Thông tư 21/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nhóm nghề Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 21/2009/TT-BLĐTBXH

Thông tư 21/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nhóm nghề Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2009/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành:15/06/2009Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

         Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

         Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

         Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

         Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục  Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề:Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ; Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Lâm sinh; Bảo vệ thực vật;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:
Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2.  Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:
1. Chương trình khung  trình độ trung cấp nghề, chương trình khung  trình độ cao đẳng nghề cho nghề  “Nuôi trồng  thuỷ  sản  nước  ngọt” (Phụ lục 1);
2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung  trình độ cao đẳng nghề cho nghề  “Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ” (Phụ lục 2);
3. Chương trình khung  trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình  độ cao đẳng nghề cho nghề  “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” (Phụ lục 3);
4. Chương trình khung  trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề  “Bảo  vệ  thực  vật ” (Phụ lục 4);
5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề  “Lâm sinh” (Phụ lục 5).
Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề :
Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.
Điều 4. Điều  khoản  thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; 
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc

Phụ lục 1:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nuôi trồng thủy sản nước ngọt”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2009 /TT - BLĐTBXH ngày 15  tháng 6 năm 2009  của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

------------------------------------------------------------

Phụ lục 1A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

 

Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Mã nghề: 40620701

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

( Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề;

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:

+ Công trình nuôi thủy sản, quản lý chất lượng nước, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;

+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, vận chuyển động vật thủy sản;

+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm sau thu hoạch, kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;

+ Chuẩn bị được các công trình nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;     

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.  

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;

3. Cơ hội việc làm

      Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở tất cả các vùng nông thôn, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể tham gia vào các vị trí sau:

+ Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 2/5;

+ Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 2/5;

+ Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 2/5.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 69 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2379 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 131 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2260 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1900 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 645 giờ; Thời gian học thực hành: 1615 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200giờ           

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lô gíc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng -An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học đào tạo nghề  bắt buộc

1900

506

1331

63

II.1

Các môn học kỹ thuật cơ sở

480

266

189

25

MH07

Công trình nuôi thuỷ sản

90

56

29

5

MH08

Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản

120

56

58

6

MH09

Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản

90

56

29

5

MH10

Bệnh động vật thuỷ sản

120

56

58

6

MH11

An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản

60

42

15

3

II.2

Các mođun chuyên môn nghề

870

240

1142

38

MĐ12

Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi

120

30

85

5

MĐ13

Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính

120

30

85

5

MĐ14

Nuôi cá ao nước tĩnh

120

30

85

5

MĐ15

Nuôi cá ruộng

90

30

56

4

MĐ16

Nuôi cá lồng bè

90

30

56

4

MĐ17

Nuôi tôm càng xanh

90

30

56

4

MĐ18

Nuôi cá tra, ba sa

120

30

85

5

MĐ19

Vận chuyển động vật thuỷ sản

120

30

85

5

MĐ20

Thực tập tốt nghiệp

550

 

550

 

Tổng cộng

2110

618

1417

75

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

                    (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

 

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Chọn 4 trong 10 môn học, môđun)

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Sản xuất giống cá tra, ba sa

90

30

56

4

MĐ22

Sản xuất giống và nuôi ba ba

90

30

56

4

MĐ23

Sản xuất giống và nuôi ếch

90

30

56

4

MĐ24

Sản xuất giống và nuôi cá rô đồng

90

30

56

4

MĐ25

Nuôi lươn thương phẩm

90

30

56

4

MĐ26

Nuôi cá bống tượng

90

30

56

4

MĐ27

Sản xuất giống và nuôi cá quả

90

30

56

4

MH28

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH29

Kỹ năng giao tiếp

90

28

58

4

MH30

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

 

                 

  (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 4 môn học, mô đun với tổng thời gian học là 360 giờ, trong đó 120 giờ lý thuyết và 240 giờ thực hành. Các Trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học, mô đun sau:

- Đối với các tỉnh phía Bắc

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ22

Sản xuất giống và nuôi ba ba

90

30

56

4

MĐ23

Sản xuất giống và nuôi ếch

90

30

56

4

MH28

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH30

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

 

 

- Đối với các tỉnh phía Nam

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Sản xuất giống cá tra, ba sa

90

30

56

4

MĐ24

Sản xuất giống và nuôi cá rô đồng

90

30

56

4

MH28

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH30

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;

   - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

   + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

   + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

   + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

 

 

  + Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 85%, lý thuyết từ 15 – 35%).

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

     - Học sinh phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

    - Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:

 

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết,  trắc nghiệm

Không quá 120 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

 

 - Nội dung các môn thi tốt nghiệp:

  +  Chính trị: Theo qui định hiện hành;

  + Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt;

 + Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản.

   - Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá( được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

   - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;

   - Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành, thực tập

 

 

 

 

   - Thực hành môn học, mô đun:

+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;

+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.

  - Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

+ Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp.

4.2. Hướng dẫn thi các môn văn hóa phổ thông đối người học nghề hệ tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo quy định sau:

     - Thi các môn văn hóa phổ thông được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở;

     - Kế hoạch thi do Hiệu trưởng các trường/ cơ sở dạy nghề quyết định, thực hiện kế hoạch thi trước khi thi tốt nghiệp khóa học nghề và được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày./.

Phụ lục 2B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

 

 

Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Mã nghề: 50620701

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:

+ Thủy sinh vật, ngư loại, quản lý môi trường ao nuôi, công trình nuôi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;

+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, vận chuyển động vật thủy sản;

+ Khởi sự doanh nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất, kỹ năng giao tiếp, khuyến nông khuyến ngư, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết chính xác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, các loài thủy sinh vật làm thức ăn cho động vật thủy sản;

+ Chuẩn bị được các công trình nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;     

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;

+ Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch sản xuất;

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

 

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

     + Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

        Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở tất cả các vùng nông thôn, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thể tham gia vào các vị trí sau:

       + Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 3/5;

       + Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước ngọt đào tạo trình độ 4/5;

       + Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 3/5.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110  tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3837 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 183 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 630 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3409 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2807 giờ; Thời gian học tự chọn: 602 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1006 giờ; Thời gian học thực hành: 2403 giờ

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng -An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

58

13

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề  bắt buộc

2900

796

2011

93

II.1

Các môn học kỹ thuật cơ sở

765

406

319

40

MH07

Thủy sinh vật

90

56

29

5

MH08

Ngư loại

90

56

29

5

MH09

Công trình nuôi thuỷ sản

120

56

58

6

MH10

Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản.

120

56

58

6

MH11

Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản

135

70

58

7

MH12

Bệnh động vật thuỷ sản

135

70

58

7

MH13

An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản

75

42

29

4

II.2

Các mođun chuyên môn nghề

2135

390

1692

53

MĐ14

Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi

150

60

83

7

MĐ15

Sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính

150

60

83

7

MĐ16

Sản xuất giống cá rô phi đơn tính

120

30

85

5

MĐ17

Nuôi cá ao nước tĩnh

150

60

83

7

MĐ18

Nuôi cá ruộng

120

30

85

5

MĐ19

Nuôi cá lồng bè

120

30

85

5

MĐ20

Nuôi tôm càng xanh

120

30

85

5

MĐ21

Nuôi cá tra, ba sa

150

60

83

7

MĐ22

Vận chuyển động vật thuỷ sản

120

30

85

5

MĐ23

Thực tập sản xuất

310

 

310

 

MĐ24

Thực tập tốt nghiệp

625

 

625

 

Tổng cộng

3350

992

2243

115

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

                       (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Chọn 7 trong 15 môn học, môđun)

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ25

Sản xuất giống tôm càng xanh

90

30

56

4

MĐ26

Sản xuất giống cá tra, ba sa

90

30

56

4

MĐ27

Sản xuất giống và nuôi ba ba

90

30

56

4

MĐ28

Sản xuất giống và nuôi ếch

90

30

56

4

MĐ29

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh

90

30

56

4

MĐ30

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng

90

30

56

4

MĐ31

Kỹ thuật nuôi lươn

90

30

56

4

MĐ32

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng

90

30

56

4

MĐ33

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá quả

90

30

56

4

MH34

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH35

Kỹ năng giao tiếp

90

28

58

4

MĐ36

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH37

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH38

Khởi sự doanh nghiệp

90

28

58

4

MH39

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

                    

                            (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 15 với tổng thời gian học là 630 giờ, trong đó 210 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành. Các trường/ cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học ở bảng sau:

- Đối với các tỉnh phía Bắc

 

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ27

Sản xuất giống và nuôi ba ba

90

30

56

4

MĐ28

Sản xuất giống và nuôi ếch

90

30

56

4

MĐ29

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh

90

30

56

4

MH34

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MĐ36

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH37

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH39

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

 

- Đối với các tỉnh phía Nam

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ26

Sản xuất giống cá tra, ba sa

90

30

56

4

MĐ29

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá cảnh

90

30

56

4

MĐ30

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đồng

90

30

56

4

MH34

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MĐ36

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH37

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH39

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;

   - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/ cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/ cơ sở của mình. Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

  + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

  + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

  + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

  + Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 75%, lý thuyết từ 25 – 35%).

