Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 24/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 24/2006/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 24/2006/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 29/05/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 24/2006/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 24/2006/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học
________________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học, bao gồm các môn: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn-Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Anh văn, Giáo dục Công dân, Giáo dục Thể chất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 2464/GD-ĐT ngày 01 tháng 08 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo và chương trình các môn học áp dụng tạm thời cho các trường dự bị đại học dân tộc.
Điều 3. Các Ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng các trường dự bị đại học, Trưởng Khoa dự bị đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MÔN TOÁN HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 224 tiết
(Lý thuyết: 117 tiết; Bài tập: 107 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Giúp cho học sinh hệ dự bị đại học củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình toán học trong trường phổ thông. Rèn luyện phương pháp tư duy trong việc học toán, giúp học sinh có đủ năng lực để học tốt môn toán ở trình độ đại học, cao đẳng.
II. YÊU CẦU
1. Về thời lượng: 8 tiết/tuần x 28 tuần = 224 tiết
Trong 1 tuần 8 tiết gồm: 5 tiết đại số và giải tích, 3 tiết hình học
2. Nội dung mỗi bài gồm: Ôn lại lý thuyết, vận dụng kiến thức cơ bản trong các ví dụ, bài tập nhằm rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng tính toán và cách trình bày bài toán một cách hợp lý, lô- gíc.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
1. Đại số:
STT |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Bài tập |
|||
1 |
I |
Tập hợp và đại số tổ hợp |
15 |
8 |
7 |
2 |
II |
Phương trình, hệ phương trình |
41 |
23 |
18 |
3 |
III |
Bất phương trình |
23 |
13 |
10 |
4 |
IV |
Đạo hàm và ứng dụng |
40 |
21 |
19 |
5 |
V |
Nguyên hàm và tích phân |
21 |
11 |
10 |
2. Hình học:
STT |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Bài tập |
|||
1 |
I |
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian |
3 |
1 |
2 |
2 |
II |
Quan hệ song song |
7 |
4 |
3 |
3 |
III |
Quan hệ vuông góc |
15 |
8 |
7 |
4 |
IV |
Thể tích khối đa diện |
3 |
1 |
2 |
5 |
V |
Mặt cầu |
3 |
2 |
1 |
6 |
VI |
Hệ thức lượng trong tam giác |
6 |
2 |
4 |
7 |
VII |
Véc tơ |
6 |
3 |
3 |
8 |
VIII |
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng |
20 |
10 |
10 |
9 |
IX |
Phương pháp tọa độ trong không gian |
21 |
10 |
11 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1.
TẬP HỢP VÀ ĐẠI SỐ TỔ HỢP
(15 tiết)
I.1. Tập hợp 3 tiết: 2LT + 1BT
I.1.1. Khái niệm tập hợp, ký hiệu tập hợp, biểu đồ Ven.
I.1.2. Các phương pháp xác định tập hợp
I.1.3. Tập hợp con, tập rỗng, tập bằng nhau.
I.1.4. Các phép toán trên tập hợp: phép hợp, phép giao, hiệu của hai tập hợp, phép lấy phần bù.
I.2. Đại số tổ hợp 8 tiết: 4LT + 4BT
I.2.1. Quy tắc đếm của bài toán chọn: quy tắc nhân và quy tắc cộng.
I.2.2. Tổ hợp.
I.2.3. Tập sắp thứ tự, hoán vị, chỉnh hợp.
I.3. Nhị thức Niu-Tơn 4 tiết: 2LT + 2BT
I.3.1 Khai triển nhị thức Niu-Tơn
I.3.2. Tính chất.
Chương 2.
PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH
(41 tiết)
II.1. Đại cương về phương trình và hệ phương trình 1 tiết: 1LT
II.1.1. Các định nghĩa
II.1.2. Các phép biến đổi tương đương
II.2. Phương trình bậc hai 4 tiết: 2LT + 2BT
II.2.1. Định nghĩa, cách giải và biện luận.
II.2.2. Định lý Vi-ét và ứng dụng.
II.2.3. Các phương trình bậc cao quy về phương trình bậc hai.
II.3. Hệ phương trình 6 tiết: 3LT + 3BT
II.3.1. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
II.3.2. Hệ gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc cao.
II.3.3. Hệ phương trình đối xứng loại I.
II.3.4. Hệ phương trình đối xứng loại II.
II.3.5. Hệ phương trình có vế trái đẳng cấp.
II.4. Phương trình vô tỷ 5 tiết: 3LT + 2BT
II.4.1. Căn thức và các tính chất cơ bản của căn thức
II.4.2. Các phương pháp giải phương trình vô tỷ: phương pháp tương đương, phương pháp đặt ẩn phụ.
II.5. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 5 tiết: 3LT + 2BT
II.5.1. Định nghĩa, tính chất cơ bản của giá trị tuyệt đối
II.5.2. Các phương pháp giải: Dùng định nghĩa, phân khoảng, đặt ẩn phụ
II.6. Phương trình lượng giác 10 tiết: 5LT + 5BT
II.6.1. Phương trình cơ bản
II.6.2. Phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác
II.6.3. Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx
II.6.4. Phương trình có vế trái đẳng cấp đối với sinx và cosx
II.6.5. Phương trình đối xứng đối với sinx và cosx
II.6.6. Phương trình bậc cao
II.7. Phương trình mũ 5 tiết: 3LT + 2BT
II.7.1. Các tính chất của hàm số mũ
II.7.2. Các phương pháp giải phương trình mũ: Đưa về lũy thừa cùng cơ số, lôgarit hóa, đặt ẩn phụ, dùng tính chất đơn điệu của hàm số mũ
II.8. Phương trình lôgarit 5 tiết: 3LT + 2BT
II.8.1. Các tính chất của hàm lôgarit, các định lý và công thức đổi cơ số
II.8.2. Các phương pháp giải phương trình lôgarit: đưa về lôgarit cùng cơ số, mũ hóa, đặt ẩn phụ, dùng tính chất đơn điệu của hàm số lôgarit.
Chương 3.
BẤT PHƯƠNG TRÌNH
(23 tiết)
III.1. Bất đẳng thức 5 tiết: 3LT + 2BT
III.1.1. Định nghĩa
III.1.2. Tính chất
III.1.3. Các phương pháp chứng minh BĐT
III.1.4. Ứng dụng BĐT tìm GTLN, GTNN
III.2. Bất phương trình bậc nhất, bậc hai 2 tiết: 1LT + 1BT
III.2.1. Dấu nhị thức bậc nhất, bất phương trình bậc nhất
III.2.2. Dấu tam thức bậc hai
III.2.3. Bất phương trình bậc hai
III.3. Định lý đảo dấu tam thức bậc hai 3 tiết: 2LT + 1BT
III.3.1. Định lý
III.3.2. Ứng dụng định lý đảo: Chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình bậc hai, so sánh nghiệm của phương trình bậc hai với số a, dấu tam thức bậc hai trên một miền.
III.4. Bất phương trình vô tỷ 4 tiết: 2LT +2BT
Các phương pháp giải bất phương trình vô tỷ
III.5. Bất phương trình chứa giá trị tuyệt đối 2 tiết: 1LT + 1BT
Các phương pháp giải bất phương trình chứa giá trị tuyệt đối
III.6. Bất phương trình mũ 4 tiết: 2LT +2BT
Các phương pháp giải bất phương trình mũ: phương pháp đặt ẩn phụ, dùng tính chất đơn điệu của hàm số mũ.
III.7. Bất phương trình lôgarit 3 tiết: 2LT +1BT
Các phương pháp giải bất phương trình lôgarit
Chương 4.
ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG
(40 tiết)
IV.1. Đại cương về hàm số 4 tiết: 2LT +2BT
IV.1.1. Định nghĩa hàm số
IV.1.2. Tập xác định, tập giá trị của hàm số
IV.1.3. Hàm chẵn, hàm lẻ, hàm tuần hoàn.
IV.1.4. Giới hạn của hàm số
IV.1.5. Hàm số liên tục.
IV.2. Đạo hàm 4 tiết: 2LT + 2BT
IV.2.1. Các Định nghĩa: Đạo hàm của hàm số tại một điểm, đạo hàm một phía, đạo hàm trên một khoảng, một đoạn.
IV.2.2. Quan hệ giữa tính liên tục của hàm số và đạo hàm của nó.
IV.2.3. Các quy tắc tính đạo hàm, đạo hàm của các hàm sơ cấp
IV.2.4. Đạo hàm cấp cao
IV.3. Liên hệ tính đồng biến nghịch biến của hàm số và đạo hàm 4 tiết: 2LT +2BT
IV.3.1. Định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến
IV.3.2. Các định lý
IV.4. Cực trị của hàm số 4 tiết: 2LT + 2BT
IV.4.1. Định nghĩa
IV.4.2. Điều kiện để hàm số có cực trị
IV.5. Ứng dụng cực trị tìm GTLN, GTNN 4 tiết: 2LT + 2BT
IV.5.1. Định nghĩa GTLN, GTNN.
IV.5.2. GTLN, GTNN của hàm số trên một khoảng, một đoạn.
IV.6. Tính lồi, lõm và điểm uốn của đồ thị hàm số 1 tiết: 1LT
IV.6.1. Định nghĩa miền lồi, lõm và điểm uốn
IV.6.2. Các định lý
IV.7. Tiệm cận 1 tiết: 1LT
IV.7.1. Định nghĩa tiệm cận
IV.7.2. Các loại tiệm cận
IV.8. Khảo sát hàm số 8 tiết: 4LT + 4BT
IV.8.1. Phương pháp chung
IV.8.2. Khảo sát các hàm số
IV.9. Vị trí tương giao của hai đồ thị 4 tiết: 2LT + 2BT
IV.9.1. Khái niệm chung
IV.9.2. Các bài toán
IV.10. Phương trình tiếp tuyến 6 tiết: 3LT + 3BT
IV.10.1. Bài toán 1: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp điểm
IV.10.2. Bài toán 2: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến có hệ số góc k.
IV.10.3. Bài toán 3: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến đi qua một điểm.
Chương 5.
NGUYÊN HÀM VÀ TÍCH PHÂN
(21 tiết)
V.1. Nguyên hàm 5 tiết: 3LT +2BT
V.1.1. Định nghĩa
V.1.2. Tính chất
V.1.3. Bảng các nguyên hàm cơ bản
V.1.4. Tính một số nguyên hàm khác
V.2. Tích phân 10 tiết: 5LT + 5BT
V.2.1. Định nghĩa
V.2.2. Tính chất
V.2.3. Các phương pháp tính tích phân
V.3. Ứng dụng tích phân tính diện tích và thể tích 6 tiết: 3LT + 3BT
V.3.1. Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng
V.3.2. Ứng dụng tích phân tính thể tích vật thể tròn xoay.
HÌNH HỌC
Chương 1.
ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
(3 tiết)
I.1. Các tiên đề
I.2. Các cách xác định mặt phẳng
I.3. Hình tứ diện và hình chóp
I.4. Các bài toán cơ bản
I.4.1. Bài toán 1: Chứng minh các điểm thẳng hàng.
I.4.2. Bài toán 2: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
I.4.3. Bài toán 3: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
I.4.4. Bài toán 4: Xác định thiết diện
Chương 2.
QUAN HỆ SONG SONG
(7 tiết)
II.1. Hai đường thẳng song song 1,5 tiết
II.1.1. Định nghĩa
II.1.2. Các định lý
II.2. Đường thẳng song song với mặt phẳng 2,5 tiết
II.2.1. Định nghĩa
II.2.2. Các định lý
II.3. Hai mặt phẳng song song 3 tiết
II.3.1. Định nghĩa
II.3.2. Các định lý
II.3.3. Hình lăng trụ và hình hộp
Chương 3.
QUAN HỆ VUÔNG GÓC
(15 tiết)
III.1. Hai Đường thẳng vuông góc 1 tiết
III.1.1. Góc của hai đường thẳng
III.1.2. Hai đường thẳng vuông góc
III.2. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 5 tiết
III.2.1. Định lý: Nếu đường thẳng D vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mp(P) thì D vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mp(P).
III.2.2. Định nghĩa
III.2.3. Các định lý
III.2.4. Phép chiếu vuông góc
III.2.5. Liên hệ giữa quan hệ song song và quan hệ vuông góc
III.2.6. Hình chóp đều
III.3. Hai mặt phẳng vuông góc 3 tiết
III.3.1. Định nghĩa
III.3.2. Các định lý
III.3.3. Hình lăng trụ đứng
III.4. Khoảng cách 3 tiết
III.4.1. Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng
III.4.2. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song
III.4.3. Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng
III.4.4. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song
III.4.5. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
III.4.6. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
III.5. Góc 3 tiết
III.5.1. Góc của hai đường thẳng
III.5.2. Góc của đường thẳng và mặt phẳng
III.5.3. Góc của hai mặt phẳng
III.5.4. Góc nhị diện
III.5.5. Góc tam diện
Chương 4.
THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
(3 tiết)
Thể tích khối lăng trụ và khối chóp
Chương 5.
MẶT CẦU
(3 tiết)
V.1. Mặt cầu 2 tiết
V.1.1. Định nghĩa
V.1.2. Vị trí tương đối của mặt phẳng và mặt cầu
V.1.3. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu
V.2. Mặt cầu ngoại tiếp hình chóp (1 tiết)
Chương 6.
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
(6 tiết)
VI.1. Hệ thức liên hệ giữa các góc tam giác 3 tiết
VI.2. Các hệ thức trong tam giác 3 tiết
Định nghĩa hàm số Sin, Định lý hàm số Cos; Công thức đường trung tuyến; Bán kính đường tròn nội tiếp; Diện tích.
Chương 7.
VÉC TƠ
(6 tiết)
VII.1. Các khái niệm cơ bản 0,5 tiết
Các khái niệm: Véc tơ, véc tơ không, độ dài véc tơ, véc tơ cùng hướng, véc tơ bằng nhau, góc của hai véc tơ.
VII.2. Các phép toán cộng, trừ véc tơ và nhân véc tơ với một số 1,5 tiết
VII.3. Véc tơ cùng phương, véc tơ đồng phẳng và áp dụng 2 tiết
VII.4. Tích vô hướng của hai véc tơ và áp dụng 2 tiết
Chương 8.
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
(20 tiết)
VIII.1. Hệ trục tọa độ 2 tiết
VIII.1.1. Định nghĩa hệ trục tọa độ
VIII.1.2. Tọa độ véc tơ và tọa độ một điểm
VIII.1.3. Độ dài véc tơ và độ dài đoạn thẳng
VIII.1.4. Biểu thức tọa độ của các phép tính véc tơ
VIII.1.5. Tọa độ trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác.
VIII.2. Đường thẳng 4 tiết
VIII.2.1. Véc tơ pháp tuyến và véc tơ chỉ phương của đường thẳng
VIII.2.2. Các dạng của phương trình đường thẳng
VIII.2.3. Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng và góc của hai đường thẳng
VIII.3. Đường tròn 3 tiết
VIII.3.1. Phương trình đường tròn
VIII.3.2. Phương tích và trục đẳng phương
VIII.3.3. Tiếp tuyến của đường tròn
VIII.4. Elíp 5 tiết
VIII.4.1. Định nghĩa và phương trình chính tắc của Elip
VIII.4.2. Tính chất và hình dạng của Elip
VIII.4.3. Tiếp tuyến của Elip
VIII.5. Hypebol 3 tiết
Nội dung như Elip
VIII.6. Parabol 3 tiết
Nội dung như Elip
Chương 9.
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
(21 tiết)
IX.1. Hệ trục tọa độ trong không gian 4 tiết
IX.1.1. Định nghĩa hệ trục tọa độ trong không gian
IX.1.2. Tọa độ véc tơ và tọa độ một điểm
IX.1.3. Độ dài véc tơ và độ dài đoạn thẳng
IX.1.4. Biểu thức tọa độ của các phép tính véc tơ
IX.1.5. Tọa độ trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác, trọng tâm tứ diện
IX.1.6. Tích có hướng của hai véc tơ
IX.1.7. Tích hỗn tạp của ba véc tơ.
IX.2. Mặt phẳng 3 tiết
IX.2.1. Véc tơ pháp tuyến và cặp véc tơ chỉ phương của mặt phẳng
IX.2.2. Phương trình tổng quát của mặt phẳng
IX.2.3. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng – Chùm mặt phẳng
IX.3. Đường thẳng 5 tiết
IX.3.1. Véc tơ chỉ phương của đường thẳng
IX.3.2. Các dạng của phương trình đường thẳng
IX.3.3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng và vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng.
IX.4. Khoảng cách 3 tiết
IX.4.1. Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng
IX.4.2. Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng
IX.4.3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
IX.5. Góc 3 tiết
IX.5.1. Góc của hai đường thẳng
IX.5.2. Góc của đường thẳng và mặt phẳng
IX.5.3. Góc của hai mặt phẳng
IX.6. Mặt cầu 3 tiết
IX.6.1. Phương trình mặt cầu
IX.6.2. Một số bài toán viết phương trình tiếp diện của mặt cầu.
MÔN VẬT LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 140 tiết
(Lý thuyết: 50 tiết; Bài tập: 70 tiết; Thí nghiệm: 20 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Củng cố và hệ thống các kiến thức cơ bản của chương trình Vật lý Trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12.
II. YÊU CẦU
1. Về lý thuyết trình bày một cách cô đọng, cơ bản các khái niệm, hiện tượng vật lý quan trọng. Chủ yếu hướng dẫn học sinh tự ôn tập.
2. Về bài tập rèn luyện kỹ năng tính toán, áp dụng, phát huy khả năng phát triển tư duy sáng tạo. Trong đó có 10% bài tập trắc nghiệm.
3. Về thí nghiệm yêu cầu học sinh nắm vững cơ sở lý thuyết, các thao tác trong khi thực hành và cách viết báo cáo thí nghiệm.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Các chương |
Giờ lý thuyết |
Giờ bài tập |
Tổng số giờ |
Chương 1: Động học |
3 |
5 |
8 |
Chương 2: Động lực học |
3 |
4 |
7 |
Chương 3: Các định luật bảo toàn |
3 |
5 |
8 |
Chương 4: Điện tích và điện trường |
3 |
4 |
7 |
Chương 5: Dòng điện không đổi |
3 |
5 |
8 |
Chương 6: Từ trường - cảm ứng điện từ |
3 |
4 |
7 |
Chương 7: Dao động cơ học |
4 |
8 |
12 |
Chương 8: Sóng cơ học |
3 |
3 |
6 |
Chương 9: Dòng điện xoay chiều |
4 |
8 |
12 |
Chương 10: Dao động điện từ, sóng điện từ |
2 |
3 |
5 |
Chương 11: Các định luật quang hình |
6 |
7 |
13 |
Chương 12: Mắt và dụng cụ quang học |
3 |
3 |
6 |
Chương 13: Tính chất sóng ánh sáng |
3 |
3 |
6 |
Chương 14: Lượng tử ánh sáng |
3 |
3 |
6 |
Chương 15: Nguyên tử và hạt nhân |
4 |
5 |
9 |
Cộng |
50 |
70 |
120 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
CƠ HỌC
Chương 1.
ĐỘNG HỌC
(3LT + 5BT)
§1. Những khái niệm cơ bản (trình bày vắn tắt)
I. Đối tượng nghiên cứu của cơ học
II. Chất điểm
III. Hệ quy chiếu – Mốc thời gian
IV. Phương trình chuyển động – Phương trình quỹ đạo.
1. Phương trình chuyển động.
2. Phương trình quỹ đạo
V. Vận tốc – Gia tốc
1. Vận tốc
2. Gia tốc
§2. Các dạng chuyển động (trình bày vắn tắt)
I. Chuyển động thẳng đều
1. Định nghĩa
2. Vận tốc
3. Công thức đường đi – Phương trình chuyển động
Bài tập:
Viết phương trình chuyển động của các vật trên cùng hệ trục tọa độ, xác định thời điểm và vị trí gặp nhau, vẽ đồ thị x = x(t). Từ đồ thị xác định vận tốc và lập phương trình chuyển động. Tính quãng đường.
II. Chuyển động thẳng biến đổi đều – chuyển động rơi tự do.
1. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Định nghĩa
b. Công thức vận tốc – đường đi – phương trình chuyển động
c. Mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi.
2. Chuyển động rơi tự do.
a. Định nghĩa
b. Đặc điểm của rơi tự do
c. Các công thức
Bài tập:
- Xác định gia tốc, vận tốc, quãng đường đi của chuyển động, viết phương trình của các chuyển động trên cùng hệ trục tọa độ. Xác định thời gian và vị trí gặp nhau.
- Bài toán vật rơi tự do.
III. Chuyển động tròn đều
1. Định nghĩa
2. Vận tốc góc – vận tốc dài – gia tốc hướng tâm
a. Vận tốc góc
b. Vận tốc dài
c. Gia tốc hướng tâm
3. Chu kỳ - tần số
a. Chu kỳ
b. Tần số
4. Mối liên hệ giữa vận tốc, chu kỳ, tần số
Bài tập: Xác định vận tốc dài, vận tốc góc, góc quay.
§3. Tổng hợp – Phân tích chuyển động
I. Tổng hợp chuyển động
Cộng vận tốc, tổng hợp các chuyển động thẳng thẳng đều
II. Phân tích chuyển động
Chuyển động của vật ném ngang, ném xiên
Bài tập:
- Tồng hợp các chuyển động thẳng đều cùng phương, vuông góc, hợp với nhau góc a
- Chuyển động của vật ném theo phương ngang.
Chương 2.
ĐỘNG LỰC HỌC
(3LT + 4BT)
§1. Ba định luật cơ học của Niu Tơn
I. Một số khái niệm
1. Quán tính
2. Hệ vật cô lập
II. Định luật I
III. Định luật II.
IV. Định luật III.
Bài tập:
Xác định gia tốc của vật thu được khi biết lực tác dụng hoặc biết gia tốc tính lực tác dụng.
§2. Các lực cơ học thường gặp
I. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Lực hấp dẫn
2. Định luật vạn vật hấp dẫn
3. Trọng lực
II. Lực ma sát
1. Ma sát trượt
2. Ma sát lăn.
3. Ma sát nghỉ
III. Lực đàn hồi
1. Lực đàn hồi
2. Định luật Húc
IV. Lực hướng tâm
V. Lực quán tính
1. Hệ quy chiếu phi quán tính
2. Lực quán tính
3. Trọng lượng.
Bài tập:
Về lực hấp dẫn, đàn hồi, ma sát, lực hướng tâm, lực quán tính.
§3. Ứng dụng các định luật Niu Tơn và các lực cơ học
I. Phương pháp động lực học
1. Bài toán xác định chuyển động khi biết các lực tác dụng.
2. Bài toán xác định lực khi biết tính chất của chuyển động.
II. Bài toán vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
III. Bài toán chuyển động của hệ vật – nội lực, ngoại lực
IV. Bài toán về hiện tượng tăng giảm trọng lượng.
Bài tập: Mỗi dạng bài toán cho 2 ví dụ minh họa.
Chương 3.
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
(3LT + 5BT)
§1. Định luật bảo toàn động lượng
I. Động lượng
1. Động lượng
2. Định luật bảo toàn động lượng
II. Dạng khác của định luật II Niu Tơn
Bài tập:
- Tính vận tốc của các vật sau va chạm mềm, va chạm đàn hồi xuyên tâm
- Bài toán đạn nổ
§2. Công của trọng lực – Định luật bảo toàn công. (Nêu vắn tắt)
I. Công cơ học
II. Công suất
III. Công của trọng lực
IV. Định luật bảo toàn công
Bài tập: Công và công suất
§3. Năng lượng – Động năng và thế năng
I. Năng lượng
II. Động năng – Định lý về động năng
1. Động năng
2. Định lý về động năng
III. Thế năng
1. Thế năng hấp dẫn
2. Thế năng đàn hồi
Bài tập:
- Tính động năng, thế năng của vật
- Vận dụng định lý biến thiên động năng vào giải bài toán.
§4. Định luật bảo toàn cơ năng – Định luật bảo toàn năng lượng
I. Định luật bảo toàn cơ năng
1. Định luật bảo toàn cơ năng tổng quát
2. Áp dụng cho các trường lực
a. Trong trường trọng lực
b. Trong trường lực đàn hồi.
II. Định luật bảo toàn năng lượng
Bài tập:
Giải bài toán chuyển động của vật bằng phương pháp năng lượng: Con lắc đơn, hệ vật liên kết với sợi dây vắt qua ròng rọc, vật trượt trên mặt phẳng nghiêng, rơi tự do, ném vật theo phương nằm ngang.
Phần 2.
ĐIỆN VÀ TỪ
Chương 4.
TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
(3LT + 4BT)
§1. Thuyết điện tử - Định luật Culông
I. Thuyết điện tử
1. Nội dung
2. Giải thích các hiện tượng nhiễm điện
II. Định luật Cu lông
1. Định luật
2. Đơn vị điện tích
III. Định luật bảo toàn điện tích.
Bài tập:
- Tương tác giữa các điện tích, có cả lực cơ học (P = mg, FA=VDg…)
- Tương tác giữa các điện tích có sự trao đổi điện tích.
§2. Điện trường – Điện thế - Hiệu điện thế
I. Điện trường
1. Khái niệm
2. Cường độ điện trường
a. Định nghĩa
b. Cường độ điện gây bởi điện điện tích điểm.
3. Nguyên lý chồng chất điện trường
4. Đường sức của điện trường
II. Điện thế, hiệu điện thế.
1. Công của lực điện trường
2. Điện thế
3. Hiệu điện thế
III. Mối liên hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế.
Bài tập:
Tính cường độ điện trường tổng hợp, điện thế, hiệu điện thế, công của lực điện trường.
§3. Tụ điện
I. Tụ điện
1. Định nghĩa
2. Điện dung của tụ điện
3. Điện dung của tụ điện phẳng
II. Cách ghép tụ điện
1. Ghép nối tiếp
2. Ghép song song
3. Ghép hỗn hợp
III. Năng lượng điện trường
1. Năng lượng điện trường
2. Năng lượng điện trường của tụ điện phẳng.
Bài tập:
- Tính điện dung tương đương của tụ ghép nối tiếp, song song, hỗn tạp và xác định q, U trên tụ, cường độ điện trường giữa hai bản tụ.
- Điện tích đứng yên, chuyển động trong điện trường.
Chương 5.
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
(3LT + 5BT)
§1. Đại cương về dòng điện
I. Dòng điện, chiều dòng điện
1. Định nghĩa
2. Chiều dòng điện
II. Cường độ dòng điện – đơn vị đo - tác dụng của dòng điện
1. Định nghĩa cường độ dòng điện
2. Các tác dụng của dòng điện
III. Điều kiện để có dòng điện lâu dài – nguồn điện
§2. Định luật ôm cho đoạn mạch thuần trở - Điện trở của vật dẫn
I. Định luật ôm cho đoạn mạch
II. Điện trở của vật dẫn – sự phụ thuộc của điện trở vào bản chất, kích thước và nhiệt độ của vật dẫn.
1. Khái niệm điện trở
2. Điện trở phụ thuộc vào bản chất, kích thước vật dẫn.
3. Điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ.
III. Đoạn mạch nối tiếp và song song
1. Đoạn mạch mắc song song
2. Đoạn mạch mắc nối tiếp
Bài tập:
- Tính điện trở của các loại đoạn mạch, cường độ dòng điện, hiệu điện thế trên các điện trở của mạch nối tiếp, song song, hỗn tạp, mạch cầu cân bằng.
- Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch có điện trở không đáng kể.
§3. Công – công suất của nguồn điện – dòng điện – định luật Jun Len Xơ
I. Công – Công suất của nguồn điện
1. Công
2. Công suất
II. Công – Công suất của dòng điện
1. Công
2. Công suất của dòng điện
III. Định luật Jun – Len Xơ
Bài tập:
- Tính công, công suất của các đoạn mạch nối tiếp, song song, hỗn tạp
- Tính nhiệt lượng tỏa ra trên các phần của mạch điện
§4. Định luật ôm toàn mạch – đoạn mạch có chứa nguồn (trình bày vắn tắt)
I. Định luật ôm cho toàn mạch
1. Định luật
2. Sự phân bố hiệu điện thế trong mạch kín.
II. Mắc nguồn thành bộ
1. Mắc song song (chỉ xét các nguồn giống nhau)
2. Mắc nối tiếp
3. Mắc hỗn tạp (chỉ xét các nguồn giống nhau)
III. Định luật ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn và máy thu điện.
Bài tập:
- Về định luật ôm toàn mạch. Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế, công suất, điện năng tiêu thụ, hiệu suất của nguồn.
- Khảo sát công suất mạch ngoài khi R thay đổi
- Ghép các nguồn thành bộ
- Bài tập về định luật ôm tổng quát (mạch điện có chứa nguồn).
§5. Bản chất dòng điện trong các môi trường (nêu vắn tắt)
I. Bản chất dòng điện trong kim loại
1. Phần tử tải dòng điện trong kim loại
2. Bản chất của dòng điện trong kim loại
II. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
1. Phần tử tải dòng điện trong chất điện phân
2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân
3. Các định luật Farađây.
Bài tập:
Các tính toán về khối lượng chất giải phóng ở cực của bình điện phân (chỉ xét ở bình điện phân có quá trình dương cực tan).
III. Bản chất dòng điện trong chất khí.
IV. Bản chất dòng điện trong chân không
V. Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn
1. Sự dẫn điện trong bán dẫn tinh khiết
2. Sự dẫn điện trong bán dẫn có tạp chất.
Chương 6.
TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
(3LT + 4BT)
§1. Khái niệm từ trường
I. Khái niệm từ trường
1. Khái niệm về tương tác từ.
2. Khái niệm về từ trường
II. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
1. Từ lực tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện, quy tắc bàn tay trái.
2. Cảm ứng từ (Nêu định nghĩa, viết biểu thức).
3. Đường cảm ứng từ.
III. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng khác nhau.
1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng.
2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn tròn.
3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây.
4. Nguyên lý chồng chất từ trường.
Bài tập:
- Các tính toán về cảm ứng từ của dòng điện thẳng, tròn, ống dây.
- Cảm ứng từ tổng hợp.
§2. Tương tác từ
I. Tương tác giữa hai dây dẫn song song mang dòng điện
II. Từ lực tác dụng vào khung dây mang dòng điện
III. Lực Lorenxơ
1. Lực Lorenxơ
2. Phương, chiều, độ lớn của Lực Lorenxơ
* Bài tập:
- Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng chạy qua.
- Điện tích chuyển động trong từ trường.
§3. Hiện tượng cảm ứng điện từ
I. Từ thông
1. Khái niệm
2. Đơn vị
II. Hiện tượng cảm ứng điện từ
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
2. Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Lenxơ
3. Suất điện động cảm ứng (Nêu khái niệm, biểu thức tính suất điện động cảm ứng trong mạch kín, mạch hở).
4. Quy tắc bàn tay phải xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
IV. Hiện tượng tự cảm
1. Hiện tượng tự cảm khi đóng mạch
2. Hiện tượng tự cảm khi ngắt mạch
3. Suất điện động tự cảm.
4. Năng lượng từ trường.
Bài tập:
- Tính suất điện động cảm ứng khi một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường đều, khung dây quay đều trong từ trường.
- Suất điện động tự cảm, năng lượng từ trường.
Phần 3.
DAO ĐỘNG VÀ SÓNG CƠ HỌC
Chương 7.
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
(4LT + 8BT)
§1. Dao động cơ điều hòa
I. Dao động cơ điều hòa
1. Định nghĩa
2. Phương trình dao động và các đại lượng đặc trưng
II. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
Bài tập:
Xác định các đại lượng trong phương trình dao động điều hòa. Viết phương trình dao động, tính vận tốc, gia tốc của vật, quãng đường đi được, thời gian đi của dao động.
§2. Con lắc lò xo
I. Cấu tạo
II. Thành lập phương trình dao động
III. Năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo.
1. Sự biến đổi năng lượng trong quá trình dao động.
2. Sự bảo toàn cơ năng.
Bài tập:
- Tính chu kỳ, tần số, năng lượng của vật dao động. Viết phương trình dao động.
- Các tính toán về ghép lò xo nối tiếp, song song.
§3. Con lắc đơn
I. Cấu tạo
II. Thành lập phương trình dao động
III. Năng lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn.
Bài tập:
- Tính T, f, viết phương trình dao động cơ của con lắc.
- Tính sức căng của sợi dây, vận tốc, gia tốc của vật
- Con lắc đơn trong trường lực không đổi (lực điện trường, lực quán tính).
- Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc thay đổi, sự sai lệch thời gian chỉ của đồng hồ quả lắc.
§4. Tổng hợp dao động. Các loại dao động
I. Tổng hợp dao động
1. Độ lệch pha của hai dao động cùng tần số
2. Mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa
3. Biểu diễn một dao động điều hòa bằng véc tơ quay.
4. Tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.
II. Các loại dao động
Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng. (Hướng dẫn tự đọc sách)
Bài tập:
Tổng hợp dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
Chương 8.
SÓNG CƠ HỌC
(3LT + 3BT)
§1. Khái niệm về sóng cơ học
I. Sóng cơ học, sóng dọc, sóng ngang
1. Sóng cơ học.
2. Sóng dọc.
3. Sóng ngang
II. Quá trình truyền sóng
1. Hiện tượng sóng nước. Giải thích sự tạo thành
2. Biên độ và năng lượng của sóng
III. Chu kỳ, tần số, bước sóng, vận tốc truyền sóng.
1. Chu kỳ, tần số của sóng
2. Vận tốc truyền sóng, bước sóng
IV. Phương trình dao động sóng tại một điểm trên phương truyền
1. Thành lập phương trình
2. Độ lệch pha của hai dao động sóng tại hai điểm trên phương truyền sóng.
Bài tập:
Tính T, f, vận tốc truyền sóng, độ lệch pha của các dao động sóng.
§2. Sóng âm
I. Sóng âm, cảm giác âm
1. Dao động âm, sóng âm
2. Giải thích quá trình gây ra cảm giác âm
II. Các đặc tính vật lý của âm
1. Giải tần số
2. Môi trường, vận tốc truyền âm
3. Năng lượng âm, cường độ âm, mức cường độ âm.
III. Các đặc điểm sinh lý của âm
1. Độ cao của âm
2. Âm sắc
3. Độ to của âm
§3. Giao thoa của sóng. Sóng dừng
I. Giao thoa của sóng
1. Hiện tượng giao thoa sóng nước.
2. Giải thích hiện tượng
II. Sóng dừng
1. Hiện tượng
2. Giải thích
3. Đặc điểm của sóng dừng
Bài tập:
- Giao thoa hai nguồn sóng kết hợp đồng bộ. Tính l, v, số điểm dao động cực đại, cực tiểu trên đoạn thẳng nối hai nguồn.
- Sóng dừng: Hai đầu các nút, bụng. Một đầu là nút, đầu kia là bụng sóng.
Phần 4.
DÒNG XOAY CHIỀU VÀ DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
Chương 9.
DAO ĐỘNG ĐIỆN, DÒNG XOAY CHIỀU
(4LT + 8BT)
§1. Đại cương về dòng điện xoay chiều
I. Cách tạo ra dòng xoay chiều
1. Cách tạo ra dòng xoay chiều
2. Hiệu điện thế dao động điều hòa. Cường độ dòng xoay chiều
II. Các đại lượng đặc trưng
1. Các giá trị tức thời
2. Các giá trị cực đại
3. Các giá trị hiệu dụng.
Bài tập:
Xác định các giá trị cực đại, hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện, chu kỳ, tần số, pha ban đầu từ biểu thức u, i.
§2. Dòng xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh.
I. Dòng xoay chiều trong mạch chỉ chứa R, hoặc L, hoặc C.
1. Dòng xoay chiều trong mạch chỉ chứa R.
2. Dòng xoay chiều trong mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm.
3. Dòng xoay chiều trong mạch chỉ chứa tụ điện.
II. Dòng xoay chiều trong mạch R, L, C không phân nhánh. Hiện tượng cộng hưởng
1. Thiết lập mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
2. Định luật ôm
3. Hiện tượng cộng hưởng.
* Bài tập:
- Xác định các thông số của mạch RLC. Viết i(t), uR(t), uC(t), uRL(t)…
- Các dấu hiệu của cộng hưởng điện trong RLC.
§3. Công suất của dòng xoay chiều
I. Công suất của dòng xoay chiều
II. Ý nghĩa của hệ số công suất
* Bài tập:
- Xác định công suất tiêu thụ của mạch. Khảo sát công suất trong mạch RLC khi một trong các đại lượng R, L, C hoặc tần số thay đổi.
- Khảo sát hiệu điện thế hiệu dụng trên hai bản cực của tụ điện khi C (hoặc tần số) thay đổi và hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây thuần cảm khi L (hoặc tần số) thay đổi.
§4. Vận tải điện năng. Máy biến thế
I. Vận tải điện năng
II. Máy biến thế
1. Định nghĩa, cấu tạo
2. Nguyên tắc hoạt động. Sự biến đổi hiệu điện thế và cường độ dòng điện
3. Ứng dụng
Bài tập:
Máy biến thế, biến thế tự ngẫu.
Chương 10.
DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ - SÓNG ĐIỆN TỪ
(2LT + 3BT)
§1. Mạch dao động – năng lượng điện từ trong mạch
I. Mạch dao động
1. Khái niệm
2. Sự biến thiên điện tích trên tụ điện, cường độ dòng điện trong mạch dao động và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
II. Năng lượng trong mạch dao động
III. Định nghĩa dao động điện từ
* Bài tập:
- Tính T, f, w trong mạch dao động LC. Và xác định năng lượng điện trường, từ trường của mạch, xét cả trường hợp khi C thay đổi.
- Viết biểu thức q trên tụ, hiệu điện thế giữa hai bản tụ, cường độ dòng điện trong mạch LC.
§2. Điện từ trường – sóng điện từ
I. Điện từ trường
1. Hai giả thuyết của Macxoen
2. Điện từ trường
II. Sóng điện từ
1. Giải thích sự hình thành sóng điện từ
2. Tính chất chung của sóng điện từ
Bài tập:
Xác định bước sóng của mạch LC có thể thu hoặc phát sóng điện từ, xét khi C thay đổi.
Phần 5.
QUANG HÌNH
Chương 11.
CÁC ĐỊNH LUẬT QUANG HÌNH
(6LT + 7BT)
§1. Định luật truyền thẳng, phản xạ ánh sáng – Gương phẳng.
1. Một số khái niệm mở đầu
1. Vật trong suốt, vật chắn sáng.
2. Nguồn sáng, vật sáng
3. Tia sáng, chùm sáng
II. Định luật truyền thẳng ánh sáng
1. Định luật.
2. Các thí dụ về sự truyền thẳng của ánh sáng.
III. Định luật phản xạ ánh sáng
1. Hiện tượng
2. Định luật
IV. Gương phẳng
1. Định nghĩa
2. Đường đi của tia sáng qua gương
3. Sự tạo ảnh
a. Khái niệm vật thật, ảo (áp dụng cho các quang cụ)
b. Khái niệm ảnh thật, ảo (áp dụng cho gương phẳng và gương cầu)
c. Cách xác định ảnh của vật.
4. Gương phẳng quay.
* Bài tập:
- Vẽ đường truyền ánh sáng qua gương phẳng
- Xác định ảnh của vật qua gương phẳng, hệ hai gương phẳng.
§2. Gương cầu
I. Các định nghĩa,
II. Đường đi của các tia sáng qua gương
III. Sự tạo ảnh
1. Khái niệm vật thật, ảo (xem gương phẳng)
2. Khái niệm ảnh thật, ảo (xem gương phẳng)
3. Cách xác định ảnh của một vật.
a. Vật điểm.
b. Vật phẳng AB vuông góc với trục chính
4. Bảng tổng kết sự tạo ảnh qua gương.
a. Gương cầu lõm
b. Gương cầu lồi
IV. Các công thức (không cần chứng minh)
1. Mối liên hệ giữa bán kính và tiêu cự
2. Mối liên hệ khoảng cách vật, ảnh và tiêu cự
3. Độ phóng đại dài của ảnh
4. Khoảng cách giữa vật và ảnh
5. Quy ước dấu
Bài tập:
- Toán vẽ hình
- Xác định vị trí, tính chất ảnh, độ phóng đại ảnh, vẽ ảnh, khi biết d, f.
- Xác định d, d’ khi biết k, f, biết l, f, biết khoảng dịch của vật, ảnh và f.
- Một số bài toán xác định f (hoặc bán kính gương).
§3. Khúc xạ ánh sáng – phản xạ toàn phần.
I. Sự khúc xạ ánh sáng
1. Hiện tượng
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
3. Hệ quả
II. Phản xạ toàn phần
1. Hiện tượng
2. Góc giới hạn xảy ra phản xạ toàn – điều kiện có phản xạ toàn phần.
Bài tập: Về khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần qua mặt phân cách là mặt phẳng, mặt cầu.
§4. Lăng kính
I. Định nghĩa
II. Đường đi của tia sáng.
III. Các công thức
Bài tập:
- Các tính toán về lăng kính
§5. Thấu kính mỏng
I. Các định nghĩa.
II. Đường đi của các tia sáng qua thấu kính.
III. Sự tạo ảnh
1. Khái niệm vật thật, ảo.
2. Khái niệm ảnh thật, ảo.
3. Cách vẽ ảnh của vật
a. Vật điểm
b. Vật AB vuông góc với trục chính
4. Bảng tổng kết sự tạo ảnh
a. Thấu kính hội tụ
b. Thấu kính phân kỳ.
IV. Các công thức (không cần chứng minh)
1. Mối liên hệ khoảng cách vật, ảnh và tiêu cự.
2. Độ tụ
3. Độ phóng đại dài của ảnh.
4. Mối liên hệ giữa tiêu cự, chiết suất, bán kính các mặt cong.
5. Khoảng các giữa vật và ảnh.
6. Quy ước dấu.
* Bài tập:
Tương tự các bài toán đối với gương cầu
§6. Hệ quang học đồng trục
I. Khái niệm
II. Quy tắc chung giải bài toán
* Bài tập:
- Hệ vật + thấu kính + thấu kính
- Hệ vật + thấu kính + gương
- Hệ ghép sát thấu kính + thấu kính, thấu kính + gương.
Chương 12.
MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
(3LT + 3BT)
§1. Máy ảnh – Mắt, các tật của mắt và cách sửa
I. Máy ảnh
1. Khái niệm
2. Cấu tạo
3. Cách điều chỉnh máy
II. Mắt
1. Cấu tạo của mắt về phương diện quang học
2. Sự điều tiết của mắt
3. Góc trông năng suất phân ly
III. Các tật của mắt và cách sửa
1. Mắt cận thị
2. Mắt viễn thị.
Bài tập:
- Xác định phạm vi vật cần chụp trước máy ảnh
- Liên quan độ nhòe khi vật chuyển động ngang qua máy ảnh
- Xác định độ tụ kính cần đeo, phạm vi đặt vật trước kính
- Tính độ biến thiên độ tụ của mắt.
§2. Kính lúp
I. Định nghĩa và cấu tạo
II. Sự tạo ảnh và ngắm chừng
III. Độ bội giác
1. Định nghĩa
2. Thành lập công thức
Bài tập:
Xác định phạm vi đặt vật trước kính và tính độ bội giác của ảnh.
§3. Kính hiển vi
I. Định nghĩa và cấu tạo
II. Sự tạo ảnh và ngắm chừng
III. Độ bội giác
1. Định nghĩa
2. Thành lập công thức
Bài tập:
Xác định phạm vi đặt vật trước kính và tính độ bội giác của ảnh.
Phần 6.
TÍNH CHẤT SÓNG, HẠT ÁNH SÁNG
Chương 13.
TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG
(3LT + 3BT)
§1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
I. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng
1. Thí nghiệm
2. Giải thích
II. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc
III. Bước sóng và mầu sắc ánh sáng
Bài tập:
Tán sắc ánh sáng qua lăng kính
§2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
I. Thí nghiệm Iâng về hiện tượng giao thoa ánh sáng
1. Thí nghiệm
2. Giải thích
II. Đo bước sóng ánh sáng bằng giao thoa
Hiệu đường đi, vị trí vân sáng, tối, khoảng vân giao thoa, xác định bước sóng ánh nhờ giao thoa.
Bài tập:
- Tính khoảng vân giao thoa, vị trí vân sáng tối.
- Giao thoa ánh sáng trắng
§3. Các tia không nhìn thấy
I. Tia hồng ngoại, tử ngoại
1. Thí nghiệm
2. Tia hồng ngoại (định nghĩa, tính chất, công dụng).
3. Tia tử ngoại (định nghĩa, tính chất, công dụng)
II. Tia Rơnghen
1. Ống Rơnghen
a. Cấu tạo
b. Hoạt động
c. Cơ chế phát sinh ra tia Rơnghen
2. Tính chất và công dụng
Bài tập:
Xác định bước sóng của phôtôn Rơnghen, vận tốc của êlêctrôn tới đối catốt, số êlêctrôn đập vào đối ca tốt sau thời gian t…
Chương 14.
LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
(3LT + 3BT)
§1. Hiện tượng quang điện – Các định luật quang điện
I. Các thí nghiệm về hiện tượng quang điện
1. Thí nghiệm Héc xơ.
2. Thí nghiệm với tế bào quang điện.
II. Phát biểu các định luật quang điện
§2. Thuyết lượng tử - Giải thích các định luật quang điện
I. Thuyết lượng tử
II. Giải thích các định luật quang điện
1. Công thoát điện tử - Công thức Anh xtanh
2. Giải thích các định luật
a. Định luật thứ nhất
b. Định luật thứ hai
c. Định luật thứ ba
Bài tập:
- Xác định giới hạn quang điện, vận tốc ban đầu cực đại của quang điện tử, hiệu điện thế hãm, hiệu suất lượng tử, cường độ dòng quang điện bão hòa.
- Xác định điện thế cực đại V0 của vật kim loại đặt cô lập về điện khi chiếu ánh sáng thích hợp.
§3. Quang trở - Pin quang điện – Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng
I. Hiệu ứng quang điện bên trong
1. Hiện tượng quang điện trong
2. So sánh hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài.
II. Quang trở - pin quang điện
1. Quang trở. (cấu tạo, hoạt động, ứng dụng)
2. Pin quang điện (cấu tạo, hoạt động, ứng dụng)
III. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.
Phần 7.
VẬT LÝ NGUYÊN TỬ - HẠT NHÂN
Chương 15.
VẬT LÝ NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN
(4LT + 5BT)
§1. Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch Hyđrô
I. Mẫu nguyên Bo. (phát biểu các giả thuyết Bo)
II. Giải thích quang phổ vạch của nguyên tử hyđrô
1. Cách tạo và đặc điểm quang phổ nguyên tử hyđrô
2. Giải thích sự tạo thành quang phổ vạch nguyên tử hyđrô
* Bài tập:
Tính bước sóng của các vạch quang phổ trong quang phổ nguyên tử hyđrô.
§2. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
I. Cấu tạo hạt nhân
1. Nuclôn
2. Nguyên tử số và số khối
II. Lực hạt nhân
III. Đồng vị
IV. Đơn vị khối lượng nguyên tử
*Bài tập:
Về cấu tạo hạt nhân
§3. Sự phóng xạ - định luật phóng xạ
I. Sự phóng xạ
1. Hiện tượng
2. Thành phần và bản chất của tia phóng xạ.
II. Định luật phóng xạ, độ phóng xạ
1. Định luật phóng xạ
2. Độ phóng xạ.
Bài tập:
Xác định T, f, độ phóng xạ, số nguyên tử, khối lượng của khối phóng xạ, còn lại, bị phân rã.
§4. Phản ứng hạt nhân
I. Phản ứng hạt nhân (định nghĩa, đặc điểm).
II. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.
III. Các quy tắc dịch chuyển.
Bài tập:
Viết phương trình phản ứng hạt nhân
§5. Năng lượng hạt nhân
I. Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng.
II. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
1. Độ hụt khối khi tạo thành hạt nhân
2. Năng lượng liên kết
3. Năng lượng liên kết riêng.
II. Phản ứng hạt nhân tỏa và thu năng lượng.
III. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch
1. Phản ứng phân hạch. Phản ứng dây chuyền.
2. Phản ứng nhiệt hạch
Bài tập:
- Xác định năng lượng thu, tỏa của phản ứng hạt nhân.
- Tính động năng của các hạt và góc hợp bởi các hạt trong phản ứng hạt nhân.
PHẦN THÍ NGHIỆM
(10 bài x 2 tiết/bài = 20 tiết)
Bài mở đầu: Cách xác định sai số của phép đo các đại lượng vật lý. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và nội quy thí nghiệm.
Bài 1: Xác định bước sóng bằng sóng dừng
Bài 2: Xác định điện trở bằng phương pháp mạch cầu.
Bài 3: Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, song song.
Bài 4: Xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn. Xác định độ cứng của lò xo.
Bài 5: Khảo sát hiện tượng quang điện ngoài, xác định hằng số Plăng
Bài 6: Đo điện dung của tụ điện
Bài 7: Đo hệ số tự cảm của ống dây
Bài 8: Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ và phân kỳ.
Bài 9: Xác định tiêu cự của thấu kính và gương cầu bằng phương pháp quan sát đường đi.
Ghi chú:
- Tùy trình độ nhận thức của học sinh mà lựa chọn các bài tập ở mức độ dễ, trung bình, khó cho phù hợp.
- Kiểm tra định kỳ 4 lần trong năm học bố trí vào các buổi theo kế hoạch của nhà trường (không tính trong 140 tiết).
- 20 tiết thí nghiệm bố trí vào 10 buổi ngoài giờ học lý thuyết và bài tập. Tùy theo thiết bị của nhà trường có thể thay thế các bài khác cho phù hợp nội dung chương trình học lý thuyết.
MÔN HÓA HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 140 tiết (5 tiết/tuần x 28 tuần)
I. MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh hệ dự bị đại học củng cố và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương trình Hóa học phổ thông.
II. YÊU CẦU
Nắm vững những khái niệm cơ bản, các định luật về hóa học, tính chất và điều chế một số chất và hợp chất, đồng thời nắm được một số kỹ năng tính toán thực hành cơ bản trong hóa học.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Phần I: Hóa đại cương 37 tiết
Phần II: Hóa vô cơ 44 tiết
Phần III: Hóa hữu cơ 47 tiết
Phần IV: Ôn tập 12 tiết
Phần V: Thực hành 10 tiết
Tổng cộng: 150 tiết
PHẦN |
CHƯƠNG |
TÊN ĐỀ MỤC |
LÝ THUYẾT |
BÀI TẬP |
TỔNG |
I |
|
HÓA ĐẠI CƯƠNG (37 tiết) |
|
|
|
|
I |
Một số khái niệm cơ bản |
4 |
4 |
8 |
|
II |
Cấu tạo nguyên tử. Bảng hệ thống tuần hoàn các NTHH |
3 |
2 |
5 |
|
III |
Liên kết hóa học |
2 |
1 |
3 |
|
IV |
Hợp chất vô cơ |
3 |
2 |
5 |
|
V |
Dung dịch |
2 |
3 |
5 |
|
VI |
Phản ứng hóa học – Sự phân điện |
4 |
4 |
8 |
|
VII |
Cân bằng hóa học |
2 |
1 |
3 |
II |
|
HÓA HỌC VÔ CƠ (44 TIẾT) |
|
|
|
|
I |
Đại cương về phi kim |
1 |
1 |
2 |
|
II |
Một số phi kim điển hình |
10 |
9 |
19 |
|
|
I – Clo và hợp chất của clo |
2 |
2 |
4 |
|
|
II – Oxi và lưu huỳnh |
3 |
3 |
6 |
|
|
III – Nitơ và hợp chất |
4 |
3 |
7 |
|
|
IV – Cacbon và hợp chất |
1 |
1 |
2 |
|
III |
Đại cương về kim loại |
5 |
4 |
9 |
|
IV |
Một số kim loại điển hình |
7 |
7 |
14 |
|
|
I – Kim loại kiềm |
1 |
1 |
2 |
|
|
II – Kim loại kiềm thổ |
1 |
1 |
2 |
|
|
III – Nhôm |
2 |
2 |
4 |
|
|
IV – Sắt |
3 |
3 |
6 |
III |
|
HÓA HỌC HỮU CƠ (47 TIẾT) |
|
|
|
|
I |
Một số khái niệm cơ bản |
2 |
1 |
3 |
|
II |
Hydrocabon |
7 |
6 |
13 |
|
|
I - Hydrocacbon no |
2 |
1 |
3 |
|
|
II - Hydrocacbon không no |
4 |
4 |
8 |
|
|
III - Hydrocacbon thơm |
1 |
1 |
2 |
|
III |
Hợp chất có nhóm chức |
19 |
12 |
31 |
|
|
I – Rượu-Glyxerin-Phenol |
4 |
3 |
7 |
|
|
II – Andehit |
2 |
1 |
3 |
|
|
III – Axit cacboxilic |
2 |
2 |
4 |
|
|
IV – Este và Lipit |
3 |
2 |
5 |
|
|
V – Hợp chất Gluxit |
4 |
1 |
5 |
|
|
VI – Amin-Amino axi-Protit |
3 |
2 |
5 |
|
|
V – Hợp chất cao phân tử |
1 |
1 |
2 |
IV |
|
ÔN TẬP (12 TIẾT) Hóa đại cương và Hóa vô cơ 7 tiết; Hóa hữu cơ 5 tiết |
|||
V |
|
THỰC HÀNH (10 TIẾT) |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
(37 tiết)
Chương 1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
(4 LT + 4BT)
I.1 Chất và sự biến đổi của chất
I.1.1. Chất và vật chất
I.1.2. Tính chất lý học và tính chất hóa học
I.1.3. Sự biến đổi vật lý và sự biến đổi hóa học.
I.1.4. Nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, nguyên chất, hỗn hợp.
I.2. Khối lượng nguyên tử-Khối lượng phân tử-Mol-Khối lượng mol phân tử-Khối lượng mol phân tử trung bình.
I.3. Ký hiệu, công thức, phương trình hóa học.
I.3.1. Ký hiệu và tên gọi nguyên tố hóa học.
I.3.2. Các dạng công thức hóa học: công thức tổng quát, công thức đơn giản, công thức thực nghiệm, công thức phân tử, công thức cấu tạo.
I.3.3. Phản ứng hóa học và phương trình phản ứng hóa học.
I.3.4. Phương pháp thiết lập công thức chất vô cơ.
I.3.5. Tính toán
I.4. Các định luật cơ bản
I.4.1. Định luật bảo toàn khối lượng.
I.4.2. Định luật AVOGADRO (áp dụng cho chất khí)
I.4.3. Định luật BOYLE-MARIOTTE và GAY LUSSAC (chất khí). Phương trình Clapeyron-Mendeleev.
I.4.4. Khối lượng riêng (D). Tỷ khối (d)
I.5. Bài tập áp dụng
Chương 2.
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
(LT:3, BT:2)
II.1. Cấu tạo nguyên tử
II.1.1. Thành phần nguyên tử
II.1.2. Kích thước, ký hiệu nguyên tử.
II.1.3. Nguyên tố hóa học
II.1.4. Cấu tạo vỏ nguyên tử
II.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
II.2.1. Nguyên tắc sắp xếp
II.2.2. Bảng tuần hoàn.
II.2.3. Sự tương quan giữa cấu hình e và vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
II.2.4. Sự biến thiên tính chất các nguyên tố và hợp chất của chúng theo chu kỳ, theo phân nhóm chính.
II.2.5. Định luật tuần hoàn.
II.3. Bài tập
Chương 3.
LIÊN KẾT HÓA HỌC
(LT: 2, BT:1)
III.1. Liên kết ion
III.2. Liên kết cộng hóa trị
III.3. Bài tập
Chương 4.
HỢP CHẤT VÔ CƠ
(LT: 3, BT: 2)
IV.1. Oxit
IV.1.1. Định nghĩa
IV.1.2. Phân loại oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính.
IV.2. Bazơ
IV.2.1. Định nghĩa
IV.2.2. Phân loại: bazơ tan và bazơ không tan
IV.3. Axit
IV.3.1. Định nghĩa
IV.3.2. Phân loại: Axit không oxi và Axit có oxi
IV.3.3. Gốc axit
IV.4 Muối
IV.4.1. Định nghĩa
IV.4.2. Phân loại: Muối trung hòa, Muối axit
IV.4.3. Sự thủy phân Muối
IV.5. Quan hệ giữa các chất vô cơ
IV.6. Bài tập
Chương 5.
DUNG DỊCH
(LT: 2, BT: 3)
V.1 Dung dịch
V.1.1. Thành phần của dung dịch
V.1.2. Dung dịch bão hòa, chưa bão hòa
V.1.3. Độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
V1.4. Nồng độ dung dịch.
V.2. Sự điện ly
V.2.1. Sự điện ly
V.2.2. Chất điện ly mạnh và yếu
V.2.3. Độ điện ly
V.3. Bài tập
Chương 6.
PHẢN ỨNG HÓA HỌC – SỰ ĐIỆN PHÂN
(LT: 4, BT:4)
VI.1. Số oxi hóa
VI.2. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
VI.3. Phản ứng oxi hóa khử
VI.3.1. Định nghĩa
VI.3.2. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử dựa vào thay đổi số số oxi hóa.
VI.4. Sự điện phân
VI.4.1. Định nghĩa
VI.4.2. Phương pháp điện phân, định luật Faraday
VI.5. Bài tập
Chương 7.
CÂN BẰNG HÓA HỌC – PH
(LT: 2, BT: 1)
VII.1. Cân bằng hóa học
VII.1.1. Phản ứng thuận nghịch
VII.1.2. Sự cân bằng trong phản ứng thuận nghịch
VII.1.3. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng
VII.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
VII.2. pH
VII.2.1. Sự phân ly và tích số ion của nước
VII.2.2. pH, pOH của dung dịch, chất chỉ thị màu, pH kế.
VII.2.3. Tính pH của dung dịch loãng axit, bazơ mạnh
VII.3. Bài tập
Phần 2.
HÓA HỌC VÔ CƠ
(44 tiết)
Chương 1.
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHI KIM
(LT: 1, BT: 1)
I.1. Vị trí các phi kim trong bảng tuần hoàn
I.2. Cấu tạo lớp vỏ nguyên tử các khí hiếm và phi kim
I.3. Tính chất hóa học đặc trưng của phi kim
Bài tập
Chương 2.
MỘT SỐ PHI KIM ĐIỂN HÌNH
(LT: 10, BT: 9)
II.1. Clo và hợp chất của Clo (LT:2, BT:2)
II.1.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố phân nhóm VIIA.
II.1.2. Tính chất và phương pháp điều chế Clo.
II.1.3. Tính chất và phương pháp điều chế Axit HCl.
II.1.4. Nước Javel và ứng dụng.
Bài tập
II.2. Oxi và lưu huỳnh (LT: 3; BT:3)
II.2.1. Đặc điểm, cấu tạo nguyên tử các nguyên tố phân nhóm VIA
II.2.2. Tính chất và phương pháp điều chế O2, ứng dụng
II.2.3. Tính chất và phương pháp điều chế S, H2S, SO2, H2SO4 ứng dụng
II.2.4. Sunfua và Sunfat.
Bài tập
II.3. Ni tơ và hợp chất (LT: 4; BT:3)
II.3.1. Đặc điểm và cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm VA.
II.3.2. Tính chất và phương pháp điều chế N2, ứng dụng
II.3.3. NH3 và muối Amoni.
II.3.4. HNO3 và muối Nitrat
Bài tập
II.4. Cacbon và hợp chất (LT:1; BT:1)
II.4.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm IVA
II.4.2. Tính chất và phương pháp điều chế C, CO, CO2
II.4.3. Muối Cacbonat
II.4.4. Ứng dụng của C, CO, CO2 và các muối Cacbonnat
Bài tập
Chương 3.
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
(LT: 5; BT: 4)
III.1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
III.2. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử các kim loại.
III.3. Tính chất vật lý của kim loại
III.4. Tính chất hóa học của kim loại
III.5. Các phương pháp điều chế kim loại
III.6. Ăn mòn kim loại và phương pháp bảo vệ kim loại
Bài tập
Chương 4.
MỘT SỐ KIM LOẠI ĐIỂN HÌNH
(LT: 7; BT:7)
IV.1. Kim loại kiềm (1LT, 1BT)
IV.1.1. Đặc điểm và cấu tạo nguyên tử các kim loại kiềm
IV.1.2. Tính chất và phương pháp điều chế Natri
IV.1.3. Tính chất và phương pháp điều chế, ứng dụng của NaOH.
Bài tập
IV.2. Kim loại kiềm thổ (LT:1; BT:1)
IV.2.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử các kim loại kiềm thổ.
IV.2.2. Tính chất và phương pháp điều chế Mg và Ca.
IV.2.3. Tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của CaO, Ca(OH)2, CaCO3.
IV.2.4. Nước cứng và cách làm mềm nước.
Bài tập
IV.3. Nhôm (LT: 2, BT:2)
IV.3.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của Al.
IV.3.2. Tính chất của Al, sản xuất Al
IV.3.3. Tính chất và điều chế Al2O3, Al(OH)3
IV.3.4. Phèn
Bài tập
IV.4. Sắt (LT: 3; BT: 3)
IV.4.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của sắt
IV.4.2. Tính chất của sắt
IV.4.3. Hợp chất của sắt (II), sắt (III)
IV.4.4. Hợp kim của sắt: gang và thép
Bài tập
Phần 3.
HÓA HỌC HỮU CƠ
(47 tiết)
Chương 1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
(LT: 2; BT: 1)
I.1. Thuyết cấu tạo hóa học
I.2. Hiện tượng đồng đẳng, đồng phân
I.3. Gốc Hydrocacbon và bậc Cacbon.
I.4. Các phương pháp xác định công thức chất hữu cơ
Bài tập
Chương 2.
HYDROCACBON
(LT: 7; BT: 6)
II.1. Hydrocacbon no (LT: 2; BT: 1)
II.1.1. Thành phần, cấu tạo và danh pháp ankan
II.1.2. Tính chất, phương pháp điều chế CH4, ứng dụng
II.1.3. Giới thiệu về Xicloankan
Bài tập
II.2. Hydrocacbon không no (LT: 4; BT: 4)
II.2.1. Anken
II.2.2. Ankadien và Cao su
II.2.3. Ankin
Bài tập
II.3. Hydrocacbon thơm (Aren) (LT: 1; BT:1)
II.3.1. Đặc điểm cấu tạo phân tử Benzen.
II.3.2. Tính chất, phương pháp điều chế Benzen
II.3.3. Giới thiệu một số hydrocacbon thơm khác.
Bài tập
Chương 3.
HỢP CHẤT CÓ NHÓM CHỨC
(LT: 19; BT: 12)
III.1. Rượu – Glyxerin – Phenol (LT:4; BT:3)
III.1.1. Định nghĩa
III.1.2. Đặc điểm cấu tạo phân tử của rượu
III.1.3. Cách gọi tên các đồng đẳng, đồng phân cửa rượu
III.1.4. Tính chất lý, hóa học của rượu C2H5OH và Glyxerin.
III.1.5. Các phương pháp điều chế và ứng dụng của C2H5OH, Glyxerin.
III.1.6. Đặc điểm cấu tạo, tính chất lý, hóa học của Phênol. Phương pháp điều chế Phênol. Ứng dụng.
Bài tập
III.2. Andehit (LT: 2; BT:1)
III.2.1. Định nghĩa. Đặc điểm cấu tạo phân tử. Cách gọi tên các đồng đẳng của Andehit fomic.
III.2.2. Tính chất lý, hóa học của Andehit fomic
III.2.3. Điều chế, tính chất và ứng dụng của HCHO
Bài tập
III.3. Axit cacboxilic (LT: 2; BT: 2)
III.3.1. Định nghĩa. Đặc điểm cấu tạo phân tử. Cách gọi tên các đồng đẳng của HCOOH.
III.3.2. Tính chất lý, hóa học của Axit axetic
III.3.3. Điều chế và ứng dụng của Axit axetic
III.3.4. Giới thiệu về axit không no
Bài tập
III.4. Este và Lipit (LT: 3; BT: 2)
III.4.1. Este
III.4.2. Lipit
III.5. Hợp chất Gluxit (LT: 4; BT: 1)
III.5.1. Glucozơ
III.5.2. Saccarozơ
III.5.3. Tinh bột
III.5.4. Xenlulozơ
Bài tập
III.6. Amin – Amino axit – Protit (LT: 3; BT: 2)
III.6.1. Amin
III.6.2. Amino axit
III.6.3. Protit
Bài tập
III.7. Hợp chất cao phân tử (1LT, 1BT)
III.7.1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo phân tử của Polyme
III.7.2. Tính chất lý, hóa học và phương pháp điều chế các Polyme.
III.7.3. Chất dẻo và tơ tổng hợp
Phần 4.
ÔN TẬP
(12 tiết)
I. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG & HÓA VÔ CƠ (7 tiết)
I.1. Phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng trao đổi
I.2. Phương trình phân tử và phương trình ion.
I.3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
I.4. Tính chất hóa học và phương pháp điều chế đơn chất và hợp chất các phi kim:
a) Cl2, HCl, nước Javel
b) O2, SO2, H2SO4,
c) NH3, HNO3
I.5. Dãy hoạt động và tính chất của kim loại.
I.6. Tính chất hóa học và phương pháp điều chế các chất.
a) Na, NaOH
b) Ca, CaO, Ca(OH)2
c) Al, Al2O3, Al(OH)3.
d) Fe, các oxit và hydroxit của sắt
I.7. Tính chất của các oxit, bazơ, axit, muối.
II. PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ (5 tiết)
II.1. Đồng đẳng và đồng phân
II.2. Hệ thống hóa các hợp chất hữu cơ đã học về các vấn đề:
a) Công thức, tên gọi, tính chất hóa học
b) Các loại Cao su
c) Sự tương quan giữa các loại hợp chất Hydrocacbon, Rượu, Andehit, Axit, Este.
d) Các loại Polime: chất dẻo, tơ tổng hợp.
Phần 5.
THỰC HÀNH
(10 tiết)
Bài 1. Mở đầu
1. Giới thiệu về hóa chất và cách sử dụng
2. Giới thiệu và cách sử dụng ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, giấy lọc, phễu lọc &.
3. Thực hành: tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Bài 2. Axit clohydric-Oxi-Lưu huỳnh và Hydro sunfua
1. Phản ứng của Axit clohydric với quỳ tím; với kẽm. Phản ứng của dung dịch muối ăn với Bạc nitrat.
2. Điều chế oxi, tính chất duy trì sự cháy của oxi.
3. Tác dụng của H2S với các muối Chì nitrat, Đồng sunfat và Cadimi sunfat.
Bài 3. Axit sunfuric – Amoniắc – Axit nitric.
1. Tác dụng của Axit sunfuric với CuO, Zn, Cu.
2. Tác dụng của Natri sunfat với dung dịch Bari clorua.
3. Tính chất của Amoniắc.
4. Tác dụng của dung dịch Axit nitric loãng với Cu.
Bài 4. Tính chất của một số kim loại và hợp chất của chúng.
1. Tác dụng của Natri với nước
2. Tác dụng của CO2 với dung dịch nước vôi.
3. Tác dụng của nhôm hidroxit với axit HCl và NaOH.
4. Tác dụng của dung dịch sắt (II) clorua với thuốc tím.
Bài 5. Tính chất của Rượu, Phênol, Glyxerin, Glucôzơ
1. Tác dụng của Rượu etylic với Natri.
2. Tác dụng của Phenol với NaOH và với nước Brôm.
3. Tác dụng của Glyxerin, dung dịch Glucozơ với Cu(OH)2.
MÔN SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 140 tiết (5 tiết/tuần x 28 tuần)
I. MỤC ĐÍCH
Củng cố, hoàn thiện, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học bậc trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 có lược bớt một vài kiến thức sự kiện không quan trọng, đồng thời có bổ sung một số điểm cần thiết thuộc chương trình Sinh học thí điểm trung học chuyên ban (ban KHTN), giúp cho học sinh có đủ năng lực để học tốt môn Sinh học ở trình độ đại học và cao đẳng.
II. YÊU CẦU
Coi trọng việc ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập, thực hành vận dụng kiến thức qua các bài tập và một số buổi thực hành ở phòng thí nghiệm.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Phần |
Số tiết |
Lý thuyết |
Thực hành |
Bài tập |
Ôn tập |
I. Tế bào học |
20 |
15 |
4 |
|
1 |
II. Di truyền học |
78 |
42 |
8 |
24 |
4 |
III. Thuyết tiến hóa |
22 |
16 |
|
5 |
1 |
IV. Sinh thái học |
20 |
13 |
4 |
2 |
1 |
Cộng |
140 |
86 |
16 |
31 |
7 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
TẾ BÀO HỌC 20 TIẾT
(15 LT, 4 TH, 1 ôn tập)
Chương 1.
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO
(10 tiết: 8LT, 2TH)
1. Tế bào: Đại cương về tế bào. Tế bào thực vật và tế bào động vật. Thuyết cấu tạo tế bào. Cấu trúc siêu hiển vi và chức năng của màng và một số bào quan. Cấu trúc và chức năng của nhân.
2. Thành phần hóa học của tế bào. Vai trò của nước và muối khoáng. Sơ lược về cấu tạo và vai trò của các hợp chất hữu cơ chính: gluxit, lipit, protein, axit nucleic, các hợp chất photphat.
3. Quá trình hấp thu nước và các chất dinh dưỡng của tế bào: thấm lọc và thấm tách, hấp thu thụ động và hấp thu chủ động, ẩm bào và thực bào.
Thực hành
- Quan sát tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Thí nghiệm hút nước của tế bào cơ chế thẩm thấu.
- Thí nghiệm co nguyên sinh và phản co nguyên sinh.
Chương 2.
PHÂN BÀO VÀ SINH SẢN
(10 tiết: 8LT, 2TH)
1. Các hình thức sinh sản: Sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Ưu thế của sinh sản hữu tính.
2. Nguyên nhân: Các kỳ, ý nghĩa sinh học.
3. Giảm phân: Các kỳ. Sự hình thành các tế bào sinh dục, ý nghĩa sinh học của giảm phân.
4. Thụ tinh: Bản chất của thụ tinh – thụ tinh ở thực vật và động vật. Sự phát triển của trứng đã thụ tinh. Mối quan hệ giữa nguyên phân – giảm phân – thụ tinh trong sinh sản hữu tính giao phối.
Thực hành
Quan sát các tiêu bản về các kỳ nguyên phân và giảm phân ở tế bào thực vật, tế bào động vật.
Phần 2.
DI TRUYỀN HỌC 78 TIẾT
(42 LT, 8 TH, 24 BT, 4 ôn tập)
Chương 1.
CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
(16 tiết: 9LT, 2TH, 5BT)
1. ADN: Cấu tạo hóa học của ADN. Cấu trúc không gian của ADN. Chức năng ADN. Cơ chế tự nhân đôi của ADN. Tính đặc trưng và ổn định của ADN.
2. ARN: Cấu trúc và chức năng các loại ARN. Cơ chế tổng hợp ARN (sao mã)
3. Protein: Cấu tạo và chức năng của protein. Mã di truyền (Mã di truyền là mã bộ ba, đặc điểm của mã di truyền. Mối liên hệ ADN – ARN - PROTEIN).
Quá trình sinh tổng hợp protein: Sao mã, giải mã. Sự điều hòa quá trình sinh tổng hợp protein.
Bài tập: Cấu trúc của ADN, cơ chế tự sao, sao mã, giải mã.
Thực hành
- Quan sát mô hình cấu trúc không gian của ADN.
- Lắp ráp sơ đồ động về cơ chế tự sao, sao mã và giải mã.
Chương 2.
CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
(8 tiết: 3LT, 2TH, 3BT)
Nhiễm sắc thể: Đại cương về NST. Tính đặc trưng của bộ NST. Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kỳ phân bào. Cấu trúc hiển vi và siêu cấu trúc của NST. Chức năng của NST. Cơ chế ổn định bộ NST của loài.
Bài tập: Nguyên phân, giảm phân
Thực hành
Làm tiêu bản tạm thời để quan sát NST trong mô phân sinh đầu rễ hành.
Chương 3.
TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
(24 tiết: 14LT, 10BT)
1. Các định luật di truyền Menden. Một số khái niệm của thuật ngữ. Lai một cặp tính trạng và di truyền trội – lặn. Định luật tính trội, định luật phân ly; trội không hoàn toàn. Lai hai hoặc nhiều cặp tính trạng và di truyền độc lập: định luật phân ly độc lập, biến dị tổ hợp.
2. Những nghiên cứu của Morgan trên ruồi giấm. Di truyền liên kết. Liên kết không hoàn toàn.
3. Tính trạng đa gen và gen đa hiệu.
4. Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.
5. Di truyền qua tế bào chất
Bài tập: Các định luật di truyền các tính trạng thường và các tính trạng liên kết với giới tính.
Chương 4.
BIẾN DỊ
(11 tiết: 5LT, 2TH, 4BT)
1. Đột biến gen: các dạng, nguyên nhân và cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, đặc điểm và hậu quả.
2. Đột biến NST: Đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST. Nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả.
3. Thường biến: Mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình trong phát triển cá thể, ảnh hưởng của môi trường đối với loại tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng. Thường biến và mức phản ứng. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Bài tập: Đột biến gen, đột biến NST
Thực hành: Nghiên cứu tính trạng số lượng bằng thống kê.
Chương 5.
ỨNG DỤNG CỦA DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG
(9 tiết LT)
1. Nhiệm vụ của khoa học chọn giống
2. Kỹ thuật di truyền: Tạo vật liệu di truyền mới (gen, nhóm gen). Tách gen và ghép gen bằng enzim cắt hạn chế và enzim nối. Tạo ADN tái tổ hợp. Đưa vật liệu di truyền mới vào tế bào bằng cách dùng plasmit hoặc thể thực khuẩn làm thể truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận. Ứng dụng kỹ thuật di truyền và triển vọng.
3. Đột biến nhân tạo: Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý và hóa học. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống.
4. Các phương pháp lai: Tự thụ phấn, giao phối gần và thoái hóa giống. Lai khác dòng và ưu thế lai. Lai kinh tế và lai cải tiến giống. Lai khác thứ và tạo giống mới. Lai xa, lai tế bào.
5. Các phương pháp chọn lọc: Chọn lọc hàng loạt. Chọn lọc cá thể.
6. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam.
Chương 6.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
(4 tiết: 2LT, 2BT)
Các phương pháp nghiên cứu di truyền người: nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào. Di truyền y học.
Bài tập: Phân tích sơ đồ phả hệ một số bệnh tật di truyền ở người.
Phần 3.
HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
(22 tiết: 16LT, 5BT, 1 ôn tập)
Chương 1.
CÁC THUYẾT TIẾN HÓA CHÍNH
(3 tiết LT)
1. Thuyết tiến hóa của J.B Lamac: Biến đổi và tiến hóa. Tác dụng của ngoại cảnh và ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
2. Thuyết tiến hóa của S.R. Đac-uyn: Biến dị, chọn lọc nhân tạo, chọn lọc tự nhiên và phân ly tính trạng.
3. Thuyết tiến hóa hiện đại: Thuyết tiến hóa tổng hợp (tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn). Thuyết tiến hóa của M.Kimura bằng các đột biến trung tính.
Chương 2.
SỰ CÂN BẰNG THÀNH PHẦN KIỂU GEN TRONG QUẦN THỂ GIAO PHỐI
(6 tiết: 3LT, 3BT)
1. Khái niệm quần thể về mặt di truyền học – Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối.
2. Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối – Định luật Hacđi – Vanbec: Nội dung và ý nghĩa.
Bài tập: Cấu trúc di truyền của quần thể.
Chương 3.
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
(12 tiết: 10LT, 2BT)
1. Các nhân tố tiến hóa: quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền, các cơ chế cách ly.
2. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi: Một số thí dụ điển hình. Hiện tượng đa hình cân bằng. Sự hợp lý tương đối.
3. Loài. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc. Cấu trúc của loài.
4. Quá trình hình thành loài: con đường địa lý, con đường sinh thái, con đường lai xa và đa bội hóa.
5. Sự tiến hóa trên loài: phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại. Đồng quy tính trạng. Chiều hướng tiến hóa.
Bài tập
- Lập bảng so sánh thuyết Lamac, thuyết Đac-uyn và thuyết tiến hóa hiện đại.
- Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về sự thích nghi của sinh vật.
Phần 4.
SINH THÁI HỌC
(20 tiết: 13LT, 4TH, 2BT, 1 ôn tập)
Chương 1.
SINH THÁI HỌC CÁ THỂ
(5 tiết: 3LT, 2TH)
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước và độ ẩm, không khí, đất, các nhân tố hữu sinh Tác động của con người.
2. Một số quy luật sinh thái cơ bản.
Thực hành
- Tìm hiểu tác động của một số nhân tố sinh thái lên sinh vật
- Quan sát các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
Chương 2.
QUẦN XÃ VÀ HỆ SINH THÁI
(11 tiết: 7LT, 2TH, 2BT)
1. Quần thể: Định nghĩa, các dấu hiệu đặc trưng của một quần thể. Sự biến động và cân bằng trong quần thể.
2. Quần xã: Định nghĩa, những dấu hiệu đặc trưng của một quần xã. Sự biến động và sự cân bằng trong quần xã. Khống chế sinh học.
3. Diễn thế sinh thái: Khái niệm. Các loại diễn thế sinh thái. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
4. Hệ sinh thái: Khái niệm. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Quy luật hình tháp sinh thái. Chu trình sinh – địa – hóa. Hiệu suất sinh thái.
Bài tập: Sinh thái học quần thể và quần xã.
Thực hành: Tìm hiểu đặc điểm của một quần xã và xác lập sơ đồ chuỗi thức ăn trong quần xã.
Chương 3.
SINH QUYỂN VÀ CON NGƯỜI
(3 tiết LT)
1. Sinh quyển và tài nguyên: Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh.
2. Tác động của con người đến môi trường: Sự tăng trưởng dân số và sự phát triển công nghiệp, những hậu quả đối với môi trường. Tình hình ô nhiễm và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
3. Luật bảo vệ môi trường và ý nghĩa chiến lược của việc giáo dục môi trường.
MÔN VĂN-TIẾNG VIỆT (NGỮ VĂN)
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
1. Khối C: 9 tiết/tuần x 28 tuần = 252 tiết
2. Khối A, B: 3 tiết/tuần x 28 tuần = 84 tiết
I. MỤC ĐÍCH
Giúp cho học sinh hệ dự bị đại học củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn, Tiếng Việt trong trường phổ thông. Rèn luyện phương pháp tư duy trong việc học Ngữ văn, Tiếng Việt, giúp học sinh có đủ năng lực để học tiếp ở trình độ đại học, cao đẳng.
II. YÊU CẦU
II.1. Khối C:
- Phần Văn học: Học sinh có kiến thức tương đối chắc chắn về tiến trình Văn học Việt Nam qua các thời kỳ phát triển, về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam, về một số vấn đề cơ bản của lý luận văn học. Đó cũng là những kiến thức văn học trong chương trình trung học phổ thông được học lại và hệ thống hóa. Có năng lực cảm thụ thẩm mỹ và năng lực phân tích, đánh giá các giá trị văn học, từ đó, có hứng thú tiếp tục học văn học ở bậc đại học, cao đẳng.
- Phần Tiếng Việt, Làm văn: Học sinh có kiến thức tương đối hệ thống về tiếng Việt cùng các quy tắc hoạt động của Tiếng Việt. Đồng thời qua Tiếng Việt, học sinh có một số tri thức cơ bản tối thiểu về ngôn ngữ học. Học sinh được củng cố, rèn luyện nâng cao năng lực hoạt động ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận văn bản ngôn ngữ, nói và viết sao cho vừa chuẩn xác vừa có phong cách ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu giao tiếp, năng lực phân tích, lý giải, bình luận các giá trị văn học (yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với khoa học xã hội). Nói tổng quát giúp học sinh rèn luyện để có năng lực sử dụng Tiếng Việt một cách chắc chắn, thành thạo. Phần nội dung Làm văn chủ yếu luyện cho học sinh có thể ứng dụng ngày càng thành thạo các kiến thức, kỹ năng về văn học và Tiếng Việt trong bài làm – chủ yếu là bài nghị luận văn học.
II.2. Khối A, B:
Học sinh củng cố và nâng cao trình độ hiểu biết và sử dụng Tiếng Việt cũng như năng lực phân tích, đánh giá các giá trị văn chương nghệ thuật. Ngoài ra chương trình cũng dành một thời lượng thích hợp cho môn Làm văn để trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng về các loại văn bản hành chính như đơn từ, biên bản, báo cáo… Đó là yêu cầu không thể thiếu trong việc hình thành nhân cách con người có văn hóa.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối C: 9 tiết/tuần x 28 tuần = 252 tiết
Bao gồm các phân môn:
- Văn học Việt Nam 136 tiết
- Lý luận văn học 20 tiết
- Tiếng Việt 61 tiết
- Làm văn 35 tiết
2. Khối A-B: 3 tiết/tuần x 28 tuần = 84 tiết
Bao gồm các phân môn:
- Tiếng Việt 66 tiết
- Làm văn 18 tiết
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHỐI C
(252 tiết)
A. VĂN HỌC VIỆT NAM (136 tiết)
Bài mở đầu. Khái quát về văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (3 tiết)
Văn học Việt Nam bao gồm: Văn học dân gian và Văn học viết.
Các thời kỳ lớn của lịch sử văn học Việt Nam. Những chủ đề lớn trong văn học Việt Nam. Tâm hồn con người Việt Nam thể hiện qua văn học.
Chương 1.
VĂN HỌC DÂN GIAN
(26 tiết)
Bài 1. Đại cương về văn học dân gian Việt Nam (5 tiết)
Về khái niệm văn học dân gian. Đặc điểm cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Các thể loại VHDG người Việt và các thể loại đáng chú ý trong VHDG các dân tộc ít người (sử thi Mường và sử thi các dân tộc Tây Nguyên, truyện thơ Thái, Tày, Nùng…)
Giá trị xã hội của VHDGVN – vai trò VHDG trong VHVN.
Bài 2. Sử thi (4 tiết)
- Khái quát về sử thi (1 tiết)
- Đam San (sử thi Ê - đê) – Giới thiệu chung về tác phẩm (1 tiết)
- Giảng văn: Đi bắt nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đam San) (2 tiết)
- Đọc thêm:
+ Sau chiến thắng Mtao Mxây (trích Đam San)
+ Chặt cây thần (trích Đam San)
Bài 3. Truyện cổ tích (3 tiết)
- Khái quát về truyện cổ tích (1 tiết)
- Giảng văn: - Chử Đồng Tử (2 tiết)
Đọc thêm:
- Truyện Tấm Cám
- Truyện Cây khế
Bài 4. Truyện thơ (3 tiết)
- Khái quát về truyện thơ (1 tiết)
- Giảng văn: Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (2 tiết)
(Trích “Tiễn dặn người yêu”)
Bài 5. Tục ngữ và ca dao – dân ca (5 tiết)
- Khái quát về tục ngữ và ca dao – dân ca (3 tiết)
- Giảng văn: Tát nước đầu đình (1 tiết)
- Giảng văn: Trèo lên cây bưởi hái hoa (1 tiết)
- Ôn tập (ngoại khóa về Văn học dân gian hoặc mời các đoàn nghệ thuật biểu diễn cho học sinh xem các tiết mục dân ca, chèo, tuồng…) (6 tiết)
Chương 2.
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX
(35 tiết)
Bài 1. Khái quát về văn học Việt Nam từ TK X đến TK XIX (3 tiết)
Bài 2. Giảng văn: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) (1 tiết)
Đọc thêm:
- Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
- Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)
- Cảm hoài (Đặng Dung)
Bài 3: Tác gia Nguyễn Trãi (6 tiết)
Thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi (2 tiết)
Giảng văn:
- Bình ngô đại cáo (3 tiết)
- Bảo kính cảnh giới (bài số 43) (1 tiết)
Đọc thêm: Dục Thúy Sơn
Bài 4. Giảng văn: Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ
(trích bản dịch: “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm) (2 tiết)
Bài 5. Tiểu dẫn về Hồ Xuân Hương và giảng văn bài Mời Trầu (2 tiết)
Đọc thêm: Tự tình (Hồ Xuân Hương)
Bài 6. Tác gia Nguyễn Du (7 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du (3 tiết)
- Giảng văn: Trao duyên (trích Truyện Kiều) (2 tiết)
- Giảng văn: Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) (2 tiết)
- Đọc thêm: Tài sắc chị em Thúy Kiều
- Phản chiêu hồn (Nguyễn Du)
- Văn chiêu hồn (trích của Nguyễn Du)
Bài 7. Tác gia Nguyễn Đình Chiểu (5 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu (2 tiết)
- Giảng văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) (3 tiết)
- Đọc thêm:
+Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu)
+ Xúc cảnh (Nguyễn Đình Chiểu)
Bài 8. Tác gia Nguyễn Khuyến (5 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến (2 tiết)
- Giảng văn: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) (2 tiết)
- Giảng văn: Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) (1 tiết)
- Đọc thêm:
+ Thu ẩm (Nguyễn Khuyến)
+ Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
+ Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến)
Bài 9. Tiểu dẫn về Tú Xương và giảng văn bài Thương vợ (2 tiết)
Ôn tập (2 tiết)
Chương 3.
VĂN HỌC VN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM THÁNG 8 NĂM 1945
(39 tiết)
Bài 1. Khái quát về văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến CM tháng 8/1945 (3 tiết)
Bài 2. Tiểu dẫn về Phan Bội Châu và giảng văn bài “Bài ca chúc tết thanh niên” (2 tiết)
Bài 3. Tiểu dẫn về Tản Đà và giảng văn Thề non nước (2 tiết)
- Đọc thêm:
+ Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
+ Cha con nghĩa nặng (trích – Hồ Biểu Chánh)
Bài 4. Tác gia Xuân Diệu (3 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Xuân Diệu (1 tiết)
- Giảng văn: Vội vàng (2 tiết)
- Đọc thêm: Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)
Bài 5. Tiểu dẫn về Huy Cận và giảng văn “Tràng giang” (2 tiết)
- Đọc thêm:
+ Tương tư (Nguyễn Bính)
+ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
Bài 6. Tiểu dẫn về Thạch Lam và giảng văn “Hai đứa trẻ” (3 tiết)
Bài 7. Tác gia Nguyễn Tuân (5 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân (2 tiết)
- Giảng văn: “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) (3 tiết)
Bài 8. Giảng văn “Hạnh phúc của một tang gia” (3 tiết)
(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
Đọc thêm: Xuân tóc đỏ vĩ nhân (trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
Bài 9. Tác gia Nam Cao (7 tiết)
- Thân thế và sự nghiệp văn học của Nam Cao (2 tiết)
- Giảng văn: Chí Phèo (Nam Cao) (3 tiết)
- Giảng văn: Đời thừa (Nam Cao) (2 tiết)
- Đọc thêm: Lão Hạc (Nam Cao)
Bài 10. Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (7 tiết)
- Sự nghiệp văn học của NAQ-HCM (1 tiết)
- Giảng văn:
+ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) (3 tiết)
+ Nhật ký trong tù: Giới thiệu chung về tác phẩm (1 tiết)
- Giảng văn: Giải đi sớm (2 tiết)
- Đọc thêm:
+ Chiều tối
+ Mới ra tù tập leo núi
Ôn tập (2 tiết)
Chương 4.
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG 8/1945 ĐẾN 1975
(33 tiết)
Bài 1. Khái quát về văn học Việt Nam từ CM/8-1945 đến 1975 (3 tiết)
Bài 2. Giảng văn: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) (2 tiết)
Bài 3. Giảng văn: Tây tiến (Quang Dũng) (2 tiết)
Bài 4. Giảng văn: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) (2 tiết)
Bài 5. Giảng văn: Đôi mắt (Nam Cao) (2 tiết)
Bài 6. Giảng văn: Vợ chồng APhủ (trích – Tô Hoài) (3 tiết)
Bài 7. Giảng văn: Vợ nhặt (Kim Lân) (2 tiết)
Bài 8. Tác gia Tố Hữu (2 tiết)
Bài 9. Giảng văn: Việt Bắc (2 tiết)
Bài 10. Giảng văn: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) (2 tiết)
Bài 11. Giảng văn: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) (3 tiết)
Bài 12. Giảng văn: Sóng (Xuân Quỳnh) (2 tiết)
Ôn tập (6 tiết)
(Có thể thu xếp thời gian tổ chức ngoại khóa phần Văn học viết cho học sinh bằng hình thức: cho học sinh xem các bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học như: Số đỏ, Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu, Đất nước đứng lên…)
B. LÝ LUẬN VĂN HỌC (20 tiết)
Bài 1. Văn học là gì? Đặc trưng của văn học (3 tiết)
Bài 2. Tác phẩm văn học (4 tiết)
Bài 3. Thể loại tác phẩm văn học (4 tiết)
Bài 4. Sự phát triển của lịch sử văn học (2 tiết)
Bài 5. Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học (4 tiết)
Ôn tập (3 tiết)
C. TIẾNG VIỆT (61 tiết)
Bài 1. Tiếng Việt – Đặc điểm loại hình Tiếng Việt (2 tiết)
Bài 2. Chữ quốc ngữ và một số quy tắc chính tả của Tiếng Việt hiện đại (6 tiết)
1. Khái niệm chữ viết và chữ viết Tiếng Việt. Sơ lược về quá trình hình thành chữ viết Tiếng Việt – chữ nôm và chữ quốc ngữ. (1 tiết)
2. Chính tả và một số quy tắc chính tả của tiếng Việt hiện đại (3 tiết)
- Âm và chữ cái. Âm tiết, thanh điệu và dấu thanh điệu. Quy tắc viết hoa, quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.
- Các lỗi chính tả thông thường
3. Luyện tập (2 tiết)
Bài 3. Từ ngữ tiếng Việt (15 tiết)
1. Khái quá chung về từ vựng tiếng Việt (2 tiết)
- Từ vụng tiếng Việt.
- Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Việt
- Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt
- Các loại từ: Từ đơn, từ ghép, từ láy, ngữ cố định…
2. Nghĩa của từ (4 tiết)
- Khái niệm nghĩa của từ
- Từ nhiều nghĩa
- Từ gần âm và đồng âm
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- Trường nghĩa
3. Các biện pháp tu từ từ vựng (3 tiết)
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ.
- Cường điệu và nói giảm.
- Chơi chữ.
- Đối.
4. Lựa chọn từ ngữ (1 tiết)
- Mục đích của sự lựa chọn từ ngữ
- Các thao tác lựa chọn từ ngữ
5. Một số lỗi dùng từ thường gặp (2 tiết)
- Dùng lặp từ, thừa từ
- Dùng từ không đúng nghĩa, không đúng âm.
- Dùng từ không hợp phong cách chức năng.
6. Luyện tập (3 tiết)
Bài 4. Ngữ pháp tiếng Việt (21 tiết)
1. Khái niệm ngữ pháp (1 tiết)
2. Từ loại – Khái niệm từ loại. Phân loại từ loại tiếng Việt (3 tiết)
3. Cụm từ tự do (2 tiết)
4. Câu (8 tiết)
- Khái niệm về câu
- Đặc điểm của câu
- Nghĩa của câu
- Phân loại câu: Phân loại theo mục đích nói, phân loại theo cấu trúc.
- Các thành phần câu
- Dấu câu, cách sử dụng dấu câu.
- Câu trong văn bản, liên kết câu trong văn bản
- Lỗi về câu.
5. Một số biện pháp tu từ cú pháp (3 tiết)
6. Luyện tập (4 tiết)
Bài 5. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ (5 tiết)
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (1 tiết)
- Hoạt động giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp: (2 tiết)
- Chức năng thông báo
- Chức năng bộc lộ
- Chức năng hiệu lệnh tác động
3. Luyện tập (2 tiết)
Bài 6. Các phong cách chức năng của tiếng Việt (12 tiết)
1. Những hiểu biết cơ bản về phong cách học (1 tiết)
- Sơ giản về phong cách học
- Nói và viết
2. Khái niệm về phong cách chức năng (1 tiết)
3. Các phong cách chức năng của tiếng Việt (6 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ hành chính (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ khoa học (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ chính luận (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ văn chương (1 tiết)
4. Luyện tập (4 tiết)
A. LÀM VĂN (35 tiết)
Bài 1. Khái quát về bài văn và văn nghị luận (1 tiết)
Bài 2. Một số kỹ năng chính của làm văn nghị luận (7 tiết)
- Tìm hiểu đề và huy động kiến thức
- Lập ý và lập dàn ý.
- Lập luận và luận chứng.
- Mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
- Chọn và trình bày dẫn chứng
- Hành văn.
Bài 3. Một số kiểu bài nghị luận thường gặp (15 tiết)
1. Nghị luận xã hội (2 tiết)
2. Nghị luận văn học. Các kiểu bài nghị luận văn học
- Phân tích văn học (3 tiết)
- Bình giảng văn học (3 tiết)
- Bình luận văn học (2 tiết)
- Luyện tập (5 tiết)
Bài 4. Cách làm một văn bản hành chính, khoa học (12 tiết)
1. Tóm tắt một văn bản (một truyện ngắn, một văn bản nghị luận) (2 tiết)
2. Viết đơn từ thông thường (1 tiết)
3. Viết báo cáo (1 tiết)
4. Viết biên bản (1 tiết)
5. Viết tường trình (1 tiết)
6. Luyện tập (6 tiết)
Phần 2.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHỐI A-B
(84 tiết)
A. TIẾNG VIỆT (66 tiết)
Bài 1. Tiếng Việt – Đặc điểm loại hình tiếng Việt (4 tiết)
1. Tiếng Việt – nguồn gốc quan hệ thân thuộc
2. Một số đặc điểm loại hình của tiếng Việt
3. Tiếng Việt với tư cách một ngôn ngữ quốc gia
Bài 2. Chữ quốc ngữ và một số quy tắc chính tả của tiếng Việt hiện đại (6 tiết)
1. Khái niệm chữ viết và chữ viết tiếng Việt. Sơ lược về quá trình hình thành chữ viết tiếng Việt, chữ nôm và chữ quốc ngữ. (1 tiết)
2. Chính tả và một số quy tắc chính tả của tiếng Việt hiện đại (2 tiết)
- Âm và chữ cái. Âm tiết, thanh điệu và dấu thanh điệu
- Quy tắc viết hoa, viết phiên âm tiếng nước ngoài
- Các lỗi chính tả thông thường.
3. Luyện tập (3 tiết)
Bài 3. Từ ngữ tiếng Việt (15 tiết)
1. Khái quá chung về từ vựng tiếng Việt (2 tiết)
- Từ vựng tiếng Việt
- Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Việt
- Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt
- Các loại từ: từ đơn, từ ghép, từ láy, ngữ cố định…
2. Nghĩa của từ (4 tiết)
- Khái niệm nghĩa của từ
- Từ nhiều nghĩa
- Từ gần âm và từ đồng âm
- Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
- Trường nghĩa
3. Các biện pháp tu từ từ vựng (2 tiết)
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Cường điệu và nói giảm
- Chơi chữ
- Đối
4. Lựa chọn từ ngữ (1 tiết)
- Mục đích của sự lựa chọn từ ngữ
- Các thao tác lựa chọn từ ngữ
5. Một số lỗi dùng từ thường gặp (2 tiết)
- Dùng lặp từ, thừa từ.
- Dùng từ không đúng âm, không đúng nghĩa
- Dùng từ không hợp phong cách chức năng
6. Luyện tập (4 tiết)
Bài 4. Ngữ pháp tiếng Việt (21 tiết)
1. Khái niệm ngữ pháp (1 tiết)
2. Từ loại – khái niệm từ loại. Phân loại từ tiếng Việt (3 tiết)
3. Cụm từ tự do (2 tiết)
4. Câu (8 tiết)
- Khái niệm về câu
- Đặc điểm của câu
- Nghĩa của câu
- Phân loại câu: phân loại theo mục đích nói, phân loại theo cấu trúc câu.
- Các thành phần câu.
- Dấu câu và cách sử dụng dấu câu.
- Câu trong văn bản. Liên kết câu trong văn bản
- Lỗi về câu
5. Một số biện pháp tu từ cú pháp (3 tiết)
6. Luyện tập (4 tiết)
Bài 6. Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ (6 tiết)
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (2 tiết)
- Hoạt động giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp (2 tiết)
- Chức năng thông báo
- Chức năng bộc lộ
- Chức năng tác động
3. Luyện tập (2 tiết)
Bài 7. Các phong cách chức năng của tiếng Việt (14 tiết)
1. Những hiểu biết cơ bản về phong cách học (1 tiết)
- Sơ giản về phong cách học
- Nói và viết
2. Khái niệm về phong cách chức năng (1 tiết)
3. Các phong cách chức năng của tiếng Việt (6 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ hành chính (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ khoa học (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ chính luận (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ báo chí (1 tiết)
- Phong cách ngôn ngữ văn chương (1 tiết)
4. Luyện tập (6 tiết)
B. LÀM VĂN
CÁCH LÀM MỘT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH KHOA HỌC (18 tiết)
1. Tóm tắt một văn bản (một bài văn nghị luận, một văn bản khoa học, một truyện ngắn…) (2 tiết)
2. Viết đơn từ thông thường (1 tiết)
3. Viết báo cáo (1 tiết)
4. Viết bản tường trình (1 tiết)
5. Viết biên bản (1 tiết)
6. Luyện tập (12 tiết)
MÔN LỊCH SỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 168 tiết
I. MỤC ĐÍCH
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản môn Lịch sử ở Trung học phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt môn Lịch sử ở trình độ đại học, cao đẳng.
II. YÊU CẦU
Học sinh cần hiểu sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, mà nội dung của nó là sự phát triển từ thấp lên cao, mỗi thời kỳ lịch sử được đặc trưng bằng một trình độ phát triển nhất định của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, quá trình phát triển của lịch sử là một quá trình có quy luật. Học sinh cần nắm được thời gian của sự kiện, nội dung sự kiện, đánh giá sự kiện. Học sinh hiểu mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
STT |
Chương |
Tên chương – tên bài |
Số tiết |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Ôn tập |
|||
|
|
Phần I: Lịch sử cổ đại và trung đại |
|
|
|
01 |
Chương I |
Chương I: Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại |
17 |
16 |
01 |
|
|
Bài 1: Xã hội nguyên thủy |
|
02 |
|
|
|
Bài 2: Xã hội cổ đại |
|
04 |
|
|
|
Bài 3: Trung Quốc phong kiến |
|
03 |
|
|
|
Bài 4: Ấn độ và Đông Nam Á phong kiến |
|
03 |
|
|
|
Bài 5: Châu Âu phong kiến |
|
03 |
|
|
|
Bài 6: Tổng kết lịch sử thế giới Cổ - Trung đại Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi |
|
|
01 |
02 |
Chương II |
Chương II: Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại |
17 |
16 |
01 |
|
|
Bài 1: Thời kỳ bắt đầu dựng nước |
|
02 |
|
|
|
Bài 2: Mười thế kỷ đấu tranh chống Bắc thuộc |
|
03 |
|
|
|
Bài 3: Thời kỳ văn minh Đại Việt |
|
05 |
|
|
|
Bài 4: Nước Đại Việt từ thế kỷ XVI-XVII |
|
02 |
|
|
|
Bài 5: Thời kỳ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX |
|
03 |
|
|
|
Bài 6: Tổng kết lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi |
|
01 |
01 |
|
|
Phần II: Lịch sử cận đại |
|
|
|
|
|
Chương I: Lịch sử cận đại thế giới |
28 |
26 |
02 |
03 |
Chương I |
Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại |
|
03 |
|
|
|
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp |
|
02 |
|
|
|
Bài 3: Phong trào công nhân và sự ra đời của CNXH khoa học. Quốc tế thứ nhất |
|
02 |
|
|
|
Bài 4: CNTB trở thành hệ thống thế giới |
|
02 |
|
|
|
Bài 5: Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ la tinh chống CNTD |
|
02 |
|
|
|
Bài 6: Những thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX |
|
02 |
|
|
|
Bài 7: Công xã Pa-ri |
|
02 |
|
|
|
Bài 8: Các nước đế quốc chủ nghĩa Âu-Mỹ |
|
02 |
|
|
|
Bài 9: Các nước Á, Phi, Mỹ la tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX |
|
03 |
|
|
|
Bài 10: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX |
|
02 |
|
|
|
Bài 11: Quan hệ quốc tế và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất |
|
02 |
|
|
|
Bài 12: Tổng kết lịch sử thế giới cận đại Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi |
|
02 |
02 |
04 |
Chương II |
Chương II: Lịch sử Việt Nam cận đại |
34 |
32 |
02 |
|
|
Bài 1: Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX |
|
04 |
|
|
|
Bài 2: Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1918 |
|
06 |
|
|
|
Bài 3: Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930 |
|
10 |
|
|
|
Bài 4: Cách mạng Việt Nam từ 1930-1945 |
|
10 |
|
|
|
Bài 5: Tổng kết lịch sử Việt Nam cận đại Rèn luyện kỹ năng trả lời |
|
02 |
02 |
|
|
Phần III: Lịch sử hiện đại Chương I: Lịch sử thế giới hiện đại thế giới |
34 |
32 |
02 |
05 |
Chương I |
Bài 1: Cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917 |
|
03 |
|
|
|
Bài 2: Liên Xô xây dựng CNXH (1921-1941) |
|
02 |
|
|
|
Bài 3: Phong trào cách mạng thế giới (1918-1939) |
|
02 |
|
|
|
Bài 4: Các nước tư bản chủ yếu (1918-1929) |
|
02 |
|
|
|
Bài 5: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) |
|
03 |
|
|
|
Bài 6: Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai |
|
04 |
|
|
|
Bài 7: Các nước Á, Phi, Mỹ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai |
|
05 |
|
|
|
Bài 8: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai |
|
04 |
|
|
|
Bài 9: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai |
|
03 |
|
|
|
Bài 10: Sự phát triển của khoa học công nghệ sau chiến tranh thế giới thứ hai |
|
02 |
|
|
|
Bài 11: Tổng kết lịch sử hiện đại thế giới Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi |
|
02 |
02 |
06 |
Chương II |
Chương II: Lịch sử hiện đại Việt Nam |
38 |
36 |
02 |
|
|
Bài 1: Cách mạng Việt Nam từ 1945 – 1954 |
|
12 |
|
|
|
Bài 2: Cách mạng Việt Nam từ 1975-1975 |
|
18 |
|
|
|
Bài 3: Cách mạng Việt Nam từ 1975 đến nay |
|
04 |
|
|
|
Bài 4: Tổng kết lịch sử hiện đại Việt Nam Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi |
|
02 |
02 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
LỊCH SỬ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương 1.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
(17 tiết)
Bài 1. Xã hội nguyên thủy (2 tiết)
I.1. Sự xuất hiện loài người và đời sống của bầy người nguyên thủy
I.2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
I.3. Đời sống của con người xã hội nguyên thủy
I.4. Xã hội loài người
I.5. Buổi đầu của thời đại kim khí
I.6. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
Bài 2. Xã hội cổ đại (4 tiết)
I. Các quốc gia cổ đại phương Đông
I.1. Điều kiện tự nhiên và sản xuất ban đầu
II.2. Xã hội có giai cấp đầu tiên: 3 tầng lớp
II.3. Chế độ chuyên chế cổ đại
II. Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải
II.1. Điều kiện thiên nhiên và cuộc sống ban đầu của con người
II.2. Sự phát triển của Thủ công nghiệp và Thương nghiệp
II.3. Chế độ chiếm nô.
II.4. Tổ chức thành bang
II.5. Quan hệ của thành bang
II.6. Cuộc đấu tranh của nô lệ
III. Văn hóa cổ đại
III.1. Văn hóa cổ đại phương Đông
III.1.1. Sự ra đời của Lịch và Thiên văn
III.1.2. Chữ viết và ghi chép
III.1.3. Toán học
III.1.4. Kiến trúc
III.2. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô Ma
III.2.1. Lịch và chữ viết
III.2.2. Sự ra đời của khoa học
III.2.3. Văn chương
III.2.4. Nghệ thuật
Bài 3. Trung Quốc phong kiến (3 tiết)
I. Sự hình thành xã hội phong kiến
II. Chế độ phong kiến Trung Quốc thời Tần – Hán (221 TCN-206 TCN), (206 TCN-211)
III. Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường (617-907)
IV. Sự thống trị của nhà Nguyên (1279-1368)
V. Trung Quốc thời Minh – Thanh (1338-1644), (1644-1911)
VI. Văn hóa Trung Quốc
Bài 4. Ấn Độ và Đông Nam Á phong kiến (3 tiết)
I. Ấn Độ
I.1. Những trang sử đầu tiên
I.2. Ấn Độ Hồi giáo và Ấn Độ Môgôl
I.3. Văn hóa Ấn Độ
II. Sự hình thành các vương quốc chính ở Đông Nam Á
II.1. Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á
II.2. Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào
II.3. Các vương quốc khác
Bài 5. Châu Âu phong kiến (3 tiết)
I. Thời kỳ hình thành, củng cố và phát triển của chế độ phong kiến ở Châu Âu (từ thế kỷ V-XV)
I.1 Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Châu Âu
I.2. Xã hội phong kiến châu Âu
I.3. Thành thị trung đại
II. Sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu (thế kỷ XVI-XVII).
II.1. Những cuộc phát kiến địa lý
II.2. Sự nảy sinh CNTB ở châu Âu
II.3. Phong trào văn hóa phục hưng
II.4. Phong trào cải cách tôn giáo
II.5. Chiến tranh nông dân Đức
Bài 6. Tổng kết lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (1 tiết)
I. Xã hội nguyên thủy
I.1. Đời sống vật chất
I.2. Đời sống tinh thần
I.3. Quan hệ xã hội
II. Xã hội cổ đại
II.1. Xã hội cổ đại phương Đông
II.2. Xã hội cổ đại Địa Trung Hải
III. Thời trung đại
III.1. Xã hội phong kiến phương Đông
II.2. Châu Âu phong kiến
III.3. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (1 tiết)
Chương 2.
LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ - TRUNG ĐẠI
(17 tiết)
Bài 1. Thời kỳ bắt đầu dựng nước (2 tiết)
I. Một vài nét về đất nước và con người Việt Nam
II. Sự hình thành nhà nước đầu tiên
II.1. Đời sống kinh tế, vật chất của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc.
II.2. Đời sống tinh thần
II.3. Vị trí, ý nghĩa của thời kỳ đầu dựng nước
Bài 2. Mười thế kỷ đấu tranh trong thời kỳ chống bắc thuộc (3 tiết)
I. Chính sách nô dịch và đồng hóa của phong kiến Trung Quốc
II. Khái quát về quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
III. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi
Bài 3. Thời kỳ văn minh Đại Việt (5 tiết)
I. Quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam (các triều Lý, Trần, Lê)
II. Văn hóa Đại Việt
III. Những cuộc đấu tranh giữ nước và giải phóng dân tộc tiêu biểu (chống Tống, Nguyên, Minh)
Bài 4. Nước Đại Việt từ thế kỷ XVI-XVII (2 tiết)
I. Sự sụp đổ của nhà nước trung ương tập quyền, tình hình chia cắt đất nước và hỗn chiến phong kiến
II. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa
Bài 5. Thời kỳ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX (3 tiết)
I. Chế độ vua Lê-chúa Trịnh và phong trào nông dân Đàng ngoài
II. Phong trào nông dân Tây Sơn và cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, khôi phục quốc gia thống nhất.
III. Sự thành lập vương triều Nguyễn và những đặc điểm của nó
IV. Văn hóa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Bài 6. Tổng kết lịch sử cổ - trung đại Việt Nam (1 tiết)
I. Lịch sử cổ đại
I.1. Thời kỳ bắt đầu dựng nước
I.2. Mười thế kỷ đấu tranh chống Bắc thuộc
II. Lịch sử trung đại
II.1. Văn minh Đại Việt
II.2. Truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (1 tiết)
Phần 2.
LỊCH SỬ CẬN ĐẠI
Chương 1.
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(28 tiết)
Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại (3 tiết)
I. Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỷ XVI
I.1. Tình hình
I.2. Diễn biến cách mạng
II. Cách mạng tư sản Anh
II.1. Tiền đề cách mạng
II.2. Diễn biến cách mạng
II.3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh.
III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ.
III.1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mỹ và nguyên nhân cuộc chiến tranh
III.2. Diễn biến chiến tranh (1775-1783) và việc thành lập Hợp chủng quốc châu Mỹ
III.3. Tính chất và ý nghĩa của chiến tranh
Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (2 tiết)
I. Cách mạng bùng nổ
II. Đỉnh cao và thoái trào của cách mạng
III. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp 1789
Bài 3. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Quốc tế thứ nhất (2 tiết)
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX
II. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
III. Quốc tế thứ nhất
Bài 4. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống Thế giới (2 tiết)
I. Cuộc vận động thống nhất nước Đức và Italia
II.1. Cuộc vận động thống nhất nước Đức
II.2. Cuộc vận động thống nhất Italia
II. Cải cách nông nô ở Nga và nội chiến ở Mỹ
II.1. Cải cách nông nô ở Nga
II.2. Nội chiến ở Mỹ
II.3. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới
Bài 5. Sự xâm lược của các nước tư bản phương tây và cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ la tinh chống chủ nghĩa thực dân (2 tiết)
I. Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây
I.1. Sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây vào các nước Á, Phi, Mỹ la tinh
I.2. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Á, Phi, Mỹ la tinh
II. Thực dân xâm lược Ấn Độ và Trung Quốc
II.1. Ấn Độ
II.2. Trung Quốc
Bài 6. Những thành tựu phát triển của khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX (2 tiết)
I. Khoa học và công nghệ
I.1. Sự tiến bộ về kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông liên lạc và quân sự
I.2. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên và những bước tiến của khoa học xã hội
II. Văn học và nghệ thuật
Bài 7. Công xã Pa-ri (2 tiết)
I. Sự thành lập công xã.
II. Công xã Pa-ri nhà nước kiểu mới.
III. Công xã thất bại, ý nghĩa lịch sử của công xã.
Bài 8. Các nước đế quốc chủ nghĩa Âu-Mỹ (2 tiết)
I Các nước đế quốc chủ nghĩa Anh - Pháp
I.1. Anh
I.2. Pháp
II. Các nước đế quốc chủ nghĩa Đức – Mỹ
II.1. Đức
II.2. Mỹ
Bài 9. Các nước Á, Phi, Mĩ la tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (3 tiết)
I. Nhật bản
I.1. Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX
I.2. Cuộc cải cách Minh Trị
I.3. Sự chuyển biến của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị
II. Trung Quốc
II.1. Cuộc đấu tranh chống phong kiến, chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
II.2. Cách mạng Tân Hợi
III. Quá trình hoàn thành xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở Á, Phi, Mỹ la tinh
III.1. Hoàn thành xâm lược thuộc địa giữa các cường quốc tư bản
III.2. Việc khai thác và bóc lột thuộc địa
IV. Bước đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
IV.1. Ấn Độ
IV.2. Đông Nam Á
IV.3. Các nơi khác
Bài 10. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (2 tiết)
I. Phong trào công nhân Âu – Mỹ.
I.1. Phong trào công nhân Tây Âu và Bắc Mỹ
I.2. Quốc tế thứ hai (1889-1914)
II. Phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX, cách mạng 1905
II.1. Sự thành lập Đảng và vô sản kiểu mới ở Nga
II.2. Cuộc cách mạng Nga 1905-1907
Bài 11. Quan hệ quốc tế và cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (2 tiết)
I. Quan hệ quốc tế trước chiến tranh
II. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918
II.1. Nguyên nhân chiến tranh
II.2. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)
Bài 12. Tổng kết lịch sử thế giới cận đại (2 tiết)
I. Thời kỳ thứ nhất (1566-1870): CNTB tự do cạnh tranh
I.1. Cách mạng tư sản và vai trò của giai cấp tư sản
I.2. Sự phát triển kinh tế TBCN
I.3. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
II. Thời kỳ thứ hai (1871-1918): CNTB độc quyền
II.1. CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang CNTB độc quyền
II.2. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân
II.3. Chiến tranh thế giới thứ nhất và cách mạng tháng Mười Nga 1917
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (2 tiết)
Chương 2.
LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
(34 tiết)
Bài 1. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX (4 tiết)
I. Việt Nam trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây và Pháp
I.1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn
I.2. Những thách thức lịch sử và chính sách bảo thủ của triều Nguyễn
I.3. Cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
II. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, Nam Kỳ, Bắc Kỳ (1858-1884).
II.1. Kháng chiến chống Pháp xâm lược Đà Nẵng, Nam Kỳ
II.2. Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ
III. Phong trào yêu nước hưởng ứng chiếu Cần Vương
III.1. Phong trào Cần Vương bùng nổ
III.2. Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
Bài 2. Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1918 (6 tiết)
I. Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp và ảnh hưởng của nó đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam
I.1. Chính sách cai trị
I.2. Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
II. Điều kiện lịch sử mới và sự ra đời của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản
II.1. Điều kiện lịch sử mới
II.2. Sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa
III. Xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh
III.1. Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu
III.2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
IV. Phong trào nông dân Yên Thế
V. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất
V.1. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội
V.2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân
V.3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917)
V.4. Phong trào hội kín ở Nam Kỳ
V.5. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc ít người
V.6. Phong trào công nhân
Bài 3. Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930 (10 tiết)
I. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam
I.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
I.2. Tình hình chính trị, văn hóa, giáo dục Việt Nam
I.3. Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc hơn sau chiến tranh
II. Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1925.
II.1. Ảnh hưởng của tình hình thế giới đối với Việt Nam sau chiến tranh
II.2. Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926)
II.3. Phong trào công nhân (1919-1925)
II.4. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước
III. Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước thành lập Đảng (1925-1930)
III.1. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
III.2. Tân Việt cách mạng Đảng và sự phân hóa của tổ chức đó
III.3. Phong trào công nhân (1926-1929)
III.4. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
III.5. Việt Nam quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
IV. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
IV.1. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930)
IV.2. Hội nghị tháng 10-1930, luận cương chính trị.
IV.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
Bài 4. Cách mạng Việt Nam từ 1930-1945 (10 tiết)
I. Phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng
I.1. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh
I.2. Sự phục hồi lực lượng cách mạng sau khủng bố trắng của đế quốc Pháp
II. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939.
II.1. Tình hình thế giới, trong nước và chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương.
II.2. Các phong trào đấu tranh.
II.3. Kết quả, ý nghĩa của phong trào
III. Cuộc vận động cách mạng tháng Tám
III.1. Tình hình thế giới và trong nước.
III.2. Đường lối cách mạng Việt Nam.
III.3. Công cuộc xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
III.4. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
III.5. Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Bài 5. Tổng kết lịch sử cận đại Việt Nam (2 tiết)
I. Giai đoạn 1858-1918.
I.1. Trách nhiệm Nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
I.2. Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam
I.3. Những biến đổi trong xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
I.4. Các phong trào đấu tranh của nhân dân.
II. Giai đoạn 1919-1945
II.1. Từ 1919-1930
II.2. Từ 1930-1945.
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (2 tiết)
Phần 3.
LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI
Chương 1.
LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI
(34 tiết)
Bài 1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 (3 tiết)
I. Những tiền đề của Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 năm 1917
I.1. Những tiền đề của cách mạng
I.2. Cách mạng tháng hai-cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
I.3. Cách mạng chuyển từ dân chủ tư sản sang CMXHCN
II. Thắng lợi của cách mạng XHCN, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
II.1. Thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
II.2. Xây dựng chính quyền xô viết và chống thù trong giặc ngoài
II.3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười.
Bài 2. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) (2 tiết)
I. Công cuộc khôi phục kinh tế và bước đầu công nghiệp hóa XHCN (1921-1929)
I.1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế
I.2. Bước đầu công nghiệp hóa XHCN (1926-1929)
II. Bước đầu xây dựng những cơ sở kinh tế, xã hội của CNXH (1929-1941)
II.1. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp và hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1933)
II.2. Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937)
Bài 3. Phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1918-1939 (2 tiết)
I. Phong trào cách mạng ở các nước tư bản, Quốc tế cộng sản
I.1. Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản
I.2. Quốc tế cộng sản thành lập
I.3. Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh (1929-1939)
II. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
II.1. Mông Cổ, Trung Quốc
II.2. Ấn Độ, các nước Đông Nam Á
Bài 4. Các nước tư bản chủ yếu (1918-1939) (2 tiết)
I. Những nét chung
I.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918-1939
I.2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và những hậu quả của nó
II. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản và nguy cơ chiến tranh
II.1. Chủ nghĩa phát xít Italia
II.2. Chủ nghĩa phát xít kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật
II.3. Chủ nghĩa phát xít Đức
Bài 5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (3 tiết)
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
II. Diễn biến chiến tranh
II.1. Chiến tranh bùng nổ, Đức đánh chiếm châu Âu
II.2. Đức tấn công Liên Xô, chiến tranh lan rộng khắp thế giới (tháng 6 năm 1941 đến cuối năm 1942)
II.3. Chiến thắng Xtalingrat và bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới.
II.4. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt
II.5. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật sụp đổ
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 6. Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (4 tiết)
I. Liên Xô
I.1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH (từ 1945 đến nửa đầu những năm 1970)
I.2. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô
II. Các nước Đông Âu
II.1. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập
II.2. Hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân
II.3. Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 đến nửa đầu những năm 70)
III. Tình hình xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu (từ nửa sau những năm 70 đến 1991)
III.1. Nguyên nhân
III.2. Cuộc khủng hoảng của CNXH ở các nước Đông Âu
IV. Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước XHCN
IV.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
IV.2. Tổ chức liên minh phòng thủ Vác-sa-va
IV.3. Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, Đông Âu và các nước XHCN
Bài 7. Các nước Á, Phi, Mỹ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai (5 tiết)
I. Trung Quốc
I.1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi
I.2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959)
I.3. Tình hình Trung Quốc từ năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay
II. Các nước Đông Nam Á
II.1. Lào
II.2. Campuchia
II.3. Inđônêxia và Thái Lan
II.4. Các nước Đông Nam Á khác
II.5. Khối quân sự SEATO và tổ chức ASEAN
III. Ấn Độ, Triều Tiên và khu vực Trung Đông
III.1. Ấn Độ
III.2. Triều Tiên
III.3. Khu vực Trung Đông
IV. Các nước châu Phi
IV.1. Những nét chung
IV.2. Một số phong trào cách mạng tiêu biểu của châu Phi
V. Các nước Mỹ la tinh
V.1. Những nét chung
V.2. Cu Ba
Bài 8. Mỹ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (4 tiết)
I. Mỹ
I.1. Kinh tế - khoa học – kỹ thuật
I.2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Mĩ
I.3. Chính sách đối ngoại
II. Nhật bản
II.1. Kinh tế - khoa học – kỹ thuật
II.2. Tình hình chính trị và chính sách đối nội của giới cầm quyền Nhật.
II.3. Chính sách đối ngoại
III. Các nước Tây Âu
III.1. Pháp
III.2. Anh
III.3. Đức
III.4. Tình hình các nước Tây Âu khác
III.5. Khối thị trường chung châu âu (EEC)
III.6. Những nét chung về hệ thống TBCN sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1991).
Bài 9. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (3 tiết)
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh (1945-1947)
I.1. Hội nghị Ianta và sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
I.2. Tổ chức Liên hợp quốc
I.3. Việc giải quyết vấn đề các nước chiến bại sau chiến tranh
II. Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mỹ
II.1. Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mỹ
II.2. Cuộc đấu tranh giành hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới.
III. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta và một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành (từ cuối những năm 80)
III.1. Từ đối đầu chuyển sang đối thoại và hợp tác thời kỳ sau “chiến tranh lạnh”
III.2. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta và một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành
Bài 10. Sự phát triển của khoa học công nghệ sau chiến tranh thế giới hai (2 tiết)
I. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học
II. Nội dung và thành tựu
III. Vị trí, ý nghĩa
Bài 11. Tổng kết lịch sử hiện đại thế giới (2 tiết)
I. Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1991)
II. Phân kỳ lịch sử thế giới hiện đại
II.1. Từ 1917-1945
II.2. Từ 1945-nửa đầu những năm 70.
II.3. Từ nửa sau những năm 70 đến 1991.
III. Xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (2 tiết)
Chương 2.
LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
(38 tiết)
Bài 1. Cách mạng Việt Nam từ 1945-1954 (12 tiết)
1. Kháng chiến và kiến quốc trong những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945-19/12/1946)
I.1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
I.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu xây dựng đất nước
I.3. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
II. Âm mưu và hành động xâm lược trở lại của thực dân Pháp và chủ trương kháng chiến của ta
II.1. Âm mưu và hành động xâm lược trở lại của Pháp
II.2. Chủ trương kháng chiến của ta
III. Những thắng lợi toàn diện ở hậu phương và tiền tuyến của cuộc kháng chiến của ta
III.1. Trên mặt trận chính trị
III.2. Trên mặt trận kinh tế
III.3. Trên mặt trận văn hóa
III.4. Trên mặt trận ngoại giao
III.5. Trên mặt trận quân sự
IV. Âm mưu mới của Pháp-Mỹ và chủ trương của ta trong Đông – Xuân 1953-1954. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ
IV.1. Âm mưu mới của Pháp-Mỹ
IV.2. Chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953-1954
IV.3. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
IV.4. Chiến dịch Điện Biên Phủ
V. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
V.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hội nghị
V.2. Nội dung chủ yếu của hiệp định
V.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của hiệp định
V.4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Bài 2. Việt Nam từ 1954-1975 (18 tiết)
I. Âm mưu và hành động xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ và chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng của Đảng
I.1. Âm mưu và hành động xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ
I.2. Chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng
II. Tiến hành cách mạng XHCN ở Miền Bắc: hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1965)
II.1. Thực trạng kinh tế, xã hội Miền Bắc sau 1954
II.2. Hoàn thành cải cách ruộng đất, Khôi phục kinh tế (1955-1957)
II.3. Cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa (1958-1960)
II.4. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965)
III. Đấu tranh chống Mỹ, Ngụy ở Miền Nam giai đoạn 1954-1960, 1960-1965
III.1. Giai đoạn 1954-1960: Đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm, củng cố hòa bình, phong trào Đồng Khởi.
III.2. Giai đoạn 1961-1965: Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
IV. Miền Bắc trong những năm 1965-1973
IV.1. Thời kỳ 1965-1968
IV.2. Thời kỳ 1969-1973
V. Miền Nam trong những năm 1965-1968, 1969-1973
V.1. Thời kỳ 1965-1968: Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mỹ
V.2. Thời kỳ 1969-1973: Miền Nam chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” phối hợp với Lào và Campuchia chống “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ
VI. Hội nghị Pa-ri và Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
VI.1. Hội nghị Pa-ri
VI.2. Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri, ý nghĩa Hiệp định
VII. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam
VII.1. Hoàn cảnh lịch sử
VII.2. Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam
VII.3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
VIII. Ý nghĩa lịch sử, Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
VIII.1. Ý nghĩa lịch sử
VIII.2. Nguyên nhân thắng lợi
Bài 3. Việt Nam từ 1975 đến nay (4 tiết)
I. Khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
I.1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng
I.2. Hoàn thành thống nhất đất nước
I.3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
II. Đất nước bước đầu đi lên CNXH (1975-1986)
II.1. Thời kỳ 1976-1980
II.2. Thời kỳ 1981-1985
III. Cả nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986 đến nay)
III.1. Đường lối đổi mới
III.2. Một số thành tựu và hạn chế bước đầu
Bài 4. Tổng kết lịch sử hiện đại Việt Nam (2 tiết)
I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử phát triển
I.1. Giai đoạn 1945-1954
I.2. Giai đoạn 1954-1975
I.3. Giai đoạn 1975-1991
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi (2 tiết)
MÔN ĐỊA LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 168 tiết (Lý thuyết: 116 tiết; Bài tập: 30 tiết; Ôn tập, kiểm tra 22 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Củng cố lại một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình địa lý trong trường phổ thông. Rèn luyện phương pháp tư duy trong việc học địa lý, giúp học sinh có đủ năng lực để học tốt môn Địa lý ở trình độ đại học, cao đẳng.
II. YÊU CẦU
Tập trung rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh: Quan sát, phân tích tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tượng địa lý cũng như sử dụng bản đồ, lập và vẽ các loại biểu đồ và phân tích số liệu thống kê …
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
STT |
Phần |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Bài tập |
Ôn tập |
||||
1 |
Địa lý đại cương |
I |
Địa lý tự nhiên đại cương |
40 |
30 |
6 |
4 |
II |
Địa lý KT-XH đại cương |
30 |
20 |
8 |
2 |
||
2 |
Địa lý KT-XH thế giới |
I |
Những vấn đề KT-XH thời kỳ hiện đại |
7 |
5 |
1 |
1 |
II |
Giới thiệu một số khối kinh tế |
7 |
4 |
2 |
1 |
||
III |
Địa lý KT-XH một số nước trên thế giới |
12 |
8 |
2 |
2 |
||
3 |
Địa lý KT-XH Việt Nam |
I |
Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế xã hội |
13 |
10 |
2 |
1 |
II |
Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội |
27 |
20 |
5 |
2 |
||
III |
Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng |
20 |
15 |
3 |
2 |
||
IV |
Việt Nam trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á |
6 |
4 |
1 |
1 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần 1.
ĐỊA LÝ ĐẠI CƯƠNG
(70 tiết)
Chương 1.
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
(40 tiết)
I.1. Hành tinh trái đất (12 tiết)
I.1.1. Trái đất trong hệ Mặt trời và Vũ trụ.
I.1.2. Các chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó.
I.1.3. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của Trái đất.
I.1.4. Các biểu hiện Trái đất.
I.1.5. Thực hành.
I.2. Thạch quyển và các dạng địa hình (4 tiết)
I.2.1. Các thành phần của thạch quyển.
I.2.2. Sự vận động của vỏ trái đất: Nội và ngoại lực. Các dạng địa hình.
I.3. Khí quyển (6 tiết)
I.3.1. Cấu trúc của khí quyển và hoàn lưu.
I.3.2. Thời tiết và khí hậu
I.3.3. Thực hành
Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số kiểu khí hậu.
I.4. Thủy quyển (3 tiết)
I.4.1. Thành phần và một số đặc tính hóa cơ bản của thủy quyển
I.4.2. Sự phân bố nước trong tự nhiên và tuần hoàn của nước
I.4.3. Vai trò của nước trong tự nhiên và xã hội
I.5. Thổ nhưỡng và sinh quyển (6 tiết)
I.5.1. Thổ nhưỡng. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
I.5.2. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật
I.5.3. Sự phân bố của sinh vật và đất trên trái đất
I.5.4. Thực hành
Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất.
I.6. Lớp vỏ cảnh quan và một số quy luật của lớp vỏ cảnh quan (5 tiết)
I.6.1. Lớp vỏ cảnh quan và cảnh quan
I.6.2. Một số cảnh quan trên trái đất
I.6.3. Các quy luật địa lý chung của trái đất
Ôn tập chương I (4 tiết)
Chương 2.
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG
(30 tiết)
II.1. Địa lý dân cư (7 tiết)
II.1.1. Động lực, kết cấu dân số
II.1.2. Các chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo
II.1.3. Sự phân bố dân cư và đô thị hóa
II.1.4. Bài tập thực hành
Cho bảng số liệu về diện tích, dân số thế giới và châu lục năm 1995 và 2001.
Yêu cầu:
- Tính mật độ dân số toàn thế giới và từng châu lục năm 1995, 2001.
- Vẽ biểu đồ và nhận xét.
II.2. Nền kinh tế quốc dân (2 tiết)
II.2.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế
II.2.2. Cơ cấu nền kinh tế (các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế)
II.3. Địa lý nông nghiệp (6 tiết)
II.3.1. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
II.3.2. Địa lý ngành trồng trọt và chăn nuôi
II.3.3. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
II.3.4. Thực hành
Xây dựng một bản đồ - biểu đồ về sản lượng lương thực, cơ cấu sản lượng lương thực của một số nước trên thế giới và nêu nhận xét.
II.4. Địa lý công nghiệp (5 tiết)
II.4.1. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
II.4.2. Địa lý một số ngành công nghiệp
II.4.3. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
II.4.4. Bài tập thực hành
- Lập bảng để phân biệt các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới.
II.5. Địa lý dịch vụ (4 tiết)
II.5.1. Đặc điểm các ngành dịch vụ
II.5.2. Địa lý một số ngành dịch vụ
II.6. Môi trường và sự phát triển bền vững (4 tiết)
II.6.1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II.6.2. Môi trường và sự phát triển bền vững
II.6.3. Thực hành
- Tìm hiểu một vấn đề môi trường của địa phương
- Cho học sinh xem phim ảnh tư liệu về hiện trạng môi trường ở một số địa phương để các em hiểu rõ về nguyên nhân, hậu quả và đưa ra biện pháp khắc phục.
Ôn tập chương II (2 tiết)
Phần 2.
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
(26 tiết)
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
(7 tiết)
I.1. Vai trò của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự thay đổi trong nền kinh tế - xã hội thế giới (1 tiết)
I.2. Xu hướng phát triển (quốc tế hóa, khu vực hóa) và các vấn đề có ý nghĩa toàn cầu (môi trường, dân số, đô thị hóa) (2 tiết)
I.3. Các nước đang phát triển và các nước phát triển (đặc điểm, phân loại) (2 tiết)
I.4. Thực hành: Nhận biết các nước trên bản đồ chính trị thế giới. Lập bảng thống kê về diện tích, dân số năm 2001 của các nước Đông Nam Á và vẽ biểu đồ so sánh (1 tiết)
Ôn tập chương I (1 tiết)
Chương 2.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHỐI KINH TẾ
(7 tiết)
II.1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1 tiết)
II.2. Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) (1 tiết)
II.3. Liên minh Châu Âu (EU) (1 tiết)
II.4. Khối buôn bán tự do Bắc Mỹ (NAFTA) (1 tiết)
II.5. Thực hành (2 tiết)
Lập bảng so sánh các chỉ tiêu của một số khối kinh tế
Ôn tập chung II (1 tiết)
Chương 3.
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
(12 tiết)
III.1. Hoa kỳ (2 tiết)
III.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.1.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.2. Nhật Bản (2 tiết)
III.2.1. Khát quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.2.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.3. Pháp (1 tiết)
III.3.1. Khát quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.3.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.4. Liên bang Nga (1 tiết)
III.4.1. Khát quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.4.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.5. Trung Quốc (1 tiết)
III.5.1. Khát quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.5.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.6. Thái Lan (1 tiết)
III.6.1. Khát quát về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
III.6.2. Quá trình phát triển và những thành tựu của nền kinh tế
III.7. Thực hành (2 tiết)
Xây dựng biểu đồ địa lý kinh tế - xã hội.
Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu:
- Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của một số nước trong các năm 1980, 1990, 2000.
- So sánh cơ cấu GDP giữa các nhóm nước có thu nhập cao, trung bình và thấp.
- Tính GDP/người và GNP/người của các nước và cho nhận xét về sự khác biệt đó.
Ôn tập chương III (2 tiết)
Phần 3.
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
(66 tiết)
Chương 1.
CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
(13 tiết)
I.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên (5 tiết)
I.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Chương 3.
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG CÁC VÙNG
(20 tiết)
III.1. Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các đồng bằng (7 tiết)
III.1.1. Đồng bằng sông Hồng
III.1.2. Đồng bằng sông Cửu Long
III.1.3. Thực hành
Các dạng câu hỏi phân tích số liệu và hướng dẫn cách phân tích số liệu.
Bài tập cụ thể: Dựa vào bảng số liệu về diện tích gieo trồng lúa (triệu ha), sản lượng lúa (triệu tấn), bình quân lương thực/người (kg) hãy nhận xét về vị trí của hai vùng đồng bằng S. Hồng, đồng bằng S. Cửu Long trong sản xuất lúa cả nước và so sánh hai đồng bằng về sản xuất lúa.
III.2. Những vấn đề phát triển KT-XH ở Duyên hải Miền Trung (2 tiết)
III.3. Những vấn đề phát triển KT-XH ở Trung du và Miền núi (9 tiết)
III.3.1. Trung du và miền núi phía Bắc
III.3.2. Tây Nguyên
III.3.3. Đông Nam Bộ
III.3.4. Thực hành
Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Miền núi trung du phía Bắc.
Ôn tập chương III (2 tiết)
Chương 4.
VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(6 tiết)
IV.1. Các vấn đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á (2 tiết)
IV.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
IV.1.2. Một số vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ tự nhiên
IV.2. Các vấn đề phát triển kinh tế ở vùng Đông Nam Á (1 tiết)
IV.2.1. Vấn đề dân số và vấn đề dân tộc.
IV.2.2. Vấn đề đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế
IV.2.3. Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội
IV.3. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á (1 tiết)
IV.3.1. Những mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã hình thành giữa nước ta và các nước Đông Nam Á.
IV.3.2. Những cơ hội cho sự mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
IV.4. Thực hành (1 tiết)
Dựa vào bảng số liệu về số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép vào nước ta qua một số năm, hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và nêu nhận xét.
Ôn tập chương IV (1 tiết)
MÔN TIN HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 84 tiết (Lý thuyết: 51 tiết; Thực hành: 33 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh dự bị đại học tiếp cận một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình Tin học đại cương. Rèn luyện phương pháp tư duy trong việc học môn Tin học, giúp học sinh có đủ năng lực để học tốt môn tin ở trình độ đại học, cao đẳng
II. YÊU CẦU
1. Chương trình gồm 84 tiết (mỗi tuần 3 tiết), giảng dạy chung cho học sinh ở cả 3 khối A, B và C.
2. Trong chương trình không có giờ bài tập tuy nhiên để tăng tính hiệu quả của giờ thực hành, giáo viên cần phải chữa hoặc gợi ý cách giải bài tập trước giờ thực hành (được tiến hành trong giờ lý thuyết). Bố trí một học sinh thực hành trên một máy vi tính.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
||
Tổng |
Lý thuyết |
Thực hành |
|||
01 |
I |
Các khái niệm cơ sở của tin học và máy tính điện tử |
06 |
06 |
0 |
02 |
II |
Hệ điều hành Microsoft Windows 98. |
15 |
10 |
05 |
03 |
III |
Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word 97. |
24 |
12 |
12 |
04 |
IV |
Bảo trì hệ thống máy tính. |
06 |
04 |
02 |
05 |
V |
Bảng tính điện tử Microsoft Excel 97 |
24 |
12 |
12 |
06 |
VI |
Mạng máy tính và Internet |
06 |
04 |
02 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
(6 tiết LT; 0 tiết TH)
I.1. Thông tin và biểu diễn thông tin
I.1.1. Các khái niệm cơ bản
I.1.2. Biểu diễn thông tin trong Máy tính điện tử.
I.2. Giới thiệu về máy tính điện tử.
I.2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của máy tính điện tử
I.2.2. Cấu trúc của máy tính điện tử
I.3. Một số phần mềm thông dụng
Chương 2.
HỆ ĐIỀU HÀNH MICROSOFT WINDOW 98
(9 tiết LT; 6 tiết TH)
II.1. Khái niệm về hệ điều hành
II.1.1. Khái niệm
II.1.2. Chức năng.
II.1.3. Một số hệ điều hành thông dụng
II.2. Tệp và quản lý tệp
II.2.1. Khái niệm tệp và ngăn xếp.
II.2.2. Cấu trúc ngăn xếp.
II.2.3. Đường dẫn.
II.3. Giao tiếp với hệ điều hành.
II.3.1. Nạp hệ điều hành Microsof Windows.
II.3.2. Giới thiệu màn hình Microsof Windows.
II.4. Chương trình quản lý tài nguyên
II.4.1. Làm việc với Window Explorer
II.4.2. Làm việc với My Computer.
II.5. Một số phần mềm tiện ích trong hệ điều hành Microsof Windows.
Chương 3.
HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD 97
(12 tiết LT; 12 tiết TH)
III.1. Làm quen với Microsof Word.
III.1.1. Giới thiệu và khởi động Microsof Word.
III.1.2. Màn hình làm việc
III.1.3. Thoát khỏi Microsof Word.
III.2. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản
III.2.1. Chế độ gõ chữ Việt.
III.2.2. Bộ mã cho chữ Việt
III.2.3. Bộ phông chữ Việt.
III.2.4. Một số phần mềm xử lý
III.3. Soạn thảo và trình bày văn bản.
III.3.1. Các thao tác với con trỏ văn bản
III.3.2. Trình bày văn bản.
III.3.3. Các thao tác với tệp văn bản
III.3.4. Các thao tác với khối văn bản
III.4. Định dạng văn bản
III.4.1. Định dạng ký tự
III.4.2. Định dạng đoạn
III.4.3. Định dạng trang.
III.4.4. Một số định dạng khác.
III.5. Bảng biểu.
III.5.1. Tạo bảng
III.5.2. Các thao tác với bảng
III.5.3. Tính toán trong bảng.
III.5.4. Sắp xếp dữ liệu trong bảng.
III.6. In ấn
Chương 4.
BẢO TRÌ HỆ THỐNG MÁY TÍNH
(4 tiết LT; 2 tiết TH)
IV.1. Bảo trì dữ liệu
IV.1.1. Phần cứng.
IV. 1.2. Bảo vệ dữ liệu.
IV.2. Virus máy tính
IV.2.1. Khái niệm và phân loại.
IV.2.2. Cơ chế lây lan và dấu hiệu nhận biết.
IV.2.3. Nguyên tắc phòng tránh và cách diệt.
IV.3. Một số chương trình diệt virus máy tính.
Chương 5.
BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL 97
(12 tiết LT; 12 tiết TH)
V.1. Làm quen với Microsoft Excel.
V.1.1. Giới thiệu và khởi động Microsoft Excel.
V.1.2. Màn hình làm việc.
V.1.3. Thoát khỏi Microsoft Excel.
V.2. Nhập dữ liệu vào bảng tính
V.2.1. Các kiểu dữ liệu trong Excel.
V.2.2. Các phím di chuyển con trỏ ô.
V.2.3. Nhập dữ liệu
V.3. Các thao tác cơ bản
V.3.1. Các thao tác với hàng, cột, ô trong bảng tính.
V.3.2. Các thao tác với tệp.
V.4. Định dạng dữ liệu.
V.4.1. Định dạng dữ liệu kiểu số
V.4.2. Định dạng phông chữ.
V.4.3. Dóng hàng, tạo đường viền ô.
V.4.4. Đổ mầu nền, mầu chữ.
V.5. Các hàm mẫu trong Excel.
V.5.1. Các khái niệm hàm và công thức tổng quát.
V.5.2. Quy tắc nhập hàm.
V.5.3. Một số hàm thông dụng.
V.6. Biểu đồ và in ấn.
V.6.1. Biểu đồ.
V.6.2. In ấn
Chương 6.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
(4 tiết LT; 2 tiết TH)
VI.1. Mạng máy tính
VI.1.1. Khái niệm mạng
VI.1.2. Phân loại mạng.
VI.1.3. Truyền thông trong mạng.
VI.2. Internet
VI.2.1. Khái niệm mạng Internet.
VI.2.2. Kết nối Internet.
VI.2.3. Một số dịch vụ cơ bản của Internet
MÔN ANH VĂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 56 tiết
(Lý thuyết: 26 tiết; Bài tập: 24 tiết; Thực hành: 6 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
1. Giúp cho các em học sinh dân tộc ở vùng sâu vùng xa chưa được học ngoại ngữ làm quen với Tiếng Anh.
2. Củng cố ôn luyện kiến thức đối với những học sinh đã được học tiếng Anh ở phổ thông nhằm giúp các em học sinh khỏi bỡ ngỡ và giảm bớt khó khăn khi học môn này ở trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
II. YÊU CẦU
1. Học sinh biết phát âm, đọc, viết đúng những từ tiếng Anh cơ bản thường được sử dụng hàng ngay trong giao tiếp thông thường.
2. Học sinh nắm được một số cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp cơ bản và thông dụng theo giáo trình Streamline A.
3. Học sinh biết cách sử dụng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đã học để giao tiếp trong những tình huống thông thường hàng ngày.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
STT |
Bài |
Tên bài |
Số tiết |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Bài tập |
Thực hành |
|||
1 |
Unit 1 |
Hello! |
2 |
1 |
1 |
|
2 |
Unit 2 |
Excuse me! |
2 |
1 |
1 |
|
3 |
Unit 3 |
What is it? What are they? |
3 |
2 |
1 |
|
4 |
Unit 4 |
What’s your name? What’s your job? |
2 |
1 |
1 |
|
5 |
Unit 5 |
I’m cold |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
Unit 6 |
A nice flat |
2 |
1 |
1 |
|
7 |
Unit 7 |
Everyday conversation |
2 |
1 |
1 |
|
8 |
Unit 8 |
A family reunion |
2 |
1 |
1 |
|
9 |
Unit 9 |
Whose is it? |
2 |
1 |
1 |
|
10 |
Unit 10 |
Is there any wine in the bottle? |
2 |
1 |
1 |
|
11 |
Unit 11 |
An English restaurant |
2 |
1 |
1 |
|
12 |
Unit 12 |
Do this! Don’t do that! |
2 |
1 |
1 |
|
13 |
Unit 13 |
Elton Kash |
2 |
1 |
1 |
|
14 |
Unit 14 |
At the hairdresser’s |
2 |
1 |
1 |
|
15 |
Unit 15 |
Everyday conversation |
3 |
1 |
1 |
1 |
16 |
Unit 16 |
Gloria Gusto, Tom Atkins and Terry Archer |
2 |
1 |
1 |
|
17 |
Unit 17 |
At the customs |
3 |
1 |
1 |
1 |
18 |
Unit 18 |
Which one? |
2 |
1 |
1 |
|
19 |
Unit 19 |
Everyday conversation |
3 |
1 |
1 |
1 |
20 |
Unit 20 |
A postcard |
2 |
1 |
1 |
|
21 |
Unit 21 |
What are they doing? |
4 |
2 |
1 |
1 |
22 |
Unit 22 |
Can you help me? |
2 |
1 |
1 |
|
23 |
Unit 23 |
Everyday conversation |
3 |
1 |
1 |
1 |
24 |
Unit 24 |
The fashion show |
3 |
1 |
1 |
1 |
|
|
Tổng số tiết |
56 |
26 |
24 |
6 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Unit 1: Hello
1. The personal pronouns and the verb “to be” at the present tense.
2. Questions with “Where …………… from?”
Unit 2: Excuse me!
1. “to be” at the present tense (continued)
2. Saying the nationality.
Unit 3: What is it? What are they?
1. The plural of nouns.
2. Demonstrative pronouns “This, That, These, Those”.
3. Questions with “What” to ask about objects.
Unit 4: What’s your name? What’s your job?
1. Possessive adjectives
2. Asking people’s names
3. Asking people’s jobs
4. Adverbs of places “here, there”
Unit 5: I’m cold
1. Structure: S + be + descriptive adjectives
Unit 6: A nice flat
1. Quantative adjectives “Some, Any” with plural nouns
2. Prepositions: In, On, Under
3. Structures: “There is, There are”
Unit 7: Everyday conversation
1. Asking and showing the way
2. Modal verb “Could” for polite request
3. Asking for prices
4. Saying telephone numbers
Unit 8: A family reunion
1. “Who” question.
2. “What colour” question
Unit 9: Whose is it?
1. Possessive case
2. “Whose” question.
Unit 10: Is there any wine in the bottle?
1. Countable and Uncountable nouns
2. Some and Any with uncountable nouns
3. “How much” and “How many” questions
Unit 11: An English restaurant
1. Polite request and Offer with “Would like”
2. “Which” question.
Unit 12: Do this! Don’t do that!
1. Imperative mood
2. Objects of personal pronouns
Unit 13: Elton Kash
1. “What make” question.
2. Telling the years
Unit 14: At the hairdresser’s
1. Modal verb “Can” to say about ability.
Unit 15: Everyday conversation
1. “How about” and “What about” question for invitations and suggestions.
2. Structure: “I’d like some information about ..........”
3. “What size” question.
Unit 16: Gloria Gusto, Tom Atkins and Terry Archer
1. The verb “Have got” at the present tense
Unit 17: At the customs
1. Wh-question “How much, How many, What” with “Have got”.
2. Cardinal number “hundred”
Unit 18: Which one?
1. Possessive pronouns
2. Demonstratives “One, Ones”.
Unit 19: Everyday Conversation
1. “Can”, “Could” for requests.
2. The use of verbs with two objects
3. Cardinal number “thousand”
Unit 20: A postcard
1. Question “What ................ like?”
2. Writing an informal letter and a postcard.
Unit 21: What are they doing?
1. The present continuous tense.
2. Formation of Verb-ing.
Unit 22: Can you help me?
1. “What” and “Who” question with the present continuous tense.
Unit 23: Everyday Conversation
1. Structures: - “Would you like to + Verb?” for invitation.
- “May I + Verb?” for permission.
2. The present continuous tense with future meaning.
Unit 24: The fashion show
1. Adverbs “Too, Either”.
2. Order of descriptive adjectives in a noun phrase.
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 28 tiết
(Lý thuyết: 22 tiết; Luyện tập và kiểm tra: 8 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Tuyển chọn một số kiến thức cơ bản của môn Giáo dục công dân mà học sinh đã học ở bậc trung học, đi sâu bổ sung một số kiến thức thiết yếu, nhằm tạo được mặt bằng về chính trị, pháp luật, kinh tế, tư duy giúp học sinh khi học ở trình độ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
II. YÊU CẦU
Học sinh hiểu rõ về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước pháp luật, am hiểu các hình thức và quy tắc (quy luật) của tư duy lô-gíc. Trên cơ sở đó, tăng thêm trách nhiệm cá nhân trong học tập và rèn luyện, củng cố lòng tin, niềm tự hào và có hoài bão trong cuộc sống.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
STT |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Bài tập |
|||
1 |
I |
Cá nhân với cộng đồng |
10 |
8 |
2 |
2 |
II |
Công dân với Nhà nước và pháp luật |
9 |
7 |
2 |
3 |
III |
Quá trình nhận thức và các quy luật của tư duy lô-gíc |
9 |
7 |
2 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1.
CÁ NHÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(10 tiết: 8 tiết lý thuyết + 2 tiết luyện tập)
I.1. Cộng đồng xã hội (2 tiết)
I.1.1. Khái niệm cộng đồng.
I.1.2. Những đặc điểm của cộng đồng.
I.1.3. Cá nhân sống trong cộng đồng
I.2. Một số hình thức cộng đồng (3 tiết)
I.2.1. Cộng đồng dân cư.
I.2.2. Cộng đồng dân tộc (quốc gia).
I.2.3. Cộng đồng các đoàn thể chính trị - xã hội.
I.3. Vai trò của cộng đồng đối với sự phát triển của cá nhân (3 tiết)
I.3.1. Sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng.
I.3.2. Những điều kiện phát triển cộng đồng.
I.3.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng.
Luyện tập và kiểm tra (2 tiết)
Chương 2.
CÔNG DÂN VỚI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(9 tiết: 7 tiết lý thuyết + 2 tiết luyện tập)
II.1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước (2 tiết)
II.1.1. Nhà nước: Nguồn gốc và bản chất
II.1.2. Nhà nước Cộng hóa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
II.2. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật (2 tiết)
II.2.1. Ý thức pháp luật và pháp luật
II.2.2. Nguồn gốc và bản chất pháp luật.
II.2.3. Pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
II.3. Trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và Pháp luật (3 tiết)
II.3.1. Khái niệm công dân:
II.3.2. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:
II.3.3. Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và pháp luật
Luyện tập và kiểm tra (2 tiết)
Chương 3.
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA TƯ DUY LÔ-GÍC
(9 tiết: 7 tiết lý thuyết + 2 tiết luyện tập)
III.1. Vai trò thực tiễn đối với nhận thức (2 tiết)
III.1.1. Khái niệm thực tiễn
III.1.2. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức.
III.1.3. Vấn đề chân lý.
III.2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí (3 tiết)
III.2.1. Nhận thức cảm tính.
III.2.2. Nhận thức lý tính.
III.2.3. Quan hệ giữa hai giai đoạn của nhận thức
III.3. Những qui luật của tư duy lô-gíc (2 tiết)
III.3.1. Quy luật đồng nhất.
III.3.2. Quy luật không mâu thuẫn.
III.3.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba.
III.3.4. Quy luật lý do đầy đủ.
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2006/QĐ-BGDĐT ngày tháng năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ dự bị đại học)
Tổng số 56 tiết
(Lý thuyết: 9 tiết; Thực hành: 39 tiết; Ôn tập và kiểm tra: 8 tiết)
I. MỤC ĐÍCH
Củng cố một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục thể chất trong trường phổ thông. Chuẩn bị tốt cho học sinh về sức khỏe và thể lực, tiếp cận với chương trình giáo dục thể chất ở trình độ đại học, cao đẳng.
II. YÊU CẦU
1. Thời lượng: 2 tiết/tuần x 28 tuần = 56 tiết.
2. Học sinh thực hiện được chính xác kỹ thuật đã học, riêng bài thể dục liên hoàn không những thuộc mà còn phải biết thể hiện đẹp ở bài tập, biết thi đấu môn thể thao tự chọn theo đúng điều luật đã quy định, biết ứng dụng ở mức nhất định những kỹ năng, kỹ thuật đã học và phương pháp tập luyện vào trong tập luyện ngoài giờ hàng ngày và sinh hoạt ở trường.
III. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
TT |
Chương |
Tên chương |
Số tiết |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
01 |
I |
Lý thuyết chung |
2 |
2 |
|
|
02 |
II |
Đội hình – đội ngũ |
2 |
1 |
1 |
|
03 |
III |
Bài thể dục liên hoàn |
6 |
1 |
5 |
|
04 |
IV |
Kỹ thuật chạy cự ly ngắn |
6 |
1 |
5 |
|
05 |
V |
Kỹ thuật nhảy xa “Ưỡn thân” |
6 |
1 |
5 |
|
06 |
VI |
Kỹ thuật nhảy cao “Nằm nghiêng” |
6 |
1 |
5 |
|
07 |
VII |
Kỹ thuật đẩy tạ “Lưng hướng ném” |
6 |
1 |
5 |
|
08 |
VIII |
Môn thể thao tự chọn |
14 |
1 |
13 |
|
09 |
Ôn tập và kiểm tra |
8 |
|
|
8 |
IV. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT.
Chương 1.
LÝ THUYẾT CHUNG
(2 tiết)
I.1. Phòng tránh chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao.
I.2. Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo.
Chương 2.
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
(2 tiết)
II.1. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
II.2. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
II.3. Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, (quay trái), quay đằng sau.
II.4. Đi đều và cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
II.5. Cách chào báo cáo.
II.6. Đội hình 9 – 6 – 3 – 0.
Chương 3.
BÀI THỂ DỤC LIÊN HOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
(6 tiết)
Một bài thể dục liên hoàn bao gồm từ 50 – 60 động tác và phương pháp tập luyện để phát triển thể lực và thể hình.
Chương 4.
KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
(6 tiết)
IV.1. Một số hiểu biết về cự ly ngắn, nguyên lý kỹ thuật, ý nghĩa tác động của chạy cự ly ngắn.
IV.2. Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực.
IV.3. Kỹ thuật đóng bàn đạp.
IV.4. Kỹ thuật xuất phát thấp.
IV.5. Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát.
IV.6. Kỹ thuật chạy giữa quãng.
IV.7. Kỹ thuật về đích.
IV.8. Phối hợp xuất phát thấp – chạy lao sau xuất phát; xuất phát thấp – chạy lao sau xuất phát – chạy giữa quãng.
IV.9. Hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp tập chạy cự ly ngắn phát triển sức nhanh.
VI.9.1. Một số điểm cơ bản của luật thi đấu và phương pháp trọng tài.
IV.9.2. Kiểm tra kỹ thuật và thành tích chạy cự ly ngắn 100m.
Chương 5.
KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU “ƯỠN THÂN” VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
(6 tiết)
V.1. Một số hiểu biết về nhảy xa, so sánh giữa nhảy xa kiểu “Ngồi” với nhảy xa kiểu “Ưỡn thân”. Ý nghĩa tác dụng của nhảy xa, nguyên lý kỹ thuật và kỷ lục.
V.2. Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật và thể lực.
V.3. Kỹ thuật chạy đà.
V.4. Kỹ thuật giậm nhảy.
V.5. Kỹ thuật trên không.
V.6. Phối hợp kỹ thuật: Chạy đà – giậm nhảy – trên không.
V.7. Kỹ thuật tiếp đất.
V.8. Hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật kết hợp nâng cao thành tích và phương pháp tự tập luyện phát triển sức mạnh của chân.
V.9. Một số điểm cơ bản trong luật thi đấu và phương pháp trọng tài.
V.9.1. Kiểm tra kỹ thuật và thành tích
Chương 6.
KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG” VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
(6 tiết)
VI.1. Một số hiểu biết về các kiểu nhảy cao, so sánh giữa nhảy cao kiểu “Bước qua” và nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. Kỷ lục, ý nghĩa tác dụng, nguyên lý kỹ thuật.
VI.2. Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực.
VI.3. Kỹ thuật chạy đà.
VI.4. Kỹ thuật giậm nhảy
VI.5. Kỹ thuật trên không và kỹ thuật tiếp đất.
VI.6. Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật.
VI.7. Hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao thành tích và phương pháp tập luyện.
VI.8. Một số điểm cơ bản trong luật thi đấu và phương pháp trọng tài.
VI.9. Kiểm tra kỹ thuật, thành tích.
Chương 7.
KỸ THUẬT ĐẨY TẠ “LƯNG HƯỚNG NÉM” VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
(6 tiết)
VII.1. Một số hiểu biết về kỹ thuật đẩy tạ, so sánh giữa kỹ thuật đẩy tạ “Vai hướng ném” với kỹ thuật đẩy tạ “Lưng hướng ném”. Ý nghĩa tác dụng, nguyên lý kỹ thuật và kỷ lục.
VII.2. Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật và phát triển thể lực.
VI.3. Cách cầm tạ và tư thế chuẩn bị.
VI.4. Kỹ thuật trượt đà
VI.5. Kỹ thuật ra sức cuối cùng.
VII.6. Kỹ thuật giữ thăng bằng.
VII.7. Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật, hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích.
VII.8. Phương pháp tự tập luyện phát triển cơ ngực – tay.
VII.9. Một số điểm cơ bản trong luật thi đấu và phương pháp trọng tài.
VII.9.1. Kiểm tra kỹ thuật và thành tích
Chương 8.
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
(14 tiết)
Giáo viên có thể chọn một trong những môn thể thao dưới đây hoặc môn thể thao khác (tự soạn lấy chương trình ngoài đề cương) sao cho phù hợp với tình hình thực tế trong giảng dạy, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết và trang thiết bị của từng trường để dạy cho học sinh.
1. Thể dục nhịp điệu 14 tiết
VIII.1.1 Một bài tập nhịp điệu dành cho Nam, Nữ riêng khoảng 50 – 60 động tác theo nhịp nhạc 2/4 hoặc 4/4 nhằm rèn luyện các nhóm cơ khớp chính của cơ thể, thể hình, nhịp điệu, thẩm mỹ …
VIII.1.2. Kiểm tra bài thể dục nhịp điệu
2. Thể dục dụng cụ 14 tiết
a. Xà kép (Nam)
VIII.2.1a. Nhảy chống hai tay đầu xà co duỗi tay.
VIII.2.2a. Treo nách đánh lăng.
VIII.2.3a. Chống đánh lăng.
VIII.2.4a. Chống đánh lăng, ngồi giạng chân trước.
VIII.2.5a. Treo nách đánh lăng, gập bụng, bật ngồi giạng chân.
VIII.2.6a. Chống đánh lăng xướng sau.
VIII.2.7.a. Một bài liên kết 6 – 7 động tác đã học.
VIII.2.8a. Kiểm tra bài liên kết.
b. Xà lệch (Nữ)
VIII.2.1b. Nhảy treo 2 tay trên xà cao, lăng chân giạng gác lên xà thấp.
VIII.2.2b. Đứng thăng bằng trên xà thấp, một tay nắm xà cao.
VIII.2.3b. Nhảy treo hai tay xà cao, đặt hai chân lên xà thấp, đạp chân thành chống trước trên xà cao.
VIII.2.4b. Đứng trên xà thấp một tay nắm xà cao tay kia nắm xà thấp, lăng chân ra sau xuống.
VIII.2.5b. Một bài liên kết các động tác đã học.
VIII.2.6b. Kiểm tra bài liên kết.
3. Bóng chuyền 14 tiết
VIII.3.1. Tư thế đứng cơ bản
VIII.3.2. Kỹ thuật di động.
VIII.3.3. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt.
VIII.3.4. Kỹ thuật đệm bóng.
VIII.3.5. Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện.
VIII.3.6. Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện.
VIII.3.7. kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt.
VIII.3.8. Kỹ thuật chắn bóng.
VIII.3.9. Một số chiến thuật cơ bản.
VIII.3.9.1. Một số điểm cơ bản trong luật thi đấu.
VIII.3.9.2. Đấu tập
VIII.3.9.3. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và bài tập phát triển thể lực.
VIII.3.9.4. Kiểm tra kỹ, chiến thuật và luật thi đấu.
4. Cờ vua 14 tiết
VIII.4.1. Bàn cờ và quân cờ.
VIII.4.2. Cách đi các quân
VIII.4.3. Cách bắt quân.
VIII.4.4. Nước nhập thành.
VIII.4.5. Chiếu, các dạng chiếu hết đơn giản.
VIII.4.6. Chiếu hết “PAT”.
VIII.4.7. Cờ tàn đơn giản, di chuyển tốt.
VIII.4.8. Cờ hòa.
VIII.4.9. Một số phương pháp ra quân đơn giản.
VIII.4.9.1. Triển khai nhanh và hài hòa lực lượng.
VIII.4.9.2. Tranh dành khu trung tâm.
VIII.4.9.3. Xây dựng phòng tuyến tốt vững chắc.
VIII.4.9.4. Đòn chiếu khai thông.
VIII.4.9.5. Đòn chiếu đôi.
VIII.4.9.6. Các ký hiệu và cách ghi ván cờ.
VIII.4.9.7. Đấu tập
VIII.4.9.8. Kiểm tra những kiến thức đã học.
5. Bóng đá 14 tiết
VIII.5.1. Kỹ thuật di động.
VIII.5.2. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
VIII.5.3. Kỹ thuật đá mu trong bàn chân.
VIII.5.4. Kỹ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân.
VIII.5..5. Kỹ thuật dừng bóng bằng đùi.
VIII.5.6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu chính diện.
VIII.5.7. kỹ thuật đánh đầu bằng trán giữa.
VIII.5.8. Kỹ thuật ném biên
VIII.5.9. kỹ thuật dẫn bóng.
VIII.5.9.1. Bài tập phối hợp kỹ thuật
VIII.5.9.2. Bài tập phối hợp một số chiến thuật đơn giản.
VIII.5.9.3. Một số trò chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật và bài tập phát triển thể lực.
VIII.5.9.4. Đấu tập
VIII.5.9.5. Một số điểm cơ bản trong luật thi đấu và phương pháp trọng tài (sân mi-ni, sân lớn).
VIII.5.9.6. Kiểm tra kỹ, chiến thuật và luật thi đấu.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |