Quyết định 3023/QĐ-BCT 2020 kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 3023/QĐ-BCT

Quyết định 3023/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3023/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Quốc Khánh
Ngày ban hành:20/11/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kết quả rà soát lần đầu việc áp thuế chống bán phá giá thép mạ của Trung Quốc

Ngày 20/11/2020, Bộ Công Thương ra Quyết định 3023/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ.

Theo đó, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam, được phân loại theo mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19;… của các nhà sản xuất, nhập khẩu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ nhất.

Đồng thời, biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng từ ngày 25/10/2020 đến 14/4/2022 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ căn cứ trên kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của pháp luật).

Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và các quy định pháp luật có liên quan.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2020.

Xem chi tiết Quyết định 3023/QĐ-BCT tại đây

tải Quyết định 3023/QĐ-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 3023/QĐ-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 3023/QĐ-BCT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3023/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

VỀ KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THÉP MẠ

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;

Căn cứ Quyết định số 3859/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc;

Căn cứ Quyết định số 2717/QĐ-BCT ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

nhayChấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng được quy định cụ thể tại Điều 1 Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 20/11/2020 tại Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 924/QĐ-BCT ngày 12/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 1.nhay
Điều 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam, được phân loại theo mã HS: 7210.41.11; 721041.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ nhất (mã vụ việc AR01.AD02) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3. Quyết định này thay thế các quyết định sau đây:
(i) Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu;
(ii) Quyết định số 2754/QĐ-BCT ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 9 năm 2016 và Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu;
(iii) Quyết định số 539/QĐ-BCT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu;
(iv) Quyết định số 4244/QĐ-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc;
(v) Quyết định số 2717/QĐ-BCT ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Các Quyết định miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực được tiếp tục có giá trị thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của Quyết định miễn trừ đó.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2020.
Điều 6. Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TC, NG, TT&TT;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Tổng cục Hải quan;
- Các Cục/Vụ: CN, XNK, ĐB, AP;
- Lưu: VT, PVTM (06).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Khánh

THÔNG BÁO

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THÉP MẠ CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ RÀ SOÁT LẦN THỨ NHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3023/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Mô tả hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

- Sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ): là sản phẩm thép cacbon cán phẳng (ở dạng cuộn hoặc không phải dạng cuộn), chứa hàm lượng cacbon dưới 0,60% tính theo trọng lượng; được tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.

- Mã số hàng hóa (Mã HS) hiện hành: Hiện tại, hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá được phân loại theo mã HS sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91.

Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).

2. Xuất xứ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc).

3. Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và mức thuế chống bán phá giá tương ứng

Cột 1

Cột 2

Cột 3

Cột 4

TT

Tên nhà sản xuất

Tên (các) nhà xuất khẩu

Mức thuế chống bán phá giá

I

Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Trung Quốc

1

Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd.

Chin Fong Metal Pte., Ltd.

3,17%

2

Bazhou Sanqiang Metal Products Co., Ltd.

1. Sumec International Technology Co., Ltd.

2. Win Faith Trading Limited

3. Hangzhou Ciec International Co., Ltd.

4. Hangzhou Cogeneration (Hong Kong) Company Limited

5. Singapore (Cogeneration) Steel Pte. Ltd.

6. Rich Fortune Int’l Industrial Limited

7. China-Base Resources Ningbo Ltd.

8. Shanghai Nanta Industry Co., Ltd.

26,36%

3

BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd.

38,34%

4

Bengang Steel Plates Co., Ltd.

Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd.

27,36%

5

Tianjin Haigang Steel Coil Co., Ltd

1. Tianjin Haijinde Trading Co., Ltd.

2. Hangzhou Ciec International Co., Ltd.

3. Hangzhou Cogeneration (Hong Kong) Company Limited

4. Singapore (Cogeneration) Steel Pte. Ltd.

5. Sumec International Technology Co., Ltd.

6. Win Faith Trading Limited

7. Rich Fortune Int’l Industrial Limited

8. China-Base Resources Ningbo Ltd.

9. Chengtong International Limited

10. China Chengtong International Co., Ltd.

11. Sino Commodities International Pte. Ltd.

12. Zhejiang Materials Industry International Co., Ltd.

13. Arsen International (HK) Limited

14. Shanghai Nanta Industry Co., Ltd.

26,32%

6

Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch

Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd.

38,34%

7

Wuhan Iron and Steel Company Limited

1. International Economic and Trading Corporation WISCO

2. Wugang Trading Company Limited

3. Ye-Steel Trading Co., Limited

4. Steelco Pacific Trading Limited

33,49%

8

Bazhou Wanshida Technology Co., Ltd

 

6,40%

9

Các nhà sản xuất, xuất khẩu khác của Trung Quốc

 

38,34%

II

Danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Hàn Quốc

10

POSCO

1. Posco International Corporation

2. POSCO Asia

3. POSCO Processing & Service Co., Ltd

4. Samsung C&T Corporation

7,02%

11

Các nhà sản xuất, xuất khẩu khác của Hàn Quốc

 

19,00%

4. Thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá tại Mục 3 nêu trên sẽ được áp dụng từ ngày 25 tháng 10 năm 2020 đến ngày 14 tháng 4 năm 2022 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ Công Thương căn cứ trên kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của pháp luật).

5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Để có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận của nhà sản xuất và giấy tờ có liên quan khác theo quy định dưới đây. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại:

- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN;

- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;

- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Các bước kiểm tra cụ thể như sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Trường hợp 1: Nếu không xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 38,34%.

- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc hoặc Hàn Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá.

- Trường hợp 3: Nếu xuất trình được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.

Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất)

- Trường hợp 1: Nếu: (i) không xuất trình được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) xuất trình được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 2 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá là 38,34% đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc và 19,00% đối với hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc.

- Trường hợp 2: Nếu xuất trình được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 2 Mục 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.

Bước 3: Kiểm tra tên nhà xuất khẩu

- Trường hợp 1: Nếu tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 2 hoặc trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 4 Mục 3 của Thông báo này.

- Trường hợp 2: Nếu tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên nhà sản xuất tại Cột 2 hoặc không trùng với tên nhà xuất khẩu tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 thì nộp mức thuế chống bán phá giá là 38,34% đối với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc và 19,00% đối với hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc.

6. Trình tự, thủ tục tiếp theo

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Cơ quan điều tra sẽ thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi