Quyết định 01/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Nhân văn trình độ đại học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 01/2005/QĐ-BGD&ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 01/2005/QĐ-BGD&ĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/01/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 01/2005/QĐ-BGD&ĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 01/2005/QĐ-BGD&ĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NHÂN VĂN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
**************
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày l8/7/2003 của Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đợi học và Sau Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Nhân văn trình dộ đại học bao gồm 8 chương trình khung (của 8 ngành) sau:
1. Ngành Triết học, trình độ đại học;
2. Ngành Ngôn ngữ học, trình độ đại học;
3. Ngành Văn học, trình độ đại học;
4. Ngành Hán Nôm, trình độ đại học:
5. Ngành Lịch sử, trình độ đại học;
6. Ngành Việt Nam học, trình độ đại học:
7. Ngành Đông phương học, trình độ đại học;
8. Ngành Quốc tế học, trình độ đại học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Nhân văn trình độ đại học kèm theo quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 8 ngành trên ở trình độ đại học.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.
Điều 4. Các ông/bà Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ông/bà Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Triết học (Philosophy)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân triết học nhầm đạt được các mục tiêu sau:
1.1. Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên môn của ngành Triết học, giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan khoa học.
1.2. Trên cơ sở nâng cao năng lực tư duy biện chứng duy vật sinh viên có thể vận dụng tốt những kiến thức triết học vào việc lý giải các vấn đề của thực tiễn.
1.3. Có thể tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, họăc có thể chuyển đổi sang những ngành học gắn với triết học theo yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Cử nhân Triết học có thể làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy các khoa học triết học, chủ nghĩa Mác - Lênin nói không và Tư tưởng Hố Chí Minh nói riêng; có thể làm việc trong các ban, ngành của trung ương và địa phương.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (Chưa kể phần nói dung về Giáo dục Thể chế(và Giáo dục Quốc phòng) | 75 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 135 |
- Kiến thức cơ Sở của khối ngành và của ngành | 21 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, thực tế | 15 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3.Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 46 đvht *
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục Quốc phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Toán cao cấp | 2 |
12 | Vật lý học đại cương | 2 |
13 | Sinh học đại cương | 2 |
14 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 21 đvht
1 | Dân tộc học đại cương | 3 |
2 | Đạo đức học đại cương | 3 |
3 | Mỹ học đại cương | 3 |
4 | Những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên | 3 |
5 | Lôgíc học chính thức | 3 |
6 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
7 | Tôn giáo học đại cương | 3 |
b) Kiến thức ngành 39 đvht
1 | Lôgíc học biện chứng | 3 |
2 | Triết Học Mác-Lênin nâng cao | 6 |
3 | Lịch sử triết học Trung Quốc cổ- trung đại | 4 |
4 | Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại | 3 |
5 | Lịch sử triết học Ấn Độ cổ - trung đại | 2 |
6 | Lịch sử triết học Tây âu trung - cận đại | 4 |
7 | Lịch sử Triết học cổ điển Đức | 3 |
8 | Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin | 2 |
9 | Một số tác phẩm Triết học của C. Mác, Ph.Ăng ghen,V.I. Lênin | 6 |
10 | Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại | 3 |
11 | Lịch sử Tư tưởng Việt Nam | 3 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgíc của một công trình khoa học.
Học phần cùng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Toán cao cấp: 2 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở của toán học cao cấp, những khái niệm toán học cơ bản có liên quan đến sự khái quát triết học, đến vấn đề thế giới quan, phương pháp luận và nhận thức luận, qua đó hiểu được mọi quan hệ giữa triết học và toán học.
12. Vật lý đại cương: 2 đvht
Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng, các quy luật cơ bản và nội dung các khái niệm Vật lý (như cơ học, nhiệt học và vật lý phân tử, vật lý nguyên tử, điện và từ, quang học...). Thông qua đó, sinh viên hiểu được sâu hơn các khái niệm. các quy luật của triết học duy vật biện chứng, dể tiếp cận và ứng dụng vào những vấn đề triết học hiện đại.
13. Sinh học đại cương: 2 đvht
Trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển sự sống, các kiểu cấu trúc và chức năng của sinh thể cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các sinh thể với môi trường và với nhau.
14. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và Nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo về môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
15. Dân tộc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân tộc học: lịch sử phát triển của dân tộc học thế giới, các trường phái trong dân tộc học và lịch sử phát triển của dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự phân bố và các đặc trưng văn hoá tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ và tộc người), tính thống nhất và đa dạng của văn hóa tộc người Việt Nam, nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử Dân tộc và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
16. Đạo đức học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về đạo đức từ lập trường mácxít. Trên cơ sở nắm vững các khái niệm của đạo đức học, hiểu rõ quy luật của sự hình thành và phát triển đạo đức, đặc biệt là đạo đức mới, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, sinh viên nâng cao được khả năng nhận thức, đánh giá và ứng dụng những kiến thức đã tiếp nhận được vào thực tiễn xây dựng đạo đức mới trong điều kiện hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam.
17. Mỹ học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ học từ lập trường mácxít. Trên cơ sở đó giúp sinh viên biết cách sống và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp; biết phân biệt các loại hình nghệ thuật; biết cách phân tích và đánh giá một tác phẩm nghệ thuật, xác định cho mình một lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh.
18. Những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết mới nhất về các mặt bản thể luận, nhận thức luận, lôgíc học, phép biện chứng, đạo đức học, mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các khoa học tự nhiên với nhau và với triết học, v.v. . . nảy sinh từ các phát minh mới nhất trong khoa học tự nhiên hiện đại; về vai trò của triết học duy vật biện chứng trong việc đánh giá các phát minh đó.
19. Lôgíc học hình thức: 3 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của lôgíc học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa lôgíc học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgíc học hình thức, các quy luật lôgíc cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgíc học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgíc chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng nắm vững nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgíc thường dùng, từ đó vận dụng thành thạo các quy luật lôgíc trong tư duy, tính sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.
20. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam. về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề, của văn hoá Việt Nam.
21. Tôn giáo học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản và tương đối có hệ thống về tôn giáo với tư cách là một hiện tượng xã hội phức tạp, có lịch sử phát triển lâu dài và ảnh hưởng nhiều chiều đến đời sống tinh thần của con người.
Trên cơ sở các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, sinh viên có thể vận dụng để giải thích xu hướng vận động của tôn giáo trong lịch sử và hiện tại (trên thế giới cũng như ở Việt Nam), đồng thời nắm vững và thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
22. Lôgíc học biện chứng: 3 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lôgíc học biện chứng: đối tượng của lôgíc biện chứng: những nguyên tắc cơ bản của lôgíc học biện chứng; các cặp phạm trù cơ bản của lôgíc học biện chứng; sự hình thành và phát triển khái niệm; các hình thức cơ bản của tư duy lôgíc biện chứng. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản của lôgíc học biện chứng, sinh viên rèn luyện tư duy biện chứng và khả năng vận dụng vào trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
23. Triết học Mác-Lênin nâng cao: 6 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức giúp sinh viên hiểu Sâu hơn, có hệ thống hơn và nắm vững hơn những nguyên lý cơ bản của triết học Mác- Lênin: thế giới quan triết học Mác-Lênin; lý luận nhận thức của triết học Mác- Lênin; lý luận hình thái kinh tế - xã hội; vấn đề dân tộc, giai cấp, nhân loại; vấn đề con người: vấn đề nhà nước; vấn đề ý thức xã hội và vai trò của nó trong sự phát triển xã hội...
Học phần còn giúp sinh viên rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng; nâng cao năng lực, khả năng vận dụng các nguyên lý cơ bản của triết học Mác- Lênin vào việc nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn xã hội đang đặt ra.
24. Lịch sử triết học Trung Quốc cổ - trung đại: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triết Học Trung Quốc trong thời kỳ lịch sử cổ - trung đại (từ sơ khai đến thế kỷ XIX): điều kiện Lịch sử hình thành; các trường phái và các triết gia tiêu biểu; nội dung Tư tưởng triết học của các trường phái. triết gia tiêu biểu qua các giai đoạn; đặc điểm triết học Trung Quốc cổ - trung đại. Học phần cũng giúp sinh viên đánh giá được những giá trị cơ bản và những đóng góp của triết học Trung Quốc thời kỳ cổ - trung đại đối với triết học thế giới; đồng thời cùng thấy được những hạn chế của triết học Trung Quốc, từ đó nâng cao tư duy biện chứng khoa học trong nghiên cứu triết học.
25. Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triết học Hy Lạp - La Mã thời kỳ cổ đại (từ sơ khai đến thế kỷ thứ III): điều kiện Lịch sử hình thành; những đặc điểm cơ bản; các trường phái và các triết gia tiêu biểu cùng với nội dung Tư tưởng triết học của các trường phái và triết gia tiêu biểu thời cổ đại Hy Lạp - La Mã.
Học phần cũng giúp sinh viên biết vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào việc phân tích, đánh giá những giá trị, cùng như hạn chế của Tư tưởng triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại, từ đó nâng cao tư duy biện chứng khoa học trong nghiên cứu triết học.
26. Lịch sử triết học Ấn Độ cổ - trung đại: 2 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triết học Ấn Độ thời kỳ cổ trung đại (từ sơ khai đến thế kỷ thứ XV): điều kiện lịch sử hình thành và phát triển; các trường phái; nội dung và đặc điểm tư tưởng triết học của các trường phái chủ yếu.
Học phần cũng giúp sinh viên đánh giá những giá trị, những đóng góp và những hạn chế của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ - trung đại, qua đó nâng cao tư duy biện chứng khoa học trong nghiên cứu triết học.
27. Lịch sử triết học Tây Âu trung - cận đại: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử triết học Tây âu ở hai thời kỹ trung cổ - phục hưng và cận đại; điều kiện ra đời và phát triển; đặc điểm của triết học Tây âu thời kỳ trung cổ, phục hưng và cận đại; những trường phái và triết gia tiêu biểu thời kỳ này.
Học phần cũng giúp sinh viên thấy những bước phátriển mới của triết học Tây âu trung cổ, phục hưng và cận đại so với triết học Hy Lạp cổ đại nhưng vẫn nằm trong lôgíc chung của sự phát triển lịch sử triết học Tây âu. Qua nghiên cứu, đánh giá trịết học Tây âu trung cổ, phục hưng và cận đại sinh viên nâng cao được năng lực tư duy khoa học và khả năng phân tích các trường phái triết học theo quan điểm mácxít.
28. Lịch sử triết học cổ điển Đức: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của triết học cổ điển Đức, giúp sinh viên nắm được điều kiện ra đời, Nội dung và đặc điểm của triết học cổ điển Đức: triết học cổ điển Đức trong sự phát triển của triết học nhân loại; nắm được phương pháp tư duy và nội dung Tư tưởng triết học của các triết gia thời kỳ này. Qua nghiên cứu triết học cổ điển Đức giúp sinh viên riêng cao khả năng phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học các trường phái triết học.
29. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin: 2 đvht
Giúp sinh viên có được những hiểu biết khái quát về điều kiện ra đời, quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của triết học Mác-Lênin;
Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời triết học Mác-Lênin; qua đó lĩnh hội đầy đủ hơn các nguyên lý cơ bản của triết học Mác- Lênin theo quan điểm lịch sử, hình hình phương pháp nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác-Lênin.
30. Một số tác phẩm triết học của C Mác, Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin: 6 đvht
Giới thiệu và cung cấp cho sinh viên những nội dung Tư tưởng triết học trong một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăng ghen và V.I. Lênin, qua đó giúp sinh viên nắm được một cách có hệ thống điều kiện lịch sử hình thành, phát triển, nội dung của những nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin và ý nghĩa của các nguyên lý đó trong lịch sử cũng như hiện nay, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tìm tòi, phát hiện Tư tưởng triết học khi đọc các tác phẩm kinh điển, cũng như khả năng tự phân tích, đánh giá tổng hợp, khái quát các vấn đề triết học qua nghiên cứu sách báo.
30. Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triết học phương Tây hiện đại trên lập trường mácxít: điều kiện lịch sử hình thành; các trào lưu cơ bản và nội đung của chúng; những hạt nhân hợp lý và những hạn chế,... Thông qua nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại sinh viên hiểu được mối liên hệ của chúng với triết học phương Tây nói chung, triết học Mác nói riêng; hiểu đó như là một Bộ phận của lịch sử triết học, một Bộ phận của văn hóa nhân loại, có những giá trị nhất định cấn tiếp thu; giúp sinh viên có phương pháp khoa học trong việc nghiên cứu, đánh giá trịết học phương Tây hiện đại.
32. Lịch sử Tư tưởng Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử Tư tưởng Việt Nam (từ thời cổ đại đến nửa đầu thế kỷ XX): điều kiện lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển chủ yếu: nội dung và đặc điểm Tư tưởng của các giai đoạn; những giá trị tích cực và những hạn chế của lịch sử Tư tưởng Việt Nam. Qua nghiên cứu lịch sử Tư tưởng Việt Nam sinh viên không những hiểu rõ nội dung tư tưởng mà còn hiểu về phong cách văn hóa, tư duy của người Việt; nắm được phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng, biết đánh giá khách quan khoa học và kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Triết học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 ĐVHT (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Triết học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Triết học, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khâu tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác có thể có quan hệ mật thiết với ngành Triết học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là Triết học.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Triết học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Ngôn ngữ học (Linguistics)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Cử nhân Ngôn ngữ học được trang bị những kiến thức căn bản về Ngôn ngữ học và Việt ngữ học, trong dó bao gồm cả những tri thức về bản thể của đối tượng nghiên cứu cũng như các phương pháp nghiên cứu, phân tích cụ thể, để họ có thể tác nghiệp trong những môi trường rộng rãi có liên quan đến Ngôn ngữ học. việt ngữ học và tiếng Việt như nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, làm biên tập xuất bản báo chí, phát thanh truyền hình...
Chương trình đào tạo còn giúp cho sinh viên có được những khả năng tiếp cận, tập sự nghiên cứu giải quyết những vấn đề hữu quan bằng lý luận và thực tiễn Ngôn ngữ học; đồng thời, họ cũng sẽ có được một số kỹ năng, thao tác làm việc Ngôn ngữ học đối với những đối tượng hữu quan mà trong quá trình tác nghiệp (nghiên cứu, giảng dạy, biên tập, truyền thông...) cần phải xử lý.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 71 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 139 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 17 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phăn bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht
1 | Triết học Mác - Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục Quốc Phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tạo 50 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 17 đvht
1 | Lôgíc học đại cương | 3 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở văn hoá Việt Nam | 3 |
4 | Hán văn cơ sở | 4 |
5 | Chữ Nôm | 2 |
6 | Thực hành trên bản tiếng Việt | 2 |
b) Kiến thức ngành 28 đvht
1 | Đại cương về ngôn ngữ học | 3 |
2 | Ngữ âm học tiếng Việt | 2 |
3 | Từ vựng học tiếng Việt | 5 |
4 | Ngữ pháp học tiếng Việt | 2 |
5 | Ngữ nghĩa học | 2 |
6 | Phương ngữ học tiếng Việt | 2 |
7 | Phong cách học tiếng Việt | 3 |
8 | Ngữ dụng học | 2 |
9 | Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam | 3 |
10 | Lý thuyết văn bản | 3 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/200A/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/200A/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất phương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgíc của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng khả năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tủ. Đồng thời cung giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các khả năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ câu văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, cụ thể là về điều tra thống kê, về độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, về cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, về sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, về cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và Nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thời cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cùng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Lôgíc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những tri thức cơ bản của lôgíc học chính thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logíc học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logíc học hình thức, các quy luật lôgíc cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logíc học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgíc chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.
Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán suy luận, chứng minh lôgíc thường dùng, từ đó vận dụng các suy luật lôgíc trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
16. Hán văn cơ sở: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự hiểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những khái niệm chung, những tri thức thông thường về thể loại Hán văn Việt Nôm và những tri thức văn hoá có liên quan để có thể lý giải được những văn bản Hán văn đơn giản.
17. Chữ Nôm: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hóa và văn chương Việt Nam trong suốt 800 năm Lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hành văn tự khối vuông hiểu ý, tính chất ghi âm đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa. đọc chỉnh âm), khả năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, các tiểu loại chữ Nôm...) để vận dụng trong việc đọc các loại văn bản chữ Nôm.
18. Thực hành văn bản tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản (chủ yếu là vân bản khoa học) tiếng Việt. Ngoài việc nâng cao nhận thức về thực hành văn bản trên hai phương diện tiếp nhận và tạo lập, học phần còn giúp cho sinh viên nắm bắt được những kỹ năng quan trọng trong việc phân tích và tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.
19. Đại cương về ngôn ngữ học: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về bản chất, chức năng, bản thể của ngôn ngữ, nguồn gốc của nghĩa ngữ, mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy, về hệ thống và các cấp độ, đơn vị của ngôn ngữ; những tri thức căn bản, mở đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và trong một chừng mực nhất định, một số vấn đề về ngữ dụng.
Học phần cũng trang bị những thao tác làm việc cần thiết để sinh viên nhận thức được rõ hơn, thực hành tốt hơn về những vấn đề nói trên.
20. Ngữ âm học tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản của ngữ âm tiếng Việt: hệ thống ngữ âm của tiếng Việt, cấu trúc âm tiết, các tiểu hệ thống âm vị, các giải pháp âm vị học cho những vấn đề hữu quan.
Luyện cho sinh viên các thao tác phân tích, nghiên cứu, xử lý các vấn đề của thực tiễn ngữ âm tiếng Việt.
21. Từ vựng học tiếng Việt: đvht
Cung cấp những tri thức căn bản về từ và từ vựng tiếng Việt như từ và cấu trúc từ, nghĩa của từ, các quan hệ ngữ nghĩa trong từ và trong từ vựng, phương pháp phân tích nghĩa của từ, các lớp từ, sự hình thành và phát triển của từ vựng tiếng Việt.
Huấn luyện cho sinh viên những thao tác áp dụng từ nghiên cứu lý thuyết vào phân tích xử lý các vấn đề cụ thể của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
22. Ngữ pháp học tiếng Việt: 5 đvht
a) Từ pháp học tiếng Việt
Cung cấp những tri thức căn bản về từ pháp học tiếng Việt như từ loại và hệ thống từ loại, hệ thống các tiểu loại từ, cấu trúc và chức năng các loại đoản ngữ như danh ngữ, động ngữ...
Huấn luyện những thao tác xử lý cụ thể trong lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu tử pháp học tiếng Việt.
b) Cú pháp học tiếng Việt
Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về cú pháp tiếng Việt như: câu của tiếng Việt, các kiểu loại câu được phân loại, miêu tả theo những tiêu chí khác nhau và theo những hệ thống ngữ pháp khác nhau, những lý luận và phương pháp phân tích, miêu tả câu...
Bên cạnh đó, cũng huấn luyện cho sinh viên phương pháp và thao tác phân tích câu, miêu tả hệ thống cú pháp tiếng Việt.
23. Ngữ nghĩa học: 2 đvht
Cung cấp những tri thức căn bản về quá trình phát triển và những khái niệm cơ sở của ngữ nghĩa học; bước đầu giới thiệu một số phương pháp trong nghiên cứu và phân tích nghĩa, đặc biệt chú ý giới thiệu những vấn đề về lý luận và phương pháp mới của ngữ nghĩa học hiện đại.
Học phần cũng huấn luyện cho sinh viên những thủ pháp và thao tác ứng dụng vào phân tích ngữ nghĩa trong tiếng Việt.
24. Phương ngữ học tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp những tri thức căn bản như: phân vùng phương ngữ và miêu tả những đặc điểm căn bản của các phương ngữ, phương ngữ và lịch sử ngôn ngữ dân tộc, phương ngữ và chuẩn ngôn ngữ, chuẩn hóa tiếng Việt.
Học phần cũng huấn luyện những thao tác cụ thể như lập bảng hỏi, chọn nghiệm chứng viên, lập bản đồ... để phân tích, nghiên cứu những vấn đề thực tiễn của các phương ngữ tiếng Việt.
25. Phong cách học tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về phong cách học tiếng Việt như khái niệm và cơ sở phân chia các phong cách chức năng, các phương tiện và thủ pháp phong cách học của tiếng Việt, nét đặc trưng của các phong cách chức năng tiếng Việt.
Học phần cũng huấn luyện những phương pháp, thao tác cụ thể trong thực hành nghiên cứu phong cách học tiếng Việt
26. Ngữ dụng học: 3 đvht
Cung cấp cho Sinh viên những tri thức căn bản như lý thuyết hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn, các loại ý nghĩa trong một phát ngôn, tiền giả định, hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại, ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp...
Học phần cũng huấn luyện những thao tác căn bản trong nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ từ cách tiếp cận của môn học này với bộ khái niệm cập nhật về ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.
27. Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về: bức tranh phân bố và bối cảnh địa lý - xã hội của ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, các nhóm ngôn ngữ xét theo quan hệ cội nguồn, các xu hướng quá trình biến đổi của một số ngôn ngữ, nhóm ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, xây dựng chính sách ngôn ngữ ở nước ta.
28. Lý thuyết văn bản: 3 đvht
Cung cấp những tri thức căn bản về ngôn ngũ học và văn bản như: Giao tiếp và văn bản, các loại hình văn bản, đoạn văn và phát ngôn, hệ thống liên kết văn bản
Học phần cũng huấn luyện cho sinh viên những phương pháp, thao tác vận dụng các vấn đề lý thuyết đó vào thực tiễn phân tích và tạo lập văn bản, vận dụng vào ngữ dụng học, phong cách học.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Ngôn ngữ học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết dể xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Ngôn ngữ học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Ngôn ngữ học (như ngôn ngữ văn học, từ ngữ Hán Việt, ngôn ngữ học xã hội, chuẩn ngôn ngữ và chuẩn hóa, chính sách ngôn ngữ, lý thuyết dịch, phân tích diễn ngôn, từ điển học, phương pháp dạy tiếng bản ngữ và ngoại ngữ), hoặc theo hướng xâm nhập qua một ngành đào tạo khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Ngôn ngữ học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sử có cấu trúc chuyên ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là Ngôn ngữ học.
Trường hợp đặc biệt, khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sử được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sử lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm.
Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Văn học (Literature)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động từng lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học...). Sinh viên tốt nghiệp phải có phẩm chất chính trị, đạo đức; có ý thức phục vụ nhân dân; có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài), góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Nhằm hướng đến việc trang bị cho sinh viên những kiến thức vừa đáp ứng được yêu cầu mang tính phổ cập của giáo dục đại học, vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu của chuyên ngành, chương trình được xây dựng trên cơ sở kết hợp các kiến thức cơ bản, những kiến thức thuộc các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những kiến thức văn học sử chuyên sâu về văn học Việt Nam và các nền văn học lớn trên thế giới và những kiến thức lý luận văn học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên, chương trình còn cung cấp những kiến thức về ngôn ngữ học, Hán Nôm, về những hệ tư tưởng và các triết thuyết lớn của nhân loại.
Sau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên phải có khả năng thẩm định giá trị của các tác phẩm văn chương, có những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu và phê bình văn học.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 70 |
2. 2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu trong đó tối thiểu: | 140 |
- Kiến thức cơ sở của khoa ngành và của ngành | 30 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phắn bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht *
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục Quốc phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và con người | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 17 đvht
1 | Lôgíc học đại cương | 3 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
4 | Hán văn cơ sở | 4 |
5 | Chữ Nôm | 2 |
6 | Thực hành văn bản tiếng Việt | 2 |
b) Kiến thức ngành 43đvht
1 | Nguyên lý lý luận văn học | 3 |
2 | Tác phẩm văn học và thể loại văn học | 4 |
3 | Tiến trình văn học | 2 |
4 | Văn học dân gian Việt Nam | 4 |
5 | Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII | 4 |
6 | Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ Xĩ | 4 |
7 | Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930 | 2 |
8 | Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 | 3 |
9 | Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 | 3 |
10 | Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay | 2 |
11 | Văn học Trung Quốc | 4 |
12 | Văn học Pháp | 4 |
13 | Văn học Nga | 4 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/GĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bỏ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thề nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đấu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập lntemet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê: điều tra thống kê, độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và con người: 2 đvht
Cung cấp các kiến thức cơ bản về môi trường, các chức năng và thành phần của môi trường và các nguyên lý chủ yếu về sinh thái - môi trường.
Học phần cùng đề cập một cách hệ thống hiện trạng về dân số và mối quan hệ hữu cơ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và ô nhiễm môi trường; hiện trạng môi trường ở Việt Nam.
Học phần còn trang bị cho sinh viên các nguyên tắc, công cụ để quản lý môi trường, kỹ năng xác lập chương trình hành động trong bảo vệ tài nguyên và môi trường.
13. Lôgíc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những tri thức cơ bản của lôgíc học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logíc học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgíc học hình thức, các quy luật lôgíc cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgíc học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgíc chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.
Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phân đoán, suy luận, chứng minh lôgíc thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật lôgíc trong tư duy, tính sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hoá học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hoá Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
16. Hán văn cơ sở: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự hiểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những khái niệm chung. những tri thức thông thường về thể loại Hán văn Việt Nam và những kiến thức văn hóa có liên quan để có thể lý giải được những văn bản Hán văn đơn giản.
17. Chữ Nôm: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hóa và văn chương Việt Nam trong suốt 800 năm lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hình văn tự khối vuông hiểu ý, tính chất ghi âm đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, đọc chỉnh âm), kỹ năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, các tiết loại chữ Nôm...) để vận dụng trong việc đọc các loại văn bản chữ Nôm.
18. Thực hành văn bản tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và kỹ năng thực hành ngôn ngữ vên bản (chủ yếu là văn bản khoa học) tiếng Việt. Ngoài việc nâng cao nhận thức về thực hành văn bản trên hai phương diện tiếp nhận và tạo lập, học phần còn giúp cho sinh viên nắm bắt được những kỹ năng quan trọng trong việc phân tích và tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.
19. Nguyên lý lý luận văn học: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xã hội, đặc trưng của văn học, các chức năng và tính khuynh hướng của văn học, quá trình sáng tạo của nhà văn và quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học), giúp sinh viên hiểu được những nguyên lý tổng quát và nội hàm các khái niệm của lý luận văn học (tư duy nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, điển hình hóa...). Đồng thời, học phần cũng rèn luyện kỹ năng phát hiện các vấn đề trong đời sống văn học, đánh giá đúng các hiện tượng văn chương.
20. Tác phẩm văn học và thể loại văn học: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức lý luận về ba phương thức biểu đạt chính của văn học tự sự, trữ tình, kịch, nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học, những quan niệm về thể loại qua những thời đại lịch sử khác nhau. Đồng thời, học phần còn cung cấp những kiến thức chuyên sâu về tác phẩm văn học với tư cách là một chính thể thẩm mỹ với các thành tố cấu thành cơ bản như chủ đề đề tài, giọng điệu trong thơ trữ tình, vấn đề nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Những kiến thức lý luận nói trên là chìa khóa để sinh viên có khả năng phân tích, giải mã tác phẩm đúng và hay.
21. Tiến trình văn học: 2 đvht
Cung cấp các kiến thức, khái niệm, phạm trù về tiến trình văn học làm cơ sở tìm hiểu sự vận động, giao lưu, biến đổi của văn học trong quá trình lịch sử. Học phần cũng giúp hình thành kỹ năng nhìn nhận văn học trong sự vận động và liên hệ lẫn nhau, bước đầu biết liên hệ, phân tích các mối quan hệ văn học trong tiến trình lịch sử.
22. Văn học dân gian Việt Nam: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận khái quát nhất về khoa học nghiên cứu văn học - văn hóa dân gian (đối tượng nghiên cứu, những lĩnh vực nghiên cứu, phân loại văn học dân gian trên thế giới...). Trên cơ sở đó, đi sâu vào thực tế văn học dân gian Việt Nam (các vùng và các thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam, các thể loại nòng cốt).
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về thao tác thực tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận thức giá trị phản ánh, giá trị thẩm mỹ và quá trình lịch sử văn học dân gian.
23. Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong tám thế kỷ khởi đầu dưới ba triều đại Lý, Trần, Lê và ba thời kỳ phát triển chính: thế kỷ X - XIV, thế kỷ XV và thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVIII, bao gồm: quá trình hình thành và những đặc điểm của từng thời kỳ, những ảnh hưởng Phật giáo dưới triều Lý, Trần và ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Lê; sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm; những tác gia tiêu biểu thời Lý, Trần, Nguyễn Trãi, nhóm Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ.
Cùng với những kiến thức về văn học sử sinh viên còn được trang bị những phương pháp, kỹ năng, thao tác cơ bản khi tiếp cận một hiện tượng của nền văn học dân tộc thời kỳ trung đại.
24. Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX với hai thời kỳ phát triển chính từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX và từ giữa đến cuối thế kỷ XIX. Bao gồm: những thành tựu rực rỡ của văn học viết bằng chữ Nôm, của những thể loại đặc định dân tộc (truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa. những tác gia lớn (Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát); sự khủng hoảng của văn học nhà cho và sự xuất biện những dấu hiệu tiên báo quá trình hiện đại hóa ở nửa sau thế kỷ XIX khi có cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đặc điểm sáng tác của những nhà văn tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
25. Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức nền tảng về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ diễn ra bước chuyển giao giữa hai thời đại lớn của văn học dân tộc với hai quá trình diễn ra đồng thời: sự phân rã của văn học truyền thống sau những nỗ lực cách tân bất thành (sáng tác của Phan Bội Châu, Tản Đà) và sự lớn mạnh, từng bước chiếm lĩnh văn đàn của bộ phận văn học sáng tác theo mô hình văn học thế giới.
26. Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1932 - 1945, với những hiện tượng văn học như Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, khuynh hướng hiện thực và sự lớn mạnh của văn học yêu nước vô sản; với các tác gia tiêu biểu như Nhất Linh, Khởi Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...
27. Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về diện mạo văn học sử, đặc điểm sáng tác của những tác giả lớn, những quy luật của tiến trình văn học trong giai đoạn 1945 - 1975, khi văn học vận động dưới sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam; trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến liên tiếp và kéo dài, những ảnh hưởng từ văn học Liên Xô (cũ), văn Học Trung Quốc và văn Học phương Tây đối với quá trình hiện đại hóa văn Học Việt Nam.
28. Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam sau 1975: những xu hướng phong cách, thể loại, những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam trong giai đoạn đất nước hòa bình, thống nhất, những triển vọng phát triển.
29. Văn học Trung Quốc: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Trung Quốc từ Tiên Tần đến đương đại, trên các phương diện đặc trưng thể loại, các môtip nhân vật, cá ánh sáng tạo của những tác gia tiêu biểu; đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận : những hiện tượng văn học nước ngoài từ góc độ văn hóa học.
30. Văn học Pháp: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, trên các phương diện trào lưu, thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu; đồng thời Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện tượng văn học nước ngoài từ góc độ văn hóa học.
31. Văn học Nga: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiến trình văn học Nga từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, trên các phương diện hệ vấn đề, các môtip nhân vật, những khuynh hướng phong cách thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu; đồng thời học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng tiếp cận những hiện tượng văn học nước ngoài từ góc độ văn hóa học.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể.
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Văn học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đa ra tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những Học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Văn học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Văn học, ví dụ như Lý luận văn học, Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học nước ngoài... Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan đến nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Văn học, ví dụ như Ngôn ngữ học, Hán Nôm, Viết văn... nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là Văn học.
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo cho thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Văn học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Hán Nôm (Sino - Nom)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Hán Nôm có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn vững vàng để đảm nhận các công tác như sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.
Trên cơ sở cung cấp cho sinh viên những tri thức chung về triết học, lịch sử văn hóa, ngữ văn... để làm kiến thức nền, chương trình đi sâu trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về Hán Nôm như Hán văn cơ sở; chữ Nôm và văn bản Nôm; tinh tuyển Hán văn theo trường phái và lịch đại; Hán văn Việt Nam; văn tự học Hán Nôm; ngữ pháp văn ngôn; văn bản học Hán Nôm; từ chương Học Hán Nôm; các trí thức về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo... cả trên phương diện thực hành và lý thuyết.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình này có khả năng minh giải văn bản Hán Nôm, đồng thời có năng lực khai thác các giá trị của di sản Hán Nôm trên cơ sở các tri thức liên ngành và hiện đại.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 71 |
2.2.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 139 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 20 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức thuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht *
1 | Triết hoc Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hôi khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục quốc phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin hoc | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 50 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 20 đvht
1 | Lôgíc học đại cương | 3 |
2 | Xã hôi học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
4 | Tiến trình lịch sử Việt Nam | 3 |
5 | Hán văn cơ sở | 4 |
6 | Chữ Nôm | 2 |
7 | Thực hành văn bản tiếng Việt | 2 |
b) Kiến thức ngành 30 đvht
1 | Văn tự học chữ Hán | 4 |
2 | Văn tự học chữ Nôm | 2 |
3 | Âm vận học chữ Hán | 4 |
4 | Âm vận học chữ Nôm | 2 |
5 | Ngữ pháp văn ngôn | 4 |
6 | Văn bản học Hán Nôm | 4 |
7 | Từ chương học Hán Nôm | 5 |
8 | Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo | 5 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/10/2002 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhầm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bợ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, cụ thể là về điều tra thống kê, về độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, về cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, về sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, về cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo về môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Lôgíc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những tri thức cơ bản của lôgíc học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa lôgíc học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgíc học hình thức, các quy luật lôgíc cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgíc học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgíc chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.
Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgíc thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật lôgíc trong tư duy, tính sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng. Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
16. Tiến trình lịch sử Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quê trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của Lịch sử Việt Nam. Trong đó đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn song hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên còn được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.
17. Hán văn cơ sở: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự hiểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên những khái niệm chung, những tri thức thông đường về thể loại Hán văn Việt Nam và những tri thức văn hóa có liên quan để có thể lý giải được những văn bản Hán văn đơn giản.
18. Chữ Nôm: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hóa và văn chương Việt Nam trong suốt 800 năm lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hình văn tự khối vuông hiểu ý, tính chất ghi ám đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, đọc chỉnh âm), kỹ năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, cực tiểu loại chữ Nôm...) để vận dụng trong việc đọc các loại văn bản chữ Nôm.
19. Thực hành văn bản tiếng Việt: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và kỹ năng thực hành ngôn ngữ vãn bản (chủ yếu là văn bản khoa học) tiếng Việt. Ngoài việc nâng cao nhận thức về thực hành vãn bản trên hai phương diện tiếp nhận và tạo lập, học phần còn giúp cho sinh viên nắm bắt được những kỹ năng quan trọng trong việc phân tích và tạo lập văn bản khoa học tiếng Việt.
20. Văn tự học chữ Hán: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về chữ Hán từ góc độ văn tự học như lịch sử chữ Hán trong lịch sử văn tự nhân loại; ba mặt hình - âm - nghĩa trong chữ Hán và mối quan hệ của chúng; hệ thống khu biệt nghĩa của chữ Hán (214 bộ thủ); hệ thống khu biệt âm và sự kết hợp của chúng; tính chất ý - âm của chứ Hán...; mối quan hệ của chữ Hán với văn hóa Trung Hoa và văn hóa khu vực đồng văn. Từ đó, giúp cho sinh viên có năng lực phân tích chữ Hán để học chữ Hán nhanh hơn, nâng cao năng lực đọc văn bản Hán văn cụ thể.
21. Văn tự học chữ Nôm: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về chữ Nôm từ góc độ văn tự học như nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, mối liên hệ giữa chữ Nôm và chữ Hán, mối quan hệ giữa chữ Nôm và tiếng Việt, mối quan hệ giữa các thành tố trong một chữ Nôm với sự phát triển của chúng trong lịch sử, các thành tố định âm lược nét, các bộ thủ thường dùng trong chữ Nôm..., từ đó, nâng cao năng lực đọc và phân tích chữ Nôm, văn bản Nôm cả về lý thuyết lẫn thực hành.
22. Âm vận học chữ Hán: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những lý thuyết cùng như thành tựu của âm vận học Trung Hoa và thế giới, các phạm trù và khái niệm cơ bản của âm vận học Trung Hoa như thanh mẫu, vận mẫu, đẳng, nhiếp, hô, các vận thư và vận đồ cơ bản, các phép đọc chữ Hán như độc nhược, phiên thiết... Từ đó làm cho sinh viên thấy rõ sự khác biệt giữa âm tiết của tiếng Hán và các nhân tố biểu hiện nó với các đơn vị, cấp độ ngôn ngữ học như âm tiết, hình vị, âm vị trong các ngôn ngữ Châu Âu, đồng thời cũng góp phần làm sáng rõ mối liên hệ giữa các kiến thức âm vận học với văn tự học, huấn hỗ học và thực tế sáng tác thơ ca.
23. Âm vận học chữ Nôm: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản của âm đọc chữ Nôm, giúp cho sinh viên nắm được các kiểu ghi âm của chữ Nôm. Qua đó, sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản như sự giao lưu lâu dài giữa ngôn ngữ Việt và Hán, sự xuất hiện của âm Hán Việt, sự nảy sinh 6 thanh điệu trong tiếng Việt, cách đọc âm Hán Việt hóa của chữ Hán ở Việt Nam, sự phát triển của ngữ âm tiếng Việt và sự thay đổi âm đọc chữ Nôm, những quy tắc và sơ đồ chỉnh âm theo chiều đồng đại và lịch đại. Trên cơ sở nắm vững những vấn đề trên, sinh viên tập phân tích các loại âm đọc và các luật chỉnh âm trong văn bản Nôm, kỹ năng phân chia âm tiết tập đọc các văn bản Nôm thuộc các thể loại: thơ, văn, bi, minh, châm, kệ, văn xuôi tự sự...
24. Ngữ pháp văn ngôn: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về ngữ pháp văn ngôn (ngữ pháp Hán văn trên thư tịch ở Trung Quốc trước thời Ngũ Tứ cũng như ở Việt Nam thời Trung đại). Trên cơ sở những khái niệm và những tri thức cụ thể của ngữ pháp học, sinh viên sử được trang bị kiến thức về từ pháp, cú pháp văn ngôn như từ loại, chức năng cơ bản và sự hoạt dụng của các từ loại trong văn ngôn, vấn đề hư từ trong văn ngôn, các loại câu cơ bản, các loại câu cần chú ý của hình thái ngôn ngữ viết này.
25. Văn bản học Hán Nôm: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết văn bản học nói chung và văn bản học Hán Nôm nói riêng như: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời của văn bản học và văn bản học Hán Nôm; các khái niệm cơ bản của văn bản học (văn bản, bản tác giả, bản biên tập, bản hiệu đính, phiên bản, dị bản...) cũng như các vấn đề của văn bản học Hán Nôm (tình trạng văn bản Hán Nôm, tính đa ngành trong nội dung văn bản...); sưu tầm và miêu tả văn bản; nghiên cứu lịch sử văn bản và khôi phục văn bản (thời gian, địa điểm, tác giả của văn bản); các tiêu chí làm công cụ cho việc giám định và xác định tác giả văn bản (chất liệu văn bản, các đặc điểm về ngôn ngữ, văn tự, kỵ húy...); các vấn đề về công bố văn bản.
26. Từ chương học Hán Nôm: 5 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Từ chương học - môn học có lịch sử lâu đời, có liên hệ trực tiếp với hoạt động sáng tạo ngôn từ, một trong những phân nhánh của Ngữ văn học có điển. Trên cơ sở đó, sinh viên nắm được những thuật ngữ, khái niệm cốt lõi của từ chương học, những đặc điểm độc đáo của Từ chương học Hán Nôm, các phương thức từ chương học thông dụng (vận dụng điển cố, ý tại ngôn ngoại, ước lệ, tượng trưng, so sánh, ẩn dụ, phúng dụ, hoán dụ, nhân hóa, chơi chữ, đảo trang, hài thanh, song thanh điệp vận...) cũng như các vấn đề liên quan giữa từ chương học với thể loại văn học (vận văn, biền văn, tản văn).
27. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo: 5 đvht
Giúp cho sinh viên nhận thức một cách tổng quát nội dung chủ đạo của ba học thuyết lớn: Nho, Phật, Đạo vốn có ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức trên, học phần đi vào các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù chủ chốt, có tính cốt lõi của 3 học thuyết trên như Khổng Tử với chủ trương đức trị, lễ giáo dựa trên chữ Nhân; Mạnh tử với chủ trương nhân chính, vương đạo, tính thiện; Nhận thức luận trong Lão tử; Đạo pháp tự nhiên của Lão tử; Những tín niệm cơ bản của Phật giáo (vô ngã, vô thường, giải thoát. từ bi...). Quá trình diễn biến của ba học thuyết này trên quê hương của chúng cũng như trong môi trường văn hóa Việt Nam trên cơ sở minh giải một số trích đoạn văn bản Hán Nôm.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể.
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Hán Nôm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Hán Nôm có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành của ngành Hán - Nôm cùng với việc xem các nội dung dưới đây như những học phần bắt buộc:
4.2.1. Hán văn Trung Quốc.
- Hán văn của các văn bản kinh điển Nho gia (tinh tuyển Tứ thư, Ngũ kinh).
- Hán văn của các văn bản chư tử (Lão -Trang; Tuân - Hàn...)
- Lịch đại danh gia (Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Tô Thức, âu Dương Tu...).
- Thơ Đường.
4.2.2. Hán văn Việt Nam (Hán văn Lý Trần, Hán văn thời Lê - Tây Sơn, Hán văn thời Nguyễn).
4.2.3. Lịch sử chữ Nôm, văn bản Nôm.
4.2.4. Kiến thức nghiệp vụ Hán Nôm (in dập thác bản văn bia, sách tra cứu Hán Nôm.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nên ưu tiên chọn lựa các học phần cho phù hợp với hướng đào tạo ngữ văn Hán Nôm (Ngôn ngữ học, Văn học, bảo quản, tin học, Hán Nôm,...).
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Hán Nôm nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới dược tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Hán Nôm.
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu đọc tài liệu thảo luận, làm các bài tập và thực hành làm tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Hán Nôm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Lịch sử (History)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 . Đào tạo cử nhân lịch sử đạt được các yêu cầu cụ thể sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức; có ý thức phục vụ nhân dân.
- Có kiến thức toàn diện và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại.
- Có kiến thức cơ bản về một chuyên ngành lịch sử.
- Được trang bị một số phương pháp lịch sử cần thiết để tiến hành công việc chuyên môn.
1.2. Người có bằng cử nhân lịch sử có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức lịch sử hoặc có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng và trung học.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (ĐVHT), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 ĐVHT) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.l. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phấn nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 70 |
2. 2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 140 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 30 |
- Kiến thức ngngànhkể cả kiến thức chuyên ngành) | 47 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht *
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục Quốc Phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
3.1 2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 77 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 30 đvht
1 | Dân tộc học đại cương | 3 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Kinh tế học đại cương | 3 |
4 | Nhà nước và pháp luật đại cương | 3 |
5 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 4 |
6 | Địa lý học đại cương | 3 |
7 | Lôgíc học đại cương | 3 |
8 | Lịch sử văn minh thế giới | 4 |
9 | Tiến trình văn học Việt Nam | 4 |
b) Kiến thức ngành 47 đvht
1 | Nhập môn sử học | 2 |
2 | Phương pháp luận sử học | 2 |
3 | Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại | 6 |
4 | Lịch sử Việt Nam cận đại | 6 |
5 | Lịch sử Việt Nam hiện đại | 6 |
6 | Lịch sử thế giới cổ - trung đại | 5 |
7 | Lịch sử thế giới cận đại | 5 |
8 | Lịch sử thế giới hiện đại | 6 |
9 | Lịch sử sử học | 3 |
10 | Cơ sở khảo cổ học | 3 |
11 | Các dân tộc ở Việt Nam | 3 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 46/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử. khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, cụ thể là về điều tra thống kê, về độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, về cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, về sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, về cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam): về vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo về môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Dân tộc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về Dân tộc học: lịch sử phát triển của Dân tộc học thế giới, các trường phái trong Dân tộc học và lịch sử phát triển của Dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự phân bố và các đặc trưng văn hóa tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ và tộc người), tính thống nhất và đa dạng của văn hóa tộc người Việt Nam, nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử dân tộc và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học phần cũng trang bị những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu Dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hóa và văn hóa tộc người.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học bao gồm quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học, những khái niệm cơ bản và một số trường phái xã hội học, những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản. Học phần cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.
15. Kinh tế học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô: cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và vai trò chi phối của chính phủ vào nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và hoạt động của các nhà sản xuất; những điều kiện cân đối tổng thể của nền kinh tế, vai trò của các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu của chính phủ và ngoại thương, đặc biệt là các chính sách tài chính và tiền tệ tác động đến phát triển kinh tế; các hiện tượng kinh tế (lạm phát, thất nghiệp...).
Trên cơ sở đó, sinh viên dược nâng cao rình độ tư duy phân tích, đánh giá và vận dụng những nguyên lý chung vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
16. Nhà nước và pháp luật đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về hai hiện tượng quan trọng thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội là Nhà nước và Pháp luật.
Ngoài những khái niệm chung, cơ bản về Nhà nước và Pháp luật (như bản chất, hình thức, chức năng, bộ máy, cơ chế điều chỉnh...) của nhà nước và pháp luật nói chung và của pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, học phấn còn lý giải khái quát những mối liên hệ quan trọng của nhà nước và pháp luật với các hiện tượng khác (như kinh tế, chính trị, xã hội...), giúp sinh viên hình thành thế giới quan khoa học pháp lý và vận dụng một cách phù hợp những kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống.
17. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 4 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng. Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
18. Địa lý học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm Địa lý cơ bản, những đối tượng và nhóm ngành chính, cùng các hướng ứng dụng của ngành khoa học địa lý; những đặc điểm và quy luật chung của thiên nhiên trên bề mặt trái đất; mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trên thế giới.
Học phần cũng trang bị những phương pháp nhận thức về thiên nhiên trên Trái đất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với các hiện tượng kinh tế xã hội trên thế giới, từ đó có thể vận dụng những quy luật địa lý chung vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất xã hội.
19. Lôgíc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những tri thức cơ bản của lôgic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa lôgíc học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgíc học chính thức, các quy luật lôgic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgíc học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgíc chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng nắm vững nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgíc thường dùng, từ đó vận dụng thành thạo các quy luận lôgíc trong tư duy, tránh sai lầm thờng gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.
20. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống vềíự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy-la...), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập vãn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
21. Tiến trình văn học Việt Nam: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức chung về lịch sử văn học Việt Nam: các vấn đề về cấu trúc, sự phân kỳ, hướng vận động cơ bản, thông qua đó cung cấp những hiểu biết cơ bản về đặc trưng dân tộc của văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Học phần cũng trang bị kỹ năng, phương pháp tư duy khoa học: hệ thống hóa các vấn đề và hiện tượng văn học, nhận diện văn học trong một tiến trình phát triển liên tục.
22. Nhập môn sử học: 2 đvht
Giới thiệu đối tượng thức năng nhiệm vụ của khoa học linh sử, các khái niệm lịch sử cơ bản và khâu lược lịch sử sử học thế giới và Việt Nam.
23. Phương pháp luận sử học: 2 đvht
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về phương pháp luận sử học, bao gồm: đôi tợng nghiên cứu của sử học; tính chất của nhận thức lịch sử: phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp luận trình bày lịch sử.
24. Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại: 6 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức toàn diện cơ bản, hệ thống về lich sử Việt Nam từ khởi đầu cho đến khi thực dân Pháp xâm lược. Các vấn đề chủ yếu trong nội dung học phần là: Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước và pháp luật phong kiến, sự phát triển về kinh tế, các thành tựu văn hóa xã hội, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thời kỳ cổ trung đại.
Các vấn đề trên được thể hiện thông qua việc trình bày sự kế tiếp nhau của các triều đại và sự chuyển đổi các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử cổ trung dại Việt Nam.
25. Lịch sử Việt Nam cận đại: 6 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức toàn diện, cơ bản, hệ thống về lịch sử Việt Nam thời cận đại (1858 - 1945).
Các vấn đề chủ yếu trong nội dung học phần là: âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và tinh hình kinh tế xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX: cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chứng thực dân Pháp xâm lược nhằm bảo về độc lập dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX; những biến đổi trong xã hội Việt Nam dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam theo các khuynh hưởng Tư tưởng phong kiến và tư sản, đặc biệt dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam; cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
26. Lịch sử Việt Nam hiện đại: 6 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và toàn diện về lịch sử Việt Nam theo các giai đoạn: kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); tiến hành đồng thời chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc (1954 - 1975); giai đoạn đất nước thống nhất, cùng đi lên CNXH (từ 1975 đến nay).
27. Lịch sử thế giới cổ - trung đại: 5 đvht
Trình bày các vấn đề: nguồn gốc loài người và các thời ký phát triển của xã hội nguyên thủy sự hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm kinh tế xã hội, các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại và các quốc gia phong kiến ở phương Đông và phương Tây.
28. Lịch sử thế giới cận đại: 5 đvht
Giới thiệu những kiến thức cơ bản về linh sử thế giới cận đại bao gồm: sự ra đời và phật triện của chủ nghĩa tư bản: sự phát triển của phong trào công nhân: mâu thuẫn giữa các nước tư bản dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất: sự hình thành chủ nghĩa thực dân và cuộc đấu tranh trong buổi đấu chống chủ nghĩa thực dân của các nước á - Phi - Mỹ la tinh.
29. Lịch sử thế giới hiện đại: 6 đvht
Trinh bày các kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử nhân loại từ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) đến nay bao gồm các vấn đề: sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa; các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay; các diễn biến chủ yếu trong quan hệ quốc tế, phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc; những biến động của lịch sử nhân loại trong thời hiện đại.
