Thông tư 130/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 130/2007/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 130/2007/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/11/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý, thanh toán vốn đầu tư - Ngày 02/11/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 130/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, đối với hợp đồng thi công xây dựng: Giá trị hợp đồng dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; từ 10 đến 50 tỷ đồng: 15%; trên 50 tỷ đồng: 10%... Đối với hợp đồng mua sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn do nhà thầu và chủ đầu tư thoả thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng nhưng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng. Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng. Các công việc khác, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng… Đối với hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng… Đối với công việc giải phóng mặt bằng, mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 50% giá trị hợp đồng… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 130/2007/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 130/2007/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 130/2007/TT-BTC NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2007
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2007/TT-BTC
NGÀY 03/4/2007
CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN SỰ
NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn
cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005;
Căn cứ
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế
Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số
07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày
06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày
13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
1. Sửa đổi khoản I, mục A, phần II như sau:
“1. Đối với các dự án quy hoạch: có đề
cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.
2. Đối với các dự án chuẩn
bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt
theo thẩm quyền.
3. Đối với các dự án thực
hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31 tháng 10 năm trước
năm kế hoạch.
4. Thời gian và vốn bố trí
để thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, các dự án nhóm C không quá 2
năm”.
2. Sửa đổi
điểm 5, khoản II, mục A, phần II như
sau:
“5. Thẩm tra phân bổ vốn đầu
tư:
5.1- Đối với dự án do các Bộ quản lý:
Bộ Tài chính thẩm tra phương án phân bổ vốn đầu tư, có ý kiến về các dự án
không đủ thủ tục đầu tư và không đảm bảo các quy định về điều kiện bố trí vốn,
đồng gửi Kho bạc nhà nước. Các Bộ có trách nhiệm phân bổ lại theo đúng quy định
hiện hành, gửi Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước để cấp phát thanh toán. Phương
án phân bổ và phân bổ lại vốn đầu tư đúng quy định của các Bộ là căn cứ để cấp
phát thanh toán vốn.
5.2- Đối với dự án thuộc
tỉnh, huyện quản lý:
Căn cứ kế hoạch vốn
đầu tư đã được Ủy ban nhân dân quyết định, Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính
Kế hoạch huyện rà soát việc phân bổ kế hoạch (nếu có) của các ngành, đơn vị và
có ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân đồng cấp nếu việc phân bổ không đúng quy
định, đồng gửi Kho bạc nhà nước.
5.3- Chủ đầu tư gửi cơ quan Tài chính các cấp phương án phân bổ vốn đầu tư
kèm theo các tài liệu, bao gồm:
- Đối với dự án quy hoạch: văn bản phê duyệt đề cương hoặc
nhiệm vụ dự án quy hoạch và phê duyệt dự toán chi phí công tác quy hoạch.
-
Đối với dự án chuẩn bị đầu tư: văn bản phê
duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư.
-
Đối với dự án thực hiện đầu tư: dự án đầu tư
xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo
cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền”.
3. Sửa đổi điểm 2, khoản III, mục A, phần II như sau:
“2. Căn cứ vào các nguyên
tắc điều chỉnh nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc điều chỉnh kế
hoạch, gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp và Kho bạc nhà nước để làm căn cứ cấp
phát thanh toán”.
4. Sửa đổi điểm 3(3.1), khoản II, mục B, phần II như sau:
“3.1- Đối với dự án vốn
trong nước:
- Dự án đầu tư xây dựng công
trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ
thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh
dự án (nếu có);
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu,
chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa
chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư
và nhà thầu (bao gồm cả các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của Bộ Xây
dựng);
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công
trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công
việc thực hiện không thông qua hợp đồng”.
5. Sửa đổi điểm 1, 2 và 3, khoản III, mục B, phần II như sau:
“1. Đối tượng được tạm ứng vốn
và mức vốn tạm ứng:
1.1- Đối với hợp đồng thi
công xây dựng:
- Giá trị hợp đồng dưới 10
tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.
- Giá trị hợp đồng từ 10 tỷ
đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng.
- Giá trị hợp đồng trên 50
tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
1.2- Đối với hợp đồng mua
sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn do nhà thầu và chủ đầu
tư thoả thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng nhưng tối thiểu bằng
10% giá trị hợp đồng.
1.3- Đối với hợp đồng thực hiện theo
hình thức EPC:
- Tạm ứng vốn để mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp
đồng.
- Các công việc khác, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị công việc đó
trong hợp đồng.
1.4- Đối với hợp đồng tư
vấn:
Mức vốn tạm ứng theo thoả
thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá
trị hợp đồng.
1.5- Đối với công việc giải
phóng mặt bằng:
Mức vốn tạm ứng theo tiến độ
thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng.
1.6- Đối với các dự án cấp
bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống,
các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng tối thiểu
bằng 50% giá trị hợp đồng.
1.7- Đối với một số cấu
kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để
đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn
tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu .
1.8- Việc tạm ứng vốn cho các loại hợp
đồng nêu trên thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải được quy định rõ trong
hợp đồng xây dựng. Vốn tạm ứng được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực;
trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền
tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng. Mức vốn tạm ứng không
vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu. Riêng đối với dự án ODA, nếu
kế hoạch vốn bố trí hàng năm thấp hơn nguồn vốn ngoài nước thì mức vốn tạm ứng
không vượt nguồn vốn ngoài nước.
2. Thu hồi vốn tạm ứng:
2.1- Vốn tạm ứng ở các công
việc nêu tại mục 1 trên đây được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn
thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết
khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng
lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu để xác định.
Đối với công việc giải phóng
mặt bằng:
- Đối với công việc bồi
thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng
từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30
ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.
- Đối với việc mua nhà tái
định cư và các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng được thu hồi vào
từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đã thực hiện xong
công việc giải phóng mặt bằng.
2.2- Chủ đầu tư có trách
nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng
vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm đảm
bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80%
giá trị hợp đồng.
Trường hợp vốn tạm ứng chưa
thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ đầu tư có trách
nhiệm thu hồi trả đủ cho ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc tạm ứng vốn mà
không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
2.3- Trường hợp đến hết năm
kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp đồng chưa được thanh toán đạt
đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào
kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.
3. Hồ sơ tạm ứng vốn:
Ngoài tài liệu cơ sở của dự
án theo quy định, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài
liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán
vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm
ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo
lãnh tiền tạm ứng)”.
6. Sửa đổi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
khoản IV, mục B, phần II như sau:
“1. Đối
với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng, việc thanh
toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện
trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán
phải được ghi rõ trong hợp đồng.
1.1- Đối
với giá hợp đồng trọn gói:
Thanh
toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công
trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp
đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán
cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh
giá (nếu có).
1.2- Đối
với giá hợp đồng theo đơn giá cố định:
Thanh
toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh
được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán
và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ
sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu
thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được
điều chỉnh giá (nếu có).
1.3- Đối
với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh:
Thanh
toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh
được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán
và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn
thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm
tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán
khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành
hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ
giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
1.4- Đối
với giá hợp đồng kết hợp:
Việc
thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán tại khoản 1.1,
1.2, 1.3 trên đây.
1.5- Đối
với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:
- Đối
với khối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việc
tương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công
việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng.
- Đối
với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng công việc
tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá
trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá
do chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.
- Đối
với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng
áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung được lập dự toán
và bên giao thầu và bên nhận thầu thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát
sinh này.
1.6- Hồ
sơ thanh toán:
Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và
điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán
gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:
- Bảng xác định giá trị khối lượng công
việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số
06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt
động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có);
- Giấy
đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền.
Khi có
khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định giá trị khối
lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Quy định tại phụ lục số 4 kèm theo Thông tư số
06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt
động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có).
2. Đối
với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như trường
hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...),
việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng
công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc.
3. Nguyên
tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước:
Trên cơ
sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các
điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai
đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị
từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách
nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá,
dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, Kho bạc nhà nước không chịu
trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và
thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
4. Thời
hạn, hình thức thanh toán:
4.1- Trong vòng 7 ngày làm
việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ
vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện
không thông qua hợp đồng) và số tiền được thanh toán theo đề nghị của chủ đầu
tư, Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho dự án, đồng thời theo đề nghị của
chủ đầu tư, thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi
vốn tạm ứng theo quy định.
Kho bạc nhà nước thực hiện
kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau cho từng
lần thanh toán và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối
cùng của gói thầu, hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước hướng
dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho
chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.
4.2- Kế hoạch vốn năm đã bố
trí cho dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày
31 tháng 12, thời hạn thanh toán (gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn
thành) đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trừ các dự án được cấp có thẩm quyền
cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán).
5. Các dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu điều ước quốc tế mà cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có
những quy định về quản lý thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của
Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại điều ước quốc tế.
6. Chủ
đầu tư phải bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng năm để mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định. Nhà
nước không thanh toán cho chủ đầu tư để bù đắp các chi phí thiệt hại, rủi ro
thuộc phạm vi bảo hiểm nếu chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình xây dựng
theo quy định hiện hành.
7. Số vốn thanh toán cho
từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được
duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt.
Số vốn thanh toán cho dự án
trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được
vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Riêng đối với dự án ODA, nếu kế
hoạch vốn bố trí thấp hơn nguồn vốn ngoài nước thì mức vốn thanh toán theo
nguồn vốn ngoài nước”.
7. Sửa đổi điểm 2, khoản II, mục C, phần II như sau:
“2. Tạm ứng, thanh toán vốn:
2.1- Tạm ứng vốn:
a)- Hồ sơ để tạm ứng vốn, bao gồm:
- Quyết định xây dựng công trình khẩn cấp của người có thẩm quyền;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền.
- Bảo lãnh khoản tiền tạm
ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo
lãnh tiền tạm ứng);
b)- Mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng:
- Mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 50% giá hợp đồng hoặc dự toán hạng mục,
công trình được duyệt.
- Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành
và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.
c/ Việc quản lý tạm ứng vốn được thực hiện theo quy định tại mục 5 trên
đây.
2.2- Thanh toán vốn:
Việc kiểm soát, thanh toán
vốn thực hiện theo quy định tại mục 6 trên đây”.
8. Sửa đổi điểm 2, khoản III, mục C, phần II như sau:
“2. Tạm ứng, thanh toán vốn:
Việc quản lý tạm ứng, thanh
toán vốn cho các công trình tạm được thực hiện như quy định tại mục 5, mục 6
trên đây và bổ sung như sau:
- Trường hợp thanh toán theo
mức khoán quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây
dựng, được hạch toán vào tài khoản thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án;
ngoài tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán gồm: giấy đề nghị thanh toán vốn đầu
tư, chứng từ chuyển tiền.
- Trường hợp đối với các
công trình có quy mô lớn, phức tạp mà chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công được lập dự toán thì kiểm soát thanh toán theo dự toán được
duyêt; ngoài các hồ sơ tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán gồm: Quyết định phê
duyệt kèm theo dự toán được duyệt, bảng xác định giá trị khối lượng công việc
hoàn thành, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền”.
9. Sửa đổi điểm 3 (3.2, 3.3), mục D, phần II như sau:
“3.2- Tạm
ứng vốn:
- Đối với
các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỉ đồng trở lên, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn
ứng được thực hiện như đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát
triển.
- Đối với các dự án có tổng
mức vốn dưới 01 tỉ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng
hoặc dự toán được duyệt. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán
khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc
dự toán được duyệt.
-
Hồ sơ tạm ứng vốn gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Chứng từ chuyển tiền, Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà
thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm
ứng)”.
- Việc quản lý tạm ứng vốn
được thực hiện theo quy định tại mục 5 trên đây.
3.3- Thanh toán vốn:
-
Ngân sách nhà nước chuyển nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư sang Kho bạc
nhà nước để thanh toán theo quy định về quản lý, cấp phát vốn chi sự nghiệp.
- Việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định
như đối với dự án đầu tư nguồn ngân sách nhà nước”.
10. Sửa đổi khoản I, mục E, phần II như sau:
“I. Báo cáo:
1. Đối với các chủ đầu tư,
các Bộ và các tỉnh: thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định số
52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nhà nước, Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày
9/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các biểu mẫu báo cáo và
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007; Quyết định số
803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành chế
độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA.
2. Đối với Kho bạc nhà nước:
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
theo quy định của Bộ Tài chính.
- Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc nhà
nước quyết toán sử dụng vốn đầu tư với cơ quan Tài chính đồng cấp theo quy định
về quyết toán ngân sách nhà nước.
- Hết năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước xác nhận
số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân
sách nhà nước cho từng dự án do chủ đầu tư lập”.
11. Sửa đổi khoản I và khoản IV, mục F, phần II như sau:
“I. Đối với chủ đầu tư:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo
quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và
có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính
đầu tư phát triển.
- Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị
thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.
- Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện,
định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị
đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số
liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng
của Nhà nước.
- Báo cáo kịp thời,
đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có
liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà
nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn;
chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình
hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát
triển của Nhà nước.
- Thực hiện kế toán
đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.
- Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà
nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh toán
vốn.
IV. Đối với cơ quan Kho bạc
nhà nước:
- Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư để
thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để
tạm ứng và thanh toán vốn.
- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời,
đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu
tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các
thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
- Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán
trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã
quy định, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng, định mức,
đơn giá chất lượng công trình. Trường
hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành,
phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian
quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình;
nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của
cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và
báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.
- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công
nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và
quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn
vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung
cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác
kiểm soát thanh toán vốn.
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ
đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài
chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm
ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích,
sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời
báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.
- Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở
các công trình, dự án.
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh
toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng
đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ
đầu tư.
- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh
toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà
nước cho từng dự án, nhận xét về việc chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định
mức đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việc nhận, sử dụng vốn ngân
sách nhà nước và thanh toán trong đầu tư xây dựng”.
12. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp