Quyết định 42/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định về tốc độ và khoản cách của xe cơ giới lưu hành trên đường bộ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 42/2005/QĐ-BGTVT

Quyết định 42/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định về tốc độ và khoản cách của xe cơ giới lưu hành trên đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:42/2005/QĐ-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đào Đình Bình
Ngày ban hành:16/09/2005Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Tốc độ, khoảng cách xe cơ giới khi lưu hành - Ngày 16/9/2005, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 42/2005/QĐ-BGTVT ban hành Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới lưu hành trên đường bộ. Theo đó, tốc độ tối đa cho phép phương tiện cơ giới đường bộ lưư hành trên đường nội thành, nội thị được quy đinh như sau: xe con, xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi ở đường không có giải phân cách cố định là 45 km/h, đường có giải phân cách cố định là 50 km/h, Xe môtô 2 - 3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3500 kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi: 35 và 40 km/h, Xe có tải trọng từ 3500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi: 30 và 35 km/h... Trên đường ngoại thành, ngoại thị và đường ngoài đô thị: xe con, xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi ở đường không có giải phân cách cố định là 70 km/h, đường có giải phân cách cố định là 80 km/h, Xe tải có tải trọng dưới 3500 kg, xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi: 60 và 70 km/h, Xe có tải trọng từ 3500 kg trở lên, xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, xe môtô 2 - 3 bánh: 50 và 60 km/h... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định 42/2005/QĐ-BGTVT tại đây

tải Quyết định 42/2005/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 42/2005/QĐ-BGTVT
NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA XE CƠ GIỚI
LƯU HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Vụ trưởng Vụ pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới lưu hành trên đường bộ".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 17/2004/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY ĐỊNH

VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH CỦA XE CƠ GIỚI
LƯU HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BGTVT ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Quy định này quy định về tốc độ và khoảng cách giữa hai xe cơ giới các loại lưu hành trên đường bộ.

 

Điều 2. Người lái xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ và khoảng cách ghi trên các biển báo hiệu. Tại nơi không có biển báo, người lái xe phải tuân thủ các quy định cụ thể trong Quy định này.

 

Điều 3. Người lái xe phải điều khiển xe chạy với tốc độ và khoảng cách phù hợp với điều kiện của đường, mật độ giao thông, thời tiết, phương tiện và sức khoẻ của mình.

 

Điều 4. Nghiêm cấm người điều khiển xe chạy nối theo các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

 

II. TỐC ĐỘ CỦA XE CƠ GIỚI LƯU HÀNH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 5. Người lái xe phải giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau đây:

1. Khi có báo hiệu hạn chế tốc độ, biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

2. Khi tầm nhìn bị hạn chế;

3. Khi qua nơi đường giao nhau; nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ ghề, trơn trượt, cát bụi;

4. Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

5. Khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, nơi có nhà cửa gần đường, nơi đang thi công;

6. Khi vượt đoàn người đi bộ;

7. Khi có súc vật đi trên đường hoặc ở gần đường;

8. Khi tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi đã cho xe sau vượt;

9. Khi đến gần bến xe điện, xe buýt có khách đang lên xuống;

10. Khi gặp đoàn xe ưu tiên;

11. Khi gặp xe quá tải, quá khổ đi ngược chiều trên đường không có dải phân cách ở giữa;

12. Khi chuyển hướng xe.

 

Điều 6. Khi đang điều khiển xe chạy trên đường, nếu không có chướng ngại phía trước hoặc các điều kiện bắt buộc hạn chế tốc độ thì người lái xe không được điều khiển phương tiện lưu hành chậm đến mức gây cản trở các phương tiện khác.

 

Điều 7. Trên đường nội thành, nội thị, khi không có biển báo "Tốc độ tối đa cho phép", với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ tối đa quy định tại Bảng 1.

 

Bảng 1. Tốc độ tối đa cho phép phương tiện cơ giới đường bộ lưu hành
trên đường nội thành, nội thị

 

Loại phương tiện cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

 

Đường không có dải phân cách cố định

Đường có dải phân cách cố định

Xe con, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

45

50

Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe tải có tải trọng dưới 3500 kg, xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi đến 30 chỗ ngồi

35

40

Xe tải có tải trọng từ 3500 kg trở lên, xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

30

35

Xe gắn máy, xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc, xe kéo xe khác

25

30

 

Trong điều kiện thời tiết không bình thường (trời mưa, đường trơn ướt, sương mù) người lái xe phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp, thấp hơn so với tốc độ tối đa quy định tại Bảng 1.

 

Điều 8. Trên đường ngoại thành, ngoại thị và đường ngoài đô thị, trừ đường cao tốc, khi không có biển báo "Tốc độ tối đa cho phép", với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, người lái xe không được điều khiển xe chạy vượt quá tốc độ tối đa quy định tại Bảng 2.


Bảng2: Tốc độ tối đa cho phép phương tiện cơ giới đường bộ lưu hành
trên đường ngoại thành, ngoại thị và đường ngoài đô thị

 

Loại phương tiện

Tốc độ tối đa (km/h)

 

Đường không có dải phân cách cố định

Đường có dải phân cách cố định

Xe con, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

70

80

Xe tải có tải trọng dưới 3500 kg, xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

60

70

Xe tải có tải trọng từ 3500 kg trở lên, xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, xe ô tô 2 - 3 bánh

50

60

Xe gắn máy, xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc, xe kéo xe khác

40

50

 

Trường hợp điều kiện thời tiết không bình thường (trời mưa, đường trơn ướt, sương mù), địa hình miền núi người lái xe phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp, thấp hơn tốc độ tối đa quy định tại Bảng 2.

 

Điều 9. Tốc độ của xe cơ giới lưu hành trên Quốc lộ qua khu vực nội thành, nội thị:

1. Trên các đoạn Quốc lộ qua nội thành, nội thị có quy mô thiết kế từ 4 làn xe cơ giới trở lên, có dải phân cách giữa, khi không có biển báo "Tốc độ tối đa cho phép", với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ tối đa quy định tại Bảng 3.

 

Bảng 3. Tốc độ tối đa cho phép phương tiện cơ giới đường bộ lưu hành
trên các đoạn Quốc lộ qua nội thành, nội thị có quy mô thiết kế
từ 4 làn xe cơ giới trở lên, có dải phân cách giữa

 

Loại phương tiện cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Xe con, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

60

Xe tải có tải trọng dưới 3500 kg, xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

50

Xe tải có tải trọng từ 3500 kg trở lên, xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

45

Xe mô tô 2 - 3 bánh, xe gắn máy, xe sơ mi rơ moóc, xe kéo rơ moóc, xe kéo xe khác

40

2. Trên các đoạn tuyến Quốc lộ theo địa giới hành chính nằm trong khu vực nội thành, nội thị nhưng thực tế chưa đô thị hoá, hai bên hành lang an toàn đường bộ thông thoáng, dân cư ven đường thưa thớt, tầm nhìn không bị che khuất hoặc các đoạn tuyến Quốc lộ đã xây dựng mới để tránh trung tâm các đô thị (sau đây gọi là tuyến tránh) được áp dụng tốc độ tối đa cho phép đối với đường ngoại thành, ngoại thị và đường ngoài đô thị quy định tại Bảng 2. Cục Đường bộ Việt Nam chủ động phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các điều kiện thực tế ở từng đô thị cụ thể để hướng dẫn đặt biển báo "Tốc độ tối đa cho phép" trên các đoạn tuyến Quốc lộ này (trừ tuyến tránh).

 

Điều 10. Ở nơi có biển báo "Tốc độ tối đa cho phép", trừ đường cao tốc mà số ghi trên biển báo lớn hơn tốc độ tối đa quy định tại Bảng 1 Điều 7, Bảng 2 Điều 8 và Bảng 3 Điều 9 Quy định này thì người lái xe chỉ được điều khiển phương tiện lưu hành với tốc độ tối đa quy định tại Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 nêu trên.

 

Điều 11. Tốc độ lưu hành trên đường đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi, xe xích lô máy, xe ba gác máy và các loại xe khác hiện đang được phép hoạt động trong phạm vi địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định nhưng không được vượt quá 30km/h.

 

III. TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CƠ GIỚI
LƯU HÀNH TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

 

Điều 12. Khi điều khiển xe lưu hành trên đường cao tốc, người lái xe không được điều khiển phương tiện chạy vượt quá tốc độ tối đa cho phép và thấp dưới tốc độ tối thiểu quy định đối với từng đường, làn đường được ghi trên biển báo hoặc sơn kẻ trên mặt đường.

 

Điều 13. Trên làn đường cao tốc, trừ làn nhập và làn tách dòng, người lái xe phải luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với tốc độ quy định tại Bảng 4.

 

Bảng 4. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện cơ giới
đang lưu hành trên đường bộ

 

Tốc độ lưu hành

(km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiếu

(m)

Đến 60

30

Trên 60 đến 70

35

Trên 70 đến 80

45

Trên 80 đến 90

55

Trên 90 đến 100

65

Trên 100 đến 110

75

Trên 110 đến 120

90

 

Trường hợp điều kiện thời tiết không bình thường (trời mưa, đường trơn ướt, sương mù), thì người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu quy định tại Bảng 4 Điều này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 14. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan quản lý đường bộ thực hiện Quy định này.

 

Điều 15. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và lắp đặt đầy đủ các báo hiệu về tốc độ và khoảng cách, đặc biệt là biển báo hiệu bắt đầu "Khu đông dân cư" hoặc hết "Khu đông dân cư" theo quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.

 

Điều 16. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và lực lượng kiểm soát giao thông phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi