Thông tư 06/2006/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn Quyết định 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010.
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 06/2006/TT-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2006/TT-BNV | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/08/2006 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 06/2006/TT-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
NỘI VỤ SỐ 06/2006/TT-BNV NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
SỐ 31/2006/QĐ-TTG NGÀY 06/02/2006 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN Xà, PHƯỜNG, THỊ TRẦN GIAI
ĐOẠN 2006-2010
Căn cứ Điểm d, Khoản
1, Điều 2 Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg
ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi
dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn giai đoạn 2006-2010, Bộ Nội vụ
hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã) như sau:
I. XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN,
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP Xà
A. Trách nhiệm của Bộ Nội
vụ.
1. Trong
năm 2006, Bộ Nội vụ chỉ đạo Học
viện Hành chính Quốc gia:
1.1. Tổ
chức xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu
bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.2. Mở
các lớp thí điểm đào tạo bồi dưỡng
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã ở 3 vùng miền: Đô
thị, đồng bằng, miền núi và trung du,
để rút kinh nghiệm và bổ sung, chỉnh sửa tài
liệu.
1.3. Tổ
chức tập huấn đội ngũ giảng viên cho
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chứng
chỉ đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã thực hiện theo Điều 12 và 13, Mục 2,
Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
3. Từ
năm 2007 chuyển giao chương trình, tài liệu cho các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trực tiếp tổ chức Đào tạo bồi
dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo kế
hoạch của địa phương.
4. Hàng năm
Bộ Nội vụ tổ chức kiểm tra, đánh giá
việc triển khai thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
phối hợp cùng địa phương điều
chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện Quyết định 31/2006/QĐ-TTg
ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
B. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương:
Xây dựng
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã giai đoạn 2006-2010 của
địa phương gửi Bộ Nội vụ và
tổ chức triển khai thực hiện.
Để
đảm bảo chương trình đào tạo có
hiệu quả, phù hợp với đối tượng
và đặc điểm thực tiễn quản lý của
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương cần tổ
chức điều tra phân loại các đối
tượng để xây dựng kế hoạch như
sau:
1. Đánh giá
thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn
2006-2010, để lên kế hoạch mở lớp cụ
thể:
1.1.
Đối với các tỉnh đồng bằng và các thành
phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế
hoạch mở lớp đào tạo bồi dưỡng
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã chưa đào tạo trung
cấp, đại học hành chính (học 3 tháng) và đã
qua đào tạo trung cấp, đại học hành chính
(học 2 tháng) theo 2 chương trình:
-
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường, thị trấn;
-
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ
tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã vùng đồng bằng.
1.2.
Đối với những tỉnh trung du, miền núi vùng
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xây
dựng kế hoạch mở lớp đào tạo bồi
dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa đào
tạo trung cấp, đại học hành chính (học 3
tháng) và đã qua đào tạo trung cấp, đại
học hành chính (học 2 tháng) theo 2 chương trình:
-
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường, thị trấn;
-
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã ở vùng trung du, miền núi vùng có đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Nội
dung đào tạo, bồi dưỡng: Các địa
phương tổ chức đào tạo bồi
dưỡng theo chương trình, tài liệu do Học
viện Hành chính Quốc gia biên soạn gồm 3 loại
chương trình, mỗi loại chương trình có
chương trình riêng cho Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua
đào tạo trung cấp, đại học hành chính
(học 3 tháng) và đã qua đào tạo trung cấp, đại
học hành chính (học 2 tháng) được Bộ
Nội vụ phê duyệt ban hành; trong đó dành 20% quỹ
thời gian để các địa phương bổ sung
phần thực tiễn hoạt động quản lý
của chính quyền cơ sở.
3.
Địa điểm đào tạo bồi dưỡng:
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, giao
thông của địa phương mình, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lựa chọn địa điểm để tổ
chức các lớp theo các khu vực sao cho thuận tiện
việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt của
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Đối
với các tỉnh vùng đồng bằng có số
lượng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các xã trung du miền
núi và các tỉnh miền núi có số lượng Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các phường, thị trấn quá ít không
đủ để mở lớp, thì có thể liên hệ
với các tỉnh liền kề để phối hợp
mở lớp theo cụm tỉnh, hoặc báo cáo về
Bộ Nội vụ để có kế hoạch triển
khai tổ chức mở lớp.
4.
Đội ngũ giáo viên: Để các khóa đào tạo
bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn đạt kết quả tốt, trên cơ
sở kế hoạch mở lớp, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
lựa chọn cử đủ số lượng giảng
viên tham dự các lớp tập huấn theo các chương
trình do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức.
5. Kình phí
thực hiện: Từ năm 2007 trở đi các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tập trung
ưu tiên kinh phí đào tạo cho các lớp đào tạo,
bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn; ngoài kinh phí theo chỉ tiêu đào tạo,
bồi dưỡng được Trung ương phân
bổ, cân đối thêm nguồn ngân sách của
địa phương theo quy định của Luật
Ngân sách.
II. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương căn cứ Quyết định số
31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính
phủ và Thông tư này, chỉ đạo Sở Nội
vụ làm đầu mối phối hợp với các
cơ quan hữu quan xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương
mình; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch, kịp thời bổ sung, điều chỉnh
kế hoạch cho sát với tình hình thực tế, yêu
cầu, nhiệm vụ của địa phương.
2. Việc
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã, các địa phương căn cứ vào đặc
điểm của từng loại hình đơn vị
hành chính cơ sở (đô thị, đồng bằng,
trung du miền núi) để phân loại đối
tượng được đào tạo bồi
dưỡng theo từng loại chương trình 2 tháng
hoặc 3 tháng.
3. Hàng năm
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ
trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo
Thủ tường Chính phủ tiến độ, kết
quả thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chỉ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
III. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư
này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo;
2. Trong quá
trình triển khai tổ chức thực hiện nếu phát
sinh khó khăn vướng mắc, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
kịp thời phản ánh về Bộ Nội vụ
để xem xét giải quyết.
BỘ
TRƯỞNG
Đỗ Quang Trung