Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 115/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 115/2001/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/08/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Xây dựng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 115/2001/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 115/2001/QĐ-TTG
NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Xây
dựng tại các tờ trình số 05/TTr-BXD ngày 11 tháng 01 năm 2000 và số
2346/BXD-VLXD ngày 20 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tại Công văn số 512 BKH/CN ngày 31 tháng 01 năm 2001 và ý kiến
của các Bộ liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010:
Về công nghệ: Cần
kết hợp và nhanh chóng tiếp thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với
công nghệ, thiết bị sản xuất trong nước để
sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự
động hóa ở mức ngày càng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và
quốc tế; sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh trên thị trường
khu vực và thế giới.
Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết hợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ, trong đó phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hóa để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
Về huy động nguồn vốn đầu tư: đa dạng hóa về hình thức đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước.
Về quản lý đầu tư: quản lý và thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng theo quy hoạch, phương thức và hình thức đầu tư phù hợp với đặc điểm địa phương, lĩnh vực kinh tế và loại hình dự án.
Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế khác, như: giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, để hỗ trợ cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa năng lực của các ngành liên quan như: cơ khí; luyện kim; tin học; tự động hóa để nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng thay thế nhập khẩu.
Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và an ninh, quốc phòng.
3. Định hướng các chỉ tiêu quy hoạch (Phụ lục I, II, III):
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần tiếp tục đầu tư phát
triển một số loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật
liệu ốp lát, đá xây dựng, sứ vệ sinh, thuỷ tinh xây dựng, cát xây dựng, vật
liệu chịu lửa, vôi, sơn, đồng thời chú trọng nghiên cứu phát triển các loại vật
liệu mới phục vụ công nghiệp xây dựng và nhu cầu xã hội. Định hướng một số loại
vật liệu cụ thể như sau:
a) Xi măng:
Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010. Trong quá trình thực hiện một số chỉ tiêu tổng hợp của ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ có những quyết định cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.
Từ năm 2003, các dự án đầu tư xi măng liên doanh với nước ngoài phải thực hiện xuất khẩu xi măng đúng tỷ lệ đã cam kết trong hợp đồng liên doanh và quy định trong giấy phép đầu tư. Từ năm 2004, chỉ tiêu xuất khẩu xi măng (không kể các dự án liên doanh với nước ngoài) phải đạt từ 1 triệu tấn/năm trở lên.
b) Vật liệu xây:
Tổ chức lại sản xuất kinh doanh vật liệu xây thủ công ở các địa phương, nhằm giảm tối đa sử dụng đất canh tác và xây dựng các lò gạch thủ công không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010.
Tiếp tục hoàn thiện công nghệ và ổn định sản xuất cho các cơ sở gạch tuy nen hiện có.
Đầu tư xây dựng thêm một số dây chuyền gạch tuy nen quy mô nhỏ với công suất 7 hoặc 10 triệu viên/năm bằng thiết bị chế tạo trong nước.
c) Vật liệu lợp:
Phát triển và ổn định sản xuất các loại vật liệu lợp kim loại và phi kim loại. Cần lưu ý đến việc đầu tư phát triển ngói không nung tại những vùng không có đất sét tốt như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần có kế hoạch nghiên cứu và sử dụng vật liệu thay thế cho amiăng trong sản xuất tấm lợp. Kiểm tra nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng hiện có theo tiêu chuẩn môi trường và y tế, không tăng sản lượng và không đầu tư mới cơ sở sản xuất tấm lợp sử dụng amiăng. Từ năm 2004, không được sử dụng vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp.
d) Gạch ốp lát:
Phát triển đa dạng các chủng loại gạch lát trong đó chú trọng các loại có kích thước lớn, các loại gạch ốp phù hợp với khí hậu Việt Nam và các loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sản xuất/năm.
Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao trình độ cơ giới, tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất hiện có.
Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu men và màu cho gạch ốp lát và sứ vệ sinh thay thế nhập khẩu. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu cho sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh.
đ) Sứ vệ sinh:
Đồng bộ hóa về sản lượng và chất lượng phụ kiện với sản phẩm sứ vệ sinh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005 tối thiểu đạt 20% sản lượng sản xuất/năm.
Đầu tư thêm cơ sở sản xuất sứ vệ sinh có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng khả năng xuất khẩu.
e) Thủy tinh xây dựng:
Triển khai đầu tư các cơ sở sản xuất kính có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất klhẩu.
Chỉ tiêu xuất khẩu từ năm 2005, tối thiểu đạt 30% sản lượng sản xuất/năm kể cả các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài.
Triển khai nghiên cứu và
sản xuất các sản phẩm thủy tinh xây dựng khác: bông sợi khoáng, bông sợi thủy
tinh, vật liệu compozit.
g) Vật liệu chịu lửa:
Đầu tư chiều sâu một số cơ sở sản xuất hiện có để nâng công suất, chất lượng sản phẩm và thay thế hàng nhập khẩu.
Đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất để có được tổng công suất 115.500 tấn/năm gạch chịu lửa các loại vào năm 2010.
h) Đá xây dựng:
Tiếp tục mở rộng và xây dựng mới các cơ sở khai thác đá xây dựng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, đặc biệt phải đảm bảo nhu cầu đá cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các cơ sở sản xuất đá xây dựng phải đảm bảo tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, từng bước hiện đại hóa công nghiệp sản xuất đá xây dựng.
i) Cát xây dựng:
Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát trong và ngoài quốc doanh trên cơ sở phân vùng khai thác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các công trình thủy lợi, dòng chảy của các sông.
Tổ chức các khu chứa cát tập trung và có kế hoạch cung ứng
cát hoặc vật liệu thay thế cát ở những vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc.
k) Các chủng loại vật liệu xây dựng khác:
Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cần nghiên cứu đầu tư những loại vật liệu xây dựng mới, như: các loại ván nhân tạo; vật liệu compozit; vật liệu thủy tinh; các loại sơn chống thấm và mốc; các loại sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng những cốt liệu nhẹ, không ngấm nước, chịu mặn, tuổi thọ cao; sản xuất xi măng mác PC50, PC60; phụ gia cho bê tông; vật liệu để xử lý nền đất yếu như: bấc thấm, vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật, phụ gia cố kết đất và các loại vật liệu đặc chủng khác.
(Danh mục phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng, giá trị tổng sản lượng, nhu cầu nguyên nhiên liệu, lao động và vốn đầu tư của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ghi trong Phụ lục I, II, III kèm theo).
Điều 2. Biện pháp thực hiện:
1. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ có liên quan và các địa phương lập Quy hoạch phát triển cho từng chủng loại vật liệu xây dựng đến năm 2010 theo vùng và lãnh thổ phù hợp với Quy hoạch tổng thể.
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho đơn vị tham gia chế tạo thiết bị phụ tùng vật tư nguyên liệu cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, trước mắt là ngành công nghiệp xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh.
2. Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ liên quan, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước sau khi Việt Nam thực hiện cam kết với AFTA. Kiểm tra nghiêm ngặt việc nhập khẩu vật liệu amiăng trong sản xuất tấm lợp, tiến tới ngừng nhập khẩu vật liệu amiăng cho sản xuất tấm lợp từ năm 2004.
3. Bộ Công nghiệp tiến
hành điều tra, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất vật
liệu xây dựng có độ tin cậy cao để phục vụ kịp thời cho việc lập kế hoạch dài
hạn và các đề án đầu tư xây dựng hàng năm.
Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan lập phương án tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng và vật tư cung cấp cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
4. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án đầu tư hạ tầng cơ sở cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, như: phương tiện vận tải chuyên dùng và không chuyên dùng, phương tiện bốc xếp, hệ thống cảng sông và biển, đường sắt và đường bộ cho vận chuyển vật tư, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng lập chương trình đào tạo công nhân lành nghề, kỹ sư đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng theo 3 hình thức: đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo lại.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tìm nguồn vốn đầu tư cho các dự án của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp Bộ Xây dựng, lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nhằm: tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới và khu vực, nâng cao năng lực nghiên cứu và tư vấn trong quản lý, điều hành, giám sát xây dựng, chuyển giao công nghệ và mở rộng thị trường. Ban hành các quy định về công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường để quản lý phát triển ngành.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra các cơ sở sản xuất tấm lợp, chất lượng sản phẩm tấm lợp có sử dụng vật liệu amiăng theo tinh thần chỉ cho tiếp tục sản xuất và sản phẩm được lưu thông khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn môi trường và y tế.
