Quyết định 2528/QĐ-BTNMT 2023 đánh giá Dự án Đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2528/QĐ-BTNMT

Quyết định 2528/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình"
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:2528/QĐ-BTNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
30/08/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Điện lực, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kết quả thẩm định báo cáo Dự án Đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn

Ngày 30/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 2528/QĐ-BTNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình". Cụ thể như sau:

1. Dự án được xây dựng trên địa bàn xã Đồng Phong, xã Văn Phong, xã Yên Quang, xã Phú Sơn và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

2. Diện tích sử dụng đất xây dựng móng cột, tiếp địa: 6.499,1m2;

3. Diện tích hành lang an toàn đường điện 110 kV: 113.175,0m2.

4. Các hạng mục, công trình chính của Dự án bao gồm:

- Tuyến đường dây 110 kV với chiều dài 7,547 km;

- Cột điện bằng thép: 36 cột;

- Móng cột điện: 36 móng.

5. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 2528/QĐ-BTNMT tại đây

tải Quyết định 2528/QĐ-BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2528/QĐ-BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2528/QĐ-BTNMT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

_______________

Số: 2528/QĐ-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đường dây 110 kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình”

_________________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét Văn bản số 1456/BDAXD-KT ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc về việc đề nghị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đường dây 110kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình” và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án  “Đường dây 110 kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình” (sau đây gọi là Dự án) của Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại các xã Đồng Phong, Văn Phong, Yên Quang, Phú Sơn, Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc;

- UBND các tỉnh Hòa Bình; Ninh Bình;

- Sở TN&MT các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình;

- Lưu: VT, VPMC, MT, LNN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Võ Tiến Nhân

 

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

Đường dây 110 kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình”

(Kèm theo Quyết định số 2528/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

_______________

 

1. Thông tin về Dự án:

1.1. Thông tin chung

- Tên dự án: Đường dây 110 kV cấp điện cho Nhà máy xi măng Xuân Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Đồng Phong, xã Văn Phong, xã Yên Quang, xã Phú Sơn và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

- Chủ dự án đầu tư: Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc.

- Địa chỉ liên hệ: Số 20, Trần Nguyên Hãn - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

a) Phạm vi của Dự án:

- Dự án được xây dựng trên địa bàn xã Đồng Phong, xã Văn Phong, xã Yên Quang, xã Phú Sơn và xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

- Diện tích sử dụng đất xây dựng móng cột, tiếp địa: 6.499,1 m2.

- Diện tích hành lang an toàn đường điện 110 kV: 113.175,0 m2.

- Vị trí địa lý: Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107030’, múi chiếu 30.

STT

Tên điểm

                                                                              Tọa

độ

X(m)

Y(m)

1

T500/220/110 Nho Quan

2247103.00

576532.80

2

GI

2247074.63

576557.44

3

G2

2246855.52

576506.37

4

G3

2246930.37

576139.78

5

G4

2246811.70

576102.23

6

G5

2246683.70

575860.55

7

G6

2246752.23

575777.44

8

G7

2247023.42

575718.78

9

G8

2247038.78

575631.52

10

G8A

2246972.93

575357.22

11

G9

2247186.52

575188.84

12

G10

2247311.83

575156.82

13

G11

2247523.82

574991.01

14

G12

2247859.86

574635.55

15

G13

2248560.43

574442.05

16

G14

2248693.98

574832.40

17

G15

2248726.74

575005.10

18

G16

2248820.88

575210.87

19

G17

2248931.83

575407.80

20

G18

2249083.54

575542.82

21

G19

2249181.38

575668.89

22

G20

2249317.12

575730.93

23

G21

2249484.29

575828.07

24

G22

2249907.75

575925.81

25

G23

2250393.44

575343.58

26

G24

2250827.50

575083.36

27

G25

2251060.63

574894.55

28

G26

2251079.74

574794.50

 

 

- Hướng tuyến đường dây đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình chấp thuận tại Văn bản số 592/UBND-VP3 ngày 29 tháng 12 năm 2021 UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận tại Văn bản số 2557/UBND-KTN ngày 30 tháng 12 năm 2021.

b) Quy mô, công suất của Dự án:

Xây dựng mới đường dây 110 kV mạch kép, từ trạm biến áp (TBA) T500/220/110 kV Nho Quan đến TBA 110kV Nhà máy Xi măng Xuân Sơn, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình (gồm 36 cột), trong đó:

- Điểm đầu: Cột cổng 110 kV T500/220/110 Nho Quan (T500 Nho Quan).

- Điểm cuối: TBA 110 kV Nhà máy Xi măng Xuân Sơn.

- Chiều dài tuyến: 7,547 km.

1.3. Phương thức khai thác

Công ty lưới điện cao thế Ninh Bình và Hoà Bình là đơn vị trực tiếp nhận quản lý và vận hành đường dây.

1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư

1.4.1. Các hạng mục, công trình chính

Các hạng mục, công trình chính của Dự án bao gồm:

- Tuyến đường dây 110 kV với chiều dài 7,547 km;

- Cột điện bằng thép: 36 cột;

- Móng cột điện: 36 móng.

1.4.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

Dự án xây dựng đường dây truyền tải điện, chỉ có hạng mục chính là xây cột điện và đường dây nên không có công trình phụ trợ.

1.4.3. Các hoạt động của Dự án

- Giai đoạn thi công

+ Công tác vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

+ Công tác vận chuyển thiết bị đường dây, cột điện;

+ Công tác đào và đổ móng cột;

+ Công tác dựng cột và lắp xà, chuỗi cách điện;

+ Công tác rải dây, căng dây, lấy độ võng và lắp các phụ kiện khác.

- Giai đoạn vận hành:

+ Hoạt động vận hành đường dây truyền tải;

+ Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng đường dây.

1.4.4. Các hạng mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Các hạng mục công trình trong giai đoạn thi công gồm:

- 02 nhà vệ sinh lưu động dung tích 1000 lít/nhà vệ sinh.

- 36 hố thu nước ở mỗi móng cột để bơm nước hố móng, mỗi hố thu có thể tích khoảng 0,5 m3.

- Bố trí 05 thùng để gom rác thải sinh hoạt dung tích 300 lít/thùng.

- Bố trí 01 thùng dung tích 200 lít để gom chất thải nguy hại (CTNH).

1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với diện tích 170,9 m2 theo quy định của pháp luật về đất đai (đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 10 thông qua tại Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 về việc thông qua Danh mục dự án phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023).

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình của Dự án bao gồm:

+ Công tác vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;

+ Công tác vận chuyển thiết bị đường dây, cột điện;

+ Công tác đào và đổ móng cột;

+ Công tác dựng cột và lắp xà, chuỗi cách điện;

+ Công tác rải dây, căng dây, lấy độ võng và lắp các phụ kiện khác;

+ Hoạt động tập trung công nhân lao động, vận hành thiết bị, máy móc phục vụ thi công.

- Các hoạt động xây dựng có khả năng tác động xấu đến môi trường như: phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, nước thải khác, chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, CTR thông thường, chất thải nguy hại (CTNH); ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, cảnh quan, môi trường khu vực Dự án.

2.2. Trong giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn vận hành Dự án, các hoạt động bao gồm:

- Hoạt động vận hành đường dây truyền tải;

- Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng đường dây.

Các hoạt động trên hầu như không phát sinh chất thải.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

3.1. Về nước thải, khí thải

3.1.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng với khối lượng khoảng 1,35 m3/ngày.

- Nguồn phát sinh nước thải xây dựng: nước thải từ hoạt động vệ sinh dụng cụ, thiết bị máy móc và nước mưa chảy tràn với khối lượng khoảng 0,13 m3/ngày.

b) Trong giai đoạn vận hành:

Trong giai đoạn vận hành hầu như không phát sinh chất thải.

3.1.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Bụi, khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng từ các hoạt động của các phương tiện thi công cơ giới, quá trình đào đắp xây dựng móng cột, hoạt động san lấp đất móng cột;

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất đắp hố móng.

b) Trong giai đoạn vận hành:

Trong giai đoạn vận hành không phát sinh khí thải.

3.2. Về CTR, CTNH

3.2.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR sinh hoạt

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt: Phát sinh do các hoạt động của công nhân khoảng 15 kg/ngày, thành phần là các loại bao bì, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa...

b) Trong giai đoạn vận hành:

Trong giai đoạn vận hành đường dây không phát sinh CTR sinh hoạt.

3.2.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

Tổng lượng CTR xây dựng (gồm xà bần, gạch, đá, xi măng, sắt thép, gỗ, giấy): Khoảng 10kg/ngày.

b) Trong giai đoạn vận hành:

Trong giai đoạn vận hành đường dây hầu như không phát sinh CTR.

3.2.3. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTNH

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng CTNH phát sinh khoảng 25 kg/tháng, bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, bình chứa dầu, sơn, pin, ắc quy.

b) Trong giai đoạn vận hành

Trong quá trình vận hành đường dây hầu như không phát sinh CTNH.

3.3. Tiếng ồn, độ rung

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chủ yếu từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công.

b) Trong giai đoạn vận hành

Trong quá trình vận hành đường dây hầu như không phát sinh tiếng ồn, độ rung.

3.4. Các tác động khác

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

Tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật; xói mòn, sạt lở tại khu vực đào hố móng; ảnh hưởng giao thông trong khu vực.

b) Trong giai đoạn vận hành

Phát quang hành lang an toàn ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật.

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư

4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

4.1.1. Đối với thu gom và xử lý nước thải:

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Lắp đặt 02 nhà vệ sinh lưu động dung tích 1000 lít/nhà để thu gom nước thải thải sinh hoạt. Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

- Đào 36 hố thu nước ở mỗi móng cột để bơm nước hố móng, mỗi hố thu có thể tích khoảng 0,5 m3. Nước phát sinh từ hố móng được thu gom, lắng lọc trước khi bơm vào mương thoát nước tưới tiêu đồng ruộng của khu vực.

- Đào 12 hố rửa dụng cụ thi công (khoảng cách 3 cột có một hố), mỗi hố có thể tích 1 m3 để lắng cặn, bùn, đất, hố được lót bằng vải HDPE chống thấm. Nước phát sinh từ hố rửa dụng cụ thi công được thu gom, lắng lọc trước khi bơm vào mương thoát nước tưới tiêu đồng ruộng của khu vực. Sau khi thi công xong, san lấp hố trả lại mặt bằng như ban đầu.

b) Trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành tuyến đường dây không phát sinh nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn.

* Yêu cầu bảo vệ môi trường:

Trong giai đoạn vận hành tuyến đường dây điện không phát sinh nước thải sinh hoạt.

4.1.2. Đối với xử lý bụi, khí thải

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

- Sử dụng phương tiện đạt tiêu chuẩn quy định an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải.

- Thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận, đảm bảo vệ sinh môi trường;

* Yêu cầu bảo vệ môi trường:

Tuân thủ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

b) Trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành tuyến đường dây không phát sinh khí thải.

4.2. Các công trình, biện pháp quản lý CTR, CTNH

4.2.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý, xử lý CTR thông thường

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

- CTR sinh hoạt:

Bố trí 05 thùng rác để gom rác thải sinh hoạt, dung tích 300 lít/ thùng, có nắp đậy. Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- CTR thông thường:

Các chất thải rắn xây dựng thông thường gồm xà bần, gạch, đá, xi măng, sắt thép, gỗ, giấy khoảng 10kg/ngày. Một phần được tận dụng để san lấp hố móng, phần còn lại chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- CTR xây dựng:

Các loại phế thải xây dựng được thu gom, có thể tận dụng để san lấp mặt bằng khu vực Dự án. Phế thải xây dựng, các CTR không thể tận dụng được được thu gom, lưu giữ trong 1 thùng chứa (dung tích 1m 3/thùng). Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

b) Trong giai đoạn vận hành

CTR sinh hoạt: Giai đoạn vận hành tuyến đường dây không phát sinh CTR sinh hoạt.

4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng:

CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công được thu gom vào 01 thùng chứa có dung tích 200 lít. Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

b) Trong giai đoạn vận hành

Giai đoạn vận hành không phát sinh CTNH.

c) Yêu cầu bảo vệ môi trường:

Việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

4.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Sử dụng máy móc, phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có tiếng ồn và độ rung thấp; Hạn chế hoạt động đồng thời của các thiết bị có độ ồn cao.

- Phương tiện vận chuyển không chở vượt quá tải trọng cho phép, tắt máy khi không cần thiết; lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn, độ rung cho các máy móc, phương tiện thi công có tiếng ồn, độ rung cao.

- Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị trong tình trạng để vận hành tốt nhất và hạn chế thấp nhất mức ồn.

b) Trong giai đoạn vận hành:

Giai đoạn vận hành đường dây không phát sinh tiếng ồn, độ rung.

c) Yêu cầu bảo vệ môi trường:

Tuân thủ QCVN 26:2020/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và đảm bảo an toàn cho các hoạt động theo quy định.

4.4. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

4.4.1. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

a) Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Giảm thiểu tác động đến diện tích đất hoa màu xung quanh khu vực Dự án, cụ thể:

+ Chỉ sử dụng đất trong phần diện tích đất được giao.

+ Thực hiện thi công móng trụ, kéo dây theo đúng thiết kế đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Giảm thiểu sự cố cháy nổ:

+ Sử dụng các biện pháp đào đắp bằng thủ công và cơ giới kết hợp.

+ Bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ tại công trường. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy, bố trí lắp đặt có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định an toàn theo quy định của pháp luật về sử dụng điện.

- Giảm thiểu sự cố tai nạn giao thông: Tuân thủ nghiêm các quy định an toàn theo quy định của pháp luật về giao thông.

b) Trong giai đoạn vận hành

- Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về đảm bảo hành lang an toàn đường dây điện.

- Thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

4.4.2. Các công trình, biện pháp khác

 - Thi công nhanh gọn, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, hạn chế ảnh hưởng tới hoa màu xung quanh khu vực dự án.

- Thu gom, xử lý chất thải do quá trình thi công thải ra môi trường, không thải chất thải không qua xử lý vào nước mặt.

- Sau khi kết thúc xây dựng, dọn sạch hoàn trả mặt bằng hiện trạng.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án đầu tư:

Chủ dự án đề xuất, cam kết thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường như sau:

5.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Khí thải và nước thải: Dự án không thuộc đối tượng quan trắc giám sát môi trường khí thải và nước thải.

- Giám sát CTR, CTNH: Giám sát về thành phần, khối lượng, chủng loại và thực hiện phân loại, lưu giữ và quản lý chất thải phát sinh theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

5.2. Trong giai đoạn vận hành

Trong giai đoạn vận hành không phát sinh các chất thải như khí thải, nước thải, do đó không thực hiện giám sát.

6. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác

Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các điều kiện có liên quan đến môi trường sau:

6.1. Chủ dự án chỉ được phép triển khai Dự án khi toàn bộ diện tích đất của Dự án phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

6.2. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật hiện hành; tổ chức xây dựng các hạng mục, công trình của Dự án đúng tọa độ, diện tích tại những vị trí được UBND tỉnh Ninh Bình và tỉnh Hòa Bình cho phép xây dựng.

6.3. Thực hiện công tác rà phá bom mìn trước khi thi công xây dựng Dự án; thực hiện việc thu dọn, hoàn trả mặt bằng, cải tạo phục hồi môi trường tại các khu đất sử dụng tạm thời (nếu có).

6.4. Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

6.5. Thiết lập hệ thống cảnh báo nguy hiểm trong khu vực thi công; thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tới các hoạt động giao thông của khu vực xung quanh.

6.6. Tuân thủ thực hiện theo đúng thiết kế đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6.7. Lập kế hoạch, phương án chi tiết về biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố thiên tai, cháy nổ, sự cố môi trường (sạt trượt, sụt lún hố móng) nhằm bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành Dự án; đền bù những thiệt hại về an toàn và môi trường do Dự án gây ra theo các quy định pháp luật hiện hành.

6.8. Phổ biến thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên và cộng đồng về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành Dự án; có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động nhằm ngăn chặn các hành vi chặt phá cây cối, hoa màu, xung quanh khu vực thực hiện Dự án.

6.9. Bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và chương trình quan trắc, giám sát môi trường.

6.10. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để bảo đảm an ninh, trật tự; tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, tài nguyên nước, an toàn lao động, giao thông vận tải, phòng chống mưa bão, lũ lụt, cháy nổ, các rủi ro và sự cố môi trường.

6.11. Đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi