Quyết định 38/2004/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 38/2004/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 38/2004/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/12/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 38/2004/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 38/2004/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”;
Căn cứ Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Điều lệ trường đại học";
Căn cứ Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010";
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT BỘ TRƯỠNG
|
VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38 /2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Văn bản này qui định về việc kiểm định chất lượng trường đại học, được áp dụng cho các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là trường đại học) trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong văn bản này, các từ ngữ được hiểu như sau:
Kiểm định chất lượng trường đại học nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra của trường trong từng giai đoạn nhất định.
Qui trình kiểm định chất lượng gồm 3 bước:
Bước 1. Tự đánh giá của trường đại học.
Bước 2. Đánh giá bên ngoài và thẩm định của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.
Bước 3. Quyết định công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
CÁC TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học phải được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và với các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương và của cả nước.
Mục tiêu giáo dục phải được định kì xem xét, đánh giá về mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn, để kịp thời bổ sung và điều chỉnh.
a/ Mức 1: Sứ mạng của trường đại học được xác định bằng văn bản, có nội dung rõ ràng, phù hợp với chức năng, với các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường.
b/ Mức 2: Sứ mạng của trường đại học phù hợp, gắn kết với chiến lược phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước.
a/ Mức 1: Có các báo cáo kết quả định kì rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu giáo dục của trường đại học.
b/ Mức 2: Mục tiêu giáo dục được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, được phổ biến rộng rãi trong tập thể nhà trường và được các đơn vị trực thuộc đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện.
Trường đại học được tổ chức và quản lí phù hợp với qui định của Nhà nước, với các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất của trường; có kế hoạch và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
a/ Mức 1: Cơ cấu tổ chức của trường được thực hiện theo qui định và phù hợp với điều kiện thực tế.
b/ Mức 2: Có qui chế về tổ chức, hoạt động của nhà trường và được cơ quan chủ quản phê duyệt.
a/ Mức 1: Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lí các hoạt động của nhà trường được phổ biến trong toàn trường.
b/ Mức 2: Hệ thống văn bản về tổ chức và quản lí các hoạt động của nhà trường được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các đơn vị của trường.
a/ Mức 1: Có các văn bản phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của tập thể lãnh đạo và của các cá nhân trong nhà trường.
b/ Mức 2: Sự phân định trách nhiệm và quyền hạn cho tập thể lãnh đạo hay cá nhân có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lí, điều hành và cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
a/ Mức 1: Có kế hoạch phát triển ngắn hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương.
b/ Mức 2: Có chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn phù hợp với sự phát triển KT-XH của địa phương và của cả nước.
a/ Mức 1: Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể không để xẩy ra mất đoàn kết nội bộ, thu hút được cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên, người học tham gia và duy trì sinh hoạt theo qui định.
b/ Mức 2: Công tác Đảng, đoàn thể phát huy tác dụng tốt, góp phần duy trì sự ổn định trong nhà trường, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và được đánh giá tốt trong xếp loại hàng năm.
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.
a/ Mức 1: Có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường.
b/ Mức 2: Có đầy đủ chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo cho các ngành đào tạo của trường.
a/ Mức 1: Chương trình đào tạo có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống trên cơ sở cụ thể hoá chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b/ Mức 2: Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người học và của thị trường lao động.
a/ Mức 1: Định kì tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo.
b/ Mức 2: Định kì tổ chức lấy ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo.
a/ Mức 1: Có văn bản qui định về liên thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường.
b/ Mức 2: Triển khai thực hiện đào tạo liên thông đạt kế hoạch đề ra.
Các hoạt động đào tạo được tổ chức theo qui trình và học chế mềm dẻo phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo toàn diện.
a/ Mức 1: Có các phương thức đào tạo thích hợp (tập trung, không tập trung), đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
b/ Mức 2: Từng bước áp dụng một chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá cho các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau.
a/ Mức 1: Thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học phần. Có kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
b/ Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định.
a/ Mức 1: Đa dạng hoá các phương pháp giảng dạy.
b/ Mức 2: Thông qua đồng nghiệp và người học, định kì đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy của các giảng viên, rút kinh nghiệm áp dụng các phương pháp tiên tiến.
a/ Mức 1: Phương pháp và qui trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập.
b/ Mức 2: Đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
a/ Mức 1: Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng qui định.
b/ Mức 2: Kết quả học tập của người học được quản lí bằng hệ thống sổ sách và bằng các phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lí, truy cập và tổng hợp báo cáo. Có các giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu.
Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên của trường đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo qui định.
a/ Mức 1: Có kế hoạch, qui trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng minh bạch đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên, bổ nhiệm cán bộ quản lí phù hợp với các vị trí công việc.
b/ Mức 2: Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển đội ngũ; có chiến lược phát triển đội ngũ đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.
a/ Mức 1: Nhà trường tạo môi trường dân chủ để cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên tham gia góp ý kiến rộng rãi đối với các chủ trương, kế hoạch của trường.
b/ Mức 2: Nhà trường giải quyết các khiếu nại, tố cáo và ý kiến góp ý của đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên kịp thời, tạo thế ổn định để phát triển.
a/ Mức 1: Tạo điều kiện về thời gian cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.
b/ Mức 2: Có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.
a/ Mức 1: Có đội ngũ cán bộ quản lí với cơ cấu hợp lí, đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định.
b/ Mức 2: Đội ngũ cán bộ quản lí thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở và làm việc có hiệu quả.
a/ Mức 1: Đảm bảo tỷ lệ người học (đã qui chuẩn) / 1 giảng viên theo qui định chung.
b/ Mức 2: Đảm bảo tỷ lệ người học (đã qui chuẩn) / 1 giảng viên theo qui định chung; có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lí đối với các bộ môn.
a/ Mức 1: ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (biết ứng dụng tin học trong chuyên môn), trong đó có từ 10 đến 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ; 10-20% giảng viên đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài.
b/ Mức 2: ít nhất 40% đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và trên 25% có trình độ tiến sĩ; trên 20% giảng viên đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài; phát huy quyền tự chủ về học thuật.
a/ Mức 1: Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10-12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm 15-25%.
b/ Mức 2: Bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên trên 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35 tuổi chiếm trên 25%.
a/ Mức 1: Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.
b/ Mức 2: Triển khai đánh giá có hiệu quả, tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy.
a/ Mức 1: Có đủ đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên để hỗ trợ cho các cán bộ quản lí, giảng viên và người học sử dụng các trang thiết bị, phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.
b/ Mức 2: 100% đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên được đào tạo về chuyên môn và được định kì bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
a/ Mức 1: Có đủ nhân viên thư viện để phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học.
b/ Mức 2: Nhân viên thư viện đã được đào tạo về nghiệp vụ thư viện, có năng lực phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học.
Trường đại học có những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác đối với người học, nhằm đảm bảo quyền, thúc đẩy, tạo điều kiện cho người học tu dưỡng, rèn luyện và đạt kết quả cao nhất trong học tập.
Người tốt nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
a/ Mức 1: Người học được cung cấp các văn bản hướng dẫn về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, điều kiện dự thi kết thúc từng học phần hoặc môn học và các văn bản có liên quan khác.
b/ Mức 2: Người học hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt qui chế đào tạo.
a/ Mức 1: Người học được phổ biến kịp thời các chế độ chính sách xã hội. Nhà trường có biện pháp để đảm bảo các chế độ, chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, đảm bảo an toàn trong trường đại học.
b/ Mức 2: Các biện pháp hỗ trợ người học được thực hiện một cách hiệu quả; người học chấp hành tốt các qui chế, qui định trong nhà trường.
a/ Mức 1: Có qui chế rèn luyện đối với người học, có báo chí, tài liệu phục vụ công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện của người học.
b/ Mức 2: Định kì tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới cho người học. Có các biện pháp để khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.
a/ Mức 1: Nhà trường chú trọng việc người học tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể và phấn đấu vào Đảng.
b/ Mức 2: Công tác Đảng, đoàn thể trong trường đại học có tác dụng tốt đối với việc rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống của người học. Có người học được kết nạp vào Đảng trong quá trình học tập ở trường đại học.
a/ Mức 1: Có các cơ sở hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; cung cấp các dịch vụ hoặc giúp người học tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ về nhà ở, phương tiện sinh hoạt và các hoạt động ngoại khoá khác.
b/ Mức 2: Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ có tác dụng tích cực và hữu ích đối với người học.
a/ Mức 1: Người học có hiểu biết về luật pháp, nắm vững và có ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
b/ Mức 2: Nghiêm chỉnh và gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
a/ Mức 1: Có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm.
b/ Mức 2: Trung thực, thẳng thắn và giản dị. Luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện các công việc được giao. Có thái độ hợp tác trong công việc.
a/ Mức 1: Có bộ phận hoạt động tư vấn hướng nghiệp; có biện pháp cụ thể giúp đỡ người học có hoàn cảnh khó khăn tìm việc làm.
b/ Mức 2: Có mối quan hệ với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng để hỗ trợ người học tiếp cận với nghề nghiệp tương lai.
a/ Mức 1: Trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, 60-70% người học có việc làm liên quan đến lĩnh vực được đào tạo .
b/ Mức 2: Trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, trên 70% người học có việc làm liên quan đến lĩnh vực được đào tạo hoặc có khả năng tạo việc làm cho mình và cho người khác .
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nhà trường được tổ chức thực hiện trên cơ sở huy động được nguồn lực (tài chính và con người), được đánh giá bằng số lượng và chất lượng các công trình công bố hoặc ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
a/ Mức 1: Có kế hoạch hoạt động KH&CN theo hướng dẫn của các cấp quản lí.
b/ Mức 2: Triển khai kế hoạch hoạt động KH&CN chủ động và có hiệu quả.
a/ Mức 1: Hàng năm có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở hoặc đề án, dự án tương đương được nghiệm thu đạt tỷ lệ 1 đề tài / 6-15 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 11-20 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội), 13-22 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao).
b/ Mức 2: Hàng năm có số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở hoặc đề án, dự án tương đương được nghiệm thu đạt tỷ lệ 1 đề tài / không quá 5 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 10 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội), 12 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao).
a/ Mức 1: Hàng năm có số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc cao hơn, đạt tỷ lệ 1 bài / 6-15 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 11-20 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội), 13-22 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao).
b/ Mức 2: Hàng năm có số lượng bài báo đăng trên các tạp chí ngành hoặc cao hơn đạt tỷ lệ 1 bài / không quá 5 giảng viên (đối với các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và nông-lâm-ngư), 10 giảng viên (đối với các ngành sư phạm, y-dược, kinh tế, khoa học xã hội), 12 giảng viên (đối với ngành nghệ thuật, thể dục - thể thao).
a/ Mức 1: Hàng năm số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ hoặc đề án, dự án tương đương có kết quả được ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội chiếm 15-30% số đề tài, đề án, dự án được nghiệm thu.
b/ Mức 2: Hàng năm số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ hoặc đề án, dự án tương đương có kết quả được ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội chiếm trên 30% số đề tài, đề án, dự án được nghiệm thu.
a/ Mức 1: Các đề tài nghiên cứu khoa học gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo. Có các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của người học; liên kết với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường đại học khác ở trong nước.
b/ Mức 2: Có trên 50% đề tài nghiên cứu khoa học gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo. Có các hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của người học, liên kết với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và trường đại học khác ở trong và ngoài nước. Kết quả của các hoạt động KH&CN đóng góp vào nguồn lực của nhà trường.
Trường đại học chủ động thiết lập các quan hệ quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác với các trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nước ngoài nhằm nâng cao năng lực đào tạo và NCKH của nhà trường. Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước.
a/ Mức 1: Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá, các hoạt động hợp tác với nước ngoài không vi phạm các qui định hiện hành.
b/ Mức 2: Trong vòng 5 năm tính đến thời điểm đánh giá, các hoạt động hợp tác với nước ngoài không vi phạm các qui định hiện hành.
a/ Mức 1: Có các chương trình hợp tác đào tạo ở trong và ngoài nước với các đối tác nước ngoài; có chương trình trao đổi học bổng, trao đổi giảng viên và người học, tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường.
b/ Mức 2: Các hoạt động hợp tác quốc tế của trường có tác động hỗ trợ tích cực và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.
a/ Mức 1: Trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá đã tổ chức được hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài.
b/ Mức 2: Các hoạt động hợp tác với nước ngoài đã có tác dụng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường.
Trường đại học đảm bảo các điều kiện về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác để triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
a/ Mức 1: Có thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đạt 60- 105 số đầu sách cho một ngành đào tạo (đối với các trường đại học kỹ thuật, kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp) và 70-122 đầu sách đối với các ngành khác.
b/ Mức 2: Hệ thống thư viện được tin học hoá và có các tài liệu điện tử; thư viện của trường được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với các trường đại học khác; thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lí khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Tỉ lệ độc giả đến thư viện hàng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt cao.
a/ Mức 1: Có đủ các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của từng ngành đào tạo.
b/ Mức 2: Các phòng thực hành, thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo mặt bằng để người học thực hành, làm thí nghiệm theo yêu cầu của từng ngành đào tạo.
a/ Mức 1: Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào tạo.
b/ Mức 2: Các trang thiết bị đảm bảo về chất lượng và đa dạng, được sử dụng tối đa vào các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của từng ngành đào tạo.
a/ Mức 1: Có đủ máy tính để phục vụ cho giảng viên và người học giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.
b/ Mức 2: Có mạng máy tính nội bộ, được kết nối với internet, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
a/ Mức 1: Phát triển qui mô hợp lí, đảm bảo bình quân diện tích chỗ học tập cho người học bằng mức qui định hiện hành. Có ký túc xá cho người học.
b/ Mức 2: Đảm bảo bình quân diện tích chỗ học tập cho người học vượt đáng kể so với mức qui định hiện hành. Trên 30% số người học được ở nội trú trong ký túc xá của trường. Có sân bãi cho các hoạt động văn hoá, thể thao.
a/ Mức 1: Có qui hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.
b/ Mức 2: Có kế hoạch bổ sung, phát triển cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ có hiệu quả hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.
a/ Mức 1: Có bộ phận làm công tác bảo vệ, đủ về số lượng và được bồi dưỡng về nghiệp vụ để bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên và người học.
b/ Mức 2: Công tác bảo vệ trật tự, an toàn, an ninh được đảm bảo.
Trường đại học có các giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, có một hệ thống quản lí tài chính chặt chẽ, phù hợp với các qui định của Nhà nước; thực hiện phân bổ và sử dụng tài chính hợp lí, công khai, minh bạch và có hiệu quả.
a/ Mức 1: Các nguồn tài chính của trường phải hợp pháp và được sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.
b/ Mức 2: Có chiến lược khai thác các nguồn tài chính khác nhau để đáp ứng có hiệu quả các hoạt động của trường và tái đầu tư phát triển.
a/ Mức 1: Kế hoạch tài chính hàng năm rõ ràng, sát thực tế đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường.
b/ Mức 2: Công tác quản lí tài chính được chuẩn hoá, minh bạch, theo đúng qui định và trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá không vi phạm các qui định về quản lí tài chính.
a/ Mức 1: Tài chính được phân bổ hợp lí, có trọng tâm phục vụ cho chiến lược ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục.
b/ Mức 2: Đảm bảo sử dụng kinh phí theo đúng qui định và có hiệu quả, trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đánh giá không vi phạm các qui định về tài chính.
HỘI ĐỒNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Uỷ viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện một số bộ, ngành liên quan, đại diện các trường đại học, Hội sinh viên Việt Nam, cơ quan khoa học và kỹ thuật, doanh nghiệp.
Các uỷ viên Hội đồng có nhiệm kỳ 5 năm và không tham gia quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên sẽ thôi trách nhiệm trong Hội đồng khi không còn giữ chức vụ ở cơ quan mà họ đại diện.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định số lượng, thành viên cụ thể, nguyên tắc làm việc và các hoạt động cụ thể của Hội đồng.
Giúp Chủ tịch Hội đồng Kiểm định chất lượng trường đại học thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ BÊN NGOÀI
Qui trình tự đánh giá của trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bằng văn bản riêng.
Qui trình đánh giá bên ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn bằng văn bản riêng.
CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trường đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo các cấp độ dưới đây:
Cấp độ 1: Trường đại học có ít nhất 80% tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đạt Mức 1 và Mức 2, nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận đạt Cấp độ 2.
Cấp độ 2: Trường đại học có ít nhất 60% tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đạt Mức 2 và các tiêu chí còn lại đạt Mức 1, nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận đạt Cấp độ 3.
Cấp độ 3: Trường đại học có 100% tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đạt Mức 2.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các trường đại học được phép nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho các hoạt động liên quan đến đảm bảo chất lượng, đánh giá và kiểm định chất lượng.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây