Số 18.2013 (629) ngày 21/05/2013

 

SỐ 18 (629) - THÁNG 05/2013

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

753/QĐ-TTg

Quyết định 753/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2013 - 2015

 

* Viettel tăng vốn điều lệ lên 100 nghìn tỷ đồng

Trang 2

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG-PHỤ CẤP

 

2

51/2013/NĐ-CP

Nghị định 51/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương, thù lao đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên... trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

 

* Lương cơ bản của Chủ tịch tập đoàn Nhà nước là 36 triệu/tháng

Trang 2

3

50/2013/NĐ-CP

Nghị định 50/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

 

* Không được tăng quỹ lương quá 80% so với năm trước

Trang 3

4

49/2013/NĐ-CP

Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

 

* Lương lao động có tay nghề phải hơn lương tối thiểu vùng ít nhất 7%

Trang 3

5

45/2013/NĐ-CP

Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ về một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

 

* Người lao động không làm việc quá 12 giờ/ngày

Trang 3

6

44/2013/NĐ-CP

Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

 

* Trách nhiệm đóng bảo hiểm khi người lao động ký nhiều hợp đồng lao động

Trang 4

7

43/2013/NĐ-CP

Nghị định 43/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động...

 

* Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ toàn diện quyền và lợi ích người lao động

Trang 4

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

8

11/2013/TT-NHNN

Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ

 

* Lãi suất vay hỗ trợ mua nhà ở là 6%/năm

Trang 4

XUẤT NHẬP KHẨU

 

XUẤT NHẬP KHẨU

 

9

1571/QĐ-TCHQ

Quyết định 1571/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan quy định về việc giám sát hải quan bằng camera tại các khu vực của khẩu sân bay quốc tế

 

* Hệ thống camera khu vực cửa khẩu sân bay quốc tế phải hoạt động 24/7

Trang 5

XÂY DỰNG

 

XÂY DỰNG

 

10

06/2013/TT-BXD

Thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn nội dung Thiết kế đô thị

 

* Quy hoạch phân khu cần khai thác tối đa cây xanh sẵn có tại địa phương

Trang 5

THƯƠNG MẠI

 

THƯƠNG MẠI

 

11

52/2013/NĐ-CP

Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử

 

* Lập website thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương

Trang 5

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

12

12/2013/TT-BTTTT

Thông tư 12/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

 

* Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trang 6

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

13

07/2013/TT-BXD

Thông tư 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ

 

* Cho vay hỗ trợ mua nhà ở đối với công chức, viên chức và cá nhân thu nhập thấp

Trang 6

HÀNH CHÍNH

 

HÀNH CHÍNH

 

14

48/2013/NĐ-CP

Nghị định 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

 

* Công bố thủ tục hành chính chậm nhất 20 ngày trước khi có hiệu lực

Trang 7

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 04/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS04/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:

VIETTEL TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ LÊN 100 NGHÌN TỶ ĐỒNG

Ngày 17/05/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2013 - 2015, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Viettel trở thành đơn vị kinh tế quốc phòng vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Theo Đề án này, vốn điều lệ của Viettel sẽ tăng lên 100 nghìn tỷ đồng (gấp đôi so với hiện nay) và tập trung phát triển các ngành, nghề kinh doanh chính sau: Viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Bên cạnh đó, Viettel cũng tham gia vào lĩnh vực thương mại, phân phối, bán lẻ vật tư, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông; tài chính, ngân hàng, bất động sản; đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn…
 

 

Trong giai đoạn 2013 - 2015, Viettel sẽ tiến hành sáp nhập công ty Thông tin viễn thông điện lực vào công ty mẹ; thoái 100% vốn của công ty mẹ tại 05 doanh nghiệp sau: Công ty cổ phần (CTCP) Công nghệ Viettel; CTCP Phát triển thương mại Vinaconex; CTCP EVN Quốc tế; Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel; CTCP Công nghiệp cao su Coecco.

Ngoài ra, Đề án này cũng nhấn mạnh, việc tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung như: Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
 

Ü Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:


LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH
TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC LÀ 36 TRIỆU/THÁNG

Ngày 14/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Nghị định này quy định mức lương cơ bản để xác định quỹ tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách như sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách của tập đoàn kinh tế được hưởng mức 36 triệu đồng/tháng; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc tập đoàn hưởng 35 triệu đồng/tháng; thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó giám đốc tập đoàn được hưởng 32 triệu đồng/tháng và Kế toán trưởng tập đoàn được hưởng 29 triệu đồng/tháng…
 

 

Đối với viên chức quản lý không chuyên trách thì mức thù lao được xác định dựa vào công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách. Viên chức quản lý được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế hiện hưởng tại công ty…

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, hàng tháng viên chức quản lý sẽ được tạm ứng bằng 80% số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; các quy định của Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/05/2013.


KHÔNG ĐƯỢC TĂNG QUỸ LƯƠNG QUÁ 80% SO VỚI NĂM TRƯỚC

Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 quy định về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc tại các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ.

Tại Nghị định này, Chính phủ quy định các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và dự kiến các mức độ thực hiện các chỉ tiêu gắn với tiền lương để quyết định quỹ tiền lương kế hoạch và tạm ứng tiền lương nhưng không được quá 80% quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề để trả cho người lao động.

Trong đó, mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ lương (trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề; năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm so với năm trước liền kề) được xác định theo nguyên
 

 

tắc: Năng suất lao động và lợi nhuận trong năm tăng thì mức lương thực hiện cũng tăng nhưng năng suất lao động tăng 1% thì tiền lương không được tăng quá 0,8% và phải bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động và lợi nhuận trong năm giảm thì mức tiền lương thực hiện cũng giảm. Trường hợp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương thực hiện tính bằng mức lương bình quân của hợp đồng lao động.

Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện; riêng với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ lương thực hiện.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 nhưng được áp dụng kể từ ngày 01/05/2013.


LƯƠNG LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ
PHẢI HƠN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÍT NHẤT 7%

Đây là một trong những nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được nêu tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Theo đó, bên cạnh việc quy định mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, Nghị định này còn chỉ rõ, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Đồng thời, người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5%; trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương

 

đương, làm việc trong điều kiện bình thường.

Ngoài ra, cũng tại Nghị định này, Chính phủ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức; phải tiến hành điều chỉnh định mức lao động trong trường hợp mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/05/2013.
 


NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG LÀM VIỆC QUÁ 12 GIỜ/NGÀY

Đây là nội dung của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/05/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Cụ thể, số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần, thời gian làm thêm giờ cũng không được quá 12 giờ/ngày.

Riêng việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm được áp dụng đối các trường hợp: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước; các trường hợp khác giải quyết công việc cấp bách,

 

không thể trì hoãn.

Nghị định này cũng chỉ rõ, sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động với mức cụ thể như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; các quy định trái với Nghị định này bị bãi bỏ.
 


TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM
 KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG KÝ NHIỀU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ngày 10/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động với nhiều nội dung đáng chú ý.

Nghị định này quy định chi tiết về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà hai bên thuộc đối tượng tham bảo biểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

 

Ngoài ra, tại Nghị định này, Chính phủ cũng quy định rõ, trong trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần do quy định tiền lương thấp hơn so với mức quy định của pháp luật, nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể đang được áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại. Đồng thời, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động.

Trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ do công việc được thỏa thuận trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm thì hai bên phải giao kết hợp đồng mới. Nếu không giao kết hợp đồng mới thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền, ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; thay thế Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003.


CÔNG ĐOÀN CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ TOÀN DIỆN
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nội dung này được thể hiện tại Nghị định số 43/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/05/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo đó, bên cạnh các quyền và trách nhiệm cơ bản của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng, hợp pháp của người lao động như: hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và giám sát việc thực hiện thang bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng và nội quy lao động...; công đoàn còn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích của tập thể lao động hoặc
 

 

người lao động bị xâm phạm; đồng thời tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động và thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Cụ thể, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có trách nhiệm lấy ý kiến của tập thể lao động để ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công hoặc rút quyết định đình công nếu chưa tiến hành đình công... Công đoàn cơ sở cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; bãi bỏ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/04/1991 và Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/08/1992.
 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:

LÃI SUẤT VAY HỖ TRỢ MUA NHÀ Ở LÀ 6%/NĂM

Ngày 15/05/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ra Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Tại Thông tư này, NHNN yêu cầu 05 ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) phải dành một lượng vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay với các đối tượng mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 và các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang dự án nhà ở xã hội.

 

 

Cùng với đó, Thông tư quy định mức lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6%/năm; định kỳ tháng 12 hàng năm, NHNN xác định và công bố mức lãi suất áp dụng cho năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không quá 6%/năm. Thời gian áp dụng mức lãi suất này tối đa là 10 năm đối với khách hàng mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và 05 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp, nhưng không vượt quá thời điểm ngày 01/06/2023.

Ngoài ra, NHNN cũng quy định về các điều kiện cho vay hỗ trợ nhà ở đối với các đối tượng được vay. Cụ thể, ngoài các điều kiện tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013, khách hàng vay phải đáp ứng thêm các điều kiện như: Phải có hợp đồng mua, thuê, thuê mua với chủ đầu tư; có mục đích vay vốn rõ ràng và có đủ vốn tối thiểu tham gia phương án vay...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2013.
 

Ü Xuất nhập khẩu:


HỆ THỐNG CAMERA KHU VỰC CỬA KHẨU
SÂN BAY QUỐC TẾ PHẢI HOẠT ĐỘNG 24/7

Đây là yêu cầu của Tổng cục Hải quan tại Quyết định số 1571/QĐ-TCHQ ban hành ngày 17/05/2013 quy định về việc giám sát hải quan bằng camera đối với hành lý, hàng hóa của hành khách, của tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.

Theo Quyết định này, Tổng cục Hải quan yêu cầu hệ thống camera giám sát được trang bị tại các khu vực của khẩu sân bay quốc tế (bao gồm trung tâm camera và các điểm giám sát camera) phải có chức năng giám sát, thu nhận hình ảnh, truyền hình ảnh và lưu giữ hình ảnh. Trong đó, trung tâm camera thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều hành nhiệm vụ giám sát, kiểm soát hải quan phải có chương trình phần
 

 

mềm quản lý camera, có hệ thống lưu trữ; hoạt động 24 giờ/7 ngày; đảm bảo an toàn, bảo mật; có công chức Hải quan trực và ghi nhật ký theo dõi hoạt động của hệ thống camera; được kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan quản lý sân bay theo quy chế phối hợp...

Đối với khu vực sân đỗ tàu bay, khu vực làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, khu vực kho hàng, Tổng cục yêu cầu hệ thống camera phải giám sát được toàn cảnh và theo dõi liên tục được hàng hóa, hành lý vận chuyển, người qua lại, tàu bay đỗ; giám sát quá trình làm thủ tục hải quan của các công chức hải quan và hành khách; các trang thiết bị và phương tiện vận chuyển trong khu vực giám sát...

 

Ü Xây dựng:


QUY HOẠCH PHÂN KHU CẦN KHAI THÁC TỐI ĐA
CÂY XANH SẴN CÓ TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 13/05/2013, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2013/TT-BXD về việc hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị riêng.

Trong đó, thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung có nhiệm vụ xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực; tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị...; thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu có nhiệm vụ xác định các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi; cảnh quan đô thị khu vực trung tâm, các khu vực không gian mở, công trình điểm nhấn; riêng mục thiết kế cây xanh cho các trục đường chính cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương...; thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chi tiết phải xác định các công
 

 

trình điểm nhấn theo hướng tầm nhìn; xác định chiều cao xây dựng công trình toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất cũng như hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc...

Ngoài ra, đối với các đồ án thiết kế đô thị cho tuyến phố, Bộ cũng yêu cầu phải phân biệt và có hướng thiết kế riêng, phù hợp với cảnh quan của từng tuyến phố cũ, tuyến phố mới. Trường hợp hai tuyến phố cũ và mới liên thông, cần phải đề xuất về giải pháp thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo sự kết nối hài hòa giữa tuyến phố mới và tuyến phố cũ...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2013 và thay thế Điều 8, Điều 14 Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010.

 

Ü Thương mại:


LẬP WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
PHẢI ĐĂNG KÝ VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử (TMĐT).

Nghị định này quy định 02 hình thức tổ chức hoạt động TMĐT gồm: Website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT (như sàn giao dịch TMĐT; website đấu giá trực tuyến; website khuyến mại trực tuyến và các loại khác do Bộ Công Thương quy định). Trong đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website TMĐT bán hàng có trách nhiệm phải thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT. Riêng các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT ngoài yêu cầu phải có đề án cung cấp dịch vụ rõ ràng, còn phải đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website sau khi website đã hoàn thiện và phải được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.
 

 

Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định cụ thể 04 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT bao gồm: Nhóm hành vi về hoạt động kinh doanh TMĐT như tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị mà người tham gia phải đóng 01 khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận hoa hồng; lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...; nhóm hành vi vi phạm về thông tin trên website điện tử như giả mạo thông tin đăng ký, sử dụng đường dẫn, biểu trưng gây nhầm lẫn về mối liên hệ với cá nhân, tổ chức khác...; nhóm hành vi vi phạm về giao dịch trên website điện tử như thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức khác hoặc buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006.
 

Ü Thông tin-Truyền thông:

ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Ngày 13/05/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Theo Thông tư này, doanh nghiệp muốn được xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu về tài chính như: Có khả năng tài chính bảo đảm thực hiện giấy phép phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật đề xuất; không trong tình trạng chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về viễn thông; vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp (nếu có) phải tuân thủ quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Riêng đối với doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng phải đáp ứng thêm các yêu cầu về vốn pháp định và cam kết đầu tư theo Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011; đối với doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép
 

 

cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất có 01 tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần thì cá nhân, tổ chức đó không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ viễn thông còn phải đáp ứng các điều kiện khác như: Có đăng kí kinh doanh dịch vụ viễn thông; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản; có kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh khả thi và phù hợp với các quy định về kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; có phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin phù hợp với kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch kinh doanh…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013.

 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:


CHO VAY HỖ TRỢ MUA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC VÀ CÁ NHÂN THU NHẬP THẤP

Đây là một trong những nội dung nổi bật quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Tại Thông tư này, Bộ Xây dựng quy định đối tượng được áp dụng chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở này bao gồm: Các đối tượng vay vốn để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội.

Trong đó, đối tượng được vay vốn để thuê, thuê mua, mua nhà ở là cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đơn vị tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang và các đối tượng thu nhập thấp có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có dự án nhà ở hoặc đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên (đối với trường hợp
 

 

tạm trú); chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội (bình quân dưới 8 m2/người).

Đối tượng được vay là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có đất sạch và giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn); riêng đối tượng vay là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội thì phải có thêm quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, mỗi hộ gia đình chỉ được vay 01 lần hỗ trợ nhà ở theo quy định; tổng mức cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp chỉ được chiếm tối đa 30% nguồn tái cấp vốn hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các ngân hàng...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2013.
 

Ü Hành chính:


CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHẬM NHẤT 20 NGÀY TRƯỚC KHI CÓ HIỆU LỰC

Đây là quy định mới của Chính phủ tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Theo đó, thay vì quy định các Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính đó có hiệu lực như trước đây (theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010), tại Nghị định này, Chính phủ quy định thời hạn công bố này là chậm nhất 20 ngày làm việc đối với các thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố và chậm nhất 05 ngày làm việc đối với các thủ tục hành chính do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc người đứng đầu

 

cơ quan, đơn vị được cơ quan Nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ, ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc công bố.

Cũng tại Nghị định này, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt  động của cổng thông tin phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính thay vì giao cho Văn phòng Chính phủ như quy định trước đây...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013.
 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.