Quyết định 19/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học quân sự trình độ đại học
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 19/2007/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2007/QĐ-BGDĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Trung Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 30/05/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 01/11/2020, Quyết định này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 30/2020/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Quyết định 19/2007/QĐ-BGDĐT tại đây
tải Quyết định 19/2007/QĐ-BGDĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 19/2007/QĐ-BGDĐT
NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2007 BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KHOA HỌC QUÂN SỰ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số
85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ kết quả giám định của
Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa
học quân sự trình độ đại học ngày18 tháng
6 năm 2006;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Đại học và Sau Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình
khung giáo dục đại học khối ngành khoa học quân sự trình độ đại học, bao gồm ba
chương trình khung của ba ngành sau:
1. Ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân;
2. Ngành Chỉ huy - Tham mưu Pháo binh;
3. Ngành Chỉ huy - Tham mưu Đặc công.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung ban hành kèm theo quyết định
này được dùng trong các đại học, học viện, các trường đại học có nhiệm vụ đào
tạo ba ngành trên.
Điều 3. Căn cứ Bộ chương trình khung quy định tại Quyết
định này Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học xác định
chương trình giáo dục của trường mình; tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình
các môn học để sử dụng chính thức trong trường, trên cơ sở thẩm định của Hội
đồng thẩm định giáo trình do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng thành lập.
Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại
học và Sau đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bành Tiến Long
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành đào tạo: Chỉ
huy - Tham mưu Đặc công
(Commando Staff Officers)
Mã ngành: 52860203
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 30/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
I. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo
A. Mục tiêu đào tạo.
1. Đào tạo những
thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành sỹ quan chỉ huy tham
mưu Đặc công, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình
độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ
đội, có thể lực tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Học viên tốt
nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành chỉ huy tham mưu Đặc công, đảm nhiệm
chức vụ ban đầu mũi trưởng Đặc công (trung đội trưởng), phát triển lên đội trưởng ( đại đội trưởng) và tương đương,
có tiềm năng phát triển lâu dài.
B. Yêu cầu đào tạo.
1. Phẩm chất
chính trị, đạo đức.
Trung thành tuyệt
đối với mục tiêu lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có niềm tin vững
chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên định vững
vàng trong mọi tình huống, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, phấn đấu
trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
- Có ý thức tổ
chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh, giữ vững và chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội.
Có tác phong, phương pháp công tác khoa học cụ thể, quyết đoán, biết phát huy
dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện.
- Giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá dân tộc, có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh,
khiêm tốn, giản dị, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm.
2. Trình độ kiến
thức, năng lực thực hành.
- Nắm vững kỹ
thuật, chiến thuật Đặc công, thành thạo động tác từng người, giỏi chỉ huy cấp
Tổ, Mũi, làm được cấp Đội, biết 1 phần cấp Liên đội Đặc công. Quản lý và khai
thác sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị được biên chế.
- Nắm vững điều
lệnh, điều lệ, chế độ quy định, để chỉ huy và quản lý đơn vị, bảo đảm chặt chẽ,
kỷ luật nghiêm.
- Nắm vững phương
châm, nguyên tắc, các hình thức phương pháp huấn luyện. Thực hành huấn luyện
tốt, biết tổ chức bồi dưỡng phương pháp huấn luyện cho cấp dưới. Thường xuyên
rèn luyện bộ đội có sức khoẻ bền bỉ dẻo dai hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao.
- Nắm vững kiến
thức cơ bản và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các nội dung về khoa học xã hội và nhân văn, CTĐ, CTCT, Nghị quyết của
Đảng, chỉ thị của cấp trên để giáo dục bộ đội. Xây dựng tổ chức đảng TSVM, đơn
vị vững mạnh toàn diện.
3. Sức khoẻ.
Có sức khoẻ tốt,
đủ điều kiện phục vụ lâu dài trong quân đội.
II. Khung chương trình đào tạo
A. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu 190
đvht.
2. Thời gian đào
tạo: 04 năm, chia thành 08 học kỳ.
B. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo
190 đvht
1. Kiến thức giáo dục đại cương. |
66 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. |
124 |
- Kiến thức cơ sở nhóm ngành,
cơ sở ngành |
24 |
- Kiến thức ngành |
37 |
- Kiến thức chuyên ngành |
42 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập |
6 |
- Thi tốt nghiệp (Khoá luận) |
15 |
III. Khối lượng kiến thức bắt buộc
A. Danh mục các môn học, học phần bắt buộc
1. Kiến thức giáo dục đại cương
66 đvht
1 |
Triết học Mác- Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác- Lê nin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
5 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam |
4 |
6 |
Dân tộc học và tôn giáo học |
2 |
7 |
Lôgíc học |
2 |
8 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
2 |
9 |
Nhà nước và pháp luật |
4 |
10 |
Tâm lý học quân sự |
3 |
11 |
Giáo dục học quân sự |
2 |
12 |
Đạo đức học |
2 |
13 |
Anh văn |
10 |
14 |
Tin học đại cương |
3 |
15 |
Toán cao cấp (đại cương) |
3 |
16 |
Giáo dục thể chất |
2 |
17 |
Lý đại cương |
3 |
18 |
Hoá đại cương |
3 |
19 |
Tiếng Việt soạn thảo văn bản |
2 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 124 đvht
a. Kiến thức cơ
sở nhóm ngành, ngành 24
đvht
20 |
Điều lệnh đội ngũ |
2 |
21 |
Điều lệnh quản lý bộ đội |
2 |
22 |
Vũ khí huỷ diệt lớn |
2 |
23 |
Thông tin, tác chiến điện tử |
2 |
24 |
Phương pháp huấn luyện quân
sự |
2 |
25 |
Lịch sử quân sự |
2 |
26 |
Tham mưu chỉ huy |
2 |
27 |
Hậu cần, tài chính, quân y |
2 |
28 |
Kỹ thuật chiến đấu Bộ binh |
4 |
29 |
Chiến thuật Bộ binh |
4 |
b. Kiến thức ngành
37 đvht
30 |
Công tác Đảng, công tác chính
trị. |
12 |
31 |
Quân sự nước ngoài |
2 |
32 |
Địa hình quân sự. |
4 |
33 |
Vũ khí trang bị, thuốc
nổ Đặc công |
4 |
34 |
Bắn súng Đặc công |
4 |
35 |
Kỹ thuật Đặc công 1 |
7 |
36 |
Trinh sát Đặc công |
2 |
37 |
Kỹ thuật xe máy |
2 |
B. Mô tả nội dung các môn học, học phần bắt buộc
1. Triết học Mác -Lê nin 6 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, hệ thống, thiết thực về triết học Mác-Lênin.
Nội dung bao gồm:
Chủ nghĩa duy vật Mác-xít, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức, những
quy luật và động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử xã hội; Từ đó góp phần
xây dựng thế giới quan, phương pháp luận
khoa học cho người cán bộ quân đội, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức. Phát triển năng lực tư duy, năng lực nghề nghiệp, khả năng vận dụng đúng đắn,
sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra.
2. Kinh tế chính trị học Mác-Lê nin
5 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống trên tinh thần đổi mới về kinh tế
chính trị Mác-Lê nin.
Nội dung bao gồm:
Đối tượng, phương pháp chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lê nin; lý luận giá
trị, giá trị thặng dư, tích lũy tư bản, lợi nhuận và các hình thái của lợi
nhuận; chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, những
điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản ngày nay; những tư tưởng cơ bản của
Mác-Ăng ghen - Lê nin - Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN) và thời
kỳ quá độ; về quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) không qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam; về công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, chế độ
sở hữu, thành phần kinh tế, kinh tế thị trường định hướng XHCN; phân phối cho
tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Những kiến thức cơ bản về tài
chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay; quan hệ kinh tế
đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về CNXH khoa học, gắn
liền với những vấn đề chính trị - xã hội thực tiễn ở trong nước và quốc tế hiện
nay, góp phần củng cố lập trường giai cấp công nhân, nâng cao bản lĩnh chính
trị, xây dựng niềm tin cộng sản.
Nội dung bao gồm:
Đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu, những phạm trù, nguyên lý của
CNXH khoa học và những vấn đề có tính quy luật của cách mạng XHCN.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; đối tượng, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn gốc, quá trình hình
thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng về giải phóng dân tộc thuộc
địa; về CNXH ở Việt Nam; phương pháp cách mạng; đại đoàn kết dân tộc; quan hệ
Quốc tế; Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam; đạo đức cách
mạng; về quân sự và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời, phát triển của Đảng;
hoạt động lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng; Làm rõ cơ sở
khoa học và nội dung đường lối cách mạng,
quá trình tổ chức thực tiễn của Đảng và công tác xây dựng Đảng; sự hình
thành và phát triển phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của
Đảng; công tác xây dựng Đảng; những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
6. Dân tộc học, tôn giáo học 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản và cập nhật về dân tộc, tôn giáo theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; dân tộc, tôn giáo nói
chung; dân tộc, tôn giáo Việt Nam nói riêng cùng những quan điểm chính sách chủ
yếu về dân tộc tôn giáo của ĐCSVN và nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.
Nội dung bao gồm:
Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của dân tộc tôn giáo học; các chủng
tộc, ngữ hệ, các hình thức cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam; dân tộc Việt
Nam, quan hệ dân tộc trên thế giới và Việt Nam; nguồn gốc, bản chất, chức năng
tôn giáo; những hình thức lịch sử của tín ngưỡng tôn giáo. Quan điểm chính sách
dân tộc tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
7. Lôgíc học 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức tương đối hệ thống về lôgíc hình thức và logíc biện
chứng, các quy luật của lôgíc hình thức, các hình thức tư duy, khái niệm, phán
đoán, suy lý, giả thiết, sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức
và lôgíc biện chứng. Từ đó nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng cho
cán bộ quân đội vào hoạt động thực tiễn công tác.
8. Cơ sở văn hoá Việt Nam 2 đvht
Trang bị những
kiến thức cơ bản về văn hoá Việt nam. Nội dung gồm: Những vấn đề chung về văn
hoá, các chặng đường phát triển của văn hoá, những đặc trưng cơ bản của nền văn
hoá và thực chất nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và trách nhiệm
của quân nhân trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc Việt nam
9. Nhà nước và pháp luật 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung cũng như
Nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng.
Nội dung bao gồm:
Những vấn đề chung về Nhà nước; Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Pháp luật và
pháp chế XHCN; quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, hình thức và hệ thống
pháp luật XHCN; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Môn học còn trang bị
những nội dung cơ bản về hệ thống pháp luật nước ta và quốc tế như: Hiến pháp;
Luật dân sự; Luật kinh tế và lao động; Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan.
10. Tâm lý học quân sự 3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về tâm lý học quân sự. Nội dung bao gồm: Đặc
điểm cấu trúc tâm lý của hoạt động quân sự, khái niệm, bản chất của tâm lý tập
thể quân nhân, mối quan hệ qua lại, giao tiếp giữa các quân nhân, đặc điểm của
các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể quân nhân.
11. Giáo dục học quân sự 2 đvht
Trang bị những
kiến thức cơ bản về giáo dục học quân sự, đối tượng nhiệm vụ phương pháp nghiên
cứu của giáo dục học quân sự, những quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh
về giáo dục quân nhân. Bản chất, nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức
huấn luyện quân nhân.
12. Đạo đức học 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất đạo đức, các phạm trù
cơ bản của đạo đức học; về đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc Việt
nam, đạo đức quân nhân và một số vấn đề cơ bản, cấp bách trong giáo dục đạo đức
hiện nay.
13. Ngoại ngữ (Anh văn 1, 2) 10đvht
Nhằm hình thành
cơ sở ngôn ngữ và các kỹ năng, bước đầu xây dựng kỹ năng giao tiếp cơ bản về
các chủ điểm quy định trong chương trình về chính trị, kinh tế, xã hội...
Học viên học theo
một chương trình tiếng Anh cơ bản, thống nhất, về các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết ở trình độ sơ cấp (trình độ A), có bổ sung kiến thức ngữ pháp, trong đó
chú trọng kỹ năng đọc, hiểu.
- Nghe: Nghe hiểu
để trả lời được những câu hỏi đơn giản, nắm bắt được những thông tin đơn giản.
Tham gia được những đoạn hội thoại không phức tạp về các vấn đề thông thường
khi người nói nói ở tốc độ chậm.
- Nói: Phát âm
tương đối đúng, diễn đạt được nội dung đơn giản về những chủ đề đã học. Tham
gia được những đoạn hội thoại trong những tình huống giao tiếp tối thiểu hàng
ngày.
- Đọc: Đọc thành
tiếng rõ ràng, tương đối đúng về ngữ âm và ngữ điệu theo chương trình học: từ,
cụm từ, câu hoặc bài ngắn độ thầm hiểu được thông tin thông thường về các chủ
đề đã học.
- Viết: Viết đúng
chính tả, đúng ngữ pháp trong phạm vi chương trình đã học diễn đạt được ý ở
dạng đơn giản.
- Phần ngữ pháp:
Được học về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc câu đơn và câu phức.
Ngoài ra học viên
được học và làm quen với thuật ngữ tiếng Anh quân sự và một số hiểu biết cơ bản
về quân đội Anh, Mỹ thông qua các bài tập.
14. Tin học đại cương 3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về tin học.
Nội dung
gồm: Thao tác, sử dụng máy vi tính trong
soạn thảo và xử lý các văn bản; quản lý dữ liệu và biết khai thác các phần mềm
ứng dụng trong công tác quản lý, chỉ huy...
15. Toán cao cấp 3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức đại cương về toán cao cấp, làm cơ sở cho học các môn
khoa học cơ bản và các môn khoa học quân sự.
Môn học chia làm
3 phần: Đại số, giải tích 1, 2. Nội dung đề cập đến các khái niệm cơ bản của
toán học về ánh xạ và tập hợp, hệ phương trình đại số tuyến tính, hình giải
tích, không gian tuyến tính, phép tính đạo hàm, vi phân và tích phân hàm một
biến, nhiều biến, chuỗi, phương trình vi phân.
16. Giáo dục thể chất 2 đvht
Nhằm huấn luyện
cho người học những kiến thức cơ bản về thể thao quần chúng và thể thao quân sự
.
Nội dung gồm:
Hiểu biết nguyên tắc, phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu
một số môn thể thao. Một số nội dung về bơi tự do, bơi vũ trang, thể dục dụng
cụ và điền kinh, kỹ năng vượt vật cản K91.
17. Vật lý đại cương
3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về vật lý đại cương.
Nội dung gồm: Cơ,
nhiệt, điện, quang học và vật lý nguyên tử hạt nhân để tạo điều kiện thuận lợi
cho người học nghiên cứu, tiếp cận các vấn đề về vũ khí trang bị hiện đại.
18. Hoá đại cương
3 đvht
Trang bị cho người
học những kiến thức cơ bản của hoá học đại cương như: Đại cương về quy luật của
quá trình hoá học, cấu tạo nguyên tử, các loại liên kết hoá học, cấu tạo phân
tử và trạng thái tập hợp của các chất. Đồng thời nghiên cứu nội dung và áp dụng
các nguyên lý nhiệt động học, tốc độ phản ứng ô xi hoá khử với sự chuyển hoá
năng lượng điện năng. Làm cơ sở để học tập, nghiên cứu các môn khoa học cơ bản
và kỹ thuật chuyên ngành.
19. Tiếng Việt soạn thảo văn bản
2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản, phương pháp viết, trình
bày một số loại văn bản.
Nội dung bao gồm: Khái quát văn bản quản lý
Nhà nước, quy trình soạn thảo văn bản, ngôn ngữ, văn phong của văn bản, phương
pháp soạn thảo văn bản, hình thành ở người học khả năng tiến hành soạn thảo một
số văn bản thông thường.
20. Điều lệnh đội ngũ 2 đvht
Nhằm huấn luyện
cho người học những động tác cơ bản của điều lệnh đội ngũ làm cơ sở để thực
hiện điều lệnh và rèn luyện phát triển phong cách, bản lĩnh chỉ huy trong quản
lý chỉ huy bộ đội.
Nội dung bao gồm:
Động tác điều lệnh tay không, có súng và đội hình cơ bản của tiểu đội, trung
đội, đại đội, tiểu đoàn bộ binh và tổ
chức, phương pháp huấn luyện điều lệnh.
21. Điều lệnh quản lý bộ đội 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản , thiết yếu về công tác quản lý bộ đội.
Nội dung bao gồm:
Hiểu biết chung về điều lệnh quản lý bộ đội; chức trách, mối quan hệ quân nhân;
các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu; lễ tiết tác phong
quân nhân; công tác khen thưởng, xử phạt khiếu nại, tố cáo; những nội dung về
công tác quản lý của người cán bộ chỉ
huy phân đội.
22. Vũ khí huỷ diệt lớn 2 đvht
Trang bị cho
người học kiến thức cơ bản về vũ khí hoá học, vũ khí huỷ diệt lớn của địch và
cách phòng chống của ta.
Nội dung bao gồm:
Vũ khí hạt nhân, hoá học, gây cháy, sinh học; khí tài đề phòng, tiêu chảy và
hành động của bộ đội trong phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn.
23.Thông tin, tác chiến điện tử 2
đvht
Trang bị cho
người học những hiểu biết chung về thông tin và những vấn đề cơ bản về tác
chiến điện tử.
Nội dung bao gồm:
Hiểu biết cơ bản về thông tin liên lạc,
tính năng kỹ chiến thuật, cách sử dụng một số loại máy điện thoại, vô tuyến
điện sóng cực ngắn, tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc trong chiến đấu đặc
công. Những vấn đề chung, đối tượng của tác chiến điện tử, tổ chức phòng chống
tác chiến điện tử, trong lĩnh vực thông tin
và phòng chống tác chiến điện tử trong chiến đấu đặc công.
24. Phương pháp huấn luyện quân sự 2
đvht
Trang bị cho
người học những quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; các hình thức, phương
pháp huấn luyện; công tác tổ chức chuẩn bị và thực hành huấn luyện quân sự.
25. Lịch sử quân sự 2 đvht
Trang bị cho
người học những nội dung cơ bản về lịch sử và đường lối quân sự Việt nam.
Nội dung gồm:
Chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt nam từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên
đến thế kỷ 18, nghệ thuật quân sự trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, cách
mạng tháng 8 và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang; nghệ thuật quân sự trong kháng
chiến chống Pháp, Mỹ.
26. Tham mưu chỉ huy 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về vị trí, nhiệm vụ của người chỉ huy phân đội
trong huấn luyện, chiến đấu; cách thức xây dựng kế hoạch và tiến trình biểu
huấn luyện cấp đội, liên đội; nội dung, phương pháp chuẩn bị chiến đấu; các ký
hiệu quân sự; nguyên tắc, qui cách và thực hành làm các văn kiện chiến đấu, ghi
diễn biến chiến đấu cấp phân đội. Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn kiện và chỉ
huy chiến đấu.
27. Hậu cần, tài chính, quân y 2đvht
Trang bị cho
người học một số kiến thức cơ bản về hậu cần, tài chính, quân y ở cấp phân đội.
Nội dung gồm: Hệ
thống tổ chức ngành hậu cần quân đội, giới thiệu chế độ tiêu chuẩn cơ bản, sinh
sống giã ngoại; kỹ thuật băng bó cấp cứu, hiểu biết chung về dân số kế hoạch
hoá gia đình và phòng chống HIV/AIDS, công tác vệ sinh phòng dịch cấp mũi, đội;
Hiểu biết về công tác tài chính ở cấp phân đội.
28. Kỹ thuật chiến đấu BB 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trong chiến đấu BB. Nội dung gồm:
Công sự chiến đấu BB, binh khí súng bộ binh, lựu đạn; quy tắc sử dụng và thực
hành bắn súng AK, ném lựu đạn bài 1,2; bắn súng K54, B41 (40) bài 1; các tư
thế, động tác vận động trên chiến trường.
29. Chiến thuật BB 4 đvht
Trang bị cho
người học lý luận chiến thuật, nguyên tắc tổ chức chiến đấu, rèn luyện kỹ năng
thực hành chỉ huy và hành động chiến đấu của cá nhân, tổ, tiểu đội, trung đội,
đại đội BB trong chiến đấu tiến công và phòng ngự ở địa hình rừng núi.
30. Công tác Đảng, công tác chính trị 12 đvht
Trang bị cho
người học những cơ sở lý luận và phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ
sở. Nội dung bao gồm:
- Lý luận nguyên
tắc chung về xây dựng Đảng và CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam; học
thuyết Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng Đảng; Đảng Cộng
sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam; CTĐ, CTCT trong
QĐNDVN; cơ sở để xác định vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.
- Lý luận và thực
tiễn công tác tư tưởng của Đảng trong QĐNDVN; công tác giáo dục chính trị, xây
dựng môi trường văn hoá và công tác thi đua XHCN ở phân đội; công tác tổ chức của
Đảng trong QĐNDVN; công tác xây dựng chi bộ, xây dựng Đảng ủy tiểu đoàn, xây
dựng đội ngũ đảng viên; công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; công tác cán bộ,
dân vận, chính sách, công tác bảo vệ ở đại đội; công tác thanh niên và xây dựng
chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong quân đội; tổ chức hội đồng quân
nhân ở đại đội.
- Vị trí, ý
nghĩa, nội dung, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ: Rèn luyện
kỷ luật; quản lý, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, tài chính; trong tổ chức
tăng gia sản xuất, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho đơn vị. CTĐ, CTCT
trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và nhiệm vụ phòng chống diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
31. Quân sự nước ngoài 2 đvht
Trang bị cho
người học những hiểu biết cơ bản về quân
đội Mỹ.
Nội dung bao gồm:
âm mưu, quan điểm chiến lược, nguyên tắc tác chiến, thủ đoạn chiến đấu, tổ
chức, biên chế, trang bị từ tiểu đội đến tiểu đoàn bộ binh (BBCG) và hải quân
đánh bộ Mỹ; tính năng, dấu hiệu nhận biết một số loại vũ khí trong tiểu đoàn BB
(BBCG) Mỹ; nguyên tắc của đại đội, tiểu đoàn tiến công, phòng ngự, hành quân,
cơ động chiến đấu, tạm dừng và đổ bộ đường không.
32. Địa hình quân sự 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về bản đồ, ký hiệu bản đồ địa hình, cách xác
định toạ độ, cách sử dụng các phương tiện chỉ huy như địa bàn, ống nhòm, thước
chỉ huy. Môn học này còn cung cấp cho
người học khả năng đo đạc, tính toán trên bản đồ, sử dụng bản đồ ngoài
thực địa, kỹ năng vận dụng kiến thức bản đồ địa hình và một số phương tiện chỉ
huy vào vận động góc phương vị, lập sơ đồ địa hình, đắp sa bàn đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu.
33. Vũ khí trang bị, thuốc nổ Đặc công 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về các loại vũ khí trang bị, thuốc nổ Đặc
chủng. Nội dung bao gồm: Tính năng, tác dụng, cấu tạo của vũ khí A2, chống
khủng bố, các thiết bị nhìn đêm; Thuốc nổ, mìn, cách tính toán kết cấu lượng
nổ, ngòi nổ, động tác chắp nối gói buộc các loại lượng nổ
34. Bắn súng Đặc công 4 đvht
Nhằm rèn luyện cho người học những kỹ năng bắn
súng trong tác chiến Đặc công. Nội dung bao gồm: Thực hành bắn AK, K54 bài 2c ;
AK, K54 bài 3c và một số bài bắn ứng dụng trong nhiệm vụ chống khủng bố.
35. Kỹ thuật Đặc công 1 7 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chiến đấu Đặc công. Nội dung bao
gồm: Kỹ thuật nguỵ trang, cải trang, hoá trang, vận động, khắc phục các loại
vật cản nổ, không nổ qua các loại địa hình; Kỹ thuật bơi, thả bí mật; Kỹ thuật
đánh các loại mục tiêu ở địa hình rừng núi, trong thành phố và trên sông, biển.
36. Trinh sát Đặc công 2 đvht
Trang bị cho
người học nắm vững thứ tự, nội dung các bước tiến hành khi trinh sát mục tiêu.
Nội dung của môn học gồm: Nguyên tắc về hoạt động trinh sát, soạn thảo các văn
kiện, thực hành các biện pháp trinh sát mục tiêu và báo cáo kết quả trinh sát.
37. Kỹ thuật xe máy 2
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về xe, máy. Nội dung bao gồm: Kết cấu xe, luật
giao thông và thực hành lái xe ô tô.
IV. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết
kế chương trình cụ thể
1. Chương trình
khung trình độ đại học ngành Chỉ huy - Tham mưu Đặc công thuộc nhóm ngành khoa
học quân sự được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương
trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (Môn học)
và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc
tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo khối lượng và cơ cấu kiến
thức quy định tại các mục 1 và 2. Trường Sĩ quan Đặc công bổ sung những học
phần cần thiết xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với
tổng khối lượng kiến thức không dưới 190 đơn vị học trình.
2. Phần kiến thức
chuyên sâu thuộc ngành Chỉ huy - Tham mưu Đặc công được thiết kế theo từng lĩnh
vực chuyên ngành của ngành Chỉ huy - Tham mưu Đặc công như: Đặc công Bộ, Đặc
công Nước, Đặc công Biệt động. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên
ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung cuả ngành.
3. Phần kiến thức
bổ trợ nhà trường có thể thiết kế theo hướng: Bố trí nội dung lựa chọn phù hợp
với các chuyên ngành: Đặc công Bộ, Đặc công Nước, Đặc công Biệt động.
4. Chương trình
được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ học lý thuyết, giành nhiều thời gian
cho học viên (sinh viên) nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, tập bài và thực
hành. Chương trình cũng được biên soạn theo theo hướng đổi mới phương pháp dạy
và học đại học. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp
với Luật giáo dục năm 2005 và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho một
chương trình giáo dục đại học 4 năm và đặc thù quân đội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại
học
Ngành đào tạo: Chỉ
huy - Tham mưu Lục quân
(Infantry Staff Officers)
Mã ngành: 52860201
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 30 tháng 5 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục
tiêu, yêu cầu đào tạo
A. Mục tiêu đào tạo
1. Đào tạo những
thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy -
Tham mưu Lục quân cấp phân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo
đức tốt; có trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý
và huấn luyện bộ đội; có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Học viên tốt
nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân; đảm
nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng và các
chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.
B. Yêu cầu đào tạo
1. Phẩm chất
chính trị, đạo dức
Trung thành tuyệt
đối với mục tiêu lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có niềm tin vững
chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên định vững
vàng trong mọi tình huống, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, phấn đấu
trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Có ý thức tổ chức
kỷ luật, tự giác, nghiêm minh, giữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội. Có
tác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán, biết phát huy dân
chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết xây dựng đơn vị vững
mạnh toàn diện.
Giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá dân tộc, có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh,
khiêm tốn, giản dị, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm.
2. Trình độ kiến
thức và năng lực thực hành
Nắm vững nguyên
tắc các hình thức chiến thuật cấp phân đội, thành thạo động tác từng người, chỉ
huy tổ, tiểu đội, nắm chắc chỉ huy trung đội, biết chỉ huy cấp đại đội, sử dụng
thành thạo các loại vũ khí có trong biên chế.
Nắm vững điều
lệnh, điều lệ, chế độ quy định, để chỉ huy và quản lý đơn vị, bảo đảm đơn vị
thường xuyên có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm.
Nắm vững phương
châm, nguyên tắc, các hình thức, phương pháp huấn luyện. Thực hành huấn luyện
tốt, biết tổ chức bồi dưỡng phương pháp huấn luyện cho cấp dưới. Thường xuyên rèn
luyện bộ đội có sức khoẻ dẻo dai, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nắm vững kiến
thức cơ bản và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các môn khoa học xã hội và nhân văn, Công tác Đảng, Công tác Chính trị,
Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của cấp trên để giáo dục bộ đội. Xây dựng tổ chức
Đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
3. Sức khoẻ
Có sức khoẻ tốt,
đủ điều kiện phục vụ lâu dài trong quân đội.
II. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng
kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến
thức tối thiểu là: 180 đvht
Thời gian đào tạo
04 năm
2.2. Cấu trúc
kiến thức của chương trình đào tạo 180 đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương |
63 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyênnghiệp |
117 |
- Kiến thức cơ sở nhóm ngành; cơ sở ngành |
21 |
- Kiến thức ngành |
34 |
- Kiến thức chuyên ngành |
41 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập |
6 |
- Thi tốt nghiệp ( Khoá luận) |
15 |
III. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các
học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
63 đvht
1 |
Triết học Mác - Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác - Lênin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
5 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam |
4 |
6 |
Lôgíc học |
2 |
7 |
Đạo đức học |
2 |
8 |
Nhà nước và pháp luật |
3 |
9 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
2 |
10 |
Tiếng việt soạn thảo văn bản |
2 |
11 |
Tâm lý học quân sự |
3 |
12 |
Giáo dục học quân sự |
2 |
13 |
Dân tộc học, Tôn giáo học |
2 |
14 |
Ngoại ngữ |
10 |
15 |
Toán cao cấp |
3 |
16 |
Vật lý đại cương |
2 |
17 |
Hoá học đại cương |
2 |
18 |
Tin học |
3 |
19 |
Giáo dục thể chất |
2 |
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 117 đvht
a. Kiến thức cơ sở nhóm ngành, cơ sở ngành 21 đvht
20 |
Thể thao quân sự |
2 |
21 |
Điều lệnh đội ngũ |
4 |
22 |
Điều lệnh quản lý bộ đội |
3 |
23 |
Vũ khí huỷ diệt lớn |
2 |
24 |
Thông tin tác chiến điện tử |
3 |
25 |
Phương pháp chung huấn luyện quân
sự |
3 |
26 |
Tham mưu chỉ huy |
2 |
27 |
Hậu cần, tài chính |
2 |
b. Kiến thức ngành 34
đvht
28 |
Công tác đảng, công tác chính trị |
11 |
29 |
Quân sự nước ngoài |
3 |
30 |
Công binh |
3 |
31 |
Địa hình quân sự |
4 |
32 |
Kỹ thuật Bắn súng Bộ binh 1 |
6 |
33 |
Chiến thuật Bộ binh 1 |
7 |
3.2. Mô tả nội
dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác - Lê nin 6
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, hệ thống, thiết thực của triết học Mác-Lê
nin; bước đầu quán triệt tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.
Nội dung bao gồm:
Chủ nghĩa duy vật Mác xít, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức, những
quy luật và động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử xã hội, từ đó góp phần
xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người cán bộ
quân đội, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức. Phát triển năng lực
tư duy, năng lực nghề nghiệp, khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cách
mạng, thực tiễn công tác.
2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin 5 đvht
Trang bị những
kiến thức cơ bản, có hệ thống trên tinh thần đổi mới về kinh tế chính trị Mác -
Lê nin; đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lê nin;
lý luận giá trị, giá trị thặng dư, tích luỹ tư bản, lợi nhuận và các hình thái
của lợi nhuận, chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước; những điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản ngày nay; những tư tưởng
cơ bản cuả Mác - Ăng ghen - Lênin - Hồ Chí Minh về kinh tế XHCN và thời kỳ quá
độ, về quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN ở Việt Nam; về công nghiệp hóa,
hiện đại hoá theo định hướng XHCN; chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, kinh tế
thị trường định hướng XHCN; phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, những kiến thức cơ bản về tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý
kinh tế ở nước ta hiện nay; quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về CNXH khoa học, gắn
liền với những vấn đề chính trị, xã hội thực tiễn ở trong nước và quốc tế hiện
nay, góp phần củng cố lập trường giai cấp công nhân, nâng cao bản lĩnh chính
trị, xây dựng niềm tin cộng sản.
Nội dung môn học
gồm: Đối tượng chức năng, phương pháp nghiên cứu, những phạm trù, nguyên lý của
CNXH khoa học và những vấn đề có tính quy luật của cách mạng XHCN.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh 4
đvht
Môn học trang bị
những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; đối tượng, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguồn gốc, quá trình hình thành phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc thuộc địa, về
CNXH ở Việt Nam, về phương pháp cách
mạng, về đại đoàn kết dân tộc; về quan hệ quốc tế, về Đảng Cộng sản Việt
Nam; về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam; về đạo đức cách mạng, về quân sự và tư
tưởng nhân văn HCM.
5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, hệ thống, thiết thực về sự ra đời, phát triển
của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động lãnh đạo của đảng qua các thời kỳ, giai
đoạn cách mạng; nắm vững đường lối và quá trình tổ chức thực tiễn của đảng;
phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng; công tác xây
dựng Đảng, những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Trên cơ sở đó làm
nổi bật truyền thống đấu tranh, bản lĩnh chính trị của đảng; xây dựng niềm tin
cộng sản, vững vàng trước mọi thử thách, kiên định sự lãnh đạo của đảng đối với
cách mạng Việt nam, chống chủ nghĩa cơ hội xét lại “tả, hữu khuynh”.
Nâng cao năng
lực, nắm, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ.
6. Lô gíc học 2
đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức tương đối có hệ thống và sâu sắc về lô gíc hình
thức và lô gíc biện chứng; các quy luật của lô gíc hình thức, các hình thức tư
duy, khái niệm, phán đoán, suy lý, giả thiết, sự thống nhất giữa phép biện
chứng, lý luận nhận thức và lô gíc biện chứng. Từ đó nâng câo nhận thức và rèn
luyện kỹ năng vận dụng cho người cán bộ quân đội vào hoạt động thực tiễn công
tác.
7. Đạo đức học 2
đvht
Trang bị cho
người học kiến thức tương đối cơ bản hệ thống và thiết thực trên cơ sở quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt
nam, về nguồn gốc, bản chất đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học; về
đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, đạo đức quân nhân và
một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong giáo dục đạo đức quân nhân hiện nay. Từ
đó giúp cho người cán bộ quân đội có cơ sở khoa học, nâng cao hiệu quả công tác
và thực tiễn xây dựng quân đội.
8. Nhà nước và pháp luật 3
đvht
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản
về nhà nước và pháp luật nói chung cũng như
nhà nước và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; môn học gồm những
nội dung cơ bản như: những vấn đề chung về nhà nước; Nhà nước CHXHCN Việt Nam,
pháp luật và pháp chế XHCN, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, hình thức và
hệ thống pháp luật XHCN; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Môn học còn
trang bị những nội dung cơ bản về hệ thống pháp luật nước ta và Quốc tế như:
Hiến pháp, Luật dân sự, Luật kinh tế lao động; Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ
quan, pháp luật hành chính quân sự và quản lý bộ đội bằng pháp luật, luật quốc
tế.
9. Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cần thiết về quy luật hình thành và phát triển
của văn hoá Việt Nam. Nội dung bao gồm: khái niệm, cấu trúc đặc trưng, những
chặng đường phát triển của nền văn hoá Việt Nam cổ truyền, không gian văn hoá
Việt Nam; xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc; hình thành ở người học ý thức giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoá dân
tộc, đồng thời vận dụng trí thức văn hoá vào thực tiễn công tác.
10. Tiếng việt soạn thảo văn bản 2
đvht
Môn học nhằm
trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về viết và thực hành trong soạn
thảo văn bản, phương pháp viết một số loại văn bản. Nội dung bao gồm: Khái quát
văn bản quản lý nhà nước, quy trình soạn thảo văn bản, ngôn ngữ, văn phong của
văn bản, phương pháp soạn thảo văn bản, hình thành ở người học khả năng tiến
hành soạn thảo một số văn bản thông thường.
11. Tâm lý học quân sự
3 đvht
Môn học nhằm
trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý học quân sự, đặc điểm cấu trúc tâm lý
của hoạt động quân sự, khái niệm, bản chất của tâm lý tập thể quân nhân; mối
quan hệ qua lại và giao tiếp giữa các quân nhân; đặc điểm của hiện tượng tâm lý
- xã hội trong tập thể quân nhân; những vấn đề tâm lý trong lãnh đạo quản lý
các phân đội.
12. Giáo dục học quân sự 2
đvht
Trang bị những
kiến thức cơ bản về giáo dục học quân sự; đối tượng nhiệm vụ, phương pháp
nghiên cứu của giáo dục học quân sự; những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về
huấn luyện - giáo dục quân nhân; quá trình sư phạm quân sự, văn hoá sư phạm của
người cán bộ quân đội; bản chất, nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức
của quá trình giáo dục quân nhân; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, nội dung giáo
dục và tự giáo dục của quân nhân.
13. Dân tộc, Tôn giáo học 2
đvht
Môn học trang bị
cho người học kiến thức cơ bản về dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam nói
riêng cùng những quan điểm chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nội dung môn học
gồm: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của dân tộc học, dân tộc học
đại cương và một số vấn đề dân tộc Việt Nam và chính sách dân tộc của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Môn học trang bị
cho người học kiến thức tương đối cơ bản và cập nhật theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, sự hình thành, phát triển
của hệ thống giáo lý, giáo luật về tổ chức của một số tôn giáo lớn trên thế
giới, tình hình và hoạt động tôn giáo hiện nay ở Việt Nam; những quan điểm và
chính sách chủ yếu về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà
XHCN Việt Nam hiện nay; trên cơ sở thế giới quan vô thần khoa học và lập trường
giai cấp vô sản, đánh giá và có thái độ đúng đắn đối với tôn giáo, nâng cao
năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn cho người cán bộ quân đội trong công
tác.
14. Ngoại ngữ 10
đvht
Giúp người học
hình thành cơ sở ngôn ngữ và các kỹ năng, bước đầu xây dựng kỹ năng giao tiếp
cơ bản các chủ điểm quy định trong chương trình về chính trị, kinh tế, xã hội.
Học viên theo một
chương trình ngoại ngữ cơ bản, thống nhất, bảo đảm cả bốn kỹ năng (nghe, nói,
đọc, viết) ở trình độ sơ cấp (trình độ A), có bổ sung kiến thức ngữ pháp, trong
đó chú trọng kỹ năng đọc hiểu và bước đầu làm quen với dịch quân sự ra tiếng
Việt và ngược lại.
- Nghe: Học nghe
về âm, âm tiết, trọng âm từ, câu và ngữ điệu cơ bản. Nghe hiểu câu hỏi đơn
giản, lời đối thoại và các độc thoại ngắn về những vấn đề thông thường ở tốc độ
chậm.
- Nói: Học phát
âm, trọng âm, ngữ điệu cơ bản, diễn đạt được nội dung đơn giản về những chủ đề
đã học, không để hiểu sai ý. Tham gia những đoạn hội thoại đơn giản trong những
tình huống giao tiếp tối thiểu hàng ngày, mô tả nội dung cơ bản của tranh ảnh,
có từ gợi ý.
- Đọc: Đọc thành
tiếng và đọc nhẩm, đọc hiểu các thông tin thông thường và các chủ đề đã học.
Đọc hiểu nội dung chính, trả lời được các câu hỏi, độ dài văn bản khoảng 150
từ, số lượng từ mới 3%.
- Viết: Viết được
câu đúng chính tả, đúng ngữ pháp trong một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ theo chủ
đề quen thuộc. Sử dụng lượng từ vựng và các cấu trúc đã học để diễn đạt được ý
ở dạng đơn giản.
- Phần ngữ pháp:
được học về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc câu đơn và câu phức.
15. Toán cao cấp 3
đvht
Môn học nhằm trang bị cho người học cơ sở
phương pháp luận toán học và phương pháp tiếp cận các vấn đề trong thực tế bằng
các phương pháp toán học. Nội dung cung cấp cho người học những kiến thức cơ
bản về toán học đại cương và khả năng ứng dụng toán học vào các chuyên ngành
khoa học quân sự.
16. Vật lý đại cương 2
đvht
Môn học trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về vật lý đại cương để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên nghiên
cứu, tiếp cận được các vấn đề về vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại.
17. Hoá học đại cương 2
đvht
Cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản về hoá học đại cương và biết vận dụng vào học
tập các môn chuyên ngành quân sự.
18. Tin học 3
đvht
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản
về tin học văn phòng, biết cách khai thác các chương trình ứng dụng trong công
tác quản lý, chỉ huy.
19. Giáo dục thể chất 2
đvht
Môn học nhằm huấn
luyện những kiến thức cơ bản về thể thao quần chúng, hiểu biết nguyên tắc,
phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao.
Huấn luyện một số nội dung về bơi tự do, bơi ếch, bơi vũ trang, thể dục dụng cụ
và điền kinh, nhằm rèn luyện thể chất phục vụ trực tiếp cho huấn luyện và chiến
đấu.
20. Thể thao quân sự 2
đvht
Học phần nhằm
huấn luyện cho người học kỹ năng vượt vật cản (K91, 100 x100) tay không và có
súng, huấn luyện 8 thế đứng cơ bản của võ thuật, các thế, miếng tấn công, phòng
ngự; ngoài ra còn huấn luyện các kỹ thuật gạt, đâm lê cơ bản, tổng hợp kỹ thuật
gạt đánh báng súng nhằm phục vụ cho học tập các môn có liên quan và công tác
sau này.
21. Điều lệnh đội ngũ
4 đvht
Môn học nhằm huấn
luyện cho người học những động tác cơ bản của điều lệnh đội ngũ từng người
không có súng và có súng; đội hình cơ bản của aBB (khẩu đội), bBB, cBB; cách
khám súng, đội ngũ tổ quân kỳ, tổ chức duyệt đội ngũ và phương pháp huấn luyện
một bài điều lệnh đội ngũ làm cơ sở để thực hiện và rèn luyện tác phong thống
nhất, chính quy và huấn luyện cho bộ đội.
22. Điều lệnh quản lý bộ đội
3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản, thiết yếu về công tác quản lý gồm các nội
dung: Hiểu biết chung về điều lệnh quản lý bộ đội; chức trách và mối quan hệ
quân nhân; lế tiết tác phong quân nhân; các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác
và sẵn sàng chiến đấu; những nội dung cụ thể về công tác quản lý của người cán
bộ chỉ huy phân đội.
23. Vũ khí huỷ diệt lớn
2 đvht
Môn học nhằm
trang bị những kiến thức cơ bản cho người học về vũ khí hạt nhân; vũ khí hoá
học; vũ khí gây cháy; vũ khí sinh học và biết sử dụng các loại khí tài phòng
chống, khí tài tiêu tẩy có hiệu quả; huấn luyện công tác tổ chức bảo đảm phòng
chống vũ khí huỷ diệt lớn của người chỉ huy và hoạt động của phân đội ở địa
hình bị nhiễm độc để phục vụ cho học tập và công tác sau này.
24. Thông tin tác chiến điện tử
3 đvht
Cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản về tính năng, cấu tạo, sử dụng một số máy
thông tin quân dụng; nguyên tắc, hình thức, phương pháp tổ chức và các phương
tiện thông tin trong chiến đấu; tổ chức bảo đảm thông tin cho cBB tiến công và
phòng ngự; những vấn đề cơ bản về tác chiến điện tử, tổ chức lực lượng, khả
năng chiến tranh điện tử của địch và của ta; các biện pháp phòng chống tác
chiến điện tử của địch để phục vụ cho học tập và công tác sau này.
25. Phương pháp chung huấn luyện quân sự 3 đvht
Cung cấp cho
người học những quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp, các hình thức, phương
pháp huấn luyện quân sự; cách thức xây dựng tiến trình biểu huấn luyện quân sự
ở đại đội, làm cơ sở cho học tập và công tác sau này.
26. Tham mưu chỉ huy 2
đvht
Môn học này cung
cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người
chỉ huy phân đội trong chiến đấu; nội dung, phương pháp chuẩn bị chiến đấu; các
ký hiệu quân sự, nguyên tắc, quy cách và thực hành làm các văn kiện chiến đấu;
ghi diễn biến chiến đấu cấp phân đội phục vụ cho học tập và công tác sau này.
27. Hậu cần, tài chính
2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương, phương
pháp đào bếp hoàng cầm, cách mắc tăng, võng; công tác quản lý, bảo đảm cơ sở
vật chất kỹ thuật hậu cần cơ sở; tổ chức tăng gia sản xuất chăn nuôi; công tác
hậu cần sẵn sàng chiến đấu; nguyên tắc tổ chức bảo đảm hậu cần trong chiến đấu
tiến công, phòng ngự; cung cấp cho người học hiểu biết công tác quản lý tài
chính ở phân đội; kế hoạch hoá gia đình, phòng chống HIV/AIDS và công tác vệ
sinh phòng dịch cấp cơ sở.
Môn học còn trang
bị cho người học một số kiến thức cơ bản về hậu cần cấp phân đội, bao gồm: đặc
điểm, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc tiến hành và hệ thống tổ chức hậu
cần quân đội; nhiệm vụ khả năng hậu cần của đại đội; công tác quản lý cơ sở vật
chất hậu cần kỹ thuật ở đơn vị cơ sở; chức trách nhiệm vụ của đại đội trưởng về
công tác hậu cần thường xuyên ở đại đội; công tác kế hoạch thống kê, báo cáo
tổng kết về công tác hậu cần để phục vụ cho học tập các môn liên quan và công
tác sau này.
28. Công tác Đảng, công tác chính trị
11 đvht
Môn học nhằm cung
cấp cho người học những cơ sở lý luận và phương pháp tiến hành Công tác Đảng,
công tác Chính trị (CTĐ, CTCT) ở đơn vi cơ sở, bao gồm:
- Lý luận nguyên
tắc chung về xây dựng đảng và CTĐ, CTCT trong QĐNDVN. Trong phần này, người học
sẽ được cung cấp những kiến thức về học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nguyên tắc xây dựng đảng, ĐCSVN tổ chức và lãnh đạo QĐNDVN; CTĐ, CTCT trong
QĐNDVN; cơ sở để xác định vai trò lãnh đạo của đảng với quân đội.
- Lý luận thực
tiễn các mặt hoạt động CTĐ, CTCT. Trong phần này người học sẽ được trang bị
những kiến thức về công tác tư tưởng của đảng trong QĐNDVN; công tác giáo dục
chính trị, xây dựng môi trường văn hoá và công tác thi đua XHCN ở phân đội;
công tác tổ chức của đảng trong QĐNDVN; công tác xây dựng chi bộ, xây dựng đội
ngũ đảng viên; công tác kiểm tra và kỷ luật của đảng; công tác cán bộ, dân vận,
chính sách, công tác bảo vệ ở đại đội; công tác thanh niên và xây dựng chi đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong quân đội; tổ chức hội đồng quân nhân ở
đại đội.
- CTĐ, CTCT trong
nhiệm vụ chủ yếu: Trong phần này, người học sẽ được trang bị những kiến thức về
vị trí, ý nghĩa, nội dung, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ:
phòng chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ; sẵn sàng chiến đấu, huấn
luyện, rèn luyện kỷ luật, quản lý sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, tài chính,
trong tổ chức tăng gia sản xuất, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho đơn
vị và CTĐ, CTCT trong chiến đấu, nhằm phục vụ cho học tập và công tác sau này.
29. Quân sự nước ngoài
3 đvht
Trang bị cho
người học những hiểu biết cơ bản về quân đội Mỹ và một số quân đội khu vực Đông
Nam á. Trong đó có âm mưu, quan điểm chiến lược, nguyên tắc tác chiến, thủ đoạn
chiến đấu, tổ chức biên chế, trang bị từ tiểu đội đến sư đoàn BB (BBCG) và hải
quân đánh bộ Mỹ; tính năng, dấu hiệu nhận biết một số loại vũ khí trong sư đoàn
BB (BBCG) Mỹ; nguyên tắc của đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn Mỹ tiến công, phòng
ngự, hành quân cơ động chiến đấu, tạm dừng và ĐBĐK phục vụ cho học tập và công
tác sau này.
30. Công binh
3 đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng công sự, nguỵ trang,
hào, hầm chiến đấu; những hiểu biết chung khi sử dụng thuốc nổ, cách tính toán
gói buộc, sử dụng lượng nổ phá trong chiến đấu; động tác bố trí khắc phục vật
cản, dò gỡ mìn, mở cửa qua vật cản của địch; nguyên tắc sử dụng công binh trong
chiến đấu; xây dựng trận địa phòng ngự và bảo đảm công trình cho b, c bộ binh
trong tiến công, phòng ngự phục vụ cho học tập và công tác sau này.
31. Địa hình quân sự 4
đvht
Trang bị cho
người học, những kiến thức cơ bản về bản đồ, ký hiệu bản đồ địa hình, cách xác
định toạ độ, sử dụng bản đồ ngoài thực địa, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng
các phương tiện chỉ huy như địa bàn, ống nhòm, thước chỉ huy. Học phần này còn
cung cấp cho người học khả năng sử dụng bản đồ ngoài thực địa; kỹ năng vận dụng
kiến thức bản đồ địa hình và một số phương tiện chỉ huy vào vận động góc phương
vị, lập sơ đồ địa hình, đắp sa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ học tập và công
tác sau này.
32. Kỹ thuật Bắn súng bộ binh 1
6 đvht
Môn học này nhằm
trang bị cho người học nắm chắc tính năng, cấu tạo, quy tắc, tư thế động tác bắn
các loại súng bộ binh, lựu đạn, kỹ năng bắn bài 1 các loại súng BB, qua đó từng
bước nâng cao kỹ thuật bắn các bài bắn cơ bản.
Môn học này còn
trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luyết bắn, binh khí, quy
tắc, động tác, thực hành bắn một số loại súng và sử dụng lựu đạn trong một số
trường hợp.
33. Chiến thuật bộ binh1
7 đvht
Môn học trang bị
cho người học những động tác cơ bản trong chiến đấu: các tư thế, động tác vận
động trên chiến trường; cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình,
địa vật; hành động đánh địch trong công sự, ngoài công sự; trong phòng ngự và
canh gác mặt trận, vận dụng các kỹ thuật chiến đấu của người chiến sĩ bộ binh
để diệt địch có hiệu quả nhất trong các tình huống từ giản đơn đến phức tạp.
Môn học này còn
trang bị cho người học lý luận chiến thuật, nguyên tắc tổ chức chiến đấu, rèn
luyện kỹ năng thực hành chỉ huy và hành động của tổ, tiểu đội Bộ binh trong
chiến đấu tiến công, phòng ngự và một số nhiệm vụ chiến đấu khác.
4. Hướng dẫn sử
dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
4.1. Chương trình
khung trình độ đại học ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân thuộc nhóm ngành khoa
học quân sự được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương
trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (Môn học)
và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc
tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến
thức quy định tại các mục 1 và 2. Trường Sĩ quan Lục quân 1, 2 bổ sung những
học phần cần thiết xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình
với tổng khối lượng kiến thức không dưới 180 đơn vị học trình.
4.2. Phần kiến
thức chuyên sâu thuộc ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân được thiết kế theo từng
lĩnh vực chuyên ngành của ngành Chỉ huy - Tham mưu Lục quân như: Bộ binh; Bộ
binh Cơ giới; Trinh sát Bộ binh; Trinh sát Cơ giới; Trinh sát Đặc nhiệm và Hoả
khí đi cùng. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong
giới hạn 20% kiến thức chung cuả ngành.
4.3. Phần kiến
thức bổ trợ, nhà trường có thể thiết kế theo hướng: bố trí nội dung lựa chọn
phù hợp với các chuyên ngành: Bộ binh Cơ giới; Trinh sát Bộ binh; Trinh sát Cơ giới;
Trinh sát Đặc nhiệm và Hoả khí đi cùng.
4.4. Chương trình
được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ học lý thuyết, giành nhiều thời gian
cho học viên (sinh viên) nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, tập bài và thực
hành. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và
học đại học. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với
Luật Giáo dục năm 2005 và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho một chương
trình giáo dục đại học 4 năm và đặc thù quân đội.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo:
Chỉ huy- Tham mưu Pháo binh
(Artillery Staff Officers)
Mã ngành: 52860202
(Ban
hành theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo
A. Mục tiêu đào tạo
1. Đào tạo những
thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định trở thành Sỹ quan Chỉ huy
- Tham mưu Pháo binh cấp phân đội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất
đạo đức tốt; có trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản
lý và huấn luyện bộ đội, có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2. Học viên tốt
nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy -Tham mưu Pháo binh, đảm
nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng Pháo
binh và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.
B. Yêu cầu đào tạo
1. Phẩm
chất chính trị, đạo đức
Tuyệt đối trung
thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có niềm tin
vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên định
vững vàng trong mọi tình huống, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, phấn
đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Có ý thức tổ chức
kỷ luật, tự giác, nghiêm minh, giữ vững và chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội. Có
tác phong, phương pháp công tác khoa học cụ thể, quyết đoán, biết phát huy dân
chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết xây dựng đơn vị vững
mạnh toàn diện.
Giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá dân tộc, có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh,
khiêm tốn, giản dị, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm.
2. Trình độ
kiến thức, năng lực thực hành
Nắm vững kỹ
thuật, chiến thuật Pháo binh thành thạo động tác của khẩu, tiểu đội trưởng giỏi
cấp trung đội, làm được cấp đại đội; quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả
vũ khí, trang bị được biên chế.
Nắm vững điều
lệnh, điều lệ, chế độ quy định để chỉ huy và quản lý đơn vị, bảo đảm chặt chẽ,
kỷ luật nghiêm.
Nắm vững phương
châm, nguyên tắc, các hình thức phương pháp huấn luyện. Thực hành huấn luyện
tốt, biết tổ chức bồi dưỡng phương pháp huấn luyện. Thực hành huấn luyện tốt,
biết tổ chức bồi dưỡng phương pháp huấn luyện cho cấp dưới. Thường xuyên rèn
luyện bộ đội có sức khoẻ bền bỉ dẻo dai hoàn thành tốt m ọi nhiệm vụ được giao.
Nắm vững kiến
thức cơ bản và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các nội dung về khoa học xã hội nhân văn, công tác Đảng, công tác chính
trị, Nghị quyết của Đảng, chỉ thị của cấp trên để giáo dục bộ đội. Xây dựng tổ
chức đảng trong sạch vững mạnh toàn diện.
3. Sức khỏe
Có sức khoẻ tốt
đủ điều kiện phục vụ lâu dài trong quân đội
II. Khung chương trình đào tạo
A. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào
tạo theo thiết kế
1. Khối lượng
kiến thức tối thiểu: 190 đvht
2. Thời gian đào
tạo: 4 năm
B. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào
tạo
190 đvht
1. Kiến thức giáo dục đại cương |
64 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp |
126 |
- Kiến thức cơ sở nhóm
ngành |
19 |
- Kiến thức ngành |
39 |
- Kiến thức chuyên ngành |
48 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, Thực tế |
5 |
- Thi tốt nghiệp (khoá
luận) |
15 |
III. Khối lượng kiến thức bắt buộc
A. Danh mục các môn học, học phần bắt buộc
1. Kiến thức giáo dục đại cương
64 đvht
1 |
Triết học Mác - Lê nin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác - Lê
nin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
5 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam |
4 |
6 |
Logic học |
2 |
7 |
Nhà nước và pháp luật |
3 |
8 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
2 |
9 |
Đạo đức học |
2 |
10 |
Dân tộc, tôn giáo học |
2 |
11 |
Tâm lý học quân sự |
3 |
12 |
Giáo dục học quân sự |
2 |
13 |
Tiếng Nga |
10 |
14 |
Toán cao cấp |
4 |
15 |
Tin học |
3 |
16 |
Vật lý đại cương |
3 |
17 |
Hoá đại cương |
2 |
18 |
Huấn luyện thể chất |
3 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
a. Kiến thức cơ sở nhóm ngành
19 đvht
19 |
Kỹ thuật chiến đấu bộ binh |
3 |
20 |
Điều lệnh đội ngũ, quản lý bộ đội |
3 |
21 |
Quân sự chung |
2 |
22 |
Phương pháp chung huấn luyện quân sự |
2 |
23 |
Hậu cần |
3 |
24 |
Địa hình quân sự |
4 |
25 |
Lịch sử đường lối quân sự |
2 |
b. Kiến thức ngành
39 đvht
26 |
Toán ứng dụng (Lý thuyết xác suất và tối ưu) |
3 |
27 |
Xe quân sự, Luật giao thông |
2 |
28 |
Thuật phóng |
2 |
29 |
Thông tin, tác chiến ĐT |
2 |
30 |
Khí tài và đo đạc |
6 |
31 |
Trinh sát |
5 |
32 |
Tên lửa mặt đất, tên lửa chống tăng |
2 |
33 |
Công tác Đảng, công tác Chính trị |
12 |
34 |
Chiến thuật Binh chủng hợp thành (có Quân sự địa phương) |
5 |
B. Mô tả nội dung các môn học, học phần bắt buộc
1. Triết học Mác - Lênin 6 đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống, thiết thực của triết học
Mác-Lênin, bước đầu quán triệt tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.
Nội dung bao gồm:
Chủ nghĩa duy vật Mác xít, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức, những
quy luật và động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử xã hội, từ đó góp phần
xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người cán bộ
quân đội, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức. Phát triển năng lực
tư duy, năng lực nghề nghiệp, khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cách
mạng, thực tiễn công tác.
2. Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 5 đvht
Môn học trang bị
những kiến thức cơ bản, có hệ thống trên tinh thần đổi mới về kinh tế chính trị
Mác - Lê nin; đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lê
nin; lý luận giá trị, giá trị thặng dư, tích luỹ tư bản, lợi nhuận và các hình
thái của lợi nhuận, chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước; những điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản ngày nay; Những tư
tưởng cơ bản cuả Mác - Ăng ghen - Lênin - Hồ Chí Minh về kinh tế XHCN và thời
kỳ quá độ, về quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN ở Việt Nam; về công nghiệp
hóa, hiện đại hoá theo định hướng XHCN; chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, kinh
tế thị trường định hướng XHCN; phân phối cho tiêu dùng cá nhân trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, những kiến thức cơ bản về tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản
lý kinh tế ở nước ta hiện nay; quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4 đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về CNXH khoa học, gắn
liền với những vấn đề chính trị, xã hội thực tiễn ở trong nước và quốc tế hiện
nay, góp phần củng cố lập trường giai cấp công nhân, nâng cao bản lĩnh chính
trị, xây dựng niềm tin cộng sản.
Nội dung môn học
gồm: Đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu, những phạm trù, nguyên lý
của CNXH khoa học và những vấn đề có tính quy luật của cách mạng XHCN.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh 4 đvht
Môn học trang bị
những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; đối tượng, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguồn gốc, quá trình hình thành phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh; tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc thuộc địa, về
CNXH ở Việt Nam, về phương pháp cách
mạng, về đại đoàn kết dân tộc; về quan hệ quốc tế, về Đảng Cộng sản Việt
Nam; về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam; về đạo đức cách mạng, về quân sự và tư
tưởng nhân văn HCM.
5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4
đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống, thiết thực về sự ra đời, phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động lãnh đạo của đảng qua các thời kỳ,
giai đoạn cách mạng; nắm vững đường lối và quá trình tổ chức thực tiễn của
đảng; phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng; công tác
xây dựng đảng, những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Trên cơ sở đó làm
nổi bật truyền thống đấu tranh, bản lĩnh chính trị của đảng; xây dựng niềm tin
cộng sản, vững vàng trước mọi thử thách, kiên định sự lãnh đạo của đảng đối với
cách mạng Việt nam, chống chủ nghĩa cơ hội xét lại “tả, hữu khuynh”.
Nâng cao năng
lực, nắm, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ.
6. Lô gíc học 2 đvht
Môn học trang bị cho người học những kiến
thức tương đối có hệ thống và sâu sắc về lô gíc hình thức và lô gíc biện chứng;
các quy luật của lô gíc hình thức, các hình thức tư duy, khái niệm, phán đoán,
suy lý, giả thiết, sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lô
gíc biện chứng. Từ đó nâng câo nhận thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng cho
người cán bộ quân đội vào hoạt động thực tiễn công tác.
7. Nhà nước và pháp luật 3 đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung cũng
như nhà nước và pháp luật nước CHXHCN
Việt Nam nói riêng; môn học gồm những nội dung cơ bản như: những vấn đề chung
về nhà nước; Nhà nước CHXHCN Việt Nam, pháp luật và pháp chế XHCN, quy phạm
pháp luật, quan hệ pháp luật, hình thức và hệ thống pháp luật XHCN; vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Môn học còn trang bị những nội dung cơ bản về
hệ thống pháp luật nước ta và Quốc tế như: Hiến pháp, Luật dân sự, Luật kinh tế
lao động; Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan, pháp luật hành chính quân sự
và quản lý bộ đội bằng pháp luật, luật quốc tế.
8. Cơ sở văn hoá Việt Nam 2 đvht
Môn học trang bị
cho người học những kiến thức cần thiết về quy luật hình thành và phát triển
của văn hoá Việt Nam. Nội dung bao gồm: khái niệm, cấu trúc đặc trưng, những
chặng đường phát triển của nền văn hoá Việt Nam cổ truyền, không gian văn hoá
Việt Nam; xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc; hình thành ở người học ý thức giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hoá dân
tộc, đồng thời vận dụng trí thức văn hoá vào thực tiễn công tác.
9. Đạo đức học 2 đvht
Môn học nhằm
trang bị cho người học kiến thức tương đối cơ bản hệ thống và thiết thực trên
cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng
sản Việt nam, về nguồn gốc, bản chất đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức
học; về đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, đạo đức quân
nhân và một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong giáo dục đạo đức quân nhân hiện
nay. Từ đó giúp cho người cán bộ quân đội có cơ sở khoa học, nâng cao hiệu quả
công tác và thực tiễn xây dựng quân đội.
10. Dân tộc, tôn giáo học 2 đvht
Môn học trang bị
cho người học kiến thức cơ bản về dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam nói
riêng cùng những quan điểm chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nội dung môn học
gồm: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của dân tộc học, dân tộc học
đại cương và một số vấn đề dân tộc Việt Nam và chính sách dân tộc của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Môn học trang bị
cho người học kiến thức tương đối cơ bản và cập nhật theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, sự hình thành, phát triển
của hệ thống giáo lý, giáo luật về tổ chức của một số tôn giáo lớn trên thế
giới, tình hình và hoạt động tôn giáo hiện nay ở Việt Nam; những quan điểm và
chính sách chủ yếu về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà
XHCN Việt Nam hiện nay; trên cơ sở thế giới quan vô thần khoa học và lập trường
giai cấp vô sản, đánh giá và có thái độ đúng đắn đối với tôn giáo, nâng cao năng
lực nhận thức và hoạt động thực tiễn cho người cán bộ quân đội trong công tác.
11. Tâm lý học quân sự 3 đvht
Môn học trang bị
những kiến thức cơ bản về tâm lý học quân sự, đặc điểm cấu trúc tâm lý của hoạt
động quân sự, khái niệm, bản chất của tâm lý tập thể quân nhân; mối quan hệ qua
lại và giao tiếp giữa các quân nhân; đặc điểm của hiện tượng tâm lý - xã hội
trong tập thể quân nhân; những vấn đề tâm lý trong lãnh đạo quản lý các phân
đội.
12. Giáo dục học quân sự 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về giáo dục học quân sự; đối tượng nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu của giáo dục học quân sự; những tư tưởng cơ bản của Hồ
Chí Minh về huấn luyện - giáo dục quân nhân; quá trình sư phạm quân sự, văn hoá
sư phạm của người cán bộ quân đội; bản chất, nguyên tắc, phương pháp và hình
thức tổ chức của quá trình giáo dục quân nhân; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
nội dung giáo dục và tự giáo dục của quân nhân.
13. Tiếng Nga 10
đvht
- Tiếng Nga cơ
bản: 7 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản của môn học để hình thành cơ sở ngôn ngữ và
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp (Trình độ A), có bổ sung
kiến thức ngữ pháp, trong đó chú trọng kỹ năng đọc hiểu. Ngoài ra học viên được
học và làm quen với thuật ngữ tiếng Anh (Nga) quân sự chung và một số hiểu biết
cơ bản về quân đội nước ngoài thông qua các bài đọc hiểu.
Nội dung gồm môn
học gồm: Âm, âm tiết, trọng âm từ, câu và ngữ
điệu cơ bản. Nghe hiểu câu hỏi đơn giản, lời đối thoại và độc thoại
ngắn. Học phát âm, trọng âm, ngữ điệu câu cơ bản, diễn đạt được nội dung đơn
giản về một số chủ đề; hội thoại đơn giản trong những tình huống giao tiếp tối
thiểu. Mô tả nội dung cơ bản của tranh ảnh. Đọc hiểu các thông tin thông thường
về các chủ đề đã học. Đọc hiểu nội dung chính, trả lời được các câu hỏi. Sử
dụng lượng từ vựng và các cấu trúc đã học để diễn đạt được ý câu ở dạng đơn
giản. Phần ngữ pháp học về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc câu đơn và câu phức.
- Tiếng Nga
chuyên ngành: 3đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh (Nga), một số thuật ngữ
quân sự pháo binh và một số bài đọc chuyên ngành, làm quen với văn phong quân
sự, cách đọc dịch thuật, tạo điều kiện để học viên tự học tập, nghiên cứu các
chương trình tiếng Anh (Nga) cao hơn giúp cho học tập, nghiên cứu các môn khoa
học quân sự khác.
Nội dung môn học
gồm: đọc, viết về các chủ điểm quân sự thuộc chuyên ngành Pháo binh, những từ
ngữ, ngữ pháp cơ bản về tổ chức biên chế trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự
và hoạt động chiến đấu trong một số hình thức chiến thuật.
14. Toán cao cấp 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức toán học giúp cho việc tiếp thu các môn học chuyên
ngành được tốt hơn; đồng thời rèn luyện cho người học tư duy lô gíc, kỹ năng
tính toán, phương pháp nghiên cứu khoa học.
Nội dung môn học
gồm: Ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính; đại số véc tơ; đạo hàm
và vi phân hàm một biến; tích phân hàm một biến; chuỗi số; đạo hàm vi phân hàm
nhiều biến; tích phân hàm nhiều biến; phương trình vi phân.
15. Tin học
3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về tin học để biết thao tác sử dụng máy vi
tính trong soạn thảo và xử lý các văn
bản; quản lý dữ liệu và khai thác các phần mềm ứng dụng trong công tác
quản lý, chỉ huy, huấn luyện quân sự.
Nội dung bao gồm:
Hệ điều hành MS-DOS; hệ điều hành WINDOWS; chương trình WINDOWS; chương trình
EXCEL; hệ thống mạng máy tính. Lập trình trên FOXPRO; lập trình PASCAL.
16. Vật lý đại cương
3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản của chương trình Vật lý đại cương nhằm nâng
cao nhận thức cho người học về những hiện tượng và quy luật trong tự nhiên,
trong kỹ thuật làm cơ sở để học và nghiên cứu những môn kỹ thuật cơ sở và chuyên
ngành; đồng thời rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm và xây dựng thế giới quan khoa học biện chứng vận dụng vào quá
trình học tập chuyên ngành pháo binh.
Nội dung môn học
gồm: động học chất điểm; động lực học chất điểm; chuyển động quay của vật rắn;
công và năng lượng; dao động sóng cơ; chất khí, lỏng, rắn; các nguyên lý nhiệt
động học; trường tĩnh điện; dòng điện không đổi; từ trường; cảm ứng điện từ;
trường điện từ Maxwell; dao động điện từ ; quang hình; quang sóng; nguyên tử
hạt nhân; cơ học lượng tử.
17. Hoá đại cương
2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết hoá học để nâng cao nhận thức cho
người học về các hiện tượng tác dụng hoá học trong tự nhiên tạo cơ sở thuận lợi
trong công tác quản lý, bảo quản, giữ gìn vũ khí trang bị kỹ thuật.
Nội dung môn học
gồm: Cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử; hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
hoá học; đặc trưng cơ bản của liên kết hoá học; thuyết lai hoá; cấu tạo phân
tử; trạng thái khí, trạng thái rắn và lỏng, nguyên lý I, II của nhiệt động lực
học; cân bằng hoá học; dung dịch, cân bằng hoá học trong dung dịch; động hóa
học và các quá trình điện hoá, tốc độ hoá học, phản ứng ô xy hoá khử; điện
phân, pin và ắc quy .
18. Huấn luyện thể chất
3 đvht
Giáo dục và rèn
luyện thể chất cho quân nhân phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền làm cơ sở
tự luyện tập để không ngừng nâng cao thể lực toàn diện góp phần thực hiện mục
tiêu yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ Pháo binh, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, có
thể lực tốt để sử dụng vũ khí, trang thiết bị hiện đại.
Nội dung môn học
gồm: Giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật trong luyện tập thể dục thể thao,
cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản về nội dung, phương pháp huấn luyện và
luyện tập thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể
thao thích hợp, huấn luyện một số nội dung về bơi tự do, bơi ếch, bơi vũ trang,
thể dục dụng cụ và điền kinh, vượt vật cản K91, võ thuật và hướng dẫn cách tổ chức, phương pháp xây dựng
phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm rèn luyện thể lực phục vụ trực tiếp
cho huấn luyện, chiến đấu.
19. Kỹ thuật chiến đấu bộ binh 3 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về tính năng cấu tạo và kỹ thuật sử dụng một
số loại vũ khí bộ binh thông thường để vận dụng trong huấn luyện, chiến đấu.
Nội dung môn học
gồm: Tính năng kỹ, chiến thuật, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại vũ
khí bộ binh: AK, CKC, B40, B41, lựu đạn, K54... yếu lĩnh động tác thực hành tập
và bắn bài 1, 2 súng tiểu liên AK và K54, ném lựu đạn, gói buộc và sử dụng
lượng nổ
20. Điều lệnh đội ngũ, quản lý bộ đội 3 đvht
- Điều lệnh quản
lý bộ đội
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về điều lệnh quản lý bộ đội gắn liền với chức
trách làm cơ sở để học tập, chấp hành những nội quy, quy chế, quy định tại
trường và huấn luyện cho đơn vị sau này.
Nội dung môn học
gồm: chức trách, mối quan hệ quân nhân; lễ tiết tác phong quân nhân; các chế độ
sinh hoạt học tập công tác và sẵn sàng chiến đấu; những nội dung cụ thể về công
tác quản lý của người cán bộ tiểu đội. Những nội dung cụ thể về công tác quản
lý của người cán bộ phân đội, vận dụng để thực hiện trong việc tổ chức quản lý
cho phân đội về điều lệnh, chức trách, lễ tiết tác phong quân nhân, các chế độ
sinh hoạt, học tập, công tác và sẵn sàng chiến đấu; điều lệnh khen thưởng - kỷ
luật.
- Điều lệnh đội
ngũ
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về điều lệnh đội ngũ, từ đó làm cơ sở cho việc
rèn luyện, chấp hành kỷ luật đồng thời vận dụng vào công tác huấn luyện, rèn
luyện bộ đội sau này.
Nội dung môn học
gồm: đội ngũ từng người không có súng, có súng; đội hình cơ bản của tiểu đội bộ
binh (khẩu đội); cách khám súng, mang, đeo, treo súng. Đội hình bBB, cBB, dBB;
đội ngũ tổ quân kỳ; trình tự tổ chức buổi chào cờ; tổ chức duyệt đội ngũ và
phương pháp huấn luyện một bài điều lệnh đội ngũ.
21. Quân sự chung
2 đvht
Vũ khí huỷ diệt
lớn, vũ khí công nghệ cao
Trang bị cho
người học một số hiểu biết cần thiết về vũ khí huỷ diệt lớn, vũ khí công nghệ
cao, làm cơ sở cho học tập nghiên cứu và huấn luyện đơn vị.
Nội dung môn học
gồm: vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí gây cháy, vũ khí sinh học, vũ khí
công nghệ cao, khí tài phòng chống, khí tài tiêu tẩy, công tác tổ chức bảo đảm,
các biện pháp phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn, vũ khí công nghệ cao của người
chỉ huy và hoạt động của phân đội ở địa hình bị nhiễm.
Công binh, Công
trình pháo binh
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về công sự nguỵ trang cho người, vũ khí, khí
tài, một số loại thuốc nổ và khí tài gây nổ sử dụng ở các phân đội Pháo binh
làm cơ sở để học tập các môn học chuyên ngành.
Nội dung gồm:
Công sự ẩn nấp, chiến đấu của cá nhân, của tổ chiến đấu, của tiểu đội, trung
đội bộ binh; hình dáng, kích thước các công sự chiến đấu của các phân đội pháo
binh (người, đài quan sát, sở chỉ huy, công sự xe, pháo, cối, khí tài...); động
tác chỉ huy và thực hành phác hoạ, đào công sự; sử dụng các loại thuốc nổ và
khí tài gây nổ.
22. Phương pháp chung huấn luyện quân sự 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về phương pháp huấn luyện quân sự làm cơ sở để
học tập và huấn luyện đơn vị sau này.
Nội dung môn học
gồm: quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; các hình thức, phương pháp huấn
luyện; công tác tổ chức chuẩn bị và thực hành huấn luyện quân sự; cách thức xây
dựng tiến trình biểu huấn luyện ở đại đội và kế hoạch giáo dục chính trị, huấn
luyện quân sự ở đại đội, tiểu đoàn.
23. Hậu cần 3
đvht
Hậu cần, tài
chính: 02 đvht
Trang bị cho
người học một số kiến thức cơ sở về hậu cần, tài chính của quân đội nhân dân
Việt Nam giúp học viên hiểu biết toàn diện về các mặt công tác bảo đảm, làm cơ
sở vận dụng vào thực tế công tác để hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách.
Nội dung môn học
gồm: chế độ tiêu chuẩn của chiến sỹ, kỹ thuật đào bếp, giếng nước; công tác
quản lý tài chính, bảo đảm hậu cần ở phân đội trong huấn luyện và chiến đấu.
Quân y: 01 đvht
Trang bị cho
người học một số kiến thức cơ sở về quân y giúp học viên hiểu biết toàn diện về
các mặt công tác bảo đảm, làm cơ sở vận dụng vào thực tế công tác để hoàn thành
nhiệm vụ theo chức trách.
Nội dung môn học
gồm: Công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, kỹ thuật băng bó cấp cứu và
chuyển thương; kế hoạch hoá gia đình; phòng chống HIV/AIDS ; cấp cứu một số
bệnh thường gặp; nhiệm vụ và tổ chức quân y trong huấn luyện và chiến đấu.
24. Địa hình quân sự 4 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về bản đồ địa hình quân sự, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng địa hình để tổ
chức chiến đấu Pháo binh.
Nội dung môn học
gồm: xác định và sử dụng toạ độ lưới ô vuông; đi góc phương vị; khắc phục vật
cản trong quá trình đi góc phương vị; đắp sa bàn cát phục vụ cho công tác tham
mưu tác chiến và chỉ huy bắn...
25. Lịch sử đường lối quân sự
2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về truyền thống, kinh nghiệm, quy luật của
lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự. Quan điểm quân sự của Đảng trong
khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh giải phóng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm, làm cơ sở nghiên
cứu học tập, vận dụng vào chỉ huy huấn luyện, chiến đấu.
Nội dung môn học
gồm: chiến tranh và nghệ thuật quân sự Đại việt thời cổ đại-phong kiến Việt
Nam; chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, kháng chiến chống Mỹ; lịch sử nghệ thuật quân sự pháo binh; đường lối
quân sự của Đảng trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng; xây dựng
nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa; tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; phòng chống
diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ; kết hợp kinh tế với quốc phòng; xử lý một
số tình huống trong thực tế.
26. Toán ứng dụng (Lý thuyết xác suất và toán tối
ưu) 3 đvht
Toán xác suất: 02
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về các phép toán, cách tính xác suất, sự phân
bố xác suất, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên làm cơ sở để tiếp thu kiến thức
chuyên ngành và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Nội dung môn học
gồm: Các khái niệm cơ bản về biến cố và xác suất; xác suất của biến cố; các
định lý, công thức cơ bản về biến cố và xác suất; khái niệm biến ngẫu nhiên và
luật phân bố xác suất; các đặc trưng của biến ngẫu nhiên; một số phân bố thường
gặp; biến ngẫu nhiên nhiều chiều; các đặc trưng của biến ngẫu nhiên nhiều
chiều.
Toán tối ưu: 01
đvht
Trang bị cho học
viên kiến thức về môn tối ưu làm cơ sở để vận dụng giải các bài toán thực tiễn
theo phương pháp đơn hình, đối ngẫu. Giúp học viên tìm đước phương án tối ưu
trong bài toán vận chuyển và các bài toán pháo binh có liên quan.
Nội dùng học viên
cần nắm được: Nắm vững phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính và các
định lý đối ngẫu cùng với ý nghĩa kinh tế của nó.
27. Xe quân sự, Luật giao thông
2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về ô tô, luật giao thông đường bộ Việt nam làm
cơ sở cho công tác chỉ huy phân đội pháo binh, chấp hành luật giao thông đường
bộ và giáo dục quản lý bộ đội.
Nội dung môn học
gồm: Hiểu biết chung về xe ô tô; cấu tạo động cơ; nguyên lý làm việc của động
cơ; hiểu biết chung về một số hệ thống của ô tô; công tác bảo dưỡng kỹ thuật;
công tác niêm, bảo quản xe máy; điều lệ trật tự an toàn giao thông và trật tự
an toàn giao thông đô thị; biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; công tác chỉ huy
xe, kiểm tra xe.
28.Thuật phóng
2 đvht
Thuật phóng
trong: 01đvht
Trang bị cho học
viên một số kiến thức cơ bản về thuật phóng trong, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu học tập về chuyên ngành.
Nội dung cơ bản
môn học gồm: Hiểu biết về thuật phóng, thuốc phóng, quy luật cháy và sinh khí
của thuốc phóng; cơ sở vật lý của hiện tượng bắn, ảnh hưởng của điều kiện nhồi
đến áp suất, vận tốc đạn và thuật phóng trong của pháo, súng cối; một số bài
toán về thuật phóng trong.
Thuật phóng
ngoài: 01 đvht
Trang bị cho
người học một số kiến thức cơ bản về thuật phóng ngoài, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu, học tập và huấn luyện.
Nội dung cơ bản
của môn học gồm: ảnh hưởng của trái đất và các yếu tố đến chuyển động của đạn;
đường đạn trong chân không và không khí; tản mát đạn; tính lượng hiệu chỉnh,
lập bảng bắn.
29. Thông tin, tác chiến điện tử 2 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về bí
mật chỉ huy, nguỵ trang và kỷ luật thông tin liên lạc làm cơ sở học tập các môn
học chuyên ngành và huấn luyện đơn vị sau này.
Nội dung môn học
gồm: nguyên lý chung thông tin vô tuyến, truyền sóng, an ten và thông tin tín
hiệu; chiến tranh thông tin, chiến tranh công nghệ cao, đối tượng, khả năng tác
chiến điện tử của quân đội Mỹ; nhiệm vụ,
nguyên tắc tổ chức thực hành tác chiến điện tử; chống trinh sát vô tuyến điện
tử của bộ đội pháo binh trong chiến tranh công nghệ cao.
30. Khí tài và đo đạc Pháo binh
6 đvht
Khí tài: 02 đvht
Huấn luyện cho người
học những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, yêu cầu công tác bảo quản giữ
gìn khí tài quang học quân sự làm cơ sở để học tập, quản lý và bảo quản, bảo dưỡng
các loại khí tài được trang bị cho phân đội pháo binh.
Nội dung môn học
gồm: Tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng kiểm tra hiệu chỉnh và bảo quản giữ
gìn những khí tài trinh sát đo đạc được trang bị cho bộ đội pháo binh.
Đo đạc: 04 đvht
Trang bị cho ngời
học những kiến thức cơ bản về đo đạc, một số phơng pháp đo đạc thờng vận dụng
trong Pháo binh, tổ chức chuẩn bị và thực hành đo đạc ở cấp phân đội làm cơ sở
để vận dụng vào huấn luyện, chiến đấu.
Nội dung môn học
gồm: Những kiến thức cơ bản về đo đạc Pháo binh; lấy kiểm tra hớng chuẩn cho
pháo, khí tài; đo tính toạ độ căn cứ 1, 2 điểm chuẩn; đo tính giao hội phía
trước, đo tính giao hội phía sau 3 điểm, đường chuyền, lưới tam giác; công
tác tổ chức chuẩn bị và thực hành đo đạc đội hình chiến đấu c, d PB .
31. Trinh sát (có Quân đội nước ngoài)
5 đvht
Trinh sát: 04
đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về trinh sát, động tác tổ chức thực hành trinh
sát, một số nội dung về trinh sát và công tác tham mưu trinh sát cấp phân đội
làm cơ sở vận dụng vào huấn luyện và chiến đấu.
Nội dung môn học
gồm: Hiểu biết chung, quy tắc, yếu lĩnh trinh sát; các bước tổ chức trinh sát
ở đài quan sát c, dPB; động tác cơ bản của trinh sát viên, tiểu đội trưởng
trinh sát, trung đội trưởng chỉ huy trong tổ chức chuẩn bị và thực hành trinh
sát ở đài; công tác tham mưu trinh sát.
Hiểu biết quân
đội nước ngoài: 01 đvht
Trang bị cho người
học những hiểu biết cần thiết nhất về tổ chức biên chế trang bị của quân đội
một số nước để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Nội dung môn học
gồm: Tổ chức biên chế, trang bị quân đội Mỹ, Trung quốc, quân đội các nước
ASEAN, những vấn đề cơ bản nhất về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.
32. Tên lửa mặt đất, tên lửa chống tăng
2 đvht
Giới thiệu cho
học viên một số hiểu biết chung về tên lửa mặt đất, tên lửa chống tăng làm cơ
sở tiếp cận nghiên cứu trong học tập và công tác.
Nội dung môn học
gồm: Hiểu biết chung về tổ chức, trang bị, tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa
mặt đất và tên lửa chống tăng; cơ sở sử dụng tên lửa mặt đất và tên lửa chống
tăng trong chiến đấu.
33. Công tác
Đảng, công tác chính trị
12 đvht
Trang bị cho học
viên những kiến thức cơ bản, thiết thực về công tác đảng, công tác chính trị
trong các lĩnh vực, các mặt công tác và các nhiệm vụ của quân đội - nhằm bồi
dưỡng lập trường quan điểm giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống của người quân nhân cách mạng và năng lực hoạt động công tác
đảng, công tác chính trị góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác
đảng, công tác chính trị theo cương vị chức trách được giao.
Nội dung môn học
gồm: Những vấn đề cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng cộng sản Việt nam; sự lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội; hoạt động công tác đảng, công tác chính trị
trong quân đội nhân dân Việt Nam; các nguyên tắc, nội dung và biện pháp tiến
hành công tác đảng, công tác chính trị trong các lĩnh vực hoạt động, các mặt
công tác và các nhiệm vụ của quân đội.
34. Chiến thuật Binh chủng hợp thành (có quân sự
địa phương) 5 đvht
Chiến thuật Binh
chủng hợp thành: 04 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về lý luận chiến đấu; hiểu biết về trung đội,
đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn BB trong chiến đấu tiến công và phòng ngự, làm
cơ sở cho học tập nghiên cứu và chỉ huy đơn vị.
Nội dung môn học
gồm: Nguyên tắc chiến đấu cơ bản, thủ đoạn chiến đấu của phân đội BB; bBB làm
nhiệm vụ mở cửa chiếm đầu cầu, đột kích phát triển; bBB chiến đấu phòng ngự;
cBB, dBB tiến công địch phòng ngự; dBB chiến đấu trong các hình thức khác; eBB
tiến công địch phòng ngự; eBB đánh địch ĐBĐK; nguyên tắc tác chiến hiệp đồng
binh chủng.
Quân sự địa
phương: 01 đvht
Trang bị cho
người học những kiến thức cơ bản về công tác quân sự địa phương làm cơ sở để
học tập chiến thuật và phối hợp huấn luyện, chiến đấu sau này.
Nội dung môn học
gồm: Biên chế, trang bị, chức năng,
nhiệm vụ các đơn vị bộ đội địa phương; thứ tự nội dung công tác chuẩn bị chiến
đấu của người chỉ huy bộ đội địa phương trong các hình thức chiến thuật tiến
công, phòng ngự; xây dựng và hoạt động tác chiến của làng, xã, huyện thuộc khu
vực phòng thủ tỉnh, thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những khả
năng phục vụ chiến đấu, phối hợp chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương
với bộ đội chủ lực.
IV. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết
kế chương trình cụ thể
1. Chương trình
khung trình độ đại học ngành Chỉ huy - Tham mưu Pháo binh thuộc nhóm ngành khoa
học quân sự được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương
trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (Môn học)
và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc
tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo khối lượng và cơ cấu kiến
thức quy định tại các mục 1 và 2. Trường Sĩ quan Pháo binh bổ sung những học
phần cần thiết xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với
tổng khối lượng kiến thức không dưới 190 đơn vị học trình.
2. Phần kiến thức
chuyên sâu thuộc ngành Chỉ huy - Tham mưu Pháo binh được thiết kế theo từng
lĩnh vực chuyên ngành của ngành Chỉ huy - Tham mưu Pháo binh như: Pháo binh,
Tên lửa mặt đất. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm
trong giới hạn 20% kiến thức chung cuả ngành.
3. Phần kiến thức
bổ trợ nhà trường có thể thiết kế theo hướng: Bố trí nội dung lựa chọn phù hợp
với các chuyên ngành: Pháo binh, Tên lửa mặt đất.
4. Chương trình
được biên soạn theo hướng tinh giảm số giờ học lý thuyết, giành nhiều thời gian
cho học viên (sinh viên) nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, tập bài và thực
hành. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và
học đại học. Khối lượng kiến thức của
chương trình đã được xác nhận phù hợp với Luật giáo dục năm 2005 và quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm và đặc
thù quân đội.