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

   - Sinh viên phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

   - Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:

 

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

 

  - Nội dung các môn thi tốt nghiệp:

  +  Chính trị: Theo qui định hiện hành;

  + Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước ngọt;

  + Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản.

   - Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá( được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

 

 

 

 

 

 

    - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/ cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;

    - Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành thực hành môn học, mô đun:

 + Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;

 + Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.

4.2. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực tập

  - Thực tập sản xuất:

  + Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

  + Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập sản xuất.

  - Thực tập tốt nghiệp:

  + Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

  + Các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp./.

Phụ lục 2:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 / 2009 /TT - BLĐTBXH ngày 15  tháng 6   năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

-----------------------------------

Phụ lục 2 A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

 

Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ

Mã nghề: 40620702

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

( Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo Quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:

         + Công trình nuôi thủy sản, quản lý chất lượng nước, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;

         + Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế, vận chuyển động vật thủy sản;

         + Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sản phẩm sau thu hoạch, kỹ năng giao tiếp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

    + Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;

   + Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

   + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

   + Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

   + Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

    + Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;…

    + Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

    + Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

    + Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

         Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng ven biển, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ có thể tham gia vào các vị trí sau:

   + Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 2/5;

   + Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 2/5;

   + Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 2/5.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 69 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2379 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 131 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2260 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1900 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 645 giờ; Thời gian học thực hành: 1615 giờ

3. Thời gian học văn hoá trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1.200 giờ

       (Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lô gíc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN                                                                            

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề  bắt buộc

1900

506

1331

63

II.1

Các môn học kỹ thuật cơ sở

480

266

189

25

MH07

Công trình nuôi thuỷ sản

90

56

29

5

MH08

Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản

120

56

58

6

MH09

Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản

90

56

29

5

MH10

Bệnh động vật thuỷ sản

120

56

58

6

MH11

An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản

60

42

15

3

II.2

Các mô đun chuyên môn nghề

870

240

1142

38

MĐ12

Sản xuất giống cá biển

120

30

85

5

MĐ13

Sản xuất giống tôm sú

90

30

56

4

MĐ14

Sản xuất giống tôm he chân trắng

90

30

56

4

MĐ15

Nuôi cá lồng trên biển

120

30

85

5

MĐ16

Nuôi cá trong ao nước lợ

120

30

85

5

MĐ17

Nuôi tôm sú thương phẩm

120

30

85

5

MĐ18

Nuôi tôm he chân trắng thương phẩm

90

30

55

5

MĐ19

Vận chuyển động vật thuỷ sản

120

30

85

5

MĐ20

Thực tập tốt nghiệp

550

 

550

 

Tổng cộng

2110

618

1417

75

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔN HỌC, MÔ ĐUN BẮT BUỘC

       (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Chọn 4 trong 8 môn học, môđun)

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Nuôi cua biển

90

30

56

4

MĐ22

Nuôi động vật thân mềm

90

30

56

4

MĐ23

Nuôi tôm hùm

90

30

56

4

MĐ24

Sản xuất giống và trồng rong biển

90

30

56

4

MĐ25

Nuôi cá kèo

90

30

56

4

MH26

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH27

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH28

Kỹ năng giao tiếp

90

28

58

4

 

                              (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

    Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 4 với tổng thời gian học là 360 giờ, trong đó 120 giờ lý thuyết và 240 giờ thực hành. Các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học ở bảng sau:

            - Các tỉnh phía Bắc

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Nuôi cua biển

90

30

56

4

MĐ25

Nuôi cá kèo

90

30

56

4

MH26

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH27

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

 

            - Các tỉnh phía Nam

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ21

Nuôi cua biển

90

30

56

4

MĐ22

Nuôi động vật thân mềm

90

30

56

4

MH26

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH27

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

     

 

 

   

     - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng của vùng miền của từng địa phương;

    - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

  + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

  + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

 + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

 + Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 85%, lý thuyết từ 15 – 35%).

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

    - Học sinh phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

   - Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:

 

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

 

 - Nội dung các môn thi tốt nghiệp:

  +  Chính trị: Theo qui định hiện hành;

 

 

 + Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ;

  + Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ.

    - Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành;

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá ( được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt đựoc mục tiêu giáo dục toàn diện

     - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;

     - Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành, thực tập

- Thực hành môn học, mô đun:

+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;

+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước nước mặn lợ, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.

 - Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

+ Các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp.

4.2. Hướng dẫn thi các môn văn hóa phổ thông đối người học nghề hệ tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo quy định sau:

      - Thi các môn văn hóa phổ thông được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tốt nghiệp các môn văn hóa phổ thông đối với hệ Trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh trung học cơ sở.

     - Kế hoạch thi do Hiệu trưởng các trường/ cơ sở dạy nghề quyết định, thực hiện kế hoạch thi trước khi thi tốt nghiệp khóa học nghề và được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày./.

Phụ lục 2 B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

 

Tên nghề: Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ

Mã nghề: 50620702

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức: Hiểu được kiến thức cơ bản về:

+ Thủy sinh vật, ngư loại, quản lý môi trường ao nuôi, công trình nuôi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản;

+ Kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, vận chuyển động vật thủy sản;

+ Khởi sự doanh nghiệp, tổ chức quản lý sản xuất, kỹ năng giao tiếp, khuyến nông khuyến ngư, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết chính xác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, các loài thủy sinh vật làm thức ăn cho động vật thủy sản;

+ Chuẩn bị được các công trình nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;     

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế;

+ Lập và tổ chức thực hiện được kế hoạch sản xuất;

+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng cho người học; chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;

 + Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

          Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ là nghề có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng ven biển, các trạm, trang trại và doanh nghiệp. Người học nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ có thể tham gia vào các vị trí sau:

+ Kỹ thuật viên sản xuất giống thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 3/5;

+ Kỹ thuật viên nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ đào tạo trình độ 4/5;

+ Nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch đào tạo trình độ 3/5.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110  tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3837 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 183 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 630 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3409 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2807 giờ; Thời gian học tự chọn: 602 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1006 giờ; Thời gian học thực hành: 2403 giờ

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

                                                                                                           

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng -An ninh

75

58

13

4

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

60

50

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề  bắt buộc

2900

796

2011

93

II.1

Các môn học kỹ thuật cơ sở

765

406

319

40

MH07

Thủy sinh vật

90

56

29

5

MH08

Ngư loại

90

56

29

5

MH09

Công trình nuôi thuỷ sản

120

56

58

6

MH10

Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi thủy sản.

120

56

58

6

MH11

Quản lý chất lượng nước trong nuôi thuỷ sản

135

70

58

7

MH12

Bệnh động vật thuỷ sản

135

70

58

7

MH13

An toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản

75

42

29

4

II.2

Các mô đun chuyên môn nghề

2135

390

1692

53

MĐ14

Sản xuất giống cá biển

150

60

83

7

MĐ15

Sản xuất giống tôm sú

120

30

85

5

MĐ16

Sản xuất giống tôm he chân trắng

120

30

85

5

MĐ17

Nuôi cá lồng trên biển

150

60

83

7

MĐ18

Nuôi cá trong ao nước lợ

150

60

83

7

MĐ19

Nuôi tôm sú thương phẩm

150

60

83

7

MĐ20

Nuôi tôm he chân trắng thương phẩm

120

30

85

5

MĐ21

Nuôi cua biển

120

30

85

5

MĐ22

Vận chuyển động vật thuỷ sản

120

30

85

5

MĐ23

Thực tập sản xuất

310

 

310

 

MĐ24

Thực tập tốt nghiệp

625

 

625

 

Tổng cộng

3350

992

2243

115

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔN HỌC, MÔ ĐUN BẮT BUỘC

                            (Nội dung chi tiết có  phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

(Chọn 7 trong 13 môn học, mô đun)

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ25

Sản xuất giống cua biển

90

30

56

4

MĐ26

Sản xuất giống động vật thân mềm

90

30

56

4

MĐ27

Nuôi động vật thân mềm

90

30

56

4

MĐ28

Nuôi tôm hùm

90

30

56

4

MĐ29

Sản xuất giống và trồng rong biển

90

30

56

4

MĐ30

Nuôi cá kèo

90

30

56

4

MĐ31

Nuôi trai cấy ngọc

90

30

56

4

MH32

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH33

Kỹ năng giao tiếp

90

28

58

4

MH34

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH35

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH36

Khởi sự doanh nghiệp

90

28

58

4

MH37

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

           

       Các môn học, mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 7 với tổng thời gian học là 630 giờ, trong đó 210 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành. Các trường/cơ sở dạy nghề có thể tham khảo các môn học ở bảng sau:

- Các tỉnh phía Bắc

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ27

Nuôi động vật thân mềm

90

30

56

4

MĐ29

Sản xuất giống và trồng rong biển

90

30

56

4

MĐ31

Nuôi trai cấy ngọc

90

30

56

4

MH32

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH34

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH35

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH37

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

 

- Các tỉnh phía Nam

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ27

Nuôi động vật thân mềm

90

30

56

4

MĐ28

Nuôi tôm hùm

90

30

56

4

MĐ30

Nuôi cá kèo

90

30

56

4

MH32

Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản sau thu hoạch

90

28

58

4

MH34

Sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

90

28

58

4

MH35

Tổ chức quản lý sản xuất

90

28

58

4

MH37

Khuyến nông - Khuyến ngư

90

28

58

4

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

     - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng vùng miền của từng địa phương;

     - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường/cơ sở dạy nghề lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được nêu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường/cơ sở của mình. Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

    + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

    + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

    + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định (thời gian đào tạo các môn học tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

    + Đảm bảo tỷ lệ thời gian lý thuyết, thực hành theo qui định (thực hành chiếm từ 65- 75%, lý thuyết từ 25 – 35%).

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

  

     - Sinh viên phải đạt điểm trung bình ≥ 5,0 các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp.

    - Môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi:

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết/ trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

 

 - Nội dung các môn thi tốt nghiệp:

+  Chính trị: Theo qui định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: kiến thức trọng tâm về: quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ;

+ Thực hành nghề: các kỹ năng về: chuẩn bị công trình nuôi thủy sản, sử dụng thức ăn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thao tác kỹ thuật sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ.

   - Điều kiện công nhận tốt nghiệp: theo qui định hiện hành.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá ( được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt đựoc mục tiêu giáo dục toàn diện

    - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường/cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo thích hợp;.

    - Thời gian cho hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung hoạt động thực hành thực hành môn học, mô đun:

+ Thời gian và nội dung theo đề cương chi tiết môn học, mô đun;

+ Do đặc thù của nghề Nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể đào tạo kết thúc lý thuyết các mô đun đào tạo chuyên môn nghề, nội dung thực hành nghề được thực hiện tại cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản.

4.2. Thực tập nghề nghiệp:

   - Thực tập sản xuất:

  + Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

  + Các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập sản xuất.

   - Thực tập tốt nghiệp:

  + Thời gian và nội dung theo khung chương trình;

  + Các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào khung chương trình để xây dựng đề cương thực tập, đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp./.

Phụ lục 3:

Chương trình khung trình độ trung cấp  nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề ”Chăn nuôi gia súc, gia cầm”

  (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2009/TT- BLĐTBXH ngày 15  tháng 6  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

——————————————

Phụ lục 3A:

Chương trình khung trình độ trung cấp  nghề

 

Tên nghề: Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Mã nghề: 40620601                                                                                                                                 

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề                                                                                                                                       

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tao: 32

Cấp bằng sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

   Chương trình đào tạo trung cấp nghề “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ trung cấp nghề làm việc trong ngành chăn nuôi, thú y.

  Hoàn thành chương trình đào tạo này, người học có khả năng:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

 + Mô tả được công việc chăn nuôi, thú y đối với các loại vật nuôi;

 + Trình bày được việc chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng các loại vật nuôi, chẩn đoán, phòng và trị các bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm;

            + Ứng dụng kiến thức chuyên môn vào việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Kỹ năng:

           + Thực hiện được việc chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm;

           + Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thú y và các loại thuốc, vác xin để phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao.

 2. Chính tri, đạo đức, Thể chất và quốc phòng:

 - Chính trị, đạo đức:

            + Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm;

            + Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất chăn nuôi, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái;

            + Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ tốt.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thể chất, tăng cường sức khoẻ để phục vụ nghề nghiệp;

 + Nêu cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 3. Cơ hội việc làm :

  Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” có thể làm việc tại: Trang trại chăn nuôi nông hộ, Doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân hoặc Nhà nước, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống gia súc, gia cầm, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở truyền giống gia súc.

 II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu.

 - Thời gian khoá học: 02 năm

 - Thời gian học tập : 90  tuần

 - Thời gian thực học tối thiểu: 2550  giờ.

 - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/ mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu.

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học/ mô đun đào tạo nghề: 2340  giờ.

      +  Thời gian học bắt buộc: 1740 giờ;  Thời gian tự chọn: 600 giờ.

      +  Thời gian học lý thuyết: 909  giờ;  Thời gian học thực hành: 1431 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị.

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật.

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất.

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng-An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học.

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ.

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1740

652

1031

57

II.1

Các môn học cơ sở.

390

243

130

17

MH 07

Giải phẫu, sinh lý gia súc – gia cầm.

120

75

40

5

MH 08

Thức ăn chăn nuôi.

90

56

30

4

MH 09

Giống gia súc, gia cầm.

90

56

30

4

MH 10

Dược lý thú y.

90

56

30

4

II.2.

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề.

1350

409

901

40

MH 11

Chăn nuôi lợn.

90

27

60

3

MH 12

Chăn nuôi trâu bò.

90

27

60

3

MH 13

Chăn nuôi gia cầm.

90

27

60

3

MH 14

Nội chẩn gia súc.

75

23

50

2

MH 15

Vi sinh vật truyền nhiễm .

90

27

60

3

MH 16

Ký sinh trùng.

75

23

50

2

MH 17

Ngoại sản gia súc.

75

23

50

2

MĐ 18

Kiểm tra chuồng trại.

75

23

50

2

MĐ 19

Chuẩn bị thức ăn.

75

23

50

2

MĐ 20

Chuẩn bị nước uống.

75

23

50

2

MĐ 21

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

75

23

50

2

MĐ 22

Nhận con giống.

75

23

50

2

MĐ 23

Nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.

90

27

60

3

MĐ 24

Chăm sóc gia súc, gia cầm.

90

27

60

3

MĐ 25

Phòng bệnh gia súc, gia cầm.

70

21

47

2

MĐ 26

Điều trị bệnh gia súc, gia cầm.

70

21

47

2

MĐ 27

Tiêu thụ sản phẩm.

70

21

47

2

 

Tổng cộng:

1950

770

1109

71

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

   Các môn học/ mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào khung chương trình là 05 môn học/ mô đun với tổng số thời gian học khoảng 600 giờ, trong đó lý thuyết 200 giờ, thực hành là 400 giờ .

    Các Trường/ cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các môn học/ mô đun ở bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

 Chăn nuôi dê.

100

30

67

3

MH 29

Chăn nuôi thỏ.

100

30

67

3

MH 30

Chăn nuôi chim cút.

130

31

95

4

MH 31

Kỹ thuật nuôi ong.

150

45

100

5

MĐ 32

Ấp trứng gia cầm.

150

45

100

5

MĐ 33

Phối giống nhân tạo bò.

120

37

80

3

MĐ 34

Phối giống nhân tạo lợn.

150

45

100

5

 

Ví dụ có thể lựa chọn các môn học , mô đun như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

 Chăn nuôi dê.

100

30

67

3

MH 29

Chăn nuôi thỏ.

100

30

67

3

MĐ 32

Ấp trứng gia cầm.

150

45

100

5

MĐ 33

Phối giống nhân tạo bò.

120

37

80

3

MĐ 34

Phối giống nhân tạo lợn.

150

45

100

5

 

Tổng cộng:

620

   187

 206

19

( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

 

 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Môn học/ mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của từng vùng, miền, từng địa phương;

    - Ngoài các môn học/ mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/ mô đun đào tạo nghề tự chọn được giới thiệu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ Cơ sở mình;

    - Việc xác định các môn học/ mô đun tự chọn dựa vào tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng điạ phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành theo quy định .

   - Thời gian đào tạo các môn học/ mô đun tự chọn chiếm khoảng 20- 30% tổng số thời gian học tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm 65 – 85 % và lý thuyết từ 15 -35 %

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp;

      Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học/ mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để cấp bằng trung cấp nghề:

    -  Chính trị: Theo quy định hiện hành.

    - Lý thuyết nghề:  kết hợp giữa kiến thức của các môn học cơ sở với các môn học chuyên môn nghề bao gồm:

            + Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề: Giải phẫu sinh lý gia súc; thức ăn chăn nuôi; Giống gia súc, gia cầm; Dược lý thú y.

            + Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: Nội chẩn, Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi trâu bò, Chăn nuôi gia cầm, Vi sinh vật truyền nhiễm , Ký sinh trùng, Ngoại sản gia súc,

     - Thực hành nghề: Đánh giá kỹ năng nghề về:

            +  Kiểm tra chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, Chuẩn bị nước uống; chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; nhận con giống; Nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, Chăm sóc gia súc, gia cầm, Phòng bệnh gia súc, gia cầm, Điều trị gia súc, gia cầm, Tiêu thụ sản phẩm;

+ Thời gian làm bài, cách thức tiến hành thi và điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết , trắc nghiệm

Không quá 120 phút.

2

Thi văn hóa THPT đôí với hệ tuyển sinh THCS

Viết , trắc nghiệm

Không quá 180 phút.

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

- Lý thuyết:

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm .

Không quá 180 phút.

 

 - Kỹ năng nghề

Thực hiện kỹ năng nghề:

- Nhận con giống, - Nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.

 - Chăm sóc gia súc, gia cầm.

-  Phòng bệnh gia súc, gia cầm.

-  Điều trị bệnh gia súc, gia cầm.

Không quá 8 giờ .

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

     -  Nhằm mục đích đào tạo toàn diện để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học. Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số vùng danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, khu du lịch sinh thái;

    - Thời gian hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

    - Bảo đảm tính logic, hệ thống của chương trình đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm , tạo điều kiện thuận lợi để người học có cơ hội học tập ở cấp độ cao hơn;

    - Cần chú ý đến nhu cầu thị trường lao động phù hợp với từng vùng, miền, địa phương và lãnh thổ khác nhau;

    - Thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm  để kịp thời bổ sung vào chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tế của sản xuất;

   - Chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm nên được đánh giá, xem xét qua từng khóa học, nhằm phát hiện những hạn chế để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa phù hợp thực tiễn sản xuất của ngành./.

Phụ lục 3B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

 

Tên nghề: Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Mã nghề: 50620601                                                                                                                                  

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề                                                                                                                                      

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Cấp bằng sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao đẳng nghề làm việc trong ngành chăn nuôi, thú y.

      Hoàn thành chương trình đào tạo này, người học có khả năng:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

     + Phân tích được công việc chăn nuôi, thú y đối với các loại vật nuôi;

     + Trình bày được việc chọn giống, nhân giống, chăm sóc, nuôi dưỡng các loại vật nuôi, chẩn đoán, phòng và trị các bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm;

    + Áp dụng kiến thức chuyên môn vào việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Kỹ năng:

     + Thực hiện được việc chọn giống, nhân giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và chẩn đoán bệnh cho gia súc, gia cầm thông qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ;

     + Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị chăn nuôi và các loại thuốc thú y để phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao;

    + Tổ chức, quản lý, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức chăn nuôi nông hộ và tập trung công nghiệp.

 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

 - Chính trị, đạo đức:

     + Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm;

    + Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái;

   + Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ tốt.

- Thể chất và quốc phòng.

    + Thường xuyên rèn luyện thể chất, tăng cường sức khoẻ để phục vụ nghề nghiệp;

    + Nêu cao ý thức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 3. Cơ hội việc làm

      Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề “Chăn nuôi gia súc, gia cầm” có thể làm việc tại: Trang trại chăn nuôi nông hộ, Doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân hoặc Nhà nước, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống gia súc, gia cầm, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở truyền giống gia súc và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về chăn nuôi.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu.

 - Thời gian khoá học: 03 năm

 - Thời gian học tập : 131  tuần

 - Thời gian thực học tối thiểu: 3750  giờ.

 - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/ mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu.

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học/ mô đun đào tạo nghề: 3300  giờ.

       + Thời gian học bắt buộc: 2600 giờ; Thời gian tự chọn: 700 giờ.

       + Thời gian học lý thuyết: 1285 giờ; Thời gian học thực hành: 2015  giờ

 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị.

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật.

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất.

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học.

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ.

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2600

958

1545

97

 

II.1

Các môn học cơ sở.

660

402

220

38

MH 07

Giải phẫu gia súc- gia cầm.

90

55

30

5

MH 08

Sinh lý gia súc.

90

55

30

5

MH 09

Di truyền động vật.

75

45

25

5

MH 10

Sinh hoá động vật.

75

45

25

5

MH 11

Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

90

55

30

5

MH 12

Giống và kỹ thuật truyền giống.

90

55

30

5

MH 13

Dược lý thú y.

90

55

30

5

MH 14

Vi sinh vật chăn nuôi.

60

37

20

3

II.2.

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề.

1940

556

1325

59

MH 15

Nội chẩn gia súc.

90

27

60

3

MH 16

Chăn nuôi lợn.

150

45

100

5

MH 17

Chăn nuôi trâu bò.

150

45

100

5

MH 18

Chăn nuôi gia cầm.

150

45

100

5

MH 19

Vi sinh vật truyền nhiễm .

100

27

70

3

MH 20

Ký sinh trùng.

100

27

70

3

MH 21

Ngoại sản gia súc.

100

27

70

3

MĐ 22

Kiểm tra chuồng trại.

90

27

60

3

MĐ 23

Lập kế hoạch thức ăn.

90

27

60

3

MĐ 24

Chuẩn bị nước uống.

90

27

60

3

MĐ 25

Bố trí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

100

27

70

3

MĐ 26

Thực hiện công tác giống.

100

27

70

3

MĐ 27

Nuôi dưỡng gia súc, gia cầm.

130

37

90

3

MĐ 28

Chăm sóc gia súc, gia cầm.

130

37

90

3

MĐ 29

Vệ sinh thú y.

80

23

55

2

MĐ 30

Phòng bệnh gia súc, gia cầm.

100

27

70

3

MĐ 31

Điều trị gia súc, gia cầm.

100

27

70

3

MĐ 32

Tiêu thụ sản phẩm .

90

27

60

3

 

Tổng cộng:

3050

1186

1752

112

 

IV CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

( Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

 1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

   - Các môn học/ mô đun tự chọn được gợi ý đưa vào khung chương trình là 06 môn học/ mô đun với tổng số thời gian học là 700 giờ, trong đó lý thuyết 230 giờ, thực hành là 470 giờ;

   -  Các Trường/ cơ sở dạy nghề có thể tham khảo trong số các môn học/ mô đun ở bảng sau:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 33

Kỹ thuật nuôi ong.

150

45

100

5

MH 34

Chăn nuôi dê.

100

28

70

2

MH 35

Chăn nuôi thỏ.

100

28

70

2

MH 36

Chăn nuôi cá nước ngọt.

100

28

70

2

MH 37

Chăn nuôi chim cút.

150

45

100

5

MĐ 38

Phối giống nhân tạo lợn.

150

45

100

5

MĐ 39

Phối giống nhân tạo bò.

120

37

80

3

MĐ 40

Ấp trứng gia cầm.

150

45

100

5

MĐ 41

Mổ lấy thai gia súc.

100

28

70

2

MĐ 42

Hoạn gia súc cái.

100

28

70

2

 

   - Ví dụ có thể lựa chọn các môn học và mô đun tự  chọn như bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 33

Kỹ thuật nuôi ong.

150

45

100

5

MH 34

Chăn nuôi dê.

100

28

70

2

MH 37

Chăn nuôi chim cút.

150

45

100

5

MĐ 38

Phối giống nhân tạo lợn.

150

45

100

5

MĐ 39

Phối giống nhân tạo bò.

120

37

80

3

MĐ 40

Ấp trứng gia cầm.

150

45

100

5

MĐ 41

Mổ lấy thai gia súc.

100

28

70

2

 

Tổng cộng:

720

273

430

27

 

 1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

   - Môn học/ mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của từng vùng, miền, từng địa phương;

   - Ngoài các môn học/ mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/ mô đun đào tạo nghề tự chọn được giới thiệu trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ Cơ sở mình;

   - Việc xác định các môn học/ mô đun tự chọn dựa vào tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng điạ phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành theo quy định.

   - Thời gian đào tạo các môn học/ mô đun tự chọn chiếm khoảng 20-30% tổng số thời gian học tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm 65 – 85 % và lý thuyết từ 15 -35 %.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp;

   - Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học/ mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để cấp bằng cao đẳng nghề:

         + Chính trị: Theo quy định hiện hành;

         + Lý thuyết nghề:  kết hợp giữa kiến thức của các môn học cơ sở với các môn học chuyên môn nghề bao gồm:

            Kiểm tra kiến thức cơ sở liên quan đến nghề: Giải phẫu gia súc – gia cầm; Sinh lý gia súc; Di truyền động vật; Sinh hoá động vật; Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôI; Giống và kỹ thuật truyền giống; Dược lý thú y và Vi sinh vật chăn nuôi;

            Kiểm tra kiến thức chuyên môn nghề: Nội chẩn; Chăn nuôi lợn; Chăn nuôi trâu bò; Chăn nuôi gia cầm; Vi sinh vật truyền nhiễm; Ký sinh trùng, Ngoại sản gia súc.

        + Thực hành nghề: Đánh giá kỹ năng nghề về:

           Kiểm tra chuồng trại, Lập kế hoạch thức ăn; Chuẩn bị nước uống; Bố trí dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; Thực hiện công tác giống; Nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, Chăm sóc gia súc, gia cầm, Vệ sinh thú y, Phòng bệnh gia súc, gia cầm; Điều trị gia súc, gia cầm.

  - Thời gian làm bài, cách thức tiến hành thi và điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút.

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

- Lý thuyết nghề:

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm .

Không quá 180 phút.

 

 - Kỹ năng nghề:

Thực hiện kỹ năng nghề:

- Thực hiện công tác giống, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, chăm sóc gia súc, gia cầm.

-  Vệ sinh thú y.

-  Phòng bệnh gia súc, gia cầm.

-  Điều trị bệnh gia súc, gia cầm.

Không quá 8 giờ.

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

      -  Nhằm mục đích đào tạo toàn diện để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học. Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số vùng danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, khu du lịch sinh tháI;

      - Thời gian hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

     - Bảo đảm tính logic, hệ thống của chương trình đào tạo cao đẳng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo điều kiện thuận lợi để người học có cơ hội học tập ở cấp độ cao hơn;

     - Cần chú ý đến nhu cầu thị trường lao động phù hợp với từng vùng, miền, địa phương và lãnh thổ khác nhau;

     - Thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm  để kịp thời bổ sung vào chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tế của sản xuất;

     - Chương trình cao đẳng nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm nên được đánh giá, xem xét qua từng khóa học, nhằm phát hiện những hạn chế để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa phù hợp thực tiễn sản xuất của ngành./.

Phụ lục 4:

 

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng  nghề cho nghề “ Bảo vệ thực vật”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21 / 2009/ TT- BLĐTBXH ngày 15 tháng 6  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

——————————

Phụ lục 4 A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

 

Tên nghềBảo vệ thực vật

Mã nghề: 40620201

Trình độ đào tạo:  Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

 (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức        

+ Biết điều tra, phát hiện và xây dựng qui trình phòng trừ các loài sinh vật hại trên các loại cây trồng phổ biến trong khu vực;

+ Biết tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã ,trang trại, và nông hộ;

+ Đủ điều kiện tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;

- Kỹ năng

        + Thực hiện được được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề bảo vệ thực vật, thực hiện thành thạo các công việc bảo vệ thực vật trên cơ sở hiệu quả cao thông qua nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản;

        + Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong quy trình phòng trừ sâu bệnh trên các cây trồng phổ biến;

        + Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân;

        + Thực hiện quá trình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

2- Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức :

            + Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật lao động, đường lối phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, và bảo vệ sản xuất;

            + Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Luật pháp.

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

- Thể chất và quốc phòng:

      + Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp;

      + Thực hiện an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường;

            + Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

      + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng. Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

3- Cơ hội việc làm.

Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ trung cấp nghề bảo vệ thực vật, người học có  những năng lực chuyên môn và làm việc theo chức năng tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp, bảo vệ thực vật  hoặc các hợp tác xã, trang trạii, tại các aôj gia đình, tham gia phục vụ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu và có thể tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở qui mô hợp lý.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1680 giờ;  Thời gian học tự chọn: 660 giờ.

+ Thờ   i gian học lý thuyết: 659 giờ; Thời gian học thực hành: 1681 giờ.

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

 

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

 Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

                         II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1680

420

1205

55

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở bắt buộc

585

242

315

28

MH 07

Sinh lý thực vật

60

26

30

4

MH 08

Giống cây trồng

60

26

30

4

MH 09

Khí tượng nông nghiệp

45

16

27

2

MH 10

Đất trồng - Phân bón

120

58

58

4

MH 11

Phương pháp thí nghiệm

45

16

27

2

MH 12

Khuyến nông

45

16

27

2

MH 13

Cơ khí nông nghiệp

45

16

27

2

MH 14

Hệ thống nông nghiệp

60

26

31

3

MH 15

Quản trị doanh nghiệp

60

26

31

3

MH 16

Bảo vệ môi trường

45

16

27

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên  môn nghề bắt buộc

1105

178

890

27

MH 17

Côn trùng đại cương

90

28

58

4

MH 18

Bệnh cây đại cương

90

28

58

4

MĐ 19

Quản lý cỏ dại

60

15

42

3

MĐ 20

Động vật hại cây trồng và nông sản

60

15

42

3

MH 21

Thuốc bảo vệ thực vật

120

42

74

4

MĐ 22

Kiểm dịch thực vật

30

9

19

2

MĐ 23

Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 

30

9

19

2

MĐ 24

Điều tra phát hiện dịch hại

60

15

42

3

MH 25

Pháp luật chuyên ngành

30

17

11

2

MĐ 26

Thực tập ngoại khoá

75

0

75

0

MĐ 27

Thực tập cuối khoá

450

0

450

0

 

Tổng cộng

1890

526

1292

72

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

 

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, mô đun tự  chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 08 mô đun, với tổng số thời gian học là 660 giờ; trong đó 196 giờ lý thuyết và 430 giờ thực hành và 32 giờ kiểm tra;

- Các trường căn cứ vào 08 mô đun cơ bản sau đây để xây dựng chương trình đào tạo trung cấp nghề của trường mình dựa trên các trên cây trồng và đối tượng dịch hại phù hợp theo vùng miền.

 

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Kỹ thuật canh tác cây lương thực

90

28

58

4

MĐ 29

Kỹ thuật canh tác cây ăn quả

90

28

58

4

MĐ 30

Kỹ thuật canh tác cây công nghiệp

75

21

50

4

MĐ 31

Kỹ thuật canh tác cây rau - hoa

75

21

50

4

MĐ 32

Quản lý dịch hại trên cây lương thực

90

28

58

4

MĐ 33

Quản lý dịch hại trên cây ăn quả

90

28

58

4

MĐ 34

Quản lý dịch hại trên cây công nghiệp

75

21

50

4

MĐ 35

Quản lý dịch hại trên cây rau-hoa

75

21

50

4

 

Tổng cộng

660

196

430

32

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc của từng vùng miền, từng địa phương;

            - Việc xác định nội dung các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

             + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định;

- Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn; các trường/cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất môn học (có thể bố trí vào năm học 1 hoặc năm học thứ 2 tuỳ theo tính chất của mô đun);

- Về thời lượng của từng môn đun, các trường/cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu, nhưng đảm bảo không vượt quá qui định chung;

- Các trường/cơ sở dạy nghề tiến hành xây dựng đề cương chi tiết cho từng mô đun cụ thể theo mẫu định dạng của Tổng cục Dạy nghề. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môđun đào tạo nghề tự chọn cho trường/cơ sở của mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp.

- Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề;

- Các môn thi tốt nghiệp :

               + Chính trị : Theo quy định hiện hành;

               + Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Triệu chứng, tác nhân, qui luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng các loại dịch hại trên cây trồng;

              + Thực hành nghề: Các kỹ năng về xử lý tất cả các trường hợp để cây trồng khỏe chống lại dịch hại, khắc phục các trường hợp cây trồng đã nhiễm dịch hại, đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo chất lượng nông sản và vệ sinh môi trường;

- Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

- Viết, trắc nghiệm

- Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

3

Kiến thức kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

 

-Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoaì thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học; trường/cơ sở  dạy nghề có thể bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp theo các nội dung sau đây:

 

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ;

17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

 - Ngoài giờ học hàng ngày

 

- 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

 

4. Các chú ý khác:

     - Chương trình khung  xây dựng có định hướng liên thông lên cao đẳng nghề;

- Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập.

+  Thực hành, thực tập nghề bảo vệ thực vật: Thời gian và nội dung theo chương trình khung. Nội dung tùy các trường/cơ sở  dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng nội dung thực hành, thực tập phù hợp theo cơ sở vật chất và đặc tính vùng miền;

+  Thực tập tốt nghiệp cuối khoá: Thời gian theo đề cương chương trình khung. Nội dung các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng nội dung thực tập tốt nghiệp cuối khoá phù hợp theo cơ sở vật chất và đặc tính vùng miền.

    - Đào tạo nghề bảo vệ thực vật đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng ruộng phù hợp. Vì vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này các trường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu, cơ quan chuyên ngành để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội./.

Phụ lục 4 B:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

 

 

Tên nghềBảo vệ thực vật

Mã nghề: 50620201

Trình độ đào tạo:  Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1- Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức        

+ Vận dụng được kiến thức trong việc điều tra, phát hiện, dự tính dự báo và xây dựng qui trình phòng trừ các loài sinh vật hại trên các loại cây trồng phổ biến;

+ Hổ trợ công việc nghiên cứu khoa học trong ngành nghề;

+ Biết tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã trang trại, và nông hộ;

+ Tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả.

- Kỹ năng

+ Thực hiện được được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Bảo vệ thực vật, thực hiện thành thạo các công việc bảo vệ thực nhằm  nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản;

+ Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình phòng trừ sâu bệnh;

+ Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân;

+ Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực  đảm bảo

tuân thủ pháp luật, an toàn và vệ sinh môi trường.

2- Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

            + Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động, đường lối phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;

            + Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Luật pháp;

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc.

- Thể chất và quốc phòng:

      + Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường;

            + Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

      + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng. Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

3.  Cơ hội việc làm.

Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ Cao đẳng nghề Bảo vệ thực vật, người học có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp, bảo vệ thực vật hoặc các hợp tác xã, trang trại, các Công ty vaứ các hộ gia đình. Tham gia phục vụ trong các cơ sở nghiên cứu và có thể tổ chức được một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở qui  mô Xã và Huyện.

 

II.  THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô-đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 giờ.

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

     + Thời gian học bắt buộc: 2320 giờ; Thời gian học tự chọn: 980 giờ.

     + Thời gian học lý thuyết: 1004 giờ; Thời gian học thực hành: 2296 giờ.

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

 Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

10

                         II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2320

650

1594

76

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở bắt buộc

900

390

470

40

MH 07

Sinh lý thực vật

90

44

42

4

MH 08

Hoá sinh thực vật

90

44

42

4

MH 09

Giống cây trồng

90

44

42

4

MH 10

Khí tượng nông nghiệp

45

16

27

2

MH 11

Vi sinh vật đại cương

60

26

31

3

MH 12

Đất trồng - Phân bón

120

58

58

4

MH 13

Phương pháp thí nghiệm

45

16

27

2

MH 14

Khuyến nông

45

16

27

2

MH 15

Tin học ứng dụng

45

16

27

2

MH 16

Cơ khí nông nghiệp

45

16

27

2

MH 17

Công nghệ sinh học đại cương

60

26

31

3

MH 18

Hệ thống nông nghiệp

60

26

31

3

MH 19

Quản trị doanh nghiệp

60

26

31

3

MH 20

Bảo vệ môi trường

45

16

27

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên  môn nghề bắt buộc

1420

260

1124

36

MH 21

Côn trùng đại cương

140

42

93

5

MH 22

Bệnh cây đại cương

140

42

93

5

MĐ 23

Quản lý cỏ dại

60

15

42

3

MĐ 24

Quản lý động vật hại cây trồng và nông sản

60

15

42

3

MH 25

Thuốc bảo vệ thực vật

120

42

74

4

MĐ 26

Kiểm dịch thực vật

30

9

19

2

MĐ 27

Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  

30

9

19

2

MĐ 28

Điều tra dự tính dự báo dịch hại

90

28

58

4

MH 29

Pháp luật chuyên ngành

30

17

11

2

MĐ 30

Đấu tranh sinh học

60

15

42

3

MH 31

Ngoại ngữ chuyên ngành

60

26

31

3

MĐ 32

Thực tập ngoại khoá

120

0

120

0

MĐ 33

Thực tập cuối khoá

480

0

480

0

Tổng cộng

2770

870

1794

106

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC  (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các môn học, mô đun tự  chọn được gợi ý đưa vào chương trình khung là 10 mô đun, với tổng số thời gian học là 980 giờ; trong đó 300 giờ lý thuyết và 642 giờ thực hành và 38 giờ kiểm tra;

- Các trường/cơ sở dạy nghề căn cứ vào 10 mô đun cơ bản sau đây để xây dựng chương trình đào tạo Cao đẳng nghề của trường mình dựa trên các cây trồng và đối tượng dịch hại phù hợp theo vùng, miền.

1.1. Danh mục phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

 

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Kỹ thuật canh tác cây lương thực

140

42

93

5

MĐ 35

Kỹ thuật canh tác cây ăn quả

140

42

93

5

MĐ 36

Kỹ thuật canh tác cây công nghiệp

120

42

74

4

MĐ 37

Kỹ thuật canh tác cây rau

60

15

42

3

MĐ 38

Kỹ thuật canh tác cây hoa

30

9

19

2

MĐ 39

Quản lý dịch hại trên cây lương thực

140

42

93

5

MĐ 40

Quản lý dịch hại trên cây ăn quả

140

42

93

5

MĐ 41

Quản lý dịch hại trên cây công nghiệp

120

42

74

4

MĐ 42

Quản lý dịch hại trên cây rau

60

15

42

3

MĐ 43

Quản lý dịch hại trên cây hoa

30

9

19

2

Tổng cộng

980

300

642

38

 

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

      - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc của từng vùng, miền, từng địa phương;

     - Việc xác định nội dung các mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

             + Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

             + Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

   - Về thời gian đào tạo các mô đun tự chọn; các trường/ cơ sở dạy nghề tự bố trí cân đối vào các học kỳ cho phù hợp với tiến độ và tính chất môn học (có thể bố trí vào năm học thứ 2 hoặc năm học thứ 3 tuỳ theo tính chất của mô đun);

   - Về thời lượng của từng môn đun, các trường/ cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu, nhưng đảm bảo không vượt quá số giờ tổng cộng chung;

  - Các trường/ cơ sở dạy nghề tiến hành xây dựng đề cương chi tiết cho từng mô đun cụ thể theo mẫu định dạng của Tổng cục Dạy nghề. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môđun đào tạo nghề tự chọn cho trường/ cơ sở của mình

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp.

    - Sinh  viên phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cao đẳng nghề.

    - Các môn thi tốt nghiệp :

+ Chính trị : Theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Triệu chứng, tác nhân, qui luật phát sinh phát triển và biện pháp phòng các loại dịch hại trên cây trồng;

            + Thực hành nghề: Các kỹ năng về xử lý tất cả các trường hợp để cây trồng khỏe, chống lại dịch hại, khắc phục các trường hợp cây trồng đã nhiễm dịch hại, đảm bảo cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo chất lượng nông sản và vệ sinh môi trường.

  • Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

 

 

2

Kiến thức kỹ năng nghề

 

 

- Lý thuyết

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

-Thực hành nghề

Thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoaì thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp  đang theo học; trường/ cơ sở dạy nghề có thể bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm thích hợp theo các nội dung sau đây:

 

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ;

17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

 - Ngoài giờ học hàng ngày

 

- 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/ tuần)

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

 

4. Các chú ý khác:

- Chương trình khung được xây dựng đảm bảo có thể liên thông của các cấp trình độ đào tạo nghề;

         - Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho hoạt động thực hành, thực tập:

+ Thực hành, thực tập nghề bảo vệ thực vật: Thời gian và nội dung theo chương trình khung. Nội dung tùy các trường/cơ sở  dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng nội dung thực hành, thực tập phù hợp theo cơ sở vật chất và đặc tính vùng, miền;

+ Thực tập tốt nghiệp cuối khoá: Thời gian theo đề cương chương trình khung. Nội dung các trường/ cơ sở dạy nghề căn cứ vào chương trình khung, xây dựng nội dung thực tập tốt nghiệp cuối khoá phù hợp theo cơ sở vật chất và đặc tính vùng miền.

       - Đào tạo nghề bảo vệ thực vật đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng ruộng phù hợp. Vì vậy để thực hiện tốt chương trình đào tạo này các trường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu, cơ quan chuyên ngành để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội./.

Phụ lục 5:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề ‘ Lâm sinh”

(Ban hành kèm theo  Thông tư  số 21 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 15  tháng 6    

năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

——————————————

Phụ lục 5A:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

 

Tên nghề: Lâm sinh

Mã nghề: 40620501

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

   (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông  theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề;

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

            Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề

- Kiến thức:

            + Trình bày được những kiến thức cơ bản về thực vật và cây rừng, đất và phân bón, sinh thái rừng và môi trường, đo đạc lâm nghiệp để làm cơ sở tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp sau này;

          + Trình bày được những kiến thức cơ bản về vườn ươm; kỹ thuật tạo cây giống bằng hạt, bằng giâm, chiết, ghép, bằng nuôi cấy mô; kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng; nông lâm kết hợp và khuyến nông lâm.

- Kỹ năng:

         + Xây dựng được vườn ươm loại nhỏ và lập được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cây giống; thành thạo các công việc sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép cây, giâm hom và ứng dụng để sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp một số loài cây trồng khác;

          + Thực hiện được một số công việc trong kỹ thuật vi nhân giống cây trồng như cấy nhân chồi, cấy tạo rễ, huấn luyện cây, ra cây và chăm sóc cây ở vườn ươm;

            + Thành thạo các công việc trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chữa cháy rừng, phòng chống người và gia súc phá hại rừng;

          + Sử dụng được địa bàn 3 chân, địa bàn cầm tay, máy định vị GPS phục vụ thiết kế trồng, thiết kế khai thác rừng và một số công việc khác;

          + Nhận biết được 70-80 loài cây rừng chủ yếu trong khu vực; xây dựng được mô hình nông lâm kết hợp quy mô hộ gia đình và làm khuyến lâm viên tại thôn bản;

          + Thực hiện được công việc chặt hạ, vận xuất gỗ và tre nứa trong khai thác rừng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

 - Chính trị, đạo đức:    

            Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

         Có sức khoẻ tốt để học tập và công tác; có ý thức cơ bản về quốc phòng, an ninh và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân.

3. Cơ hội việc làm:

            Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm việc tại các Nông lâm trường, Ban quản lý rừng, Đoàn điều tra quy hoạch rừng, các Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp (vườn ươm, phòng nuôi cấy mô); tại các trang trại nông lâm nghiệp; làm kỹ thuật viên,  khuyến lâm viên thôn bản hoặc tự tạo việc làm theo nghề đào tạo.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI  THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm (78 tuần)

- Thời gian học tập tối thiểu: 63,5 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 1980 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môn học/mô đun, ôn và thi tốt nghiệp: 160 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 13 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ 

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1770 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1240 giờ;  Thời gian học tự chọn: 530 giờ

+ Thời gian học lý thuyết 548 giờ; Thời gian học thực hành 1222 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

       ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lo gic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức ,kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC/MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, môđun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Số

Trong đó

Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

2

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1240

365

819

56

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

260

131

114

15

MH 07

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 08

Thực vật-cây rừng

70

32

35

3

MH 09

Sinh thái và môi trư­ờng

50

32

15

3

MH 10

Đất và phân bón

50

21

26

3

MH 11

Đo đạc

60

26

30

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

980

234

705

41

MĐ 12

Vườn ươm cây giống

40

15

23

2

MĐ 13

Tạo cây giống từ hạt

150

32

111

7

MĐ 14

Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép

160

25

129

6

MĐ 15

Vi nhân giống cây trồng

80

18

58

4

MĐ 16

Trồng và chăm sóc rừng

250

30

213

7

MĐ 17

Nuôi dư­ỡng rừng

60

27

30

3

MĐ 18

Bảo vệ rừng

60

23

34

3

MĐ 19

Khai thác gỗ, tre nứa

80

19

57

4

MH 20

Nông lâm kết hợp

40

19

19

2

MH 21

Khuyến nông lâm

60

26

31

3

 

Tổng cộng :

1450

471

910

69

                      

 

 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

                          (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRINH FKHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG  CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn  xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chưuơng trình cho môn họ, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học,  mô đun tự chọn:

 

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Số

Trong đó

Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Trồng cây công nghiệp

80

15

62

3

MĐ 23

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 24

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 25

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 26

Trồng hoa, cây cảnh

70

13

54

3

MĐ 27

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng

60

16

41

3

MĐ 28

Sản xuất rau an toàn

80

19

58

3

MĐ 29

Nuôi ong và khai thác mật ong

50

17

31

2

MĐ 30

Chăn nuôi, thú y

80

30

46

4

MĐ 31

Sử dụng một số máy công cụ

45

8

35

2

MĐ 32

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

                       

      Với Khu vực phía Bắc có thể lựa chọn các Môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Số

Trong đó

Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 23

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 24

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 25

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 27

Trồng cây dược liệu dưới tán rừng

60

16

41

3

MĐ 28

Sản xuất rau an toàn

80

19

58

3

MĐ 29

Nuôi ong và khai thác mật ong

50

17

31

2

MĐ 30

Chăn nuôi, thú y

80

30

46

4

MĐ 32

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

 

Tổng cộng:

590

155

410

25

     

               (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

      Với Khu vực phía Nam có thể lựa chọn các Môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

Số

Trong đó

Thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Trồng cây công nghiệp

80

15

62

3

MĐ 23

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 24

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 25

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 26

Trồng hoa, cây cảnh

70

13

54

3

MĐ 28

Sản xuất rau an toàn

80

19

58

3

MĐ 31

Sử dụng một số máy công cụ

45

8

35

2

MĐ 32

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

 

Tổng cộng:

585

123

438

24

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

      - Tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu vùng miền và nhu cầu của học sinh. Các trường lựa chọn một số mô đun trong số các mô đun trên hoặc xây dựng bổ sung môn học/mô đun khác. Việc xây dựng chương trình môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng vùng, miền;

+ Thời gian cho các môn học, mô đun tự chọn là 530 giờ (30% tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

+ Tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết 15-30%; thực hành 70-85%,

+ Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng theo mẫu định dạng tại phụ lục 11, ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008 /QĐ - BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh Xã hội.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Áp dụng theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐ TBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính qui dài hạn:

 

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT (đối với hệ tuyển sinh THCS)

Viết, trắc nghiệm

Không quá 180 phút/môn

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

Lý thuyết nghề

Viết,

Vấn đáp,

Không quá 180,

Không quá phút 60 phút

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

4

Thực hành nghề

Bài tập thực hành

Không quá 8 giờ

 

        - Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết, trắc nghiệm hoặc vấn đáp.  Nội dung thi lý thuyết chủ yếu tập trung vào các môn học/mô đun chuyên môn như Tạo cây giống từ hạt; Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép; Vi nhân giống cây trồng; Trồng và chăm sóc rừng; Nuôi dưỡng rừng; Bảo vệ rừng;

        - Thi thực hành nghề bao gồm các công việc: tạo luống, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, cấy cây, pha phun thuốc trừ sâu, giâm hom, chiết cành, ghép cây, cuốc hố, trồng cây, chăm sóc rừng, luỗng phát, bài cây trong nuôi dưỡng rừng;

         - Môn chính trị thi viết hoặc trắc nghiệm. Nội dung chủ yếu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam;

       - Thi các môn văn hoá thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa(được bố trí ngoài thời gianđào tạo)nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

    - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá với một số nội dung và thời gian cụ thể sau:

            + Học tập chính trị đầu khoá: 3 ngày;

            + Học tập về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 2 ngày;

            + Tham gia phong trào Thanh niên tình nguyện: 4 ngày;

            + Tổ chức các diễn đàn Thanh niên lập nghiệp, Phát triển kinh tế hộ gia đình, Giáo dục an toàn giao thông, Giáo dục sức khoẻ giới tính: 3 ngày.

     - Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác:

   - Thực tập sản xuất: Để nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm các trường cần bố trí kế hoạch thực tập sản xuất tại cơ sở:

         + Các mô đun có thực tập sản xuất bao gồm: Tạo cây giống từ hạt; Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép; Vi nhân giống cây trồng; Trồng và chăm sóc rừng; Nuôi dưỡng rừng;

        + Nội dung thực tập căn cứ vào chương trình đào tạo của mỗi mô đun;

        + Thời gian thực tập sản xuất chiểm 60-70% thời gian thực hành của mô đun đó;

        + Mỗi mô đun có thể tổ chức thực tập riêng hoặc ghép các mô đun với nhau để thực tập vào cuối học kỳ hoặc cuối khoá học.

    - Thứ tự thực hiện chương trình: Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo theo trình tự lô gíc;

     - Phạm vị áp dụng chương trình: Chương trình đào tạo trung cấp nghề Lâm sinh được thực hiện theo hình thức đào tạo nghề chính qui, tập trung. Tuy nhiên chương trình này cũng có thể lựa chọn các một số môn học/mô đun để đào tạo cho các lớp không tập trung, đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nâng bậc thợ;

     - Học liên thông cao đẳng nghề: Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể học liên thông lên cao đẳng nghề Lâm sinh bằng cách học bổ sung một số môn học/mô đun của chương trình cao đẳng nghề./

Phụ lục 5A:

Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

 

 

Tên nghề: Lâm sinh

Mã nghề: 50620501

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về thực vật và sinh lý thực vật,  đất đai và phân bón, sinh thái rừng và môi trường, đo đạc lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, khuyến nông lâm và lâm nghiệp xã hội;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về xây dựng vườn uơm và lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cây giống; thiết kế trồng và khai thác rừng; tạo cây giống từ hạt; tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép, bằng nuôi cấy mô; kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi rừng; khai thác gỗ, tre nứa; quản lý bảo vệ rừng;

+Trình bày được một số chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về nông thôn, nông dân, nông lâm nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Xây dựng được vườn ươm loại nhỏ và lập được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cây giống; thành thạo các công việc sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom, chiết cành, ghép cây và ứng dụng để sản xuất một số loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh; thực hiện được kỹ thuật vi nhân giống cây trồng, bao gòm công việc: pha môi trường, vào mẫu, cấy nhân chồi, cấy tạo rễ, huấn luyện cây, ra cây và chăm sóc cây ở vườn ươm;

 + Thành thạo các công việc trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi rừng; phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chữa cháy rừng, phòng chống người và gia súc phá hại rừng;       

+ Sử dụng thành thạo địa bàn 3 chân, địa bàn cầm tay, máy định vị GPS để  thiết kế trồng rừng, thiết kế khai thác rừng; sử dụng được cưa xăng và công cụ thủ công trong khai thác gỗ và tre nứa;

+ Nhận biết được 100-120 loài cây rừng chủ yếu trong khu vực; thành thạo việc kiểm nghiệm, đánh giá phẩm chất hạt giống của 20 loài cây chủ yếu ở địa phương;

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trang trại quy mô vừa và nhỏ; điều hành được hoạt động sản xuất ở mức độ nhóm, tổ, đội; giám sát kỹ thuật lâm sinh, làm các công việc của khuyến lâm viên cơ sở; vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn để ứng dụng trong khởi nghiệp kinh doanh.