Điều 3. Bộ Xây dựng căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu Quy hoạch này, theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHỤ LỤC I
NĂNG LỰC SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Chủng loại VLXD |
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
1 |
Xi măng |
Triệu tấn |
15,73 |
24,00 |
37,00 |
2 |
Vật liệu xây |
Tỷ viên |
8,79 |
10,94 |
13,07 |
3 |
Vật liệu lợp |
Triệu m2 |
66,00 |
85,00 |
98,00 |
4 |
Đá xây dựng |
Triệu m3 |
20,20 |
25,00 |
30,00 |
5 |
Vật liệu ốp lát |
Triệu m2 |
45,00 |
70,00 |
95,00 |
6 |
Sứ vệ sinh |
Triệu SP |
2,30 |
2,90 |
3,50 |
7 |
Kính xây dựng |
Triệu m2 |
30,00 |
60,00 |
85,00 |
8 |
Vật liệu chịu lửa |
1000 tấn |
41,00 |
61,00 |
82,50 |
9 |
Đá ốp lát |
Triệu m2 |
1,26 |
1,50 |
2,00 |
10 |
Cát xây dựng |
Triệu m2 |
18,5 |
25,7 |
32,8 |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHỤ LỤC
II
GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Chủng loại VLXD |
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
|
Tổng số |
Tỷ đồng |
22.569 |
34.013 |
50.730 |
1 |
Xi măng |
Tỷ đồng |
13.118 |
19.492 |
31.595 |
2 |
Vật liệu xây |
Tỷ đồng |
2.000 |
4.070 |
5.588 |
3 |
Vật liệu lợp |
Tỷ đồng |
1.069 |
1.377 |
1.589 |
4 |
Đá xây dựng |
Tỷ đồng |
1.212 |
1.500 |
1.800 |
5 |
Vật liệu ốp lát |
Tỷ đồng |
2.250 |
3.500 |
4.750 |
6 |
Sứ vệ sinh |
Tỷ đồng |
1.288 |
1.624 |
1.960 |
7 |
Kính xây dựng |
Tỷ đồng |
885 |
1.800 |
1.960 |
8 |
Vật liệu chịu lửa |
Tỷ đồng |
223 |
258 |
370 |
9 |
Đá ốp lát |
Tỷ đồng |
378 |
450 |
600 |
10 |
Cát xây dựng |
Tỷ đồng |
146,00 |
250,00 |
448 |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHỤ LỤC
III
NHU CẦU VẬT TƯ KỸ THUẬT - LAO ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
CHO NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 115/2001/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT |
Chủng loại VLXD |
Đơn vị |
2000 |
2005 |
2010 |
1 |
Đá vôi |
Triệu tấn |
20,3 |
31,8 |
44,7 |
2 |
Sét xi măng |
Triệu tấn |
5,5 |
8,6 |
12,0 |
3 |
Sét gạch ngói |
Triệu tấn |
15,91 |
16,79 |
21,16 |
4 |
Sét gốm sứ |
1000 tấn |
131,8 |
184,2 |
220,7 |
5 |
Cao lanh |
1000 tấn |
568,4 |
811,0 |
968,2 |
6 |
Tràng Thạch |
1000 tấn |
168,4 |
242,6 |
298,4 |
7 |
Thạch anh |
1000 tấn |
169,5 |
239,0 |
290,0 |
8 |
Quặng sắt |
Triệu tấn |
0,44 |
0,68 |
0,96 |
9 |
Thạch cao |
Triệu tấn |
0,62 |
0,98 |
1,37 |
10 |
Phụ gia xi măng |
Triệu tấn |
2,0 |
3,2 |
4,5 |
11 |
Cát thủy tinh |
1000 tấn |
136 |
2,72 |
385 |
12 |
Than |
Triệu tấn |
3,94 |
5,26 |
6,64 |
13 |
Dầu |
1000 tấn |
435,1 |
537,1 |
717,3 |
14 |
Điện năng |
Triệu Kwh |
2.207,6 |
3.223,6 |
4.842,1 |
15 |
Lao động tăng thêm |
Người |
11.756 |
14.062 |
18.312 |
16 |
Vốn đầu tư 5 năm |
Tỷ đồng |
5.036 |
22.323 |
29.257 |