30. Lịch sử sử học: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức về sự tiến triển của Tư tưởng sử học và phương pháp nghiên cứu lịch sử từ thời cổ đại đến thời hiện đại, trình bày tiến trình lịch sử sử học Việt Nam bao gồm: hoạt động của nền sử học phong kiến Việt Nam; các khuynh hướng của sử học Việt Nam thời cận đại; các thành tựu và hạn chế của sử học Việt Nam hiện đại.
31. Cơ sở khảo cổ học: 3 đvht
Giới thiệu những tri thức cơ bản về Khảo cổ học bao gồm: đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học; lịch sử Khảo cổ học; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học; các thời đại Khảo cổ học thế giới và Việt Nam.
32. Các dân tộc ở Việt Nam: 3 đvht
Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Lịch sử được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major). Danh mục các học phấn (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cấn thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành lịch sử có thẻ được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Lịch sử. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức khung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Lịch sử nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là lịch sử.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn phương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, dọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành lịch sử để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Việt Nam học (Vietnamese Studies)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/01/2005 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sau đây:
- Về chuyên môn: Cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả về tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành Du lịch; hoặc để làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam. Chương trình cung nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ tiếng Việt và hiểu biết về đất nước Việt Nam cho những người gốc Việt ở nước ngoài, về khả năng, kỹ năng: sinh viên nếu là người nước ngoài còn phải được rèn luyện những kỹ năng trong sử dụng tiếng Việt, thông thạo trong phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội đung về Giáo đục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 65 |
2. 2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 145 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 12 (+ 28) |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
-Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ ** | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục Quốc phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
**Không bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 48 (+ 58) đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 12 (+ 28) đvht
1 | Nhập môn khu vực học | 2 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở ngôn ngữ học | 3 |
4 | Lịch sử văn minh thế giới | 4 |
5 | Tiếng Việt nâng cao * | 28 |
b) Kiến thức ngành 36 đvht
1 | Các dân tộc ở Việt Nam | 3 |
2 | Kinh tế Việt Nam | 3 |
3 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 4 |
4 | Lịch sử Việt Nam | 6 |
5 | Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại | 3 |
6 | Địa lý Việt Nam | 4 |
7 | Văn học dân gian Việt Nam | 4 |
8 | Lịch sử văn học Việt Nam | 6 |
9 | Ngôn ngữ học đối chiếu | 4 |
e) Kiến thức ngành phụ Tiếng Việt (ở trình độ hoàn thiện) ** 30 đvht
1 | Ngữ âm tiếng Việt thực hành | 4 |
2 | Từ vựng tiếng Việt thực hành | 6 |
3 | Ngữ pháp tiếng Việt thực hành | 6 |
4 | Tiếng Việt giao tiếp bậc hoàn thiện | 10 |
5 | Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản | 4 |
* Chỉ bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài.
**Bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài, không bắt buộc đối với sinh viên Việt Nam.
3.2. Mô tả nội dung các học phần
1. Triết học Mác- Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác- Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các khả năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/911995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua dó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập lnternet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê, cụ thể là về điều tra thống kê, về độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, về cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, về sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, về cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững(tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Nhập môn khu vực học: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện dang được ấp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học; giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cùng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu xã hội học; những khái niệm, lý thuyết và những chuyên ngành chính của xã hội học, các thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản; quá trình hình thành và phát triển một số trường phái xã hội học. Học phần cũng trang bị những kỹ năng sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong việc nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở ngôn ngữ học: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về các ngoại ngữ mà họ đang học, về nhận thức, sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v.) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v.).
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể; phân biệt được đa nghĩa và đồng ầm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp,...
16. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ Trung Hoa, Hy-la...), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
17. Các dân tộc ở Việt Nam: 3 đvht
Giới thiệu kiến thức cơ bản về các dân tộc ở Việt Nam theo các vấn đề: đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt Nam; văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; các tộc người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
18. Kinh tế Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển lịch sử của kinh tế Việt Nam; đặc điểm các nguồn lực cho phát triển kinh tế Việt Nam: đặc điểm và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, triển vọng và định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
19. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 4 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
20. Lịch sử Việt Nam: 6 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong dó nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn song hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.
21. Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức về lịch sử phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam từ thời dựng nước (Hùng Vương) đến nay: cơ cấu hệ thống, đặc điểm loại hình, quá trình phát triển. Đặc biệt học phần tập trung giới thiệu tính quy luật của sự ra đời và phát triển của hệ thống chính trị cách mạng và vai trò lãnh đạo tất yếu trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những đòi hỏi khách quan của công cuộc cải cách hành chính trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
22. Địa lý Việt Nam: 4 đvht
Giới thiệu bức tranh chung về địa lý Việt Nam, bao gồm cả tự nhiên và kinh tế xã hội. Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam, sự phân tích các nguồn tài nguyên, đặc điểm dân cư và nguồn lao động của Việt Nam cung như đặc điểm và sự phân bố của nền sản xuất xã hội, sinh viên có thể nhận thức sâu hơn về các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Qua đó, sinh viên biết cách vận dụng những kiến thức đã thu nhận được vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam.
23. Văn học dân gian Việt Nam: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức về diện mạo của văn học dân gian Việt Nam nói chung: những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian; quá trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam; các hình thức, đặc trưng của từng thể loại của Văn học dân gian Việt Nam; một số thể loại đặc biệt của văn học dân gian các dân tộc ít người; khả năng ứng dụng một số thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt vào cuộc sống thực tế, nói năng, giao tiếp hàng ngày.
24. Lịch sử văn học Việt Nam: 6 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về tiến trình lịch sử, đặc trưng văn học Việt Nam qua các giai đoạn: từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, từ 1900 đến 1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay.
Học phần cũng luyện cho sinh viên khả năng đọc hiểu được tác giả, ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt qua các tác phẩm tiêu biểu.
25. Ngôn ngữ học đối chiếu: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu: các nguyên tắc và phương pháp đối chiếu ngôn ngữ, thủ pháp đối chiếu.
Học phần cũng huấn luyện cho sinh viên thực hành đối chiếu tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác (cùng và khác loại hình).
26. Ngữ âm tiếng Việt thực hành: 4 đvht
Giúp sinh viên thực hành những kiến thức cơ bản của ngữ âm tiếng Việt (hệ thống ngữ âm tiếng Việt, cấu trúc âm tiết, các tiểu hệ thống âm vị); luyện cho sinh viên phát âm chuẩn xác tiếng Việt và cách phân tích dữ liệu ngữ âm tiếng Việt
27. Từ vựng tiếng Việt thực hành: 6 đvht
Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản trong thực hành từ vựng tiếng Việt, các biến đổi ngữ nghĩa trong từ, các lớp từ và cách dùng từ tiếng Việt: luyện cho sinh viên khả năng sử dụng tốt các lớp từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
28. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành: 6 đvht
Giúp sinh viên nắm những kiến thức thực hành về từ pháp học và cú pháp học tiếng Việt; luyện cho sinh viên khả năng vận dụng những kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt vào thực hành giao tiếp.
29. Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản: 4 đvht
Cung cấp những kiến thức căn bản về văn bản tiếng Việt (các phương tiện liên kết trong câu ghép; cấu tạo đoạn văn và các loại đoạn vãn; phương thức tổ chức một văn bản; các phương thức lập luận, cách thức tóm tắt và xây dựng đề cương một văn bản) và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Giúp sinh viên có khả năng nắm bắt và xây dựng đề cương cũng như khả năng soạn thảo một văn bản hành chính thông thường.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Việt Nam học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các phương trình cấu trúc kiếu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với từng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Việt Nam học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Việt Nam học (theo từng địa phương) hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ 2 khác. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khâu tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Việt Nam học, ví dụ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh du lịch,... nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sử có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là Việt Nam học.
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo sự thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thị người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường bợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm.
Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Việt Nam học dể triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Đông phương học (Oriental Studies)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đại tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Đông phương học đạt được những yêu cầu cụ thể dưới đây:
- Có kiến thức cơ bản tương đối rộng về khoa học xã hội và nhân văn, về Đông phương học, vừa đảm bảo tính hệ thống, tính lịch đại, vừa nắm bất được tình hình hiện tại của một nước hay một khu vực và mối quan hệ với Việt Nam
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ chuyên ngành với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Có kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết trong giao tiếp và công việc.
Chương trình có thể hướng sâu vào các chuyên ngành như Trung Quốc học, Nhật Bản học, Korea học (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Ấn Độ học, Đông Nam Á học, Trung Cận Đông học, v.v...
Những người tốt nghiệp ngành Đông phương học có thể công tác trong lĩnh vực quan hệ giữa việt Nam với các nước phương Đông; hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng, các Viện và Trung tâm khoa học; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, quan hệ quốc tế, các văn phòng đại diện; hoặc hoạt động từng các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong các tổ thức Chính phủ và phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 70 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 140 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 30 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) | 45 |
- Kiến thức bổ trợ |
|
- Thực tập thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế chính trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ ** | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục quốc phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin học | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
|
|
|
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
* Không tính các học phần 7 và 8
**Có thể chọn ngoại ngữ phù hợp với hướng chuyên sâu về chuyên môn
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 41 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 28 đvht
1 | Nhập môn khu vực học | 2 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở ngôn ngữ học | 3 |
4 | Lịch sử văn minh phương Tây | 2 |
5 | Dân tộc học đại cương | 3 |
6 | Kinh tế học đại cương | 3 |
7 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
8 | Lịch sử Việt Nam | 3 |
9 | Thể chế chính trị thế giới | 3 |
10 | Địa lý thế giới | 3 |
b) Kiến thức ngành 13 đvht
1 | Lịch sử phương Đông | 3 |
2 | Lịch sử tư tưởng phương Đông | 2 |
3 | Lịch sử quan hệ quốc tế ở phương Đông | 2 |
4 | Văn hóa, văn minh phương Đông | 3 |
5 | Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông | 3 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 10 đvht
Đây chỉ là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc Phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở bậc đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy ảnh điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê: điều tra thống kê, độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê. sự tương quan giữa những yếu tó cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thời cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Nhập môn khu vực học: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và Hán văn: lịch sử hình thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học: giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cũng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu xã hội học: những khái niệm, lý thuyết và những chuyên ngành chính của xã hội học; các thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản; quá trình hình thành và phát triển một số trường phái xã hội học.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong việc nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở ngôn ngữ học: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về ngoại ngữ mà họ đang học. Về nhận thức, sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng. nguồn gốc. Sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v.) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v.).
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể phân biệt được đa nghĩa và đồng âm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp,...
16. Lịch sử văn minh Phương Tây: 2 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh Phương Tây (qua những nền vân minh tiêu biểu của Hylạp, La Mã...). về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
17. Dân tộc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân tộc học: lịch sử phát triển của dân tộc học thế giới, các trường phái trong dân tộc học và lịch sử phát triển của dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm, sự phân bố và đặc trưng văn hóa của các tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ, tộc người), tính thống nhất và đa dạng của văn hóa tộc người Việt Nam; nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử và trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học phần cũng trang bị những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hóa và văn hóa tộc người.
18. Kinh tế học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô: cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và vai trò chi phối của chính phủ vào nền kinh tế các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và hoạt động của các nhà sản xuất; những điều kiện cân đối tổng thể của nền kinh tế, vai trò của các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu của chính phủ và ngoại thương, đặc biệt là các chính sách tài chính và tiền tệ tác động đến phát triển kinh tế; các hiện tượng kinh tế (lạm phát, thất nghiệp...).
Trên cơ sở đó, sinh viên được nâng cao trình độ tư duy phân tích, đánh giá và vận dụng những nguyên lý chung vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
19. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng. Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
20. Lịch sử Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu. những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong đó nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam là công cuộc giữ nước chống ngoại xâm luôn song hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.
21. Thể chế chính trị thế giới: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị thế giới: cơ sở hình thành, bản chất, cấu trúc và các loại hình thể chế chính trị trên thế giới. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ nâng cao trình độ tư duy biện chứng, phân tích, tổng hợp và liên hệ với đời sống chính trị thực tế.
22. Địa lý thế giới: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức địa lý thế giới, bao gồm các đặc điểm tự nhiên của các khu vực lớn trên thế giới và đặc điểm kinh tế xã hội của một số quốc gia lớn. Trên cơ sở đó, học phần nâng cao khả năng tư duy tổng hợp, phân tích của sinh viên đối với các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đang diễn ra trên thế giới.
23. Lịch sử phương Đông: 3 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về khái niệm Phương Đông và Đông phương học Việt Nam; lịch sử Phương Đông qua các thời kỳ: tiền sử, cổ đại, trung đại, cận hiện đại; nhưng đặc điểm chung và vai trò, vị trí của Phương Đông trong lịch sử thế giới, so sánh với Việt Nam; triển vọng và phát triển của Phương Đông đầu thế kỷ XXI
24. Lịch sử Tư tưởng phương Đông: 2 đvht
Trang bị những nội dung cơ bản về đặc điểm kết cấu kinh tế xã hội của các nước Phương Đông; đặc điểm hình thành và phong cách trình bày của các hệ thống tư tưởng triết học Phương Đông; nội dung cơ bản và các thời kỳ phát triển của tư tưởng Phương Đông (chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam)cũng như những nét đặc thù về cấu trúc và con đường phát triển của tư tưởng Phương Đông; so sánh với Phương Tây.
25. Lịch sử quan hệ quốc tế ở phương Đông: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về các mối quan hệ quốc tế ở phương Đông qua các thời kỳ lịch sử, chủ yếu là thời kỳ cận - hiện đại: mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới, giúp cho sinh viên những nhận thức chủ yếu về chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; trật tự thế giới và các nước phương Đông; thế giới sau chiến tranh lạnh và các quan hệ quốc tế ở Phương Đông.
26. Văn hóa, văn minh phương Đông: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên các phạm trù và khái niệm về văn hóa và văn minh Phương Đông: phân biệt được không gian và các khu vực văn hóa ở Phương Đông; nội dung và các đặc điểm chủ yếu của các nền văn hóa tiêu biểu cũng như đặc trưng và vị trí của văn hóa Phương Đông trong tiến trình văn hóa nhân loại; thấy được vị trí của văn hóa, văn minh Việt Nam trong văn hóa và văn minh Phương Đông.
27. Tiếng Việt và các ngôn ngữ Phương Đông: 3 đvht
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và một số ngôn ngữ Phương Đông đang được giảng dạy với tư cách là ngoại ngữ chính ở các khoa Đông phương học. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc và đặc điểm của tiếng Việt; phân loại các ngôn ngữ Phương Đông theo nguồn gốc và theo loại hình; cấu trúc và đặc điểm của ít nhất một trong những ngôn ngữ Phương Đông mà sinh viên đang theo học.
Học phần cùng trang bị kỹ năng phát hiện được những điểm giống nhau và khác nhau giữa tiếng Việt và ngôn ngữ Phương Đông mà sinh viên đang học và biết cách vận dụng những hiểu biết đó để nâng cao trình độ ngoại ngữ (cụ thể là nâng cao trình độ tiếng Phương Đông mà sinh viên theo học).
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể.
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Đông phương học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Đông phương học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Đông phương học, ví dụ như Trung Quốc học, Nhật Bản học, Korea học (CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc), Ấn Độ học, Đông Nam Á học, Trung Cận Đông học... Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Ở mỗi chuyên ngành, cần quy định các học phần bắt buộc thuộc bốn lĩnh vực sau:
- Lịch sử (như Lịch sử Trung Quốc Lịch sử Nhật Bản, lịch sử Korea, Lịch sử Ấn Độ,...).
- Văn hóa (như Văn hóa Trung Quốc, Văn hóa Korea, Văn hóa Đông Nam Á, Văn hóa Arập, Văn hóa Ấn Độ,...).
- Kinh tế (như Kinh tế Trung Quốc, Kinh tế Nhật Bản, Kinh tế Korea, Kinh tế Ấn Độ....).
- Địa lý (như Địa lý Trung Quốc, Địa lý Nhật Bản, Địa lý Ấn Độ, Địa lý Đông Nam Á,...).
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Đông phương học, trong đó nên ưu tiên chọn các ngoại ngữ Phương Đông như tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Hindi, tiếng Malay, tiếng Thái Lan, tiếng Arập,... nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) ngành phụ (Minor), trong đó, ngành chính là Đông phương học.
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cúng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Đông phương học để triển khai thực hiện trong phạm vi trưởng mình./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Quốc tế học (International Studies)
Mã ngành:
(ban hành kèm theo quyết định số 01/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/01/2005 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo).
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Đào tạo cử nhân Quốc tế học đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân.
- Nắm vững kiến thức cơ bản và hệ thống về khoa học xã hội - Hán văn, về Quốc tế học và chuyên ngành; có khả năng vận dụng vào nghiên cứu những vấn đề quốc tế, khu vực và quan hệ quốc tế.
- Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ để nghiên cứu chuyên môn với 4 kỹ năng nói, nghe, đọc, viết.
- Có kỹ năng thực hành nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy, giao dịch và các công tác trong lĩnh vực quốc tế và quan hệ đối ngoại.
- Chương trình có thể hướng sâu vào các chuyên ngành như Châu Âu học, Châu Mỹ học, Châu Phi học, Châu á học, Quan hệ quốc tế...
1.2. Những người tốt nghiệp ngành Quốc tế học có khả năng công tác trên các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy hoặc phục vụ trong các ngành liên quan đến các vấn đề quốc tế và quan hệ đối ngoại.
Cụ thể, họ có thể đảm nhận công việc về các khu vực Âu, Mỹ, Á, Phi hoặc về quan hệ quốc tế tại các trường đại học và cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ quan đối ngoại, an ninh, truyền thông; các văn phòng đại diện, các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân; các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước hoặc nước ngoài.
2. Khung chương trình đào tạo
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng) | 70 |
2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: | 140 |
- Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành | 30 |
- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) |
|
- Kiến thức bổ trợ | 45 |
- Thực tập, thực tế | 10 |
- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) | 10 |
3. Khối kiến thức bắt buộc
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 42 đvht*
1 | Triết học Mác-Lênin | 6 |
2 | Kinh tế trị Mác-Lênin | 5 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 4 |
4 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 4 |
5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
6 | Ngoại ngữ** | 10 |
7 | Giáo dục Thể chất | 5 |
8 | Giáo dục quốc Phòng | 165 tiết |
9 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 2 |
10 | Tin hoc | 4 |
11 | Thống kê xã hội | 2 |
12 | Môi trường và phát triển | 2 |
Không tính các học phần 7 và 8
**Có thể chọn ngoại ngữ phù hợp với hướng chuyên sâu về chuyên môn
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 56 đvht
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành 30 đvht
1 | Nhập môn khu vực học | 2 |
2 | Xã hội học đại cương | 3 |
3 | Cơ sở ngôn ngữ học | 3 |
4 | Lịch sử văn minh thế giới | 4 |
5 | Dân tộc học đại cương | 3 |
6 | Kinh tế học đại cương | 3 |
7 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 3 |
8 | Lịch sử Việt Nam | 3 |
9 | Luật Pháp Việt Nam | 3 |
10 | Địa lý thế giới | 3 |
b) Kiến thức ngành 26 đvht
1 | Lịch sử quan hệ quốc tế | 6 |
2 | Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam | 4 |
3 | Kinh tế học quốc tế | 4 |
4 | Kinh tế đối ngoại Việt Nam | 3 |
5 | Công pháp quốc tế | 3 |
6 | Tư pháp quốc tế | 3 |
7 | Thể chế chính trị thế giới | 3 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc.
1. Triết học Mác-Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ: 28 đvht
Đây chỉ là phần nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng: 165 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgíc của một công trình khoa học.
Học phần cũng giúp sinh viên nắm vững được các thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học. Qua đó, sinh viên có thể nắm được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.
10. Tin học: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Đồng thời cũng giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập lnternet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
11. Thống kê xã hội: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về thống kê: điều tra thống kê, độ tin cậy của một cuộc điều tra thống kê, cách so sánh độ tương hợp của các kết quả thống kê, sự tương quan giữa những yếu tố cùng ảnh hưởng tới cùng một sự kiện, cách kiểm tra những giả thuyết thống kê trong nghiên cứu khoa học...
12. Môi trường và phát triển: 2 đvht
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và nội dung cơ bản về môi trường toàn cầu và Việt Nam; mối quan hệ biện chứng giữa môi trường và phát triển hiện nay - phát triển bền vững và phát triển không bền vững (tại các kiểu vùng sinh thái cơ bản: nông thôn và đô thị ở Việt Nam); về vai trò của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Học phần cũng trang bị cho sinh viên một số phương pháp ưu thế trong đánh giá phát triển; tạo lập các phương pháp tư duy hệ thống trong nhận thức các vấn đề về môi trường và phát triển.
13. Nhập môn khu vực học: 2 đvht
Cung cấp những kiến thức nhập môn về lý thuyết khu vực học hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: lịch sử hành thành và phát triển của khu vực học với tư cách một khoa học liên ngành; những khái niệm cơ bản; vai trò của khu vực học trong xu thế phát triển của khoa học hiện nay; đối tượng của khu vực học; giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học phần cũng trang bị phương pháp tiếp cận và những thao tác của nghiên cứu khu vực để ứng dụng vào thực tiễn phục vụ các chương trình phát triển cũng như tổ chức các đề tài và chương trình nghiên cứu liên ngành.
14. Xã hội học đại cương: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về xã hội học: đối tượng nghiên cứu xã hội học: những khái niệm, lý thuyết và những chuyên ngành chính của xã hội học, các thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản; quá trình hình thành và phát triển một số trường phái xã hội học.
Học phần cũng trang bị những khả năng sử dụng các phương pháp định tính, định lượng trong việc nghiên cứu xã hội học.
15. Cơ sở ngôn ngữ học: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở, cơ bản về ngôn ngữ học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có thể hiểu sâu hơn về ngoại ngữ mà họ đang học.
Về nhận thức, sinh viên được cung cấp kiến thức tổng luận về ngôn ngữ học (như bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, v.v.) và kiến thức về các phân ngành của ngôn ngữ học (ngữ âm học, từ vựng - ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, v.v.).
Về kỹ năng, học phần giúp sinh viên nâng cao các thao tác thực hành ngoại ngữ như phát âm chuẩn các âm tố, phân biệt âm vị và các biến thể: phân biệt được đa nghĩa và đồng âm, xác định cơ cấu nghĩa của từ; phân loại câu, viết câu đúng ngữ pháp,...
16. Lịch sử văn minh thế giới: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy-lạp...), về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và nền văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
17. Dân tộc học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về dân tộc học: lịch sử phát triển của dân tộc học thế giới, các trường phái trong dân tộc học và lịch sử phát triển của dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam: đặc điểm, sự phân bố và đặc trưng văn hóa của các tộc người ở Việt Nam (vùng, nhóm ngôn ngữ, tộc người); tính thống nhất và đa dạng của văn hóa tộc người Việt Nam: nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử và trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học phần cũng trang bị những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hóa và văn hóa tộc người.
18. Kinh tế học đại cương: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô: cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và vai trò chi phối của Chính phủ vào nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng và hoạt động của các nhà sản xuất; những điều kiện cân đối tổng thể của nền kinh tế, vai trò của các hoạt động đầu tư, tiết kiệm, chi tiêu của Chính phủ và ngoại thương, đặc biệt là các chính sách tài chính và tiền tệ tác động đến phát triển kinh tế, các hiện tượng kinh tế lạm phát, thất nghiệp...).
Trên cơ sở đó, sinh viên được nâng cao trình độ tư duy phân tích, đánh giá và vận dụng những nguyên lý chung vào điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
19. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng.
Học phần cũng trang bị những kỹ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.
20. Lịch sử Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức tổng quát về quá trình phát triển liên tục với những đặc điểm chủ yếu, những quy luật chung nhất của lịch sử Việt Nam, trong đó nắm được đặc điểm nổi bật và xuyên suốt tiến trình lịch sử Việt Nam về công cuộc giữ nước chung ngoại xâm luôn song hành cùng công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc nắm vững những chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, sinh viên được trang bị nhận thức lịch sử Việt Nam với tư cách là lịch sử của các cộng đồng quốc gia, dân tộc đã và đang sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cùng góp phần sáng tạo và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.
21. Luật pháp Việt Nam: 3 đvht
Giới thiệu khái quát hệ thống các ngành luật ở Việt Nam và cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản trong một số ngành luật Việt Nam.
Trên cơ sở đó, sinh viên có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận các học phần về Luật pháp quốc tế và vận dụng kiến thức về luật vào những cồng việc có liên quan trong công tác đối ngoại.
22. Địa lý thế giới: 3 đvht
Cung cấp những kiến thức địa lý thế giới, bao gồm các đặc điểm tự nhiên của các khu vực lớn trên thế giới và đặc điểm kinh tế xã hội của một số quốc gia lớn. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng tư duy tổng hợp, phân tích của sinh viên đối với các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đang diễn ra trên thế giới .
23. Lịch sử quan hệ quốc tế: 6 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức khái quát và hệ thống về quá trình phát triển của quan hệ quốc tế từ sau những phát kiến địa lý lớn đến nay để hiểu được các giai đoạn cơ bản, các diễn biến hình, các sự kiện điển hình trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khoảng thời gian từ thể kỷ XVI đến đầu thế kỷ XXI.
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tiếp nhận kiến thức chuyên môn về những vấn đề quan hệ quốc tế chung của thế giới cùng như trong từng khu vực.
24. Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam: 4 đvht
Trình bày đường lối, quan điểm, chính sách, những diễn biến chính và những bài học kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tiếp thu thuận lợi, đi sâu nghiên cứu và vận dụng trong công tác thực tiễn về quan Bộ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực trong thời kỳ đổi mới.
25. Kinh tế học quốc tế: 4 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế, về các lĩnh vực đầu tư, thương mại, tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể tiếp nhận kiến thức về sự phát triển kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế của các nước và các khu vực cũng như trên phạm vi thế giới.
26. Kinh tế đối ngoại Việt Nam: 3 đvht
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kinh tế đối ngoại; những thành tựu trong quan hệ kinh tế với các khu vực, các quốc gia trên các lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, du lịch, hợp tác lao động...; những kinh nghiệm thực tiễn.
Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu được những vấn đề đang đặt ra và những giải pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại của nước nhà, có khả năng tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại tùy theo công việc dược đảm nhiệm sau này.
27. Công pháp quốc tế: 3 đvht
Cung cấp kiến thức về những khái niệm, đặc điểm của chủ thể, nguồn, bản chất, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các vấn đề về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; luật điều ước luật ngoại giao và lãnh sự, luật biển quốc tế, luật môi trường, luật lệ và tập quán quốc tế về chiến tranh...
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đi sâu những vấn đề công pháp trong khi nghiên cứu hoặc làm các công việc có liên quan đến các quốc gia và các tổ chức khu vực Châu Âu, Châu Mỹ cũng như trong quan hệ quốc tế.
28. Tư pháp quốc tế: 3 đvht
Cung cấp kiến thức về các hệ thống pháp luật dân sự cơ bản trên thế giới, các nguyên tắc giải quyết xung đột về mặt pháp luật trong quan hệ về quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài...
Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đi sâu những vấn đề tư pháp trong khi nghiên cứu hoặc làm việc có liên quan đến các quốc gia và các tổ chức khu vực châu âu, châu Mỹ cũng như trong quan hệ quốc tế.
29. Thể chế chính trị thế giới: 3đvht
Cung cấp những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị thế giới: cơ sở hình thành, bản chất, cấu trúc và các loại hình thể chế chính trị trên thế giới.
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ nâng cao trình độ tư duy biện chứng, phân tích, tổng hợp và liên hệ với đời sống chính trị thực tế.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Quốc tế học được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành Quốc tế học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Quốc tế học, ví dụ như Châu Âu học, Châu Mỹ học, Châu á học, Châu Phi học, Quan hệ quốc tế... hoặc theo hướng phát triển qua một ngành học thứ hai khác (như Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế...). Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trong phần kiến thức chuyên ngành cần lưu ý:
4.2.1. Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Sinh viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế nên chọn tối thiểu 8 đvht về các nội dung sau đây:
- Chính trị quốc tế
- Truyền thống đối ngoại trong lịch sử Việt Nam
- Đường lối chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
- Pháp luật kinh tế quốc tế
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ đi sâu vào quan hệ quốc tế giữa một số nước và khu vực cũng như quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
4.2.2. Chuyên ngành Châu Âu học
Sinh viên chuyên ngành Châu Âu học nên chọn tối thiểu 8 đvht về các nội dung sau đây:
- Thể chế chính trị Châu Âu
- Kinh tế Châu Âu
- Văn hóa Châu Âu
- Liên minh Châu Âu
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ đi sâu vào một quốc gia hay một khu vực ở Châu Âu.
4.2.3. Chuyên ngành Châu Mỹ học
Sinh viên chuyên ngành Châu Mỹ học nên chọn tối thiểu 8 đvht về các nội dung sau đây:
- Thể chế chính trị Châu Mỹ
- Kinh tế Châu Mỹ
- Văn hóa Châu Mỹ
- Các tổ chức ở Châu Mỹ
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ đi sâu vào một quốc gia hay một khu vực ở Châu Mỹ.
4.2.4. Chuyên ngành Châu phi học
Sinh viên chuyên ngành Châu Phi học nên chọn tối thiểu 8 đvht về các nội dung sau đây:
- Thể chế chính trị Châu Phi
- Kinh tế Châu Phi
- Văn hóa Châu Phi
- Các tổ chức ở Châu Phi
Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ đi sâu vào một quốc gia hay một khu vực ở Châu Phi.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được thiết kế theo một trong 2 hai hướng sau:
- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan đến nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Quốc tế học, ví dụ như các ngành ngoại ngữ (phù hợp với hướng chuyên sâu) Kinh tế, Luật học... nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major) - ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Quốc tế học.
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sử được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với hai kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Khối lượngkiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Quốc tế học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.