Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 699/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự án Tăng cường kỹ năng nghề
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 699/QĐ-LĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 699/QĐ-LĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 07/06/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 699/QĐ-LĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI _________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________ |
Số: 699/QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt dự án Tăng cường kỹ năng nghề
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ văn bản số 792/TTg-QHQT ngày 17/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án “Tăng cường kỹ năng nghề”, vay vốn ADB;
Căn cứ văn bản số 2775/BKH-KTĐN ngày 28/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt danh mục dự án “Tăng cường kỹ năng nghề”, vay vốn ADB;
Xét Tờ trình số 46/TTr-TCDN ngày 27/5/2010 của Tổng cục Dạy nghề về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tăng cường kỹ năng nghề vay vốn ODA của ADB (kèm theo hồ sơ);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đầu tư dự án Tăng cường kỹ năng nghề với những nội dung sau:
1. Tên dự án: Tăng cường kỹ năng nghề
2. Nhà Tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
4. Chủ dự án/Cơ quan quản lý thực hiện dự án:
- Khoản vay từ nguồn ADF thông thường: Tổng cục Dạy nghề.
- Khoản vay từ nguồn ADF Hard term: Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
5. Thời gian thực hiện dự án: 05 năm (2010 - 2015).
6. Mục tiêu đầu tư:
- Mục tiêu dài hạn.
+ Dự án nhằm góp phần giảm thiểu thiếu hụt kỹ năng ở một số nghề trọng điểm.
- Mục tiêu ngắn hạn:
+ Xây dựng một số trường cao đẳng nghề (bao gồm cả dự kiến thí điểm đầu tư 01 nghề để đào tạo trình độ cao đẳng nghề ở một trường cao đẳng không nằm trong mạng lưới các cơ sở dạy nghề) để đào tạo công nhân có kỹ năng nghề cao hơn ở 15 nghề trọng điểm đầu tư trong dự án bao gồm: công nghệ ô tô, hàn, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, cơ điện tử, điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu thủy, vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh, quản trị mạng máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình máy tính, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn.
+ Khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tham gia xây dựng các khóa đào tạo để giải quyết các thiếu hụt kỹ năng.
+ Cơ cấu tổ chức mới được hình thành để thúc đẩy sự tham gia có hiệu quả của các ngành vào quản lý dạy nghề.
7. Nội dung dự án và kết quả dự án:
a) Nội dung cơ bản của dự án
Cấu phần 1: Cải thiện chất lượng và hiệu quả của dạy nghề
- Hệ thống đánh giá kỹ năng và cấp văn bằng chứng chỉ được thực hiện.
- Xây dựng các chương trình và giáo trình dạy nghề với sự tham gia của các ngành;
- Tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề được xây dựng;
- Hệ thống kiểm định chất lượng: Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề, tổ chức đào tạo cho các kiểm định viên và cán bộ Tổng cục Dạy nghề, tiến hành kiểm định các cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo trong dự án;
- Xây dựng hệ thống thông tin dạy nghề (VTIS);
- Tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý ngành dạy nghề;
- Cải thiện hình ảnh hệ thống dạy nghề trong xã hội để cải thiện quy mô tuyển sinh, số lượng người tham gia học nghề.
Cấu phần 2: Nâng cấp các cơ sở dạy nghề trong dự án để tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị;
- Chất lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường;
- Tăng cường năng lực quản lý của các trường trong dự án;
- Lập kế hoạch các chương trình dạy nghề theo định hướng thị trường được thực hiện.
Cấu phần 3: Tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp và khu vực tư nhân
- Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề ngoài công lập;
- Tăng cường sự tham gia của ngành vào quá trình tổ chức đào tạo;
- Tăng cường tính bền vững của các trường thông qua cách tiếp cận của doanh nghiệp.
b. Kết quả chủ yếu của dự án:
- Khoảng 15 - 16 cơ sở dạy nghề công lập và một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập được nâng cấp.
- Năng lực giáo viên và cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề tham gia dự án được tăng cường;
- Các chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng;
- Quan hệ với doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong lĩnh vực dạy nghề được cải thiện và thể chế hóa;
- Thông tin dạy nghề sẵn có hơn, chính xác hơn để cải thiện công tác quản lý dạy nghề;
- Người lao động và học sinh tốt nghiệp được đánh giá kỹ năng và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia dựa trên các tiêu chuẩn được ngành công nghiệp thừa nhận.
8. Tổng mức đầu tư: 78.000.000 USD (Bảy mươi tám triệu Đô la Mĩ) tương đương 1.446 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ODA: 70.000.000 USD tương đương 1.298 tỷ đồng (vốn vay ưu đãi ADF thông thường là 50.000.000 USD, vốn vay ADF hard term là 20.000.000 USD).
* Cơ cấu nguồn vốn đối với 50.000.000 USD vốn vay ưu đãi ADF thông thường:
+ Thiết bị: 26.075.600 USD,
+ Xây dựng chương trình, giáo trình: 1.450.000 USD
+ Đào tạo, hội thảo, tập huấn: 8.275.900 USD,
+ Dịch vụ tư vấn: 3.076.000 USD,
+ Các hoạt động thí điểm, nghiên cứu, chiến dịch quảng bá xã hội: 1.900.000 USD,
+ Quản lý dự án: 3.009.100 USD,
+ Lãi suất phải trả: 2.273.100 USD,
+ Dự phòng phí: 3.940.300 USD
- Vốn đối ứng: 8.000.000 USD tương đương 148 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn XDCB là 6.731.700 USD, nguồn vốn HCSN là 1.268.300 USD, chia ra:
+ Chi phí xây lắp: 2.550.000 USD (Vốn Trung ương là 670.000 USD, Vốn địa phương là 1.880.000 USD),
+ Thuế và lệ phí: 4.784.900 USD (Vốn Trung ương là 1.832.203 USD, Vốn địa phương là 2.952.697 USD),
+ Chi phí Quản lý dự án: 665.100 USD (Vốn Trung ương là 367.363 USD, Vốn địa phương là 297.737 USD)
9. Nguồn vốn:
- Vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): 70.000.000 USD, tương đương 1.298 tỷ đồng (Trong đó: vốn vay ưu đãi ADF thông thường là 50.000.000 USD, vốn vay ADF hard term là 20.000.000 USD).
- Vốn đối ứng: 8.000.000 USD, tương đương 148 tỷ đồng.
10. Cơ chế tài chính trong nước:
- Vốn ODA:
Theo cơ chế ngân sách Nhà nước cấp phát đối với nguồn ADF thông thường (thông qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và cơ chế cho vay lại đối với nguồn ADF hard term (do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý thực hiện).
- Vốn đối ứng:
+ Vốn ngân sách trung ương cấp phát qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ chủ quản các trường công lập tham gia dự án (Vốn Trung ương): 2.869.566 USD.
+ Vốn ngân sách địa phương bố trí cho các trường công lập thuộc UBND tỉnh/thành phố (Vốn địa phương): 5.130.434 USD.
11. Phương thức thực hiện: Theo quy chế quản lý thực hiện dự án do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt phù hợp với quy định của Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ.
Điều 2. Chủ dự án/Cơ quan quản lý thực hiện dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý thực hiện các nội dung được phê duyệt ở Điều 1 theo quy định hiện hành.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính theo chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý thực hiện dự án theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBND các tỉnh: Yên Bái, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên, Đăk Lăk, Sóc Trăng, Kiên Giang; - UBND các Thành phố: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ; - Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA; - Các Trường tham gia dự án; - Lưu: Vụ KHTC, VT. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Đàm Hữu Đắc |