Quyết định 4711/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4711/QĐ-BGTVT

Quyết định 4711/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4711/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Văn Công
Ngày ban hành:31/12/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4711/QĐ-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 4711/QĐ-BGTVT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số: 4711/QĐ-BGTVT

Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu giai đoạn đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3505/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải cho phép lập Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3593/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí khảo sát, lập Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 4169/TTr-CHHVN ngày 09/10/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam của Cục Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Tận dụng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ và nguồn lao động sẵn có của các doanh nghiệp tại khu vực miền Bắc và miền Trung để phát triển lĩnh vực phá dỡ tàu phù hợp với định hướng phát triển đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam với quy mô hợp lý.

- Vị trí, quy mô các cơ sở phá dỡ tàu được quy hoạch có quy mô, công suất, cỡ tàu phù hợp với điều kiện tự nhiên, luồng lạch (độ sâu, chiều cao tĩnh không, thuỷ triều), giao thông kết nối đường biển, đường thủy, đường bộ...; phù hợp với quy hoạch của các địa phương; cách xa khu dân cư, khu đô thị; ưu tiên phát triển các cơ sở nằm trong cụm, khu công nghiệp tập trung.

- Lựa chọn công nghệ phá dỡ tàu tiên tiến, phù hợp với cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh nghiệm của ngành công nghiệp tàu thủy trong nước, có khả năng đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Từng bước xây dựng lĩnh vực phá dỡ tàu với lộ trình phù hợp, gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trước mắt, ưu tiên đầu tư tại một số cơ sở có năng lực, kinh nghiệm, công nghệ và hạ tầng tốt nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động phá dỡ tàu.

2. Mục tiêu, định hướng phát triển

a) Mục tiêu chung:

- Quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu đã qua sử dụng tập trung tại khu vực Hải Phòng (bao gồm cả các vùng phụ cận) và một số tỉnh miền Trung với quy mô hợp lý trên cơ sở các nhà máy đóng, sửa chữa tàu nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt;

- Xác định các cơ sở có chức năng phá dỡ tàu, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng phù hợp; có khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm và các quy định về bảo vệ môi trường nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động phá dỡ tàu, đảm bảo môi trường, an toàn lao động và an ninh hàng hải.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn đến năm 2020: các cơ sở phá dỡ tàu có khả năng phá dỡ được tất cả các loại tàu thông dụng có trọng tải đến 100.000 DWT với công nghệ phá dỡ tiên tiến, phù hợp với cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh nghiệm của ngành công nghiệp tàu thủy trong nước; đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về yêu cầu bảo vệ môi trường. Tổng năng lực phá dỡ toàn ngành đạt 280.860 LDT (tương ứng 1,5 triệu DWT/năm) với lượng thép phế liệu thu hồi sau phá dỡ đạt 238.731 tấn/năm, đáp ứng 8% nhu cầu thép phế nhập khẩu phục vụ ngành thép trong nước.

- Giai đoạn đến năm 2030: định hướng hình thành trung tâm phá dỡ tàu tập trung tại 2 khu vực miền Bắc và miền Trung với công nghệ tiên tiến (hiện đại, đồng bộ, khép kín, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững) với công suất phá dỡ toàn ngành dự kiến đạt 556.140 LDT (tương ứng 3,0 triệu DWT/năm) với lượng thép phế liệu thu hồi 472.719 tấn/năm, đáp ứng 15,8% nhu cầu lượng thép phế liệu nhập khẩu phục vụ ngành thép trong nước.

3. Nội dung quy hoạch

a) Giai đoạn đến năm 2020:

Các cơ sở phá dỡ tàu được quy hoạch tập trung tại miền Bắc và một số tỉnh miền Trung nằm trong hoặc liền kề với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu kinh tế hiện có. Cụ thể như sau:

- Cơ sở phá dỡ tàu Bến Rừng: Nằm trong khu công nghiệp Bến Rừng, tiếp giáp sông Bạch Đằng và sông Giá thuộc địa phận xã Tam Hưng và thị trấn Minh Đức thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, quy hoạch phá dỡ cỡ tàu đến 100.000 DWT. Công suất phá dỡ đạt 111.600 LDT/năm, tương đương 600.000 DWT/năm.

- Cơ sở phá dỡ tàu An Hồng: Nằm trong khu công nghiệp tàu thủy An Hồng tiếp giáp sông Cấm thuộc địa phận xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng, quy hoạch phá dỡ cỡ tàu đến 30.000 DWT. Công suất phá dỡ tàu đạt 3.720 LDT/năm, tương đương 20.000 DWT/năm.

- Cơ sở phá dỡ tàu Phương Nam: Nằm trong khu công nghiệp Phương Nam, tiếp giáp sông Đá Bạch thuộc địa phận phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, quy hoạch phá dỡ với cỡ tàu đến 40.000 DWT. Công suất phá dỡ đạt 27.900 LDT/năm, tương đương 150.000 DWT/năm.

- Cơ sở phá dỡ tàu Tiền Phong: Nằm trong khu công nghiệp Tiền Phong tiếp giáp sông Chanh thuộc địa phận thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, quy hoạch phá dỡ cỡ tàu đến 300.000 DWT. Công suất phá dỡ đạt 65.100 LDT/năm, tương đương 350.000 DWT/năm.

- Cơ sở phá dỡ tàu Bến Thủy: Nằm liền kề khu công nghiệp Gia Lách tiếp giáp sông Lam thuộc địa phận thị trấn Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, quy hoạch phá dỡ cỡ tàu đến 10.000 DWT. Công suất phá dỡ đạt 7.440 LDT/năm, tương đương 40.000 DWT/năm.

- Cơ sở phá dỡ tàu Dung Quất: Nằm trong khu kinh tế Dung Quất 1 tiếp giáp biển thuộc địa phận xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, quy hoạch phá dỡ cỡ tàu đến 300.000 DWT. Công suất phá dỡ tàu đạt 65.100 LDT/năm, tương đương 350.000 DWT/năm.

b) Định hướng giai đoạn đến năm 2030:

Hình thành một số cơ sở phá dỡ tàu tập trung tại các khu vực:

- 02 cơ sở tại hạ lưu sông Văn Úc nằm trong cụm công nghiệp Tân Trào (Kiến Thụy) và cụm công nghiệp Quang Phục (Tiên Lãng) phù hợp với định hướng quy hoạch của thành phố Hải Phòng;

- 02 cơ sở phá dỡ tàu trên sông Ninh Cơ tại khu công nghiệp tàu thủy Xuân Trường và khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định.

- 01 cơ sở phá dỡ tàu nằm trong khu kinh tế Chu Lai (Kỳ Hà - Quảng Nam).

- Nghiên cứu phát triển tiềm năng cơ sở phá dỡ tàu tại khu công nghiệp Cái Lân nếu đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường của khu vực di sản thiên nhiên thế giới.

(Danh mục chi tiết về quy mô, công suất từng cơ sở phá dỡ tàu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

4. Tiến độ thực hiện

a) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2017:

Nghiên cứu thực hiện thí điểm tại các cơ sở phá dỡ tàu có điều kiện thuận lợi nhất là Bến Rừng, An Hồng, Phương Nam và Bến Thủy; đánh giá hiệu quả kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến môi trường làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

b) Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020:

Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phá dỡ tàu, xem xét việc doanh nghiệp phá dỡ tàu đầu tư mở rộng tại các cơ sở đã thực hiện trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2017; các cơ sở khác hoạt động với quy mô công suất phù hợp theo quy hoạch; đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Cục Hàng hải Việt Nam

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan công bố và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt; báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Hàng năm, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động phá dỡ; căn cứ quy hoạch để xem xét, thỏa thuận với các dự án đầu tư cụ thể theo quy hoạch được duyệt;

2. Đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai, hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng, môi trường tại các cơ sở phá dỡ tàu phù hợp với quy hoạch được duyệt, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất để phát triển các cơ sở phá dỡ tàu theo quy hoạch.

Điều 3.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TN&MT;

- UBND các tỉnh, Tp liên quan;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHĐT (05b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Công

 

Phụ lục. Danh mục chi tiết quy mô, công suất của cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020 và định hướng đến 2030

(Kèm theo Quyết định số 4711/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đã qua sử dụng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 )

TT

Tên cơ sở phá dỡ tàu

Địa điểm

Cỡ tàu phá dỡ lớn nhất (DWT)

GĐ đến 2020

 (LDT/ DWT/năm)

Định hướng 2030

(LDT/ DWT/năm)

Công suất phá dỡ

Diện tích (ha)

Công suất phá dỡ

Diện tích (ha)

I

Miền Bắc

 

 

LDT

/

DWT

 

LDT

/

DWT

 

1

Cơ sở phá dỡ Bến Rừng (KCN Bến Rừng)

Sông Bạch Đằng, sông Giá, xã Tam Hưng và thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

100.000

111.600

/

600.000

50

167.400

/

900.000

100

2

Cơ sở phá dỡ An Hồng (KCN tàu thủy  An Hồng)

Sông Cấm, xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng

30.000

3.720

/

20.000

4,6

3.720

/

20.000

4,6

3

Cơ sở phá dỡ Phương Nam (KCN Phương Nam-Xí nghiệp cơ khí Quang Trung)

Sông Đá Bạch, phường  Phương Nam, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh

40.000

27.900

/

150.000

35

46.500

/

250.000

70

4

Cơ sở phá dỡ Tiền Phong (KCN Tiền Phong)

Sông Chanh, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh

300.000

65.100

/

350.000

30

93.000

/

500.000

60

5

Cơ sở phá dỡ Xuân Trường (KCN tàu thủy Xuân Trường)

Sông Ninh Cơ, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, Nam Định

-

-

 /

-

-

7.440

/

40.000

20

6

Cơ sở phá dỡ Thịnh Long (KKT Ninh Cơ)

Sông Ninh Cơ, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, Nam Định

-

-

 /

-

-

7.440

/

40.000

20

7

Cơ sở phá dỡ  Tân Trào (CN Tân Trào)

Sông Văn Úc, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng

-

-

 /

-

-

65.100

/

350.000

50

8

Cơ sở phá dỡ Quang Phục (CCN Quang Phục)

Sông Văn Úc, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng

-

-

 /

-

-

65.100

/

350.000

50

9

Cơ sở phá dỡ Cái Lân (KCN Cái Lân)

Vịnh Cửa Lục, Phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh (Cơ sở tiềm năng)

 

II

Miền Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cơ sở phá dỡ Bến Thủy

Sông Lam, thị trấn Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

10.000

7.440

/

40.000

10

7.440

/

40.000

10

11

Cơ sở phá dỡ Dung Quất (KKT Dung Quất)

Vịnh Dung Quất, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

300.000

65.100

/

350.000

30

93.000

/

500.000

30

12

Cơ sở phá dỡ Chu Lai (KKT mở Chu Lai)

Vịnh An Hòa, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam (Cơ sở tiềm năng)

 

Tổng năng lực phá dỡ LDT/năm (DWT/năm)

280.860

/

1.510.000

160

556.140

/

2.990.000

415

- Các từ viết tắt: KKT: Khu kinh tế; KCN: Khu công nghiệp; CNN: Cụm công nghiệp.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi