Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT sửa Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2024/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/11/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa đổi quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
Ngày 20/11/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Sửa đổi quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học;
- Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học;
- Hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học;
- Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình, tập trung vào những điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và điều kiện thực hiện chương trình;
- Tổ chức thẩm định chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định;
- Lấy ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau thẩm định;
- Tiếp tục thẩm định, hoàn thiện dự thảo chương trình sau thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
2. Nếu dự thảo chương trình được xếp loại “Không đạt” thì Ban xây dựng chương trình tổ chức xây dựng lại; bản thảo đã xây dựng lại được tổ chức thẩm định như thẩm định lần đầu. Số lần thẩm định lại không quá 2 lần.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/01/2025.
Xem chi tiết Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________ Số: 17/2024/TT-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng,
chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội
đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
____________
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Điều 5. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
1. Ban chỉ đạo, Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) và Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo.
b) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông.
c) Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Phó Trưởng ban và các ủy viên là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
a) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập.
b) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể và các tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Mỗi tiểu ban xây dựng chương trình môn học gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên; mỗi tiểu ban có ít nhất 5 người. Tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên là Trưởng tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm các thành viên là nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.
c) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông.
đ) Quy chế hoạt động của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.
3. Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
a) Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.
b) Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.
c) Hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.
d) Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình, tập trung vào những điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và điều kiện thực hiện chương trình.
Việc triển khai thực nghiệm dự thảo chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch được Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.
đ) Tổ chức thẩm định chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.
e) Lấy ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau thẩm định.
g) Tiếp tục thẩm định, hoàn thiện dự thảo chương trình sau thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông.”.
“Điều 6. Chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông
1. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá chương trình giáo dục phổ thông, xem xét việc chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.
2. Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.
a) Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.
b) Thành phần Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông gồm các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.
c) Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ chỉnh sửa chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học theo quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông được chỉnh sửa; báo cáo Ban chỉ đạo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung chỉnh sửa; hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông được chỉnh sửa.
đ) Quy chế hoạt động của Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.
3. Quy trình chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông
a) Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể chỉnh sửa hoặc chương trình môn học chỉnh sửa.
b) Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình chỉnh sửa.
c) Hoàn thiện dự thảo chương trình chỉnh sửa.
d) Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình chỉnh sửa nếu là chương trình môn học mới.
đ) Tổ chức thẩm định dự thảo chương trình chỉnh sửa, theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.
e) Hoàn thiện dự thảo chương trình chỉnh sửa sau thẩm định và ban hành chương trình chỉnh sửa.”.
“c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định. Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;”.