Quyết định 1238/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt khung kế hoạch dân tộc thiểu số dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1238/QĐ-BTNMT

Quyết định 1238/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt khung kế hoạch dân tộc thiểu số dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG”
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1238/QĐ-BTNMTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Hồng Hà
Ngày ban hành:30/05/2016Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Số: 1238/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt khung kế hoạch dân tộc thiểu số dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG

__________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc áp dụng quy trình, thủ tục như quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong phê duyệt danh mục và phê duyệt văn kiện đối với hai Dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Thư không phản đối của Ngân hàng Thế giới ngày 18 tháng 3 năm 2016 về Khung Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG”;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Khung Kế hoạch dân tộc thiểu số Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai - VILG.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Ban Quản lý dự án Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Khung Kế hoạch dân tộc thiểu số;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân và Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia dự án có dân tộc thiểu số sinh sống xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số của tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan của Chính phủ Việt Nam và các chính sách của Ngân hàng Thế giới;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và theo dõi việc triển khai Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số của các Ban Quản lý dự án tỉnh, thành phố.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số tại địa phương mình (nếu có), đảm bảo phù hợp với Khung Kế hoạch dân tộc thiểu số của Dự án đã được phê duyệt.

3. Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số tại các địa bàn triển khai dự án có đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức và Cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án;
- Lưu: VT, VP(TH), HTQT, KH, TCQLĐĐ.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

KHUNG KẾ HOẠCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI (VILG)

 

MỤC LỤC

1. Khái quát về Dự án

2. Giới thiệu chung

3. Khung chính sách và pháp lý

3.1. Quy định pháp lý hiện hành đối với các nhóm dân tộc thiểu số

3.2. Luật Đất đai 2013

3.3. Sự thống nhất với chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới về người bản địa

4. Các nhóm dân tộc thiểu số

4.1 Thông tin chung

4.2 Chuẩn bị Dự án

4.3 Phương pháp chuẩn bị Khung DTTS và Kế hoạch DTTS

4.4 Thông tin về các đối tượng được tham vấn

4.5 Đảm bảo tổ chức các cuộc tham vấn được thông báo trước với DTTS tại các giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án

5. Các phát hiện chính của đánh giá xã hội

6. Đề xuất về chuẩn bị Kế hoạch DTTS

7. Các hoạt động dự kiến trong Kế hoạch DTTS

7.1. Thành lập Nhóm tư vấn cộng đồng

7.2. Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại và hiệu quả

7.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo cán bộ địa phương, cán bộ đất đai:

7.4. Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai tại các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống

7.5. Tăng cường sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong các hoạt động của dự án

7.6 Thực hiện thường xuyên công tác theo dõi, đánh giá

8. Công bố Kế hoạch DTTS

9. Kinh phí dự kiến và tổ chức

10. Cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp

10.1. Khái quát về các hoạt động khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến dự án VILG

10.2. Nguyên tắc và trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án

10.3. Phổ biến thông tin

11. Tổ chức thực hiện và theo dõi Kế hoạch DTTS

11.1. Tổ chức thực hiện

11.2. Theo dõi triển khai Kế hoạch DTTS

 

1. Khái quát về Dự án

Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau:

• Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai

Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (i) Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, (ii) Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số; (iii) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất

Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông qua việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của các cán bộ VPĐK ở các tỉnh dự án. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thống nhất các tiêu chuẩn nghiệp vụ và cơ sở vật chất của VPĐK và chi nhánh VPĐK, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác thông qua các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức. Các hoạt động của hợp phần này sẽ tạo điều kiện để triển khai các hoạt động kỹ thuật trong khuôn khổ Hợp phần 2 của dự án. Ngoài ra, Hợp phần này cũng sẽ giúp theo dõi việc thực hiện quản lý sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và dần dần đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế, xã hội trong hiện tại và trong tương lai về khả năng tiếp cận tốt hơn với các thông tin và dịch vụ thông tin đất đai.

• Hợp phần 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS)

Hợp phần này hỗ trợ cho: (i) phát triển một mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, tập trung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc; (thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm để quản trị và vận hành hệ thống cho cả nước; (ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia với 04 thành phần là: (i) thông tin địa chính; (ii) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iii) giá đất và (iv) thống kê, kiểm kê đất đai; (iii) Phát triển Cổng thông tin đất đai, dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai và chia sẻ, liên thông dữ liệu với các ngành, lĩnh vực khác dựa trên Khung kiến trúc chính phủ điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nhằm tăng cường sự tham gia của người dân đối với hệ thống MPLIS

• Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án

Hợp phần này sẽ: (i) hỗ trợ quản lý dự án, (ii) hỗ trợ theo dõi và đánh giá dự án.

2. Giới thiệu chung

Khung kế hoạch dân tộc thiểu số (Khung DTTS) mô tả các nguyên tắc và biện pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt và sẽ tuân thủ trong quá trình thực hiện Dự án VILG nhằm tối đa hóa lợi ích cho người dân tộc thiểu số (DTTS) và đảm bảo người DTTS không phải chịu những tác động xấu từ việc triển khai Dự án.

Khung DTTS cũng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các chính sách của Chính phủ Việt Nam liên quan đến người DTTS cũng như Chính sách 4.10 của Ngân hàng thế giới về người dân tộc.

Các nguyên tắc và cách tiếp cận trong Khung DTTS sẽ áp dụng đối với các cộng đồng DTTS ở các làng/bản trong các khu vực Dự án. Các biện pháp cụ thể sẽ được thực hiện ở các huyện vùng cao thuộc vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ nơi người DTTS chiếm tỷ lệ cao.

Dự án VILG hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai và phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Dự kiến nội dung đầu tư xây dựng CSDL sẽ được triển khai ở 189 huyện thuộc 33 tỉnh. Giai đoạn đầu dự kiến triển khai tại 8 tỉnh, gồm: Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hà Nam và An Giang. Cộng đồng DTTS cư trú trong khu vực thuộc các tỉnh được lựa chọn của Dự án cũng sẽ nằm trong phạm vi các hoạt động của dự án:

- Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu được xây dựng; chất lượng cung cấp dịch vụ của các VPĐK sẽ được cải thiện. Các VPĐK và các chi nhánh VPĐK sẽ được hiện đại hóa, kết nối với Hệ thống thông tin đất đai quốc gia và thực hiện cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực đất đai cho các tất cả các bên liên quan theo nhu cầu. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được tăng cường hơn.

- Hệ thống theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất được xây dựng và triển khai ở các khu vực dự án góp phần quản lý và triển khai dự án hiệu quả.

- Các thông tin liên quan đến đăng ký đất đai và sử dụng đất sẽ được chuẩn hóa để lưu trữ, truy cập và cập nhật.

- Kế hoạch đào tạo và truyền thông về Dự án được xây dựng và thực hiện có định hướng hiệu quả hơn nhằm thay đổi nhận thức của các đối tượng có liên quan từ người quản lý, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, người sử dụng đất. Thông qua đó mà các nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý đất đai và quyền tiếp cận thông tin đất được hiện thực hóa.

Trên cơ sở phạm vi và các hoạt động của Dự án, trong khuôn khổ của tài liệu này, chúng tôi dự kiến Khung kế hoạch cho các hoạt động trong tương lai.

3. Khung chính sách và pháp lý

3.1. Quy định pháp lý hiện hành đối với các nhóm dân tộc thiểu số

Vùng DTTS và miền núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên của Việt Nam. Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 DTTS với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,2% dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái, có nhiều tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu nhưng cũng là vùng kinh tế - xã hội kém phát triển của đất nước.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng. Tất cả người dân tộc ở Việt Nam đều có đầy đủ quyền công dân và được bảo vệ bằng các điều khoản công bằng theo Hiến pháp và pháp luật. Chủ trương, chính sách cơ bản đó là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”, trong đó vấn đề ưu tiên là “đảm bảo phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi”.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 5) đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam như sau:

“1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”

Trong thời gian qua, hệ thống chính sách dân tộc đã được thể chế cụ thể hơn trong Luật, các Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; được phân thành 03 nhóm:

- Nhóm chính sách theo dân tộc và nhóm dân tộc;

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, theo địa bàn;

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực, theo ngành (hỗ trợ phát triển sản xuất; giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền; y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe; củng cố hệ thống chính trị vùng DTTS và phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý).

Các tài liệu của Chính phủ về vấn đề dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân cũng liên quan trực tiếp tới Khung kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 về thực hiện dân chủ tại cấp xã, phường, thị trấn cung cấp cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng vào việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và sự giám sát của cộng đồng tại Việt Nam. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2005 quy định việc giám sát đầu tư của cộng đồng.

3.2. Luật Đất đai 2013

Luật Đất đai năm 2013 có nhiều quy định liên quan đến các DTTS và quyền sử dụng đất của họ, trong đó cụ thể:

- Điều 27 quy định: Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

- Điều 28 quy định: Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai; thực hiện công bố kịp thời, công khai thông tin cho các tổ chức, cá nhân; cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

- Điều 110 quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số.

Theo quy định của Luật Đất đai, cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100) và được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc (Điều 131), đồng thời việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là DTTS không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương (Điều 133).

Điều 43 về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng quy định “Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 của Luật này có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. Hình thức lấy ý kiến là thông qua công bố công khai thông tin về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp.

Chính phủ cũng đã và đang triển khai hàng loạt chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS và các hộ nghèo. Việc thực hiện các chính sách này đã góp phần cải thiện cuộc sống cho đồng bào, góp phần tạo động lực cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.

3.3. Sự thống nhất với chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới về người bản địa

Chính sách hoạt động 4.10 (cập nhật năm 2005) của Ngân hàng Thế giới (WB) yêu cầu Bên đi vay thực hiện một quá trình tham vấn tự do, được thông báo trước và được thực hiện trước khi tiến hành dự án với người dân bản địa khi người dân bản địa bị ảnh hưởng bởi dự án. Mục đích của việc tham vấn này là nhằm tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu những tác động xấu của dự án đến người DTTS và để đảm bảo các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa và phong tục của địa phương. Khuyến khích việc ra quyết định của địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ quy định pháp luật của Việt Nam về phân cấp và về đất đai phù hợp với chính sách của Ngân hàng thế giới.

Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới chỉ rõ người dân bản địa là nhóm (a) tự xác định là những thành viên của nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và điều đó được những nhóm khác công nhận; (b) cùng chung môi trường sống riêng biệt về mặt địa lý hoặc cùng lãnh thổ của tổ tiên trong khu vực dự án và cùng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những môi trường và lãnh thổ này; (c) thể chế về văn hóa theo phong tục tập quán riêng biệt so với xã hội và văn hóa chủ đạo; và (d) một ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ chính thức của đất nước hoặc của vùng.

Trong phạm vi triển khai dự án VILG, các nhóm dân tộc tại các địa bàn triển khai dự án có khả năng nhận được lợi ích lâu dài từ việc được truyền thông để nhận thức được các quy định của pháp luật cho đến việc được tiếp cận với các thông tin đất đai và các dịch vụ đất đai. Việc ban hành Khung DTTS là cơ sở để xây dựng các chính sách cụ thể và hành động để giảm thiểu các tác động tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án (bao gồm cả hoạt động đo đạc, chỉnh lý phục vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai).

4. Các nhóm dân tộc thiểu số

4.1 Thông tin chung

Dự kiến nội dung đầu tư CSDL của Dự án VILG được thực hiện tại 189 huyện của 33 tỉnh, thành phố; trong đó miền Bắc có 14 tỉnh, miền Trung có 10 tỉnh và miền Nam có 09 tỉnh. Đồng bào DTTS tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, các tỉnh miền Trung và Tây Nam bộ và gồm các thành phần dân tộc sau đây:

- Dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Sán Dìu,... tại các tỉnh Miền núi phía Bắc;

- Dân tộc Mường ở Ninh Bình;

- Dân tộc Chứt, Khùa, Vân Kiều, Ra - giai, Co ho,... tại các tỉnh Miền Trung;

- Dân tộc Gia - rai, Ê -đê, Ba - Na,... tại các tỉnh Tây Nguyên;

- Dân tộc Khmer, Chăm,... tại các tỉnh Miền Tây.

Trong 08 tỉnh thuộc giai đoạn 01 của Dự án có 05 tỉnh có đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nhiên, Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số chỉ triển khai tại 4 tỉnh, bao gồm: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và An Giang. Riêng đối với tỉnh Ninh Bình, qua quá trình điều tra, khảo sát trực tiếp tại địa phương (khảo sát thực địa, phỏng vấn đồng bào dân tộc, cán bộ quản lý) cho thấy đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh có sự đồng hóa rất cao với nhóm người Kinh (có điều kiện sinh sống, trình độ nhận thức và các điều kiện kinh tế xã hội khác như đối với đồng bào dân tộc Kinh, không có sự khác biệt giữa đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh). Do đó, đối với tỉnh Ninh Bình không xây dựng kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Hiện có 393.271 đồng bào DTTS đang sinh sống trên địa bàn các tỉnh dự án giai đoạn đầu, cụ thể tại các huyện trực tiếp thực hiện Dự án có 240.170 người; trong đó: đồng bào Khmer là đông nhất có 40.031 người sống ở An Giang và Vĩnh Long; tiếp đến là đồng bào Tày (41.417 người), Nùng (38.691 người), Sán Dìu (34.065 người) ở Thái Nguyên; đồng bào Sách ở Quảng Bình (2.392 người); đồng bào Mường ở Ninh Bình (25.186 người); đồng bào Ê đê (1.979 người), Ra-Glai (1.492 người) ở Khánh Hòa. Có một số dân tộc mặc dù số người rất ít nhưng lại thuộc diện cần phải quan tâm để bảo tồn như đồng bào Chứt (137 người) ở Hà Tĩnh.

Chi tiết các DTTS tại địa bàn triển khai dự án trong giai đoạn 01 tại Phụ lục 01.

4.2 Chuẩn bị Dự án

Khung DTTS được xây dựng dựa trên kết quả tham vấn với các đối tượng có liên quan như các cơ quan quản lý đất đai và trực tiếp người DTTS trong khu vực dự án. Tham vấn là việc làm rất quan trọng đối với việc chuẩn bị Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (Kế hoạch DTTS) bởi nó cung cấp cho những nhóm người DTTS (kể cả những người bị ảnh hưởng và những người có khả năng bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án) những cơ hội tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hợp phần của dự án.

Quan trọng hơn, nó giúp xác định được các yếu tố tác động tiêu cực tiềm năng nếu có để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp để có thể tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ những tác động tiêu cực. Tham vấn cũng nhằm mục đích đảm bảo cho người DTTS có cơ hội để hiểu rõ ràng hơn những điều họ cần dự án hỗ trợ, trên cơ sở hiểu biết của họ về mục đích của dự án, liên quan đến mục tiêu và các hoạt động của dự án. Trong những dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ, toàn bộ việc thiết kế Kế hoạch DTTS đều dựa trên kết quả nghiên cứu được dẫn chiếu là đánh giá xã hội.

Việc tham vấn, đánh giá xã hội tiến hành triển khai tại 06 tỉnh của giai đoạn 01 như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và An Giang.

4.3 Phương pháp chuẩn bị Khung DTTS và Kế hoạch DTTS

Phương pháp là tham vấn với các bên có liên quan trong Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý đất đai các cấp tại các tỉnh dự án.

Ở các địa phương, một nhóm nghiên cứu sẽ có 5 người, bao gồm 1 nhóm trưởng và 4 nhóm viên. Một số công cụ nghiên cứu định tính thông thường được sử dụng, bao gồm cả các cuộc thảo luận nhóm tập trung, các cuộc phỏng vấn sâu, ghi chép, và chụp ảnh, và quan sát không tham gia.

• Thảo luận nhóm tập trung: mỗi nhóm thảo luận sẽ bao gồm từ 6 - 8 thành viên là những hướng dẫn địa phương được giới thiệu và mời tham gia theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu. Dữ liệu phân tách về giới sẽ được chú ý thông qua việc thiết lập nhóm nhạy cảm thảo luận tập trung. Những hướng dẫn địa phương là những lãnh đạo được lựa chọn tại các nơi cư trú (tổ trưởng dân phố), là những người rất hiểu về địa phương mình. Để hiểu được các tác động khác nhau và phản ứng của người dân đối với dự án, một nhóm tham gia phỏng vấn được lựa chọn, bao gồm những người quản lý về đất đai, các tổ chức sử dụng đất và các hộ gia đình sử dụng đất, trong đó có người nghèo/cận nghèo và đại diện của nhóm DTTS.

• Phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu sâu theo một vài thông tin. Việc cung cấp thông tin cho các nghiên cứu sâu này sẽ được lựa chọn từ nhóm thảo luận tập trung (nghiên cứu viên có thể tìm ra những người tham gia hội thảo có những thông tin đáng chú ý để cung cấp trong cuộc phỏng vấn sâu). Đồng thời, những người tham gia phỏng vấn có thể được đề xuất trực tiếp bởi những lãnh đạo địa phương sau khi nghiên cứu viên giải thích đầy đủ các mục tiêu của cuộc đánh giá.

• Kiểm tra chéo: Một vài cuộc phỏng vấn mở rộng với cán bộ địa phương và cán bộ quản lý đất đai sẽ được bổ sung theo một thuật ngữ kỹ thuật gọi là “kiểm tra chéo” để hợp thức hóa các thông tin thu thập được từ những người dân/công nhân địa phương. Đây chỉ là nguồn thông tin bổ sung và không được coi là phân nhóm được hợp thức hóa. Đồng thời, ở đây có một vài vấn đề phát sinh sau này nhưng không hiểu tại sao được đưa ra từ vị trí công tác của họ. Trong các trường hợp này, các nhóm phỏng vấn mở rộng sẽ giúp làm sáng tỏ hoặc bổ sung những gì người dân địa phương đã nêu. Những thông tin này nhằm xác nhận và trong một vài trường hợp, sẽ bổ sung cung cấp thông tin từ người dân địa phương.

4.4 Thông tin về các đối tượng được tham vấn

Các cuộc tham vấn địa phương được thực hiện ở 7 tỉnh có đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sống từ 8/11/2015 đến 31/12/2015. Các tỉnh bao gồm: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Vĩnh Long và An Giang. Riêng đối với tỉnh Ninh Bình, dân tộc Mường có sự đồng hóa rất cao với nhóm người Kinh (có điều kiện sinh sống, trình độ nhận thức và các điều kiện kinh tế xã hội khác như đối với đồng bào dân tộc Kinh, không có sự khác biệt giữa đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh). Dân tộc Mường coi tiếng Kinh là ngôn ngữ chủ yếu của họ, do đó, đối với tỉnh Ninh Bình không xây dựng Kế hoạch DTTS theo quy định OP4.10 của Ngân hàng Thế giới.

Đối với mỗi tỉnh lựa chọn hai huyện/thị xã và đối với mỗi huyện/thị xã, lựa chọn, một xã để tham vấn. Ở cấp tỉnh, huyện và xã, nhóm nghiên cứu đã tổ chức cuộc họp tham vấn và thảo luận nhóm với các cán bộ quản lý đất đai và các tổ chức sử dụng đất. Công cụ nghiên cứu chủ yếu là định tính, bao gồm cả các cuộc thảo luận nhóm tập trung, các cuộc phỏng vấn sâu, ghi chép, và chụp ảnh và quan sát không tham gia. Ở mỗi tỉnh, nhóm đã tổ chức tám cuộc họp và thảo luận nhóm, một số cuộc phỏng vấn sâu với các bên liên quan và người dân tộc thiểu số. Tổng cộng, nhóm đã tổ chức 64 cuộc họp và thảo luận nhóm với gần 400 người tham dự. Những người trả lời bao gồm:

Cán bộ quản lý đất đai: là cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT), các Phòng Tài nguyên và Môi trường (Phòng TNMT), và các cán bộ xã (lãnh đạo của Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể xã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý đất đai).

• Đại diện của các cơ quan địa phương có liên quan: bao gồm Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Cục Thuế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Ban Dân tộc và Đoàn Thanh niên.

• Các tổ chức kinh tế và và tổ chức khác: bao gồm các tổ chức sử dụng đất, các Ngân hàng Thương mại, Công ty luật, Văn phòng Công chứng và các công ty bất động sản.

• Người dân: bao gồm những người không nghèo, người nghèo và DTTS tại các điểm nghiên cứu. Các nhóm DTTS bao gồm Tày và Nùng ở Thái Nguyên, Mường ở Ninh Bình, người Bru Vân Kiều và Chứt ở Quảng Bình, Chứt ở Hà Tĩnh, và Khmer ở An Giang. Thông thường, nhiều người trong số những người được hỏi EM cũng là người nghèo hay không nghèo, những người sống ở các vùng khó khăn và có trình độ giáo dục thấp.

4.5 Đảm bảo tổ chức các cuộc tham vấn được thông báo trước với DTTS tại các giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án

Trong thời gian thực hiện dự án, để đảm bảo sự tham gia, sự phù hợp văn hóa, dự án phải tổ chức tham vấn liên tục bao gồm cả việc thu nhận phản hồi từ tất cả các cộng đồng để có các giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao sự tham gia và cung cấp nhiều lợi ích cho các hộ gia đình bao gồm cả những người DTTS. Cụ thể, hộ gia đình, bao gồm cả DTTS, sau khi đã đăng ký trong hệ thống thông tin, nếu có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào về đất đai có thể nộp đơn thông qua hệ thống giải quyết khiếu nại, tranh chấp để được xử lý theo pháp luật hiện hành. Trong khi đó, các cuộc tham vấn được thông báo trước sẽ được tổ chức với các hộ gia đình, bao gồm cả DTTS chưa đăng ký, trước khi họ thực hiện đăng ký trong hệ thống thông tin.

Các phương pháp tham vấn cần phù hợp với đặc điểm xã hội và văn hóa của các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng đến các cán bộ quản lý đất đai, hộ gia đình sử dụng đất, trưởng thôn và các nhà cung cấp dịch vụ khác có liên quan. Các phương pháp cần bao gồm vấn đề giới tính và nhiều thế hệ, được tổ chức một cách tự nguyện, không có sự can thiệp.

Quá trình tham vấn cần thực hiện hai chiều, tức là cả thông báo và thảo luận cũng như cả lắng nghe và trả lời thắc mắc. Tất cả các cuộc tham vấn cần được tiến hành một cách thiện chí, tự do, không hăm dọa hay ép buộc, tức là không có sự hiện diện của những người có thể đe dọa đến người trả lời. Phương pháp tiếp cận toàn diện và đảm bảo bao gồm yếu tố về giới, phù hợp với nhu cầu của các nhóm bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương, đảm bảo các ý kiến có liên quan của những người bị ảnh hưởng, các bên liên quan khác được cân nhắc trong quá trình ra quyết định. Đặc biệt, người sử dụng đất DTTS sẽ được cung cấp các thông tin có liên quan về dự án càng nhiều càng tốt, một cách phù hợp về văn hóa trong thực hiện dự án, theo dõi và đánh giá để thúc đẩy sự tham gia và hòa nhập. Thông tin có thể bao gồm nhưng không giới hạn về các nội dung như khái niệm, thiết kế, đề xuất, biện pháp bảo vệ, thực hiện, theo dõi và đánh giá. Đặc biệt, tất cả các thông tin có liên quan để lấy ý kiến sẽ được cung cấp thông qua hai kênh. Thứ nhất, thông tin sẽ được phổ biến cho các trưởng thôn tại cuộc họp hàng tháng của họ với lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã để được chuyển tiếp cho người dân trong các cuộc họp thôn một cách phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ. Thứ hai, thông báo bằng ngôn ngữ DTTS sẽ được công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất một tuần trước cuộc tham vấn. Việc thông báo sớm như vậy đảm bảo người dân đủ thời gian để hiểu, đánh giá và phân tích thông tin về các hoạt động được đề xuất.

Ngoài ra, các hoạt động dự án cần thu hút sự tham gia tích cực và hướng dẫn (chính thức và không chính thức) của các cán bộ địa phương như trưởng thôn, các thành viên của các nhòm hòa giải, và Sư cả (trong chùa Khmer), Ủy ban giám sát cộng đồng ở cấp xã cần giám sát chặt chẽ việc tham gia của các tổ chức địa phương và cán bộ trong các hoạt động khác nhau của dự án VILG. Thông tin đầu vào được sử dụng để theo dõi và đánh giá có thể bao gồm khả năng truy cập của DTTS vào hệ thống thông tin đất đai được thiết lập trong khuôn khổ dự án, lợi ích từ các thông tin nhận được,...Bằng cách cho phép sự tham gia của các bên liên quan thuộc nhóm DTTS trong quá trình lập kế hoạch dự án, thực hiện, giám sát và đánh giá, dự án có thể đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số nhận được các lợi ích xã hội và kinh tế , một cách phù hợp về văn hóa. Khi làm như vậy, các thông tin đất đai do VILG thiết lập có thể góp phần tăng thêm sự minh bạch và hiệu quả , đạt được kết quả dự án đối với nhóm DTTS. Cần xây dựng năng lực cho các bên liên quan để tránh những hạn chế đang tồn tại trong việc thực hiện tham vấn địa phương, chẳng hạn như tham khảo ý kiến một chiều; thiếu thông tin; vội vàng; và có sự ép buộc.

5. Các phát hiện chính của đánh giá xã hội

Qua tham vấn trực tiếp tại 08 tỉnh một số phát hiện chính và đề xuất, kiến nghị như sau:

Nhìn chung, các nhóm người dân được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với dự án và kỳ vọng khi dự án được triển khai thì đồng bào sẽ được đáp ứng các nhu cầu khác nhau về thông tin cơ bản về đất đai như thông tin về quy hoạch, thông tin về thửa đất, nội dung hướng dẫn để được cấp giấy chứng nhận khi tách hộ, khi để thừa kế, nội dung hướng dẫn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất và việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực đất đai tại chỗ cho đồng bào. Họ tin rằng dự án sẽ giúp giảm thời gian và nỗ lực cho người sử dụng đất trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ về đất đai. Tuy nhiên, cần có các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng một số cộng đồng DTTS dễ bị tổn thương nhất ở vùng cao không bị thiệt thòi. Việc chuẩn bị Kế hoạch DTTS kết hợp với những phát hiện về đánh giá xã hội, là một công cụ quan trọng trong vấn đề này

Thông tin đất đai, cho dù đó là từ tài liệu truyền thông in hoặc tài liệu nghe nhìn, từ cổng thông tin đất đai, cần được tuyên truyền đầy đủ tới người DTTS, đặc biệt là phù hợp về ngôn ngữ và văn hóa. Ví dụ, ở An Giang, một số hộ sử dụng đất, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và Khmer, thích tiếp nhận thông qua các loa phóng thanh làng và bằng ngôn ngữ Khmer (đối với nhóm Khmer). Trong số các cộng đồng DTTS, phát sóng các thông tin bằng ngôn ngữ bản địa có thể có ngay lập tức tác động tích cực, ít nhất là trong ngắn hạn. Chương trình phát sóng truyền thông có thể kết hợp với các tờ rơi, áp phích để có thể giúp lưu giữ thông tin

Trong khi người Kinh thường phải đối mặt với các vấn đề trong việc tìm hiểu thông tin kỹ thuật và tài liệu liên quan đến đất đai, các nhóm DTTS có nhiều bất lợi hơn. Để giải quyết vấn đề này và nguy cơ mà các nhóm DTTS sẽ tiếp tục bị thiệt thòi do sự phổ biến các thông tin ngày càng chuyên đề về quản lý đất đai, quy trình và thủ tục hành chính đất đai, cần có nỗ lực cụ thể để đảm bảo rằng các thông tin mới sẽ được tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình thức và thông qua các kênh dễ tiếp cận đối với các DTTS. Có thể sản xuất các video clip ngắn hoặc phim bằng các ngôn ngữ DTTS, đặc biệt là đối với những nhóm DTTS không có chữ viết riêng của họ, chẳng hạn như Bru Vân Kiều và Chứt ở Quảng Bình.

Trong số các dân tộc thiểu số (và có lẽ ngay cả cộng đồng Khmer ở nông thôn và cộng đồng người Kinh biết ít chữ), nên giảm thiểu việc phát hành các thông tin dưới dạng văn bản, trong khi nên chú ý hơn đến việc xây dựng năng lực cho các trưởng thôn và cán bộ địa phương để đảm bảo họ sẽ thực hiện tốt vai trò phổ biến thông tin hiệu quả. Do nhóm DTTS có xu hướng phụ thuộc nhiều vào các trưởng thôn và cán bộ như là các nguồn cung cấp thông tin, nên cần xây dựng năng lực cho các nhóm này để đảm bảo các hộ gia đình thường xuyên được cập nhật về các tiến độ và khả năng tham gia của họ. Đối với nhóm người Khmer ở An Giang, việc tuyên truyền các quy định và chính sách đất đai cho các trưởng thôn, lãnh đạo các đoàn thể phụ nữ, và Sư cả rất quan trọng vì họ được coi là gần gũi hơn với cộng đồng của họ và có thể làm cho một tác động đáng kể đối với người sử dụng đất hộ gia đình Khmer.

Trong khuôn khổ dự án, MPLIS sẽ được thiết lập để lưu trữ tất cả các dữ liệu địa chính hiện có về sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giá đất và các thông tin về thống kê, kiểm kê đất đai. Dự án sẽ không xác lập hoặc thay đổi bất kỳ quyền lợi đất đai nào của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức DTTS ở khu vực dự án. Trường hợp người sử dụng đất DTTS chưa đăng ký, thì họ sẽ phải đăng ký là người sử dụng đất thực tế và thông tin này sẽ được ghi lại trong MPLIS mà không có bất kỳ sự thay đổi nào về quyền sử dụng đất của họ. Trường hợp có tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các cá nhân và tổ chức DTTS, hệ thống sẽ ghi chú đất đang có tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện trong quá trình triển khai dự án. Điều đó có nghĩa là dự án sẽ chỉ số hóa tất cả các thông tin hiện có, đưa vào hệ thống và sẽ không có sự thay đổi về quyền sử dụng đất trong phạm vi dự án. Do đó, những người được hỏi dự đoán không có tác động tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp đối với nhóm DTTS sử dụng đất theo tập tục, bao gồm hạn chế tiếp cận đất đai và tài nguyên, thay đổi ngoài ý muốn và sự gián đoạn đối với các tổ chức xã hội, và tăng cường áp lực bên ngoài đối với đất và tài nguyên rừng.

Hầu hết người dân tộc thiểu số có nhận thức hạn chế về pháp luật đất đai, thậm chí một số nhóm (dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh) không có bất kỳ kiến thức nào về pháp luật. Thông qua phỏng vấn trực tiếp DTTS cho thấy rằng khi họ gặp khó khăn nào đó, họ sẽ gặp các trưởng thôn, cán bộ xã hoặc người được tôn trọng như Sư cả và Ả Cha. Do đó, trong khuôn khổ dự án, cần phát triển mạng lưới hỗ trợ địa phương, đặc biệt là những người được tôn trọng, Mặt trận Tổ quốc, thanh niên, phụ nữ, cán bộ địa chính. Nếu không có sự tham gia của các đối tượng này, các chính sách đất đai cho DTTS sẽ không thể đến được với họ. Bài học từ thực hiện VLAP đã cho thấy vai trò quan trọng của các nhóm hỗ trợ địa phương như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh niên, cần phát huy vai trò của các nhóm này để nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân tộc thiểu số

Việc tham vấn đã cho thấy rằng việc sử dụng đất theo tập tục không phải là vấn đề nổi cộm ở các địa phương khảo sát, ngoại trừ dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Trong quá khứ, du cư và du canh đã dẫn đến các cuộc hôn nhân cận huyết, với những hậu quả nghiêm trọng đối với các vấn đề di truyền. Hiện nay họ đang được bảo vệ theo kế hoạch của Chính phủ và đã được định cư và định canh.. Họ đã được giao đất ở, đất nông nghiệp và đất có rừng từ các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước để bảo vệ rừng, với quyền sử dụng đất được hợp pháp hóa.

Để giải quyết các vấn đề về rào cản ngôn ngữ và trình độ học vấn thấp của các nhóm dễ bị tổn thương, cần xem xét tổ chức các dịch vụ di động thường xuyên để cung cấp các hỗ trợ phù hợp để cho phép các nhóm này để truy cập thông tin đất đai. Phân tích các bài học kinh nghiệm từ các dịch vụ hỗ trợ di động về pháp luật đã rất có hiệu quả đối với các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các hộ nghèo/cận nghèo, DTTS và phụ nữ trên khắp đất nước trong hơn một thập kỷ qua có thể có ích cho VILG. Hơn nữa, PPMU có thể phối hợp với Văn phòng trợ giúp pháp lý để học hỏi kinh nghiệm lâu dài của họ.

Ngoài ra, những người trả lời là DTTS cũng cung cấp một số câu chuyện về cơ chế giải quyết khiếu nại. Một số người nói rằng họ không có thông tin về địa điểm và cách thức khiếu nại. Những người khác không biết về các thủ tục giải quyết khiếu nại

Sự đa dạng về sắc tộc ở địa phương

Các nhu cầu và cách tiếp cận thông tin đất đai là khác nhau đáng kể giữa các nhóm DTTS, phụ thuộc vào sự khác biệt của họ về trình độ phát triển, khả năng tiếp nhận, điều kiện môi trường và kinh nghiệm. Người dân Khmer có nhu cầu thông tin đất đai nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và không có hỗ trợ trong việc tiếp nhận kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Văn hóa và phong tục cũng khác nhau giữa các dân tộc cũng như trong một nhóm dân tộc. Các biện pháp để giải quyết các vấn đề về quyền sử dụng đất là rất khác nhau ở mỗi tỉnh là kết quả của sự khác biệt về văn hóa và phong tục của họ. Do đó, VILG nên có các biện pháp khác nhau cho các nhóm EM khác nhau để tránh sự không thích hợp.

6. Đề xuất về chuẩn bị Kế hoạch DTTS

BQL dự án cấp TW, cấp tỉnh hoặc chuyên gia tư vấn cần tuân thủ các bước sau đây để lập Kế hoạch DTTS cho dự án.

Bước

Kế hoạch thực hiện

Theo dõi kết quả thực hiện

1

Mục tiêu Kế hoạch DTTS.

Nhằm đảm bảo: (1) Tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ yếu tố tác động tiêu cực tiềm năng (nếu có) và (2) Nhóm DTTS nhận được lợi ích phù hợp với văn hóa của họ.

Theo dõi việc các cuộc tham vấn công chúng có được tổ chức hay không

2

Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu.

 

 

Dữ liệu thu thập có thể ở dạng định tính và định lượng

- Cần thu thập cái gì

 

• Điều kiện tự nhiên

• Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, trong đó làm rõ dân số và thực trạng phân bố các đồng bào dân tộc thiểu số; cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng,...

 

 

• Tình hình quản lý, sử dụng đất: Tình hình sử dụng đất, tình trạng đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, các tập tục sử dụng đất,... của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thu thập như thế nào.

 

• Thực trạng nhận thức về dự án VILG, nhận thức về pháp luật đất đai và các hình thức tiếp cận thông tin đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thu thập cái gì.

 

Việc thu thập dữ liệu có thể do BQL dự án của tỉnh thực hiện hoặc do Sở TNMT thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị. Một nhóm nghiên cứu thường gồm 3 đến 4 người. Họ có thể thu thập dữ liệu thứ cấp hiện có của tổ chức, cá nhân liên quan. Ví dụ, số liệu dân số có thể được thu thập từ cuộc tổng điều tra dân số, thường là từ Ủy ban về DTTS hoặc của Ban Dân số của Cục Thống kê tỉnh. Họ có thể thu thập dữ liệu định tính thông qua phương pháp định tính thông thường, chẳng hạn như các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát và chụp ảnh. tham vấn trực tiếp như vậy với các đại diện từ các cán bộ quản lý đất đai liên quan cũng như các tổ chức sử dụng đất và các cá nhân, bao gồm cả những người từ các tổ chức DTTS

Các Nhóm có thể dành 3-4 ngày cho mỗi huyện được lựa chọn. Quá trình thu thập dữ liệu cần được hoàn thành ít nhất sáu tuần trước khi đoàn thẩm định đến để cho phép đủ thời gian để phân tích

Nhóm trưởng phải giao tiếp thường xuyên với các điều phối viên tại Hà Nội để báo cáo các vấn đề phát sinh, tham khảo ý kiến cần thiết và báo cáo tiến độ thực hiện các nghiên cứu được theo sau. Các điều phối viên sẽ theo dõi và hướng dẫn đầy đủ cho đội khi cần thiết.

 

 

Rà soát và Phân tích dữ liệu:

• Lập và tổng hợp dữ liệu từ các cuộc họp nhóm tập trung và nhóm người tham gia tại mỗi địa điểm;

• Dựa trên việc họp, bắt đầu phân tích mẫu dữ liệu theo tần suất xảy ra. Đây là bước kiểm tra chéo giữa các phản ứng và khuyến nghị của nhóm đối tượng khác nhau trở nên quan trọng. Mục đích của việc này là để xác định lĩnh vực có sự đồng thuận và lĩnh vực có sự khác biệt lớn giữa một hoặc nhiều nhóm;

• Phân tích lặp đi lặp lại các dữ liệu và kiến thức chuyên sâu về tình hình địa phương là cần thiết để giải thích và đánh giá sự phù hợp và tác động của loại thông tin này; và

• Điều quan trọng là để xác nhận những phát hiện và kết luận chính với người tham gia và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng kết quả phân tích không khác với những gì mọi người đã cố gắng để nói.

Một số dữ liệu phải được lập bảng và đặt trong nội dung chính hoặc phụ lục tùy thuộc vào cấu trúc báo cáo cụ thể của từng tỉnh

 

3

Dựa trên các dữ liệu thu thập và phát hiện, Nhóm nghiên cứu cần xác định:

(a) Xác định: (các yếu tố từ triển khai dự án có thể gây ra tác động tiêu cực và tích cực (nếu có)

(b) Đánh giá nhu cầu của các nhóm DTTS (với mục tiêu rõ ràng và chiến lược ưu tiên). Điều quan trọng là cần xác định ưu tiên trong nhu cầu của họ dựa trên các nguồn lực (nguồn nhân lực, công nghệ, tài chính, và các tổ chức) dành cho dự án.

Trên cơ sở các yếu tố này, nhóm nghiên cứu nên thảo luận và đề xuất những biện pháp cụ thể để tránh, giảm thiểu những tác động tiêu cực, xác định ai sẽ làm những gì và làm thế nào với các nguồn lực sẵn có.

- Những người được hưởng lợi đã được xác định chính xác như thế nào, và các nguồn nào được sử dụng để đáp ứng đủ nhu cầu?

4

Viết Kế hoạch DTTS

Kế hoạch DTTS cần được xây dựng để giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội quan trọng có liên quan đến DTTS trong khu vực dự án (chi tiết ở Phụ lục 2)

• Thông tin nền về địa bàn triển khai dự án và của các nhóm DTTS có liên quan trong khu vực dự án (điều kiện kinh tế-xã hội và chính trị cũng như nền văn hóa dân tộc và tập quán);

• Các hoạt động/biện pháp giảm thiểu chính cần được thực hiện tại địa phương, được xác định trên cơ sở đánh giá các nhu cầu cụ thể từ các tham vấn công khai với các nhóm DTTS có liên quan tại mỗi điểm nghiên cứu;

• Các bên có liên quan sẽ triển khai hoạt động;

• Các nguồn lực cần thiết (tài chính, nhân lực) để thực hiện các hoạt động;

• Khung thời gian thực hiện;

• Cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại (bên cạnh cơ chế hiện tại do Chính phủ quy định);

• Tổ chức thực hiện;

• Công bố Kế hoạch DTTS;

• Dự kiến kinh phí.

- Kế hoạch thực hiện có thể thành công không?

7. Các hoạt động dự kiến trong Kế hoạch DTTS

7.1. Thành lập Nhóm tư vấn cộng đồng

Nhóm tư vấn cộng đồng được thành lập để tổ chức tiếp nhận thông tin ý kiến phản hồi của các đối tượng có liên quan như các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, người sử dụng đất, đặc biệt là DTTS.

Ban Quản lý dự án VTLG các tỉnh sẽ tổ chức hội thảo thường kỳ để lấy ý kiến tham vấn của Nhóm tư vấn cộng đồng, tập trung vào các nhóm vấn đề như sau:

• Các nhóm DTTS có những nhu cầu thông tin đất đai như thế nào? Các tập tục văn hóa của họ được quan tâm như thế nào trong quá trình đo đạc và cung cấp thông tin về đất đai, cung cấp các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai?

• Cán bộ quản lý đất đai nên quan tâm như thế nào về các tập tục truyền thống về đất đai trong quá trình đo đạc, cấp mới/cấp đổi GCN và cung cấp thông tin về đất đai?

• Làm thế nào để thể hiện sự quan tâm tới các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số?

• Đâu là những trở ngại của nhóm dân tộc tại địa phương trong việc hiểu chữ viết tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hay trong các cuộc họp? Các hoạt động nâng cao nhận thức nên tổ chức như thế nào để khắc phục trở ngại đó?

• Làm thế nào để các nhóm DTTS tiếp cận thông tin đất đai một cách hiệu quả và thiết thực nhất thông qua các hoạt động của Dự án VILG?

7.2. Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại và hiệu quả

• Ban quản lý dự án VILG tỉnh sẽ biên soạn công cụ truyền thông nghe nhìn dễ hiểu bằng đĩa DVD với phần tiếng Việt và một số nội dung dự án VILG dịch sang dân tộc (chỉ đối với địa phương có khó khăn trong rào cản ngôn ngữ) để sử dụng trong quá trình hoạt động tại địa phương dựa trên các đề xuất của nhóm tham gia cộng đồng cấp huyện. Cách tiếp cận và sử dụng MPLIS và các dịch vụ của văn phòng đăng ký đất là một số nội dung được giới thiệu trong công cụ thông tin này. Công cụ truyền thông này sẽ được cất giữ tại các trung tâm văn hóa để có thể dùng diễn giải về Dự án VILG và việc quản lý đất đai.

• Ban quản lý dự án VTLG tỉnh có thể xem xét trang bị máy tính tại xã, ấp, thôn để người dân tộc có thể truy cập thông tin dễ dàng, thuận tiện (sẽ có đào tạo và hướng dẫn) hoặc tiếp cận thông tin thông qua trưởng thôn, bản, ấp, Sư cả, A Cha,...

• Ban quản lý dự án VILG tỉnh tăng cường tiếp cận và chia sẻ thông tin đất đai cho người dân.

• Ban quản lý dự án VILG tỉnh huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc giám sát và thực hiện pháp luật đất đai.

7.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng và đào tạo cán bộ địa phương, cán bộ đất đai:

• Các phòng tài nguyên và môi trường huyện sẽ tổ chức nhiều cuộc họp ở mỗi xã, thôn tại đó sẽ trả lời các câu hỏi và giải thích bằng tiếng dân tộc (nếu cần thiết). Hoạt động này sẽ được triển khai trước và trong suốt quá trình thực hiện Dự án. Những người trợ giúp cho các cuộc họp, các tổ chức tại địa phương hoặc cán bộ quản lý đất đai địa phương sẽ do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kết hợp với xã lựa chọn. Các công cụ giao tiếp bao gồm video bằng tiếng địa phương sẽ được sử dụng tại các cuộc họp và được lưu tại nhà văn hóa. Trước các cuộc họp, các trưởng thôn sẽ tham gia các khóa đào tạo trong vài ngày.

• Ban quản lý dự án VILG tỉnh kết hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và các địa phương.

• Tài liệu để phục vụ cho các cuộc họp dân, tham vấn lấy ý kiến ở cấp xã do Văn phòng Ban quản lý dự án VILG tỉnh cung cấp trên cơ sở sử dụng các mẫu, các văn bản pháp luật hoặc những tài liệu tuyên truyền do Ban quản lý dự án VILG cấp Trung ương biên soạn. Tất cả các tài liệu thông tin được thực hiện một cách đơn giản, thông điệp và hình ảnh rõ ràng (trường hợp cần thiết thì dịch sang dân tộc).

• Đào tạo cán bộ quản lý đất đai: Các hội thảo định hướng cho các cán bộ quản lý đất đai trong việc tiếp cận với đồng bào DTTS sẽ trọng tâm vào (1) nhu cầu đặc biệt của các nhóm dân có trở ngại về ngôn ngữ, và (2) tầm quan trọng của việc tham vấn địa phương được kết hợp trong nội dung khóa đào tạo của dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý đất đai, cũng như nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thông tin về đất cho các cán bộ có liên quan.

• BQL dự án trung ương sẽ tổ chức một hội thảo để đúc kết những bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt từ quá trình triển khai Dự án ở các huyện chính nhằm nhân rộng những mô hình này ra những khu vực miền núi có người DTTS ở Việt Nam.

7.4. Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất đai tại các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống

Các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất cho các nhóm dân tộc thiểu số; tổ chức tập huấn cán bộ cấp xã, trưởng thôn, bản, ấp, những người có uy tín tại cộng đồng thực hiện việc tra cứu; hỗ trợ tiếp nhận và sử dụng hệ thống thông tin đất đai qua mạng Internet để cung cấp thông tin đất đai cho các nhóm dân tộc thiểu số và xác nhận các hợp đồng giao dịch về đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tham vấn với chính quyền xã, ấp và nhóm tư vấn cộng đồng cấp để xây dựng kế hoạch, lịch làm việc trực tiếp định kỳ phù hợp với điều kiện của đồng bào dân tộc tại địa phương. Chính quyền xã, thôn sẽ thông báo rộng rãi các kế hoạch và lịch làm việc này để mọi người dân được biết và sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

Dự án sẽ liên hệ chặt chẽ với các đối tượng thụ hưởng là DTTS, những người sẽ tiếp cận tốt hơn với các thông tin và dịch vụ. Với mục đích này, dự án sẽ xây dựng trên sự thành công quá trình thành lập các Nhóm hỗ trợ địa phương của Dự án VLAP để giải quyết các nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng. Tiếp cận thông tin và dịch vụ đất đai tốt hơn đất cùng với sự cải thiện của VPĐK, thúc đẩy chính phủ điện tử, và xây dựng năng lực các bên liên quan.

Dự án sẽ thúc đẩy hoạt động của các tổ chức đoàn thể địa phương, chẳng hạn như Hội thanh niên và các đoàn thể phụ nữ và các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này có thể thúc đẩy nỗ lực thông tin minh bạch trong cộng đồng DTTS thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch có sự tham gia và phát triển năng lực và nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, các nhóm hỗ trợ địa phương cần được tuyển dụng từ các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là công đoàn của phụ nữ.

BQL dự án trung ương sẽ thiết lập một trang web nằm trong website của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm cung cấp những thông tin về đất đai có liên quan trực tiếp tới mối quan tâm của người dân tộc thiểu số.

7.5. Tăng cường sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong các hoạt động của dự án

Cần tăng sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là DTTS vào các hoạt động khác nhau của dự án như phổ biến thông tin và đào tạo, công tác hỗ địa phương, và các nhóm làm việc cấp xã. Điều quan trọng là nâng cao nhận thức cho phụ nữ về quyền và lợi ích trong việc có GCN có cả tên chồng và vợ, sử dụng GCN để vay vốn ngân hàng, cho thuê và góp vốn, quyền lợi của họ trong quy trình khiếu kiện và làm thế nào khiếu nại khi nhu cầu phát sinh.

Cần công nhận rằng việc tăng cường sự tham gia và nâng cao nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là DTTS, là một quá trình tốn nhiều thời gian mà cần được thực hiện theo từng giai đoạn và có mục tiêu rõ ràng và thiết thực, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, với những kinh nghiệm và sửa đổi sau mỗi giai đoạn. Quan trọng hơn, phụ nữ từ các nhóm khác nhau cần được tham vấn trong suốt chu trình dự án, từ thiết kế đến các bước đánh giá để đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe và chú ý

Có một nguy cơ là việc tham gia của nữ giới tại các hội thảo và các cuộc họp có thể thấp. Do đó cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với thông tin và sự tham gia vào dự án VILG. Cần sắp xếp thời điểm thích hợp để phụ nữ tham gia, và có các hoạt động bổ sung để tối đa hóa sự tham dự của phụ nữ.

Cần đưa yếu tố về giới vào trong các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý đất đai và các nhóm hỗ trợ, cán bộ quản lý dự án. Nhóm hỗ trợ di động, như được đề xuất trong báo cáo này, tốt nhất có 1 thành viên là nữ để giải quyết các vấn đề cần có sự nhạy cảm về giới. Ví dụ, một số phụ nữ không thoải mái khi trao đổi thông tin với cán bộ nam giới vì lí do về văn hóa hoặc tập tục

7.6 Thực hiện thường xuyên công tác theo dõi, đánh giá

Trong điều kiện cho phép, Ban Quản lý Dự án tỉnh sẽ phân tổ các số liệu theo dõi, đánh giá liên quan đến các hoạt động của dự án tại các địa bàn trong tỉnh theo nhóm dân tộc, tình trạng nghèo/cận nghèo/không nghèo và giới tính.

8. Công bố Kế hoạch DTTS

Khi quá trình chuẩn bị cho Kế hoạch DTTS đã hoàn tất, cần công bố cho những người DTTS bị tác động và cộng đồng nơi họ sinh sống. Kế hoạch DTTS cần công bố một cách rành mạch, dễ hiểu cho những người DTTS và cộng đồng của họ để họ có thể hiểu biết đầy đủ và tham gia một cách dễ dàng. Bên cạnh việc công bố Kế hoạch DTTS, các cuộc họp cần được tổ chức ở cấp độ cộng đồng nơi có người DTTS bị tác động bởi dự án. Nếu cần, các cuộc họp được triển khai có sử dụng ngôn ngữ của người DTTS bị tác động để đảm bảo họ hiểu đầy đủ mục tiêu của Kế hoạch DTTS và có thể cung cấp các phản hồi.

Ghi nhớ rằng tất cả các Kế hoạch DTTS được chuẩn bị trong quá trình thực hiện dự án cần phải được công bố đúng lúc, đúng chỗ tại địa phương, trước khi triển khai các hoạt động của dự án. Các Kế hoạch DTTS cần công bố ở những nơi hay có người qua lại, sử dụng ngôn từ dễ hiểu đối với người DTTS, và công bố tại cổng thông tin của Ngân hàng Thế giới (infoshop) cũng như đăng tải trên website của Dự án và website của Ủy ban nhân dân các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

9. Kinh phí dự kiến và tổ chức

Kinh phí thực hiện Kế hoạch DTTS của mỗi tỉnh sẽ được tính trên cơ sở các hoạt động cụ thể được đề xuất trong Kế hoạch DTTS. Kinh phí này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án. Các hoạt động dự kiến được triển khai tại mỗi tỉnh bao gồm:

- Truyền thông, tham vấn cộng đồng (phối hợp với các hoạt động khác của dự án);

- Tập huấn về kỹ năng tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng;

- Truyền thông về đăng ký đất đai và các giao dịch đất đai; khai thác, sử dụng thông tin đất đai;

- Xây dựng các tài liệu truyền thông theo hướng dẫn của BQL Dự án cấp TW.

10. Cơ chế khiếu nại, giải quyết tranh chấp

10.1. Khái quát về các hoạt động khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến dự án VILG

Theo thiết kế của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” sẽ thực hiện việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai xây dựng và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu thống nhất trên cơ sở kiến trúc hệ thống, phần mềm quản lý hệ thống thống nhất trên toàn quốc và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (bao gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, quy hoạch, quản lý xây dựng và đô thị,...) và với người dân, doanh nghiệp, Tăng cường cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa các Văn phòng đăng ký đất đai từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang thiết bị đầu - cuối của Văn phòng đăng ký đất đai và đào tạo cán bộ, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên quyền nâng cao nhận thức; thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.

Như vậy, trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án VILG có thể xảy ra các trường hợp khiếu nại, tố cáo và tranh chấp như sau:

- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư... khiếu nại đối với các hành vi như làm sai lệch thông tin giữa hồ sơ và thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai; hành vi của cán bộ trong việc cung cấp dịch vụ công về đất đai

- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư,... tố cáo với các cơ quan, người có thẩm quyền về các hành vi trái quy định của pháp luật khi thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

- Tranh chấp đất đai đối với trường hợp phải đo đạc chỉnh lý hoặc đo đạc bổ sung (khu vực sôi động) để tiến hành đăng ký mới hoặc đăng ký lại.

10.2. Nguyên tắc và trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án

10.2.1. Nguyên tắc

- Theo quy định tại Điều 204 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại (Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản quy định chi tiết thi hành). Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (Bộ Luật Tố tụng hành chính).

- Theo quy định tại Điều 205 của Luật Đất đai thì cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Theo đó, trong khuôn khổ dự án VILG, cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi trái quy định của pháp luật trong việc cung cấp các dịch vụ công của Văn phòng đăng ký đất đai.

- Dự án VILG chỉ tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dựa trên các hồ sơ, tài liệu sẵn có; tại những khu vực sôi động và thông tin chưa chuẩn xác thì sẽ có hoạt động đo đạc chỉnh lý hoặc đo đạc bổ sung để đăng ký mới hoặc đăng ký lại đất đai (dự án chỉ ghi nhận nguyên trạng việc sử dụng đất của các chủ sử dụng, không thực hiện thủ tục xác lập quyền sử dụng đất), do đó “giải quyết tranh chấp đất đai” không thuộc phạm vi hoạt động của dự án VILG. Trường hợp có tranh chấp thì sẽ chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai.

10.2.2. Trình tự giải quyết các trường hợp thuộc thẩm quyền của VILG

Ban Quản lý dự án VILG có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Các trường hợp khiếu nại về hành vi cung cấp dịch vụ công của các Văn phòng đăng ký sẽ được giải quyết như sau:

- Người khiếu nại khiếu nại lần đầu tại Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Trường hợp không đồng ý với giải quyết lần đầu của Văn phòng đăng ký đất đai thì khiếu nại đến Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Trường hợp không đồng ý với giải quyết lần hai của Sở Tài nguyên và Môi trường thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

(Có sơ đồ giải quyết kèm theo).

Trường hợp khiếu nại liên quan đến việc không đảm bảo sự chính xác của các thông tin đất đai giữa hồ sơ và thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai thì cũng thực hiện giải quyết theo sơ đồ dưới đây nhưng nơi nộp Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp và giải quyết khiếu nại lần đầu là Ban Quản lý dự án VILG của tỉnh.

Đối với trường hợp tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai hoặc tranh chấp đất đai thì việc tiếp nhận đơn, thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và pháp luật về đất đai.

Dự án VILG sẽ tổ chức bộ phận tiếp nhận những ý kiến đóng góp, những khiếu nại, tranh chấp từ cộng đồng nói chung, từ đồng bào DTTS nói riêng trong khu vực dự án về việc thực hiện dự án. Các ý kiến góp ý, khiếu nại sẽ được giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Ban QLDA cấp tỉnh và các cơ quan liên quan ở cấp huyện và cấp xã đều phải ghi lại các khiếu nại nhận được và kết quả giải quyết khiếu nại, gửi kèm theo báo cáo tiến độ thực hiện dự án 06 tháng một lần cho Ban Quản lý dự án Trung ương để tổng hợp gửi Ngân hàng Thế giới.

Hình thức tiếp nhận ý kiến: Gửi văn bản giấy, gửi thư điện tử hoặc phản ánh trực tiếp (có thể phản ánh qua điện thoại).

Kênh thu nhận ý kiến, khiếu nại: Người dân có thể gửi hoặc trình bày với các già làng, trưởng bản hoặc trưởng thôn, cán bộ xã. Nếu không giải quyết được tại thôn, xã thì cán bộ xã sẽ chuyển ý kiến, khiếu nại lên cấp huyện hoặc Ban Quản lý dự án cấp tỉnh để giải quyết.

Nếu đương sự không thống nhất với giải quyết lần đầu của Ban Quản lý dự án VILG thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ giải quyết.

Người dân có thể khiếu tại các tòa án hành chính cấp huyện liên quan đến quyết định hành chính bất cứ lúc nào họ muốn

10.3. Phổ biến thông tin

Thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại sẽ được đưa vào Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án. Cán bộ địa phương và người dân ở các địa bàn dự án sẽ được thông tin về cơ chế này.

Sơ đồ giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai của Văn phòng đăng ký đất đai

11. Tổ chức thực hiện và theo dõi Kế hoạch DTTS

Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) chịu trách nhiệm thực hiện Khung kế hoạch này và hướng dẫn, giám sát các BQL dự án tỉnh triển khai Kế hoạch DTTS tại các địa bàn triển khai dự án có đồng bào dân tộc thiểu số.

11.1. Tổ chức thực hiện

Một cán bộ trong BQL Dự án cấp TW sẽ được giao trách nhiệm đầu mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này phải đảm bảo rằng Ban quản lý dự án cấp tỉnh sẽ đưa các biện pháp trong Khung kế hoạch này vào công việc hàng ngày của tỉnh.

Các khóa học đào tạo quản lý dành cho các cán bộ quản lý đất đai được tài trợ bởi dự án, cũng như các khóa học về cải thiện dịch vụ cho các cán bộ sẽ bao gồm cả nội dung định hướng tới người DTTS tập trung vào (1) những nhu cầu đặc biệt của các khách hàng với những cách biệt về ngôn ngữ, và (2) tầm quan trọng của việc tham vấn ý kiến địa phương.

Ủy ban Dân tộc là thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia và ở cấp tỉnh, Ủy ban này có tư cách pháp lý trong việc thực hiện các chính sách và chương trình về người dân tộc thiểu số, Ủy ban sẽ được mời tham vấn những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người dân tộc thiểu số.

11.2. Theo dõi triển khai Kế hoạch DTTS

Hệ thống theo dõi của Dự án đã được thiết kế để khảo sát mức độ chấp nhận/hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý đất đai ở các huyện của các tỉnh tham gia dự án.

Tất cả các chỉ tiêu kết quả chính liên quan tới các biện pháp trong Khung kế hoạch này cũng sẽ được tách ra và so sánh để báo cáo về tiến độ của dự án tại các huyện chính. Những chỉ tiêu này bao gồm (ngoài những nội dung khác) tính sẵn sàng của các dịch vụ tại các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, nâng cao nhận thức cộng đồng và ngân sách đào tạo cán bộ địa phương, các buổi họp nhóm tư vấn cấp huyện.

Các chỉ số theo dõi sẽ phải được cung cấp cho Ban dân tộc và các nhóm tư vấn cấp huyện.

Các báo cáo định kỳ của BQL dự án tỉnh (quý, tháng) sẽ bao gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch DTTS tại tỉnh, trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển khai tại các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về BQL dự án cấp TW.

Các đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng thế giới sẽ được thực hiện tại các huyện có nhiều DTTS với tần số cao hơn bình thường. Vào năm thứ tư, Dự án sẽ tiến hành một đánh giá tác động định tính liên quan đến các rủi ro để đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch DTTS./.

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Bảng tổng hợp về các dân tộc thiểu số tại địa bàn triển khai dự án trong giai đoạn 01

1. Tỉnh An Giang

STT

Huyện

Dân tộc Khmer

S hộ

Nhân khẩu

1

Tri Tôn

10.355

42.333

2

Tịnh Biên

8.007

35.820

2. Tỉnh Quảng Bình

STT

Huyện

Dân tộc Chứt

DT Bru-Vân Kiều

Dân tộc khác

S hộ

Nhân khẩu

S hộ

Nhân khẩu

S hộ

Nhân khẩu

1

Huyện Minh Hóa

1.145

4.928

1.028

5.102

17

65

2

Huyện Tuyên Hóa

145

617

0

4

3

20

3

Huyện Bố Trạch

63

303

611

2.889

7

27

4

Huyện Quảng Ninh

-

-

801

3.373

-

-

5

Huyện Lệ Thủy

-

-

1.200

5.057

-

-

3. Tỉnh Hà Tĩnh

STT

Huyện

Dân tộc Chứt

Lào, Mường, Mán

S hộ

Nhân khẩu

S hộ

Nhân khẩu

1

Hương Khê

34

137

-

-

2

Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang

-

-

458

1696

4. Thái Nguyên

STT

Huyện

Tày

Nùng

Giao

Sán chay

Sán Dìu

Dân Tộc khác

S hộ

Số khẩu

S hộ

Số khẩu

S hộ

Số khẩu

S hộ

Số khẩu

S hộ

Số khẩu

S hộ

Số khẩu

1

TP Thái Nguyên

4828

19.312

2151

8.603

264

1.057

198

792

1504

6.015

719

2.875

2

Huyện Định Hóa

9201

46.004

687

3.437

394

1.971

1668

8.339

9

43

217

1083

3

Huyện Phú Lương

4173

20863

1103

5516

535

2675

2303

11515

978

4888

151

753

4

Huyện Đồng Hỷ

594

2.969

3027

15134

1159

5796

446

2229

3264

16322

589

2947

5

Huyện Võ Nhai

2917

14.583

2599

12997

1815

9075

548

2741

34

170

814

4071

6

Huyện Đại Từ

3131

15.654

2521

12604

830

4152

1350

6750

654

3270

126

631

7

Huyện Phổ Yên

224

1.119

90

450

97

483

6

30

1914

9570

47

233

8

Huyện Phú Bình

361

1.804

919

4594

21

103

4

19

623

3115

67

333

 

Phụ lục 02: Các thông tin cần có Kế hoạch DTTS

I. Tổng quan:

Mục đích chung của dự án

Số liệu căn bản về các nhóm DTTS trên địa bàn tỉnh (tỷ lệ dân số, tỷ lệ hộ nghèo);

Một số thông tin căn bản về tình trạng sở hữu quyền sử dụng và đăng ký quyền sử dụng đất của nhóm DTTS trong tỉnh (gồm các yếu tố liên quan đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, giới tính)

Một số thông tin căn bản về tình trạng tiếp cận các thông tin về đất đai (nhu cầu thông tin, kênh thông tin, phương thức cung cấp thông tin, kỳ vọng về thông tin) của các nhóm DTTS trong tỉnh (gồm các yếu tố liên quan đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, giới tính)

II. Tóm tắt phát hiện của báo cáo đánh giá xã hội liên quan tới DTTS

Tóm tắt các phát hiện chính gồm:

Tác động tiềm năng của dự án (tích cực và tiêu cực) đối với người DTTS trong vùng dự án (cả trực tiếp và gián tiếp).

Sự ủng hộ của người DTTS đối với các hoạt động của dự án.

Các biện pháp xác định và hạn chế các rủi ro, tác động tiêu cực khi triển khai các hoạt động của dự án.

Kế hoạch hành động của các biện pháp để tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

III. Công bố thông tin và Kế hoạch DTTS

Mô tả cách thức công bố thông tin và các phương tiện/công cụ được sử dụng trong công bố thông tin.

IV. Nâng cao năng lực: Phần này cung cấp các biện pháp để tăng cường năng lực, kỹ năng cho chính quyền/cán bộ địa phương trong việc giải quyết các vấn đề DTTS trong khu vực dự án; và (b) đại diện của các cộng đồng DTTS trong khu vực dự án để họ hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai cho các hộ gia đình DTTS trong cộng đồng.

V. Cơ chế giải quyết khiếu nại: Phần này mô tả các thủ tục để giải quyết khiếu nại của người DTTS bị ảnh hưởng.

VI. Cơ cấu tổ chức: Phần này mô tả sắp xếp thể chế, cơ chế và trách nhiệm để thực hiện các biện pháp khác nhau của Kế hoạch DTTS. Nó cũng mô tả các quá trình bao gồm các tổ chức và chính quyền địa phương có liên quan trong việc thực hiện các biện pháp của Kế hoạch DTTS.

VII. Theo dõi và Đánh giá: Phần này mô tả các cơ chế và tiêu chuẩn phù hợp với các dự án để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch DTTS.

VIII. Tài chính: Phần này trình bày về ngân sách được phân bổ cho tất cả các hoạt động được mô tả trong Kế hoạch DTTS./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 425/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi thông tin diện tích đất khu cung cấp suất ăn hàng không số 1 ban hành theo Quyết định 400/QĐ-BGTVT ngày 05/4/2024 phê duyệt thông tin dự án và bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư đối với 02 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 1 và số 2 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Quyết định 425/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi thông tin diện tích đất khu cung cấp suất ăn hàng không số 1 ban hành theo Quyết định 400/QĐ-BGTVT ngày 05/4/2024 phê duyệt thông tin dự án và bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư đối với 02 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 1 và số 2 tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Đất đai-Nhà ở

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi