Quyết định 68/QĐ-TTg 2017 phát triển công nghiệp hỗ trợ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 68/QĐ-TTg

Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:68/QĐ-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
18/01/2017
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2020, sản phẩm công nghiêp hỗ trợ đáp ứng 45% nhu cầu

Theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017, đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, đến năm 2025, tỷ lệ này tăng lên 65%. Trong đó, tập trung phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu, gồm: Lĩnh vực linh kiện phụ tùng; Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày; Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.
Chương trình nêu rõ, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tập trung kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công ngiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu các ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ…
Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đối mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 68/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 68/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 68/QĐ-TTg DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 68/QĐ-TTg PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 68/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2017

---------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65% nhu cầu cho sản xuất nội địa.

2. Mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực chủ yếu:

a) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng

Phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 cung ứng được 35% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Đến năm 2025, cung ứng được 55% nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

b) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày

Phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt 75-80%.

c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao

Phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đơn vị chủ trì:

Bộ Công Thương và Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương thực hiện các nội dung thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt Đơn vị chủ trì); được tiếp nhận kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Đơn vị thụ hưởng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình thực hiện theo 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

1. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

a) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu:

+ Xúc tiến và hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài;

+ Dự kiến hỗ trợ 1.000 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Chương trình, 130 doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh;

+ Tổ chức triển lãm công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài định kỳ hàng năm. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các triển lãm quốc tế liên quan.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức đánh giá năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế;

+ Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

+ Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;

+ Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Kinh phí: 115 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 97,9 tỷ đồng;

+ Từ nguồn khác: 17,1 tỷ đồng.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

- Mục tiêu: Dự kiến 2.000 doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn, đào tạo hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất phù hợp với yêu cầu quốc tế và áp dụng thành công tại 1.500 doanh nghiệp.

- Hoạt động chính:

+ Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;

+ Xây dựng kế hoạch, biên dịch, biên soạn tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất để đào tạo cho các doanh nghiệp;

+ Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.

- Kinh phí: 231,7 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 196,9 tỷ đồng;

+ Từ nguồn khác: 34,8 tỷ đồng.

c) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Dự kiến khoảng 500 doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

- Hoạt động chính:

+ Nghiên cứu, đánh giá nhu cu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ quản lý nhà nước; các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại.

- Kinh phí: 100,9 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 85,8 tỷ đồng;

+ Từ nguồn khác: 15,1 tỷ đồng.

d) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

- Mục tiêu: Dự kiến hỗ trợ khoảng 1.000 doanh nghiệp có chức năng nghiên cứu và áp dụng thành công 500 doanh nghiệp được ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản xuất thử nghiệm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình.

- Hoạt động chính:

+ Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Htrợ xây dựng và công bố tiêu chuẩn về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hp tiêu chuẩn quốc tế;

+ Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước;

+ Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp htrợ;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đi mới công nghệ và sản xuất thnghiệm;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực;

+ Hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế;

+ Hỗ trợ mua trang thiết bị chính cho các phòng thử nghiệm để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo Đề án do Bộ Công Thương phê duyệt;

+ Hỗ trợ xây dựng tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp về công nghệ và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

- Kinh phí: 625,4 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 531,2 tỷ đồng.

+ Từ nguồn khác: 94,2 tỷ đồng.

đ) Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và xuất bản ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về năng lực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ và chính sách liên quan, tập trung vào các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, đóng tàu;

+ Mua thông tin dữ liệu cần thiết;

+ Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức hội thảo hàng năm công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia;

+ Xuất bản các ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ;

+ Duy trì và vận hành trang thông tin điện tvề công nghiệp hỗ trợ;

- Kinh phí: 74,6 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 74,6 tỷ đồng;

+ Từ nguồn khác: 0 đồng.

e) Kinh phí thực hiện giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

- Kinh phí từ ngun vốn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 1.147,6 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách nhà nước là 986,4 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 161,2 tỷ đồng.

(Chi tiết dự toán tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này).

- Hàng năm, căn cứ vào Chương trình và đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân đối kinh phí từ ngân sách để thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ (đối với kinh phí Trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

- Nguồn vốn khác:

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ tr;

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA;

+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Trung ương và địa phương để triển khai các nội dung của Chương trình.

2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025
Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả thực hiện, bao gồm:
a) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
c) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
d) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.
đ) Cập nhật thông tin về công nghiệp hỗ trợ.
e) Kinh phí thực hiện giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.
Kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 870,7 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách nhà nước là 750,2 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 120,5 tỷ đồng.
(Chi tiết dự toán tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm phát luật và hướng dẫn tổ chức thực hiện về phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Chương trình được duyệt.
b) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét bố trí dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách.
c) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
d) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành; nghiên cứu hình thành các trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP
trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi m
i và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (3b).

KT. THỦ TƯNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 




Trịnh Đình Dũng

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn

Thành tiền

Sự nghiệp kinh tế

Nguồn vốn khác

I

Kết nối htrợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp htrợ

 

 

97.900

17.100

115.000

1

Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

1.200

1.511

267

1.780

2

Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

6

20.385

3.597

23.981

3

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Khóa đào tạo

60

10.170

1.795

11.966

4

Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế

Doanh nghiệp

1.200

6.688

1.180

7.868

5

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

300

1.889

333

2.220

6

Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ tr

Chương trình

10

13.978

2.467

16.445

7

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

450

7.555

1.333

8.890

8

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ tr

Doanh nghiệp

130

7.556

1.333

8.890

9

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình

4

765

135

900

10

Tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

10

7.650

1.350

9.000

11

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội tho

22

756

133

890

12

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

9

552

97

650

13

Xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất (6 chuyến/năm, mỗi chuyến 20 người, 5 ngày)

Hội thảo

9

13.965

2.464

16.428

14

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

90

4.337

765

5.099

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thng qun lý đáp ứng yêu cầu ca các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

 

 

196.900

34.800

231.700

1

Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp

150

17.030

3.005

20.035

2

Xây dựng kế hoạch, biên dịch, biên soạn tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất đđào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

10

6.359

1.122

7.481

3

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

9

17.340

3.060

20.400

4

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý cht lượng trong sản xuất

Chương trình

9

151.159

26.675

177.834

5

Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất

Chuyến

6

5.062

893

5.955

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lưng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

85.800

15.100

100.900

1

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp htrợ.

Doanh nghiệp

500

7.203

1.271

8.474

2

Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước

Chương trình

4

1.133

200

1.335

3

Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ tr

Chương trình

4

1.133

200

1.335

4

Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại

Khóa đào tạo

40

18.511

3.267

21.780

5

Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại

Chương trình

110

47.222

8.333

55.555

6

Chi phí mời chuyên gia nước ngoài

Người

10

10.557

1.863

12.420

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

531.200

94.200

625.400

1

Gii thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

90

5.610

990

6.600

2

Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế

Chương trình

4

2.550

450

3.000

3

Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước

Chương trình

90

2.304

407

2.708

4

Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

50

74.060

13.070

87.130

5

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghim

Doanh nghiệp

50

74.060

13.070

87.130

6

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

130

7.838

1.383

9.221

7

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

130

20.400

3.603

23.998

8

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

130

23.158

4.087

27.245

9

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

130

9.444

1.666

11.110

10

Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế

Doanh nghiệp

55

66.000

9.000

75.000

11

Hỗ trợ mua trang thiết bị chính cho các phòng thử nghiệm để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo Đề án do Bộ Công Thương phê duyệt

Trung tâm

3

255.000

45.000

300.000

12

Hỗ trợ kinh phí một số cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hiện có của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP

Chương trình

4

2.550

450

3.000

13

Hỗ trợ kinh phí một số cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hiện có của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP

Chương trình

4

3.018

532

3.550

14

Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Chương trình

90

5.787

1.021

6.807

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

74.600

0

74.600

1

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sn phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu

Doanh nghiệp

6.000

29.562

0

29.562

2

Mua thông tin dữ liệu cn thiết trong và ngoài nước

Dữ liệu

20

5.000

0

5.000

3

Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

5

12.680

0

12.680

4

Tổ chức hội thảo hàng năm công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia

Hội thảo

2

1.000

0

1.000

5

Duy trì, nâng cấp trang thiết bị, hoạt động của trang thông tin điện tử công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

1

12.500

0

12.500

6

Xuất bản các ấn phẩm và quảng bá về công nghiệp hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng

Ấn phẩm

7.000

14.000

0

14.000

Tổng cộng

 

986.400

161.200

1.147.600

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn

Thành tiền

Sự nghiệp kinh tế

Nguồn vốn khác

I

Kết nối htrợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp htrợ

 

 

120.000

21.200

141.200

1

Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

1.200

1.889

333

2.220

2

Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

6

25.482

4.497

29.980

3

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Khóa đào tạo

60

12.713

2.243

14.955

4

Lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế

Doanh nghiệp

1.200

8.360

1.475

9.835

5

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

300

2.361

417

2.780

6

Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ tr

Chương trình

10

17.472

3.083

20.554

7

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

450

9.444

1.667

11.110

8

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ tr

Doanh nghiệp

130

9.444

1.667

11.110

9

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.

Chương trình

4

765

135

900

10

Tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

10

7.650

1.350

9.000

11

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội tho

22

944

167

1.110

12

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

9

689

122

810

13

Xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất (6 chuyến/năm, mỗi chuyến 20 người, 5 ngày)

Hội thảo

9

17.456

3.081

20.538

14

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

90

5.421

957

6.381

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thng qun lý đáp ứng yêu cầu ca các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

 

 

135.000

23.800

158.800

1

Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp

150

11.353

2.003

13.357

2

Xây dựng kế hoạch, biên dịch, biên soạn tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất đđào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

10

7.948

1.403

9.351

3

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

9

11.560

2.040

13.600

4

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý cht lượng trong sản xuất

Chương trình

9

100.773

17.783

118.556

5

Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất

Chuyến

6

3.375

596

3.970

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lưng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

102.700

18.200

120.900

1

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp htrợ.

Doanh nghiệp

500

7.203

1.271

8.474

2

Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước

Chương trình

4

1.417

250

1.665

3

Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ tr

Chương trình

4

1.417

250

1.665

4

Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại

Khóa đào tạo

40

23.139

4.083

27.220

5

Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại

Chương trình

110

59.028

10.417

69.446

6

Chi phí mời chuyên gia nước ngoài

Người

10

10.557

1.863

12.420

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

462.500

81.100

543.600

1

Gii thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

90

7.013

1.238

8.250

2

Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế

Chương trình

4

0

0

0

3

Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước

Chương trình

90

2.880

508

3.390

4

Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

50

92.574

16.336

108.910

5

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghim

Doanh nghiệp

50

92.574

16.336

108.910

6

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

130

9.798

1.729

11.528

7

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

130

25.500

4.497

30.002

8

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

130

28.947

5.108

34.054

9

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

130

11.805

2.084

13.890

10

Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế

Doanh nghiệp

30

53.750

11.250

65.000

11

Hỗ trợ mua trang thiết bị chính cho các phòng thử nghiệm để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo Đề án do Bộ Công Thương phê duyệt

Trung tâm

3

127.500

22.500

150.000

12

Hỗ trợ kinh phí một số cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hiện có của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP

Chương trình

4

0

0

0

13

Hỗ trợ kinh phí một số cơ sở nghiên cứu, ứng dụng hiện có của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2015/NĐ-CP

Chương trình

4

0

1

0

14

Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

Chương trình

90

7.233

1.276

8.511

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

65.000

0

65.000

1

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sn phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu

Doanh nghiệp

6.000

19.708

0

19.708

2

Mua thông tin dữ liệu cn thiết trong và ngoài nước

Dữ liệu

20

5.000

0

5.000

3

Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

5

12.680

0

12.680

4

Tổ chức hội thảo hàng năm công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia

Hội thảo

2

1.000

0

1.000

5

Duy trì, nâng cấp trang thiết bị, hoạt động của trang thông tin điện tử công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

1

12.500

0

12.500

6

Xuất bản các ấn phẩm và quảng bá về công nghiệp hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng

Ấn phẩm

7.000

14.000

0

14.000

Tổng cộng

 

 

750.200

120.500

870.700

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi