Quyết định 48/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình tiếng Êđê cấp tiểu học

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 48/2007/QĐ-BGDĐT

Quyết định 48/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình tiếng Êđê cấp tiểu học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2007/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đặng Huỳnh Mai
Ngày ban hành:29/08/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 01/11/2020, Quyết định này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 34/2020/TT-BGDĐT.

Xem chi tiết Quyết định 48/2007/QĐ-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TR­ƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 48/2007/QĐ-BGDĐT
NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2007 BAN HÀNH CH­ƯƠNG TRÌNH
TIẾNG ÊĐÊ CẤP TIỂU HỌC

                   

BỘ TR­ƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/ NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;     

Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc đổi mới chư­ơng trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội;     

Theo Kết luận của Hội đồng Quốc gia thẩm định Ch­ương trình tiếng Êđê cấp tiểu học, ngày 14 tháng 11 năm 2006 và Kết luận của Thư­ờng trực Hội đồng Quốc gia thẩm định Ch­ương trình tiếng Êđê cấp tiểu học, ngày 10 tháng 5 năm 2007;

Theo đề nghị của Vụ tr­ưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chư­ơng trình tiếng Êđê cấp tiểu học.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Ch­ương trình tiếng Êđê ban hành kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn tài liệu giảng dạy và chỉ đạo dạy học tiếng Êđê ở cấp tiểu học.

 

Điều 3. Chánh văn phòng,Vụ tr­ưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,Thủ tr­ưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TR­ƯỞNG

THỨ TR­ƯỞNG

Đặng Huỳnh Mai

 

 


CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG ÊĐÊ CẤP TIỂU HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 29 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU

 

Tiếng Êđê được giảng dạy ở cấp tiểu học nhằm:

1. Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Êđê, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và học tốt môn tiếng Việt.

2. Cung cấp những kiến thức cần thiết về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng Êđê, phục vụ cho yêu cầu rèn luyện kỹ năng và thực hành giao tiếp. Mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, về văn hoá, văn học của dân tộc Êđê và các dân tộc anh em.

3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh; góp phần bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Êđê; phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

II. NỘI DUNG

 

Chương trình tiếng Êđê cấp tiểu học thực hiện trong 3 năm học. Mỗi năm học có 35 tuần học. Mỗi tuần học 4 tiết, mỗi năm học gồm 140 tiết (Học kì 1: 17 tuần, học kì 2: 16 tuần).

 

NĂM THỨ NHẤT

 

1. Kỹ năng

a) Nghe

- Nhận biết các âm, tiếng, từ ngữ của tiếng Êđê.

- Nghe - hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản.

- Nghe - hiểu lời hướng dẫn, yêu cầu và trả lời câu hỏi của người đối thoại.

b) Nói

- Phát âm đúng âm, tiếng, từ ngữ.

- Nói rõ ràng, thành câu.

- Nói lời chào hỏi trong các tình huống giao tiếp thông thường.

- Đặt và trả lời câu hỏi đơn giản.

c) Đọc

- Đọc đúng câu, chuỗi câu, đoạn văn.

- Đọc hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Đọc hiểu câu, đoạn văn ngắn trong bài.

- Học thuộc lòng một số bài văn vần.

d) Viết

- Viết đúng chữ thường, chữ hoa cỡ vừa và nhỏ.

- Viết chính tả:

+ Tập chép một đoạn văn ngắn.

+ Bước đầu nghe - viết câu, đoạn văn ngắn.

+ Tập viết hoa tên riêng.

2. Kiến thức

(Không có bài học riêng, HS làm quen và nhận biết qua thực hành, luyện tập)

a) Ngữ âm và chữ viết

- Hệ thống âm của tiếng Êđê.

- Bảng chữ cái tiếng Êđê.

- Một số quy tắc chính tả tiếng Êđê đơn giản.

b) Từ ngữ và ngữ pháp

- Từ ngữ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước.

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.

- Nghi thức lời nói: chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt.

3. Ngữ liệu

- Một số thành ngữ, tục ngữ Êđê.

- Một số đoạn văn vần, văn xuôi ngắn.

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

- Đọc đúng câu, đoạn văn ngắn ( tốc độ đọc khoảng 20-30 tiếng /phút).

- Hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn ngắn.

- Nghe - viết đúng chính tả (có độ dài khoảng 30 chữ/15 phút).

- Hiểu lời hướng dẫn của giáo viên. Nói đúng, nói to, nói rõ và trả lời được câu hỏi đơn giản.

 

NĂM THỨ HAI

 

1. Kỹ năng

a) Nghe

- Phân biệt được âm, vần để viết đúng chính tả.

- Nghe - hiểu nội dung của lời đối thoại, ý kiến trao đổi trong buổi học, trong giờ học tiếng Êđê.

- Nghe - hiểu những câu chuyện đơn giản.

b) Nói

- Biết dùng lời nói phù hợp khi giao tiếp trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng.

- Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp trong cuộc họp, sinh hoạt.

- Bước đầu biết kể lại câu chuyện đã học, đã nghe.

c) Đọc

- Đọc đúng, rõ ràng các bài thơ, bài văn ngắn.

- Hiểu nghĩa của từ, câu và nội dung của đoạn thơ, đoạn văn ngắn.

- Tập nhận xét về hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong một số bài tập đọc.

- Học thuộc lòng bài thơ, đoạn văn ngắn.

d) Viết

- Nghe - viết, nhớ - viết đúng chính tả, bài thơ, bài văn ngắn.

- Biết trình bày bài viết đúng quy định, biết phát hiện và sửa lỗi chính tả khi viết.

- Biết sử dụng từ đúng, biết đặt câu đơn giản theo mẫu.

- Viết được những đoạn văn đơn giản theo câu hỏi gợi ý.

2. Kiến thức

(Không có bài học riêng, học sinh làm quen và nhận biết qua thực hành, luyện tập)

a) Ngữ âm và chữ viết

- Nắm được hệ thống âm của tiếng Êđê.

- Hiểu biết một số quy tắc chính tả tiếng Êđê.

b) Từ ngữ và ngữ pháp

- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.

- Hình thành các khái niệm sơ giản về danh từ, động từ, tính từ.

- Từ ngữ về các chủ điểm nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước.

+ Câu đơn, các thành phần chính của câu.

+ Các kiểu câu hỏi của tiếng Êđê.

3. Ngữ liệu

- Các truyện kể, bài văn, bài thơ phù hợp với các chủ điểm được học.

- Chú ý những văn bản phản ánh đời sống lao động và những giá trị tinh thần.

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

- Đọc được đoạn văn, bài văn ngắn tương đối rõ ràng (tốc độ đọc khoảng 30-40 tiếng/phút).

- Viết chính tả đoạn văn, hoặc bài văn (có độ dài 40 - 50 chữ/15 phút). 

- Kể lại các câu chuyện đơn giản đã đọc, đã nghe.

- Biết viết đoạn văn về hoạt động quen thuộc của tổ, của lớp, của trường.

 

NĂM THỨ BA

 

1. Kỹ năng

a) Nghe

- Nghe - hiểu lời nói trong hội thoại.

- Nghe - hiểu các thông tin về sinh hoạt và phổ biến khoa học thường thức.

- Nghe - hiểu câu chuyện, bài thơ ngắn phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh.

b) Nói

- Dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong môi trường quen thuộc của người Êđê.

- Biết giới thiệu một vài nét tiêu biểu về địa phương. 

- Kể lại một câu chuyện đã học, một sự việc đã biết hoặc tham gia.

c) Đọc

- Đọc trôi chảy, rõ ràng các bài văn, bài thơ. 

- Nêu được ý chính của bài thơ, đoạn văn đã học.

- Học thuộc lòng bài thơ, đoạn văn ngắn.

d) Viết

- Viết chính tả: Nghe - viết, nhớ - viết.

- Viết đoạn văn kể, tả một số cảnh đơn giản đã được học, nghe kể hoặc chứng kiến.

- Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài văn.

- Viết bức thư ngắn.

2. Kiến thức

(Không có bài học riêng, học sinh làm quen và nhận biết qua thực hành, luyện tập)

a) Ngữ âm và chữ viết

- Một số quy tắc chính tả trong tiếng Êđê.

b) Từ ngữ và ngữ pháp

- Cấu tạo từ: từ đơn, từ ghép.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước.

- Củng cố các từ loại đã học. Hình thành khái niệm sơ giản về đại từ.

- Hình thành các khái niệm sơ giản về câu ghép và một số kiểu câu ghép.

3. Ngữ liệu

- Các loại truyện kể, tự sự, văn vần, đoạn trường ca và thơ, tin tức, văn bản phổ biến kiến thức khoa học phù hợp với chủ điểm về nhà trường, gia đình quê hương, đất nước.

- Những văn bản phản ánh đời sống lao động và những giá trị tinh thần (tâm lí, tình cảm, quan điểm, đạo đức, thẩm mĩ, phong tục tập quán) của dân tộc Êđê.

4. Yêu cầu cơ bản cần đạt

- Đọc lưu loát đoạn văn, bài văn (tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/phút).

- Đọc - hiểu nội dung văn bản.

- Viết chính tả đoạn văn, bài văn (độ dài khoảng 50 - 60 chữ/15 phút). 

- Kể lại được một câu chuyện được nghe kể hoặc được chứng kiến.

- Viết đoạn văn tả, kể; viết bức thư.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 

1. Quan điểm xây dựng chương trình

a) Dạy giao tiếp

Dạy tiếng Êđê là dạy tiếng mẹ đẻ cho người bản ngữ. Vì vậy chương trình giảng dạy dựa vào vốn ngôn ngữ của học sinh để tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp.

Về nội dung, thông qua các bài học tiếng Êđê, tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức cơ bản và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Êđê.

b) Tích hợp

- Tích hợp theo chiều ngang:

Tích hợp theo chiều ngang trước hết là tích hợp kiến thức tiếng Êđê với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.

Để tạo điều kiện cho học sinh dân tộc Êđê học tốt các môn học trong chương trình, trước hết là môn tiếng Việt ở cấp tiểu học, việc dạy tiếng Êđê cần tích hợp với môn tiếng Việt. Cụ thể là:

Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa tiếng Êđê được thiết kế phù hợp với cấu trúc của chương trình, sách giáo khoa tiếng Việt ở cấp tiểu học.

Bên cạnh các văn bản văn học dân gian Êđê hoặc những tài liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán của đồng bào Êđê, sách giáo khoa tiếng Êđê có tham khảo một số bài đọc, bài tập trong sách tiếng Việt, sách tiếng dân tộc của một số dân tộc khác.

Việc học kiến thức từ vựng và ngữ pháp tiếng Êđê không bố trí bài học riêng mà cho học sinh làm quen và nhận biết qua các tiết thực hành, luyện tập.

Yêu cầu tích hợp theo chiều ngang còn thể hiện ở sự gắn bó chặt chẽ, hữu cơ giữa việc trang bị kiến thức với việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

- Tích hợp theo chiều dọc:

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kỹ năng mới những kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay phát triển). Cụ thể là kiến thức và kỹ năng của lớp trên bảo đảm kế thừa và phát triển trên cơ sở kiến thức và kỹ năng của lớp dưới nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới.

c) Tích cực hoá hoạt động học tập của người học

Tích cực hoá hoạt động của người học là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức các hoạt động cho học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.

Theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của người học sách giáo khoa tiếng Êđê không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

Cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, chú ý các phương pháp đặc trưng trong dạy tiếng như: thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ.

Giáo viên cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các phương pháp đã nêu với các phương pháp dạy học khác như diễn giảng, thảo luận, sử dụng các phương tiện trực quan.

b) Hình thức tổ chức dạy học

Hoạt động học tập của học sinh được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp.

Học sinh được tổ chức làm việc cá nhân trong trường hợp câu hỏi, bài tập đặt ra những yêu cầu cụ thể, dễ thực hiện.

Trong trường hợp câu hỏi, bài tập có tính trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì tổ chức làm việc theo nhóm.

Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng trong trường hợp giáo viên thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc cho học sinh trình bày kết quả làm việc.

3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá kết quả học tập của HS là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải được đổi mới về phương pháp và kỹ thuật đánh giá để kích thích học sinh học tập, đồng thời giúp cho việc kiểm soát, quản lý chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo hai phương thức: kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ.

Về nguyên tắc, các nội dung học tập nêu trong chương trình đều phải được kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, với mỗi nội dung sẽ có cách kiểm tra khác nhau:

Các kỹ năng đọc thành tiếng, viết chữ, nghe và nói được đánh giá bằng những sản phẩm của học sinh.

Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu, những kiến thức về quy tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp có thể được đánh giá bằng những câu hỏi mở, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Các kỹ năng viết đoạn thơ hay một đoạn văn, được đánh giá bằng bài kiểm tra viết. Bên cạnh hoạt động đánh giá của giáo viên, cần tạo điều kiện để học sinh được tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi