Quyết định 46/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 46/2008/QĐ-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 46/2008/QĐ-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/05/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 46/2008/QĐ-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 46/2008/QĐ-BLĐTBXH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành chươngtrình khung trình độ trung cấp nghề,
chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò”
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “ Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò";
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:“Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò”;
Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị-xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đàm Hữu Đắc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tền nghề: Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
Mã nghề:
Trình độ đào tạo:Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo:37
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về cơ, điện, điện tử
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò như: Quạt gió, tàu điện, tời, máng cào, băng tải…
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách lắp đặt các thiết bị khởi động, bảo vệ, tự động hoá và thông tin liên lạc.
+ Nêu lên được các hệ thống cung cấp điện, nước, khí và phương pháp lắp đặt.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy điện. Đọc được sơ đồ trải của máy điện một chiều và xoay chiều đơn giản.
+ Đọc được bản vẽ lắp một số bộ phận máy đơn giản và bản vẽ chi tiết máy phức tạp. Trình bày được các phương pháp lắp ghép, hệ thống dung sai lắp ghép trên bản vẽ.
+ Vận dụng được bản dung sai lắp ghép để xác định dung sai của các chi tiết thông dụng. Trình bày được nguyên lý cấu tạo, sử dụng và phương pháp bảo quản thước cặp, panme.
+ Phân biệt được tính chất và phạm vi sử dụng của các loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng trong sửa chữa. Trình bày được quy trình bảo quản, bôi trơn và sửa chữa các loại máy mỏ hầm lò.
+ Nhận biết ký hiệu, công dụng của các loại vật liệu cơ khí, vật liệu điện; an toàn về điện cho người và thiết bị. Biết cách xử lý và cấp cứu người khi bị tai nạn điện giật và các tai nạn khác.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đồ nghề chuyên dùng của người thợ cơ điện mỏ hầm lò.
+ Sử dụng hợp lý và chính xác các loại dụng cụ đo kiểm tra thông dụng như: thước cặp, panme, thước đo góc, căn mẫu, bàn ren, ta rô, các loại vônmét, ampemét, đồng hồ vạn năng, dụng cụ đo điện trở tiếp đất…
+ Bảo dưỡng được các loại động cơ điện đến 20 KW theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phát hiện được các hiện tượng không bình thường, xác định được nguyên nhân và khắc phục được những hư hỏng thông thường trong các bộ phận của thiết bị cơ điện mỏ.
+ Thực hiện được việc kiểm tra, tháo lắp, điều chỉnh được các hộp điều tốc trong các máy mỏ hầm lò.
+ Điều chỉnh và sửa chữa được hệ thống phanh cơ trong các thiết bị vận tải, tàu điện, tời..
+ Chỉnh được cáp nâng gầu xúc, băng tải và máng cào chạy lệch.
+ Phân loại được các chi tiết mài mòn, lựa chọn đúng chủng loại dầu mỡ định kỳ bôi trơn hợp lý, đồng thời xác định được thời gian sửa chữa thay thế.
+ Chọn được và sử dụng hợp lý các loại cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt được hệ thống cung cấp điện hạ áp theo đúng quy phạm an toàn.
+ Làm được hệ thống tiếp đất cục bộ và tiếp đất chung cho các thiết bị.
+ Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho lò cái và lò chợ.
+ Lắp được các thiết bị khởi động, thiết bị bảo vệ và tự động hoá trong mỏ hầm lò. Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về thiết bị và điện .
+ Sơ cứu được người bị tai nạn điện giật và xử lý được các sự cố xảy ra trong mỏ.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến pháp, pháp luật và định hướng phát triển ngành công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao. Có trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất.
+ Có lối sống lành mạnh, sống và làm việc theo luật pháp.
- Thể chất và quốc ghòng:
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, có thói quen rèn luyện thân thể.
+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của nghề đào tạo.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2 năm.
- Thời gian học tập: 90 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90 h.
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề : 2430h
+ Thời gian học bắt buộc: 1990h
Thời gian học lý thuyết: 600 h
Thời gian học thực hành: 1390 h
+ Thời gian học tự chọn: 350 h
Thời gian học lý thuyết: 110 h
Thời gian học thực hành: 240 h
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH CỦA TỪNG MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
3.1. Danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc.
MãMH, MĐ |
Tên môn học, môđun |
Thời gian đào tạo |
Thời gian của môn học, môđun (giờ) |
|||
Năm học |
Học kỳ |
Tổng số |
|
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
I |
Các môn học chung |
|
|
210 |
145 |
65 |
MH 01 |
Giáo dục quốc phòng |
1 |
I |
45 |
18 |
27 |
MH 02 |
Giáo dục thể chất |
1 |
I |
30 |
5 |
25 |
MH 03 |
Pháp luật |
1 |
I |
15 |
15 |
0 |
MH 04 |
Chính trị |
1 |
I |
30 |
30 |
0 |
MH 05 |
Tin học |
1 |
II |
30 |
10 |
20 |
MH 06 |
Ngoại ngữ |
1 |
I; II |
60 |
60 |
0 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
|
1990 |
600 |
1390 |
II.1 |
Các môn học, môđun kỹ thuật cơ sở |
|
|
495 |
366 |
129 |
MH 07 |
Vẽ kỹ thuật |
1 |
I; II |
90 |
74 |
16 |
MH 08 |
Điện kỹ thuật |
1 |
I; II |
90 |
7 |
17 |
MH 09 |
Thiết bị điện |
1 |
I; II |
60 |
41 |
19 |
MH 10 |
Cơ kỹ thuật |
1 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 11 |
Dung sai lắp ghép |
1 |
II |
45 |
30 |
15 |
MH 12 |
Kỹ thuật mỏ |
2 |
I |
30 |
18 |
12 |
MH 13 |
Kỹ thuật an toàn |
2 |
I |
30 |
20 |
10 |
MH 14 |
Kinh tế – Tổ chức sản xuất |
2 |
I |
30 |
25 |
5 |
MH 15 |
Truyền động thuỷ lực |
2 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 16 |
Vật liệu cơ khí và vật liệu điện |
2 |
I |
30 |
25 |
5 |
II.2 |
Các môn học, môđun chuyên môn nghề |
|
|
1495 |
234 |
1261 |
MĐ 17 |
Hàn điện - Hàn hơi |
1 |
I |
120 |
10 |
110 |
MĐ 18 |
Điện cơ bản |
1 |
I; II |
160 |
25 |
135 |
MĐ 19 |
Cung cấp điện mỏ |
1 |
I |
75 |
10 |
65 |
MĐ 20 |
Thiết bị khoan |
1 |
II |
75 |
10 |
65 |
MĐ 21 |
Thiết bị bơm |
1 |
II |
60 |
9 |
51 |
MĐ 22 |
Máy nén khí |
1 |
II |
60 |
9 |
51 |
MĐ 23 |
Máy quạt gió |
1 |
II |
45 |
8 |
37 |
MĐ 24 |
Thiết bị vận tải |
1..2 |
II; I |
90 |
15 |
75 |
MĐ 25 |
Thiết bị bốc xúc |
1,2 |
II; I |
135 |
20 |
115 |
MĐ 26 |
Tầu điện mỏ |
2 |
I |
75 |
10 |
65 |
MĐ 27 |
Cột và giá thuỷ lực |
2 |
II |
60 |
10 |
50 |
MĐ 28 |
Máy điện |
2 |
I |
160 |
25 |
135 |
MĐ 29 |
Điện mỏ |
1. 2 |
II;I |
180 |
30 |
150 |
MĐ 30 |
Thiết bị tự động hoá |
2 |
II |
125 |
25 |
100 |
MĐ 31 |
Cấp cứu mỏ |
2 |
II |
30 |
8 |
22 |
MĐ 32 |
Thông tin liên lạc mỏ |
2 |
II |
45 |
10 |
35 |
|
Tổng cộng |
|
|
2.200 |
745 |
1.455 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học/môđun đào tạo nghề bắt buộc:
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A,2A)
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn:
- Tổng số giờ môn học/môđun tự chọn: 350 giờ (chiếm tỷ lệ 15% thời gian học tập).
- Ngoài các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong Mục 3, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn hoặc có thể lựa chọn trong số các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.
- Thời gian dành cho các môn học/môđun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.
4.2 Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
4.2.1. Danh mục môn học/môđun đào tạo tự chọn và phân bổ thời gian.
MãMH, MĐ |
Tên môn học, môđun |
Thời gian đào tạo |
Thời gian của môn học, môđun (giờ) |
|||
Năm học |
Học kỳ |
Tổng số |
Trong đó |
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
MĐ 33 |
Tự động hoá đo lưu lượng gió và giám sát khí mỏ điều khiển bằng PLC. |
2 |
II |
100 |
45 |
55 |
MĐ 34 |
Thiết bị nổ mìn. |
2 |
II |
45 |
15 |
30 |
MH 35 |
Vẽ Autocad |
2 |
II |
45 |
20 |
25 |
MĐ 36 |
Máy liên hợp đào lò |
2 |
II |
80 |
15 |
65 |
MĐ 37 |
Máy liên hợp khấu than |
2 |
II |
80 |
15 |
65 |
|
Tổng |
|
|
350 |
110 |
240 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A,4A)
4.3. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường:
-Chương trình chi tiết của các môn học bắt buộc đã có trong chương trình khung chỉ quy định chi tiết đến tên các bài học.
-Các trường có thể tự xây dựng chương trình chi tiết hơn đến nội dung của từng bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp giảng dạy.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn
- Các trường có thể tham khảo thời gian, nội dung các môn học, mô đun theo phụ lục 3 để giảng dạy.
- Trên cơ sở các quy định về thời gian, mục tiêu đào tạo các trường tự xây dựng và ban hành chương trình chi tiết của các môn học/mô đun tự chọn.
- Thời gian, nội dung của các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền. Các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn được thực hiện do Trường tự xây dựng hoặc thực hiện chương trình khung tại Mục 4.2.1. Trên cơ sở các quy định này trường tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học tự chọn .
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, môđun đào tạo nghề:
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra:+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 h
- Thời gian kiểm tra của các mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành (được tính vào giờ thực hành)
4.5.2. Thi tốt nghiệp
STT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm |
Không quá 120 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
|
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) |
Bài thi lý thuyết và thực hành |
Không quá 8h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện
- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian tham quan, thực nghiệm được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.7. Các chú ý khác:
- Thời gian đào tạo của khóa học trình độ trung cấp nghề đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là 3 năm. Chương trình đào tạo được sử dụng chương trình khung nêu trên để giảng dạy đồng thời cộng thêm chương trình văn hoá trung học phổ thông theo chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định tại Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 06 tháng 01 năm 2001.
- Sau khi lựa chọn các môn học/môđun tự chọn, cơ sở đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học/mô-đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Có thể sử dụng một số môđun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề.
- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong CTKTĐTCN như sau :
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :
Một giờ học thực hành là 60 phút ; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học.
Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.
Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 19 tuần./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tền nghề: Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
Mã nghề:
Trình độ đào tạo:Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, môđun đào tạo:46
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về cơ, điện, điện tử.
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò: Máy quạt gió, tầu điện mỏ, tời, máng cào, băng tải, quang lật, máy bơm nước.
+ Tổng hợp được đầy đủ, chính xác các kiến thức đã học.
+ Phân tích chặt chẽ và lôgic các kiến thức đã học.
+ ứng dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học, vận dụng và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến trong các thiết bị cơ điện mỏ. Có ý tưởng hoặc nguyên lý đưa ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính của các thiết bị điều khiển từ xa và tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò. Tổ chức lắp đặt, đấu nối và lập được các phương án sửa chữa định kỳ.
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đường đặc tính cơ, phương pháp khởi động, phương pháp điều chỉnh tốc độ quay và đọc được các sơ đồ hình trải của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều sử dụng trong công nghệ khai thác mỏ. Tổ chức quấn và phục hồi được các máy điện có công suất nhỏ và trung bình.
+ Đọc và lập được các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thuỷ lực của các thiết bị máy mỏ.
+ Lập được chương trình tự động hoá điều khiển bằng PLC trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và hệ thống bơm thoát nước mỏ hầm lò.
+ Tính toán và thiết kế được một số hệ thống cung cấp điện mỏ.
+ Tính toán, thiết kế được để phục hồi một số thiết bị cơ điện mỏ.
+ ứng dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với các trường hợp xảy ra ở mức độ cao.
+ Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong mỏ và hiểu được tính chất công việc của thợ Cơ- Điện trong dây chuyền sản xuất mỏ. Tổ chức được việc điều hành trong một tổ sản xuất.
- Kỹ năng :
+ Độc lập, chủ động, có khả năng hướng dẫn kèm cặp thợ bậc thấp.
+ Thực hiện được các công việc trong phạm vi các trang bị, các thiết bị cơ điện mỏ trong dây chuyền sản xuất trong lò và ngoài mặt bằng.
+ Lập được phương án và thực hiện được việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, quấn , tẩm, sấy và phục hồi được các loại động cơ điện có công suất đến 30 kW theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phát hiện nhanh, chính xác và xác định được nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ. Khắc phục được các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ điện mỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+ Lập được kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò.
+ Tính toán được tiết diện cáp theo công suất của phụ tải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Lập được phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành cáp điện.
+ Tính toán, lập được phương án, lắp đặt, sửa chữa vận hành được hệ thống chiếu sáng trong mỏ hầm lò.
+ Tính toán và làm được tiếp đất cục bộ, tiếp đất chung cho các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo được điện trở tiếp đất của mạng tiếp đất mỏ hầm lò.
+ Xử lý được các sự cố khó xảy ra trong quá trình vận hành các thiết bị cơ điện mỏ.
+ Thiết kế được và hoàn thiện quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò.
+ Thiết kế được và hoàn thiện quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò.
+ Thiết kế được và hoàn thiện quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò.
+ Tổ chức được và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc.
+ Tích luỹ kinh nghiệm sản xuất thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy nghề.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến pháp, pháp luật và định hướng phát triển ngành công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao. Có trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất.
+ Có lối sống lành mạnh. Sống và làm việc theo luật pháp.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
+ Trình bày được một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, có thói quen rèn luyện thân thể.
+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của nghề đào tạo.
+ Trình bày được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
II.THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 3 năm.
- Thời gian học tập: 131 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 h.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 h; Trong đó thi tốt nghiệp 120 h.
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 450 h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 h
+ Thời gian học bắt buộc: 2680 h
Thời gian học lý thuyết: 822 h
Thời gian học thực hành: 1858 h
+ Thời gian học tự chọn: 620 h
Thời gian học lý thuyết tự chọn: 195 h
Thời gian học thực hành tự chọn: 425 h
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH CỦA TỪNG MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
3.1.Danh mục các môn học/môđun đào tạo nghề bắt buộc.
MãMH, MĐ |
Tên môn học, môđun |
Thời gian đào tạo |
Thời gian của môn học, môđun (h) |
|||
Năm học |
Học kỳ |
Tổng số |
Trong đó |
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
I |
Các môn học chung |
|
|
450 |
275 |
175 |
MH 01 |
Giáo dục quốc phòng |
1 |
I |
75 |
15 |
60 |
MH 02 |
Giáo dục thể chất |
1 |
I;II |
60 |
5 |
55 |
MH 03 |
Pháp luật |
1 |
I |
30 |
30 |
|
MH 04 |
Chính trị |
1 |
I; II |
90 |
90 |
|
MH 05 |
Tin học |
1 |
I; II |
75 |
15 |
60 |
MH 06 |
Ngoại ngữ |
1 |
I;II |
120 |
120 |
|
II |
Các môn học/ môđun đào tạo nghề bắt buộc |
|
|
2680 |
822 |
1858 |
II.1 |
Các môn học, môđun kỹ thuật cơ sở |
|
|
810 |
539 |
271 |
MH 07 |
Vẽ kỹ thuật |
1 |
I;II |
90 |
74 |
16 |
MH 08 |
Cơ sở lý thuyết mạch |
1 |
II |
75 |
50 |
25 |
MH 09 |
Thiết bị điện |
1 |
I;II |
75 |
50 |
25 |
MH 10 |
Cơ kỹ thuật |
1 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 11 |
Sức bền vật liệu |
1 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 12 |
Chi tiết máy |
1 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 13 |
Kỹ thuật mỏ |
2 |
I |
45 |
30 |
15 |
MH 14 |
Kỹ thuật an toàn |
1 |
II |
45 |
30 |
15 |
MH 15 |
Kinh tế - Tổ chức sản xuất |
1 |
II |
30 |
25 |
5 |
MH 16 |
Truyền động thuỷ lực |
1 |
II |
45 |
30 |
15 |
MH 17 |
Vật liệu cơ khí và vật liệu điện |
1 |
I |
30 |
25 |
5 |
MH 18 |
Vẽ Autocad |
2 |
I |
45 |
25 |
20 |
MH 19 |
Truyền động điện |
1; 2 |
II; I |
60 |
35 |
25 |
MH 20 |
Kỹ thuật điện tử |
1 |
II |
45 |
25 |
20 |
MH 21 |
Cơ sở lý thuyết kỹ thuật thông gió |
2 |
I |
30 |
20 |
10 |
MH 22 |
Đo lường điện |
1; 2 |
II; I |
60 |
30 |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
II.2 |
Các môn học, môđun chuyên môn nghề |
|
|
1870 |
283 |
1587 |
MĐ 23 |
Hàn điện - hàn hơi |
2 |
I |
150 |
11 |
139 |
MĐ 24 |
Điện cơ bản |
1;2 |
II; I |
180 |
30 |
150 |
MĐ 25 |
Cung cấp điện mỏ |
2 |
I |
90 |
15 |
75 |
MĐ 26 |
Thiết bị khoan |
2 |
I |
90 |
12 |
78 |
MĐ 27 |
Thiết bị bơm |
2 |
II |
75 |
10 |
65 |
MĐ 28 |
Máy nén khí |
2 |
II |
75 |
10 |
65 |
MĐ 29 |
Máy quạt gió |
2 |
I |
50 |
9 |
41 |
MĐ 30 |
Thiết bị vận tải |
2 |
II |
100 |
20 |
80 |
MĐ 31 |
Thiết bị bốc xúc |
3 |
I |
160 |
22 |
138 |
MĐ 32 |
Tàu điện mỏ |
3 |
I |
105 |
12 |
93 |
MĐ 33 |
Cột và giá thủy lực |
2 |
II |
75 |
12 |
63 |
MĐ 34 |
Máy điện 1 |
2 |
II |
110 |
20 |
90 |
MĐ 35 |
Máy điện 2 |
3 |
I |
100 |
10 |
90 |
MĐ 36 |
Điện mỏ 1 |
2 |
II |
130 |
25 |
105 |
MĐ 37 |
Điện mỏ 2 |
3 |
I |
115 |
10 |
105 |
MĐ 38 |
Thiết bị tự động hoá |
3 |
I |
160 |
30 |
130 |
MĐ 39 |
Cấp cứu mỏ |
3 |
I |
45 |
10 |
35 |
MĐ 40 |
Thông tin liên lạc mỏ |
2 |
II |
60 |
15 |
45 |
|
Tổng cộng |
3 |
6 |
3130 |
1097 |
2033 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học/môđun đào tạo nghề bắt buộc:
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B )
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn:
- Tổng số giờ môn học/ môđun tự chọn: 620 giờ (chiếm tỉ lệ 19% thời gian học tập)
- Ngoài các môn học/môđun đào tạo bắt buộc nêu trong Mục 3, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/môđun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/môđun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.
- Thời gian dành cho các môn học/môđun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/môđun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/môđun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.
4.2 Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn.
4.2.1. Danh mục môn học/môđun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian
MãMH, MĐ |
Tên môn học, mô-đun |
Thời gian đào tạo |
Thời gian của môn học, mô-đun (giờ) |
|||
Năm học |
Học kỳ |
Tổng số |
Trong đó |
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
MĐ 41 |
Máy liên hợp đào lò |
3 |
II |
80 |
15 |
65 |
MĐ 42 |
Máy liên hợp khấu than |
3 |
II |
80 |
15 |
65 |
MĐ 43 |
Tự động hoá đo lưu lượng gió và giám sát khí mỏ điều khiển bằng PLC. |
3 |
II |
130 |
45 |
85 |
MĐ 44 |
Thiết bị nổ mìn. |
3 |
II |
45 |
15 |
30 |
MĐ 45 |
Tự động hoá trong công nghệ vận tải - Thoát nước mỏ điều khiển bằng PLC |
3 |
II |
130 |
45 |
85 |
MĐ 46 |
Tính toán, thiết kế cung cấp điện cho mỏ hầm lò. |
3 |
II |
155 |
60 |
95 |
|
Tổng cộng |
|
|
620 |
205 |
445 |
4.2.2 Đề cương chi tiết chương trình môn học/môđun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B)
4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường:
- Chương trình chi tiết của các môn học bắt buộc đã có trong chương trình khung chỉ quy định chi tiết đến tên các bài học.
- Các trường có thể tự xây dựng chương trình chi tiết hơn đến nội dung của từng bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp giảng dạy.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn:
- Các trường có thể tham khảo thời gian, nội dung các môn học, môđun theo phụ lục 3 để giảng dạy.
- Trên cơ sở các quy định về thời gian, mục tiêu đào tạo các trường tự xây dựng và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, môđun tự chọn.
- Thời gian, nội dung của các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền. Các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn được thực hiện do Trường tự xây dựng hoặc thực hiện chương trình khung tại
Mục 4.2.1. Trên cơ sở các quy định này trường tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học tự chọn.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, môđun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, môđun đào tạo nghề:
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 h.
-Thời gian kiểm tra của các môđun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được tính vào giờ thực hành.
4.5.2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
STT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm |
Không quá 120 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
|
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý ththuyết với thực hành) |
Bài thi lý thuyết và thực hành |
Không quá 8h |
4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian thực hành) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.:
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
- Thời gian được tham quan, thực nghiệm bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
4.7. Các chú ý khác:
- Sau khi lựa chọn các môn học/môđun tự chọn, cơ sở đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học/môđun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
- Quy định về đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong CTKTĐCĐN như sau :
+ Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng tuần và giờ học.
+ Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :
Một giờ học thực hành là 60 phút, một giờ học lý thuyết là 45 phút.
Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo môđun không quá 8 giờ học.
+ Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.
Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.
Mỗi năm học được chia làm hai học kỳ, học kỳ ngắn nhất là 19 tuần./.