Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2017/TT-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 13/01/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT
Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông (THPT) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017.
Trên cơ sở nhận định môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, Bộ yêu cầu học sinh sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh hiểu được những nội dung chính về lịch sử, truyền thống của các lực lượng vũ trang nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, những nội dung chính trong một số văn bản luật về quốc phòng an ninh; quyền, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam, làm cơ sở nhận thức đúng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, học sinh cần có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK; vận dụng được các động tác chiến thuật từng người trong nội dung thực hành các kỹ năng quân sự, an ninh…
Thời lượng chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó lớp 10, lớp 11 và lớp 12 đều có 35 tiết, mỗi tiết 45 phút. Học sinh lớp 10 được học các nội dung về lịch sử truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Đội ngũ từng người không có súng; Đội ngũ tiểu đội; Kỹ thuật mắc tăng võng, bếp Hoàng Cầm… Học sinh lớp 11 được học các nội dung về Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân; Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; Kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Lớp 12 có các nội dung về Bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tìm và giữ phương hướng…
Thông tư này thay thế Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007.
Từ ngày 11/01/2021, Thông tư này hết hiệu lực bởi Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông ngày 14 tháng 12 năm 2016;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho việc phân phối chương trình; thời lượng chương trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và lớp 12: 35 tiết; mỗi tiết 45 phút, cụ thể:
STT |
Nội dung |
Thời gian |
||
Tổng số tiết |
Lý thuyết |
Thực hành |
||
1 |
Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam |
4 |
4 |
|
2 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh Việt Nam |
2 |
2 |
|
3 |
Giới thiệu một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam |
2 |
2 |
|
4 |
Giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội |
4 |
4 |
|
5 |
Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, thiên tai và cháy nổ |
2 |
2 |
|
6 |
Một số nội dung Điều lệnh Quản lý bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân |
2 |
2 |
|
7 |
Đội ngũ từng người không có súng |
6 |
|
6 |
8 |
Đội ngũ tiểu đội |
4 |
|
4 |
9 |
Kỹ thuật mắc tăng võng, bếp Hoàng Cầm |
2 |
|
2 |
10 |
Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương |
4 |
|
4 |
|
Kiểm tra |
3 |
1 |
2 |
|
Cộng |
35 |
17 |
18 |
STT |
Nội dung |
Thời gian |
||
Tổng số tiết |
Lý thuyết |
Thực hành |
||
1 |
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam |
4 |
4 |
|
2 |
Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế |
4 |
4 |
|
3 |
Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân |
2 |
2 |
|
4 |
Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo |
6 |
2 |
4 |
5 |
Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ |
2 |
2 |
|
6 |
Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu |
6 |
|
6 |
7 |
Lợi dụng địa hình, địa vật |
2 |
|
2 |
8 |
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn |
6 |
1 |
5 |
|
Kiểm tra |
3 |
1 |
2 |
|
Cộng |
35 |
16 |
19 |
STT |
Nội dung |
Thời gian |
||
Tổng số tiết |
Lý thuyết |
Thực hành |
||
1 |
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 |
2 |
2 |
|
2 |
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam |
2 |
2 |
|
3 |
Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam |
2 |
2 |
|
4 |
Một số hiểu biết về Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam |
2 |
2 |
|
5 |
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK |
8 |
1 |
7 |
6 |
Tìm và giữ phương hướng |
2 |
|
2 |
7 |
Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh |
2 |
|
2 |
8 |
Thực hành tổng hợp |
12 |
|
12 |
|
Kiểm tra |
3 |
1 |
2 |
|
Cộng |
35 |
10 |
25 |
|
KT. BỘ TRƯỞNG |