Công văn 546/BGDĐT-KHTC 2022 bổ sung nguồn lực tài chính để đầu tư cho giáo dục

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 546/BGDĐT-KHTC

Công văn 546/BGDĐT-KHTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung nguồn lực tài chính để đầu tư cho giáo dục
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:546/BGDĐT-KHTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Kim Sơn
Ngày ban hành:21/02/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 546/BGDĐT-KHTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 546/BGDĐT-KHTC DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 546/BGDĐT-KHTC PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
____________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Số: 546/BGDĐT-KHTC
V/v trả lời kiến nghị cử tri

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nng

Thực hiện phân công của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 580/VPCP-QHĐP ngày 22/01/2022 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ Hai và kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) xin gửi ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nng như sau:

Nội dung kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nng:

Cử tri kiến nghị Chính phủ cần xem xét bổ sung nguồn lực tài chính để đầu tư cho giáo dục; theo cử tri thực tế hiện nay nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực giáo dục còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu đ phát triển giáo dục của cả nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là đầu tư cho phát triển và là yếu tố then chốt thúc đy phát triển kinh tế bền vững; Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội và Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

Đồng thời, Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân b dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 cũng quy định định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục trong đó yêu cầu tỷ lệ tối thiểu chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập là 19% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục (tỷ lệ này đã được điều chỉnh tăng so với quy định tại Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân b dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 chỉ là 18%). Trường hợp tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập nhỏ hơn 19% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục, sẽ được bổ sung để bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, học bng cho học sinh dân tộc nội trú) tối đa 81% (chưa k chi từ nguồn thu học phí). Đối với các địa phương có tỷ lệ dân số thuộc vùng đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn cao hơn mức bình quân chung của cả nước, chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 20%.

Các quy định trên đã phản ánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của nước nhà dưới góc độ bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo cũng như tỷ lệ chi cho hoạt động giảng dạy và học tập trong tổng chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại các địa phương là rất khác nhau (theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, việc b trí ngân sách cho giáo dục đào tạo tại các địa phương thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố). Ngân sách chi thường xuyên toàn ngành giáo dục những năm gần đây cũng như giai đoạn 2016-2020 chủ yếu là chi cho con người. Qua số liệu báo cáo của các địa phương, nhiều tỉnh chưa đạt tỷ lệ tối thiểu chi cho chuyên môn 18% trong tổng chi thường xuyên theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg, tỷ lệ chi cho các hoạt động giảng dạy và học tập chiếm tỷ lệ thấp; một số tỉnh phải dùng nguồn kinh phí chi cho giảng dạy học tập để chi lương cho nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68. Thực trạng này đã gây khó khăn, bất cập, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục, nhất là tại các cơ sở giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Mặt khác, hiện nay đ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, nguồn lực cho kiên cố hóa trường lớp học, đặc biệt là mầm non, cho bồi dưỡng giáo viên, cho giáo dục đại học... đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải được trang bị thêm phương tiện, thiết bị, công nghệ dạy học mới, do đó phát sinh nhiều khoản chi mới. Cá biệt có những tỉnh tỷ lệ chi chuyên môn trong tng chi thường xuyên thấp dưới 10% như Tuyên Quang (3%), Cao Bằng (6%), Hà Giang (8%); một số tỉnh chỉ đạt trên 10% như Sơn La (10%), Ninh Thuận (12%), Bắc Kạn (13%), Quảng Ngãi (13%), Khánh Hòa (13%), Long An (13%). Một số địa phương có tỷ lệ chi chuyên môn trong tổng chi thường xuyên cao (trên dưới 30%) là các tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nng, TP. Hồ Chí Minh.

Do đó, để đảm bảo các điều kiện và nguồn lực thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm 2022 và giai đoạn (2021-2025), đúng theo quan điểm xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng, các Hội nghị Trung ương, đặc biệt Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, Bộ GDĐT ghi nhận ý kiến của Đại biểu và sẽ kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo đảm bảo tối thiểu 20% tng chi ngân sách nhà nước; đồng thời đề nghị Đại biu kiến nghị Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nng, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nng một số giải pháp chính như sau:

(1) Rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ng nhu cầu giáo dục; Xây dựng định mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị trường lớp để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở phổ thông.

(2) Rà soát, đánh giá thực trạng những vấn đề cần giải quyết của ngành giáo dục địa phương trong giai đoạn 2021-2030 để xác định, đề xuất nhu cầu của ngành tích hợp vào các nội dung phù hợp của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý,... đ đảm bảo triển khai tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để đối ứng đủ tỷ lệ theo quy định nhằm thực hiện. Ưu tiên bố trí sắp xếp các chương trình đề án, dự án của ngành giáo dục vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương và hàng năm cần ưu tiên bố trí kinh phí thưng xuyên để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, mua sắm trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện Chương trình ph thông 2018.

Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo.

(3) Rà soát, tuyển dụng, sắp xếp bố trí giáo viên thực hiện Chương trình GDPT mới đảm bảo đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Quan tâm bổ sung kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở GDĐT thuộc phạm vi quản lý đđảm bảo tối thiểu 19%-20% chi chuyên môn giảng dạy trong tổng chi thường xuyên theo quy định tại Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GDĐT trân trọng báo cáo./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng (để tổng hợp);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Kim Sơn

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi