Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 08/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 08/1998/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/1998/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/01/1998 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 08/1998/NĐ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/1998/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01
NĂM 1998
BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH
PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt
Nam;
Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Chủ nhiệm
ủy ban Công tác về các Tổ chức phi Chính
phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp
nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký.
Theo chức năng quản lý Nhà nước được giao, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Chủ nhiệm ủy ban công tác về các tổ chức
phi Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chế kèm theo
Nghị định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
THÀNH LẬP HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 8/1998/NĐ-CP
ngày 22 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ)
Điều 1. Cho phép các doanh nghiệp nước
ngoài đã được phép hoạt động thương mại, đầu tư và dịch vụ tại Việt Nam, nếu có
đủ điều kiện và chấp nhận các quy định của Quy chế này, được thành lập Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Câu lạc
bộ doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội).
Điều 2. Hiệp hội được thành lập trên cơ sở
tự nguyện, là tổ chức phi Chính phủ, phi chính trị, phi vụ lợi.
Doanh
nghiệp nước ngoài nêu trong Điều 1 bao gồm : Văn phòng đại diện của các tổ chức
kinh tế, tài chính, bảo hiểm, tư vấn pháp luật ... nước ngoài, Chi nhánh Công
ty nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngoài và các Bên nước ngòai
tham gia trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được
thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Các Doanh nghiệp cử đại diện của mình để tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
Điều 3. Điều kiện thành lập Hiệp hội :
1. Có ít
nhất 30 đại diện doanh nghiệp cùng quốc
tịch, hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực.
2. Mỗi cộng
đồng doanh nghiệp nước ngoài có cùng
quốc tịch hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực hoạt động tại Việt Nam
chỉ được phép thành lập một Hiệp hội tại Việt Nam, đặt trụ sở chính và đăng ký tại một tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam.
Điều 4. Nội dung hoạt động của Hiệp hội :
1. Tổ chức
sinh hoạt thông tin nội bộ;
2. Tổ chức
các hoạt động, tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư;
3. Tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư do Phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam và các cơ quan khác của Việt Nam tổ chức;
4. Tổ chức
các cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong Hiệp hội, với các Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về
các vấn đề thương mại, đầu tư và dịch vụ;
5. Ban lãnh
đạo của Hiệp hội có quyền đại diện cho Hiệp hội đề xuất các kiến nghị, biện
pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên và góp phần tạo ra môi trường kinh
doanh lành mạnh.
6. Được phép
xuất bản và lưu hành trong nội bộ Hiệp hội bản tin về các hoạt động thương mại
và đầu tư theo quy định của Luật Xuất bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều 5. Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội gửi ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi xin thành lập Hiệp hội. Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin
thành lập Hiệp hội, (1 bản bằng tiếng Việt Nam, 1 bản bằng tiếng nước ngoài
thông dụng);
2. Điều lệ
hoạt động của Hiệp hội;
3. Văn bản
giới thiệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
4. Hồ sơ về
trụ sở làm việc của Hiệp hội;
5. Lý lịch
của Ban lãnh đạo Hiệp hội;
6. Danh
sách các đại diện doanh nghiệp xin tham gia Hiệp hội, (họ tên, số hộ chiếu, nơi đăng ký tạm trú tại
Việt Nam).
Điều 6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời (cấp hay không cấp
giấy phép) cho các doanh nghiệp nước ngoài xin thành lập Hiệp hội. Giấy phép
thành lập Hiệp hội có giá trị hoạt động trong 5 năm kể từ ngày cấp và được xét
gia hạn mỗi lần không quá 3 năm.
Ba tháng
trước khi hết hạn giấy phép, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì Hiệp hội phải làm đơn xin gia hạn gửi Cơ
quan đã cấp giấy phép thành lập. Cơ quan nhận đơn phải hoàn thành thủ tục và
trả lời đương sự trong thời gian không quá 30 ngày.
Điều 7. Trong quá trình hoạt động, nếu có
những thay đổi khác với nội dung ghi trong giấy phép thì Hiệp hội phải làm đơn
đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi cấp giấy phép thành lập cho điều chỉnh, bổ sung giấy
phép và chỉ được hoạt động theo nội dung mới khi có văn bản chấp nhận bổ sung
giấy phép. ủy ban nhân dân nhận đơn phải xem xét và trả lời cho đương sự trong
thời gian không quá 30 ngày.
Điều 8. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
cấp giấy phép hoặc chấp nhận bổ sung giấy phép, Hiệp hội phải đăng báo Trung
ương và báo Địa phương các nội dung sau:
- Tên Hiệp
hội (tiếng Việt Nam, tiếng nước ngoài thông dụng);
- Giấy phép
thành lập (số, ngày và cơ quan cấp);
- Người đại
diện (Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Hiệp hội);
- Địa điểm
đặt trụ sở (số nhà, đường phố ...);
- Số tài
khoản tại Ngân hàng giao dịch;
- Điện
thoại, Fax.
Điều 9. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệp
hội sau khi được thành lập :
1. Mở tài
khoản giao dịch tại một Ngân hàng Thương mại. Tài khoản này chỉ sử dụng phục vụ
cho hoạt động hành chính của Hiệp hội theo nội dung quy định tại Điều 4 của Quy
chế này.
2. Thuê trụ
sở, nhà ở và thuê nhân viên theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3. Có con
dấu riêng (nếu cần). Việc khắc dấu theo quy định của Bộ Nội vụ Việt Nam;
4. Nhập
khẩu các thiết bị Văn phòng, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật
Việt Nam áp dụng đối với Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt
Nam;
5. Hiệp hội
có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trong 6 tháng, một năm và khi có yêu
cầu đột xuất cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp
giấy phép.
Điều
10. ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có các Hiệp hội doanh nghiệp
nước ngòai đăng ký, có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ luật pháp Việt Nam và
các quy định của Quy chế này của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài. Sau khi
cấp giấy phép, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm gửi bản sao giấy phép cho Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ủy ban
công tác về các Tổ chức phi Chính phủ, đồng thời định kỳ 6 tháng và 1 năm có
báo cáo tổng hợp hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn cho 3 cơ quan nói trên.
Điều
11.
1.Hiệp hội
chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau
- Hết thời
hạn ghi trong giấy phép mà không được gia hạn;
- Vi phạm
nghiêm trọng pháp luật Việt Nam bị thu hồi giấy phép trước thời hạn;
- Hiệp hội
tự giải thể.
2. Trong
thời gian 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Hiệp hội phải hoàn tất việc
trả trụ sở, nhà ở, phương tiện làm việc đã thuê và thanh toán các khoản nợ (nếu
có) với phía Việt Nam.
Điều
12.
1. Những
hoạt động của Hiệp hội không phù hợp với giấy phép được cấp hoặc vi phạm các
quy định của Quy chế này thì tùy theo
mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính, đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc bị thu hồi giấy phép. Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra Quyết định xử lý mức đình chỉ
hoạt động và thu hồi giấy phép.
2. Các
thành viên của Hiệp hội và các nhân viên làm việc trong văn phòng của Hiệp hội
có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ
bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.