Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 02/2012/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 89/2009 về hoạt động đối ngoại biên phòng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2012/TT-BQP
Cơ quan ban hành: | Bộ Quốc phòng | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2012/TT-BQP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phùng Quang Thanh |
Ngày ban hành: | 13/01/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn hoạt động đối ngoại biên phòng
Ngày 13/01/2012, Bộ Quốc phòng đã ra Thông tư số 02/2012/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 89/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về hoạt động đối ngoại biên phòng.
Thông tư này hướng dẫn hoạt động lễ tân; hình thức, biện pháp hoạt động; nội dung chi trong hoạt động đối ngoại biên phòng; trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện công tác đối ngoại biên phòng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/12/2012 và thay thế Quyết định số 05/2003/QĐ-BQP ngày 15/01/2003.
Xem chi tiết Thông tư 02/2012/TT-BQP tại đây
tải Thông tư 02/2012/TT-BQP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG Số: 02/2012/TT-BQP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2012 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/2009/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI BIÊN PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 89/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hoạt động đối ngoại biên phòng;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện khoản 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 14 và Điều 19 của Nghị định số 89/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hoạt động đối ngoại biên phòng (sau đây viết gọn là Nghị định số 89/2009/NĐ-CP), như sau:
Thông tư này hướng dẫn hoạt động lễ tân; hình thức, biện pháp hoạt động; nội dung chi trong hoạt động đối ngoại biên phòng; trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện công tác đối ngoại biên phòng.
Thông tư này áp dụng đối với:
Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng bao gồm hội đàm trực tiếp hoặc thông qua thư mời, thư thông báo, thư phản kháng; khi thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng phải thực hiện theo quy trình sau:
- Báo cáo cấp trên trực tiếp về lý do mời Bạn hoặc do Bạn đề nghị sang Ta làm việc; nêu rõ mục đích, nội dung, chương trình, thành phần, thời gian, địa điểm và những vấn đề cần thiết khác.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đón tiếp, chương trình, nội dung làm việc, dự kiến các vấn đề có thể nảy sinh và phương án giải quyết thông qua cấp ủy, chỉ huy và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương theo thẩm quyền.
- Chuẩn bị tài liệu, vật chất, phương tiện, phòng làm việc, nơi ăn, nghỉ, nơi tiếp khách phù hợp với tính chất, mục đích buổi gặp làm việc.
- Căn cứ chương trình kế hoạch, nội dung làm việc, mục đích buổi gặp, làm việc, người Chỉ huy chỉ đạo cơ quan giúp việc soạn thảo văn bản.
- Tổ chức đón Bạn tại vạch phân định đường biên giới cửa khẩu hoặc tại điểm qua lại trên biên giới và đưa Bạn về địa điểm hội đàm theo kế hoạch; địa điểm hội đàm có thể tại nhà khách quốc tế của đồn biên phòng cửa khẩu hoặc phòng tổ chức hội đàm do đơn vị dự kiến trong kế hoạch.
- Tại nơi làm việc, Ta và Bạn tiến hành các thủ tục xã giao ban đầu, giới thiệu thành phần đoàn (quân nhân nếu mặc quân phục, khi được giới thiệu phải thực hiện động tác đứng chào tại chỗ, mặt quay về hướng Trưởng đoàn Bạn), chương trình, nội dung làm việc theo kế hoạch và nội dung đã được phê duyệt.
Trường hợp có những nội dung phía Bạn phản kháng, nêu vấn đề không đúng sự thật hoặc chưa thể giải đáp kết luận ngay, không thuộc phạm vi, thẩm quyền thì phải bình tĩnh, khôn khéo, thận trọng dùng lý lẽ để thuyết phục hoặc trả lời sau.
- Ta và Bạn làm thủ tục thông qua và ký biên bản về nội dung kết quả làm việc.
- Trường hợp Ta và Bạn thống nhất các nội dung làm việc thì cùng ký biên bản; chưa thống nhất thì lập biên bản bảo lưu ý kiến của mỗi phía và cùng ký biên bản.
- Trường hợp Ta và Bạn không đạt được nội dung theo kế hoạch thì ghi biên bản đơn phương.
- Tổ chức tiễn Bạn về nước, trao quà lưu niệm, tặng phẩm: Thành phần và nghi thức theo Kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt (quà lưu niệm hoặc tặng phẩm không được niêm phong hoặc bọc kín).
- Kết thúc làm việc: Chỉ huy đơn vị chủ trì đón và các thành viên tham gia đón tiếp Bạn tổ chức họp rút kinh nghiệm đánh giá kết quả làm việc và báo cáo cấp trên trực tiếp; hoàn chỉnh hồ sơ lưu tại đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, thành phần sang Bạn hội đàm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Làm thủ tục báo cáo xét duyệt nhân sự thực hiện theo nội dung khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
- Thông báo bằng văn bản trả lời về lời mời của Bạn hoặc đề nghị của Ta sang Bạn làm việc;
- Tổ chức họp Đoàn phổ biến kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp làm việc, phân công trách nhiệm cho từng thành viên thực hiện.
- Tiến hành các thủ tục ban đầu, giới thiệu thành phần Đoàn, phương pháp làm việc.
- Trình bày nội dung theo văn bản đã chuẩn bị được cấp trên phê duyệt.
Quá trình làm việc phải bình tĩnh, khôn khéo, thận trọng; trường hợp không thống nhất được đề nghị ghi vào biên bản bảo lưu; đối với những vấn đề Bạn nêu ngoài nội dung, chương trình làm việc hoặc những vấn đề không thuộc phạm vi, quyền hạn thì Trưởng đoàn ghi nhận báo cáo cấp trên.
- Ký biên bản làm việc, trao quà lưu niệm, tặng phẩm.
- Tổ chức họp đoàn rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả làm việc và báo cáo cấp trên trực tiếp.
- Hoàn chỉnh hồ sơ lưu tại đơn vị.
Khi nước Bạn có các hoạt động quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 89/2009/NĐ-CP, tiến hành các bước như sau:
- Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc vi phạm;
- Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm báo cáo và đề xuất xin ý kiến cấp trên về hình thức phản kháng (phản kháng trực tiếp hoặc qua thư phản kháng); đồng thời kèm theo dự thảo thư phản kháng để thông qua nội dung;
- Sau khi được cấp trên thông qua thư phản kháng, giao nhiệm vụ cho sĩ quan liên lạc gửi thư phản kháng qua sĩ quan liên lạc của đồn hoặc trạm đối diện của Bạn;
- Báo cáo kết quả với cấp trên về thời gian gửi thư phản kháng, ý kiến của phía đối diện (nếu có);
- Cấp đồn biên phòng Việt Nam với cấp đồn hoặc trạm phía đối diện;
- Cấp xã biên giới Việt Nam với cấp xã biên giới phía đối diện;
- Cấp huyện, tỉnh biên giới Việt Nam với cấp huyện, tỉnh biên giới phía đối diện.
- Kế hoạch công tác đối ngoại hàng năm và chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
- Thỏa thuận giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh với Chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới của nước Bạn.
- Thư mời của Chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới, cơ quan hữu quan liên quan hoặc chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh biên giới nước Bạn (có bản dịch ra tiếng Việt có chữ ký và ghi rõ họ, tên, cấp bậc, chức vụ người dịch và có dấu xác nhận của Chỉ huy đơn vị).
- Quyết định hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về việc thành lập đoàn hoặc đề nghị cử cán bộ đi công tác ở nước Bạn có cán bộ Biên phòng tham gia.
- Công văn đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh về việc cử cán bộ đi nước ngoài công tác thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
- Thư mời của Chỉ huy lực lượng bảo vệ biên giới, cơ quan hữu quan liên quan hoặc chính quyền cấp huyện, tỉnh biên giới nước Bạn (có bản dịch ra tiếng Việt, có chữ ký và ghi rõ họ, tên, cấp bậc, chức vụ người dịch và có dấu xác nhận của Chỉ huy đơn vị).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về việc thành lập đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài có cán bộ Biên phòng tham gia.
- Danh sách cán bộ được cử đi công tác nước ngoài, yêu cầu ghi đầy đủ các nội dung theo thực hiện theo Mẫu số 02 - Mẫu DS-74 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và gửi kèm theo 02 ảnh mặc quân phục cỡ 4x6 cm.
- Nếu làm việc tại đồn (cấp đồn và tương đương) đề nghị Bạn gửi danh sách các thành viên trong đoàn (ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, chức vụ trong đoàn) để làm căn cứ đối chiếu danh sách các thành viên trong đoàn và kiểm chứng.
- Trường hợp tổ chức cho Bạn tham quan ở địa bàn thị xã, thị trấn biên giới, Chỉ huy đơn vị cấp tỉnh chủ trì liên hệ thống nhất với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh.
- Nếu Bạn sang hội đàm trong phạm vi huyện, tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện) phải có giấy thông hành biên giới hoặc hộ chiếu theo quy định.
- Nếu làm việc tại các đồn, trạm cửa khẩu thì gửi danh sách của đoàn cho Bạn (ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, chức vụ trong đoàn).
- Nếu làm việc tại khu vực nội địa (tỉnh, huyện) phải có giấy thông hành hoặc hộ chiếu theo quy định.
- Chỉ huy trưởng Biên phòng cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại biên phòng hàng năm báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phê duyệt (Bộ Tham mưu thẩm định) trước ngày 10 tháng 9 hàng năm.
- Đồn trưởng đồn biên phòng xây dựng kế hoạch bảo vệ biên giới hàng năm phải xác định nội dung hoạt động đối ngoại biên phòng của đồn báo cáo Chỉ huy trưởng Biên phòng cấp tỉnh phê duyệt.
- Căn cứ xây dựng kế hoạch;
- Mục đích, yêu cầu;
- Dự kiến số lần làm việc (Ta sang Bạn, Bạn sang Ta);
- Nội dung, phương pháp làm việc;
- Thời gian (theo quý), địa điểm, thành phần;
- Công tác đảm bảo;
- Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch tổ chức gặp, làm việc được xây dựng cho từng lần thực hiện và báo cáo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phê duyệt (đối với cấp tỉnh) cần xác định rõ các nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu gặp, làm việc.
- Nội dung, phương pháp tổ chức gặp, làm việc.
- Thời gian, thành phần, địa điểm gặp, làm việc.
- Kinh phí, phương tiện và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Biện pháp đảm bảo an toàn khi gặp, làm việc.
- Công tác chuẩn bị, nội dung làm việc phải chặt chẽ, báo cáo cấp trên trực tiếp để thông qua. Ngoài nội dung văn bản chuẩn bị trước, cần dự kiến những vấn đề Bạn có thể nêu ra trong khi gặp, làm việc và hướng giải quyết.
- Trao đổi tình hình vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh, trật tự liên quan đến hai bên biên giới;
- Tiếp nhận các thông báo của nước tiếp giáp và trao trả người vi phạm Hiệp định về quy chế biên giới;
- Phản kháng các hành vi vi phạm Hiệp định về quy chế biên giới thực hiện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
- Thông báo việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới theo quy định của pháp luật thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
- Phối hợp tuần tra, kiểm soát, quản lý đường biên giới, mốc quốc giới; phối hợp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, ngăn chặn các hoạt động khủng bố; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, thiên tai, dịch bệnh; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân hai bên biên giới chấp hành nghiêm quy định của Quy chế biên giới, để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác và phát triển;
Đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan gửi đi học theo kế hoạch hàng năm hoặc tập huấn nghiệp vụ do cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hoặc các Bộ, các sở, ban ngành cấp tỉnh tổ chức;
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MẪU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI BIÊN PHÒNG
(Kèm theo Thông tư số 02/2012/TT-BQP ngày 13/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
TT |
Mã số |
Tên mẫu biểu |
01 |
Mẫu số 01 |
Công văn về việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài |
02 |
Mẫu số 02 - Mẫu DS 74 |
Danh sách cán bộ đi công tác nước ngoài |
03 |
Mẫu số 03 |
Thư mời |
04 |
Mẫu số 04 |
Thông báo |
05 |
Mẫu số 05 |
Thư phản kháng |
06 |
Mẫu số 06 |
Biên bản làm việc song phương |
07 |
Mẫu số 07 |
Sơ đồ trang trí khi hội đàm |
08 |
Mẫu số 08 |
Sơ đồ vị trí ngồi khi quan hệ đối ngoại |
Mẫu số 01. Công việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài
BTL BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG Số: /BCH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …, ngày tháng ….. năm 20… |
Kính gửi: Thủ trưởng Bộ Tư lệnh.
Căn cứ vào Công văn đề nghị … (hoặc thư mời …) ngày … tháng … năm ….. của ……… về việc ……………….. (đơn vị) xét thấy ………..
(Đơn vị) …………. đề nghị cử các đồng chí có tên sau đi công tác tại ………….. để thực hiện nhiệm vụ (nêu rõ mục đích chuyến đi).
1. (Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị).
2. ……………
3. ……………
Thời gian: Dự kiến xuất cảnh từ ngày ….. tháng ….. năm ………. đến ngày … tháng … năm
Xuất cảnh qua cửa khẩu ………………
Kinh phí đảm bảo …………………
Trang phục …………..
Tổ chức thực hiện …………..
Kính đề nghị Thủ trưởng Bộ Tư lệnh xem xét, quyết định.
Nơi nhận: |
CHỈ HUY TRƯỞNG |
Mẫu số 02 - Mẫu DS 74 Danh sách cán bộ đi công tác nước ngoài
ĐƠN VỊ ………………..
DANH SÁCH ĐI CÔNG TÁC NƯỚC NGOÀI
TT |
Họ tên, năm sinh, SHSQ, nhập ngũ, quê quán, thường trú |
Cấp (năm nhận) |
Chức vụ, đơn vị |
Vào Đảng |
Quá trình công tác |
Qua trường |
Văn hóa |
Họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, chỗ ở của cha, mẹ, vợ (chồng) |
Đang có vấn đề cần xem xét về chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan Bảo vệ an ninh |
Chỉ huy đơn vị |
Mẫu số 03. Thư mời
ĐỒN BIÊN PHÒNG … (1) |
|
THƯ MỜI
Kính gửi: ………….. (Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị ….)
Đồn Biên phòng …….. (2) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi đồng chí lời chào trân trọng.
Căn cứ (thực hiện) ………. (thỏa thuận) hoặc biên bản ghi nhớ kết quả làm việc) tại
Chúng tôi trân trọng kính mời …………………
- Thành phần: ……………………
- Thời gian dự kiến ngày ….. tháng ….. năm …… đến ngày … tháng … năm ………..
- Chúng tôi sẽ tổ chức đón Đoàn tại …… (3) ……. vào hồi …… giờ ngày ….. tháng ….. năm ………. (giờ Hà Nội).
- Mọi vấn đề liên quan đến chuyến thăm và làm việc, đề nghị các đồng chí thông báo cho chúng tôi trước …………… giờ … ngày ….. tháng ….. năm …………..
- Trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn, hai Bên sẽ trao đổi về các nội dung sau:
………….. (4) ............................................................................................................
.................................................................................................................................
Nhân dịp này, xin chúc tình đoàn kết hữu nghị giữa lực lượng ………. hai nước ngày càng củng cố và phát triển. Chúc chuyến thăm và làm việc của Đoàn tại Việt Nam đạt kết quả tốt đẹp.
|
ĐỒN BIÊN PHÒNG … |
- Điểm (1), (2), ghi tên theo con dấu của đơn vị.
- Điểm (3) ghi địa điểm đón.
- Điểm (4) ghi rõ nội dung làm việc.
Mẫu số 04. Thông báo
ĐỒN BIÊN PHÒNG … (1) |
|
THÔNG BÁO
Kính gửi: …………. (2) …………………
Đồn Biên phòng …….. (1) ……… nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi lời chào trân trọng tới (2) ……….. nước ....................................................................................................................................
Đồn Biên phòng …………. (1) ……….. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông báo với (2) nước
Về việc ……………. (3) ..............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đồn Biên phòng ……… (1) …….. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề nghị …….. (2) …………… nước
…………………. (4) ....................................................................................................
.................................................................................................................................
|
ĐỒN BIÊN PHÒNG … |
- Điểm (1) ghi tên theo con dấu của đơn vị.
- Điểm (2) ghi tên của đơn vị được thông báo.
- Điểm (3) ghi rõ nội dung cần thông báo.
- Điểm (4) ghi rõ yêu cầu cần giải quyết
Mẫu số 05. Thư phản kháng
ĐỒN BIÊN PHÒNG … (1) |
|
THƯ PHẢN KHÁNG
Kính gửi: …………. (2) …………………
Đồn Biên phòng …….. (1) ……… nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi lời chào ……….. (2) ……….. nước ....................................................................................................................................
Đồn Biên phòng …………. (1) …….. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản kháng.
Với ……….. (2) ……… nước ......................................................................................
Về việc ……………. (3) ..............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đồn Biên phòng ……… (1) …….. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam yêu cầu …….. (2) …………… nước
…………………. (4) ................................................................................................................
|
ĐỒN BIÊN PHÒNG … |
- Điểm (1) ghi tên theo con dấu của đơn vị phản kháng.
- Điểm (2) ghi tên của đơn vị bị phản kháng.
- Điểm (3) ghi rõ nội dung vi phạm.
- Điểm (4) ghi rõ nội dung yêu cầu cần giải quyết.
Mẫu số 06. Biên bản làm việc song phương
BIÊN BẢN LÀM VIỆC SONG PHƯƠNG
V/v ………...........……………………………………..
Hôm nay, ngày …….. tháng ….. năm ….. vào hồi ……… giờ ….. phút (giờ Hà Nội).
Tại ............................................................................................................................
Đơn vị bảo vệ biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và …….. nước ……….. gồm:
1. Đơn vị bảo vệ biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Họ tên …………. Cấp bậc ........................................................................................
Chức vụ ....................................................................................................................
- Họ tên …………. Cấp bậc ........................................................................................
Chức vụ ....................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Đơn vị bảo vệ biên giới nước ………..
- Họ tên …………. Cấp bậc ........................................................................................
Chức vụ ....................................................................................................................
- Họ tên …………. Cấp bậc ........................................................................................
Chức vụ ....................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiến hành làm việc từ ……………… đến ………………………………… tại ......................
Nội dung
Nội dung hai Bên trao đổi ..........................................................................................
Những vấn đề hai Bên đã thống nhất ..........................................................................
Những vấn đề hai Bên chưa thống nhất ......................................................................
.................................................................................................................................
Buổi làm việc kết thúc vào hồi ………. giờ …………. phút, ngày ….. tháng ….. năm …….., biên bản được hai Bên thống nhất lập thành hai bản (một bản bằng tiếng Việt Nam, một bản bằng tiếng ….), hai bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi Bên giữ một bản.
ĐẠI DIỆN …………. |
ĐẠI DIỆN …………… |
Mẫu số 07. Sơ đồ trang trí khi hội đàm
SƠ ĐỒ TRANG TRÍ KHI HỘI ĐÀM
Mẫu số 08. Sơ đồ vị trí ngồi khi quan hệ đối ngoại
SƠ ĐỒ
VỊ TRÍ NGỒI KHI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
(một số mẫu chính để các đơn vị nghiên cứu vận dụng)
1. Tiếp khách trong ngày lễ, tết, bàn ăn
a) Bàn tròn, bàn ô van hoặc bàn bầu dục
b) Bàn chữ nhật
2. Vị trí ngồi trong khi làm việc
a) Bàn hình chữ U
b) Bàn chữ nhật