Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT 2018 quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa GDPT

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT

Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1989/QĐ-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/05/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______

Số: 1989/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

___________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị quyết 88/2014/QH ngày 28 tháng 11 năm 2014 đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Thực hiện Công văn số 4291/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ "về việc ban hành quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông";

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHÍNH TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về chính tả tiếng Việt trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các tài liệu khác được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Văn bản này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Ví dụ, câu sau có 5 âm tiết: Họa mi hót véo von.

2. Âm đầu (còn gọi phụ âm đầu) là âm đứng ở vị trí mở đầu âm tiết, ví dụ: các âm h, m, v trong các âm tiết họa, hót, mi, véo, von.

3. Âm đệm là âm đứng ở vị trí giữa âm đầu và âm chính của âm tiết, ví dụ: âm o trong âm tiết họa.

4. Âm chính là âm đóng vai trò hạt nhân, luôn luôn có mặt trong âm tiết tiếng Việt, ví dụ: âm a trong âm tiết họa, âm i trong âm tiết mi, âm o trong âm tiết hót,...

5. Âm cuối là âm đứng ở vị trí kết thúc âm tiết, ví dụ: âm t trong âm tiết hót, âm o trong âm tiết véo, âm n trong âm tiết von.

6. Ngôn ngữ đa tiết là ngôn ngữ mà phần lớn vốn từ tối thiểu gồm các từ do hai hoặc nhiều âm tiết tạo thành, ví dụ: tiếng Bana, tiếng Êđê, tiếng Anh,...

7. Ngôn ngữ đơn tiết là ngôn ngữ mà phần lớn vốn từ tối thiểu gồm các từ do một âm tiết tạo thành, ví dụ: tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,...

8. Phụ âm là những âm mà khi phát âm, luồng hơi phải vượt chỗ cản nhất định trong bộ máy phát âm để thoát ra, ví dụ: các âm h, t trong hót.

9. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn khoa học, kĩ thuật, ví dụ: âm chính, tứ giác, kết tủa...

10. Từ Hán Việt là những từ mượn tiếng Hán mà các yếu tố cấu tạo nó thường không được sử dụng làm thành phần của cụm từ hoặc của câu, ví dụ: giang sơn, độc lập, bình đẳng,..

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân.

2. Thống nhất cách viết thuật ngữ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa tính khoa học với tính sư phạm, bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của người học.

Chương II. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG

Điều 4. Cách viết tên riêng Việt Nam

1. Viết tên người, tên địa lí

a) Đối với tên người, tên địa lí trong tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn tiết khác: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên. Ví dụ: Triệu Thị Trinh, Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Vương, Trần Hưng Đạo, Thân Nhân Trung, Hoàng Văn Thụ, Vừ A Dính; Cửu Long, Nam Định, Trường Sa, Hoàng Liên Sơn,...

b) Đối với tên người, tên địa lí trong các ngôn ngữ đa tiết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; nếu bộ phận đó gồm nhiều âm tiết thì viết liền các các âm tiết trong bộ phận đó. Ví dụ: N’Trang Lơng, Y Bih Alêô, Y Blôk Êban; Sêrêpôk,...

c) Đối với tên người, tên địa lí được cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ riêng với bộ phận vốn không phải là danh từ riêng (danh từ chung, số từ, từ chỉ phương hướng): Tùy theo tên riêng đó thuộc ngôn ngữ đơn tiết hay ngôn ngữ đa tiết, viết theo quy tắc đã nêu ở điểm a hoặc điểm b khoản 1 điều này. Ví dụ: Đồ Chiểu, Đề Thám, Đội Cấn, Ama Thuột, Mười Cúc; Biển Đông, Hồ Gươm, Đèo Ngang; (huyện) Chợ Mới, (huyện) Bù Đốp, (huyện) Krông Ana, (thành phố) Vũng Tàu; (vùng) Tây Bắc, (vùng) Đông Bắc, (vùng) Nam Trung Bộ,...

d) Đối với tên các thiên thể (sử dụng với tư cách thuật ngữ khoa học): Viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên. Ví dụ: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Hỏa,...

2. Viết các tên riêng khác

Tên các thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử; các năm âm lịch; các ngày lễ tiết, ngày trong tuần, tháng trong năm; các tổ chức, đơn vị; các ngành, chuyên ngành, môn học; các huân chương, huy chương, giải thưởng, danh hiệu vinh dự: Viết theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ.

Điều 5. Cách viết tên riêng nước ngoài

1. Viết tên người, tên địa lí

a) Trường hợp tên được dịch nghĩa hoặc phiên âm sang tiếng Việt bằng từ Hán Việt đã dùng phổ biến thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết. Đối với tên các quốc gia và vùng lãnh thổ phiên âm bằng từ Hán Việt thì giữ cách viết phổ biến đã được các quốc gia và vùng lãnh thổ đó chấp nhận. Ví dụ: Đỗ Phủ, Lỗ Tấn; Hắc Hải, Đại Tây Dương; Ba Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ;...

b) Các trường hợp khác:

- Trường hợp tên được viết bằng chữ Latin thì viết nguyên dạng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York,... Trường hợp nguyên dạng có dấu phụ thì lược bớt dấu phụ, ví dụ: viết tên nhà thơ Petõfi là Petofi (lược bớt dấu phụ trên chữ õ).

- Trường hợp tên không được viết bằng chữ Latin thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Aleksandr Pushkin, Moscow, Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,...

- Trường hợp tên đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ, ví dụ: viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.

- Trường hợp tên liên quan đến nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thì dùng tên gọi phù hợp khi đề cập tới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có tên đó. Ví dụ, tùy ngữ cảnh, sử dụng tên Danube (tiếng Anh, tiếng Pháp) để chỉ chung dòng sông này hoặc sử dụng tên mỗi nước gọi dòng sông khi đề cập đến đoạn sông chảy qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó: Donau (tiếng Đức), Dunaj (tiếng Slovakia), Duna (tiếng Hungary), Dunav (các tiếng Croatia, Serbia, Bulgaria), Dunărea (tiếng Romania), Dunai (tiếng Ukraina).

- Đối với sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh tiểu học, sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên, ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Pa-ri, Tô-ky-ô,... Riêng sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh lớp 4, lớp 5: Bên cạnh hình thức phiên âm, cần chú thích nguyên dạng (hoặc chú thích cách viết trong tiếng Anh) khi tên riêng lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức phiên âm trong sách, ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), Mát-xcơ-va (Moscow), Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo). Ngoài hình thức đặt chú thích trong ngoặc đơn, có thể chú thích ở chân trang hoặc bên lề trang sách.

2. Viết các tên riêng khác

a) Trường hợp tên riêng được dịch nghĩa sang tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, như quy tắc viết tên riêng tiếng Việt, ví dụ: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Quốc gia Lomonosov, Giải thưởng Sư tử Vàng,...

b) Trường hợp tên riêng được viết tắt

- Viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc), WB (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á),...

- Trường hợp nguyên dạng không viết bằng chữ Latin thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), KOICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc),...

Chương III. CÁCH VIẾT THUẬT NGỮ

Điều 6. Cách viết thuật ngữ bằng tiếng Việt

1. Trường hợp tiếng Việt đã có sẵn thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ tiếng nước ngoài hoặc việc dịch thuật ngữ sang tiếng Việt bảo đảm dễ hiểu thì sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, ví dụ: tam giác, tam giác đều, tam giác cân; sắt, đồng, chì, bạc, vàng; khuếch tán, thăng hoa, ngưng tụ, kết tủa,...

2. Đối với những thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng, nếu sử dụng thuật ngữ tiếng Việt thì cần chú thích thuật ngữ tiếng nước ngoài trong ngoặc đơn để bảo đảm kết nối với các kí hiệu, công thức và các thuật ngữ khác cùng từ gốc. Ví dụ, bên cạnh thuật ngữ đồng, cần chú thích thuật ngữ cuprum (tiếng Latin), copper (tiếng Anh) để kết nối với kí hiệu Cu và với các thuật ngữ liên quan như: copperhydroxide, coppersulfat, copperoxide,...

Điều 7. Cách viết nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài

Đối với các thuật ngữ có khả năng tạo thành nhiều thuật ngữ cùng gốc, đặc biệt là tên các nguyên tố hóa học, chất, hợp chất, chi tiết kĩ thuật,... hoặc thuật ngữ dẫn chiếu đến các kí hiệu, công thức thông dụng thì viết nguyên dạng tiếng Anh hoặc viết theo ngôn ngữ thông dụng trong ngành khoa học tương ứng. Ví dụ:

- Không phiên âm hydrogen thành hyđrô, hiđrô, hy-đrô, hi-đrô, mà viết nguyên dạng tiếng Anh để kết nối với các thuật ngữ liên quan, ví dụ hydrocarbon, hydrogen chloride, hydrochloric acid,...

- Không phiên âm concerto thành công-xéc-tô mà viết nguyên dạng tiếng Italia để kết nối với các thuật ngữ concertino, concerto grosso,...

Chương IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 8. Cách đặt dấu thanh

1. Trường hợp âm chính của âm tiết được ghi bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của mỗi âm tiết, ví dụ: mái nhà, hoà nhạc, quý hoá, thuỷ thủ, mạnh khoẻ, trí tuệ,...

2. Trường hợp âm chính của âm tiết được ghi bằng hai chữ cái

a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất, ví dụ: bìa, lụa, lửa,...

b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, uơ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai, ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...

Điều 9. Cách viết âm i sau phụ âm đầu trong các âm tiết không có âm đệm và âm cuối

1. Trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i, ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ,...

2. Trường hợp âm tiết chứa âm i là tên riêng thì viết theo đúng tên riêng đó, ví dụ: bản Vy, Vi Văn Định, Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc,...

Điều 10. Cách viết tắt ngày, tháng, năm

1. Trường hợp viết ngày, tháng, năm mà không sử dụng các từ tháng, năm thì thay các từ tháng, năm bằng dấu gạch nối và viết dấu này liền với chữ số, ví dụ: ngày 20-11-2017.

2. Trong bài viết và tài liệu tham khảo, có thể thay các từ tháng, năm bằng dấu gạch xiên và viết dấu này liền với chữ số, ví dụ: ngày 20/11/2017; nhưng mỗi bài viết và tài liệu phải sử dụng một cách viết thống nhất. Dấu gạch xiên cũng được sử dụng thay các từ tháng, năm trong trường hợp dấu gạch nối đã được sử dụng thay cho từ đến để chỉ khoảng thời gian từ thời điểm này đến thời điểm khác, ví dụ: 15/10/2017 - 20/11/2017.

Điều 11. Cách viết số thập phân và số có nhiều chữ số

1. Khi viết các số thập phân, sử dụng dấu phẩy để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân, ví dụ: 3,8; 5,21; 10,43,...

2. Khi viết số có nhiều chữ số, viết theo nguyên tắc tách lớp từ phải qua trái, mỗi lớp gồm ba chữ số, được phân cách ra bằng khoảng cách viết một chữ số, ví dụ: 1 000; 34 456; 3 809 008; 1 234 567;

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi