 0,80 |
19 |
X 6CrNiMoNb 17 12 |
< 0,080 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
16,50 đến 18,50 |
2,00 đến 2,50 |
11,00 đến 14,00 |
Nb > 10 x % C < 1,0013) |
20 |
X 3CrNiMo 18 16 4 |
< 0,030 |
1,00 |
2,00 |
0,045 |
0,030 |
17,50 đến 19,50 |
3,00 đến 4,00 |
14,00 đến 17,00 |
- |
21 |
X 2NiCrMoCu 25 20 517) |
< 0,025 |
1,00 |
2,00 |
0,035 |
0,025 |
19,00 đến 22,00 |
4,00 đến 5,00 |
24,00 đến 27,00 |
Cu 1,00 đến 2,00 N14) |
22 |
X 8NiCrAlTi 32 21 TQ1 |
0,05 đến 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,030 |
0,020 |
19,00 đến 23,00 |
- |
30,00 đến 35,00 |
Almol 0,15 đến 0,60 Ti 0,15 đến 0,60 Cu < 0,75 |
23 |
X 8NiCrAITi 32 21 TQ218) |
|||||||||
24 |
X7 NiCrAITi 32 21 TQ1 |
< 0,10 |
1,00 |
2,00 |
0,030 |
0,020 |
19,00 đến 23,00 |
- |
30,00 đến 35,00 |
Almol 0,15 đến 0,60 Ti 0,15 đến 0,60 Cu < 0,75 |
25 |
X7 NiCrAITi 32 21 TQ218) |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.7. Cơ tính ở nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ cao của thép tấm austenit (ISO 9328-5:1991)
TT |
Mác thép |
Cơ tính ở nhiệt độ trong phòng |
Ứng suất ở nhiệt độ cao |
Nhiệt luyện |
|||||||
Rp 0,2 min |
Rp 1,0 min |
Rm |
Amin |
KV4)min J 5)6) |
Rp (xem bảng) |
Ứng suất kéo đứt (xem bảng) |
Điều kiện nhiệt luyện thường dùng |
||||
Ký hiệu |
Tôi |
Làm nguội |
|||||||||
1 |
X 2CrNi 18 10 |
180 |
215 |
480 đến 680 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.000 đến 1.000(11) |
w, a |
2 |
X 2CrNiN 18 10 |
270 |
305 |
550 đến 750 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.000 đến 1.000(11) |
w, a |
3 |
X 5CrNi 18 9 |
195 |
230 |
500 đến 700 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.000 đến 1.000(11) |
w, a |
4 |
X 7CrNi 18 9 |
195 |
230 |
490 đến 690 |
40 |
55 |
8 |
9 |
Q |
1.050 đến 1.120(12) |
w, a |
5 |
X 6CrNiNb 18 10 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
30 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
6 |
X 6CrNiTi 18 10 |
200 |
235 |
510 đến 710 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
7 |
X 7CrNiTi 18 10 |
175 |
210 |
490 đến 690 |
35 |
55 |
8 |
9 |
Q |
1.050 đến 1.120(12) |
w, a |
8 |
X 7CrNiTi 18 10 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
30 |
55 |
8 |
9 |
Q |
1.050 đến 1.120(11) |
w, a |
9 |
X 2CrNiMo 17 12 |
190 |
225 |
490 đến 690 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
10 |
X 2CrNiMoN 17 12 |
280 |
315 |
580 đến 780 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
11 |
X 2CrNiMo 17 13 |
190 |
225 |
490 đến 690 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
12 |
X 2CrNiMoN 17 13 |
280 |
315 |
580 đến 780 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
13 |
X 2CrNiMoN 17 13 517) |
285 |
320 |
510 đến 710 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.040 đến 1.120(11) |
w, a |
14 |
X 5CrNiMo 17 12 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
15 |
X 5CrNiMo 17 13 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
40 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
16 |
X 7CrNiMo 17 12 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
40 |
55 |
8 |
9 |
Q |
1.050 đến 1.120(12) |
w, a |
17 |
X 7CrNiMoB 17 12 |
205 |
240 |
510 đến 710 |
40 |
55 |
8 |
9 |
Q |
1.050 đến 1.120(12) |
w, a |
18 |
X 6CrNiMoTi 17 12 |
210 |
245 |
510 đến 710 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
19 |
X 6CrNiMoNb 17 12 |
215 |
250 |
510 đến 710 |
30 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.020 đến 1.120(11) |
w, a |
20 |
X 3CrNiMo 18 16 4 |
195 |
230 |
490 đến 690 |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.050 đến 1.120(11) |
w, a |
21 |
X 2NiCrMoCu 25 20 517) |
220(14) |
255(14) |
520 đến 720(14) |
35 |
55 |
8 |
- |
Q |
1.050 đến 1.150(11) |
w, a |
22 |
X 8NiCrAlTi 32 21 TQ1 |
165 |
205 |
430 đến 680 |
25(15) |
55 |
8 |
9 |
Q1 |
1.050 đến 1.150(12) |
w, a |
23 |
X 8NiCrAITi 32 21 TQ218) |
210 |
245 |
500 đến 750 |
22 |
55 |
- |
- |
Q2 |
950 đến 1.050(11) |
w, a |
24 |
X7 NiCrAITi 32 21 TQ1 |
165 |
205 |
430 đến 680 |
25(15) |
55 |
8 |
9 |
Q1 |
1.050 đến 1.150(12) |
w, a |
25 |
X7 NiCrAITi 32 21 TQ218) |
210 |
245 |
500 đến 750 |
22 |
55 |
- |
- |
Q2 |
950 đến 1.050(11) |
w, a |
CHÚ THÍCH: Rp0,2 - Giới hạn chảy 0,2%; Rp1,0 - giới hạn chảy 1%; Rm - giới hạn bền; A - độ giãn dài tương đối; KV - độ nén bẹp;
RP - Giới hạn bền kéo ở nhiệt độ cao; W - làm nguội bằng nước; a - làm nguội bằng không khí; Q - nhúng làm nguội.
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.8. Giới hạn chảy 0,2% và 1% ở nhiệt độ cao đối với điều kiện tôi thép tấm austenit dầy từ 3 mm - 75 mm
Mác thép |
Rp0,2min(1) MPa |
Rp1,0min(1) MPa |
||||||||||||||||||
t° |
°C |
|||||||||||||||||||
X 2CrNi 18 10 |
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
400 |
450 |
500 |
550 |
600 |
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
400 |
450 |
500 |
550 |
600 |
X 2CrNiN 18 10 |
116 |
104 |
96 |
88 |
84 |
81 |
78 |
76 |
74 |
72 |
150 |
137 |
128 |
122 |
116 |
110 |
108 |
106 |
102 |
100 |
X 5CrNi 18 9 |
169 |
155 |
143 |
135 |
129 |
123 |
119 |
115 |
113 |
110 |
201 |
182 |
172 |
163 |
156 |
149 |
144 |
140 |
136 |
131 |
X 7CrNi 18 9 |
126 |
144 |
106 |
98 |
93 |
89 |
86 |
84 |
81 |
79 |
160 |
147 |
139 |
132 |
125 |
120 |
117 |
115 |
112 |
109 |
X 6CrNiNb 18 10 |
126 |
144 |
106 |
98 |
93 |
89 |
86 |
84 |
81 |
79 |
160 |
147 |
139 |
132 |
125 |
120 |
117 |
115 |
112 |
109 |
X 6CrNiTi 18 10 |
162 |
153 |
147 |
139 |
133 |
129 |
126 |
124 |
122 |
121 |
192 |
182 |
172 |
166 |
162 |
159 |
157 |
155 |
153 |
151 |
X 7CrNiTi 18 10 |
149 |
144 |
139 |
135 |
129 |
124 |
119 |
116 |
111 |
108 |
179 |
172 |
164 |
158 |
152 |
148 |
143 |
140 |
138 |
135 |
X 7CrNiNb 18 10 |
123 |
117 |
114 |
110 |
105 |
100 |
95 |
93 |
90 |
88 |
155 |
147 |
141 |
133 |
129 |
126 |
121 |
118 |
116 |
115 |
X 2CrNiMo 17 12 |
162 |
153 |
147 |
139 |
133 |
129 |
126 |
124 |
122 |
121 |
192 |
182 |
172 |
166 |
162 |
159 |
157 |
155 |
153 |
151 |
X 2CrNiMoN 17 12 |
130 |
120 |
109 |
101 |
96 |
90 |
87 |
84 |
81 |
79 |
161 |
149 |
139 |
133 |
127 |
123 |
119 |
115 |
112 |
110 |
X 2CrNiMo 17 13 |
178 |
164 |
154 |
146 |
140 |
136 |
132 |
129 |
126 |
124 |
208 |
192 |
180 |
172 |
166 |
161 |
157 |
152 |
149 |
144 |
X 2CrNiMoN 17 13 |
130 |
120 |
109 |
101 |
96 |
90 |
87 |
84 |
81 |
79 |
161 |
149 |
139 |
133 |
127 |
123 |
119 |
115 |
112 |
110 |
X 2CrNiMoN 17 13 5 |
178 |
164 |
154 |
146 |
140 |
136 |
132 |
129 |
126 |
124 |
208 |
192 |
180 |
172 |
166 |
161 |
157 |
152 |
149 |
144 |
X 5CrNiMo 17 12 |
(182) |
(167) |
(157) |
(149) |
(143) |
(138) |
(134) |
(131) |
(128) |
(126) |
(211) |
(195) |
(183) |
(175) |
(169) |
(164) |
(160) |
(155) |
(152) |
(147) |
X 5CrNiMo 17 13 |
144 |
132 |
121 |
113 |
107 |
101 |
98 |
95 |
92 |
90 |
172 |
159 |
150 |
143 |
137 |
133 |
129 |
125 |
121 |
119 |
X 7CrNiMo 17 12 |
144 |
132 |
121 |
113 |
107 |
101 |
98 |
95 |
92 |
90 |
172 |
159 |
150 |
143 |
137 |
133 |
129 |
125 |
121 |
119 |
X 7CrNiMoB 17 12 |
144 |
132 |
121 |
113 |
107 |
101 |
98 |
95 |
92 |
90 |
172 |
159 |
150 |
143 |
137 |
133 |
129 |
125 |
121 |
119 |
X 6CrNiMoTi 17 12 |
144 |
132 |
121 |
113 |
107 |
101 |
98 |
95 |
92 |
90 |
172 |
159 |
150 |
143 |
137 |
133 |
129 |
125 |
121 |
119 |
X 6CrNiMoNb 17 12 |
(148) |
(137) |
(126) |
(117) |
(111) |
(105) |
(102) |
(99) |
(95) |
(93) |
(183) |
(169) |
(159) |
(152) |
(147) |
(142) |
(138) |
(133) |
(129) |
(127) |
X 3CrNiMo 18 16 4 |
(153) |
(141) |
(130) |
(121) |
(115) |
(109) |
(106) |
(102) |
(99) |
(97) |
(186) |
(172) |
(163) |
(155) |
(150) |
(145) |
(141) |
(136) |
(132) |
(130) |
X 2NiCrMoCu 25 20 52) |
(134) |
(124) |
(114) |
(105) |
(99) |
(94) |
(91) |
(87) |
(84) |
(82) |
(165) |
(152) |
(143) |
(136) |
(131) |
(126) |
(122) |
(118) |
(115) |
(113) |
X 8NiCrAITi 32 21 TQ13) |
(165) |
(155) |
(145) |
(135) |
(130) |
(125) |
- |
- |
- |
- |
(195) |
(185) |
(175) |
(165) |
(160) |
(155) |
- |
- |
- |
- |
X7 NiCrAITi 32 21 TQ13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.9. Giới hạn bền kéo ở nhiệt độ cao của thép tấm austenit theo Bảng B.6
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian, h |
Giá trị trung bình ứng suất giáo 1%, MPa |
|||||||||||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
||||||||||||||||||||||
540 |
550 |
560 |
570 |
580 |
590 |
600 |
610 |
620 |
630 |
640 |
650 |
660 |
670 |
680 |
690 |
700 |
710 |
720 |
730 |
|||
X 7 CrNi 18 9 |
Q |
10.000 |
- |
176 |
164 |
152 |
142 |
131 |
122 |
113 |
104 |
95 |
87 |
79 |
73 |
67 |
61 |
55 |
48 |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
147* |
135* |
126 |
115* |
105* |
96* |
88* |
80* |
74 |
67 |
61 |
55 |
50 |
44* |
(40)* |
(35)* |
- |
- |
- |
||
50.000 |
- |
134* |
123* |
113* |
103* |
94* |
85* |
78* |
72* |
65* |
58* |
52* |
47* |
41* |
(36)* |
(32)* |
(27)* |
- |
- |
- |
||
100.000 |
- |
115* |
105* |
89* |
89* |
81* |
74* |
68* |
61* |
55* |
50* |
45* |
(40)* |
(35)* |
(30)* |
(26)* |
(23)* |
- |
- |
- |
||
150.000 |
- |
108* |
99* |
98* |
81* |
74* |
67* |
60* |
54* |
49* |
43* |
(39)* |
(34)* |
(30)* |
(26)* |
(23)* |
(20)* |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
102* |
93* |
84* |
76* |
69* |
62* |
56* |
50* |
45* |
(40)* |
(35)* |
(31)* |
(27)* |
(24)* |
(21)* |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
97* |
88* |
79* |
73* |
66* |
59* |
53* |
47* |
42* |
(37)* |
(33)* |
(29)* |
(25)* |
(22)* |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 CrNi 18 10 |
Q |
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
X 7 CrNiNb 18 10 |
Q |
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
QCVN 102:2018/BGTVT
X 7 CrNiMo 17 12 |
Q |
10.000 |
247 |
233 |
220 |
206 |
193 |
180 |
167 |
155 |
142 |
130 |
119 |
108 |
97 |
87 |
78 |
70 |
63 |
57 |
52 |
47 |
30.000 |
222 |
208 |
195 |
181 |
168 |
155 |
143 |
131 |
119 |
107 |
97 |
87 |
78 |
69 |
62 |
56 |
51 |
46 |
(42) |
- |
||
50.000 |
210 |
197 |
183* |
170 |
157 |
144 |
132 |
120 |
108 |
97 |
87 |
78 |
70 |
62 |
56 |
51 |
46 |
(42) |
- |
- |
||
100.000 |
194* |
181* |
167* |
154* |
141 |
128 |
116 |
105 |
94 |
84 |
75 |
67 |
60 |
54 |
49* |
(44)* |
- |
- |
- |
- |
||
150.000 |
185* |
172* |
158* |
145* |
132 |
120 |
108 |
97 |
86* |
77 |
69* |
61* |
55* |
50* |
(45)* |
- |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
178* |
164* |
151* |
138* |
125* |
113 |
102 |
91 |
81 |
72 |
65* |
58* |
52* |
47* |
(43)* |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
173* |
159* |
146* |
133* |
120* |
108* |
97* |
87* |
77* |
69* |
61* |
55* |
50* |
(45)* |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 CrNiMoB 17 12 |
Q |
10.000 |
268 |
251 |
236 |
227 |
208 |
195 |
183 |
171 |
159 |
147 |
135 |
124 |
112 |
101 |
90 |
80 |
71 |
65 |
60 |
56 |
30.000 |
239 |
225 |
211 |
197 |
184 |
172 |
160 |
148 |
136 |
124 |
112 |
100 |
89 |
79 |
71 |
64 |
59 |
(55) |
(52) |
- |
||
50.000 |
227 |
213 |
199 |
186 |
173 |
161 |
149 |
137 |
125 |
113 |
101 |
90 |
79 |
71 |
64 |
59 |
(55) |
(52) |
- |
- |
||
100.000 |
211* |
197* |
184* |
171* |
159 |
146 |
134 |
122 |
110 |
98 |
86 |
76 |
69 |
63 |
57 |
(54)* |
(51) |
- |
- |
- |
||
150.000 |
201* |
188* |
175* |
162* |
150 |
138 |
125 |
113 |
101 |
89 |
79 |
70 |
64 |
59 |
54 |
(51)* |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
195* |
181* |
169* |
156* |
144 |
131 |
119 |
106 |
94 |
83 |
74 |
66 |
61 |
57 |
(53)* |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
190* |
176* |
164* |
151* |
139* |
126* |
114* |
101* |
90* |
79* |
71* |
64* |
59* |
(55)* |
(51)* |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 8 NiCrAlTi 32 21 TQ1*) |
Q |
10.000 |
- |
225 |
209 |
190 |
172 |
155 |
140 |
129 |
119 |
111 |
103 |
97 |
90 |
84 |
78 |
74 |
69 |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
194 |
178 |
160 |
144 |
130 |
119 |
109 |
100 |
93 |
86 |
80 |
75 |
70 |
55 |
60 |
56 |
- |
- |
- |
||
50.000 |
- |
179 |
163 |
146 |
132 |
119 |
108 |
98 |
91 |
85 |
78 |
72 |
67 |
62 |
58 |
54 |
50 |
- |
- |
- |
||
100.000 |
- |
160 |
145 |
130 |
116 |
105 |
96 |
86 |
80 |
74 |
68 |
63 |
59 |
59 |
51 |
47 |
44 |
- |
- |
- |
||
150.000 |
- |
(149) |
(134) |
(120) |
(107) |
(97) |
(88) |
(80) |
(74) |
(68) |
(63) |
(58) |
(54) |
(50) |
(46) |
(43) |
(40) |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
(143) |
(129) |
(115) |
(102) |
(92) |
(83) |
(76) |
(70) |
(64) |
(60) |
(55) |
(51) |
(48) |
(45) |
(42) |
(39) |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 NiCrAlTi 32 21 TQ1*) |
Q |
10.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
73 |
69 |
65 |
61 |
30.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
60 |
56 |
53 |
50 |
||
50 000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
54 |
50 |
47 |
45 |
||
100.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
46 |
43 |
41 |
39 |
||
150.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
(42) |
(40) |
(38) |
(36) |
||
200.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
(39) |
(38) |
(36) |
(34) |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.9. Giới hạn bền kéo ở nhiệt độ cao của thép tấm austenit theo Bảng B.6 (kết thúc)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thời gian, h |
Giá trị trung bình ứng suất rão 1%, MPa |
|||||||||||||||||||||
Nhiệt độ, 0C |
||||||||||||||||||||||||
740 |
750 |
760 |
770 |
780 |
790 |
800 |
810 |
820 |
830 |
840 |
850 |
860 |
870 |
880 |
890 |
900 |
910 |
920 |
930 |
940 |
950 |
|||
X 7 CrNi 18 9 |
Q |
10.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
50.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
100.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
150.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 CrNiTi 18 10 |
Q |
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
X 7 CrNiTNb18 10 |
Q |
10.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
50.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
X 7 CrNiMo 17 12 |
Q |
10.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
50 000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
QCVN 102:2018/BGTVT
|
|
100.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
150.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 CrNiMoB 17 12 |
Q |
10.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
50.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
100.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
150.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 8 NiCrAlTi 32 21 TQ1*) |
Q |
10.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
30.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
50.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
100.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
150.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
200.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
250.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
||
X 7 NiCrAlTi 32 21 TQ1*) |
Q |
10.000 |
58 |
55 |
52 |
49 |
46 |
44 |
41 |
38 |
36 |
33 |
30 |
28 |
26 |
23 |
21 |
19 |
18 |
16 |
15 |
14 |
13 |
12 |
30.000 |
47 |
45 |
42 |
39 |
37 |
35 |
33 |
31 |
29 |
26 |
24 |
22 |
20 |
18 |
16,5 |
15 |
14 |
13 |
12 |
11 |
10 |
9 |
||
50.000 |
42 |
40 |
38 |
35 |
33 |
31 |
29 |
27 |
25 |
23 |
21 |
19 |
17,5 |
16 |
14,5 |
13 |
12 |
11 |
10 |
9,3 |
8,6 |
8 |
||
100.000 |
37 |
35 |
32 |
30 |
28 |
26 |
25 |
23 |
21 |
19 |
17 |
16 |
15 |
13 |
12 |
11 |
9,9 |
9,0 |
8,3 |
7,6 |
7,0 |
6,4 |
||
150.000 |
(34) |
(32) |
(30) |
(26) |
(26) |
(24) |
(22,5) |
(20,5) |
(18,5) |
(17,5) |
(16) |
(14,5) |
(13,5) |
(12) |
(10,5) |
(9,5) |
(8,7) |
(7,9) |
(7,2) |
(6,6) |
(6) |
(5,5) |
||
200.000 |
(32) |
(30) |
(28) |
(26) |
(24) |
(22) |
(21) |
(19) |
(17) |
(16) |
(15) |
(13) |
(12) |
(11) |
(9,6) |
(8,7) |
(7,9) |
(7,1) |
(6,5) |
(5,9) |
(5,4) |
(4,9) |
||
250.000 |
- |
- |
- |
-- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
-- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.10. Thành phần hóa học của thép tấm cácbon và hợp kim thấp (ISO 9329-2:1997)
Mác thép |
C |
Si |
Mn |
P max |
S max |
Cr |
Mo |
Ni |
V |
Nb |
AI max |
Thành phần khác |
|
Thép cácbon |
PH 23 |
≤ 0,17 |
0,10 đến 0,35 |
0,30 đến 0,80 |
0,035 |
0,035 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2) |
PH 26 |
≤ 0,21 |
0,10 đến 0,35 |
0,40 đến 1,20 |
0,035 |
0,035 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2) |
|
PH 29 |
≤ 022 |
0,10 đến 0,40 |
0,65 đến 1,40 |
0,035 |
0,035 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
2) |
|
PH 35 |
≤ 0,223) |
0,15 đến 0,55 |
1,00 đến 1,503) |
0,035 |
0,035 |
- |
- |
- |
4) |
4) |
- |
2)4) |
|
Thép hợp kim thấp |
8 CrMo 4-5 |
≤ 0,15 |
≤ 0,50 |
0,30 đến 0,60 |
0,035 |
0,035 |
0,80 đến 1,25 |
0,45 đến 0,65 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
8CrMo 5-5 |
≤ 0,15 |
0,50 đến 1,00 |
0,30 đến 0,60 |
0,030 |
0,030 |
1,00 đến 1,50 |
0,45 đến 0,65 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
X11 CrMo 5 TA |
0,08 đến 0,15 |
0,15 đến 0,50 |
0,30 đến 0,60 |
0,030 |
0,030 |
4,00 đến 6,00 |
0,45 đến 0,65 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
X11 CrMo 5 TN+TT |
0,08 đến 0,15 |
0,15 đến 0,50 |
0,30 đến 0,60 |
0,030 |
0,030 |
4,00 đến 6,00 |
0,45 đến 0,65 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
13 CrMo 4-5 |
0,10 đến 0,175) |
0,15 đến 0,35 |
0,40 đến 0,70 |
0,035 |
0,035 |
0,70 đến 1,10 |
0,45 đến 0,65 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
16 Mo 3 |
0,12 đến 0,205) |
0,15 đến 0,35 |
0,40 đến 0,80 |
0,035 |
0,035 |
- |
0,25 đến 0,35 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
11 CrMo9-10TA |
0,08 đến 0,15 |
0,15 đến 0,40 |
0,30 đến 0,70 |
0,035 |
0,035 |
2,00 đến 2,50 |
0,90 đến 1,20 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
11 CrMo9-10 TN+TT |
0,08 đến 0,15 |
0,15 đến 0,40 |
0,30 đến 0,70 |
0,035 |
0,035 |
2,00 đến 2,50 |
0,90 đến 1,20 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
12 MoCrV 6-2 |
0,10 đến 0,15 |
0,15 đến 0,35 |
0,40 đến 0,70 |
0,035 |
0,035 |
0,30 đến 0,60 |
0,50 đến 0,70 |
- |
0,22 đến 0,28 |
- |
0,200 |
2) |
|
X11 CrMo 9-1TA |
0,08 đến 0,15 |
0,25 đến 1,00 |
0,30 đến 0,60 |
0,030 |
0,030 |
8,00 đến 10,00 |
0,90 đến 1,10 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
X11 CrMo9-1 TN+TT |
0,08 đến 0,15 |
0,25 đến 1,00 |
0.30 đến 0,60 |
0,030 |
0,030 |
8,00 đến 10,00 |
0,90 đến 1,10 |
- |
- |
- |
0,200 |
2) |
|
X10 CrMoVNb 9-1 |
0,08 đến 0,12 |
0,20 đến 0,50 |
0,30 đến 0,60 |
0,020 |
0,020 |
8,00 đến 9,50 |
0,85 đến 1,05 |
≤ 0,40 |
0,18 đến 0,25 |
0,06 đến 0,10 |
0,200 |
2)6) |
|
9 NiMnMoNb 5-4-4 |
≤ 0,17 |
0,25 đến 0,50 |
0,80 đến 1,20 |
0,030 |
0,030 |
≤ 0,30 |
0,25 đến 0,40 |
1.00 đến 1,30 |
- |
0,015 đến 0,045 |
0,200 |
Cu 0,05 đến 0,80 |
|
X20 CrMoNiV 11-1-1 |
0,17 đến 0,23 |
0,15 đến 0,50 |
≤ 1,00 |
0,030 |
0,030 |
10,00 đến 12,50 |
0,80 đến 1,20 |
0,30 đến 0,80 |
0,25 đến 0,35 |
- |
0,200 |
2) |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.11. Cơ tính ở nhiệt độ trong phòng của ống thép cácbon và hợp kim thấp (ISO 9329-2:1997)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thử kéo |
Thử dát bẹp |
Thử uốn |
Thử nong |
Thử uốn mép |
Thử nén |
|||||||||||||
Giới hạn bền kéo Rm MPa |
Giới hạn chảy Rch, hay Rp0,2 hay Rp0,5 đối với chiều dày thành, mm |
Độ giãn dài, % |
Hằng số K |
Đường kính của trục uốn, mm |
% tăng lên của Dl/D |
% tăng lên của D, Dl/D |
Ngang, J |
Dọc, U |
||||||||||||
T ≤ 16 MPa |
16 ≤ T ≤ 40 MPa |
40 ≤ T ≤ 60 MPa |
|
|
≤ 0,6 |
>0,6 ≤ 0,8 |
> 0,8 |
≤ 0,5 |
> 0,5 ≤ 0,6 |
> 0,6 ≤ 0,8 |
> 0,8 ≤ 0,9 |
> 0,9 |
||||||||
Thép cácbon |
PH 23 |
N |
360 đến 480 |
235 |
225 |
215 |
25 |
23 |
0,09 |
3T |
12 |
15 |
19 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
27 |
35 |
PH 26 |
N |
410 đến 530 |
265 |
255 |
245 |
21 |
19 |
0,07 |
4T |
10 |
12 |
17 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
27 |
35 |
|
PH 29 |
N |
460 đến 580 |
290 |
280 |
270 |
23 |
21 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
27 |
35 |
|
PH 35 |
N |
510 đến 640 |
355 |
335 |
315 |
19 |
17 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
27 |
35 |
|
Thép hợp kim thấp |
8 CrMo 4-5 |
N + T |
410 đến 560 |
206 |
205 |
205 |
22 |
20 |
0,08 |
4T |
8 |
10 |
15 |
- |
- |
- |
- |
- |
27 |
35 |
8CrMo 5-5 |
N + T |
410 đến 560 |
205 |
205 |
205 |
22 |
20 |
0,08 |
4T |
8 |
10 |
15 |
- |
- |
- |
- |
- |
27 |
35 |
|
X11 CrMo 5 TA |
A |
430 đến 580 |
175 |
175 |
175 |
22 |
18 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
X11 CrMo 5 TN+TT |
N + T |
480 đến 640 |
280 |
280 |
280 |
20 |
18 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
10 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
13 CrMo 4-5 |
N + T |
440 đến 590 |
2906) |
290 |
280 |
22 |
20 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
16 Mo 3 |
N |
450 đến 600 |
2706) |
270 |
260 |
22 |
20 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
277) |
357) |
|
11 CrMo9-10TA |
A |
410 đến 560 |
205 |
205 |
205 |
22 |
20 |
0,08 |
4T |
8 |
10 |
15 |
- |
- |
- |
- |
- |
27 |
35 |
|
11 CrMo9-10 TN+TT |
N + T |
480 đến 630 |
280 |
280 |
280 |
20 |
18 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
12 MoCr 6-2 |
N + T |
460 đến 610 |
320 |
320 |
310 |
20 |
18 |
0,05 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
276) |
358) |
|
X11 CrMo 9-1 TA |
A |
440 đến 620 |
205 |
205 |
205 |
20 |
18 |
0.07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
X11 CrMo 9-1 TN+TT |
N + T |
590 đến 740 |
390 |
390 |
390 |
18 |
16 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
X10 CrMoVNb 9-1 |
N + T |
590 đến 770 |
415 |
415 |
415 |
20 |
16 |
0,07 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
35 |
|
9 NiMnMoNb 5-4-4 |
N + T |
610 đến 780 |
440 |
440 |
440 |
19 |
17 |
0,05 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
27 |
36 |
|
X20 CrMoNiV 11-1-1 |
N + T |
690 đến 840 |
490 |
490 |
490 |
17 |
14 |
0,05 |
4T |
6 |
8 |
12 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
276) |
358) |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.12. Cơ tính ở nhiệt độ phòng của ống thép cácbon và hợp kim thấp (ISO 9329-2:1997)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Chiều dày thép, mm |
Giới hạn chảy Rp0,2, MPa |
||||||||||
Nhiệt độ 0C |
|||||||||||||
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
400 |
450 |
500 |
550 |
600 |
||||
Thép cácbon |
PH 23 |
N |
≤ 16 >16 ≤ 40 > 40 ≤ 60 |
185 183 172 |
165 164 159 |
145 145 145 |
127 127 127 |
116 116 116 |
110 110 110 |
106 106 106 |
- - - |
- - - |
- - - |
PH 26 |
N |
≤ 16 > 16 ≤ 40 > 40 ≤ 60 |
216 213 204 |
194 192 188 |
171 171 171 |
152 152 152 |
141 141 141 |
134 134 134 |
130 130 130 |
- - - |
- - - |
- - - |
|
PH 29 |
N |
≤ 16 > 16 ≤ 40 > 40 ≤ 60 |
247 242 236 |
223 220 217 |
198 198 198 |
177 177 177 |
167 167 167 |
158 158 158 |
153 153 153 |
- - - |
- - - |
- - - |
|
PH 35 |
N |
≤ 60 |
270 |
255 |
235 |
215 |
200 |
180 |
170 |
- |
- |
- |
|
Thép hợp kim thấp |
8 CrMo 4-5 |
N + T |
≤ 60 |
186 |
181 |
179 |
174 |
167 |
157 |
151 |
143 |
- |
- |
8CrMo 5-5 |
N + T |
≤ 60 |
186 |
181 |
179 |
174 |
167 |
157 |
151 |
143 |
- |
- |
|
X11 CrMo 5 TA |
A |
≤ 60 |
- |
118 |
116 |
115 |
114 |
113 |
111 |
- |
- |
- |
|
X11 CrMo 5 TN+TT |
N + T |
≤ 60 |
237 |
230 |
223 |
216 |
206 |
196 |
181 |
167 |
- |
- |
|
13 CrMo 4-5 |
N + T |
≤ 60 |
230 |
220 |
210 |
183 |
169 |
164 |
161 |
156 |
150 |
140 |
|
16 Mo 3 |
N |
≤ 60 |
237 |
224 |
205 |
173 |
159 |
155 |
150 |
145 |
- |
- |
|
11 CrMo9-10TA |
A |
≤ 60 |
187 |
186 |
186 |
186 |
186 |
186 |
181 |
173 |
- |
- |
|
11 CrMo9-10 TN+TT |
N + T |
≤ 60 |
241 |
233 |
224 |
219 |
212 |
207 |
194 |
180 |
160 |
130 |
|
12 MoCr 6-2 |
N + T |
≤ 60 |
- |
235 |
218 |
196 |
184 |
177 |
167 |
156 |
- |
- |
|
X11 CrMo 9-1 TA |
A |
≤ 60 |
- |
118 |
112 |
1o6 |
102 |
99 |
96 |
94 |
- |
- |
|
X11 CrMo 9-1 TN+TT |
N + T |
≤ 60 |
- |
334 |
330 |
325 |
322 |
316 |
310 |
290 |
235 |
- |
|
X10 CrMoVNb 9-1 |
N + T |
≤ 60 |
- |
380 |
370 |
360 |
360 |
340 |
325 |
300 |
260 |
200 |
|
9 NiMnMoNb 5-4-4 |
N + T |
≤ 60 |
412 |
402 |
392 |
382 |
373 |
343 |
304 |
- |
- |
- |
|
X20 CrMoNiV 11-1-1 |
N + T |
≤ 60 |
- |
349 |
326 |
317 |
310 |
305 |
292 |
272 |
- |
- |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.13. Thành phần hóa học của ống thép hàn điện cácbon và hợp kim thấp (ISO 9330-2:1997)
Mác thép |
C |
Si |
Mn |
Pmax |
Smax |
Cr |
Mo |
AI tổng cộng max |
|
Thép cácbon |
PH 23 |
≤ 0,17 |
≤ 0,35 |
0,40 đến 1,20 |
0,035 |
0,030 |
- |
- |
- |
PH 26 |
≤ 0,20 |
≤ 0,35 |
0,50 đến 1,40 |
0,035 |
0,030 |
- |
- |
- |
|
PH 29 |
≤ 0,20 |
≤ 0,35 |
0,90 đến 1,50 |
0,035 |
0,030 |
- |
- |
- |
|
PH 35 |
≤ 0,22 |
≤ 0,35 |
0,90 đến 1,60 |
0,035 |
0,030 |
- |
- |
- |
|
Thép hợp kim thấp |
16 Mo 3 |
0,12 đến 0,20 |
0,15 đến 0,35 |
0,40 đến 0,90 |
0,035 |
0,030 |
≤ 0,30 |
0,25 đến 0,35 |
0,020 |
13 CrMo 4-5 |
0,08 đến 0,18 |
0,15 đến 0,35 |
0,40 đến 1,00 |
0,035 |
0,030 |
0,70 đến 1,15 |
0,40 đến 0,60 |
0,020 |
|
11 CrMo 9-10 |
0,08 đến 0,15 |
0,15 đến 0,50 |
0,30 đến 0,70 |
0,035 |
0,030 |
2,00 đến 2,50 |
0,90 đến 1,10 |
0,020 |
Bảng B.14. Có tính ở nhiệt độ phòng của ống thép hàn điện cácbon và hợp kim thấp (ISO 9330-2:1997)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Thử kéo |
Thử uốn |
Thử nong |
Thử uốn mép |
||||||||||
Độ bền kéo Rm, MPa |
Giới hạn chảy ReH hay Rp0,1, hay Rl0,1, min MPa |
Độ giãn dài Amin MPa % |
Đường kính của trục, mm |
% tăng Iên của D, DI/D |
% tăng lên của D, DI/D |
||||||||||
|
|
≤ 0,6 |
> 0,6 ≤ 0,8 |
> 0,8 |
≤ 0,5 |
> 0,5 ≤ 0,6 |
> 0,6, ≤ 0,8 |
> 0,8 ≤ 0,9 |
> 0,9 |
||||||
Thép cácbon |
PH 23 |
N |
360 đến 480 |
235 |
25 |
23 |
3T |
12 |
15 |
19 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
PH 26 |
N |
410 đến 510 |
265 |
23 |
21 |
4T |
10 |
12 |
17 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
|
PH 27 |
N |
460 đến 580 |
270 |
21 |
19 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
|
PH 35 |
N |
510 đến 640 |
355 |
19 |
17 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
25 |
15 |
10 |
8 |
|
Thép hợp kim thấp |
16 Mo 3 |
N |
450 đến 600 |
2703) |
22 |
20 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
13CrMo 4-5 |
N+T |
440 đến 590 |
2903) |
22 |
20 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
|
11 CrMo 9-10 |
N+T |
480 đến 630 |
280 |
20 |
18 |
4T |
8 |
10 |
15 |
30 |
20 |
10 |
8 |
6 |
QCVN 102:2018/BGTVT
Bảng B.15. Giới hạn chảy 0,2% nhỏ nhất ở nhiệt độ cao của ống thép hàn điện cácbon và hợp kim thấp (ISO 9330-2: 1997)
Mác thép |
Chỉ dẫn về nhiệt luyện |
Giới hạn chảy Rp0,2, Mpa |
||||||||||
Nhiệt độ 0C |
||||||||||||
150 |
200 |
250 |
300 |
350 |
400 |
450 |
500 |
550 |
600 |
|||
Thép cácbon |
PH 23 |
N |
185 |
165 |
145 |
127 |
116 |
110 |
106 |
- |
- |
- |
PH 26 |
N |
216 |
194 |
171 |
152 |
141 |
134 |
130 |
- |
- |
- |
|
PH 27 |
N |
247 |
223 |
198 |
177 |
167 |
158 |
153 |
- |
- |
- |
|
PH 35 |
N |
270 |
255 |
235 |
215 |
200 |
180 |
170 |
- |
- |
- |
|
Thép hợp kim thấp |
16 Mo 3 |
N |
237 |
224 |
205 |
173 |
159 |
155 |
150 |
145 |
- |
- |
13 CrMo 4-5 |
N + T |
230 |
220 |
210 |
183 |
169 |
164 |
161 |
156 |
150 |
145 |
|
11 CrMo 9-10 |
N + T |
241 |
233 |
224 |
219 |
212 |
207 |
194 |
180 |
-160 |
137 |