 

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:     

 Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, yêu ngành nghề, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tác phong công nghiệp giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.      

- Thể chất và quốc phòng:

Có đủ sức khoẻ để  học tập và công tác; có kiến thức cơ bản về an ninh, quốc phòng; sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn xã hội và quốc phòng toàn dân.

3. Cơ hội việc làm:

             Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ làm kỹ thuật viên lâm sinh, khuyến lâm viên cơ sở, nhân viên bảo vệ rừng hoặc trực tiếp sản xuất tại các Nông lâm trường, Ban quản lý rừng, Đoàn điều tra thiết kế lâm nghiệp, các đơn vị sản xuất cây giống(vườn ươm, phòng nuôi cấy mô); trang trại nông lâm nghiệp hoặc tự tạo việc làm theo nghề đào tạo.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

1.1. Thời gian của khoá học:

- Thời gian của khoá học: 2,5 năm (130 tuần)

- Thời gian học tập tối thiểu: 102 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3200 giờ

- Thời gian kiểm tra hết môn học/mô đun, ôn và thi tốt nghiệp: 272 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 13-21 giờ)

1.2. Thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2750 giờ

          + Thời gian học bắt buộc: 1930 giờ; Thời gian học tự chọn: 820 giờ

          + Thời gian học lý thuyết: 919 giờ; Thời gian học thực hành: 1831 giờ

 

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

 

 

 

MĐ,

MH

 

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

Tổng

số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

60

50

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt  buộc

1930

583

1274

73

II.1

Các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở

550

260

263

27

MH 07

An toàn lao động

30

20

8

2

MH 08

Sinh lý thực vật

80

53

23

4

MH 09

Thực vật-cây rừng

80

30

46

4

MH 10

Sinh thái rừng và môi trư­ờng

50

32

15

3

MH 11

Đất và phân bón

50

20

27

3

MH 12

Đo đạc

100

25

71

4

MH 13

Pháp chế lâm nghiệp

40

31

7

2

MH 14

Quản lý kinh tế hộ trang trại

80

30

47

3

MH 15

Lâm nghiệp xã hội

60

40

19

2

II.2

Các môn học/mô đun chuyên môn nghề

1380

320

1011

46

MĐ 16

Vườn ươm cây giống

40

11

27

2

MĐ 17

Hạt giống cây rừng

100

30

66

4

MĐ 18

Tạo cây giống từ hạt

150

28

116

6

MĐ 19

Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép

160

34

121

5

MĐ 20

Vi nhân giống cây trồng

180

23

152

5

MĐ 21

Thiết kế trồng và khai thác rừng

120

20

96

4

MĐ 22

Trồng và chăm sóc rừng

250

40

204

6

MĐ 23

Nuôi dư­ỡng, phục hồi rừng

80

23

54

3

MĐ 24

Quản lý bảo vệ rừng

80

35

42

3

MĐ 25

Khai thác gỗ, tre nứa

80

19

58

3

MĐ 26

Nông lâm kết hợp

60

26

32

2

MH 27

Khuyến nông lâm

80

34

43

3

 

Tổng cộng:

2380

859

1424

97

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

                  (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn  xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chưuơng trình cho môn họ, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

 

MĐ,

MH

 

Tên môn học, mô đun

tự chọn

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Trồng cây công nghiệp

80

15

62

3

MĐ 29

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 30

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 31

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 32

Trồng hoa, cây cảnh

70

13

54

3

MĐ 33

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ

190

52

131

7

MĐ 34

Sản xuất rau an toàn

80

19

58

3

MĐ 35

Nuôi ong và khai thác mật ong

50

17

31

2

MĐ 36

Chăn nuôi, thú y

80

30

46

4

MĐ 37

Sử dụng một số máy công cụ

45

8

35

2

MĐ 38

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

 

 

     Với khu vực phía Bắc có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

 

MĐ,

MH

 

Tên môn học, mô đun

tự chọn

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

MĐ 29

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 30

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 31

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 32

Trồng hoa, cây cảnh

70

13

54

3

MĐ 33

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ

190

52

131

7

MĐ 34

Sản xuất rau an toàn

80

19

58

3

MĐ 35

Nuôi ong và khai thác mật ong

50

17

31

2

MĐ 36

Chăn nuôi, thú y

80

30

46

4

MĐ 37

Sử dụng một số máy công cụ

45

8

35

2

MĐ 38

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

 

Tổng cộng:

815

212

579

34

              

                    (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

     Với khu vực phía Nam có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn theo bảng sau:

 

MĐ,

MH

 

Tên môn học, mô đun

tự chọn

 

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Trồng cây công nghiệp

80

15

62

3

MĐ 29

Trồng cây ăn quả

80

15

62

3

MĐ 30

Trồng cây lương thực

80

15

62

3

MĐ 31

Trồng nấm

120

20

95

5

MĐ 32

Trồng hoa, cây cảnh

70

13

54

3

MĐ 33

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ

190

52

131

7

MĐ 35

Nuôi ong và khai thác mật ong

50

17

31

2

MĐ 36

Chăn nuôi, thú y

80

30

46

4

MĐ 37

Sử dụng một số máy công cụ

45

8

35

2

MĐ 38

Khởi nghiệp kinh doanh

30

23

5

2

 

Tổng cộng:

815

208

583

34

 

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

      - Tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu vùng miền và nhu cầu của học sinh. Các trường lựa chọn một số mô đun trong số các mô đun trên hoặc xây dựng bổ sung môn học/mô đun khác. Việc xây dựng chương trình môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng vùng, miền;

+ Thời gian cho các môn học, mô đun tự chọn là 820 giờ (30% tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề);

+ Tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết 25-35%; thực hành 65-75%,

+ Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng theo mẫu định dạng tại phụ lục 11, ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

            Áp dụng theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐ TBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc ban hành Qui chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính qui dài hạn:

   - Môn thi, hình thức và thời gian:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Thi viết

Không quá 120 phút

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

 

 

Vấn đáp

60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Kiến thức

Thi viết

Không quá 180 phút

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

 

 

Vấn đáp

Không quá 60 phút

 

- Kỹ năng nghề

Bài tập thực hành

8-16 giờ

 

    - Nội dung thi:

+ Môn chính trị: Tập  trung chủ yếu về Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, Giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam, Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam;

+ Lý thuyết nghề: Tập trung chủ yếu các môn học/mô đun chuyên môn Tạo cây giống từ hạt; Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép; Vi nhân giống cây trồng; Trồng và chăm sóc rừng; Nuôi dưỡng và phục hồi rừng; Quản lý bảo vệ rừng; Thiết kế trồng và khai thác rừng;

+ Thực hành nghề: nội dung chủ yếu tạo luống, đóng bầu, xử lý hạt giống, gieo hạt, vào mẫu, cấy nhân chồi, cấy tạo rễ, pha phun thuốc bảo vệ thực vật, giâm hom, chiết cành, ghép cây, thiết kế trồng rừng; cuốc hố, trồng cây, chăm sóc rừng, luỗng phát thực bì, bài cây trong nuôi dưỡng và khai thác gỗ.

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo)nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện:

 - Nhằm mục đích giáo dục toàn diện để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá với một số nội dung và thời gian cụ thể sau:

            + Học tập chính trị đầu khoá: 3 ngày;

            + Học tập về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 2 ngày;

            + Tham gia phong trào Thanh niên tình nguyện: 4 ngày;

            + Tổ chức các diễn đàn Thanh niên lập nghiệp, Phát triển kinh tế hộ gia đình, Giáo dục an toàn giao thông, Giáo dục sức khoẻ giới tính: 3 ngày.

- Thời gian hoạt động ngoại khoá được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá vào thời điểm  thích hợp.

4. Các chú ý khác:

   - Thực tập sản xuất: Để nâng cao tay nghề và tiếp cận việc làm các trường cần bố trí kế hoạch thực tập sản xuất tại cơ sở:

      + Các mô đun có thực tập sản xuất bao gồm: Tạo cây giống từ hạt; Tạo cây giống bằng giâm, chiết, ghép; Vi nhân giống cây trồng; Thiết kế trồng và khai thác rừng; Trồng và chăm sóc rừng; Nuôi dưỡng, phục hồi rừng;

      + Nội dung thực tập căn cứ vào chương trình đào tạo của mỗi mô đun;

      + Mỗi mô đun có thể tổ chức thực tập riêng hoặc ghép các mô đun với nhau để thực tập vào cuối học kỳ hoặc cuối khoá học.

     - Thứ tự thực hiện chương trình: Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo theo trình tự lô gíc.

    - Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình đào tạo trung cấp nghề Lâm sinh được thực hiện theo hình thức đào tạo nghề chính qui, tập trung. Tuy nhiên chương trình này cũng có thể lựa chọn các một số môn học/mô đun để đào tạo cho các lớp không tập trung, đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng nâng bậc thợ./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi